1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tập môn xã hội học khảo sát nhu cầu sử dụng không gian tuyến phố trần nhân tông

47 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Khảo sát nhu cầu sử dụng không gian tuyến phố Trần Nhân Tông
Tác giả Nguyễn Thùy Dung, Đặng Đình Chiến
Người hướng dẫn Ths. NGUYỄN HỒNG GIANG
Trường học Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Chuyên ngành Xã hội học
Thể loại Bài tập môn
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 47
Dung lượng 3,35 MB

Nội dung

- Nhu cầu sử dụng không gian tuyến phố Trần Nhân Tông.. - Tuyến đường Trần Nhân Tông bao gồm: các công trình kiến trúc trên tuyến đường Trần Nhân Tông, vỉa hè và lòng đường của đường Tr

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

BÀI TẬP MÔN

XÃ HỘI HỌC

KHẢO SÁT NHU CẦU SỬ DỤNG KHÔNG GIAN

TUYẾN PHỐ TRẦN NHÂN TÔNG

Lớp học phần: CT4103_19TT1

Lớp quản lý: 2019K+

Nhóm: 15

Giảng viên hướng dẫn: Ths NGUYỄN HỒNG GIANG

Sinh viên thực hiện: 1 Nguyễn Thùy Dung- 1951010060

2 Đặng Đình Chiến- 1951010048

Trang 2

4 Mục tiêu nghiên cứu

5 Định nghĩa, thao tác hóa khái niệm

6 Xây dựng chỉ báo

7 Phương pháp nghiên cứu

II THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1 Vị trí khu vực nghiên cứu

2 Lịch sử hình thành khu vực

3 Các hoạt động của con người tại tuyến phố Trần Nhân Tông

4 Hiện trạng công trình kiến trúc trên tuyến phố Trần Nhân Tông

5 Hiện trạng các trang thiết bị trên tuyến phố Trần Nhân Tông

6 Hiện trạng cây xanh công trình trên tuyến phố Trần Nhân Tông

III PHIẾU KHẢO SÁT, KẾT QUẢ KHẢO SÁT

Trang 3

I XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1 Đối tượng nghiên cứu

- Nhu cầu sử dụng không gian tuyến phố Trần Nhân Tông

2 Khách thể nghiên cứu

- Người dân sống xung quanh tuyến phố Trần Nhân Tông

- Những người đến tuyến phố Trần Nhân Tông

3 Phạm vi nghiên cứu

- Tuyến đường Trần Nhân Tông ( bao gồm: các công trình kiến trúc trên

tuyến đường Trần Nhân Tông, vỉa hè và lòng đường của đường Trần Nhân Tông, 1 cạnh hồ Thiền Quang giáp với đường Trần Nhân Tông)

- Khu vực trước cổng công viên Thống Nhất

4 Mục tiêu nghiên cứu

- Mô tả thực trạng sử dụng không gian tuyến phố Trần Nhân Tông

- Xác định những nhu cầu về sử dụng không gian công cộng

- Tìm hiểu về những vấn đề mà người dân khi sử dụng không gian tuyến phố đang gặp phải

- Nhu cầu sử dụng không gian ảnh hưởng đến việc sử dụng không gian, hình thái của không gian

- Đưa ra giải pháp cải tạo, bổ sung không gian phù hợp với nhu cầu của người dân

5 Định nghĩa, thao tác hóa khải niệm

a Khái niệm cảnh quan

Cảnh quan hay quang cảnh là tập hợp các cảnh vật, cây cối, động vật được dựa trên các

yếu tố về khí hậu và ảnh hưởng của môi trường hay khí hậu Cảnh quan khác nhau tùy thuộc vào môi trường hay khí hậu mỗi nơi

Trang 4

quan bao gồm các yếu tố vật lý của geophysically định nghĩa địa hình như (đá trắng) núi , đồi , các cơ quan nước như sông , hồ , ao và biển , các yếu tố sống của bìa đất bao gồm bản địa thực vật , yếu tố con người trong đó có khác nhau hình thức củasử dụng đất , các tòa nhà và công trình kiến trúc và các yếu tố tạm thời như ánh sáng và điều kiện thời tiết Kết hợp cả nguồn gốc vật chất của chúng và lớp phủ văn hóa của sự hiện diện của con người, thường được tạo ra trong nhiều thiên niên kỷ, cảnh quan phản ánh sự tổng hợp sống động của con người và địa điểm quan trọng đối với bản sắc địa phương và quốc gia

- Đặc điểm của cảnh quan giúp xác định hình ảnh bản thân của những người sống ở

đó và cảm giác về địa điểm phân biệt vùng này với vùng khác Đó là bối cảnh năng động cho cuộc sống của mọi người Cảnh quan có thể đa dạng như đất nông nghiệp, công viên cảnh quan hoặc vùng hoang dã Các Trái Đất có một phạm vi rộng lớn của các danh lam thắng cảnh, trong đó có các danh lam thắng cảnh băng giá của vùng cực , miền núi danh lam thắng cảnh, mênh mông khô cằn sa mạc danh lam thắng cảnh, hòn đảo , và ven biển danh lam thắng cảnh, có mật độ rừng hoặc nhiều cây cối và cảnh quan bao gồm cả quá khứ rừng phương bắc và rừng mưa nhiệt đới, và cảnh quan nông nghiệp của các vùng ôn đới và nhiệt đới Hoạt động sửa đổi các đặc điểm hữu hình của một khu đất được gọi là cảnh quan

- “Cảnh quan” là một khái niệm bao gồm môi trường vật chất và nhận thức và đánh giá của con người về môi trường đó Nó không bị giới hạn ở hình ảnh thuần túy, nhưng có thể bao gồm và bao gồm các cách thức mà các cá nhân và cộng đồng cảm nhận các nguồn tài nguyên thiên nhiên và vật chất, như thông qua các truyền thống, truyền thuyết và truyền thuyết thể hiện các yếu tố quan trọng và đáng nhớ của một cảnh quan

- Một cảnh quan mà con người đã sửa đổi được gọi là cảnh quan văn hóa Con người và thực vật họ trồng, động vật họ chăm sóc và các công trình kiến trúc họ xây dựng tạo nên cảnh quan văn hóa Những cảnh quan như vậy có thể thay đổi rất nhiều

b Khái niệm công viên

Trang 5

Công viên là khu vực được bảo vệ các nguồn thiên nhiên tự có hay trồng, một nơi vui chơi giải trí đại chúng, các hoạt động văn hóa, hưởng thụ Kiến trúc công viên

gồm có : cây xanh, ghế ngồi nhỉ mát, các con đường nhỏ dùng cho người tản bộ,

ốc đảo, vườn hoa, các ki ốt, bản quản lí, nước, hệ thực và động vật,… Đảm bảo người ở các lứa tuổi có thể tìm được không gian trong đó cho chính mình, tính yên tĩnh, thư giãn của các nhân Mọi người đều có quyền nghỉ ngơi, tham quan và hoạt động thể dụng trong công viên bình thường, không phải trả bất kỳ một khoản thu nào nếu không tham gia các dịch vụ giải trí thu tiền

c Khái niệm phố đi bộ

Khu vực dành cho người đi bộ (còn được gọi là phố đi bộ và khu vực cấm xe cơ

giới là các khu vực của thành phố hoặc thị xã dành riêng cho người đi bộ và trong

đó hầu hết hoặc ô tô có thể bị cấm vào Việc tạo ra khu phố đi bộ thường nhằm mục đích cung cấp khả năng tiếp cận tốt hơn cho người đi bộ, để tăng cường khối lượng mua sắm và hoạt động kinh doanh khác trong khu vực và/hoặc cải thiện sức hấp dẫn của môi trường địa phương về thẩm mỹ, ô nhiễm không khí, tiếng ồn và tai nạn liên quan đến xe cơ giới với người đi bộ Tuy nhiên, đôi khi việc chuyển một khu phố sang phố đi bộ có thể dẫn đến giảm hoạt động kinh doanh, mất giá tài sản và chuyển dịch hoạt động kinh tế sang các khu vực khác Trong một số trường hợp, giao thông trong khu vực xung quanh có thể tăng lên, do sự dịch chuyển hơn

là thay thế lưu lượng xe Tuy nhiên, việc thiết lập các khu vực cho người đi bộ thường liên quan đến việc giảm đáng kể ô nhiễm không khí và tiếng ồn tại chỗ, tai

nạn và thường xuyên tăng doanh số bán lẻ và tăng giá trị tài sản tại địa phương

Trang 6

6 Xây dựng chỉ báo

- Tần suất ra vào phố: Trung bình: 200-300 người/ngày

- Tỉ lệ người dân sử dụng tuyến phố Trần Nhân Tổng để tiếp cận khu vực hồ

Thiền Quang và các tiện ích quanh hồ, công viên Thống Nhất, tuyến di chuyển để qua các tuyến đường khác,…

- Xác định chất lượng hạ tầng, không gian phố Trần Nhân Tông cũng như hai

bên đường:

+ Chất lượng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị: Hệ thống chiếu sáng bên đường

hoạt động tốt, đủ sáng Gạch lát vỉa hè tương đối tốt còn nhiều chỗ bị vỡ, lún Chất lượng không gian cây xanh bên đường tốt, cây xanh bên đường sinh trưởng tốt không có nguy cơ gãy đổ Thoát nước tương đối tốt

+ Chất lượng cảnh quan: Do có hệ thống cây xanh bên đường cũng như cây xanh của hồ Thiền Quang và công viên Thống Nhất nên chất lượng cảnh quan tại đấy khá tốt, tuy nhiên còn nhiều chỗ cần chỉnh trang

+ Chất lượng không khí, tiếng ồn: Do là một tuyến phố tương đối lớn nên

có lưu lượng giao thông lớn Tuy nghiên do có mật độ cây xanh xung

Trang 7

quanh khá cao nên chất lượng không khí không quá tệ, tiếng ồn phần nào được giảm

+ Vị trí tiếp cận, giao thông đi lại: Là một con phố nối giữa nhiều tuyến đường lớn và nhiều khu vực công cộng lớn nên có mức độ đồng bộ về giao thông cao Tuyến phố là đường hai chiều nên lưu lượng lưu thông khá lớn nhất là giờ cao điểm

+ Hiệu quả sử dụng không gian : Khá tốt do giao thông được đồng bộ, cảnh quan cây xanh tốt nhưng vẫn cần chỉnh trang cảnh quan và chất lượng khu vực 2 bên cho phù hợp với bị trí tốt, quan trọng

Mong muốn, đề xuất của người sử dụng:

+ Có thêm nhiều thùng rác công cộng +Chỉnh trang lại cảnh quan hai bên đường cho thu hút cũng như đẹp hơn + Bố sung những không gian phù hợp với như cầu người sử dụng

7 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thu thập thông tin xã hội dựa trên sự phân tích nội dung những tài liệu

đã có sẵn

- Phương pháp định lượng: Là phương pháp điều tra bằng cách làm phiếu online và

dùng các phần mềm thống kê để phân tích

- Phương pháp phân tích: Sử dụng kết quả điều tra từ đó phân tích số liệu

- Phương pháp tổng hợp: Từ những phân tích đưa ra kết quả tổng hợp nhằm đạt được

mục đích nghiên cứu

II THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1 Vị trí khu vực nghiên cứu

Trang 10

2 Lịch sử hình thành khu vực

Trang 11

3 Các hoạt động của con người tại tuyến phố Trần Nhân Tông

Trang 13

4 Hiện trạng công trình kiến trúc trên tuyến phố Trần Nhân Tông

Trang 14

5 Hiện trạng các trang thiết bị trên tuyến phố Trần Nhân Tông

Hi ện trạng các biển báo- chỉ dẫn trên đường Trần Nhân Tông

Trang 15

Hi ện trạng đèn đường và đèn công viên

Trang 16

Hiện trạng gạch lát vỉa hè đường Trần Nhân Tông

6 Hiện trạng cây xanh công trình trên tuyến phố Trần Nhân Tông

Trang 18

III PHIẾU KHẢO SÁT, KẾT QUẢ KHẢO SÁT

1 Phiếu khảo sát

KH ẢO SÁT NHU CẦU SỬ DỤNG KHÔNG GIAN TUY ẾN PHỐ TRẦN NHÂN TÔNG ( HỒ THIỀN QUANG)

Chào anh/ch ị

Chúng tôi là sinh viên trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội và đang nghiên cứu “ Nhu cầu

s ử dung không gian tuyến phố Trần Nhân Tông (hồ Thiền Quang)” Rất mong quý anh/chị tham gia và hoàn thi ện khảo sát, những thông tin anh/chị cung cấp sẽ giúp chúng tôi hoàn thi ện tốt bài khảo sát này Chúng tôi chân thành cảm ơn quý anh/ chị đã dành chút thời gian giúp đỡ

Câu 1: M ục đích anh/chị đến phố Trần Nhần Tông là gì?

1 Đi dạo và ngắm cảnh

2 Thể thao (chạy bộ,…)

3 Đến công viên Thống Nhất chơi

4 Đến rạp xiếc trung ương

Trang 19

Câu 5: khi đến phố Trần Nhân Tông anh/chị sử dụng phương tiện gì?

1 Phương tiện công công ( xe bus, )

2 Phương tiện cá nhân ( xe máy, ô tô,…)

3 Đi bộ

4 Mục khác:…

Câu 6: khi s ử dụng phương tiện cá nhân đến phố Trần Nhân Tông, anh/chị để xe ở đâu?

1 Vỉa hè bên bờ hồ Thiền Quang

2 Trước cổng công viên Thống Nhất

3 Bên trong công viên Thống Nhất

4 Bên lề đường

5 Mục khác:…

Câu 7: Anh/ ch ị nhận thấy lối giao thông tiếp cận đến tuyến phố có dễ dàng thuận

ti ện không?

Trang 20

Câu 8: Anh/ch ị dạo bộ bên hồ Thiền Quang sử dụng khu vực dừng chân nghỉ ngơi nào?

Trang 22

Kích thước:…

Câu 15: Anh/ch ị nhận thấy chất lượng các bồn hoa ở tuyến phố như thế nào?

1 Chủng loại hoa, cỏ cây ít

2 Có nhiều loài hoa đẹp, sặc sỡ

1 Chỉnh trang lại không gian cảnh quan tuyến phố

2 Bổ sung không gian khác cho tuyến phố ( cây xanh, nước uống công cộng, wc,.)

3 Nâng cấp, cải tạo cơ sở hạ tầng

4 Quy định rõ không gian buôn bán

5 Tổ chức lại bãi đỗ xe

Câu 18 : N ếu cần bổ sung không gian khác cho tuyến phố, anh/chị có đề xuất công năng sử dụng như thế nào? ( có thể chọn nhiều phương án)

1 Chỗ ngồi nghỉ có mái che

2 Có khu vực buôn bán

3 Có wc công cộng

4 Mục khác:……

Trang 23

Câu 19 : N ếu được đề xuất anh chị có yêu cầu gì về chỗ dừng chân nghỉ ngơi tại tuy ến phố không?

Câu 20 : khi s ử dụng không gian tuyến phố, anh/ chị có thấy xuất hiện vấn nạn vứt rác b ừa bãi ở vỉa hè, bên bờ hồ Thiền Quang không?

Trang 25

2 K ết quả khảo sát

Sau kh ảo sát, nhóm đã thu thập được 41 câu trả lời từ những người sử dụng không gian tuy ến phố Trần Nhân Tông, kết quả như sau:

Trang 42

IV KẾT LUẬN

1 Tổng hợp:

a Mục đích đến tuyến phố Trần Nhân Tông của người dân

Hầu hết người dân đến đường Trần Nhân Tông với mục đích đi dạo và ngắm cảnh là chủ yếu ( chiếm 85,4%), thứ đến là tới công viên Thống Nhất chơi ( 26,8%) và tập thể dục thể thao (22%), còn lại là các hoạt động khác: đến rạp xiếc trung ương(9,8%), câu cá(4,9%),

đi làm (4,9%)

Nhu cầu sử dụng của người dân chủ yếu là vào khung giờ buổi tối (18h-22h) chiếm 43,9%

do đây là khung giờ nhiều người đi dạo và ngắm cảnh, vui chơi ở tuyến phố Khung giờ được nhiều người lựa chọn thứ hai là khung giờ sáng sớm từ 5h đến 7h, chiếm tỉ lệ 34,1%

và buổi chiều từ 13h-18h chiếm 34,1% Các khung giờ còn lại người dân đến tuyến phố là sáng sớm (7h-10h) chiếm 12,2% , buổi trưa (10h-13h) chiếm 9,8%

b Tần suất của người dân đến tuyến phố Trần Nhân Tông

Phần lớn người dân đến tuyến phố vài tháng 1 lần ( Khoảng 36,6% )

Số lượng người dân đến tuyến phố:

- 1-2 lần /tuần chiếm khoảng 22%

- 3-5 lần /tuần chiếm khoảng 14,6%

- 1-3 lần /tuần chiếm khoảng 17,1%

Và có khoảng 9,8% còn lại là các đối tượng người dân đến tuyến phố hằng ngày

Trong đó thời gian người dân đến tuyến phố và sử dụng không gian này đa phần là dưới 1 giờ (29,3%) và từ 1-2 giờ (41,5%)

Người dân sử dụng tuyến phố từ 3-4 giờ chiếm 22% và nhiều hơn 4 giờ chỉ chiếm 7,3%

c Giao thông, khả năng tiếp tuyến phố

Khả năng tiếp cận tuyến phố thuận tiện, hợp lý và có thể chấp nhận được đối với người dân ( bình chọn hợp lý chiếm 82,9% )

Trang 43

Khi vào giờ cao điểm, tuyến phố trở nên ùn tắc khiến cho nơi này khá khó tiếp cận do dòng người tham gia giao thông ở các tuyến đường xung quanh khá đông và lượng xe cộ

tập trung quanh cổng công viên Thống Nhất khá đông dẫn đến tình trạng ùn tắc giao thông Do đó, vào giờ cao điểm thì giao thông tiếp cận tuyến phố lại chưa hợp lý (chiếm 17,1% số lượt chọn)

Đa phần người dân sử dụng phương tiện cá nhân ( ô tô, xe máy,…) để đến tuyến phố ( chiếm 65,9% tổng số lượt bình chọn) bên cạnh đó một số sử dụng phương tiện công cộng ( chiếm 17,1%) và đi bộ ( chiếm 17,1%) để đến tuyến phố

Nhu cầu sử dụng không gian tuyến phố đòi hỏi cần có chỗ gửi xe khi người dân di chuyển đến Đa phần người dân lựa chọn chỗ để xe thuận tiện ngay tại tuyến phố là vỉa hè bên

bờ hồ Thiền Quang ( chiếm 48,8% tổng số lượt bình chọn), kế đến là những vị trí đỗ xe thuận tiện hơn ở gần đó như bãi đỗ xe bên trong công viên Thống Nhất( chiếm 34,1%),

kế đến là ngay bên lề đường ( chiếm 29,3%) và trước cổng công Viên Thống Nhất ( chiếm 19,5%)

d Ý kiến người dân về chỗ dừng chân, nghỉ ngơi tại tuyến phố

Nhu cầu sử dụng các khu vực dừng chân nghỉ ngơi là cấp thiết khi người dân đến với tuyến phố và lưu lại chút thời gian ở đây Đa phần người dân sử dụng khu vực nghỉ chân sẵn có ngay tại vỉa hè tuyến phố như ghế đấ công cộng ( chiếm 75,6%), một số người thì vào công viên thống nhất chơi và nghỉ chân tại đó ( chiếm 36,6%), bên cạnh đó ngồi ở quán nước vỉa hè (chiếm 24,4%) là lựa chọn của một số người, còn lại là thuận tiện dừng chân và ngồi nghỉ ở bồn hoa ( chiếm 9,8%)

e Chất lượng của cơ sở hạ tầng, trang thiết bị tại tuyến phố

- Gạch lát của tuyến phố được đánh giá tốt chiếm khoảng 21,1% và đánh giá trung bình chiếm 52,6% đáp ứng được nhu cầu về thẩm mỹ và chất lượng sử dụng cho người dân Tuy nhiên có khoảng 10,5% người dân cảm thấy gạch lát ở đây chất lượng kém và 15,8% cảm

Trang 44

- Mặc dù đây là không gian công cộng và cần nhiều chỗ ngồi nghỉ nhưng chất lượng ghế

đá tại tuyến phố chưa tốt Chỉ có khoảng 26,8% người dân cho rằng chất lượng ghế đá tốt Còn lại lượng người đánh giá chất lượng ghế đá bình thường chiếm 56,1% Bên cạnh đó

có 14,6% ý kiến đánh giá chất lượng ghế đá kém và 2,4% đánh giá chất lượng yếu do còn tồn tại 1-2 chiếc ghế đá đã xuống cấp do ít được sử dụng, khiến rêu và mốc xuất hiện trên

đã vứt rác bừa bãi lên phần bồn cây và bãi cỏ, gây mất thẩm mỹ và vệ sinh môi trường

Có 73,2% ý kiến cho rằng số lượng cây xanh cảnh quan đã đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng, còn 26,8 % không đồng tình với ý kiến đó

- Chất lượng nhà vệ sinh công cộng bị đánh giá kém chiếm 23,1% và yếu chiếm khoảng 20,5% Chủ yếu là do nhà vệ sinh ở bên tuyến phố lâu ngày ít người sử dụng, hiện trạng bị xuống cấp và số lượng nhà vệ sinh công công ít, không đủ để cho người dân sử dụng khi đến tuyến phố Chỉ có 25,6% đánh giá tốt, còn lại đánh giá trng bình là 30,7%

Có 63,4% ý kiến cho rằng số lượng nhà wc công cộng chưa đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng,

có 26,8 % đánh giá cho rằng chưa có đủ wc công cộng

- Chất lượng thùng rác công cộng tại tuyến phố được đánh giá tốt chiếm 28% do số lượng thùng rác phân bố đồng đều ở trên vỉa hè, thuận tiện cho người dân sử dụng Có 48% đánh giá trung bình và 24% đánh giá kém bởi có một số thùng rác bị hư hỏng, làm rác thải tràn

ra bên ngoài, gây mất mĩ quan khu vực

Có 53,6% ý kiến cho rằng số lượng thùng rác công cộng chưa đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng, còn 46,4 % có ý kiến ngược lại

Ngày đăng: 22/07/2024, 16:26

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w