1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo Cáo Khảo Sát Nhu Cầu Sử Dụng Mạng Xã Hội Của Sinh Viên Đại Học Duy Tân (Khoa Kiến Trúc)_.Pdf

46 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC DUY TÂN

Khoa Khoa học Xã Hội Và Nhân Văn

TIỂU LUẬNĐỀ TÀI:

NHU CẦU SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC DUY TÂN

(KHẢO SÁT Ở KHOA KIẾN TRÚC)

Trang 2

BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ THÀNH VIÊN

Hoàng Thị

Soạn các câu hỏi khảo sát Mức độ sử dụng MXH

Phân tích tác động, tần suất bị quấy nhiễu trên MXH của SV

Nội dung Giải pháp cá nhân + Tiến hành thu phiếu khảo sát

Soạn ra các câu hỏi khảo sát

Phân tích Thời gian, thời điểm sử dụng Tìm sách, báo liên quan đến đề tài.

+ Tổng hợp, theo dõi tiến độ nhiệm vụ + Hướng dẫn, kiếm tra, sửa chữa tất cả nội Tổng quan nghiên cứu

Phân tích Nhu cầu sử dụng MXH theo số ban

Soạn ra các câu hỏi khảo sát Nội dung giải pháp cá nhân + Tiến hành thu phiếu khảo sát

tốt

Trang 3

2 Nguyễn

Đăng Thịnh Thư +Soạn nội dung các phần:Nội dung nhu cầu sử dụng MXH ảnh hưởng đến sinh viên.

Phân tích Nhu cầu sử dụng MXH xét theo thành phố

Nhu cầu sử dụng MXH ngày càng tăng Soạn các câu hỏi khảo sát

Nội dung Giải pháp cộng đồng + Tiến hành thu phiếu khảo sát

Lê Nguyễn

theo năm học

MXH có tác động tiêu cực đối với SV Soạn các câu hỏi khảo sát

Nội dung Giải pháp cộng đồn Tìm sách, báo liên quan đến đề + Tiến hành thu phiếu khảo sát

Trần Ngọc Tường Vy

+ Soạn nội dung các phần:

Phân tích Nhu cầu sử dụng MXH xét theo thời gian sử dụng

MXH có tác động tích cực đối với sinh Soạn các câu hỏi khảo sát

Nội dung giải pháp cộng đồng Tìm sách, báo liên quan đến đề tài + Tiến hành thu phiếu khảo sát.

tốt

Trang 4

BẢNG THEO DÕI CÁC BUỔI HỌP

Trang 5

Nhận thức về mạng xã hội trong sinh viên 12

Mạng xã hội được sử dụng tại Việt Nam ……… 13THỰC TRẠNG VỀ NHU CẦU SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC DUY TÂN (KHOA KIẾN TRÚC)Tần suất sử dụng mạng xã hội của sinh viên Đại học Duy Tân (Khoa Kiến trúc) Mức độ sử dụng mạng xã hội của sinh viên ……… 18

Thời gian, thời điểm sử dụng mạng xã hội của sinh viên ……… 19

3 Các MXH xét theo mức độ sử dụng từ cao đến thấp ………21

Những hoạt động chủ yếu của sinh viên trên mạng xã hội …… ………… 23

Tổng quan nghiên cứu ……… 23

Nhu cầu sử dụng mạng xã hội xét theo giới tính ……….23

Nhu cầu sử dụng mạng xã hội xét theo thành phố ……… 25

Nhu cầu sử dụng mạng xã hội xét theo năm học ……….27

Nhu cầu sử dụng mạng xã hội xét theo số bạn ………29

Nhu cầu sử dụng mạng xã hội xét theo độ bảo mật ………32

Tác động của mạng xã hội đối với sinh viên ……… 33

ết luận ………… ……… 34

Mạng xã hội có tác động tích cực đối với sinh viên ……….34

Mạng xã hội có tác động tiêu cực đối với sinh viên ……….35

Trang 6

Nhu cầu sử dụng mạng xã hội ngày càng tăng ……… 35CHƯƠNG 3

ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ

Giải pháp từ cá nhân ………/……….36Giải pháp từ cộng đồng ……….……….38Kiến nghị được đề xuất ……….39Ví dụ về sử dụng mạng xã hội hiệu quả

TÀI LIỆU THAM KHẢO ……… 44

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮTMXH Mạng xã hội

Trang 7

6

LỜI MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài:

Với sự hiện đại hóa, xã hội hóa hiện nay nhu cầu sử dụng mạng xã hội càng tăng cao Và không thể phủ nhận rằng internet đã làm thay đổi cuộc sống của con người một cách đáng kể Và nó cũng đang dần dần khẳng định tầm quan trọng và vị thế của mình nên đã cho ra đời rất nhiều ứng dụng bổ ích phục vụ cho nhu cầu hàng ngày của cộng đồng.

Việc tiếp cận internet hiện nay không hề khó và dần lan rộng hơn phù hợp với mọi lứa tuổi đặc biệt là thế hệ trẻ Trong điện thoại của chúng ta, các app như Facebook, Zalo, là những ứng dụng mạng xã hội phổ biến, dễ sử dụng và không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày.

Và hơn hết, sinh viên là đối tượng sử dụng mạng xã hội nhiều nhất vì lợi ích mà chính mạng xã hội mang lại Nó đã trở thành công cụ đắc lực, là ‘chìa khóa’ vạn năng hỗ trợ trong việc học tập, công việc, giải trí, kết bạn nhờ có internet, không những sinh viên mà còn rất nhiều người có cơ hội giao lưu học tập thêm rất nhiều thứ, có thể mua bán, chia sẻ về cuộc sống, và xây dựng rất nhiều mối quan hệ tưởng chừng như không thể về khoảng cách địa lý Ngoài ra với sự tiện lợi của internet, sự đa dạng và phong phú về tính năng và những nguồn tin chính xác đã giúp cho mọi người tiếp cận được các thông tin, tin tức một cách nhanh chóng và dễ dàng, từ đó có thêm kiến thức kinh nghiệm để trau dồi bản thân và phục vụ cho nhu cầu cá nhân Bên cạnh những lợi ích vô cùng tuyệt vời đó thì mạng xã hội cũng giống như ‘ con dao hai lưỡi’ luôn tồn tại mặt tốt lẫn mặt hại đe dọa đến hành vi nhận thức của con người Nếu có thể dùng Facebook để giao lưu, kết bạn, chia sẻ về cuộc sống thì nó cũng là nơi mà rất nhiều bạn trẻ lạm dụng, dành nhiều thời gian hơn từ đó chểnh mảng việc học tập, ngoài ra sức khỏe sa sút, ảnh hưởng lớn đến công việc Chính vì vậy, cần đề xuất những biện pháp và các định hướng sử dụng mạng xã hội một cách đúng đắn và hiệu quả hơn trong các nhu cầu phục vụ cho cuộc sống hàng ngày.

xã hội của sinh viên đại học Duy Tân”, đặc biệt là ở khoa Kiến Trúc vì đây là ngành mà nhu cầu sử dụng mạng xã hội có tần suất nhiều và dày đặc nhất.

2 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Nhằm chứng minh nhu cầu sử dụng mạng xã hội của sinh viên khoa Kiến Trúc là cần thiết Tuy nhiên, cũng không vì thế mà bỏ qua các tác hại của mạng xã hội Mà thay vào đó là từ nghiên cứu này có thể đưa ra các giải pháp để có thể sử dụng mạng xã hội một cách tối ưu và đúng cách của sinh viên khoa Kiến Trúc.

Thực hiện bài nghiên cứu, nhóm sinh viên đã tiến hành thực hiện bài khảo sát về Nhu cầu sử dụng mạng xã hội của sinh viên ngành Kiến Trúc của Trường Đại học Duy Tân Bài khảo sát được tiến hành bằng hình thức trực tuyến, sử dụng Google Form để thu thập dữ liệu từ các đối tượng khảo sát (Sinh viên ngành Kiến trúc).

Trang 8

Chọn mẫu điều tra khi biết số lượng tổng thể sử dụng công thức của Yamane:

Cỡ mẫu càng lớn sai số mẫu càng nhỏ Sai số cho phép tối đa là 10%.

Tổng số sinh viên ngành Kiến trúc từ Khóa K24 đến Khóa K28 của Trường Đại học Duy Tân là khoảng 700 sinh viên Nhằm đạt được hiệu quả triệt để, chúng tôi khảo sát toàn thể sinh viên từ K24 đến K28 Ngành Kiến trúc của Trường Công nghệ.

Nếu lựa chọn sai số e=10% thì tổng mẫu cần khảo sát là:

𝑁1+ 𝑁(𝑒)2

1+ 700∗(𝑒)2= 104 (phiếu)

Mục tiêu nghiên cứu

Nhằm tìm hiểu những nhu cầu sử dụng mạng xã hội của sinh viên khoa Kiến trúc, trường Duy Tân nói riêng và mọi người nói chung, tìm hiểu về thời gian sử dụng, mục đích sử dụng mạng xã hội Qua những thông tin trên, chúng tôi tiếp tục tìm hiểu nghiên cứu về những tác động tích cực cũng như tiêu cực của mạng xã hội đối với môi trường giáo dục và cuộc sống thường nhật.

Nêu rõ được sự ảnh hưởng tiêu cực hoặc tích cực từ nhiều khía cạnh của mạng xã hội trong thời đại 4.0 hiện nay Nhóm sẽ đưa ra các đánh giá khách quan nhất cũng như là các nhận thức về thực trạng và mức độ sử dụng mạng xã hội để phục vụ cho nhu cầu của các sinh viên khoa Kiến Trúc, trường đại học Duy Tân.

ua việc nghiên cứu này có thể đưa ra các đề xuất, đưa ra các biện pháp và phương hướng nhằm cho sinh viên sử dụng mạng xã hội một cách hiệu quả và tích cực và nâng cao vai trò của internet.

4 Phương pháp nghiên cứu4.1.Phương pháp luận nghiên cứu

guyên tắc hệ thống

Nghiên cứu tổng hòa các yếu tố từ nhận thức, thái độ, động cơ từ đó tác động đến hành vi bên ngoài sử dụng MXH của sinh viên

4.1.2 Nguyên tắc hoạt động

Nguyên tắc này khẳng định con người tham gia vào các hoạt động, từ đó nhu cầu được ình thành biểu hiện, phát triển và tìm kiếm các phương thức để thỏa mãn Hành vi sử dụng

Trang 9

8 MXH của sinh viên được hình thành thông qua quá trình sinh viên tham gia sử dụng các

4 2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể

Phương pháp nghiên cứu tài liệu hương pháp điều tra bằng bảng hỏi Phương pháp phỏng vấn sâu Phương pháp thống kê toán học

Trang 10

NỘI DUNG

Đề tài: Nhu cầu sử dụng mạng xã hội của sinh viên Đại học Duy Tân (Khoa Kiến CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT.

Lý thuyết về mạng xã hộiMạng xã hội là gì?

Mạng xã hội (Social network sites) là một dịch vụ kết nối các thành viên cùng sở thích trên internet lại với nhau, với nhiều mục đích khác nhau Khi các cá nhân tham gia vào xã hội ảo thì khoảng cách về không gian địa lý, giới tính, độ tuổi, thời gian trở nên vô nghĩa Nhờ vào những ưu thế này mà MXH đang có tốc độ lây lan chóng mặt và có sức hút với người dùng ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là thanh niên trên toàn thế giới Những người sử dụng MXH được gọi là cư dân mạng.

Đặc điểm của mạng xã hội

Theo tác giả Lê Minh Thanh (2010), MXH trên internet bao gồm các đặc điểm nổi bật: tính liên kết cộng đồng, tính đa phương tiện, tính tương tác, khả năng truyền tải và lưu trữ lượng thông tin khổng lồ.

Tính liên kết cộng đồng: Đây là đặc điểm nổi bật của MXH ảo, nó cho phép mở

rộng phạm vi kết nối giữa người với người trong không gian đa dạng Người sử dụng có thể trở thành bạn của nhau thông qua việc gửi yêu cầu mời kết bạn mà không cần gặp gỡ trực tiếp Việc gửi yêu cầu này tạo ra một cộng đồng mạng với số lượng thành viên lớn Những người có cùng một mối quan tâm cũng có thể tập hợp lại thành các nhóm trên MXH để giao lưu, chia sẻ thông tin trên mạng thông qua việc bình luận hay dẫn các đường liên kết trên trang chung của nhóm.

ính đa phương tiện: Hoạt động theo nguyên lý của web 2.0, MXH có rất nhiều

tiện ích nhờ sự kết hợp giữa các yếu tố chữ viết, âm thanh, hình ảnh, hình ảnh động Sau khi đăng kí mở một tài khoản, người sử dụng có thể tự do xây dựng một không bản thân Nhờ các tiện ích và dịch vụ mà MXH cung cấp, người dùng có thể chia sẻ đường dẫn, tệp âm thanh, hình ảnh, video Không những vậy, họ có thể tham gia vào các trò chơi trực tuyến đòi hỏi có nhiều người cùng tham gia, gửi tin nhắn, chat với bạn bè, từ đó tạo dựng các mối quan hệ mới trong xã hội ảo Đặc điểm này được phản ánh trong cấu trúc phân lớp ứng dụng của MXH.

Tính tương tác: thể hiện không chỉ ở chỗ thông tin được truyền đi và sau đó được

phản hồi từ phía người nhận mà còn phụ thuộc vào cách người dùng sử dụng ứng dụng của MXH Đặc điểm này biểu hiện qua cấu trúc mô đun chức năng của MXH Theo tác giả Trần Minh Đức (2012), các mô đun đặt trong hộp chữ nhật được thiết kế chủ yếu để đọc dữ liệu từ cơ sở dữ liệu, các mô đun hình ô van thể hiện chức năng tương tác giữa người dùng, yêu cầu người dùng phải có thao tác đọc, viết dữ liệu lên cơ sở

Trang 11

10 dữ liệu Mô đun màu xanh và vàng là thành phần chính của kiến trúc, mô đun xám là thành phần tiện ích thiết yếu hoặc hỗ trợ cho các ứng dụng mở rộng.

Khả năng truyền tải và lưu trữ lượng thông tin khổng lồ: tất cả các MXH đều có những ứng dụng tương tự nhau như cho phép người sử dụng đăng tâm sự, đăng nhạc hoặc video clip, viết bài nhưng được phân bổ dung lượng khác nhau Các trang MXH lưu trữ thông tin và nhóm sắp xếp chúng theo trình tự thời gian, nhờ đó, người sử dụng có thể truy cập và tìm lại thông tin đã từng được đăng tải.

Tính năng của MXH

Các trang MXH có nhiều loại tính năng khác nhau, trong đó các tính năng phổ biến nhất có thể kể đến là: Tạo hồ sơ cá nhân; kết bạn trực tuyến; tham gia nhóm trực tuyến; chia sẻ, bày tỏ ý kiến; tìm kiếm thông tin.

a) Tính bảo mật

Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế (ISO) định nghĩa bảo mật là “hành động đảm bảo thông tin chỉ được truy cập bởi những người được ủy quyền” và là một trong những nền tảng của an toàn thông tin An toàn thông tin là một tổng hòa các biện pháp nhằm giảm rủi hệ thống, chống lại các nguy cơ đe dọa vô tình hay cố ý Cùng với các yêu cầu khác là tính toàn vẹn (intégrité), tính sẵn có (disponibilité), tính truy vấn (preuve), tính bảo mật (confidentialité) tạo ra sự an toàn thông tin (DCP).

Hầu hết mọi người tin rằng những rào cản an ninh trong việc sử dụng mạng là không có ý nghĩa, trừ khi ai đó sử dụng chúng theo một cách quá đặc biệt, thu hút sự quan tâm, tìm kiếm Thật không may cho thanh thiếu niên, có hai nhóm người thường quan rất nhiều đến họ là những người có quyền lực hơn họ cha mẹ, giáo viên, quan chức chính quyền và những tội phạm mạng tiếp thị, mua bán tình dục Vấn đề này không chỉ các trang MXH gặp phải mà nó còn tồn tại ở hầu hết các mạng công khai

Quốc gia về Nghiên cứu Khoa học Pháp định nghĩa tính công khai là “luật đảm bảo cho các bên liên quan sở hữu thông tin cần thiết được đảm bảo bằng khả năng kiểm tra cá nhân Người chịu trách nhiệm xử lý thông tin cá nhân phải xác định được các bên liên quan này kể từ khi bắt đầu thu thập thông tin và chuyển giao thông tin đến bên thứ ba”.

MXH có tính năng để người sử dụng tùy chỉnh chế độ trang cá nhân của mình Có 5 chế độ công khai thông tin phổ biến đang được cài đặt cho MXH hiện nay gồm: private (chỉ người sử dụng), friends (chỉ bạn trong danh sách kết bạn), friends of friends (bạn bè của người sử dụng và bạn bè của bạn bè), custom (cho phép tùy chỉnh theo mong muốn công khai của người sử dụng) và public (tất cả mọi người) Do MXH tích hợp rất nhiều phương tiện, có tính “mở” hơn so với các trang blog cá nhân nên người

Trang 12

dùng có xu hướng công khai thông tin của mình nhiều hơn, cho phép nhiều người xem, ít khi để chế độ riêng tư (private) hoặc tùy chỉnh (custom).

Tuy nhiên, càng công khai thì người dùng càng dễ dàng bị lợi dụng, ăn cắp thông tin và không kiểm soát được những ai đang theo dõi mình Tính công khai trên MXH đã và đang đặt ra nhiều áp lực đối với hình thức dịch vụ trực tuyến này.

Áp lực của mạng xã hội

Bên cạnh các ưu điểm, tiện ích cho phép người sử dụng tạo dựng các mối liên hệ mới, thể hiện sự sáng tạo, đổi mới phương thức giao tiếp truyền thống, MXH đã và đang tạo nên những áp lực cho người sử dụng.

MXH cám dỗ người sử dụng dành nhiều thời gian trên mạng hơn là đi ra ngoài và thiết lập các mối quan hệ thực, gặp gỡ mọi người Nhiều nội dung tìm kiếm được từ trang MXH khiến người sử dụng lãng phí thời gian đáng lẽ được dành cho các hoạt động có ích hơn Nghiên cứu của Hiệp hội trường học quốc gia của Mỹ (2007) cho biết thanh thiếu niên thường tiêu tốn 9 giờ/tuần cho các hoạt động trên MXH trực tuyến Việc sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội tăng lên kéo theo số giờ mỗi ngày dành cho tiếp xúc trực tiếp giảm đi Theo Sigman (2009), những người làm dụng các trang MXH dễ bị cô lập xã hội Cha mẹ ít dành thời gian cho con cái, các cặp vợ chồng ít dành thời gian cho nhau hơn ngay cả khi họ cùng chung sống một nhà, bởi lẽ họ sử dụng internet thay vì tương tác với nhau.

Lạm dụng các trang web MXH còn khiến tiêu tốn thời gian và chi phí trong việc Báo cáo của West (2007) cho thấy, người lao động sử dụng Facebook trong văn phòng tại Úc làm tiêu tốn 4,5 tỷ đô la Mỹ Ở Anh, nghiên cứu của Kellher (2009) công bố số tiền tiêu tốn cho việc sử dụng Facebook là 12,5 tỷ đô la Mỹ Còn tại Mỹ, dù chưa có số liệu về tiêu tốn kinh tế cụ thể nhưng Research (2009) chỉ ra rằng hai phần ba người lao động nước này có tài khoản Facebook và truy cập trong giờ làm việc.

Theo Derbyshire (2009), lạm dụng các trang web này còn có thể khiến trẻ rối loạn, suy giảm khả năng tạo ra các cuộc hội thoại thực sự, hạn chế tập trung phát sinh nhu cầu đòi hỏi phải thỏa mãn tức thì, tăng hoạt động giảm chú ý và tính cách tự lấy mình

Tốc độ nhanh chóng của các trang web có thể thiết lập lại phản xạ của bộ não bằ những trải nghiệm được lặp đi lặp lại, các hoạt động đa dạng ngoài đời ngược lại, được sử dụng dưới mức thông thường.

Thanh thiếu niên lớn lên trong môi trường MXH trực tuyến có thể không ý thức được về các thông tin họ công khai Những thông tin họ đã từng đăng tải và xóa vẫn có thể bị lấy lại do khả năng lưu trữ của MXH Hệ quả của việc công khai không kiểm soát thông tin là nguy cơ bị xâm hại hay hăm dọa Hăm dọa trực tuyến dễ xảy ra và công khai hơn các hình thức hăm dọa khác như trực tiếp hay qua thư điện tử Điều tra của Hội đồng phòng ngừa tội phạm quốc gia ở Mỹ năm 2009 cho thấy 17,3% học sinh trung học Mỹ là nạn nhân của hăm dọa trên mạng Các nạn nhân thường giảm lòng tự trọng và có nguy cơ trầm cảm.

Trang 13

12 Liên quan đến vấn đề bảo mật, thực tế, người sử dụng MXH dễ bị tổn hại trước những tấn công bảo mật như bị hack, rò rỉ thông tin nhạy cảm, gửi virus Người sử dụng thông thường tin tưởng tin nhắn gửi qua MXH, trong khi các MXH chưa có hệ thống quét virus, còn hầu hết các hòm thư điện tử đều quét virus và có chế độ chặn thư rác Bên cạnh đó, cũng chính bản chất công khai của hồ sơ trực tuyến đang tạo ra nguy cơ bảo mật mà nhiều người dùng không nhận biết hết Các thông tin hồ sơ, các chi tiết dùng trong mật khẩu và câu hỏi bảo mật có thể bị đánh cắp để dùng vào mục đích xấu Hoặc như các trang quảng cáo trên MXH, các trang này có thể đặt các tập tin trên máy tính người sử dụng để thu thập thông tin, theo dõi sở thích, xu hướng tìm kiếm để hiển thị các quảng cáo phù hợp với sự quan tâm của từng người, xâm phạm đến quyền riêng tư của mỗi cá nhân.

Nhận thức về mạng xã hội trong sinh viên

Nhận thức về mạng xã hội là quá trình phản ánh những thông tin của những người sử dụng internet trên các mạng xã hội để truyền tải thái độ và hành động đối với những gì diễn ra xung quanh bản thân cá và với người khác.

Sinh viên thời gian nhiều ngoài giờ lên lớp đa phần là thời gian trống các bạn tìm đến NXH với mục đích giải trí Nhiều bạn trẻ đã biết cách sử dụng MXH hiệu quả mang lại niềm vui giải tỏa căng thẳng mỗi khi gặp khó khăn trong cuộc sống cũng như học tập Hơn nữa với thời đại 4.0 hiện nay MXH còn là kênh thông tin kinh doanh đem lại lợi ích cho nhiều bạn trẻ đặc biệt là các bạn sinh viên có nhiều thời gian Việc nhận thức đúng giúp mỗi sinh viên sử dụng MXH một cách hợp hơnTuy nhiên cũng có một số bạn sinh viên nhận thức chưa đúng về MXH nên có những hành vi chưa phù hợp với văn hóa ứng xử trên MXH, có khá nhiều bạn bị nghiện MXH một cách trầm trọng nặng hơn có thể ảnh hưởng đến tâm hành vi, dễ gây bệnh trầm cảm, chính vì lí do đó hiện nay nhiều sinh viên rất ngại giao tiếp với bạn bè trực tiếp mà chỉ muốn giao lưu thông qua các kênh MXH.

Với chức năng đem lại sự giải trí cao nên rất nhiều bạn sinh viên cho rằng MXH chính là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của họ, nếu một ngày không vào MXH sẽ cảm thấy bứt rứt khó chịu Đây được coi là hiện tượng nghiện MXH mà được rất nhiều người và các cánh nhà báo quan tâm với vấn đề đặt ra là nếu nghiện MXH có thể dẫn đến việc rối loạn cảm xúc.Có khá nhiều ý kiến trái chiều của các sinh viên về việc giúp đỡ những người bạn trên MXH khi họ cần, một số sinh viên hoàn toàn không đồng ý nhưng vẫn có một số lại đồng ý với việc giúp đỡ này kể cả là việc chia sẻ cuộc sống của mình trên MXH Có thể thấy rằng việc tin tưởng nhau hoàn toàn trên MXH là điều khó có thể xảy ra còn mang tính hạn chế bởi có khá nhiều lời đàm tiếu, nói xấu nhau trên MXH tuy nhiên sinh viên vẫn sử dụng MXH để làm nơi chia sẻcuộc sống của mình Qua đó có thể thấy mọi người kể cả sinh viên vẫn cảm thấy hạnh phúc khi được chia sẻvà kết nối cùng với người lạ, và cũng ít nhiều sinh viên nhận thức được rằng MXH thực sự vẫn chưa phải là nơi phù hợp để chia sẻ cuộc sống cá nhân.

Có thể nói MXH đã góp phần làm ngắn lại khoảng cách, thời gian giao tiếp có thể hỏi thăm người thân, bạn bè ở bất kỳ thời điểm nào cũng được, vẫn có thể xem được thông tin của nhau biết được người đó đang làm gì, ở đâu, với ai, khi nào MXH được nhận định là công cụ tốt để kết nối mọi người lại gần nhau Đó cũng là nơi

Trang 14

để sẻ suy nghĩ, các câu nói mang ý nghĩa phù hợp với tính cách của một ai đó chính vì điều này khi xem thông tin của một cá nhân thì ta có thể biết được người đó như thế nào, có sở thích gì nếu tìm hiểu một người thì ta có thể điều tra trên MXH, người đó có các hoạt động tích cực nào.

Mạng xã hội được sử dụng tại Việt Nam

Cách đây hơn 20 năm, khi lần đầu tiên kết nối internet, Việt Nam đã đặt những “dấu chân” đầu tiên trên một miền không gian hoàn toàn mới không gian mạng Từ đó đến nay, Việt Nam đã đi được một hành trình dài trong công cuộc phát triển kinh tế hội của đất nước Giống như khai phá những “vùng đất” mới, không gian mạng được mở rộng, tạo ra không gian phát triển mới cho đất nước Vậy nên hiện nay việc sử dụng internet đã trở nên quá quen thuộc và là một phần không thể thiếu trong cuộc sống, đặc biệt là ứng dụng mạng xã hội nơi tích hợp các hoạt động liên lạc, làm việc, học tập cũng như là giải trí của tất cả mọi người.

Theo khảo sát giữa những người dùng internet từ 16 64 tuổi, hơn 90% người dùng đã đánh giá Facebook là nền tảng truyền thông xã hội nhiều người dùng nhất, ngoài ra nền tảng Zalo của Việt Nam ra mắt năm 2012 cũng được sử dụng rộng rãi

Tiếp nối với 2 ứng dụng mạng xã hội trên thì Youtube và Instagram cũng có vị trí vững chắc trên thị trường Việt.

Qua những đổi mới, cập nhật của nhà sáng lập ứng dụng mạng xã hội cũng như nhu cầu sử dụng của người dân Việt Nam thì Facebook đã trở thành nền tảng mạng xã hội phổ biến và được sử dụng nhiều nhất Người dùng từ mọi nhóm tuổi đều có tài khoản trên nền tảng và truy cập vào nền tảng hàng ngày, Facebook khuyến nghị người dùng sử dụng tên thật và ảnh thật nhưng cũng tồn tại vấn đề quyền riêng tư của người dùng không được bảo mật tốt Đặc điểm của mạng xã hội này là nội dung phong phú, thể loại đa dạng, cập nhật tin tức nhanh chóng, sự hoạt động mạnh mẽ tích cực của các hội nhóm Facebook Ngoài bạn bè và cộng đồng, Facebook còn được sử dụng cho thương mại điện tử.

⮚ Ưu điểm:

● Vì là mạng xã hội đầu tiên thâm nhập thị trường nên mọi người đã hình thành thói quen sử dụng và điều hướng đến tất cả các tính năng quen thuộc 1 cách dễ dàng

● Tích cực và nhanh chóng cập nhật liên tục các tin tức, xu hướng cho người dùng

● Facebook giới thiệu nhiều tính năng ngày càng phù hợp hơn với người dùng như Story, Reels, Livestream, Secret Crush…

● Facebook có lợi thế trên toàn Việt Nam, tập trung từ các thành phố loại I đến loại IV, Facebook có sự cân bằng về giới tính người dùng

● Về quy mô khán giả, Việt Nam thứ 7 sau Ấn Độ, Mỹ, Indonesia Brazil, Mexico

Trang 15

14

⮚ Nhược điểm

● Việc thu thập dữ liệu luôn gây tranh cãi và mất lòng tin cho người dùng

● Một số người sử dụng Facebook như 1 công cụ tiếp thị cá nhân để thăng tiến trong sự nghiệp, để bán hàng online.

Đi kèm với Facebook trang mạng xã hội đăng tải, chia sẻ, bày tỏ quan điểm cá nhân với mọi người thì còn có Messenger ứng dụng phần mềm trò chuyện, gọi điện cho người thân, bạn bè Tính năng messenger vẫn có mức thâm nhập cao vì vị trí cốt lõi của Facebook Nền tảng mạng xã hội này sử dụng rộng rãi để chia sẻ nhắn tin riêng tư Đa phần các nội dung bên ngoài như Youtube, Tiktok đều được chia sẻ thông qua

Độ phủ của Zalo rất lớn, tốc độ phát triển nhanh, chuyển đổi nhanh chóng từ công cụ nhắn tin sang nền tảng tích hợp nhắn tin và gọi điện Là mạng xã hội, zalo tập trung vào chức năng dòng thời gian để người dùng chia sẻ cuộc sống, liên kết bên ngoài kết hợp với nội dung cảm xúc Giống như Messenger, Zalo cũng có mức độ thâm nhập thấp vì các chức năng thực tiễn được sử dụng làm phương pháp tăng trưởng ban đầu nên ấn tượng tượng về tổng thể Zalo vẫn không phải là hiện đại và công nghệ cao.

⮚ Ưu điểm:

● Khởi đầu là 1 ứng dụng OTT để liên lạc gồm nhắn tin, gọi điện cách đây 7 năm, Zalo hiện đã trở thành một “siêu ứng dụng” với hàng loạt tính năng và dịch vụ như: mua sắm trực tuyến, đặt xe, thanh toán dịch vụ, ngân hàng, game…

● Zalo chỉ đứng sau Facebook tại thị trường Việt Nam, với 60 triệu người dùng so với FB là 68 triệu người

● Có thể chuyển tệp tin lớn, hình ảnh HD thông qua tin nhắn

● Có thể thêm bạn bè bằng số điện thoại hoặc quét mã QR

● Tính độc quyền và riêng tư khiến người dùng không sợ lộ thông tin cá nhân

⮚ Nhược điểm

● Zalo được xây dựng để sử dụng cá nhân và chia sẻ khoảnh khắc, không phải để tạo nội dung

● Thiếu quảng bá, PR, quảng cáo nên thâm nhập thị trường chưa sâu

Đối với Instagram chiếm 1 tỉ lệ nhất định trong giới trẻ, nhưng xu hướng tăng trưởng yếu nhất trong các nước Đông Nam Á Đây là một nền tảng tuyệt vời để chia sẻ hình ảnh và óc thẩm mỹ, sáng tạo đó là điều khiến Instagram trở nên hấp dẫn và lôi cuốn bạn trẻ Instagram tập trung vào hình ảnh, thông điệp rõ ràng và các tính năng tiện

Trang 16

lợi (bộ lọc, câu chuyện, AR, mua sắm trực tuyến), bên cạnh đó văn hóa theo dõi ngôi sao, người nổi tiếng rất phổ biến trên nền tảng mạng xã hội này.

⮚ Ưu điểm

● Là một sự lựa chọn nền tảng tuyệt vời cho influencer marketing Bộ lọc filters, công nghệ AR, story là công cụ được người dùng sử dụng hàng ngày

● Nội dung có mức độ tiếp xúc cao giữa mọi người với mọi người, nhóm này sang nhóm khác, từ một nơi đến các lục địa khác nhau bằng cách sử dụng thẻ hashtag bắt đầu bằng #, gắn thẻ người dùng và quảng cáo chéo

● Người dùng có thể kết nối trực tiếp và theo dõi các ngôi sao toàn cầu và nhận các cập nhật, thông tin mới từ họ tốt hơn, nhanh hơn và thuận tiện hơn

● Instagram hiện đã liên kết với Facebook, vì vậy người dùng nó có thể trực tiếp gửi tin nhắn cho những người quen biết trên Facebook, những người không có tài khoản

> tính tiện lợi và bao hàm

⮚ Nhược điểm

● Chất lượng video tải lên thấp, có quá nhiều thiết lập bất tiện để có chất lượng tốt khi tải video lên Instagram

● Hay bị lag khi tải dữ liệu lớn hoặc bộ lọc trên máy ảnh, còn giới hạn chú thích cho nội dung

● Thuật toán luôn thay đổi, người dùng có thể dễ dàng bỏ lỡ các bài đăng mới trên nguồn cấp dữ liệu mới nếu họ theo dõi quá nhiều tài khoản

Là nền tảng chia sẻ video ngắn đa dạng nội dung từ giáo dục, văn hóa đến giải trí… có bộ lọc filter hấp dẫn, nhiều thử thách như hát nhép, nhảy, cover, diễn xuất theo phong trào Hashtag challenge là đặc tính riêng đã khiến nền tảng này trở nên hấp dẫn với thế hệ người dùng trẻ tuổi

⮚ Ưu điểm:

● Nguồn cấp tin tức hàng ngày của Tiktok gây nghiện vì nó chứa vô số video ngắn, giải trí mà không thể tìm thấy ở nơi khác

● Người làm nội dung trên Tiktok là vô số, thích ứng nhanh, sáng tạo, biết cách tạo nội dung cuốn hút để chia sẻ

● Các bộ lọc, công cụ chỉnh sửa video tích hợp nhiều chức năng mang lại nhiều sự lựa chọn cho người sử dụng

● Hashtag challenge và nội dung thịnh hành để giữ cho người dùng luôn quan tâm đến việc dành thời gian trên ứng dụng, chia sẻ video ngắn là dạng giải trí xuất hiện đúng thời điểm khi tất cả nội dung trên facebook và youtube đều dài hoặc bão hòa

● Có bố cục, giao diện trẻ kết hợp tất cả những thứ thế hệ trẻ quan tâm bao gồm video, âm nhạc, nội dung hài hước và giải trí

Trang 17

16

⮚ Nhược điểm

● Không phải tất cả nội dung trên Tiktok đều là nội dung tốt, hầu hết đều là nội dung chạy theo xu hướng, đôi khi quá nhiều gây nhàm chán

● Vẫn có mức độ thâm nhập thấp vì đây chỉ là hình thức chia sẻ video ngắn phù hợp với đối tượng người trẻ

Nội dung video “gốc” chất lượng cao Từ những ngôi sao lớn đến những người sáng tạo nhỏ, tất cả mọi người đều có thể được tìm thấy trên nền tảng Youtube được mọi người theo dõi với mục đích đa dạng từ học tập, tìm cảm hứng, giải trí, thảo luận, cập nhật thông tin Trong suốt hơn 15 năm lịch sử của mình, Youtube đã thu hút được hơn 2 tỷ người dùng hàng tháng theo dõi vô số video trên trang web này.

Ưu điểm:

● Đây là một nền tảng kiếm tiền cho những người sáng tạo nội dung chất lượng Video và người sáng tạo nội dung đều chất lượng cao.

● Đây là một nền tảng rất cạnh tranh Youtube đã trả nhiều tiền cho những người tạo nội dung chất lượng.

● Là một nền tảng xác nhận nội dung quốc tế, địa phương và được cá nhân hóa Thuật toán đề xuất tất cả nội dung có liên quan cho người dùng của nó.

● Nội dung đa dạng khiến mọi người quan tâm lâu dài Tỷ lệ giữ chân cao.

Nhược điểm

● Youtube là mạng xã hội video đơn thuần, không phải là một nền tảng truyền thông xã hội tích hợp Nó cần những nền tảng khác để chia sẻ, quảng bá nội dung.

● Mặc dù vậy, Google và YouTube hiện vẫn bị cáo buộc khá nhiều đến vấn đề tiết lộ thông tin cá nhân, không kiểm soát các nội dung độc hại và gây ảnh hưởng xấu đến một số thị trường.

Nhu cầu sử dụng mạng xã hội ảnh hưởng đến sinh viên

Các nghiên cứu về sử dụng mạng xã hội trên thế giới cho thấy nhu cầu sử dụng mạng xã hội rất đa dạng, nó phụ thuộc vào người sử dụng vào mục đích sử dụng của

Trang 18

họ Trước tiên, chúng tôi chỉ ra thực trạng tỷ lệ sinh viên thường xuyên sử dụng mạng xã hội vào các mục đích khác nhau mà bảng hỏi nêu ra.

Biểu đồ 1: Các nhu cầu sử dụng mạng xã hội của sinh viên.

Kết quả trình bày ở biểu đồ cho thấy, khi tham gia sử dụng mạng xã hội, tỷ lệ sinh viên thường xuyên chat, gửi tin nhắn là cao nhất (chiếm 87,5%) Đứng thứ 2 là cập nhật thông tin, sự thật xảy ra trong xã hội (chiếm 64,4%) Và nghe nhạc, xem phim (chiếm 59,6%) Nhìn vào những hoạt động này, chúng ta có thể nhận thấy Sinh viên sử dụng mạng xã hội nhiều hơn cho nhu cầu giao tiếp, Giải trí và tăng cường hiểu biết xã hội.Trong đó, việc giao tiếp và kết nối bạn bè được thực hiện nhiều hơn cả.

Xét về đặc điểm hoạt động của sinh viên ở độ tuổi 18 đến 23 Ngoài việc học tập thì phát triển Gìn giữ các mối quan hệ xã hội cũng là hoạt động chủ đạo và có ý nghĩa rọng trong việc phát triển các đặc điểm tâm lý cá nhân Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, đối với lứa tuổi thanh thiếu niên sử dụng mạng xã hội là cần thiết vì nó giúp cho người trẻ duy trì tình bạn Giai đoạn từ 18 đến 25 tuổi được xem là khoảng thời an trọng cho sự phát triển và trưởng thành của một cá nhân Xuất phát triển và duy trì tình bạn trong giai đoạn này đã được chứng minh là ảnh hưởng đến việc hình thành bản sắc Hạnh phúc và sự phát triển của mối quan hệ xã hội và gia đình trong thời gian dài Các trang mạng xã hội cung cấp một bộ công cụ mới để phát triển và duy trì các mối quan hệ và do đó đặc biệt quan trọng trong giai đoạn đang tuổi trưởng thành Do vậy, việc sinh viên sử dụng nhiều nhất mạng xã hội như công cụ để trò chuyện, giao tiếp là điều dễ hiểu.

Một điều không thể phủ nhận là mạng xã hội là nguồn cung cấp cho người sử dụng nguồn thông tin tri thức phong phú Các sự kiện trong đời sống thường nhật về mọi khía cạnh như văn hóa, pháp luật, chính trị, nghệ thuật, khoa học…Luôn được cập nhật trên các trang mạng Điều này giúp người sử dụng có thể nhanh chóng nắm bắt tình hình thế giới và trong nước Đây có thể là lý do khiến cho việc cập nhật thông tin sự thật xảy ra trong xã hội xếp thứ hạng cao trong số các nhu cầu thường xuyên được viên thực hiện khi sử dụng mạng xã hội (chiếm 64,4%)

Trang 19

18 Theo nghiên cứu của các nhà khoa học.Việc tham gia vào mạng xã hội giúp thúc đẩy khả năng kiến tạo và nước Nghĩa là do nhập vào mạng xã hội, cho phép sinh viên có thể tham gia vào nhiều nhóm với các hoạt động đặc thù hoặc kết bạn với những người có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực mà họ quan tâm.

Như chúng ta đã biết, sinh viên hiện nay khôn chỉ tập trung vào việc học mà họ còn làm thêm để tăng cường vốn hiểu biết xã hội, kinh nghiệm làm việc cũng như nâng cao nguồn tài chính Công việc làm thêm của sinh viên rất đa dạng như làm gia sư, bán hàng, phục vụ…Tuy vậy, kết quả điều tra cho thấy không nhiều sinh viên tự kinh doanh, buôn bán trong giai đoạn học tập ở trường Đại học có thể là do những hạn chế về nguồn tài chính, thời gian cũng như các mối quan hệ, hiểu biết về kinh doanh của sinh viên Và nếu có kinh doanh thì họ thường đứng ra làm chủ quán đồ ăn vặt như – những công việc không yêu cầu người làm phải mua bán, trao đổi trực tiếp trên mạng xã hội Có lẽ vì điều này mà việc kinh doanh trên mạng xã hội ít được sinh viên thực hiện hơn so với những hoạt động tương tác, giải trí, tìm kiếm thông

họ sử dụng mạng xã hội.

Ngoài những nhu cầu tương tác, giải trí khi tham gia mạng xã hội, một số nghiên cứu chỉ ra rằng, việc sử dụng mạng xã hội còn xuất phát từ những nhu cầu đa dạng khác Đó là nhu cầu làm cho bản thân mình gần gũi, không khác biệt với những người khác trên mạng xã hội Theo đó, người sử dụng mạng sẽ tìm kiếm những bạn, nhóm bạn có sự tương đồng với mình về quan điểm sống, sở thích… Điều này cho phép người sử dụng tăng sự tự tin vào bản thân và tăng mức độ đánh giá bản thân Đó là nhu ầu tự hiện thực hóa bản thân, tức là việc tham gia sử dụng mạng xã hội khiến cá nhân cảm thấy mình được thừa nhận, được nâng cao năng lực bản thân.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ NHU CẦU SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC DUY TÂN (KHOA KIẾN TRÚC)

Tần suất sử dụng mạng xã hội của sinh viên Đại học Duy Tân (Khoa kiến trúc)Mức độ sử dụng mạng xã hội của sinh viên.

Mạng xã hội được phát triển mạnh mẽ, lan rộng và trở thành một phần không thể thiếu của sinh viên hiện nay Sự xuất hiện của mạng xã hội (MXH) với những tính năng, nguồn thông tin phong phú đa dạng, đã thật sự đi vào đời sống của cư dân mạng, và mạng xã hội ở một khía cạnh nào đó đã làm thay đổi thói quen, lối sống, tư duy của một bộ phận sinh viên (SV) Không thể phủ định lợi ích tích cực của mạng xã hội mang lại cho sinh viên song nó cũng gây ảnh hưởng khá lớn đến lối sống làm xao nhãng việc học, sống khép kín sa vào “ thế giới ảo” do mạng xã hội mang lại mà quên đi cuộc sống thực đang diễn ra Họ dành khá nhiều thời gian trong ngày dành cho mạng xã hội.

Xem xét mức độ sử dụng MXH trong sinh viên, kết quả điều tra cho thấy trong tổng số 104 sinh viên được khảo sát, có 66 sinh viên thường xuyên sử dụng MXH (chiếm

Trang 20

63,5%); theo sau là 25 sinh viên thỉnh thoảng sử dụng (chiếm 24,0%); cuối cùng sinh viên sử dụng khi cần thiết (chiếm 12,5%) (Biểu đồ 1) Kết quả này khẳng định việc sử dụng MXH hiện nay ở sinh viên là phổ biến MXH thực sự đang có sức hấp dẫn lớn khi đại đa số sinh viên đều thường xuyên sử dụng MXH.

Biểu đồ 2: Tỷ lệ mức độ sử dụng MXH của sinh viên (%)Thời gian, thời điểm sử dụng mạng xã hội của sinh viên.Thời điểm sử dụng mạng xã hội:

Biểu đồ 3: Thời điểm sinh viên sử dụng MXH trong ngày.

Trong khảo sát này, SV sử dụng MXH nhiều nhất vào buổi tối (chiếm 39,3%) và cả (chiếm 38,3%) trong khi họ sử dụng khá ít vào buổi sáng, trưa, chiều Tỷ lệ sử dụng MXH tăng dần theo tiến trình thời gian cho thấy: Họ ít sử dụng vào buổi sáng, tăng nhẹ vào buổi trưa, tăng nhiều hơn vào buổi chiều và tăng đột biến vào buổi tối

Trang 21

20 Điều này cho thấy thời gian sử dụng MXH của SV chủ yếu ngoài giờ học chính tại trường Tuy nhiên, ban đêm là lúc cần nghỉ ngơi sau một ngày hoạt động thì tỉ lệ SV sử dụng MXH vẫn khá cao Đồng thời cũng cho thấy rằng sau khi một ngày học và làm việc của sv thường dành cho MXH để giải trí hoặc giao lưu bạn bè Đây cũng là nơi mà SV có thể giảm stress sau một ngày học và làm việc

Lượng thời gian sử dụng mạng trong ngày

Bên cạnh việc tìm hiểu thời điểm sử dụng MXH trong ngày của SV, chúng chúng tôi cũng khảo sát lượng thời gian trong ngày mà SV sử dụng MXH

Dưới 3 tiếng Từ 3 8 tiếng Trên 8 tiếng

Bảng 1: Nhu cầu sử dụng MXH xét theo thời gian sử dụng

Kết quả ở bảng chỉ ra rằng, xét ở góc độ nhu cầu chung khi sử dụng MXH, các SV có thời gian sử dụng mạng từ 3 8 tiếng/ngày là nhóm SV có mức độ nhu cầu cao nhất Khi xem xét khác biệt giữa các nhóm SV có số giờ sử dụng MXH khác nhau, chúng tôi cũng nhận thấy những SV sử dụng MXH từ dưới 3 tiếng/ngày có mức độ nhu cầu cao hơn so với những SV sử dụng MXH trên 8 tiếng/ ngày, và khác biệt này có ý nghĩa thống kê Tổng số thời gian mỗi ngày mà sinh viên bỏ ra trên MXH, kết quả thu được là có đến 52,2% số SV cho biết MXH mỗi ngày ngốn mất của họ từ 3 đến dưới 8 giờ; chỉ có 22,5% sử dụng dưới 3 giờ và cũng có đến 24,6% sử dụng trên 8 giờ một ngày cho MXH Con số 24,6% SV sử dụng trên 8 giờ một ngày trong nghiên cứu này là đáng báo động về một trong những nguy cơ nghiện MXH trong SV

Kết quả trên cho thấy trên 50% SV sử dụng MXH nhiều hơn 3 giờ mỗi ngày Kết quả này một lần nữa khẳng định MXH đang có sức hút lớn với các SV… Đó là con số đáng suy nghĩ khi hoạt động chủ đạo của SV là dành cho việc tích lũy kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp tương lai trong khi một ngày họ đã mất 8 tiếng cho việc nghỉ ngơi,8 tiếng cho học tập/làm việc, còn lại 8 tiếng cho tất cả hoạt động khác(ăn uống, sinh hoạt, gặp gỡ các mối quan hệ, ) Khảo sát cũng chỉ ra rằng càng sử dụng MXH nhiều thời

Trang 22

gian, sinh viên càng có mức độ thực hiện các nhu cầu khác nhau trên MXH cao Cụ thể, trong nghiên cứu này, kết quả cho phép nhận định rằng những SV dành từ 3 tiếng/ ngày để sử dụng MXH là những người có nhu cầu cao trong cả các khía cạnh: giải trí, tương tác, thể hiện bản thân, giao lưu kết bạn, trao đổi việc học tập – làm việc Không thể phủ nhận một thực tế, bên cạnh tác dụng giải trí, tán gẫu, MXH có rất nhiều lợi ích như giúp sinh viên có thể khai thác nguồn kiến thức để phục vụ việc học tập, rèn luyện của mình Tuy nhiên, hiệu quả của việc học hỏi trong môi trường ồn ào luôn lũ lượt người vào ra, bàn tán như vậy là điều đáng để quan tâm

Các MXH xét theo mức độ sử dụng từ cao đến thấp

Mạng xã hội ở Việt Nam hiện nay ngày càng đa dạng và được biết rộng rãi hơn bởi các tín đồ giới trẻ hiện nay, đặc biệt là các lớp sinh viên với khả năng tiếp thu và tận dụng MXH một cách đầy thông minh như ngày nay Thông qua kết quả nghiên cứu của chúng tôi, bộ phận sinh viên Khoa Kiến trúc đã chỉ ra được những nền tảng mạng xã hội mà họ đã và đang sử dụng, cũng như những mục đích, nhu cầu mà mạng xã hội đó đáp ứng cho họ.

Trong số 104 phiếu khảo sát mà chúng tôi thu được thông qua câu hỏi sơ lược về số lượng MXH mà anh/chị sinh viên đang sử dụng, kết quả chỉ ra như sau:

Có khoảng 72 phiếu đã chọn sử dụng 3 MXH cùng lúc (chiếm 69,2%); theo sau đó là 12 phiếu chọn 2 MXH ( chiếm 11,5%); 9 phiếu chọn 1 MXH (chiếm 8,7%) và 10,5% cho 11 phiếu bình chọn sử dụng nhiều hơn 3 MXH.

Biểu đồ 4: Số lượng MXH sinh viên đang sử dụng

Trang 23

22 Biểu đồ 5: Sự phổ biến của các nền tảng MXH do SV Khoa Kiến trúc bình chọn.

Cùng với đó, chúng tôi cũng đã thu được những số liệu chỉ ra rằng các sinh viên dành sự ưu tiên cho những mạng xã hội nào theo mức độ phổ biến từ cao đến thấp như 4 nền tảng mạng xã hội được sử dụng nhiều nhất: Facebook, Instagram, Tiktok, Youtube với số phiếu bình chọn đều hơn phân nửa số phiếu thu được Trong đó, Facebook đứng đầu với số phiếu bình chọn lên đến 99/104 phiếu, được xem là nền tảng mạng xã hội phổ biến nhất hiện nay ở Việt

Kiến trúc nói riêng Với chức năng giao lưu và trò chuyện với người khác một cách tiện lợi, Facebook không nằm ngoài dự đoán của khảo sát khi được bình chọn là nền tảng hầu như ai cũng sử dụng Cùng với đấy, Instagram, một nền tảng MXH cực kì phổ biến ở nước ngoài cũng đã trở thành sự lựa chọn đứng thứ hai trong danh sách này, như vậy, sinh viên Kiến trúc có sự tiếp cận với nền tảng này với số lượng ngoài dự đoán Tiếp theo đó, Tiktok dù được biết đến chỉ trong 5 năm trở lại đây nhưng lại vượt qua Youtube để trở thành nền tảng MXH dùng để giải trí được sinh viên ưu thích ở hiện tại.

Ngoài ra, Twitter, Zalo và một vài nền tảng khác cũng là một trong những sự lựa chọn của sinh viên, tuy nhiên sự phổ biến của nó cũng không quá nổi bật như 4 nền tảng trên Mặc dù Zalo là nền tảng xã hội do Việt Nam tạo ra nhưng lại không phải là sự ưu tiên hàng đầu Còn có những nền tảng khác nhưng nó không hề được sinh viên để mắt đến.

Như vậy, ta rút ra được kết luận như sau: mạng xã hội được sử dụng nhiều nhất bởi tính đa diện và dễ sử dụng của nó, mục đích lớn nhất cho việc sử dụng MXH là để giao tiếp, liên lạc thì Facebook được xem là sự lựa chọn tốt nhất không thể phủ nhận, mặc

Ngày đăng: 26/04/2024, 16:29

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w