1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường sử dụng mạng xã hội của sinh viên trường đại học nội vụ hà nội thực trạng và giải pháp

130 16 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Sử dụng mạng xã hội của sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội, thực trạng và giải pháp
Tác giả Nguyễn Thị Quỳnh, Trần Thị Phương Thúy, Lê Vĩnh Hoàng Linh
Trường học Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
Chuyên ngành Quản lý xã hội
Thể loại Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường
Năm xuất bản 2020
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 130
Dung lượng 6,44 MB

Nội dung

BỘ NỘI VỤ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Mã

Trang 1

BỘ NỘI VỤ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG

SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Mã đề tài: ĐTCT.2020.114

Chủ nhiệm đề tài: ThS Nguyễn Thị Quỳnh

Hà Nội, 2020

Trang 2

BỘ NỘI VỤ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG

SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Mã đề tài: ĐTCT.2020.114

Chủ nhiệm đề tài: ThS Nguyễn Thị Quỳnh

Thư ký đề tài: ThS Trần Thị Phương Thúy

Thành viên tham gia: ThS Lê Vĩnh Hoàng Linh

Hà Nội, 2020

Trang 3

Hà Nội, ngày tháng năm 2020

TM Nhóm nghiên cứu Chủ nhiệm đề tài

Nguyễn Thị Quỳnh

Trang 5

MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Tình hình nghiên cứu 2

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 7

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8

5 Phương pháp nghiên cứu 8

6 Đóng góp mới của đề tài 9

7 Kết cấu của đề tài 11

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN12 1.1 Một số khái niệm cơ bản 12

1.2 Đặc điểm, vai trò và tác động của mạng xã hội 18

1.3 Vấn đề sử dụng mạng xã hội của sinh viên 23

1.3.1 Nhu cầu sử dụng mạng xã hội của sinh viên 23

1.3.2 Mục đích sử dụng mạng xã hội của sinh viên 25

1.3.3 Thời gian, phương tiện sử dụng mạng xã hội của sinh viên 27

1.3.4 Một số hành vi sử dụng mạng xã hội của sinh viên 28

1.3.5 Cách thức bảo mật thông tin cá nhân của SV trên không gian mạng 30

1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng mạng xã hội của sinh viên 33

Tiểu kết chương 1 36

Chương 2 THỰC TRẠNG SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI 37

2.1 Phân tích thực trạng sử dụng mạng xã hội của sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội 37

2.1.1 Nhu cầu sử dụng mạng xã hội của sinh viên 37

2.1.2 Mức độ sử dụng mạng xã hội của sinh viên 39

2.1.3 Mục đích sử dụng mạng xã hội của sinh viên 45

Trang 6

2.1.4 Hành vi sử dụng mạng xã hội của sinh viên 48

2.1.5 Cách thức bảo mật thông tin cá nhân trên MXH 63

2.1.6 Lợi ích và tác động tiêu cực khi sử dụng MXH của sinh viên 66

2.2 Đánh giá thực trạng sử dụng mạng xã hội của sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội 73

2.2.1 Ưu điểm 73

2.2.2 Hạn chế 76

2.2.3 Nguyên nhân 76

Tiểu kết chương 2 79

Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ ĐẢM BẢO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI 81

3.1 Một số giải pháp 81

3.1.1 Tăng cường nhận thức của sinh viên về mạng xã hội 81

3.1.2 Kết hợp nội dung sử dụng MXH vào các hoạt động trong nhà trường 85

3.1.3 Hướng dẫn cho sinh viên các kỹ năng sử dụng mạng xã hội hiệu quả 88

3.1.4 Tổ chức đa dạng các hoạt động ngoại khóa 91

3.1.5 Nâng cao trách nhiệm của đội ngũ GV, CVHT, Đoàn thanh niên 96

3.2 Khuyến Nghị 100

3.2.1 Đối với Nhà trường và các phòng, khoa 100

3.2.2 Đối với giảng viên, cố vấn học tập 102

3.2.3 Đối với sinh viên 103

KẾT LUẬN 105

TÀI LIỆU THAM KHẢO 107

PHỤ LỤC 110

Trang 7

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Mức độ sử dụng các trang mạng xã hội của sinh viên 39

Bảng 2.2 Mục đích sử dụng MXH của sinh viên 45

Bảng 2.3 Biểu hiện hành vi sử dụng MXH của sinh viên qua nội dung “đăng tải” 48 Bảng 2.4 Biểu hiện hành vi sử dụng MXH thông qua nội dung “chia sẻ” 52

Bảng 2.5 Biểu hiện hành vi sử dụng MXH thông qua nội dung “like” và “comment” 58

Bảng 2.6 Thời gian sử dụng MXH xét theo thời điểm 69

DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1 Nhu cầu sử dụng MXH của sinh viên 37

Biểu đồ 2 Thời gian sử dụng MXH mỗi ngày của sinh viên 43

Biểu đồ 3 Phương tiện truy cập MXH của sinh viên 44

Biểu đồ 4 Thời gian sử dụng MXH xét theo thời điểm 60

Biểu đồ 5 Cách thức bảo mật thông tin cá nhân của sinh viên trên MXH 63

Biểu đồ 6 Lợi ích khi sử dụng MXH của sinh viên 66

Biểu đồ 7 Tác động tiêu cực khi sử dụng MXH của sinh viên 69

Trang 8

1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Cuộc cách mạng khoa học công nghệ 4.0 làm thế giới thay đổi nhanh chóng từng ngày, đặc biệt với sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống internet, mạng xã hội

đã và đang chiếm lĩnh các kênh thông tin, giải trí, giao lưu phong phú với mọi đối tượng Việc tham gia MXH đưa con người đến với thế giới rộng lớn, hấp dẫn, nhiều màu sắc, nơi mà ở đó những khoảng cách về địa lý, màu da, sắc tộc, ngôn ngữ, tôn giáo không còn quá nhiều ý nghĩa khi con người có cùng những mối quan tâm chung Sự tương tác và kết nối trên không gian mạng kéo gần con người lại với nhau trên phạm vi toàn cầu Với những tính năng đa dạng, nguồn thông tin phong phú cho phép người dùng tiếp nhận, chia sẻ và chọn lọc thông tin một cách có hiệu quả Mạng xã hội và thời đại kỹ thuật số đã đem lại những lợi thế to lớn và nâng cao chất lượng cuộc sống đối với người dùng nói chung và sinh viên nói riêng Sinh viên trường ĐHNVHN là những người trẻ, năng động và sáng tạo việc tiếp cận, sử dụng MXH là điều tất yếu MXH mang đến cho sinh viên nói chung và sinh viên trường ĐHNVHN nói riêng cơ hội được giao lưu, học học phát triển khả năng và thể hiện bản thân, SV được bày tỏ quan điểm cá nhân đối với các vấn đề của cộng đồng, của xã hội, của cuộc sống Việc tham gia các diễn đàn khởi nghiệp, diễn đàn học tập và các hội nhóm trên không gian mạng giúp sinh viên mở mang tri thức và rèn luyện kỹ năng cho bản thân như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình,

kỹ năng đàm phán, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng giải quyết vấn đề và các kỹ năng khác phục vụ cho hoạt động nghề nghiệp trong tương lai

Có thể nói, MXH không chỉ mang lại cho sinh viên cơ hội lớn kết nối bạn bè trên khắp thể giới để học hỏi, để phát triển mà còn thể hiện trách nhiệm của SV đối với các vấn đề của xã hội Tuy vậy, MXH cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với sinh viên trường ĐHNVHN Việc liên tục cập nhật những tính năng mới, ứng dụng đa dạng, phong phú phù hợp với đặc điểm tâm lý, nhu cầu và mục đích sử dụng đã lôi cuốn sinh viên tham gia MXH ngày càng nhiều với lượng thời gian sử dụng MXH mỗi ngày rất lớn Sinh viên thay vì chú tâm vào học tập, rèn luyện thì ngày càng bị cuốn vào “rừng” thông tin, kho phim và kho game trên các trang mạng xã hội dẫn đến sao nhãng học hành, rời xa các mục tiêu chính trong cuộc sống Ngoài ra, việc

Trang 9

đẩy nhóm nghiên cứu lựa chọn vấn đề: “Sử dụng mạng xã hội của sinh viên trường

Đại học Nội vụ Hà Nội, thực trạng và giải pháp” làm đề tài nghiên cứu

2 Tình hình nghiên cứu

2.1 Các công trình nghiên cứu về mạng xã hội

Thời gian qua những vấn đề về “mạng xã hội” đã và đang nhận được nhiều

sự quan tâm rất lớn không chỉ từ các nhà kinh doanh, các nhà chính trị mà còn đặc biệt từ các nhà nghiên cứu, các nhà giáo dục vì tính mục đích và vai trò của nó trong mọi mặt đời sống hiện nay

Tác giả John Scott and Peter J Carrington đã xuất bản cuốn “Cẩm nang về

Mạng xã hội” đã cung cấp nguồn tư liệu phong phú, đa dạng cho những người

tham gia lĩnh vực phân tích MXH Tác giả đã giới thiệu cho người đọc các khái niệm chính, chủ thể thực chất, phương pháp trung tâm và các cuộc tranh luận chính Các nội dung được đề cập đến như lý thuyết mạng, ứng dụng liên ngành, mạng trực tuyến, mạng lưới vận động hành lang, mạng công ty là kho tư liệu phong phú cho những người quan tâm đến phân tích MXH có thể tham khảo [33] Tác giả Peter J Carrington, John Scott, Stanley Wasserman đã viết và xuất

bản cuốn“Mô hình và phương pháp phân tích mạng xã hội” Đây là cuốn sách đi

Trang 10

3

sâu phân tích mạng xã hội với sự tăng trưởng ồ ạt Sự tăng trưởng này đã được kết hợp bởi sự tinh tế ngày càng tăng trong một công cụ kỹ thuật có sẵn cho người dùng [34]

Tác giả Xiaoming Fu, Jar-Der Luo and Margarete Boos đã xuất bản cuốn

“Phân tích mạng xã hội, phương pháp tiếp cận liên ngành và nghiên cứu trường hợp” đã đưa ra các nhận định về sự tương tác của con người với gia đình, đồng

nghiệp, bạn bè, các cá nhân và các tổ chức khác Mạng xã hội liên kết mọi người với nhau theo sở thích chung hoặc các loại phụ thuộc lẫn nhau Ngày nay sự năng động của mạng lưới xã hội ngày nay, sự năng động của mạng xã hội thường được thúc đẩy bởi việc truy cập vào các nền tảng trực tuyến hiện đại và địa lý cao, dẫn đến tương tác giữa các cá nhân lớn hơn [35]

Đây là những công trình nghiên cứu đã đưa ra các vấn đề lý luận và phương pháp nghiên cứu các vấn đề liên quan đến mạng xã hội mà đề tài có thể kế thừa và phát huy trong quá trình nghiên cứu

2.2 Các nghiên cứu về sử dụng mạng xã hội

* Về các tác động và ảnh hưởng từ việc sử dụng mạng xã hội

Nhiều nhà khoa học hàng đầu của Anh đã có nhiều công trình nghiên cứu

đưa ra các cảnh báo về hiện tượng: “Các trang web cộng đồng đang gây nên nhiều

thay đổi tiêu cực đối với não của trẻ em tại xứ sở sương mù” Trong đó, phải kể đến

các nhà nghiên cứu tiêu biểu như: Susan Greenfield - chuyên gia thần kinh nổi tiếng

của Anh đã với những nghiên cứu khẳng định:“Các mạng xã hội như Facebook,

Twitter và Bebo khiến trẻ em trở nên ích kỷ hơn, đồng thời làm giảm khả năng tập trung và làm tăng tính tự mãn”; Baroness Greenfield - nhà thần kinh học của Đại

học Oxford, hiện giữ chức giám đốc Viện Hoàng gia Anh, cho rằng việc tiếp xúc liên

tục với mạng xã hội sẽ đảo ngược mọi hoạt động của não: “Các mạng xã hội, trò

chơi điện tử bạo lực, chương trình truyền hình sẽ làm chậm tốc độ phát triển của não trẻ, vì chúng rất dễ bị thu hút bởi âm thanh và ánh sáng mạnh”; Baroness cũng

khẳng định việc việc chơi game, chat và tham gia mạng xã hội có thể khiến cả một

thế hệ mất đi khả năng tập trung trí óc: “Một ngày nào đó, cách giao tiếp truyền

thống sẽ bị thay thế bởi những hộp thoại trên màn hình máy tính” [20]

Nhiều nhà tâm lý học cũng cho rằng công nghệ số đang thay đổi cách tư duy

Trang 11

4

của con người Họ chỉ ra rằng học sinh ngày nay không cần phải lập dàn ý trước khi viết bài luận vì sự phổ biến của các chương trình xử lý văn bản trên mạng Điển hình: Sue Palmer - tác giả của cuốn sách nổi tiếng Toxic Childhood đã đưa ra nhận

định: “Sự phát triển trí óc của trẻ em ngày nay đang bị cản trở vì chúng không

tham gia vào những hoạt động mà loài người đã thực hiện từ hàng nghìn năm nay Tôi không phản đối việc cho trẻ tiếp cận với công nghệ số và máy tính, nhưng trước khi tham gia vào xã hội ảo, chúng cần phải biết cách tạo mối quan hệ với người thực”; Nhà nghiên cứu Turkle trong cuốn Alone Togethervừa xuất bản mới đây đã

bày tỏ mong muốn kêu gọi “Người dân nên bớt thời gian dành cho các trang mạng

xã hội như Twitter hay Facebook Thay vào đó, chúng ta nên tăng cường các hoạt động giao tiếp trong xã hội thực” [30]

Tại Việt Nam, trong thời gian vừa qua đã có nhiều tác giả nghiên cứu về mạng xã hội và đã đưa ra những kết quả nghiên cứu sau: Theo một thống kê toàn cầu của Google công bố tháng 8/2010, MXH lớn nhất ở Việt Nam là Zingme của công ty VNG (Tập đoàn Vinagame), nơi phần đông người sử dụng là những thanh

thiếu niên từ độ tuổi 15 – 22 [37] Với thế hệ này, internet đã trở thành một phần

không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của họ Học hành, giao tiếp, đọc thông tin… tất cả đều qua internet Đây là thế hệ không ngại chia sẻ trên internet - mức

độ thông tin mà họ không ngại ngần bày tỏ qua internet thật là đáng ngạc nhiên đối với thế hệ già hơn Như nhận xét của tạp chí Time trong bài viết về nhân vật của năm: “Ý thức về bản thân của chúng ta thay đổi nhiều hơn, trong khi ý thức về sự riêng tư mở rộng hơn Những gì đã từng được coi là thầm kín thì nay được chia sẻ với hàng triệu người chỉ bằng một cú nhấp chuột” [37]

Tác giả Nguyễn Thị Hậu (2010), với bài viết MXH với lối sống của giới trẻ Thành phố Hồ Chí Minh MXH với sự xuất hiện với những tính năng đa dạng, nguồn thông tin phong phú đã cho phép người dùng hiện nay có thể tiếp nhận, cũng như chia sẻ và chọn lọc thông tin một cách dễ dàng không phân biệt khó khăn về không gian cũng như thời gian Nó giúp nâng cao vai trò của mỗi người công dân trong việc tạo lập quan hệ và tự tổ chức xoay quanh những mối quan tâm chung trong những cộng đồng thúc đẩy sự liên kết các tổ chức xã hội Tác giả đã nêu rõ ảnh hưởng của mạng xã hội đến lối sống giới trẻ Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, thông qua việc

Trang 12

5

tìm hiểu nhu cầu, mục đích và hình thức sử dụng MXH góp phần giúp các bạn trẻ

có thể cải thiện được việc sử dụng MXH của mình [14]

Đặc biệt, trong đề tài Cấp Nhà nước KX.01.10/16-20“Mạng xã hội trong bối

cảnh phát triển xã hội thông tin ở Việt Nam” đã làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn

mạng xã hội và kinh nghiệm quản lý mạng xã hội ở Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới; nhận diện thực trạng, vấn đề của mạng xã hội và quản lý thông tin, truyền thông trên mạng xã hội, từ đó đề xuất mô hình và giải pháp quản lý thông tin, truyền thông ở Việt Nam đáp ứng đòi hỏi của tiến trình hội nhập, phù hợp với

xu thế và bối cảnh phát triển xã hội thông tin ở Việt Nam [46]

Có thể thấy, các công trình nghiên cứu trên đã đưa ra được các tác động và ảnh hưởng của việc sử dụng mạng xã hội đến sự phát triển cảu não bộ và các mối quan hệ xã hội của con người đặc biệt là trẻ em Tuy nhiên, các công trình này lại chưa đưa đánh giá sâu về mức độ sử dụng mạng xã hội và ảnh hưởng lâu dài đến học tập và sự phát triển sự nghiệp cá nhân của người trưởng thành Đây chính là những khoảng trống nghiên cứu mà nhóm tác giả có thể xây dựng định hướng nghiên cứu mới cho đề tài nhưng cũng đồng thời kế thừa các kết quả nghiên cứu đi trước để làm sáng tỏ hơn các kết quả nghiên cứu của đề tài

* Về việc sử dụng mạng xã hội của sinh viên

Tác giả Ana M.Martinez Aleman and Catherine Lynk Wartman (2009) đã

tiến hành nghiên cứu “Mạng xã hội trực tuyến trong khuôn viên trường: hiểu những

vấn đề trong văn hóa sinh viên” đã chỉ ra bất kỳ tiến bộ công nghệ nào cũng mang

đến cho các nhà khoa học xã hội cơ hội hiểu biết sâu sắc về hành vi của con người

và sự đổi mới của mạng xã hội trực tuyến đã mang đến cho những người trong chúng ta quan tâm tìm hiểu văn hóa đại học với một nền văn hóa đặc biệt phong phú Với nghiên cứu của mình, nhóm nghiên cứu mong muốn biết thế hệ sinh viên đại học và đại học thế kỷ 21 đánh giá cao giá trị, xây dựng và phân biệt văn hóa sinh viên trực tuyến như thế nào [32]

Tại Việt Nam, nhiều nhà nghiên cứu đã có những nghiên cứu về những tác động của internet đến hoạt động học tập của sinh viên Tiêu biểu là các công trình nghiên cứu sau:

Đề tài “Mối quan hệ của việc sử dụng internet và hoạt động học tập của

Trang 13

6

sinh viên” Mã số Q.CL.05.01 [25] của Nguyễn Quý Thanh cùng nhóm tác giả

Nguyễn Vân Anh, Nguyễn Khánh Hòa, Nguyễn An Ni Đề tài đã tiến hành khảo sát

640 sinh viên của 10 trường đại học, trong đó 5 trường ở Hà Nội và 5 trường ở Thành phố Hồ Chí Minh;

Đề tài “Nhu cầu sử dụng mạng xã hội của sinh viên Cao đẳng Sư phạm Thái

Bình”, luận văn Thạc sỹ Tâm lý học của Đặng Thị Nga (2013) đã khái quát chung

về tình hình sử dụng MXH của sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Thái Bình Qua nghiên cứu đề tài đã chỉ ra rằng, MXH trong xã hội ngày nay đóng một vai trò to lớn trong đời sống của mỗi người và có ảnh hưởng lớn đối với hoạt động sống và học tập của sinh viên [25];

Tác giả Trần Thị Minh Đức, Bùi Thị Hồng Thái (2014), với bài viết: “Sử

dụng mạng xã hội trong sinh viên Việt Nam” chỉ ra trong các MXH sinh viên

thường dùng thì Facebook được sử dụng nhiều nhất (chiếm 86,6%), với thời gian

sử dụng trải dài từ 1 giờ đến dưới 5 giờ/ngày Sinh viên sử dụng mạng xã hội chủ yếu cho nhu cầu tương tác và giải trí, mặc dù mức độ chịu áp lực từ việc sử dụng mạng xã hội ở sinh viên chưa đáng báo động, nhưng khi sinh viên càng có nhu cầu

sử dụng mạng xã hội cao thì họ càng dễ có nguy cơ chịu áp lực từ MXH [8]

Tác giả Nguyễn Hoàng Ánh (2018), với bài viết: “Chúng ta sử dụng mạng

xã hội một cách thông thái?” đã chỉ ra những tiềm năng khổng lồ của mạng xã hội

đối với người sử dụng nhưng cũng chỉ ra những mối nguy hại từ mạng xã hội mà con người cần phải lưu ý khi sử dụng mạng xã hội Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một số nguyên tắc mà người dùng mạng xã hội phải tuân thủ để tránh những rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra Như vậy, bài viết gợi mở cho nhóm nghiên cứu những ý tưởng tiếp cận dưới góc độ hành vi sử dụng MXH của sinh viên hiện nay [47]

Tác giả Nguyễn Thị Lan Hương (2018), với bài viết: “Sử dụng mạng xã hội

của thanh, thiếu niên ở Việt Nam hiện nay” đã thống kê một số trang mạng xã hội

phổ biến ở Việt Nam hiện nay như Facebook, Instagram, Youtube, Twitter, Myspace và một số mạng nội địa như Zingme, Go.vn, Yume.vn… với nhiều tiện ích đáp ứng được các nhu cầu hết sức đa dạng: kết nối - giao tiếp, tìm kiếm thông tin, học tập, giải trí, kinh doanh của thanh, thiếu niên Bài viết đã điều tra thực trạng sử dụng mạng xã hội của thanh, thiếu niên Việt Nam với một số nội dung như:

Ngày đăng: 23/04/2024, 16:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w