1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài tập môn xã hội học chính trị quan điểm của sinh viên về bảo vệ tư tưởng đảng trên mạng xã hội (nghiên cứu ở học viện báo chí tuyên truyền

24 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bài tập môn xã hội học chính trị quan điểm của sinh viên về bảo vệ tư tưởng Đảng trên mạng xã hội (nghiên cứu ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền)
Trường học Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Chuyên ngành Xã hội học chính trị
Thể loại Bài tập
Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 802,91 KB

Nội dung

MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là bảo vệ Cương lĩnh chính trị, đường lối lãnh đạo của Đảng, bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc, bảo vệ công c

Trang 1

MỤC LỤC

I MỞ ĐẦU 3

Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 3

II Nội dung 5

1 Cơ sở lý luận 5

1.1 Mục đich nhiệm vụ nghiên cứu 5

1.2 Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu 5

1.3 Câu hỏi nghiên cứu 6

1.4 Giả thuyết nghiên cứu 6

1.5 Bộ công cụ 6

1.6 Thao tác hóa khái niệm 11

1.6.1 Tư tưởng 11

1.6.2 Tư tưởng Đảng qua từng giai đoạn 12

1.6.3 Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng 13

1.6.4 Mạng xã hội 14

1.7 Tổng quan tài liệu 15

1.8 Chọn mẫu nghiên cứu 16

1.8.1 Đặc điểm của khách thể nghiên cứu: sinh viên Học viện báo chí 16

1.8.2 Phương pháp nghiên cứu 17

1.8.3 Phương pháp chọn mẫu 17

2.Nội dung nghiên cứu 17

2.1 Thực trạng sinh viên bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên mạng xã hội .17

2.2 Yếu tố tác động đến vấn đề nghiên cứu 19

2.2.1Niềm tin chính trị 19

2.2.2 Nội dung, phương pháp, hình thức, phương tiện giáo dục văn hóa chính trị cho sinh viên luôn được đổi mới 19

2.3 Biện pháp giải quyết vấn đề 20

III Kết luận 23

Tài liệu tham khảo 24

Trang 2

I MỞ ĐẦU

Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là bảo vệ Cương lĩnh chính trị, đường lối lãnh đạo của Đảng, bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc, bảo vệ công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước; đồng thời đấu tranh phản bác có hiệu quả các quan điểm sai trái, thù địch, những luận điệu xuyên tạc, bịa đặt, thông tin xấu độc, cố tình bôi xấu cán bộ, đảng viên, hạ thấp uy tín, vai trò lãnh đạo của Đảng, chia rẽ đoàn kết, gây mất niềm tin trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân…

Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn chú trọng công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, coi đây là một bộ phận quan trọng trong công tác tư tưởng, lý luận của Đảng, một nội dung cốt lõi của công tác xây dựng Đảng

Nghị quyết số 35-NQ/TW, ngày 22-10-2018 của Bộ Chính trị về “Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới” được ban hành, công tác này đã được triển khai một cách đồng bộ, thống nhất và toàn diện trên mọi mặt Dù vậy, trước những yêu cầu của bối cảnh mới, vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra đối với công tác bảo về nền tảng tư tưởng của Đảng

Các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị đang sử dụng không gian mạng để chống phá trực diện khuếch trương thanh thế, cổ súy “giá trị” văn hóa phương Tây Chúng lập những tài khoản, website giả mạo các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo bộ, ngành, địa phương, những người có uy tín, nhân vật nổi tiếng… để tung tin gieo rắc hoài nghi trong xã hội, nhất là trước những

Trang 3

vấn đề nhạy cảm, kích động, lôi kéo người dân tụ tập trái phép, biểu tình, phá rối

an ninh trật tự và có các hành vi phạm pháp

Theo Bộ Thông tin-Truyền thông, từ đầu năm 2020 đến nay, qua rà quét, giám sát, Bộ đã gỡ bỏ gần 400 trang giả mạo tên các đồng chí Trung ương, 4.500 tin bài xấu độc trên Facebook và 30.000 video xấu độc trên Youtube

Trung tâm giám sát xử lý an toàn thông tin mạng quốc gia có thể rà soát, phân tích, xử lý khoảng 300 triệu tin giả, tin xấu độc mỗi ngày; tỷ lệ tháo gỡ các video xấu, độc trên kênh Youtube hiện nay đã lên đến 90%; mỗi tháng gỡ bỏ hàng ngàn video xấu độc

Năm 2020 Sở Thông tin - Truyền thông tỉnh Thanh Hóa đã phối hợp tham mưu phát hiện, ngăn chặn và xử lý một số vụ việc lợi dụng danh nghĩa báo chí

để trục lợi và vi phạm pháp luật trong hoạt động báo chí; xử lý nhiều cá nhân đăng tải thông tin sai sự thật trên mạng xã hội; rà soát và phối hợp với các đơn vị của Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện gỡ bỏ nhiều video xấu độc trên mạng xã hội

Ở Việt Nam, thanh niên trong độ tuổi từ 16 đến 30 tuổi chiếm khoảng 30% dân số Đây là lực lượng dân cư có nhiều tiềm năng về sức khỏe, trí tuệ và khả năng thích nghi với sự thay đổi nhanh chóng của môi trường trong nước và quốc

tế Thanh niên Việt Nam nhìn chung đều có tinh thần nhiệt tình cách mạng, hăng hái, tiên phong, ham học hỏi, có óc sáng tạo, khi được dìu dắt, tập hợp dễ kết thành một khối thống nhất, đoàn kết Tuy nhiên, do có những hạn chế nhất định

về trình độ, kinh nghiệm sống nên thanh niên Việt Nam cũng dễ bị lôi kéo, kích động, dễ có có tâm lý chán nản, bi quan trước những thất bại, vấp ngã đầu đời Những đặc điểm đó chính là cơ hội để các thế lực thù địch “để mắt” đến thanh niên Đặc biệt, đối tượng sinh viên Học viện Báo chí tuyên truyền nhanh nhạy trong tiếp cận thông tin, tiếp thu nhanh chóng những tư tưởng tiến bộ và có khả năng tạo ra sức lan tỏa lớn Tuy nhiên, sinh viên cũng là bộ phận có lập luận

Trang 4

nhưng chưa vững vàng trong nhận thức, vì vậy đề tài tìm hiểu vấn đề này “Quan điểm của sinh viên về bảo vệ tư tưởng Đảng trên mạng xã hội (Nghiên cứu ở

học viện báo chí tuyên truyền)”

II Nội dung

1.1.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

-Thao tác hóa khái niệm

-Tìm hiểu nhận thức sinh viên hiểu biết về tư tưởng của Đảng

-Tìm hiểu quan điểm sinh viên bảo vệ tư tưởng của Đảng trên mạng xã hội

-Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiểu biết của sinh viên về tư tưởng Đảng

1.2 Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu

1.2.1 Đối tượng nghiên cứu

Quan điểm bảo vệ tư tưởng Đảng

1.2.2 Khách thể nghiên cứu

Sinh viên Học viện báo chí tuyên truyền

1.2.3 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi không gian: Học viện báo chí tuyên truyền

Phạm vi thời gian: tháng 12 năm 2021

Trang 5

1.3 Câu hỏi nghiên cứu

-Có sự khác biệt giữa khối lý luận và nghiệp vụ trong bảo vệ tư tưởng Đảng (bình luận trên Đảng, hành động khi gặp những comment xúc phạm đến đường

lối xuyên tạc tư tưởng)

-Sinh viên đã nắm được những kiến thức cơ bản để không lung lạc trước

những thông tin sai trái, thù địch, xuyên tạc trên mạng xã hội

1.4 Giả thuyết nghiên cứu

-Khối học ảnh hưởng tới nhận thức của sinh viên về bảo vệ tư tưởng Đảng trên mạng xã hội

-Một bộ phận nhỏ sinh viên chưa có lập trường vững vàng trước những ngôn

từ, thông tin của thế lực thù địch

1.5 Bộ công cụ

PHIẾU NGHIÊN CỨU KHẢO SÁT QUAN ĐIỂM CỦA SINH VIÊN VỀ BẢO VỆ TƯ TƯỞNG ĐẢNG TRÊN

MẠNG XÃ HỘI (Nghiên cứu tại Học viện báo chí tuyên truyền)

Thực hiện yêu cầu bài tập lớn cuối kỳ môn Xã hội học Chính trị, mình là sinh viên khoa Xã hội học triển khai đề tài “Quan điểm của sinh viên về bảo vệ

tư tưởng Đảng trên mạng xã hội” Kính mong được sự giúp đỡ của các bạn sinh viên giúp đỡ mình hoàn thành môn học cuối kỳ Kết quả nghiên cứu chỉ

phục vụ cho mục đích nghiên cứu mọi thông tin hoàn toàn được bảo mật và riêng tư

Xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ và hợp tác của các bạn sinh viên!

Trang 6

A Đặc trưng nhân khẩu học

A.1.Độ tuổi của anh/chị: …

A.2.Năm học: …

A.4 Anh/chị tới từ đâu?

B Nhận thức về bảo vệ tư tưởng Đảng

B1 Anh/chị nhận thấy tầm quan trong của bảo vệ tư tưởng Đảng trên

3 Không thấy bao giờ (kết thúc phỏng vấn)

B3 Khi nhìn thấy những bài viết xuyên tạc anh/chị đã làm gì (chọn tối

đa 3 phương án)

1 Chỉ đọc nội dung, không share, thích hay bình luận

2 Đọc nội dung và tìm hiểu nội dung đó đúng hay sai

3 Đọc nội dung và lý giải rõ ràng luận điểm của mình, chống lại thông tin sai trái

4 Báo cáo bài viết có chứa nội dung xuyên tạc đó

Trang 7

5 Báo cái bài viết cho Công an Mạng để kịp thời năm bắt, có phương án xử

6 Cảm thấy thích thú và tìm đọc về bài viết này nhiều hơn

7 Đọc, thả tim, share muốn tuyên truyền về thông tin đó cho nhiều người hơn

B4 Đánh giá mức độ hiểu biết của bạn về hình thức của thế lực thù địch xuyên tạc Đảng trên mạng xã hội (0-không biết gì 5-hiểu rất rõ)

1 Lập ra nhiều trang web mạo danh

ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Trung

ương Đảng, một số nhân vật được xã

2.Lợi dụng một số nhân vật được xã

hội chú ý hoặc nhân danh “đấu tranh

chống tham nhũng, tiêu cực”, “bảo

vệ môi trường”, “bảo vệ chủ quyền

biển, đảo”, “phản biện xã hội”, “hiến

3.Đưa lên mạng xã hội những mặt

trái của xã hội, khai thác những

thông tin tiêu cực dẫn dắt, hướng lái

Trang 8

dư luận theo chiều hướng tiêu cực,

tạo nên sự hoài nghi, phản kháng

5.Đưa một số lượng lớn tài liệu, sách

báo, truyền đơn, băng hình… có nội

dung phản động, đồi trụy vào Việt

Nam, chỉ đạo bọn “bồi bút”, cơ hội

viết nhiều bài xuyên tạc, bôi nhọ tình

3 Không chịu ảnh hưởng

C2 Theo anh/chị sinh viên cần nâng cao những kỹ năng nào để giữ vững

lập trường bảo vệ Đảng trước những thông tin sai trái, thù địch (chọn tối đa

3 đáp án)

Trang 9

1 Tập trung đổi mới căn bản công tác giáo dục chính trị, lý tưởng cách mạng cho thanh niên nhằm tăng cường năng lực lý luận

2 Bồi dưỡng niềm tin khoa học cho thanh niên về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các đường lối chủ trương của Đảng

3 Thường xuyên tổ chức các chiến dịch truyền thông theo các nhóm vấn đề, đặc biệt là các vấn đề “nóng” được dư luận xã hội quan tâm

4 Chủ động tăng cường thông tin tích cực đến thanh niên và xã hội nhằm pha loãng, đẩy lùi, giảm bớt tần suất tiếp xúc, tác động của các thông tin tiêu cực, làm lành mạnh hóa môi trường thông tin

5 Cần phát triển và nâng cao chất lượng app Thanh niên Việt Nam thực sự trở thành kênh điều hành, tương tác, tập hợp và định hướng thanh niên hiệu quả trên toàn quốc

6 Chủ động, kịp thời đấu tranh với các thông tin xấu độc với phương pháp phù hợp, khéo léo, tránh góp phần lan truyền thông điệp của các thế lực thù địch

C3 Là một sinh viên trường Đảng-Học viện Báo chí tuyên truyền Anh/

chị cảm thấy nâng cao năng lực bản thân chống lại thế lực thù địch trên

mạng xã hội có cần thiết không?

1 Rất cần thiết

2 Cần thiết

3 Không cần thiết lắm

C4 Anh/ chị nhận thấy hoạt động nâng cao lý luận cho sinh viên trường

Báo chí hoạt động như thế nào

1 Thực hiện rất tốt

2 Thực hiện tốt

3 Thực hiện chưa tốt

4 Còn nhiều yếu kém

Trang 10

C5 Anh/ chị hãy đánh giá thái độ của mình khi tham gia các hoạt động nâng cao kiến thức cho sinh viên về Đảng, Nhà nước ở Học viện

1 Rất hài lòng và hứng thú tham gia nhiều hoạt động hơn

2 Tham gia cho có lệ, lớp, chi đoàn bắt buộc

3 Rât ngại tham gia

C6 Đề xuất của anh, chị để nâng cao năng lực của sinh viên trường trước những thông tin, sai trái xuyên tạc: ………

Xin chân thành cảm ơn sự tham gia của anh/chị!

1.6 Thao tác hóa khái niệm

1.6.1 Tư tưởng

Đã có rất nhiều định nghĩa khác nhau về tư tưởng Theo từ điển triết học, tư tưởng là “một hình thái phản ánh thế giới xing quanh con người, tổng hợp các

khái nhiệm, quan niệm thành một thể duy nhất" [8.tr1033] Theo từ điển Tiếng

việt, tư tưởng là những “quan điểm và ý nghĩa chung của con người đôi với thế

giới tự nhiên và xã hội" [9.tr1757] Nhìn chung, tư tưởng là suy nghĩa, quan điểm và ý nghĩa chung của con người đối với thế giới tự nhiên và xã hội

Tư tưởng thuộc phạm trù ý thức, tồn tại như một thực thể khách quan, gắn liền với hoạt động của con người, là kết quả của quá trình nhận thức trở thành

những chủ kiến, dự định, chương trình, kế hoạch định sẵn, chi phối hành vi của

họ

Tư tưởng xuất hiện trong những điều kiện kinh tế-xã hội nhất định, luôn có

tác động trở lại cơ sở kinh tế, làm nảy sinh ra nó và có thể làm thay đổi cơ sở kinh tế trong những giới hạn nhất định, thông qua hoạt động của những lực lượng xã hội Sự tác động này diễn ra theo hai chiều hướng khác nhau: thúc đẩy

Trang 11

hoặc kìm hãm Tư tưởng tiến bộ, cách mạng, khoa học mang tính vượt trước trên

cơ sở nắm bắt được quy luật khách quan có vai trò to lớn, tác động thúc đẩy tích

cực mạnh mẽ tới xã hội Tư tưởng lạc hậu, lỗi thời, phản động sẽ tác động tiêu cực, kìm hãm sự phát triển của xã hội

1.6.2 Tư tưởng Đảng qua từng giai đoạn

Từ khi thành lập cho đến nay, Đảng luôn thể hiện rõ là một đảng cách mạng chân chính, hội tụ sức mạnh của dân tộc, của giai cấp, là đội tiên phong của giai

cấp công nhân và của dân tộc Việt Nam Cùng với quá trình lãnh đạo nhân dân đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và phát triển đất nước; Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch là nhiệm vụ rất quan trọng, liên quan trực tiếp đến sự tồn vong của Đảng, của chế độ Đây là nhiệm vụ được thực hiện xuyên suốt, thường xuyên, liên tục từ khi Đảng ra đời đến nay Trong phạm vi này, chúng ta khái quát lại những mốc lớn được thể hiện qua các kỳ Đại hội để thấy được vị trí, vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng của việc bảo vệ nền tảng tư tưởng

Với những nội dung được đề ra trong Hội nghị thành lập Đảng, cho chúng

ta thấy rằng, ngay từ đầu, Đảng Cộng sản Việt Nam đã hoạt động dựa trên nền tảng tư tưởng là chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh Chính nền tảng đó là “kim chỉ nam” cho Đảng hoạch định cương lĩnh, đường lối đúng đắn

và hiện thực hóa thành công những mục tiêu chiến lược, nhiệm vụ chính trị, đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác

Nghị quyết Trung ương 6 khóa VI khi đề ra những nguyên tắc chỉ đạo công cuộc đổi mới, bảo đảm cho đổi mới đúng hướng, đúng mục tiêu và có hiệu quả Trong Nghị quyết, Đảng ta không chỉ khẳng định tính chất của công cuộc đổi mới ở Việt Nam không phải là thay đổi mục tiêu xã hội chủ nghĩa mà là làm cho

Trang 12

mục tiêu ấy được thực hiện có hiệu quả bằng những quan niệm đúng đắn về chủ nghĩa xã hội, những hình thức, bước đi và biện pháp thích hợp mà Đảng ta còn nhấn mạnh: “Chủ nghĩa Mác - Lênin luôn luôn là nền tảng tư tưởng của Đảng ta, chỉ đạo toàn bộ sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta” [1 tr 591]

Tiếp theo tinh thần của Nghị quyết Trung ương 6 khóa VI, tháng 8/1989, Hội nghị Trung ương 7 khóa VI của Đảng ban hành Nghị quyết “Một số vấn đề cấp bách về công tác tư tưởng trước tình hình trong nước và quốc tế hiện nay” Trung ương đã nhận định 6 điểm về những sai lầm trong cải tổ, cải cách của một

số đảng về thực hiện đa nguyên chính trị, đa đảng, dân chủ hóa không giới hạn,

hạ thấp sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, phủ nhận thành tựu của lịch sử, của chủ nghĩa xã hội Từ việc nhìn nhận những thất bại của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô

và Đông Âu khi buông lỏng vai trò lãnh đạo của Đảng trong việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, khiến đảng viên và nhân dân mất niềm tin vào chính lý tưởng mà mình đã theo đuổi, Nghị quyết Trung ương 7 khóa VI của Đảng đã nhấn mạnh: “Giáo dục trong Đảng và trong nhân dân kiên trì mục tiêu, lý tưởng

xã hội chủ nghĩa, trên cơ sở quán triệt năm nguyên tắc và những chính sách đổi mới của Đảng” [2, tr 742] Quan điểm này cho thấy sự kiên định của Đảng trong việc lãnh đạo, chỉ đạo đấu tranh bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin trong một giai đoạn rất khó khăn và cam go

1.6.3 Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Thời gian qua, công tác đấu tranh phản bác các luận điệu xuyên tạc, sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng đã đạt được những kết quả tích cực Ban chỉ đạo 35 các cấp được thành lập, cùng với cơ quan thường trực, lực lượng nòng cốt, lực lượng chuyên sâu, lực lượng tham gia đấu tranh ở từng cấp đã hoạt động hiệu quả, góp phần làm thất bại âm mưu, hoạt động “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch Tuy nhiên, trước âm mưu, thủ đoạn, phương thức chống

Ngày đăng: 21/03/2024, 15:35

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w