1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài tập môn xã hội học chính trị vai trò của giáo dục ý thức chính trị đối với sinh viên hiện nay (nghiên cứu tại học viện báo chí và tuyên truyền

25 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vai trò của giáo dục ý thức chính trị đối với sinh viên hiện nay
Trường học Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Chuyên ngành Xã hội học chính trị
Thể loại Bài tập
Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 56,34 KB

Nội dung

Nội dụng nghiên cứu...122.2.1 Thực trạng giáo dục ý thức chính trị của sinh viên hiện nay...122.2.2 Những yếu tố tác động đến ý thức chính trị của sinh viên...142.2.3 Vai trò của giáo dụ

Trang 1

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 2

CHƯƠNG 2 NỘI DUNG 3

2.1 Cơ sở lý luận 3

2.1.1 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3

2.1.2 Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu 3

2.1.3 Câu hỏi nghiên cứu 3

2.1.4 Giả thuyết nghiên cứu 4

2.1.5 Thiết kế bộ công cụ nghiên cứu 4

2.1.6 Thao tác hóa khái niệm 6

2.1.7 Tổng quan nghiên cứu 9

2.1.8 Chọn mẫu nghiên cứu 11

2.2 Nội dụng nghiên cứu 12

2.2.1 Thực trạng giáo dục ý thức chính trị của sinh viên hiện nay 12

2.2.2 Những yếu tố tác động đến ý thức chính trị của sinh viên 14

2.2.3 Vai trò của giáo dục ý thức chính trị cho thanh niên 15

2.2.4 Biện pháp nâng cao giáo dục chính trị cho thanh niên 17

CHƯƠNG 3 KẾT LUẬN 19

Trang 2

LĐTB&XH Bộ Lao động thương binh và xã hội

Trang 3

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam luôn đánh giá đúng đắn bản chấtcách mạng, tiềm năng to lớn, sức vươn lên mạnh mẽ của thanh niên, sinh viên và đặt lòngtin vào vai trò to lớn của thanh niên, sinh viên Sau gần 30 năm đổi mới đất nước, nhiềuchủ trương, đường lối về công tác thanh niên, sinh viên được Đảng ban hành, Nhà nước

cụ thể hóa thành chính sách, pháp luật về thanh niên và công tác thanh niên, sinh viên,qua đó đã tạo được những điều kiện tốt nhất để thế hệ tương lai của đất nước phấn đấuvươn lên Trong xu thế toàn cầu hóa- xu hướng chung của tiến trình hội nhập, Đảng vàNhà nước ta đã thực hiện chính sách mở cửa hội nhập, đa phương hóa và đa dạng hóa cácquan hệ một cách sâu rộng Điều đó cũng đồng nghĩa với việc, chúng ta phải đương đầuvới những tác động của tiến trình hội nhập cả theo chiều hướng tích cực và tiêu cực Nóchi phối các hệ giá trị, các chuẩn mực đạo đức cũng như lối sống, tình cảm, nhân cáchcủa mỗi người Việt Nam, đặc biệt là thanh niên, sinh viên Một thực trạng đáng báo độnghiện nay là một bộ phận không nhỏ thanh niên, sinh viên thiếu lý tưởng sống, giảm sútniềm tin, ít quan tâm đến tình hình đất nước; có xu hướng đề cao chủ nghĩa cá nhân; sốngbuông thả bản thân, hành xử hung bạo, bất chấp pháp luật; thờ ơ, vô cảm thiếu tráchnhiệm; tiếp thu thiếu chọn lọc văn hóa từ bên ngoài…

Diễn biến tình hình tư tưởng và những vấn đề tiêu cực mới nảy sinh trong thanh niêngây lo lắng cho toàn xã hội Do đó, việc tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng(GDCTTT) trong thanh niên, sinh viên là yêu cầu cấp thiết, góp phần hình thành lớpthanh niên có bản lĩnh chính trị vững vàng để đáp ứng nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổquốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa

Sinh viên là lực lượng trí thức trẻ, là nguồn nhân lực trong tương lai của đất nước Vớihành trang là những hiểu biết khoa học về các lĩnh vực, họ sẽ góp một phần quan trọngtrong công cuộc CNH, HĐH đất nước, thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu kinh tế, chính trị

mà Đảng và Nhà nước đề ra Trong những năm qua, các trường đại học và cao đẳng ởnước ta đã đào tạo được nhiều sinh viên có chuyên môn giỏi, có phẩm chất chính trị, đạođức tốt đáp ứng được những yêu cầu của đất nước trong thời kì đổi mới Song bên cạnh

đó, còn một bộ phận sinh viên cũng bộc lộ không ít những hạn chế, yếu kém, trong đó có

sự yếu kém về ý thức chính trị (YTCT), ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả đào tạo và sự

Trang 4

phát triển nhân cách sinh viên Vì vậy, việc giáo dục YTCT cho sinh viên trong quá trìnhđào tạo tại các trường đại học và cao đẳng là vấn đề hết sức quan trọng, cấp bách và có ýnghĩa to lớn

Giáo dục ý thức chính trị (YTCT) là một bộ phận quan trọng của giáo dục và đào tạo

ở bậc đại học (ĐH), cao đẳng (CĐ), là yêu cầu khách quan nhằm hình thành và phát triểnnhân cách cho sinh viên (SV) Giáo dục YTCT có tác động trực tiếp đến tư tưởng, tìnhcảm, đạo đức và khả năng thực hành công việc của mỗi SV trong thực tiễn cuộc sống.Điều đó lại càng quan trọng hơn khi tình hình trong nước và quốc tế trong thời gian gầnđây đang có những diễn biến phức tạp, nhiều vấn đề trong quá trình xây dựng chủ nghĩa

xã hội (CNXH), về xác định con đường đi lên CNXH ở nước ta cần được làm sáng tỏthêm về mặt lý luận Vì vậy, việc giáo dục YTCT, lý luận cách mạng cho SV để đáp ứngthực được với tiễn cách mạng nước ta hiện nay là một yêu cầu hết sức cấp thiết Về thựcchất, giáo dục YTCT cho SV trong các trường ĐH, CĐ hiện nay là cung cấp những trithức khoa học, tư tưởng trong lĩnh vực chính trị để góp phần chủ yếu vào việc hình thànhthế giới quan và phương pháp luận khoa học cho SV, hướng đến xây dựng những thế hệ

SV có nhân cách trong sáng, có lập trường tư tưởng chính trị vững vàng, đáp ứng đòi hỏingày càng cao của quá trình hội nhập và phát triển đất nước Nó cùng với các khoa họckhác và các hoạt động chính trị - xã hội góp phần bồi dưỡng nhân sinh quan cộng sản, lýtưởng cách mạng và niềm tin vào các giá trị của CNXH để SV có những hành động chínhtrị - xã hội tích cực mang tính nhân văn và tiến bộ Vì vậy đề tài nghiên cứu tác giả chọn

là “Vai trò của giáo dục ý thức chính trị đối với sinh viên hiện nay (nghiên cứu tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền)”

1.2 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

- Góp phần làm sáng tỏ vai trò, tầm quan trọng của việc giáo dục ý thức chính trị cho sinhviên hiện nay

- Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức chính trị chosinh viên hiện nay

Trang 5

CHƯƠNG 2 NỘI DUNG2.1 Cơ sở lý luận

2.1.1 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

a) Mục đích nghiên cứu

Chỉ ra được tầm quan trọng của việc giáo dục ý thức chính trị cho sinh viên hiệnnay Từ đó đưa ra một số giải pháp trong việc nâng cao giáo dục ý thức chính trịchi sinh viên

b) Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tổng quan tình hình nghiên liên quan đến đề tài

- Phân tích tầm quan trọng, nội dung, những nhân tố tác động đến ý thức chính trị

và giáo dục ý thức chính trị cho sinh viên

- Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức chínhtrị cho sinh viên

2.1.2 Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu

a) Đối tượng nghiên cứu

Vai trò của giáo dục ý thức chính trị đối với sinh viên hiện nay

Trang 6

2.1.3 Câu hỏi nghiên cứu

- Có phải việc giáo dục, bồi dưỡng và rèn luyện YTCT cho SV có liên quan đến xuthế phát triển trong tương lai của dân tộc, đến sự thành bại của cách mạng, đến địnhhướng XHCN ?

- YTCT có vai trò rất quan trọng đến sự phát triển nhân cách của sinh viên như thế nào?

2.1.4 Giả thuyết nghiên cứu

Giáo dục YTCT cho sinh viên hiện nay giúp sinh viên có được lòng tự hào, niềm tin, ýchí bản lĩnh kiên cường và tầm nhận thức sâu rộng, vượt qua khó khăn của cuộc sống vàtrước những âm mưu phá hoại của kẻ thù, bảo vệ lí tưởng cao đẹp của mình

2.1.5 Thiết kế bộ công cụ nghiên cứu

- Nghiên cứu định tính: Phỏng vấn sâu

- Mẫu nghiên cứu: 30 mẫu

+ 6 mẫu: giảng viên là trưởng khoa hoặc phó trưởng khoa tại Học viện Báo chí vàTruyên truyền 3 khoa khối lý luận và 3 khoa khối nghiệp vụ Mục đích: Là những ngườiđứng đầu, người tiên phong thì trưởng khoa và phó trưởng khoa sẽ có cái nhìn bao quátnhất về tình hình giáo dục YTCT cho sinh viên trong khoa, cũng như trong trường

+ 24 mẫu: Chia khối lý luận và khối nghiệp vụ, khối nghiệp vụ 12 mẫu và lý luận 12mẫu, mỗi khối lấy năm nhất, năm hai, năm ba, năm tư, mỗi năm 2 mẫu Mục đích: khối

lý luận sẽ được học và tiếp xúc nhiều với các tư tưởng, chính trị nhiều hơn khối nghiệp

vụ nên sẽ hai khối sẽ có cái nhìn và đánh giá khác nhau Việc chia theo năm cũng đánhgiá được càng là sinh viên lâu năm tại trường Đảng thì sinh viên năm ba, năm tư đã đượcgiáo dục về YTCT thế nào, có hơn gì nhiều so với các bạn năm nhất, năm hai

- Bảng hướng dẫn phỏng vấn sâu

+ Xin ghi chép và ghi âm

+ Các câu hỏi khảo sát: Giảng viên (tên, khoa, vị trí trong khoa), sinh viên (năm sinh,năm mấy, khoa nào, từng nghe hay biết tới giáo dục ý thức chính trị chưa?)

Trang 7

+ Câu hỏi về thực trạng giáo dục ý thức chính trị

Giảng viên: Thầy/cô hãy giải thích một chút về YTCT và giáo dục YTCT? Đánh giácủa thầy/cô về thực trạng giáo dục YTCT hiện nay? Đánh giá trong nhà trường và đánhgiá trong khoa? Thầy cô nghĩ gì về YTCT của sinh viên trong tường cũng như trongkhoa? Giáo dục YTCT được áp dụng vào các môn học thế nào? Khoa của thầy/cô có mônhọc riêng nào để giáo dục YTCT cho sinhh viên không? Thầy cô thấy sinh viên trongtrường và sinh viên trong khoa đã có trong minh YTCT vững vàng hay chưa? Cần bổsung hay học tập thêm điều gì? Theo thầy/cô đánh giá nội dung giáo trình của các môn

lí luận chính trị còn tồn tại những vấn đề gì?

Sinh viên: Bạn hiểu thế nào về YTCT và giáo dục YTCT cho sinh viên? Bạn đánhgiá bản thân đã có đầy đủ kiến thức về YTCT chưa? Bạn có môn học riêng môn học vềYTCT không hay các thầy cô trong khoa, thầy cô bộ môn có lồng ghép các bài học vềYTCT thế nào? Bạn thấy thực trạng YTCT của sinh viên trường mình thế nào? Niềm tincủa bạn về đường lối lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay thế nào? Bạn đượctiếp thu giáo dục chính trị tư tưởng thông qua hình thức nào là chủ yếu? (môn học, hoạtđộng trong nhà trường, sinh hoạt Đoàn, hội,…)? Theo bạn nội dung giáo trình của cácmôn lí luận chính trị còn tồn tại những vấn đề gì? Thái độ của bạn đối với những hoạtđộng nhằm giáo dục chính trị tư tưởng của trường? Bạn có hừng thú với các phong trào

đó không? Theo bạn trường tổ chức các phong trào hoạt động còn tồn tại vấn đề gì?

+ Câu hỏi về vai trò của giáo dục ý thức chính trị

Giảng viên: Theo thầy/cô đánh giá, giáo dục YTCT đối với sinh viên có vai trò thếnào? Tầm quan trọng của giáo dục YTCT cho sinh viên? Thầy cô có thể nêu và phân tíchmột chút các vai trò quan trọng nhất? Trong công tác giảng dạy trong nhà trường có điểmnào được và chưa được trong giáo dục YTCT cho sinh viên? Trong quá trinh giảng dạysinh viên có hiểu được tầm quan trọng của giáo dục YTCT không? Giữa sinh viên nămnhất năm hai so với năm ba năm tư có sự khác biệt về nhận thức đối với vai trò của bảnthân về YTCT không? Theo thầy cô Nhà trường cần thay đổi gì hay bổ sung gì về giáodục YTCT cho sinh viên? Bản thân thầy/cô sẽ bổ sung hay đổi mới gì trong cách giảngdạy và lồng ghép các kiến thức về YTCT cho sinh viên? Thầy cô hãy nêu một số biện

Trang 8

pháp để giúp sinh viên nâng cao YTCT của bản thân? Đánh giá của thầy/cô về giáo dụcYTCT cho sinh viên Việt Nam hiện nay là tất yếu, cần thiết vừa là mục tiêu, vừa là độnglực nhằm nâng cao chất lượng GD-ĐT tại các trường ĐH và CĐ?

Sinh viên: Theo bạn giáo dục YTCT cho sinh viên là bản thân được học hỏi và traudồi những khía cạnh nào? Hãy nêu một số vai trò quan trọng của giáo dục YTCT chosinh viên? Bạn nghĩ thế nào về câu nói “Giáo dục YTCT góp phần phát triển sinh viênmột cách toàn diện”? Bạn thấy được tầm quan trọng của giáo dục YTCT cho sinh viênquan trọng như thế nào? Bạn sẽ làm gì để trau dồi thêm YTCT cho bản thân mình? Bạn

có muốn tham gia các hoạt động của Nhà trường hoặc các sinh hoạt đoàn thể về nội dunggiáo dục YTCT cho sinh viên không? Mong muốn của bạn đối với khoa cũng như nhàtrường về việc có thêm môn học hay lồng ghép trong môn học hoặc có nhiều hoạt độnghơn về giáo dục YTCT cho sinh viên thế nào? Bạn đánh giá giáo dục YTCT quan trọngthế nào đối với bản thân trong tương lai? Bản thân là sinh viên trường Đảng, bạn thấy bảnthân có trách nhiệm thế nào trong việc giáo dục YTCT cho mình?

Trang 9

thì cũng là lực lượng tinh thần thống trị trong xã hội Giai cấp nào chi phối những tư liệusản xuất vật chất thì cũng chi phối luôn cả những tư liệu sản xuất tinh thần Những tưtưởng thống trị không phải là cái gì khác mà chỉ là sự biểu hiện tinh thần của những quan

hệ vật chất thống trị"

Chính trị là một lĩnh vực hoạt động bao trùm, thâm nhập vào tất cả các lĩnh vực củađời sống xã hội, đặc biệt trong kinh tế, tư tưởng, khoa học, nghệ thuật Trong xã hội cógiai cấp, chính trị lôi cuốn tất cả mọi thành viên trong xã hội vào các hoạt động xã hội và

về thực chất thì không ai có thể "đứng ngoài chính trị" V.I.Lênin có lưu ý: về kẻ thù thứhai - nạn mù chữ - tôi có thể nói rằng chừng nào ở nước ta, còn có một hiện tượng nhưvậy, thì rất khó có thể nói đến giáo dục chính trị Đó không phải là một nhiệm vụ chínhtrị, đó là một điều kiện mà nếu thiếu, thì không thể nói đến chính trị được Một ngườikhông biết chữ là người đứng ngoài chính trị, ở đây V.I.Lênin lưu ý đến "dân trí", nếuthấp kém, dễ ngộ nhận, hoạt động chính trị phiêu lưu, mạo hiểm, mù quáng

Con người tham gia vào hoạt động chính trị để đạt được những giá trị nhất định trong

xã hội có giai cấp Nhân tố thúc đẩy con người đi đến hành động chính trị là động lựcchính trị Động lực chính trị hình thành trên cơ sở nhu cầu, lợi ích chính trị Sự mongmuốn đạt được lợi ích chính trị đó chính là động cơ thúc đẩy các hoạt động chính trị củacon người, giai cấp, dân tộc, quốc gia Động lực chính trị bao hàm hai yếu tố: Nhu cầu -lợi ích và giác ngộ lợi ích của mỗi người, mỗi giai cấp, mỗi tổ chức chính trị Mỗi hànhđộng tự giác của con người đều hàm chứa trong đó những lợi ích nhất định Khi đạt đượclợi ích thì nó lại trở thành động lực thúc đẩy mỗi chủ thể hoạt động một cách nhiệt tình,sáng tạo hơn Do đó, việc nhận thức đúng về các nhu cầu - lợi ích chính trị là rất quantrọng để nó trở thành động lực thúc đẩy các hoạt động chính trị một cách tự giác

Như vậy, chính trị trước hết và chủ yếu là quan hệ giữa các giai cấp Trong xã hội cógiai cấp, mọi hình thái kinh tế - xã hội có một kết cấu giai cấp nhất định, trong đó cónhững giai cấp cơ bản (là giai cấp tiêu biểu cho bản chất của chế độ kinh tế - xã hội đangtồn tại, quyết định sự tồn tại, phát triển của hệ thống sản xuất trong xã hội đó) và nhữngtầng lớp trung gian Quan hệ giữa các giai cấp, tầng lớp đó trong việc giành, giữ và sửdụng quyền lực nhà nước chính là chính trị

Tóm lại, như Lênin viết: "Chính trị là sự tham gia vào những công việc của nhà nước,

là việc vạch hướng đi cho nhà nước, việc xác định những hình thức, nhiệm vụ, nội dung

Trang 10

hoạt động của nhà nước" Như vậy, cái quan trọng nhất trong chính trị, theo V.I.Lênin, là

"tổ chức chính quyền nhà nước", chính trị là mối quan hệ giữa các giai cấp và các cộngđồng xã hội về vấn đề nhà nước; là sự tham gia của nhân dân vào các công việc nhànước; là tổng hợp những phương hướng, những mục tiêu được quy định bởi lợi ích cơbản của giai cấp, của đảng phái; là hoạt động thực tiễn của các giai cấp, các đảng phái,các nhà nước để thực hiện đường lối đó được lựa chọn nhằm đạt được những mục tiêu đó

đề ra

b) Ý thức chính trị:

Chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng: ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan,

là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ óc con người Phản ánh là thuộc chínhchung của mọi dạng vật chất và nguồn gốc tự nhiên của ý thức là thế giới khách quan -

bộ óc người, là sự tương tác giữa thế giới khách quan và bộ não người, ý thức không cótính vật chất mà là hình ảnh tinh thần, nó cải biến cái vật chất được di truyền vào trong bộnão của con người thành cái tinh thần Nhưng không phải sự phản ánh tùy tiện, xuyên tạchiện thực khách quan và cũng không phải là sự phản ánh thụ động giản đơn mà là sựphản ánh sáng tạo hiện thực khách quan

Trên cơ sở khái quát những đặc trưng cơ bản của ý thức và chính trị trong quan niệmcủa các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác - Lênin, tham khảo một số công trình khoa học đãcông bố có liên quan đến ý thức chính trị, chúng tôi cho rằng: Ý thức chính trị - một bộphận của ý thức xã hội trong xã hội có giai cấp, là tình tảm, tâm trạng cùng với hệ thốngquan điểm, lý luận phản ánh các quan hệ chính trị, kinh tế, xã hội giữa các giai cấp, cácdân tộc và các quốc gia; là thái độ của một giai cấp, tầng lớp cá nhân về địa vị lịch sử,nhiệm vụ chính trị, chiến lược, sách lược, về quyền lực nhà nước của giai cấp đó trongtiến trình phát triển của lịch sử nói chung, trong phát triển của quốc gia của dân tộc mìnhnói riêng

Ý thức chính trị ngoài nhân tố tri thức, còn cần phải có sự chuyển hoá từ tri thức thànhtình cảm, ý chí, niềm tin, lý tưởng chính trị thì các quan điểm chính trị mới mang tính ổnđịnh, vững chắc, mới trở thành thuộc tính trong nhân cách, trở thành biểu tượng tập trungnhất của xu hướng phát triển nhân cách, ngay cả khi tình huống chính trị có những vấn đềgay cấn phức tạp

Trang 11

c) Giáo dục ý thức chính trị cho sinh viên

Giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc biệt mà bản chất của nó là truyền đạt, lĩnh hộinhững kiến thức và kinh nghiệm của các thế hệ loài người Dưới góc độ triết học, giáodục được xem là một quá trình hai mặt, một mặt là sự tác động từ bên ngoài vào đốitượng giáo dục, mặt khác là thông qua sự tác động này làm cho đối tượng tự biến đổi bảnthân mình, tự hoàn thiện, tự nâng mình lên qua giáo dục Trong giáo dục chính trị tưtưởng cho sinh viên, Lênin nhấn mạnh “Về mặt phương châm của toàn bộ công tác giáodục của chúng ta, chúng ta không thể cố giữ quan điểm cũ rích cho là giáo dục không cầnchính trị, chúng ta không thể tổ chức công tác giáo dục tách rời chính trị được, lối nóigiáo dục “tách rời chính trị” hoặc “không cần đến chính trị” đó là lối nói giả dối của giaicấp tư sản…Trong tất cả các nước tư sản, mối quan hệ giữa bộ máy chính trị với giáo dụcđều hết sức vững chắc, tuy xã hội tư sản không thể công khai thừa nhận điểm đó”

Giáo dục ý thức chính trị cho sinh viên là quá trình tác động vào đối tượng giáo dụcbằng cách giải thích, tuyên truyền những nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng

Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng cộng sản Việt Nam…nhằmgiúp cho sinh viên nắm vững được những kiến thức cơ bản đó, trên cơ sở đó xây dựng cơ

sở khoa học cho nhận thức và niềm tin vững chắc vào con đường đi lên CNXH và chủnghĩa cộng sản Giáo dục ý thức chính trị giúp hình thành và nâng cao phẩm chất chínhtrị và đạo đức cách mạng, hướng dẫn đối tượng giáo dục biết vận dụng những hiểu biết

ấy vào thực tiễn cách mạng

2.1.7 Tổng quan nghiên cứu

a) Thực trạng giáo dục ý thức chính trị cho sinh viên

Bài viết "Tăng cường giáo dục ý thức chính trị cho sinh viên Việt Nam hiện nay" củatác giả Trần Thanh Giang đã góp phần làm rõ quan niệm về ý thức chính trị Từ sự phân

Trang 12

tích làm rõ khái niệm ý thức chính trị, tác giả Trần Thanh Giang đưa ra quan niệm vềgiáo dục ý thức chính trị cho sinh viên Việt Nam hiện nay: là quá trình tác động, truyềnđạt và lĩnh hội, vận dụng sang tạo lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủtrương và đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, chính sách và pháp luật của Nhànước, các giá trị truyền thống của dân tộc và tinh hoa văn hóa thời đại nhằm hình thànhthế giới quan khoa học, nhân sinh quan cách mạng, phương pháp tư duy biện chứng vàphương pháp hành động khoa học cho sinh viên Đây có thể coi là những gợi mở chochúng tôi khi đưa ra quan niệm "ý thức chính trị của sinh viên" trong luận án của mình

Đề tài "Những yếu tố khách quan và chủ quan tác động đến tư tưởng chính trị của sinhviên - Thực trạng và giải pháp" của Nguyễn Đình Đức Trong công trình nghiên cứu củamình, tác giả luận án đã đi sâu phân tích thực trạng tư tưởng chính trị của sinh viên Chỉ ra những nhân tố cơ bản tác 10 động đến tư tưởng chính trị của sinh viên, nhất là sựtác động theo khuynh hướng tiêu cực Từ đó đề ra các giải pháp nhằm phát huy tác độngtích cực của những yếu tố khách quan và chủ quan cũng như hạn chế tác động tiêu cực từcác yếu tố đó đến tư tưởng chính trị của sinh viên

Khi bàn về thực trạng của ý thức chính trị và giáo dục ý thức chính trị cho sinh viênViệt Nam hiện nay, trong bài viết: "Tăng cường giáo dục ý thức chính trị cho sinh viênViệt Nam hiện nay" của tác giả Trần Thanh Giang đã có những đánh giá về thực trạnggiáo dục ý thức chính trị cho sinh viên Việt Nam thời gian qua Theo tác giả trong thờigian qua, vấn đề giáo dục ý thức chính trị cho sinh viên đã được Đảng, Nhà nước vàngành giáo dục nước ta đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo bằng nhiều biện pháp Ngoài giáodục chính khóa trong nhà trường, vai trò của các cơ quan, tổ chức đoàn thể chính trị - xãhội cũng được phát huy , nhờ đó đã góp phần nâng cao ý thức chính trị cho sinh viên Đa

số sinh viên có lập trường tư tưởng, bản lĩnh chính trị vững vàng, có lý tưởng cách mạng,

có phẩm chất đạo đức, lối sống có văn hóa Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau

mà việc giáo dục ý thức chính trị cho sinh viên hiện nay vẫn còn tồn tại những hạn chế,yếu kém cần phải khắc phục Nhất là phương pháp giáo dục ý thức chính trị cho đôị ngũtrí thức trong tương lai này

Ngày đăng: 21/03/2024, 15:35

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w