1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài thu hoạch môn xã hội học đại cương văn hóa

15 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Văn Hóa
Tác giả Phạm Tuấn Anh, Nguyễn Ngọc Trâm Anh, Lê Đỗ Thanh Bình, Trần Thị Hồng Bích, Trịnh Khánh Chi, Hà Nhất Huy, Vũ Phạm Việt Hoàng, Phạm Thị Hồng Phấn, Võ Thị Sa, Nguyễn Văn Thức, Đỗ Ngọc Yến Nhi, Bùi Nhật Vy
Người hướng dẫn Nguyễn Hữu Bình
Trường học Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Xã Hội Học Đại Cương
Thể loại Bài Thu Hoạch
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 333,85 KB

Nội dung

Định nghĩa văn hóaTheo Tiến sĩ Nguyễn Thị Kim Xuyến, bà cho rằng “Văn hóa là mộtcông cụ để hiểu ứng xử của con người với tư cách là người truyền tải các yếutố truyền thống của xã hội.” B

lOMoARcPSD|38894866 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ฀฀฀ BÀI THU HOẠCH MÔN: XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG MÃ HỌC PHẦN: 2210DAI02108 GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: NGUYỄN HỮU BÌNH Thành Phố Hồ Chí Minh, Năm 2022 1 Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 NHÓM 1 MÔN HỌC: XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG CHỦ ĐỀ THUYẾT TRÌNH: VĂN HÓA STT THÀNH VIÊN MSSV 2256020009 01 Phạm Tuấn Anh 2256020005 2157010210 02 Nguyễn Ngọc Trâm Anh 1957080035 2256020019 03 Lê Đỗ Thanh Bình 2256020039 2256020036 04 Trần Thị Hồng Bích 2156110288 2156110299 05 Trịnh Khánh Chi 2157060217 2256020058 06 Hà Nhất Huy 2157070050 07 Vũ Phạm Việt Hoàng 08 Phạm Thị Hồng Phấn 09 Võ Thị Sa 10 Nguyễn Văn Thức 11 Đỗ Ngọc Yến Nhi 12 Bùi Nhật Vy 2 Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 1 Định nghĩa văn hóa Theo Tiến sĩ Nguyễn Thị Kim Xuyến, bà cho rằng “Văn hóa là một công cụ để hiểu ứng xử của con người với tư cách là người truyền tải các yếu tố truyền thống của xã hội.” Bước đầu, văn hóa vốn là một phạm trù trong khoa học xã hội, bao gồm cả tư tưởng và vật chất đến từ một xã hội Văn hóa bao gồm hai khía cạnh: văn hóa phi vật thể là tư tưởng chủ đạo, quan điểm của các thành viên trong xã hội và văn hóa vật thể bao gồm tất cả vật chất mà mỗi thành viên trong xã hội tạo ra Nhấn mạnh, văn hóa là sự hòa quyện của tư tưởng của một xã hội, từ mọi thành viên của xã hội đó, từ tầng lớp lãnh đạo đến dân thường, đều là nguồn cấu tạo ra văn hóa Hai khía cạnh này là không thể tách rời của một nền văn hóa, từ đó tạo ra nền văn hóa được các thành viên trong xã hội kế nhiệm, duy trì và phát triển từ thế hệ này sang thế hệ khác Từ đó, văn hóa có thể trở thành một công cụ hiểu, đánh giá hành vi của con người dựa trên các yếu tố truyền thống, tư tưởng của nền văn hóa đó Tuy nhiên, không có sự tồn tại của duy nhất một nền văn hóa mà có nhiều nền văn hóa tồn tại song song; từ đó, ta thấy được sự đa dạng, khác biệt của các nền văn hóa trên toàn cầu Mỗi nền văn hóa đều có sự khác biệt về tư duy và tư tưởng truyền thống Chính vì lẽ đó, người ta không thể đánh giá những sự khác biệt đó là đúng hay sai Cái đúng và cái sai, theo các nhà xã hội học, phải được đánh giá bởi các thành viên trong xã hội đó có cùng hệ thống giá trị, hệ thống tín ngưỡng Ở Việt Nam, thịt bò là loại thực phẩm và được buôn bán rộng rãi Tuy nhiên, ở Ấn Độ, bò được đạo Hindu xem là linh vật, là thần linh và đại diện cho cái đẹp của người phụ nữ và sự dũng mãnh của người đàn ông, vì lẽ đó, ăn thịt bò là lẽ cấm, là điều sai của người theo đạo này Từ ví dụ trên, ta không thể nói ai đúng ai sai, bởi hai đất nước có hai 3 Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 nền văn hóa khác nhau, có những quy chuẩn khác nhau, không thể đánh giá lẫn nhau bằng khái niệm “đúng” và “sai” Đồng thời, thể hiện, đối với khoa học, không có nhận định văn hóa của xã hội này cao hơn xã hội khác 2 Định nghĩa văn hóa 2.1 Nhóm định nghĩa liệt kê “ Từ văn hóa hay văn minh theo nghĩa rộng, nói chung gồm có tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, tập quán và một số năng lực và thói quen khác được con người chiếm lĩnh với tư cách một thành viên xã hội ” (E.B.Tylor 1832-1917; dẫn theo Mai Văn Hai, Mai Kiệm 2003, Xã hội học văn hóa) Trong các tài liệu về văn hóa, có rất nhiều khái niệm được đưa ra cho thuật ngữ này, trong số đó có quan điểm của E.B.Tylor Ông cho rằng văn hóa không bó hẹp ở bất kì trường nghĩa nào mà văn hóa chính là kết quả ra đời từ những hoạt động của con người Hoạt động của con người tạo ra những yếu tố mà văn hóa bao gồm đó là tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, tập quán và một số năng lực thói quen khác Vì vậy, văn hóa chính là do con người chiếm lĩnh Mặt khác, trong mỗi nhóm, xã hội khác nhau lại có một nền văn hóa riêng, đa dạng Do đó, mỗi nền văn hóa đều có sự khác biệt, không thể đánh giá nền văn hóa nào cao hơn nền văn hóa nào 2.2 Nhóm định nghĩa lịch sử Nhóm định nghĩa lịch sử với hai đại diện là B.K Malinowski (1884-1942) và E.Sapir (1884-1939) Định nghĩa của nhóm này dựa trên giả định của sự ổn định về văn hóa, đồng thời bỏ qua sự biến đổi của văn hóa, tính tích cực của con người trong phát triển và cải biến văn hóa Văn hóa trong nhóm định nghĩa này được coi như một thể ổn định, không có sự thay 4 Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 đổi sinh động, phong phú hay phát triển Trong khi, xã hội luôn phát triển, cải biến, điều đó kéo theo sự thay đổi của nền văn hóa Một nền văn hóa ổn định rất khác với nền văn hóa phát triển Việc dựa trên giả định của sự ổn định về văn hóa, bỏ qua sự biến đổi của văn hóa, tính tích cực của con người trong phát triển và cải biến văn hóa là một nhược điểm hạn chế khi định nghĩa về văn hóa của nhóm này 2.3 Nhóm định nghĩa chuẩn mực Nhóm định nghĩa trên được đại diện bởi C.W.Wissler và W.Thomas Với ưu điểm chính là nhóm định nghĩa này cho thấy được tính tương đối của hệ thống giá trị, tôn trọng sự khác biệt của các nền văn hóa khác nhau Song, nhóm định nghĩa lại không quan tâm đúng mức các mối quan hệ tương tác cũng như sự biến đổi tất yếu của hệ thống từ quá khứ đến hiện tại Chuẩn mực là những quy tắc, quy định được đặt ra, có thể chấp nhận được trong hoàn cảnh và tình huống nhất định Đặt trong trường hợp cụ thể, với cùng một phong cách ăn mặc, nhóm người cụ thể này sẽ thấy đẹp, nhóm khác thì ngược lại, với văn hóa cũng vậy, mỗi nền văn hóa đều có sự riêng biệt, phù hợp ứng với mỗi nhóm, xã hội; được coi là chuẩn mực với nhóm, xã hội đó Điều này đã làm nên ưu điểm của nhóm định nghĩa này là cho thấy được tính tương đối của hệ thống giá trị, tôn trọng sự khác biệt của các nền văn hóa khác nhau Nhưng cũng chính vì đề cao sự độc lập riêng biệt ấy nên nhóm định nghĩa đã không quan tâm đúng mức các mối quan hệ tương tác qua lại cũng như những sự biến đổi của hệ thống 2.4 Nhóm định nghĩa tâm lý học Bên cạnh đó, văn hóa, theo nhóm định nghĩa tâm lý học, được định nghĩa dựa trên hành vi và sự thích ứng của con người, từ đó nhấn mạnh sự ổn định của các môi trường văn hóa chứa đựng hành vi đó Tuy nhiên, sự ổn định của các môi trường văn hóa mang tính chất tương đối, bởi vì, trong một xã hội 5 Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 sẽ luôn có nhóm người luôn tuân theo hành vi, cách xử sự dựa trên khuôn mẫu của văn hóa, đồng thời cũng có nhóm không tuân theo Tác giả Mai Văn Hai cho rằng những nhóm người không tuân theo quy chuẩn chung này, hay còn gọi là nhóm “biến dị”, sẽ dần cố gắng tạo ra khuôn mẫu và chuẩn mực mới, từ đó, tạo ra một nền văn hóa có tính đa dạng, tương đối và sự phát triển hơn lúc bắt đầu 2.5 Nhóm định nghĩa cấu trúc Tiếp theo, theo nhóm định nghĩa cấu trúc, với định nghĩa của nhà sử học, nhà nghiên cứu xã hội Đào Duy Anh cho rằng văn hóa bao gồm tất cả các phương diện sinh hoạt của con người, từ sinh hoạt vật chất, sinh hoạt tinh thần đến sinh hoạt xã hội (1943) Theo cách định nghĩa “văn hóa” của ông, nhà sử học đã gắn liền văn hóa với xã hội, từ đó khẳng định rằng văn hóa gắn bó mật thiết với cơ cấu, thiết chế xã hội; những xã hội có thiết chế, có cơ cấu khác nhau sẽ có cấu trúc văn hóa, đặc điểm văn hóa khác nhau 2.6 Nhóm định nghĩa biến sinh Cuối cùng, nhóm định nghĩa biến sinh cho rằng loài người có sự khác biệt và phát triển vượt bậc với các loài động vật là nhờ văn hóa Nhóm định nghĩa này chú ý đến khía cạnh nguồn gốc của văn hóa, đồng thời nhóm định nghĩa này chỉ ra được sức tác động của văn hóa lên đời sống xã hội của con người, hay cụ thể hơn là các cá thể loài người trước khi bước vào đời sống xã hội Văn hóa là một khái niệm rộng lớn, bao gồm nhiều nhóm định nghĩa khác nhau trên các quan điểm khác nhau về văn hóa Có thể khẳng định rằng văn hóa là sản phẩm của con người qua các tiến trình xã hội và mang tính sáng tạo, tư duy của các thế hệ; đồng thời, văn hóa là một nhân tố quan trọng 6 Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 khi ta phân tích dưới góc độ xã hội học Vì vậy, khái niệm văn hóa không chỉ được giải thích bởi các khái niệm mà phải được giải thích và tiếp cận bởi những đối tượng bị nó ảnh hưởng (hay định nghĩa thao tác) để nắm bắt rõ về văn hóa hơn 3 Các loại hình văn hóa Leslie A.White (1947) cho rằng, nói đến văn hóa học cần xem xét 4 loại hình văn hóa: hành động, vật chất, tư tưởng và tình cảm Loại hình văn hóa hành động được hiểu là các mô hình ứng xử, được chấp nhận rộng rãi trong xã hội Loại hình văn hóa vật chất là những sản phẩm do con người tạo ra, bao gồm tất cả những gì do xã hội sản xuất và sử dụng Loại hình văn hóa tư tưởng bao gồm các tín ngưỡng và kiến thức được truyền lại trong xã hội Những gì mà ta biết hoặc tin là có thật đều thuộc khía cạnh tư tưởng các văn hóa Một ví dụ cho loại hình văn hóa này, người dân Việt Nam thường mang tư tưởng “uống nước nhớ nguồn”, vì vậy, hầu hết các gia đình người Việt đều có tục thờ cúng tổ tiên để tưởng nhớ và thể hiện lòng biết ơn với những người đã mất Tín ngưỡng này được truyền lại khi Nho giáo du nhập vào Việt Nam, chữ hiếu được đề cao, đã làm cho tục thờ cúng tổ tiên có một nền tảng triết lý sâu sắc về quan niệm của người Việt từ xưa đến nay Loại hình văn hóa tình cảm liên quan đến cảm xúc, đối lập với tri thức Tình cảm, tức là sự đánh giá của con người đối với các hiện tượng của xã hội, cái tốt, cái xấu, cái đúng và cái sai Đồng thời thể hiện ý kiến với các nhóm xã hội cụ thể, chính vì vậy, những thành kiến hay truyền thống bị coi rẻ trong một xã hội cũng thuộc về tình cảm văn hóa Bốn loại hình văn hóa kể trên có chức năng dùng để đánh giá văn hóa của một xã hội cụ thể, trong một thời kỳ nhất định Tuy vậy, khi muốn nghiên 7 Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 cứu về văn hóa, người ta có thể dựa trên một số loại hình văn hóa cụ thể liên quan đến đối tượng cần nghiên cứu mà không cần dựa trên tất cả bốn loại hình văn hóa II CHỨC NĂNG CỦA VĂN HÓA 1 Chức năng nhận thức Chức năng nhận thức là chức năng đầu tiên của mọi hoạt động văn hóa, thiếu nó, không thể nói tới chức năng nào khác Khả năng nhận thức, tư duy và học tập của con người một cách có ý thức, có chủ đích là một sự tiến hóa hơn hẳn so với các loài động vật khác trên Trái Đất Loài vật chỉ sống đơn thuần theo bản năng tồn tại từ khi mới sinh ra, thì con người có nhận thức cao nên luôn vươn tới cuộc sống cao đẹp hơn Văn hóa với sự kế thừa giúp con người thực hiện được điều này, hình thành nên một xã hội nhân văn hơn 2 Chức năng thẩm mỹ Chức năng thẩm mỹ là chức năng quan trọng của văn hóa để con người, cộng đồng người không ngừng hoàn thiện hơn.Văn hóa là cái đẹp, làm cho con người đẹp hơn Chức năng thẩm mỹ nhằm góp phần hình thành năng lực thẩm định và đánh giá về giá trị của cái đẹp Không chỉ vậy, chức năng thẩm mỹ giúp con người nhận ra vẻ đẹp tồn tại trong đời sống thường ngày Những vẻ đẹp trí tuệ, tâm hồn của con người thể hiện qua những sản phẩm vật thể và phi vật thể cùng hàng loạt hành vi ứng xử trong cộng đồng Khi nhận ra được giá trị cái đẹp, mỗi người sẽ tự định ra cho mình cách ứng xử đúng và đẹp trong cuộc sống 3 Chức năng giải trí 8 Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 Trong cuộc sống, ngoài việc lao động và sáng tạo, ai cũng cần có nhu cầu giải trí Để đáp ứng được các nhu cầu ấy, các hoạt động văn hoá như câu lạc bộ, bảo tàng, lễ hội, ca nhạc,…được hình thành Có thể thấy, giải trí thông qua các hoạt động văn hoá là hoạt động rất bổ ích và cần thiết Nó góp phần giúp con người được phát triển toàn diện hơn, lao động, sáng tạo hiệu quả hơn 4 Chức năng giao tiếp Chức năng giao tiếp của văn hóa tạo ra sự liên kết giữa con người và con người Nói rộng ra, chức năng này đóng vai trò như một cầu nối giữa các nền văn hóa khác nhau, giữa các quốc gia - dân tộc khác nhau Con người giao tiếp với nhau thông qua ngôn ngữ Nếu nói hình thức của giao tiếp là ngôn ngữ thì văn hóa chính là nội dung của giao tiếp 5 Chức năng điều chỉnh xã hội Văn hóa với lịch sử và giá trị của mình có thể giúp điều tiết xã hội luôn đi theo định hướng nhất định, giúp cho xã hội luôn duy trì được trạng thái cân bằng động, luôn tự hoàn thiện và thích ứng với những biến đổi của môi trường vì mục tiêu chung của cộng đồng, giúp định hướng các chuẩn mực, làm động lực cho sự phát triển xã hội Cụ thể ở đây là pháp luật và văn hóa, pháp luật giúp con người luôn chấp hành để giữ trật tự xã hội, giúp mọi người sinh sống tương sinh với nhau 6 Chức năng giáo dục Chức năng bao trùm nhất của văn hóa là chức năng giáo dục Chức 9 Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 năng này hướng con người đến những giá trị Chân - Thiện - Mỹ Văn hóa thực hiện chức năng giáo dục (giáo dục truyền thống) không chỉ bằng những giá trị ổn định mà còn bằng những giá trị đang hình thành Các giá trị đã ổn định và những giá trị đang hình thành tạo nên một hệ thống chuẩn mực mà con người hướng tới Nhờ nó, văn hóa đóng vai trò quyết định trong việc hình thành nhân cách Một đứa trẻ được sống với cha mẹ sẽ được giáo dục theo truyền thống văn hóa trong gia đình mình được sinh ra; còn nếu bị rơi vào rừng, đứa trẻ ấy sẽ mang hành vi, tính nết của loài thú Chức năng giáo dục của văn hóa đảm bảo tính kế tục của lịch sử Nó được coi là một thứ “gen” xã hội di truyền phẩm chất con người lại cho các thế hệ mai sau 7 Chức năng động lực Cuối cùng, văn hóa có chức năng làm động lực, định hướng cho xã hội phát triển, hướng tới một xã hội tốt đẹp hơn, nhân văn hơn Đó là mục tiêu phấn đấu của xã hội loài người, giúp chất lượng sống của con người tốt hơn cả về vật chất và tinh thần Sau cùng, ta có thể thấy các chức năng của văn hóa không tách biệt, độc lập mà luôn có mối quan hệ mật thiết, mang tính xã hội cao Nhận biết các chức năng của văn hóa, chính là khẳng định rõ ràng hơn mục tiêu cao cả của văn hóa là vì con người, vì sự hoàn thiện và phát triển của con người III CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN HÓA 1 Tính chất học hỏi của văn hóa Văn hóa được học hỏi thông qua những người ở xung quanh Gốc của văn hóa được hình thành và tích lũy bởi mối quan hệ giao tiếp với những con người trong văn hóa đó Những truyền thống của xã hội được hình thành thông qua sự giống nhau trong hành động của các thành viên trong xã hội đó 10 Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 Việc học hỏi của văn hóa được diễn ra trong một quá trình quan hệ qua lại trong xã hội và dựa vào khả năng ngôn ngữ trừu tượng 2 Tính chất luân chuyển của văn hóa: Những nội dung của một văn hóa như sản phẩm, tình cảm, tư tưởng,… được truyền đạt lại từ thế hệ cũ sang thế hệ mới, khiến cho văn hóa đó tồn tại lâu hơn trong các cá nhân của xã hội đó Điều này có thể thấy rõ qua việc các truyền thống văn hóa tiếp tục được tồn tại cho dù những thế hệ đi trước bị thay thế hoàn toàn bởi thế hệ đi sau 3 Tính xã hội của văn hóa: Văn hóa và xã hội luôn là hai mặt luôn song hành với nhau, luôn có sự tác động qua lại với nhau Trong quá trình tác động này, những quy tắc và hành động được chấp thuận từ mọi người phát triển thành những mô hình Khi những mô hình này được công nhận, văn hóa sẽ được hình thành từ đó Điều này được diễn ra qua sự thống nhất của đa số các thành viên trong xã hội đó Một sự vật, hiện tượng, hành động hay tư tưởng, tình cảm nếu được đồng tình của xã hội thì sẽ trở thành một hiện tượng văn hóa, truyền thống của xã hội Những ứng xử chỉ biểu trưng cho cá tính của một cá nhân cụ thể sẽ không được coi là văn hóa mà chỉ nói lên những đặc trưng và kinh nghiệm của cá nhân đó Văn hóa và xã hội luôn bổ trợ lẫn nhau do những hành động tương hỗ với nhau giữa các cá nhân trong xã hội đã hình thành nên một số những cách ứng xử được cho là chuẩn mực và từ đó tạo ra những quy tắc, khuôn mẫu và những giá trị chung của xã hội 11 Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 4 Tính lý tưởng của văn hóa Rất nhiều tư tưởng của văn hóa thiên về tính trừu tượng và tính lý tưởng hóa hơn là thiên về những gì xảy ra ở hiện thực; vì thế những biểu hiện của văn hóa như giá trị, chuẩn mực, quy tắc được phổ biến trong xã hội và lưu truyền cho các thế hệ sau 5 Tính chất thích ứng của văn hóa Trong quá trình phát triển của văn hóa sẽ có nhiều sự thay đổi diễn ra tùy theo yêu cầu của thời đại Các chuẩn mực sẽ dần thay đổi nhưng vẫn đi liền mà không phá hủy đi cấu trúc giá trị 6 Tính thống nhất của văn hóa Các yếu tố như: hành động, vật chất, tình cảm, tư tưởng đã liên kết chặt chẽ với nhau và tạo ra văn hóa như một thể thống nhất Khi nói văn hóa thay đổi tức nói về sự thay đổi ở các thành tố nói trên IV THÀNH TỐ CỦA VĂN HÓA 1 Biểu tượng Biểu tượng là trung tâm của sự hiểu biết và chia sẻ của chúng ta về văn hóa Biểu tượng, nói một cách ngắn gọn, là cách dùng hình này để tỏ nghĩa nọ, là mượn một cái gì đó để tượng trưng cho một cái gì khác Nói một cách đầy đủ, biểu tượng là một cái gì, ngoài ý nghĩa vốn có của nó, còn hàm chứa một ý nghĩa khác, tức là ngoài nghĩa đen còn có nghĩa bóng (Cơ sở văn hóa Việt Nam - Trần Quốc Vượng) Biểu tượng văn hoá thay đổi theo thời gian và cũng khác nhau, thậm chí trái ngược nhau trong những nền văn hóa khác nhau Ý nghĩa của biểu tượng bắt nguồn từ cách thức chúng được giải thích trong một nền văn hóa (The Basics 12 Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 of Sociology - Kathy S Stolley) Tóm lại: Biểu tượng mang ý nghĩa cụ thể được thành viên của nền văn hóa nhận biết, để biểu thị những giá trị của nền văn hóa mà mình theo đuổi 2 Chân lý Là quan điểm về cái thật và cái đúng, được mọi người thừa nhận -> phản ánh đúng thế giới thực tế khách quan Mỗi xã hôi có tính chính xác và duy lý khác nhau Chân lý chỉ được hình thành qua sự tương tác của nhóm xã hội -> hình thành giá trị văn hóa Chân lý của nền văn hóa này có thể bị phủ nhận ở nền văn hóa khác 3 Giá trị Giá trị là trung tâm của văn hoá, theo nghĩa văn hoá, giá trị được định nghĩa là những ý tưởng trong việc xác định cái gì là quan trọng Giá trị là những tiêu chuẩn xúc tích Theo C Kluckhohn - nhà nhân loại học và nhà lý thuyết xã hội người Mỹ, “giá trị là quan niệm và điều mong muốn đặc trưng hiện hay ẩn cho một cá nhân hay một nhóm và ảnh hưởng tới việc chọn các phương thức, phương tiện hoặc mục tiêu của hành động” (Xã hội học văn hóa - Mai Văn Hai, Mai Kiệm) Các giá trị thuộc về khía cạnh tình cảm của văn hóa là liên quan tới nhận thức của các thành viên của nhóm về cái đúng và cái sai, về cái tốt cái xấu… Các giá trị của nhóm là những cái có tầm quan trọng đối với nhóm hoặc cộng đồng đó (Nhập môn xã hội học - TS Trần Thị Kim Xuyến, ThS Nguyễn Thị Hồng Xoan) 13 Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 Bên cạnh đó, giá trị còn đi đôi với thái độ và niềm tin của con người Khi con người thực sự tin rằng nét văn hoá đó là đúng đắn, giữ thái độ phù hợp, văn hoá sẽ được tối đa hóa chức năng của mình Từ đó ta có thể nói rằng, giá trị là những quan niệm tập thể về những gì là tốt-xấu, nên-không nên, đúng-sai trong một nền văn hóa 4 Chuẩn mực Định nghĩa chuẩn mực: Chuẩn mực là các tiêu chuẩn hành vi được hình thành dựa trên những gì một nhóm hay một cộng đồng tán thành trong suy nghĩ và tư cách đạo đức Trên cơ sở giá trị mà các nhóm hoặc cộng đồng hình thành nên các tiêu chuẩn hành vi (hay còn gọi là chuẩn mực) trong phần lớn các trường hợp (Nhập môn xã hội học - TS Trần Thị Kim Xuyến, ThS Nguyễn Thị Hồng Xoan) Chuẩn mực được chia thành hai loại quy tắc và tập tục Quy tắc là những luật lệ không chính thức mà mọi người trong nhóm đều phải biết tuân theo Các quy tắc không được viết thành văn bản, hoặc thành điều lệ như các văn bản luật nhưng đều được mọi người biết đến Tập tục là những quy tắc được phát triển lên từ tập quán, thói quen và trở thành những hình thức sinh hoạt thông thường (Nhập môn xã hội học - TS Trần Thị Kim Xuyến, ThS Nguyễn Thị Hồng Xoan) Định nghĩa chế tài: Chế tài là những hình phạt và những sự ban thưởng được quy định đối với sự lệch lạc và sự tuân thủ Sự trừng phạt được gọi là chế tài tiêu cực, còn khen thưởng là chế tài tích cực Chế tài tiêu cực và tích cực đúng mức, có ý nghĩa hướng cho cá nhân tới các ứng xử phù hợp với sự mong đợi của xã hội Chế tài có hai hình thức đó là chế tài chính thức và chế tài không chính thức 14 Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 Chế tài không chính thức được áp dụng khi quy tắc bị vi phạm, nếu vi phạm một quy tắc nào đó sẽ nhận được sự phản ứng xung quanh như chế nhạo, khiển trách, thái độ khó chịu, sự không tán thành Còn nếu tuân thủ các quy tắc sẽ được những sự khen ngợi, kính phục, khen thưởng của những thành viên trong nhóm Chế tài chính thức được áp dụng khi có sự sai phạm luật lệ chính thức, người thi hành hình thức kỷ luật này là những người có chức năng chứ không phải bất kì một cá nhân nào cũng có thể xử phạt được -HẾT- Tài liệu tham khảo Mai Văn Hai, & Mai Kiệm (2018) Xã Hội Học Văn Hóa Nhà xuất bản Khoa học xã hội Đào Duy Anh (1948) Văn hóa là gì? NXB Tân Việt Trần Ngọc Thêm (2011) Cơ sở Văn Hoá việt nam Hà Nội: NXB Giáo dục TS Trần Thị Kim Xuyến, & Nguyễn Thị Hồng Xoan (2002) Nhập môn xã hội học Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội Trần Quốc Vượng (2006) Cơ sở Văn Hoá Việt Nam NXB Giáo dục Nguyễn Hoàng Thiêm (2016) Chức năng xã hội của văn hoá, hoctap24h.vn Available at: https://hoctap24h.vn/chuc-nang-xa-hoi-cua-van-hoa 15 Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com)

Ngày đăng: 15/03/2024, 16:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN