Sự kiện xã hội...21TIỂU KẾT...25 Trang 3 DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓMSTTMã sinh viênHọ và tênGhi chú Trang 4 I.TIỂU SỬÉmile Durkheim là một triết gia và nhà xã hội học người Pháp được côn
TIỂU SỬ
Émile Durkheim là một triết gia và nhà xã hội học người Pháp được công nhận đã thiết lập xã hội học như một ngành học thuật và là một trong những người sáng lập của nó, cùng với Karl Marx và Max Webber Theo chuyên khảo của ông Vụ tự sát bạn bắt đầu phân biệt khoa học xã hội với tâm lý học và triết học chính trị. Chuyên khảo này liên quan đến một nghiên cứu về các loại tự tử và nguyên nhân có thể tạo ra chúng Sau đó, Durkheim tăng danh tiếng của mình bằng cách nghiên cứu các khía cạnh văn hóa xã hội của các xã hội thổ dân so với các xã hội hiện đại trong công việc của mình Các hình thức cơ bản của đời tu.
Durkheim dành một phần lớn sự nghiệp của mình để khám phá các sự kiện cấu trúc xã hội trong các tổ chức trong khuôn khổ xã hội học Từ quan điểm của ông, xã hội học đã phải nghiên cứu các hiện tượng xã hội từ quan điểm không thể thiếu và những gì ảnh hưởng đến toàn xã hội, chứ không phải từ các hành động cụ thể của các cá nhân cụ thể.
Nhà tư tưởng này có một số lượng lớn các tác phẩm liên quan đến nghiên cứu xã hội học, được xuất bản trong sách, ấn phẩm và luận án. Ông sinh ngày 15 tháng 4 năm 1858 tại Lorraine, Pháp, trong một gia đình có cha mẹ là giáo sĩ Do Thái Tuy nhiên, từ khi còn nhỏ, ông đã bắt đầu các quá trình từ bỏ đạo Do Thái, rời khỏi trường giáo dục và tiếp tục sự nghiệp thế tục.
Năm 1882, ông tốt nghiệp ngành triết học tại Ecole Normale Supérieure de Paris và bắt đầu sự nghiệp cống hiến cho xã hội học, sau một thời gian quan tâm đến sư phạm.
Nhờ những ảnh hưởng mà anh nhận được từ Auguste Comte và Herbert Spencer, anh quyết định chuyển đến Đức để tiếp tục nghiên cứu về xã hội học Từ đó ông viết bài về triết học và khoa học tích cực mà ông gửi cho một số tạp chí Pháp.
Những ấn phẩm này có giá trị để ông có được vị trí giáo sư phụ trách chuyên ngành Khoa học xã hội và Sư phạm của trường đại học Bordeaux năm 1887 Vị trí này mở rộng vào năm 1896 cho chủ tịch Triết học xã hội và cùng năm thành lập tạp chí Xã hội học.
Từ năm 1902, ông bắt đầu giảng dạy tại Đại học Paris, trong Chủ tịch Khoa học Giáo dục Anh ấy sẽ gắn bó với chiếc ghế đó đến hết đời.
Nguyên nhân cái chết của ông được cho là do đột quỵ vào năm
1917, nguyên nhân có thể là do cái chết của con trai ông trên mặt trận chiến đấu một năm trước đó.Ngoài ra, ông đã bị thiệt thòi về chuyên môn do sự trỗi dậy của quyền dân tộc ở lục địa trong Thế chiến thứ nhất
NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA EMILE DURKHEIM ĐỐI VỚI SỰ RA ĐỜI CỦA XÃ HỘI HỌC
Một số khái niệm
Ngoài các khái niệm cơ bản là sự kiện xã hội, xã hội học của Durkheim bao gồm một hệ thống các khái niệm cơ bản khác như đoàn kết xã hội, ý thức tập thể, cơ cấu học xã hội (còn gọi là cấu tạo học xã hội), đoàn kết hữu cơ, đoàn kết cơ học, biến đổi xã hội, chức năng xã hội, dị biệt học xã hội (còn gọi là bệnh lý học xã hội), v.v
2.1.1 Khái niệm sự kiện xã hội
Theo E Durkheim, đối tượng nghiên cứu của Xã hội học là các sự kiện xã hội (social facts) Khái niệm sự kiện xã hội được hiểu với 2 nghĩa cơ bản như sau:
– Các sự kiện xã hội có tính “vật chất” Ví dụ: Nhóm người, dân cư, tổ chức xã hội, thiết chế xã hội, với tất cả các đặc điểm và chất lượng của nó;
– Các sự kiện xã hội có tính “phi vật chất” Ví dụ: hệ thống giá trị, chuẩn mực, phong tục, tập quán xã hội, “mọi cách làm” – sự kiện phi vật chất gồm cả các sự kiện đạo đức (moral facts), tức là các cách thức hành động, suy nghĩ và trải nghiệm mà các cá nhân nhập tâm được khi cùng chung sống trong xã hội.
Nội dung khái niệm sự kiện xã hội có thể gây ra sự hiểu lầm rằng đối tượng nghiên cứu của Xã hội học rất giống với Tâm lý học do nó nói tới các khía cạnh khác nhau của hành vi con người gồm hành động, tư duy và tình cảm Để tránh hiểu lầm như vậy, E Durkheim luôn nhấn mạnh sự khác nhau giữa yếu tố “xã hội” và yếu tố “sự vật” của đối tượng nghiên cứu của Xã hội học E
Durkheim chủ trương bác bỏ cách tiếp cận Tâm lý học cá nhân và cả triết học tự biện, giáo điều để xây dự khoa học Xã hội học trong việc giải thích hành vi, con người và sự kiện xã hội.
Theo E Durkheim, sự kiện như là vật chất, các sự kiện xã hội tồn tại bên ngoài cá nhân, có sức mạnh áp đặt, cưỡng chế đối với cá nhân Đối với hành vi của con người, sự kiện xã hội được hiểu như là “những cái khuôn mà chúng ta cần phải đổ các hành động vào đó” để đúc thành từng kiểu hành động, từng kiểu ứng xử nhất định Sự kiện xã hội thể hiện ở cách thức hành động, tư duy và cảm giác, những cách thức đó tồn tại bên ngoài, độc lập, khách quan đối với cá nhân và có sẵn một khả năng cưỡng chế hành vi cá nhân và được áp đặt cho các cá nhân Thuật ngữ “xã hội” được dùng để chỉ một loại hiện tượng không nằm trong bất kì một phạm vi hoặc một sự kiện nào đó cấu tạo nên xã hội Điều này tương tự như trường hợp của nước, các đặc điểm của nước không có ở từng nguyên tố H và O tạo thành nước (H2O) Quan niệm của
E Durkheim về sự kiện xã hội có điểm nào đó giống với quan niệm duy vật biện chứng Mác-xít về sự tồn tại khách quan của sự kiện vật chất không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người, mặc dù cá nhân là những đơn vị, bộ phận cấu thành xã hội.
Về các đặc điểm và tính chất của sự kiện xã hội, E.Durkheim chỉ ra các đặc trưng cơ bản của một sự kiện xã hội như sau:
2.1.1.1 Thứ nhất, tính khách quan
Sự kiện xã hội phải là những gì bên ngoài cá nhân Điều này thể hiện ở chỗ các cá nhân không chỉ sinh ra trong môi trường đã có sẵn các sự kiện như là thiết chế xã hội, cấu trúc xã hội, chuẩn mực, giá trị, niềm tin,…Không những thế, các cá nhân còn cần phải học tập, tiếp thu, chia sẻ và tuân thủ các chuẩn mực, giá trị xã hội, tức là các sự kiện xã hội Ngay cả khi các cá nhân tích cực chủ động tạo nên hay biến đổi các thành phần của cấu trúc xã hội, các chuẩn mực, các giá trị, cá quy tắc xã hội thì tất cả những cái đó đểu có thể trở thành sự kiện xã hội, tức là trở thành hiện thực, có cuộc sống riêng của nó ở bên ngoài cá nhân, độc lập với ý muốn chủ quan của mỗi cá nhân.
2.1.1.2 Thứ hai, tính phổ biến
Các sự kiện xã hội bao giờ cũng là sự kiện chung, phổ biên, phổ quát đối với nhiều cá nhân Nghĩa là sự kiện xã hội là cái cộng đồng xã hội cùng chia sẻ, chấp nhận, coi chúng như là của mình, của “chúng ta”, sự kiện xã hội là phổ biến đối với mọi thành viên trong xã hội.
2.1.1.3 Thứ ba: Tính cưỡng chế
Sự kiện xã hội bao giờ cũng có sức mạnh kiểm soát, thậm chí hạn chế, kiềm chế, gây áp lực đối với hành động và hành vi của các cá nhân Chẳng hạn, trong xã hội có những quy định, những giới hạn nếu vi phạm thì bị trừng phạt Các điều khoản bộ luật là ví dụ rất rõ về đặc trưng này của sự kiện xã hội Qua đó, thấy rằng E.Durkheim coi sự kiện xã hội có vai trò quyết định đối với đời sống con người.
Mặc dù sự kiện xã hội tồn tại bên ngoài cá nhân, chung cho cả xã hội nhưng lại có khả năng kiểm soát, cưỡng chế hành động xã hội trong mỗi cá nhân Điều này có vẻ rất phi lý nhưng thực ra ở đó có mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng Từ góc độ Xã hội học, để giải thích hiện tượng này cần nắm vững có chế “xã hội hóa cá nhân”, cơ chế “hội nhập”, cơ chế “nhập tâm”, gọi ngắn gọn là cơ chế bắt chước, học tập theo đó cá nhân lĩnh hội các chuẩn mực, các quy tắc xã hội là những quy định từ bên ngoài thành những điều tâm niệm, quy định bên trong Đồng thời, thông qua cơ chế “khách thể hóa” những gì đã hấp thụ từ xã hội được hiện hình trong những hành vi, hoạt động cụ thể của cá nhân, của cộng đồng.
Tâm lý học và Xã hội học khác nhau ở chỗ này Các nhà Tâm lý học và Xã hội học đều giống nhau ở chỗ cùng quan tâm nghiên cứu các sự kiện xã hội, ví dụ các hành vi xã hội của con người Điểm giao kết của Tâm lý học và Xã hội học là vùng ranh giới chuyển đổi giữa cái bên trong và cái bên ngoài, giữa cái cá nhân và cái xã hội Điều này thể hiện khá rõ qua những khái niệm cơ bản như xã hội hóa, được cả Xã hội học và Tâm lý học rất quan tâm Nhưng điểm khác nhau là ở chỗ, Tâm lý học chủ yếu quan tâm tới những sự kiện xảy ra bên trong cá nhân, thế giới bên trong của mỗi cá nhân, còn Xã hội học tập trung vào nghiên cứu các sự kiện trong hiện thực khách quan, trong thế giới bên ngoài cá nhân, “sự kiện xã hội”.
2.1.2 Khái niệm đoàn kết xã hội
Khái niệm đoàn kết xã hội (social solidarity) của E.D có nội dung gần giống với khái niệm hội nhập xã hội đang được sử dụng rộng rãi hiện nay E.Durkheim đã dùng khái niệm này để chỉ ra các mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội, giữa cá nhân với nhau, giữa cá nhân và nhóm xã hội Nếu không có sự đoàn kết xã hội thì các cá nhân riêng lẻ, biệt lập không thể tạo thành xã hội với tư cách là một chỉnh thể hệ thống xã hội.
E.D lần đầu tiên đưa ra khái niệm này để giải quyết một trong những câu hỏi nghiên cứu cơ bản của Xã hội học nêu ra trong cuốn “Phân công lao động trong xã hội” Đó là “tại sao các cá nhân trong khi đang trở nên tự chủ hơn, lại phụ thuộc nhiều hơn vào xã hội?” Khi trả lời câu hỏi này, E.D đã phân biệt một hình thức cơ bản của sự đoàn kết xã hội là đoàn kết cơ học và đoàn kết hữu cơ, tương ứng với hai loại xã hội là xã hội kiểu (đoàn kết) cơ học và xã hội kiểu (đoàn kết) hữu cơ
Quan niệm của Emile Durkheim về xã hội học
- Theo quan niệm của Durkheim, có thể định nghĩa khái quát xã hội học là khoa học nghiên cứu các sự kiện xã hội Xã hội học sử dụng các phương pháp thực chứng (quan sát) để nghiên cứu, giải thích nguyên nhân và chức năng của các sự kiện xã hội
-Về mặt lý luận khoa học: xã hội học Durkheim chịu ảnh hưởng của các nhà tư tưởng châu Âu: Jean - Jacqué Rousseau (1712-
1778), Henri de Saint - Simon (1760-1825), Auguste Comte, Herbert
Spencer, Wilhelm Wundt (1832-1920) và nhiều người khác.
→ Kế thừa và phát triển mô hình lý luận và phương pháp luận của xã hội học của Comte, Durkheim chủ trương xã hội học phải trở thành khoa học về các quy luật tổ chức xã hội.
- Durkheim cho rằng, chỉ khi nào xác định đối tượng nghiên cứu của xã hội học như là sự vật thì xã hội học mới thực sự tách ra khỏi triết học, mới thoát khỏi chủ nghĩa giáo điều, kinh viện để trở thành khoa học cụ thể, mới có thể vận dụng các phương pháp khoa học để nghiên cứu xã hội.
- Ông cho rằng xã hội tồn tại bên ngoài cá nhân và có trước cá nhân với nghĩa là cá nhân được sinh ra trong xã hội, và phải tuân thủ các chuẩn mực, phép tắc xã hội → xã hội học cần phải xem xét hệ thống xã hội, cơ cấu xã hội và các hiện tượng xã hội với tư cách là các sự vật, các bằng chứng, các sự kiện.
- Xã hội học của Durkheim chủ yếu xoay quanh vấn đề mối quan hệ giữa con người và xã hội:
+ Phản ánh rõ các ý tưởng của Spencer về "cơ thể xã hội", tiến hóa xã hội, chức năng xã hội.
+ Tương tự như Spencer, Durkheim cho rằng xã hội biến đổi từ xã hội đơn giản (cơ học) đến xã hội phức tạp (hữu cơ)
+ Durkheim cố gắng trả lời câu hỏi làm thế nào có thể bảo đảm tự do cá nhân mà không làm tăng tính ích kỷ của con người trong khi vẫn tạo ra trật tự xã hội.
+ Durkheim chỉ ra vai trò đoàn kết của xã hội, của phân công lao động trong xã hội đối với việc duy trì trật tự xã hội nói riêng và hệ thống xã hội nói chung.
+ Durkheim phân tích các quá trình vi mô làm nền tảng của trật tự xã hội Chẳng hạn, ông nghiên cứu các quá trình tương tác trực tiếp, giao tiếp cá nhân và các nghi thức xã hội, và các hình thức sơ đẳng của đời sống tôn giáo để giải thích cách tổ chức và phát triển xã hội.
Bối cảnh ra đời xã hội học của Durkheim
Để hiểu rõ về đối tượng và phương pháp nghiên cứu của xã hội học, cần phải tìm hiểu về bối cảnh ra đời xã hội học của
Xã hội nước Pháp thế kỷ thứ XIX trải qua những biến đổi sâu sắc về mặt chính trị, kinh tế, xã hội, khoa học và kỹ thuật; Năm
1871, Công xã Paris bị đàn áp đẫm máu Công nghiệp hóa nước Pháp diễn ra mạnh mẽ kéo theo sự tích tụ dân cư vào các thành phố lớn, đồng thời xáo trộn, đổ vỡ các quan hệ xã hội và cộng đồng tạo ra tình trạng hỗn loạn mà Durkheim gọi là "vô tổ chức",
"vô chính phủ đạo đức" Lối sống cạnh tranh, vị lợi làm căng thẳng mối quan hệ giữa các tầng lớp, các nhóm xã hội và đặc biệt mẫu thuẫn đối kháng giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản trở nên quyết liệt.Xã hội học của Durkheim đã ra đời trong bối cảnh xã hội có nhiều xáo trộn và biến đổi to lớn như vậy Điều đó phần nào giải thích tại sao Durkheim cho rằng xã hội học có nhiệm vụ hàng đầu là tìm ra các quy luật xã hội để từ đó tạo ra trật tự xã hội trong xã hội hiện đại.
Về mặt lý luận khoa học, xã hội học Durkheim chịu ảnh hưởng của các nhà tư tưởng châu Âu; trong số đó có Jean - Jacqué
Rousseau (1712-1778), Henri de Saint - Simon (1760-1825),
Auguste Comte, Herbert Spencer, Wilhelm Wundt (1832-1920) và nhiều người khác Chẳng hạn kế thừa và phát triển mô hình lý luận và phương pháp luận của xã hội học của Comte, Durkheim chủ trương xã hội học phải trở thành khoa học về các quy luật tổ chức xã hội.
Phương pháp luận nghiên cứu xã hội học của Emile Durkheim
Đối tượng nghiên cứu của xã hội học là các sự kiện xã hội (social facts) Khái niệm sự kiện xã hội được hiểu theo hai nghĩa:
- Nghĩa thứ nhất, sự kiện xã hội vật chất: nhóm, dân cư và tổ chức xã hội.
- Nghĩa thứ hai, sự kiện xã hội phi vật chất: hệ thống giá trị, chuẩn mực, phong tục, tập quán xã hội; các sự kiện đạo đức (moral facts), tức là các cách thức hành động, suy nghĩ và trải nghiệm.
Nội dung khái niệm xã hội có thể gây ra sự hiểu lầm rằng đối tượng nghiên cứu của xã hội học rất giống với tâm lý học vì nói tới các khía cạnh khác nhau của hành vi con người như hành động, tư duy và tình cảm Để tránh hiểu lầm, Durkheim luôn nhấn mạnh yếu tố "xã hội" của đối tượng nghiên cứu của xã hội học.
Theo Durkheim, các sự kiện xã hội có ba đặc trưng cơ bản:
- Thứ nhất, sự kiện xã hội phải là những gì ở bên ngoài cá nhân Điều này thể hiện ở chỗ các cá nhân không chỉ sinh ra trong môi trường đã có sẵn các sự kiện như thiết chế, cơ cấu xã hội, chuẩn mực, giá trị, niềm tin v.v Không những thế, các cá nhân còn phải học tập, tiếp thu, chia sẻ và tuân thủ các chuẩn mực giá trị , tức là các sự kiện xã hội Ngay cả khi các cá nhân tích cực, chủ động tạo dựng ra các thành phần của cơ cấu xã hội, các chuẩn mực giá trị, các quy tắc xã hội , thì tất cả những cái đó đều có thể trở thành các sự kiện xã hội, tức là trở thành hiện thực bên ngoài cá nhân.
Thứ hai, các sự kiện xã hội bao giờ cũng là chung đối với nhiều cá nhân, nghĩa là được cộng đồng xã hội chia sẻ và chấp nhận.
Thứ ba, sự kiện xã hội bao giờ cũng có sức mạnh kiểm soát, hạn chế, cưỡng chế hành động và hành vi của các cá nhân Trong xã hội có những quy định, những giới hạn, nếu vi phạm thì bị trừng phạt Các điều khoản luật là những ví dụ rất rõ về đặc trưng điều này của sự kiện xã hội.
Mặc dù sự kiện xã hội tồn tại ở bên ngoài cá nhân, chung cho cả xã hội, nhưng lại có khả năng kiểm soát, cưỡng chế hành động từ bên trong mỗi cá nhân Xã hội học có hệ thống phương pháp luận với các quy tắc, quan điểm và các phương pháp nghiên cứu cụ thể Durkheim chỉ ra năm loại nhóm quy tắc cần áp dụng trong nghiên cứu xã hội học, cụ thể:
Nhóm quy tắc thứ nhất, đòi hỏi khi quan sát sự kiện xã hội, nhà xã hội học phải loại bỏ các thành kiến của cá nhân, phải xác định rõ hiện tượng nghiên cứu, phải tìm ra các chỉ báo thực nghiệm của hiện tượng nghiên cứu Quy tắc này chỉ rõ, coi sự kiện xã hội như là "sự vật", tức là tồn tại ở bên ngoài, khách quan, có thể quan sát được, thì mới có thể sử dụng được các phương pháp thực chứng để nghiên cứu các đặc điểm, tính chất và quy luật của sự kiện xã hội Hơn nữa, chỉ khi nào nghiên cứu các hiện tượng xã hội như niềm tin, chuẩn mực, đạo đức với tư cách là các sự vật đặc biệt trong hiện thực khách quan, xã hội học mới không bị quy về tâm lý học cá nhân Từ đó, có quy tắc giải thích "ngang cấp" - giải thích hiện tượng xã hội này bằng hiện tượng xã hội khác.
Nhóm quy tắc thứ hai, đòi hỏi nhà nghiên cứu xã hội học phải phân biệt được cái chuẩn mực, "bình thường" với cái dị biệt,
"không bình thường" vì mục tiêu sâu xa của khoa học xã hội học là tạo dựng và chỉ ra những gì là mẫu mực, tốt lành cho cuộc sống của con người Cách tốt nhất để xác định cái chuẩn mực, “bình thường” là phát hiện ra cái thường gặp, cái chung, cái trung bình, cái điển hình của xã hội cụ thể trong giai đoạn phát triển lịch sử nhất định Căn cứ vào đó, có thể coi tất cả những gì lệch chuẩn khác với cái chung là dị biệt, là “không bình thường”.
Nhóm quy tắc thứ ba, liên quan tới việc phân loại các xã hội để hiểu tiến trình phát triển xã hội Durkheim cho rằng cần phân loại xã hội dựa vào bản chất và số lượng các thành phần cấu thành nên xã hội, cũng như cần căn cứ vào phương thức, cơ chế, hình thức kết hợp các thành phần đó.
Nhóm quy tắc thứ tư, đòi hỏi khi giải thích các hiện tượng xã hội, cần phải phân biệt nguyên nhân "hiệu quả", tức là nguyên nhân gây ra hiện tượng với chức năng mà hiện tượng thực hiện Theo Durkheim, nghiên cứu xã hội học có hai nhiệm vụ:
- Nhiệm vụ thứ nhất, là chỉ ra điều kiện, yếu tố và nguyên nhân gây hiện tượng xã hội.
- Nhiệm vụ thứ hai, là phân tích chức năng, hệ quả của hiện tượng xã hội đối với cả hệ thống xã hội, bối cảnh xã hội mà hiện tượng đó diễn ra Đây là một trong những quy tắc làm cơ sở phát triển trường phái chức năng luận trong xã hội học.
Nhóm quy tắc thứ năm, là các quy tắc chứng minh xã hội học.
- Thứ nhất, quy tắc này đòi hỏi phải so sánh hai hay nhiều hơn các xã hội để xem liệu một sự kiện đã cho trong một xã hội mà không hiện diện trong xã hội khác có gây ra sự khác biệt nào trong các xã hội đó không;
- Thứ hai, có thể áp dụng quy tắc chứng minh "biến thiên tương" như trong nghiên cứu xã hội; nếu hai sự kiện tương quan với nhau và một trong hai sự kiện đó được coi là nguyên nhân gây ra sự kiện kia, và trong khi các sự kiện khác cũng có thể là nguyên nhân nhưng không thể loại trừ được mối tương quan giữa hai sự kiện này thì cách giải thích nhân quả như vậy có thể coi là "đã được chứng minh".
Các phương pháp luận nêu trên đã được Durkheim vận dụng trong tất cả các công trình nghiên cứu của ông về phân công lao động, về tôn giáo, về hội nhập xã hội, v.v Vì vậy, ngày nay các nhà xã hội học hiện đại tìm thấy ở xã hội học của Durkheim những mẫu mực về nghiên cứu xã hội học thực nghiệm.
Biến đổi xã hội của Émile Durkheim
- Theo ông, xã hội truyền thống chủ yếu dựa vào đoàn kết cơ học, còn xã hội hiện đại tồn tại và phát triển trên cơ sở đoàn kết hữu cơ Sự biến đổi từ xã hội này sang xã hội khác bắt nguồn từ những thay đổi có tính quy luật thể hiện qua các sự kiện xã hội vật chất và phi vật chất
- Ông xem xã hội như là một thực thể bao gồm nhiều bộ phận- hệ thống chính trị, hệ thống tôn giáo, hệ thống gia đình Khi xem xét bản chất của một xã hội phải xem một cách toàn bộ chứ không thể xem các bộ phận một cách riêng lẻ Bằng phép loại suy (analogy) đơn giản chúng ta biết rằng khi kết hợp oxy và hydro với một tỷ lệ nhất định ta có được nước Nhưng nước là một vật chất mới có tính chất hoàn toàn khác so với hydro và oxy riêng lẻ. Tương tự như thế, Émile Durkheim xem xã hội có thực tại riêng của nó Sự kết hợp của các phần tử tạo nên một vật chất mới, bản chất của nó không thể xem xét bằng các phần tử riêng lẻ (Th.S
Võ Văn Việt, Xã Hội Học Đại Cương, 11/2010, truy cập tại: http://dulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-xa-hoi-nhan-van/xa-hoi- hoc/file_goc_785322.pdf ).
- Theo Émile Durkheim, nhóm hoặc xã hội là đối tượng trung tâm của nghiên cứu xã hội học chứ không phải là cá nhân Ví dụ, ông ghi nhận rằng tự tử xảy ra ở các xã hội đô thị hiện đại nhiều hơn các xã hội nông thôn, nông nghiệp Ông giả thiết rằng sư khác biệt này là do các xã hội nông thôn, nông nghiệp được tổ chức đồng nhất và ít thay đổi hơn điều đó làm cho các nhân cảm nhận rõ hơn về ý nghĩa hành động của họ và mối liên hệ với những người khác, cuộc sống của họ ổn định hơn (Th.S Võ Văn Việt, Xã Hội Học Đại Cương, 11/2010, truy cập tại: http://dulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-xa-hoi-nhan-van/xa-hoi- hoc/file_goc_785322.pdf ).
- Về động lực biến đổi, Émile Durkheim nhấn mạnh các yếu tố về dân số và mật độ dân số, quyền lực và pháp luật Sự biến đổi xã hội từ dạng này sang dạng khác bắt nguồn từ những thay đổi có tính quy luật, thể hiện qua các sự kiện xã hội có tính vật chất và phi vật chất Sự tiến hóa của các kiểu đoàn kết xã hội và gắn liền với nó là kiểu xã hội phụ thuộc vào sự tăng trưởng của quy mô xã hội (ví dụ quy mô và mật độ dân số) và mật độ xã hội (ví dụ mức độ tập trung các đầu mối giao thông, liên lạc, các mối liên hệ, các tương tác, giao tiếp, trao đổi giữa các cá nhân) (Trương Văn Vỹ, Luận án sĩ: Một số khái niệm và lý thuyết xã hội học của Émile Durkheim, 5/2013, truy cập tại: http://qlkh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/qlkh/CTXH_XHH_DOT HI/Truong%20Van%20Vy.pdf ).
- Những chỉ báo khác của biến đổi xã hội từ kiểu đoàn kết cơ học sang kiểu đoàn kết hữ cơ là yếu tố quyền lực và pháp luật
Trong xã hội cơ học, sự đoàn kết cơ học tạo ra quyền lực đàn áp, cưỡng chế, do ý thức tập thể mạnh mẽ nên mọi sự vi phạm các điều cấm kỵ đều bị cộng đồng xã hội trừng phạt bằng nhiều hình thức khắt khe, thậm chí đàn áp, trả thù Trong xã hội hiện đại, đoàn kết hữu cơ tạo ra quyền lực bồi hoàn, thỏa thuận tức là bắt những cá nhân vi phạm luật pháp phải đền bù vật chất tinh thần do những lỗi lầm hay những thiệt hại gây ra để cho tình hình trở lại cân bằng, trật tự, ổn định và quan hệ hợp tác bình thường trở lại (Trương Văn Vỹ, Luận án sĩ: Một số khái niệm và lý thuyết xã hội học của Émile Durkheim, 5/2013, truy cập tại: http://qlkh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/qlkh/CTXH_XHH_DOTHI/Truong%20Van%20Vy.pdf ).
Sự kiện xã hội
Theo trường phái thực chứng luận, điều quan trọng nhất trong nghiên cứu khoa học là nắm bắt được các "sự kiện" Claude Bernard (1813-1878), bác sĩ và nhà sinh lý học người Pháp, trong quyển sách nổi tiếng mang tên là Nhập môn nghiên cứu y học thực nghiệm xuất bản năm 1865, từng nhấn mạnh rằng khoa học cần ưu tiên chú ý trước hết đến các sự kiện (faits), rồi dựa trên đó người ta mới có thể đưa ra những lý giải.
Chúng ta có thể hình dung rằng chính là trong bối cảnh của trào lưu thực chứng luận ấy trong các ngành khoa học vào hậu bán thế kỷ XIX mà Durkheim đã hình thành ý tưởng về "sự kiện xã hội" trong khuôn khổ xã hội học. Đối với Durkheim, xã hội học là bộ môn khoa học nghiên cứu về các “sự kiện xã hội” (fait social) Ông nêu ra định nghĩa về đối tượng này như sau: “Sự kiện xã hội là bất cứ phương cách hành động nào, […], có khả năng tác động lên cá nhân một sự cưỡng chế ngoại tại” (tr 106).
Có hai đặc điểm nổi bật để ta có thể nhận diện một hiện tượng nào đó là sự kiện xã hội:
- Thứ nhất, hiện tượng ấy “nằm bên ngoài ý thức cá nhân” của bất cứ ai trong chúng ta, tức là nó có tính khách quan, tồn tại độc lập với ý muốn của ta;
- Thứ hai, hiện tượng ấy áp đặt lên chúng ta một sự cưỡng chế nhất định Durkheim đưa ra cho chúng ta nhiều trường hợp minh họa về đặc điểm “cưỡng chế” của sự kiện xã hội như: mọi hành vi phạm luật đều nhận một hình phạt tương ứng, mọi cách ăn mặc trái với quy ước của cộng đồng đều bị chê cười, mọi hoạt động sản xuất công nghiệp không theo công nghệ và quy trình phù hợp ắt sẽ bị thất bại, v.v Để nghiên cứu sự kiện xã hội, ta phải đi theo lộ trình làm việc của bộ quy tắc do Durkheim đề ra Trước hết, “quy tắc đầu tiên và nền tảng nhất là xem xét các sự kiện xã hội như là những sự vật” (tr 107) Khái niệm “sự vật” [hay “đồ vật”] (choses)
Durkheim nói ở đây là những thực tại đang tồn tại trước mắt chúng ta và được chúng ta quan sát một cách khách quan Nhưng ông cũng lưu ý, việc xem xét sự kiện xã hội như là những sự vật không có nghĩa là ta xem các sự kiện ấy là những sự vật vật chất, mà là “những sự vật xét trên cùng bình diện như những sự vật vật chất” (tr 58)
Từ nguyên tắc nền tảng này, Durkheim nêu ba quy tắc để quan sát sự vật:
- Thứ nhất, khi quan sát các sự kiện xã hội, ta phải loại bỏ mọi ý niệm có sẵn trong đầu ta (các tiền niệm) để kết quả quan sát trở nên có tính khách quan;
- Thứ hai, “đối tượng nghiên cứu bao giờ cũng chỉ là một nhóm các hiện tượng đã được định nghĩa trước đó bằng những đặc điểm bề ngoài nào đó chung cho chúng và tất cả những hiện tượng nào tương ứng với định nghĩa ấy đều phải được gộp vào trong nhóm này” (tr 140-1);
- Thứ ba, khi ta tiến hành khảo sát một loại sự kiện xã hội nào, ta phải cố gắng xem xét nó trong trạng thái độc lập với các biểu hiện cá biệt của nó.
Trong khi quan sát một sự kiện xã hội, ta phải phân biệt hiện tượng bình thường và hiện tượng bệnh lý nơi đối tượng, bởi lẽ
“mục đích chính của bất cứ bộ môn khoa học nào về đời sống, [ ], là định nghĩa trạng thái bình thường, giải thích trạng thái ấy” (tr
Có hai đặc điểm để ta có thể nhận biết một sự kiện nào đó là
1) Trạng thái của sự kiện ấy (sức khỏe hoặc bệnh tật, lành mạnh hoặc bệnh hoạn) phải là hình thức phổ biến, tức tồn tại cố hữu nơi tất cả các sự vật cùng loại;
2) Đó là những trạng thái có ích, tức “một nhân tố của trạng thái sức khỏe xã hội” (tr 190) Ví dụ, hành vi tội phạm là một hiện tượng bình thường, bởi lẽ “một xã hội không có tội phạm là điều tuyệt đối không thể có” (tr 191), và có ích ở chỗ nó “cần thiết cho sự tiến hóa bình thường của luân lý và luật pháp” (tr 196)
Durkhiem đề ra ba quy tắc để phân biệt hai loại hiện tượng (hay trạng thái) này:
- Một là, “một sự kiện xã hội là bình thường đối với một loại hình xã hội nhất định, được xét ở một thời kỳ nhất định trong sự phát triển của nó, khi nó xảy ra trong những xã hội trung bình thuộc loại đó, được xét ở thời kỳ tương ứng với sự tiến hóa của những xã hội ấy” (tr 186);
- Hai là, “ta có thể kiểm tra những kết quả của phương pháp trên bằng cách chỉ ra rằng tính phổ biến của hiện tượng gắn với những điều kiện phổ biến của đời sống tập thể trong loại hình xã hội được xét” (tr 187);
- Ba là, ta cần phải kiểm chứng sự kiện này khi nó có quan hệ với một kiểu loại xã hội còn chưa hoàn tất toàn bộ diễn trình tiến hóa của mình (tr 187).
Một sự kiện được xem là bình thường hay không bình thường lại liên quan đến một kiểu loại xã hội nhất định Theo Durkheim, chính ý niệm về kiểu loại (espèce) giúp công việc giải thích sự kiện xã hội của chúng ta tránh được sự cực đoan như lối giải thích duy danh luận của các sử gia, chỉ xác nhận phương diện tính đa dạng của sự kiện, và lối giải thích duy thực luận của các triết gia, chỉ xác nhận phương diện tính thống nhất của sự kiện, bởi lẽ, ý niệm này bao hàm trong nó cả hai phương diện nói trên Để cấu tạo ra kiểu loại xã hội phục vụ cho việc giải thích, ta tiến hành theo quy tắc sau: “Ta bắt đầu bằng việc phân loại các xã hội căn cứ theo mức độ cấu tạo mà chúng thể hiện, lấy xã hội hoàn toàn đơn giản hay xã hội đơn nhánh làm cơ sở; trong các loại (classes) đó, ta sẽ phân biệt các biến thể khác nhau tùy vào việc các nhánh ban đầu có chắp dính hoàn toàn với nhau hay không” (tr 221).
Sau khi đã phân loại được các sự kiện, ta bắt đầu tiến hành công việc giải thích chúng Theo Durkheim, việc giải thích đầy đủ một sự kiện xã hội được tiến hành theo trình tự: trước là đi tìm