1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tập lớn kinh tế học khảo sát nhu cầu sử dụng đồ len handmade của sinh viên học viện ngân hàng

26 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Khảo sát nhu cầu sử dụng đồ len handmade của sinh viên Học viện Ngân hàng
Tác giả Đinh Hải An, Đỗ Hà Anh, Đỗ Mạnh Anh Hải, Trần Thị Diệu Linh, Vũ Thị Thùy Linh, Phí Thị Hồng Nhung, Nguyễn Thị Hà Trang
Người hướng dẫn ThS. Trần Thị Lan
Trường học Học Viện Ngân Hàng
Chuyên ngành Kinh Tế Học
Thể loại Bài tập lớn
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 2,24 MB

Nội dung

Nắm bắt được xu hướng đó cùng với niềm đam mê sáng tạo những cái mới bằng chính những vật dụng rất quen thuộc gần gũi với đời sống thường ngày, nhóm nghiên cứu chúng em quyết định chọn đ

Trang 1

HÀ NỘI – 05/2024

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA KINH TẾ - *** -

BÀI TẬP LỚN HỌC PHẦN: KINH TẾ HỌC

ĐỀ TÀI

KHẢO SÁT NHU CẦU SỬ DỤNG ĐỒ LEN HANDMADE CỦA SINH VIÊN HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

Giảng viên hướng dẫn : ThS.Trần Thị Lan

Lớp : K26LKTA

Nhóm : 01

Trang 2

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA KINH TẾ - *** -

BÀI TẬP LỚN HỌC PHẦN: KINH TẾ HỌC

ĐỀ TÀI

KHẢO SÁT NHU CẦU SỬ DỤNG ĐỒ LEN HANDMADE CỦA SINH VIÊN HỌC VIỆN NGÂN HÀNGDanh sách nhóm:

3 Đỗ Mạnh Anh Hải 26A4063005 Thành viên

4 Trần Thị Diệu Linh 26A4062111 Thành viên

5 Vũ Thị Thùy Linh 26A4063407 Thành viên

6 Phí Thị Hồng Nhung 26A4060331 Thành viên

7 Nguyễn Thị Hà Trang 26A4060748 Thành viên

Trang 3

và có tính thực tiễn cao hơn

Nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, nhu cầu về sản phẩm và dịch vụ của con người ngày càng cao bởi họ luôn muốn được thỏa mãn về cả vật chất và tinh thần Bên cạnh đó là nhu cầu về tính thẩm mỹ, sự độc đáo, chất riêng của từng sản phẩm cũng là một yếu tố thu hút người tiêu dùng Nắm bắt được xu hướng đó cùng với niềm đam mê sáng tạo những cái mới bằng chính những vật dụng rất quen thuộc gần gũi với đời sống thường ngày, nhóm nghiên cứu chúng

em quyết định chọn đề tài khảo sát nhu cầu sử dụng đồ handmade của sinh viên.Ngoài ra, những cửa hàng handmade ngày càng trở nên phổ biến, trong

đó nổi bật là các sản phẩm handmade làm từ len Điều đó chứng tỏ, đồ handmade làm từ len ngày nay càng được ưa chuộng bởi sự sáng tạo độc đáo trong từng sản phẩm Khác với những món đồ tinh xảo cầu kì được sản xuất quadây chuyền máy móc hiện đại, các món đồ nhỏ handmade làm từ len dường nhưngày càng thu hút hơn đối với khách hàng bởi chứa đựng nhiều tình cảm và ý nghĩa của người làm ra, những món đồ nhỏ nhưng vô cùng ý nghĩa

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN 2

LỜI MỞ ĐẦU 3

A GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 5

CHƯƠNG I: CƠ SỞ HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI VÀ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 5

1 Cơ sở hình thành đề tài 5

2 Lý do chọn đề tài 5

CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 7

1 Phương pháp nghiên cứu 7

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7

B NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 8

CHƯƠNG I: LÝ THUYẾT CUNG – CẦU 8

1 Cung 8

2 Cầu 10

3 Mối quan hệ giữa cung – cầu 11

CHƯƠNG II: KẾT QUẢ KHẢO SÁT VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU 13

1 Tổng quan về khảo sát 13

2 Các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng đồ len handmade tại Học viện Ngân hàng 14

CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ VÀ ĐƯA RA CHIẾN LƯỢC PHÙ HỢP 22

KẾT LUẬN 25

Trang 6

A GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI CHƯƠNG I: CƠ SỞ HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI VÀ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

2 Lý do chọn đề tài

Sự phát triển nhanh chóng của xã hội đã làm tăng lên nhu cầu tự khẳngđịnh mình của con người Bên cạnh những sản phẩm tất yếu đối với cuộc sốnghàng ngày, chúng ta tìm kiếm những sản phẩm mang đậm dấu ấn, phong cáchcủa bản thân mình và tìm kiếm những sự mới lạ, độc đáo và đôi khi mang nhiều

ý nghĩa.Đây chính là lý do để những sản phẩm handmade làm từ len được rađời với mong muốn phục vụ và đáp ứng tốt nhất những nhu cầu của khách hàng.Nếu trước đây, người ta thường không coi trọng những sản phẩm làm tay thủcông, những thứ được coi là kém chất lượng và kém hiện đại, thì ngày nay,những sản phẩm thủ công tinh xảo, được làm tỉ mỉ và đầy sáng tạo đã và đangchiếm được thiện cảm từ những khách hàng khó tính nhất

Một chiếc túi handmade làm từ len chắc chắn sẽ khiến cho người đeo nótrở nên khác biệt giữa hàng ngàn những chiếc túi được sản xuất theo dây chuyềnhàng loạt, nó giúp người mang nó thể hiện được cá tính và cái tôi của mình.Cũng như một món quà handmade sẽ chứa đựng nhiều ý nghĩa hơn so vớinhững món quà thông thường được bày bán tại các cửa hàng đồ lưu niệm.Kết hợp với sự phát triển của Internet, nhu cầu sử dụng đồ handmadelàm từ len đã tăng lên đáng kể Người mua sẽ dễ dàng xem được các mặt hànghiện có của shop để lựa chọn mà không phải vất vả đi lại tốn kém thời gian vàcông sức

Trang 7

Bên cạnh đó, hiện nay các mặt hàng lưu niệm tại Việt Nam ngày càng trởnên nhàm chán với những chủng loại sản phẩm quen thuộc Người tiêu dùngViệt Nam nhất là giới trẻ đang có xu hướng tìm cho mình những thứ mới lạ đểthể hiện tình cảm hay chỉ đơn giản là thể hiện cá tính riêng của bản thân Vớitrào lưu đó việc xuất hiện một mặt hàng lưu niệm làm bằng tay đã thổi vào thịtrường một luồng gió mới mang phong cách riêng và độc đáo của các bạn trẻ.Sản phẩm handmade làm từ len ngày nay khá đa dạng và phổ biến với rấtnhiều mẫu mã và chủng loại Những món quà làm bằng tay này không chỉ traođến người thân yêu sự đẹp mắt mà còn cả giá trị cảm nhận khi được chính tayngười tặng làm Món quà lưu niệm bán tràn lan chỉ mang vẻ đẹp về hình thứctrong khi món quà handmade mang cả giá trị tình cảm trong đó Đây chính làđiểm nổi bật thu hút giới trẻ tìm đến những món quà lưu niệm sáng tạo này.Cuối cùng các sản phẩm handmade làm từ len khá dễ dàng để giới trẻ tựhọc và tự làm nên khá thông dụng Điều đó làm cho các sản phẩm này ngày cóđược chỗ đứng trên thị trường đồ handmade.

Xuất phát từ các ý tưởng trên, nhóm nghiên cứu lựa chọn đề tài: "Nhu cầu

sử dụng đồ handmade" với mong muốn tìm hiểu nhu cầu thực tế của sản phẩmhandmade để có cái nhìn tổng quan về thị trường

Trang 8

CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng phương pháp khảo sát để thăm dò nhu cầu thị trường

và xác định sản phẩm kinh doanh (thông qua Google form online); phương pháp phân tích tổng hợp để phân tích, nghiên cứu các số liệu thu thập được

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Sinh viên đang học tập tại Học viện Ngânhàng

- Phạm vi nghiên cứu: Toàn bộ sinh viên của Học viện Ngân hàng

Trang 9

B NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: LÝ THUYẾT CUNG – CẦU

1 Cung

1.1 Khái niệm

- Cung:

Cung là số lượng hàng hóa, dịch vụ mà người bán muốn bán và có khả năng bán

ở các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian, với giả định các yếu tố khác không đổi

- Lượng cung:

Lượng cung là số lượng hàng hóa mà người bán muốn bán và có khả năng bán ởmột mức giá nhất định trong một khoảng thời gian nhất định nào đó, với giả định các yếu tố khác không đổi

- Giá của các yếu tố sản xuất (yếu tố đầu vào):

Để tiến hành sản xuất, các doanh nghiệp cần thuê, mua các yếu tố sản xuất, bao gồm lao động, đất đai, vốn (máy móc), nguyên vật liệu Khi giá của các yếu tố sản xuất tăng lên (ví dụ như tiền lương phải trả cho công nhân tăng lên, giá nguyên liệu trở nên đắt hơn) có nghĩa là chi phí sản xuất tăng, khiến cho cung hàng hóa hàng hóa đó giảm đi, đường cung dịch trái

- Công nghệ:

Trình độ công nghệ có tác động mạnh mẽ đến năng lực sản xuất của các doanh nghiệp Công nghệ tiến bộ hơn góp phần làm giảm chi phí sản xuất, tăng cung hàng hóa

- Các chính sách của Chính phủ:

Chính phủ thông qua chính sách thuế hoặc trợ cấp có thể tác động đến chi phí sản xuất của doanh nghiệp khiến doanh nghiệp tăng/giảm cung ứng hàng hóa.+ Về chính sách thuế: Khi Chính phủ đánh thuế hoặc tăng thuế đối với hàng hóabán ra khiến cho chi phí sản xuất tăng, cung về hàng hóa giảm đi Ngược lại,

Trang 10

việc chính phủ miễn, hoãn, giảm thuế đối với người sản xuất hàng hóa giúp làm giảm chi phí sản xuất, khiến cung tăng lên

+ Về chính sách trợ cấp: Khi Chính phủ quyết định trợ cấp hoặc tăng trợ cấp cho người sản xuất một loại hàng hóa nào đó, chi phí sản xuất của doanh nghiệpgiảm, khiến cho cung về hàng hóa tăng lên

1.3.2 Giá hàng hóa liên quan trong sản xuất

Hàng hóa liên quan là những hàng hóa có quan hệ với nhau trong việc thỏa mãnmột nhu cầu nào đó của con người Một sự thay đổi trong giá của hàng hóa liên quan có thể làm tăng hoặc giảm đối với hàng hóa nghiên cứu, tùy thuộc vào việc hai hàng hóa đó là thay thế hay bổ sung

- Hàng hóa thay thế (hay hàng hóa cạnh tranh):

Hàng hóa thay thế là những hàng hóa được sản xuất ra nhờ việc sử dụng cùng loại yếu tố đầu vào Nếu người sản xuất sử dụng nhiều nguồn lực hơn cho việc sản xuất một loại hàng hóa thì cũng có nghĩa là sẽ có ít nguồn lực hơn cho việc sản xuất hàng hóa còn lại

Ví dụ: Một nhà máy bánh kẹo sản xuất ra socola hộp và socola thanh Nếu giá socola hộp giảm, việc sản xuất mặt hàng này sẽ đem lại lợi nhuận giảm tương đối so với sản xuất socola thanh Khi đó, người sản xuất sẽ chuyển nguồn lực từviệc sản xuất mặt hàng đem lại lợi nhuận kém hơn là socola hộp sang tập trung sản xuất socola thanh và ngược lại

1.3.3 Kỳ vọng của người sản xuất

Khi quyết định cung ứng một loại hàng hóa nào đó, người sản xuất thường có những dự đoán nhất định về diễn biến của thị trường trong tương lai Nếu các

kỳ vọng về thị trường trong tương lai thuận lợi thì cung trong hiện tại sẽ giảm Ngược lại khi người bán dự đoán thị trường trong tương lai không được thuận lợi thì cung trong hiện tại sẽ tăng

1.3.4 Số lượng người sản xuất

Số lượng người sản xuất cũng ảnh hưởng tới quy mô thị trường Thị trường càng nhiều người sản xuất, quy mô càng lớn, cung về sản phẩm càng tăng và ngược lại

Trang 11

Lượng cầu là số lượng hàng hóa mà người mua muốn mua và có khả năng mua

ở một mức giá cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định, với giả định các yếu tố khác không đổi

2.2 Luật cầu

Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi giá một hàng hóa tăng lên, lượng cầu về hàng hóa đó sẽ giảm xuống và ngược lại

2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu

2.3.1 Giá hàng hóa liên quan

Hàng hóa liên quan là những hàng hóa có quan hệ với nhau trong việc thỏa mãnmột nhu cầu nào đó của con người Một sự thay đổi trong giá của hàng hóa liên quan có thể làm tăng hoặc giảm đối với hàng hóa nghiên cứu, tùy thuộc vào việc hai hàng hóa đó là thay thế hay bổ sung

- Hàng hóa thay thế:

Hai hàng hóa được gọi là hàng hóa thay thế cho nhau khi chúng cùng thỏa mãn một nhu cầu nào đó của người tiêu dùng (mặc dù mức độ thỏa mãn đem lại cho người tiêu dùng có thể khác nhau)

Ví dụ: Coca và Pepsi, trà và cà phê, xe ô tô của hãng Toyota và xe ô tô của hãngFord

Trang 12

2.3.4 Các kỳ vọng của người tiêu dùng

Cầu đối với hàng hóa, dịch vụ chịu ảnh hưởng đáng kể bởi kì vọng của người tiêu dùng Những kì vọng về biến động trong tương lai của những yếu tố tác động đến cầu có thể làm tăng hoặc giảm của người tiêu dùng trong hiện tại

2.3.5 Số lượng người tiêu dùng trên thị trường

Số lượng người tiêu dùng trên thị trường và cầu có quan hệ thuận chiều với nhau Số lượng người tiêu dùng càng nhiều thì cầu về hàng hóa càng tăng

3 Mối quan hệ giữa cung – cầu

3.1 Trạng thái cân bằng thị trường

Trạng thái cân bằng thị trường là trạng thái mà tại đó lượng cầu bằng lượng cung

Khi mô tả trên đồ thị, điểm cân bằng thị trường chính là điểm cắt nhau của đường cầu và đường cung

3.2 Trạng thái dư thừa

Trạng thái dư thừa là trạng thái mà tại đó lượng cung vượt quá lượng cầu (trong một khoảng thời gian) Tình trạng này xuất hiện khi mức giá trên thị trường cao hơn mức giá cân bằng (P > P ) Khi đó, người tiêu dùng mua một số lượng ít 1 Ehơn Q ), còn người bán cung ra thị trường với số lượng (Q ) nhiều hơn so với D S

Trang 13

trạng thái cân bằng (Q ), dẫn đến hiện tượng dư cung hay còn gọi là dư thừa.E

3.3 Trạng thái thiếu hụt

Trạng thái thiếu hụt là trạng thái mà tại đó lượng cầu vượt quá lượng cung (trong một khoảng thời gian) Tình trạng này xuất hiện khi mức giá trên thị trường thấp hơn mức giá cân bằng (P < PE 1).

Trang 14

CHƯƠNG II: KẾT QUẢ KHẢO SÁT VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU

1 Tổng quan về khảo sát

1.1 Đối tượng khảo sát

Đối tượng khảo sát: Sinh viên Học Viện Ngân Hàng

Phương pháp khảo sát: thông qua Google form online

Tổng số mẫu nhận được: 110 mẫu

Thành phần khảo sát:

Qua khảo sát biểu đồ trên ta thấy trung bình giới nữ có xu hướng quan tâm đến mặt hàng handmade đồ len nhiều hơn là nam giới Nữ giới chiếm đến 64,5% trong cuộc khảo sát Có thể thấy nhu cầu sử dụng và biết đến mặt hàng len handmade của nữ giới chiếm đa số do nó độc đáo, không đụng hàng, lạ mắt Thể hiện được tâm huyết tình cảm của người làm ra sản phẩm và thể hiện cá tính Cái tôi khác biệt của người sở hữu món đồ Chính là lý do khiến đồ handmade trở nên cực kỳ “ăn khách” và thu hút hàng triệu người Đặc biệt, những người luôn mong muốn sự mới lạ, hợp thời và tôn sùng sự sáng tạo

Trang 15

Chủ yếu sinh viên thực hiện cuộc khảo sát đều là sinh viên năm 1, chiếm đến 88,2%, ít nhất là sinh viên năm 3 với tỷ lệ khoảng 4%.

Trên tổng 110 mẫu khảo sát đều là sinh viên Học viện Ngân Hàng từ các ngành học khác nhau Nhiều nhất là khoa Luật với 25,5% Các ngành khác chiếm tỷ trọng tương đối

1.2 Tính thực tiễn của khảo sát

Đề tài “ Khảo sát nhu cầu sử dụng đồ len handmade của Sinh viên Học viện Ngân hàng” mang tính thực tiễn cao Qua đề tài cho thấy được cái nhìn khách quan và tổng quát về nhu cầu sử dụng len handmade trong bộ phận sinh viên vớinhiều mục đích khác nhau

Các nhân tố tác động đến nhu cầu sử dụng đồ len handmade ngày càng trở nên quan trọng đối với bộ phận sinh viên hiện nay bởi tính ứng dụng và thẩm mỹ cao Dựa trên khảo sát thì chủ yếu sinh viên Học viện Ngân hàng đều đồng ý với lý thuyết các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng đồ len handmade” : thu nhập, thị hiếu, kỳ vọng khi mua đồ len handmade, giá cả của sản phẩm,…

2 Các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng đồ len handmade tại Học viện Ngân hàng

2.1 Thu nhập

Dựa vào khảo sát ta thấy:

Trang 16

Theo phiếu khảo sát và dựa vào biểu đồ số thu: 60,9% sinh viên có thu nhập dưới 2triệu thường không có việc làm hoặc do bố mẹ chu cấp, 24,5% có thu nhập 2-4tr, thu nhập từ 4tr trở nên chiếm số ít Không khó khăn để nhận ra sinh viên có thu nhập trung bình dưới 2tr/tháng nhưng phải trả các chi phí khác như: tiền điện, tiền nhà, tiền sinh hoạt,

Khảo sát đề tài chủ yếu hướng tới người tiêu dùng là sinh viên nên chủ yếu thu nhập hàng tháng đều dưới 2tr

- Mức độ yêu thích đối với đồ len:

Dựa vào khảo sát:

Hầu hết những người tiếp cận đến đồ len đều có sự yêu thích nhất định với nó

Có thể thấy mức độ yêu thích đồ len chiếm khá cao với 40,4% với tính thẩm

Trang 17

mỹ, độ bền cao, sản phẩm đồ handmade luôn là sự lựa chọn hàng đầu cho kháchhàng chính vì vậy mức độ yêu thích đến rất yêu thích đồ len handmade chiếm

đa số

- Tần suất mua đồ len handmade:

Vì đồ len là mặt hàng tiêu dùng bền, lâu dài nên qua khảo sát tần suất mọi ngườimua mặt hàng này chỉ từ 1-2 lần một năm chiếm khoảng 39,4% Và 2 - 4 lần/năm cũng chiếm khoảng 23,4% Bên cạnh đó vẫn có những số người có xu hướng đam mê đồ len nên tần suất mua hàng của họ cao Bởi lẽ, mỗi sản phẩm

đồ handmade đều được tỉ mỉ, cẩn thận qua từng chi tiết, từng công đoạn, dù là công đoạn nhỏ nhất Nhất là những sản phẩm đồ handmade đều có cái chất

"riêng" và cộng với sự tỉ mỉ qua từng công đoạn nên giá trị đồ len handmade được khách hàng sử dụng và gắn bó lâu dài Chính vì vậy tần suất mua đồ len ở mức trung bình

- Hình thức mua đồ len handmade:

Ngày nay công nghệ hiện đại đang phát triển, người dùng thường mua hàng quacác sàn thương mại điện tử, các trang online, tỉ lệ này chiếm hơn nửa hình thức mua hàng Tuy nhiên do nhu cầu mà người dùng vẫn muốn đến trực tiếp cửa hàng để có thể lựa chọn được món đồ phù hợp, trải nghiệm sản phẩm, và dịch

vụ một cách tốt nhất

- Đồ len handmade được quan tâm nhiều nhất:

Trang 18

Qua khảo sát thấy, chủ yếu sinh viên quan tâm đến sản phẩm đồ len handmade như móc khóa (66%), quần áo (40,4%).

- Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua đồ len handmade:

Qua khảo sát thấy, các yếu tố quyết định việc mua đồ len handmade như về tínhthẩm mỹ cao; giá cả hợp lí; xu hướng mới; độ tỉ mỉ, chi tiết rất quan trọng đối với người mua

- Kinh nghiệm sử dụng đồ len handmade:

Kinh nghiệm sử dụng đồ len handmade của sinh viên HVNH đa số là dưới 6 tháng (38,3%), tiếp đến là kinh nghiệm từ 6 tháng - 1 năm (29,8%)

2.3 Kỳ vọng khi mua

- Nếu bạn dự kiến sẽ kiếm được nhiều tiền hơn trong tương lai:

Ngày đăng: 21/06/2024, 18:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN