Định nghĩa chi phí giao dịch Chi phí là một khái niệm cơ bản nhất của việc kinh doanh và trong kinh tếhọc, nó được định nghĩa là là các hao phí về nguồn lực để doanh nghiệp đạt đượcmột h
Trang 1KHOA/VIỆN: KINH TẾ PHÁT TRIỂN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
BÀI TIỂU LUẬN:
NGUỒN GỐC HÌNH THÀNH CÁC CHI PHÍ GIAO DỊCH
Giảng viên: Trần Đức Hiệp Nhóm thực hiện: Nhóm 3
Bộ môn: Kinh tế học về chi phí giao dịch
Trang 2Hà Nội, 2020
Trang 3DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 3
Trang 4MỤC LỤC
I CHI PHÍ GIAO DỊCH TRONG THỊ TRƯỜNG CẠNH TRANH HOÀN HẢO .1
1 Các khái nhiệm cơ bản 1
2 Chi phí ma sát 1
3 Chi phí theo hợp đồng 2
II THẤT BẠI CỦA THỊ TRƯỜNG VÀ THẤT BẠI CỦA NHÀ NƯỚC 4
1 Độc quyền 4
2 Ngoại ứng tiêu cực 5
3 Hàng hóa công cộng (HHC) 5
4 Chu kỳ kinh tế 6
5 Công bằng xã hội, tính bền vững và mục tiêu phát triển con người 7
6 Lợi ích nhóm 8
7 Tăng trưởng và ổn định 8
8 Phản ứng chính sách 9
9 Độ trễ và tính bất định của chính sách can thiệp 10
Trang 5I CHI PHÍ GIAO DỊCH TRONG THỊ TRƯỜNG CẠNH TRANH HOÀN HẢO
1 Các khái nhiệm cơ bản
1.1 Định nghĩa chi phí giao dịch
Chi phí là một khái niệm cơ bản nhất của việc kinh doanh và trong kinh tế
học, nó được định nghĩa là là các hao phí về nguồn lực để doanh nghiệp đạt được một hoặc những mục tiêu cụ thể Nói một cách khác, hay theo phân loại của kế toán tài chính thì đó là số tiền phải trả để thực hiện các hoạt động kinh tế như sản xuất,giao dịch,…nhằm mua được các loại hàng hóa, dịch vụ cần thiết cho quá trình sản xuất, kinh doanh Như vậy, có nhiều loại chi phí khác nhau
Chi phí giao dịch là chi phí cần thiết để có thể tiến hành trôi chảy các giao
dịch kinh tế Chi phí giao dịch gồm các loại: chi phí tìm kiếm và thông tin, chi phí thương thảo, chi phí đảm bảo thực hiện hợp đồng và chi phí khác
1.2 Định nghĩa nền kinh tế thị trường hoàn hảo
Nền kinh tế thị trường hoàn hảo là nền kinh tế mà trên thị trường có rất
nhiều người bán và không có người nào có ưu thế về số lượng cung ứng đủ lớn
để ảnh hưởng tới giá cả trên thị trường Các sản phẩm bán ra rất ít có sự khác biệt
về quy cách, phẩm chất, mẫu mã Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo các doanh nghiệp bán sản phẩm và dịch vụ của mình ở mức giá do thị trường xác định dựa trên quy luật cung cầu
2 Chi phí ma sát
Chi phí ma sát là tổng các chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp liên quan đến
việc thực hiện một giao dịch tài chính Chi phí ma sát xem xét tất cả các chi phí liên quan đến một giao dịch một cách toàn diện Tính toán chi phí ma sát cho phép nhà đầu tư dự đoán đầy đủ các chi phí mà họ có thể phải chịu
Đặc điểm của chi phí ma sát:
Chi phí ma sát có thể giúp nhà đầu tư đánh giá một giao dịch từ mọi góc độ có thể để xác định tất cả các chi phí trực tiếp và gián tiếp
1
Trang 6 Phương pháp chi phí ma sát là phép tính toán chi phí toàn diện nhất mà một nhà đầu tư có thể sử dụng khi xem xét một giao dịch có tiềm năng hay không
Sử dụng phương pháp chi phí ma sát khi so sánh các sản phẩm tài chính có thể giúp nhà đầu tư hoặc người đi vay đưa ra quyết định sáng suốt hơn và loại trừ các sản phẩm có chi phí cao
3 Chi phí theo hợp đồng
Theo lý thuyết cơ bản của kinh tế: giao dịch thì tốn chi phí và thực thi hợp đồng tức là giao dịch Vì vậy, thực thi hợp đồng thì tốn chi phí
Chi phí xảy ra trước khi kí hợp đồng:
Chi phí xảy ra trước khi kí hợp đồng là các chi phí soạn thảo, thương lượng và bảo vệ hợp đồng
Chi phí soạn thảo: Văn kiện có tính phức tạp, không thể hoàn chỉnh từ lần
soạn thảo đầu tiên, những khoảng trống sẽ được các bên bổ sung khi tình huống bất ngờ phát sinh Vì thế cho nên, thay vì dự liệu trước tất cả những cách giải quyết tình huống khó khăn, thêm chi phí soạn thảo mở rộng
Bảo vệ hợp đồng: có rất nhiều hình thức, hình thức phổ biến nhất là quyền
sở hữu chung Mặc dù những khoảng trống sẽ xuất hiện trong các hợp đồng, nhưng chúng không gây ra những rủi ro về thực thi hợp đồng nếu các bên sử dụng đến một điều tổng quát về tự cưỡng chế thực thi (tự bảo đảm tuân thủ)
Ví dụ: Khi tìm trọ mới nhưng chưa thể đến ở ngay, mặc dù chưa kí hợp đồng thuê trọ nhưng bạn vẫn phải cọc trước 1 số tiền nhất định để “Bảo vệ hợp đồng thuê trọ” cũng là bảo đảm quyền sở hữu phòng trọ của bạn Khi bạn nộp tiền cọc và người chủ nhận tiền đồng nghĩa việc đã hình thành 1 giao dịch, cả 2 có nghĩa vụ thực hiện thỏa thuận
Chi phí xảy ra sau khi kí hợp đồng
Chi phí xảy ra sau khi kí hợp đồng có các hình thức như: bảo hành, thay đổi thỏa thuận ban đầu, vi phạm hợp đồng,
Thay đổi thỏa thuận ban đầu: giả sử hợp đồng quy định X nhưng nhìn lại
vấn đề sau khi sự việc đã xảy ra, các bên nhận thức rõ ràng rằng lẽ ra họ phải làm Y Sự thay đổi từ X sang Y phát sinh chi phí
2
Trang 7Ví dụ: Trong quá trình thi công nội thất, nhận thấy kích thước tủ quần áo không phù hợp với kích thước căn hộ Điều này đã được kiến trúc sư tư vấn
từ trước nhưng khách hàng không thay đổi Vì vậy, với lỗi này khách hàng muốn đổi tủ quần áo đúng kích thước sẽ phải chịu thêm chi phí, giá trị hợp đồng đã kí ban đầu sẽ thay đổi
Vi phạm hợp đồng: 1 bên vi phạm các điều khoản đã thỏa thuận trong hợp
đồng sẽ phải đền bù theo thỏa thuận trước đó
Ví dụ 1 : Trước diễn biến dịch bệnh Covid-19, hiện nay nhiều doanh nghiệp buộc phải cắt giảm tiền lương, cho công nhân nghỉ làm không lương hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động Có ý kiến cho rằng, hành động của các chủ sở hữu lao động được chấp nhận do tình huống bất khả kháng,nhưng cũng có luật sư cho rằng, họ đã vi phạm hợp đồng lao động, phải bồi thường cho người lao động
Ví dụ 2 : Cửa hàng đồ ăn Nhật Bản Dozo Sushi có 4 cơ sở tại Hà Nội Tình hình dịch bệnh Covid-19 khiến doanh thu cửa hàng không đủ bù chi phí kinh doanh, buộc họ phải trả mặt bằng 2 cửa hàng, nhân viên ở đây bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, 2 cửa hàng còn lại để duy trì kinh doanh buộc phải cắt giảm nhân sự và cắt giảm 50% lương thưởng
Nhận xét:
- Chi phí trước khi kí hợp đồng hay sau khi kí hợp đồng phụ thuộc lẫn nhau Nói cách khác, chúng phải được giải quyết đồng thời
Ví dụ: Để được hưởng chính sách bảo hành (chi phí sau khi kí hợp đồng ) thì phải được thỏa thuận trước khi kí hợp đồng, quá trình này đã phải chịu phí thương lượng (chi phí trước khi kí hợp đồng)
- Sự thương lượng trong nội bộ các bên liên quan sẽ dẫn đến kết quả tối ưu, chi phí tối thiểu mà không cần sự can thiệp của nhà nước
3
Trang 8II THẤT BẠI CỦA THỊ TRƯỜNG VÀ THẤT BẠI CỦA NHÀ NƯỚC
1 Độc quyền
a Khái niệm
ĐỘC QUYỀN MUA: Tình trạng độc quyền mua cũng có thể xảy ra phổ
biến trong thị trường lao động khi một chủ lao động duy nhất có lợi thế hơn lực lượng lao động Khi điều này xảy ra, các nhà bán buôn - trong trường hợp này là các nhân viên tiềm năng - đồng ý với mức lương thấp hơn do các yếu tố từ sự kiểm soát công ty mua hàng Kiểm soát tiền lương làm giảm chi phí cho người sử dụng lao động và tăng biên lợi nhuận
ĐỘC QUYỀN BÁN là trường hợp trên thị trường chỉ có một người bán, bán
hàng cho nhiều người mua Vì là người bán duy nhất trên thị trường nên doanh nghiệp có sức mạnh trên thị trường Người bán (cung) sẽ dựa vào hành vi ứng xử của cầu đề chọn các mức cung cấp có lợi nhất cho họ trên thị trường
b Nguyên nhân dẫn đến độc quyền
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến độc quyền như:
- Do kiểm soát yếu tố sản xuất đầu vào (ví dụ: Nam Phi nắm giữ phần lớn trữ lượng kim cương trên thế giới => gần như độc quyền thị trường kim cương)
- Vấn đề bản quyền
- Độc quyền tự nhiên: có khả năng giảm giá thành khi mở rộng sản xuất (ví dụ: ngành điện và nước )
- Độc quyền do Chính phủ quy định (ví dụ: ở một số nước Bắc Âu, Nhà nước nắm quyền sản xuất và kinh doanh đồ uống có cồn vì họ cho rằng làm vậy có lợi cho sức khỏe người dân)
- Độc quyền xuất hiện là kết quả của quá trình cạnh tranh
c Thất bại thị trường do độc quyền
- Gây ra tổn thất phúc lợi xã hội do nhà độc quyền sở hữu quyền lực thị trường, người tiêu dùng phải mua một số lượng sản phẩm ít và giá cao hơn so với thị trường trường CTHH
- Có khả năng tạo ra lợi nhuận siêu ngạch (có thể làm trầm trọng hóa sự bất bình đẳng trong xã hội)
4
Tổn thất phúc lợi xã hội
Trang 9Ví dụ:
- Trên thị trường hàng hóa dịch vụ có điện lực Việt Nam là nhà độc quyền bán Cho dù họ tăng tiền điện lên thì người dân vẫn phải chịu chi trả số tiền đó (giao dịch hình thành) Như vậy người dân phải trả nhiều tiên hơn cho cùng một lượng điện tiêu thụ như trước Đây là một ví dụ điển hình cho hiện tượng tổn thất phúc lợi xã hội Chính vì điều này Nhà nước đã đề ra các yêu cầu để kiểm soát giá điện cho hợp lý
d Biện pháp can thiệp của Chính phủ
- Về mặt pháp lý: ban hành khuôn khổ luật pháp nhằm gia tăng tính cạnh tranh,
…
- Về mặt kinh tế: kiểm soát giá, …
2 Ngoại ứng tiêu cực
a Khái niệm
- Là những chi phí áp đặt lên một đối tượng thứ ba (ngoài người mua và người bán trên thị trường) nhưng chi phí đó lại không được phản ánh trong giá cả thị trường
b Thất bại thị trường do ngoại ứng tiêu cực
- Gây ra tổn thất phúc lợi xã hội do chi phí xã hội lớn hơn chi phí tư nhân và sản lượng thị trường cao hơn mức tối ưu
Ví dụ: Một hộ gia đình tái chế kim loại, thải ra môi trường các loại mạt than, khí độc,… gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân xung quanh Hộ gia đình đó muốn đàm phán để đề bù các thiệt hại mình gây ra nhưng những hộ dân xung quanh không đồng ý (giao dịch không được thực hiện) Đây
là cơ sở để Nhà nước thu thuế hay phí ngoại ứng tiêu cực của hộ gia đình tái chế
Do đó, hộ gia đình tái chế sẽ giảm mức thải ra môi trường xuống để không vượt quá mức cho phép
c Biện pháp của Chính phủ
- Thiết lập quy chế, luật lệ điều tiết ngoại ứng tiêu cực
- Thu thuế hay phí ngoại ứng tiêu cực
- Xác định các quyền sở hữu tài sản rõ ràng,…
3 Hàng hóa công cộng (HHC)
a Khái niệm
- Là hàng hóa mà một cá nhân tiêu dùng chúng không ảnh hưởng hay làm giảm đi lợi ích từ việc tiêu dùng của các cá nhân khác
b Đặc điểm
- Hàng hóa công cộng có 2 thuộc tính: không cạnh tranh và không loại trừ
- Phân loại: HHC thuần túy (quốc phòng, không khí,…) và HHC không thuần túy (mạng di động, lớp học,…)
c Thất bại thị trường do HHC
5
Trang 10- Do những tính chất đặc thù, tư nhân thường không muốn và không thể cung cấp HHC do vấn đề “Kẻ ăn không’’ (những người được hưởng lợi ích từ hàng hóa nhưng lại trốn tránh trong việc chi trả chi phí cung ứng)
- Khi tư nhân có thể cung cấp thì việc cung cấp cũng không hiệu quả và gây ra tổn thất phúc lợi xã hội
Ví dụ: về pháo hoa-1loại HHC Giả sử, ở thôn A có 1000 dân Giá vé để xem bắn pháo hoa trong 10 phút là 10k => thu được 10 triệu Trong khi đó tổng chi phí để
tổ chức bắn pháo hoa là 2 triệu Như vậy ta thấy lãi rất nhiều Các doanh nghiệp biết là mặc dù có lãi lớn nhưng họ không đầu tư hay tổ chức bởi vì vấn đề kẻ ăn không Người dân có thể nhận thấy, họ không cần trả tiền mà vẫn có thể xem bắn pháo hoa bình thường Nên là nếu DN tổ chức bán vé thì sẽ không thu được nhiều lợi nhuận, có khi còn lỗ nên họ quyết định không tổ chức bắn pháo hoa thu
vé Như vậy giao dịch này k được thực hiện Trên cơ sở này, nhà nước can thiệp vào Có thể bằng cách như sau: các DN hợp tác với hợp tác xã Hợp tác xã kêu gọi, huy động người dân góp tiền mua pháo hoa bắn Giả sử thu được 10 triệu,
mà như nói ở trên tổng chi phí tổ chức có 2 triệu Như vậy thì chắc chắn DN sẽ nhận tổ chức Do đó, giao dịch thứ 2 đã được thực hiện
d Biện pháp của Chính phủ
Chính phủ có 2 hình thức can thiệp:
- Khu vực công cộng trực tiếp sản xuất và cung ứng hàng hóa công cộng
- Khu vực công cộng và khu vực tư hợp tác sản xuất và cung ứng hàng hóa công cộng
4 Chu kỳ kinh tế
a Khái niệm
- Mỗi thị trường hàng hóa hay tiền tệ đều có xu hướng vận động theo chu kỳ thời gian Sự trùng lặp và cộng hưởng các chu kỳ nhỏ của các thị trường thành phần
sẽ tạo ra chu kỳ kinh tế
b Đặc điểm
- Gồm 2 giai đoạn chính xen kẽ nhau: hưng thịnh và suy thoái
- Hệ quả tất yếu của kinh tế thị trường
- Tính quốc tế
- Tính ngẫu nhiên khó đoán
c Ảnh hưởng của chu kỳ kinh tế
- Xét trên góc độ vĩ mô, chu kỳ kinh tế tạo nên một sự bất ổn định vĩ mô khi sản lượng lên xuống thất thường => phúc lợi xã hội không được tối đa hóa, đời sống của nhiều thành phần trong xã hội trở nên bấp bênh
- Pha suy thoái của chu kỳ kinh tế sẽ khiến cho cả khu vực công cộng lẫn khu vực tư nhân gặp nhiều khó khăn Khi có suy thoái, sản lượng giảm sút, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, các thị trường từ hàng hóa dịch vụ cho đến thị trường vốn thu hẹp dẫn đến những hậu quả tiêu cực về kinh tế, xã hội
6
Trang 11Ví dụ: Để vượt qua khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 Chính phủ Mỹ đã thực hiện các biện pháp như: FED công bố kế hoạch mua một lượng lớn các khoản nợ ngắn hạn từ các công ty nhằm khai thông thị trường tiền tệ đang đóng băng Chính phủ Mỹ dùng 250 tỷ USD trong gói 700 tỷ để mua lại cổ phiếu của một số ngân hàng quan trọng đồng thời sẽ tập trung mua cổ phiếu của các tổ chức cho vay đang gặp khó khăn Từ đó xuất hiện giao dịch
d Biện pháp của Chính phủ
- 3 công cụ chính: Chính sách tài khóa, Chính sách tiền tệ, Chính sách thuế
5 Công bằng xã hội, tính bền vững và mục tiêu phát triển con người
a Công bằng xã hội
- Công bằng xã hội là động lực phát triển kinh tế - xã hội:
Tác động mạnh mẽ, tích cực trong lĩnh vực kinh tế
Điều chỉnh quan hệ giữa con người với con người trong các lĩnh vực chính trị, xã hội, đạo đức
Là điều kiện để mỗi cá nhân có thể phát huy cao nhất khả năng của bản thân
- Sự chênh lệch thu nhập hay phân hóa giàu nghèo giữa các bộ phận dân cư trong
xã hội, có thể trở thành vấn đề xã hội nghiêm trọng khi nó vượt qua giới hạn nào đó Một khi trong xã hội có quá nhiều người nghèo đói, đồng thời của cải hay sản phẩm xã hội lại tập trung trong tay một số người giàu thì khoảng cách giàu nghèo trong xã hội trở nên sâu sắc gây sức ép lên xã hội
Bất bình đẳng công bằng xã hội được coi là thất bại của trị trường
- Thất bại thị trường do đói nghèo và bất bình đẳng thu nhập:
Chất lượng sống không đảm bảo
Gây ra bất ổn định xã hội và tổn thất phúc lợi
Gây ra nhiều tệ nạn xã hôi: trộm cắp, giết người,
- Thất bại của Nhà nước:
Chưa có những phương thức hiệu quả và bền vững giúp xóa đói giảm nghèo
Chưa xây dựng được hệ thống bộ máy công quyền làm việc hiệu quả và công bằng,…
b Tính bền vững và mục tiêu phát triển của con người
- Phát triển con người một cách bền vững là phát triển thường xuyên, liên tục và lâu dài tất cả những năng lực thể chất, tinh thần, trí tuệ, nhân cách nhằm làm phong phú và nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi người cũng như của cả cộng đồng, đồng thời tạo động lực bền vững cho sự phát triển kinh tế - xã hội
- Thất bại thị trường:
Chất lượng nguồn nhân lực thấp => giảm năng lực cạnh tranh và hạn chế khả năng thu hút vốn đầu tư
7
Trang 12 Nhiều người dân chưa nhận thức được vai trò quan trọng của tri thức và sức khỏe Đặc biệt ở vùng nông thôn, còn tồn tại nhiều quan điểm lạc hậu, lỗi thời
c Khắc phục
- Mở cơ hội cho người nghèo
- Tăng cường an sinh xã hội
- Đầu tư phát triển giáo dục ở những vùng nông thôn hẻo lánh
- Trợ cấp, cải cách ruộng đất,…
6 Lợi ích nhóm
a Nhóm lợi ích
- Nhóm lợi ích là một danh từ kinh tế học dùng để chỉ một tập hợp người trong
xã hội có mức lợi ích vượt trội đáng kể do ảnh hưởng của yếu tố nhóm, hình thành bởi một hoặc nhiều nguyên nhân chung và tồn tại trong một giai đoạn nhất định
- Phân loại: nhóm được lợi và nhóm chịu thiệt
b Lợi ích nhóm
- Là một thất bại của thị trường
- Chênh lệch lợi ích nhóm là khiếm khuyết của thể chế
c Ảnh hưởng của nhóm lợi ích đến phúc lợi xã hội
- Tích cực: Nhóm lợi ích lên tiếng bảo vệ quyền lợi của mình khi bị thua thiệt và Chính phủ có hành động đáp ứng lại nhằm thiết lập sự công bằng => Nhóm lợi ích có ảnh hưởng tích cực đến phúc lợi xã hội
- Tiêu cực: Nhóm lợi ích vận động bằng mọi cách để có được lợi ích vượt trội so với năng lực của mình => gây ảnh hưởng tiêu cực đến phúc lợi xã hội
Ví dụ: Khi doanh nghiệp muốn trúng thầu Họ đưa một khoản tiền cho người đứng đầu phụ trách quản lý dự án đó Ở đây đã hình thành chi phí bôi trơn là một phần của chi phí giao dịch Doanh nghiệp đạt được mong muốn là chủ thầu Còn người quản lý thầu được tiền Tham nhũng thông qua doanh nghiệp sân sau không chỉ gây tổn thất nặng nề cho nền kinh tế mà còn để lại hệ lụy tiêu cực về chính trị, xã hội Bởi vậy, loại doanh nghiệp này không những không giúp ích cho dân cho nước, là rào cản không chỉ đối với các doanh nghiệp kinh doanh chân chính mà còn đối với sự phát triển của đất nước Đây chính là thất bại của Nhà nước
d Vai trò của Chính phủ trong việc điều tiết lợi ích nhóm
- Hòan thiện thể chế
- Điều tiết mức lợi ích nhóm theo tiêu chí “công bằng phát triển’’
- Phát huy vai trò tích cực của xã hội dân sự
7 Tăng trưởng và ổn định
- Quan điểm: hướng đến phát triển bền vững, nghĩa là không chỉ chú ý đến tốc độ tăng trưởng cao, ổn định mà đi liền với đó là phải bảo đảm được xã hội ổn định,
8