1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài độc quyền và sự thất bại thị trường trong ngành điện

19 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 2,01 MB

Nội dung

Vàdoanh nghiệp nắm giữ quyền quản lý đó là Tập đoàn Điện lực Việt Nam EVN, với mụctiêu đưa ngành điện trở thành ngành độc quyền tự nhiên trong nền kinh tế thị trường.Nhưng vào những năm

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP HỒ CHÍ MINH

KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ CÔNG

-TIỂU LUẬN

Môn: Kinh tế công Giảng viên hướng dẫn: Phạm Thị Ngọc Sương

Nhóm: 01

ĐỀ TÀI:

ĐỘC QUYỀN VÀ SỰ THẤT BẠI THỊ TRƯỜNG

TRONG NGÀNH ĐIỆN

Trang 2

MỤC LỤC

A PHẦN MỞ ĐẦU 3

1 Lý do chọn đề tài 3

2 Mục tiêu nghiên cứu: 4

3 Đối tượng nghiên cứu: 4

4 Phạm vi nghiên cứu: 4

B PHẦN NỘI DUNG 5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ĐỘC QUYỀN 5

1 Khái niệm độc quyền 5

2 Độc quyền tự nhiên 5

3 Tổn thất và sự can thiệp của chính phủ khi có độc quyền 5

3.1 Tổn thất 5

3.2 Sự can thiệp của Chính phủ 5

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ 7

1 Tổng quan về điện lực việt nam 7

1.1 Lịch sử hình thành 7

1.2 Mục tiêu hoạt động EVN thể hiện rõ 3 tiêu chí: 7

1.3 Lĩnh vực kinh doanh 7

2 Nguyên nhân dẫn đến độc quyền trong lĩnh vực điện 8

2.1 Nguyên nhân độc quyền trong truyền tải và phân phối: 8

2.2 Nguyên nhân độc quyền giá cả 8

3 Thực trạng dẫn đến độc quyền trong lĩnh vực điện 8

3.1 Độc quyền về khâu truyền tải và phân phối 10

Trang 3

3.2 Độc quyền về khâu thu mua điện 10

3.3 Độc quyền về giá cả 11

3.4 Độc quyền dẫn đến sự thiếu trách nhiệm 12

3.5 Độc quyền dẫn đến sự thiếu minh bạch 13

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT KHẮC PHỤC 14

1 Giải pháp về giá cả 14

2 Giải pháp về phân phối và truyền tải 14

C PHẦN KẾT LUẬN 15

TÀI LIỆU THAM KHẢO 16

DANH SÁCH THÀNH VIÊN 17

Trang 4

A PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam đang có những bước tiến mạnh

mẽ đều đó mang lại những thay đổi đáng kể trong đời sống của người dân Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu cuộc sống của con người cũng ngày càng cao và được cải thiện Trong bối cảnh này, việc sử dụng điện là điều vô cùng quan trọng và cấp thiết, đặc biệt là trong thời đại công nghệ hiện nay

Ngành điện được coi là một trong những ngành công nghiệp quan trọng nhất và là mũi nhọn của nền kinh tế Việt Nam hiện nay Việc phát triển sản xuất, quản lý và phân phối điện năng một cách hợp lý, nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân và sự phát triển của đất nước, là điều cực kỳ cần thiết Tuy nhiên, với vốn đầu tư lớn nên không phải mọi doanh nghiệp tư nhân đều có thể tham gia vào lĩnh vực này một cách dễ dàng Chính vì thế, từ những giai đoạn đầu tiên ngành điện ở Việt Nam đã được nhà nước đầu

tư vào cơ sở hạ tầng và giao trách nhiệm quản lý cho một doanh nghiệp duy nhất Và doanh nghiệp nắm giữ quyền quản lý đó là Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), với mục tiêu đưa ngành điện trở thành ngành độc quyền tự nhiên trong nền kinh tế thị trường

Nhưng vào những năm gần đây, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã dần biểu hiện những vấn đề liên quan đến sản xuất, phân phối và điều hành, gây ra sự phẫn nộ của người dân đối với ngành điện Việt Nam Từ khi được thành lập cho đến nay, chỉ có duy nhất một doanh nghiệp độc quyền quản lý việc sản xuất, xây dựng hạ tầng, truyền tải và phân phối điện đến người tiêu dùng ở Việt Nam Những vấn đề này đã làm cho khách hàng phản ánh về sự không trung thực và quản lý kém cỏi, dẫn đến lãng phí hiệu quả đầu

tư của doanh nghiệp Điều này đã gây ra nhiều hậu quả, kèm theo đó là những chỉ trích, phê phán và thắc mắc từ phía cộng đồng cần được giải quyết.Việc giữ vẫn được sự tin tưởng của người dân dành cho ngành điện lực Việt Nam cũng là một vấn đề cấp thiết của Nhà nước

Trang 5

Và để có thể hiểu rõ hơn về thị trường độc quyền của Việt Nam, sự can thiệp của chính phủ khi đối diện với thị trường điện Từ đó đưa ra được những hướng đi cũng như giải pháp nhằm tăng cường tính hiệu quả của ngành điện Việt Nam Chính vì thế, nhóm chúng em đã quyết định chọn đề tài “Độc quyền và sự thất bại thị trường trong ngành điện”

2 Mục tiêu nghiên cứu:

Nghiên cứu tổng quát của đề tài là sự độc quyền của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) Cụ thể:

- Tiến hành nghiên cứu tổng quan về sự độc quyền của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), bao gồm việc hiểu rõ quá trình hình thành và phát triển cũng như thực trạng hiện tại của sự độc quyền trong thị trường điện ở Việt Nam

- Phân tích vai trò và ảnh hưởng của chính phủ khi đối diện với sự độc quyền trong lĩnh vực điện

- Đề xuất các mục tiêu cụ thể, hướng đi và giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động của ngành điện ở Việt Nam trong thời điểm hiện tại

3 Đối tượng nghiên cứu:

Sự độc quyền của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN)

4 Phạm vi nghiên cứu:

Quá trình sản xuất kinh doanh, phân phối cũng như điều hành của Nhà nước trong lĩnh vực điện Việt Nam

Trang 6

B PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ĐỘC QUYỀN

1 Khái niệm độc quyền

Độc quyền là hiện tượng thị trường trong đó chỉ có một doanh nghiệp hoặc một nhóm doanh nghiệp thông đồng để chiếm vị trí độc tôn trong việc cung cấp một sản phẩm, dịch

vụ nhất định, cho phép doanh nghiệp đó kiểm soát hoàn toàn giá cả của sản phẩm nhằm tối đa hóa lợi nhuận và ngăn cản các đối thủ khác tham gia thị trường

2 Độc quyền tự nhiên

Độc quyền tự nhiên là một hình thức độc quyền xảy ra khi chi phí sản xuất trung bình giảm khi sản lượng tăng Điều này cho phép một doanh nghiệp cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ hiệu quả hơn nhiều doanh nghiệp cùng tồn tại

3 Tổn thất và sự can thiệp của chính phủ khi có độc quyền

3.1 Tổn thất

- DCS = -(a+b)

- DPS = a – c

Tổn thất xã hội vô ích do độc quyền: DWL = b+c

3.2 Sự can thiệp của Chính phủ

Điều tiết giá trong thị trường độc quyền:

Trang 7

Lựa chọn các mức giá điều tiết:

- Sản xuất tại điểm hiệu quả E (Qc,Pc): DWL=0p= -TFC < 0 vì: TR = TVC =

∑MCi

- Nhà nước bù lỗ cho doanh nghiệp: S = TFC

- Sản xuất tại E1(Q1,P1): Qm < Q1< Qc và Pc < P1< Pm => DWL1 = S(EFE1); p=0

- Doanh nghiệp không bị lỗ, tổn thất vô ích rất nhỏ.

- Sản xuất tại điểm E2(Q2,P2) => DWL = S(E2EG)

p =a%*TC> 0 vì: TR = (1+a%)AC.Q = (1+a%)TC

- Doanh nghiệp có lợi nhuận để tái đầu tư Tổn thất vô ích xã hội không quá lớn như

trước khi can thiệp

Đánh thuế để điều tiết lợi nhuận độc quyền:

Trang 8

- Doanh nghiệp giảm lợi nhuận.

- Thặng dư tiêu dùng giảm do giá tăng, sản lượng giảm

- Doanh nghiệp giảm lợi nhuận bằng đúng số thuế

- Thặng dư tiêu dùng không đổi

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ

1 Tổng quan về điện lực việt nam

1.1 Lịch sử hình thành

Tiền thân của Tập đoàn Điện lực Việt Nam - tên giao dịch quốc tế là VIETNAM ELECTRICITY - viết tắt là EVN, là Tổng Công ty điện lực Việt Nam được thành lập vào ngày 10/10/1994 Đến năm 2006, Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Công ty mẹ -Tập đoàn Điện lực Việt Nam Ngày 25/06/2010, Thủ tướng Chính phủ quyết định về việc chuyển Công ty mẹ - Tập đoàn Điện lực Việt Nam thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thuộc sở hữu của Nhà nước

Trang 9

1.2 Mục tiêu hoạt động EVN thể hiện rõ 3 tiêu chí:

- Kinh doanh có lãi, bảo toàn và phát triển vốn chủ sở hữu nhà nước đầu tư tại EVN

và vốn của EVN đầu tư vào các doanh nghiệp khác

- Giữ vai trò trung tâm để phát triển một Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam đa

sở hữu, trong đó sở hữu nhà nước là chi phối

- Tối đa hoá hiệu quả hoạt động của Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam.

1.3 Lĩnh vực kinh doanh

Sản xuất, truyền tải điện, phân phối điện và kinh doanh mua bán điện năng, chỉ huy điều hành hệ thống sản xuất, truyền tải, phân phối và phân bổ điện năng trong hệ thống

điện quốc gia Xuất nhập khẩu điện năng Đầu tư và quản lý vốn đầu tư các dự án điện.

Quản lý, vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng, đại tu, cải tạo, nâng cấp thiết bị điện

2 Nguyên nhân dẫn đến độc quyền trong lĩnh vực điện

2.1 Nguyên nhân độc quyền trong truyền tải và phân phối:

 Thứ nhất, về việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước, là cơ sở duy nhất cho chức năng này trong việc độc quyền truyền tải và phân phối điện là an ninh năng lượng

Hệ thống truyền tải của lưới điện quốc gia là hệ thống nòng cốt mang tính huyết mạch, đóng vai trò chủ chốt trong việc đảm bảo an ninh năng lượng cũng như an ninh quốc gia

 Thứ hai, về việc kinh doanh công với chức năng phân phối điện, chính phủ đã cho phép nhiều thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào ngành điện

2.2 Nguyên nhân độc quyền giá cả

Nếu như ở các lĩnh vực kinh doanh khác, doanh nghiệp cung cấp sản phẩm chất lượng, phục vụ tốt và giá cả hợp lý thường được khách hàng ưa chuộng Tuy nhiên, trong ngành điện, người dân không có sự lựa chọn khác ngoài việc mua điện với giá do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) định sẵn Sự độc quyền này gây ra nhiều vấn đề, bao gồm giá cả áp đặt, điều chỉnh giá điện không minh bạch và không khoa học, cùng với tình trạng quản lý yếu kém dẫn đến thất thoát năng lượng Điều này đặt áp lực lớn lên người tiêu dùng và tăng tính độc quyền của EVN trong ngành điện Việt Nam

Trang 10

Ngành năng lượng, đặc biệt là ngành điện, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của một quốc gia Nghị quyết số 55-NQ/TW của Bộ Chính trị đã đề ra chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 Mục tiêu là bảo đảm an ninh năng lượng, cung cấp năng lượng ổn định và chất lượng cao với giá cả hợp lý, đồng thời đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội bền vững, quốc phòng - an ninh, cải thiện đời sống của nhân dân và bảo vệ môi trường sinh thái Đặc điểm nổi bật của cơ chế năng lượng tại Việt Nam là sự độc quyền của Nhà nước trong khâu truyền tải điện và điều tiết hệ thống điện quốc gia, cũng như trong xây dựng và vận hành các nhà máy điện lớn

Điều khoản độc quyền này có lẽ là rào cản lớn nhất cho việc cải tiến ngành năng lượng của Việt Nam Điển hình vào năm 2010-2011, EVN chiếm đến 50,7% hơn một nửa nguồn điện cung cho cả nước, chưa kể công ty cổ phần có phần vốn của tập đoàn này (Tập đoàn Điện lực Việt Nam)

Cơ cấu sở hữu nguồn điện năm 2011

Cơ cấu sở hữu nguồn điện năm 2019 - 2020

Năng lực hệ thống điện: Tính đến cuối năm 2019, tổng công suất lắp đặt nguồn điện toàn hệ thống đạt 54.880MW, tăng 6.320MW so với năm 2018 Quy mô hệ thống điện Việt Nam đứng thứ 2 khu vực ASEAN (sau Indonesia) và thứ 23 thế giới

Cơ cấu sở hữu nguồn điện năm 2019

Trang 11

Sản lượng điện sản xuất và mua của EVN năm 2019 đạt 231,1 tỷ kWh tăng 8,85% so với năm 2018, trong đó điện sản xuất các nhà máy điện của Công ty mẹ EVN là 41,55 tỷ kWh

Cơ cấu sở hữu nguồn điện năm 2020

Tính đến cuối năm 2020, tổng công suất lắp đặt nguồn điện toàn hệ thống đạt 69.300

MW, tăng gần 14.000 MW so với năm 2019, trong đó tổng công suất các nguồn điện năng lượng tái tạo là 17.430 MW (tăng 11.780MW so với năm 2019) và chiếm tỷ trọng 25,3% Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nên sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu toàn hệ thống năm 2020 là 247,08 tỷ kWh, thấp hơn 14,42 tỷ kWh so với kế hoạch năm (261,5 tỷ kWh) và chỉ tăng 2,9% so với năm 2019

3.1 Độc quyền về khâu truyền tải và phân phối

Sơ đồ cấu trúc của ngành điện việt nam

Trang 12

3.2 Độc quyền về khâu thu mua điện

Độc quyền điện EVN không những thể hiện ở khâu truyền tải , phân phối mà còn thể hiện ở khâu thu mua Cũng chính vì EVN là người phát hành duy nhất nên các công ty sản xuất điện tư nhân gần như đều phải phụ thuộc vào EVN, bán điện cho EVN và EVN bán và phân phối đến cho khách hàng Chọn công ty cung đầu vào nào đều phụ thuộc vào EVN, do đó độc quyền về khâu thu mua điện là điều hiển nhiên

Ở khâu truyền tải, về cơ bản, đến nay, vẫn là độc quyền của Nhà nước, theo Luật Điện lực (tức Nhà nước chi phối, quản lý, vận hành lưới truyền tải) Tổng công ty truyền tải điện (EVNNPT), đơn vị trực thuộc EVN, được giao đầu tư, vận hành và quản lý hệ thống đường dây truyền tải siêu cao áp 500 kV, cao áp 220 kV và trạm biến áp tương ứng

Ở khâu phân phối bán lẻ, EVN hiện quản lý vận hành hệ thống lưới điện 110 kV, 35

kV và 22 kV thông qua các tổng công ty, điện lực địa phương Tập đoàn này bán cho 92% khách hàng, 8% còn lại (phần lớn ở khu vực nông thôn) do 900 hợp tác xã, các công ty cổ phần mua buôn điện từ EVN rồi bán lại cho người dân

3.3 Độc quyền về giá cả

Cần hiểu rõ "độc quyền về giá cả", đề cập đến việc doanh nghiệp kiểm soát giá sản phẩm hoặc dịch vụ mà không bị can thiệp từ đối thủ cạnh tranh Trong kinh tế, độc quyền

về giá cả có thể ám chỉ việc kiểm soát giá của sản phẩm và dịch vụ do cơ quan hoặc doanh nghiệp công cung cấp

Trang 13

EVN, doanh nghiệp lớn nhất trong lĩnh vực điện lực, không còn độc quyền mua bán điện từ các nhà máy điện Có 5 tổng công ty điện lực nhỏ và vừa tham gia vào thị trường,

mở rộng nguồn cung EVN vẫn kiểm soát lưới điện truyền tải theo quy định của Chính phủ, nhưng chỉ chiếm 58% tổng nguồn điện, phần còn lại từ các doanh nghiệp khác như nhiệt điện than, năng lượng tái tạo và điện khí Điều này đồng nghĩa EVN phải mua điện

từ nhiều đối tác khác nhau, bao gồm Điện lực dầu khí, Điện lực than khoáng sản, nhà máy nhiệt điện BOT và các doanh nghiệp đầu tư năng lượng tái tạo

Bảng giá điện việt nam từ năm 2009 - 2020

Bảng giá điện bán lẻ sinh hoạt năm 2023

Trang 14

3.4 Độc quyền dẫn đến sự thiếu trách nhiệm

Nguyên nhân chính là do cơ chế độc quyền của EVN, giảm sự cạnh tranh trong thị trường điện Để giải quyết vấn đề này, cần loại bỏ cơ chế độc quyền về điện năng và giá

cả điện năng Tình trạng thua lỗ của EVN cũng gây ra nhiều hệ lụy Báo cáo tài chính năm 2022 của EVN cho thấy nợ phải trả của tập đoàn lên tới 440.814 tỷ đồng, giảm so với năm trước Báo cáo của Thanh tra về EVN đã chỉ ra nhiều vi phạm nghiêm trọng đang diễn ra bao gồm:

- Chậm tiến độ đầu tư và hoàn thành các dự án nguồn và lưới điện

- Không tuân thủ nghiêm túc các chỉ thị và quyết định của Chính phủ và Bộ Công Thương về kế hoạch cung ứng điện và nguồn nhiên liệu cho sản xuất điện

- Vi phạm trong việc điều độ và vận hành hệ thống điện, gây ra tình trạng mất cân đối trong cung cấp nguồn điện

- Cắt điện đột ngột và không báo trước, gây ra bức xúc trong dư luận và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của người dân cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh và môi trường đầu tư

3.5 Độc quyền dẫn đến sự thiếu minh bạch

EVN, mặc dù được coi là đơn vị độc quyền trong cung cấp điện tại Việt Nam, liên tục

đề xuất tăng giá điện để bù đắp lỗ Tuy nhiên, thông tin về lỗ, lãi của EVN không minh bạch, gây áp lực lớn cho những người có thu nhập thấp Việc công khai thông tin về giá

cả và chi phí sản xuất điện sẽ giảm bớt áp lực và tạo điều kiện công bằng hơn

Trang 15

Trong báo cáo tài chính cuối năm 2022 EVN báo lỗ trước thuế là gần 18,6 tỷ đồng và khoản lỗ sau thuế là gần 21 nghìn tỷ đồng Trong khi không có báo cáo nói rằng khoản lỗ

đó đến từ đâu , không rõ ràng , thiếu tính minh bạch

Việc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) liên tục tăng giá điện do tình trạng lỗ trong sản xuất và phân phối điện đã gây ra nhiều lo ngại Sự tăng giá này không chỉ ảnh hưởng đến người tiêu dùng mà còn gây khó khăn cho nền kinh tế và cuộc sống hàng ngày của người dân Lỗ của EVN thường bắt nguồn từ các nguyên nhân như chi phí sản xuất cao, quản lý và vận hành không hiệu quả, cùng với sự thất thoát năng lượng Để giải quyết vấn đề này, cần tăng cường quản lý, cải thiện hiệu quả sản xuất và phân phối, và thúc đẩy sử dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng

và nguồn năng lượng tái tạo

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT KHẮC PHỤC

1 Giải pháp về giá cả

- Tăng cường cạnh tranh: Mở cửa thị trường cho các doanh nghiệp tư nhân và nước ngoài tham gia vào sản xuất và cung cấp điện Điều này tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh, thúc đẩy việc cải thiện chất lượng dịch vụ và giảm giá điện cho người tiêu dùng

- Cải cách quản lý: Thực hiện cải cách quản lý và vận hành trong ngành điện lực, bao gồm việc áp dụng công nghệ mới và phương pháp quản lý tiên tiến để nâng cao hiệu quả và giảm thiểu lãng phí

Ngày đăng: 07/05/2024, 21:17

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w