1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận o sánh nguyên nhân dẫn đến sự thành công về kinh tếcủa các nước đông bắc á và sự thất bại của các nướcđông nam á

26 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 3,86 MB

Nội dung

Đến với khía cạnh về chính sách tái phân phối đất nông nghiệp của NhậtBản - khu vực Đông Bắc Á, trong bối bối cảnh dân số tăng, mức độ an toàn của hợpđồng thuê thấp và không giới hạn về

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

Lê Thị Kim Ngân

Võ Thị Phương NgânNguyễn Thị Quỳnh Như

Đà Nẵng, tháng 04 năm 2024

Trang 2

Nhóm 5_IBS3015_2

Đông Á là khu vực hiện lên như một bức tranh sôi động và đa dạng với hơn 1,7

tỷ dân sinh sống, là nơi hội tụ của những nền văn hóa lâu đời, những nền kinh tế hùngmạnh và những tiềm năng phát triển to lớn Sau chiến tranh thế giới thứ hai, mặc dù đãchịu nhiều tàn phá nặng nề cũng như phải đối mặt với vô vàn khó khăn để tái thiết vàphát triển, các nước khu vực Đông Á vẫn từng bước tạo dựng và đi theo những conđường phát triển kinh tế khác nhau Tuy nhiên, trong khi các quốc gia Đông Bắc Á cóthể kể đến như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Trung Quốc đã vươn lên trở thànhnền kinh tế hùng mạnh, thì các nước Đông Nam Á lại gặp một số khó khăn nhất định

và chưa đạt được thành tựu tương xứng Điểm chung của hai nhóm quốc gia này là cảhai đều có xuất phát điểm tương đồng về trình độ phát triển kinh tế sau chiến tranh thếgiới thứ hai, đều nằm trong khu vực Đông Á và đều chịu ảnh hưởng của nền văn hóa

có nhiều nét tương đồng Trong khi đó, nhiều sự khác biệt về chiến lược phát triểnkinh tế, vai trò của nhà nước, hệ thống giáo dục, văn hóa lao động hay yếu tố lịch sử

đã dẫn đến những kết quả kinh tế trái ngược nhau Bài luận này sẽ phân tích và so sánhcác nguyên nhân dẫn đến sự thành công của Đông Bắc Á và sự phát triển kém hơn củaĐông Nam Á trong lĩnh vực kinh tế Qua đó, bài luận hy vọng sẽ cung cấp một cáinhìn tổng quan và sâu sắc về những nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt về thành côngkinh tế giữa hai nhóm quốc gia này

Kể từ khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Đông Bắc Á và Đông Nam Á đãnổi lên như hai khu vực năng động với những nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ,đóng góp quan trọng cho bức tranh kinh tế toàn cầu Về những nét chung, nền kinh tếcủa cả hai khu vực đều đã phải hứng chịu nhiều tổn thất nặng nề sau chiến tranh Cơ

sở hạ tầng tan hoang, sản xuất đình trệ và đời sống người dân gặp nhiều khó khăn Sauchiến tranh, cả hai khu vực đều nỗ lực tái thiết và phát triển kinh tế Tốc độ tăngtrưởng kinh tế ở cả hai khu vực đều ở tăng qua các năm, tạo điều kiện cho sự cải thiệnđời sống của người dân và nâng cao vị thế quốc tế Nhờ đó việc hội nhập kinh tế quốc

tế được đẩy mạnh, mở ra cơ hội mới cho thương mại, đầu tư và hợp tác phát triển.Thêm nữa, cả hai khu vực đều có đặc điểm chung là dân số đông, nguồn nhân lực dồidào Cả Đông Bắc Á và Đông Nam Á đều có vị trí địa lý chiến lược, nằm trên tuyếngiao thương quốc tế quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho thu hút đầu tư nước ngoài

và thúc đẩy xuất khẩu Tuy nhiên, về mặt khác biệt, kinh tế Đông Bắc Á lại có những

1

Trang 3

Nhóm 5_IBS3015_2

bước tiến vượt bậc hơn so với Đông Nam Á Các quốc gia Đông Bắc Á như Nhật Bản,Hàn Quốc, Trung Quốc và Đài Loan đã vươn lên thành những "con rồng kinh tế" vớitốc độ tăng trưởng lớn, thu nhập bình quân đầu người cao, cơ sở hạ tầng hiện đại vàmạng lưới hội nhập quốc tế sâu rộng Trong khi đó, các nước Đông Nam Á vẫn đangtrong quá trình phát triển, trình độ phát triển kinh tế giữa các quốc gia còn chênh lệch,thu nhập bình quân đầu người thấp hơn và cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư đồng đều.Nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch này có thể được giải thích bởi một số yếu tố Đầutiên là sự khác biệt về mặt lịch sử Các quốc gia Đông Bắc Á, ngoại trừ Hàn Quốc,Hồng Kông và Đài Loan thì đều không phải là các nước thuộc địa trong quá khứ Trung Quốc chưa bao giờ bị ngoại bang thống trị, mà luôn là nước tự chủ về mặt chínhtrị Nhật Bản, dù có một thời gian sau chiến tranh không tự chủ về mặt chính trị,nhưng đó là do Nhật Bản quyết định tự đầu hàng quân Đồng Minh nhằm mục đích gâydựng một nền kinh tế vững mạnh sau chiến tranh thế giới thứ hai Ngược lại, các nướcĐông Nam Á đều là các nước thuộc địa, có ít kinh nghiệm về việc tự trị Đơn cử nhưViệt Nam cũng trải qua gần 80 năm là thuộc địa của Pháp Bên cạnh đó, các nướcĐông Á có nền giáo dục khá phát triển đi trước các nước Đông Nam Á Ví dụ, theo tàiliệu của World Bank, tỷ lệ người học hết cấp hai của Nhật Bản là 74% vào những năm

1960, ở Trung Quốc vào khoảng 30% số nam giới, trong khi tỷ lệ này ở Indonesia là3%, Malaysia là 19% và Thái Lan là 8% (Mai, 2013) Về chính sách kinh tế, các quốcgia Đông Bắc Á đã áp dụng các chính sách kinh tế hợp lý, chú trọng vào xuất khẩu,thu hút đầu tư nước ngoài, tập trung phát triển công nghiệp nặng và coi trọng giáo dục,khoa học kỹ thuật Có thể kể đến việc Nhật Bản đã thúc đẩy xuất khẩu bằng cách hạgiá đồng Yên, đầu tư mạnh mẽ vào khoa học kỹ thuật và đổi mới sáng tạo, xây dựngnguồn nhân lực chất lượng cao Hay Trung Quốc đã áp dụng chính sách kinh tế mởcửa, thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển khu vực kinh tế đặc biệt, khuyến khíchdoanh nghiệp tư nhân Trong khi đó, một số nước Đông Nam Á còn tồn tại những hạnchế trong chính sách kinh tế, chưa tập trung phát triển công nghiệp nặng và đầu tư chokhoa học kỹ thuật Như Việt Nam và Thái Lan là hai nước vẫn còn tập trung vào thếmạnh chính là phát triển nông sản Về chất lượng nguồn nhân lực, các nước Đông Bắc

Á có nguồn nhân lực chất lượng cao, được đào tạo bài bản và có ý thức trách nhiệmcao Trong khi đó, ở một số nước Đông Nam Á, nguồn nhân lực nhiều nhưng chấtlượng lao động còn thấp, thiếu hụt lao động có trình độ cao Từ những điều trên có thể

2

Trang 4

Nhóm 5_IBS3015_2

thấy rằng kinh tế Đông Bắc Á và Đông Nam Á đều có những điểm tương đồng vàkhác biệt nhất định Sự thành công của kinh tế Đông Bắc Á so với Đông Nam Á có thểđược lý giải bởi nhiều yếu tố, từ lịch sử, chính sách kinh tế hợp lý, lợi thế về nguồnnhân lực và còn nhiều yếu tố khác Tiếp đến, dưới đây bài sẽ đi sâu phân tích vàomảng kinh tế, khai thác từ ba chính sách trọng yếu bao gồm chính sách tái phân phốiđất nông nghiệp, kỷ luật xuất khẩu và chính sách tài chính hỗ trợ

Đến với khía cạnh về chính sách tái phân phối đất nông nghiệp của Nhật Bản - khu vực Đông Bắc Á, trong bối bối cảnh dân số tăng, mức độ an toàn của hợp

đồng thuê thấp và không giới hạn về lãi suất, thị trường ruộng đất xuất hiện, trong đó

sở hữu thay vì cải thiện năng suất là nguồn thu nhập dễ dàng nhất cho các điền chủ.Vấn đề này gây ra tai họa cho nông nghiệp của những nước nghèo trên thế giới Điểmkhác biệt ở vài quốc gia Đông Nam Á sau thế giới Thứ II là những quốc gia này đãthực hiện các thay đổi lớn trong phân phối ruộng đất và cấu trúc một dạng thị trườngnông nghiệp khác Người ta coi đây là một trong những cuộc cải cách thành công nhấttrên thế giới Tướng MacArthur, người ra lệnh cải cách với tư cách là Tư lệnh tối caocủa Quân đội đồng minh, tự ca tụng thành công của mình trong một bức thư gửi Thủtướng Nhật Yoshida, là “Chương trình cải cách ruộng đất là thành công nhất trong lịchsử” MacArthur còn nhận định sắc sảo rằng cải cách ruộng đất là thành tích lớn nhấttrong sự nghiệp làm chính sách của ông Trên thực tế, cuộc cải cách này được tiếnhành quyết liệt và triệt để Sau cải cách, địa chủ không còn nữa, mặc dù trước chiếntranh họ đã từng chiếm ưu thế trong xã hội nông thôn Nhật Bản Kinh nghiệm củaNhật là một ngoại lệ hiếm hoi, trong khi đa số những cố gắng cải cách ruộng đấtcưỡng bách ở các nước thế giới thứ ba đều không đạt kết quả như kỳ vọng Theo cuốnsách “Châu Á vận hành như thế nào?”,của Joe Studwell, cuộc cải cách đã đoạn tuyệtvới những phong tục và truyền thống cũ Trong bối cảnh này, cải cách ruộng đất ởNhật Bản đã rất thành công, có ảnh hưởng lớn đến sự ổn định xã hội và chính trị củaNhật Bản thời hậu chiến (Toshihiko Kawagoe, 2014)

Những quyết định về chính sách tái phân phối đất nông nghiệp từ cũ đến mới đãdiễn ra như thế nào và đem lại những lợi ích gì cho Nhật Bản? Các quốc gia châu Á cổđại phát triển nhất đã sử dụng các hệ thống ruộng đất “được cải cách” từ hơn một ngàn

3

Too long to read on your phone? Save

to read later on your computer

Save to a Studylist

Trang 5

Nhóm 5_IBS3015_2

năm trước Là nền văn minh phức tạp nhất thế giới vào thế kỷ 7 và 8, nhà Đường(Trung Quốc) đã vận hành một bộ máy quan liêu nông nghiệp phân phối và xoay vòngđất nông nghiệp hộ gia đình để bảo đảm sự tiếp cận công bằng với các nguồn lực tựnhiên, trong khi quyền sở hữu hầu hết đất đai vẫn ở trong tay triều đình theo các tiêuchuẩn thời đó, năng suất đã rất cao Cái được gọi là Cải cách Taika ở Nhật Bản thế kỷ

7 đã cố gắng sao chép chính sách ruộng đất của nhà Đường, nhưng thành công đạtđược hạn chế hơn và càng lúc càng giảm sút Những người đứng đầu cả hai quốc giađều phản đối các can thiệp dựa trên nguyên tắc công bằng, ngay cả khi những canthiệp này dẫn đến năng suất cao hơn Chính nỗ lực tái quốc hữu hóa đất nông nghiệpcủa triều đình nhà Tống vào thế kỷ 13, sau triều đại nhà Đường, đã khiến rất nhiều quýtộc giao đất cho Hốt Tất Liệt và đội quân xâm lăng Mông Cổ khi đội quân này sangxâm chiếm Trung Quốc (Luận, 2023) Thứ nhất, cải cách nông nghiệp hiện đại ở Đông Bắc Á được thực hiện dựa trên việc hồi sinh tri thức từ thời Minh Trị Nhật Bản

Điều này bắt đầu từ việc phá bỏ chính quyền Mạc phủ Tokugawa và thiết lập một chế

độ Nhật Bản tiến bộ cùng việc khôi phục vua vào năm 1868 Mặc dù đất đai ở NhậtBản vẫn thuộc sở hữu của nhà nước, nhưng hệ thống đã không còn bảo vệ hoặc giaođất cho người dân bình thường từ lâu Thay vào đó, các lãnh chúa phong kiến, hayđược biết đến với tên gọi "đại danh" (daimyo; nghĩa là "đất lớn"), điều hành nhữngtrang trại rộng lớn được canh tác bởi các tiểu chủ, thực chất là những người nông dânthuê đất Các đại danh cũng kiểm soát hệ thống thương mại lúa gạo, từ đó có thể thaotúng thị trường Trong quá trình cải cách quan trọng nhất, triều đình Minh Trị đã chophép các địa danh nghỉ hưu (một cách hào phóng), trao cho họ ghế trong Hội đồngQuý tộc (House of Peers), và trao quyền sở hữu đất cho các nông dân nhỏ lẻ 109 triệugiấy chứng nhận sở hữu đã được cấp trong ba năm Lần đầu tiên, ruộng đất có thểđược cầm cố và bán một cách hợp pháp Thuế cũng được thu bằng tiền mặt, giúp nôngdân giữ lại phần thu nhập từ năng suất cao hơn so với việc chia sẻ thu nhập theo mùa

vụ với các chủ trang trại Kết quả là, nông dân được khuyến khích đầu tư vào ruộngđất của mình, trong khi thị trường buôn bán mùa vụ có tính thanh khoản cao xuất hiện.Triều đình Minh Trị đã bóc lột nông dân thậm tệ, với địa tô chiếm 4/5 hoa lợi vào cuốithế kỷ 19, nhưng mức thuế bóc lột này có lẽ vẫn ít tàn bạo hơn so với thời Mạc phủ.Tổng thể, các thay đổi này đã gia tăng mạnh hiệu suất và sản lượng đầu ra từ thờiMinh Trị đến thời kỳ Thế chiến thứ nhất Sản xuất gạo - nguồn lương thực chính của

4

Trang 6

Nhóm 5_IBS3015_2

Nhật Bản - gần như tăng gấp đôi, cao hơn một chút so với tốc độ tăng dân số nhanhchóng Khi kinh tế công nghiệp bắt đầu phát triển, Nhật Bản không còn phải nhậpkhẩu lương thực Nông nghiệp không chỉ cung cấp đủ lương thực cho dân số tăngthêm, mà còn trở thành ngành xuất khẩu hàng đầu (từ đó thu ngoại hối) trong giai đoạnphát triển ban đầu của Nhật Bản - tơ được sản xuất từ tằm ăn lá dâu trong khi cây dâu

được trồng ở những vùng đất đồi khô khó trồng trọt nhất Thứ hai, chính quyền trung ương thuê chuyên gia Hoa Kỳ giới thiệu các kỹ thuật trồng trọt mới, và hỗ trợ việc xây dựng một mạng lưới dịch vụ đào tạo toàn quốc – mà các nhà nông học vẫn gọi là

“khuyến nông” Sự phổ biến trong sử dụng phân bón và các giống lúa năng suất cao làmột động lực thúc đẩy quan trọng cho tăng trưởng sản lượng Bên cạnh đó, đến Thếchiến Thứ nhất, Nhật Bản đã sử dụng hầu như tất cả đất có thể canh tác, bao gồm cảđất được chuyển đổi sang trồng trọt sau khi đã đầu tư đáng kể để phát quang, đắp đất,tưới tiêu, v.v… Trước đó, không quốc gia nào bắt đầu giai đoạn công nghiệp hóa vớidân số nông thôn chiếm đa số như vậy Ít nhất 35% dân số của các quốc gia giàu ởchâu Âu và Bắc Mỹ sống ở thành thị trước khi công nghiệp hóa diễn ra." Tuy nhiên,bằng cách rũ bỏ chế độ phong kiến nhanh chóng, sau đó chuyển sang nông nghiệp tiểuchủ và huy động sự hỗ trợ của bộ máy chính quyền, Nhật Bản đã có thể bắt đầu quátrình công nghiệp hóa bất chấp việc có ba phần tư dân số sống ở nông thôn Ngược lại,nông nghiệp đã cùng cố sự chuyển đổi kinh tế nhanh nhất mà thể giới từng chứng kiếnđầu thế kỷ 20 Tốc độ phát triển ở Đức và Hoa Kỳ bị lu mờ bởi Nhật Bản Trong chỉ

ba thập kỷ sau thời kỳ Phục hưng Minh Trị, công cuộc hiện đại hóa chính là yếu tốkhiến Nhật Bản có thể đánh bại Trung Quốc (1895) và Nga (1905) trong thời chiến,khiến nước này được mời tham gia liên minh quân sự song phương với Vương quốcAnh (1902), và bắt đầu xuất khẩu hàng hóa ra toàn thế giới Sẽ chẳng có sự kiện nào ởđây có thể xảy ra nếu thiếu lương thực, thuế và ngoại tệ đến từ khu vực nông thôn.Chính phủ Minh Trị đã khám phá ra huyền cơ trong phát biểu của Michael Lipton:

“Nếu muốn công nghiệp hỏa, hãy chuẩn bị để phát triển nông nghiệp Ngoài ra, có thểchúng ta chưa biết về lịch sử nông nghiệp huy hoàng của Nhật Bản chịu ảnh hưởng lớnbởi địa hình đồi núi và rừng che phủ, dẫn đến diện tích đất canh tác hạn hẹp Vùng TâyBắc Tokyo là ví dụ điển hình cho khó khăn của ngành nông nghiệp do đất đai ít ỏi vàđịa hình dốc Di chuyển dọc theo đường cao tốc Kan-Etsu, ta thấy mô hình chung: khuvực bằng phẳng tập trung đô thị và công nghiệp, chỉ có đồng bằng ven biển mới xuất

5

Trang 7

Cùng với đó hãy cùng nhau tìm hiểu về chính sách này thông qua một đại diện của Đông Nam Á - Thái Lan Lịch sử nông nghiệp Thái Lan – quốc gia, không

giống những nước khác ở Đông Nam Á, vẫn độc lập trên danh nghĩa trong thời kỳthuộc địa – có thể được phân chia sơ bộ theo hai khu vực địa lý Đầu tiên là vùng tậptrung trồng lúa ở các khu vực ven biển và đồng bằng trung tâm Giống Malaysia,Philippines trước những năm hầu hết giai đoạn lịch sử hiện đại của minh, Thái Lanluôn dồi dào ruộng đất Với sự thịnh hành của các loại cây hoa màu và khai thác mỏthuộc địa ở những quốc gia khác của khu vực trong thế kỷ 19, động lực cho nông.nghiệp Thái Lan là nhu cầu xuất khẩu gạo đến các nước thuộc địa, những quốc gia tậptrung trồng trọt các hàng hóa cơ bản như cao su và đường Vùng đồng bằng Thái đượcrút nước để tạo thành một cánh đồng lúa rộng hơn bao giờ hết Chính phủ trung ương

xây dựng những kênh đào dẫn nước quan trọng Thứ nhất, chính sách ruộng đất cơ bản không thay đổi nhiều, vẫn nằm trong tay của các điền chủ Ruộng đất xung quanh Bangkok có khuynh hướng được các đồng minh của gia đình hoàng gia tập trung thành những diễn trang lớn, nhưng hầu hết ruộng đất ở xa hơn được trồng trọt bởi những tiểu chủ tự khai hoang Trong một thời gian dài, trồng trọt lớn thông qua gieo

trồng rộng chứ không phải gieo trồng cấy ghép mang lại nhiều lợi nhuận hơn chongười nông dân Đến những năm 1930, Thái Lan xuất khẩu 1,5 triệu tấn gạo một năm,mặc dù năng suất chỉ khoảng 1.200 kg/héc-ta – bằng 1/5 năng suất sau cải cách ruộngđất của Đông Bắc Á Ở cung điện Thái Lan (đất nước này vẫn theo chế độ quân chủhoàn toàn cho đến năm 1932), xuất hiện câu chuyện tưởng tượng về một giai cấp nông

dân hạnh phúc, trung thành đang trồng lúa ở các tỉnh Thứ hai, vì không được chia ruộng đất một cách công bằng vậy nên xuất hiện tình trạng thuê ruộng, không có ruộng và nợ nần gia tăng trước Thế chiến Thứ hai Tuy nhiên, vì các chủ nợ không thể

chính thức thâu tóm hầu hết ruộng đất bên ngoài khu vực Bangkok vì không có quyđịnh về quyền sở hữu chính thức, và vì các nông dân có thể đơn giản biến mất và tìm

6

Trang 8

Nhóm 5_IBS3015_2

ruộng mới, nên sức chịu đựng của họ vẫn còn nằm trong giới hạn Sau Thế chiến Thứhai, khi dân số gia tăng đến con số 3% một năm và tính trạng cho thuê ruộng, không

có ruộng và những lao động ăn lương tăng cao hơn, bất bình đẳng thu nhập ở nông

thôn gia tăng Thứ ba, chính phủ tăng đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn, nhưng chính sách này nhìn chung vẫn thiên vị thành thị nhiều hơn Bằng chứng của sự thiên vị là

việc Chính phủ thiết lập một đơn vị mua gạo xuất khẩu độc quyền hay một độc quyền

mua (monopsony), ép giả người nông dân, thay vào đó tạo ra lợi nhuận thương mại cho Chính phủ Thứ 4, không chỉ không hỗ trợ giúp đỡ, chính phủ Thái Lan còn thu phí nhập khẩu phân bón quá nặng, sưu thuế quả cao đến nỗi chi phí, tính theo số ký

gạo tương đương, là năm lần con số mà nông dân Nhật 1 Bản đương đại phải trả Sưu

thuế quả cao đánh lên lúa gạo đã dẫn giảm đi trong những năm 1960 và 1970 khi cuộcnổi loạn nông thôn ở Thái Lan phát triển rộng hơn Nhưng tỷ lệ thuê ruộng trong nôngdân trồng lúa đã nằm trong khoảng 30-50% Các tiểu chủ độc lập không còn là lựclượng cơ sở của khu vực lúa gạo vì bị bóp u chẹt bởi dân số gia tăng và chính sách

quốc gia Thứ 5, sự phân biệt rõ ràng nhất nằm ở việc Thái Lan cung cấp các tín dụng quốc gia từ những năm 1960, nhưng chỉ đến được với những nông dân quy mô vừa và

lớn sở hữu ruộng đất chính thức và các công ty nông nghiệp Đạo luật Cải cách ruộng

đất năm 1975 hầu như không dẫn đến tải phân phối ruộng đất Tài chính ngân hàngtrung ương ưu tiên những doanh nghiệp nông nghiệp quy mô lớn, nhưng điều này đặcbiệt rõ ràng ở Đông Bắc vi khu vực này mở cửa với tốc độ quá nhanh từ những năm

1960 Sự hình thành các doanh nghiệp nông nghiệp nội địa tử số không lẽ ra có thểmang lại những kiến thức công nghiệp và nông nghiệp lớn hơn cho các doanh nghiệplớn ở Thái Lan so với việc chỉ mua lại các đồn điền của nước ngoài ở những quốc giacựu thuộc địa.'' Tuy nhiên, sự hỗ trợ cho các doanh nghiệp nông nghiệp, như nhữngnơi khác, phải trả giá bằng chi phí của các tiểu chủ Những nông dân Thái nhỏ lẻ có xuhướng khai hoang đất ở phía Bắc (theo chân những người khai thác gỗ) và trồng trọt

nó, nhưng họ phụ thuộc nhiều vào các doanh nghiệp nông nghiệp để mua sản phẩmđầu vào và bán hàng Và nếu không có quyền sở hữu chính thức cho ruộng đất, họ

không thể tiếp cận tín dụng ngân hàng Cuối cùng, với rất ít đầu tư của Chính phủ cho

hệ thống thủy lợi và những hỗ trợ khác dành cho các tiểu chủ, nền kinh tế nông thôn

bị nghèo nản hóa đã phát triển theo cách: nông dân làm việc nhà nông trong mùa mưa và sau đó đi tìm các công việc thời vụ vào mùa nghỉ Vào những năm 1980, một

7

Trang 9

Nhóm 5_IBS3015_2

nửa dân số Đông Bắc Thái Lan là người nghèo Với việc không đối diện trực tiếp vớicác phương diện nông nghiệp, chính phủ ở các quốc gia này đã đẩy phần lớn dân sốvào một cuộc sống không sinh lợi và khiến công nghiệp hóa trở nên khó khăn hơn Sảnlượng đầu ra sẽ lớn hơn rất nhiều nếu tồn tại nền nông nghiệp hộ gia đình được hỗ trợđúng đắn, tuy nhiên thực tế đó đã bị bỏ qua Dân cư nông thôn, những người lẽ ra đãtrở thành thị trưởng cho các công ty sản xuất và là nơi sinh ra nhiều doanh nhân côngnghiệp, thay vào đó lại trở thành một gánh nặng Đó là thất bại rõ ràng của chính sáchphát triển

Chính sách tái phân phối đất nông nghiệp có sự trái ngược nhau hoàn toàn giữa các nước Đông Nam Á và Đông Bắc Á Với việc chung xuất phát điểm thì cả

Đông Nam Á và Đông Bắc Á sống tập trung nhờ vào nông nghiệp nhưng những nguồnlực thị trường trong ngành đang dần bị bỏ mặc đồng thời năng suất có xu hướng trì trệ

do nhiều nguyên nhân khác nhau Khi toàn bộ ruộng đất đang nằm trong tay điền chủ,những người này cho các tá điền thuê với mức giá ngày càng cao, thời hạn thuê ít đượcđảm bảo, nhiều các khoản nợ liên quan về tưới tiêu, phân bón Những điều này khiếncho các á điền dần xa rời việc thuê ruộng đất để trồng trọt Đứng trước tình trạng nàycác nước Đông Bắc Á và Đông Nam Á đã đưa ra các quyết định trái ngược dẫn đếnkết quả thành công đối với Đông Bắc Á và thất bại đối với Đông Nam Á Các ĐôngBắc Á đã tiến hành chương trình lấy đất nông nghiệp hiện có của nước mình và chiacho những người làm nông trên cơ sở bình đẳng (sau khi chấp nhận sự khác biệt trongchất lượng đất) Điều này đã tạo một thị trường mới, tạo ra sự khuyến khích nông dânđầu tư sức lao động và thặng dư của họ để tạo nên việc tối đa hoá sản xuất Sau khithay đổi, không còn sự khác biệt hoàn toàn giữa tá điền và điền chủ Bây giờ mỗingười làm nông đều có sở hữu ruộng đất riêng của mình Tuy điều này theo các nhàkinh tế là không hiệu quả nhưng có thể nói đối với các nước đang phát triển đây làcách phù hợp nhất để tối ưu năng suất của các quốc gia ở Đông Bắc Á Bởi lực lượnglao động tại các quốc gia thì đông, nhưng đất đai thì có hạn Việc chia đất theo hộ giađình giúp cho toàn bộ thành viên trong đình đều tập trung vào việc khai thác một diệntích đất Điều này giúp tận dụng được lực lượng lao động dồi dào sẵn có, từ đó tăngnăng suất bằng việc xen canh tăng vụ, dùng sức người thay cho máy móc Việc xencanh tăng vụ là phương pháp tối ưu và phù hợp nhất với nguồn lao động dồi dào thay

8

Trang 10

Nhóm 5_IBS3015_2

cho sự hạn chế về việc sở hữu máy móc của các quốc gia này Bởi khi xen canh tăng

vụ thì rất khó để sử dụng máy móc Điển hành là tại Nhật Bản, họ đã đưa ra các quyđịnh nhằm chia cho đất một cách công bằng và tối ưu Cải cách quy định con số tối đacho sở hữu đất nông nghiệp là 3 héc-ta ở hầu hết các khu vực của Nhật Bản Một ví dụ

về việc cải cách ruộng đất thời Minh Trị, Nhật Bản thực hiện cải cách ruộng đất, thuhồi ruộng đất từ địa chủ và phân chia cho nông dân Nhờ vậy, nông dân có ruộng đất

để canh tác, hăng hái lao động, năng suất lúa mì tăng gấp 3 lần Cải cách ruộng đất gópphần giải phóng nông dân khỏi chế độ phong kiến, thúc đẩy phát triển kinh tế nôngnghiệp.Bên cạnh đó, Nhật Bản có nguồn lao động dồi dào, cần cù, chịu khó, nông dânNhật Bản áp dụng kỹ thuật xen canh tăng vụ, sử dụng hiệu quả diện tích đất canh tác.như xen canh lúa mì - lúa mạch - đậu tương, trồng rau, củ, quả xen kẽ giữa các cây lúađem lại những thắng lợi đáng kể trong cải tạo đất nông nghiệp Đông Nam Á vẫn tiếptục với các chính sách ruộng đất với sự nắm giữ quyền sở hữu nằm trong tay các điềnchủ Họ không đưa ra các chính sách quyết liệt về việc cải tạo này, dẫn đến sự thất bại

từ những bước đầu của việc thay đổi Nhu cầu về đất đai lớn nhưng đất đai thì có hạnhay nguồn cung không đủ cung cấp Các điền chủ vẫn tiếp tục sử dụng phương pháp

cũ để kiếm lời Điền chủ cho các tá điền thuê đất với chi phí cao, kiếm lời và thu hồibằng việc thời hạn không đảm bảo, thu hồi đất từ việc họ không đủ khả năng chi trảkhoản nợ liên quan đến đất, phân bón, tưới tiêu, Thực tế tại Thái Lan, sau Thế chiếnThứ hai, khi dân số gia tăng đến con số 3% một năm và tính trạng cho thuê ruộng,không có ruộng và những lao động ăn lương tăng cao hơn, bất bình đẳng thu nhập ởnông thôn gia tăng Ruộng đất xung quanh Bangkok có khuynh hướng được các đồngminh của gia đình hoàng gia tập trung thành những diễn trang lớn, nhưng hầu hết

ruộng đất ở xa hơn được trồng trọt bởi những tiểu chủ tự khai hoang Thứ hai, liên quan đến sự hỗ trợ về tín dụng nông thôn, thể chế thị trường, đào tạo nông học và các dịch vụ hỗ trợ khác Đông Bắc Á đã đưa ra những nội dung về việc sử dụng đất đai

một cách hợp lý và khoa học nhất Họ dựa vào những kiến thức về nhiệt độ nền đất,phân bón, tưới tiêu, quy mô mùa vụ, để nông dân có những kiến thức chung về nhữngnội dung này nhằm tăng năng suất làm việc Điển hình, Nhật Bản áp dụng quy mô mùa

vụ phù hợp với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng Ví dụ, lúa nước được trồng vào mùa

hè vì thích hợp với khí hậu nóng ẩm và mưa nhiều Rau, củ, quả được trồng vào mùađông vì thích hợp với khí hậu mát mẻ Quy mô mùa vụ hợp lý này giúp tăng năng suất

9

Trang 11

Nhóm 5_IBS3015_2

cây trồng và giảm thiểu rủi ro do thiên tai Ngược lại, Thái Lan có khí hậu nhiệt đớigió mùa, nóng ẩm quanh năm Do vậy, Thái Lan áp dụng quy mô mùa vụ khác vớiNhật Bản cụ thể Thái Lan trồng lúa nước hai vụ trong năm, vào mùa mưa và mùa khôkhác với Nhật Bản trồng được đa dạng loại hoa màu hơn Ở các quốc gia Đông Nam Áthì lại có sự khác biệt giữa sự trợ cấp, hỗ trợ từ chính phủ đối với những nông dân sảnxuất quy mô nhỏ, vừa, lớn Tại Thái Lan, tín dụng quốc gia đã được cung cấp từ nhữngnăm 1960, nhưng chỉ đến được với những nông dân quy mô vừa và lớn sở hữu ruộngđất chính thức và các công ty nông nghiệp Không chỉ không hỗ trợ mà chính phủ TháiLan còn thu phí nhập khẩu phân bón quá nặng đến nỗi chi phí, tỉnh theo số ký gạotương đương, là năm lần con số mà nông dân Nhật 1 Bản đương đại phải trả Sưu thuếquả cao đánh lên lúa gạo đã dẫn giảm đi trong những năm 1960 và 1970 khi cuộc nổiloạn nông thôn ở Thái Lan phát triển rộng hơn Nhưng tỷ lệ thuê ruộng trong nông dântrồng lúa đã nằm trong khoảng 30-50% Các tiểu chủ độc lập không còn là lực lượng

cơ sở của khu vực lúa gạo vì bị bóp u chẹt bởi dân số gia tăng và chính sách quốc gia.Chính phủ không cung cấp bất kỳ hỗ trợ nào cho phát triển kinh tế tế lúa bình Tại thờiđiểm đó, với công nghệ rất thô sơ và hầu như không tiếp cận được vốn, những ngườinông dân đã sáng chế ra một cơ chế trồng lúa công nghệ thấp, cường độ thấp và năngsuất thấp nhất ở châu Á (theo hai sử gia Đạo luật Cải cách ruộng đất năm 1975 hầu

như không dẫn đến cải cách phân phối ruộng đất Thứ ba, liên quan đến việc cơ sở hạ tầng hỗ trợ nông nghiệp giữa các quốc gia Đông Nam Á và Đông Bắc Á Đông Bắc Á

áp dụng quy mô sản xuất nhỏ, tập trung vào phát triển sản xuất dựa vào lực lượng laođộng dồi dào hiện có của quốc gia Từ đó tận dụng được tối đa năng suất từ các đất đaihạn chế đang có Tập trung vào quy mô hộ gia đình nhiều hơn so với việc sử dụng quy

mô lớn tạo lợi thế kinh tế theo quy mô Một ví dụ nổi bật về Nhật Bản, hộ gia đìnhđóng vai trò chủ chốt trong nền nông nghiệp Nhật Bản Quy mô canh tác trung bìnhchỉ khoảng 1 ha, tương đối nhỏ so với nhiều quốc gia khác Tuy nhiên, nông dân NhậtBản đã áp dụng nhiều kỹ thuật canh tác tiên tiến để tăng năng suất trên diện tích hạnhẹp Đông Nam Á lại có sự phân hóa khác nhau trong khu vực liên quan đến quy môsản xuất Có những quốc gia đi theo quy mô sản xuất nhỏ nhưng lại không có cơ sở hạtầng hỗ trợ vì vậy cũng không thể vực dậy khỏi sự thất bại hiện có Có những quốc gialại ưa chuộng việc sản xuất theo quy mô lớn Ví dụ như tại Thái Lan, chính phủ đã đưa

ra các chính sách ưu tiên hỗ trợ cho các doanh nghiệp nông nghiệp quy mô lớn Điển

10

Trang 12

giả người nông dân, thay vào đó tạo ra lợi nhuận thương mại cho Chính phủ… Thứ tư, cách thức quản lý ruộng đất, sở hữu ruộng đất cũng có sự khác biệt giữa Đông Bắc và Đông Nam Á Đông Bắc Á đã đưa ra các uỷ ban nhằm chịu trách nhiệm cho việc quản

lý đất đai, ruộng đất Họ có vai trò đảm bảo rằng cải cách được thực hiện đúng theoquy định của chính phủ Ví dụ như Nhật Bản, cơ chế quan trọng để phát triển việc cảicách này là hình thành những ủy ban đất đai, trong đó người thuê đất và nông dân sởhữu đất sử dụng đa số so với điền chủ Những ủy quyền này có quyền xét xử trong mộtquá trình đặc biệt gây đau cho những người điền chủ: họ đổi đất để lấy một trái phiếu

30 năm với lãi suất thấp hơn giá thị trường 3,6%, bất chấp tỷ lệ chấp nhận phát hiệnquá cao cho khoản thanh toán hầu như không có giá trị nhỏ nào Dù khoảng 2 triệu giađình mất đất nhưng có đến tận gấp đôi 4 triệu gia đình khác có ruộng từ cải cáchruộng đất Ngược lại đối với các nước Đông Nam Á, đúng là các quốc gia vẫn thựchiện quốc hữu hoá đất đai nhưng mọi quyền quyết định vẫn nằm trong tay chính phủ,

không có các ban riêng để hỗ trợ riêng về mặt đất đai Thứ năm, liên quan đến biến động xã hội trong cả kinh doanh và cuộc sống chính trị Thực tế đều xuất phát từ các

chính sách thỏa đáng, phù hợp với đại đa số người dân tại khu vực Đông Bắc Á đã hầunhư chưa xảy ra sự bất ổn định xã hội về kinh doanh và cả chính trị Nhật Bản là ví dụđiển hình về quốc gia có chính sách thỏa đáng, phù hợp với đại đa số người dân, dẫnđến sự ổn định xã hội về kinh doanh và chính trị như đầu tư vào giáo dục, hệ thống ansinh xã hội, chính sách kinh tế hỗn hợp, chính sách đối ngoại hòa bình, đem lại sựphát triển, ổn định xã hội và khẳng định vị thế của Nhật Bản so với thị trường nướcbạn Còn tại Đông Nam Á, sự không phù hợp của chính sách ruộng đất hay việc người

ưu việt dù nắm quyền lực từ thế hệ này sang thế hệ khác nhưng vẫn không thể tạo ra

11

Trang 13

Nhóm 5_IBS3015_2

được sự bình đẳng trong việc phân phối ruộng đất Nổi bật với cuộc nội chiến của TháiLan kèm theo tình trạng bần cố nông ở nông thôn cũng là một nguyên nhân của sự thấtbại liên quan đến việc Thái Lan nói riêng hay các nước Đông Nam Á nói chung thựchiện chính sách ruộng đất

Các chính phủ ở tất cả các nền kinh tế lớn Đông Á nỗ lực thúc đẩy các doanhnghiệp sản xuất trong nước trong các giai đoạn phát triển kinh tế khác nhau Thành tựucủa các chính phủ Đông Bắc Á tương phản rõ rệt với hiệu suất ảm đạm của các chínhphủ Đông Nam Á do một số khác biệt chính sách quan trọng Cho đến giờ, khác biệtquan trọng nhất là sự tồn tại – hay không tồn tại – của cái gọi là “kỷ luật xuất khẩu”

Cơ chế này bắt buộc các công ty được bảo hộ trong nước tham gia xuất khẩu hàng hóacủa họ ra nước ngoài, do đó khiến họ phải chịu áp lực cạnh tranh Mức độ xuất khẩucủa một công ty đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định công ty có được hỗ

trợ không, được hỗ trợ ở mức nào Chúng ta có thể thấy được sự khác biệt khá rõ ràng về sự thành công của việc áp đặt kỷ luật xuất khẩu qua hai dẫn chứng cụ thể

về đại diện Nhật Bản ở Đông Bắc Á và Thái Lan ở Đông Nam Á Để thực hiện kỷ

luật xuất khẩu Nhật Bản đã thiết lập một cơ quan chính phủ vào đầu những năm 1930

để “quốc hữu hóa” những khu vực sản xuất khác nhau thông qua các vụ sáp nhập saukhi nghiên cứu cách làm của Đức, và nước này đã triển khai lại một cơ quan tương tự

sau Thế chiến Thứ hai Can thiệp tiếp theo ở là hành động hỗ trợ hành chính nhà nước cho những doanh nghiệp sản xuất thành công trong xuất khẩu Bên cạnh bảo hộ thị trường nội địa và cung cấp tín dụng, các nước này còn tích cực hỗ trợ trong hoạt động thu thập công nghệ Chính phủ ở Nhật Bản đã thực hiện nhiều thỏa thuận mua lại

các công nghệ nước ngoài Các thỏa thuận này thường buộc các doanh nghiệp nướcngoài phải trao lại các công nghệ hay giảm giá bán công nghệ để đổi lại quyền tiếp cậnthị trường địa phương ở Nhật bản và một số ưu tiên trong các lĩnh vực mà nhữngdoanh nghiệp đơn lẻ không thể tự đầu tư nghiên cứu và phát triển như tổ chức các hoạtđộng nghiên cứu khu vực công hay hợp tác công-tư Một trong những can thiệp bỉ ổixuất hiện khi Sahashi Shigeru (Cục trưởng Cục Doanh nghiệp của Bộ thương mại vàCông nghiệp quốc tế Nhật Bản) nói với IBM vào cuối những năm 1950 rằng ông sẽchặn kinh doanh của công ty Big Blue này trừ khi nó nhượng quyền công nghệ cho1

Tiếng lóng dùng để chỉ tập đoàn IBM Từ này được giới truyền thông sử dụng từ những năm 1980, bắt nguồn

từ logo màu xanh của tập đoàn.

12

Ngày đăng: 31/05/2024, 10:53

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w