1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) sự thay đổi thành công diễn ra tại nơi làm việc liên hệ công ty vinamilk

22 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Sự Thay Đổi Thành Công Diễn Ra Tại Nơi Làm Việc Liên Hệ Công Ty Vinamilk
Tác giả Nguyễn Bảo Ngọc Khánh
Người hướng dẫn Ts. Phan Thị Minh Châu
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế - Tài Chính Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Hành Vi Tổ Chức
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 3,31 MB

Nội dung

Sự thay đổi ở đây được hiểu là tất cả mọi quá trình cải tổ một cách chủ động nhằm mục đích tạo sức cạnh tranh lớn hơn cho doanh nghiệp, từ việc áp dụng công nghệ mới, những bước dịch chu

Trang 1

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH

SỰ THAY ĐỔI THÀNH CÔNG DIỄN RA TẠI NƠI

HVTH:NGUYỄN BẢO NGỌC KHÁNH LỚP: 22MBA13

MSHV : 226101075

CBHD: TS PHAN THỊ MINH CHÂU

Tp Hồ Chí Minh,ngày 08 tháng 06 n ăm 2023

Trang 2

1

NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN

TP.HCM, ngày tháng 06 năm 2023

ng d

Trang 3

2

MỤC LỤC

MỤC LỤC 2

I LÝ THUYẾT VỀ SỰ THAY ĐỔI: 3

1 Sự cần thiết phải thay đổi một tổ chức? Thay đổi là gì?: 3

2 Nhận biết các nguồn thay đổi của tổ chức và quản lý sự thay đổi: 5

2.1 Thay đổi và phát triển: 5

2.2 Nhận biết các nguồn thay đổi: 5

3 Các hình thức thay đổi và phương pháp tiếp cận: 6

3.1 Các hình thức thay đổi: 6

3.2 Hai phương pháp tiếp cận sự thay đổi: 7

4 Quản trị thay đổi: 9

4.1.Quản trị thay đổi là gì? 9

4.2.Các loại thay đổi: 10

4.3 Quá trình thay đổi mô hình thay đổi của Lewin:- 11

4.4 Những đối tượng và mục tiêu của sự thay đổi: 11

4.5 Phản ứng với sự thay đổi, những yếu tố cản trở và nguyên nhân dẫn đến “chống đối” sự thay đổi: 12

II PHÂN TÍCH VẤN ĐỀ THAY ĐỔI TẠI CÔNG TY VINAMILK: 15

1 Hoạch định sự thay đổi: 15

2 Vai trò của người lãnh đạo sự thay đổi: 16

3 Liên hệ thực tế sự thay đổi của công ty Vinamilk: 17

3.1 30 năm lãnh đạo luôn với tinh thần sáng tạo đổi mới- 17

3.2 Cạnh tranh lành mạnh để phát triển và mang lợi ích cho người tiêu dùng: 18

3.3 Đưa Vinamilk trở thành thương hiệu sữa tiềm năng nhất toàn cầu: 18

4 Bài học kinh nghiệm: 19

III KẾT LUẬN 19

IV TÀI LIỆU THAM KHẢO 19

Trang 4

3

I LÝ THUYẾT VỀ SỰ THAY ĐỔI:

1 S ự cần thiết phải thay đổi một tổ chức? Thay đổi là gì?:

- Thay đổi là thay cái này bằng cái khác, hay là sự đổi khác, trở nên khác trước hay đơn giản thay đổi là “làm cho khác đi hay trở nên khác đi” Trong thuyết tiến hóa, Charles Darwin cho rằng: “Loài sống sót không phải là loài mạnh nhất hoặc thông minh nhất mà là loài phản ứng tốt nhất với sự thay đổi” Điều này lý giải tại sao ngày nay con người có thể làm được những điều kỳ diệu Do bản chất tự nhiên của cuộc sống, con người đã luôn sống với sự thay đổi: trong cuộc đời ai cũng đi qua

sự thay đổi của bản thân từ trẻ sơ sinh đến thanh niên, rồi trung niên và cuối cùng

là tuổi già Con đường sự nghiệp cũng đi từ nhân viên lên quản trị cấp thấp, quản

lý trung gian và cuối cùng là lên cấp điều hành cao nhất, hội đồng quản trị Như vậy, ngay cả khi con người chưa nhận biết mình cần phải thay đổi thì chúng ta đã thực hiện sự thay đổi một cách tự nhiên Trong xã hội hiện đại, với mỗi cá nhân,

cơ hội có được từ sự thay đổi sẽ làm phong phú con đường sự nghiệp và cuộc sống của bản thân

- Trong nghiên cứu về Quản lý sự thay đổi vào năm 1998, 1999, Kenneth W Johnson cho rằng: “Cuộc sống vốn đầy rẫy những đe doạ, cơ hội, nhu cầu và sự thúc ép Tất cả những điều này tạo ra áp lực (pressure)” Thật vậy, các tổ chức kinh tế (sau đây được gọi là công ty), dù được thành lập và hoạt động trong bất kỳ thời kỳ nào, xã hội nào thì đều luôn chịu những tác động của môi trường quanh nó

và chính trong nó Những tác động này thường xuyên gây nên những áp lực cạnh tranh và là thách thức đối với sự phát triển của Công ty Công ty trưởng thành và phát triển với sự thay đổi chủ yếu ở nhiều cấp về chính sách và cách thức thực hiện Sự thay đổi ở đây được hiểu là tất cả mọi quá trình cải tổ một cách chủ động nhằm mục đích tạo sức cạnh tranh lớn hơn cho doanh nghiệp, từ việc áp dụng công nghệ mới, những bước dịch chuyển có tính chất chiến lược, tổ chức lại dây chuyền sản xuất, liên kết hoặc hợp nhất với doanh nghiệp khác, tái cơ cấu các bộ phận kinh doanh, đến nỗ lực tối ưu hóa phong cách văn hóa tập đoàn

Nguyên nhân gì khiến các công ty phải thay đổi?

- Theo nghiên cứu của Rober Heller năm 1998, có ba nguyên nhân khiến các công

ty phải thay đổi:

- Các nguyên nhân xã hội: những xu hướng chung trong xã hội, chính trị và nhân khẩu học đều có ảnh hưởng tới mọi người Trong những năm gần đây, xu hướng này đã dẫn đến một sự phát triển vượt bậc trong thanh niên và thị trường tiêu thụ, một sự chuyển biến từ xã hội cộng đồng sang một xã hội chú trọng vào cá nhân hơn và dân số trở nên già hơn Các công ty cũng bị ảnh hưởng bởi các xu thế đó,

nó ảnh hưởng đến nhu cầu người tiêu thụ (khách hàng) và các loại hình kinh tế khác Đồng thời, những xu hướng chung trong xã hội cũng làm thay đổi những giá trị cuộc sống, công việc dẫn đến sự đa dạng về phong cách sống, các hành vi đã gây ra áp lực thay đổi đối với cuộc sống Khát vọng nâng cao chất lượng cuộc sống, nâng cao giá trị gia đình và phát triển các năng lực cá nhân, đòi hỏi có những thay đổi lớn trong quan hệ giữa nhà quản trị và nhân viên

- Khi những thay đổi chính trị xã hội xảy ra, tổ chức phải thích ứng với những thay đổi đó Việc ban hành hệ thống luật mới để xây dựng một môi trường pháp lý hoàn thiện hơn và một xã hội văn minh tiến bộ hơn, đòi hỏi các công ty phải tuân

Too long to read on your phone? Save

to read later on your computer

Save to a Studylist

Trang 5

ty đa quốc gia xâm nhập sâu rộng vào thị trường của nhiều nước, một sản phẩm có thể được sản xuất, lắp ráp ở nhiều nước và tiêu thụ khắp nơi trên thế giới, chất xám dịch chuyển nhanh chóng và khủng hoảng tài chính tiền tệ ảnh hưởng nhanh chóng lên các thị trường ở tất cả các châu lục

- Các nguyên nhân kinh tế: xu hướng thay đổi kinh tế khá chậm nhưng có một sức

mạnh khó lay chuyển được Tuy nhiên, trong xu hướng tương đối ổn định đó, thị trường và dòng tiền có thể biến động mạnh, hình thức cạnh tranh có thể thay đổi nhiều, công nghệ và phát minh có thể vượt qua những điều gì hiện có Điều này buộc các công ty phải điều chỉnh theo những thay đổi bất ngờ ở mọi cấp Tình trạng hiện tại của nền kinh tế có thể ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thực hiện mục tiêu và kế hoạch đòi hỏi các nhà quản trị cao cấp phải chọn các mục tiêu tăng trưởng khác nhau dẫn đến cần những hoạt động khác nhau

- Các nguyên nhân về công nghệ: Những khám phá mới khoa học làm tốc độ thay đổi công nghệ tăng rất nhanh hàng năm với những máy móc mới, những quá trình chế tạo mới gây áp lực phải thay đổi công nghệ cũ, công việc cũ Những tiến bộ nhanh chóng hiện nay trong công nghệ thông tin và máy tính ảnh hưởng tới tất cả các ngành khác nhau Cách mạng công nghệ thông tin với tốc độ ngày càng gia tăng đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến phương pháp quản lý, sản xuất, dịch vụ, mua bán Công nghệ thông tin cung cấp cho con người những cách để hoàn thành công việc một cách hiệu quả hơn và đạt được các mục đích mới Các công ty cần công nghệ thông tin để cạnh tranh cho sự tồn tại và thành công

- Cùng với sự phát triển về công nghệ, những kiến thức mới đang được sáng tạo ra với tốc độ tăng lên nhanh chóng Việc bùng nổ những kiến thức mới đòi hỏi các nhà quản trị phải có phương pháp mới trong việc thu thập, lưu trữ, xử lý, sử dụng các thông tin hữu ích và biến chúng thành những sản phẩm và dịch vụ đáp ứng nhu cầu khách hàng với hiệu quả cao Điều đó đòi hỏi các tổ chức có cách vận hành mới với cơ cấu mới và với đội ngũ nhân viên được đào tạo mới Sự bùng nổ những kiến thức và sự thay đổi nhanh chóng của các tiến bộ khoa học kỹ thuật làm cho nhiều sản phẩm bị lỗi thời nhanh chóng, hay chu kỳ của sản phẩm bị rút ngắn Nhu cầu con người và công nghệ thay đổi nhanh chóng đòi hỏi các công ty phải rút ngắn thời gian sản xuất, phản ứng linh hoạt trong việc sản xuất các mặt hàng

đa dạng Sự đổi mới nhanh chóng các sản phẩm, dịch vụ đòi hỏi tăng tốc đổi mới

kỹ thuật công nghệ, tổ chức điều hành sản xuất và con người Ngoài các nguyên nhân trên, có một nguyên nhân cần phải kể đến, đó là áp lực từ cạnh tranh “Sự sẵn lòng thay đổi là một điểm mạnh, thậm chí ngay cả khi nó làm cho một bộ phận của

tổ chức rơi vào tình trạnh hỗn loạn trong một thời gian” (Jack Welch, GE) Trong nền kinh tế hiện nay, các đối thủ cạnh tranh luôn tìm cách phát triển những sản phẩm và dịch vụ tốt hơn với hy vọng thu nhiều lợi nhuận hơn, vì vậy gây áp lực lên khả năng kiếm lời của công ty, buộc công ty phải đổi mới Điều này tạo ra

“điểm mạnh” để các công ty nâng cao năng lực cạnh tranh Các nhà quản trị luôn phải biết mục tiêu, chiến lược của đối thủ, khi nào thì đối thủ tung sản phẩm mới

Trang 6

sự suy tàn, lỗi thời và xơ cứng Chúng ta phải phát triển khả năng để nhìn thế giới theo cách mới mẻ mỗi ngày Sự tồn tại của chúng ta đòi hỏi điều này Thế giới kinh doanh ngày nay đòi hỏi những người có thể thay đổi tình thế để hiện thực hóa các tầm nhìn, sứ mạng và những mục tiêu của tổ chức Sự phát triển cũng là sự thay đổi: khi một công ty mở rộng, thay đổi là điều không tránh khỏi Sự điều chỉnh có thể là một tiến trình từ từ, có thể là hàng loạt thay đổi triệt để, phần lớn là

sự kết hợp của cả hai Một số thay đổi là tự nhiên và tương đối dễ dàng, việc thực hiện sẽ tự nhiên tốt hơn nếu được lặp lại nhiều lần Những thay đổi khác có thể khó hơn nhiều Ví dụ, khi một một công ty nhỏ mở rộng, thường thì nó sẽ vượt quá khả năng quản lý của người quản lý hiện tại Chỉ có một số người có thể thành công khi chuyển từ người chủ tư nhân sang mộtgiám đốc chuyên nghiệp Sự phát triển của công ty đều có giới hạn riêng, không thể vượt qua được nếu không có một sự thay đổi đáng kể

- Thay đổi chính là cơ hội để phát triển tổ chức, phát triển năng lực lãnh đạo, quản lý, phát triển các nhân viên trong tổ chức Ngược lại, quá trình thay đổi sẽ giúp cho tổ chức: nâng cao tính cạnh tranh, mở rộng quy mô hoạt động, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, môi trường văn hóa của tổ chức được cải thiện, đồng thời sự thay đổi cách quản lý, lãnh đạo phù hợp hơn là động lực để tổ chức hoạt động hiệu quả hơn

- Thay đổi góp phần phát triển năng lực lãnh đạo, quản lý: Sau mỗi lần khởi xướng và thực hiện sự thay đổi, nhà quản lý có thêm kiến thức và kĩ năng quản lý, lãnh đạo Quản lý sự thay đổi thành công, người quản lý có thêm uy tín Quản lý

sự thay đổi thất bại, buộc họ phải tiếp tục thay đổi, họ sẽ trưởng thành hơn, bản lĩnh hơn Và có thêm nhiều bài học quản lý mới

- Quá trình thay đổi sẽ phát triển nhân viên: Nhân viên được tham gia vào quá trình thay đổi sẽ nhận ra những khả năng khác nhau của mình Nhân viên có thêm nhiều cơ hội để khẳng định mình, phát triển năng lực làm việc Thực hiện thay đổi thất bại nếu được tổ chức và người quản lý động viên, họ sẽ đứng dậy và tiếp tục, giúp nhân viên trưởng thành hơn, bản lĩnh hơn

2.2 Nhận biết các nguồn thay đổi:

- Thay đổi có thể đến từ nhiều hướng: từ cấp trên, hay cấp dưới trong công ty, từ sáng kiến của các nhân và từ bên ngoài

- Thay đổi từ bên trong: hầu hết các thay đổi xảy ra trong nội bộ công ty Phần lớn những thay đổi này không đáng kể: ví dụ, yêu cầu một báo cáo mới hay điều chỉnh một gói thầu Tuy nhiên, hầu hết những thay đổi lớn như là tái tổ chức cơ cấu hoặc sáp nhập công ty từ xuất phát từ cấp cao nhất và thường thì nhân viên không mong

Trang 7

6

đợi những thay đổi này Các nhà quản lý cần phải đưa ra những thay đổi nhưng cũng phải là cầu nối giữa các cấp nhân viên với nhau Phải đảm bảo rằng hệ thống làm việc của mình không ngăn cản việc lắng nghe ý kiến của nhân viên

- Phản ứng với đối thủ cạnh tranh: năng lực của nhà quản lý được thể hiện qua việc phản ứng với những thay đổi bên ngoài Nếu một đối thủ sản xuất đưa ra một sản phẩm mới hay hạ giá thành, một nhà quản lý thụ động thay vì thay đổi cách làm sẽ làm ngơ hay phủ nhận sự quan trọng của nó Một nhà quản lý năngnổ, mặt khác,

sẽ nắm lấy cơ hội để kiểm tra lại thị trường hay quy trình sản xuất để cạnh tranh với đối thủ Hoặc hơn nữa, một người quản lý năng động sáng tạo sẽ dự đoán về đối thủ cạnh tranh và hành động để có những thay đổi có khả năng giành thắng lợi

- Phản ứng với môi trường xung quanh: thị trường kinh doanh của một công ty ảnh hưởng đến sự thay đổi của công ty đó Trong môi trường kinh doanh nhanh nhạy, các nhà quản lý đã quen với việc đưa ra sự thay đổi và cơ cấu lại nội bộ thường xuyên và nhạy bén với những hoạt động thử nghiệm Hình thức sở hữu công ty cũng ảnh hưởng đến thái độ đối với sự thay đổi: trong một công ty cổ phần, bạn có thể chịu áp lực thay đổi từ hội đồng cổ đông (các nhà đầu tư) Còn trong một công

ty tư nhân, bạn có thể thực hiện những thay đổi mang tính rủi ro và thử nghiệm

3 Các hình thức thay đổi và phương pháp tiếp cận:

3.1 Các hình thức thay đổi:

- Hầu hết các công ty đều trang bị cho mình những chương trình khác nhau để ứng phó với những biến động trong kinh doanh như: thử thách của công nghệ mới, đối thủ cạnh tranh mới, thị trường mới, và nhu cầu hoạt động năng suất hơn… Mỗi chương trình được thiết kế riêng nhằm khắc phục những trở ngại đó, đồng thời làm tăng hiệu suất kinh doanh Thông thường những chương trình này rơi vào một trong những hình thức sau:

▪ Thay đổi cơ cấu: với các chương trình thay đổi cơ cấu, công ty được xem như một nhóm các bộ phận chức năng theo mô hình “một cỗ máy” Trong suốt quá trình thay đổi này, với sự hỗ trợ của các chuyên viên tư vấn, ban quản lý cấp cao cố gắng định hình lại những bộ phận này nhằm đạt được hiệu suất tổng thể cao hơn Các hoạt động sáp nhập, mua lại, hợp nhất, và bán lại các bộ phận đang hoạt động đều là những ví dụ về thay đổi cơ cấu

▪ Cắt giảm chi phí: các chương trình này chủ yếu tập trung vào việc cắt giảm những hoạt động không cần thiết hoặc thực hiện những phương pháp thu hẹp tối đa chi phí hoạt động Những hoạt động ít được xem xét trong những năm có lãi sẽ thu hút sự chú ý của các chuyên gia cắt giảm chi phí khi thời kỳ khó khăn xuất hiện

▪ Thay đổi quy trình: các chương trình này tập trung vào việc thay đổi cách thức thực hiện công việc Có thể bạn đã từng trải qua một vài lần thay đổi kiểu này, chẳng hạn như xây dựng lại quy trình phê duyệt các khoản vay, cách tiếp cận xử

lý yêu cầu bảo hành từ khách hàng, hoặc thậm chí cách đưa ra quyết định Thay đổi quy trình thường nhằm thúc đẩy công việc thực hiện nhanh hơn, hiệu quả hơn, đáng tin cậy và ít tốn kém hơn

▪ Thay đổi văn hóa: các chương trình này tập trung vào khía cạnh “con người” như cách tiếp cận thôn thường của công ty trong kinh doanh hoặc mốian hệ giữa cấp g quản lý và nhân viên Việc thay đổi từ quản lý theo kiểu mệnh lệnh và điều khiển sang cách thức quản lý mang tính tham gia đóng góp là một ví dụ về thay đổi môi trường văn hóa, là nỗ lực tái định ướng từ một công ty chỉ tập trung nội bộ và h

Trang 8

sự hướng dẫn của một chuyên viên tư vấn giỏi Nếu công ty bạn đang dự tính về một chương trình thay đổi, điều cần thiết là phải xác định rõ công ty muốn chọn hình thức nào

để tiến hành thay đổi trước tiên, cũng như dự đoán xem nó sẽ ảnh hưởng thế nào đến toàn công ty Dự đoán những chướng ngại tiềm tàng sẽ giúp công ty bạn ngăn ngừa khó khăn trong suốt quá trình thay đổi và đảm bảo sự thành công

3.2 Hai phương pháp tiếp cận sự thay đổi:

Có rất nhiều chương trình thay đổi, nhưng trong đó có hai mục tiêu rất khác biệt thường khiến một công ty cần phải thay đổi, đó là cải thiện tình hình kinh tế trước mắt hoặc nâng cao năng lực tổ chức Hai giáo sư trường kinh doanh Harvard là Michael Beer và Nitin Nohria đã đúc kết được hai thuật ngữ “thuyết E” và “thuyết O” để mô tả hai mục tiêu cơ bản này

- Thuyết E: phương pháp tiếp cận về kinh tế:

▪ Mục tiêu chính của thuyết E (Economic Approach) là tăng tối đa và nhanh chóng giá trị cho các cổ đông, được đo bằng mức gia tăng lưu lượng tiền mặt và giá cổ phiếu Các khái niệm phổ biến nói về sự tham gia của nhân viên và “tổ chức học tập” chỉ chiếm một phần trong mục tiêu tổng thể Khủng hoảng tài chính luôn là khởi đầu cho hình thức tiếp cận thay đổi này Khi giá trị cổ phiếu đã tăng lên, những người đề xướng Thuyết E phụ thuộc hoàn toàn vào cơ cấu có khả năng tăng ngắn hạn lưu lượng tiền mặt

và giá cổ phiếu: tiền thưởng cho năng suất làm việc, cắt giảm nhân sự, bán tài sản, và sắp xếp lại các bộ phận của côngty một cách có chiến lược Hoạt động cắt giảm 25% số nhân sự của Jack Welch tại GE, và chiến lược kế tiếp “chiếm vị trí số 1 hoặc số 2 trên thị trường hoặc sẽ bán công ty” là những ví dụ cơ bản về nguyên nhân dẫn đến thay đổi nêu trong thuyết E

▪ Theo thuyết E, tất cả những thoả thuận ngầm giữa công ty và nhân viên, như công việc được đảm bảo suốt đời, thường tạm thời bị trì hoãn trong thời gian tiến hành thay đổi Đặc biệt, những cá nhân và bộ phận nào không chứng minh được khả năng tạo ra giá trị xác thực – như bộ phận hoạch định hoặc phòng nghiên cứu và phát triển – rất dễ bị ảnh hưởng

▪ Giám đốc điều hành và ban quản trị thường áp dụng Thuyết E để tiến hành thay đổi từ trên xuống Các phòng ban, bộ phận đang hoạt động, và nhân viên có liên quan đến quá trình thay đổi đều như những quân cờ trên bàn cờ chiến lược của ban lãnh đạo: được sắp xếp hoặc gom vào với nhau, đôi khi lại bị đá văng ra ngoài Các chuyên gia tư vấn chiến lược bên ngoài giúp

Trang 9

8

ban quản lý xác định và cân nhắc quyết định, chuyên gia thẩm định và các ngân hàng đầu tư sắp xếp việc mua bán tài sản, và chuyên viên tư vấn giúp giải quyết các bài toán hóc búa về chuyện sa thải nhân viên

- Thuyết O: phương pháp tiếp cận về năng lực tổ chức:

▪ Hầu hết các công ty thành công nhất và tồn tại lâu đời nhất là những công ty sở hữu được đội ngũ nhân viên năng động, ham học hỏi và có năng lực cao hư Ncông ty như Intel, Microsoft, 3M, Schwab, và Merck là những ví dụ điển hình Mục tiêu thay đổi của Thuyết O (Organizational Capabilities Approach) là phát triển một môi trường văn hóa mà ở đó các nhân viên đều có cơ hội học tập và nâng cao khả năng, thể hiện năng lực tối đa của bản thân Những công ty áp dụng phương pháp tiếp cận này thường nỗ lực cải thiện môi trường văn hóa và năng lực riêng của họ thông qua quá trình học hỏi của các cá nhân và tập thể Điều đó đòi hỏi mức độ tham gia tích cực của cá nhân viên, cơ cấu tổ chức ổn c định, và những mối quan hệ ràng buộc chặt chẽ giữa nhân viên và công ty Theo thuyết O, những cam kết thực hiện thay đổi và tiến bộ của mỗi nhân viên cũng như việc duy trì những thoả thuận ngầm giữa công ty và nhân viên rất quan trọng đối với quá trình thay đổi Điều này hoàn toàn trái ngược với Thuyết E Ví dụ, khi Hewlett-Packard cảm thấy tình hình kinh doanh bị đình trệ vào đầu những năm 1980, công ty đã không sa thải nhân viên để cắt giảm chi phí; ngược lại, công ty đã tiế hành thay đổi nhằm hạn chế sự quan liêu và n tạo điều kiện cho nhân viên và các bộ phận hoạt động có quyền tự quyết tối đa Cách thực hiện này luôn phù hợp với truyền thống lâu đời của HP là đề cao tài sản con người trên tất cả mọi yếu tố khác Một công t dựa vào môi trường y văn hóa và nhân viên của mình để đạt được thành công về mặt tài chính thường

dị ứng với kiểu tập trung quyền lực vàsự chỉ đạo từ bên trên Nhưng những nhà lãnh đạo quá trình thay đổi của Thuyết O thì ít quan tâm đến việc mang lại thành công cho riêng bản thân mà tập trung vào khuyến khích sự tham gia của mọi người trong nhóm làm việc cũng như quá trình bồi dưỡng hành vi và cả thái độ của nhân viên vì đây là những yếu tố kéo dài sự thay đổi

Chọn lựa phương pháp thích hợp ?

- Nếu tổ chứ bạn đang cân nhắc một chương trình thay đổi lớn, có thể bạn sẽ phân c vân không biết chương trình nào là hiệu quả nhất Thế nhưng, chẳng có phương pháp tiếp cận nào đảm bảo thành công Thuyết E, với mục tiêu cải thiện nhanh chóng khả năng lợi nhuận, thường chỉ đạt kết quả thành công trong thời gian ngắn nhưng lại không có khả năng tồn tại lâu dài trong tương lai Việc bãi bỏ cấp bậc của nhân viên sẽ làm cho những người còn lại cảm thấy nản lòng và không trung thành Bất kỳ lời cam kết nào đối với công ty và các mục tiêu của nó đều không còn tác dụng Trớ trêu thay, chính những người mà công ty hy vọng giữ lại – những nhân viên xuất sắc và sáng giá nhất – là những người đầu tiên rời bỏ công

ty để tìm một nơi mới tốt hơn vì biết đâu họ cũng sẽ giống với những người kia

- Các phương pháp khắc nghiệt của Thuyết E không phải lúc nào cũng mang lại kết quả như mong đợi Một cuộc điều tra được tiến hành sau khi làn sóng cuối cùng của phong trào thu hẹp quy mô doanh nghiệp (từ cuối năm 1980 kéo dài đến đầu những năm 1990) cho thấy chỉ có 45% các công ty tiến hành thu hẹp quy mô là đạt mức lợi nhuận hoạt động cao hơn lúc trước Thuyết O cũng chưa hẳn là giải pháp

lý tưởng Việc tái định hướng môi trường văn hóa công ty xung quanh những cam kết và quá trình học tập của nhân viên là một nỗ lực đáng khâm phục, nhưng phải mất nhiều năm để thực hiện Một chương trình thành công, trong vòng 4-5 năm, sẽ

Trang 10

9

tạo ra lớp nhân viên có khả năng thích ứng cao và thông minh, nhưng một công ty đang muốn thay đổi thật sự không thể chờ lâu như vậy để thấy được kết quả Đơn giản là cả cấp quản lý và nhân viên, chưa kể các chuyên gia phân tích và cổ đông, không thể kiên nhẫn như thế Hầu hết các công ty được Beer và Nohria nghiên cứu đều tránh sử dụng riêng lẻ từng thuyết Họ có khuynh hướng áp dụng kết hợp những điểm phù hợp của cả hai thuyết với nhu cầu thực tế của công ty Trong thực

tế, đây là con đường tốt nhất và mang lại hiểu quả cao nhất để thay đổi

và thuyết O Mục tiêu Tối đa hóa giá trị cổ

phiếu

Phát triển năng lực của công ty

Bao quát các mặt đối lập giữa giá trị kinh tế và năng lực công ty

Quyền lãnh đạo Quản lý thay đổi từ

bên trên

Khuyến khích sự tham gia từ bên dưới

Định hướng từ bên trên và yêu cầu cấp dưới thực hiện

Tập trung Tập trung vào cơ

cấu và hệ thống

Xây dựng môi trường văn hóa công ty: thái độ và cách

cư xử của nhân viên

Tập trung đồng thời vào cả phần cứng (hệ thống và

cơ cấu) và phần mềm (văn hóa của công ty)

Quy trình Hoạch định và thiết

lập chương trình Thử ra kết luận nghiệm và rút Lập kế hoạch cho các tình huống phát

sinh Chế độ khen

thưởng

Tạo động lực bằng cách thưởng về tài chính

Tạo động lực bằng cam kết – sử dụng

hệ thống lương như một sự trao đổi công bằng

Sử dụng chế độ khen thưởng để củng cố quá trình thay đổi nhưng không biến nó thành nguyên nhân

để tiến hành thay đổi

Sử dụng nhà tư

vấn

Các nhà tư vấn phân tích vấn đề và đưa ra giải pháp

Các nhà tư vấn hỗ trợ cấp quản lý trong việc hình thành giải pháp riêng

Nhà tư vấn là những nguồn chuyên gia có thể phân quyền cho nhân viên

4 Quản trị thay đổi:

4.1.Quản trị thay đổi là gì?

- Ở phần trên chúng ra đã nói đến sự cần thiết phải thay đổi một tổ chức, cách để nhận biết nguồn của sự thay đổi, các hình thức và cách tiếp cận sự thay đổi Vậy quản trị thay đổi là gì và chúng ta thực hiện như thế nào?

- Khi nói đến sự thay đổi trong một tổ chức, cần phải hiểu đó là sự thay đổi của tất

cả mọi quá trình, cải tổ một cách chủ động nhằm mục đích tạo sức cạnh tranh lớn hơn cho doanh nghiệp, cho tổ chức, từ việc áp dụng công nghệ mới, những bước

Trang 11

ra sự ảo tưởng về tốc độ của sự thay đổi và không bao giờ có thể đem lại kết quả thoả mãn” và “việc thực hiện sai bất kì bước nào cũng có thể gây ra sự tàn phá nghiêm trọng, làm kéo dài thời gian và chống lại quá trình đi đến sự thành công”.

4.2.Các loại thay đổi:

- Có 3 loại thay đổi: Thay đổi phát triển, thay đổi chuyển dạng, thay đổi căn bản (thay đổi về chất)

- Thay đổi phát triển: là sự hoàn thiện từ từ, từng bước các kỹ năng, các phương pháp và các quá trình để giúp cho tổ chức hoạt động hiệu quả hơn Dạng thay đổi này có thể được xem như những sự điều chỉnh nhỏ được thực hiện thường xuyên

và những thay đổi này giúp tăng năng suất lao động của cá nhân, giảm các xung đột, hoàn thiện thông tin, loại trừ những lãng phí, hoặc tất cả những điều có thể góp phần vào nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức Thay đổi phát triển dẫn tới

sự hoàn thiện những cái đang có hơn là việc tạo ra những cái mới

- Thay đổi chuyển dạng: thay đổi chuyển dạng là tạo ra sự thay đổi một cách chậm chạp từ tình trạng cũ sang tình trạng mới Sự thay đổi này diễn ra một cách từ từ theo thời gian, nó bao gồm những sự hoàn thiện nhiều hơn những cái đang có giống như thay đổi phát triển Thay đổi chuyển dạng bao gồm những quá trình mới, những sản phẩm mới và đôi khi cả những cấu trúc mới dạng thay đổi này luôn xảy ra theo các bước chuyển dạng như là một loạt các giai đoạn: phác thảo kế hoạch, thử nghiệm, các giai đoạn hoạt động và tái cấu trúc

- Thay đổi căn bản về chất: dạng thay đổi lớn nhất là thay đổi căn bản, thay đổi về chất, thể hiện ở nhận thức lại những sứ mạng, mục tiêu, sản phẩm, lãnh đạo hoặc cấu trúc tổ chức Dạng thay đổi này thường xảy ra ở những công ty đang đình đốn,

bế tắc

- Dạng thay đổi này thường xảy ra do những thay đổi lớn trong phương thức hoạt động một ngành Phương thức hoạt động mới là dạng mới của hành vi hoặc những cách thức mới trong nhìn nhận thế giới Thay đổi phương thức hoạt động luôn là kết quả từ những giả định mới, những cách thức mới trong tổ chức các sự việc, những phương pháp suy nghĩ mới về các vấn đề và những phát minh công nhệ mới

mà những phát minh này làm cho công nghệ cũ trở nên lỗi thời

- Thay đổi phương thức trong một ngành ảnh hưởng tới tất cả các tổ chức trong ngành đó Các tổ chức nhận dạng rõ ràng những thay đổi phương thức sớm có thể lập kế hoạch cho một sự thay đổi chuyển dạng một cách có hệ thống Các tổ chức không nhận ra những thay đổi này thường bị đẩy tới những thay đổi cănbản, thay đổi về chất – những điều thường gắn liền với sự thất vọng, sự không chắc chắn và thậm chí những sự khủng hoảng

Ngày đăng: 11/04/2024, 09:01

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w