1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài ngũ hành và ứng dụng của ngũ hành trong văn hoá việt

31 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ngũ Hành Và Ứng Dụng Của Ngũ Hành Trong Văn Hoá Việt
Trường học Cao Đẳng Văn Hóa Nghệ Thuật
Chuyên ngành Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam
Thể loại tiểu luận
Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 4,24 MB

Cấu trúc

  • 1. Lý do chọn đề tài (7)
  • 2. Mục tiêu nghiên cứu (8)
  • 3. Nhiệm vụ nghiên cứu (8)
  • 4. Đối tượng nghiên cứu (8)
  • 5. Phạm vi nghiên cứu (8)
  • 6. Phương pháp nghiên cứu (8)
  • 7. Bố cục đề tài (9)
  • CHƯƠNG 1: KHÁI LƯỢC VỀ HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH (10)
    • 1.1 Sự hình thành và phát triển của học thuyết ngũ hành (10)
    • 1.2 Những đặc trưng cơ bản của ngũ hành (12)
      • 1.2.1 Nguyên lí của ngũ hành (12)
      • 1.2.2 Ngũ hành theo hà đồ (13)
    • 1.3 Mối quan hệ giữa các hành (15)
      • 1.3.1 Quan hệ tương sinh (15)
      • 1.3.2 Quan hệ tương khắc (15)
  • CHƯƠNG 2: NGŨ HÀNH TRONG VĂN HOÁ VIỆT (18)
    • 2.1 Khái quát văn hoá Việt (18)
    • 2.2 Ứng dụng của ngũ hành (18)
      • 2.2.1 Sự hình thành tính cách của người Việt (18)
      • 2.2.2 Ngũ hành trong phong tục, tập quán của người Việt (19)
      • 2.2.4: Ngũ hành trong văn học, nghệ thuật (25)
      • 2.2.5 Ứng dụng ngũ hành trong thực tiễn (26)
  • CHƯƠNG 3: Ý NGHĨA CỦA NGŨ HÀNH TRONG VĂN HOÁ VIỆT (28)
    • 3.1 Ý nghĩa về mặt nhận thức (28)
    • 3.2 Ý nghĩa về mặt đời sống (28)
    • 3.3 Khẳng định sự tồn tại khách quan của ngũ hành trong xã hội hiện đại (28)

Nội dung

REVIEW BÀI TIỂU LUẬN 9.5 ĐIỂM MÔN HỌC: CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAMBÀI THI TIỂU LUẬN CUỐI KỲ ĐỀ TÀI: NGŨ HÀNH VÀ ỨNG DỤNG CỦA NGŨ HÀNH TRONG VĂN HOÁ VIỆT... Dù đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề

Mục tiêu nghiên cứu

Nêu khái quát về học thuyết ngũ hành, từ đó chỉ ra các ứng dụng ngũ hành trong văn hoá Việt.

Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu của đề tài nói trên, chúng ta cần thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau:

- Hệ thống hoá cơ sở lý luận liên quan đến học thuyết ngũ hành

- Khảo sát, trình bày thực trạng ứng dụng học thuyết ngũ hành trong văn hoá Việt qua nhiều góc độ như đời sống tinh thần, đời sống văn hoá và cả trong thực tiễn

- Xác định, phân tích những yếu tố trong học thuyết ngũ hành tác động đến đời sống văn hoá tinh thần người Việt

- Từ những kết quả phân tích được chỉ ra ý nghĩa và sự tồn tại khách quan của học thuyết ngũ hành trong văn hoá Việt.

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu tài liệu: tiến hành thu thập và nghiên cứu, phân tích thông tin từ những sách,tạp chí khoa học, các diễn đàn khoa học, giáo trình, website chính thống và các công trình nghiên cứu có liên quan trước đó Phương pháp này giúp tác giả tìm hiểu về cơ sở lý luận, chỉ ra các khái niệm, vai trò, ý nghĩa cũng như nội dung về ngũ hành và ứng dụng của ngũ hành trong văn hoá Việt

Phương pháp quan sát thực tế: quan sát những yếu tố phản ánh sự ảnh hưởng của học thuyết ngũ hành trong đời sống tinh thần, văn hoá và thục tiễn của người Việt thông qua: trang phục, thức ăn, lễ hội, tính ngưỡng, nghệ thuật,…Phương pháp này giúp tác giả có căn cứ thục tiễn kiểm chứng cho phần cơ sở lý luận.

Bố cục đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung chính của bài tiểu luận gồn 3 phần chính:

Chương 1: Khái lượt về học thuyết ngũ hành

Chương 2: Ứng dụng của ngũ hành trong văn hoá Việt

Chương 3: Ý nghĩa và sự tồn tại khách quan của ngũ hành trong văn hoá Việt.

KHÁI LƯỢC VỀ HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH

Sự hình thành và phát triển của học thuyết ngũ hành

Theo lương y Lê Văn Sửu (1998) học thuyết ngũ hành là sản phẩm tinh thần của người phương Đông, nó được hình thành trong suốt chiều dài lịch sử, được xem là học thuyết đặc thù của phương Đông Nền tảng làm nên tính đặc thù này có hai yếu tố: thứ nhất đặc điểm địa lí, khí hậu, thứ hai phương pháp tư duy khoa học.[3]

Về địa lí, khí hậu: Đặc điểm địa dư ở khu vực các nước phương Đông có sự đối nghịch về cấu tạo địa chất, địa hình, trong đó rõ rệt nhất là các nước Trung Quốc, Việt Nam, Triều Tiên, Nhật Bản, khi phía Đông là biển Thái Bình Dương- đại dương lớn nhất thế giới, phía Tây là dãy núi cao nhất thế giới Hymalaya

Khí hậu phía Bắc là vùng cực hàn, lạnh giá bốn mùa, phía Nam là khu vực xích đạo nóng quanh năm Ngoài điểm này, khu vực Phương Đông còn chịu ảnh hưởng của áp suất không khí từ biển đông tới lục địa vào mùa nóng, gây lên nhiều trận bão lớn, lụt to, thiên tai, mưa nắng thất thường Con người tồn tại ở đây phải chống chọi với muôn vàn khó khăn

Về phương pháp tư duy: Để tồn tại trước sự khắc nghiệt của thiên nhiên Người phương Đông phải luôn quan sát sự vận động của không gian và thời gian đúc kết lại những giá trị phù hợp với điều kiện sống.[3] Từ những kinh nghiệm ấy họ đã tiếp cận đến chủ nghĩa duy vật, cụ thể là chủ nghĩa duy vật chất phác và biện chứng ngây thơ thông qua học thuyết ngũ hành.[2]

Sự đối nghịch của địa lí và khí hậu chính là tiền đề của phương pháp tư duy so sánh (đối tỉ), theo Lê Văn Sửu ( 1998) đây là phương pháp nhận thức hiệu quả nhất của người phương Đông xưa Cơ sở so sánh nhận thức về hình dáng và tính chất của vật được gọi là “tượng” vật Muốn có nhận thức rõ nét người ta phải so sánh những

“tượng” có tính chất đối lập nhau, quy về hai loại: âm, dương Dương là những tượng có thuộc tính nóng, sáng, rộng, Âm là những tượng có thuộc tính: lạnh, tối, hẹp,…[3]

Nhưng lâu dần hai mặt âm, dương không đủ giải thích sự vận động của vạn vật Người ta phân loại “ tượng “ theo các quá trình từ sinh đến diệt theo năm bước, hay ngũ hành Theo thạc sĩ Thanh Châu (2017), đây là bước tiến đánh dấu sự thành công của tư duy lý tính nhằm thoát khỏi sự khống chế về mặt tư tưởng do các quan niệm duy tâm thần bí truyền thống mang lại.[2]

Những đặc trưng cơ bản của ngũ hành

1.2.1 Nguyên lí của ngũ hành

Theo giáo sư Trần Ngọc Thêm (1999), ngũ hành được tạo nên từ sự kết hợp của

2 bộ tam tài: thuỷ - hoả - thổ, kim - mộc - thổ, trong đó thổ chính là yếu tố điều hoà.[4]

Hình 1 1 Nguyên lí hình thành ngũ hành

Nguồn: trong sách “Cơ sở văn hoá Việt Nam”-Trần Ngọc Thêm (1999) trang 63 [4]

Bản chất của ngũ hành không thể được hiểu đơn giản là 5 chất: nước, lửa, cây, kim loại, đất Ở mức độ trừu tượng cao, hành trong ngũ hành chỉ sự vận động [4] Do vậy khi nhắc đến một trong năm hành, ví dụ hành thuỷ, ta phải hiểu đó bao gồm: nước, tính âm, màu xanh, hướng Bắc,…Từ đó cho thấy sự bao quát và trừu tượng của ngũ hành (phương Đông) khác với quan niệm tứ chất (phương Tây)

Hình 1 2: Bảng so sánh “ngũ hành” (phương Đông) và “tứ chất” (phương Tây) Nguồn: trong sách “Tìm hiểu về bản sắc văn hoá Việt Nam”-Trần Ngọc Thêm (1996) trang 137 [5]

Bảng so sánh (hình 1.2) cho thấy, cách dịch “ngũ hành” thành “five elements” và

“thuỷ”, “hoả”,… thành “water”, “fire”,… thường thấy là sai lệch so với ý nghĩa bao hàm, trừu tượng vốn có

1.2.2 Ngũ hành theo hà đồ

Theo Trần Ngọc Thêm (1996), hà đồ là hệ thống các dãy chấm tròn trắng đen được xếp theo một thứ tự nhất định Tên gọi hà đồ bắt nguồn từ truyền thuyết vua Phục

Hi đi chơi trên sông thấy con Long Mã nổi lên trên lưng có bức vẽ, vua Phục Hi dựa vào đó vẽ nên hà đồ [5]

Hà đồ là cơ sở hình thành nên ngũ hành, mỗi phương, mỗi nhóm trong hà đồ tương ứng với một hành tương ứng

Hình 1 4: Bảng tương ứng “ số hà đồ - phương - hành”

Nguồn: trong sách “Cơ sở văn hoá Việt Nam”-Trần Ngọc Thêm (1999) trang 66 [4]

Ngũ hành có nguồn gốc từ nông nghiệp, nên lí giải cách sắp xếp này cũng theo phương thức nông nghiệp:

- Người làm nông coi trọng đất làm đầu, nên hành thổ ở vị trí trung tâm số 5 – “ số tham thiên lưỡng địa”, cai quản bốn phương

- “Nhất nước, nhì phân” sau thổ, hành thuỷ là yếu tố quan trọng nhất đối với người làm nông, ứng với số 1 trong hà đồ, được xem là khởi đầu (nguyên thuỷ, thuỷ chung); thuỷ là âm cho nên ở phương Bắc

- Hành hoả ấm nóng, là dương, ở phương Nam

- Cặp mộc – kim: hành mộc về chất là cây cối, xanh tốt vào buổi sáng, mùa xuân ứng với phương Đông dương tính; còn hành kim (âm, bởi kim loại tĩnh) ứng với phương Tây.

Mối quan hệ giữa các hành

Theo Trương Thanh Châu (2017), học thuyết ngũ hành diễn giải sự sinh hoá của vạn vật qua hai nguyên lý cơ bản còn gọi là tương sinh và tương khắc trong mối tương tác và quan hệ của chúng.[2]

Hành này hỗ trợ, giúp đỡ hành kia xác định theo từng cặp, nhưng bản chất là quan hệ âm dương chuyển hoá (thuỷ là cực âm, hoả là cục dương)

Thuỷ sinh mộc (nước giúp cây tươi tốt)

Mộc sinh hoả (lửa cháy cần gỗ)

Hoả sinh thổ (lửa đốt gỗ thành tro, làm đất màu mỡ)

Thổ sinh kim (kim loại phần lớn có trong lòng đất)

Kim sinh thuỷ ( kim loại nóng chảy thành thể lỏng)

Hành này hạn chế, gây trở ngại cho hành kia

Thuỷ khắc hoả (nước dập lửa)

Hoả khắc kim (lửa nung chảy kim loại)

Kim khắc mộc (rìu sắt chặt cây)

Nguồn: trong sách “Tìm hiểu về bản sắc văn hoá Việt Nam”-Trần Ngọc Thêm (1996) trang 146.[4]

Tuy nhiên, theo Nguyễn Cường (2008) trong mối quan hệ tương khắc giữa các hành đang tồn tại những sai lầm Ví dụ “thổ khắc thuỷ”, tuy không "sinh" ra nhau nhưng được coi

"hỗ trợ" lẫn nhau, nước làm đất thêm màu mỡ, đất giữ nước tránh thất thoát[6] Giải thích cho vấn đề này, Trần Ngọc Thêm (2008) cho biết từ sơ đồ, hay học thuyết khái quát về quan hệ tương sinh tương khắc liên hệ đến thực tiễn cần phải bổ sung nhiều thứ về chất liệu và sự vận dụng Ví dụ “ thuỷ khắc hoả” nhưng thực tế “ nước gáo lửa xe” (trường hợp ít nước, nhiều lửa, nước không dập được lửa) đó là vấn đề của vận dụng, là hậu quả sự tác động của quy luật chuyển hóa giữa lượng và chất[7]

Bằng sự quan sát và tìm hiểu, tác giả cho rằng vấn đề đúng sai trong quan hệ tương sinh tương khắc của ngũ hành không chỉ được thể hiện qua các chất như: nước, đất, lửa cụ thể Bởi ngũ hành không chỉ tượng trưng cho năm nguyên tố “ nước, đất, lửa, kim loại, cây”,

“hành” mang ý nghĩa bao quát trừu tượng, chỉ sự vận động (như đã nói ở mục 1.2.1) Vì thế, chỉ lấy một vài đại diện chất trong ngũ hành để chỉ tính đúng sai của mối quan hệ tương sinh tương khắc có phần chưa thuyết phục

Trong nội dung Chương 1, tác giả đã trình bày và hệ thống hoá cơ sở lý luận về học thuyết ngũ hành Qua đó cho nền tảng hình thành học thuyết, những yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành ngũ hành và mối liên hệ giữa các hành trong học thuyết Kết quả nghiên cứu tại Chương 1 làm tiền đề lý luận vững chắc để tác giả chỉ ra, phân tích những ứng dụng của ngũ hành trong các lĩnh vực của văn hoá Việt tại Chương 2.

NGŨ HÀNH TRONG VĂN HOÁ VIỆT

Khái quát văn hoá Việt

Để phân tích rõ về ứng dụng của ngũ hành trong văn hoá Việt, trước tiên tác giả làm rõ khái niệm của văn hoá

Theo chủ tịch Hồ Chí Minh (1940), “ Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn ”.[8]

Từ khái niệm trên, ta hiểu được văn hoá Việt chính là chỉ những nét văn hoá của các dân tộc Việt Nam trên lãnh thổ Việt Nam, việc ứng dụng ngũ hành trong văn hoá Việt được biểu hiện ở hầu hết các mặt trong đời sống Trong tiểu luận này, tác giả đề cập đến ứng dụng ngũ hành trong:

- Sự hình thành tính cách người Việt

Ứng dụng của ngũ hành

2.2.1 Sự hình thành tính cách của người Việt

Có nhiều tác giả, công trình nghiên cứu về tâm lý tính cách của người Việt từ nhiều góc độ: suy nghĩ về “tâm lí dân tộc” - Nguyễn Khắc Dương, Bản tính dân tộc – đôi điều cảm nhận từ góc nhìn hoạt động - Nguyễn Như Chiến, Về những thói hư tật xấu của người Việt cổ truyền - Cố GS Trần Quốc Vượng,….[9], nhưng chưa có nhiều nghiên cứu về tâm lí, tính cách của người Việt dưới góc nhìn của ngũ hành Trong tiểu luận này, vấn đề ấy sẽ được làm rõ

Theo Trần Ngọc Thêm (1999), trong sơ đồ thứ tự ngũ hành theo hà đồ (hình 1.5 a) hành thổ - vị trí trung tâm gắn với vật biểu là con người [4] Qua đó, hình thành trong người

Việt triết lí sống quân bình, thuận đất thuận trời, hoà hợp ngũ hành, “trong âm có dương, trong dương có âm”, “thiên thời, địa lợi, nhân hoà” Việc nắm rõ quy luật âm dương, ngũ hành đã tạo cho người Việt tính linh hoạt trong lối sống, thích nghi ở mọi hoàn cảnh Bằng chứng, trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ dân tộc đã tận dụng tốt yếu tố tự nhiên hiểm trở để ẩn mình tranh địch và phản công giành thắng lợi Chiến dịch “Điện biên phủ” là trận đánh thể hiện tính linh hoạt của dân tộc Việt Nam trong việc nắm bắt nhanh tình hình và lợi dụng địa thế hiểm trở và chiến thắng bằng chiến thuật sử dụng địa hào phá huỷ căn cứ phòng thủ kiên cố của Pháp[10]

2.2.2 Ngũ hành trong phong tục, tập quán của người Việt

Lễ cưới: trong văn hoá Việt Nam, tục cưới hỏi được xem là một trong những nghi thức quan trọng, ảnh hưởng đến cuộc đời của một con người Vì vậy, việc tổ chức cưới hỏi phải được diễn ra chu toàn, kết hợp hài hoà âm dương, ngũ hành Hai vật biểu của ngũ hành, chim phụng và rồng là hai biểu tưởng xuất hiện xuyên suốt trong các lễ cưới truyền thống người Việt, không chỉ xuất hiện trên tấm nhiễu đỏ phủ lấy trầu cau, cặp đèn lễ, hay ở cổng cưới, rồng phụng còn xuất hiện trên quần áo của cô dâu, chú rễ và cả trong lời ăn nết nghĩ của mọi người[11] Theo đó, rồng ứng với chú rể, là vật biểu cho phương đông của hành mộc tượng trưng cho sự sinh sôi, xanh tốt Phụng tượng trưng cho cô dâu, vật biểu của phương Nam của hành hoả, chim phụng mang đến gió phương Nam làm ấm gia đình[4], vì lẽ đó ông người xưa thường dạy “chọn vợ đàn bà, xây nhà hướng nam”

Hình 2 1: Nến cưới long phụng

Sính lễ cũng là một phần quan trọng trong đám cưới Trong đó, trầu cau là hai thứ không thể thiếu[11] Trầu cau tượng trưng cho âm dương - tiền đề của ngũ hành Một số nơi biến tấu trầu cau thành đĩa trầu tiêm sẵn[11], chính cách biến tấu này chỉ ra sự chuyển hoá từ âm dương sang ngũ hành thông qua ngũ vị có trong đĩa trầu tiêm cánh phượng Nếu trầu cau là thứ yếu đầu tiên trong sính lễ ngày cưới thì bánh phu thê là thứ hai, bánh hình tròn (âm), bọc trong khuôn hình vuông, buộc lạc đỏ (dương)

Tang ma: phong tục thể hiện sự hiếu lễ của con cháu đối với người mất Tang lễ gồm nhiều nghi thức, quy tắc trong đó đều thấm nhuần quan niệm âm dương, ngũ hành Theo

Nguyễn Văn Toàn (2008), trang phục, khăn tang trong tang lễ hai màu sắc chủ đạo trắng đen[12], tượng trưng cho âm dương hay thuỷ, kim theo ngũ hành Trong đám tang cha người con trai trưởng phải chống gậy tre hình tròn, tang mẹ gậy dông đẽo vuông[12], vuông là âm, tròn là dương hay vuông là thổ, tròn là kim Cách con trai trưởng mặc áo xô trắng cũng có sự khác biệt ở tang cha và tang mẹ Theo đó tang cha, áo được mặc suôi từ lưng ra; tang mẹ áo

Commented [MOU3]: được mặc ngược áo từ sống lưng trở [12], triết lí âm dương, ngũ hànhđược thể hiện thông qua hướng ngoại – dương cha, hướng nội – âm mẹ

Hình 2 2: Áo xô trắng và gậy tre trong tang lễ

Lễ hội: một trong những đặc trưng của lễ hội Việt Nam được thể hiện qua cờ ngũ sắc

- cờ có hình vuông may bằng vải theo năm màu của ngũ hành, thể hiện “ngũ phương chi thần”

(thần ở năm phương trời) và “ngũ đạo chi thân” (thần ở năm ngã đường)[4]

Chọn ngày theo quan niệm ngũ hành: trong ca dao, tục ngữ cha ông ta thường dùng các số lẻ như 3, 5, 7 ,9 như một sự ước lệ “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”, “Một cây nhịn, chín câu lành” hay “Ba hồn, bảy vía”, “Ba chìm, bảy nổi”,… nhưng không nhiều câu ca dao, tục ngữ nói về số 5, bởi số 5 là ngũ hành hay tượng trung cho

“ngũ phương chi thần” và “ngũ đạo chi thân”, vì đó số 5 được người Việt thích nhưng cũng rất kiêng nể, luôn cả những số cấu thành 5[5], cụ thể qua cách chọn ngày:

"Chớ đi ngày bảy, chớ vẽ ngày ba"

"Mông năm, mười bôn hai ba, Đi chơi cũng lỗ nữa là đi buôn"

"Mông năm, mười bôn, hai ba,

Trông cây cây đô’, làm nhà nhà xiêu"[13]

Ngũ hành trong phong thuỷ: Dựa vào các hướng ứng với từng hành người Việt có cách chọn phù hợp với từng mục đích Theo quan niệm học thuyết ngũ hành, người chết được mai táng ở hướng Tây – hướng của ma quỷ Cùng với đó, trong quan niệm chọn hướng xây nhà người Việt , theo Trần Ngọc Thêm (1996), hướng nhà tiêu biểu là hướng Nam[5] “lấy vợ đàn bà, xây nhà hướng Nam” (việc xây nhà hướng Nam là điều tất nhiên như lấy vợ là phụ nữ) Thế đất cũng được con người chú trong lựa chọn theo ngũ hành: hình thuỷ ngoằn ngoèo như dòng nước, hình hoả nhọn như ngọn lửa, hình thổ vuông vức, hình kim tròn, hình mộc dài như cái cây Thế đất hình tròn (kim) con cháu phát đường võ, hình vuông [14] phát đường văn, nếu thế đất có đủ ngũ hành thì phát đế vương[5]

Hình 2 4: Các thế đất theo phong thuỷ: a) thế đất hình kim, b) thế đất hình thổ, c) thế đất có đủ ngũ hành

Nguồn: trong sách “Tìm hiểu về bản sắc văn hoá Việt Nam”-Trần Ngọc Thêm (1996) trang 435 [5]

Tính ngưỡng phồn thực của người Việt: được xem như một trong những nguồn cội xưa nhất, cùng phát triển độc lập với các tín ngưỡng, lễ nghi, tôn giáo khác, gắn liền với truyền thống sản xuất nông nghiệp[15] Tín ngưỡng phồn thực được phát triển theo quan niệm xem trọng việc sinh sản và duy trì giống nòi bằng sự hoà hợp của âm dương, ngũ hành, qua sự liên tưởng về nguồn gốc sinh ra con người của nông dân Việt Nam: trời – đất, âm – dương, đực – cái[15] Vì thế trước mỗi vụ mùa người nông dân thường luôn thờ cúng và tái hiện việc giao hoà âm dương, đực cái dưới nhiều hình thức khác nhau, với mong muốn cây cối vật nuôi sinh sôi nảy nở nhanh chóng Khác với Ấn Độ chỉ thờ sinh khí thực nam, người Việt thờ sinh khí thực cả nam lẫn nữ thông qua nõ – nường (hình 2.5), ông Đùng bà Đà (hình 2.6), hay người Tày thờ búp măng – hoa chuối, người Êđê rước đôi rối nam nữ giao hợp vào mỗi mùa vụ…[15]

Hình 2 5: Nõ (bên trái) tương trưng sinh khí thực nam, nường (bên phải) tượng trưng sinh khí thực nữ

Hình 2 6: Lễ hội ông Đùng - bà Đà

2.2.4: Ngũ hành trong văn học, nghệ thuật

Văn học: quan niệm ngũ hành không chỉ tồn tại trong tính ngưỡng, lễ hội, ngũ hành còn xuất hiện trong các câu chuyện nhân gian, những truyền thuyết của cha ông ta để răng dạy con cháu và để giải thích cho sự hình thành của sự vật Tiêu biểu là sự tích núi ngũ hành, từ quan niệm xem trọng ngũ hành cha ông ta đã gộp sáu ngọn núi ở Quảng Nam thành năm, lấy theo tên ngũ hành [5] gồm: thuỷ sơn, hoả sơn, mộc sơn, kim sơn và thổ sơn gọi chung là ngũ hành sơn hay núi Non Nước, ngụ ý ngũ hành cấu thành non nước Sự tích trầu cau vôi, cau hướng lên trời (dương), vôi dưới đất (âm), trầu ở giữa trung tính, trầu cau vôi kết hợp tạo thành ngũ vị ứng với ngũ hành

Nghệ thuật: trong hoa văn kiến trúc không khó bắt gặp chim lạc trên trống đồng, hay các công trình kiến trúc, đây là một trong năm vật biểu của ngũ hành tượng trưng cho sự hiền lành, linh hoạt và khát vong vươn cao của người Việt

2.2.5 Ứng dụng ngũ hành trong thực tiễn Ẩm thực: Bánh trưng, bánh dày - một trong những ví dụ điển hình của việc ứng dụng âm dương ngũ hành vào ẩm thực, bánh trưng hình vuông, màu xanh, tượng trung cho đất (âm), bánh dày hình tròn, màu trắng, tượng trung cho trời (dương) Bánh chưng, bánh giày là hai loại bánh không thể thiếu trong các dịp lễ tết ở Việt Nam, đây là hai loại bánh nói lên tinh thần coi trọng sự hoà hợp trời đất thiên nhiên và con người[18] – quan niệm của thuyết ngũ hành Trong các thành phần cấu tạo nên bánh chưng cũng có sự kết hợp hài hoà của ngũ hành, theo đó thịt đỏ là hoả, mỡ trắng là kim, nhân đậu vàng là kim, hạt tiêu đen là thuỷ, lớp lá dông bên ngoài là mộc (dựa trên màu sắc ứng với các hành theo GS.VS Trần Ngọc Thêm, trong sách “Tìm về bản sắc văn Hoá Việt Nam” trang 148, 1996)

Y học: Ngũ hành được ứng dụng trong y học ở hầu hết mọi mặt, đặt biệt trong y học cổ truyền, đây là một đề tài có rất nhiều nghiên cứu sâu và rộng, trong đó Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác - người mở đường tiên phong cho trường phái y học cổ truyền, đã vận dụng rất thành công học thuyết ngũ hành chữa nhiều loại bệnh[19] Hai đầu sách nổi tiếng của ông

“Thượng kinh ký sử” (1885) và “Hải thượng y tông tâm lĩnh” (1770)

Ý NGHĨA CỦA NGŨ HÀNH TRONG VĂN HOÁ VIỆT

Ý nghĩa về mặt nhận thức

Học thuyết âm dương, ngũ hành ra đời đã trả lời cho những thắc mắc về nguồn gốc của vũ trụ, quy luật vận động của vũ trụ ở các cấp hệ khác nhau và mối quan hệ giữa sự vận động của vũ trụ với đời sống vạn vật và con người Đó là những câu hỏi mà ở trường phái duy tâm thần bí trước đó chưa trả lời được[3] Âm dương, ngũ hành được xem là bước tiến bộ của tư duy lí tính, đánh dấu sự xuất hiện của chủ nghĩa duy vật chất phác ở phương Đông nói chung hay Việt Nam nói riêng, thoát khỏi sự thống chế của tư duy “vũ trụ là do đấng thần linh tạo ra”[2].

Ý nghĩa về mặt đời sống

Không chỉ thoả mãn sự tò mò của con người, những kiến thức được đúc kết từ học thuyết âm dương, ngũ hành kết hợp với nền khoa học hiện đại sẽ là phương tiện hữu hiệu giúp con người chinh phục thiên nhiên, sống hoà hợp hơn với thiên nhiên, vạn vật, tạo ra được những phương tiện hữu ích phù hợp với quy luật vận động của vũ trụ, vạn vật.

Khẳng định sự tồn tại khách quan của ngũ hành trong xã hội hiện đại

Hạn chế của ngũ hành là do sự tồn tại lâu đời, qua thời gian những thuật ngữ, khái niệm vẫn giữ nguyên nên có phần khó hiểu với người hiện đại Trong thời đại khoa học cơ giới chiếm vị trí chủ đạo, ngũ hành lại bị cho là lối tư duy xưa cũ, lạc hậu hay thậm chí là mê tính dị đoan Nhưng bằng sự tồn tại thách thức lịch sử lâu dài, học thuyết âm dương, ngũ hành cho thấy tính đúng đắn bất chấp quy luật đào thải của xã hội – quy luật lấy tính hữu hiệu làm thước đo Qua đó lương y Lê Văn Sửu (1998) nhận định rằng trải qua thời gian dài, học thuyết âm dương ngũ hành càng trở nên phát triển về nội dung, mạnh mẽ về sức sống Từ đó ta có thể khẳng định được minh được sự tồn tại khách quan và tính khoa học ẩn sâu trong học thuyết mà con người cần phải đào sâu tìm hiểu

Qua chương 3, tác giả đã trình bày được khái quát ý nghĩa của ngũ hành trong văn hoá Việt không chỉ ở hiện tại mà còn trong quá khứ và tương lai Từ đó cho thấy sự quan trọng của học thuyết này đối với người Việt, đồng thời khẳng định được tính tồn tại khách quan của

Hiểu được ngũ hành và các ứng dụng của ngũ hành là một trong những yếu tố quan trọng giúp ta nắm bắt được quy luật vận động của vũ trụ, vạn vật Qua việc nghiên cứu đề tài

“Ngũ hành là gì và ứng dụng của ngũ hành trong văn hoá Việt” tác giả đã hệ thống hóa một số nội dung như: sự hình thành của ngũ hành, nền tảng làm nên tính đặc thù của ngũ hành, và quá trình phát triển của nó Tiếp đó, đi sâu tìm hiểu rõ đặc điểm của ngũ hành và mối quan hệ giữa các hành trong học thuyết Đây là những nội dung quan trọng đóng vai trò là cơ sở lý luận cho bài khóa luận tốt nghiệp

Bên cạnh đó, bài khóa luận trình bày tổng quan về khái niệm văn hoá Tìm hiểu, phân tích những ứng dụng của ngũ hành trên một số phương diện của văn hoá Việt Những nội dung trên đóng vai trò là cở thực tiễn cho bài khóa luận

Với những ứng dụng rộng rãi của học thuyết ngũ hành Tác giả rút ra những ý nghĩa khái của học thuyết, khẳng đinh sự quan trong của ngũ hành trong văn hoá Việt Nam, đồng thời đồng thời khẳng định được tính tồn tại khách quan của học thuyết và bác bỏ ý kiến cho rằng ngũ hành là mê tín dị đoan

Như vậy, kết quả nghiên cứu của bài khóa luận là đóng góp bước đầu, làm cơ sở để sinh viên tìm hiểu, thay đổi nhận thức và áp dụng thực hiện nhằm nâng cao giá trị của học thuyết ngũ hành – tinh hoa văn hoá phương Đông nói chung, Việt Nam nói riêng

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Đỗ, T.T.T., Vai trò của khoa học trong đời sống xã hội-từ Ph

Bêcơn đến C Mác và sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam 2022

2 Châu, T.T., ẢNH HƯỞNG HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG, NGŨ

HÀNH ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦNNGƯỜI VIỆT HIỆN NAY 2017: Đà Nẵng

3 Sửu, L.V., Học thuyết âm dương ngũ hành 1998: nhà xuất bản văn hóa thông tin 251

4 Thêm, T.N., Cơ sở văn hoá Việt Nam 2ed 1999, Hồ Chí Minh: Giáo Dục 334

5 Thêm, T.N., Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam Vol 575 1996: Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh

6 Cường, N Khám phá mới về Dịch lý & Ngũ hành 2008;

Available from: https://bom.so/AMb5rT

7 Thêm, T.N Giáo sư Trần Ngọc Thêm và thuyết âm dương - ngũ hành ĐỐI THOẠI CÙNG BẠN ĐỌC VỀ ÂM DƯƠNG

- NGŨ HÀNH 2008; Available from: https://bom.so/8SeLqd

8 Nam, N.N and N.H Dương, Tư tưởng triết học Hồ Chí Minh về văn hóa TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC MỞ THÀNH

PHỐ HỒ CHÍ MINH-KHOA HỌC XÃ HỘI, 2012 7(1): p

9 Vũ, A.T., Tính cách người Việt Nam với quá trình hội nhập

10 Đỗ Cao, P., CHIẾN THUẬT SỬ DỤNG TRẬN ĐỊA HÀO TRONG CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ 1954 2014.

Ngày đăng: 19/05/2024, 16:45

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1. 1 Nguyên lí hình thành ngũ hành. - đề tài ngũ hành và ứng dụng của ngũ hành trong văn hoá việt
Hình 1. 1 Nguyên lí hình thành ngũ hành (Trang 12)
Hình 1. 2: Bảng so sánh “ngũ hành” (phương Đông) và “tứ chất” (phương Tây). - đề tài ngũ hành và ứng dụng của ngũ hành trong văn hoá việt
Hình 1. 2: Bảng so sánh “ngũ hành” (phương Đông) và “tứ chất” (phương Tây) (Trang 13)
Bảng  so  sánh  (hình  1.2)  cho  thấy,  cách  dịch  “ngũ  hành”  thành  “five  elements”  và - đề tài ngũ hành và ứng dụng của ngũ hành trong văn hoá việt
ng so sánh (hình 1.2) cho thấy, cách dịch “ngũ hành” thành “five elements” và (Trang 13)
Hình 1. 4: Bảng tương ứng “ số hà đồ - phương - hành”. - đề tài ngũ hành và ứng dụng của ngũ hành trong văn hoá việt
Hình 1. 4: Bảng tương ứng “ số hà đồ - phương - hành” (Trang 14)
Hình 2. 1: Nến cưới long phụng. - đề tài ngũ hành và ứng dụng của ngũ hành trong văn hoá việt
Hình 2. 1: Nến cưới long phụng (Trang 20)
Hình 2. 2: Áo xô trắng và gậy tre trong tang lễ. - đề tài ngũ hành và ứng dụng của ngũ hành trong văn hoá việt
Hình 2. 2: Áo xô trắng và gậy tre trong tang lễ (Trang 21)
Hình 2. 4: Các thế đất theo phong thuỷ: a) thế đất hình kim, b) thế đất hình thổ, c) thế đất  có đủ ngũ hành - đề tài ngũ hành và ứng dụng của ngũ hành trong văn hoá việt
Hình 2. 4: Các thế đất theo phong thuỷ: a) thế đất hình kim, b) thế đất hình thổ, c) thế đất có đủ ngũ hành (Trang 23)
Hình 2. 6: Lễ hội ông Đùng - bà Đà. - đề tài ngũ hành và ứng dụng của ngũ hành trong văn hoá việt
Hình 2. 6: Lễ hội ông Đùng - bà Đà (Trang 24)
Hỡnh 2. 5: Nừ (bờn trỏi) tương trưng sinh khớ thực nam, nường (bờn phải) tượng trưng sinh  khí thực nữ - đề tài ngũ hành và ứng dụng của ngũ hành trong văn hoá việt
nh 2. 5: Nừ (bờn trỏi) tương trưng sinh khớ thực nam, nường (bờn phải) tượng trưng sinh khí thực nữ (Trang 24)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w