MỤC LỤC
Bản chất của ngũ hành không thể được hiểu đơn giản là 5 chất: nước, lửa, cây, kim loại, đất. Do vậy khi nhắc đến một trong năm hành, ví dụ hành thuỷ, ta phải hiểu đó bao gồm: nước, tính âm, màu xanh, hướng Bắc,…Từ đó cho thấy sự bao quát và trừu tượng của ngũ hành (phương Đông) khác với quan niệm tứ chất (phương Tây). Theo Trần Ngọc Thêm (1996), hà đồ là hệ thống các dãy chấm tròn trắng đen được xếp theo một thứ tự nhất định.
Tên gọi hà đồ bắt nguồn từ truyền thuyết vua Phục Hi đi chơi trên sông thấy con Long Mã nổi lên trên lưng có bức vẽ, vua Phục Hi dựa vào đó vẽ nên hà đồ. Hà đồ là cơ sở hình thành nên ngũ hành, mỗi phương, mỗi nhóm trong hà đồ tương ứng với một hành tương ứng. - Người làm nông coi trọng đất làm đầu, nên hành thổ ở vị trí trung tâm số 5 – “ số tham thiên lưỡng địa”, cai quản bốn phương.
- “Nhất nước, nhì phân” sau thổ, hành thuỷ là yếu tố quan trọng nhất đối với người làm nông, ứng với số 1 trong hà đồ, được xem là khởi đầu (nguyên thuỷ, thuỷ chung); thuỷ là âm cho nên ở phương Bắc. - Cặp mộc – kim: hành mộc về chất là cây cối, xanh tốt vào buổi sáng, mùa xuân ứng với phương Đông dương tính; còn hành kim (âm, bởi kim loại tĩnh) ứng với phương Tây.
Tuy nhiên, theo Nguyễn Cường (2008) trong mối quan hệ tương khắc giữa các hành đang tồn tại những sai lầm. Giải thích cho vấn đề này, Trần Ngọc Thêm (2008) cho biết từ sơ đồ, hay học thuyết khái quát về quan hệ tương sinh tương khắc liên hệ đến thực tiễn cần phải bổ sung nhiều thứ về chất liệu và sự vận dụng. Ví dụ “ thuỷ khắc hoả” nhưng thực tế “ nước gáo lửa xe” (trường hợp ít nước, nhiều lửa, nước không dập được lửa) đó là vấn đề của vận dụng, là hậu quả sự tác động của quy luật chuyển hóa giữa lượng và chất[7].
Bằng sự quan sát và tìm hiểu, tác giả cho rằng vấn đề đúng sai trong quan hệ tương sinh tương khắc của ngũ hành không chỉ được thể hiện qua các chất như: nước, đất, lửa cụ thể. Bởi ngũ hành không chỉ tượng trưng cho năm nguyên tố “ nước, đất, lửa, kim loại, cây”,. Vì thế, chỉ lấy một vài đại diện chất trong ngũ hành để chỉ tính đúng sai của mối quan hệ tương sinh tương khắc có phần chưa thuyết phục.
Trong nội dung Chương 1, tác giả đã trình bày và hệ thống hoá cơ sở lý luận về học thuyết ngũ hành. Qua đó cho nền tảng hình thành học thuyết, những yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành ngũ hành và mối liên hệ giữa các hành trong học thuyết. Kết quả nghiên cứu tại Chương 1 làm tiền đề lý luận vững chắc để tác giả chỉ ra, phân tích những ứng dụng của ngũ hành trong các lĩnh vực của văn hoá Việt tại Chương 2.
Chiến dịch “Điện biên phủ” là trận đánh thể hiện tính linh hoạt của dân tộc Việt Nam trong việc nắm bắt nhanh tình hình và lợi dụng địa thế hiểm trở và chiến thắng bằng chiến thuật sử dụng địa hào phá huỷ căn cứ phòng thủ kiên cố của Pháp[10]. Hai vật biểu của ngũ hành, chim phụng và rồng là hai biểu tưởng xuất hiện xuyên suốt trong các lễ cưới truyền thống người Việt, không chỉ xuất hiện trên tấm nhiễu đỏ phủ lấy trầu cau, cặp đèn lễ, hay ở cổng cưới, rồng phụng còn xuất hiện trên quần áo của cô dâu, chú rễ và cả trong lời ăn nết nghĩ của mọi người[11]. Phụng tượng trưng cho cô dâu, vật biểu của phương Nam của hành hoả, chim phụng mang đến gió phương Nam làm ấm gia đình[4], vì lẽ đó ông người xưa thường dạy “chọn vợ đàn bà, xây nhà hướng nam”.
Một số nơi biến tấu trầu cau thành đĩa trầu tiêm sẵn[11], chính cách biến tấu này chỉ ra sự chuyển hoá từ âm dương sang ngũ hành thông qua ngũ vị có trong đĩa trầu tiêm cánh phượng. Lễ hội: một trong những đặc trưng của lễ hội Việt Nam được thể hiện qua cờ ngũ sắc - cờ có hình vuông may bằng vải theo năm màu của ngũ hành, thể hiện “ngũ phương chi thần”. Cùng với đó, trong quan niệm chọn hướng xây nhà người Việt , theo Trần Ngọc Thêm (1996), hướng nhà tiêu biểu là hướng Nam[5] “lấy vợ đàn bà, xây nhà hướng Nam” (việc xây nhà hướng Nam là điều tất nhiên như lấy vợ là phụ nữ).
Thế đất cũng được con người chú trong lựa chọn theo ngũ hành: hình thuỷ ngoằn ngoèo như dòng nước, hình hoả nhọn như ngọn lửa, hình thổ vuông vức, hình kim tròn, hình mộc dài như cỏi cõy. Tính ngưỡng phồn thực của người Việt: được xem như một trong những nguồn cội xưa nhất, cùng phát triển độc lập với các tín ngưỡng, lễ nghi, tôn giáo khác, gắn liền với truyền thống sản xuất nông nghiệp[15]. Tín ngưỡng phồn thực được phát triển theo quan niệm xem trọng việc sinh sản và duy trì giống nòi bằng sự hoà hợp của âm dương, ngũ hành, qua sự liên tưởng về nguồn gốc sinh ra con người của nông dân Việt Nam: trời – đất, âm – dương, đực – cái[15].
Vì thế trước mỗi vụ mùa người nông dân thường luôn thờ cúng và tái hiện việc giao hoà âm dương, đực cái dưới nhiều hình thức khác nhau, với mong muốn cây cối vật nuôi sinh sôi nảy nở nhanh chóng. Văn học: quan niệm ngũ hành không chỉ tồn tại trong tính ngưỡng, lễ hội, ngũ hành còn xuất hiện trong các câu chuyện nhân gian, những truyền thuyết của cha ông ta để răng dạy con cháu và để giải thích cho sự hình thành của sự vật. Tiêu biểu là sự tích núi ngũ hành, từ quan niệm xem trọng ngũ hành cha ông ta đã gộp sáu ngọn núi ở Quảng Nam thành năm, lấy theo tên ngũ hành [5] gồm: thuỷ sơn, hoả sơn, mộc sơn, kim sơn và thổ sơn gọi chung là ngũ hành sơn hay núi Non Nước, ngụ ý ngũ hành cấu thành non nước.
Nghệ thuật: trong hoa văn kiến trúc không khó bắt gặp chim lạc trên trống đồng, hay các công trình kiến trúc, đây là một trong năm vật biểu của ngũ hành tượng trưng cho sự hiền lành, linh hoạt và khát vong vươn cao của người Việt. Ẩm thực: Bánh trưng, bánh dày - một trong những ví dụ điển hình của việc ứng dụng âm dương ngũ hành vào ẩm thực, bánh trưng hình vuông, màu xanh, tượng trung cho đất (âm), bánh dày hình tròn, màu trắng, tượng trung cho trời (dương). Bánh chưng, bánh giày là hai loại bánh không thể thiếu trong các dịp lễ tết ở Việt Nam, đây là hai loại bánh nói lên tinh thần coi trọng sự hoà hợp trời đất thiên nhiên và con người[18] – quan niệm của thuyết ngũ hành.
Trong các thành phần cấu tạo nên bánh chưng cũng có sự kết hợp hài hoà của ngũ hành, theo đó thịt đỏ là hoả, mỡ trắng là kim, nhân đậu vàng là kim, hạt tiêu đen là thuỷ, lớp lá dông bên ngoài là mộc (dựa trên màu sắc ứng với các hành theo GS.VS. Y học: Ngũ hành được ứng dụng trong y học ở hầu hết mọi mặt, đặt biệt trong y học cổ truyền, đây là một đề tài có rất nhiều nghiên cứu sâu và rộng, trong đó Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác - người mở đường tiên phong cho trường phái y học cổ truyền, đã vận dụng rất thành công học thuyết ngũ hành chữa nhiều loại bệnh[19].