Sản phẩm không được đa dạng.• Có rào cản gia nhập thị trường, các doanh nghiệp khó có thể tham gia vào thị trường độc quyền.• Tối đa hóa lợi nhuận, khơng cạnh tranh nên quyền ấn định giả
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TP HỒ CHÍ MINH
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN
ĐỀ TÀI ĐỘC QUYỀN-BIỂU HIỆN ĐỘC QUYỀN CỦA CÁC HÃNG CÔNG NGHỆ HIỆN NAY TRÊN THẾ GIỚI
GVHD: Trương Phi Long Sinh viên thực hiên:
Lê Hoàng Anh-23530200551
Trần Nhật Duy-23530200560
Võ Ngọc Hòa-23530200571 Nguyễn Minh Quân-23520100250
Lý Hồ Quốc Huy-23530200573 Nhữ Nguyễn Hải Hưng-23530200576
Tp Hồ Chí Minh - 2024
Trang 2MỤC LỤC
1 ĐỘC QUYỀN VÀ QUAN HỆ GIỮA CẠNH TRANH VÀ ĐỘC QUYỀN 4
1.1 Độc quyền là gì? 4
1.2 Quan hệ giữa Cạnh tranh - Độc quyền 5
2 Một số biện pháp mà công ty công nghệ đã dùng để gạt bỏ những doanh nghiệp vừa và nhỏ từ đó đạt lợi nhuận độc quyền cao 5
2.1 Facebook (Meta) đã thực hiện một số hành động để trở nên độc quyền, bao gồm: 5
2.1.1 Mua lại các đối thủ cạnh tranh: 6
2.1.2 Sao chép các tính năng của đối thủ: 7
2.1.3 Sử dụng dữ liệu người dùng để cạnh tranh: 8
2.1.4 Khóa API cho các nhà phát triển: 8
2.1.5 Hạn chế khả năng tương tác: 8
2.1.6 Sử dụng vị trí độc quyền của mình để áp đặt các điều khoản: 8
2.1.7 Chiến dịch vận động hành lang: 9
2.2 Apple đã thực hiện một số hành động để trở nên độc quyền, bao gồm: 9
2.2.1 Kiểm soát phần cứng và phần mềm: 9
2.2.2 Kiểm soát App Store: 9
2.2.3 Cung cấp dịch vụ độc quyền: 9
2.2.4 Tạo ra trải nghiệm liền mạch: 9
3 Thu nhập và đời sống công nhân trong các xí nghiệp sản xuất Thu nhập của công nhân trực tiếp sản xuất ra sản phẩm so với cấp quản lý và so với lợi nhuận của doanh nghiệp đặc biệt 11
3.1 Thu nhập và đời sống công nhân trong các xí nghiệp sản xuất 11
4 Thiệt hại của xã hội và người tiêu dùng do các hãng công nghệ gây ra? Ai là người bị bóc lột để tạo nên sự giàu có cho các hãng công nghệ? 14
4.1 Thiệt hại của xã hội và người tiêu dùng do các hãng công nghệ gây ra: 14
4.1.1 Thiệt hại đến Người tiêu dùng: 14
4.1.2 Thiệt hại đối với xã hội 15
4.2 Ai là người bị bóc lột để tạo nên sự giàu có cho các hãng công nghệ? 15
5 Suy nghĩ của nhóm sau nội dung 16
Trang 35.2 Biểu hiện độc quyền của các hãng công nghệ: 16 5.3 Cần có các biện pháp để bảo vệ doanh nghiệp vừa và nhỏ khỏi sự cạnh tranh không lành mạnh của các hãng công nghệ lớn 16 5.4 Cần nâng cao thu nhập và đời sống của công nhân 16 5.5 Người tiêu dùng cần được bảo vệ khỏi việc bị bóc lột bởi các doanh nghiệp độc quyền 17
Trang 41 ĐỘC QUYỀN VÀ QUAN HỆ GIỮA CẠNH TRANH VÀ ĐỘC QUYỀN
1.1 Độc quyền là gì?
• C Mác đã dự bảo rằng: " Tự do cạnh tranh đẻ ra tập trung sản xuất và sự tập trung sản xuất này, khi phát triển tới một mức độ nhất định, lại dẫn tới độc quyền"
• Độc quyền là sự liên minh giữa các doanh nghiệp lớn, có khả năng thâu tóm việc sản xuất và tiêu thụ một số loại hàng hóa, có khả năng định ra giả cả độc quyền, nhằm thu lợi nhuận độc quyền cao
• Là thị trường chỉ có duy nhất một người bán và sản xuất ra sản phẩm không có sản phẩm thay thế gần gũi Sản phẩm không được đa dạng
• Có rào cản gia nhập thị trường, các doanh nghiệp khó có thể tham gia vào thị trường độc quyền
• Tối đa hóa lợi nhuận, không cạnh tranh nên quyền ấn định giả phụ thuộc vào người bán
• Lợi nhuận độc quyền là lợi nhuận thu được cao hơn lợi nhuận bình quân do sự thông trị của các tổ chức độc quyền mang lại
• Giá cả độc quyền là giá cả của các tổ chức độc quyền đặt trong mua và bán hàng hóa
Nguyên nhân dẫn đến độc quyền
- Nguyên nhân hình thành độc quyền
Từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, trong nền kinh tế thị trường các mước tư bản chủ nghĩa đã xuất hiện các tổ chức độc quyền Các tổ chức độc quyền xuất hiện do những nguyên nhân chủ yếu sau:
Do sự phát triển của lực lượng sản xuất
Dưới tác động của tiến bộ khoa học kỹ thuật xuất hiện những ngành sản xuất mới, ngay
từ đầu có trình độ tích tụ cao đòi hỏi những hình thức kinh tế tổ chức mới, đó là những xí nghiệp lớn phát triển rất mạnh tạo thành nền sản xuất lớn có ưu thế hơn hẳn so với nền sản xuất nhỏ
Do cạnh tranh
Cạnh tranh tự do tác động mạnh đến tích tụ và tập trung tư bản Một mặt, nó buộc các nhà tư bản phải cải tiến kỹ thuật, tăng quy mô tích luỹ để thắng trong cạnh tranh và giành lợi nhuận tối đa Mặt khác, kết quả trực tiếp của cạnh tranh tự do khốc liệt là nhiều doanh nghiệp nhỏ, trình độ kỹ thuật kém hoặc bị các đối thủ mạnh hơn thôn tỉnh, hoặc phải liên kết với nhau để đứng vững trong cạnh tranh Vì vậy, chỉ còn một số ít những nhà tư bản lớn nằm địa vị thống trị trong một ngành hay trong một số ngành công nghiệp
Trang 5 Do khủng hoảng kinh tế
Khủng hoảng kinh tế dẫn đến nhiều xí nghiệp nhỏ và vừa bị phá sản; những xí nghiệp và công ty lớn phải đổi mới kỹ thuật để thoát khỏi khủng hoảng, do đó thúc đẩy quá trình tập trung sản xuất
Tín dụng tư bản chủ nghĩa: Tín dụng tư bản chủ nghĩa mở rộng, trở thành đòn bẩy mạnh mẽ thúc đẩy tập trung sản xuất, nhất là hình thành các công ty cổ phần, tạo tiền đề cho sự ra đời của các tổ chức độc quyền
Những xí nghiệp và công ty lớncó tiềm lực kinh tế mạnh tiếp tục cạnh tranh với nhau vô cùng khốc liệt, khó phân thắng bại, vì thế này sinh xu hướng thoả hiệp, từ
đó hình thành các tổ chức độc quyền
1.2 Quan hệ giữa Cạnh tranh - Độc quyền.
Trong nền kinh tế thị trường, nhìn chung, không chỉ tồn tại sự cạnh tranh giữa các chủ thể sản xuất kinh doanh nhỏ và vừa mà còn có thêm các loại cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền Đó là:
Cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền với các doanh nghiệp ngoài độc quyền Các tổ chức độc quyền thường tìm cách để chi phối, thôn tỉnh các doanh nghiệp ngoài độc quyền bằng nhiều biện pháp như: độc quyền mua nguyên liệu đầu vào; độc quyền phương tiện vận tải; độc quyền tín dụng để có thể loại bỏ các chủ thể yểu thế hơn ra khỏi thị trường
Cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền với nhau
Loại hình cạnh tranh này có nhiều hình thức: cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền trong cùng một ngành, kết thúc bằng một sự thỏa hiệp hoặc bằng sự phá sản của một bên cạnh tranh; cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền khác ngành có liên quan với nhau về nguồn lực đầu vào
Cạnh tranh trong nội bộ các tổ chức độc quyền
Những doanh nghiệptham gia các tổ chức độc quyền cũng có thể cạnh tranh với nhau để giành lợi thế trong hệ thống Các thành viên trong các tổ chức độc quyền cũng có thể cạnh tranh nhau để chiếm tỷ lệ cổ phần khống chế, từ đó chiếm địa vị chi phối và phân chia lợi ích có lợi hơn
Trong nền kinh tế thị trường hiện đại, cạnh tranh và độc quyền luôn cùng tồn tại song hành với nhau Mức độ khốc liệt của cạnh tranh và mức độ độc quyền hóa phụ thuộc vào hoàn cụ thể của mỗi nền kinh tế thị trường khác nhau
2 Một số biện pháp mà công ty công nghệ đã dùng để gạt bỏ những doanh nghiệp vừa và nhỏ từ đó đạt lợi nhuận độc quyền cao
2.1 Facebook (Meta) đã thực hiện một số hành động để trở nên độc quyền, bao gồm:
Trang 62.1.1 Mua lại các đối thủ cạnh tranh:
Sau đây là một ví dụ điển hình cho chiến lược "mua để diệt" của Facebook nhằm mục đích thôn tính vị trị của mình, do đó Facebook đã mua
4/9/2012, Facebook đã mua lại Instagram (1 tỷ USD), vì ở thời điểm lúc đó:
-Instagram đang phát triển nhanh chóng với 30 triệu người dùng, đe dọa vị thế của Facebook
-Facebook muốn sở hữu nền tảng chia sẻ ảnh di động phổ biến nhất
-Instagram sẽ có thể bổ sung tính năng chia sẻ ảnh và video vào Facebook, vốn còn hạn chế vào thời điểm đó
Kết quả:
Instagram vẫn phát triển mạnh mẽ và mang lại nguồn lợi dồi dào về tay Facebook, làm rúng lên tranh cãi và chỉ trích về sự lo ngại độc quyền
19/T2/2014 Facebook đã mua lại Whatsapp (với 22 tỷ USD trobg đó gồm 19 tỷ USD tiền mặt và cổ phiếu, 3 tỷ USD cổ phiếu hạn chế)
Lý do mà Facebook mua lại là do:
-Facebook muốn loại bỏ đối thủ cạnh tranh tiềm năng trong lĩnh vực nhắn tin
-Facebook muốn tiếp cận lượng người dùng khổng lồ của WhatsApp (450 triệu người dùng vào thời điểm đó)
-Facebook muốn tích hợp WhatsApp với các dịch vụ khác của mình (Facebook
Messenger, Instagram)
Kết quả:
WhatsApp đã trở thành một phần của Facebook, nhưng vẫn được hoạt động độc lập dưới
sự kiểm soát của Facebook
về dữ liệu cá nhân của những người dùng trên WhatsApp
• Giphy
T5/2020 Facebook thông báo mua lại Giphy với giá 400 triệu USD
Lý do mua lại Giphy
Facebook muốn tích hợp thư viện GIF khổng lồ của Giphy vào Instagram và các ứng dụng khác của Facebook
Facebook muốn tăng cường khả năng cạnh tranh với các nền tảng mạng xã hội khác như TikTok
Trang 7*T10/2021 Cơ quan Cạnh tranh và Thị trường Anh (CMA) yêu cầu Facebook bán lại Giphy vì lo ngại về vấn đề cạnh tranh và sau đó vào T5/2023 Facebook bán lại Giphy cho Shutterstock với giá 53 triệu USD
Từ đây, có thể thấy cơ quan quản lí sẽ can thiệp vào các hoạt động của các công ty lớn trách tình trạng độc quền
Việc mua lại các đối thủ cạnh tranh chính giúp Facebook loại bỏ các mối đe dọa tiềm năng và củng cố vị trí thống trị của mình trên thị trường
2.1.2 Sao chép các tính năng của đối thủ:
• Snapchat:
Vào năm 2012, do sự đề nghị mua lại Snapchat với giá là 3 tỷ USD nhưng không có kết quả
• 2016: Facebook ra mắt tính năng "Stories" trên Instagram, sao chép tính năng cốt lõi của Snapchat dẫn đến sự phá đi giá trị của đối thủ
• 2017: Facebook tiếp tục sao chép các tính năng khác của Snapchat như:
-Tin nhắn tự hủy
-Bộ lọc khuôn mặt
-Ống kính AR
-Nhắn tin video
=> Sau những lần "copy" dẫn đến sự đi xuống về số lượng người dùng và doanh thu, phần hưởng lợi lại thuộc về Facebook
Bài báo nói về sự "copy" https://www.phucanh.vn/snapchat-vua-ra-mat-tinh-nang-moi-facebook-rinh-rap-sao-chep.html
• TikTok:
Ra mắt Reels:
Instagram và Facebook cho ra mắt Reels, ở Reels sẽ cho phép người dùng tạo và chia sẻ video ngắn tương tự TikTok
*Reels có giao diện, chức năng chỉnh sửa video và nhạc nền gần giống với TikTok
Thay đổi News Feed:
Facebook đang thử nghiệm và cải tiến thay đổi News Feed để đề xuất nội dung ngẫu nhiên, ưu tiên video ngắn, tương tự như "For You" của TikTok
*Mục tiêu là thu hút người dùng trẻ tuổi, vốn đang dành nhiều thời gian cho TikTok Gộp Messenger và Facebook:
• Facebook có kế hoạch gộp Messenger và Facebook thành một ứng dụng chung, nhằm cạnh tranh với tính năng nhắn tin của TikTok
Trang 8Đẩy mạnh Reels trên Instagram:
• Instagram tập trung đẩy mạnh Reels, đưa video Reels lên đầu trang chủ và đề xuất nhiều Reels từ tài khoản lạ
Học hỏi thuật toán TikTok:
• Facebook nghiên cứu thuật toán "For You" của TikTok để đề xuất nội dung phù hợp với
sở thích của người dùng
Việc sao chép các tính năng của đối thủ giúp Facebook thu hút người dùng và ngăn chặn
họ chuyển sang các nền tảng khác
2.1.3 Sử dụng dữ liệu người dùng để cạnh tranh:
• Facebook thu thập một lượng lớn dữ liệu về người dùng, bao gồm sở thích, hành vi và mối quan hệ của họ
• Facebook sử dụng dữ liệu này để nhắm mục tiêu quảng cáo hiệu quả hơn so với các đối thủ cạnh tranh
Việc sử dụng dữ liệu người dùng để cạnh tranh mang lại cho Facebook lợi thế đáng kể so với các công ty khác
2.1.4 Khóa API cho các nhà phát triển:
*API là giao diện lập trình Ứng dụng là tập hợp các định nghĩa và giao thức cho phép 2 phần mền giao tiếp với nhau
*API của Facebook: Cho phép các nhà phát triển tích hợp các tính năng Facebook vào ứng dụng của họ
• Facebook đã hạn chế quyền truy cập API của mình cho các nhà phát triển, khiến việc tạo ra các ứng dụng cạnh tranh trở nên khó khăn hơn
Việc khóa API hạn chế sự đổi mới và khiến việc cho người dùng chuyển sang các nền tảng khác trở nên khó khăn hơn
2.1.5 Hạn chế khả năng tương tác:
• Facebook đã hạn chế khả năng tương tác giữa các nền tảng mạng xã hội khác nhau Việc hạn chế khả năng tương tác khiến việc người dùng sử dụng nhiều nền tảng cùng lúc trở nên khó khăn hơn
2.1.6 Sử dụng vị trí độc quyền của mình để áp đặt các điều khoản:
• Facebook đã sử dụng vị trí độc quyền của mình để buộc các nhà phát triển và nhà xuất bản phải tuân theo các điều khoản của mình
Việc sử dụng vị trí độc quyền của Facebook để áp đặt các điều khoản có thể gây hại cho
sự cạnh tranh và đổi mới
Trang 92.1.7 Chiến dịch vận động hành lang:
• Facebook đã chi tiêu hàng triệu USD cho các chiến dịch vận động hành lang nhằm ngăn chặn các quy định chống độc quyền
Việc vận động hành lang có thể giúp Facebook duy trì vị trí độc quyền của mình
2.2 Apple đã thực hiện một số hành động để trở nên độc quyền, bao gồm:
Kiểm soát hệ sinh thái Apple
Apple kiểm soát hoàn toàn hệ sinh thái của mình, bao gồm :
2.2.1 Kiểm soát phần cứng và phần mềm:
Apple tự thiết kế và sản xuất phần cứng cho iPhone, iPad, Mac và các thiết bị khác phát triển hệ điều hành iOS và macOS cho các thiết bị của mình
Việc kiểm soát này giúp Apple đảm bảo rằng các sản phẩm của mình hoạt động liền mạch với nhau và tạo ra trải nghiệm người dùng độc đáo
2.2.2 Kiểm soát App Store:
Apple chỉ cho phép các ứng dụng đáp ứng các tiêu chuẩn cao về chất lượng và bảo mật được xuất hiện trên App Store
Việc kiểm soát này giúp Apple bảo vệ người dùng khỏi các ứng dụng độc hại và đảm bảo rằng các ứng dụng có sẵn trên App Store đều có chất lượng cao
Tuy nhiên, nó cũng hạn chế sự lựa chọn của người dùng và khiến việc cạnh tranh với Apple trở nên khó khăn hơn cho các nhà phát triển khác
2.2.3 Cung cấp dịch vụ độc quyền:
Apple cung cấp nhiều dịch vụ độc quyền cho người dùng hệ sinh thái Apple, bao gồm Apple Music, iCloud, Apple Pay và Apple TV+
Các dịch vụ này giúp Apple thu hút người dùng mới và giữ chân người dùng hiện tại Việc sử dụng các dịch vụ này cũng khiến người dùng phụ thuộc vào hệ sinh thái Apple và khó chuyển sang sử dụng các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh
2.2.4 Tạo ra trải nghiệm liền mạch:
Apple thiết kế các sản phẩm và dịch vụ của mình để hoạt động liền mạch với nhau
Ví dụ, người dùng có thể dễ dàng chuyển đổi giữa iPhone, iPad và Mac mà không gặp bất kỳ vấn đề nào
Trải nghiệm liền mạch này khiến người dùng khó chuyển sang sử dụng các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh
Hậu quả của việc kiểm soát hệ sinh thái Apple:
Lợi nhuận cao: Apple là một trong những công ty có lợi nhuận cao nhất thế giới
Trang 10Lòng trung thành của khách hàng: Người dùng Apple có xu hướng gắn bó với hệ sinh thiếu của công ty
Thiếu sự đổi mới: Việc kiểm soát chặt chẽ của Apple có thể kìm hãm sự đổi mới trong ngành công nghệ
Lo ngại về độc quyền: Apple đã bị một số cơ quan quản lý trên thế giới điều tra vì các hành vi độc quyền
Sử dụng chiến lược giá cả:
Apple thường bán sản phẩm của mình với giá cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh Điều này khiến các doanh nghiệp vừa và nhỏ khó cạnh tranh về giá cả
Apple cung cấp các chương trình giảm giá và khuyến mãi cho các sản phẩm của mình Điều này khiến các doanh nghiệp vừa và nhỏ khó cạnh tranh về giá cả
Sử dụng chiến lược độc quyền:
Apple đã bị cáo buộc sử dụng các chiến lược độc quyền để gạt bỏ các đối thủ cạnh tranh
Ví dụ, Apple đã bị cáo buộc buộc các nhà sản xuất điện thoại thông minh sử dụng chip của Apple
Apple đã bị cáo buộc sử dụng các chiến lược độc quyền để hạn chế sự cạnh tranh trong thị trường ứng dụng di động
Sử dụng chiến lược marketing:
Apple là một thương hiệu rất mạnh và có lượng khách hàng trung thành lớn Điều này khiến các doanh nghiệp vừa và nhỏ khó cạnh tranh về marketing
Apple chi tiêu rất nhiều tiền cho marketing và quảng cáo Điều này khiến các doanh nghiệp vừa và nhỏ khó cạnh tranh về marketing
Sử dụng chiến lược mua lại:
Apple đã mua lại một số doanh nghiệp vừa và nhỏ là đối thủ cạnh tranh của mình Điều này giúp Apple loại bỏ các đối thủ cạnh tranh và củng cố vị trí độc quyền của mình Tác động của các biện pháp này:
Các biện pháp này đã giúp Apple đạt được lợi nhuận độc quyền cao
Các biện pháp này đã khiến các doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp khó khăn trong việc cạnh tranh với Apple
Các biện pháp này đã dẫn đến sự thiếu đa dạng trong thị trường công nghệ
Kết luận:
Apple đã sử dụng một số biện pháp để gạt bỏ các doanh nghiệp vừa và nhỏ từ đó đạt lợi nhuận độc quyền cao Các biện pháp này đã dẫn đến sự thiếu đa dạng trong thị trường công nghệ và gây hại cho người tiêu dùng