1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

(Luận văn thạc sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của chi cục quản lý thị trường tỉnh thái nguyên

155 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tăng Cường Quản Lý Nhà Nước Về An Toàn Thực Phẩm Của Chi Cục Quản Lý Thị Trường Tỉnh Thái Nguyên
Tác giả Lương Ngọc Khiêm
Người hướng dẫn PGS.TS. Trần Hữu Cường
Trường học Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Chuyên ngành Quản trị kinh doanh
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2018
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 155
Dung lượng 1,06 MB

Cấu trúc

  • Phần 1. Mở đầu (14)
    • 1.1. Tính cấp thiết của đề tài (14)
    • 1.2. Mục tiêu nghiên cứu (16)
      • 1.2.1. Mục tiêu chung (16)
      • 1.2.2. Mục tiêu cụ thể (16)
    • 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (17)
      • 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu (17)
      • 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu (17)
  • Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn (18)
    • 2.1. Cơ sở lý luận (18)
      • 2.1.1. Một số khái niệm dùng trong ngành thực phẩm và QLNN về ATTP (0)
      • 2.1.2. Vai trò của quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm (20)
      • 2.1.4. Nguyên tắc quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm (22)
      • 2.1.5. Nội dung quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm (0)
      • 2.1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm (30)
    • 2.2. Cơ sở thực tiễn (34)
      • 2.2.1. Kinh nghiệm quốc tế (34)
      • 2.2.2. Kinh nghiệm trong nước (40)
  • Phần 3. Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu (50)
    • 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu (50)
      • 3.1.1. Đặc điểm của tỉnh Thái Nguyên (50)
      • 3.1.2. Khái quát về Chi cục quản lý thị trường tỉnh Thái Nguyên (58)
    • 3.2. Phương pháp nghiên cứu (67)
      • 3.2.1. Phương pháp thu thập thông tin (67)
      • 3.2.2. Phương pháp phân tích (70)
      • 3.2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu (70)
  • Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận (72)
    • 4.1. Thực trạng quản lý nhà nước về QTTP của Chi cục QLTT tỉnh TN (0)
      • 4.1.1. Công tác xây dựng, triển khai thực hiện các văn bản, chính sách pháp luật về ATTP (72)
      • 4.1.2. Thực trạng bộ máy quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm (78)
      • 4.1.3. Thực trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguồn lực tài chính phục vụ (0)
      • 4.1.4. Thực trạng công tác đào tạo, tập huấn, tuyên truyền, phổ biến kiến thức về ATTP trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (96)
      • 4.1.5. Thực trạng hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về ATTP của (103)
      • 4.1.6. Những tồn tại trong QLNN về ATTP của Chi cục QLTT tỉnh Thái Nguyên (111)
    • 4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến QLTT về ATTP của Chi cục QLTT tỉnh TN 88 1. Cơ chế chính sách trong quản lý nhà nước về ATTP (0)
      • 4.2.2. Nguồn lực dành cho công tác QLNN về ATTP (0)
      • 4.2.3. Trình độ nhận thức về an toàn thực phẩm (123)
      • 4.2.4. Sự phối hợp của cơ quan quản lý nhà nước (125)
    • 4.3. Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của Chi cục QLTT tỉnh Thái Nguyên (127)
  • Phần 5. Kết luận và kiến nghị (134)
    • 5.1. Kết luận (134)
    • 5.2. Kiến nghị (135)
      • 5.2.1. Kiến nghị Chính phủ, Bộ Y tế, Bộ Công Thương (135)
      • 5.2.2. Kiến nghị đối với UBND tỉnh Thái Nguyên (137)
  • Tài liệu tham khảo (138)
  • Phụ lục (141)

Nội dung

Cơ sở lý luận và thực tiễn

Cơ sở lý luận

2.1.1 Một số khái niệm được sử dụng trong ngành thực phẩm và QLNN về ATTP

Thực phẩm (Food) là những sản phẩm mà con người ăn, uống ở dạng tươi, sống hoặc đã qua chế biến, bảo quản (Luật ATTP, 2010) 2.1.1.2 An toàn thực phẩm

An toàn thực phẩm (Food safety) là khái niệm chỉ ra thực phẩm sẽ không gây nguy hại cho người tiêu dùng khi được chế biến và dùng theo đúng mục đích sử dụng dự kiến An toàn thực phẩm liên quan đến sự có mặt của các mối nguy hại về an toàn thực phẩm mà không bao gồm các khía cạnh khác liên quan đến sức khỏe con người như thiếu dinh dưỡng (Luật ATTP, 2010).

2.1.1.3 Vệ sinh an toàn thực phẩm

Vệ sinh an toàn thực phẩm là các điều kiện và biện pháp cần thiết để bảo đảm thực phẩm không gây hại cho sức khỏe, tính mạng của con người (Luật ATTP, 2010)

2.1.1.4 Mối nguy hại về an toàn thực phẩm (Food safety hazards) Mối nguy hại về an toàn thực phẩm (Food safety hazards) là tác nhân sinh học, hóa học hoặc vật lý trong thực phẩm hoặc tình trạng của thực phẩm có khả năng gây ra ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe

Chú ý không nhầm thuật ngữ “Mối nguy hại” với thuật ngữ “Rủi ro” mà trong ngữ cảnh an toàn thực phẩm “rủi ro” có ý chỉ sự kết hợp giữa xác suất của ảnh hưởng bất lợi về sức khỏe như bị bệnh và mức độ nghiêm trọng của ảnh hưởng đó (như chết, vào bệnh viện, không làm việc được,…) khi chịu tác động bởi 1 mối nguy hại nhất định Mối nguy hại về an toàn thực phẩm bao gồm cả các chất gây dị ứng. Đối với thức ăn và thành phần thức ăn gia súc, mối nguy hại về an toàn thực phẩm liên quan đến những rủi ro có thể có trong và hoặc trên thức ăn và thành phần thức ăn gia súc có thể truyền sang thực phẩm thông qua việc tiêu thụ thức ăn gia súc đó, do đó có khả năng gây ra ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người.

Trong trường hợp các hoạt động không liên quan trực tiếp đến thức ăn gia súc và thực phẩm (ví dụ như sản xuất vật liệu bao gói, đại lý làm sạch, ) thì các mối nguy hại về an toàn thực phẩm liên quan là những mối nguy hại có thể truyền trực tiếp hoặc gián tiếp vào thực phẩm do mục đích sử dụng dự kiến của sản phẩm và/hoặc dịch vụ được cung cấp và do đó có khả năng gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người (Viện nghiên cứu quản trị kinh doanh UCI, 2015).

2.1.1.5 Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm là những quy chuẩn kỹ thuật và những quy định khác đối với thực phẩm, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm mục đích bảo đảm thực phẩm an toàn đối với sức khoẻ, tính mạng con người (Viện nghiên cứu quản trị kinh doanh UCI, 2015).

2.1.1.6 Khái niệm về quản lý nhà nước a Quản lý

Trên thực tế tồn tại nhiều cách tiếp cận khái niệm “quản lý”, thông thường, quản lý bao gồm các hoạt động tổ chức chỉ huy, điều khiển, động viên, kiểm tra và điều chỉnh Quản lý là sự tác động có ý thức để chỉ huy, điều khiển, hướng dẫn các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người nhằm đạt tới mục đích đúng ý chí của người quản lý và phù hợp với quy luật khách quan (Phan Huy Đường, 2015) Theo lý thuyết hệ thống thì quản lý là sự tác động có hướng đích của chủ thể quản lý đến một hệ thống nào đó nhằm biến đổi nó từ trạng thái này sang trạng thái khác theo nguyên lý phá vỡ hệ thống cũ để tạo lập hệ thống mới và điều khiển hệ thống (Nguyễn Thị Minh Phương, 2015).

Như vậy, việc tác động theo cách nào còn tùy thuộc vào góc độ khoa học khác nhau, các lĩnh vực khác nhau cũng như cách tiếp cận của người nghiên cứu. b Quản lý nhà nước

Quản lý nhà nước ra đời cùng với sự xuất hiện của Nhà nước, là sự quản lý của nhà nước đối với xã hội và công dân

Quản lý nhà nước là sự chỉ huy, điều hành xã hội để thực hiện quyền lực nhà nước, là tổng thể và thể chế về tổ chức và cán bộ của bộ máy nhà nước có trách nhiệm quản lý công việc hàng ngày của nhà nước, do các cơ quan nhà nước (lập pháp, hiến pháp, tư pháp) có tư cách pháp nhân công pháp (công quyền) tiến hành bằng các văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn mà nhà nước đó giao quyền trong việc tổ chức và điều khiển các quan hệ xã hội và hành vi của con người (Phan Huy Đường, 2015).

Quản lý nhà nước là một dạng quản lý xã hội đặc biệt, mang tính quyền lực nhà nước và sử dụng pháp luật để điều chỉnh hành vi hoạt dộng của con người trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội do các cơ quan trong bộ máy Nhà nước thực hiện, nhằm thoả mãn nhu cầu hợp pháp của con người, duy trì sự ổn định và phát triển xã hội (Ngô Huy Toàn, 2009).

2.1.1.7 Quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm

Quản lý nhà nước về ATTP được hiểu là có hệ thống bộ máy tổ chức quản lý đủ năng lực, thể hiện tập trung trong việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật; tổ chức hoạt động thực thi chính sách pháp luật một cách nghiêm ngặt; công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát, xử lý vi phạm pháp luật và công tác tập huấn, thông tin, tuyên truyền văn bản pháp luật, công tác phối hợp liên ngành trong quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý như mong muốn Tăng cường quản lý nhà nước về thị trường thuốc BVTV liên quan tới nhiều khâu cơ bản trong chu trình quản lý, gồm: (i) Con người với tư cách nhân vật trọng tâm; (ii) Nội dung văn bản, chính sách và quyết định gắn với thực tiễn; (iii) Cơ chế, tài chính, công cụ máy móc hỗ trợ bảo đảm hoạt động quản lý nhà nước (Vũ Thanh Hải, 2013) 2.1.2 Vai trò của quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm

Quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm là hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước nhằm định hướng phát triển, nâng cao khả năng kiểm soát chất lượng sản phẩm thực phẩm đáp ứng các mục tiêu kinh tế xã hội trong từng thời kỳ.Công tác quản lý chất lượng thực phẩm ra đời và phát triển cùng với các hoạt động của đời sống kinh tế và xã hội, công tác quản lý ATTP có vai trò quan trọng, tác động nhiều mặt và sâu sắc đến hầu khắp các lĩnh vực, từ sản xuất kinh doanh,nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ cho đến việc bảo vệ môi trường, an toàn sức khoẻ con người, đảm bảo công bằng và lợi ích quốc gia Trong nền kinh tế phát triển sôi động như hiện nay thì vai trò quản lý của nhà nước ngày càng trở nên quan trọng Vai trò của quản lý nhà nước về ATTP trước hết phải là vai trò định hướng và đảm bảo cho hoạt động có tác động tích cực đối với sự phát triển kinh tế mang tính dẫn dắt và chỉ hướng Trong giai đoạn hiện nay, sự phát triển kinh tế phải dựa vào đẩy mạnh xuất khẩu, mà muốn đẩy mạnh xuất khẩu phải dựa vào tăng cường khả năng cạnh tranh của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ Như vậy, định hướng cơ bản về công tác ATTP hiện nay là đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế Làm tốt công tác này sẽ giúp hàng hoá của Việt Nam đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong nước và quốc tế Cơ quan nhà nước là nơi tập hợp, đề xuất và ban hành các tiêu chuẩn cho các doanh nghiệp.

Vai trò không thể thiếu của quản lý nhà nước về ATTP là việc đảm bảo lợi ích quốc gia, dân tộc Thông qua việc quy định và kiểm soát về vệ sinh, an toàn, môi trường, Nhà nước đảm bảo sản phẩm, hàng hóa, nguyên vật liệu… nhập khẩu vào Việt Nam phải bảo đảm vệ sinh, an toàn cho người tiêu dùng, an toàn cho môi trường tự nhiên và xã hội Bằng các hoạt động kiểm tra giám sát thường xuyên ở các khu vực cửa khẩu các khu vực buôn bán để kịp thời phát hiện và xử lý những vi phạm

Mặt khác, vai trò của nhà nước còn thể hiện ở chỗ đề ra quy hoạch, kế hoạch tổng thể, đáp ứng những cân đối lớn của toàn bộ nền kinh tế, tránh hiện tượng đầu tư dàn trải, không hiệu quả, đồng thời khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển trong lĩnh vực an toàn thực phẩm; định hướng cho công tác đảm bảo an toàn thực phẩm theo đúng chủ trương chính sách đã đề ra; hạn chế tiêu cực, tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm

2.1.3 Trách nhiệm của cơ quan QLNN trong kiểm tra an toàn thực phẩm

Kiểm tra an toàn thực phẩm là trách nhiệm thuộc các Bộ được giao trách nhiệm quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm Cơ quan quản lý an toàn thực phẩm thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện việc kiểm tra an toàn thực phẩm trong phạm vi địa phương theo quy định của Bộ quản lý ngành và sự phân công của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Cơ sở thực tiễn

2.2.1.1 Kinh nghiệm quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm của EU

Vệ sinh an toàn thực phẩm là một trong những vấn đề được quan tâm ngày càng sâu sắc trên phạm vi mỗi quốc gia và quốc tế bởi sự liên quan trực tiếp của nó đến sức khỏe và tính mạng con người, sự duy trì và phát triển nòi giống, cũng như quá trình phát triển hội nhập kinh tế quốc tế những vụ vi phạm nghiêm trọng gần đây ở trong nước và trên thế giới càng hối thúc các nhà hoạch định chính sách phải mạnh tay hơn nữa Kinh nghiệm của Liên minh châu Âu (EU) là bài học có giá trị đối với việt nam (Đỗ Mai Thành, 2010).

Hệ thống quy định và tiêu chuẩn đối với sản phẩm của EU rất phức tạp và nghiêm ngặt đặc biệt đối với thực phẩm như: Thịt, cá, hoa quả Có thể nói hiện nay hệ thống tiêu chuẩn và quy định của EU so với nhiều nước trên thế giới là hoàn chỉnh hơn cả, điều này thể hiện trong thực tế là nhu cầu của người tiêu dùng ở EU về những sản phẩm sạch và an toàn rất cao Một số tiêu chuẩn bảo đảm VSATTP của EU bao gồm:

+ Hệ thống quy định HACCP (viết tắt của chữ: Hazard Analysis and Critical Control Point System) nghĩa là “Hệ thống phân tích mối nguy và kiển soát điểm tới hạn” hay “Hệ thống phân tích, xác định và tổ chức kiểm soát các mối nguy trọng yếu trong quá trình sản xuất và chế biến thực phẩm” Quy định này được đặc biệt coi trọng đối với các nhà xuất khẩu ở các nước đang phát triển khi xuất khẩu vào thị trường EU, bởi nếu không thực hiện quy định HACCP sẽ không thể xuất khẩu được hàng của mình sang thị trường này Trong ngành thủy sản các nhà sản xuất buộc phải tuân thủ Chỉ thị 91/492/EC nghĩa là họ phải thực hiện hệ thống HACCP để được phép xuất khẩu vào EU.

+ Hệ thống đóng gói, ghi nhãn thực phẩm: Ủy ban Châu âu đang dự định sửa đổi các quy định về vật liệu đóng gói thực phẩm với mục đích giới thiệu các vật liệu bao gói thông minh có tính kích hoạt và khả năng tăng thời hạn sử dụng, dễ theo dõi chất lượng thực phẩm Vật liệu bao gói có tính kích hoạt có thể tương tác với thực phẩm để giảm lượng ôxy và tăng hương vị, cũng như khả năng bảo quản Một số loại bao gói có thể hấp thụ khí ga hay độ ẩm sinh ra trong quá trình thực phẩm chín tự nhiên, do đó làm giảm nguy cơ thực phẩm bị nhiễm độc và giữ cho hương vị của sản phẩm tồn tại lâu hơn Các vật liệu bao gói thông minh còn có khả năng biến đổi mầu sắc giúp người tiêu dùng nhận biết được sản phẩm còn tươi hay đã hỏng Ngoài ra

EU cũng ban hành danh sách những vật liệu plastic có thể dùng làm bao bì. + Quy trình thực hành canh tác nông nghiệp GAP (viết tắt của chữ Good Agricultural Practices): Đây là những nguyên tắc được thiết lập nhằm bảo đảm một môi trường sản xuất an toàn, sạch sẽ, thực phẩm bảo đảm không chứa các tác nhân gây bệnh như chất độc sinh học (vi khuẩn, nấm, virus, ký sinh trùng) và hóa chất (dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, kim loại năng, hàm lượng Nitrat), đồng thời sản phẩm đảm bảo an toàn từ ngoài đồng đến khi sử dụng.

GAP bao gồm việc sản xuất theo hướng lựa chọn địa điểm, sử dụng đất đai, phân bón, phòng trừ sâu bệnh hại, thu hái, đóng gói, tồn trữ, vệ sinh đồng ruộng, vận chuyển sản phẩm… nhằm phát triển nông nghiệp bền vững với mục đích bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn cho người sản xuất, bảo vệ môi trường, truy nguyên được nguồn gốc sản phẩm Trong tương lai gần các nhà sản xuất và xuất khẩu hoa quả và rau tươi nếu muốn cung cấp cho các dây truyền siêu thị ở Châu âu sẽ phải chứng minh rằng sản phẩm của họ được sản xuất theo quy trình GAP và nhiều quốc gia, khu vực sẽ xây dựng GAP của mình theo chuẩn mực quốc tế khi sản xuất rau quả tươi.

+ Quy định truy nguyên nguồn gốc: Trong những năm gần đây, do một số dịch bệnh bắt nguồn từ gia súc và gia cầm đã lây lan nhanh chóng trên quy mô toàn cầu, nên Mỹ và Châu âu đã ban hành các luật về VSATTP, trong đó có các quy định về việc các doanh nghiệp cung ứng hàng vào Mỹ và Châu âu phải thực hiện ghi vào cung cấp dữ liệu sao cho có thể truy nguyên được nguồn gốc của sản phẩm khi có vấn đề VSATTP

2.2.1.2 Kinh nghiệm quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm của Thái Lan

Sau khi gia nhập WTO, nhất là từ năm 2002, Thái Lan đã tích cực nâng cao chất lượng và tiêu chuẩn đối với các sản phẩm nông nghiệp và thực phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế và tăng cường vai trò của các cơ quan quản lý thực phẩm;triển khai các chương trình tuyên truyền, quảng bá về độ an toàn của thực phẩmThái Lan; xây dựng hệ thống cơ quan kiểm soát an toàn thực phẩm hiệu quả để kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về an toàn thực phẩm. a Xây dựng tiêu chuẩn an toàn thực phẩm

Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã Thái Lan đã thúc đẩy việc xây dựng các tiêu chuẩn đối với hàng nông sản được áp dụng cho ba nhóm bao gồm thực vật, động vật nuôi và cá, được xây dựng trên cơ sở bộ tiêu chuẩn và hướng dẫn quốc tế của nhóm các tổ chức Chương trình tiêu chuẩn thực phẩm của FAO/WHO (FAO/WHO Food Standards Programme (Codex)), Công ước quốc tế về bảo vệ thực vật (International Plant Protection Convention (IPPC)) và Văn phòng quốc tế về bệnh dịch động vật (Office International des Epizootic (OIE)) Ngoài ra, nội dung của Bộ tiêu chuẩn cũng tương thích với các thông số khoa học, các tiêu chuẩn và quy định của các quốc gia tiên tiến.

Tiêu chuẩn đối với hàng nông sản thuộc sự quản lý của Cục tiêu chuẩn thực phẩm và hàng nông sản (ACFS) Các tiêu chuẩn này bao trùm mọi yếu tố về an toàn và vệ sinh dịch tễ đối với sức khỏe của con người, động vật và thực vật.

8 bước xây dựng quy trình, tiêu chuẩn của ACFS bao gồm: (i) Xác định thứ tự ưu tiên của đối tượng cần xây dựng tiêu chuẩn; (ii) Thành lập một ủy ban kỹ thuật để soạn thảo; (iii) Soạn thảo dự thảo tiêu chuẩn; (iv) Thành lập ủy ban đánh giá; (v) Lấy ý kiến của tất cả các bên có liên quan; (vi) Trình ủy ban kiểm soát và Hội đồng ACFS; (vii) Thông báo với WTO và các nước thành viên (đối với những tiêu chuẩn bắt buộc phải thông báo); (viii) Đăng công báo

Thái Lan áp dụng quy trình Good Agriculture Practices (GAP) trong sản xuất hàng nông sản nên được người tiêu dùng trong và ngoài nước ưa chuộng. Đa số nông dân được chính phủ hướng dẫn và hỗ trợ cặn kẽ quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn GAP từ khâu chọn cây giống cho đến bón phân, thu hoạch, chế biến và bảo quản sau thu hoạch Trong khâu tiêu thụ có sự kết hợp giữa các nhà bán lẻ với hệ thống siêu thị rồi từ đó chia nhỏ ra thành những đại lý ở nhiều nơi để thu mua hàng hóa tại nơi sản xuất Một số nơi có thể cử nhân viên đến giám sát và thẩm tra thường xuyên quá trình sản xuất, ghi chép vào sổ sách và xem xét độ an toàn và phù hợp với tiêu chuẩn đề ra của quy trình sản xuất.

Bên cạnh đó, Thái Lan cũng đã xây dựng hệ thống kiểm soát nhập khẩu nhằm quản lý chất lượng các loại thực phẩm, hóa chất cũng như kiểm soát dịch bệnh xâm nhập b Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phát động các chiến dịch về an toàn thực phẩm

Hàng năm, Thái Lan sản xuất một lượng lớn nông sản và thực phẩm và đặc biệt quan tâm tới việc tuyên truyền về về sinh an toàn thực phẩm Năm 2004, chính phủ Thái Lan phát động là “năm an toàn thực phẩm” để tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân và các cơ sở sản xuất và chế biến thực phẩm quan tâm tới sức khỏe con người Đặc biệt, Thái Lan thường xuyên tổ chức chương trình “Bếp ăn của thế giới” để tuyên truyền, quảng bá về thực phẩm Thái Lan trên toàn thế giới Nhờ đó, người tiêu dùng kể cả Thái Lan và quốc tế đều thể hiện sự tin tưởng đối với chất lượng thực phẩm của nước này.

Chính phủ Thái Lan cũng đã kêu gọi các nhân tố tham gia vào các khâu nuôi trồng và chế biến thực phẩm đều phải đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm; đồng thời tăng cường thúc đẩy các kế hoạch kiểm soát an toàn thực phẩm để ngăn chặn và giảm thiểu nguy cơ ngộ độc thực phẩm và các bệnh từ thực phẩm không an toàn trong toàn bộ quy trình sản xuất và chế biến (thường được gọi là các chiến lược “từ trang trại tới bàn ăn”, “từ trang trại tới dĩa ăn”) c Xây dựng hệ thống cơ quan kiểm soát an toàn thực phẩm

Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1 Đặc điểm của tỉnh Thái Nguyên

3.1.1.1 Vị trí địa lý, địa hình, địa chất a Vị trí địa lý

Thái Nguyên là một tỉnh miền núi Trung du ở phía Đông Bắc Việt Nam Thái Nguyên có dịện tích tự nhiên 3.562,82 km 2 Phía bắc tiếp giáp với tỉnh Bắc Kạn, phía tây giáp với các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, phía đông giáp với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và phía nam tiếp giáp với thủ đô Hà Nội Thái Nguyên được coi là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của khu Việt Bắc cũng như của cả vùng Trung du miền núi Đông Bắc b Địa hình: Về kiểu địa hình tỉnh Thái Nguyên được chia thành 3 vùng rõ rệt: Vùng địa hình vùng núi; vùng địa hình đồi cao, núi thấp; vùng địa hình nhiều ruộng ít đồi c Địa chất: Khu vực tây bắc Thái Nguyên bao gồm huyện Định Hóa và các xã phía tây của hai huyện Phú Lương, Đại Từ có lịch sử hình thành sớm nhất, thuộc chu kỳ kiến tạo sơn Caledonia bắt đầu cách đây 480 triệu năm và được hình thành xong trong đại cổ sinh cách đây 225 triệu năm Các khu vực núi còn lại của Thái Nguyên có lịch sử địa chất trẻ hơn

Hình 3.1 Bản đồ hành chính tỉnh Thái Nguyên 3.1.1.2 Đặc điểm về thời tiết, khí hậu tỉnh Thái Nguyên

Khí hậu Thái Nguyên vào mùa đông được chia thành 3 vùng rõ rệt: Vùng lạnh nhiều; vùng lạnh và vùng ấm

Khí hậu Thái Nguyên chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 10 đến tháng 5 năm sau Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2.000 đến 2.500mm; cao nhất vào tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1 Nhìn chung khí hậu tỉnh Thái Nguyên thuận lợi cho phát triển các ngành nông, lâm nghiệp

3.1.1.3 Đặc điểm về tài nguyên thiên nhiên tỉnh Thái

Nguyên a Tài nguyên khoáng sản:

Thái Nguyên nằm trong vùng sinh khoáng Đông Bắc - Việt Nam, thuộc vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương nên Thái Nguyên có tài nguyên khoáng sản phong phú về chủng loại, là một lợi thế so sánh lớn trong việc phát triển các ngành công nghiệp luyện kim, khai khoáng Tỉnh Thái Nguyên có trữ lượng than lớn thứ hai trong cả nước, than mỡ trữ lượng trên 15 triệu tấn, than đá trữ lượng khoảng 90 triệu tấn; kim loại màu có thiếc, chì, kẽm, vonfram, vàng, đồng, niken, thuỷ ngân… b Tài nguyên đất:

Kết quả tổng hợp trên bản đồ đất tỷ lệ 1/50.000 của tỉnh cho thấy đất đai của Thái Nguyên chủ yếu là đồi núi (chiếm đến 85,8% tổng diện tích tự nhiên) Do sự chi phối của địa hình và khí hậu đất đồi núi của tỉnh bị phong hóa nhanh, mạnh, triệt để, đồng thời cũng đã bị thoái hóa, rửa trôi, xói mòn mạnh một khi mất cân bằng sinh thái Do tính đa dạng của nền địa chất và địa hình đã tạo ra nhiều loại đất có các đặc điểm đặc trưng khác nhau. c Tài nguyên nước mặt:

Thái Nguyên là một tỉnh có mạng lưới sông suối khá dầy đặc và phân bố tương đối đều Gồm các sông lớn là: Sông Cầu, Sông Công và Sông Dong, ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn nhiều sông nhỏ khác phân bố đều khắp và một số hồ chứa tương đối lớn tạo ra nguồn nước mặt khá phong phú, phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt cho nhân dân trong tỉnh d Tài nguyên du lịch:

Thái Nguyên với lợi thế có nhiều danh lam thắng cảnh tự nhiên như Hồ Núi Cốc, hang Phượng Hoàng, các di tích lịch sử như: An toàn khu Việt Bắc - ATK, có rừng Khuôn Mánh và di tích khảo cổ học thời kỳ đồ đá cũ ở huyện Võ Nhai. Bên cạnh đó, còn có các di tích kiến trúc nghệ thuật chùa chiền, đình, đền tại nhiều địa phương trong tỉnh như: Khu Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam, Đền Đuổm, chùa Hang, chùa Phủ Liễn, đền Xương Rồng, đền Đội Cấn Hiện nay, Thái Nguyên đang triển khai quy hoạch khu du lịch hang Phượng Hoàng, suối

Mỏ Gà, Hồ Suối Lạnh và cả hệ thống khách sạn chất lượng cao gần đạt tiêu chuẩn quốc tế Năm 2007 Thái Nguyên đã tổ chức rất thành công năm du lịch quốc gia hướng về cội nguồn chiến khu Việt Bắc thu hút hàng triệu khách du lịch đến thăm trong đó có nhiều đoàn khách nước ngoài.

3.1.1.4 Đặc điểm về kinh tế, xã hội tỉnh Thái

Nguyên a Đặc điểm về kinh tế tỉnh Thái

Kinh tế Thái Nguyên đang dần chuyển sang công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tỷ trọng nông nghiệp đang giảm dần.Thái Nguyên có tổ hợp Gang Thép được thành lập năm 1959, là nơi đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam có dây chuyền sản xuất liên hợp khép kín từ khai thác quặng sắt đến sản xuất gang, phôi thép và cán thép Khu công nghiệp đầu tiên của Thái Nguyên là Khu công nghiệp Sông Công và hiện tỉnh này đã được chính phủ Việt Nam chấp thuận để hình thành 6 khu công nghiệp là KCN Sông Công I (220ha); KCN Sông Công

II (250ha) thuộc thị xã Sông Công; KCN Nam Phổ Yên (200 ha), KCN Tây Phổ Yên (200ha) thuộc huyện Phổ Yên; KCN Điềm Thuỵ (350ha) thuộc huyện Phú Bình và KCN Quyết Thắng (200ha) thuộc thành phố Thái Nguyên, đều tập trung ở khu vực trung-nam của tỉnh Ngoài ra, tỉnh Thái Nguyên cũng quy hoạch một số cụm công nghiệp tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Đến hết năm 2010 đã có 18 cụm công nghiệp được phê duyệt quy hoạch chi tiết với diện tích 620 ha (6,2 km²), trong đó diện tích đất công nghiệp là 407,6 ha (4,076 km²) Tuy nhiên nhà ở cho công nhân cũng là một vấn đề nan giải khi mà dự kiến đến năm 2015 Thái Nguyên sẽ có khoảng 163.750 công nhân, trong đó có khoảng 43.045 người có nhu cầu về nhà ở.

Bảng 3.1 Danh mục các Khu công nghiệp tên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

STT Tên KCN Vị trí KCN Quy mô (Ha)

1 KCN Sông Công I TX Sông Công (xã Tân Quang) 220

2 KCN Sông Công II TX Sông Công (xã Tân Quang) 250

3 KCN Nam Phổ yên Huyện Phổ Yên 200

4 KCN Tây Phổ Yên Huyện Phổ Yên 200

5 KCN Quyết Thắng TP.Thái nguyên 200

6 KCN Điềm Thuỵ Huyện Phú Bình 350

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên (2015)

Năm 2016, Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnhThái Nguyên đã hoàn thành thắng lợi các chỉ tiêu kế hoạch được giao Tổng sản phẩm khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 5,3%, đóng góp 0,8 điểm phần trăm vào tốc độ tăng chung của tỉnh Giá trị sản xuất ngành đạt 12.158 tỷ đồng,vượt 0,3% kế hoạch giao Sản lượng lương thực đạt 469,4 nghìn tấn, bằng107,9% kế hoạch Giá trị sản phẩm trên 1ha đất nông nghiệp trồng trọt đạt 88,2 triệu đồng/ha, bằng 100,2% kế hoạch Diện tích trồng rừng tập trung đạt trên

7.300ha, bằng 138% kế hoạch, ổn định độ che phủ rừng trên 50% Diện tích trồng mới, trồng lại chè đạt 1.273ha, bằng 127,3% kế hoạch

Bên cạnh đó, đàn gia súc, gia cầm phát triển khá mạnh Chăn nuôi phát triển theo hướng tập trung trang trại quy mô lớn với 752 trang trại, gia trại. Chăn nuôi hộ gia đình chuyển theo hướng áp dụng kỹ thuật tiên tiến và có kiểm soát Diện tích mặt nước đưa vào nuôi trồng thủy sản vượt kế hoạch giao và có bước phát triển đáng kể.Trong đó, nuôi cá lồng trên các hồ chứa phát triển mạnh với số lồng và thể tích nuôi tăng 6 lần so với năm 2015.

Ngành NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên cũng đã đề ra một số chỉ tiêu kế hoạch cần thực hiện trong thời gian tới như: Hướng đến sản xuất nông nghiệp sạch, an toàn, hữu cơ, đảm bảo lợi ích cho người dân và cải tạo đất đai; từng bước hình thành các khu sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đảm bảo môi trường; tăng cường giải pháp quản lý, kiểm soát công tác giết mổ, mua bán và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật; chủ động đề xuất các phương án sản xuất hiệu quả,… nhằm đưa nền nông nghiệp của tỉnh Thái Nguyên phát triển hiệu quả và bền vững

Tính đến năm 2010, tỉnh Thái Nguyên có tổng cộng 135 chợ, trong đó có

99 chợ nông thôn Theo phân loại, có hai chợ loại 1,7 chợ loại 2 và còn lại là chợ loại 3 Trong số các chợ, lớn nhất là chợ Thái, đây đồng thời cũng là chợ lớn nhất vùng Việt Bắc Tổng diện tích sử dụng cho mạng lưới chợ của tỉnh Thái Nguyên là 476.295 m², trong đó diện tích chợ được xây dựng kiên cố là 108.559 m², chiếm 17,5% Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên còn 45 xã chưa có chợ, đa số là những xã vùng sâu, vùng xa Tỉnh Thái Nguyên cũng quy hoạch xây mới 5 chợ tại các xã Thuận Thành (Phổ Yên), Phú Thượng (Võ Nhai), Yên Ninh (Phú Lương), Yên Lãng (Đại Từ) và Thanh Ninh (Phú Bình) thành các chợ đầu mối nông sản, tương ứng với 5 cửa ngõ của tỉnh tiếp giáp tương ứng với Hà Nội, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Tuyên Quang và Bắc Giang.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân trong 5 năm của tỉnh Thái Nguyên2011-2014 và kế hoạch năm 2015 đạt 12%, so với kế hoạch đề ra là 12-13%, cao hơn mức bình quân chung của cả nước và các địa phương trong vùng Trung du miền núi phía Bắc, trong đó tốc độ tăng trưởng khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 17,91%, vượt kế hoạch, tốc độ tăng trưởng ngành dịch vụ tăng 7,98% không đạt kế hoạch; tốc độ tăng trưởng ngành nông - lâm nghiệp - thủy sản tăng 5,04% vượt kế hoạch đề ra Năm 2014 và kế hoạch năm

2015 dự kiến có mức tăng trưởng cao nhất từ trước đến nay do có yếu tố năng lực mới tăng thêm đột biến là tổ hợp công nghệ cao Samsung và dự án khai thác chế biến khoáng sản Núi Pháo, dự ước tăng trưởng kinh tế năm 2014 đạt 20%, kế hoạch năm 2015 đặt mục tiêu tăng 15% b Đặc điểm về xã hội tỉnh Thái Nguyên

* Đặc điểm về dân số

Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Phương pháp thu thập thông tin

Thông tin thứ cấp là các loại thông tin đã được công bố bởi các các cơ quan, tổ chức, là kết quả của nghiên cứu đã được thực hiện trên các phương tiện thông tin như sách, báo, mạng internet, đài, tivi… Thu thập thông tin đã công bố phải đảm bảo được độ tin cậy của số liệu, nguồn cung cấp số liệu phải có cơ sở pháp lý và cơ sở khoa học Để thu thập thông tin thứ cấp về sơ sở lý luận và thực tiễn của việc tăng cường QLNN về an toàn thực phẩm của chi cục QLTT tỉnh Thái Nguyên, tôi đã thu thập từ các nguồn:

- Các báo cáo tổng tổng kết năm, các tài liệu được công bố từ năm 2014 –

2016 của các cơ quan chức năng trong tỉnh Thái Nguyên đã được thống kê, báo cáo(Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên) và các bộ phận chức năng của Chi cục QLTT tỉnhThái Nguyên như: Phòng Tổ chức-Hành chính, Phòng Nghiệp vụ-

Tổng hợp, Phòng Pháp chế - Thanh Tra, các Đội QLTT

- Thu thập thông tin từ các báo cáo, đề tài nghiên cứu khoa học của các giảng viên, nghiên cứu sinh, học viên cao học, sinh viên các năm trước đó.

- Thu thập thông tin từ các webside, từ các tạp chí chuyên ngành… 3.2.1.2 Thông tin sơ cấp: Thu thập qua các điều tra bằng bộ câu hỏi Để thu thập thông tin sơ cấp tôi đã sử dụng phương pháp phỏng vấn KIP (Key Information Panel) Đây là phương pháp phỏng vấn để thu thập thông tin ở những người nắm thông tin chủ chốt, thông tin quan trọng và chung nhất của thực trạng vấn đề, những thuận lợi khó khăn cũng như một số gợi ý cho định hướng và giải pháp của vấn đề nghiên cứu

* Phương pháp chọn mẫu Để phục vụ cho việc nghiên cứu, tôi đã sử dụng phương pháp chọn mẫu phân tầng để chia các đối tượng trong tổng thể mẫu thành các nhóm nhỏ đông nhất (các tầng) và chọn mẫu ngẫu nhiên từ mỗi tầng Cụ thể, tôi đã tiến hành điều tra phỏng vấn 128 người bao gồm: Các cán bộ, lãnh đạo trong

Sở Công Thương, Chi cục QLTT, cán bộ Đội QLTT cấp huyện, những người làm nghề kinh doanh, chế biến thực phẩm, người tiêu dùng để thấy được thực trạng công tác quản lý nhà nước về ATTP hiện nay trên cả nước nói chung và trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên nói riêng Qua điều tra sẽ nắm được diễn biến ATTP tại các cơ sở sản xuất, chế biến, ở các bếp ăn tập thể Các đối tượng điều tra là người tiêu dùng để biết được mức độ hiểu biết của người tiêu dùng về vấn đề ATTP, mối quan tâm của họ đến vấn đề ATTP và mức độ an tâm (tin tưởng) của người tiêu dùng đến thực phẩm hiện nay như thế nào và việc đánh giá chủ quan của người tiêu dùng về công tác quản lý nhà nước về ATTP hiện nay Từ các phiếu điều tra, phỏng vấn, thu thập số liệu sơ cấp để có được các nhận xét đánh giá đồng thời đưa ra các giải pháp về tăng cường QLNN về ATTP của Chi cục QLTT tỉnh Thái Nguyên.

Bảng 3.5 Đặc điểm mẫu nghiên cứu

QLNN về ATTP thuộc Sở Công thương

2 Người kinh doanh thực phẩm

3 Người sản xuất, chế biến, thực phẩm Đối tượng phỏng vấn

- Người kinh doanh thực phẩm

5 - Số lượng, trình độ cán bộ quản lý

- Hệ thống chế độ chính sách về

30 - Việc Thanh, kiểm tra và xử lý ngộ độc thực phẩm, tuyên truyền…

- Kinh phí bố trí cho việc đảm bảo ATTP, ứng dụng KHCN

- Tham mưu xây dựng văn bản, chế độ về ATTP

10 Kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm

- Chấp hành quy định về ATTP

- Đánh giá về công tác Tuyên truyền, phố biến các quy định về ATTP

20 - Kiến thức và thực hành về vệ sinh an

- Chấp hành quy định về ATTP

- Đánh giá về công tác Tuyên truyền, phố biến các quy định về ATTP

4 Người tiêu Người tiêu dùng 30 - Hiểu biết về Quy định ATTP dùng - Đánh giá về côn gtác Tuyên truyền, phố biến các quy định về ATTP

Mô tả về bộ máy quản lý nhà nước về ATTP, số lượng cán bộ, kết quả hoạt Thống kê mô động của cơ quan quản lý: kết quả thanh tra, kiểm tra an toàn vệ sinh thực tả phẩm, số lượng đơn vị vi phạm về điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm và số vụ ngộ độc thực phẩm trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Phương pháp So sánh sự khác biệt của bộ máy quản lý, kết quả hoạt động, nguồn nhân so sánh lực trong 3 năm 2014-2016

Bao gồm các nội dung: thảo luận chung, cây vấn đề, cây mục tiêu,… để Phương pháp phân tích thực trạng bộ máy quản lý nhà nước tìm hiểu các vấn đề tồn tại, PRA nguyên nhân dẫn đến tồn tại đó, qua đó nhận định các giải pháp tháo gỡ phù hợp

Phương pháp chuyên gia Đánh giá chức năng, nhiệm vụ của cơ quan quản lý an toàn thực phẩm Đi sâu đánh giá điển hình về kiến thức, thực hành của cán bộ làm công tác quản lý ATTP và người sản xuất, chế biến, kinh doanh và người tiêu dùng ởcác điểm nghiên cứu, qua đó nhận định vấn đề nổi cộm, điển hình đi sâu phân tích tìm ưu điểm và tồn tại, nhận định nguyên nhân để có giải pháp thích hợp

3.2.3 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

- Nhóm chỉ tiêu phản ánh về trình độ cán bộ làm công tác ATTP +

+ Hiệu quả công việc của cán bộ;

- Nhóm phản ánh về quy mô trong quản lý

+ Cơ chế chính sách: Các văn bản quy phạm pháp luật về ATTP;

+ Nguồn lực: Số lượng kinh phí đầu tư cho ATTP, số lượng cán bộ làm công tác quản lý qua các năm

- Nhóm chỉ tiêu phản ánh hoạt động quản lý nhà nước về ATTP: + Đào tạo, bồi dưỡng: Số lượng cán bộ được đào tạo, số lớp tập huấn được tổ chức;

+ Thông tin, truyền thông: Số lượng kênh thông tin tuyên truyền, số lượng bài viết, tin đưa;

+ Kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm: Số đoàn thanh kiểm tra được thành lập, số cơ sở được kiểm tra, số cơ sở vi phạm, số cơ sở bị xử lý xử phạt, số lần thanh kiểm tra;

+ Cấp phép về ATTP: Số cơ sở được cấp phép đủ điều kiện ATTP, tiếp nhận công bố hợp quy

+ Công tác xét nghiệm: Số phòng xét nghiệm đạt chuẩn, số lượng chỉ tiêu làm xét nghiệm, số lượng mẫu làm xét nghiệm.

Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của Chi cục QLTT tỉnh Thái Nguyên

4.3.1 Quan điểm, định hướng và mục tiêu tăng cường quản lý nhà nước về ATTP của Chi cục QLTT tỉnh Thái Nguyên

4.3.1.1 Quan điểm chỉ đạo tăng cường quản lý nhà nước về ATTP Thứ nhất, khẳng định vai trò quan trọng của an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại (sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng thực phẩm) Các tổ chức, cá nhân được nhập khẩu, sản xuất, buôn bán, sử dụng thực phẩm an toàn, các thực phẩm đã được đăng ký sản xuất, kinh doanh

Thứ hai, bảo đảm tính minh bạch của thị trường thực phẩm, cung cấp đủ số lượng, bảo đảm chất lượng, giá bán và tránh tình trạng đầu cơ độc quyền gây lũng đoạn thị trường thực phẩm

Thứ ba, huy động sự tham gia của các thành phần khác nhau vào việc quản lý sản xuất kinh doanh, buôn bán và sử dụng thực phẩm an toàn.Việc tăng cường QLNN về ATTP phải được diễn ra thường xuyên, liên tục và đồng bộ. 4.3.1.2 Định hướng tăng cường quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm Thứ nhất, xã hội hóa công tác giám sát về an toàn thực phẩm, đặc biệt là nâng cao vai trò quản lý ở cấp cơ sở Phát huy tinh thần giám sát và tự giác của người dân khi phát hiện hàng thực phẩm kém chất lượng, quá hạn sử dụng.Thứ hai, tổ chức sắp xếp lại thị trường thực phẩm (từ khâu sản xuất – kinh doanh) theo hướng giảm số lượng các cơ sở sản xuất kinh doanh, buôn bán manh mún, nhỏ lẻ, phát triển các hệ thống có quy mô lớn, phân phối,kinh doanh thực phẩm an toàn Tập trung hướng đến xây dựng và phát triển các vùng nguyên liệu sản xuất nông sản thực phẩm an toàn; thúc đẩy áp dụng rộng rãi mô hình VietGAP, các mô hình sản xuất an toàn khác Các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phải tuân theo quy trình sản xuất, kinh doanh bảo đảm an toàn, vệ sinh thực phẩm Xác định việc bảo đảm ATTP là một tiêu chí xây dựng nông thôn mới, khu dân cư văn hóa…

Thứ ba, phối hợp hoạt động thanh tra kiểm tra giữa các cơ quan quản lý nhà nước với các cấp, các ngành và chính quyền cơ sở nhằm phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật trong quá trình sản xuất kinh doanh, buôn bán và sử dụng thực phẩm, góp phần ổn định thị trường nội địa.

Thứ tư, giảm thiểu việc sử dụng các chất cấm, thuốc kháng sinh trong chăn nuôi; các hành vi vi phạm về ATTP; và giảm thiểu các vụ ngộ độc thực phẩm.

Thứ năm, nghiên cứu và phát triển các sản phẩm, các chất phụ gia thực phẩm có nguồn gốc sinh học thân thiện, ít độc hại và không tồn dư trong thực phẩm và môi trường

Thứ sáu, nâng cao ý thức, nhận thức và trách nhiệm về ATTP đối với mỗi cơ sở, mỗi người sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng thực phẩm 4.3.1.3 Mục tiêu tăng cường quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm Một là, xây dựng bộ máy các cơ quan quản lý nhà nước về ATTP hiệu quả, bảo đảm đủ về số lượng và giỏi về chuyên môn Phân cấp, phân quyền và quy định rõ trách nhiệm tránh chồng chéo giữa các cơ quan chức năng tham gia quản lý nhà nước về ATTP và có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý nhà nước từ Trung ương đến địa phương Hai là, hoàn thiện và triển khai thực thi hệ thống văn bản quy phạm pháp luật nhanh chóng và đồng bộ Các văn bản quy phạm pháp luật cần nêu rõ ràng, cụ thể nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan liên quan đến công tác quản lý sản xuất kinh doanh, buôn bán và sử dụng thuốc BVTV.

Ba là, xây dựng hệ thống cổng thông tin điện tử, yêu cầu các cơ quan chức năng thường xuyên cập nhật kiến thức về ATTP, kiến thức pháp luật, danh mục các chất được phép sử dụng, các chất cấm sử dụng Các công ty sản xuất kinh doanh các mặt hàng thực phẩm có trách nhiệm phải công khai các thông số kỹ thuật, nhãn thực phẩm, quảng cáo thực phẩm… để đảm bảo có thể truy xuất được nguồn gốc thực phẩm

Bốn là, nâng cao kiến thức và thực hành về an toàn thực phẩm cho các nhóm đối tượng Mục tiêu: Đến năm 2017: 70% người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, 80% người quản lý (bao gồm Lãnh đạo Uỷ ban nhân dân các cấp; lãnh đạo các Sở chuyên ngành: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương; lãnh đạo các doanh nghiệp sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm), 70% người tiêu dùng có kiến thức và thực hành đúng về ATVSTP Đến năm 2018: 95% người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm 100% người quản lý, 80% người tiêu dùng có kiến thức về thực hành đúng về ATVSTP

Năm là, tăng cường năng lực của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Đến năm 2016: 80% các huyện, thành phố hoàn thiện hệ thống quản lý an toàn thực phẩm; hình thành hệ thống cảnh báo nhanh về ATVSTP và thực hiện phân tích một số nguy cơ cao về ATTP tại tỉnh Đến năm 2020: Hoàn thiện cơ cấu, tổ chức bộ máy hệ thống quản lý ATVSTP bảo đảm tính chuyên trách từ tỉnh đến huyện, xã

Sáu là, cải thiện rõ rệt tình trạng bảo đảm an toàn thực phẩm của các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm Đến năm 2018: 80% cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm quy mô công nghiệp, tập trung được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATVSTP; tỷ lệ cơ sở sản xuất, bảo quản, sơ chế, chế biến thực phẩm quy mô tập trung áp dụng hệ thống đảm bảo chất lượng ATVSTP như GMP (thực hành sản xuất tốt), HACCP (phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn), ISO 9001, ISO 22000…đạt ít nhất 30%; có chính sách khuyến khích các cơ sở sản xuất, bảo quản, sơ chế, chế biến thực phẩm quy mô nhỏ áp dụng các hệ thống này; triển khai thực hiện các nội dung của quy hoạch vùng sản xuất thực phẩm an toàn (tập trung vào đối tượng rau, chè, thịt và thuỷ sản tiêu thụ nội địa). Đến năm 2020:100% cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm quy mô công nghiệp, tập trung được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATVSTP; tỷ lệ cơ sở sản xuất, bảo quản, sơ chế, chế biến thực phẩm quy mô tập trung áp dụng hệ thống đảm bảo chất lượng ATVSTP như GMP, HACCP, ISO 9001, ISO22000…đạt ít nhất 70%; 40% cơ sở chế biến nông sản, 60% cơ sở chế biến thuỷ sản thực phẩm quy mô công nghiệp áp dụng quản lý chất lượng theoHACCP, GMP, GHP (thực hành vệ sinh tốt), đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật vềATVSTP; 40% cơ sở thu mua nguyên liệu, cơ sở sơ chế nông lâm thuỷ sản đạt quy định về điều kiện đảm bảo ATVSTP và áp dụng các chương trình quản lý chất lượng như GMP, SSOP (quy phạm vệ sinh chuẩn); 60% vùng nuôi thuỷ sản tập trung thâm canh; 60% vùng nuôi nhỏ lẻ được giám sát dư lượng hoá chất độc hại; 60% diện tích sản xuất rau, chè áp dụng VietGAP(quy định của Việt Nam về thực hành sản xuất nông nghiệp tốt).

Bẩy là, cải thiện rõ rệt tình trạng bảo đảm an toàn thực phẩm của các cơ sở kinh doanh thực phẩm Mục tiêu: Đến năm 2017: 40% cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, 80% bếp ăn tập thể được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATVSTP; 100% siêu thị được kiểm soát ATVSTP; 50% chợ được quy hoạch và kiểm soát ATVSTP (không bao gồm chợ tự phát) Đến năm 2018: 80% cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, 100% bếp ăn tập thể được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATVSTP, 80% chợ được quy hoạch và kiểm soát ATVSTP (không bao gồm chợ tự phát)

Tám là, ngăn ngừa có hiệu quả tình trạng ngộ độc thực phẩm cấp tính. Mục tiêu: Đến năm 2018: Giảm 25% số vụ ngộ độc thực phẩm cấp tính từ 30 người mắc trở lên Tỷ lệ mắc trong các vụ ngộ độc thực phẩm cấp tính được ghi nhận giảm xuống còn dưới 08 trường hợp/100.000 dân Đến năm 2020: Giảm 30% số vụ ngộ độc thực phẩm cấp tính từ 30 người mắc trở lên Tỷ lệ mắc trong các vụ ngộ độc thực phẩm cấp tính được ghi nhận giảm xuống còn dưới 07 trường hợp/100.000 dân

Công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong thời gian qua cũng đã huy động được cả hệ thống chính trị vào cuộc từ Trung ương cho đến các địa phương; thu hút sự quan tâm đặc biệt của cộng đồng xã hội, người tiêu dùng.

Có thể nói rằng công tác đảm bảo về ATTP chưa bao giờ cấp bách như hiện nay. Để nâng cao hiệu quả QLNN về ATTP thì những vấn đề hiện nay là phải hoàn thiện khung pháp lý, cơ chế chính sách, hệ thống văn bản pháp quy ATTP; tăng cường truyền thông các kiến thức, quy định bảo đảm ATTP cho người sản xuất, chế biến, người tiêu dùng Công tác thanh kiểm tra, giám sát cả quá trình sản xuất, chế biến, lưu thông, công tác tăng cường nguồn nhân lực, đầu tư về cơ sở vật chất cũng phải được coi trọng Vì vậy, tìm ra các giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước về ATTP chính là vấn đề cấp bách cần thực hiện.

4.3.2 Giải pháp tăng cường QLNN về ATTP của chi cục QLTT tỉnh Thái Nguyên

4.3.2.1 Tăng cường nguồn nhân lực cho công tác QLNN về ATTP

Ngày đăng: 23/11/2023, 09:00

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.1. Danh mục các Khu công nghiệp tên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ............... 40 Bảng 3.2 - (Luận văn thạc sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của chi cục quản lý thị trường tỉnh thái nguyên
Bảng 3.1. Danh mục các Khu công nghiệp tên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ............... 40 Bảng 3.2 (Trang 7)
Sơ đồ 2.1. Hệ thống chính sách pháp luật 2.1.6.2. Nguồn lực dành cho công tác quản lý - (Luận văn thạc sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của chi cục quản lý thị trường tỉnh thái nguyên
Sơ đồ 2.1. Hệ thống chính sách pháp luật 2.1.6.2. Nguồn lực dành cho công tác quản lý (Trang 31)
Hình 3.1. Bản đồ hành chính tỉnh Thái Nguyên  3.1.1.2. Đặc điểm về thời tiết, khí hậu tỉnh Thái Nguyên - (Luận văn thạc sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của chi cục quản lý thị trường tỉnh thái nguyên
Hình 3.1. Bản đồ hành chính tỉnh Thái Nguyên 3.1.1.2. Đặc điểm về thời tiết, khí hậu tỉnh Thái Nguyên (Trang 51)
Bảng 3.1. Danh mục các Khu công nghiệp tên địa bàn tỉnh Thái Nguyên - (Luận văn thạc sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của chi cục quản lý thị trường tỉnh thái nguyên
Bảng 3.1. Danh mục các Khu công nghiệp tên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (Trang 53)
Bảng 3.2. Diện tích, dân số, mật độ và số đơn vị hành chính năm 2015 - (Luận văn thạc sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của chi cục quản lý thị trường tỉnh thái nguyên
Bảng 3.2. Diện tích, dân số, mật độ và số đơn vị hành chính năm 2015 (Trang 55)
Bảng 3.3. Phân bổ lao động trong các ngành nghề qua các năm - (Luận văn thạc sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của chi cục quản lý thị trường tỉnh thái nguyên
Bảng 3.3. Phân bổ lao động trong các ngành nghề qua các năm (Trang 56)
Bảng 3.5. Đặc điểm mẫu nghiên cứu - (Luận văn thạc sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của chi cục quản lý thị trường tỉnh thái nguyên
Bảng 3.5. Đặc điểm mẫu nghiên cứu (Trang 69)
Sơ đồ 4.1. Mạng lưới quản lý nhà nước về ATTP cấp tỉnh - (Luận văn thạc sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của chi cục quản lý thị trường tỉnh thái nguyên
Sơ đồ 4.1. Mạng lưới quản lý nhà nước về ATTP cấp tỉnh (Trang 79)
Sơ đồ 4.3. Sự phân công, phối hợp QLNN về ATTP trong ngành Công thương - (Luận văn thạc sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của chi cục quản lý thị trường tỉnh thái nguyên
Sơ đồ 4.3. Sự phân công, phối hợp QLNN về ATTP trong ngành Công thương (Trang 87)
Bảng 4.1. Số lượng cán bộ Chi cục QLTT tỉnh Thái Nguyên làm công tác QLNN về ATTP - (Luận văn thạc sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của chi cục quản lý thị trường tỉnh thái nguyên
Bảng 4.1. Số lượng cán bộ Chi cục QLTT tỉnh Thái Nguyên làm công tác QLNN về ATTP (Trang 91)
Bảng 4.2. Trình độ chuyên môn của cán bộ Chi cục QLTT tỉnh Thái Nguyên - (Luận văn thạc sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của chi cục quản lý thị trường tỉnh thái nguyên
Bảng 4.2. Trình độ chuyên môn của cán bộ Chi cục QLTT tỉnh Thái Nguyên (Trang 92)
Bảng 4.3. Thực trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị của Chi cục QLTT tỉnh Thái Nguyên - (Luận văn thạc sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của chi cục quản lý thị trường tỉnh thái nguyên
Bảng 4.3. Thực trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị của Chi cục QLTT tỉnh Thái Nguyên (Trang 94)
Bảng 4.4. Tình hình trang thiết bị của Chi cục QLTT tỉnh Thái Nguyên phục vụ cho công tác kiểm tra về ATTP qua các năm - (Luận văn thạc sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của chi cục quản lý thị trường tỉnh thái nguyên
Bảng 4.4. Tình hình trang thiết bị của Chi cục QLTT tỉnh Thái Nguyên phục vụ cho công tác kiểm tra về ATTP qua các năm (Trang 94)
Bảng 4.5. Nguồn lực tài chính phục vụ QLNN về ATTP của Chi cục QLTT tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2014 - 2016 - (Luận văn thạc sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của chi cục quản lý thị trường tỉnh thái nguyên
Bảng 4.5. Nguồn lực tài chính phục vụ QLNN về ATTP của Chi cục QLTT tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2014 - 2016 (Trang 96)
Bảng 4.6. Tình hình đào tạo, tập huấn kiến thức về ATTP của Chi cục QLTT tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2014 – 2016 - (Luận văn thạc sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của chi cục quản lý thị trường tỉnh thái nguyên
Bảng 4.6. Tình hình đào tạo, tập huấn kiến thức về ATTP của Chi cục QLTT tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2014 – 2016 (Trang 98)
Bảng 4.7. Tình hình tuyên truyền, phổ biến kiến thức về ATTP của Chi cục  QLTT tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2014 - 2016 - (Luận văn thạc sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của chi cục quản lý thị trường tỉnh thái nguyên
Bảng 4.7. Tình hình tuyên truyền, phổ biến kiến thức về ATTP của Chi cục QLTT tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2014 - 2016 (Trang 101)
Bảng 4.9. Tình hình tổ chức các cuộc thanh tra, kiểm tra về ATTP của Chi cục QLTT tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2014 – 2016 - (Luận văn thạc sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của chi cục quản lý thị trường tỉnh thái nguyên
Bảng 4.9. Tình hình tổ chức các cuộc thanh tra, kiểm tra về ATTP của Chi cục QLTT tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2014 – 2016 (Trang 104)
Bảng 4.10. Tình hình thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về ATTP của Chi cục QLTT tỉnh Thái Nguyên giai đoạn - (Luận văn thạc sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của chi cục quản lý thị trường tỉnh thái nguyên
Bảng 4.10. Tình hình thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về ATTP của Chi cục QLTT tỉnh Thái Nguyên giai đoạn (Trang 105)
Bảng 4.11. Các nội dung vi phạm chủ yếu về ATTP trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2014 – 2016 - (Luận văn thạc sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của chi cục quản lý thị trường tỉnh thái nguyên
Bảng 4.11. Các nội dung vi phạm chủ yếu về ATTP trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2014 – 2016 (Trang 106)
Bảng 4.12. Đánh giá về công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về ATTP trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2014 – 2016 - (Luận văn thạc sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của chi cục quản lý thị trường tỉnh thái nguyên
Bảng 4.12. Đánh giá về công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về ATTP trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2014 – 2016 (Trang 107)
Bảng 4.13. Tình hình giám sát điều tra và xử lý NĐTP trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2014 – 2016 - (Luận văn thạc sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của chi cục quản lý thị trường tỉnh thái nguyên
Bảng 4.13. Tình hình giám sát điều tra và xử lý NĐTP trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2014 – 2016 (Trang 109)
Bảng 4.14. Tình hình xét nghiệm về ATTP của Chi cục QLTT tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2014– 2016 - (Luận văn thạc sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của chi cục quản lý thị trường tỉnh thái nguyên
Bảng 4.14. Tình hình xét nghiệm về ATTP của Chi cục QLTT tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2014– 2016 (Trang 111)
Bảng 4.15. Đánh giá của cán bộ quản lý Nhà nước về cơ chế chính sách ATTP - (Luận văn thạc sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của chi cục quản lý thị trường tỉnh thái nguyên
Bảng 4.15. Đánh giá của cán bộ quản lý Nhà nước về cơ chế chính sách ATTP (Trang 118)
Bảng 4.16. Đánh giá nguồn nhân lực quản lý về ATTP tại Chi cục QLTT tỉnh Thái Nguyên - (Luận văn thạc sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của chi cục quản lý thị trường tỉnh thái nguyên
Bảng 4.16. Đánh giá nguồn nhân lực quản lý về ATTP tại Chi cục QLTT tỉnh Thái Nguyên (Trang 120)
Bảng 4.17. Đánh giá của cán bộ về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ QLNN về ATTP - (Luận văn thạc sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của chi cục quản lý thị trường tỉnh thái nguyên
Bảng 4.17. Đánh giá của cán bộ về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ QLNN về ATTP (Trang 122)
Đồ thị 4.1.Thực trạng hiểu biết kiến thức về ATTP trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên - (Luận văn thạc sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của chi cục quản lý thị trường tỉnh thái nguyên
th ị 4.1.Thực trạng hiểu biết kiến thức về ATTP trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (Trang 123)
Đồ thị 4.2. Thực trạng kiến thức thực hành về ATTP trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên - (Luận văn thạc sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của chi cục quản lý thị trường tỉnh thái nguyên
th ị 4.2. Thực trạng kiến thức thực hành về ATTP trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (Trang 124)
Bảng 1. Các văn bản, chính sách của UBND tỉnh Thái Nguyên Ngày ban - (Luận văn thạc sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của chi cục quản lý thị trường tỉnh thái nguyên
Bảng 1. Các văn bản, chính sách của UBND tỉnh Thái Nguyên Ngày ban (Trang 149)
Bảng 4. Các văn bản, chính sách của Cục QLTT Ngày ban - (Luận văn thạc sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của chi cục quản lý thị trường tỉnh thái nguyên
Bảng 4. Các văn bản, chính sách của Cục QLTT Ngày ban (Trang 152)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w