1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

(Luận văn thạc sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố hòa bình, tỉnh hòa bình

174 7 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tăng Cường Quản Lý Nhà Nước Về Đất Đai Trên Địa Bàn Thành Phố Hòa Bình, Tỉnh Hòa Bình
Tác giả Nguyễn Thị Xuân Hương
Người hướng dẫn TS. Bùi Thị Gia
Trường học Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Chuyên ngành Quản lý kinh tế
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2018
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 174
Dung lượng 354,94 KB

Cấu trúc

  • Phần 1. Mở đầu (15)
    • 1.1. Tính cấp thiết của đề tài (15)
    • 1.2. Mục tiêu nghiên cứu (16)
      • 1.2.1. Mục tiêu chung (16)
      • 1.2.2. Mục tiêu cụ thể (16)
    • 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (17)
      • 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu (17)
      • 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu (17)
    • 1.4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn (18)
      • 1.4.1. Những đóng góp mới (18)
      • 1.4.2. Ý nghĩa khoa học (18)
      • 1.4.3. Ý nghĩa thực tiễn (18)
  • Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn (19)
    • 2.1. Cơ sở lý luận (19)
      • 2.1.1. Một số khái niệm cơ bản (19)
      • 2.1.2. Sự cần thiết phải quản lý nhà nước về đất đai (23)
      • 2.1.3. Nội dung quản lý nhà nước về đất đai (24)
      • 2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về đất đai (32)
    • 2.2. Cơ sở thực tiễn về quản lý nhà nước về đất đai (33)
      • 2.2.1. Kinh nghiệm quản lý đất đai của một số nước trên thế giới (33)
      • 2.2.2. Thực tiễn quản lý nhà nước về đất đai ở Việt Nam (36)
  • Phần 3. Phương pháp nghiên cứu (41)
    • 3.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trường (41)
      • 3.1.1. Điều kiện tự nhiên (41)
      • 3.1.2. Các nguồn tài nguyên (43)
      • 3.1.3. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội (45)
      • 3.1.4. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường (52)
    • 3.2. Phương pháp nghiên cứu (53)
      • 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu (53)
      • 3.2.2. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu, tài liệu (54)
      • 3.2.3. Phương pháp phân tích số liệu (55)
      • 3.2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu (55)
  • Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận (57)
    • 4.1. Tình hình sử dụng đất và hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố Hòa Bình (57)
      • 4.1.1. Tình hình sử dụng đất tại thành phố Hòa Bình (57)
      • 4.1.2. Hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về đất đai của thành phố Hòa Bình (65)
    • 4.2. Thực trạng quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố Hòa Bình (68)
      • 4.2.1. Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai của thành phố Hòa Bình (68)
      • 4.2.2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính thành phố Hòa Bình (70)
      • 4.2.3. Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ (72)
      • 4.2.4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (76)
      • 4.2.5. Quản lý về việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất (85)
      • 4.2.6. Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất (91)
      • 4.2.7. Công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (93)
      • 4.2.8. Thống kê, kiểm kê đất đai (99)
      • 4.2.9. Quản lý tài chính về đất đai và giá đất (100)
      • 4.2.10. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất (102)
      • 4.2.11. Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai (104)
      • 4.2.12. Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai (106)
      • 4.2.13. Đánh giá chung về tình hình quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố hòa bình giai đoạn 2014-2016 (109)
    • 4.3. Các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố (112)
      • 4.3.1. Hệ thống luật pháp về đất đai (112)
      • 4.3.2. Bộ máy quản lý và nguồn nhân lực quản lý đất đai của địa phương (115)
      • 4.3.3. Ý thức chấp hành pháp luật đất đai của người dân địa phương và người sử dụng đất (118)
      • 4.3.4. Công tác tuyên truyền pháp luật đất đai ở địa phương (118)
    • 4.4. Một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản lý nhà nước về đất đai (121)
      • 4.4.1. Hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai (121)
      • 4.4.2. Hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước về đất đai (122)
      • 4.4.3. Đối với công tác quản lý và lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai (123)
      • 4.4.4. Về công tác giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất (124)
      • 4.4.5. Về công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (125)
      • 4.4.6. Về công tác quản lý tài chính về đất đai (125)
      • 4.4.7. Về công tác thanh tra, giải quyết các tranh chấp, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm về đất (126)
      • 4.4.8. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về đất đai (127)
  • Phần 5. Kết luận và kiến nghị (128)
    • 5.1. Kết luận (128)
    • 5.2. Kiến nghị (129)
  • Tài liệu tham khảo ...................................................................................................................... 101 (130)
  • Phụ lục .......................................................................................................................................... 103 (132)

Nội dung

Cơ sở lý luận và thực tiễn

Cơ sở lý luận

2.1.1 Một số khái niệm cơ bản

2.1.1.1 Khái niệm về đất đai Đất đai là một tài nguyên thiên nhiên quý giá của mỗi quốc gia và nó cũng là yếu tố mang tính quyết định sự tồn tại và phát triển của con người và các sinh vật khác trên trái đất C.Mác viết: “Đất đai là tài sản mãi mãi với loài người, là điều kiện để sinh tồn, là điều kiện không thể thiếu được để sản xuất, là tư liệu sản xuất cơ bản trong nông, lâm nghiệp” Bởi vậy, nếu không có đất đai thì không có bất kỳ một ngành sản xuất nào, con người không thể tiến hành sản xuất ra của cải vật chất để duy trì cuộc sống và duy trì nòi giống đến ngày nay Trải qua một quá trình lịch sử lâu dài con người chiếm hữu đất đai biến đất đai từ một sản vật tự nhiên thành một tài sản của cộng đồng, của một quốc gia “Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng Trải qua nhiều thế hệ nhân dân ta đã tốn bao công sức, xương máu mới tạo lập, bảo vệ được vốn đất đai như ngày nay”(Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, 2013). Đất đai là sản phẩm của tự nhiên, có trước lao động và cùng với quá trình lịch sử phát triển kinh tế xã hội, đất đai là điều kiện chung của lao động Về bản chất, đất đai là vật thể thiên nhiên cấu tạo độc lập, lâu đời do kết quả của quá trình hoạt động tổng hợp của 5 yếu tố hình thành gồm: Đá, thực vật, động vật, khí hậu và thời gian Do đất đai có vị trí đặc biệt trong đời sống kinh tế xã hội của mỗi con người và của mỗi quốc gia Đất đai cùng với các điều kiện là một trong những cơ sở quan trọng để hình thành các vùng kinh tế của đất nước, của mỗi lãnh thổ quốc gia Đất đai có vị trí cố định và tính giới hạn Đất đai không thể sản sinh ra mà cùng thời gian đất đai có thể bị mất đi Vì vậy, việc quản lý và sử dụng đất đai một cách hợp lý là một trong những vấn đề mà mọi quốc gia đều quan tâm. Đất đai là một trong những nguồn lực quan trọng nhất của mọi chế độ xã hội. Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt Đối với nông nghiệp, lâm nghiệp, đất đai là yếu tố không thể thay thế, còn đối với công nghiệp, dịch vụ là yếu tố quan trọng hàng đầu Đất đai còn là địa bàn cư trú của dân cư, tạo môi trường không gian sinh tồn cho xã hội loài người Đất đai có đặc điểm là bị giới hạn về mặt số lượng (diện tích).

Phân loại đất để phục vụ cho mục tiêu quản lý, khai thác sử dụng cho từng mục đích cụ thể Mục đích của phân loại là nắm vững tính chất đặc điểm của từng loại đất, thực trạng khai thác quản lý sử dụng đất để tìm ra những biện pháp quản lý chặt chẽ và nâng cao hiệu quả sử dụng từng loại đất Đất đai ở nước ta bao gồm nhiều loại Theo Luật Đất đai năm 2013 thì căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai được phân thành 3 nhóm: đất nông nghiệp, phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng, cụ thể được quy định tại điều 10 Luật Đất đai như sau: a Nhóm đất nông nghiệp: Đất nông nghiệp: Đất nông nghiệp là đất được xác định chủ yếu để sử dụng vào sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản hoặc nghiên cứu thí nghiệm về nông nghiệp Đất nông nghiệp được phân thành các loại sau: Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác; Đất trồng cây lâu năm; Đất rừng sản xuất; Đất rừng phòng hộ; Đất rừng đặc dụng; Đất nuôi trồng thủy sản; Đất làm muối; Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh. b Nhóm đất phi nông nghiệp: Đất phi nông nghiệp được phân thành các loại sau: Đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị; Đất xây dựng trụ sở cơ quan; Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; Đất xây dựng công trình sự nghiệp gồm đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp; đất xây dựng cơ sở văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, ngoại giao và công trình sự nghiệp khác; Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất; đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm; Đất sử dụng vào mục đích công cộng gồm đất giao thông (gồm cảng hàng không, sân bay, cảng đường thủy nội địa, cảng hàng hải, hệ thống đường sắt, hệ thống đường bộ và công trình giao thông khác); thủy lợi; đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; đất sinh hoạt cộng đồng, khu vui chơi, giải trí công cộng; đất công trình năng lượng; đất công trình bưu chính, viễn thông; đất chợ; đất bãi thải, xử lý chất thải và đất công trình công cộng khác; Đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng; Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng; Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng; Đất phi nông nghiệp khác gồm đất làm nhà nghỉ, lán, trại cho người lao động trong cơ sở sản xuất; đất xây dựng kho và nhà để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và đất xây dựng công trình khác của người sử dụng đất không nhằm mục đích kinh doanh mà công trình đó không gắn liền với đất ở. c Nhóm đất chưa sử dụng

Nhóm đất chưa sử dụng gồm các loại đất chưa xác định mục đích sử dụng (Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, 2013).

2.1.1.2 Khái niệm quản lý nhà nước về đất đai

Thuật ngữ “quản lý” thường được hiểu theo những cách khác nhau tuỳ theo góc độ khoa học khác nhau cũng như cách tiếp cận của người nghiên cứu Quản lý là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học xã hội và khoa học tự nhiên. Mỗi lĩnh vực khoa học có định nghĩa về quản lý dưới góc độ riêng của mình và nó phát triển ngày càng sâu rộng trong mọi hoạt động của đời sống xã hội (Bùi Văn Cường, 2012).

Theo quan niệm của các nhà khoa học nghiên cứu về quản lý hiện nay: Quản lý là sự tác động chỉ huy, điều khiển các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để chúng phát triển phù hợp với quy luật, đạt tới mục đích đã đề ra và đúng với ý chí của người quản lý Theo cách hiểu này thì quản lý là việc tổ chức, chỉ đạo các hoạt động của xã hội nhằm đạt được một mục đích của người quản lý. Theo cách tiếp cận này, quản lý đã nói rõ lên cách thức quản lý và mục đích quản lý.

Như vậy, theo cách hiểu chung nhất thì quản lý Nhà nước là sự tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý Việc tác động theo cách nào còn tuỳ thuộc vào các góc độ khoa học khác nhau, các lĩnh vực khác nhau cũng như cách tiếp cận của người nghiên cứu (Nguyễn Khắc Thái Sơn,2007).

Quản lý đất đai hay hoạt động địa chính là quá trình lưu giữ và cập nhật thông tin về sở hữu, giá trị, sử dụng đất và những thông tin khác liên quan đến đất (Trần Tú Cường, 2007) Theo cách hiểu này, do đất đai là một loại tài sản mà nhà nước là đại diện sở hữu, do đó hoạt động quản lý đất đai là một phạm trù của quản lý nhà nước về đất đai Như vậy, quản lý đất đai bao gồm các chức năng, nhiệm vụ liên quan đến việc xác lập và thực thi các quy tắc cho việc quản lý, sử dụng và phát triển đất đai cùng với những lợi nhuận thu được từ đất (thông qua việc bán, cho thuê hoặc thu thuế) và giải quyết những tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu và quyền sử dụng đất Chi tiết hơn, có quan điểm còn cho rằng, quản lý đất đai là quá trình điều tra mô tả những tài liệu chi tiết về thửa đất, xác định hoặc điều chỉnh các quyền và các thuộc tính khác nhau của đất, lưu giữ, cập nhật và cung cấp những thông tin liên quan về sở hữu, giá trị, sử dụng đất và các nguồn thông tin khác liên quan đến thị trường bất động sản Quản lý đất đai liên quan đến cả hai đối tượng đất công và đất tư bao gồm các hoạt động đo đạc, đăng ký đất đai, định giá đất, giám sát và quản lý sử dụng đất đai, cơ sở hạ tầng cho công tác quản lý.

Xuất phát từ việc Nhà nước là đại diện chủ sở hữu toàn dân đối với đất đai nhưng lại không trực tiếp sử dụng đất mà chuyển giao quyền sử dụng đất cho các cá nhân, tổ chức sử dụng, nên các cá nhân, tổ chức muốn sử dụng tốt quỹ đất được giao thì cũng cần thiết phải thực hiện tốt công tác quản lý đối với diện tích đất được giao đó Do vậy, khác với khái niệm quản lý nhà nước về đất đai, hoạt động quản lý đất đai của các cá nhân, tổ chức được nhà nước giao quyền sử dụng đất được hiểu dưới góc độ quản lý về mặt kinh tế, xã hội và môi trường nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đối với quỹ đất được giao Nói một cách khác, hoạt động quản lý đất đai ở đây có chủ thể là các cá nhân, tổ chức được giao quyền sử dụng đất (trong đó có các trường đại học), khách thể là các diện tích đất, hay toàn bộ quỹ đất được giao và đảm bảo nguyên tắc: tuân thủ mọi quy định của Hiến pháp và pháp luật về đất đai nhưng vẫn đảm bảo phục vụ tốt nhất, đem lại hiệu quả cao nhất cho mục đích sử dụng của cá nhân, tổ chức mình Việc thực hiện công tác quản lý tài nguyên đất của mỗi cá nhân, tổ chức khác nhau tùy thuộc vào mục đích sử dụng khác nhau của các đối tượng này Tuy nhiên, các nội dung cụ thể của hoạt động này phải dựa trên cơ sở các nội dung quản lý nhà nước về đất đai để làm căn cứ tổ chức thực hiện (Nguyễn Khắc Thái Sơn, 2007).

Quản lý nhà nước về đất đai là sự tác động có tổ chức và điều khiển quyền lực của nhà nước bằng pháp luật đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người trong lĩnh vực đất đai, nhằm duy trì, phát triển các mối quan hệ xã hội, trật tự pháp luật đất đai và thực hiện tốt những chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước (Đồng Thị Sáng, 2014).

2.1.2 Sự cần thiết phải quản lý nhà nước về đất đai

Hiện nay dân số tăng lên cùng với nhu cầu phát triển của các ngành, các lĩnh vực kinh tế - xã hội; diện tích đất phải thu hồi chuyển mục đích sử dụng để xây dựng tăng lên làm phát sinh nhiều biến động phức tạp trong quan hệ sử dụng đất. Nhà nước vừa thực hiện chức năng là đại diện sở hữu toàn dân về đất đai, vừa thực hiện chức năng quản lý nhà nước như tất cả các quốc gia khác trên thế giới, đồng thời bản chất của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, Nhà nước còn có nhiệm vụ rất quan trọng là phục vụ và bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của nhân dân.

Do đó, quản lý nhà nước về đất đai không chỉ nhằm mục tiêu phát triển mà còn phải đáp ứng nhu cầu đời sống của dân cư Sự cần thiết phải quản lý nhà nước về đất đai được thể hiện ở một số điểm sau đây:

Thứ nhất, dân số tăng lên cùng với quá trình công nghiệp hóa làm biến động đất đai, đòi hỏi phải tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai: Quá trình đô thị hóa kéo theo đó là làn sóng người nhập cư ồ ạt đã khiến các thành phố trở nên quá tải, gây ô nhiễm môi trường sống và làm cho việc xây dựng trong các đô thị trở nên khó kiểm soát, kéo theo nhiều hệ lụy trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai Do đó, để tránh tình trạng đất đai bị chuyển mục đích sử dụng trái phép, sử dụng không đúng quy hoạch, kế hoạch, nguồn tài nguyên đất đô thị bị lãng phí, cùng với nó là tình trạng xây dựng lộn xộn và tình trạng đói nghèo đòi hỏi tăng cường quản lý đối với đất là yêu cầu đặt ra của thực tiễn nhằm khai thác hợp lý, có hiệu quả nguồn lực đất đai với chức năng cung cấp vốn đầu tư cho sự phát triển của đô thị.

Thứ hai là, giải quyết hợp lý mối quan hệ giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng đất trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay Giải quyết mối quan hệ giữa quyền sở hữu và sử dụng đất chính là xử lý mối quan hệ kinh tế và pháp lý giữa Nhà nước với tư cách chủ thể đại diện sở hữu đất đai toàn dân và quyền sử dụng đất được Nhà nước giao Đây là một nội dung cơ bản nhất của quản lý Nhà nước đối với đất đai ở nước ta trong giai đoạn hiên nay (Trịnh Đình Thắng, 2000).

Thứ ba là, việc thực hiện quyền lợi về kinh tế của chủ thể sở hữu đất đai đòi hỏi phải tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước.

Quá trình đó đã làm phát sinh yêu cầu đòi hỏi phải tăng cường hoạt động quản lý nhà nước về đất đai Một trong những nội dung rất quan trọng mà hoạt động quản lý nhà nước về đất đai phải tập trung là vấn đề quản lý về mặt kinh tế đối với đất đai, hay nói cách khác là thực hiên lợi ích kinh tế của chủ thể sở hữu đất đai (Bùi Văn Cường, 2012).

Thứ tư là, quá trình đô thị hoá trong điều kiện nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi phải tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước đối với đất đai Luật đất đai đã quy định đất đai có giá trị và quyền sử dụng đất được phép chuyển nhượng, tài nguyên đất đai đã dần được khai thác sử dụng có hiệu quả hơn, góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước để đầu tư trở lại cho phát triển kinh tế, đặc biêt là đầu tư trở lại cho quá trình đô thị hóa Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, đất đai được tiền tệ hoá là một nguồn lực để chuyển thành vốn đầu tư cho phát triển kinh tế đô thị Đất đai là một loại hàng hoá đặc biệt Vì vậy, nó phải chịu sự điều tiết của các quy luật của thị trường như: quy luật cung và cầu; quy luật giá trị; quy luật cạnh tranh Đặc biệt đất đai đô thị là một loại hàng hoá có giá trị sử dụng và giá trị kinh tế rất lớn và có ảnh hưởng quan trọng tới quá trình đô thị hóa Vì vậy, quản lý Nhà nước về đất đai trong quá trình đô thị hóa trong điều kiện nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế thế giới cũng có những đòi hỏi rất khác biệt với quản lý Nhà nước về đất đai trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung (Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, 2013).

2.1.3 Nội dung quản lý Nhà nước về đất đai

2.1.3.1 Ban hành hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất

Cơ sở thực tiễn về quản lý nhà nước về đất đai

2.2.1 Kinh nghiệm quản lý đất đai của một số nước trên thế giới

* Công tác quản lý đất đai của Singapore

Singapore có chế độ sở hữu đất đai đa dạng: Sở hữu tư nhân, sở hữu nhà nước, trong đó sở hữu nhà nước chiếm tỷ lệ lớn nhất khoảng 90% Sở hữu tư nhân phải tuân thủ các chế độ quy hoạch sử dụng đất do nhà nước quy định Nhà nước ban hành luật trưng dụng đất đai nhằm quản lý quỹ đất công Nhà nước chịu trách nhiệm di dời, giải toả với tất cả các tổ chức và cá nhân có đất bị trưng dụng theo hình thức chủ yếu là giải toả tự nguyện và giải toả bắt buộc Luật Trưng dụng đất đai quy định người dân có nghĩa vụ tuân thủ Nhà nước sẽ áp dụng cưỡng chế hoặc phạt theo Luật xâm chiếm đất công nếu người dân không chịu di dời Ngoài ra, nhà nước cũng có chính sách đền bù, bảo đảm quyền lợi cho người dân phải di dời.

Singapore đã tìm nhiều biện pháp làm sao cho đất đai có thể sinh sôi như: lấn biển, đưa các nhà máy ra các đảo xa, xây dựng các tuyến đường trên cao… trên cơ sở đó Singapore tiến hành quy hoạch đất đai phù hợp với quá trình phát triển kinh tế, xã hội nhanh chóng của đất nước, xây dựng các khu đô thị vệ tinh kết nối với khu trung tâm bởi hệ thống đường cao tốc phục vụ đi lai giao thương nhanh chóng, thuận tiện Đồng thời mỗi khu đô thị này đều được quy hoạch, cải tiến và điều chỉnh phù hợp với thời gian, tạo điều kiện và đáp ứng nhu cầu của người dân sinh sống và làm việc tại chính nới họ đang sống, hình thành những cộng đồng gắn bó chặt chẽ với nhau (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2012).

* Công tác quản lý đất đai của Pháp Ở Pháp chính sách quản lý sử dụng đất canh tác rất chặt chẽ để đảm bảo sản xuất nông nghiệp bền vững và tuân thủ việc phân vùng sản xuất Việc chuyển đất canh tác sang mục đích khác, kể cả việc làm nhà ở cũng phải xin phép chính quyền cấp xã quyết định Nghiêm cấm việc xây dựng nhà trên đất canh tác để bán cho người khác Khuyến khích việc tích tụ đất nông nghiệp bằng cách tạo điều kiện thuận lợi để các chủ đất có nhiều mảnh đất ở các vùng khác nhau có thể đàm phán với nhau nhằm tiến hành chuyển đổi ruộng đất, tạo điều kiện tập trung các thửa đất nhỏ thành các thửa đất lớn Việc mua bán đất đai không thể tự thực hiện giữa người mua và người bàn, muốn bán đất phải xin cơ quan giám sát việc mua bán Việc bán đất nông nghiệp phải nộp thuế đất và thuế trước bạ Đất này được ưu tiên bán cho những người láng giềng để tạo ra các thửa đất có diện tích lớn hơn Ở Pháp có cơ quan giám sát việc mua bán đất để kiểm soát hoạt động mua bán, chuyển nhượng đất đai Cơ quan giám sát đồng thời làm nhiệm vụ môi giới và trực tiếp tham gia quá trình mua bán đất Văn tự chuyển đổi chủ sở hữu đất đai có Tòa ánh Hành chính xác nhận trước và sau khi chuyển đổi Đối với đất đô thị mới, khi chia cho người dân thì phải nộp 30% chi phí cho các công trình xây dựng hạ tầng, phần còn lại là 70% do chi phí địa phương chi trả Ngày nay, đất đai ở Pháp ngày càng có nhiều luật chi phối theo các quy định của các cơ quan hữu quan như quản lý đất đai, môi trường, quản lý đô thị, quy hoạch vùng lãnh thổ và đầu tư phát triển.

* Công tác quản lý đất đai của Trung Quốc

Luật đất đai của Trung Quốc được xây dựng các năm 1954,1975, 1978 và

1982 Trong đó, Luật đất đai năm 1982 là bộ luật hoàn chỉnh nhất Từ năm 1982 Luật đất đai Trung Quốc đã được sửa đổi 4 lần (qua các năm 1988, 1993,1999 và

20 năm 2004) Việc sử dụng Luật đất đai lần này được tiến hành từ năm 2003 nay đã hoàn thành việc sửa đổi, tại thời điểm đoàn công tác tại Trung Quốc thì dự thảo sửa đổi này được trình Quốc Vụ viện Trung Quốc để xem xét Nội dung cơ bản của Luật Đất đai sửa đổi lần này gồm 7 nội dung sau:

(1) Duy trì việc bảo vệ đất nông nghiệp;

(2) Quy định về sử dụng đất công trình ngầm;

(4) Việc cải tạo lại đất để khai thác khoáng sản xong;

(5) Hạn chế việc lợi dụng sử dụng đất đai;

(6) Chế độ giám sát đất đai;

(7) Chế độ bản vệ đất nông nghiệp.

- Luật đất đai hiện hành của Trung Quốc có nội dung quy định mang tính nguyên tắc (gần giống với Luật đất đai năm 1987 của Việt Nam); trong đó đối với những nội dung quan trọng và có vai trò quyết định cho phối các nội dung khác được quy định cụ thể và mang tính pháp chế cao, những nội dung khác chỉ quy định nguyên tác chung có tính mở và giao Chính phủ quy định để các địa phương thực hiện hoặc chính quyền tỉnh, thành phố quy định cụ thể. Ưu điểm là những nội dung quy định nguyên tắc trong luật được áp dụng trong một thời gian dài nhiều năm và thực hiện nhiều địa phương có đặc điểm, điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế- xã hội khác nhau vẫn phù hợp; căn cứ vào nguyên tắc quy định của luật, Chính phủ thông qua ban hành các nghị định quy định cụ thể hơn, các nguyên tắc với mức độ điều chỉnh khác phù hợp với từng thời kỳ.

- Trong luật và quy định của Chính phủ về quản lý đất đai có quy định rõ và tách bạch nội dung giám sát quản lý đất đai và kiểm tra việc sử dụng đất, gắn với các quy định về chế tài xử lý đã bảo đảm việc quản lý được tăng cường trách nhiệm và hạn chế những sai phạm phát sinh về quản lý đất đai trong các cơ quan nhà nước, đồng thời có căn cứ xử lý triệt để đối với các trường hợp quản lý sai quy định hoặc sử dụng đất vi phạm pháp luật.

- Quy định chỉ giao đất ở cho các tổ chức đầu tư kinh doanh nhà ở và không giao đất ở cho các hộ gia đình cá nhân sử dụng tại đô thị có nâng cao hiệu quả sử dụng đất, nhưng chưa tạo điều kiện thuận lợi và điều kiện về chỗ ở cho các hộ gia đình có mức thu nhập thấp hoặc gia đình có nhiều thế hệ sinh sống, chính sách, cơ chế thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất chưa được quy định rõ và đầy đủ giữa các địa phương thực hiện còn có sự khác nhau.

- Quy định thu hồi đất và cơ chế bồi thường, hỗ trợ và tái định cư có ưu điểm là được Chính phủ kiểm soát (phê duyệt) và giám sát chặt chẽ việc thu hồi đất đã bảo đảm việc sử dụng đất theo quy hoạch; cơ chế bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đã thực hiện công khai, minh bạch và cho người bị thu hồi đất, bị thiệt hại về tài sản được trao đổi trực tiếp về giá, mức bồi thường đối với cơ quan, đơn vị lập phương án thực hiện bồi thường Tuy nhiên còn có nhược điểm là chưa phân cấp được thẩm quyền và trách nhiệm cho UBND cấp tỉnh; tăng thủ tục hành chính và thời gian giải quyết; việc thỏa thuận giá trị bồi thường giữa người dân với cơ quan nhà nước là không khách quan;

- Quy định giá đất của Chính phủ chỉ khống chế mức giá tối thiểu và các xác định giá đất chuẩn của từng vùng đơn giản, trong việc thực hiện xác định giá thuận tiện, nhưng còn hạn chế là giá Nhà nước quy định có khoản chênh lệch lớn so với giá thực tế trên thị trường, chưa bảo đảm để làm cơ sở quyết định giá đất khi giao đất hoặc để thỏa thuận mức bồi thường hay xác định giá trị đất để thế chấp, góp vốn.

- Quy định của Chính phủ và các địa phương về một số giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng và khai thác nguồn lực từ đất xây dựng, đã có ưu điểm phát huy được những lợi thế của địa phương, của từng vùng, từng khu vực phục vụ cho mục tiêu và chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước, của địa phương đạt kết quả.

- Công tác giám sát của Trung Quốc đối với việc quản lý đất đai của cơ quan nhà nước được thực hiện khá toàn diện và có hiệu quả Giúp cho công tác quản lý nhà nước về đất đai được thực hiện tốt và đạt nhiều thành tựu.

- Công tác thanh tra có những nội dung gần giống với pháp luật Việt Nam Tuy nhiên quy định về việc xử lý vi phạm phát hiện qua thanh tra cụ thể và nghiêm khắc hơn Luật đất đai của Việt Nam.

- Công tác giải quyết tranh chấp đất đai luôn có sự tham gia của cơ quan quản lý nhà nước trước khi vụ việc được đưa ra Tòa án.

2.2.2 Thực tiễn quản lý Nhà nước về đất đai ở Việt Nam

* Hệ thông tổ chức cơ quan quản lý đất đai

- Cơ cấu tổ chức: Hệ thống tổ chức cơ quan quản lý đất đai Việt Nam được thành lập thống nhất từ Trung ương đến cơ sở gắn với quản lý tài nguyên và môi trường, có bộ máy tổ chức cụ thể như sau:

+ Cơ quan QLNN về đất đai ở Trung ương là Bộ Tài nguyên và Môi trường.

+ Cơ quan quản lý đất đai ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là Sở

+ Cơ quan quản lý đất đai ở huyện, quận, thị xã và thành phố thuộc tỉnh là Phòng Tài nguyên và Môi trường.

+ Xã, phường, thị trấn có các cán bộ địa chính.

* Tình hình quản lý đất đai

Ngày 18/12/1980, Quốc hội nước Cộng hóa xã hội chủ nghĩa Việt nam đã thông qua Hiến pháp sửa đổi quy định: “Đất đai, rừng núi, sông hồ, hầm mỏ, tài nguyên thiên nhiên trong lòng đất, ở vùng biển và thềm lục địa đều thuộc sở hữu toàn dân và Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch chung” Đây là cơ sở pháp lý vô cùng quan trọng để thực thi công tác quản lý đất đai trên phạm vi cả nước.

Khởi đầu cho công cuộc chuyển đổi ở Việt Nam là các chính sách, pháp luật đất đai trong nông nghiệp nông thôn được đánh dấu từ Chỉ thị 100, năm 1981 của Ban Bí thư hay còn gọi là “Khoán 100” với mục đích là khoán sản phẩm đến người lao động đã tạo ra sự chuyển biến tốt trong sản xuất nông nghiệp Sau kết quả khả quan của “Khoán 100” năm 1988, Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị đã có bước đột phá quan trọng khi lần đầu tiên thừa nhận các hộ gia đình là đơn vị kinh tế tự chủ.

Phương pháp nghiên cứu

Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trường

Thành phố Hoà Bình là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hoá - xã hội của tỉnh Hoà Bình và là trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế của vùng Tây Bắc; cách Thủ đô Hà Nội 76 km về phía Tây nằm trên tuyến QL6 từ Hà Nội đi Sơn La Ngày 14 tháng 7 năm 2009, Chính phủ có Nghị quyết số 31/NQ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính một số huyện và thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình, theo đó sẽ chuyển toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của xã Trung Minh thuộc huyện Kỳ Sơn về thành phố Hòa Bình quản lý.

Địa giới hành chính của thành phố được xác định như sau: - Phía Bắc giáp huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ;

- Phía Đông giáp huyện Kỳ Sơn và huyện Kim Bôi;

- Phía Nam giáp huyện Cao Phong;

- Phía Tây giáp huyện Đà Bắc.

Thành phố Hòa Bình có diện tích tự nhiên là 14.373,35 ha với 15 đơn vị hành chính cấp xã, phường (08 phường và 07 xã) Thành phố nằm trên trục hệ thống giao thông quan trọng Quốc lộ 6, nối liền tỉnh Hoà Bình với các tỉnh vùng Tây Bắc, đồng bằng sông Hồng và thủ đô Hà Nội Đây là những điều kiện thuận lợi cơ bản để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội của thành phố nói riêng và của tỉnh Hoà Bình nói chung trong những năm tới.

Thành phố Hòa Bình có địa hình tương đối phức tạp được chia làm 2 tiểu vùng đồng bằng và đồi núi Thành phố có 2/3 diện tích là đồi núi bao quanh Khu trung tâm thành phố với địa hình đồng bằng tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 18 - 22 m Khu vực đồi núi với các xã Hòa Bình, Yên Mông, Dân Chủ, Sủ Ngòi, Thái Thịnh, Trung Minh có địa hình tương đối phức tạp với đồi núi bao quanh, có độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 30 - 320 m.

Thành phố Hoà Bình nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang đặc điểm chung của vùng; mùa Đông lạnh, ít mưa; mùa hè nóng, mưa nhiều Khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9, mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau.

Nhiệt độ trung bình năm là 23,4 0 C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 28,8 0 C (tháng 7), nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 16,2 0 C (tháng 1).

Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.860 mm nhưng phân bố không đều giữa các tháng trong năm Mưa tập trung chủ yếu vào các tháng từ tháng 5 đến tháng 8, chiếm 75% tổng lượng mưa Các tháng còn lại mưa ít chỉ chiếm 25% tổng lượng mưa Vào các tháng mùa khô mưa rất ít đặc biệt là tháng 11 và tháng 12. Tổng số giờ nắng trung bình năm là 1.636 giờ Tháng có số giờ nắng cao nhất là tháng 7 với 263 giờ Tháng ít nhất là tháng 3 với số giờ nắng là 70 - 90 giờ.

Hướng gió chia làm hai mùa rõ rệt: Mùa nóng thịnh hành là gió Đông Nam, mùa khô hướng gió thịnh hành là gió mùa Đông Bắc. Độ ẩm không khí trung bình 83%, độ ẩm không khí thấp nhất là 77% vào tháng 12, độ ẩm không khí cao nhất là 88% vào tháng 3 và tháng 4.

- Số ngày sương muối 19,8 ngày/năm; số ngày mưa phùn 32,5 ngày/năm.

Do nằm trong vùng Bắc Bộ nên hàng năm thành phố Hoà Bình chịu ảnh hưởng của gió lốc kèm theo là mưa lớn tập trung gây úng lụt ảnh hưởng tới sản xuất và đời sống của người dân.

Thành phố Hoà Bình có sông Đà chảy qua, chia cắt thành phố thành hai khu vực, bờ trái và bờ phải Hệ thống suối gồm có suối Đúng, suối Trì, suối Cang…ở phía bờ trái và phía bờ phải có suối Chăm và một số suối nhỏ khác Các hồ lớn chủ yếu tập trung ở phía bờ trái trên địa bàn các phường Hữu Nghị, Phương Lâm và Tân Hòa.

Trên sông Đà đã xây dựng đập thủy điện Hoà Bình với dung tích hồ

9,4x10 9 m 3 ; diện tích mặt nước ở cao trình 115 m là 19.200 ha Mực nước cao nhất là 115 m, mực nước chết là 80 m, chiều cao đập 128 m, chiều dài đập 640 m, chiều cao đập tràn 82 m Mực nước hạ lưu lớn nhất khi xả lũ 23,61 m.

Ngoài sông Đà và hồ Hoà Bình; thành phố Hoà Bình còn có một số hồ nhỏ như: Đầm Quỳnh Lâm (Hmax = 19,5 m; Hmin= 17,5 m); Hồ Dè (Hmax = 20,5 m; Hmin = 18,5 m); Hồ Thịnh Lang (Hmax = 20,5 m; Hmin = 18,5 m); Hồ và đập suối Đúng (chiều dài đập 5 m, cao độ đường tràn 46,5 m) và các suối, có tác dụng thoát nước vào mùa mưa như: Suối Đúng, suối Trì, suối Khang, suối Sủ Ngòi, đập Thống Nhất…

Tổng diện tích tự nhiên của Thành phố năm 2016 là 14.373,35 ha Theo kết quả điều tra thổ nhưỡng cho thấy trên địa bàn Thành phố có các loại đất theo nguồn gốc phát sinh như sau:

- Đất Feralit, đất đỏ vàng trên núi: Loại đất này có thành phần cơ giới chủ yếu là thịt trung bình, thịt nhẹ, đất không chua, lân tổng số và lân dễ tiêu nghèo, kali tổng số và kali dễ tiêu nghèo Các chất dinh dưỡng khác tương đối thấp, phân bố tại các vùng núi của thành phố. Loại đất này phù hợp cho phát triển cây lâm nghiệp và một số ít cây trồng ăn quả.

- Đất phù sa của hệ thống sông suối:

+ Đất phù sa được bồi đắp hàng năm: Diện tích tập trung ven các sông suối, chất lượng tốt có thành phần cơ giới nặng Loại đất này thích hợp cho trồng cây hàng năm đặc biệt là lúa.

+ Đất phù sa không được bồi đắp: Được hình thành do sản phẩm bồi tụ của phù sa sông nhưng không bị ảnh hưởng của bồi tụ hàng năm Loại đất này hình thành tầng canh tác, phẫu diện đất phân hoá rõ ràng (có tầng chuyển tiếp như glây, kết von, lớp cát xen) Đất có thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến thịt nhẹ, đất chua, nghèo lân dễ tiêu, đạm tổng số thấp Hiện nay loại đất này được sử dụng để trồng lúa nước.

- Đất nâu vàng trên phù sa cổ: Được hình thành trên mẫu đất phù sa cổ có địa hình lượn sóng hoặc dạng đồi thấp Đặc điểm của loại đất này là tầng đất dày, thành phần cơ giới thịt nhẹ, ít chua, dinh dưỡng tương đối khá Hiện nay loại đất này được sử dụng để trồng màu, mía, cây lâu năm.

Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Công tác quản lý nhà nước về đất đai đã có nhiều chuyển biến tích cực Tuy nhiên trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội, công tác quản lý và sử dụng đất của thành phố Hòa Bình còn nhiều hạn chế cần khắc phục Vì vậy tôi chọn thành phố Hòa Bình - tỉnh Hòa Bình làm địa bàn nghiên cứu Đề tài chọn ra 3 phường, xã bao gồm: phường Phương Lâm, phường Thịnh Lang và xã Sủ Ngòi.

- Phường Phương Lâm: phường trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của thành phố Hòa Bình Các cơ quan Tỉnh uỷ, UBND Tỉnh và hầu hết các Sở ban ngành của Tỉnh đều đóng trên địa bàn phường.

- Phường Thịnh Lang: nằm ở Trung tâm thuộc bờ trái sông Đà, trước đây là xã Thịnh Lang, năm 2003 được nâng cấp thành phường Thịnh Lang, Thành phố Hoà Bình, là phường duy nhất của Thành phố không có đồi núi, đất lâm nghiệp.

- Xã Sủ Ngòi: là một trong 6 xã nằm ở ngoại vi Thành phố thuộc bờ phải sông Đà.

Ba điểm được chọn làm điểm nghiên cứu là các điểm đặc trưng cho sự phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa của thành phố và từ đó việc quản lý Nhà nước về đất đai có những khó khăn và phức tạp riêng. Đối tượng khảo sát: Để phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố Hòa Bình, nghiên cứu lựa chọn các đối tượng khảo sát gồm:

+ Cán bộ quản lý nhà nước về đất đai cấp thành phố, cấp phường, xã;

3.2.2 Phương pháp điều tra, thu thập số liệu, tài liệu

Nghiên cứu chủ yếu được sử dụng nguồn tài liệu thứ cấp thông qua các công trình nghiên cứu của các tác giả đi trước, những báo cáo, nghị quyết Trung ương đảng, Bộ NN & PTNT, Bộ Tài nguyên và Môi trường, những nghiên cứu trước đây trong vấn đề quản lý Nhà nước về đất đai.

Thu thập các số liệu thứ cấp tại Phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Thống kê, các phòng ban có liên quan của thành phố gồm các số liệu: Điều kiện tự nhiên, tình hình phát triển kinh tế xã hội, phương hướng phát triển kinh tế xã hội của địa phương như các báo cáo thống kê, kiểm kê, báo cáo tổng hợp về tình hình phát triển kinh tế xã hội của thành phố, của các xã, phường được chọn làm điểm nghiên cứu.

3.2.2.2 Số liệu sơ cấp Để thu thập các thông tin liên quan đến đề tài, tôi tiến hành thu thập số liệu sơ cấp từ việc phỏng vấn các cán bộ thuộc các cơ quan cấp thành phố, cấp xã, phường và các chủ hộ trên địa bàn thành phố Hòa Bình.

- Đối với cán bộ cấp thành phố, cấp phường, xã Đề tài tham vấn và lấy ý kiến thông qua bảng câu hỏi với các cán bộ với số lượng 14 người, trong đó:

+ Cán bộ cấp thành phố: 05 người, gồm 02 cán bộ lãnh đạo thành phố và 03 cán bộ nghiệp vụ, tham vấn về giải pháp tăng cường công tác QLNN về đất đai.

+ Cán bộ cấp xã, phường: 09 người (03 người/1 xã) gồm: 06 cán bộ lãnh đạo xã và 03 cán bộ địa chính.

- Đối với các chủ hộ

Công tác thu thập thông tin từ các hộ dân ở 3 xã, phường trên tổng số 17 phường, xã trên địa bàn thành phố được tiến hành một cách ngẫu nhiên thông qua bảng câu hỏi dành riêng cho chủ hộ.

Tiến hành chọn ngẫu nhiên 60 hộ đang sử dụng đất, thuộc 03 xã, phường đã được chọn (20 hộ/1 xã, phường), lấy ý kiến các hộ về quá trình triển khai các nội dung QLNN về đất đai.

Như vậy tổng số phiếu điều tra phục vụ công tác thu thập thông tin cho đề tài là 74 phiếu Trong đó:

+ Phiếu dành cho cán bộ cấp thành phố, xã, phường là: 14 (phiếu).

+ Phiếu phỏng vấn các chủ hộ (3 xã phường, mỗi xã, phường 20 hộ): 60 (phiếu).

Nội dung của phiếu điều tra gồm những thông tin cơ bản sau:

- Thông tin chung về đặc điểm quản lý đất đai tại thành phố Hòa Bình.

- Đất đai và tình hình quản lý Nhà nước về đất đai của thành phố Hòa Bình và các xã, phường: phường Phương Lâm, phường Thịnh Lang và xã Sủ Ngòi.

- Các nội dung điều tra được xây dựng cụ thể và phục vụ cho việc đánh giá công tác quản lý nhà nước về đất đai tại thành phố Hòa Bình.

3.2.3 Phương pháp phân tích số liệu

- Phương pháp thống kê: Sử dụng để thống kê các loại đất hiện nay trên địa bàn và thống kê về sự biến động các loại đất và tình hình quy hoạch đất đai, quản lý từng loại đất đai trên địa bàn… các chỉ tiêu cần thiết liên quan đến quản lý hiệu quả nguồn đất.

- Phương pháp so sánh: Phương pháp dùng để so sánh các chỉ tiêu về sử dụng đất đai trên địa bàn thành phố Hòa Bình ở các thời điểm khác nhau nhằm chỉ ra sự biến động trong sử dụng đất Bên cạnh đó, phương pháp so sánh cũng dùng để phản ánh sự khác biệt trong nhận thức, đánh giá của từng đối tượng được khảo sát về vấn đề quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn trong thời gian qua.

3.2.4 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

3.2.4.1 Nhóm chỉ tiêu thể hiện thực trạng đất đai

- Diện tích từng loại đất;

- Diện tích từng đơn vị, đối tượng sử dụng, quản lý đất;

- Biến động tăng, giảm diện tích sử dụng đất.

3.2.4.2 Nhóm chỉ tiêu phản ánh cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ quản lý đất đai

- Số lượng cán bộ quản lý đất đai.

- Trình độ chuyên môn của cán bộ: Số lượng cán bộ tốt nghiệp trình độ trên Đại học, Đại học, Cao đẳng, Trung cấp.

3.2.4.3 Nhóm chỉ tiêu phản ánh nội dung quản lý Nhà nước về đất đai

Hệ thống chỉ tiêu phản ánh nội dung quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố Hòa Bình:

+ Hệ thống các văn bản pháp luật về quản lý đất đai;

+ Các chỉ tiêu về công tác lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ quy hoạch sử dụng đất;

+ Các chỉ tiêu về công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;

+ Các chỉ tiêu về công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi;

+ Các chỉ tiêu về công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đấ: mức độ hài lòng của người dân về quy trình, thủ tục cấp GCN QSDĐ;

+ Số lượng vụ khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai.

+ Số trường hợp vi phạm quy định về sử dụng đất đai.

+ Số lượng chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được điều chỉnh hàng năm;

- Chỉ tiêu đánh giá mức độ hài lòng của người dân về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của thành phố.

- Chỉ tiêu đánh giá mức độ hài lòng về thủ tục và giải quyết khiếu nại tố cáo về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

- Chỉ tiêu đánh giá mức độ hài lòng của người dân về thời gian cấp GCN QSDĐ.

Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Tình hình sử dụng đất và hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố Hòa Bình

4.1.1 Tình hình sử dụng đất tại thành phố Hòa Bình

4.1.1.1 Diện tích đất đai theo mục đích sử dụng

Số liệu hiện trạng sử dụng đất 2016 là số liệu thống kê năm 2015 đã được điều chỉnh biến động đến 31/12/2016; tổng diện tích tự nhiên của thành phố Hòa Bình là 14.373,35 ha, chiếm 3,13% diện tích tự nhiên của tỉnh Hòa Bình.

Diện tích các loại đất đưa vào sử dụng cho các mục đích 14.102,88 ha, chiếm 98,12%, diện tích đất chưa sử dụng: 270,47 ha chiếm 1,88% Trong đó:

- Đất nông nghiệp diện tích 10.692,22 ha, chiếm 74,39% tổng diện tích tự nhiên thành phố;

- Đất phi nông nghiệp diện tích 3.410,66 ha, chiếm 23,73% diện tích tự nhiên thành phố;

- Đất chưa sử dụng có diện tích 270,47 ha, chiếm 1,88% tổng diện tích tự nhiên thành phố.

Biểu đồ 4.1 Cơ cấu diện tích đất đai thành phố Hòa Bình năm 2016 a Đất nông nghiệp Đất nông nghiệp 10.692,22 chiếm 74,39% tổng diện tích tự nhiên của thành phố, tập trung chủ yếu ở các xã: Yên Mông (2.047,93 ha), Hòa Bình (1.876,98 ha),Thống Nhất (1.437,94 ha), Trung Minh (1,173,75 ha)…phường Thái Bình có nhiều diện tích nhất với 872,37 ha, phường Đồng Tiến có ít diện tích đất nông nghiệp nhất với 83,78 ha.

Bảng 4.1 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2016

TT Chỉ tiêu sử dụng đất Mã Diện tích Cơ cấu

Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước LUC 635,23 5,94

1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 288,62 2,70

1.3 Đất trồng cây lâu năm CLN 1.103,78 10,32

1.4 Đất rừng phòng hộ RPH 3.063,05 28,65

1.5 Đất rừng đặc dụng RDD 8,02 0,08

1.6 Đất rừng sản xuất RSX 5.229,31 48,91

1.7 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 210,86 1,97

Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Hòa Bình, (2016)

- Đất trồng lúa có 788,58 ha, chiếm 7,38% diện tích đất nông nghiệp;

- Đất trồng cây hàng năm khác có 288,62 ha, chiếm 2,70% diện tích đất nông nghiệp;

- Đất trồng cây lâu năm có 1.103,78 ha, chiếm 10,32% diện tích đất nông nghiệp;

- Đất rừng phòng hộ có 3.063,05 ha, chiếm 28,65% diện tích đất nông nghiệp, tập trung tại các xã Thái Thịnh, Yên Mông, Hòa Bình và tại phường Thái Bình.

- Đất rừng đặc dụng có 8,02 ha, chiếm 0,08% diện tích đất nông nghiệp tập trung tại xã Thái Thịnh.

- Đất rừng sản xuất có 5.229,31 ha, chiếm 48,91% diện tích đất nông nghiệp, phân bố chủ yếu tại xã Hòa Bình, Thống Nhất, Yên Mông.

- Đất nuôi trồng thủy sản có 210,86 ha, chiếm 1,97% diện tích đất nông nghiệp. b Đất phi nông nghiệp Đất phi nông nghiệp 3.410,66 ha chiếm 23,73% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu trên các địa bàn xã, phường như: Thái Thịnh, Trung Minh, phường Tân

- Các phường có tỷ lệ đất phi nông nghiệp có tỷ lệ cao như cao: Phường Thịnh

Lang (70,17%), phường Tân Thịnh (61,57%)…xã có tỷ lệ cao như: xã

Thái Thịnh (43,82%) Địa bàn có tỷ lệ đất phi nông nghiệp so với tự nhiên thấp bao gồm xã Hòa Bình (5,49%), xã Thống Nhất (9%) và phường Thái Bình

- Cơ cấu sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2016 như sau (Bảng 4.2):

Bảng 4.2 Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2016

TT Chỉ tiêu sử dụng đất Mã Diện tích Cơ cấu

2 Đất phi nông nghiệp PNN 3.410,66 100,0

2.3 Đất khu công nghiệp SKK 22,47 0,66

2.4 Đất thương mại, dịch vụ TMD 76,6 2,25

2.5 Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp SKC 122,08 3,58

2.6 Đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia, cấp tỉnh, DHT 1.457,87 42,74 cấp huyện, cấp xã

2.7 Đất có di tích lịch sử - văn hóa DDT 1,21 0,04

2.8 Đất danh lam thắng cảnh DDL 13,74 0,40

2.9 Đất bãi thải, xử lý chất thải DRA 26,83 0,79

2.10 Đất ở tại nông thôn ONT 282,88 8,29

2.11 Đất ở tại đô thị ODT 375,36 11,01

2.12 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 55,19 1,62

2.13 Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp DTS 14,83 0,43

2.14 Đất cơ sở tôn giáo TON 6,07 0,18

2.15 Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, NTD 69,10 2,03 nhà hỏa táng 2.16 Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm SKX 6,03 0,18

2.17 Đất sinh hoạt cộng đồng DSH 11,4 0,33

2.18 Đất khu vui chơi, giải trí công cộng DKV 12,14 0,36

2.19 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 0,23 0,01

2.20 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 737,45 21,62

Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Hòa Bình, (2016)

- Đất quốc phòng: có 99,09 ha chiếm 2,91% diện tích đất phi nông nghiệp, trong đó có nhiều trên các địa bàn xã, phường: Thái Thịnh (48,29 ha), Trung Minh (8,38 ha), Phương

- Đất an ninh: có 20,09 ha chiếm 0,59% diện tích đất phi nông nghiệp;

- Đất khu công nghiệp: có 22,47 ha tương ứng với 0,66% diện tích đất phi nông nghiệp, toàn khu công nghiệp bờ trái Sông Đà nằm trên địa bàn phường Hữu Nghị.

- Đất thương mại dịch vụ: Có 76,60 ha, chiếm 2,25% diện tích đất phi nông nghiệp Những công trình thương mại dịch vụ tiêu biểu như: nhà hàng, khách sạn (Sông Đà), trung tâm thương mại (AP Plaza )…

- Đất cơ sở sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp có 122,08 ha chiếm 3,58% diện tích đất phi nông nghiệp Diện tích này chủ yếu sử dụng cho các cơ sở công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn thành phố như: dệt (thổ cẩm), thủ công mỹ nghệ từ tre, nứa, sản xuất rượu cần…

- Đất phát triên hạ tầng có 1.457,87 ha, chiếm 42,74% tổng diện tích đất phi nông nghiệp Diện tích này sử dụng vào các mục đích: đất giao thông, đất thủy lợi, đất cơ sở văn hóa, đất cơ sở thể dục thể thao, đất cơ sở giáo dục đào tạo, đất chợ,

- Đất có di tích lịch sử văn hóa có 1,21 ha chiếm 0,04% diện tích đất phi nông nghiệp.

- Đất danh lam thắng cảnh có 13,74 ha chiếm 0,4% diện tích đất phi nông nghiệp.

- Đất bãi thải, xử lý chất thải có 26,83 ha, chiếm 0,79% diện tích đất phi nông nghiệp.

- Đất ở tại đô thị: có 375,36 ha chiếm 11,01% diện tích đất phi nông nghiệp.

- Đất ở tại nông thôn: có 282,88 ha chiếm 8,29% diện tích đất phi nông nghiệp.

- Đất cơ sở tôn giáo có 6,07 ha, chiếm 0,18% diện tích đất phi nông nghiệp.

- Đất nghĩa trang, nghĩa địa có: 69,10 ha chiếm 2,03% diện tích đất phi nông nghiệp.

- Đất sản xuất vật liệu xây dựng và làm đồ gốm: có 6,03 ha, chiếm 0,18% diện tích đất phi nông nghiệp.

- Đất sinh hoạt cộng đồng có 11,40 ha chiếm 0,33% tổng diện tích đất phi nông nghiệp.

- Đất khu vui chơi giải trí công cộng có 12,14 ha chiếm 0,36% tổng diện tích đất phi nông nghiệp.

- Đất cơ sở tín ngưỡng có 0,23 ha, chiếm 0,01% diện tích đất phi nông nghiệp.

- Đất sông, ngòi, kênh, rạch có 737,45 ha chiếm 21,62% diện tích đất phi nông nghiệp. c Đất chưa sử dụng Đất chưa sử dụng có diện tích 270,47 ha chiếm 1,88% tổng diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu trên địa bàn các xã, phường: xã Hòa Bình (137,06 ha), xã Thái Thịnh

(65,78 ha), phường Thái Bình (20,61 ha), phường Hữu Nghị (18,29 ha),…

Cơ cấu sử dụng đất chưa sử dụng năm 2016 như sau (Bảng 4.3)

Bảng 4.3 Hiện trạng đất chưa sử dụng năm 2016

TT Chỉ tiêu sử dụng đất Mã Diện tích Cơ cấu

3 Nhóm đất chưa sử dụng CSD 270,47 100,00

3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 32,08 11,86

3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 78,40 28,99

3.3 Núi đá không có rừng cây NCS 159,99 59,15

Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Hòa Bình, (2016)

4.1.1.2 Diện tích đất đai theo đối tượng quản lý và sử dụng

Bảng 4.4 Diện tích phân theo đối tượng quản lý và sử dụng năm 2016

TT Đối tượng giao đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

Tổng diện tích tự nhiên 14.373,35 100,00

1 Theo đối tượng sử dụng 10.751,88 74,80

1.1 Hộ gia đình cá nhân 8.782,22 61,10

1.2 Các tổ chức kinh tế 1.496,43 10,41

1.3 Cơ quan đơn vị nhà nước 366,98 2,55

1.4 Tổ chức sự nghiệp công lập 95,70 0,67

1.6 Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 1,37 0,01

1.7 Cộng đồng dân cư và cơ sở tôn giáo 6,29 0,04

2 Theo đối tượng được giao để quản lý 3.621,47 25,20

Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Hòa Bình, (2016)

47 thành phố Hòa Bình tại bảng 4.4 cho thấy: phần lớn diện tích đất đai của thành phố được giao cho các hộ gia đình, cá nhân sử dụng 8.782,22 ha (chiếm 61,10% tổng diện tích tự nhiên của thành phố), còn lại giao cho các tổ chức kinh tế, cơ quan đơn vị nhà nước, tổ chức sự nghiệp công lập, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cộng đồng dân cư và cơ sở tôn giáo Trên địa bàn còn 3.621,47 ha (chiếm 25,20% tổng diện tích tự nhiên) được giao cho UBND cấp xã, phường và các tổ chức khác để quản lý.

4.1.1.3 Biến động diện tích theo mục đích sử dụng đất giai đoạn 2014-2016

Tổng diện tích tự nhiên năm 2016 của thành phố là 14.373,35 ha Biến động diện tích theo mục đích sử dụng giai đoạn 2014-2016 được thể hiện chi tiết tại bảng 4.5 dưới đây:

Bảng 4.5 Biến động diện tích theo mục đích sử dụng đất giai đoạn 2014-2016 Diện tích So với năm 2015 So với năm 2014

TT Mục đích sử dụng năm 2016 Diện tích Diện tích

(ha) (ha) giảm (-) (ha) giảm (-)

Tổng diện tích đất tự 14.373,35 14.373,35 0,00 14.373,35 0,00 nhiên

Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Hòa Bình, (2016) Qua bảng 4.5 cho thấy:

- Đất nông nghiệp: năm 2016 có 10.692,22 ha, giảm 40,13 ha so với năm 2015

(10.732,35 ha); giảm 140,23 ha so với năm 2014 (10.832,45 ha).

- Đất phi nông nghiệp: năm 2016 có 3.410,66 ha, tăng 44,29 ha với năm 2015

(3.366,37 ha); tăng 167,17 ha so với năm 2014 (3.243,49 ha).

- Đất chưa sử dụng: năm 2016 có 270,47 ha, giảm 4,16 ha so với năm 2015

(274,63 ha); giảm 26,94 ha so với năm 2014 (297,41 ha).

Nhận thấy cơ cấu diện tích các nhóm đất chính của Thành phố giai đoạn2014-2016 có xu hướng giảm diện tích đất nông nghiệp, đất chưa sử dụng, tăng

4.1.1.4 Đánh giá chung tình hình biến động diện tích các loại đất trên địa bàn thành phố Hòa Bình

Diện tích đất nông nghiệp năm 2016 giảm 40,13 ha so với năm 2015, giảm 140,23 ha so với năm 2014, trong đó diện tích đất lúa sử dụng kém hiệu quả được chuyển sang mục đích khác đem lại nhiều lợi ích hơn Tuy nhiên những sự thay đổi về diện tích đất nông nghiệp còn nhiều điểm chưa phù hợp với quy hoạch sử dụng đất được duyệt, quá trình chuyển mục đích sử dụng diễn ra chưa đảm bảo tiến độ Diện tích đất rừng phòng hộ giảm tiềm ẩn nhiều nguy hiểm trong đó: một lượng lớn diện tích đất rừng phòng hộ được nhà nước giao quản lý nhưng thiếu kiểm soát và trách nhiệm dẫn đến thất thoát quỹ đất rừng phòng hộ Cụ thể như: trong năm 2014, tỉnh đã thu hồi 73,49 ha được giao cho công ty trách nhiệm hữu hạn Quốc Cường và 62,25 ha được giao cho xí nghiệp lâm nghiệp Kỳ Sơn.

Nhìn chung những biến động về diện tích đất phi nông nghiệp đã đem lại những lợi ích, hiệu quả về nhiều mặt kinh tế, xã hội, môi trường Phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được duyệt Nhưng vẫn còn tồn tại nhiều trường hợp dự án đã được phê duyệt nhưng chưa đưa vào thực hiện, chậm tiến độ, dự án treo…hệ thống công trình phụ trợ chưa được đầu tư quy mô Cụ thể: Dự án nhà ở xã hội với diện tích trên 2,15 ha trên địa bàn phường Hữu Nghị do công ty Cổ phần thương mại Dạ Hợp làm chủ đầu tư đã xây dựng xong nhưng chưa đưa vào sử dụng Trong năm 2014, Công ty Cổ phần LILAMA 10 sử dụng 59.966,2 m 2 được nhà nước cho thuê để chế tạo, gia công thiết bị nhưng không sử dụng liên tục, một số diện tích đất sân bãi chưa sử dụng gây lãng phí Đồng thời Công ty lắp đặt máy móc để sản xuất gỗ ép công nghiệp là không đúng mục đích sử dụng đã ký kết trong hợp đồng thuê đất.

Diện tích đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng trong giai đoạn từ 2014-2016 là 26,94 ha Về cơ bản đã khai thác một cách hiệu quả, cải tạo, nâng cao chất lượng đất chưa sử dụng để có thể đưa vào sử dụng các mục đích khác.

4.1.2 Hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về đất đai của thành phố Hòa Bình

- Hệ thống tổ chức các cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân thành phố Hòa Bình được thể hiện sơ đồ 4.1 dưới đây:

Phòng Quản lý đô thị

Phòng Lao động- thương bính- XH

Phòng Giáo dục & đào tạo

CHỦ TỊCH, CÁC PHÓ CHỦ TỊCH

Phòng Văn hóa- Thông tin Phòng Y tế

Sơ đồ 4.1 Hệ thống tổ chức cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân thành phố Hòa Bình

Nguồn: Ủy ban nhân dân thành phố Hòa Bình, (2016)

- Hệ thống tổ chức QLNN về đất đai trên địa bàn thành phố Hòa Bình được thể hiện qua sơ đồ 4.2 dưới đây:

Thành ủy, UBND thành phố Đảng ủy, UBND xã, phường

Phòng Tài nguyên và Môi trường

Hộ gia đình, cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức được giao sử dụng đất

Sơ đồ 4.2 Hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về đất đai thành phố

Nguồn: Ủy ban nhân dân thành phố Hòa Bình, (2016)

Bộ máy quản lý đất đai của thành phố gồm 2 cấp: cấp thành phố gồm Thành ủy; UBND thành phố; Phòng Tài nguyên và Môi trường và Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất Cấp xã, phường gồm Đảng ủy, UBND xã, phường và cán bộ địa chính của 15 xã, phường (sơ đồ 4.2) Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận này như sau:

- Thành ủy và UBND các cấp: chỉ đạo, quản lý, giám sát các bộ phận chuyên môn thực hiện công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố Hòa Bình.

- Phòng Tài nguyên và Môi trường:

Thực trạng quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố Hòa Bình

4.2.1 Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai của thành phố Hòa Bình

Quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố Hòa Bình được dựa trên các văn bản pháp lý liên quan đến đất đai của Đảng và Nhà nước, các Quyết định,

Chỉ thị của UBND tỉnh, Nghị quyết của HĐND thành phố Đồng thời ban hành các văn bản cụ thể hướng dẫn công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố Trong giai đoạn năm 2014-2016, UBND thành phố và phòng Tài nguyên và

52 cùng các Thông tư, Nghị định của các Bộ ngành liên quan, các Quyết định của UBND tỉnh, UBND thành phố liên quan đến lĩnh vực đất đai.

Bên cạnh đó, Uỷ ban nhân dân tỉnh Hòa Bình còn ban hành Chỉ thị số 15/CT- UBND ngày 23/7/2015 về việc tăng cường công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý, sử dụng đất đai đã được triển khai trên địa bàn thành phố Hòa Bình thể hiện chi tiết tại Phụ lục 01.

Về ban hành các VBQPPL dưới Luật theo thẩm quyền: UBND thành phố Hòa Bình trên cơ sở quy định của pháp luật đất đai, cũng như trên cơ sở các Quyết định, hướng dẫn của UBND tỉnh, với sự tham mưu của Phòng Tài nguyên và Môi trường, đã ban hành các văn bản cụ thể hóa quy định của cấp trên và tổ chức triển khai thực hiện chính sách, pháp luật cũng như chủ trương của Nhà nước và của thành phố về lĩnh vực đất đai vào thực tiễn cuộc sống.

Ngoài ra, UBND thành phố còn ban hành các loại văn bản cụ thể hướng dẫn trong công tác quản lý đất đai như Công văn số 1219/UBND-ĐĐ ngày 2510/ 2012 về việc xét cấp giấy chứng nhận cho các hộ gia đình sử dụng đất tại thành phố Hòa Bình, tập trung rà soát đối với các khu đất còn tồn đọng, giải quyết các vướng mắc để thực hiện cấp giấy chứng nhận theo quy định; các kết luận thanh tra, kiểm tra thực hiện Luật đất đai; các quyết định đình chỉ, tháo gỡ các công trình xây dựng trái phép; các quyết định giao đất, thu hồi đất; các quyết định phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất,… Bên cạnh đó còn ban hành các loại văn bản dưới dạng Báo cáo về việc thực hiện quy hoạch trong một ngành hoạt một số lĩnh vực cụ thể như Báo cáo Kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2014, năm

2015, năm 2016; Báo cáo công tác tài nguyên và môi trường từng năm;

4.2.2 Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính thành phố Hòa Bình

Thực hiện Chỉ thị 364/HĐBT ngày 06/11/1991 của Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) về hoạch định địa giới hành chính các cấp và Nghị quyết số 31/NQ-CP ngày 1407/2009 về việc điều chỉnh địa giới hành chính một số huyện và thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình (trong đó có điều chỉnh toàn bộ 1.508,23 ha - khi thống kê đất đai diện tích thực là 1.427,15 ha diện tích tự nhiên và 6.315 nhân khẩu của xã Trung Minh thuộc huyện Kỳ Sơn về thành phốHòa Bình quản lý).

Trong năm 2015, Ủy ban nhân dân thành phố Hòa Bình đã chỉ đạo các xã, phường và phối hợp với các cấp, các ngành và tỉnh tiến hành công tác xác định địa giới hành chính của các xã, phường cũng như xác định địa giới hành chính của thành phố theo Kế hoạch số 03/KH-UBND ngày 13/01/2014 của UBND tỉnh Hòa

Bình về việc triển khai thực hiện dự án “Hoàn thiện, hiện đại hóa hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính tỉnh Hòa Bình”; Quyết định số 555/QĐ-UBND ngày 15/4/2015 của UBND tỉnh Hòa Bình về việc phê duyệt Thiết kế Kỹ thuật - Dự toán “Hoàn thiện, hiện đại hóa hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính tỉnh Hòa Bình” nhằm quản lý địa giới hành chính một cách chặt chẽ; đến nay ranh giới hành chính của thành phố đã được xác định bằng các yếu tố mốc giới và được chuyển vẽ lên bản đồ, được xác định ổn định không có tranh chấp.

Bảng 4.7 Cơ cấu diện tích đất tự nhiên theo đơn vị hành chính trên địa bàn thành phố Hòa Bình năm 2016

TT Đơn vị hành chính Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Hòa Bình, (2016)

Thành phố Hòa Bình có tổng diện tích tự nhiên là 14.373,35 ha với 15 phường, xã trực thuộc Hiện nay đơn vị có diện tích hành chính lớn nhất là xã Yên

Mông với diện tích là 2.436,49 ha (chiếm 16,95% diện tích đất tự nhiên toàn thành phố); phường có diện tích nhỏ nhất là phường Đồng Tiến với diện tích 225,45 ha

(chiếm 1,57% tổng diện tích tự nhiên toàn thành phố) (thể hiện chi tiết tại bảng

4.2.3 Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựng giá đất

4.2.3.1 Đánh giá công tác khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất a Lập bản đồ địa chính

Bảng 4.8 Kết quả lập bản đồ địa chính thành phố Hòa Bình đến năm 2016

Diện tích Bản đồ Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ

TT Đơn vị hành chính tự nhiên địa chính 1/500 1/1000 1/5000

(ha) (tờ) (tờ) (tờ) (tờ)

Nguồn: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thành phố Hòa Bình, (2016)

Trong thời gian qua, tranh thủ nguồn đầu tư của Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND tỉnh Hòa Bình và Sở Tài nguyên và Môi trường, thành phố Hòa Bình đã hoàn thành đo đạc lập bản đồ địa chính 15/15 phường, xã với các tỷ lệ 1/500, 1/1000 và 1/5000 với tổng 642 tờ bản đồ địa chính, làm căn cứ bước đầu cho việc nâng cao hiệu quả quản lý đất đai ở địa phương.

Tất cả các phường, xã trên địa bàn thành phố Hòa Bình đều có bản đồ địa chính chính quy, trong đó có 07 phường đã được đo vẽ bản đồ địa chính chính quy tỷ lệ 1/500 với mức độ chi tiết và chính xác rất cao. b Lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất

Thực hiện Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 01/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014; Kế hoạch số 32/KH-UBND ngày 15/1/2015 của UBND Thành phố Hòa Bình về việc thực hiện kế hoạch kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014, phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố đã phối hợp với các phường xã hoàn thành tốt công tác kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014.

Cùng với việc xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất thì công tác xây dựng bản đồ quy hoạch sử dụng đất cấp thành phố giai đoạn 2016- 2020 cũng đã được điều chỉnh, tuy nhiên chưa được UBND tỉnh phê duyệt. c Đánh giá công tác triển khai khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất Để đánh giá công tác triển khai khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất tôi tiến hành điều tra 14 cán bộ trực tiếp làm công tác QLNN về đất đai trên địa bàn các xã phường cho rằng: 71,43% cán bộ được phỏng vấn cho rằng thời gian hoàn thành công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ quy hoạch sử dụng đất trong thời gian qua là nhanh; 71,43% cán bộ cho rằng được đo đạc toàn bộ diện tích trong quá trình quy hoạch sử dụng đất và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất; 92,86% cán bộ cho rằng việc đo đạc bản đồ địa chính là rất kịp thời, đảm bảo độ chính xác (thể hiện chi tiết tại bảng 4.9).

Bảng 4.9 Đánh giá công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất

1 Thời gian hoàn thành công tác đo đạc, lập bản đồ địa

14 100 chính, bản đồ quy hoạch SDĐ trong thời gian qua

2 Diện tích được đo đạc trong quá trình quy hoạch SDĐ và

14 100 lập bản đồ hiện trạng SDĐ trong thời gian qua

3 Độ chính xác trong quá trình đo đạc 14 100

4 Tính kịp thời của việc đo đạc như thế nào? 14 100

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra, (2017)

4.2.3.2 Điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựng giá đất

Các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố

VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ

4.3.1 Hệ thống luật pháp về đất đai

Hiện nay các văn bản pháp luật về đất đai ban hành đã có hệ thống, xong thường xuyên điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi, giữa Luật, Nghị định, Thông tư có nhiều nội dung không đồng bộ, thống nhất.

Luật đất đai và các văn bản hướng dẫn do được xây dựng trong điều kiện kinh tế đang từng bước hoàn thiện, chưa lường trước sự chuyển biến tình hình vì vậy Luật còn quy định chung chung khi áp dụng vào thực tế ở địa phương còn nhiều điểm hạn chế Các văn bản hướng dẫn trong lĩnh vực đất đai quá nhiều,nhưng lại quy định chưa rõ ràng với các trường hợp cụ thể nên dẫn đến khó khăn cho việc áp dụng thực hiện Bên cạnh đó, các văn bản của các ngành quy định lại chưa có sự thống nhất cao, khi áp dụng có sự chồng chéo nhau gây khó khăn cho công tác chuyên môn, người sử dụng đất có nhu cầu thực hiện các thủ tục hành chính về đất đai thường không nắm được quy định về thủ tục để chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết, do đó phải bổ sung, hoàn thiện nhiều lần.

Theo kết quả điều tra khảo sát về mức độ phức tạp và việc thực thi hệ thống pháp luật đất đai hiện nay cho thấy (chi tiết tại bảng 4.27):

- Về hệ thống pháp luật đất đai: 75% ý kiến của các hộ gia đình, cá nhân cho rằng hệ thống pháp luật đất đai hiện nay là phức tạp; 25% cho rằng hệ thống pháp luật đất đai đơn giản và dễ thực hiện.

- Về việc thực thi các văn bản về quản lý, sử dụng đất đai: 78,57% ý kiến của cán bộ thành phố cũng như cấp phường, xã cho là việc thực thi các văn bản về quản lý và sử dụng đất là tốt; 14,29% cho là bình thường; 7,14% cho là chưa thực hiện tốt.

Bảng 4.27 Mức độ phức tạp và việc thực thi hệ thống pháp luật đât đai hiện nay

Hộ gia đình, cá nhân

Tổng số Phường Phường Xã Sủ Cán bộ

TT Diễn giải Lâm Lang

Tỷ lệ lượng lượng lượng lượng lượng

(phiếu) (phiếu) (phiếu) (phiếu) (phiếu)

Phức tạp 45 75,00 15 17 13 Đơn giản, dễ thực

15 25,00 5 3 7 hiện Việc thực thi các văn

2 bản về quản lý, sử 14 100 dụng đất đai

Bên cạnh đó, người dân cũng đánh giá do tồn tại một hệ thống văn bản đồ sộ, phức tạp như vậy, nên người sử dụng đất không thể tìm hiểu hết các quyền và nghĩa vụ của họ được quy định ở văn bản pháp luật nào, liệu văn bản đó có còn hiệu lực pháp luật hay không? Chính do không hiểu biết cặn kẽ những quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ, người sử dụng đất thường vi phạm pháp luật mà họ không hề hay biết Chỉ sau khi bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền phát hiện và xử lý, thì họ mới nhận biết được hành vi vi phạm của mình hoặc trong quá trình thực hiện các quyền của người sử dụng đất nảy sinh tranh chấp, người dân phải liên hệ, khiếu kiện tại nhiều nơi gây lãng phí, tốn kém về thời gian, công sức và tiền bạc.

4.3.2 Bộ máy quản lý và nguồn nhân lực quản lý đất đai của địa phương

Bộ máy tổ chức là một trong những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến QLNN về đất đai Tổ chức tốt bộ máy QLNN về đất đai giúp thực thi và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, hiệu quả công việc được nâng cao.

Hiện nay, bộ máy QLNN về đất đai trên địa bàn thành phố Hòa Bình được tổ chức bố trí, vận hành tương đối ổn định, tuy nhiên vẫn còn một số vấn đề hạn chế như trong công tác phối hợp giải quyết công việc giữa các cấp còn chưa được thường xuyên, còn đùn đẩy trách nhiệm cho nhau; công tác bố trí luân chuyển cán bộ còn một số điểm chưa hợp lý khiến cho hiệu quả công việc còn thấp Tình trạng buông lỏng quản lý ở cấp cơ sở (nhất là đối với đơn vị xã) gây ảnh hưởng đến QLNN về đất đai trên địa bàn thành phố.

Bên cạnh đó, năng lực, thái độ, phẩm chất đạo đức của cán bộ là yếu tố quan trọng dẫn đến hiệu quả và được coi như một yêu cầu tiên quyết nhất trong QLNN về đất đai Đó là cán bộ có năng lực chuyên môn tổng hợp, nắm vững được các quy định của pháp luật, có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác, nhiệt tình trong công việc và có thái độ cư xử đúng mực, không có thái độ cửa quyền, sách nhiễu giải quyết các thủ tục cho người sử dụng đất.

Kết quả thăm dò ý kiến người dân về năng lực cán bộ làm quản lý đất đai trên địa bàn thành phố hiện nay (thể hiện chi tiết tại bảng 4.28) bao gồm: tinh thần trách nhiệm và thái độ làm việc; mức độ giải quyết công việc; thực hiện tuyên truyền pháp luật về đất đai; trách nhiệm xử lý các hành vi vi phạm pháp luật đất đai; việc phối hợp với các tổ chức đoàn thể trong giải quyết tranh chấp đất đai.

Bảng 4.28 Kết quả thăm dò, lấy ý kiến người dân về năng lực cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về đất đai Đánh giá

Diễn giải Tốt Tỷ lệ Không Tỷ lệ

1 Tinh thần trách nhiệm và thái độ làm việc 50 83,33 10 16,67

2 Mức độ giải quyết công việc 48 80,00 12 20,00

3 Thực hiện tuyên truyền pháp luật về đất đai 54 90,0 6 10,0

4 Trách nhiệm xử lý các hành vi vi phạm

5 Phối hợp với các tổ chức đoàn thể trong giải

55 91,67 5 8,33 quyết tranh chấp đất đai

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, (2017)

- Theo đánh giá có 83,33% người được phỏng vấn cho rằng tinh thần trách nhiệm và thái độ làm việc của cán bộ là tốt; 16,67% người được phỏng vấn cho rằng là không tốt (như không nhiệt tình với công việc, sự tận tâm với công việc cũng như những ứng xử với người dân trong quá trình làm việc còn kém).

- Về mức độ giải quyết công việc: có 80% người được phỏng vấn cho rằng là giải quyết công việc tốt, chỉ còn 20% người được phỏng vấn cho rằng là không tốt;

- Về thực hiện tuyên truyền pháp luật về đất đai: có 90% người được phỏng vấn cho rằng công tác này là tốt, còn 10% người dân được hỏi cho là chưa tốt.

- Về trách nhiệm xử lý các hành vi vi phạm pháp luật đất đai: có 86,67% người được phỏng vấn cho rằng công tác này thực hiện tốt; còn 13,33% người được phỏng vấn đánh giá là chưa tốt.

- Về việc phối hợp với các tổ chức đoàn thể trong giải quyết tranh chấp đất đai: có đến 91,67% người được phỏng vấn cho rằng công tác này thực hiện tốt, còn lại 8,33% người được phỏng vấn đánh giá là chưa tốt. Đánh giá năng lực giải quyết công việc của đội ngũ cán bộ làm công tác QLNN về đất đai trên địa bàn thành phố Hòa Bình qua phiếu điều tra, thăm dò ý kiến người dân cho thấy đa phần các cán bộ đếu đáp ứng được nội dung công việc, có tinh thần trách nhiệm cao Tuy nhiên vẫn còn nhiều công việc chưa thực hiện

89 những công việc có liên quan đến cơ chế chính sách, gây ảnh hưởng đến công tác

QLNN về đất đai của địa phương.

4.3.3 Ý thức chấp hành pháp luật đất đai của người dân địa phương và người sử dụng đất

Một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản lý nhà nước về đất đai

4.4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI Để góp phần đưa công tác quản lý và sử dụng đất đai vào nề nếp, hiệu quả, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, ổn định an ninh chính trị tại địa phương Qua nghiên cứu tình hình quản lý, sử dụng đất tại thành phố Hòa Bình, trên cơ sở những ưu điểm và hạn chế cần phải có những giải pháp cụ thể sau đây:

4.4.1 Hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai

- Hoàn thiện hệ thống pháp luật đất đai:

Thứ nhất, đồng bộ giữa các luật có liên quan đến đất đai như Luật đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Xây dựng, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Thuế sử dụng đất, Bộ luật Dân sự, Luật Khiếu nại - tố cáo Luật phải đảm bảo tính ổn định, không nên ôm đồm, không phân ra quá nhiều loại đất, quá nhiều loại đối tượng với các nhóm quyền lợi và nghĩa vụ khác nhau, không đưa vào luật các nội dung quản lý mang tính kỹ thuật (như quy hoạch, thống kê đất đai, xây dựng hồ sơ địa chính…).

Thứ hai, đảm bảo bình đẳng giữa các chủ thể sử dụng đất thuộc mọi thành phần kinh tế, bình đẳng giữa quyền và nghĩa vụ đối với từng chủ thể, bình đẳng giữa nhà nước (với tư cách là đại diện chủ sở hữu) và người sử dụng đất, coi mọi đối tượng sử dụng đất đều là nhà đầu tư (kể cả các hộ nông dân).

Thứ ba, đổi mới chính sách quản lý tài chính về đất đai như giá đất, thuế sử dụng đất, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất.

Thứ tư, giảm sự can thiệp vào thị trường đất đai bằng các biện pháp hành chính.

- Đẩy mạnh thực hiện chính sách pháp luật về đất đai

Tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật, giúp người dân hiểu rõ tầm quan trọng và ý thức việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai, cũng như giáo dục ý thức bảo vệ đất đai Mục tiêu của thành phố trong thời gian tới cần triển khai:

+ Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về pháp luật đất đai ở các xã, phường thông qua tiểu phẩm hài, vui nhộn, dễ hiểu, dễ làm để tuyên truyền trong thôn, xóm, nâng cao hiểu biết về pháp uật đất đai cho nhân dân.

+ Ban hành các tài liệu, văn bản dưới dạng xách tay, nhỏ gọn và tính minh họa cao để người dân dễ dàng hơn trong việc tiếp thu các kiến thức pháp luật Việc phổ biến các tài liệu này có thể thông qua các trưởng thôn, xóm, phát về cho từng người dân trong các cuộc thi tìm hiểu,…

+ Hướng dẫn các bước thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, như quy định về chuyển nhượng, cho thuê, tặng cho, thế chấp bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất, Niêm yết quy định, hướng dẫn tại các địa điểm công cộng và cơ quan thực thi nhằm tạo điều kiện cho người dân rõ hơn trong khi đi thực hiện các thủ tục hành chính về đất đai.

+ Các cơ quan đơn vị có liên quan, báo, đài của thành phố lập kế hoạch và thực hiện thường xuyên việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai với nội dung thiết thực, hình thức phù hợp với tùng nội dung và điều kiện thực tế của địa phương, phát hiện và đưa ra công luận các vi phạm, hành vi nhũng nhiễu, thiếu trách nhiệm trong quá trình thực hiện các thủ tục hành chính về đất đai,

4.4.2 Hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước về đất đai

Một bộ máy quản lý hoàn thiện là yếu tố cốt lõi giúp cho công tác quản lý đạt hiệu quả Bộ máy quản lý Nhà nước về đất đai của thành phố hiện nay còn nhiều hạn chế, chưa đồng bộ Cần phân bổ thêm chỉ tiêu cán bộ, bổ sung lực lượng cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất; đối với các xã có diện tích rộng cần tăng cường thêm cán bộ địa chính từ 2-3 cán bộ để hoàn thiện bộ máy quản lý đất đai, đáp ứng nhu cầu công việc.

Thời gian tới cần rà soát, sửa đổi bổ sung quy định, hướng dẫn về chức năng,nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của phòng Tài nguyên và Môi trường, Chi nhánh Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất để kiện toàn tổ chức hoạt động Cần đưa ra các biện pháp bố trí, luân chuyển cán bộ hợp lý Luân chuyển cán bộ địa chính xã, phường với chu kỳ dài hơn hoặc luận chuyển trong nội bộ xã, phường (chuyển từ cán bộ địa chính sang địa chính xây dựng, địa chính môi trường) để tăng hiệu suất công việc và không làm ảnh hưởng đến công tác quản lý đất đai của cơ sở. Đối với các cán bộ địa chính cơ sở cần đặc biệt quan tâm bởi đây là lực lượng có vị trí đặc biệt quan trọng trong bộ máy quản lý nhà nước về đất đai Mọi vấn đề xảy ra trong quan hệ đất đai đều bắt nguồn từ cơ sở và mọi sự giải quyết cuối cùng đều kết thúc từ cơ sở Cán bộ địa chính ngoài sự hiểu biết về pháp luật, chính sách của Đảng, Nhà nước, về chuyên môn nghiệp vụ còn phải am hiểu về tình hình địa phương, cần có sự ổn định trong công tác Vì vậy cần thường xuyên mở các lớp tập huấn nâng cao nghiệp vụ cũng như hướng dẫn về chuyên môn nhằm chuyên môn hóa đội ngũ cán bộ địa chính, đưa công tác quản lý đất đai đi vào nề nếp.

4.4.3 Đối với công tác quản lý và lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai

Với đặc thù là thành phố - trung tâm kinh tế, chính trị của tỉnh Hòa Bình đang trong quá trình đô thị hóa nhanh, thành phố Hòa Bình cần tập trung thực hiện tốt nhiệm vụ quy hoạch, xác định quy hoạch phải đi trước một bước Chú trọng nâng cao chất lượng trong xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị và thực hiện tốt việc quản lý đất đai theo quy hoạch, kiên quyết không để xảy ra tình trạng quy hoạch “treo”, phá vỡ quy hoạch,… coi đây là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng của thành phố trong thời gian tới.

Xác định rõ nhu cầu sử dụng đất trong lập quy hoạch và nhất là kế hoạch sử dụng đất hàng năm, cần phải phù hợp, sát thực tế; tổ chức lấy ý kiến nhân dân một cách rộng rãi, thiết thực Sau khi được các cấp thẩm quyền phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cần tổ chức công khai, công bố cho nhân dân biết và thực hiện Đồng thời thực hiện tốt công tác kiểm tra, theo dõi việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; tránh xảy ra các trường hợp sai phạm trong quản lý và sử dụng đất. Đánh giá những điểm không hợp lý của quy hoạch chi tiết đã duyệt so với quá trình triển khai thực tế Từ việc xem xét kỹ lưỡng những điểm bất cập, Ủy ban nhân dân thành phố Hòa Bình sẽ có cơ sở xin phép cấp quản lý cao hơn điều chỉnh quy hoạch sao cho phù hợp với tình hình thực tế, tạo tính thống nhất giữa quy hoạch sử dụng đất với phát triển kinh tế xã hội, xây dựng đô thị của thành phố. Ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở dữ liệu, hạ tầng thông tin về đất đai và tài sản gắn liền với đất theo hướng hiện đại, công khai, minh bạch, phục vụ đa mục tiêu, vừa nâng cao tính chính xác, sự nhanh gọn, tiện lợi, góp phần tiết kiệm thời gian và chi phí cho mọi đối tượng có nhu cầu, vừa góp phần chống tham nhũng một cách hiệu quả.

4.4.4 Về công tác giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất

- Giao đất, cho thuê đất: Ưu tiên các trường hợp có nhu cầu thuê đất và giảm tối thiểu các trường hợp giao đất nhằm tăng nguồn ngân sách cho địa phương. Đối với đất dùng làm mặt bằng sản xuất, kinh doanh thì áp dụng cả hai hình thức giao và cho thuê đất, tùy khả năng và điều kiện cụ thể Từng doanh nghiệp được lựa chọn hình thức giao đất có thu tiền, thuê đất trả tiền ngay một lần, trả định kỳ nhiều năm một lần hay trả tiền hàng năm.

Cần xác định rõ các đối tượng thuộc trường hợp giao đất, các đối tượng thuộc trường hợp cho thuê đất Mở rộng đối tượng cho thuê đất sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp với diện tích phù hợp nhu cầu sản xuất, kinh doanh và khả năng đất đai của từng địa phương Thu hẹp các đối tượng được giao đất và mở rộng đối tượng được thuê đất nhằm tạo sự bình đẳng trong sử dụng đất.

Giao đất, cho thuê đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế, xã hội được thực hiện chủ yếu thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất Nhà nước chủ động thu hồi đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để giải phóng mặt bằng, tạo quỹ đất sạch, sau đó đưa ra đấu giá chọn chủ đầu tư, không cho phép chủ đầu tư tham gia vào quá trình này Nguồn thu chênh lệch giá đất trước và sau thu hồi sẽ thuộc về Nhà nước Để thuận lợi cho việc tích tụ, tập trung đất cho quá trình sản xuất hàng hóa lớn, cần có quy định cụ thể về kéo dài thời gian giao đất và tăng mức hạn điền.

Ngày đăng: 23/11/2023, 08:59

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế thành phố Hòa Bình giai  đoạn 2014-2016 - (Luận văn thạc sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố hòa bình, tỉnh hòa bình
Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế thành phố Hòa Bình giai đoạn 2014-2016 (Trang 45)
Bảng 3.2. Tình hình biến động dân số và lao động thành phố Hòa Bình  giai đoạn 2014-2016 - (Luận văn thạc sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố hòa bình, tỉnh hòa bình
Bảng 3.2. Tình hình biến động dân số và lao động thành phố Hòa Bình giai đoạn 2014-2016 (Trang 47)
Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2016 - (Luận văn thạc sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố hòa bình, tỉnh hòa bình
Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2016 (Trang 58)
Bảng 4.2. Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2016 - (Luận văn thạc sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố hòa bình, tỉnh hòa bình
Bảng 4.2. Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2016 (Trang 59)
Bảng 4.3. Hiện trạng đất chưa sử dụng năm 2016 - (Luận văn thạc sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố hòa bình, tỉnh hòa bình
Bảng 4.3. Hiện trạng đất chưa sử dụng năm 2016 (Trang 61)
Bảng 4.5. Biến động diện tích theo mục đích sử dụng đất giai đoạn 2014-2016 - (Luận văn thạc sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố hòa bình, tỉnh hòa bình
Bảng 4.5. Biến động diện tích theo mục đích sử dụng đất giai đoạn 2014-2016 (Trang 63)
Sơ đồ 4.1. Hệ thống tổ chức cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân  thành phố Hòa Bình - (Luận văn thạc sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố hòa bình, tỉnh hòa bình
Sơ đồ 4.1. Hệ thống tổ chức cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân thành phố Hòa Bình (Trang 66)
Sơ đồ 4.2. Hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về đất đai thành phố  Hòa Bình - (Luận văn thạc sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố hòa bình, tỉnh hòa bình
Sơ đồ 4.2. Hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về đất đai thành phố Hòa Bình (Trang 66)
Bảng 4.6. Đội ngũ cán bộ phục vụ công tác quản lý nhà nước về đất đai  trên địa bàn thành phố Hòa Bình năm 2016 - (Luận văn thạc sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố hòa bình, tỉnh hòa bình
Bảng 4.6. Đội ngũ cán bộ phục vụ công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố Hòa Bình năm 2016 (Trang 68)
Bảng 4.7. Cơ cấu diện tích đất tự nhiên theo đơn vị hành chính  trên địa bàn thành phố Hòa Bình năm 2016 - (Luận văn thạc sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố hòa bình, tỉnh hòa bình
Bảng 4.7. Cơ cấu diện tích đất tự nhiên theo đơn vị hành chính trên địa bàn thành phố Hòa Bình năm 2016 (Trang 71)
Bảng 4.8. Kết quả lập bản đồ địa chính thành phố Hòa Bình đến năm 2016 - (Luận văn thạc sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố hòa bình, tỉnh hòa bình
Bảng 4.8. Kết quả lập bản đồ địa chính thành phố Hòa Bình đến năm 2016 (Trang 72)
Bảng 4.9. Đánh giá công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện  trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất - (Luận văn thạc sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố hòa bình, tỉnh hòa bình
Bảng 4.9. Đánh giá công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất (Trang 74)
Bảng 4.10. Quy hoạch sử dụng đất của một số loại đất đến năm 2020 thành phố Hòa Bình - (Luận văn thạc sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố hòa bình, tỉnh hòa bình
Bảng 4.10. Quy hoạch sử dụng đất của một số loại đất đến năm 2020 thành phố Hòa Bình (Trang 78)
Bảng 4.11. Phân bổ chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất thành phố Hòa Bình  giai đoạn 2014-2016 - (Luận văn thạc sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố hòa bình, tỉnh hòa bình
Bảng 4.11. Phân bổ chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất thành phố Hòa Bình giai đoạn 2014-2016 (Trang 82)
Bảng 4.12. Kết quả tổng hợp ý kiến người dân về công tác quy hoạch,  kế hoạch sử dụng đất - (Luận văn thạc sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố hòa bình, tỉnh hòa bình
Bảng 4.12. Kết quả tổng hợp ý kiến người dân về công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (Trang 83)
Bảng 4.13. Công tác giao đất ở giai đoạn 2014-2016 thành phố Hòa Bình - (Luận văn thạc sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố hòa bình, tỉnh hòa bình
Bảng 4.13. Công tác giao đất ở giai đoạn 2014-2016 thành phố Hòa Bình (Trang 86)
Bảng 4.14. Kết quả giao đất cho các tổ chức, cơ quan, đơn vị giai đoạn  2014-2016 thành phố Hòa Bình - (Luận văn thạc sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố hòa bình, tỉnh hòa bình
Bảng 4.14. Kết quả giao đất cho các tổ chức, cơ quan, đơn vị giai đoạn 2014-2016 thành phố Hòa Bình (Trang 87)
Bảng 4.16. Kết quả thu hồi đất giai đoạn 2014-2016 thành phố Hòa Bình - (Luận văn thạc sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố hòa bình, tỉnh hòa bình
Bảng 4.16. Kết quả thu hồi đất giai đoạn 2014-2016 thành phố Hòa Bình (Trang 88)
Bảng 4.17. Kết quả tổng hợp ý kiến người dân về công tác thực hiện  thu hồi đất - (Luận văn thạc sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố hòa bình, tỉnh hòa bình
Bảng 4.17. Kết quả tổng hợp ý kiến người dân về công tác thực hiện thu hồi đất (Trang 91)
Bảng 4.18. Kết quả kê khai đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử  dụng đất thành phố Hòa Bình giai đoạn 2014-2016 - (Luận văn thạc sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố hòa bình, tỉnh hòa bình
Bảng 4.18. Kết quả kê khai đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thành phố Hòa Bình giai đoạn 2014-2016 (Trang 94)
Bảng 4.19. Các trường hợp đã cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất  giai đoạn 2014-2016 - (Luận văn thạc sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố hòa bình, tỉnh hòa bình
Bảng 4.19. Các trường hợp đã cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giai đoạn 2014-2016 (Trang 95)
Bảng 4.20. Kết quả thăm dò ý kiến người dân về tình hình cấp giấy  chứng nhận quyền sử dụng đất - (Luận văn thạc sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố hòa bình, tỉnh hòa bình
Bảng 4.20. Kết quả thăm dò ý kiến người dân về tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Trang 98)
Bảng 4.22. Kết quả giải quyết thủ tục hành chính về thực hiện quyền  của người sử dụng đất giai đoạn 2014-2016 - (Luận văn thạc sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố hòa bình, tỉnh hòa bình
Bảng 4.22. Kết quả giải quyết thủ tục hành chính về thực hiện quyền của người sử dụng đất giai đoạn 2014-2016 (Trang 102)
Bảng 4.24. Kết quả thanh tra việc quản lý và sử dụng đất của thành phố Hòa Bình giai đoạn 2014-2016 - (Luận văn thạc sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố hòa bình, tỉnh hòa bình
Bảng 4.24. Kết quả thanh tra việc quản lý và sử dụng đất của thành phố Hòa Bình giai đoạn 2014-2016 (Trang 104)
Bảng 4.25. Kết quả giải quyết đơn thư về đất đai của thành phố Hòa Bình giai đoạn 2014-2016 - (Luận văn thạc sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố hòa bình, tỉnh hòa bình
Bảng 4.25. Kết quả giải quyết đơn thư về đất đai của thành phố Hòa Bình giai đoạn 2014-2016 (Trang 107)
Bảng 4.27. Mức độ phức tạp và việc thực thi hệ thống pháp luật đât đai  hiện nay - (Luận văn thạc sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố hòa bình, tỉnh hòa bình
Bảng 4.27. Mức độ phức tạp và việc thực thi hệ thống pháp luật đât đai hiện nay (Trang 113)
Bảng 4.29. Đánh giá của cán bộ về ý thức chấp hành pháp luật của  người dân địa phương - (Luận văn thạc sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố hòa bình, tỉnh hòa bình
Bảng 4.29. Đánh giá của cán bộ về ý thức chấp hành pháp luật của người dân địa phương (Trang 118)
Bảng 4.30. Đánh giá của người dân về công tác tuyên truyền quản lý  đất đai ở địa phương - (Luận văn thạc sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố hòa bình, tỉnh hòa bình
Bảng 4.30. Đánh giá của người dân về công tác tuyên truyền quản lý đất đai ở địa phương (Trang 119)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w