1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

(Luận văn thạc sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về đất nông nghiệp tại huyện tứ kỳ, tỉnh hải dương

146 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tăng Cường Quản Lý Nhà Nước Về Đất Nông Nghiệp Tại Huyện Tứ Kỳ, Tỉnh Hải Dương
Tác giả Phạm Hồng Việt
Người hướng dẫn PGS.TS. Phạm Văn Hùng
Trường học Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Chuyên ngành Quản lý kinh tế
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2016
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 146
Dung lượng 707,93 KB

Cấu trúc

  • Phần 1. Mở đầu (13)
    • 1.1. Tính cấp thiết của đề tài (13)
    • 1.2. Mục tiêu nghiên cứu (14)
      • 1.2.1. Mục tiêu chung (14)
      • 1.2.2. Mục tiêu cụ thể (14)
    • 1.3. Câu hỏi nghiên cứu (14)
    • 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (15)
      • 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu (15)
      • 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu (15)
  • Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp (0)
    • 2.1. Cơ sở lý luận (16)
      • 2.1.1. Các khái niệm cơ bản (16)
      • 2.1.2. Nội dung quản lý nhà nước về đất nông nghiệp (18)
      • 2.1.3. Vai trò của quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp (25)
      • 2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về đất nông nghiệp (29)
    • 2.2. Cơ sở thực tiễn (30)
      • 2.2.1. Qúa trình đổi mới quản lý nhà nước về đất nông nghiệp (30)
      • 2.2.2. Quy định sử dụng một số loại đất hiện nay (32)
      • 2.2.3. Phân cấp quản lý nhà nước về đất đai (33)
      • 2.2.4. Quản lý đất nông nghiệp ở một số nước trên thế giới (35)
      • 2.2.5. Quản lý nhà nước về đất nông nghiệp ở một số địa phương (36)
  • Phần 3. Phương pháp nghiên cứu (40)
    • 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu (40)
      • 3.1.1. Điều kiện tự nhiên (40)
      • 3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội (41)
      • 3.1.3. Bộ máy cán bộ quản lý Nhà nước về đất nông nghiệp ở huyện Tứ Kỳ (44)
      • 3.1.4. Đánh giá chung về địa bàn nghiên cứu (48)
    • 3.2. Phương pháp nghiên cứu (50)
      • 3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu, thông tin (50)
      • 3.2.2. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu, thông tin (51)
      • 3.2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu (52)
  • Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận (53)
    • 4.1. Thực trạng quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện tứ kỳ (53)
      • 4.1.1. Tổng quan tình hình sử dụng đất nông nghiệp của huyện Tứ Kỳ (53)
      • 4.1.2. Thực trạng quản lý Nhà nước về đất nông nghiệp ở huyện Tứ Kỳ (55)
    • 4.2. Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về đất nông nghiệp huyện tứ kỳ (93)
      • 4.2.1. Căn cứ đề xuất giải pháp (93)
      • 4.2.2 Phương hướng và mục tiêu quản lý Nhà nước về đất nông nghiệp huyện Tứ Kỳ (95)
      • 4.2.3. Các giải pháp tăng cường quản lý Nhà nước về đất nông nghiệp huyện Tứ Kỳ (96)
  • Phần 5. Kết luận và kiến nghị (110)
    • 5.1. Kết luận (110)
    • 5.2. Kiến nghị (111)
  • Tài liệu tham khảo (113)

Nội dung

Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp

Cơ sở lý luận

2.1.1 Các khái niệm cơ bản

Hoạt động quản lý bắt nguồn từ sự phân công, hợp tác lao động Như vậy, quản lý là một hoạt động khách quan nảy sinh khi cần có nỗ lực tập thể để thực hiện mục tiêu chung Quản lý diễn ra ở mọi tổ chức, từ phạm vi nhỏ đến lớn, từ đơn giản đến phức tạp Trình độ xã hội hóa càng cao, yêu cầu quản lý càng cao và vai trò của nó càng tăng lên (Học viện Hành chính quốc gia, 2005).

Về nội dung, thuật ngữ "quản lý" có nhiều các diễn đạt khác nhau Với ý nghĩ thông thường, phổ biến thì quản lý có thể hiểu là hoạt động nhằm tác động một cách có tổ chức và định hướng của chủ thể quản lý vào một đối tượng nhất định để điều chỉnh các quá trình xã hội và hành vi của con người nhằm duy trì tính ổn định và phát triển của đối tượng theo những mục tiêu đã định (Học viện Hành chính quốc gia, 2005).

Hiện nay có nhiều cách giải thích thuật ngữ quản lý, có quan niệm cho rằng quản lý là cai trị; cũng có quan niệm cho rằng quản lý là điều hành, điều khiển, chỉ huy Quan niệm chung nhất về quản lý được nhiều người chấp nhận do điều khiển học đưa ra như sau: Quản lý là sự tác động định hướng bất kỳ lên một hệ thông nào đó nhằm trật tự hóa và hướng nó phát triển phù hợp với những quy luật nhất định Quan niệm này không những phù hợp với hệ thống máy móc thiết bị, cơ thể sống, mà còn phù hợp với một tập thể người, một tổ chức hay một cơ quan Nhà nước (Bách khoa tri thức phổ thông, 2010).

Quản lý ra đời chính là nhằm đến hiệu quả nhiều hơn, năng suất cao hơn trong công việc Thực chất của quản lý con người trong tổ chức nhằm đạt mục tiêu của tổ chức với hiệu quả cao nhất (Học viện Hành chính quốc gia, 2005).

Quản lý là một hoạt động rất phức tạp và phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau Các yếu tố đó tác động đến nội dung, phương thức và công cụ để tiến hành quản lý Một số yếu tố cơ bản cần chú ý là: Yếu tố con người, yếu tố quyền lực,yếu tố thông tin và yếu tố văn hóa (Học viện Hành chính quốc gia, 2005).

Quản lý nhà nước là sự chỉ huy, điều hành xã hội của các cơ quan nhà nước (lập pháp, hành pháp và tư pháp) để thực thi quyền lực Nhà nước, thông qua các văn bản quy phạm pháp luật (Học viện Hành chính quốc gia, 2005).

Quản lý nhà nước xuất hiện cùng với sự xuất hiện của Nhà nước, là quản lý công việc của Nhà nước Nội hàm của quản lý nhà nước thay đổi phụ thuộc vào chế độ chính trị, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia qua các giai đoạn lịch sử Ngày nay, quản lý nhà nước xét về mặt chức năng bao gồm hoạt động lập pháp của cơ quan lập pháp, hoạt động hành chính (chấp hành và điều hành) của Chính phủ và hoạt động tư pháp của hệ thống tư pháp (Nguyễn Ngọc Hiến, 2005).

Trong hệ thống xã hội, tồn tại rất nhiều chủ thể tham gia quản lý xã hội như: Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị xã hội, các đoàn thể nhân dân, các hiệp hội Trong sự quản lý đó thì quản lý nhà nước có những điểm khác biệt.

Chủ thể quản lý nhà nước là các cơ quan trong bộ máy Nhà nước thực hiện chức năng lập pháp, hành pháp, tư pháp Đối tượng quản lý của Nhà nước là toàn thể nhân dân tức là toàn bộ dân cư sống và làm việc trong phạm vi lãnh thổ quốc gia Quản lý nhà nước diễn ra trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội và mang tính quyền lực nhà nước, lấy pháp luật làm công cụ quản lý chủ yếu nhằm duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội (Học viện Hành chính quốc gia, 2005).

2.1.1.3 Quản lý nhà nước về đất nông nghiệp

Quản lý nhà nước về đất nông nghiệp bao gồm: quan hệ sở hữu về đất nông nghiệp, quan hệ sử dụng đất nông nghiệp, quan hệ về phân phối các sản phẩm do sử dụng đất mà có

Hiện nay pháp luật đã quy định rõ về quyền sở hữu đất nông nghiệp cũng là quyền sở hữu một loại tài sản đặc biệt Vì vậy, các quyền năng của sở hữu nhà nước về đất nông nghiệp bao gồm: Quyền chiếm hữu đất nông nghiệp, quyền sử dụng đất nông nghiệp, quyền định đoạt đất nông nghiệp Các quyền năng này đượcNhà nước thực hiện trực tiếp bằng xác lập chế độ pháp lý về quyền sử dụng đất nông nghiệp Nhà nước không trực tiếp thực hiện các quyền năng này mà thông qua hệ thống các cơ quan nhà nước do Nhà nước thành lập và thông qua các tổ chức, cá nhân sử dụng đất theo những quy định và theo sự giám sát của Nhà nước(Quốc hội, 2013)

2.1.2 Nội dung quản lý nhà nước về đất nông nghiệp

2.1.2.1 Đất nông nghiệp Đất nông nghiệp là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối và mục đích bảo vệ, phát triển rừng Đất nông nghiệp bao gồm các loại đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác (Quốc hội, 2013).

2.1.2.2 Nội dung quản lý nhà nước về đất nông nghiệp

Nhà nước quản lý thống nhất đất nông nghiệp trên phạm vi cả nước Mục đích của việc này là mang lại lợi ích chung cho xã hội đảm bảo sử dụng đất nông nghiệp hợp lý và hiệu quả cao nhất, có tầm nhìn xa vì mục đích chung của cộng đồng Song song với nó Nhà nước luôn có các chế tài để đảm bảo quyền lợi, trách nhiệm của mình và của người sử dụng đất nông nghiệp nói riêng và đất nông nghiệp nói chung Người sử dụng đất nông nghiệp phải tuân thủ các quy định đã đặt Nếu không chấp hành các quy định đó thì người sử dụng đất đã vi phạm pháp luật có thể bị phạt, thu hồi đất, tịch thu tài sản… (Quốc hội, 2013).

Nội dung và công cụ của quản lý nhà nước về đất nông nghiệp: Nội dung quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực thường được quy định rõ trong các văn bản luật Đối với lĩnh vực đất nông nghiệp, ngoài các văn bản luật chuyên ngành còn được quy định tại một số văn bản luật khác Ở đây, chúng ta chỉ tiếp cận và phân tích những nội dung được quy định trong các văn bản pháp luật đất đai hiện hành (Quốc hội, 2013).

(1) Việc xây dựng kế hoạch:

- Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất nông nghiệp:Đây chính là quá trình nhà nước sử dụng công cụ pháp luật trong quản lý Nhà nước dùng pháp luật để thực hiện quyền cai trị của mình, bằng cách tác động vào ý chí của con người để điều chỉnh hành vi của họ Luật pháp là công cụ cho các công cụ quản lý khác, các chính sách chế độ của nhà nước thực hiện có hiệu quả hơn Như đã nêu ở trên, đất nông nghiệp là một vấn đề hết sức phức tạp, vừa mang tính kinh tế lại vừa mang tính xã hội, trong quan hệ đất nông nghiệp thường dễ nảy sinh nhiều mâu thuẫn phức tạp, để gải quyết các mối quan hệ đó, nhà nước phải ban hành một hệ thống văn bản đầy đủ, chặt chẽ (Quốc hội, 2013).

Cơ sở thực tiễn

2.2.1 Qúa trình đổi mới quản lý nhà nước về đất nông nghiệp

Nước ta là một nước nông nghiệp nên vấn đề quản lý đất nông nghiệp gắn với sự ra đời của nhà nước từ thời phong kiến đến thời kỳ nhà nước bảo hộ thuộc Pháp, chính quyền nguỵ tại miền nam Việt Nam cũng như Nhà nước Việt Nam từ sau Cách mạng Tháng Tám Tuy nhiên, ở đây chúng ta chỉ tập trung phân tích các mốc đổi mới về quản lý sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường.

- Thời kỳ trước Luật Đất đai năm 1987:

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, đặc biệt là sau thời kỳ cải cách ruộng đất 1953 - 1956, chính quyền cách mạng đã tịch thu ruộng đất của địa chủ để chia cho nhân dân Đến năm 1959-1960, Đảng và Nhà nước vận động toàn dân hưởng ứng phong trào hợp tác hoá, đại bộ phận nhân dân đã đóng góp ruộng đất vào HTX (Phủ thủ tướng, 1959).

- Thời kỳ thực hiện Luật Đất đai năm 1987 và Luật Đất đai năm 1993 (từ

Ngày 22/12/1987, Luật Đất đai đầu tiên của nước ta được Quốc hội thông qua Sự ra đời của Luật đất đai đã đánh dấu mốc quan trọng trong công tác quản lý sử dụng đất, đó là các quan hệ về đất nông nghiệp đã được luật hoá Năm 1993, Luật đất đai lần thứ 2 được ban hành Sau năm 1994, thực hiện chủ trương công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 7 khoá VII (tháng 7/1994), nhiều vấn đề về sử dụng đất phi nông nghiệp, nhất là đất sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong và ngoài nước được đặt ra nhưng chưa được điều chỉnh trong Luật đất đai 1993 Để giải quyết những vấn đề đó, trong thời gian từ 1994 đến đầu năm 2003, nhà nước đã ban hành nhiều văn bản để kịp thời điều chỉnh các quan hệ về đất nông nghiệp phát sinh trong thực tế Tháng

11/2003, Quốc hội lần thứ ba thông qua Luật đất đai Trong giai đoạn này, về cơ cấu tổ chức của cơ quan tham mưu thuộc lĩnh vực đất nông nghiệp đã có một sự thay đổi lớn, đó là sự ra đời của ngành Tài nguyên và Môi trường, thực hiện các chức năng quản lý nhà nước về đất nông nghiệp, khoáng sản, nước, môi trường, khí tượng thuỷ văn và đo đạc bản đồ (Quốc hội, 2003).

- Thời kỳ thực hiện Luật đất đai 2003 (từ tháng 7/2004 đến nay):

Luật đất đai 2003 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2004, là một văn bản luật khá độ sộ, gồm 7 chương với 146 điều, trong đó có nhiều điều khoản được quy định chi tiết có thể thực thi ngay.

Luật mới đã quán triệt những quan điểm đổi mới của Đảng về đất đai theo tinh thần Nghị quyết 7 BCH TW khoá IX, thể hiện qua 4 điểm cơ bản sau: một là, nhà nước là đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai, có quyền định đoạt và hưởng lợi từ đất đai; hai là, coi đất đai là nguồn nội lực và là nguồn vốn to lớn của đất nước; ba là, khẳng định quyền sử dụng đất là hàng hoá đặc biệt, nhà nước đảm bảo các điều kiện để hàng hoá đó được trao đổi trên thị trường; bốn là, trong mối quan hệ về đất đai phải đảm bảo hài hoà lợi ích giữa nhà nước, nhà đầu tư và người sử dụng, đồng thời hướng tới sự bình đẳng giữa các chủ thể sử dụng thuộc mọi thành phần kinh tế.

Sau khi có Luật, Chính phủ đã ban hành khá đồng bộ các Nghị định hướng dẫn thi hành và nhiều văn bản chỉ đạo triển khai thực hiện Luật (gồm10 Nghị định,

1 Nghị quyết của Chính phủ và 1 chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ): Nghị định 181/2004/NĐ-CP về hướng dẫn thi hành luật; Nghị định 182/2004/NĐ-CP về xử phạt vi phạm trong quản lý, sử dụng đất; Nghị định 188/2004/NĐ-CP về phương pháp xác định giá và khung giá các loại đất; Nghị định 197/2004/NĐ-CP về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất; Nghị định 198/2004/NĐ-CP về thu tiền sử dụng đất; Nghị định 142/2005/NĐ-CP về thu tiền thuê đất; Nghị định 13/2006/NĐ-CP về xác định giá trị quyền sử dụng đất đối với các tổ chức được nhà nước giao đất không thu tiền; Nghị định 17/2006/NĐ-CP và Nghị định 84/2007/NĐ-CP bổ sung Nghị định 181/2004 NĐ-CP; nghị định số 35 Theo số liệu của Bộ Tài nguyên và Môi trường, từ tháng 11/2004 đến hết năm 2007, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở Trung ương đó ban hành hơn 200 văn bản; trong đó có 58 văn bản hướng dẫn thi hành Luật đất đai và 142 văn bản liên quan đến pháp luật về đất nông nghiệp Quá trình vận động của các quan hệ đất nông nghiệp là liên tục, các mâu thuẫn luôn phát sinh và đòi hỏi phải có những chuẩn mực để giải quyết Quốc hội khoá XII đã có Nghị quyết về việc bổ sung sửa đổi Luật đất đai 2003 (Nghị quyết số 11/2007/QH12 ngày 12/11/2007) Ngày 29/11/2013 tại kỳ họp thứ VI, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam đã thông qua luật đất đai (Luật số 45/2013/QH13) và có hiệu lực từ ngày 01/7/2014.

2.2.2 Quy định sử dụng một số loại đất hiện nay

Chế độ sử dụng đất là các quy định của nhà nước về việc sử dụng đối với từng nhóm đất hoặc từng loại đất cụ thể, bao gồm các quy định về hạn mức đất, thời hạn sử dụng, hình thức nhận quyền sử dụng đất, nghĩa vụ tài chính, trách nhiệm của người sử dụng đất và các điều kiện trong quá trình sử dụng.

Luật đất đai 2013 và các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật của Chính phủ quy định chế độ sử dụng đất như sau:

* Về thời hạn sử dụng đất:

Người sử dụng đất được sử dụng đất ổn định lâu dài trong các trường hợp: đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng; đất ở; đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh của hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng ổn định; đất xây dựng trụ sở cơ quan, xây dựng công trình sự nghiệp; đất quốc phòng, an ninh; đất tôn giáo, tín ngưỡng; đất công trình công cộng như giao thông, thuỷ lợi, văn hoá, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao…; đất có di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh; đất làm nghĩa trang, nghĩa địa.

* Chế độ sử dụng đối với nhóm đất nông nghiệp:

- Hạn mức giao đất: Tùy theo từng vùng và loại đất, đối tượng sử dụng, nhà nước có hạn mức giao đất cụ thể Hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân được quy định cho các loại đất như: Đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thuỷ sản và đất làm muối; đất trồng cây lâu năm; đất rừng sản xuất là rừng trồng;

- Về hình thức giao quyền sử dụng đất và nghĩa vụ tài chính: nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư theo hạn mức; nhà nước giao đất có thu tiền hoặc cho thuê đất trả tiền hàng năm đối với tổ chức kinh tế; nhà nước giao đất có thu tiền hoặc cho thuê đất trả tiền hàng năm hoặc trả tiền một lần đối với các chủ thể có yếu tố nước ngoài.

- Về quỹ đất công ích: mỗi xã, phường thị trấn được để lại không quá 5% tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp để sử dụng cho các mục dích công ích của địa phương như: dùng để xây dựng hoặc bồi thường khi sử dụng đất khác để xây dựng các công trình phúc lợi công cộng của địa phương Ngoài các quy định trên, pháp luật cũng quy định chế độ sử dụng các loại đất cụ thể như: đất trồng lúa, các loại đất rừng, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối, đất cho phát triển trang trại, nhằm đảm bảo việc sử dụng đất hợp lý, bổ sung nguồn quỹ đất, cải tạo bồi bổ đất và bảo vệ môi sinh môi trường Riêng đối với đất trồng lúa phải hạn chế việc chuyển sang các mục đích khác nhằm đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.

2.2.3 Phân cấp quản lý nhà nước về đất đai

Phân cấp quản lý nhà nước là việc phân định trách nhiệm, chức năng nhiệm vụ, quyền hạn cho các cấp, các ngành thuộc hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về một lĩnh vực nào đó (Quốc hội, 2013).

- Quy định chung về trách nhiệm của các cấp trong việc quản lý nhà nước về đất nông nghiệp là: Nhà nước thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất nông nghiệp và thống nhất quản lý nhà nước về đất nông nghiệp:

Phương pháp nghiên cứu

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Địa bàn nghiên cứu của luận văn là địa bàn huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương. Đây là một huyện thuần nông, từ trước tới nay sản xuất nông nghiệp như trồng lúa, rau màu, nuôi trồng thủy sản vẫn là chính Những năm gần đây, theo xu thế của xã hội, một phần diện tích đất sản xuất nông nghiệp được chuyển mục đích để thành lập khu công nghiệp Địa bàn huyện Tứ Kỳ có một số đặc điểm như sau:

Huyện Tứ Kỳ nằm ở phía Đông Nam tỉnh Hải Dương, trung tâm huyện cách trung tâm thành phố Hải Dương 17 km; phía bắc, đông bắc giáp thành phố Hải Dương và huyện Thanh Hà; phía nam, đông nam giáp huyện Thanh Hà và Hải Phòng; phía tây, tây nam giáp huyện Gia Lộc và Ninh Giang.

Tứ Kỳ xa xưa là biển cả, do biến động của tự nhiên, phù sa sông Hồng, sông Thái Bình đã bồi tụ dần tạo nên vùng đất Tứ Kỳ ngày nay Do đất nông nghiệp, khí hậu tương đối thuận lợi cho việc chăn nuôi và trồng trọt nên tổ tiên của người dân

Tứ Kỳ về đây khai phá từ rất sớm Trải qua hàng ngàn năm lao động cần cù, thông minh, sáng tạo những vùng đất sình lầy, hoang sơ thành ruộng đồng, thành xóm, thành làng và sớm có cuộc sống văn minh.

Ngày 27/1/1996, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 05/NĐCP về việc chia tách huyện Tứ Lộc để tái lập hai huyện Tứ Kỳ và Gia Lộc Nằm ở vị trí chiến lược, nơi có các trục đường giao thông giao lưu với Thái Bình, Hải Phòng và Quảng Ninh, vì vậy Tứ Kỳ có nhiều tuyến đường bộ và đường thủy liên tỉnh, liên huyện chạy qua.

Về đường bộ, toàn huyện có ba tuyến đường lớn và mạng lưới các đường liên xã, liên thôn Trong đó, tỉnh lộ 391 bắt đầu từ ngã ba Phúc Duyên đến Quý Cao, dài 26,5km Đoạn qua Tứ Kỳ từ Cống Câu (xã Ngọc Sơn) chạy dọc theo chiều dài của huyện đến Quý Cao (xã Nguyên Giáp) dài 24,5 km, từ đây đi Kiến

An, Hải Phòng hoặc đi Thái Bình, Nam Định Quốc lộ 37 chạy từ Phả Lại qua Hải Dương, Gia Lộc đến Thị trấn Ninh Giang để sang Thái Bình Đoạn qua Tứ Kỳ gồm các xã: Dân Chủ, Quảng Nghiệp và Đại Hợp dài 4km Đường 9 (đường 17D) từ Thị trấn Ninh Giang đi Hải Phòng qua ba xã: Hà Kỳ, Hà Thanh, Nguyên Giáp dài 11,6 km (Vũ Văn Lương, 2012).

Ngoài ba con đường chính nói trên, Tứ Kỳ còn có một số con đường khác như: đường 191D, 191B, 191N, 191E… và nhiều tuyến đường liên thôn, liên xã thuận tiện cho việc phát triển kinh tế và giao lưu văn hóa.

Về đường sông, Tứ Kỳ là huyện nằm trong hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình nên Tứ Kỳ có nhiều con sông chảy qua, thuận tiện cho việc tưới tiêu, phát triển kinh tế và giao thông đường bộ Bên cạnh những dòng sông lớn, Tứ Kỳ còn có nhiều sông ngòi, mương lạch nhỏ thuận tiện cho việc canh tác và cung cấp nước sinh hoạt cho nhân dân.

Từ những đặc điểm và điều kiện nêu trên là những nhân tố tạo điều kiện thuận lợi cho Tứ Kỳ phát triển nền kinh tế đa dạng về cơ cấu, có sự giao lưu kinh tế, văn hóa với các vùng lân cận. Đất nông nghiệp Tứ Kỳ được hình thành do phù sa sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp nên chủ yếu là đất cát pha, đất thịt nhẹ, đất thịt nặng thích hợp với việc cấy lúa, trồng màu và trồng các cây ăn quả Đồng thời nằm trong hệ thống hai con sông lớn cùng với hệ thống sông ngòi đã tạo cho Tứ Kỳ phát triển việc nuôi trồng thủy sản nước ngọt và nước lợ.

3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

Tứ Kỳ là huyện thuần nông, hiện tại trên 50% dân số sống bằng nghề nông nên ngành nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế của huyện và được các cấp ủy đảng, chính quyền quan tâm đầu tư Tốc độ tăng trưởng bình quân ngành nông nghiệp giai đoạn 2006-2010 của huyện là 2.85% năm; cơ cấu ngành nông nghiệp chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng ngành trồng trọt, tăng ngành dịch vụ nông nghiệp: trồng trọt 52%, chăn nuôi thủy sản 35%, dịch vụ nông nghiệp 13% Giá trị sản xuất bình quân trên đất nông nghiệp đạt 75 triệu đồng/ha/năm; trong đó nhiều xã cho giá trị sản xuất trên 100 triệu đồng/ha/năm như: Hưng Đạo, Ngọc Kỳ, Tân Kỳ, Tái Sơn, Nguyên Giáp Về thủy sản toàn huyện hiện có 1.520 ha mặt nước nuôi trồng thủy sản, sản lượng thủy sản nuôi trồng đạt 6.950 tấn (Vũ Văn Lương, 2012).

Về công nghiệp-TTCN: Tốc độ tăng trưởng bình quân công nghiệp- TTCN giai đoạn 2006-2010 đạt 28,26%/năm, thu hút được 48 dự án đầu tư trên các lĩnh vực khác nhau, đặc biệt một số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài như: Công tySees Vina (xã Minh Đức), Công ty TNHH RichWay (xã Kỳ Sơn) đã thu hút lực lượng lớn lao động của huyện vào làm việc Huyện có các cụm công nghiệp: Nguyên Giáp (102,64 ha), Ngọc Sơn (59,52 ha), Kỳ Sơn (53,26 ha) và Văn Tố (30 ha) đã được quy hoạch và bước đầu thu hút một số dự án đầu tư Bên cạnh đó, huyện Tứ Kỳ tiếp tục quan tâm, củng cố, phát triển ngành nghề nông thôn, làng nghề truyền thống Đến nay toàn huyện đã có 11 làng nghề thuộc 8 xã, thị trấn với trên 5.500 lao động, điển hình như: nghề thêu ren (xã Hưng Đạo); nghề vàng bạc (La Tỉnh, Thị trấn Tứ Kỳ); nghề dệt chiếu cói (Tứ Xuyên, An Thanh)… (Vũ Văn Lương, 2012).

Bên cạnh việc phát triển nông nghiệp, công nghiệp-TTCN, hoạt động thương mại dịch vụ cũng được phát triển một cách mạnh mẽ Hiên nay, toàn huyện có trên 4.200 hộ kinh doanh thu hút trên 5.000 lao động Một số ngành có tốc độ phát triển bình quân hàng năm đạt khá như: Dịch vụ vận tải hàng hóa (25%), dịch vụ vận tải hành khách (8,5%), dịch vụ bưu chính viễn thông, bến bãi…Ngoài ra hệ thống các chợ nông thôn cũng phát triển nhằm phục vụ đời sống và giao lưu của nhân dân: chợ Đoàn, chợ Mũ (Khu thượng), chợ Mắc, chợ Yên, chợ Măng, chợ Lâm (Khu trung); chợ Quý Cao, chợ Đấm (Khu hạ) đã thu hút khách hàng trong và ngoài huyện (Vũ Văn Lương, 2012).

Kinh tế phát triển là điều kiện để huyện Tứ Kỳ đầu tư cho văn hóa, giáo dục. Chất lượng và hiệu quả giáo dục của huyện ngày một nâng cao Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS thi đỗ vào các trường THPT năm 2010 đạt trên 80%, số học sinh thi đỗ vào các trường Đại học hàng năm tăng cao Toàn huyện hiện có 30 trường đạt chuẩn Quốc gia (07 trường Mầm non, 21 trường Tiểu học và 02 trường THCS); tham gia thi học sinh giỏi cấp Tiểu học và THCS luôn xếp tốp đầu trong 12 huyện, thị xã, thành phố; toàn ngành giáo dục huyện nhiều năm được đánh giá cao và xếp tốp đầu trong toàn tỉnh (Vũ Văn Lương, 2012).

Phong trào xây dựng làng văn hóa, xây dựng đời sống văn hóa cơ sở tiếp tục được quan tâm Toàn huyện có 81 làng văn hóa được công nhận đạt 71,6% tổng số làng, khu dân cư trên địa bàn huyện, trên 81% gia đình đạt gia đình văn hóa, có 98 thôn có nhà văn hóa, 15 câu lạc bộ thể thao, 90 điểm nhóm tập thể thao, 85% xã,thị trấn có thiết chế thể thao, 25% dân số thường xuyên luyện tập thể dục thể thao(Vũ Văn Lương, 2012).

Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu, thông tin

3.2.1.1 Thu thập tài liệu thứ cấp

- Các Báo cáo, số liệu thống kê tại UBND huyện, UBND xã của huyện Tứ Kỳ.

- Đề án, dự án liên quan đến đất nông nghiệp đã được phê duyệt;

- Sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của triết học Mác

- Lênin, quá trình nghiên cứu còn sử dụng các phương pháp điều tra thực tế, thống kê, so sánh, phân tích, đánh giá…

- Có nhiều cách tiếp cận khi nghiên cứu về quản lý đất nông nghiệp, tuy nhiên, ở đây, học viên chủ yếu tiếp cận vấn đề thiên về giác độ kinh tế và trong nền kinh tế thị trường.

- Do đây là nghiên cứu tổng quan nên kết quả nghiên cứu chủ yếu dựa trên các thông tin đã công bố, được thu thập từ những tài liệu đã công bố như tạp chí, sách thống kê, báo chuyên ngành và mạng internet.

3.2.1.2 Thu thập số liệu sơ cấp

- Để có cơ sở đánh giá khách quan với thực tế về công tác quản lí đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Tứ Kỳ, tiến hành điều tra 28 hộ dân tại 3 xã Phượng Kỳ, Văn Tố, Nguyên Giáp Đây là các hộ dân trong nhừng năm vừa qua chịu sự tác động điển hình của công quá quản lý đất nông nghiệp, như: bị nhà nước thu hồi đất sản xuất để triển khai các dự án công nghiệp, phát sinh đơn thư khiếu nại liên quan đến đất nông nghiệp … Các xã được lựa chọn có những đặc điểm của đại đa số trong toàn huyện Dân số của 3 xã là 24.467 người (chi cục dân số

Tứ Kỳ, 2015), với diện tích đất nông nghiệp là 1.480 ha = 12,8% tổng diện tích đất nông nghiệp trên toàn huyện (Phòng TN&MT, 2013); có khu nuôi trồng thủy sản với 13,9 ha; có khu công nghiệp Nguyên Giáp với diện tích 815.570 m 2 đất nông nghiệp, trong đó đất lúa của 784 hộ gia đình là 720.803 m 2 , đất công điền do

UBND xã Nguyên Giáp quản lý là 94.767 m 2 ; Các xã này trong những năm vừa qua còn có phát sinh nhiều đơn khiếu kiện của công dân liên quan đến việc hỗ trợ, bồi thường đất nông nghiệp khi nhà nước thu hồi, giải phóng mặt bằng (Ủy ban nhân dân huyện Tứ Kỳ, 2013).

- Đối với cán bộ sơ sở: điều tra 14 cán bộ địa chính và 14 Chủ tịch UBND của

14 xã: Tiên Động, Nguyên Giáp, Quang Trung, Hà Kỳ, Minh Đức, Phượng Kỳ, Quảng Nghiệp,

Hà Thanh, Ngọc Sơn, Kỳ Sơn, Dân Chủ, Đại Đồng, Văn Tố, Tân Kỳ Lựa chọn điều tra 14 xã trên vì các cán bộ địa chính có nhiều lứa tuổi, thời gian tham gia công tác địa chính cũng khác nhau, có người mới vào làm và cũng có người có thâm niên lâu năm.

- Đối với cán bộ huyện: Điều tra Chủ tịch, 3 Phó chủ tịch UBND huyện; điều tra Trưởng phòng và 2 phó Trưởng phòng, 5 cán bộ phòng TN&MT huyện Tứ Kỳ.

3.2.2 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu, thông tin

- Xử lý thông tin thứ cấp: Tổng hợp, chọn lọc thông tin có liên quan phục vụ cho đề tài nghiên cứu.

- Xử lý thông tin sơ cấp:

+ Thông tin định tính: Tổng hợp, phân loại và so sánh

+ Thông tin định lượng: Xử lý số liệu điều tra bằng phần mềm Excel

3.2.2.2 Phương pháp thống kê mô tả

Sử dụng các chỉ tiêu thống kê để mô tả hiện trạng công tác quản lý đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Tứ Kỳ Các chỉ tiêu về diện tích đất lúa, đất chuyển đổi nuôi trồng thủy sản, đất nông nghiệp khác.

3.2.2.3 Phương pháp so sánh và phân tổ

Từ việc phân tổ thống kê các loại đất nông nghiệp, trên cơ sở đó xác mô hình quản lý phù hợp đất nông nghiệp tại huyện Tứ Kỳ.

3.2.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo lập kế hoạch, quy hoạch; loại quy hoạch được lập/xã, tỷ lệ số xã đã thực hiện các loại quy hoạch.

- Công tác thực hiện khảo sát, đo đạc; lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; Công tác giao đất, thu hồi và chuyển mục đích sử dụng đất.

- Công tác quản lý tài chính, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, công tác giám sát hoạt động quản lý nhà nước liên quan đến đất nông nghiệp.

Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Thực trạng quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện tứ kỳ

TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TỨ KỲ

4.1.1 Tổng quan tình hình sử dụng đất nông nghiệp của huyện Tứ Kỳ

Huyện Tứ Kỳ có tổng diện tích đất nông nghiệp là 11.269,9 ha Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của huyện Tứ Kỳ năm 2014 được thể hiện qua bảng 4.1.

Bảng 4.1 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của huyện Tứ Kỳ năm 2014

Mục Chỉ tiêu Diện tích

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 9.580,85 85,01

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 1.369,14 12,14

1.2 Đất nuôi trồng thủy sản 1.680,15 14,90

Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tứ Kỳ (2014) Đất nông nghiệp của huyện Tứ Kỳ có 11.269,9 ha Cơ cấu đất nông nghiệp bao gồm đất sản xuất nông nghiệp 9.580,85 ha, đất nuôi trồng thủy sản 1.680,15 ha, đất nông nghiệp khác 8,90 ha được thể hiện tại biểu đồ 4.1 như sau: ĐVT: ha

Biểu đồ 4.1 Cơ cấu đất nông nghiệp huyện Tứ Kỳ năm 2014

Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tứ Kỳ (2014)

Trung bình đất nông nghiệp trong toàn huyện là 727,5 m 2 /người Xã có diện tích đất nông nghiệp cao nhất là xã Minh Đức với 889,9 ha, chiếm 7,72 %; xã có diện tích đất nông nghiệp thấp nhất là xã Kỳ Sơn với 193,4 ha chiếm 1,68 %

(Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tứ Kỳ, 2013).

Diện tích đất nông nghiệp ngày càng được sử dụng, khai thác hiệu quả.

Những diện tích đất trồng lúa kém năng xuất và không trồng rau màu được dần chuyển đổi sang vùng nuôi trồng thủy sản để có hiệu quả kinh tế cao hơn Tuy nhiên do nhu cầu về đất ở ngày càng tăng, vì vậy diện tích đất nông nghiệp có xu thế ngày càng giảm.

Bảng 4.2 Biến động đất nông nghiệp giai đoạn 2005-2014

Diện tích năm Diện tích So với năm

Stt Mục đích sử dụng đất năm 2014 2005 Tăng

1.2 Đất nuôi trồng thủy sản 1.378,9 1.680,1 + 301,2

1.3 Đất trồng cây lâu năm 1.228,4 1.369,2 + 140,8

Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tứ Kỳ (2014)

* Biến động đất sản xuất nông nghiệp

Qua bảng 4.2 ta thấy, giai đoạn 2005-2014 diện tích đất sản xuất nông nghiệp của huyện giảm 263,3 ha, nguyên nhân do chuyển mục đích sử dụng và điều chuyển địa giới hành chính về thành phố Hải Dương năm 2009 Đất lúa giảm

543,8 ha, đất nuôi trồng thủy sản tăng 301,2 ha, đất trồng cây lâu năm tăng 140,8 ha, đất nông nghiệp khác giảm 161,5 ha.

Nguyên nhân chính của việc giảm diện tích đất sản xuất nông nghiệp là chuyển sang đất phi nông nghiệp, chủ yếu là đất tạo động lực phát triển đô thị, đất các khu ở, đất phục vụ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, giảm do đo đạc bản đồ địa chính, giảm do điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hải Dương Như vậy, để bảo đảm ổn định sản xuất nông nghiệp cần thiết phải đầu tư thâm canh nhằm nâng cao năng suất cây trồng và tăng hệ số sử dụng đất.

4.1.2 Thực trạng quản lý Nhà nước về đất nông nghiệp ở huyện Tứ Kỳ

Công tác quản lí đất nông nghiệp của huyện Tứ Kỳ trong những năm qua được được trú trọng, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Huyện ủy, UBND huyện, việc quản lí thể hiện rõ ở những nội dung cụ thể như sau:

4.1.2.1 Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, lập kế hoạch, quy hoạch

- Việc triển khai, ban hành các văn bản chỉ đạo: Với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước cấp địa phương, trong những năm qua huyện Tứ Kỳ đã triển khai kịp thời các văn bản pháp luật về quản lý, sử dụng đất nông nghiệp đến từng địa phương Ngoài ra còn có những văn bản hướng dẫn, cụ thể hóa các văn bản của cấp trên áp dụng trên địa bàn tỉnh Hải Dương nói chung và huyện Tứ Kỳ nói riêng, đặc biệt là từ sau khi có luật đất đai năm 2003 ban hành, công tác quản lý đất nông nghiệp trên địa bàn huyện ngày càng được thắt chặt Điều này được thể hiện Chính phủ cũng như tỉnh, huyện ban hành nhiều văn bản liên quan đến đất nông nghiệp nhằm điều chỉnh kịp thời và có hiệu quả Các văn bản của cấp trên được triển khai được thể hiện ở Phụ lục số 4.

Bên cạnh đó, triển khai đưa Luật đất đai vào cuộc sống tạo ra những chuyển biến rõ rệt về quản lý và sử dụng đất nông nghiệp, đưa công tác quản lý đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh vào nề nếp, hiệu quả, UBND tỉnh đã ban hành quyết định số 21/2013/QĐ-UBND ngày 13/9/2013 về ban hành quy định cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất; đăng ký biến động và sử dụng đất đai, sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Để triển khai thực hiện thành công các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý đất nông nghiệp của Nhà nước và của tỉnh Hải Dương trong những năm qua huyện Tứ Kỳ cũng đã có nhiều các Quyết định liên quan để triển khai các văn bản trên một cách chính xác, tập trung Nhờ việc triển khai hệ thông văn bản trên một cách nhanh chóng, tập trung mà công tác quản lý Nhà nước về đất nông nghiệp nói chung và đất nông nghiệp ở khu vực nông thôn nói riêng đã thu được nhiều kết quả Tuy nhiên, hiện nay các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản dưới luật ban hành quá nhiều làm cho hệ thống pháp luật đất đai đã phức tạp lại càng phức tạp hơn.

Trong quá trình CNH-HĐH diện tích đất nông nghiệp phải chuyển đổi mục đích sử dụng lớn, ảnh hưởng đến nhiều hộ giai đình và các tranh chấp khiếu kiện xảy ra chủ yếu liên quan đến quyền lợi, lợi ích chính đáng của người dân Đây là các yêu cầu đòi hỏi tỉnh, huyện cần ban hành các chính sách phù hợp để tránh được các khiếu kiện, đặc biệt là khiếu kiện tập thể đông người ảnh hưởng đến an ninh trật tự và tình hình phát triển kinh tế của huyện Tứ Kỳ.

- Công tác xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính: Huyện Tứ Kỳ được tách ra từ huyện Tứ Lộc cũ (chia thành Gia Lộc và Tứ Kỳ) vào năm 1997 Tổng diện tích đất tự nhiên là 17.018,9 ha, bao gồm 27 đơn vị hành chính với 26 xã và 01 thị trấn.

Hệ thống hồ sơ địa giới hành chính của huyện Tứ Kỳ được kế thừa từ bộ hồ sơ địa giới hành chính của huyện Tứ Lộc cũ xây dựng theo Chỉ thị 364/CT-CP ngày 6/11/1991 của Chủ tịch hội đồng bộ trưởng, nay là Thủ tướng Chính phủ.

Trên cơ sở đó, năm 1997, huyện Tứ Kỳ tiến hành điều chỉnh địa giới hành chính phía tây tiếp giáp với huyện Ninh Giang, Gia Lộc, phía bắc giáp Thành phố Hải Dương, phía nam giáp Thành phố Hải Phòng, phía đông giáp huyện Thanh Hà (Hải Dương) Đến năm 2009, huyện tiến hành điều chỉnh lại địa giới hành chính lần nữa do tách một phần của xã Ngọc Sơn về địa bàn Thành phố Hải Dương. Đến nay bộ hồ sơ địa giới hành chính của quận đã được xây dựng hoàn thiện với 27 đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn.

Căn cứ hồ sơ địa giới hành chính, UBND huyện Tứ Kỳ đã tổ chức đo đạc, xác định địa giới hành chính của huyện với các huyện lân cận và giữa các xã, thị trấn trong huyện, kết quả đã lập được 27 bản đồ hành chính cho 26 xã, 1 thị trấn và

1 bản đồ hành chính huyện Tứ Kỳ tỷ lệ 1:2000.

Công tác xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính của huyện Tứ Kỳ đã được thực hiện theo đúng quy định của Luật đất đai năm 2003 Ranh giới hành chính của xã được xác định rõ ràng, mốc giới ngoài thực địa được định vị cụ thể theo đúng tiêu chuẩn.

Tuy nhiên do là huyện đang trong giai đoạn phát triển công nghiệp mạnh,theo đó cơ sở hạ tầng cũng phát triển theo nên có tình trạng một số dự án, khu công nghiệp nằm trên trên địa bàn hành chính của nhiều xã giáp ranh Bên cạnh đó hiện tượng xâm canh, xâm cư, phụ canh, phụ cư vẫn sảy ra ở một số xã dẫn đến việc quản lý về địa giới hành chính gặp một số khó khăn nhất định.

Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về đất nông nghiệp huyện tứ kỳ

4.2.1 Căn cứ đề xuất giải pháp

Trong giai đoạn 2011-2020, hoạt động quản lý nhà nước về đất nông nghiệp ở khu vực nông thôn huyện Tứ Kỳ đã được định hướng cụ thể như sau:

4.2.1.1 Quản lý nhà nước về đất nông nghiệp ở khu vực nông thôn cần xem trọng lợi ích của người nông dân, của ngành nông nghiệp

Quan điểm quản lý nhà nước về đất nông nghiệp là phải quan tâm đến lợi ích của người nông dân, dựa trên cơ sở kinh tế nông hộ và nông trại là con đường cơ bản và lâu dài, nhằm khuyến khích các nông hộ khai thác sử dụng tối đa tiềm năng đất nông nghiệp, lao động và vốn của chính họ Quản lý và sử dụng đất nông nghiệp phải đạt được hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường, sử dụng tối đa diện tích đất hiện có, nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích, tạo công ăn việc làm, ổn định đời sống cho người nông dân, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp.

Quản lý nhà nước về đất nông nghiệp gắn liền với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển theo hướng tập trung đầu tư thâm canh, tăng cường áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất, đồng thời chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa nhằm tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và cung cấp cho thị trường, bảo đảm an ninh lương thực.

4.2.1.2 Tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp, khai thác triệt để, tiết kiệm quỹ đất nông nghiệp

Trong những năm tới, Tứ Kỳ chú trọng tới công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp ở khu vực nông thôn, khai thác triệt để quỹ đất tự nhiên, đất chưa sử dung Ưu tiên phát triển sản xuất nông nghiệp, điều chỉnh và bố trí hợp lý cơ cấu đất nông nghiệp, đưa sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với thị trường đem lại hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với phân vùng hệ sinh thái, đảm bảo sử dụng đất nông nghiệp bền vững, khai thác triệt để đất trồng cây hàng năm, phát triển kinh tế VAC, ổn định diện tích trồng lúa, tăng nhanh diện tích gieo trồng, hạn chế tới mức thấp nhất việc chuyển đất hai lúa sang sử dụng mục đích khác Mở rộng diện tích cây công nghiệp, cây ăn quả, hoa, cây cảnh, rau đậu các loại, ứng dụng các tiến bộ công nghệ sinh học, từng bước thực hiện một nền nông nghiệp sạch, thỏa mãn nhu cầu cho xã hội, nguyên liệu cho công nghiệp.

Khi lấy đất nông nghiệp sang các ngành khác phải tiết kiệm đất, có quy hoạch chi tiết Đối với diện tích đất canh tác cần thâm canh, tăng vụ và có các biện pháp cải tạo, khai thác đất chưa sử dụng, để bù vào diện tích đất nông nghiệp mất đi do chuyển sang mục đích khác nhằm duy trì sản lượng lương thực, thực phẩm và tạo sản lượng hàng hóa cao nhất, tăng giá trị thu nhập trên 1 ha đất nông nghiệp.

4.2.1.3 Quản lý nhà nước về đất nông nghiệp phải gắn liền với quan điểm kết hợp giữa phát triển kinh tế với đảm bảo an ninh, quốc phòng

Việc quản lý nhà nước về đất không chỉ đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội trong quá trình phát triển kinh tế hàng hóa theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, phát triển kinh tế nhiều thành phần thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoác phải đảm bảo an ninh, quốc phòng, quán triệt phương châm: Kinh tế kết hợp với quốc phòng và quốc phòng kết hợp với kinh tế, đồng thời giải quyết các vấn đề xã hội, các gia đình chính sách…

4.2.1.4 Quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên quan điểm tăng cường bảo vệ cảnh quan môi trường

Quản lý nhà nước về đất nông nghiệp không thể tách rời với bảo vệ cảnh quan môi trường Khi chuyển đất sang sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và phát triển dịch vụ, cần phải xem xét đến vấn đề xử lý chất thải, rác thải.

Trong sản xuất nông nghiệp các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích tăng trưởng và các chất thải từ chăn nuôi cũng cần phải xem xét cụ thể để tăng cường công tác quản lý nhà nước cho phù hợp, tránh làm ô nhiễm môi trường và mất cân bằng sinh thái.

4.2.2 Phương hướng và mục tiêu quản lý Nhà nước về đất nông nghiệp huyện

4.2.2.1 Phương hướng Định hướng phát triển kinh tế của tỉnh đến năm 2020 là chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; Nông nghiệp sẽ phát triển toàn diện trên cơ sở chuyển dịch cơ cấu sản xuất hợp lý giữa cây trồng và vật nuôi; hình thành các khu vực nông nghiệp công nghệ cao, tạo ra vùng chuyên canh, thâm canh, sản xuất hàng hóa chất lượng cao, an toàn, phấn đấu tăng diện tích lúa chất lượng cao lên 45% Chú trọng phát triển chăn nuôi, thực hiện mô hình nuôi trồng thủy sản an toán và có tính kháng bệnh cao Đến năm

2020 có cơ cấu là: cây lương thực 62,5% cây công nghiệp, rau quả 22,00% chăn nuôi 15,5% Tiếp tục thực hiện tốt quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản tập trung phục vụ việc nuôi cá rông phi đơn tính xuất khẩu, sản xuất giống lúa và cây ăn quả. Khuyến khích phát triển dịch vụ nông nghiệp, trong đó chú trọng dịch vụ KH-KT nông nghiệp, tiêu thụ nông sản Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm nông nghiệp có lợi thế Có kế hoạch nghiên cứu các dự án mới nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, thu dần khoảng cách giữa tốc độ tăng giá trị sản xuất và giá trị gia tăng (Huyện ủy Tứ Kỳ, 2015).

Trong bối cảnh diện tích đất trồng lúa ngày càng bị thu hẹp, dân số tiếp tục gia tăng, yêu cầu sử dụng lương thực của thị trường có xu hướng đòi hỏi chất lượng cao, định hướng phát triển sản xuất lương thực cần đảm bảo tăng cả về chất lượng trên cơ sở khai thác hợp lý và nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp bằng cách tăng vụ, tăng năng suất và tăng cơ cấy sản xuất lúa chất lượng cao Việc sản xuất lúa chất lượng cao được bố trí thành các vùng có quy mô tương đối tập trung, tạp điều kiện cho việc chỉ đạo, đầu tư sản xuất cũng như bảo quản, chế biến, lưu thông, tiêu thụ sản phẩm, vì lúa chất lượng cao sẽ là nguồn lúa hàng hóa chủ yếu (Huyện ủy Tứ Kỳ, 2015).

Căn cứ vào định hướng phát triển kinh tế- xã hội của huyện Tứ Kỳ đến năm

2020, Tứ Kỳ nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh Hải Dương, với đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội, những lợi thế và hạn chế, hình thành các quan điểm chung phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hải Dương như sau:

- Thực hiện tốt việc quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp; nhất là quy hoạch vùng chuyển đổi đất nông nghiệp sang nuôi trồng thủy sản.

- Hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới, trong đó thực hiện tốt việc dồn ô, đổi thửa tạo điều kiện cho các hộ gia đình sản xuất nông nghiệp thực hiện sản xuất hàng hóa, nâng cao giá trị kinh tế trên diện tích đất nông nghiệp.

- Đẩy nhanh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp cho các hộ dân trên toàn huyện.

- Giải quyết triệt để những vấn đề phát sinh liên quan đến khiếu nại, tố cáo đất nông nghiệp.

- Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với tăng cường và củng cố an ninh quốc phòng, giữa phát triển với bảo vệ tài nguyên và môi trường sinh thái (Huyện ủy Tứ Kỳ, 2015).

4.2.3 Các giải pháp tăng cường quản lý Nhà nước về đất nông nghiệp huyện

Trên cơ sở đánh giá về hoạt động quản lý nhà nước về đất nông nghiệp ở khu vực nông thôn, định hướng và mục tiêu phát triển trong thời gian tới của huyện

Tứ Kỳ, luận văn đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý nhà nước về đất nông nghiệp ở nông thôn của huyện Tứ Kỳ với các nhóm giải pháp cụ thể:

4.2.3.1 Hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật

Ngày đăng: 23/11/2023, 08:59

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Tứ Kỳ - (Luận văn thạc sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về đất nông nghiệp tại huyện tứ kỳ, tỉnh hải dương
Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Tứ Kỳ (Trang 44)
Bảng 3.1. Số lượng cán bộ quản lý đất nông nghiệp huyện Tứ Kỳ - (Luận văn thạc sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về đất nông nghiệp tại huyện tứ kỳ, tỉnh hải dương
Bảng 3.1. Số lượng cán bộ quản lý đất nông nghiệp huyện Tứ Kỳ (Trang 45)
Bảng 3.2. Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý đất đai của huyện Tứ Kỳ tính đến ngày 31/12/2014 - (Luận văn thạc sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về đất nông nghiệp tại huyện tứ kỳ, tỉnh hải dương
Bảng 3.2. Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý đất đai của huyện Tứ Kỳ tính đến ngày 31/12/2014 (Trang 46)
Bảng 3.3. Trình độ tin học, ngoại ngữ của cán bộ quản lý đất đai cấp xã, thị trấn - (Luận văn thạc sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về đất nông nghiệp tại huyện tứ kỳ, tỉnh hải dương
Bảng 3.3. Trình độ tin học, ngoại ngữ của cán bộ quản lý đất đai cấp xã, thị trấn (Trang 48)
Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của huyện Tứ Kỳ năm 2014 - (Luận văn thạc sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về đất nông nghiệp tại huyện tứ kỳ, tỉnh hải dương
Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của huyện Tứ Kỳ năm 2014 (Trang 53)
Bảng 4.2. Biến động đất nông nghiệp giai đoạn 2005-2014 - (Luận văn thạc sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về đất nông nghiệp tại huyện tứ kỳ, tỉnh hải dương
Bảng 4.2. Biến động đất nông nghiệp giai đoạn 2005-2014 (Trang 54)
Bảng 4.3. Đánh giá về công tác lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất - (Luận văn thạc sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về đất nông nghiệp tại huyện tứ kỳ, tỉnh hải dương
Bảng 4.3. Đánh giá về công tác lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất (Trang 60)
Bảng 4.4. Tình hình thu hồi đất của huyện Tứ Kỳ qua 5 năm 2010-2015 - (Luận văn thạc sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về đất nông nghiệp tại huyện tứ kỳ, tỉnh hải dương
Bảng 4.4. Tình hình thu hồi đất của huyện Tứ Kỳ qua 5 năm 2010-2015 (Trang 62)
Bảng 4.6. Số lượt cung cấp thông tin thửa đất từ năm 2010-2015 - (Luận văn thạc sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về đất nông nghiệp tại huyện tứ kỳ, tỉnh hải dương
Bảng 4.6. Số lượt cung cấp thông tin thửa đất từ năm 2010-2015 (Trang 69)
Bảng 4.7. Kết quả thanh tra theo kế hoạch nội dung liên quan đên đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Tứ Kỳ - (Luận văn thạc sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về đất nông nghiệp tại huyện tứ kỳ, tỉnh hải dương
Bảng 4.7. Kết quả thanh tra theo kế hoạch nội dung liên quan đên đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Tứ Kỳ (Trang 69)
Bảng 4.8. Kết quả giải quyết đơn thư liên quan đến đất nông nghiệp - (Luận văn thạc sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về đất nông nghiệp tại huyện tứ kỳ, tỉnh hải dương
Bảng 4.8. Kết quả giải quyết đơn thư liên quan đến đất nông nghiệp (Trang 76)
Bảng 4.9. Thực tế đền bù và nguyện vọng đền bù của người bị thu hồi đất nông nghiệp - (Luận văn thạc sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về đất nông nghiệp tại huyện tứ kỳ, tỉnh hải dương
Bảng 4.9. Thực tế đền bù và nguyện vọng đền bù của người bị thu hồi đất nông nghiệp (Trang 78)
Bảng 4.10. Đánh giá của cán bộ quản lý đất đai cấp xã, thị trấn về kỹ năng nghiệp vụ - (Luận văn thạc sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về đất nông nghiệp tại huyện tứ kỳ, tỉnh hải dương
Bảng 4.10. Đánh giá của cán bộ quản lý đất đai cấp xã, thị trấn về kỹ năng nghiệp vụ (Trang 81)
Bảng 4.12. Đánh giá về những yếu kém của cán bộ làm công tác quản lý đất nông nghiệp ở huyện Tứ Kỳ - (Luận văn thạc sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về đất nông nghiệp tại huyện tứ kỳ, tỉnh hải dương
Bảng 4.12. Đánh giá về những yếu kém của cán bộ làm công tác quản lý đất nông nghiệp ở huyện Tứ Kỳ (Trang 87)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w