1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu Luận Tổng Quát Về Sự Thất Bại Của Thị Trường Và Thất Bại Của Chính Phủ Trong Việc Can Thiệp Vào Giá Của Sản Phẩm.pdf

22 31 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tổng Quát Về Sự Thất Bại Của Thị Trường Và Thất Bại Của Chính Phủ Trong Việc Can Thiệp Vào Giá Của Sản Phẩm
Tác giả Trần Kim Lộc
Người hướng dẫn TS. Hoàng Minh Đức
Trường học Trường Sư Phạm Kỹ Thuật Hưng Yên
Chuyên ngành Đại Cương Kinh Tế Và Môi Trường
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hưng Yên
Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 760,1 KB

Nội dung

Nhiều sản phẩm, hàng hóa được xuấtkhẩu ra nước ngoài một cách thường xuyên giúp mở rộng thị trường, tăng trưởng kinh tế và giải quyết nhiều vấn đề khác như vấn đề việc làm, lao động tron

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG SƯ PHẠM KĨ THUẬT HƯNG YÊN

TIỂU LUẬNTÊN ĐỀ TÀI: TỔNG QUÁT VỀ SỰ THẤT BẠI CỦA THỊ TRƯỜNG VÀ THẤT BẠI CỦA CHÍNH PHỦ TRONG VIỆC CAN THIỆP VÀO GIÁ CỦA SẢN PHẨM.

Môn : ĐẠI CƯƠNG KINH TẾ VÀ MÔI TRƯỜNG

Giảng viên hướng dẫn : TS HOÀNG MINH ĐỨC

Sinh viên thực hiện :TRẦN KIM LỘC

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan đề tài tiểu luận: Tổng quát về sự thất bại của “ thị trường và thất bại của chính phủ trong việc can thiệp vào giá của sản phẩm là sự tìm hiểu của cá nhân em và dưới sự hướng ” dẫn của thầy giáo Hoàng Minh Đức Tất cả những số liệu, kết quả trong đề tài là trung thực và hoàn toàn khách quan Nếu phát hiện

có bất kỳ sự gian lận nào em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung bài tiểu luận của mình.

Hưng Yên ,ngày 1 tháng 12 năm 2022 Sinh viên

  Trần Kim Lộc

2

Trang 3

MỤC LỤC

PHẦN NỘI DUNG

PHẦN 1: THẤT BẠI CỦA THỊ TRƯỜNG

1 Vài nét về thất bại của thị trường……… …6

2 Nguyên nhân thất bại thị trường ……… 6

3 Phân tích những thất bại của thị trường……… … 7

3.1 Thất bại thị trường do các ảnh hưởng ngoại ứng .7

3.1.1 Ngoại ứng tiêu cực xảy ra khi hoạt động của một bên gây ra ngoại ứng……… …….8

3.1.2 Ngoại ứng tích cực……… ……… 8

3.1.3 Hàng hóa công cộng( public goods) 10

3.1.4.Cạnh tranh không hoàn hảo……… …12

3.1.5.Phân phối thu nhập không công bằng…… 12

PHẦN 2 : THẤT BẠI CỦA CHÍNH PHỦ I.Các vấn đề chính sách của chính phủ……… …….14

1.Can thiệp chính sách của chính phủ……… …15

2.Can thiệp bằng công cụ tỷ giá……… … 15

II.Phân tích về thất bại chính phủ 1.Nguyên nhân……… ……….….18

2.Phân tích về thất bại của chính phủ………… ……… …18

2.1 Thất bại của kế hoạch tập trung……… 18

2.2 Sự thất bại của các biện pháp bảo vệ môi trường mang tính chính trị……… ……… 19

KẾT LUẬN ……… ……22

3

Trang 4

1

D

Đường cầu

2

MSC

Đường chi phí xã hội cận biên

3

MPC

Chi phí cá nhân cận biên cùa doanh nghiệp

sx

Doanh thu bình quân

6

MR

Doanh thu cận biên

7

MPB

Lợi ích cận biên cá nhân

8

TC

Tổng chi phí

9

MU

Lợi ích cận biên

4

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

Trong những năm gần đây, với sự hội nhập phát triển kinh tế không

ngừng cùng với những nổ lực cải cách, thị trường kinh tế Việt Nam đang dần có nhiều chuyển biến và thay đổi Nhiều sản phẩm, hàng hóa được xuấtkhẩu ra nước ngoài một cách thường xuyên giúp mở rộng thị trường, tăng trưởng kinh tế và giải quyết nhiều vấn đề khác như vấn đề việc làm, lao động trong nước….Ngoài ra, nhiều sản phẩm, mặt hàng từ các thương hiệu nước ngoài được nhập khẩu vào Việt Nam với giá thành thấp hơn do việc

gỡ bỏ hàng rào thuế quan, tạo điều kiện cho người tiêu dùng trong nước có

cơ hội được sử dụng những sản phẩm, hàng hóa tốt nhưng với chi phí không quá cao như ô tô được nhập khẩu từ nước ngoài, Từ những yếu tố

đó giúp chúng ta thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài hơn, tạo cơ hộiđẩy mạnh phát triển các dự án xây dựng kinh tế trong nước Nhưng bên cạnh những ưu thế mạnh thì vẫn còn tồn tại mặt trái của nó, đó là về sự cạnh tranh vào giá của sản phẩm trên thị trường Việt Nam Bàn tay vô hình thường hướng dẫn thị trường phân bổ nguồn lực một cách có hiệu quả Song vì nhiều nguyên nhân, đôi bàn tay vô hình bị tê liệt Các nhà kinh tế

sử dụng thuật ngữ “ thất bại thị trường” để chỉ tình huống thị trường tự nó thất bại trong việc phân bổ nguồn lực theo cách có hiệu quả; sức mạnh thị trường , ảnh hưởng bên ngoài , hàng hóa công cộng, thông tin không đầy

đủ, phân phối không công bằng Để có thể hiểu rõ hơn về vấn đề trên em

đã chọn cho mình chủ đề tiểu luận lần này là “ tổng quát về sự thất bại của thị trường và thất bại của chính phủ trong việc can thiệp vào giá sản phẩm ”

từ đó ta sẽ có thể có cái nhìn tổng quan về thị trường ngày nay

5

Trang 6

PHẦN NỘI DUNG

PHẦN 1: THẤT BẠI CỦA THỊ TRƯỜNG.

1.Vài nét về thất bại của thị trường

Thất bại là việc không đáp ứng được mục tiêu mong muốn hoặc dự định”

Thế nhưng bạn có biết rằng thất bại hay không là do cách bạn nhìn nhận vấn đề và nhìn nhận cuộc sống của bạn Với tôi thất bại là khi bạn chưa đạt được điều mình muốn mà bạn đã cho phép bản thân bỏ cuộc

Điều kiện tất cả các thị trường trong nền kinh tế là cạnh tranh hoàn hảo

thì điểm cân bằng của nền kinh tế sẽ đạt hiệu quả pareto ( hiệu quả phân bổnguồn lực) Tại đó, lợi ích cận biên mà người tiêu dùng nhận được đúng bằng chi phí cận biên mà người sản xuất bỏ ra để có sản phẩm đó

( MU=MC) Nhưng trên thực tế, nền kinh tế thị trường chưa phải là nền kinh tế hoàn hảo tối ưu mà chính trong lòng nó cũng có những mặt trái , những thất bại mà con người không mong muốn Đây chính là cơ sở để nhànước can thiệp vào nền kinh tế nhằm phát huy ưu việt và mặt trái của nó

Những thất bại của thị trường là tình huống trong đó điểm cân bằng

trong các thị trường tự do cạnh tranh không đạt được sự phân bổ có hiệu quả, tức là ngăn cản bàn tay vô hình phân bố các nguồn lực có hiệu quả Nói cách khác, thất bại của thị trường là những trường hợp trong đó thị trường tự do cạnh tranh không thể sản xuất ra hàng hóa dịch vụ như xã hội mong muốn

2 Nguyên nhân thất bại thị trường

Các thị trường cạnh tranh tự do thất bại vì 4 lí do: sức mạnh thị trường thông tin không hoàn hảo, các ngoại ứng và thiếu hụt hàng hóa công cộng

Sức mạnh thị trường : là thuật ngữ dùng để chỉ khả năng của một cá

nhân( hay nhóm người) trong việc gây ảnh hưởng quá mạnh lên giá thị trường Ví dụ, tất cả mọi người đều cần gạo , nhưng chỉ có một quán bán thìngười chủ quán gạo sẽ có sức mạnh thị trường, tức là anh ta có vai trò độc

6

Trang 7

quyền trong việc bán gạo Người chủ quán không phải tuân theo sự cạnh tranh khốc liệt mà nhờ nó bàn tay vô hình kiểm soát được lợi ích cá nhân

Ảnh hưởng bên ngoài – các ngoại ứng : là tác động do hành vi của một

người tạo ra đối với phúc lợi của người ngoài cuộc Ví dụ: về ngoại ứng tiêu cực ( hay chi phí ngoại ứng ) là ô nhiễm môi trường Nếu một nhà máy khi sản xuất cho thải hóa chất ra sông sẽ gây ra ô nhiễm môi trường nước làm chết cá ảnh hưởng đến những người đánh bắt và khách du lịch làm chi phí xã hội tăng lên Ví dụ khác, về ngoại ứng tích cực ( hay ích lợi ngoại ứng) là phát triển khoa học Khi đi đến một phát minh quan trọng, nhà khoa học tạo ra một nguồn lực có giá trị mà mọi người có thể sử dụng Trong trường hợp này, nhà nước có thể tăng phúc lợi kinh tế bằng cách trợ cấp cho hoạt động nghiên cứu khoa học

Thiếu hụt hàng hóa công cộng: hàng hóa công cộng là hàng hóa không

loại trừ, không cạnh tranh vừa hàng hóa mà mọi người đều có quyền hưởngthụ, quyền sử dụng Chúng cung cấp cho người ta những lợi ích với một chiphí cận biên bằng không Như vậy, với hàng hóa công cộng mọi người được tự do hưởng thụ mà không phải trả bất kỳ khoản chi phí nào Đứng trên gác độ kinh tế vì mục đích lợi nhuận các cá nhân không mong muốn đầu tư vào việc sản xuất hàng hóa công cộng ( vốn đầu tư rất lớn, lợi nhuậnrất thấp hoặc không có lợi nhuận) Do đó, nền kinh tế luôn thiếu hụt hàng hóa công cộng

Thông tin hoàn hảo ( thông tin không đối xứng): là tình huống trong

đó người sản xuất , người tiêu dùng không có đủ thông tin về sản xuất, tiêu dùng hoặc tham gia vào công việc nào đó làm giảm tính hiệu quả của thị trường

3 Phân tích những thất bại của thị trường

3.1 Thất bại thị trường do các ảnh hưởng ngoại ứng.

- Ngoại ứng là tác động của quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng tới

thành viên thứ ba không trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng đó

7

Trang 8

Trong thực tiễn , chúng ta thường xem xét ngoại ứng trong sản xuất và ngoại ứng trong tiêu dùng :

-Ngoại ứng trong sản xuất: là những ảnh hưởng nảy sinh từ quá trình sản

xuất hàng hóa hoặc dịch vụ Để khai thác tài nguyên thiên nhiên quá mức con người tạo ra các ngoại ứng này

-Ngoại ứng trong tiêu dùng: là những ảnh hưởng nảy sinh từ quá trình tiêu

dùng hàng hóa và dịch vụ Việc tiêu dùng tạo ra các rác thải độc hại đa dạng là nguyên nhân gây ra tình trạng này

  -Ngoại ứng có hai loại : ngoại ứng tiêu cực và ngoại ứng tích cực.

3.1.1.Ngoại ứng tiêu cực xảy ra khi hoạt động của một bên gây ra ngoại ứng

Ví dụ: khi một công ty mỳ chính thải hóa chất ra một dòng sông mà

không phải chịu một chi phí nào mặc dù gây tổn thất cho cộng đồng nuôi

cá trên sông Điều này gây ra tính phi hiệu quả trong sản xuất mỳ chính Giá bán mỳ chính = chi phí biên của việc sản xuất mỳ chính thấp hơn khi chi phí sản xuất bao hàm cả chi phí ô nhiễm Vậy là ngoại ứng tiêu cực gây

ra chi phí ngoài, trong khi giá cả thị trường không phản ánh được tất cả các chi phí sản xuất ra nó dẫn đến thất bại thị trường

Lợi ích dòng xã hội đạt tối đa tại mức hoạt động tối ưu xã hội Q* Tuy

nhiên, ở thị trường , các cá nhân sẽ tối đa hóa lợi nhuận của họ ở mức hoạt động tối ưu cá nhân là Q1 Do chi phí cận biên của cá nhân (MPC) nhỏ hơnchi phí cận biên xã hội (MSC) nên Q1>Q* do việc định giá sản phẩm không chính xác, giá thị trường phản ánh MPC nhưng không phản ánh MSC tức giá thị trường là thấp Như vậy, ngoại ứng tiêu cực đã làm cho chiphí xã hội của ngành cao hơn chi phí cá nhân dẫn đến sản lượng thực tế caohơn sản lượng tối ưu Sự thất bại của thị trường thể hiện ở chỗ giá cả thị trường chỉ phản ánh chi phí biên cá nhân, nhưng không phản ánh được chi phí xã hội và sản lượng thực tế cao hơn sản lượng tối ưu xã hội

3.1.2.Ngoại ứng tích cực :

8

Trang 9

Là những lợi ích mang lại cho bên thứ ba ( không phải là người mua và

người bán) và lợi ích đó cũng không được phản ánh vào giá bán Ví dụ sự :

tiến bộ nhanh chóng của công nghệ thông tin không chỉ mang lại lợi nhuận khổng lồ cho các công ty máy tính và sự tiện lợi cho người sử dụng, mà nó còn góp phần cải tiến năng suất lao động hoặc tạo ra những cuộc cách mạng trong mọi mặt đời sống nhân dân Hay trong sản xuất các ngoại ứng

tích cực có thể thấy được qua việc đào tạo lao động, phát triển một khu vựcthương mại, xây dựng một chuyến tàu điện ngầm, hoạt động nghiên cứu và triển khai, xây dựng đường xá Còn trong tiêu dùng các ngoại ứng tích cực

có thể thấy qua việc sử dụng hàng hóa như thuốc uống phòng bệnh, sửa sang nhà cửa, học tập Như tiêm Vac-xin có thể là cách phòng bệnh cho chính mình và cho cả những người xung quanh

Ngoại ứng tích cực cũng đã được tạo nên sự thất bại thị trường Nó làm cho sản lượng thực tế thấp hơn sản lượng hiệu quả xã hội ( Q1<Q*)

Ở Việt Nam , có rất ít các doanh nghiệp có trách nhiệm về môi trường và

lợi ích xã hội trong chính sách và tôn chỉ của doanh nghiệp Sự xuất hiện của những “làng ung thư” là biểu hiện đáng lo ngại và nguy cơ tiềm ẩn liênquan giữa sức khỏe và môi trường Đứng đầu là ô nhiễm môi trường nước

do các doanh nghiệp sản xuất đã thải chất thải không được xử lí tiêu chuẩn.Đến từ “làng ung thư” Thạch Sơn (Lâm Thao, Phú Thọ) ông Quảng Văn Lộc, nguyên là trạm trưởng trạm y tế xã đau xót nêu thực tế đang diễn ra ở địa phương mình, ông bày tỏ: “Làng chúng tôi bị ô nhiễm từ 1995 – 2005

có 351 người chết, trong đó 90 người chết vì ung thư Có nhiều nhà sáu người chết ung thư, bố chết, ông chết, bà chết và cả hai con trai cũng chết, nhiều nhà bốn người chết ung thư, có trên 20 đôi vợ chồng và bố con chết

vì ung thư Gần đây nhất có trường hợp chồng vừa chết thì năm tháng sau

vợ cũng chết vì ung thư”

Như vậy, ngoại ứng dù tích cực hay tiêu cực thì đều có chung những đặc điểm sau:

Chúng có thể do cả hoạt động sản xuất lẫn tiêu dùng gây ra Một nhà

máy gây ô nhiễm là ngoài phản ứng tiêu cực do sản xuất Một cá nhân hút

9

Trang 10

thuốc là làm nguy hiểm đến sức khỏe những người ngồi xung quanh là ngoại ứng tiêu cực do tiêu dùng.

Trong ngoại ứng, việc ai là người gây tác hại( hay lợi ích ) cho ai nhiều khi

chỉ mang tính tương đối Trong ví dụ về nhà máy xả chất thải trên, ngoại ứng không chỉ có thể nhìn dưới góc độ nhà máy gây thiệt hại cho ngư dân,

mà trái lại cũng có thể phân tích dưới góc độ ngư trường của nông dân đã thu hẹp địa bàn hoạt động của nhà máy Điều này sẽ thấy rõ hơn khi chúng

ta phân tích về định lý Coase

Sự khác nhau : tính chất tích cực và tiêu cực của ngoại ứng chỉ là tương

đối và điều kiện Cùng một hoạt động ngoại ứng, nhưng nó được đánh giá

là tốt hay xấu còn tùy thuộc vào quan điểm của những người chịu ảnh hưởng Ví dụ, một lò nướng bánh có thể lợi dụng hơi nóng của lò cho hoạt động kinh doanh tẩy hấp quần áo của mình Nhưng nó cũng có thể là ngoại

ứng tiêu cực nếu nhà kinh doanh hàng đông lạnh

Kết luận : Trong trường hợp các ngoại ứng mang tính tích cực thì

có quá ít hàng hóa được sản xuất Còn ngoại ứng mang tính tiêu cựcthì lại có quá nhiều hàng hóa được sản xuất Kết quả là thị trường đưa ra một giải pháp hiệu quả vì các nhà sản xuất và người tiêu dùng đưa ra các quyết định tiêu dùng và sản xuất dựa trên chi phí vàlợi ích cá nhân của bản thân họ, nó không phản ánh chi phí và lợi ích thực tế của toàn bộ xã hội Do vậy, nhà nước cần phải can thiệpkhi thị trường chịu tác động từ các ngoại ứng

3.1.3 Hàng hóa công cộng (public goods)

Hàng hóa công cộng là những hàng hóa và dịch vụ mà khi chúng được

sản xuất ra thì mọi người đều có khả năng tiêu dùng Ngoài ra cũng chính

là trường hợp có tác động ngoại ứng mạnh tích cực hoàn toàn có lợi ích Ví

dụ, sự nghiệp an ninh quốc phòng nếu quân đội và cảnh sát làm tốt công tác này thì mọi người công dân đều được hưởng bình yên

Hàng hóa công cộng có hai đặc tính đó là : Tính không cạnh tranh trong

tiêu dùng và tính không loại trừ trong tiêu dùng

10

Trang 11

Tính không cạnh tranh trong tiêu dùng hàng hóa là với một mức sản

lượng xác định, khả năng chúng có thể tiêu dùng bởi một người mà không làm giảm khối lượng cho người khác tiêu dùng Ví dụ, về hàng hóa không cạnh tranh là chương trình truyền hình được phát sóng Đối lập với hàng hóa mang tính không cạnh tranh là hàng hóa mang tính cạnh tranh Hàng hóa mang tính cạnh tranh là với một mức sản lượng xác định, việc tiêu dùng hàng hóa đó của một người làm giảm lượng tiêu dùng hàng hóa đó của người khác Ví dụ như thực phẩm là hàng hóa cá nhân và mang tính cạnh tranh

Tính không loại trừ trong tiêu dùng hàng hóa là khả năng khi những

hàng hóa như vậy được sản xuất ra thì không có cách gì ngăn cản người tiêu dùng nhất định tiêu dùng chúng và tạo ra những “ kẻ ăn không” ( không trả tiền mà lại được dùng ) Ví dụ về hàng hóa mang tính không loại trừ là quốc phòng, khó có thể loại trừ một ai đó để họ không được bảo

vệ Đối lập với hàng hóa mang tính không loại trừ là hàng hóa mang tính loại trừ Một hàng hóa mang tính loại trừ là hàng hóa mà người ta có thể ngăn cản một ai đó không được hưởng lợi từ hàng hóa đó.Ví dụ như truyền hình cáp, chỉ những người trả phí mới được xem các chương trình truyền hình cáp

Trong thực tế, có một số hàng hóa công cộng có đầy đủ hai tính chất nêu

trên như quốc phòng, ngoại giao, đèn biển , phát thanh…Các hàng hóa đó

có chi phí biên để phục vụ thêm một người sử dụng bằng không, ví dụ: đài phát thanh một khi đã xây dựng xong thì nó ngay lập tức có thể phục vụ tất

cả mọi người, kể cả dân số luôn tăng Tuy nhiên có nhiều hàng hóa công cộng không đáp ứng một cách chặt chẽ hai tính chất đó ví dụ đường giao thông, nếu có quá đông người sử dụng thì đường sẽ bị tắc nghẽn và do đó những người tiêu dùng trước đã làm ảnh hưởng đến khả năng tiêu dùng củanhững người tiêu dùng sau Đó là những hàng hóa công cộng có thể tắc nghẽn Một số hàng hóa công cộng mà lợi ích của nó có thể định giá thì gọi là hàng hóa công cộng có thể loại trừ bằng giá Ví dụ đường cao tốc, cầu…có thể đặt các trạm thu phí để hạn chế bớt số lượng người sử dụng nhằm gây tắc nghẽn

11

Ngày đăng: 05/05/2024, 21:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w