Phân bón là một trong những yếu tố có ảnh hưởng quyết định đến sinh trưởngvà phát triển cũng như khả năng hình thành năng suất của tất cả các cây trồng nôngnghiệp.Theo nhiều tác giả nền
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Mã số ngành: 60.62.01.12
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2022
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Trang 3MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ 2
TỔNG QUAN 4
1 Giới thiệu về cây đậu phụng 4
2 Yêu cầu sinh thái cây đậu phụng 4
3 Tình hình sản xuất đậu phụng 6
3.1 Tình hình sản xuất đậu phụng trên thế giới 6
3.2 Tình hình sản xuất đậu phụng tại Việt Nam 7
4 Vai trò các nguyên tố dinh dưỡng đối với cây đậu phụng 8
5 Nhu cầu dinh dưỡng của cây đậu phụng 9
6 Nghiên cứu dinh dưỡng trên cây đậu phụng 10
6.1 Nghiên cứu dinh dưỡng đậu phụng trên thế giới 11
6.1.1 Nghiên cứu bón phân vô cơ cho cây đậu phụng 11
6.1.2 Nghiên cứu bón phân hữu cơ cho cây đậu phụng 16
6.2 Nghiên cứu dinh dưỡng đậu phụng tại Việt Nam 16
6.2.1 Nghiên cứu bón phân vô cơ cho cây đậu phụng 16
6.2.2 Nghiên cứu bón phân hữu cơ cho cây đậu phụng 19
6.2.3 Nghiên cứu bón phân hữu cơ vi sinh cho cây đậu phụng 21
6.2.4 Nghiên cứu bón vôi cho cây đậu phụng 22
KẾT LUẬN 23
TÀI LIỆU THAM KHẢO 25
Trang 4ĐẶT VẤN ĐỀ
Cây đậu phụng (Arachis hypogaea L.) còn có tên địa phương khác là cây đậuphộng, đậu phụng thuộc họ Đậu (Fabaceae) Là cây công nghiệp ngắn ngày có tácdụng rất nhiều mặt là cây có giá trị kinh tế cao Sản phẩm của nó cung cấp thực phẩmcho con người, thức ăn cho gia súc, gia cầm Nguyên liệu cho ngành công nghiệp chếbiến, y học Ngoài ra, đậu phụng còn là cây trồng ngắn ngày rất thích hợp trong luâncanh, xen canh, gối vụ với nhiều loại cây trồng khác và đặc biệt là cây trồng cải tạo đấtrất tốt (nhờ có vi khuẩn cộng sinh trên rễ cây họ Đậu)
Hạt đậu phụng có hàm lượng Lipit, Protein cao và chứa nhều khoáng chất Ca,
Fe, Mg, P, K, Zn và một lượng vitamin lớn, đặc biệt là vitamin B Dầu của hạt đậuphụng chủ yếu chứa axit béo chưa no giúp cơ thể con người dễ hấp thụ và hạn chếcholesterol trong máu Bên cạnh giá trị dinh dưỡng cho con người, đậu phụng còn lànguồn thức ăn tốt cho gia súc Tỷ lệ đường, chất đạm trong thân lá đậu phụng khá cao,đặc biệt là khô dầu đậu phụng có chứa 50% protein có thể cung cấp đầy đủ dinh dưỡngcho gia súc Vì vậy, đậu phụng đã là nguồn thực phẩm quan trọng cho con người vàthức ăn gia súc ở nước ta
Phân bón là một trong những yếu tố có ảnh hưởng quyết định đến sinh trưởng
và phát triển cũng như khả năng hình thành năng suất của tất cả các cây trồng nôngnghiệp
Theo nhiều tác giả nền tảng của quản lý tổng hợp dinh dưỡng cây trồng là bón phâncân đối và hợp lý Bón phân cân đối là bón phân đảm bảo cân đối tỷ lệ giữa hữu cơ và
vô cơ, cân đối giữa các nguyên tố đa lượng N:P:K, cân đối giữa các nguyên tố đalượng, trung lượng và vi lượng, cân đối về nhu cầu và lượng hút của cây trồng, cân đốigiữa các chất dinh dưỡng tại các thời kỳ sinh trưởng khác nhau, cân đối giữa các điềukiện tự nhiên liên quan đến hiệu lực phân bón (như nước, ánh sáng v.v ) cũng như cânđối trong mối quan hệ với từng loại cây trồng trong một hệ thống luân canh Do vậy,bón phân hợp lý là điều khiển để tạo sự cân đối giữa nhu cầu của cây và sự cung cấp từđất và phân bón, tuân thủ theo bốn tính cơ bản của hệ thống Đối với cây đậu phụng,theo Kanwar (1983) đã kết luận: chỉ cần bón cân đối thôi đã có thể tăng sản lượng đậu
Trang 5phụng lên rất nhiều; Theo Nguyễn Thị Dần (1995) & Nguyễn Văn Bộ (1999) tỷ lệ N:P:K thích hợp cho đậu phụng là 1:3:2 và bón lót và bón thúc lần 1 khi cây có 3 lá thậttất cả lượng phân đạm là hiệu quả nhất vì giai đoạn này sự cộng sinh của vi khuẩn nốtsần trên rể đậu phụng chưa hoàn thành nên cây đậu phụng rất khủng hoảng đạm.
Với những giá trị cao như thế nên cây đậu phụng là cây trồng quan trọng cùngvới lúa mỳ, lúa nước, ngô và đậu tương Do đó việc tìm hiểu và phân tích nhâu cầu
dinh dưỡng trên cây đậu phụng là cần thiết Bài tiểu luận: “Ảnh hưởng của các loại
phân bón đến sinh trưởng và năng suất cây đậu phụng” của em nhằm mục đích tìm
hiểu và tổng hợp các nghiên cứu về dinh dưỡng trên cây đậu phụng trên thế giới vàViệt Nam Từ đó rút ra được những kết luận về các vấn đề dinh dưỡng trên cây đậuphụng để khuyến cáo cho người nông dân công thức bón phân tối ưu, đồng thời đềxuất những nghiên cứu tiếp theo để giải quyết các vấn đề còn tồn đọng về dinh dưỡngtrên cây đậu phụng
Trang 6TỔNG QUAN
1 Giới thiệu về cây đậu phụng
Qua nhiều thập kỉ, các lĩnh vực khoa học khác nhau như khảo cổ học, thực vậthọc, văn học dân gian đã ghi nhận cây đậu phụng có nguồn gốc từ Nam Mỹ Cây đượctrồng đầu tiên ở lưu vực sông Amazon thuộc Peru Cây đậu phụng có tên khoa học:Arachis hypogaea L, là một cây thực phẩm thuộc họ đậu Đậu phụng là cây thân thảođứng, sống hằng niên, bao gồm các đặc điểm sau:
- Thân: Thân phân nhánh từ gốc, có các cành toả ra, cao 30- 100 cm tùy theo
giống và điều kiện trồng trọt
- Rễ: Rể cọc, có nhiều rể phụ, rể cộng sinh với vi khuẩn tạo thành nốt sần.
- Lá: Lá kép mọc đối, kép hình lông chim với bốn lá chét, kích thước lá chét dài
4- 7 cm và rộng 1-3 cm Lá kèm 2, làm thành bẹ bao quanh thân, hình dải nhọn
- Hoa: Cụm hoa chùm ở nách, gồm 2-4 hoa nhỏ, màu vàng Dạng hoa đậu điển
hình màu vàng có điểm gân đỏ, cuống hoa dài 2-4 cm
- Quả: Sau khi thụ phấn, cuống hoa dài ra, làm cho nó uốn cong cho đến khi
quả chạm mặt đất, phát triển thành một dạng quả đậu (củ) trong đất dài 3- 7 cm, mỗiquả chứa 1- 4 hạt và thường có 2 hạt Quả hình trụ thuôn, không chia đôi, thon lại giữacác hạt, có vân mạng
- Hạt: Quả chứa từ 1 đến 4 hạt, thường là 2 hạt, hạt hình trứng, có rãnh dọc Hạt
chứa dầu lên đến 50% (Nguyễn Đình Hải, 2014)
Đậu phụng là cây công nghiệp, cây thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao Câyđậu phụng được xếp thứ 13 trong các cây thực phẩm của thế giới Trong các cây lấydầu, đậu phụng có diện tích, sản lượng đứng thứ 2 sau đậu nành
2 Yêu cầu sinh thái cây đậu phụng
Đất: Đât trồng đậu phụng không yêu cầu cao về độ phì của đất, nhưng do đặc
tính sinh lý của cây đậu phụng, đất trồng phải đảm bảo cao ráo và thoát nước nhanhkhi mưa to Thành phần cơ giới đất trồng đậu phụng tốt nhất là đất thịt nhẹ, cát pha, cókết cấu viên, dung trọng đất 1,1- 1,35 độ, hổng 38- 50% và có độ pH từ 5,5- 7 để thoảmãn yêu cầu cơ bản sau: - Rễ phát triển mạnh cả về chiều sâu và rộng - Đủ ôxy cho vi
Trang 7sinh vật nốt sần phát triển và hoạt động cố định đạm - Tia quả đâm xuống đất dễ dàng.
- Dễ thu hoạch
Nhiệt độ: Cây đậu phụng có khả năng thích ứng với nhiều vùng địa lý, sinh thái
khác nhau, nhưng có sự thay đổi thích ứng theo chu kỳ và tốc độ sinh trưởng khácnhau Nhiệt độ trung bình thích hợp cho suốt đời sống cây đậu phụng là khoảng 25-30°C và thay đổi theo giai đoạn sinh trưởng của cây Nhiệt độ trung bình thích hợp chothời kỳ nảy mầm là 25-30°C, thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng là 20-30°C, thời kỳ rahoa 24-33°C, thời kỳ chín 25-28°C
Ẩm độ, lượng mưa: Đậu phụng thường được xem là một loại cây trồng chịu
hạn, nhưng chỉ ở mức tương đối ứng với một thời kỳ sinh trưởng nhất định Nướcchính là nhân tố hạn chế năng suất đậu phụng Tình trạng nước trong đất ảnh hưởng rấtlớn đến các quá trình sinh trưởng và phát triển của cây đậu phụng Trong điều kiệnthiếu nước, rễ sinh trưởng kém, do đó thân lá sinh trưởng kém, hoa ít và quả Độ ẩmđất trong suốt thời gian sinh trưởng của cây đậu phụng yêu cầu khoảng 70- 80% Yêucầu này có cao hơn một chút ở thời kỳ ra hoa, kết quả (80- 85%) và giảm ở thời kỳchín của hạt Tổng lượng mưa và lượng mưa phân phối trong chu kỳ sinh trưởng củacây đậu phụng từ khi mọc cho đến khi thu hoạch (không kể thời kỳ nảy mầm) là 450-700mm Nước ảnh hưởng lớn đến các thời kỳ sinh trưởng phát triển và năng suất cuốicùng của đậu phụng
Ánh sáng: Số giờ nắng/ ngày có ảnh hưởng rõ rệt tới sinh trưởng của đậu
phụng Ở thời kỳ nảy mầm, ánh sáng kìm hãm tốc độ hút nước của hạt, sự sinh trưởngcủa rễ và tốc độ vươn dài của trục phôi Quá trình nở hoa thuận lợi khi số giờ nắng đạttrên 200 giờ/tháng, nếu đậu phụng ra hoa sớm (tháng 3) thì số hoa/ngày giảm, tổnglượng hoa/cây giảm Ở thời kỳ kết quả, tia ở ngoài ánh sáng phát triển chậm và quả chỉ
có thể phát triển trong bóng tối Như vậy, có thể thấy trong các yếu tố khí hậu thì ánhsáng là yếu tố ít ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và khả năng cho năng suất của đậuphụng hơn so với yếu tố khí hậu khác
3 Tình hình sản xuất đậu phụng
3.1 Tình hình sản xuất đậu phụng trên thế giới
Theo số liệu của FAOSTAT (2012), tình hình sản xuất đậu phụng trên thế giới
Trang 8trong 3 năm gần đây (2008 – 2010) ở bảng 1.1 như sau:
Bảng 1.1 Diện tích, năng suất và sản lượng đậu phụng trên thế giới (2008 – 2010)
ha đến 24,59 triệu ha Đứng đầu là Ấn Độ biến động từ 4,93 triệu ha đến 6,85 triệu ha,tiếp đến là Trung Quốc biến động từ 3,55 triệu ha đến 4,62 triệu ha, Ni-giê-ria biếnđộng từ 2,3 triệu ha đến 2,64 triệu ha Xu hướng biến động theo hướng giảm là chủyếu và có những nước quy mô giảm đến hàng triệu ha như Ấn Độ, Trung Quốc
Năng suất đậu phụng bình quân của thế giới là 1,523 - 1,539 tấn/ha Năng suất
Trang 9đậu phụng của các nước trên thế giới chênh lệch nhau khá lớn và không ổn định qua cácnăm Năng suất bình quân năm 2010, đứng đầu là các nước Ixraen, Nicaragua, Kenyađạt 5,136 - 5,644 tấn/ha, tiếp theo là các nước Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc, Tây BanNha, Hy lạp, Ai Cập đạt 3,039 - 3,712 tấn/ha, thấp nhất là các nước Mozambic,Ănggola, Zambabuê 0,237 - 0,414 tấn/ha.
Sản lượng đậu phụng bình quân của thế giới trong 3 năm đạt từ 36,57 - 38,20 triệutấn Các nước có sản lượng lớn đứng đầu là Trung Quốc đạt từ 14,34 - 15,31 triệu tấn, thứđến là Ấn Độ đạt từ 5,51 - 7,33 triệu tấn, Mỹ đạt từ 1,67 - 2,33 triệu tấn
3.2 Tình hình sản xuất đậu phụng tại Việt Nam
Cây đậu phụng được trồng ở Việt Nam từ lâu đời, và là cây lấy dầu đứng thứnhất về diện tích, sản lượng và xuất khẩu, hàng năm đóng góp khá lớn vào tổng giá trịkim ngạch xuất khẩu nông sản của nước ta Tuy nhiên, trước năm 1990 cây đậu phụngvẫn chưa được quan tâm đúng mức nên diện tích, năng suất và sản lượng đạt được rấtkhiêm tốn, năm 1987 là đỉnh cao của sản xuất đậu phụng thời gian này nhưng diện tíchđạt 237.000 ha, nhưng năng suất chỉ đạt 0,97 tấn/ha và sản lượng xấp xỉ 231.000 tấn
Theo FAOSTAT (2012), giai đoạn 2000 - 2005 diện tích, năng suất đậu phụng
có bước tiến ngoạn mục năm sau cao hơn năm trước Năm 2000 diện tích đạt 244.900
ha, năng suất đạt 1,45 tấn/ha, nhưng đến năm 2005 diện tích đạt 269.600 ha, năng suấtđạt 1,82 tấn/ha đưa cây đậu phụng đứng vào tốp 10 mặt hàng nông sản xuất khẩu, đạtkim ngạch xuất khẩu thu 30 - 50 triệu USD/năm
Bảng 1.2 Diện tích, năng suất, sản lượng đậu phụng ở Việt Nam (2006 – 2010)
Năng suất đậu phụng giữa các tỉnh/thành trong cả nước có sự chênh lệch đáng
kể Năng suất bình quân giai đoạn 2006 - 2010 của tỉnh Ninh Thuận là 0,71 tấn/ha đạtthấp nhất và của Trà Vinh là 4,08 tấn/ha đạt cao nhất Các tỉnh có năng suất đậu phụngcao là Trà Vinh (4,08 tấn/ha), Nam Định (3,6 tấn/ha), Tây Ninh (3,28 tấn/ha) và Hưng
Trang 10Yên (3,1 tấn/ha) Đặc biệt là Tây Ninh, tỉnh có diện tích trồng đậu phụng lớn thứ 2 vànăng suất đứng thứ 3 trong cả nước.
4 Vai trò các nguyên tố dinh dưỡng đối với cây đậu phụng
Đạm (N): Đậu phụng có nhu cầu cao về đạm xong nhờ hệ thống nốt sần ở bộ rễ
cung cấp một lượng đạm đáng kể Tuy nhiên, nốt sần của cây chỉ hình thành sau khicây mọc 1 tuần, hơn nữa, hệ vi sinh vật trong nốt sần có nhu cầu sử dụng phân đạm đểphát triển nên cần bón đạm lót và thúc sớm để đậu phụng phát triển ngay từ đầu và tạonhiều nốt sần hữu hiệu Trên các chân đất bạc màu, nghèo dinh dưỡng nếu không bónphân đạm thì hệ vi sinh vật công sinh nốt sần phát triển kém vì vậy năng suất sẽ rấtkém Thiếu đạm, thân lá có màu xanh vàng, lá nhỏ, khả năng vươn cao, đâm cànhkém Thiếu đạm trong giai đoạn đầu cây cằn cỗi, khó hình thành nốt sần và tỷ lệ nốtsần hữu hiệu thấp
Lân: Lân có tác dụng kích thích bộ rễ phát triển, rất cần cho sự hình thành nốt
sần, tăng cường khả năng hút đạm của cây, thúc đẩy ra hoa hình thành củ sớm, giảm tỷ
lệ lép Do vậy lân cần được bón sớm Thiếu lân xuất hiện sắc đỏ trên lá, thiếu nhiều láchuyển qua màu nâu, cây còi cọc
Kali: Kali đóng vai trò quan trọng trong quá trình quang hợp và sự phát triển
quả (củ) làm tăng số nhân, tăng tỷ lệ hạt chắc, tăng năng suất và hàm lượng dầu tronghạt Hàm lượng kali trong lá cao nhất ở thời kỳ ngay trước ra hoa sau đó giảm đi ở thời
kỳ hình thành củ Vì vậy cần bón kali sớm và kết thúc trước khi cây ra hoa Thiếu kalixuất hiện những đốm vàng ở mép lá sau lan ra thành mảng và dần chết khô, thường ở
lá non xuất hiện những vết đốm vàng nâu Thiếu kali làm củ một nhân nhiều, tỷ lệ dầuthấp
Trung vi lượng: Canxi là một trong những yếu tố không thể thiếu khi trồng đậu
phụng Bón vôi cho đậu phụng giúp làm tăng pH, tạo môi trường thích hợp cho vikhuẩn cố định đạm và là chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình tạo quả và hạt Câyhút canxi, magiê mạnh nhất là thời kỳ đậu phụng đâm tia Molipden (Mo) có tác dụngtăng hoạt tính vi khuẩn nốt sần, tăng khả năng đồng hóa nitơ Bo (B) giúp quá trìnhphát triển rễ, tăng khả năng chịu hạn, giúp cho quả không bị nứt, hạn chế nấm bệnhxâm nhập Thiếu B làm giảm tỷ lệ đậu quả, hạt lép nhiều, sức sống hạt giống
Trang 115 Nhu cầu dinh dưỡng của cây đậu phụng
Cây đậu phụng là một loại cây họ đậu, có nhu cầu dinh dưỡng không cao và lại
có khả năng sử dụng được đạm từ không khí nhờ các vi khuẩn nốt sần Ở Mỹ 1 tấn đậuphụng củ (kèm với thân lá) cần 64 kg N, 16 kg P2O5 và 27 kg K2O Như vậy cây đậuphụng hút đạm cao hơn 5 - 6 lần lân và kali Cây đậu phụng cũng có nhu cầu khá cao
về Ca và Mg
Bảng 1.7 Chất đa lượng được cây đậu phụng hấp thụ ở các giai đoạn tăng trưởng
Giai đoạn tăng
(Nguồn: Longanathan & Krishnamoorthy, 1977)
Qua số liệu ở bảng 1.7 cho thấy, chỉ 10 - 20% tổng lượng dinh dưỡng được câyđậu phụng hấp thụ trong quá trình sinh trưởng sinh dưỡng, 80 - 90% còn lại được hấpthụ gần như đều nhau ở hai giai đoạn của quá trình sinh trưởng sinh thực là sinh sản(ra củ) và chín muồi (già)
Đối với các giống đậu phụng truyền thống ở bắc Trung Quốc để có sản lượngquả đạt 3000 kg/ha cần: 22,5 tấn/ha phân hữu cơ cộng với loại phân chứa 20 kg/ha
P2O5 bón vào luống rồi trộn lớp 10 cm đất trên mặt, sau đó bón thúc 30 kg/ha phân N.Với giống đậu phụng cải tiến ở đất trung bình trong tỉnh Sơn Đông, để có sản lượngquả đạt 4500 kg/ha: bón lót vào thời điểm gieo hạt 37,5 tấn/ha phân hữu cơ cộng vớiloại phân chứa 30 kg/ha P2O5 và 75 kg/ha K2O và chủng vi khuẩn tạo nốt sần vào, tiếp
đó bón thúc một lần 30 kg N/ha vào thời điểm nảy mầm và một lần 10 kg N/ha nữavào lúc bắt đầu ra hoa
Khi nghiên cứu về chế độ dinh dưỡng của cây đậu phụng, các nhà khoa họcthuộc Viện nghiên cứu Dầu nam Xênêgan cho thấy, để có năng suất 1000 kg/ha thì câyđậu phụng đã cần một lượng nguyên tố khoáng như sau: 45 - 52 kg N; 2,2 - 3,8 kg P;11,8 - 13,7 kg K; 5,9 - 8,3 kg Ca; 3,8 - 7,2 kg Mg Như vậy cây đậu phụng tích lũy
Trang 12đạm với lượng lớn nhất sau đó đến kali.
Kanwar (1983) tóm tắt những kết quả nghiên cứu về dinh dưỡng đậu phụng ở Ấn
Độ và hiệu quả phân bón từ năm 1958 - 1959 đến 1975 - 1976 đã kết luận: “chỉ cần bón
cân đối thôi đã có thể tăng sản lượng đậu phụng lên rất nhiều” Bón phân cân đối cho
đậu phụng dù trên loại đất nào cũng làm tăng năng suất đáng kể; Trên đất cát biển bóncân đối đạm lân cho bội thu 2,5 - 3,2 tấn/ha; Trên đất bazan bội thu 0,56 – 1,0 tấn/ha
6 Nghiên cứu dinh dưỡng trên cây đậu phụng
Phân bón là yếu tố quan trọng trong sản xuất nông nghiệp hiện đại Nó chiếm tỷ
lệ lớn trong năng suất cây trồng Chu trình trao đổi vật chất trong các hệ sinh thái nôngnghiệp cũng tuân theo định luật bảo toàn vật chất giống như các hệ sinh thái khác Tuynhiên, đặc trưng riêng nổi bật của hệ sinh thái nông nghiệp là dòng vật chất khôngkhép kín Một phần vật chất tạo ra trong quá trình trao đổi vật chất của hệ, là năngsuất, được chuyển đến các hệ sinh thái khác Do đó, phân bón là sự bổ sung vật chất -năng lượng vào chu trình trao đổi vật chất - năng lượng của hệ Trong thực tiễn sảnxuất như chúng ta đã biết, hàng năm chúng ta thu hoạch một khối lượng lớn nông sản,nên đã mang đi khỏi đất một lượng khá lớn dưỡng chất cần thiết cho cây trồng, vì vậy
để tiếp tục thu được hiệu quả kinh tế cao trong những năm tiếp theo người sản xuấthàng năm cũng phải bổ sung cho đất một lượng lớn chất dinh dưỡng thông qua việcbón phân Theo Bùi Đình Dinh (1998), ở Việt Nam phân bón đóng góp vào việc tăngtổng sản lượng từ 38 - 40% Kết quả của một số nghiên cứu cho thấy với lúa xuân,phân bón đóng góp khoảng 37% và với lúa mùa là 21% vào việc tăng sản lượng và ởvùng đồng bằng sông Cửu Long, phân bón đóng góp khoảng 37%, trong đó phân vô
cơ đóng góp khoảng 33% vào việc tăng sản lượng cây trồng Như vậy, muốn cải tạo độphì nhiêu của đất không còn con đường nào khác là phải bón phân
Trong thực tế sản xuất, hàng năm lượng dinh dưỡng trong đất bị mất đi rất đáng
kể thông qua nhiều con đường và đây chính là nguyên nhân chính làm suy giảm sứcsản xuất của đất Theo Oldeman (1990), trong thời gian từ 1945 - 1990, sự suy kiệtdinh dưỡng trong đất do mất cân đối giữa lượng bón vào và lượng cây trồng lấy đi đãlàm cho 20,4 triệu ha đất bị thoái hoá nhẹ, 18,8 triệu ha bị thoái hoá vừa và 6,6 triệu
ha bị thoái hoá nghiêm trọng Tại châu Á, quá trình trên cũng làm thoái hoá đất ở các
Trang 13mức tương ứng là 4,6; 9,0 và 1,0 triệu ha, tại Nam Mỹ tương ứng là 24,5; 31,1 và 12,6triệu ha Theo Võ Thị Gương và cộng sự (1998) ở những vùng mà người sản xuất cótrình độ thâm canh thấp, khoảng 70% nông dân bón đạm vượt và vượt xa so với nhucầu bón (theo khuyến cáo trong quy trình), vai trò của lân và kali trong khi đó lại hầunhư chưa được chú ý đến một cách thoả đáng Việc sử dụng lượng phân bón quá cao
và không cân đối so với nhu cầu của cây không chỉ làm giảm năng suất mà còn làmgiảm đáng kể chất lượng nông sản phẩm
6.1 Nghiên cứu dinh dưỡng đậu phụng trên thế giới
6.1.1 Nghiên cứu bón phân vô cơ cho cây đậu phụng
Tại Floria - Mỹ, với lượng phân đạm được bón cho cây đậu phụng là 45 kgN/ha trong hệ thống luân canh cỏ lưu niên - đậu phụng, năng suất đậu phụng đạt bìnhquân 48,1 tạ/ha và không phụ thuộc vào các phương thức làm đất khác nhau Trên đấtcát pha sét có hàm lượng đạm tổng số là 0,084% ở Iran, bón phân đạm với lượng 60 kgN/ha thì năng suất đậu phụng vỏ đạt 2,31 tấn/ha, cao hơn 27,2% so với không bón đạm
và từ 7,1 - 16,3% so với lượng bón 30 và 90 kg N/ha
Tại Mỹ hơn 4 triệu tấn đậu phụng được sản xuất hàng năm Riêng tại bangFlorida, giá trị kinh tế sản xuất đậu phụng là 124 triệu USD/ năm Phốt pho (P) và Kali(K) là hai nguyên tố dinh dưỡng đa lượng quan trọng cho sự phát triển của cây đậuphụng (Andrew Land 2017) Tại Florida đất cát có thể rửa trôi các chất dinh dưỡngnày hàng năm Do đó Andrew Land đã tiến hành nghiên cứu trên một trang trại đậuphụng rộng 42 mẫu Anh để xác định nhu cầu dinh dưỡng P và K tối ưu nhất đối vớicây đậu phụng để có năng suất cao nhất đồng thời giảm rửa trôi chất dinh dưỡng Thínghiệm được tiến hành với 4 lần lập lại với một đối chứng và bốn công thức bón phân
P và K khác nhau Các mẫu đất được lấy trong phạm vi từ 15 cm đến 90 cm tại thờiđiểm 30; 60; 90; 120 ngày sau trồng và khi thu hoạch Các mẫu mô cũng được lấy tạinhững thời điểm này Kết quả thí nghiệm cho thấy: Có sự khác biệt thống kê về hàmlượng Kali giữa các nghiệm thức ở tần trên của mặt đất Không có sự khác biệt nàođược tìm thấy giữa các nghiệm thức trong các mẫu mô đối với P và K Năng suất củacác nghiệm thức bón thêm P và K là cao hơn so với đối chứng, tuy nhiên các phân tíchthống kê cho thấy sự khác việt này không có ý nghĩa Nghiên cứu này cho thấy, ngay
Trang 14cả khi áp dụng tỷ lệ P và K cao hơn so với khuyến nghị thì năng suất tăng lên cũngkhông đáng kể Thí nghiệm này giúp người nông dân sử dụng chi phí phân bón tiếtkiệm và giảm thiểu rửa trôi chất dinh dưỡng ra môi trường.
Theo Babacar Faye và cộng sự (2016) Ảnh hưởng của tỷ lệ bón phân và khảnăng cung cấp nước đối với sự phát triển và năng suất đậu phụng Do đó họ tiến hànhthí nghiệm vấn đề này trên hai giống đậu phụng tại Bambey, Nioro và Sinthiou Malem
ở Senegal Cả hai thí nghiệm mùa mưa và mùa khô đã được thực hiện trong hai năm từ
2014 đến 2015, tổng cộng có bảy thí nghiệm Bộ bốn thí nghiệm đầu tiên nhằm đánhgiá tỷ lệ bón phân trên sản xuất đậu phụng Một thí nghiệm được thực hiện vào mùakhô 2014 ở Nioro với bốn mức phân bón và một thí nghiệm vào mùa mưa 2014 ở mỗiBambey, Nioro và Sinthiou Malem với sáu mức phân trong RCBD với bốn lần lặp lại
cả hai Bộ thí nghiệm thứ hai nhằm đánh giá ảnh hưởng của các chế độ nước khácnhau đến sản xuất đậu phụng Các thí nghiệm được tiến hành vào mùa khô năm 2014
và 2015 ở Bambey và Nioro 2015 Thiết kế thí nghiệm là thiết kế chia ô với bốn lầnlặp lại và ba mức nước, đó là E, S1 và S2 Ảnh hưởng của tỷ lệ bón phân lên cây đậuphụng ở ba vị trí khác nhau không khác nhau có ý nghĩa thống kê giữa các mức bón.Tuy nhiên, các biện pháp tưới khác nhau đáng kể ở tất cả các địa điểm trong cả hainhiều năm Trong điều kiện căng thẳng về nước, năng suất hạt giống bị ảnh hưởngnhiều hơn năng suất sinh khối Năng suất hạt giảm 33% khi căng thẳng xảy ra ở thời
kỳ ra hoa và giảm 50% khi căng thẳng xảy ra trong quá trình làm đầy hạt Thời kỳnhạy cảm nhất đối với sự suy giảm năng suất được quan sát thấy trong thời kỳ trưởngthành và sau đó là giai đoạn ra hoa Sự tương tác giữa tưới và phân bón không có ýnghĩa ở cả hai địa điểm Bambey và Nioro trong các thí nghiệm đồng ruộng Những thínghiệm như vậy nên được tiến hành trong điều kiện đồng ruộng nơi đất bị hạn chế chấtdinh dưỡng để thử nghiệm liều lượng NPK cao hơn
Trên đất cát mới cải tạo có hàm lượng lân dễ tiêu là 1,8 ppm ở Cairo - Ai Cập,Migawer và cộng sự (2001) đã tiến hành thăm dò hiệu lực của phân lân đối với câyđậu phụng ở 3 mức bón là 20, 30 và 40 kg P2O5/fed Kết quả đã xác định, ở lượng bón
30 P2O5/fed năng suất hạt của giống đậu phụng Giza4 và Giza5 đạt 2,09 tấn/fed, caohơn 7,7% so với lượng bón 40 kg P2O5/fed và 24,4% so với lượng bón 20 kg P2O5/fed