Dạy học hát theo phát triển năng lực cho học sinh lớp 3, trường Tiểu học Suối Khoáng, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng NinhDạy học hát theo phát triển năng lực cho học sinh lớp 3, trường Tiểu học Suối Khoáng, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng NinhDạy học hát theo phát triển năng lực cho học sinh lớp 3, trường Tiểu học Suối Khoáng, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng NinhDạy học hát theo phát triển năng lực cho học sinh lớp 3, trường Tiểu học Suối Khoáng, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng NinhDạy học hát theo phát triển năng lực cho học sinh lớp 3, trường Tiểu học Suối Khoáng, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG
Mã số: 8140111
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Bảo Lân
Hà Nội, 2024
Trang 3Tôi xin cam đoan đề tài Dạy học hát theo phát triển năng lực cho
học sinh lớp 3, trường Tiểu học Suối Khoáng, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh trong luận văn của tôi được tiến hành một cách công khai và
minh bạch, dựa trên sự cố gắng và nỗ lực của bản thân, sự giúp đỡ, hướng
dẫn của PGS.TS Trần Bảo Lân người đã tận tình hướng dẫn tôi trong
suốt quá trình nghiên cứu
Các số liệu nghiên cứu nêu trong luận văn đảm bảo tính trung thực, không sao chép hay sử dụng kết quả của bất kỳ công trình nào đã được công bố trước đây Nếu phát hiện có sự sao chép, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm
Hà Nội, ngày tháng năm 2024
Tác giả luận văn
Lê Thị Bảo Ngọc
Trang 4Lý luận và phương pháp dạy học
PGS.TS PPDH
Phó giáo sư, tiến sĩ Phương pháp dạy học
Trung học cơ sở Thực nghiệm trang
Trung ương
Ủy ban nhân dân
Trang 5Bảng 1.1: Khả năng tiếp thu âm nhạc của HS lớp 3A trường Tiểu học Suối Khoáng ……… … 42 Bảng 3.1: Kết quả học tập của HS lớp 3 trong giờ thực nghiệm dạy hát tại trường Tiểu học Suối Khoáng ……… ……… 102
Trang 6MỞ ĐẦU 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ MANG TÍNH LÝ LUẬN VỀ DẠY HỌC HÁT CHO HỌC LỚP 3 TRƯỜNG TIỂU HỌC SUỐI KHOÁNG 9
1.1 Giải thích khái niệm 9
1.1.1 Hát, dạy học và dạy học hát 9
1.1.2 Phương pháp, phương pháp dạy học hát 12
1.1.3 Kỹ năng, kỹ năng dạy học hát 15
1.1.4 Biện pháp, biện pháp dạy học hát 17
1.1.5 Năng lực, dạy học hát theo phát triển năng lực 18
1.2 Đặc điểm một số phương pháp dạy học theo phát triển năng lực cho học sinh lớp 3 19
1.2.1 Dạy học giải quyết vấn đề 20
1.2.2 Dạy học thông qua trò chơi 22
1.2.3 Dạy học tích hợp 23
1.2.4 Dạy học trải nghiệm 25
1.3 Vai trò của dạy học hát đối với học sinh lớp 3 27
1.3.1 Giáo dục đạo đức 27
1.3.2 Giáo dục thẩm mỹ 28
1.3.3 Phát triển trí tuệ 30
1.3.4 Phát triển thể chất 31
1.3.5 Vui chơi, giải trí 32
1.3.6 Phát triển năng lực âm nhạc 33
Tiểu kết 34
Chương 2: THỰC TRẠNG DẠY HỌC HÁT CHO HỌC SINH LỚP 3 TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC SUỐI KHOÁNG 36
2.1 Khái quát về trường Tiểu học Suối Khoáng 36
2.1.1 Vài nét về quá trình hình thành và phát triển 36
Trang 72.1.3 Đội ngũ cán bộ, giáo viên và công tác giáo dục 38
2.1.4 Đặc điểm học sinh 39
2.2 Đặc điểm các bài hát trong sách giáo khoa Âm nhạc 3 được sử dụng tại trường 43
2.2.1 Cấu trúc 43
2.2.2 Giai điệu 47
2.2.3 Loại nhịp và tiết tấu 50
2.2.4 Nội dung lời ca 52
2.3 Tình hình dạy hát của giáo viên và học hát của học sinh 54
2.3.1 Soạn kế hoạch bài dạy và chuẩn bị đồ dùng dạy học 54
2.3.2 Thực hiện các bước trong bài dạy 56
2.3.3 Vận dụng các phương pháp dạy học phát triển năng lực 60
Tiểu kết 61
Chương 3: BIỆN PHÁP DẠY HỌC HÁT THEO PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH LỚP 3 TRƯỜNG TIỂU HỌC SUỐI KHOÁNG 63
3.1 Soạn kế hoạch bài dạy và chuẩn bị đồ dùng dạy học hát 63
3.1.1 Soạn kế hoạch bài dạy theo thông tư mới 63
3.1.2 Chuẩn bị đồ dùng dạy học hát 65
3.2 Thực hiện quy trình dạy hát 67
3.2.1 Khởi động 67
3.2.2 Hình thành kiến thức mới 70
3.2.3 Thực hành - luyện tập 73
3.2.4 Vận dụng - sáng tạo 80
3.3 Vận dụng một số phương pháp dạy học hát theo phát triển năng lực 82
3.3.1 Dạy học giải quyết vấn đề 82
3.3.2 Dạy học thông qua trò chơi 84
3.3.3 Dạy học tích hợp 86
Trang 83.4 Rèn luyện một số kỹ năng ca hát 90
3.4.1 Tư thế hát 90
3.4.2 Cảm nhận cao độ, tiết tấu 92
3.4.3 Hát diễn cảm 93
3.4.4 Hát rõ lời 95
3.4.5 Hát kết hợp vận động 96
3.5 Thực nghiệm 99
3.5.1 Mục đích và đối tượng thực nghiệm 99
3.5.2 Nội dung và thời gian thực nghiệm 100
3.5.3 Tiến hành và kết quả thực nghiệm 100
Tiểu kết 104
KẾT LUẬN 106
TÀI LIỆU THAM KHẢO 109
PHỤ LỤC 114
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Âm nhạc là một môn nghệ thuật dùng âm thanh để diễn đạt tình cảm của con người Nó có những đặc thù riêng mà nhiều môn khoa học khác không có như tính thời gian, tính trực giác, tính khái quát cao Không chỉ
có vậy, dạy học âm nhạc góp phần giáo dục đạo đức, thẩm mỹ, phát triển năng lực âm nhạc cho HS, giúp các em hoạt bát, năng động, tự tin hơn trong cuộc sống, chẳng hạn thông qua bài hát về Bác Hồ, anh bộ đội, về người cha, người mẹ,… nghe giai điệu của những bài hát các em sẽ cảm nhận được những vẻ đẹp của hình tượng, từ đó có thể đặt ra cho mình một nguyện vọng hay một lối sống tích cực, theo tấm gương được biết đến qua các tác phẩm âm nhạc
Một trong những phương tiện truyền tải cảm xúc nhanh nhất đó chính là âm nhạc bởi những giai điệu trầm bổng dễ đi vào lòng người, tạo
sự đồng cảm sâu sắc Đối với HS, việc giáo dục tình cảm đạo đức thông qua âm nhạc giúp học sinh ghi nhớ tốt hơn, đặc biệt là khi HS được tham gia hoạt động biểu diễn âm nhạc Hiện nay, việc dạy hát theo chương trình hiện hành (chương trình môn Âm nhạc 2006) ở các trường THCS đã đạt được mục tiêu cơ bản là giúp cho HS hát được bài hát, nâng cao nhận thức thẩm mỹ, qua học hát tăng sự linh hoạt, tự tin hơn… Tuy nhiên, vấn đề rèn luyện để HS hát cho hay thì vẫn nhiều vấn đề cần bàn, đây là một số vấn đề quan trọng liên quan đến rèn luyện hát cho HS
Là GV dạy môn Âm nhạc của trường Tiểu học Suối Khoáng, Cẩm Phả, Quảng Ninh, tác giả luận văn nhận thấy vai trò của giáo dục âm nhạc
là giúp HS có được sự phát triển toàn diện và hài hòa giữa các yếu tố trí tuệ, đạo đức, thẩm mỹ, thể lực và các mối quan hệ Đây là những yếu tố mà các em sẽ khó có thể có được nếu như với cách dạy thông thường mà nhiều phụ huynh vẫn áp dụng Việc tổ chức các bài học chia sẻ kiến thức và kỹ
Trang 10năng cần thiết, tạo điều kiện cho HS thực hành và phát triển là điều rất quan trọng để nâng cao khả năng hát của HS Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn có những vấn đề bất cập trong dạy học hát, chẳng hạn như: khi lên cao các em thường ngửa cổ hát to hoặc khi HS không lên được đúng cao độ của bài thì GV hạ thấp xuống rất nhiều khiến bài hát bị tối màu, giảm mất vẻ đẹp của giai điệu; nguyên nhân là HS hát bằng giọng cổ, chưa biết cách hát sao cho nhẹ nhàng, thanh thoát Một vấn đề khác nữa là khi GV dạy hát cho
HS chỉ chú ý đến hát đúng giai điệu lời ca mà ít chú ý luyện tập các hoạt động phụ trợ như gõ đệm, vận động cơ thể theo bài hát để tạo sự sinh động
và tăng xúc cảm
Theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, các môn học nói chung và môn Âm nhạc nói riêng được biên soạn theo hướng dạy học phát triển phẩm chất và năng lực HS, tăng cường cho HS hoạt động thực hành, phát huy khả năng tự học, sáng tạo Dạy học hát là một trong những nội dung quan trọng của môn Âm nhạc ở trường Tiểu học Mục tiêu của dạy học hát là giúp HS nắm vững kiến thức âm nhạc cơ bản về hát, phát triển năng lực hát đúng giai điệu, thể hiện tình cảm và cảm xúc trong bài hát Các bộ SGK biên soạn theo chương trình 2018 có những đổi mới trong dạy học hát là thêm những hoạt động dạy gõ đệm, vận động cơ thể nhằm sinh động hoát cho giờ học Trong đó, bộ sách lớp 3 - Kết nối tri thức với cuộc sống, chứa nhiều phương pháp đổi mới mạch nội dung học hát
Qua tìm hiểu sơ bộ việc dạy học hát tại trường Tiểu học Suối Khoáng Quang Hanh, Quảng Ninh, chúng tôi nhận thấy bên cạnh những hiệu quả, thành tích về truyền thống phát triển khá toàn diện của trường (trong đó có môn âm nhạc), vẫn còn một số hạn chế khá rõ nét, chẳng hạn như: việc vận dụng các phương pháp dạy học hát còn chưa linh hoạt, chưa phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS Trang thiết bị dạy học âm nhạc tại trường vẫn còn chưa đủ, phù hợp để đáp ứng yêu cầu dạy
Trang 11và học theo phát triển năng lực HS Ngoài ra, HS chưa được phát triển toàn diện năng lực âm nhạc, đặc biệt là năng lực hát đúng giai điệu, thể hiện tình cảm và cảm xúc trong bài hát
Từ những lý do nêu trên, tôi chọn đề tài Dạy học hát theo phát triển
năng lực cho học sinh lớp 3, trường Tiểu học Suối Khoáng, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh làm đối tượng nghiên cứu của luận văn
2 Lịch sử nghiên cứu
Với đề tài tác giả luận văn lựa chọn, qua tìm hiểu nhân thấy có một
số các công trình, Luận văn nghiên cứu liên quan đến vấn đề đã chọn:
2.1 Các sách đã xuất bản
Sách Phương pháp dạy học âm nhạc, tập 1 của tác giả Ngô Thị Nam
[34] Sách gồm 5 chương, nội dung chủ yếu viết về PPDH âm nhạc nói chung và dạy học hát ở trường Trung học cơ sở
Cuốn Phương pháp dạy học âm nhạc của hai tác giả Hoàng Long và
Hoàng Lân [28], nội dung cuốn sách viết về PPDH âm nhạc ở trường phổ thông, trong đó trình bày cụ thể về các PPDH và tổ chức dạy học môn Âm nhạc thường được sử dụng ở trường phổ thông
Cuốn Phương pháp dạy học âm nhạc ở trường Tiểu học và THCS,
Nxb Đại học sư phạm năm 2010 của tác giả Lê Anh Tuấn [44] Cuốn sách đưa ra những vấn đề về nghệ thuật âm nhạc trong đời sống xã hội và trong trường phổ thông, các phương pháp và hoạt động âm nhạc, giáo án các tiết dạy và phương pháp tổ chức hoạt động âm nhạc ngoại khóa
Cuốn Phương pháp dạy học âm nhạc tiểu học của Nguyễn Thị Yến,
xuất bản năm 2013 [51] Nội dung cuốn sách giúp GV nắm vững những kiến thức cơ bản về lý luận và thực tiễn dạy học âm nhạc tiểu học, từ đó có thể lựa chọn và áp dụng các phương pháp dạy học phù hợp, giúp HS phát triển toàn diện về năng lực âm nhạc
Cuốn Hướng dẫn dạy học Âm nhạc lớp 1 theo Chương trình Giáo
Trang 12dục phổ thông 2018 của Nguyễn Thị Thanh Bình, Nxb Đại học Sư phạm tái
bản năm 2022 [2] trình bày cụ thể các phương pháp dạy học âm nhạc lớp 1 Cuốn sách được biên soạn trên cơ sở những quan điểm, nguyên tắc, phương pháp dạy học âm nhạc hiện đại, phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông mới
Cuốn sách Dạy âm nhạc theo định hướng phát triển năng lực, các
lớp 6, 7, 8, 9 của Nguyễn Thị Tố Mai chủ biên năm 2018 [31] được tác giả biên soạn theo hướng dạy học phát triển phẩm chất và năng lực cho HS nhằm hướng tới mục tiêu lấy HS làm trung tâm, kích thích tư duy độc lập,
tư duy sáng tạo, sự tương tác, từ đó giúp các em hình thành và phát triển các năng lực cốt lõi
2.2 Luận văn Thạc sĩ
Qua tìm hiểu, được biết có một số đề tài Thạc sĩ có liên quan về hướng nghiên cứu của tác giả như sau:
Trong đề tài Dạy học hát cho học sinh lớp 1 ở Trường Tiểu học
Nguyễn Trãi - Quận Thanh Xuân - Hà Nội của Nguyễn Thị Thùy Dương
[8], Luận văn Thạc sĩ LL & PPDH Âm nhạc, Trường ĐHSP Nghệ thuật
TW (2016), tác giả đã nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn dạy học hát cho HS lớp 1, từ đó đề xuất một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học hát cho HS lớp 1 Các biện pháp được đề xuất trong đề tài có tính khả thi và hiệu quả, được thể hiện qua kết quả thực nghiệm
Trong đề tài Dạy học hát cho học sinh lớp 4 Trường Tiểu học Cẩm
Quang - Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh của tác giả Dương Thị Mai [29], Luận văn
Thạc sĩ LL & PPDH Âm nhạc, Trường ĐHSP Nghệ thuật TW (2016), tác giả đã nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn dạy học hát cho HS lớp 4,
từ đó đề xuất một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học hát cho HS lớp
4 Các biện pháp được đề xuất trong đề tài có tính sáng tạo, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của HS lớp 4
Trang 13Với đề tài Dạy phân môn học hát cho học sinh khối 5 trường Tiểu
học Thịnh Hào - Đống Đa - Hà Nội của tác giả Nguyễn Thị Hạnh [13],
Luận văn Thạc sĩ LL & PPDH Âm nhạc, Trường ĐHSP Nghệ thuật TW (2015), tác giả đã nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn dạy học hát cho HS khối 5, từ đó đề xuất một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học hát cho HS khối 5 Các biện pháp được đề xuất trong đề tài có tính khoa học, giúp HS phát triển toàn diện các kỹ năng âm nhạc
Với đề tài Dạy học phân môn Hát tại Trường Trung học cơ sở An
Khánh - Hoài Đức - Hà Nội của Nguyễn Thị Thu Thủy, Luận văn Thạc sĩ
LL & PPDH Âm nhạc, Trường ĐHSP Nghệ thuật TW (2015) [41], tác giả trình bày về các biện pháp dạy học hát cho HS THCS với một số PPDH tích cực như học theo nhóm, tăng cường cảm thụ qua nghe hát,
Dạy học hát dân ca cho HS lớp 6 trường Trung học cơ sở Đan Phượng, Thành phố Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ LL & PPDH Âm nhạc,
Trường ĐHSP Nghệ thuật TW (2018) của Bùi Thị Thủy [40] Luận văn nghiên cứu thực trạng dạy và học hát dân ca ở HS lớp 6, đặc điểm và khả năng âm nhạc của HS lớp 6, từ đó đề ra một số biện pháp dạy hát dân ca nhằm giúp các em hát đúng, hát phù hợp với màu sắc bài dân ca
Rèn luyện kỹ năng ca hát cho HS lớp 8 Trường Trung học cơ sở Tô Hiệu, Bình Gia, Lạng Sơn, Luận văn Thạc sĩ LL & PPDH Âm nhạc,
Trường ĐHSP Nghệ thuật TW (2019) của Trần Thị Cúc [6] Tác giả đã đề xuất các biện pháp dạy hát cho HS lớp 8 chương trình hiện hành (2006) nhưng có nhiều đổi mới theo tinh thần của chương trình 2018 hiện nay
Có thể thấy, công trình nêu trên chủ yếu nghiên cứu PPDH âm nhạc hay dạy học hát theo chương trình 2006, nhưng chưa có đề tài nghiên cứu dạy học hát cho HS lớp 3 theo Chương trình môn Âm nhạc 2018 Mặc dù vậy, chúng là những tài liệu cần thiết để tác giả luận văn tham khảo trong quá trình nghiên cứu
Trang 143 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Đề xuất các biện pháp dạy học hát cho HS lớp 3 theo chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 ở trường Tiểu học Suối Khoáng, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng dạy học hát theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực cho HS
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích nghiên cứu của đề tài, cần thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu sau:
- Tìm hiểu và làm rõ những vấn đề thuộc cơ sở lý luận của đề tài
- Nghiên cứu thực trạng dạy học hát cho HS khối 3 theo SGK thuộc Chương trình Giáo dục phổ thông môn Âm nhạc năm 2018 tại trường Tiểu học Suối Khoáng, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh
- Đề xuất các biện pháp dạy học hát cho HS lớp 3 theo SGK thuộc Chương trình Giáo dục phổ thông môn Âm nhạc năm 2018 tại trường Tiểu học Suối Khoáng, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Các biện pháp dạy học hát cho HS lớp 3 tại trường Tiểu học Suối Khoáng, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh theo SGK thuộc Chương trình Giáo dục phổ thông môn Âm nhạc năm 2018
Nghiên cứu này dự kiến được thực hiện từ năm 2021 đến năm 2023
Trang 155 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp phỏng vấn, điều tra, quan sát, nhằm thu thập tài liệu cần thiết liên quan đến nội dung của luận văn
Phương pháp phân tích giúp làm sáng tỏ các vấn đề thuộc cơ sở lý luận, thực trạng dạy học hát và các biện pháp được đề xuất Trên cơ sở đó dùng phương pháp tổng hợp để tổng kết các vấn đề chính yếu Tác giả luận văn cũng sử dụng thêm phương pháp so sánh để làm nổi bật những vấn đề cần nhấn mạnh
Phương pháp thực nghiệm sư phạm giúp đánh giá mức độ hiệu quả của các biện pháp đề xuất dạy học hát cho HS lớp 3 theo Chương trình Giáo dục phổ thông môn Âm nhạc năm 2018 tại trường Tiểu học Suối Khoáng, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh
6 Những đóng góp của luận văn
6.1 Về phương diện lý luận
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần làm sáng tỏ hơn các vấn
đề mang tính lý luận về dạy học hát cho HS lớp 3 theo Chương trình Giáo dục phổ thông môn Âm nhạc năm 2018
Luận văn góp phần làm rõ về lý luận dạy học hát theo hướng phát
triển phẩm chất và năng lực cho HS lớp 3
6.2 Về phương diện thực tiễn
Các biện pháp được đề xuất trong Luận văn góp phần nâng cao chất lượng dạy học hát theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực cho HS lớp
3 tại trường Tiểu học Suối Khoáng, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh
Sản phẩm nghiên cứu của đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho
GV âm nhạc THCS và những người quan tâm đến vấn đề nghiên cứu
7 Bố cục luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận văn gồm 3 chương:
Trang 16Chương 1: Những vấn đề mang tính lý luận về dạy học hát cho học sinh lớp 3 trường Tiểu học Suối Khoáng
Chương 2: Thực trạng dạy học hát cho học sinh lớp 3 tại trường Tiểu học Suối Khoáng
Chương 3: Biện pháp dạy học hát theo phát triển năng lực cho học sinh lớp 3 trường Tiểu học Suối Khoáng
Trang 17Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ MANG TÍNH LÝ LUẬN VỀ DẠY HỌC HÁT CHO HỌC LỚP 3 TRƯỜNG TIỂU HỌC SUỐI KHOÁNG
Trong chương này, tác giả sẽ làm rõ vấn các đề khoa học chính như: giải thích một số khái niệm công cụ; đặc điểm và vai trò của PPDH phát triển phẩm chất và năng lực; tìm hiểu mạch nội dung hát trong sách giáo khoa Âm nhạc lớp 3, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống
1.1 Giải thích khái niệm
Việc giải thích các khái niệm giúp cung cấp công cụ chặt chẽ về lý thuyết, tạo nền tảng cho nghiên cứu Nó cũng giúp nghiên cứu đạt được
tính chính xác trong các từ, cụm từ cũng như thuật ngữ chuyên môn
Sau đây, chúng tôi xin đi vào các nội dung chi tiết
1.1.1 Hát, dạy học và dạy học hát
Để làm rõ nội dung tiêu mục này, tác giả luận văn sẽ giải thích lần lượt các khái niệm như “hát”, “dạy học”, để từ đó làm sáng tỏ nghĩa của cụm từ “dạy học hát”
1.1.1.1 Hát
Hát là một hoạt động nghệ thuật quan trọng trong đời sống con người Hát có vai trò và ý nghĩa to lớn, giúp con người thể hiện cảm xúc, suy nghĩ, ý tưởng, giải trí, thư giãn, giao lưu, kết nối và góp phần bảo tồn
và phát huy văn hóa dân tộc Theo Từ điển tiếng Việt thông dụng của tác
giả Nguyễn Như Ý (chủ biên, 1997): “Hát là biểu hiện tư tưởng tình cảm bằng âm giọng với những giai điệu nhịp điệu khác nhau” [50, tr 458] Định nghĩa đã nêu lên được hai yếu tố cơ bản của hát, đó là: Hát là một loại hình nghệ thuật biểu hiện, sử dụng âm thanh để diễn tả tư tưởng, tình cảm của con người Tư tưởng tình cảm trong hát có thể là những cảm xúc vui, buồn, yêu thương, căm ghét, hoặc những suy nghĩ, quan niệm, ước mơ, của con người Âm giọng, giai điệu, nhịp điệu là những yếu tố tạo nên chất liệu
Trang 18âm nhạc của hát Âm giọng là chất liệu cơ bản, giai điệu và nhịp điệu là những yếu tố làm cho âm giọng trở nên sinh động, hấp dẫn.Nhìn chung, định nghĩa “Hát là biểu hiện tư tưởng tình cảm bằng âm giọng với những giai điệu nhịp điệu khác nhau” là một định nghĩa khá toàn diện và chính xác Định nghĩa này có thể được sử dụng làm cơ sở để nghiên cứu, giảng
dạy và thực hành hát
Trong Từ điển tiếng Việt (do Hoàng Phê chủ biên, 2006) viết về khái
niệm Hát như sau: “Dùng giọng theo giai điệu nhất định để biểu hiện tư tưởng tình cảm” [38, tr 409] Khái niệm này đã nêu lên được bản chất của hát, đó là một hoạt động nghệ thuật sử dụng giọng hát để biểu hiện tư tưởng tình cảm Khái niệm này đã khái quát được những đặc điểm cơ bản của hát, nhưng cũng còn có một số điểm chưa được đề cập đến Ví dụ, hát không chỉ có chức năng biểu hiện tư tưởng tình cảm mà còn có chức năng giải trí, giáo dục, Ngoài ra, hát còn có thể được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau, chẳng hạn như theo thể loại, theo phong cách,
Vậy, có thể hiểu: Hát là một hoạt động nghệ thuật biểu diễn, sử dụng
giọng hát để diễn tả cảm xúc, suy nghĩ, ý tưởng của con người Hát có thể được thực hiện một mình hoặc theo nhóm, có thể được hát theo nhạc đệm hoặc không
1.1.1.2 Dạy học
Tác giả Hoàng Phê trong cuốn Từ điển tiếng Việt đã nêu: “Dạy học
là để nâng cao trình độ văn hóa và phẩm chất đạo đức, theo chương trình nhất định” [38, tr.244] Trong cách giải thích này tác giả chưa nói rõ dạy học là gì mà chỉ nghiêng về vai trò của dạy học
Trong Tài liệu bài giảng Lý luận dạy học của tác giả Nguyễn Văn
Tuấn có viết:
Dạy là hoạt động của GV, không đơn thuần chỉ là một tiến trình truyền thụ những nội dung đáp ứng mục tiêu đề ra mà là
Trang 19hoạt động giúp đỡ chỉ đạo và hướng dẫn HS trong quá trình lĩnh hội Học là hoạt động nhận thức độc đáo của người học, thông qua đó người học chủ yếu thay đổi chính bản thân mình
và ngày càng có năng lực hơn trong hoạt động tích cực nhận thức và cải biến hiện thực khách quan [45, tr.12]
Trong cuốn Giáo dục học của tác giả Phạm Viết Vượng thì “Dạy học
là hoạt động trí tuệ của thầy và trò, một quá trình vận động và phát triển
liên tục trong trí tuệ và nhân cách” [49, tr.97] Trong cuốn Tâm lý học dạy
học, Hồ Ngọc Đại cho rằng:
Dạy học là một quá trình gồm toàn bộ các thao tác có tổ chức
và có định hướng giúp người học từng bước có năng lực tư duy và năng lực hành động với mục đích chiếm lĩnh các giá trị trinh thần, các giá trị văn hóa mà nhân loại đã đạt được để trên
cơ sở đó có khả năng giải quyết được các bài toán thực tế đặt
ra trong cuộc sống của mỗi người học [9, tr.239]
Hệ thống các phương pháp giảng dạy chính là một tổ chức dạy học trong đó bao gồm những phương pháp, nghiệp vụ sư phạm của GV đưa ra nhằm giúp cho người học có một nền tàng kiến thức cơ bản Qua quá trình dạy học, truyền thụ kiến thức, HS sẽ nắm được những thao tác, kỹ năng cơ bản để vận dụng, thực hành vào cuộc sống
Từ cách giải thích của các từ điển và quan điểm của những tác giả đi
trước, có thể hiểu: Dạy học là quá trình truyền đạt kiến thức, kỹ năng và
giáo dục cho người học nhằm mục đích truyền tải thông tin và tạo điều kiện cho người học hiểu và áp dụng kiến thức vào thực tế Quá trình dạy học thường bao gồm việc lập kế hoạch giảng dạy, chuẩn bị tài liệu, trình bày kiến thức, sử dụng các phương pháp và công cụ giảng dạy phù hợp, đánh giá và đưa ra phản hồi cho sự tiến bộ của người học
Trang 201.1.1.3 Dạy học hát
Kết hợp cách giải thích của khái niệm “hát” với khái niệm “dạy học”
ở phía trên, có thể giải thích khái niệm dạy học hát như sau: Dạy học hát là
quá trình truyền đạt và phát triển kỹ năng ca hát cho người học Nó nhằm mục đích giúp người học hiểu và áp dụng các nguyên tắc và kỹ thuật hát, tăng cường khả năng điều chỉnh giọng, kiểm soát hơi thở và phát triển các yếu tố cần thiết để biểu hiện một cách tốt nhất qua giọng hát
Trong quá trình dạy học hát, GV thường sẽ giúp người học cải thiện
kỹ thuật và kỹ năng hát, bao gồm các yếu tố như cách thực hiện các kỹ thuật hát cơ bản như cách hát đúng giai điệu, cách phát âm, cách điều chỉnh
âm thanh và cách biểu cảm khi hát Ngoài ra, dạy học hát cũng có thể bao gồm việc giáo dục về lý thuyết âm nhạc, nhận diện âm thanh, và cách diễn đạt cảm xúc trong ca hát Mục tiêu của dạy học hát là giúp người học phát triển và nâng cao khả năng ca hát của mình, tăng cường sự tự tin và truyền đạt thông điệp một cách hiệu quả thông qua giọng hát
1.1.2 Phương pháp, phương pháp dạy học hát
Nghiên cứu về phương pháp và phương pháp dạy học hát cung cấp kiến thức và hiểu biết đối với những cách tiếp cận và quy trình cụ thể trong
đó Tác giả luận văn trình bày nội dung này gồm các nội dung:
1.1.2.1 Phương pháp
Phương pháp là một phạm trù của lý thuyết liên quan, gắn bó từ mục
đích, đối tượng, nội dung hoạt động Trong Từ điển tiếng Việt tác giả
Hoàng Phê có nêu: “Phương pháp là cách tiếp cận cụ thể hoặc quá trình sử dụng các quy tắc, quy trình và kỹ thuật để đạt được mục tiêu nào đó” [38, tr.62] Cách giải thích trên khá chính xác và rõ ràng Nó đề cập đến hai nghĩa chính của phương pháp Nghĩa thứ nhất liên quan đến cách thức nhận thức và nghiên cứu các hiện tượng trong tự nhiên và đời sống xã hội Nghĩa thứ hai nhấn mạnh về việc sử dụng các cách tiếp cận và quy trình cụ thể để
Trang 21thực hiện một hoạt động nào đó Tôi đồng tình với cách giải thích này vì nó phản ánh đúng ý nghĩa và vai trò của phương pháp trong quá trình nghiên cứu và thực hiện các hoạt động
Theo Từ điển mở Wiktionary:
Phương pháp là quá trình để hoàn thành một nhiệm vụ, với tập hợp bao gồm các lý thuyết và các cách thức có tính hệ thống, được sử dụng để tiến hành một hoạt động cụ thể Phương pháp thường được xác định sau chủ trương và đường lối, tức sự xác định mục tiêu và hướng đi chung cho hành động Đường lối chọn lựa có thể cố định trong thời gian dài nhưng phương pháp thì linh hoạt, có thể tùy chỉnh một cách sáng tạo để đạt được mục tiêu Từ phương pháp được chọn lựa, cơ sở thực thi hoạt động sẽ hệ thống tổ chức và cách thức làm việc [53, tr.1]
Trong sách Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục Tiểu học
của Phó Đức Hòa có viết: “Phương pháp là cách thức, là con đường của tổ hợp các hoạt động nhằm thực hiện mục đích đề ra Khái niệm phương pháp nhằm chỉ ra cách tiếp cận vấn đề” [14, tr.30]
Chúng tôi đồng tình với các cách giải thích trên và đưa ra cách giải
thích khái niệm như sau: Phương pháp là cách thức tổ chức, thực hiện và
đạt được kết quả trong một hoạt động Một phương pháp có thể bao gồm các bước cụ thể mà người ta phải tuân thủ để đạt được kết quả mong muốn Các phương pháp thường được tạo ra dựa trên các nguyên tắc, quy tắc hoặc kiến thức có sẵn
1.1.2.2 Phương pháp dạy học hát
Từ khái niệm phương pháp đã nêu ở 1.1.2.1, chúng tôi muốn làm rõ hơn về ca hát, phương pháp dạy học âm nhạc để từ đó đưa ra khái niệm về phương pháp dạy hát
Trang 22Tác giả Trung Kiên viết trong cuốn Phương pháp sư phạm thanh
nhạc: “Ca hát là một môn nghệ thuật phối hợp âm nhạc và ngôn ngữ” [23,
tr.7] Tôi đồng tình với quan điểm của tác giả đã nêu Ca hát là một môn nghệ thuật phối hợp giữa âm nhạc và ngôn ngữ Âm nhạc là yếu tố tạo nên bản sắc của ca hát, bao gồm giai điệu, tiết tấu, hòa âm, phối khí, Ngôn ngữ là yếu tố giúp ca hát truyền tải nội dung, ý nghĩa của bài hát Nói cách khác, ca hát là việc sử dụng giọng hát của con người để thể hiện giai điệu
và ca từ của một bài hát Giọng hát của con người là một nhạc cụ đặc biệt,
có khả năng phát ra những âm thanh phong phú và đa dạng Nhờ có ngôn ngữ, ca hát có thể diễn đạt những cung bậc cảm xúc của con người một cách sâu sắc và tinh tế
Theo Hoàng Long - Hoàng Lân: “Ca hát là một nhu cầu của con người… có ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc đến tư tưởng, tình cảm, cảm xúc của mọi người” [28, tr.57] Quan điểm trên của Hoàng Long và Hoàng Lân
đã thể hiện được vai trò quan trọng của ca hát đối với con người Ca hát là một món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống con người Ca hát là một nhu cầu của con người, là một hoạt động nghệ thuật được con người thực hiện nhằm thể hiện tâm tư, tình cảm, cảm xúc của mình Ca hát có thể mang lại cho con người nhiều lợi ích, cả về mặt tinh thần lẫn thể chất Ảnh hưởng của ca hát đến tư tưởng, tình cảm, cảm xúc của mọi người là vô cùng sâu sắc Ca hát có thể giúp con người hình thành những tư tưởng, tình cảm, cảm xúc tích cực, lành mạnh Ca hát cũng có thể giúp con người nâng cao nhận thức, bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm
Từ các khái niệm về phương pháp, phương pháp dạy học, hát, tác giả
luận văn đưa ra khái niệm phương pháp dạy học hát như sau: Phương pháp
dạy học hát là cách thức tổ chức, triển khai hoạt động dạy học hát nhằm đạt được mục tiêu dạy học đã đề ra Phương pháp dạy học hát có vai trò quan trọng trong việc phát triển năng lực âm nhạc cho học sinh, giúp các
Trang 23em biết hát đúng giai điệu, lời ca, biết cách hát tự nhiên, biết lấy hơi, hát
rõ lời và thể hiện được sắc thái, tình cảm của bài hát
Về mặt tinh thần, ca hát giúp con người giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi, xua tan nỗi buồn, mang lại niềm vui, hạnh phúc Ca hát cũng giúp con người thể hiện tình yêu thương, gắn kết giữa con người với con người, giữa con người với thiên nhiên Về mặt thể chất, ca hát giúp con người rèn luyện sức khỏe, tăng cường khả năng hô hấp, phát triển cơ quan phát âm Ca hát cũng giúp con người nâng cao khả năng cảm thụ âm nhạc, phát triển trí tuệ
1.1.3 Kỹ năng, kỹ năng dạy học hát
Nghiên cứu về kỹ năng và kỹ năng dạy hát cung cấp cơ sở lý thuyết
để hiểu rõ về quá trình học tập âm nhạc của HS
luyện kỹ năng cho HS
Từ điển tâm lý học của Vũ Dũng cho ta thấy cụ thể hơn về khái niệm
kỹ năng: “là năng lực vận dụng có kết quả tri thức về phương thức hành động đã được chủ thể lĩnh hội để thực hiện những nhiệm vụ tương ứng” [7, tr.36] Định nghĩa này đã phân biệt được kỹ năng với kiến thức và năng lực Kiến thức là sự hiểu biết về một vấn đề nào đó, còn năng lực là khả năng thực hiện một hành động nào đó Kỹ năng là sự kết hợp giữa kiến thức và năng lực, được thể hiện qua kết quả hành động
Trang 24Theo Từ điển tiếng Việt thông dụng của tác giả Nguyễn Như Ý: “kỹ
năng là khả năng vận dụng những kiến thức thu nhận được vào thực tế”[50, tr.934] nội dung trên đã nêu rõ hai yếu tố cơ bản tạo nên kỹ năng, đó là kiến thức và thực tế Kiến thức là nền tảng, là cơ sở để hình thành kỹ năng Thực tế là môi trường để kỹ năng được vận dụng và phát triển Tác giả đã chỉ ra rằng, kỹ năng không chỉ là khả năng thực hiện một hành động, mà còn là khả năng vận dụng những kiến thức đã thu nhận được vào thực tế Điều này có nghĩa là kỹ năng không chỉ dừng lại ở việc thực hiện một hành động một cách thành thạo, mà còn phải đạt được kết quả tốt trong thực tế
Từ cách giải thích của các từ điển và quan điểm của những tác giả đi
trước, có thể hiểu: Kỹ năng là khả năng vận dụng kiến thức và hiểu biết của
con người để thực hiện một việc gì đó, có thể là công việc kỹ thuật, tình cảm, chuyên môn, giao tiếp, sinh tồn
dễ tiếp thu GV cần tổ chức các hoạt động dạy học hát một cách lôi cuốn, hấp dẫn, giúp HS hứng thú học tập
Kỹ năng dạy học hát có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình dạy học hát Kỹ năng này giúp GV truyền tải kiến thức và kỹ năng hát cho HS một
Trang 25cách hiệu quả, giúp HS phát triển năng khiếu âm nhạc và yêu thích âm nhạc Như vậy, kỹ năng dạy học hát là một kỹ năng quan trọng đối với một
GV âm nhạc GV cần không ngừng trau dồi, nâng cao kỹ năng này để đạt được hiệu quả cao trong giảng dạy
1.1.4 Biện pháp, biện pháp dạy học hát
Trong mục này, tác giả luận văn sẽ làm rõ hai nội dung biện pháp,
biện pháp dạy học hát
1.1.4.1 Biện pháp
Theo Từ điển mở Wiktionary thì: “Biện pháp là một danh từ được
hiểu là cách làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể như: biện pháp hành chính, biện pháp kỹ thuật, có biện pháp đúng ” [52, tr.1] Cách giải thích này nhấn mạnh tính cụ thể và thực tế của biện pháp Nó cho thấy rằng biện pháp được áp dụng để giải quyết vấn đề một cách hiệu quả trong các lĩnh vực khác nhau như hành chính và kỹ thuật
Trong Từ điển tiếng Việt tác giả Hoàng Phê có nêu: “Biện pháp là
cách làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể” [38, tr.64] Cách giải thích này nhấn mạnh tính cụ thể và áp dụng trong việc giải quyết một vấn đề Có thể thấy, biện pháp được sử dụng như một cách giải quyết nào đó cho những vấn đề cụ thể để mang lại hiệu quả như mong muốn Từ các quan
điểm trên, có thể đưa ra khái niệm về biện pháp như sau: Biện pháp là các
hành động hoặc biện pháp cụ thể được thực hiện để giải quyết một vấn đề hoặc đạt được một mục tiêu cụ thể
1.1.4.2 Biện pháp dạy học hát
Khái niệm về “biện pháp dạy học hát” cũng có mối quan hệ chặt chẽ với khái niệm về “phương pháp dạy học hát” Nếu như phương pháp dạy học hát là cách thức tổ chức, triển khai hoạt động dạy học hát nhằm đạt được mục tiêu dạy học đã đề ra (như đã giải thích ở tiểu mục phía trên), thì biện pháp dạy học hát chính là quá trình áp dụng các cách thức và kỹ thuật
Trang 26giảng dạy để truyền tải kiến thức về hát và phát triển kỹ năng hát cho HS Đây là một quá trình sáng tạo, đòi hỏi sự nhạy bén và linh hoạt của GV để phù hợp với nhu cầu và tiềm năng của từng học sinh Mục tiêu của biện pháp này là tạo ra một môi trường học tập đa dạng và cởi mở, khuyến khích
HS trải nghiệm âm nhạc và cải thiện khả năng biểu diễn
Như vậy, với cách diễn giải ở trên, có thể hiểu: Biện pháp dạy học
hát là những cách thức, phương pháp được giáo viên sử dụng để giúp học sinh học hát hiệu quả Biện pháp dạy học hát cần được lựa chọn phù hợp với mục tiêu, nội dung bài học, đối tượng học sinh và điều kiện thực tế của nhà trường
1.1.5 Năng lực, dạy học hát theo phát triển năng lực
Dạy học theo phát triển năng lực là một mô hình dạy học hiện đại, phù hợp với xu hướng phát triển của giáo dục thế giới Trong tiểu mục này, tác giả luận văn phân tích hai nội dung năng lực và dạy học hát theo phát triển năng lực
1.1.5.1 Năng lực
Theo Từ điển tiếng Việt tác giả Hoàng Phê có nêu: “Năng lực là tổng
hợp các đặc điểm, thuộc tính tâm lý của cá nhân phù hợp với yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định nhằm đảm bảo cho hoạt động đó đạt hiệu quả cao” [38, tr.346] Cách giải thích này nhìn chung khá chính xác và đầy đủ về năng lực
Trong đề tài Xây dựng chương trình giáo dục phổ thông theo hướng
tiếp cận năng lực, tác giả Đỗ Ngọc Thống viết:
Năng lực có thể định nghĩa như là một khả năng hành động hiệu quả bằng sự cố gắng dựa trên nhiều nguồn lực Những khả năng này được sử dụng một cách phù hợp, bao gồm tất cả những gì học được từ nhà trường cũng như những kinh nghiệm; những kỹ năng, thái độ và sự hứng thú; ngoài ra còn
Trang 27có những nguồn bên ngoài tác động đến… [54, tr.1]
Như vậy, có thể hiểu: Năng lực là khả năng hoặc kỹ năng để thực
hiện một công việc, nhiệm vụ hoặc hoạt động nào đó Nó thể hiện khả năng
sử dụng kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và tư duy để đạt được kết quả mong muốn trong lĩnh vực cụ thể
1.1.5.2 Dạy học hát theo phát triển năng lực
Dạy học theo định hướng phát triển năng lực còn gọi là dạy học định hướng kết quả đầu ra được bàn đến nhiều từ những năm 90 của thế kỷ 20, ngày nay đã trở thành xu hướng Giáo dục quốc tế và Việt Nam hiện nay
Theo Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể năm 2018 có nêu:
Dạy học phát triển năng lực nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra của việc dạy học, thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất nhân cách, chú trọng vai trò của người học trong quá trình lĩnh hội tri thức để có năng lực giải quyết các vấn đề trong học tập, trong nghề nghiệp và trong thực tiễn cuộc sống [4, tr.16]
Kết hợp cách giải thích trong các từ điển với quan điểm của các tác
giả đi trước như đã nêu ở trên, có thể hiểu như sau: Dạy học hát theo hướng
phát triển phẩm chất và năng lực là khái niệm nhằm kết hợp việc phát triển
kỹ năng ca hát với việc xây dựng và định hình phẩm chất và năng lực của người học Thông qua việc hướng dẫn kỹ thuật hát và biểu đạt, người học không chỉ học cách điều chỉnh giọng hát và biểu cảm mà còn được khuyến khích phát triển các phẩm chất như sự kiên nhẫn, sự tự tin, trách nhiệm, sáng tạo, tinh thần hợp tác và tôn trọng Cách hiểu này sẽ được tác giả luận
văn sử dụng xuyên suốt trong quá trình nghiên cứu đề tài
1.2 Đặc điểm một số phương pháp dạy học theo phát triển năng lực cho học sinh lớp 3
Để hiểu rõ hơn về PPDH phát triển phẩm chất và năng lực tập, tiểu
Trang 28mục nội dung này tác giả sẽ trình bày về đặc điểm và vai trò của một số phương pháp dạy học này như sau:
1.2.1 Dạy học giải quyết vấn đề
Dạy học giải quyết vấn đề là một phương pháp dạy học tích cực, trong đó HS được đặt vào tình huống có vấn đề, tự mình tìm tòi, khám phá, phát hiện kiến thức và giải quyết vấn đề Phương pháp này nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS, giúp HS rèn luyện các năng lực cần thiết trong cuộc sống
Trong dạy học giải quyết vấn đề, HS là chủ thể của quá trình học tập: HS là người trực tiếp tìm tòi, khám phá, phát hiện kiến thức và giải quyết vấn đề GV là người tổ chức, hướng dẫn và hỗ trợ HS: GV đóng vai trò là người tổ chức, hướng dẫn và hỗ trợ HS trong quá trình học tập Kiến thức được hình thành trong quá trình HS tìm tòi, khám phá, phát hiện và giải quyết vấn đề
Để dạy học giải quyết vấn đề đạt hiệu quả tich cực, GV cần lưu ý những điểm sau:
Thứ nhất, tạo ra các tình huống có vấn đề phù hợp với trình độ và
năng lực của HS Tình huống có vấn đề cần phải vừa khó khăn vừa có thể giải quyết được, kích thích được sự suy nghĩ và tìm tòi của HS
Thứ hai, hướng dẫn HS phát hiện vấn đề cần giải quyết GV cần giúp
HS nhận ra những mâu thuẫn, bất cập trong tình huống, từ đó hình thành vấn đề cần giải quyết
Thứ ba, khuyến khích HS đưa ra nhiều giải pháp GV không nên đưa
ra giải pháp ngay từ đầu, mà cần khuyến khích HS tự suy nghĩ và đưa ra nhiều giải pháp khác nhau, ngay cả những giải pháp tưởng chừng như không khả thi
Thứ tư, hỗ trợ HS lựa chọn và thực hiện giải pháp GV cần giúp HS
phân tích, đánh giá các giải pháp, từ đó lựa chọn giải pháp khả thi nhất
Trang 29Thứ năm, tổ chức cho HS đánh giá kết quả giải quyết vấn đề GV cần
giúp HS đánh giá được kết quả giải quyết vấn đề, từ đó rút kinh nghiệm cho những lần tiếp theo
Có thể lấy một ví dụ minh hoạ cần giải quyết vấn đề khi HS không biết cách hát đúng giọng cao thấp trong một bài hát:
Phát hiện vấn đề: Trong quá trình hướng dẫn HS hát một bài hát, GV
nhận thấy rằng một số HS không biết làm thế nào để nhận biết và hát đúng giọng cao thấp
Đặt mục tiêu: Mục tiêu của bài học này là giúp HS nhận biết và hát
đúng giọng cao thấp trong bài hát
Tạo cơ hội cho HS thực hành: GV chơi bài hát và yêu cầu HS lắng
nghe Sau đó, hãy chia bài hát thành các đoạn nhỏ và hướng dẫn HS nghe
và phân loại đoạn nào là giọng cao và đoạn nào là giọng thấp Hãy thực hành cùng với HS bằng cách hát một cách rõ ràng và sử dụng tay để chỉ thị giọng cao và giọng thấp
Cung cấp thông tin bổ sung: Giải thích cho HS về khái niệm giọng
cao và giọng thấp và cách phân biệt chúng Có thể sử dụng các ví dụ điển hình từ bài hát hoặc thực tế để làm rõ ý nghĩa
Hướng dẫn tập luyện: Hãy cho HS thực hiện các bài tập tập trung
vào việc nhận biết và hát đúng giọng cao thấp GV có thể sử dụng các bài tập như hát từng câu trong bài hát với giọng cao hoặc giọng thấp, hoặc luyện tập nhận biết giọng cao thấp qua việc lắng nghe và phân biệt giữa các
âm thanh
Kiểm tra và đánh giá: Tạo các tình huống để HS áp dụng những gì
đã học, ví dụ như hát bài hát mà không cần hướng dẫn Theo dõi và đánh giá tiến bộ của HS và cung cấp phản hồi tích cực, nhận xét để khích lệ HS
Tổng kết: Kết hợp lại những điểm mạnh đã học được và khuyến
khích HS tiếp tục thực hành và hoàn thiện kỹ năng hát giọng cao thấp
Trang 30Qua ví dụ trên, chúng ta có thể thấy cách dạy học giải quyết vấn đề trong dạy học hát cho HS lớp 3 bao gồm việc phát hiện vấn đề, đặt mục tiêu, tạo cơ hội thực hành, cung cấp thông tin bổ sung, hướng dẫn tập luyện, kiểm tra và đánh giá, và cuối cùng là tổng kết Qua các bước này,
HS sẽ có cơ hội nắm vững và cải thiện kỹ năng hát giọng cao thấp
Như vậy, dạy học giải quyết vấn đề là một phương pháp dạy học tích cực, hiệu quả Phương pháp này giúp HS phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và rèn luyện các năng lực cần thiết trong cuộc sống Để dạy học giải quyết vấn đề hiệu quả, GV cần nắm vững các đặc điểm của phương pháp này và thực hiện tốt các bước
1.2.2 Dạy học thông qua trò chơi
Dạy học thông qua trò chơi là một phương pháp giáo dục tích cực, trong đó GV sử dụng trò chơi như một phương tiện để giúp HS tiếp thu kiến thức và kỹ năng Dạy học thông qua trò chơi có những đặc điểm sau:
Thứ nhất, đạt được tính vui tươi, hấp dẫn Trò chơi là hoạt động tự
nhiên, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi HS, giúp HS cảm thấy hứng thú, thoải mái, dễ tiếp thu kiến thức
Thứ hai, đạt được tính tích cực, chủ động Trò chơi tạo cơ hội cho
HS được tham gia, hoạt động, thể hiện bản thân, phát huy tính sáng tạo, kích thích tư duy, giải quyết vấn đề
Thứ ba, đạt được tính hiệu quả Trò chơi giúp HS tiếp thu kiến thức
và kỹ năng một cách tự nhiên, dễ nhớ, dễ vận dụng
Để dạy học thông qua trò chơi được hiệu quả, GV cần lưu ý một số vấn đề như:
Lựa chọn trò chơi phù hợp: Trò chơi phải phù hợp với nội dung bài
học, mục tiêu giáo dục, trình độ và hứng thú của HS
Thiết kế trò chơi hợp lý: Trò chơi phải có luật chơi rõ ràng, đơn giản,
dễ hiểu, dễ thực hiện
Trang 31Tổ chức trò chơi khoa học: GV cần hướng dẫn HS cách chơi, giải
thích luật chơi, tạo không khí vui tươi, hào hứng cho HS
Đánh giá kết quả trò chơi khách quan và chính xác: GV cần đánh
giá kết quả trò chơi một cách khách quan, chính xác, đưa ra phản hồi với
HS để rút ra bài học cho những lần tổ chức tiếp theo
Xin lấy một ví dụ về việc GV tổ chức trò chơi “Chú ếch con thi hát”
để củng cố bài học:
Cách chơi như sau: Giáo viên chia lớp thành 3 đội, mỗi đội cử 2 bạn lên chơi Giáo viên yêu cầu học sinh hát bài hát "Chú ếch con" theo giai điệu, lời ca Đội nào hát đúng giai điệu, lời ca và thể hiện được sắc thái vui tươi, hồn nhiên của bài hát sẽ là đội chiến thắng
Có thể thấy, dạy học thông qua trò chơi là một phương pháp giáo dục tích cực, có nhiều ưu điểm vượt trội Việc áp dụng phương pháp này trong dạy học sẽ giúp HS tiếp thu kiến thức và kỹ năng một cách hiệu quả, tạo hứng thú và niềm đam mê học tập GV cần linh hoạt, sáng tạo trong việc lựa chọn và tổ chức trò chơi phù hợp với từng nội dung bài học và đối tượng HS
1.2.3 Dạy học tích hợp
Dạy học tích hợp là một hình thức dạy học trong đó các nội dung, kiến thức, kỹ năng của nhiều môn học được kết hợp một cách hợp lý, logic
để tạo thành một thể thống nhất nhằm phát triển toàn diện năng lực của HS
Dạy học tích hợp có những đặc điểm chính sau:
Thứ nhất, kết hợp nội dung, kiến thức, kỹ năng của nhiều môn học
Dạy học tích hợp không chỉ kết hợp nội dung, kiến thức mà còn kết hợp cả
kỹ năng của nhiều môn học Điều này giúp HS có cái nhìn tổng quan, toàn diện về vấn đề, tránh sự trùng lặp, chồng chéo giữa các môn học
Thứ hai, tạo thành một thể thống nhất về kiến thức Các nội dung,
kiến thức, kỹ năng của các môn học được kết hợp một cách hợp lý, logic để
Trang 32tạo thành một thể thống nhất Điều này giúp HS dễ dàng tiếp thu và vận dụng kiến thức vào thực tiễn
Thứ ba, phát triển toàn diện năng lực của HS Dạy học tích hợp giúp
HS phát triển toàn diện các năng lực: nhận thức, tư duy, vận dụng kiến thức, kỹ năng giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác, sáng tạo
Để dạy học tích hợp hiệu quả, GV cần lưu ý một số vấn đề, đó là:
Chuẩn bị tốt về nội dung, kiến thức, kỹ năng: GV cần nghiên cứu kỹ
nội dung, kiến thức, kỹ năng của các môn học liên quan để có thể kết hợp một cách hợp lý, logic
Đánh giá kết quả học tập một cách toàn diện: Đánh giá kết quả học
tập của HS cần đánh giá cả kiến thức, kỹ năng, thái độ và năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn
Có thể dẫn ra một ví dụ về dạy học tích hợp: Dạy học hát cho HS lớp
3 qua bài hát Vui đến trường bằng phương pháp dạy học tích hợp với môn
học Mỹ thuật
Hoạt động 1: Gây hứng thú GV mở nhạc bài hát Vui đến trường cho
HS nghe GV hỏi HS: Bài hát nói về gì?; Em cảm thấy thế nào khi nghe bài hát này?
Hoạt động 2: Hát bài Vui đến trường GV hát mẫu bài hát Vui đến
trường; GV hướng dẫn HS hát theo: GV đàn giai điệu bài hát cho HS hát
theo, GV hát từng câu, từng đoạn cho HS hát theo, GV chia lớp thành các nhóm nhỏ để luyện tập hát
Trang 33Hoạt động 3: Vẽ tranh về trường GV hướng dẫn HS vẽ tranh về trường: GV gợi ý cho HS các chủ đề vẽ tranh về trường như: Trường em ở đâu? Ngôi trường em học như thế nào? Em yêu trường em như thế nào?
GV hướng dẫn HS cách vẽ tranh về trường GV cho HS thực hành vẽ tranh
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá GV nhận xét, đánh giá bài hát của
HS GV nhận xét, đánh giá bài vẽ của HS
Kết thúc bài học: GV nhắc lại nội dung bài học GV dặn dò HS về nhà luyện tập hát bài “Vui đến trường” và vẽ thêm tranh về trường
Nhìn chung, dạy học tích hợp là một hình thức dạy học hiện đại, góp phần phát triển toàn diện năng lực của HS Để dạy học tích hợp hiệu quả,
GV cần chuẩn bị tốt về nội dung, kiến thức, kỹ năng, chủ đề, vấn đề tích hợp phù hợp, sử dụng các phương pháp dạy học tích cực và đánh giá kết quả học tập một cách toàn diện
1.2.4 Dạy học trải nghiệm
Dạy học trải nghiệm là một phương pháp giáo dục trong đó HS được tham gia vào các hoạt động thực tiễn, qua đó HS được trực tiếp trải nghiệm, khám phá, tìm tòi, giải quyết vấn đề, từ đó hình thành và phát triển các kiến thức, kỹ năng, thái độ, phẩm chất cần thiết
Dạy học trải nghiệm có những đặc điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, lấy HS là trung tâm HS là người trực tiếp tham gia vào
các hoạt động, tự mình tìm tòi, khám phá, giải quyết vấn đề
Thứ hai, mang tính thực tiễn Các hoạt động trải nghiệm được thiết
kế dựa trên thực tế cuộc sống, giúp HS có cơ hội vận dụng kiến thức vào thực tiễn
Thứ ba, mang tính tích cực, chủ động: HS được chủ động, tích cực
tham gia vào các hoạt động, tự mình trải nghiệm, tìm tòi, sáng tạo
Thứ tư, mang tính hợp tác: HS được làm việc nhóm, hợp tác với
nhau để giải quyết vấn đề
Trang 34Để dạy học trải nghiệm hiệu quả, cần lưu ý những điểm: Thiết kế hoạt động trải nghiệm phù hợp với mục tiêu, nội dung bài học và đặc điểm của HS Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết cho hoạt động trải nghiệm
Tổ chức hoạt động trải nghiệm một cách linh hoạt, phù hợp với thực tế Tạo cơ hội cho HS chia sẻ, thảo luận về kết quả của hoạt động trải nghiệm
Xin đưa ra một ví dụ về dạy hát cho HS lớp 3 thông qua phương
pháp dạy học trải nghiệm qua bài hát Múa lân Các bước như sau:
Thứ nhất, tìm hiểu về múa lân GV giới thiệu về múa lân, nói về
truyền thống và ý nghĩa của múa lân trong văn hóa dân gian; Xem những video hoặc hình ảnh về múa lân để HS có thể hình dung và hiểu cách di chuyển, biểu diễn và tạo hình con lân
Thứ hai, học hát và diễn múa lân GV đưa ra lời bài hát “Múa lân” và
phát nhạc để HS nghe và hát theo; Hướng dẫn HS về cách diễn xuất và biểu diễn múa lân, cách di chuyển, tạo hình con lân và cách thể hiện tình cảm qua múa lân
Thứ ba, thực hành luyện tập trong nhóm GV chia HS thành các
nhóm nhỏ và yêu cầu HS thực hành múa lân với nhau; Cung cấp thời gian cho từng nhóm để nắm vững cách di chuyển và biểu diễn múa lân; Khuyến khích HS sáng tạo và thêm các phần trình diễn riêng để biểu diễn nhóm của
HS nổi bật
Thứ tư, biểu diễn trước lớp và khán giả Tổ chức một buổi biểu diễn
múa lân trước cả lớp hoặc chương trình ngoại khóa; Khuyến khích HS thể hiện những gì các en đã học thông qua biểu diễn múa lân trước lớp học cũng như trước khán giả
Thứ năm, đánh giá và tổ chức hỗ trợ Đánh giá việc học và biểu diễn
của HS thông qua lĩnh vực như tư duy, sự sáng tạo, kỹ năng diễn xuất và biểu đạt Cung cấp ý kiến phản hồi tích cực và gợi ý để nâng cao kỹ năng của HS trong việc hát và biểu diễn múa lân
Trang 35Có thể thấy, dạy học trải nghiệm là một phương pháp giáo dục hiện đại, có nhiều ưu điểm vượt trội so với các phương pháp giáo dục truyền thống Dạy học trải nghiệm giúp HS phát triển toàn diện cả về kiến thức, kỹ năng, thái độ, phẩm chất
1.3 Vai trò của dạy học hát đối với học sinh lớp 3
Dạy học hát có vai trò quan trọng đối với HS lớp 3, mang lại nhiều lợi ích cho sự phát triển toàn diện của trẻ Chúng được thể hiện ở các khía cạnh như: giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mỹ, phát triển trí tuệ, phát triển thể chất, vui chơi giải trí, phát triển năng lực âm nhạc Sau đây xin đi vào chi tiết từng khía cạnh:
1.3.1 Giáo dục đạo đức
Vai trò của dạy học hát trong việc giáo dục đạo đức của HS lớp 3 là một chủ đề quan trọng và đa chiều Dạy hát không chỉ giúp phát triển khả năng âm nhạc và âm điệu của HS, mà còn có tác động lớn đến việc hình thành đạo đức và giáo dục tinh thần của trẻ
Một trong những vai trò quan trọng của dạy học hát đối với HS lớp 3
là giúp trẻ rèn luyện kỹ năng giao tiếp và tương tác xã hội Hát chung, hát theo nhóm trong lớp học tạo ra môi trường năng động, khích lệ HS thể hiện
ý kiến của mình và hòa nhập vào nhóm Qua đó, trẻ học cách lắng nghe và chia sẻ ý kiến của mình, hình thành ý thức về tôn trọng và tình yêu thương đối với bạn bè cũng như lòng tự tin trong việc giao tiếp
Dạy hát cũng có vai trò quan trọng trong việc truyền đạt những giá trị đạo đức và nhân văn cho HS Bằng cách hát các bài hát có nội dung giáo dục đạo đức, trẻ học được những nguyên tắc cơ bản để trở thành một công dân tốt Những bài hát về tình yêu thương, tôn trọng, ý thức bảo vệ môi trường và khuyến khích sự cống hiến cho cộng đồng giúp hình thành và làm tăng ý thức đạo đức trong tâm hồn của HS Dạy học hát còn giúp trẻ phát triển kỹ năng nhận thức và thẩm mỹ Nhờ vào ngôn ngữ, giai điệu và
Trang 36nhịp điệu của âm nhạc, HS lớp 3 được khuyến khích hiểu và cảm nhận các khía cạnh tinh thần và cảm xúc khác nhau Điều này giúp trẻ tự thấu hiểu
về những giá trị đạo đức và nhân văn, và phản ánh chúng qua việc hát và biểu diễn Dạy học hát có thể tạo ra sự vui tươi và tích cực trong quá trình giảng dạy Bài hát là một công cụ hợp tác tuyệt vời để thu hút sự tập trung của HS và truyền cảm hứng cho việc học Thông qua học hát, trẻ có thể tiếp cận kiến thức đạo đức một cách thú vị và đáng nhớ hơn, tạo ra một môi trường học tập tích cực và khuyến khích sự tương tác giữa GV và HS
Tóm lại, vai trò của dạy học hát trong việc giáo dục đạo đức của HS lớp 3 là rất quan trọng Nó không chỉ giúp phát triển kỹ năng âm nhạc và tăng cường khả năng giao tiếp và tương tác xã hội, mà còn truyền đạt những giá trị đạo đức và nhân văn cơ bản cho trẻ Dạy học hát cũng tạo ra một môi trường học tập tích cực và khuyến khích sự tương tác giữa GV và
HS Thông qua hoạt động hát, HS có thể hoà mình vào không gian âm nhạc, tìm hiểu và thể hiện bản thân qua giọng hát và biểu diễn Việc tham gia vào các hoạt động như hát solo, hát nhóm, hoặc biểu diễn trên sân khấu giúp HS rèn luyện kỹ năng tự tin, khả năng trình bày và sự tự thể hiện Ngoài ra, học hát cũng giúp phát triển kỹ năng ngôn ngữ và khả năng phản ánh tinh thần và cảm xúc qua âm nhạc Từ đó, HS có thể hiểu và cảm nhận sâu sắc về các giá trị đạo đức và nhân văn được truyền tải qua những bài hát và tác phẩm âm nhạc
1.3.2 Giáo dục thẩm mỹ
Vai trò của dạy học hát đối với HS lớp 3 trong việc giáo dục thẩm
mỹ là một chủ đề quan trọng và đa chiều Dạy hát không chỉ giúp phát triển khả năng âm nhạc và âm điệu của HS, mà còn có tác động lớn đến việc hình thành và phát triển thẩm mỹ, sáng tạo và truyền cảm qua âm nhạc
Một trong những vai trò quan trọng của dạy học hát đối với HS lớp 3
là giúp rèn luyện và phát triển khả năng ngôn ngữ Khi hát, HS phải thể
Trang 37hiện và diễn đạt các từ ngữ, âm điệu và ngữ điệu một cách chính xác Qua
đó, các em được rèn luyện trong việc phân biệt và sử dụng ngôn ngữ một cách linh hoạt và sáng tạo Việc hát các bài hát có lời cũng giúp HS lớp 3 nâng cao khả năng đọc hiểu và tư duy ngôn ngữ, phát triển từ vựng và mở rộng kiến thức văn hóa
Ngoài ra, dạy học hát cũng có vai trò quan trọng trong việc truyền đạt những giá trị thẩm mỹ và cảm nhận nghệ thuật cho HS lớp 3 Bằng cách hát các bài hát với giai điệu, âm điệu và ngữ điệu đa dạng, HS được tiếp xúc với các yếu tố nghệ thuật như giai điệu, nhịp điệu, lời bài hát và sắp xếp âm nhạc Qua việc thực hành hát và thụ động lắng nghe âm nhạc, HS
có cơ hội cảm nhận và hiểu sâu hơn về các yếu tố thẩm mỹ của âm nhạc như sự hài hòa, cân đối, biểu cảm và cảm xúc Điều này giúp HS lớp 3 trở nên nhạy bén với âm nhạc và phát triển khả năng cảm nhận nghệ thuật
Dạy học hát cũng giúp HS lớp 3 phát triển khả năng sáng tạo Khi hát, HS được khuyến khích tự do diễn tả và biểu đạt bản thân thông qua giọng hát và biểu diễn HS có cơ hội tạo ra những giai điệu và nhịp điệu riêng, biến đổi và sáng tạo trong việc trình bày các bài hát Qua việc thể hiện sự sáng tạo và tự do trong hát, HS lớp 3 được khuyến khích tự tin và phát triển khả năng sáng tạo của mình trong nghệ thuật Thêm vào đó, dạy học hát còn đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng ý thức và khả năng hòa nhập xã hội cho HS lớp 3 Khi hát theo nhóm, HS được rèn luyện khả năng làm việc nhóm, gắn kết với nhau và phối hợp cùng nhau để tạo ra một màn trình diễn thật tốt
Qua quá trình dạy học hát, HS lớp 3 sẽ học được các kỹ năng quan trọng như lắng nghe, tương tác và hợp tác Khi hát theo nhóm, HS học cách lắng nghe âm thanh, giọng điệu và nhịp điệu của nhau để đồng bo và tạo ra một màn trình diễn hài hòa Qua việc tham gia vào các hoạt động nhóm trong dạy học hát, HS lớp 3 sẽ hình thành và rèn luyện khả năng làm việc
Trang 38nhóm, hợp tác và tôn trọng ý kiến của người khác Ngoài ra, dạy học hát cũng giúp HS lớp 3 khám phá và phát triển khả năng sáng tạo và biểu diễn
cá nhân Khi hát, các em có thể tự do diễn tả bản thân, truyền đạt cảm xúc
và thể hiện cá nhân qua giọng hát và biểu cảm Qua việc thực hiện các bài hát và thực hành biểu diễn trước đám đông, HS lớp 3 sẽ tăng cường sự tự tin, khám phá khả năng biểu diễn và phát triển cá nhân Khi hát một bài hát,
HS phải học cách tìm hiểu và hiểu về lời bài hát, giai điệu và ngữ điệu HS cần áp dụng kỹ năng tư duy để phân tích và hiểu cấu trúc âm nhạc, tìm ra cách diễn giải và trình bày một cách tốt nhất Qua việc tham gia vào các hoạt động này, HS lớp 3 sẽ rèn luyện khả năng tư duy sáng tạo và khám phá các cách giải quyết vấn đề một cách sáng tạo và linh hoạt
Tóm lại, dạy học hát đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục thẩm mỹ, phát triển tư duy sáng tạo và tương tác xã hội cho HS lớp 3 Nó không chỉ giúp rèn luyện kỹ năng âm nhạc, mà còn tạo ra một môi trường học tập tích cực, vui vẻ và khuyến khích sự phát triển toàn diện của HS
1.3.3 Phát triển trí tuệ
Đầu tiên, dạy học hát giúp phát triển trí tuệ âm nhạc của HS Khi hát,
HS phải làm quen và hiểu về các khái niệm cơ bản như giai điệu, nhịp điệu,
âm sắc và âm lượng HS cần phân biệt các nốt nhạc và làm việc với các kỹ thuật âm nhạc để thể hiện một bài hát một cách chính xác Trong quá trình học hát, HS lớp 3 được rèn luyện khả năng nghe và nhận biết các yếu tố âm nhạc, phát triển khả năng âm nhạc và sự nhạy bén với âm nhạc
Thứ hai, dạy học hát cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phát
triển khả năng ngôn ngữ và thông minh ngôn ngữ của HS lớp 3 Khi hát,
HS phải tập trung vào phát âm, điệu nhịp và lời bài hát Điều này giúp cải thiện khả năng phân biệt âm thanh và ngôn ngữ, làm việc với ngôn ngữ để diễn đạt cảm xúc và ý nghĩa của bài hát Qua việc hát các bài hát có lời, HS lớp 3 được khuyến khích nắm bắt vai trò của từng từ và câu trong việc
Trang 39truyền đạt ý nghĩa và cảm xúc Điều này giúp cải thiện khả năng ngôn ngữ,
từ vựng và tư duy ngôn ngữ của HS
Thứ ba, dạy học hát cung cấp một phương tiện sáng tạo để HS thể
hiện và biểu đạt ý tưởng của mình HS cũng có thể sáng tạo bằng cách thay đổi phần biểu diễn âm nhạc, sắp xếp lại bài hát theo cách riêng của mình Nhờ vào việc này, HS lớp 3 được khuyến khích phát triển khả năng sáng tạo và tư duy nghệ thuật Việc tự tin và sáng tạo trong việc biểu diễn âm nhạc có thể cải thiện khả năng sáng tạo và tư duy sáng tạo của HS
Thứ tư, dạy học hát còn giúp phát triển khả năng thẩm mỹ và sự nhạy
cảm với nghệ thuật của HS lớp 3 Khi hát và nghe âm nhạc, HS được khuyến khích để cảm nhận, hiểu và đánh giá các yếu tố thẩm mỹ Khi HS lớp 3 tham gia vào hoạt động hát, các em được tiếp xúc với đa dạng các giai điệu và nhịp điệu trong các bài hát khác nhau Qua việc thực hiện và nghe các bài hát, HS có cơ hội đánh giá và phân biệt chất lượng của âm nhạc HS có thể nhận ra những bài hát có giai điệu hòa quyện, điệu nhịp sinh động và lời bài hát mang tính sáng tạo cao, đồng thời cũng nhận ra những bài hát chất lượng kém qua việc lắng nghe và so sánh Thông qua việc trải nghiệm âm nhạc, HS lớp 3 được khuyến khích phát triển khả năng phân tích, đánh giá và đánh giá chất lượng của âm nhạc
Tóm lại, dạy học hát đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển trí tuệ, khả năng ngôn ngữ, sự sáng tạo, và khả năng thẩm mỹ của HS lớp 3 Qua việc hát và nghe âm nhạc, các em có cơ hội rèn luyện các kỹ năng và khám phá thú vị về nghệ thuật âm nhạc
Trang 40Những hoạt động này kích thích cơ thể và kích hoạt các nhóm cơ, giúp rèn luyện sự linh hoạt và sức mạnh của cơ thể Khi hát, HS phải điều chỉnh hơi thở và giữ cho nó liên tục trong quá trình hát Điều này yêu cầu sự kiên nhẫn và sức mạnh từ phổi để duy trì hơi thở hợp lý trong suốt bài hát Việc luyện tập hát thường xuyên và phát triển hệ thống hô hấp sẽ giúp tăng cường sự bền bỉ và khả năng chịu đựng của HS Điều này sẽ giúp HS có thể duy trì hơi thở lâu hơn, hát được những bài hát dài và đòi hỏi nhiều sức lực hơn Ngoài ra, luyện tập hát thường xuyên cũng giúp tăng cường sức bền
và khả năng chịu đựng của HS
Dạy học hát cung cấp một cách thức thú vị và lôi cuốn để thúc đẩy hoạt động thể chất của HS Hát không chỉ là một hoạt động đơn thuần mà còn là một trải nghiệm tư duy và cảm xúc Khi hát, HS thể hiện cảm xúc và
ý nghĩa của bài hát thông qua cử chỉ và ngôn ngữ cơ thể Việc tham gia vào việc hát và biểu diễn âm nhạc tạo ra một môi trường vui vẻ và sôi động, khuyến khích HS thể hiện bản thân và thể nhạc cùng nhau Quá trình này thúc đẩy sự tự tin, sáng tạo và sự thích thú trong việc thể hiện và diễn xuất Tóm lại, dạy học hát đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển thể chất của HS lớp 3 Qua quá trình hát và thực hiện âm nhạc, các em có cơ hội rèn luyện các kỹ năng và khám phá thêm về nghệ thuật âm nhạc
1.3.5 Vui chơi, giải trí
Dạy học hát giúp HS lớp 3 phát triển khả năng sáng tạo và tưởng tượng trong quá trình vui chơi và giải trí Bằng cách hát các bài hát, HS có thể tạo ra những câu chuyện, tưởng tượng về các tình huống khác nhau Điều này giúp trẻ rèn luyện tư duy linh hoạt và khả năng phân tích, đồng thời khám phá thế giới xung quanh một cách sáng tạo Học hát giúp HS lớp
3 phát triển và cải thiện kỹ năng ngôn ngữ của mình Khi hát các bài hát,
HS phải ngắt nhịp, luyện rèn khả năng nghe và phát âm chính xác Đồng thời, qua việc học các lời bài hát, HS còn mở rộng vốn từ vựng, hiểu thêm