1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Dạy học hát dân ca theo hướng trải nghiệm sáng tạo cho học sinh Tiểu học trường Tiểu học và Trung học cơ sở Nguyễn Xuân Nguyên

126 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Dạy học hát dân ca theo hướng trải nghiệm sáng tạo cho học sinh Tiểu học
Tác giả Vũ Huyền Thanh
Người hướng dẫn PGS. TS. Nguyễn Thị Tố Mai
Trường học Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương
Chuyên ngành Lý luận và Phương pháp dạy học Âm nhạc
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 126
Dung lượng 2,61 MB

Nội dung

Dạy học hát dân ca theo hướng trải nghiệm sáng tạo cho học sinh Tiểu học trường Tiểu học và Trung học cơ sở Nguyễn Xuân NguyênDạy học hát dân ca theo hướng trải nghiệm sáng tạo cho học sinh Tiểu học trường Tiểu học và Trung học cơ sở Nguyễn Xuân NguyênDạy học hát dân ca theo hướng trải nghiệm sáng tạo cho học sinh Tiểu học trường Tiểu học và Trung học cơ sở Nguyễn Xuân NguyênDạy học hát dân ca theo hướng trải nghiệm sáng tạo cho học sinh Tiểu học trường Tiểu học và Trung học cơ sở Nguyễn Xuân NguyênDạy học hát dân ca theo hướng trải nghiệm sáng tạo cho học sinh Tiểu học trường Tiểu học và Trung học cơ sở Nguyễn Xuân Nguyên

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG

VŨ HUYỀN THANH

DẠY HỌC HÁT DÂN CA THEO HƯỚNG

TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO CHO HỌC SINH TIỂU HỌC

TRƯỜNG TIỂU HỌC VÀ TRUNG HỌC CƠ SỞ

NGUYỄN XUÂN NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ

LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ÂM NHẠC

Khóa 16 (2021 - 2023)

Hà Nội, 2024

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG

VŨ HUYỀN THANH

DẠY HỌC HÁT DÂN CA THEO HƯỚNG

TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO CHO HỌC SINH TIỂU HỌC

TRƯỜNG TIỂU HỌC VÀ TRUNG HỌC CƠ SỞ

NGUYỄN XUÂN NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học Âm nhạc

Mã số: 8140111

Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Nguyễn Thị Tố Mai

Hà Nội, 2024

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới

sự hướng dẫn khoa học của PGS TS Nguyễn Thị Tố Mai

Những số liệu và kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn này là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác

Tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn với cam kết trên

Hà Nội, ngày tháng năm 2024

Tác giả luận văn

Vũ Huyền Thanh

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương 1:NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DẠY HỌC HÁT DÂN CA THEO HƯỚNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO CHO HỌC SINH

TIỂU HỌC 11

1.1 Một số khái niệm 11

1.1.1 Dân ca 11

1.1.2 Dạy học, dạy học hát dân ca 12

1.1.3 Phương pháp dạy học, phương pháp dạy học hát dân ca 13

1.1.4 Trải nghiệm, trải nghiệm sáng tạo ở trường Tiểu học 16

1.1.5 Phương pháp dạy học hát dân ca cho học sinh Tiểu học theo hướng trải nghiệm sáng tạo 20

1.1.6 Làn điệu, thang âm, diễn xướng 21

1.2 Khái quát một số thành tố dạy học hát dân ca cho học sinh Tiểu học theo hướng trải nghiệm sáng tạo 24

1.2.1 Mục tiêu và nội dung dạy học hát dân ca theo hướng trải nghiệm sáng tạo ở trường Tiểu học 25

1.2.2 Các phương pháp dạy học hát dân ca 26

1.2.3 Giáo viên và học sinh Tiểu học 28

1.2.4 Cơ sở vật chất dạy học âm nhạc ở tiểu học 29

1.3 Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh Tiểu học 30

1.3.1 Đặc điểm thể chất 30

1.3.2 Đặc điểm tâm lý 32

1.4 Vai trò của dạy học hát dân ca theo hướng trải nghiệm sáng tạo cho học sinh Tiểu học 33

1.4.1 Góp phần phát triển cảm xúc, trí tưởng tượng và năng lực sáng tạo cho học sinh 33

1.4.2 Hiểu về giá trị văn hóa của dân tộc qua bài hát dân ca 35

Trang 6

1.4.3 Phát triển kỹ năng giọng hát cho học sinh 36 1.4.4 Rèn luyện sự tập trung và khả năng xử lý tình huống thông qua việc thực hành và trình diễn bài hát 37 1.4.5 Phát triển kỹ năng xã hội cho học sinh 38 Tiểu kết chương 1 39 Chương 2: THỰC TRẠNG DẠY HỌC HÁT DÂN CA THEO HƯỚNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO CHO HỌC SINH TIỂU HỌC TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC VÀ TRUNG HỌC CƠ SỞ NGUYỄN XUÂN NGUYÊN 40 2.1 Khái quát về Trường Tiểu học và Trung học sơ sở Nguyễn Xuân Nguyên 40 2.1.1 Lịch sử hình thành nhà trường 40 2.1.2 Về cơ sở vật chất 41 2.1.3 Đội ngũ giáo viên 43 2.2 Thực trạng dạy học hát dân ca theo hướng trải nghiệm sáng tạo cho học sinh Tiểu học 45 2.2.1 Nội dung dạy học hoạt động trải nghiệm sáng tạo 45 2.2.2 Đặc điểm khả năng hát dân ca của học sinh Tiểu học Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Nguyễn Xuân Nguyên 47 2.2.3 Tình hình dạy hát dân ca theo hướng trải nghiệm sáng tạo của giáo viên 51 2.2.4 Đánh giá thực trạng 57 Tiểu kết chương 2 59 Chương 3: BIỆN PHÁP DẠY HỌC HÁT DÂN CATHEO HƯỚNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO 61 3.1 Lựa chọn các bài dân ca cho nội dung dạy học trải nghiệm sáng tạo 61 3.1.1 Tiêu chí lựa chọn 61 3.1.2 Danh mục các bài dân ca được lựa chọn 64 3.2 Biện pháp tổ chức dạy học hát dân ca cho học sinh Tiểu học theo

hướng trải nghiệm sáng tạo 65

Trang 7

3.2.1 Trải nghiệm dưới hoạt động trình diễn 65

3.2.2 Trải nghiệm qua hoạt động trò chơi 68

3.2.3 Các hoạt động sáng tạo 73

3.2.4 Dạy hát dân ca Thanh Hóa 80

3.2.5 Vận dụng phương pháp dạy học đặc thù - truyền dạy của hát dân ca 82

3.3 Thực nghiệm sư phạm 84

3.3.1 Mục đích và đối tượng thực nghiệm 84

3.3.2 Nội dung và phương pháp thực nghiệm 84

3.3.3 Tiến hành thực nghiệm 86

3.3.4 Kết quả thực nghiệm 89

Tiểu kết chương 3 90

KẾT LUẬN 92

TÀI LIỆU THAM KHẢO 97

PHỤ LỤC 104

Trang 8

MỞ ĐẦU

1. do chọn đề tài

Nước ta có một nền dân ca phong phú, những câu hát ru ầu ơ, các bài dân ca ngọt ngào, tha thiết hay bình dị, khỏe khoắn từ xa xưa đã rất gần gũi với người dân Việt Nam Những làn điệu dân ca đặc sắc của từng vùng miền

đã trở thành di sản nghệ thuật quý báu, nuôi dưỡng tâm hồn con người và đến nay vẫn giữ nguyên giá trị, nhất là trong bối cảnh của thời kì hội nhập

và toàn cầu hóa, khi mà sự giao thoa và tiếp biến các giá trị văn hóa nói chung và văn hóa dân gian nói riêng đã tạo nên những trào lưu mới trong xã hội, tạo sự ảnh hưởng không ít tới sự hình thành và phát triển những tính cách của thế hệ trẻ

Giáo dục di sản văn hóa nói chung, dân ca nói riêng là một nhiệm vụ của giáo dục phổ thông Dân ca chứa đựng những giá trị văn hóa, tinh thần, bản sắc Việt Nam, tinh thần Việt Nam, giáo dục dân ca giúp HS hướng tới cái “Chân - Thiện - Mỹ”, hiểu biết thêm truyền thống, nhận ra được những giá trị to lớn của của dân tộc Từ đó, các em biết trân trọng, yêu quý những làm điệu dân ca, biết gìn giữ bản sắc văn hóa Việt Nam Ngoài ra, học hát dân ca còn giúp các em có tâm hồn phong phú, bớt mệt mỏi sau những giờ học căng thẳng

Trong chương trình môn Âm nhạc ở phổ thông, dạy học dân ca là một phần nội dung không thể thiếu Song, với 35 tiết trong 1 năm, SGK Âm nhạc

của bậc TH và THCS có số lượng các bài hát dân ca rất ít, mỗi quyển sách chỉ đưa được 1 đến 2 bài, dân ca Thanh Hóa lại càng ít hơn Do vậy, sự hiểu biết của HS về dân ca còn rất ít ỏi Bên cạnh đó, sự xâm nhập tràn lan của những dòng nhạc hiện đại, nhạc giải trí đã khiến cho các em ít quan tâm tới dân ca Đó chính là những khó khăn đối với việc giáo dục dân ca cho HSPT, trong đó có HS Tiểu học Tuy vậy, có một cách thức khác có thể dạy các bài

Trang 9

dân ca được nhiều hơn cho HS Tiểu học Đó là thông qua môn Hoạt động trải nghiệm của Chương trình giáo dục phổ thông 2018

Theo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, công bố tháng 7 năm

2017, hoạt động trải nghiệm ở Tiểu học là các hoạt động giáo dục bắt buộc, trong đó HS dựa trên sự huy động tổng hợp kiến thức và kỹ năng từ nhiều lĩnh vực giáo dục khác nhau để trải nghiệm thực tiễn đời sống nhà trường, gia đình, xã hội, tham gia hoạt động hướng nghiệp và hoạt động phục vụ cộng đồng dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục Bằng hoạt động trải nghiệm của bản thân, mỗi HS vừa là người tham gia, vừa là người thiết

kế và tổ chức các hoạt động cho chính mình, qua đó tự khám phá, điều chỉnh bản thân, điều chỉnh cách tổ chức hoạt động, tổ chức cuộc sống để sinh hoạt

và làm việc có kế hoạch, có trách nhiệm

Trường TH và THCS Nguyễn Xuân Nguyên của huyện Quảng Xương tỉnh Thanh Hóa, thuộc loại hình trường phổ thông có nhiều cấp học, Nhà trường đã áp dụng dạy học hoạt động TNST cho nội dung âm nhạc GV Âm nhạc được yêu cầu xây dựng nội dung dạy học hoạt động TNST với thời lượng 32 tuần trong 1 năm, 1 tuần học 4 tiết; nội dung dạy học hát bài thiếu nhi, dân ca Việt Nam (có một số bài được học trong SGK môn Âm nhạc và

có thêm một số bài mới), nghe nhạc, vận động HS được hát lại một số bài

đã học để sau đó trải nghiệm thực tiễn, trải nghiệm thông qua biểu diễn, được sáng tạo Số lượng bài dân ca được đưa vào dạy ở hoạt động TNST chiếm khoảng 1/3 số bài trong nội dung dạy học của hoạt động này Đây là một việc làm hết sức có ý nghĩa, bổ sung thêm cho môn Âm nhạc chỉ có 1 bài dân ca

Là GV dạy môn Âm nhạc và TNST ở trường TH và THCS Nguyễn Xuân Nguyên, tác giả luận văn nhận thấy, các giờ TNST âm nhạc cho HS Tiểu học đã thực sự làm HS yêu thích Các em tích cực tham gia, nhất là với phần trải nghiệm tập luyện biểu diễn Do được học phong phú các hình thức trải nghiệm, HS có thái độ hứng thú khi học dân ca, các em say sưa trình

Trang 10

diễn, múa, vận động, sử dụng nhạc cụ gõ đệm…, tích cực đưa ra ý tưởng sáng tạo cho phần trình diễn… GV dạy cũng rất phấn khởi bởi thời gian rộng rãi, không bị gò bó chỉ có 1 tiết/tuần như môn Âm nhạc, cho nên GCV đã có nhiều tìm tòi, đầu tư cho nội dung dạy học TNST Bên cạnh những ưu điểm nêu trên, dạy học dân ca trong hoạt động TNST cho HS Tiểu học của trường còn có một số hạn chế như chưa chú ý dạy dân ca của Thanh Hóa, việc tổ chức các hình thức lớp học chưa phong phú, phương pháp dạy học còn nặng

về truyền thụ kỹ năng, ít áp dụng các phương pháp dạy học mới để HS có những hoạt động tự sáng tạo, khám phá mà vẫn thiên về GV đưa ra ý tưởng

và yêu cầu HS làm theo, là cách dạy học trang bị kiến thức, chưa thực sự đúng với tinh thần cốt lõi của dạy học theo phát triển năng lực, một yêu cầu của chương trình 2018 là để HS được chủ động, sáng tạo trong học tập

Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, với mong muốn được góp phần nâng cao chất lượng dạy học dân ca trong nội dung hoạt động TNST, học

viên chọn đề tài: Dạy học hát dân ca theo hướng trải nghiệm sáng tạo cho

học sinh Tiểu học trường Tiểu học và Trung học cơ sở Nguyễn Xuân Nguyên cho Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lý luận và phương pháp dạy

học Âm nhạc

2 Tình hình nghiên cứu

Trong quá trình tìm hiểu, học viên thấy có một số công trình nghiên cứu liên quan tới đề tài như sau:

2.1 Nghiên cứu về dân ca

Cuốn Tìm hiểu dân ca Việt Nam của tác giả Phạm Phúc Minh, xuất

bản năm 1994 [31] Nội cung cuốn sách nghiên cứu trên một diện rộng dân

ca của các tộc người ở Việt Nam và đưa ra những nhận định khái quát về đặc điểm, nguồn gốc, những yếu tố cấu thành nội dung cũng như tính thực hành của từng thể loại… Cuốn sách đã cung cấp cho một cách nhìn tương đối phổ quát về dân ca Việt Nam

Trang 11

Cuốn Dân ca người Việt của tác giả Tú Ngọc, do Nxb Âm nhạc ấn

hành năm 1994 [33] Tác giả đã đi sâu về thể loại và hình thức các bài hát dân ca người Việt Nội dung cuốn sách cho thấy tính thống nhất cũng như nét riêng của dân ca thuộc mỗi vùng, mỗi địa phương

Ngoải ra, có một số công trình nghiên cứu về âm nhạc cổ truyền khác

nữa có thể kể tới như Âm nhạc Việt Nam truyền thống và hiện đại của Tô

Vũ, Nxb Viện Âm nhạc, Hà Nội [52]; Âm nhạc cổ truyền Việt Nam của

Nguyễn Thụy Loan (2006), Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội [25]

2.2 Nghiên cứu về phương pháp dạy học âm nhạc

Phương pháp dạy học âm nhạc trong nhà trường phổ thông của tác

giả Phan Trần Bảng [2], nội dung cuốn sách viết về phương pháp tiếp cận

HS bằng nhiều thủ pháp, giải mã phương pháp nhận biết nốt nhạc bằng sơ

đồ và cách đọc tiết tấu

Âm nhạc và phương pháp dạy học âm nhạc, Nxb Giáo dục, năm 2000

- tác giả Nguyễn Minh Toàn, Nguyễn Hoành Thông, Nguyễn Đắc Quỳnh [43], nội dung của tài liệu này đã trình bày về phương pháp giảng dạy âm nhạc cho hệ Trung học và CĐSP Âm nhạc

Phương pháp dạy học âm nhạc, Nxb Giáo dục, năm 2007 - tác giả

Hoàng Long (chủ biên) cùng tác giả Hoàng Lân [26] Quyển sách đề cập tới những vấn đề về PPDH âm nhạc chung. Đây cũng vừa là tài liệu, vừa là giáo trình về PPDH âm nhạc do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành cho các trường đào tạo ngành Sư phạm âm nhạc cũng như hướng dẫn giảng dạy âm nhạc cho các GV

Phương pháp dạy học theo phát triển năng lực của Nguyễn Thị Tố

Mai (2021), Tài liệu ban hành nội bộ Trường ĐHSP Nghệ thuật TW [29]

Tài liệu này là sản phẩm của đề tài NCKH cấp Bộ Nghiên cứu nội dung và phương pháp dạy học mới cho sinh viên Sư phạm Âm nhạc đáp ứng yêu cầu giáo dục phổ thông ở Việt Nam, do nhóm giảng viên Trường ĐHSP Nghệ

Trang 12

thuật TW thực hiện, tác giả Nguyễn Thị Tố Mai làm chủ nhiệm Đề tài được

nghiệm thu tháng 12 năm 2019, sau đó đã được biên soạn, chỉnh sửa lại, chuyển giao cho Khoa Sư phạm Âm nhạc Trường ĐHSP Nghệ thuật TW thành Tài liệu dạy môn Phương pháp dạy học Âm nhạc Tài liệu gồm 3 chương, trong đó dạy học theo phát triển năng lực được phân tích trình bày

kỹ lưỡng Bên cạnh đó, tài liệu còn mô tả nội dung chương trình môn Âm nhạc 2018, dành riêng 1 chương để hướng dẫn cách soạn Kế hoạch bài dạy cho các mạch nội dung: Hát, Đọc nhạc, Nghe nhạc Nhạc cụ, Lý thuyết âm nhạc, Thường thức âm nhạc theo quy trình, mẫu hình mới của dạy học phát triển năng lực của Bộ Giáo dục Đào tạo và có các bài mẫu soạn kế hoạch bài dạy rất chi tiết, cụ thể Tài liệu này giúp học viên có điểm tựa để thực hiện viết về vấn đề dạy học theo phát triển năng lực và quy trình bài dạy theo

Đề tài cấp bộ (Bộ GD &ĐT) với tên Nghiên cứu xây dựng tài liệu môn

âm nhạc cổ truyền Việt Nam cho hệ Đại học Sư phạm Âm nhạc ở trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương do tác giả Hà Thị Hoa chủ nhiệm [9]

Đề tài đã nêu ra được thực trạng dạy học môn âm nhạc cổ truyền cùng với cách thức xây dựng hệ thống tài liệu phục vụ dạy học âm nhạc cổ truyền cho sinh viên trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương

Nguyễn Thị Chi (2014), Nghiên cứu xây dựng một số hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh lớp 4, 5 trường tiểu học thực nghiệm Hà Nội theo định hướng đổi mới chương trình GDPT sau 2015 Đề tài KH&CN, mã

Trang 13

số V2014-11, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Hà Nội [5] Đây là đề tài NCKH có liên quan đến hoạt động trải nghiệm sáng tạo Tuy không liên quan đến môn Âm nhạc những một số nội dung về cách thức trải nghiệm như tham quan, trò chơi, đóng vai, nghe xem hình ảnh là những gợi ý cho đề tài của chúng tôi khi viết các biện pháp trải nghiệm cho dạy học hát dân ca

Bên cạnh đó, có thể kể thêm một số công trình NCKH về dạy học dân

ca và TNST khác nữa như: Nghiên cứu dân ca người Việt vùng Trung du

Châu thổ Bắc bộ, áp dụng vào chương trình đào tạo giáo viên Âm nhạc của tác giả Phạm Trọng Toàn (2009), đề tài NCKH cấp Bộ, do Bộ GD&ĐT chủ

trì, trường ĐHSP Nghệ thuật TW thực hiện [44]. Tổ chức giáo dục các loại

hình nghệ thuật dân gian vùng đồng bằng Bắc Bộ cho HS THCS của tập thể

giảng viên trường ĐHSP Nghệ thuật TW và tác giả Phạm Lê Hòa chủ nhiệm

năm 2013 [13]. Xây dựng hình dạy học âm nhạc cho học sinh Trung học

sở theo hướng trải nghiệm sáng tạo của tác giả Hà Thị Hoa (2017), đề tài

do Bộ GD&ĐT chủ trì, trường ĐHSP Nghệ thuật TW thực hiện [10]. Những

đề tài này có nội dung và giải pháp mang tính ứng dụng cao về các hoạt động,

tổ chức giáo dục nghệ thuật truyền thống, trong đó có dân ca cho HS THCS

ở chính khóa và ngoại khóa 2.3 Một số luận án, luận văn viết về dạy học dân ca Dạy học hát Chèo và hát Quan họ cho sinh viên Đại học sư phạm Âm nhạc của Đặng Thị Lan (2020), Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Lý luận và PPDH Âm nhạc Trường ĐHSP Nghệ thuật TW [21] Luận án đã nghiên cứu về dạy dạy học hát Chèo và hát Quan họ cho sinh viên Đại học sư phạm Âm nhạc Trường ĐHSP Nghệ thuật TW, trong đó có phân tích sâu về những kỹ thuật hát đặc trưng của Chèo và Quan họ, so sánh sự tương đồng và khác biệt về hơi thở, vị trí âm thanh, khoảng vang, các giai đoạn phát âm khởi chữ, mở chữ, đóng chữ… là những vấn đề khá mới mẻ ít người đề cập, rất có ích cho những người nghiên cứu về cách hát dân ca Việt Nam

Trang 14

Dạy hát tổ khúc Múa đèn Đông Anh cho học sinh trường Trung học

cơ sở Quang Trung, Thành phố Thanh Hóa của Nguyễn Thị Thanh Vân

(2016), Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lý luận và PPDH Âm nhạc Trường ĐHSP Nghệ thuật TW [50] Luận văn nghiên cứu riêng về dạy học một thể loại dân ca Thanh Hóa đó là tổ khúc Múa đèn Đông Anh Những nội dung

về đặc điểm của tổ khúc Múa đèn Đông Anh, những biện pháp dạy học thể

loại dân ca này để chúng tôi tham khảo khi dạy hát bài Đi cấy trong tổ khúc

Múa đèn

Nhìn chung, các nghiên cứu nêu trên đã bàn một cách trực tiếp những vấn đề có tính lý luận về phương diện âm nhạc học và PPDH Ngoài ra, đã bàn đến những yếu tố liên quan đến sáng tạo và hoạt động TNST cho HSTH Tuy nhiên, học viên sẽ tiếp thu lựa chọn và nghiên cứu để làm cơ sở lý luận cho luận văn đồng thời nghiên cứu sâu về vấn đề dạy học hát dân ca cho

HSTH theo hướng TNST, đó là sự khác biệt của đề tài mà học viên lựa chọn

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng dạy học hoạt động TNST cho HS Tiểu học, nghiên cứu của luận văn nhằm mục đích áp dụng và đề xuất các biện pháp dạy học hát dân ca theo hướng TNST cho HSTH trường

TH và THCS Nguyễn Xuân Nguyên, góp phần nâng cao chất lượng dạy học, đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông 2018

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Nghiên cứu các khái niệm liên quan, một số thành tố dạy học hát dân

ca cho học sinh Tiểu học theo hướng trải nghiệm sáng tạo, đặc điểm tâm sinh

lý của học sinh Tiểu học, Vai trò của dạy học hát dân ca theo hướng trải nghiệm sáng tạo cho HSTH làm cơ sở lý luận cho đề tài luận văn

Nghiên cứu thực trạng dạy học hát dân ca theo hướng TNST ở trường

TH và THCS Nguyễn Xuân Nguyên.

Trang 15

Áp dụng và đề xuấtđề các biện pháp dạy học hát dân ca theo hướng

TNST choHSTH ở trường TH và THCS Nguyễn Xuân Nguyên

4. Đối tượng phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu việc áp dụng các biện pháp dạy học hát dân ca theo hướng

TNST trong hoạt động ngoại khóa cho HSTH ở trường TH và THCS Nguyễn

Xuân Nguyên

4.2. Phạm vi nghiên cứu

Không gian nghiên cứu: Nghiên cứu này được thực hiện tại trường TH

và THCS Nguyễn Xuân Nguyên, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa

Đối tượng khảo sát: Nghiên cứu dạy học hát dân ca theo hướng TNST

trong thời gian học tập buổi 2 cho HS các lớp 1, 2 và 3 tại trường Tiểu học

và THCS Nguyễn Xuân Nguyên, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa Nghiên cứu thực hiện với đối tượng HS các lớp 1, 2 và 3 vì các lớp này được học theo chương trình 2018 có nội dung TNST, chương trình 2006 không có nội dung dạy học TNST Sở dĩ chúng tôi chỉ chọn nghiên cứu các lớp 1,2 và

3 là vì đến năm nay 2023 hoạt động TNST mới được thực hiện từ lớp 1 đến lớp 3, các lớp 4 và 5 chưa có nội dung này

Phạm vi nội dung nghiên cứu: Luận văn sử dụng các bài hát dân ca trong dạy học hoạt động TNST là những bài đã được học trong môn Âm

nhạc chính khóa của các lớp 1, 2 và 3 của SGK Kết nối tri thức với cuộc sống

để mở rộng và nâng cao theo hướng TNST như biểu diễn, xây dựng trò

chơi…) cho HS Đó là các bài Gà gáy dân ca Cống Khao (lớp 1), Con chim chích chòe - lời mới của Việt Anh dựa trên điệu Bắc kim thang dân ca Nam

Bộ (lớp 2), Khúc nhạc trên nương xa - Hoàng Long viết lời trên dân ca Gia

Rai (lớp 3) Ngoài ra, có lựa chọn thêm một số bài dân ca Việt Nam phù hợp với HSTH (nêu cụ thể trong chương 3), trong đó có dân ca Thanh Hóa là bài

Đi cấy

Trang 16

Phạm vi thời gian: Luận văn nghiên cứu nội dung dạy học hoạt động TNST khi bắt đầu có SGK thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 cho lớp 1 là năm học 2020 - 2021 và đến nay (năm 2023) là thực hiện cho các lớp 1, 2, 3 bậc Tiểu học

5 Phương pháp nghiên cứu

Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết:

- Phương pháp phân tích: Sử dụng phương pháp này để phân tích một

số khái niệm về dạy học, trải nghiệm, trải nghiệm sáng tạo và các khái niệm liên quan khác; phân tích thực trạng dạy học hát dân ca theo hướng TNST cho HSTH tại trường TH và THCS Nguyễn Xuân Nguyên; phân tích cách thức áp dụng các biện pháp, PPDH hát dân ca theo hướng TNST cho HSTH

- Phương pháp tổng hợp: Qua những vấn đề được phân tích trong luận văn, sử dụng phương pháp tổng hợp để khái quát, tổng hợp và rút ra kết luận nhận định về cơ sở lý luận, thực trạng dạy học TNST cũng như rút ra kết luận về cách thức áp dụng các biện pháp, PPDH hát dân ca theo hướng TNST cho HSTH

- Phương pháp so sánh: Trong khi phân tích, luận văn sử dụng phương pháp so sánh để làm rõ hơn những vấn đề cần thiết trong khái niệm, thực trạng dạy học TNST trong biện pháp cách thức áp dụng dạy học hát dân ca theo hướng TNST cho HSTH

Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:

Các phương pháp điều tra, phỏng vấn: Sử dụng các phương pháp điều tra, phỏng vấn để nghiên cứu thực trạng dạy học hát dân ca theo hướng TNST cho HSTH tại trường TH và THCS Nguyễn Xuân Nguyên

Phương pháp thực nghiệm sư phạm: được sử dụng để kiểm tra tính khả thi của cách thức áp dụng các biện pháp, PPDH hát dân ca theo hướng TNST cho HSTH tại trường TH và THCS Nguyễn Xuân Nguyên

Trang 17

6 Những đóng góp của luận văn

Các biện pháp được áp dụng vào dạy học hát dân ca theo hướng TNST cho HSTH tại trường TH và THCS Nguyễn Xuân Nguyên của luận văn sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học âm nhạc theo TNST (một nội dung dạy học hoàn toàn mới) của Chương trình giáo dục phổ thông 2018

Luận văn hoàn thành có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho các

GV dạy học âm nhạc tại huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa và các đề tài

có cùng hướng nghiên cứu

7 Bố cục của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận văn gồm 03 chương:

Chương 1: Những vấn đề chung về dạy học hát dân ca theo hướng trải nghiệm sáng tạo cho học sinh Tiểu học

Chương 2: Thực trạng dạy học hát dân ca theo hướng trải nghiệm sáng tạo cho học sinh Tiểu học tại trường Tiểu học và Trung học cơ sở Nguyễn

Xuân Nguyên

Chương 3: Biện pháp dạy học hát dân ca theo hướng trải nghiệm sáng tạo

Trang 18

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DẠY HỌC HÁT DÂN CA THEO HƯỚNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO CHO HỌC SINH TIỂU HỌC

1.1 Một số khái niệm

Việc tìm hiểu các khái niệm và thuật ngữ sẽ giúp học viên định hướng

cho quá trình nghiên cứu của mình. Bằng cách hiểu rõ các khái niệm và thuật

ngữ, có thể xác định được phạm vi nghiên cứu và các phương pháp nghiên

cứu phù hợp

1.1.1 Dân ca

“Ở trên thế giới, khái niệm dân ca được dùng các từ khác nhau, trong

bài Khái niệm dân ca được đăng trên trang Kiến thức cho người lao động Việt Nam có đoạn viết: “Người Đức gọi dân ca là volkslied (tạm dịch là: bài

ca của nhân dân ), người Pháp gọi là chanson populaire (tạm dịch là: bài ca phổ cập trong quần chúng), người Anh gọi dân ca là folk song (tạm dịch là bài ca mang tính dân tộc)” [58, tr.1]

Dân ca Việt Nam là những bài hát tồn tại trong dân gian, qua việc truyền khẩu, truyền ngón các bài dân ca, mỗi người diễn xướng có quyền ứng tác tự do, góp phần sáng tạo của mình vào tác phẩm trong quá trình biểu diễn Do vậy họ gần như là “đồng tác giả” với những người sáng tác mà người sáng tác ban đầu không rõ là ai Những bài dân ca được nhiều người yêu thích sẽ được truyền cho nhau từ người này sáng người khác, mỗi người lại gọt giũa thêm thành sản phẩm chung

Về khái niệm dân ca, theo tác giả Phạm Phúc Minh: “Dân ca là những bài hát cổ truyền do nhân dân sáng tác, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và được nhân dân ca hát theo phong tục tập quán của từng địa phương, từng dân tộc” [31, tr.11] Về cơ bản, chúng tôi đồng ý với khái niệm trên của tác giả, tuy nhiên chúng tôi thấy dân ca là bài hát cổ truyền thì chưa

Trang 19

chính xác lắm vì dân ca vẫn được tiếp tục phát triển, có những bài dân ca mới được sáng tác trong thời kỳ đương đại.

Tác giả Trần Quang Hải trong bài Sơ lược về dân ca Việt Nam đã nêu khá cụ thể về khái niệm dân ca:

Dân ca là những bài hát, khúc ca được sáng tác và lưu truyền trong dân gian mà không thuộc về riêng một tác giả nào Đầu tiên bài hát có thể do một người nghĩ ra rồi truyền miệng qua nhiều người

từ đời này qua đời khác và được phổ biến ở từng vùng, từng dân tộc… Các bài dân ca được gọt giũa, sàng lọc qua nhiều năm tháng

bền vững với thời gian” [56, tr.1]

Qua các quan điểm trên, có thể hiểu: Dân ca là những bài hát do nhân dân sáng tác (không rõ tác giả) được lưu truyền trong dân gian từ thế hệ này sang thế hệ khác, mang đặc điểm của từng vùng, từng dân tộc

1.1.2 Dạy học, dạy học hát dân ca

1.1.2.1 Dạy học

Dạy học là một dạng hoạt động, trong đó diễn ra hai hoạt động có chức năng khác nhau, đan xen và tương tác lẫn nhau trong khoảng không gian và thời gian nhất định: hoạt động dạy và hoạt động học Do đó, dạy học là sự kết hợp, tương tác toàn diện giữa hai chủ thể: người dạy và người học Phạm

Viết Vượng nêu trong cuốn Giáo dục học khái niệm: “dạy học là quá trình

hoạt động của hai chủ thể, trong đó dưới sự tổ chức, hướng dẫn và điều khiển của GV, HS nhận thức lại nền văn minh nhân loại và rèn luyện hình thành

kỹ năng hoạt động” [55, tr.58]

Tương tự như vậy, tác giả Nguyễn Thu Tuấn cũng viết: “Dạy học là quá trình dạy học tương tác của hai chủ thể GV và HS” [46, tr.28] Khái niệm trên của hai tác giả cho thấy rõ hoạt động dạy học bao gồm hai chủ thể người dạy và người học Tuy nhiên, khái niệm của Phạm Viết Vượng cho thấy rõ hơn vai trò của người thầy và mục đích của quá trình dạy học

Trang 20

Từ những ý kiến trên, chúng tôi quan niệm: Dạy học là một quá trình

có sự kết hợp của hai chủ thể người dạy và người học Trong đó, người dạy giữ vai trò chủ đạo tổ chức, điều khiển, thiết kế, chỉ đạo quá trình dạy học; người học tự giác, tích cực độc lập, sáng tạo, tự điều khiển hoạt động nhận thức nhằm thực hiện hiệu quả mục tiêu và nhiệm vụ dạy học

1.1.2.2 Dạy học hát dân ca

Trong Từ điển tiếng Việt, hát là “dùng giọng theo giai điệu, nhịp điệu

nhất định để biểu hiện tư tưởng tình cảm” [37, tr.409] Như vậy, có thể hiểu

hát là một hoạt động của con người, dùng bộ phận phát âm như miệng, thanh quản, tiếng nói… để hát lên bài hát/giai điệu âm nhạc

Dân ca là sản phẩm quý giá của dân tộc, đã được gọt giũa qua thời gian nên trở thành những viên ngọc quý, là sản phẩm tinh thần của từng quốc gia, dân tộc Việc giáo dục những giá trị của dân ca, dạy học hát dân ca cho

HS ở các trường phổ thông là một nội dung bắt buộc trong chương trình môn

Âm nhạc từ cấp Tiểu học đến Trung học phổ thông

Từ các khái niệm hát, dân ca và dạy học, chúng tôi rút ra khái niệm về

dạy học hát dân ca cho HS phổ thông như sau: Dạy học hát dân ca là một quá trình có sự kết hợp của hai chủ thể GV dạy hát dân ca và HS học hát dân ca Trong đó, GV giữ vai trò chủ đạo tổ chức, điều khiển, thiết kế, chỉ đạo quá trình dạy học; HS tự giác, tích cực độc lập, sáng tạo, tự điều khiển hoạt động học hát các bài dân ca để đạt được kết quả là hát đúng giai điệu, lời ca, hiểu được cái hay, cái đẹp, giá trị của những bài dân ca

1.1.3 Phương pháp dạy học, phương pháp dạy học hát dân ca

Trang 21

Chúng tôi đồng quan điểm với tác giả Lưu Xuân Mới trong Lý luận dạy học đại học về khái niệm phương pháp, theo ông: “Phương pháp là hệ thống những quy tắc, nguyên tắc, quy phạm dùng để chỉ đạo hành động; phương pháp đồng nghĩa với các thủ thuật, biện pháp kỹ thuật; là tổ hợp các bước đi, là quy trình mà trí tuệ phải đi theo để tìm ra và chứng minh chân lý” [32, tr.152] Trong định nghĩa này, có thể nhận thấy rõ tính khoa học,

tính trí tuệ của phương pháp Phương pháp để làm một việc gì đó phải được tính toán, chọn lựa thành những hệ thống mang tính quy tắc, quy phạm chỉ đạo hành động

1.1.3.2 Phương pháp dạy học

Trong lí luận dạy học, theo cuốn Phương pháp dạy học truyền thống

và đổi mới của Thái Duy Tuyên, có viết về PPDH như sau: “PPDH là một

hệ thống những hành động có mục đích của GV nhằm tổ chức hoạt động nhận thức và thực hành của HS, đảm bảo HS lĩnh hội nội dung học vấn… là cách thức hoạt động tương hỗ giữa thầy và trò nhằm đạt được mục đích dạy học” [47, tr.38]

Theo cuốn Lý luận dạy học hiện đại - cơ sở đổi mới mục tiêu, nội dung

và phương pháp dạy học, hai tác giả Meier và Nguyễn Văn Cường cho rằng:

“Phương pháp dạy học là những hình thức và cách thức hoạt động của giáo viên và HS trong những môi trường dạy học được tổ chức, nhằm lĩnh hội tri thức, kĩ năng, thái độ, phát triển năng lực và phẩm chất” [30, tr.99]

Như vậy, theo hai khái niệm trên thì PPDH nhằm đạt đến mục tiêu dạy học, cụ thể là một hệ thống những hành động có mục đích của GV nhằm tổ chức hoạt động nhận thức và thực hành của HS, là tổ hợp cách thức hoạt động của thầy và trò trong quá trình dạy học được tiến hành dưới vai trò chủ đạo của thầy và PPDH phải có sự phối hợp hoạt động của giáo viên và hoạt động của học sinh

Trang 22

Có một số ý kiến cho rằng PPDH chủ yếu là cách thức hoạt động của

người thầy tác động đến học trò Cuốn Lý thuyết phương pháp dạy học của

các tác giả Đặng Thành Hưng - Trịnh Thị Hồng Hà - Nguyễn Khải Hoàn - Trần Vũ Khánh là một trong những sách nêu quan điểm PPDH là về phía người thầy:

Phương pháp dạy học là cách thức tiến hành hoạt động nghề nghiệp mà nhà giáo thiết kế và thực hiện dựa trên cơ sở khoa học cũng như kinh nghiệm nghề nghiệp để tác động trực tiếp đến người học và các hoạt động của người học trong quá trình giáo dục nhằm gây ảnh hưởng thuận lợi và hỗ trợ cho việc học theo mục đích hay nguyên tắc dạy học đã quy định hoặc mong muốn [17, tr.25] Khái niệm trên cho chúng ta thấy chú ý tới vấn đề: PPDH phải được dựa trên cơ sở khoa học và dựa trên kinh nghiệm dạy học của người thầy, PPDH sử dụng để tác động trực tiếp đến học trò, giúp học trò có phương pháp học và biết cách chiếm lĩnh kiến thức, biến kiến thức được học thành của mình Tuy nhiên, PPDH học bao gồm 2 yếu tố: phương pháp giảng dạy

của thầy và phương pháp học của trò Trong Tài liệu Phương pháp dạy học theo phát triển năng lực, Ban hành nội bộ Trường ĐHSP Nghệ thuật TW

năm 2021 của tác giả Nguyễn Thị Tố Mai có viết:

Phương pháp dạy học là tổ hợp cách thức hoạt động, là một hệ thống những hành động phối hợp thống nhất giữa người dạy và người học, được thiết kế trên cơ sở khoa học, nhằm tổ chức hoạt động nhận thức và thực hành của HS, được tiến hành dưới vai trò chủ đạo của thầy, nhằm đạt được mục tiêu dạy học là phát triển các phẩm chất và năng lực của HS [29, tr.27]

Luận văn của chúng tôi sử dụng khái niệm trên về PPDH khi viết về những vấn đề liên quan

Trang 23

1.1.3.3 Phương pháp dạy học hát dân ca, phương pháp truyền khẩu

- Phương pháp dạy học hát dân ca:

Từ những khái niệm nêu trên về PPDH, có thể rút ra: Phương pháp dạy học hát dân ca là tổ hợp cách thức hoạt động, là một hệ thống những hành động phối hợp thống nhất giữa người dạy và người học, được thiết kế trên cơ sở khoa học, nhằm tổ chức hoạt động nhận thức và thực hành hát dân ca của HS, được tiến hành dưới vai trò chủ đạo của thầy, giúp cho người học có thể hát được dân ca, cụ thể là kĩ năng hát, trình diễn, khả năng cảm thụ và hiểu biết bài dân ca

- Phương pháp truyền khẩu:

Truyền dạy cũng là một trong những hình thức của hoạt động dạy học, thông qua phương pháp truyền khẩu (truyền miệng) hoặc truyền tay để truyền lại vốn tri thức hoặc kỹ năng của người này cho người khác Tuy nhiên, khái niệm truyền dạy thường được sử dụng trong văn hóa dân gian và phương pháp dân gian Dạy theo lối truyền khẩu sẽ giúp người học học tập được cách hát, cách thể hiện của thầy dạy, nhất là dân ca Việt Nam có nhiều luyến láy lại càng cần cách truyền dạy từ thầy, người thầy làm mẫu, trò nghe và làm

theo, thầy uốn nắn sửa chữa từng câu, chữ khi hát…

Như vậy, dạy học hát theo phương pháp truyền khẩu là một cách dạy

mà người dạy hát từng câu của bài dân ca để truyền khẩu cho người học nghe và hát theo

1.1.4 Trải nghiệm, trải nghiệm sáng tạo ở trường Tiểu học

1.1.4.1 Trải nghiệm

Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, trải nghiệm được hiểu theo nghĩa

khái quát nhất là “bất kì một trạng thái có màu sắc xúc cảm nào được chủ thể cảm nhận, trải qua, đọng lại thành bộ phận (cùng với tri thức, ý thức ) trong đời sống tâm lí của từng người” [16, tr.214] Theo một nghĩa khác hẹp hơn,

cụ thể hơn của tâm lí học, trải nghiệm là “những tín hiệu bên trong, nhờ đó

Trang 24

nghĩa của các sự kiện đang diễn ra đối với cá nhân được ý thức, chuyển thành

ý riêng của cá nhân, góp phần lựa chọn tự giác các động cơ cần thiết, điều chỉnh hành vi của cá nhân” [16, tr.215] Hai cách giải thích trên tuy rằng đi vào lĩnh vực chuyên sâu của tâm lý học nhưng đã nêu được một phần nào đó

về khái niệm trải nghiệm

Theo Từ điển tiếng Việt, khái niệm trải nghiệm được giải thích một

cách cụ thể và dễ hiểu hơn: “là những gì con người đã kinh qua thực tế, từng qua, từng biết, từng chịu đựng Qua quá trình trải nghiệm, con người hình thành các phẩm chất và năng lực của cá nhân” [37, tr.124]

Theo Đặng Tự Ân, “trải nghiệm hay kinh nghiệm là khái niệm nói về những gì đã qua Trải nghiệm thường đi đến một tri thức về sự hiểu biết sự vật, hiện tượng hay sự kiện nào đó Thông qua quan sát, tham gia hoặc tiếp xúc sự vật, hiện tượng hay sự kiện, người ta có khái niệm trải nghiệm” [1,

tr.111] Khái niệm của Từ điển tiếng Việt và của tác giả Đặng Tự Ân cho

thấy trải nghiệm phải liên quan đến những gì được trải qua

Chúng tôi rút ra khái niệm: Trải nghiệm là những gì con người đã được trải qua thực tế, từng được biết, được làm, được quan sát… Thông qua quan sát, tiếp xúc sự việc mà người ta có được hiểu biết, nhận thức về sự việc đó

1.1.4.2 Sáng tạo

Theo Từ điển tiếng Việt, “Sáng tạo là tạo ra những giá trị mới về chất

hoặc tinh thần; tìm ra cái mới, cách giải quyết mới, không bị gò bó, phụ thuộc

vào những cái đã có” [37, tr.92] Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, “Sáng

tạo là hoạt động tạo ra cái mới, có thể sáng tạo trong bất kì lĩnh vực nào: khoa học (phát minh), nghệ thuật, sản xuất - kĩ thuật (sáng tác, sáng chế), kinh tế, chính trị, ” [16, tr.86]

Sáng tạo là một đặc trưng nổi bật nhất của tâm lí con người Nó không phải là một hoạt động rập khuôn, dễ dàng tiếp cận hoặc lặp đi lặp lại, mà là

Trang 25

tạo ra các sản phẩm cần thiết cho cuộc sống của con người và xã hội Sáng tạo là quá trình diễn ra từ ý tưởng, suy nghĩ của chủ thể đến việc tạo ra kết quả sáng tạo, đó là sản phẩm Do đó, sáng tạo là một hoạt động dẫn đến một sản phẩm vật chất hoặc tinh thần có tính đổi mới và có ý nghĩa xã hội

Từ các quan điểm trên về sáng tạo, chúng tôi xin đưa ra cách hiểu về sáng tạo được sử dụng trong luận văn này:

Sáng tạo được hiểu là tìm ra cái mới, cách giải quyết mới, có giá trị Cái mới, có giá trị được thể hiện trong ý tưởng, trong cách thức giải quyết vấn đề, trong sản phẩm ấy có thể diễn ra ở cấp độ cá nhân hoặc/và ở cấp độ

xã hội, dựa trên sự độc lập trong tư duy và hoạt động của con người

1.1.4.3 Trải nghiệm sáng tạo ở trường Tiểu học

Trong Chương trình giáo dục phổ thông Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp (Ban hành kèm theo Thông tư số

32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) đã đề cập:

Hoạt động trải nghiệm là hoạt động giáo dục do nhà giáo dục định hướng, thiết kế và hướng dẫn thực hiện, tạo cơ hội cho HS tiếp cận thực tế, thể nghiệm các cảm xúc tích cực, khai thác và huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng của các môn học để thực hiện những nhiệm vụ được giao hoặc giải quyết những vấn đề của thực tiễn đời sống nhà trường, gia đình, xã hội phù hợp với lứa tuổi của HS; thông qua đó, chuyển hóa những nội dung hoạt động đã trải qua thành tri thức mới, hiểu biết mới, kĩ năng mới góp phần phát huy tiềm năng sáng tạo và khả năng thích ứng với cuộc sống, môi trường và nghề nghiệp tương lai [4]

Hoạt động TNST được tổ chức thông qua các hình thức chủ yếu: thực địa, tham quan, câu lạc bộ, hoạt động xã hội, diễn đàn, giao lưu, hội thảo, trò chơi, cắm trại, thực hành lao động,… Tổ chức hoạt động TNST trong trường

Trang 26

tiểu học có một vị trí hết sức quan trọng bởi lẽ hoạt động TNST là một bộ phận của chương trình giáo dục phổ thông Hoạt động TNST trong trường tiểu học làm cho nội dung giáo dục không bị bó hẹp trong sách vở, mà gắn liền với thực tiễn đời sống xã hội; là con đường gắn lý thuyết với thực tiễn, tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức với hành động, góp phần phát triển phẩm chất, tư tưởng, ý chí, tình cảm, giá trị, kỹ năng sống, niềm tin đúng đắn

ở HS, hình thành những thói quen tự phục vụ, kỹ năng học tập, kỹ năng giao tiếp để tham gia các hoạt động xã hội

Chúng tôi đồng quan điểm với tác giả Đinh Thị Kim Thoa về khái niệm TNST, được viết trong bài viết ở Kỷ yếu hội thảo về Hoạt động TNST

của HS phổ thông năm 2014:

Trải nghiệm sáng tạo là hoạt động giáo dục trong đó dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà trường, từng cá nhân HS được trực tiếp tham gia hoạt động thực tiễn ở gia đình, nhà trường hoặc xã hội Qua đó phát triển tình cảm, đạo đức, phẩm chất nhân cách, các năng lực và tích lũy kinh nghiệm riêng cũng như phát huy khả

năng sáng tạo của cá nhân mình [40, tr.45]

Ở bậc Tiểu học, mục tiêu chính của hoạt động TNST nhằm hình hành

ở HS những thói quen tích cực trong cuộc sống hàng ngày như “chăm chỉ lao động; thực hiện trách nhiệm của người HS ở nhà, ở trường và địa phương; biết tự đánh giá và tự điều chỉnh bản thân; hình thành những hành vi giao tiếp, ứng xử có văn hoá; có ý thức hợp tác nhóm và hình thành được năng lực giải quyết vấn đề” [40, tr.45]

Thông qua việc dạy học từ trải nghiệm và thực tế, HS sẽ có những hoạt động học tập sống động, thú vị, hấp dẫn, mang lại nhiều ý nghĩa đối với các em Những tiết học thông qua TNST luôn mới mẻ, tạo được nhiều hứng thú để các em cảm nhận được “mỗi ngày đến trường luôn là một ngày vui”

Trang 27

1.1.5 Phương pháp dạy học hát dân ca cho học sinh Tiểu học theo hướng trải nghiệm sáng tạo

Từ những khái niệm về phương pháp dạy học hát dân ca, TNST, chúng

tôi sử dụng khái niệm sau đây trong luận văn: Phương pháp dạy học hát dân

ca cho HSTH theo hướng TNST là tổ hợp cách thức hoạt động, là một hệ thống những hành động phối hợp thống nhất giữa người dạy và người học, được thiết kế trên cơ sở khoa học và được rút ra từ kinh nghiệm dạy học hát dân ca, nhằm tổ chức cho HSTH được trực tiếp tham gia hoạt động học hát dân ca trong thực tiễn ở nhà trường và cả ở xã hội Qua đó phát triển các năng lực, phẩm chất và phát huy khả năng sáng tạo trong trình diễn, tìm hiểu dân ca…

Phương pháp dạy học hát dân ca cho HSTH theo hướng TNST là một phương pháp giáo dục mang tính thực tiễn được áp dụng trong giảng dạy âm nhạc ở Tiểu học Phương pháp này chú trọng đến việc cho HS tham gia và trải nghiệm trực tiếp trong quá trình học tập, từ đó giúp HS phát triển khả năng tư duy sáng tạo, cải thiện kỹ năng âm nhạc và tăng cường sự tư duy phản biện của các em

Các hoạt động trải nghiệm được áp dụng trong phương pháp này có thể bao gồm:

Hướng dẫn HS khám phá âm thanh: giới thiệu các loại nhạc cụ dân tộc, cho HS thực hành và tự tìm hiểu để tạo ra những âm thanh khác nhau

Thực hành hát dân ca: bắt đầu từ những bài dân ca đơn giản, hướng dẫn HS phát âm, cách diễn đạt và tình cảm trong bài hát

Sáng tạo trong hát, trình diễn dân ca: cho HS học hát và vận dụng kiến thức đó để sáng tạo ra những bài hát mới phù hợp với tình huống hoặc chủ

đề sẽ biểu diễn

Biểu diễn trước lớp: Yêu cầu HS biểu diễn bài hát dân ca trước lớp,

để các em cải thiện kỹ năng trình diễn và diễn đạt tốt hơn

Trang 28

Hát đồng diễn trong lớp học: Tổ chức các hoạt động đồng ca giúp các

em rèn luyện kỹ năng hát chung, đồng bộ, lắng nghe, học hỏi và phát triển tình bạn

Phương pháp dạy học hát dân ca cho HS Tiểu học theo hướng TNST

là một phương pháp giúp trẻ vừa tìm hiểu văn hóa dân tộc Việt Nam, vừa toát lên được tình cảm của mình thông qua bài hát, đồng thời cũng giúp các

em phát triển khả năng sáng tạo, tư duy phản biện, tăng cường kỹ năng mềm

và giao tiếp tốt hơn

1.1.6 Làn điệu, thang âm, diễn xướng

1.1.6.1 Làn điệu

Làn điệu là một thuật ngữ được các nghệ nhân quen gọi cho các điệu hát, làn hát trong một số loại hình sân khấu, thường thấy ở chèo, kịch hát, dân ca Một làn điệu dân ca có nhiều bài với tên gọi và lời ca khác nhau nhưng giai điệu có những nét giống nhau Trong cấu trúc âm nhạc của làn điệu có một giai điệu cơ bản mang tính chất lòng bản, cho phép một sự biến đổi, xê dịch các yếu tố âm nhạc cho phù hợp với thanh điệu và ngôn điệu cụ

thể của từng lời ca Vậy làn điệu là gì?

Trong cuốn Âm nhạc cổ truyền Việt Nam, tác giả Nguyễn Thụy Loan

có viết khái niệm về làn điệu như sau:

Cách gọi truyền thống của người Việt để chỉ loại cấu trúc giai điệu bán ổn định, trong đó có những “phần cứng” (không thay đổi) và những “phần mềm” (có thể thay đổi) Phần cứng giúp cho người nghe nhận diện được giai điệu thuộc làn điệu nào, còn phần mềm với những thay đổi đa dạng khiến cho những dị bản của cùng một giai điệu rất khác nhau, thậm chí có khi khó nhận ra, nhất là với những người được đào tạo theo kiểu âm nhạc phương Tây chưa quen với âm nhạc cổ truyền [25, tr.248]

Trang 29

Qua khái niệm này ta thấy những bài dân ca cùng làn điệu thì trong giai điệu có một phần không thay đổi (giống nhau) được gọi là “phần cứng”, còn những yếu tố thay đổi (khác nhau) được gọi là “phần mềm”

Trong Luận án Tiến sĩ Dạy học hát Chèo và hát Quan họ cho sinh viên đại học sự phạm Âm nhạc của tác giả Đặng Thị Lan cũng viết khái niệm làn

điệu: “Làn điệu để chỉ những bài bản có tên và lời ca (với bài hát) khác nhau

nhưng giai điệu có những nét tương đồng giống nhau” [21, tr.28]

Khái niệm này khá ngắn gọn và nêu được bản chất của làn điệu

Từ ý kiến của các tác giả trên, chúng tôi sử dụng khái niệm làn điệu

(của các bài dân ca) trong luận văn như sau: Làn điệu để chỉ những bài dân

ca có giai điệu có những nét gần giống nhau (còn gọi phần cứng) nhưng tên gọi, lời ca và một đôi chi tiết trong giai điệu (phần mềm) khác nhau 1.1.6.2 Thang âm

Cho đến nay, khái niệm về thang âm cũng chưa phải là hoàn toàn thống nhất Cùng với cách hiểu trên đây còn có những ý kiến khác cho rằng: Thang

âm là một khái niệm để chỉ tập hợp thành phần âm trong bài chỉ có 3, 4 bậc, trong đó có một bậc nổi rõ tính ổn định hơn các bậc khác Do vậy, âm này được gọi là âm gốc của thang âm

Trong luận văn, chúng tôi tham khảo ý kiến của tác giả Lê Xuân Hoan cho rằng thang âm “là sự sắp xếp các âm thanh theo một thứ tự cao độ Mỗi

âm trong thang âm được gọi là các bậc của nó” [14, tr.5] Qua định nghĩa trên ta thấy, thang âm được biểu thị bằng cao độ, được sắp xếp theo một thứ

tự nhất định nào đó

Khái niệm thang âm thường được dùng liên quan đến điệu thức của

một bài bản Chúng tôi rút ra khái niệm về thang âm như sau: Thang âm là một chuỗi các âm, nối tiếp trong một hệ thống âm thanh, được sắp xếp theo thứ tự từ dưới đi lên hoặc từ trên đi xuống

Trang 30

1.1.6.3 Diễn xướng

Theo tác giả Hoàng Phê: “Diễn xướng là tổng thể các phương thức nghệ thuật, cùng thể hiện đồng nhất giữa ca hát và hành động của con người theo thẩm mỹ” [37, tr.138] “Diễn xướng khác với biểu diễn, trình diễn và

nó chỉ có trong sinh hoạt dân gian phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh, môi trường lao động, môi trường sống” [37, tr.139]

Diễn xướng dân ca là nội hàm của thuật ngữ diễn xướng được dùng trong luận văn này Xác định rõ mục đích, ý nghĩa, vai trò của diễn xướng trong sinh hoạt hát dân gian, nhằm giữ gìn, phát huy vẻ đẹp đầy mỹ cảm do cha ông sáng tạo nên Đồng thời đặt vấn đề diễn xướng như một phương pháp dạy dân ca trong trường tiểu học, THCS Với ý nghĩa ý nghĩa giáo dục, giải trí và thẩm mỹ sâu sắc Nó giúp giáo dục con người về tình yêu quê hương, đất nước, về đạo lý làm người, Đồng thời, diễn xướng dân ca cũng

là một hình thức giải trí lành mạnh, giúp con người thư giãn, giải tỏa căng thẳng sau những giờ lao động, học tập mệt mỏi Ngoài ra, diễn xướng dân ca còn góp phần làm phong phú đời sống tinh thần của HS, góp phần bảo tồn

và phát huy giá trị văn hóa dân tộc

Trước hết, diễn xướng khác biểu diễn, trình diễn Cách hiểu: biểu diễn

giao hưởng, biểu diễn xiếc, hoặc trình diễn thời trang mang hàm ý định danh các loại hình nghệ thuật phương tây du nhập vào Việt Nam Cách bố

trí thiết kế sân khấu, chỗ ngồi khán giả, âm thanh, ánh sáng, chương trình biểu diễn… theo phong cách châu Âu

Còn nghệ thuật diễn xướng do người Việt sáng tạo nên, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh, môi trường sống Các trò diễn dân gian, cách thức tổ chức hội làng, đồng dao trẻ em… xuất phát từ quan niệm cộng sinh, cộng cảm, nhằm thỏa mãn nhu cầu tinh thần Diễn xướng là sự liên kết, gắn bó tất

cả mọi người tham gia, hình thành nên cộng đồng bền vững với ý thức cùng

Trang 31

chung sống Như vậy, diễn xướng mang tính nguyên hợp không phân tách, gồm hai thành tố cơ bản đặc hữu cùng tham gia:

- Diễn: Hành động xảy ra

- Xướng: Hát lên, ca lên

- Môi trường trình diễn/biểu diễn

Diễn xướng dân gian là sinh hoạt văn nghệ của người dân Việt Nam xưa, rất phong phú với nhiều hình thức: nói, kể, hò, ví, vè, hát, múa, trò, nghi lễ Điểm chung giữa diễn xướng dân gian và biểu diễn là cả hai đều là hình thức truyền tải thông điệp nghệ thuật qua sự biểu đạt của người diễn Tuy nhiên, diễn xướng dân gian thường mang tính cộng đồng rõ nét hơn

Với nội hàm trên, khái niệm diễn xướng có nghĩa sau: Diễn xướng là tổng thể các phương thức nghệ thuật, cùng thể hiện đồng nhất giữa ca hát

và hành động của con người theo chiều thẩm mỹ Diễn xướng khác với biểu diễn, trình diễn và nó chỉ có trong sinh hoạt dân gian phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh, môi trường lao động, môi trường sống

Dân ca Việt Nam được thể hiện/trình diễn theo lối diễn xướng, nghĩa

là một thể loại được trình diễn bao hàm hát, động tác diễn kết hợp môi trường trình diễn như trò chơi, lễ hội,… Chẳng hạn, hát Xoan vừa có hát lễ, có hát

hôi, có trò diễn, có giao duyên có đối đáp nam nữ… Hò chèo thuyền, Hò Đồng tháp hát khi chèo thuyền, khi đi đánh cá là hát trong lao động… Diễn

xướng dân gian làm liền mạch làn điệu dân ca, tổng hòa nhiều thành tố: giai điệu, lời ca, lối hát, môi trường xung quanh và đóng vai trò đồng nhất giữa hát và hành động diễn

1.2 Khái quát một số thành tố dạy học hát dân ca cho học sinh Tiểu học theo hướng trải nghiệm sáng tạo

Dạy học hát dân ca cho HS Tiểu học theo hướng TNST của luận văn được dựa trên cơ sở nghiên cứu các thành tố dạy học như: mục tiêu, nội dung dạy học, PPDH, đặc điểm cơ sở vật chất dạy học âm nhạc ở Tiểu học, giáo

Trang 32

viên và HS Tiểu học Sau đây, chúng tôi xin đưa ra một số thành tố dạy học hát dân ca cho HS Tiểu học theo hướng TNST

1.2.1 Mục tiêu và nội dung dạy học hát dân ca theo hướng trải nghiệm sáng tạo ở trường Tiểu học

1.2.1.1 Mục tiêu

Một số mục tiêu dạy học hát dân ca theo hướng TNST có thể giúp HS Tiểu học phát triển những năng lực sau:

Hiểu và cảm nhận được giá trị văn hóa của dân ca (biết về nguồn gốc

và giá trị tâm linh, phản ánh cuộc sống, truyền thống của dân tộc thông qua dân ca)

Phát triển khả năng trình diễn dân ca

Hình thành khả năng tư duy sáng tạo qua các hoạt động trải nghiệm,

HS được khuyến khích sáng tạo, tìm ra cách hát và định hình tình cảm của mình thông qua những bản dân ca

Nâng cao kỹ năng giao tiếp và tương tác xã hội: Thông qua việc hát chung và diễn thuyết trước lớp, HS được rèn luyện kỹ năng giao tiếp và tương tác xã hội, đồng thời rèn luyện kỹ năng lắng nghe và cởi mở với các quan điểm khác nhau

Bồi đắp tình yêu nghệ thuật và tình yêu quê hương: Dạy học dân ca thông qua hình thức TNST giúp HS nhận ra tính đa dạng và phong phú của nghệ thuật dân gian, đồng thời giúp các em yêu nghệ thuật và tình yêu quê hương hơn

Tóm lại, mục tiêu của việc dạy học dân ca theo hướng TNST không chỉ là giúp HS học hát và rèn luyện kỹ năng âm nhạc, mà còn để phát triển các kỹ năng mềm khác như tư duy sáng tạo, kỹ năng giao tiếp, tốt nghiệp và lòng yêu nghệ thuật

1.2.1.2 Nội dung dạy học

Nội dung dạy học hát dân ca theo hướng TNST ở trường Tiểu học được kết hợp nhiều hoạt động: HS trải nghiệm hát bài dân ca, hiểu biết về

Trang 33

bài dân ca thông qua hình ảnh, video; trải nghiệm qua hoạt động tham quan trong thực tiễn, qua đóng vai, tham gia biểu diễn… Nghĩa là HS học hát bài dân ca nhưng không chỉ đơn thuần học được bài hát, biết hát mà còn biết thêm diễn xướng, hiểu biết dân ca, được đi tham quan trong thực tiễn, được sáng tạo hình thức diễn xướng và được học với nhiều hình thức khác nhau

Nội dung dạy học hát dân ca theo hướng TNST ở trường Tiểu học trong luận văn của học viên sẽ theo chương trình của môn TNST, sử dụng các bài dân ca mà các em đã được học trong chính khóa để thực hành biểu diễn, sử dụng thêm một số bài dân ca khác trong SGK chính khóa và một số bài dân ca Thanh Hóa phù hợp với độ tuổi Tiểu học

1.2.2 Các phương pháp dạy học hát dân ca

1.2.2.1 Phương pháp dạy học thuộc nhóm sư phạm

Một số PPDH truyền thống trong dạy học dân ca như sau:

Phương pháp dùng lời: để thuyết trình vấn đề nào đó về dân ca, hướng dẫn cách hát cho HS, trao đổi với HS, đặt câu hỏi cho HS trả lời…

Hướng dẫn thực hành: Phương pháp này yêu cầu HS rèn luyện kỹ năng hát và giọng hát

Tập đọc lời bài hát: HS sẽ được hướng dẫn đọc lời bài hát một cách trôi chảy và chính xác, đồng thời hướng dẫn phát âm các từ ngữ đúng

Tuy nhiên, các phương pháp truyền thống này thường giới hạn trong việc hướng dẫn các kỹ năng cơ bản và thiếu hiệu quả trong việc giúp HS phát triển tư duy sáng tạo và khám phá bản thân Do đó, việc kết hợp giữa phương pháp dạy học truyền thống và các hoạt động TNST có thể làm cho quá trình học tập trở nên thú vị hơn và gắn kết hơn với văn hóa dân tộc

Một số PPDH hiện đại trong dạy học dân ca bao gồm:

Học tập dựa trên vấn đề: Phương pháp này đưa HS vào một tình huống thực tế, qua đó yêu cầu các em phải tìm hiểu và tìm ra các giải pháp và rút

Trang 34

ra bài học cho mình Ví dụ, HS có thể được yêu cầu tìm hiểu về bản dân ca của một dân tộc, từ đó HS có thể phân tích và so sánh các bản dân ca khác của các dân tộc khác nhau

Học tập đa nền tảng: Dạy học dân ca thông qua các nền tảng trực tuyến như Zoom, Skype, Google Meet, Microsoft Teams,… giúp cho HS có thể học tập linh hoạt và tiện lợi hơn, bất kể địa điểm và thời gian

Sử dụng trò chơi: Phương pháp này sử dụng các trò chơi dân gian truyền thống và hiện đại như trò chơi cờ tướng, ô ăn quan, trò chơi điện tử,

để giúp HS có những bài học đa dạng và thú vị, đồng thời giúp phát triển khả năng tư duy sáng tạo và kỹ năng giải quyết vấn đề của các em

Học tập hợp tác: HS được phân nhóm làm việc cùng nhau để làm việc trên các bài hát dân ca Phương pháp này giúp cho HS phát triển kỹ năng hợp tác, đồng thời rèn luyện kỹ năng giao tiếp và giải quyết vấn đề

Phương pháp dự án: Phương pháp này yêu cầu HS tham gia vào các

dự án phát triển văn hóa dân tộc, từ đó giúp các em có thể hiểu rõ hơn về giá trị văn hóa dân tộc và phát triển tài năng của mình

Tóm lại, dạy học dân ca theo PPDH hiện đại là những phương pháp chú trọng phát huy tính tích cực của HS nên còn được gọi là PPDH tích cực, giúp HS học tập tiện lợi và hiệu quả hơn

1.2.2.2 Phương pháp dạy học mang tính đặc thù trong hát dân ca

Đối với dạy học hát dân ca có những phương pháp mang tính đặc thù, không thể thiếu như:

Làm mẫu/thị phạm: HS được xem thầy/cô hát mẫu trực tiếp Việc làm mẫu câu hát, động tác trình diễn được GV hướng dẫn và thực hành cụ thể giúp cho các em dễ nắm bắt giai điệu, cách hát luyến, láy, phong cách biểu diễn và động tác của từng bài dân ca

Tập trung vào chất giọng: Phương pháp này sẽ giúp các em rèn luyện chất giọng của mình để có thể truyền tải được tình cảm và nội dung của bài

Trang 35

hát đến người nghe HS cần được hướng dẫn kỹ năng hát nhịp độ và giọng cao thấp, đồng thời tìm hiểu các phương pháp rèn luyện giọng hát

Vận dụng và sáng tạo: Phương pháp này giúp các em biết thực hành vận dụng vào những bài tương tự và sáng tạo cách hát, cách trình diễn bài dân ca theo cách của riêng mình

Tóm lại, trong việc dạy học hát dân ca, cần kết hợp giữa các phương pháp truyền thống với các PPDH hiện đại/dạy học tích cực thông qua các hoạt động TNST, đồng thời áp dụng các công nghệ hiện đại để giúp HS học tập tiện lợi và hiệu quả hơn Ngoài ra, PPDH cần theo bản chất của dân ca

và đồng thời tôn trọng giá trị văn hóa của từng dân tộc để giúp người học có những kiến thức và kỹ năng chuyên sâu nhất

1.2.3 Giáo viên và học sinh Tiểu học

- Giáo viên Tiểu học

Người GV Tiểu học vừa dạy các bộ môn, vừa là GV chủ nhiệm, quản

lý trực tiếp, toàn diện HS của lớp mình phụ trách, chịu trách nhiệm về chương trình giảng dạy, phối hợp với các GV năng khiếu (nếu có), GV tổng phụ trách Đội để hoàn thành kế hoạch giáo dục Ngoài ra, người GV tiểu học còn phải luôn luôn học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ, để đạt và và vượt chuẩn do

Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định

GV Tiểu học là người trang bị kiến thức ban đầu cho HS, tuy không sâu, nhưng trải rộng Vì vậy, người GV Tiểu học phải có những kiến thức khoa học cơ bản Trong thời kỳ hiện nay ở nước ta, người GV tiểu học hầu như phải dạy hầu hết các môn học, một số trường còn yêu cầu GV tiểu học dạy cả những bộ môn năng khiếu như Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục,…

GV Tiểu học là người thầy đầu tiên trong cuộc đời của người HS, hình thành nhân cách ban đầu cho những chủ nhân tương lai của một đất nước Hình ảnh người GV Tiểu học khắc dấu ấn rất sâu đối với sự hình thành nhân cách của HS, đôi khi là “thần tượng” của các em HS Tiểu học Những lời

Trang 36

nói, thái độ, cử chỉ, hành vi, lối sống… của GV ảnh hưởng trực tiếp và lâu dài đến nhân cách HS Bởi những lẽ đó, vai trò của người GV tiểu học rất quan trọng trong hệ thống giáo dục phổ thông

Để giúp HS có những bước đầu về sự hình thành kỹ năng tư duy, người

GV tiểu học phải có kỹ năng sư phạm Phương pháp giảng dạy mới, tích cực,

ó phát huy trí lực HS hay không, có tạo cho HS sự năng động, hứng thú, thích tìm tòi cái mới trong cuộc sống hay không cũng bắt đầu từ người GV tiểu học

Người GV Tiểu học đòi hỏi phải nhiệt tình, đặc biệt là năng lực giao tiếp tốt, phải ứng xử phù hợp trong mọi tình huống vì họ phải tạo mối quan

hệ tốt đẹp với phụ huynh, với địa phương để phối hợp giáo dục

- Học sinh Tiểu học

HS Tiểu học ở lứa từ 6 đến 11 tuổi, là lứa tuổi ở bậc đầu tiên cảu cấp phổ thông, về thể chất cũng như tâm sinh lý đang trên đà phát triển, có nhiều đặc điểm riêng Việc dạy hát dân ca theo hướng TNST cho HS tiểu học cần phải dựa trên đặc điểm tâm sinh lý, khả năng âm nhạc cũng như khả năng hát dân ca của các em

Hiểu được những đặc điểm này sẽ giúp các GV phát triển các phương

pháp giảng dạy và động lực học tập phù hợp của các em (Xem thêm mục 1.3 Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi Tiểu học)

1.2.4 Cơ sở vật chất dạy học âm nhạc ở tiểu học

Cơ sở vật chất dạy học âm nhạc ở Tiểu học bao gồm:

Phòng học: Phòng học âm nhạc phải đảm bảo đủ diện tích để phù hợp với số lượng HS Phòng học phải thoáng, có ánh sáng tự nhiên và có đủ sức chứa cho các thiết bị, nhạc cụ và đàn piano

Thiết bị âm thanh: Thiết bị âm thanh là rất quan trọng trong việc giảng dạy âm nhạc GV cần sử dụng các loại thiết bị âm thanh như loa, bộ míc, tổng đài sử dụng lên lớp giảng dạy một cách dễ dàng, tiết kiệm sức lực và thời gian

Trang 37

Nhạc cụ: Các nhạc cụ như đàn guitar, đàn piano, trống, kèn, sáo, tranh,… là các yếu tố quan trọng trong giảng dạy âm nhạc GV cần có đủ các loại nhạc cụ để có thể sử dụng trong giảng dạy và thực hành

Trang thiết bị giảng dạy: Trang thiết bị giảng dạy bao gồm các bảng phụ, bảng trắng, máy chiếu, ghi chép, bản nhạc để GV trình bày học liệu

và hướng dẫn cho HS tiếp thu được nội dung bài học một cách dễ hiểu và sắp đặt

Thư viện âm nhạc: Thư viện âm nhạc là tài nguyên đa dạng và phong phú của GV và HS trong việc nghiên cứu về âm nhạc Nó bao gồm các bản nhạc, sách vở, video hướng dẫn, tác phẩm giới thiệu

Tóm lại, cơ sở vật chất dạy học âm nhạc ở Tiểu học cần đáp ứng các yêu cầu như thoáng mát, đủ ánh sáng cùng với thiết bị âm thanh đầy đủ và các trang thiết bị giảng dạy nhạc cụ đầy đủ Để giúp HS tiếp thu, tốt hơn cần

sử dụng các tài liệu phục vụ việc giảng dạy như bản nhạc, sách vở, các video hướng dẫn và có thư viện âm nhạc đầy đủ

1.3 Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh Tiểu học

HSTH là giai đoạn chuyển tiếp từ thời thơ ấu sang thời niên thiếu Và cũng là giai đoạn cực kỳ quan trọng trong quá trình phát triển về thể chất, trí tuệ, đặc biệt là nhân cách của trẻ nhỏ Việc nắm bắt tâm sinh lý của các em

sẽ giúp chúng tôi hiểu được những suy nghĩ, mong muốn và cảm xúc của các

em HS trong quá trình nghiên cứu

1.3.1 Đặc điểm thể chất

Đối tượng của cấp TH là trẻ em từ 6 đến 11 tuổi Theo tác giả Lê Văn

Hồng nêu trong cuốn Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm: “HSTH là

một thực thể hồn nhiên, ngây thơ và trong sáng Ở mỗi trẻ em tiềm tàng khả năng phát triển về trí tuệ, lao động, rèn luyện và hoạt động xã hội để đạt một trình độ nhất định về lao động nghề nghiệp, về quan hệ giao lưu và chăm

lo cuộc sống cá nhân, gia đình” [15, tr.38] Trẻ em ở lứa tuổi tiểu học là thực

Trang 38

thể đang hình thành và phát triển cả về mặt sinh lý, tâm lý, xã hội các em đang từng bước gia nhập vào xã hội thế giới của mọi mối quan hệ

Ở lứa tuổi TH, đặc biệt là với HS lớp 1, 2 và 3, các em đang trong quá trình phát triển cả thể chất và trí não “Các em có khả năng thể hiện bản thân tốt hơn lứa tuổi mẫu giáo thông qua các hoạt động chơi và vận động” [15, tr.42] HSTH đã có khả năng tập trung cao hơn so với độ tuổi mẫu giáo Các

em có thể tập trung cho các hoạt động học tập trong thời gian dài hơn và có khả năng lưu giữ các kiến thức và kỹ năng học tập Tuy nhiên, khả năng tập trung không được lâu như THCS, nhất là HS lớp 1 lớp 2 và ngay cả lớp 3 cũng như vậy nên 1 tiết học của tiểu học chỉ trong 35 phút

Hệ xương “còn nhiều mô sụn, xương sống, xương chân, xương tay đang trong thời kỳ phát triển nên mềm dẻo dễ hoạt động múa, nhảy nhưng cũng chưa chắc khỏe dễ bị cong vẹo, gẫy dập, ” [57, tr.2] Vì thế mà trong các hoạt động vui chơi của các em cha mẹ và thầy cô cần phải chú ý quan tâm, hướng các em tới các hoạt động vui chơi lành mạnh, an toàn

Hệ cơ “đang trong thời kỳ phát triển mạnh nên các em rất thích các trò chơi vận động như chạy, nhảy, nô đùa, ” [15, tr.46] GV có thể dễ dàng tổ chức cho HS vận động theo nhạc, vận động cơ thể, ở lứa tuổi này các em rất hồn nhiên nên thích múa phụ họa

Hệ thần kinh đang hoàn thiện về mặt chức năng, do vậy tư duy của các em chuyển dần từ trực quan hành động sang tư duy hình tượng, tư duy trừu tượng Do đó, “các em rất hứng thú với các trò chơi trí tuệ như đố vui trí tuệ, các cuộc thi trí tuệ, Tư duy của các em tiếp thu hình ảnh dễ dàng hơn tư duy ngôn ngữ hay tư duy trừu tượng nên khi dạy học sử dụng phương pháp trực quan nhiều sẽ tốt hơn” [15, tr.64]

Dựa vào cơ sinh lý này mà các nhà giáo dục nên cuốn hút các em với các câu hỏi nhằm phát triển tư duy của các em, tránh cách dạy khô khan, thiếu hoạt động hấp dẫn

Trang 39

1.3.2 Đặc điểm tâm lý

Trẻ em ở lứa tuổi Tiểu học là “thực thể đang hình thành và phát triển

cả về mặt sinh lý, tâm lý, xã hội các em đang từng bước gia nhập vào xã hội thế giới của mọi mối quan hệ” [57, tr.1] Do đó, HSTH chưa đủ ý thức, chưa

đủ phẩm chất và năng lực như một công dân trong xã hội, mà các em luôn cần sự bảo trợ, giúp đỡ của người lớn, của gia đình, nhà trường và xã hội

HSTH dễ thích nghi và tiếp nhận cái mới và luôn hướng tới tương lai Nhưng cũng thiếu sự tập trung cao độ, khả năng ghi nhớ và chú ý có chủ định chưa được phát triển mạnh, tính hiếu động, dễ xúc động còn bộc lộ rõ nét Trẻ nhớ rất nhanh và quên cũng nhanh Đối với HSTH có trí nhớ trực quan - hình tượng phát triển chiếm ưu thế hơn trí nhớ từ ngữ - logic Tư duy của trẻ em mới đến trường là “tư duy cụ thể, dựa vào những đặc điểm trực quan của đối tượng và hiện tượng cụ thể Trong sự phát triển tư duy ở HSTH, tính trực quan cụ thể vẫn còn thể hiện ở các lớp đầu cấp và sau đó chuyển dần sang tính khái quát ở các lớp cuối cấp” [57, tr.1]

Đối với HSTH, các em có trí nhớ trực quan phát triển chiếm ưu thế hơn trí nhớ từ ngữ Các em lúc này “chỉ quan tâm chú ý đến những môn học

có đồ dùng, tranh ảnh trực quan sinh động, hấp dẫn, có trò chơi hoặc có cô giáo dịu dàng” [57, tr.2] Ngoài ra, trẻ vẫn còn thiếu sự tập trung cao độ, khả năng ghi nhớ và chú ý có chủ định, có tính hiếu động và dễ xúc động Trẻ nhớ rất nhanh nhưng quên cũng rất nhanh

Đặc biệt, lứa tuổi TH (nhất là các lớp 1, 2, 3), HS rất hiếu động, ham chơi, vì thế cách dạy học cho HSTH chủ yếu là học thông qua lồng ghép các trò chơi Các câu hỏi mang tính lý thuyết cần tổ chức trò chơi, kể cả khi hoàn thiện bài hát cho HS trình diễn cũng tổ chức dưới dạng trò chơi mới làm HS phấn khởi và tích cực tham gia

Lứa tuổi TH là giai đoạn mà HS bắt đầu phát triển sự tò mò về mọi thứ xung quanh Các em thường muốn biết về các chủ đề khác nhau và ham

Trang 40

học hỏi Các em có thể hỏi bất cứ vấn đề gì mà các em chưa biết Vì thế khi dạy học GV cần đặt nhiều câu hỏi để HS khám phá

HSTH có khả năng sử dụng ngôn ngữ thuyết phục hơn so với lứa tuổi trước đó, nhất là “đến lớp 4, lớp 5 thì các em biểu đạt tốt được suy nghĩ cũng như ý tưởng của mình và biết lắng nghe người khác” [15, tr.71] Các em bắt đầu hình thành phát triển các kỹ năng xã hội, đồng thời học cách làm việc trong một nhóm và giải quyết các xung đột

HSTH đã bắt đầu phát triển năng lực khám phá và tự học, có thể tự phân tích vấn đề và ứng dụng các kỹ năng đã học để giải quyết vấn đề Tuy nhiên, với các lớp nhỏ như 1, 2, 3 vấn đề khám phá rất đơn giản, GV phải tạo ra tình huống khám phá phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của các em

Ở lứa tuổi này, “đời sống xúc cảm, tình cảm của các em khá phong phú, đa dạng và cơ bản là mang trạng thái tích cực” [15, tr.88] Các em bỡ ngỡ, lạ lẫm nhưng cũng nhanh chóng bắt nhịp làm quen với bạn mới Trẻ tự hào vì được gia nhập Đội, hãnh diện vì được cha mẹ, thầy cô đánh giá cao hay giao cho những công việc cụ thể HSTH thường có tâm trạng vô tư, hồn nhiên, đó cũng là những điều kiện thuận lợi để giáo dục cho các em những

chuẩn mực đạo đức cũng như hình thành những phẩm chất trí tuệ cần thiết

1.4 Vai trò của dạy học hát dân ca theo hướng trải nghiệm sáng tạo cho học sinh Tiểu học

Nghiên cứu về vai trò của dạy học hát dân ca theo hướng TNST cho

HS Tiểu học nhằm khám phá và đánh giá tác động của phương pháp này đến

sự phát triển toàn diện của HS Nghiên cứu này tập trung vào các thành phần

cụ thể của quá trình học hát dân ca và các kết quả mà nó mang lại cho HS

1.4.1 Góp phần phát triển cảm xúc, trí tưởng tượng và năng lực sáng tạo cho học sinh

Dạy học hát dân ca theo hướng TNST cho HS Tiểu học sử dụng nhiều hoạt động, nhiều phương pháp nên tạo được hiệu quả giáo dục cao hơn hẳn

Ngày đăng: 16/07/2024, 16:59

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đặng Tự Ân (2017), Mô hình trường học mới của Việt Nam, phương pháp giáo dục, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mô hình trường học mới của Việt Nam, phương pháp giáo dục
Tác giả: Đặng Tự Ân
Nhà XB: Nxb Giáo dục Việt Nam
Năm: 2017
2. Phan Trần Bảng (2001), Phương pháp dạy học Âm nhạc trong nhà trường phổ thông, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học Âm nhạc trong nhà trường phổ thông
Tác giả: Phan Trần Bảng
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2001
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015), Kĩ năng xây dựng và tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong trường tiểu học, Tài liệu tập huấn, Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kĩ năng xây dựng và tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong trường tiểu học
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: Nxb Đại học sư phạm
Năm: 2015
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thông Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương trình giáo dục phổ thông Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2018
6. Phan Dũng (2004), Phương pháp luận sáng tạo và đổi mới (quyển một của bộ sách Sáng tạo và đổi mới, Trung tâm Sáng tạo KHKT (TSK), Tp HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp luận sáng tạo và đổi mới" (quyển một của bộ sách "Sáng tạo và đổi mới
Tác giả: Phan Dũng
Năm: 2004
7. Vũ Cao Đàm (2006), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
Tác giả: Vũ Cao Đàm
Nhà XB: Nxb Khoa học và Kỹ thuật
Năm: 2006
8. Nguyễn Thị Hằng (2014), “Định hướng hình thành năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho sinh viên sư phạm”, Tạp chí khoa học, Trường Đại học sư phạm Hà Nội, 59 (6A), tr.205 - 212 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Định hướng hình thành năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho sinh viên sư phạm”, Tạp chí "khoa học
Tác giả: Nguyễn Thị Hằng
Năm: 2014
9. Hà Thị Hoa (2010), Nghiên cứu xây dựng tài liệu môn âm nhạc cổ truyền Việt Nam cho hệ Đại học Sư phạm Âm nhạc ở trường Đại học sư phạm Nghệ thuật Trung ương, đề tài do Bộ GD&ĐT chủ trì, Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương thực hiện Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu xây dựng tài liệu môn âm nhạc cổ truyền Việt Nam cho hệ Đại học Sư phạm Âm nhạc ở trường Đại học sư phạm Nghệ thuật Trung ương
Tác giả: Hà Thị Hoa
Năm: 2010
10. Hà Thị Hoa (Chủ nhiệm, 2017), Xây dựng mô hình dạy học âm nhạc cho học sinh Trung học cơ sở theo hướng trải nghiệm sáng tạo”, đề tài do Bộ GD&ĐT chủ trì, Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương thực hiện Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng mô hình dạy học âm nhạc cho học sinh Trung học cơ sở theo hướng trải nghiệm sáng tạo”
11. Phạm Lê Hòa (2009), Đề án hỗ trợ đưa dân ca vào trường Trung học cơ sở, Đề tài khoa học cấp bộ (Bộ GD&ĐT) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đề án hỗ trợ đưa dân ca vào trường Trung học cơ sở
Tác giả: Phạm Lê Hòa
Năm: 2009
12. Phạm Lê Hòa (2010), Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên Âm nhạc trong các trường THCS ở miền Bắc Việt Nam, (đề tài khoa học cấp Bộ mã số: B 2008 - 36 - 09) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên Âm nhạc trong các trường THCS ở miền Bắc Việt Nam
Tác giả: Phạm Lê Hòa
Năm: 2010
13. Phạm Lê Hòa (2013), Tổ chức giáo dục các loại hình nghệ thuật dân gian vùng đồng bằng Bắc Bộ cho học sinh Trung học cơ sở của tập thể giảng viên trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổ chức giáo dục các loại hình nghệ thuật dân gian vùng đồng bằng Bắc Bộ cho học sinh Trung học cơ sở
Tác giả: Phạm Lê Hòa
Năm: 2013
14. Lê Xuân Hoan (2014), Tìm hiểu thang âm - điệu thức trong âm nhạc dân gian Bahnar, Nxb Âm nhạc, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu thang âm - điệu thức trong âm nhạc dân gian Bahnar
Tác giả: Lê Xuân Hoan
Nhà XB: Nxb Âm nhạc
Năm: 2014
15. Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thành (1998), Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm
Tác giả: Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thành
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1998
16. Hội đồng Quốc gia (2005), Từ điển Bách khoa Việt Nam, tập 4, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Bách khoa Việt Nam
Tác giả: Hội đồng Quốc gia
Nhà XB: Nxb Từ điển Bách khoa
Năm: 2005
17. Đặng Thành Hưng - Trịnh Thị Hồng Hà - Nguyễn Khải Hoàn - Trần Vũ Khánh (2012) Lý thuyết phương pháp dạy học, Nxb Đại học Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý thuyết phương pháp dạy học
Nhà XB: Nxb Đại học Thái Nguyên
18. Lê Thị Thu Hương (2014), Giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu qua hoạt động ngoại khóa ở tiểu học theo quan điểm tích hợp, Luận văn thạc sĩ Khoa học giáo dục, Đại học sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu qua hoạt động ngoại khóa ở tiểu học theo quan điểm tích hợp
Tác giả: Lê Thị Thu Hương
Năm: 2014
19. Phạm Tú Hương, Đỗ Xuân Tùng, Nguyễn Trọng Ánh (2005), Lý thuyết âm nhạc cơ bản, Nxb Học viện Âm nhạc Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý thuyết âm nhạc cơ bản
Tác giả: Phạm Tú Hương, Đỗ Xuân Tùng, Nguyễn Trọng Ánh
Nhà XB: Nxb Học viện Âm nhạc Quốc gia
Năm: 2005
20. Vũ Ngọc Khánh (1965), Dân ca Thanh Hoá, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dân ca Thanh Hoá
Tác giả: Vũ Ngọc Khánh
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 1965
21. Đặng Thị Lan (2020), Dạy học hát Chèo và hát Quan họ cho sinh viên Đại học sự phạm Âm nhạc, Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Lý luận và Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy học hát Chèo và hát Quan họ cho sinh viên Đại học sự phạm Âm nhạc
Tác giả: Đặng Thị Lan
Năm: 2020

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình thức bồi dưỡng  Số lượng GV  % - Dạy học hát dân ca theo hướng trải nghiệm sáng tạo cho học sinh Tiểu học trường Tiểu học và Trung học cơ sở Nguyễn Xuân Nguyên
Hình th ức bồi dưỡng Số lượng GV % (Trang 59)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w