1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Dạy học đệm Aria của nhạc sĩ W. A. Mozart cho sinh viên Piano tại Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương

181 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Dạy học đệm Aria của nhạc sĩ W. A. Mozart cho sinh viên Piano tại Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung Ương
Tác giả Hoàng Thị Thúy Anh
Người hướng dẫn TS. Trần Vương Thanh
Trường học Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung Ương
Chuyên ngành Lý luận và phương pháp dạy học âm nhạc
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 181
Dung lượng 9,46 MB

Cấu trúc

  • Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ MANG TÍNH LÝ LUẬN (14)
    • 1.1. Các khái niệm liên quan đến đề tài (14)
      • 1.1.1. Dạy học (14)
      • 1.1.2. Phương pháp dạy học (19)
      • 1.1.3. Aria (23)
      • 1.1.4. Đệm thanh nhạc và đệm Aria (24)
      • 1.1.5. Dạy học đêm Aria và phương pháp dạy học đệm Aria (28)
    • 1.2. Vai trò của đệm thanh nhạc và đệm Aria W. A. Mozart trong chương trình đào tạo đại học Piano (29)
  • Chương 2: ĐẶC ĐIỂM CÁC ARIA TRONG VỞ NHẠC KỊCH ĐÁM CƯỚI FIGARO CỦA W. A. MOZART VÀ THỰC TRẠNG DẠY HỌC ĐỆM ARIA TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TW . 27 2.1. W. A. Mozart và khái quát vở nhạc kịch Đám cưới Figaro (33)
    • 2.1.1. Nhà soạn nhạc W. A. Mozart và các vở Opera của Mozart (33)
    • 2.1.2. Khái quát vở nhạc kịch Đám cưới Figaro và đặc điểm của một số (37)
    • 2.2. Thực trạng dạy học đệm Aria của nhạc sĩ W. A. Mozart cho sinh viên chuyên ngành Piano tại trường Đại học Sư phạm nghệ thuật TW (47)
      • 2.2.1. Khái quát về Trường Đại học Sư phạm nghệ thuật Trung Ương (47)
      • 2.2.2. Thực trạng dạy học (56)
  • Chương 3: BIỆN PHÁP DẠY HỌC ĐỆM CÁC ARIA TRONG VỞ NHẠC KỊCH ĐÁM CƯỚI FIGARO VÀ THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM (59)
    • 3.1. Biện pháp rèn luyện kỹ năng đệm và các kỹ thuật Piano sử dụng trong đệm Aria của W. A. Mozart (59)
      • 3.1.3. Các kỹ thuật Piano bổ trợ để sử dụng trong đệm Aria của Mozart (62)
      • 3.1.4. Cách xử lý kỹ thuật để thể hiện phần đệm Aria theo tính cách nhân vật hoặc tính chất âm nhạc (69)
      • 3.1.5. Luyện tập các kỹ thuật có trong 5 Aria thuộc tác phẩm Đám cưới (77)
      • 3.1.6. Biện pháp xây dựng quy trình dạy học đệm Aria của W. A. Mozart (87)
    • 3.2. Thực nghiệm sư phạm (88)
      • 3.2.1. Mục đích (88)
      • 3.2.2. Nội dung và đối tượng thực nghiệm (88)
      • 3.2.3. Thời gian thực nghiệm (89)
      • 3.2.4. Tiến hành thực nghiệm (89)
      • 3.2.5. Đánh giá kết quả thực nghiệm (91)
  • KẾT LUẬN (93)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (96)
  • PHỤ LỤC (100)

Nội dung

Dạy học đệm Aria của nhạc sĩ W. A. Mozart cho sinh viên Piano tại Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ươngDạy học đệm Aria của nhạc sĩ W. A. Mozart cho sinh viên Piano tại Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ươngDạy học đệm Aria của nhạc sĩ W. A. Mozart cho sinh viên Piano tại Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ươngDạy học đệm Aria của nhạc sĩ W. A. Mozart cho sinh viên Piano tại Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ươngDạy học đệm Aria của nhạc sĩ W. A. Mozart cho sinh viên Piano tại Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương

NHỮNG VẤN ĐỀ MANG TÍNH LÝ LUẬN

Các khái niệm liên quan đến đề tài

Dạy học là quá trình hoạt động chủ đạo trong nhà trường bao gồm hai chủ thể: người dạy và người học Ở ý nghĩa chung nhất, 2 tác giả Nguyễn Sinh Huy và Nguyễn Văn Lê trong cuốn “Giáo dục học đại cương” đưa ra khái niệm: “xét theo quan điểm tổng thể dạy học chính là con đường giáo dục (hiểu theo nghĩa tổng quát) tiêu biểu nhất” [6, tr.172] Điều này được hiểu dạy học bao gồm những hoạt động được tổ chức chặt chẽ, đúng trình tự, phân bổ nội dung dạy học theo chiều thời gian (gọi là kỳ học, năm học) Như vậy, quá trình dạy học biểu hiện qua hai hoạt động đặc trưng cơ bản: hoạt động dạy và hoạt động học

Hoạt động dạy học chủ yếu diễn ra trong môi trường trường lớp, tuân thủ các quy chuẩn sư phạm, khác với hình thức truyền nghề trong cộng đồng Tuy nhiên, truyền nghề vẫn tồn tại ở dạng lao động thủ công, hướng tới sự lành nghề và hoàn thiện kỹ năng, dựa trên kinh nghiệm dày dặn của nghệ nhân qua thời gian hành nghề.

Khác biệt quan trọng giữa dạy học và truyền nghề nằm ở việc hoạt động dạy học được tổ chức chặt chẽ trong không gian và điều kiện của cơ sở đào tạo (còn gọi là nhà trường) Mục tiêu của dạy học là trang bị hệ thống kiến thức được tổng kết thành quy luật, định lý mang tính khoa học và logic

Trong khi đó, hoạt động truyền nghề thường dựa vào kinh nghiệm cá nhân của nghệ nhân và không tuân theo quy luật khoa học như trong dạy học

Theo quan điểm truyền thống, việc dạy học bao gồm hai chủ thể nhận thức: người dạy và người học Trong đó, người dạy đóng vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn và xác định cụ thể từng nội dung tri thức của nhân loại theo tiến trình thời gian môn học Người học tiếp nhận kiến thức thông qua các phương pháp học tập khác nhau Ví dụ, việc dạy lý thuyết thường được tổ chức trong phạm vi lớp học hoặc giảng đường, trong khi việc dạy thực hành thường tiếp cận thực tế với các thao tác để hoàn thiện kỹ năng và kỹ xảo Lê Văn Hồng trong cuốn “Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm” nêu khái niệm dạy: “Khi tiến hành hoạt động dạy, thầy giáo không nhằm phát triển chính mình, mà nhằm tổ chức tái tạo nền văn hóa xã hội, nhằm tạo ra cái mới trong tâm lý học sinh” [5, tr.102] Khái niệm trên của tác giả

Lê Văn Hồng nêu rõ vai trò người giảng dạy bắt buộc phải tổng hợp, chắt lọc những tri thức mà nhân loại đã tích lũy trước đó thông qua nguồn tư liệu, tài liệu khoa học do các chuyên gia chuyên ngành sâu công bố, xuất bản Từ đó hình thành bài giảng, giáo án, giáo trình để đưa vào hoạt động giảng dạy với ý nghĩa hệ thống hóa tri thức vừa đảm bảo tính truyền thống, mặt khác giúp người học tiếp cận nhanh chóng, đầy đủ những phát minh, sáng tạo mới nhất, hiện đại nhất trong xã hội hiện nay Do đó, hoạt động giảng dạy cần đến tư duy trình độ cao (Đại học, Thạc sĩ, Tiến sĩ) để hình thành những tư duy có độ sâu, rộng trong một chuyên môn hẹp của từng lĩnh vực khoa học Điều này tuyệt đối chính xác khi được đối chiếu vào công việc giảng dạy các chuyên ngành biểu diễn âm nhạc như: giảng viên dạy Piano sẽ gặp khó khăn, hoặc không thể thực hiện được nếu phân công dạy hát thanh nhạc và ngược lại Vai trò người dạy trong các loại hình nghệ thuật được xác định cụ thể, chi tiết bởi tính chuyên môn hóa cao, thông qua sản phẩm là công trình nghiên cứu, bài viết khoa học đăng trên các tạp chí uy tín thuộc từng lĩnh vực, ngành chuyên biệt Với một số khái niệm và dẫn giải nêu trên cho thấy người dạy được hiểu là giáo viên, giảng viên trong các cơ sở đào tạo (không phải dạy học ở trường phổ thông) với mục đích để người học lĩnh hội những tri thức nghề trình độ Trung cấp, Cao đẳng và Đại học ngày càng chuyên sâu

Hoạt động học không chỉ là quá trình truyền đạt kiến thức từ giảng viên đến sinh viên Đây còn là hoạt động đặc thù của con người, một quá trình lĩnh hội tri thức và rèn luyện kỹ năng thông qua nhiều phương thức khác nhau Hiện nay, tại Việt Nam và nhiều nơi trên thế giới, lời dạy của Lê- Nin vẫn rất phổ biến: “Học, học nữa, học mãi.” Quan điểm này khuyến khích việc học tập suốt đời, không giới hạn thời gian và không gian Trong môi trường giáo dục, người học luôn là chủ thể tiếp nhận tri thức từ người dạy một cách chủ động, khác với việc học thụ động dựa trên kinh nghiệm Người học được trang bị phương pháp và tổ chức cách học đa dạng, bao gồm việc tự học qua mạng, nghiên cứu tài liệu, hoặc tham gia nhóm học tập để rèn luyện kỹ năng và kỹ xảo cá nhân Điều này đặc biệt phù hợp với phương pháp học nghệ thuật, đặc biệt là trong việc học đệm thanh nhạc Cũng trong cuốn “Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm” của Lê Văn Hồng nêu quan niệm học tập: “hoạt động học là hoạt động đặc thù của con người được điều khiển bởi mục đích tự giác là lĩnh hội những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo mới, những hình thức hành vi và cả những dạng hoạt động nhất định” [5, tr.106] Tuy vậy, sự khác biệt giữa học theo lối truyền nghề khác với học trong môi trường đào tạo chuyên sâu qua những biểu hiện đặc trưng cơ bản nhằm xác định cụ thể của hoạt động học:

Khi hệ thống kiến thức là đối tượng chủ đạo của hoạt động học thì mục đích của người học là sử dụng các phương pháp, cách học phù hợp với bản thân để lĩnh hội tối đa những tri thức trong khoảng thời gian ngắn nhất

Do đó, vấn đề đặc biệt quan tâm của hoạt động học là quá trình tự học, tự nhận thức từng cá nhân Thực tế cho thấy mỗi cá nhân đều có thể phát huy mạnh về cơ cấu tâm lý, tính tình, khả năng tiếp thu để tiến hành hoạt động học một cách hiệu quả khi áp dụng phương pháp học tập một cách sáng tạo

Ví dụ: có nhiều sinh viên rất thích học ban đêm và cho rằng học đêm có thể tăng khả năng tiếp thu, lĩnh hội một cách hiệu quả, không bị ảnh hưởng bởi tiếng động hoặc bị phân tâm bởi những âm thanh sinh hoạt thường ngày Với số đông các sinh viên khác cho rằng học đêm thật sự không phù hợp bởi thông thường, mọi hoạt động đều diễn ra vào ban ngày Vì vậy ban đêm chỉ dành cho hoạt động ngủ, và để đạt được kết quả học tập tốt thì liên quan đến việc phân bổ thời gian hiệu quả giữa học, sinh hoạt và nghỉ ngơi Qua tổng hợp từ nhiều nguồn cho thấy, mỗi chủ thể đều cần xem xét vấn đề tự học, nghiên cứu tài liệu vào khoảng thời gian phù hợp với bản thân để đạt hiệu quả học tập cao nhất

Hoạt động học là hoạt động có chủ ý và có ý thức của con người Bằng con đường học tập, người học có thể lĩnh hội nhiều tri thức nhân loại được đúc kết bằng kinh nghiệm, sách vở, tài liệu, mang tính nối tiếp, liên tục

Những kiến thức của hàng ngàn thế hệ đi trước ở mọi lĩnh vực được truyền đạt cho nhiều thế hệ bằng phương thức học tập Sự kế thừa bằng cách học là một quá trình phát triển xã hội mang tính quy luật Ngoài ra sự cộng hưởng của việc tiếp thu, sáng tạo trong môi trường đầy đủ các phương tiện khoa học, công nghệ, kỹ thuật hiện đại sẽ tạo nên những tiến bộ cho loài người

Những công cụ này đóng vai trò ngày càng quan trọng, giúp người học tận dụng và sử dụng như một công cụ nhằm tìm hiểu, tham khảo, đánh giá những nội dung giảng dạy một cách trực quan, từ đó rút ra cho bản thân các giá trị cốt lõi Có thể nêu dẫn chứng rằng, khi thế giới chuyển mình sang thời đại công nghệ 4.0 và Internet, máy tính đã tạo nên sự biến đổi lớn lao trong công tác giảng dạy hiện đại Thật vậy máy tính trở thành phương tiện học tập hiệu quả nhằm kết nối những tri thức ở mọi nơi trên thế giới Cách học thông qua sử dụng dữ liệu mạng, tài liệu tìm được trên môi trường internet trở thành xu hướng trong nhiều cộng đồng sinh viên hiện nay

Qua phân tích trên, ta thấy hoạt động dạy do giảng viên làm chủ thể có hai chức năng là truyền đạt thông tin và điều khiển quá trình nhận thức cho sinh viên; còn hoạt động học do sinh viên làm chủ thể có hai chức năng là lĩnh hội thông tin và tự điều khiển quá trình tự nhận thức của mình Sự tương tác của các chức năng này làm cho hoạt động học có mối quan hệ tác động biện chứng trong một hệ toàn vẹn, thống nhất và làm xuất hiện khái niệm dạy học: “Dạy học là quá trình cộng tác giữa thầy và trò luôn tác động qua lại, bổ sung cho nhau để truyền đạt - điều khiển – lĩnh hội – tự điều khiển tri thức nhằm tạo cho người học khả năng phát triển trí tuệ, hoàn thiện nhân cách” [13, tr.240]

Ta có thể sơ đồ hóa về chức năng của hoạt dộng dạy và hoạt động học như sau:

Ví dụ 1: Sơ đồ các chức năng của hoạt động dạy và hoạt động học [53]

Tổng kết lại, Dạy học là quá trình tập trung vào việc truyển đạt kiến thức và kỹ năng từ người dạy (giảng viên) đến người học (sinh viên), thông qua sự tương tác và cộng tác giữa hai bên Hoạt động dạy học bao gồm việc tổ chức, quản lý chặt chẽ các hoạt động giảng dạy và học tập trong môi trường đào tạo, nhằm mục đích đào tạo và phát triển trí tuệ, kỹ năng và nhân cách của người học

Phương pháp dạy học là cách thức hành động có trình tự, phối hợp tương tác với nhau của giảng viên và của sinh viên nhằm đạt được mục đích dạy học Nói cách khác phương pháp dạy học là hệ thống những hành động có chủ đích theo một trình tự nhất định của giảng viên nhằm tổ chức hoạt động nhận thức và hoạt động thực hành của sinh viên nhằm đảm bảo cho họ lĩnh hội nội dung dạy học và chính như vậy mà đạt được mục đích dạy học

Vai trò của đệm thanh nhạc và đệm Aria W A Mozart trong chương trình đào tạo đại học Piano

Có thể khẳng định rằng, bộ môn Piano hay đệm Piano cho Thanh nhạc đóng vai trò quan trọng trong quá trình đào tạo và hoàn thiện nghệ sĩ hát chuyên nghiệp Thanh nhạc, với đặc điểm là đơn âm và mang tính tự do, nên cây đàn Piano trở thành công cụ không thể thiếu để giúp người hát cảm nhận tác phẩm và định vị chính xác âm thanh họ muốn Ngoài ra, với cây đàn Piano, người học có cơ hội cảm nhận nhiều tác phẩm cổ điển nổi tiếng nhằm củng cố và phát triển nền tảng kiến thức âm nhạc

Trong quá trình đào tạo ca sĩ chuyên ngành Thanh nhạc, việc tối quan trọng là cách thể hiện chính xác cao độ âm thanh Hạn chế về thẩm âm và cảm nhận âm thanh không nhạy bén có thể dẫn đến việc hát không chính xác Để khắc phục vấn đề này, việc luyện tai nghe qua các phần đệm của người chơi Piano sẽ cải thiện vấn đề nắm vững giai điệu của ca sĩ

Đàn Piano đóng vai trò quan trọng trong quá trình luyện thanh, hỗ trợ người hát phát triển kỹ thuật hát qua các bài tập từ đơn giản đến phức tạp, ngắn đến dài, thấp đến cao, chậm đến nhanh Các bài Vocalise (không lời) với phần đệm Piano giúp học viên tiếp cận nhạc cổ điển, củng cố nền tảng âm nhạc.

Bên cạnh đó, các bài tập luyện thanh của các nhà sư phạm nổi tiếng như Giuseppe Concone, Mikhail Glinka, Sergey Rachmaninoff, kết hợp giữa giọng hát và phần bè đệm, tạo nên sự phối hợp hoàn hảo Thực hiện tốt phần đệm Piano không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc tạo màu sắc cho tác phẩm, mà còn minh họa cho nội dung và tính chất âm nhạc của từng tác phẩm đó

Các Aria của W A Mozart, với khối lượng tác phẩm đồ sộ và yêu cầu kỹ thuật cao, thường được sử dụng trong quá trình đào tạo các nghệ sĩ chơi

Piano chuyên nghiệp trên toàn thế giới Những tác phẩm này không chỉ được ưa chuộng trong quá trình thực tế học, mà còn là lựa chọn phổ biến trong các cuộc thi quốc tế Aria của W A Mozart đặc biệt thích hợp cho việc đào tạo đệm thanh nhạc chuyên nghiệp ở nước ta Đầu tiên, về vai trò trong việc giảng dạy môn Thanh nhạc:

Khi tập dựng một tác phẩm thanh nhạc, người chơi đàn Piano sử dụng kỹ năng của mình để biểu diễn giai điệu một cách nhanh chóng và kiểm soát chính xác cao độ lời ca dựa vào âm thanh của đàn

Vai trò tổng quát nhất của người đệm trong chương trình thanh nhạc chính là tạo ra phần đệm cho ca sĩ Đây là điều hầu như phải có trong việc giảng dạy và trình bày các Aria của Mozart trong chương trình sư phạm âm nhạc

Thứ hai, về vai trò chuyên ngành trong giảng dạy môn Nhạc cụ, cụ thể là môn đệm thanh nhạc là một trong những môn học chuyên ngành chính của chương trình giảng dạy ngành Piano

Kỹ năng đệm đàn Piano cho Aria là một nội dung chủ yếu trong chương trình giảng dạy môn Đệm thanh nhạc Với đặc tính chứa đựng nhiều loại kỹ thuật trên bàn phím, tiết tấu đa dạng, khả năng thị tấu và ứng biến trên đàn,… những kỹ năng này đã đáp ứng những yêu cầu cấp thiết của môn học

Thứ ba, về vai trò xây dựng tư duy trong nghệ thuật âm nhạc: Khác với đệm nhạc nhẹ đòi hỏi việc xây dựng hòa âm trên đàn và ứng tấu, đệm Aria không đòi hỏi người đệm cần sáng tạo do các tác phẩm đã có bản nhạc viết sẵn cho phần đệm Tuy nhiên cũng như các tác phẩm cổ điển khác, việc thể hiện phần đệm, ở đây cụ thể là đệm Aria, đòi hỏi kỹ thuật đàn và việc xử lý sắc thái rất cao; đồng thời khác với việc trình diễn một tác phẩm độc đấu, phần đệm vẫn cần nhớ vai trò của mình là hỗ trợ và tôn vinh giọng hát Chính vì vậy, giảng viên cần hướng dẫn sinh viên việc nhận thức và luyện tập sao cho phù hợp với yêu cầu của môn học

Qua mỗi bài đệm, mỗi người học đều phải có nhận thức riêng qua việc luyện tập kỹ thuật và xử lý tác phẩm sao cho vừa thể hiện đúng tinh thần của bài hát vừa phải khớp với ca sĩ Người học sẽ dần hình thành được tư duy về Nghệ thuật âm nhạc trong môi trường hoạt động của chính mình

Và cuối cùng là vai trò trong hoạt động biểu diễn: Khả năng của cây đàn Piano trong việc thể hiện các cấu trúc hòa âm, tiết tấu phức tạp và âm vực rộng lớn có thể thay thế cho cả một dàn nhạc, biến nó thành một nhạc cụ vô cùng quan trọng trong các chương trình biểu diễn Đặc biệt, Piano giúp đơn giản hóa quá trình luyện tập và biểu diễn, đặc biệt là trong những môi trường làm việc nhỏ gọn như trường học Ngay cả khi đã có sẵn một dàn nhạc đầy đủ, Piano vẫn là một công cụ không thể thiếu, nhờ khả năng tạo ra âm thanh đặc biệt và khả năng thể hiện đa dạng cấu trúc âm nhạc của nó

Từ những vai trò trên, việc đại chúng hóa Piano trong môi trường biểu diễn và giảng dạy âm nhạc là điều dễ hiểu Chính vì vậy, phát triển kỹ năng đệm Aria của Mozart cho sinh viên Piano đã là cho việc dạy học đệm Aria của Mozart cho sinh viên Piano trở nên quan trọng và cần thiết

Tổng kết lại, từ những vai trò được nêu trên, việc phát triển kỹ năng piano đệm Aria trong Nghệ thuật âm nhạc ngày nay đã làm cho việc dạy và học đệm đàn Piano trở nên rất quan trọng

ĐẶC ĐIỂM CÁC ARIA TRONG VỞ NHẠC KỊCH ĐÁM CƯỚI FIGARO CỦA W A MOZART VÀ THỰC TRẠNG DẠY HỌC ĐỆM ARIA TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TW 27 2.1 W A Mozart và khái quát vở nhạc kịch Đám cưới Figaro

Nhà soạn nhạc W A Mozart và các vở Opera của Mozart

Wolfgang Amedeus Mozart (1756-1791) là một nhạc sĩ thiên tài người Áo, một đại biểu xuất sắc của trường phái Cổ điển Viên; cùng với Haydn và Beethoven, ông đã nâng cao thành tựu của trường phái Cổ điển Viên Ông sinh ra và trưởng thành trong một giai đoạn lịch sử đầy biến động ở châu Âu

Mặc dù cuộc đời của ông rất ngắn ngủi nhưng ông đã để lại một gia tài tác phẩm rất đồ sộ Không giống như bất kỳ nhà soạn nhạc khác trong lịch sử âm nhạc, Mozart đã viết tất cả các thể loại âm nhạc vào thời của mình và xuất sắc ở mọi thể loại Bên cạnh những tác phẩm viết cho khí nhạc gồm các bản giao hưởng, concerto, các sonata là rất nhiều tác phẩm viết cho thanh nhạc Đó là các ca khúc, các concert Aria và đặc biệt là các Opera Mozart được coi là một trong những nhà soạn nhạc hiện thực vĩ đại nhất của lịch sử Opera

Chỉ với 35 năm của cuộc đời, một khoảng thời gian ngắn ngủi của con người, W.A Mozart đã để lại cho thế hệ sau mình một di sản vô cùng phong phú, bao gồm hơn 600 tác phẩm đa dạng Trong số này, có 41 giao hưởng, 23 nhạc kịch, 19 sonata cho piano, 42 sonata cho violon, 25 bản concerto cho piano, và 7 concerto cho violon Không chỉ có vậy, Mozart còn sáng tác

Danh sách sáng tác của Mozart bao gồm các tác phẩm nhạc thính phòng phong phú, như 26 tứ tấu dây, 7 ngũ tấu dây và ngũ tấu cho nhạc cụ dây và hơi; 2 tứ tấu clavơxanh và nhiều tam tấu clavơxanh; các tác phẩm Rondo và nhiều tác phẩm khác Bên cạnh đó, Mozart còn sáng tác các ca khúc, song ca, tam ca và tứ ca, cũng như các vở thanh xướng kịch cùng hàng trăm bản nhạc thính phòng khác.

Tài năng âm nhạc của Mozart được phát hiện từ rất sớm, từ lúc ba tuổi, ông đã có thể đánh các hợp âm trên đàn Harpsichord, chơi các bản nhạc vào năm bốn tuổi và sáng tác vào lúc năm tuổi Có những giai thoại về khả năng ghi nhớ cao độ của ông, về việc ông viết một bản concerto khi mới năm tuổi, và sự nhạy cảm của ông trước âm nhạc Ngay trước khi Mozart sáu tuổi, cha ông đã đưa ông Nannerl và Munich để chơi tại triều đình Bavaria và vài tháng sau họ đến Vienna để biểu diễn cho triều đình và những gia đình quý tộc

“The miracle which God let be born in Sazburg”

Tạm dịch: Phép màu mà Chúa cho phép sinh ra ở Sazburg - là lời nói của Leopold, cha của Mozar khi mô tả con trai mình, và ông ý thức sâu sắc về nghĩa vụ của mình đối với Chúa, theo cách nhìn của ông, là thu hút sự chú ý của phép lạ cho thế giới Vào giữa năm 1763, ông xin nghỉ làm phó Kapellmeister tại tòa án của hoàng tử - tổng giám mục ở Salzburg, và gia đình bắt đầu một chuyến du lịch kéo dài Họ đã đến tất cả các trung tâm âm nhạc chính của Tây Âu—Munich, Augsburg, Stuttgart, Mannheim, Mainz, Frankfurt, Brussels và Paris (nơi họ ở lại trong mùa đông), sau đó là London (nơi họ ở trong 15 tháng), trở về qua The Hague, Amsterdam, Paris, Lyon, và Thụy Sĩ, và quay trở lại Salzburg vào tháng 11 năm 1766 Ở hầu hết các thành phố này, Mozart, và thường là chị gái của ông, đã chơi và ngẫu hứng, đôi khi tại tòa án, đôi khi ở nơi công cộng hoặc trong nhà thờ Những bức thư còn sót lại của Leopold gửi cho bạn bè ở Salzburg kể về sự ngưỡng mộ của mọi người đối với thành tích của con trai ông Tại Paris, họ đã gặp một số nhà soạn nhạc người Đức, và bản nhạc đầu tiên của Mozart đã được xuất bản (các bản sonata cho keyboard và violin, dành tặng cho một công chúa hoàng gia); ở London, họ gặp Johann Christian Bach, con trai út của Johann Sebastian Bach và là nhân vật hàng đầu trong đời sống âm nhạc của thành phố, và dưới ảnh hưởng của ông, Mozart đã sáng tác những bản giao hưởng đầu tiên của mình - ba bản còn lại (K 16, K 19 và K 19a – các tác phẩm biểu thị vị trớ của tỏc phẩm trong danh mục của Ludwig von Kửchel) Hai tỏc phẩm nữa được hoàn thành khi Mozart ở lại The Hague trên hành trình trở về (K 22 và K 45a)

Tính nghệ thuật của nhà soạn nhạc Wolfgang Amadeus Mozart thực sự là bức tranh sống động và rõ ràng về những xung đột trong quan điểm xã hội thuộc thời kỳ Khai Sáng cùng những ý tưởng nhân đạo của nhân loại

Như nhiều nghệ sĩ khác, Mozart dường như đã chịu sự ảnh hưởng sâu sắc từ những trào lưu tư tưởng và văn hóa của thời đại Những trào lưu này không chỉ có ảnh hưởng sâu sắc và rộng lớn đối với triết học, văn học và văn hóa, mà còn đến âm nhạc, thể hiện rõ trong sự nghiệp sáng tác đa dạng của ông, từ thanh nhạc đến khí nhạc

Tính đặc trưng nổi bật trong âm nhạc của Mozart là sự tinh tế, giàu chất giai điệu và thể hiện tâm trạng mạnh mẽ, tràn đầy sức sống và thật sự đem tới cho người nghe không chỉ sự dễ chịu, mà còn dễ cảm nhận hình tượng âm nhạc và nội dung tác phẩm Âm nhạc của ông luôn tràn đầy tinh thần lạc quan, sự yêu đời và yêu cuộc sống Hình tượng âm nhạc trong rất nhiều tác phẩm của ông mang đậm hình ảnh tươi mới và độc đáo Sử dụng ngôn ngữ âm nhạc chân thật, giản dị, ông tạo ra những tác phẩm mới mẻ, giàu biểu hiện và kỹ thuật tinh tế Ngoải ra âm nhạc trong một số tác phẩm cho thanh nhạc của Mozart mang đặc điểm của phong cách Galant - một xu hướng sáng tạo âm nhạc với sự tối giản, ít sử dụng nhiều âm, tập trung vào những hợp âm chủ và giai điệu xung quanh hợp âm chủ, đặc trưng cho cuối thế kỷ XVIII

Bên cạnh đó, sự thành công trong phong cách viết Opera chính thống là một trong những cột mốc quan trọng nhất trong cuộc đời của Mozart Kể từ năm 1783, Mozart đã tìm kiếm những bản libretto (văn bản gốc, lời thoại gốc, kịch bản gốc của một vở nhạc kịch) phù hợp Ông làm quen với Lorenzo Da Ponte, một nhà thám hiểm người Ý gốc Do Thái, một nhà thơ tài năng và người viết libretto cho nhà hát cung đình.Theo gợi ý của Lorenzo, Mozart đã viết Le nozze di Figaro – Đám cưới Figaro, dựa trên vở hài kịch mang tính cách mạng của Beaumarchais, Le Mariage de Figaro, nhưng đã loại bỏ hầu hết các yếu tố chính trị Tuy nhiên, âm nhạc của Figaro làm cho sự phân biệt xã hội trở nên rõ ràng Có lẽ thành tựu chính của Figaro nằm ở mối liên hệ chặt chẽ giữa âm nhạc và ý nghĩa tính kịch Ví dụ, trong phần B-flat của phần cuối Màn 2, sự căng thẳng khi kiểm tra Figaro của bá tước diễn ra song song trong tính chất âm nhạc, với việc nó chỉ quay trở lại âm điệu chủ khi câu hỏi cuối cùng được giải quyết: sự kết hợp đáng kể giữa âm nhạc và kịch Những đặc điểm này, cùng với lời trình bày tỉ mỉ về nhân vật và hành động được thể hiện của dàn nhạc, tạo thêm chiều sâu cho các tình huống và mức độ nghiêm túc trong cách giải quyết của màn kịch, đồng thời làm cho tác phẩm trở nên khác biệt với tính chung của Opera buffa của Ý Đám cưới Figaro lên sân khấu vào ngày 1 tháng 5 năm 1786 và được đón nhận nồng nhiệt Có 9 buổi biểu diễn vào năm 1786 và thêm 26 buổi nữa khi nó được làm lại vào năm 1789 – 1790

Công việc chính của Mozart năm 1787 là sáng tác Don Giovanni, tác phẩm được trình diễn vào ngày 29 tháng 10 và được đón nhận nồng nhiệt

"Don Giovanni" là vở opera thứ hai của Mozart, có sự khác biệt trong việc xử lý nhân vật theo hướng nghiêm túc hơn, tập trung vào diễn đạt cảm xúc Vở opera này mang tính chất ma mị, thu hút đông đảo khán giả và tạo nên nhiều tranh luận trong giới phê bình văn học.

Mùa hè cùng năm, Mozart cũng sáng tác thêm nhiều tác phẩm về Clarinet, trong đó phong cách thính phòng đích thực được kết hợp một cách nhuần nhuyễn giữa tính chất phần đệm trữ tình và duyên dáng với phần độc tấu Nhưng sau đó, Mozart lại dành nhiều hứng thú vào việc hoàn thành các bản Opera tiếp theo của mình, phần ba của vở Opera Da Ponte của ông, Così fan tutte, được công chiếu vào ngày 26 tháng 1 năm 1790; Tuy nhiên, các buổi biểu diễn lại bị gián đoạn sau 5 buổi biểu diễn vì cái chết của Joseph II

Tính chất âm nhạc của Màn 1 thường đơn giản trong cách diễn đạt và thiên về trình bày cảm xúc ở một số Aria; bên cạnh đó, Aria của Màn 2 ở mức độ sâu sắc và mang tính cá nhân hơn.

Khái quát vở nhạc kịch Đám cưới Figaro và đặc điểm của một số

Do kết cấu luận văn có hạn mà tác phẩm Đám cưới Figaro rất lớn (427 trang được chia thành 4 màn với rất nhiều cảnh), nên chúng tôi sẽ tóm tắt nội dung 4 màn và chọn lựa những Phần đặc trưng hoặc các Aria nổi trội để phân tích hình tượng và giới thiệu đôi nét về cấu trúc và đặc điểm âm nhạc

Mozart đã sáng tác Le Nozze di Figaro (Đám cưới Figaro) khi ông đang ở đỉnh cao sự nghiệp tại Vienna năm 1785 Đây là lần hợp tác đầu tiên của Mozart với nghệ sĩ, cũng như nhà thơ nổi tiếng người Ý Opera Lorenzo da Ponte Họ gặp nhau lần đầu tiên vào năm 1783, qua nhiều lần gặp gỡ nhiều nghệ sĩ tại thành Vienna, Mozart ngay lập tức nhận ra rằng ông muốn viết một vở Opera hài hước “Opera buffa” tặng cho nước Ý Tác phẩm được chọn chuyển thể từ vở kịch cùng tên của Beaumarchais được trình diễn lần đầu vào năm 1784 Opera Đám cưới Figaro là phần tiếp theo của vở nhạc kịch The Barber of Seville (được trình diễn lần đầu vào năm 1775), và nó đã gây chấn động ở Paris

Buổi biểu diễn đầu tiên của vở nhạc kịch Đám cưới Figaro diễn ra vào ngày 1 tháng 5 năm 1786 tại Burgtheater với sự chỉ đạo trực tiếp của Mozart trên chiếc đàn Grand Piano yêu quý của ông Đám cưới Figaro của Mozart là một cuộc cách mạng trong trong âm nhạc khi kết hợp giữa hình thức âm nhạc và nhạc cụ Đáng chú ý nhất là kết hợp hình thức sonata với kịch Ngay từ phần đầu tiên vang lên, vở Opera cho khán giả thấy được một cuộc dạo chơi mang tính hài hước đậm chất “Opera buffa” (Cherubino trốn sau ghế sofa), đầy hóm hỉnh và mạnh mẽ, với những giai điệu trầm bổng, những điệu nhảy vui nhộn và một sự hòa giải cuối cùng có hậu Sự tương phản của các nhân vật ở tầng sân khấu trên / dưới, kết hợp những tình tiết những người hầu lập kết hoạch lật đổ chính quyền và vạch trần những điểm yếu con người của chủ nhân của họ thật sự thú vị Qua nhiều

“gam” màu sắc trong tác phẩm Opera Đám cưới Figaro, người thưởng thức sẽ đánh giá cao khả năng nắm bắt tuyệt vời của Mozart về các cung bậc cảm xúc thông thường của con người, đó là tình yêu, sự từ chối, sự sỉ nhục, ghen tuông, trả thù, giận dữ, hận thù, tham vọng, các mối quan hệ tan vỡ, cô đơn, hào phóng - tất cả đều hiện diện trong giai điệu âm nhạc

Màn 1: Tại một vùng quê nằm ở ngoại ô thành phố Seville vào cuối thế kỷ 18, Figaro và người vợ sắp cưới của anh ta, cô hầu gái Susanna, đang bận rộn chuẩn bị phòng cưới (Cinque dieci venti) Phòng này có vị trí thuận lợi, chỉ cần bá tước Almaviva và phu nhân Rosina ấn chuông là họ có thể đến ngay (Se a caso madama) Trong khi họ đang làm việc, Susanna thông báo rằng bá tước Almaviva đang có ý định tán tỉnh cô (Or bene; alcosta e taci) Nghe tin này, Figaro quyết định sẽ trả đũa ông chủ của mình (Se vuol ballare)

Không lâu sau, kế hoạch của Figaro sẽ được thực hiện tại khu nhà của những người hầu gái và bà quản gia Marcellina Marcellina muốn Figaro cưới bà ta, và nếu như vậy, bà ta sẽ giảm bớt khoản nợ mà anh ta không thể trả (Via resti servita, madama brillante) Marcellina xuất hiện cùng với Bartolo, người trước đây là người đỡ đầu của Rosina Bartolo nhớ lại vụ chạy trốn của bá tước Almaviva với Rosina (La vendetta, oh la vendetta)

Cherubino, một chàng đầy tớ trẻ tuổi và đa tình, xuất hiện sau cuộc cãi vã giữa Marcellina và Susana, tỏ ra mê mẩn mọi phụ nữ (Non so più cosa son, cosa faccio) Ngay sau đó, bá tước xuất hiện và tỏ ra giận dữ khi bắt gặp Cherubino tán tỉnh Barbarina, con gái của người làm vườn Cherubino nhanh chóng trốn đi, nhưng khi nghe Don Basilio nói rằng Cherubino phải lòng bà tước, ông ta quay lại

Bá tước đuổi theo Susanna, nhưng khi nghe tiếng nhạc của Don Basilio, ông ta dừng lại (Cosa sento!) Tuy nhiên, khi nghe Don Basilio tiết lộ rằng Cherubino thích bà tước, ông ta lại trở nên điên đảo hơn Figaro quay lại phòng với Cherubino, người đang bị bá tước đuổi theo Cherubino khen ngợi sự cải cách của bá tước khi ông ta bỏ quyền lãnh chúa để chia sẻ vợ với những người hầu gái trong đêm tân hôn đầu tiên của anh ta Almaviva chuyển giao Cherubino cho một người khác ở Sevilla và để lại Figaro trong phòng để an ủi chàng trai bất hạnh (Non più andrai farfallone amoroso)

Màn 2: Trong phòng riêng của mình, bà bá tước than vãn về sự lạnh lùng ngày càng quá đáng của chồng (Porgi, amor qualche ristoro) Dưới sự khuyến khích của Figaro và Susanna, bà quyết định đối mặt và giải quyết vấn đề với chồng (Vieni, cara Susanna) Họ lên kế hoạch cải trang Cherubino thành Susanna để anh ta có một cuộc hẹn bí mật với ngài bá tước Cherubino xuất hiện và bị bà bá tước và Susanna làm đẹp (Voi, che sapete che cosa è amor), chuẩn bị cho cuộc hẹn hò "nực cười" sắp tới

Susanna trang điểm cho Cherubino và ca tụng vẻ đẹp của anh (Venite, inginocchiatevi) Trong khi Susanna ra khỏi phòng để lấy dải ruybăng, ngài bá tước đến và gặp cửa phòng bị khoá Cherubino nhanh chóng trốn vào tủ quần áo Ngài bá tước bất bình khi không mở được cửa, và Cherubino giữ im lặng trong tủ Khi ngài bá tước nghi ngờ và yêu cầu bà bá tước thú nhận ai đang ở trong tủ (Susanna, or via sortite), bà ta thú nhận là Susanna, nhưng ngài bá tước vẫn giữ sự nghi ngờ

Ngài bá tước yêu cầu Susanna và Cherubino đi lấy chìa khóa để mở tủ Trong lúc họ ra khỏi phòng, Susanna quan sát mọi thứ từ sau màn che và giúp Cherubino trốn ra khỏi tủ, sau đó cô tự nhảy vào tủ để lừa đảo (Aprite, presto, aprite) Khi ngài bá tước và bà bá tước trở về, Rosina lo lắng, trong khi Almaviva tỏ ra giận dữ vì nghĩ rằng bị phản bội (Esci ormai, garzon malnato) Khi cánh cửa tủ mở ra, cả hai ngài bá tước đều ngạc nhiên khi thấy Susanna trong đó Mọi chuyện trở nên rối bời khi Antonio, người làm vườn, bước vào phòng với chậu cây phong lữ bị đè bẹp Figaro xuất hiện và thông báo rằng đám cưới đã sẵn sàng, giả vờ rằng anh ta đã nhảy ra từ cửa sổ và giả vờ bị bong gân ở chân

Bất ngờ, Marcellina, Don Basilio và Bartolo xuất hiện và chỉ trích Figaro trước Bá tước Ngài Bá tước thấy vui vì có lý do để hoãn đám cưới (Voi signor, che giusto siete).

Màn 3: Trong phòng tiếp kiến, nơi diễn ra lễ cưới của Figaro và

Susanna, Susanna nhắc bà bá tước về lời hứa về cuộc hẹn trong vườn (Crudel, perchè finora) Tuy nhiên, ngài bá tước bắt đầu nghi ngờ khi ông phát hiện ra kế hoạch của Susanna và Figaro, thề rằng sẽ không để cho đám cưới diễn ra (Hai già vinta la causa) Ngay sau đó, một sự kiện bất ngờ khiến

Marcellina bàng hoàng khi phát hiện ra Figaro chính là đứa con thất lạc từ lâu của mình và Bartolo Cả hai mẹ con ôm nhau trong nước mắt hạnh phúc Susanna, ban đầu bối rối trước phản ứng của Marcellina, cũng dần hiểu ra sự thật.

Trong khoảnh khắc yên bình đó, bà bá tước chia sẻ về quá khứ hạnh phúc của mình (E Susanna non vien… Dove sono) và rồi mời Susanna cùng viết một bức thư để mời ngài bá tước đến vườn trong đêm Họ cùng nhau viết một bức thư với sự thoải mái và hứng khởi, còn bản "Canzonetta sull’aria" được trình diễn trong bối cảnh đầy lãng mạn

Thực trạng dạy học đệm Aria của nhạc sĩ W A Mozart cho sinh viên chuyên ngành Piano tại trường Đại học Sư phạm nghệ thuật TW

2.2.1 Khái quát về Trường Đại học Sư phạm nghệ thuật Trung Ương 2.2.1.1 Sơ lược về nhà trường

Trải qua hơn 50 năm trưởng thành và phát triển, Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương đã trở thành tổ chức đào tạo và phát triển đội ngũ giáo viên nghệ thuật, cũng như cán bộ quản lý cho các ngành đào tạo không chỉ trong khu vực mà còn trên toàn quốc Nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười đã nhấn mạnh vai trò quan trọng của Trường ĐHSP Nghệ thuật TW và xác định tư tưởng cho toàn giảng viên công tác tài cơ sở rằng: “Trường ĐHSP Nghệ thuật TW là trường đầu tiên và duy nhất của cả nước đào tạo chuyên sâu cho người thầy dạy nghệ thuật” Đây không chỉ là một vinh dự mà còn là trách nhiệm lớn đối với toàn bộ cộng đồng giáo viên, giảng viên và lãnh đạo nhà trường

Nhiều thế hệ sinh viên từ ngôi trường ĐHSP Nghệ thuật TW đã trưởng thành và chia sẻ tâm huyết cũng như kiến thức của họ để đóng góp vào sự phát triển chung của quê hương Hiện nay, Trường ĐHSP Nghệ thuật TW có tổng cộng 6 phòng ban chức năng và 8 khoa chuyên môn bao gồm Khoa Sư phạm Âm nhạc, Khoa Âm nhạc Mỹ thuật, Khoa Văn hóa Nghệ thuật, Khoa Sau Đại học, Khoa Piano và Thanh nhạc, Khoa Thiết kế Thời trang và Công nghệ may, Khoa Giáo dục đại cương và Khoa thiết kế đồ họa Các đơn vị nghiên cứu, ứng dụng, thông tin gồm 3 trung tâm, 2 ban biên tập

2.2.1.2 Vài nét về bộ môn Piano Được thành lập theo quyết định số 338/QĐ-BGDDT ngày 31/7/2013, Bộ môn Piano tại Trường Sư phạm Nghệ thuật Trung ương đang ngày khẳng định được vị thế của mình và được biết đến là nơi ươm mầm cho những tài năng trẻ trong nước và quốc tế Bộ môn Piano hiện đang đào tạo chuyên ngành Piano cho hệ Trung cấp 3 năm, Đại học 4 năm, đồng thời giảng dạy các môn:

Piano chuyên ngành, Hòa tấu Cổ điển, Hòa tấu Jazz, Đệm Thanh nhạc

Ngay trong thời gian còn học tập, các sinh viên của Khoa đã tham gia

& giành được thứ hạng cao tại các cuộc thi uy tín trong nước & Quốc tế với tổng số: 01 Giải Nhất, 01 Giải Nhì, 01 Giải Ba, 03 Khuyến Khích; 01 Giải Bạc; 10 Cúp Vàng, 3 Cúp Bạc; 2 suất Học bổng Trong đó:

Cuộc thi “Piano thành phố Hồ Chí Minh 2017”: thành tích Giải Nhì của sv Trần Nhật Minh, 02 Giải Khuyến Khích của sv Nguyễn Minh Phương

“Hội thi tài năng trẻ Học sinh, Sinh viên các cơ sở đào tạo Văn hóa Nghệ thuật toàn Quốc năm 2017”: thành tích Giải Ba của sv Nguyễn

Cuộc thi Quốc tế “Asia Pacific Arts Fetival” tổ chức tại Kuala

Lumpur - Malaysia 2017: thành tích 3 Cúp Vàng bảng độc tấu & hòa tấu của sv Nguyễn Thúy Nga & Phạm Đại Lợi

Cuộc thi Quốc tế “Asia Pacific Arts Fetival 2018” tổ chức tại Singapore: thành tích 3 Cúp Vàng, 1 Cúp Bạc bảng độc tấu & hòa tấu của sv Lương Ngọc Bích & Trần Ngân Hà

Cuộc thi “Piano Quốc tế New York – Mỹ 2018”: thành tích Giải Nhất của sv Nguyễn Minh Phương

Cuộc thi Quốc tế “Kyushu Music Concour 2018 (Japan)”: thành tích Giải Bạc của sv Nguyễn Thanh Hương

02 suất học bổng từ “Quỹ Học Bổng Đào Minh Quang” của sv Trần Ngân Hà, Nguyễn Minh Phương

Cuộc thi Quốc tế “Asia Pacific Arts Fetival 2019” tổ chức tại TP Hồ Chí Minh: thành tích 4 Cúp Vàng, 2 Cúp Bạc bảng độc tấu & hòa tấu của sv Lê Hồng Thoa, Trần Thanh Tùng, Nguyễn Đức Huy, Bùi Quang Huy

Cuộc thi “Liên Hoan Band Nhạc, Nhóm Hát Mở Rộng 2019”: thành tích Giải Khuyến Khích của sv Phan Châu Giang, Lương Nguyễn Khánh Huyền Đào tạo đại học ngành Piano đem lại cho sinh viên kiến thức toàn diện ở trình độ đại học Sinh viên sẽ được trang bị đầy đủ từ kỹ năng sư phạm Piano, kỹ năng đệm, hòa tấu thính phòng, thị tấu và bản lĩnh sân khấu vững vàng

Sinh viên tốt nghiệp sẽ đủ khả năng để làm việc hoặc lựa chọn học tiếp lên bậc cao hơn

Bộ môn Piano trong khoa Piano – Thanh nhạc tự hào là một trong những chuyên ngành đi đầu trong lĩnh vực du học khi tỷ lệ du học sinh, học sinh trao đổi luôn nằm top trong trường Qua từng năm cùng với sự phát triển, bộ môn luôn cố gắng thay đổi, hoàn thiện hơn, hằng năm sinh viên sẽ có điều kiện được tham gia học tập với các chuyên gia được bộ môn mời từ các nước đứng đầu trong lĩnh vực âm nhạc Các em sẽ được nghẹ giảng, học hỏi và hướng dẫn thị phạm bởi trực tiếp các chuyên gia Đồng thời, bộ môn cũng mong muốn các em được tiếp cận nhiều hơn với các tài liệu, chương trình học tập tân tiến từ các nước phát triển để có thể trở thành các công dân toàn cầu, và sau đó hi vọng các em có thể góp một phần nhỏ phát triển cho bộ môn, nhà trường và xa hơn là nền âm nhạc nước nhà

Chương trình tốt nghiệp của sinh viên sẽ thường được chuẩn bị từ 1 năm đến 1 năm rưỡi, đây chính là minh chứng tốt nhất cho cả quá trình học 4 năm của các em, là một hồ CV chân thực nhất cho các em có cơ hội xin việc sau này

Sinh viên tốt nghiệp cử nhân Piano sở hữu sự đa dạng về cơ hội nghề nghiệp Bên cạnh khả năng trở thành nghệ sĩ độc tấu xuất sắc, họ còn có thể theo đuổi con đường giáo dục âm nhạc tại các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp Với kỹ năng tổ chức và biểu diễn chuyên nghiệp, các cử nhân Piano có thể tham gia vào các hoạt động biểu diễn đa dạng, bao gồm cộng đồng âm nhạc, sự kiện xã hội bán chuyên và các Đoàn Nghệ thuật chuyên nghiệp.

Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Piano từ Trường ĐHSP Nghệ thuật TW cũng có thể đảm nhận công việc nghiên cứu tại tổ chức, cơ quan quản lý giáo dục, các cơ sở đào tạo, và viện nghiên cứu về lĩnh vực Âm nhạc, Nghệ thuật học, Lý luận và phương pháp giảng dạy âm nhạc Sự đa năng của họ còn được thể hiện qua khả năng tích cực tham gia vào tổ chức và quản lý giảng dạy tại các mô hình trường tư thục âm nhạc, thực hiện công tác quản lý Văn hóa và Nghệ thuật cho các cơ quan Nhà nước và đoàn thể xã hội, cũng như thực hiện các công việc liên quan đến nhiều vấn đề khác nhau trong lĩnh vực nghệ thuật

2.2.1.3 Đội ngũ giảng viên Piano

Trong những năm gần đây, Nhà trường đã tích cực mở rộng danh sách các ngành học, trong đó bao gồm cả ngành đào tạo Piano chuyên nghiệp Điều này mang đến một thách thức đặc biệt không chỉ cho giảng viên đang công tác tại khoa, mà còn cho nhiều sinh viên, nghiên cứu sinh đam mê với cây đàn Piano, đó là: làm sao nghiên cứu và hiểu rõ về các vấn đề liên quan đến việc giảng dạy môn Piano để đảm bảo hiệu quả tốt, có kết quả cao trong mọi tình huống Với mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo Piano cho hệ ĐHSP Âm nhạc, việc thực hiện các nghiên cứu về nội dung và áp dụng phương pháp giảng dạy Piano từ các chuyên gia âm nhạc, đặc biệt là những người chuyên sâu về sư phạm Piano, trở nên vô cùng quan trọng và cấp thiết Đối với bộ môn Piano, đội ngũ giảng viên tại Khoa Piano - Thanh nhạc đều có trình độ cao Bảo đảm tất cả giảng viên giảng dạy tại Khoa đều là cử nhân, thạc sĩ tốt nghiệp các chuyên ngành Piano và chuyên ngành liên quan đến âm nhạc từ các cơ sở đào tạo âm nhạc uy tín Với tiêu chí đề cao chất lượng giảng dạy, đội ngũ giảng viên Piano không chỉ đóng vai trò quan trọng trong các chương trình biểu diễn nghệ thuật của trường mà còn tham gia nhiều hoạt động nghiên cứu khoa học và biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy

Các giảng viên trong khoa không chỉ chú tâm vào công tác đào tạo mà còn chú trọng vào công tác nghiên cứu khoa học Mỗi năm, khoa đều đóng góp những đề tài nghiên cứu khoa học cấp khoa hoặc cấp trường, góp phần vào thành tích thi đua của toàn khoa Những nghiên cứu này không chỉ làm giàu kiến thức mà còn nâng cao chuyên môn giảng dạy, đóng góp quan trọng vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy môn Piano tại Trường ĐHSP Nghệ thuật Trung ương

Sinh viên Piano tại Trường Đại học Sư phạm nghệ thuật TW có trình độ trung cấp Piano hoặc tương đương, được xét tuyển theo hình thức thi tuyển và xét tuyển quy định của Bộ GD và ĐT và theo đề án tuyển sinh riêng của Trường ĐHSP Nghệ thuật TW Theo tổ hợp môn: Ngữ văn, Kiến thức Âm nhạc tổng hợp – Xướng âm và Piano

Tuy nhiên, do sinh viên Piano tại Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật TW đến từ nhiều nơi với hoàn cảnh, điều kiện kinh tế và văn hóa khác nhau dẫn đến năng lực nhận thức cũng như năng lực âm nhạc cũng khác nhau

BIỆN PHÁP DẠY HỌC ĐỆM CÁC ARIA TRONG VỞ NHẠC KỊCH ĐÁM CƯỚI FIGARO VÀ THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

Biện pháp rèn luyện kỹ năng đệm và các kỹ thuật Piano sử dụng trong đệm Aria của W A Mozart

3.1.1 Rèn luyện kỹ năng đệm

Kỹ năng là khả năng áp dụng kiến thức và hiểu biết của con người để thực hiện một mục tiêu gì đó Có rất nhiều quan điểm khác nhau về định nghĩa kỹ năng Tuy nhiên nhìn chung, kỹ năng là việc vận dụng khả năng/ năng lực của một người để giải quyế một hay nhiều việc nhằm tạo ra kết quả như mong muốn Người sở hữu kỹ năng thuần thục sẽ giải quyết vấn đề hiệu quả và nhận được nhiều thanh tựu nổi bật trong lĩnh vực chuyên môn của mình

Kỹ năng nào cũng đòi hỏi sự rèn luyện và tích lũy kinh nghiệm Người học cần tìm ra phương pháp rèn luyện phù hợp để nâng cao kỹ năng hiệu quả Chọn đúng phương pháp sẽ giúp quá trình học tập suôn sẻ và đạt kết quả cao hơn.

Như chúng ta đã biết, một người đệm đàn Piano đòi hỏi có khả năng thị tấu tốt Lý do là bởi vì phần lớn người đệm đàn sẽ được đưa rất nhiều bản nhạc đệm trong một khoảng thời gian ngắn để luyện tập, chính vì vậy khả năng thị tấu nhanh sẽ giúp ích rất nhiều cho việc hoàn thành tác phẩm Việc thị tấu nhanh sẽ giúp người đệm có thể rút ngắn thời gian luyện tập cũng như không phải học thuộc bản nhạc Chính vì vậy việc rèn luyện khả năng đọc bản nhạc là một trong những việc giảng viên cần yêu cầu sinh viên của mình làm được

Thứ hai, đây không phải là điều chúng tôi khuyến khích, tuy nhiên thực tế cho thấy, với khối lượng bài lớn trong một khoảng thời gian ngắn, đa số sinh viên không thể hoàn thành tác phẩm viết như ý tưởng của tác giả, thêm một số trường hợp sinh viên châu Á có kích thước tay nhỏ, khi đánh các tác phẩm nước ngoài viết cho người chơi có quãng tay rộng, nhiều em sẽ gặp khó khăn Chính vì vậy, sinh viên cũng phải rèn luyện cho mình kỹ năng sắp xếp lại bản nhạc, hoặc bỏ bớt các nốt Việc sắp xếp lại bản nhạc đòi hỏi người chơi phải có sự tôn trọng nhất định với bản nhạc gốc, vẫn phải giữ được tinh thần cũng như các motif nổi bật của bài, đồng thời hòa thanh và nhịp điệu cần phải giữ nguyên để hỗ trợ cho ca sĩ Người chơi chỉ có thể bỏ bớt các nốt không ảnh hưởng đến hòa thanh hoặc quá khó để thực hiện trong khoảng thời gian ngắn Tuy nhiên cũng như đã nói ở trên, chúng tôi không khuyến khích điều này và mong muốn giảng viên cũng góp phần hỗ trợ sinh viên sắp xếp lại bản nhạc sao cho phù hợp hoặc đưa ra cách luyện tập phù hợp để các em dễ hoàn thiện bài hơn

Cuối cùng, và cũng quan trọng nhất đối với người đệm, đó là khả năng thích nghi và ứng biến Khi biểu diễn, ta có thể gặp rất nhiều vấn đề xảy ra, ca sĩ có thể bị vào sớm hoặc trễ vài nhịp, hoặc hát sai giai điệu, sai giọng điệu,… Người đệm cần biết rõ thứ tự của bài nhạc và điều chỉnh ngay để phù hợp với bài hát, thậm chí ứng biến để phù hợp với ca sĩ,…Đây đều là những kỹ năng khó đòi hỏi người học phải thực hành nhiều và rút kinh nghiệm từ những lần đệm

3.1.2 Biện pháp rèn luyện kỹ năng đệm Aria của Mozart

Trong phần phương pháp rèn luyện kỹ năng này, chúng tôi chia thành hai tiểu mục: Tiểu mục thứ nhất là quá trình làm việc trực tiếp với sinh viên

Sau đó là mục hoạt động biểu diễn

Quá trình thực hành trực tiếp với sinh viên được chia thành bốn giai đoạn

Giai đoạn đầu tiên là làm quen với bản nhạc cũng như lời hát Nghệ sĩ Piano nổi tiếng E Shenderovich thể hiện trong cuốn sách dạy đệm đàn viết: “…Khi bắt đầu làm việc với tác phẩm Aria, người đệm đàn, giống như ca sĩ, phải biết bản chất của Aria, vị trí của nó trong khái niệm chung của Opera, phải thể hiện tính chất một cách cụ thể, trạng thái tâm lý của nhân vật…” [40, tr.71] Nhiệm vụ này giúp sinh viên Piano hình tượng được quá trình biểu diễn tác phẩm thông qua việc đọc trực quan một văn bản âm nhạc, cũng như khả năng xác định trực quan các tính năng của nó Ví dụ như: khả năng hình dung âm nhạc, tư duy tác phẩm, luyện trí nhớ Để làm được điều này, sinh viên cần nắm vững các đặc điểm nghệ thuật và biểu cảm của tác phẩm đang được trình diễn: đặc điểm về phong cách, thể loại (Aria), tính chất tác phẩm, nhịp độ, nét nhạc, sắc thái, biết dịch các thuật ngữ nước ngoài, hiểu rõ nội dung, kết cấu, hình thức phát triển của tác phẩm

Giai đoạn thứ hai là giải quyết những khó khăn về mặt kỹ thuật có trong bài, hình tượng kết cấu của phần đệm và sau đó là thực hành đệm trên Piano Triển khai đệm từng phần, từng đoạn để giải quyết các phần khó bằng cách sử dụng các kỹ thuật Piano khác nhau, chơi chính xác giai điệu, quan sát các phần có tính chất âm nhạc đối nghịch nhau, chọn ngón tay thuận tiện, khả năng sử dụng pedal, tính biểu cảm của lực ngón tay, phân nhịp, câu, đoạn chính xác Để thực hiện tốt giai đoạn trên, người đệm cần tư duy:

- Tư duy theo chiều dọc (Nhịp điệu, Âm điệu, Sắc thái, Hòa âm);

- Tư duy theo chiều ngang (Giai điệu, ngữ điệu, độ tương phản giữa các phần, cụm giai điệu kèm theo cụm lời hát);

- Tư duy theo Chiều sâu tác phẩm (Biết cách Phân biệt các giọng có trong bài, sử dụng pedal hợp lý, phân chia màu sắc âm sắc giữa các phần)

Giai đoạn tiếp theo trong quá trình rèn luyện kỹ năng đệm là làm việc với ca sĩ hát Trong bản nhạc đang được biểu diễn, người đệm đàn không chỉ phải xem phần đệm mà còn phải nghiên cứu trước phần của ca sĩ Việc này để có cái nhìn trực quan hơn về phương pháp kết hợp giữa hai chủ thể: Người đệm và Ca sĩ Ngoài ra, sinh viên Piano khi học đệm nói chung và Aria nói riêng cần xem xét kỹ lưỡng các ký tự đặc trưng cho ca sĩ trong văn bản Theo dõi phần của ca sĩ kết hợp đồng thời với phần trình diễn piano của mình, lường trước cho những sai sót có thể xảy ra cho bản thân cũng như của ca sĩ

Việc phản ứng nhanh của nghệ sĩ Piano trong quá trình làm việc đóng vai trò rất quan trọng để bảo toàn sự toàn vẹn cũng như chất lượng buổi học cũng như buổi diễn Điều này chủ yếu phụ thuộc vào cách làm việc giữa hai người nghệ sĩ Piano và ca sĩ thực hiện Aria

Giai đoạn thứ tư là diễn tập một phần hoặc biểu diễn toàn bộ tác phẩm cùng ca sĩ Giai đoạn làm việc cuối cùng này quyết định đến chất lượng của toàn tác phẩm Người đệm cũng như ca sĩ cần tập trung cao độ để phối hợp với nhau nhịp nhàng, lưu loát Quá trình này về cơ bản đóng vai trò như một buổi tổng duyệt toàn bộ tác phẩm

Về phần hoạt động biểu diễn của người chơi đàn Piano:

Người nghệ sĩ đệm đàn Piano nói chung được coi là một nghệ sĩ đầy tính sáng tạo, bởi cách tư duy với một tác phẩm dưới hình thức diễn giải nó bằng âm thanh và nghệ thuật Nắm bắt được ý đồ của người soạn nhạc, người đệm đàn cố gắng truyền tải ý tưởng của mình về nội dung hình tượng các nhân vật và tư tưởng nghệ thuật của tác phẩm đến ca sĩ Đồng thời giúp đối tác truyền tải chính xác ý muốn của mình đến người nghe Hoạt động biểu diễn của người đệm đàn chỉ mang lại hiệu quả rõ rệt khi sinh viên có thể lôi cuốn được ca sĩ và người nghe bằng ý tưởng của mình Để có được kết quả tốt, việc dạy học đệm cần đáp ứng các yêu cầu sau:

- Đạt được hiệu quả chính xác về âm sắc, cụ thể là: thể hiện tốt biểu cảm của giai điệu, thể hiện hài hòa tính chất âm nhạc giữa càng phần, thể hiện tốt hình tượng âm nhạc của nhân vật;

- Làm rõ sự tương phản về tốc độ, âm thanh, sắc thái khi chuyển từ phần giới thiệu sang phần đệm;

- Biểu diễn tốt cường độ, nhịp độ và sắc thái của phần đệm, kết hợp thuần thục với đặc điểm âm nhạc của ca sĩ

3.1.3 Các kỹ thuật Piano bổ trợ để sử dụng trong đệm Aria của Mozart 3.1.3.1 Kỹ thuật Legato

Kỹ thuật legato có nghĩa là liền tiếng, ký hiệu legato là một nét vòng cung nối các nốt nhạc không cùng cao độ với nhau Muốn thực hiện được kỹ thuật này, sinh viên cần thực hành luyện tập thật chậm, nhấn phím sau rồi mới thả phím trước một cách nhịp nhàng, làm cho tiếng đàn phát ra phải liền mạch Tránh trường hợp nhấn đồng thời hai phím đàn cùng một lúc hoặc chưa ấn phím sau đã nhả phím trước ra quá sớm Khi hướng dẫn sinh viên thực hiện kỹ thuật legato, giảng viên cần lưu ý cho sinh viên để tránh nhầm lẫn với kỹ thuật non legato Kỹ thuật này giúp các nốt nhạc được nối lại với nhau, tạo ra các âm thanh liền mạch, giúp tác phẩm có thêm màu sắc nhẹ nhàng, truyền cảm

Thực nghiệm sư phạm

- Kiểm định tính khả thi của cách dạy mới, chương trình mới

- Đánh giá hiệu quả của việc áp dụng cách dạy học đệm Aria trong nhạc kịch “Đám cưới Figaro” dành cho SV ngành Piano

- Phân tích năng lực đệm Aria của SV ngành Piano - Đưa ra những kết luận, đề xuất với tổ bộ môn, khoa Piano và Thanh nhạc để xây dựng phương hướng dạy học môn đệm thanh nhạc nói chung phù hợp với nguyện vọng của SV, đáp ứng đòi hỏi của xã hội, tăng cường cơ hội làm việc cho SV sau khi ra trường

3.2.2 Nội dung và đối tượng thực nghiệm

Chúng tôi chọn 04 sinh viên năm thứ ba, 03 sinh viên nam và 01 sinh viên nữ để tiến hành đánh giá kết quả thực nghiệm

Sinh viên thực nghiệm (Lương Thành Đạt và Lê Trung Kiên) được đào tạo theo giáo trình luận văn, bao gồm giới thiệu đặc điểm âm nhạc, nội dung ý nghĩa, thể loại của hai aria "Deh vieni, non tardar" và "Non più andrai" Ngoài kỹ thuật cơ bản, sinh viên còn được hướng dẫn cụ thể từng kỹ thuật piano cho từng nốt nhạc, chữ, âm hình tiết tấu, câu và đoạn nhạc.

SV đối chứng không thực hiện theo phương pháp trên mà học theo phương pháp thông thường đang được giảng dạy

+ Người thực hiện: Chúng tôi triển khai và tiến hành thực nghiệm qua giờ dạy của GV Thuỳ với 04 SV Lương Thành Đạt, Lê Trung Kiên, Trần Đức Long và Đặng Bảo Ngọc - lớp K7 Piano Trong đó, chúng tôi chia thành 2 nhóm là nhóm tiến hành thực nghiệm và nhóm đối chứng

4 Nhóm tiến hành thực nghiệm gồm các sinh viên: Lương Thành Đạt và Lê Trung Kiên

5 Nhóm đối chứng gồm các sinh viên: Trần Đức Long và Đặng Bảo Ngọc

Thời gian thực nghiệm được tiến hành dạy trên lớp là 8 tuần từ ngày 18/8/2023 đến 10/11/2023

Trước khi tiến hành thực nghiệm, SV phải tự học thuộc bài mà GV giao cho

Sau khi giao bài, GV yêu cầu SV tự học thuộc nốt, sắc thái, đánh trôi chảy tác phẩm ở nhà, nghe và tự tìm hiểu đặc điểm âm nhạc cũng như kĩ thuật thể hiện hình tượng có trong tác phẩm Khi lên lớp SV đã thuộc được những đặc điểm chính của tác phẩm sau khi tập thuần thục tác phẩm đó trước khi đến lớp

Trong giảng dạy, giáo viên cần sử dụng các phương pháp sư phạm linh hoạt, có khả năng kết hợp các phương pháp truyền thống với một số phương pháp hiện đại Điều này giúp giảng viên khuyến khchs sinh viên thảo luận về các vấn đề liên quan đến bài học, đồng thời tạo ra một không khí buổi học thuận lợi, gần gũi, từ dố nâng cao hiệu suất của giờ học

+ Tuần 1 Sau khi luyện ngón các mẫu luyện ngón đã biết như: liền bậc, tách bậc, chơi cách nhau quãng 3, quãng 5, rải ngắn, rải dài, GV yêu cầu sinh viên trình bày các đặc điểm âm nhạc của tác phẩm đã yêu cầu tự tìm hiểu trước khi lên lớp, đó là thị tấu, phân tích, nội dung hình tượng âm nhạc cũng như thể loại đặc điểm âm nhạc trong tác phẩm như giai điệu, tiết tấu, nhịp độ, sắc thái, cấu trúc v.v

Sau đó GV sẽ bổ sung những kiến thức về đặc điểm âm nhạc trong Aria mà SV trình bày còn thiếu Đồng thời hướng dẫn SV cách chơi Aria đó, yên cầu SV chơi thật rõ ràng, rành mạch từng phần, từng tay của tác phẩm trước sau đó mới ghép hai tay

GV tiến hành áp dụng những phương pháp dạy học thực hành đệm piano được nghiên cứu trong luận văn theo các bước dạy từng câu, từng đoạn từ dễ đến khó Hướng dẫn SV đệm những chỗ thể hiện hình tượng nhân vật thông qua cao độ, sắc thái và tiết tấu

GV cho sinh viên nghe một số nghệ sĩ đã thể hiện đệm thành công bài Aria mà sinh viên được học Qua đó, SV trực tiếp học hỏi và tiếp thu cách đệm, cách xử lý tác phẩm của các nghệ sĩ GV có thể trao đổi và phân tích cách xử lý câu, đoạn, phần của nghệ sĩ trong bài để SV nhận biết và học tập

Hai Aria có trong tác phẩm tương đối khó, vì chúng yêu cầu hát và đệm tương đối từ rất chậm đến rất nhanh, giai điệu có nhiều chỗ nhảy quãng khá xa, rất nhiều chùm ba và móc kép nhiều, láy nốt hoa mỹ Đấy là tất cả những chỗ khó trong bài mà GV cần lưu ý hướng dẫn sinh viên thật kĩ trong tuần 3 Ở tiết 2, SV tìm hiểu và đệm được “phần thô” hai bản Aria được giao Đến tiết 3 GV bắt đầu sửa những chỗ khó có trong các bản Aria

Sau khi cho SV luyện những mẫu tiết tấu, mẫu giai điệu khó có trong các Aria, thì GV cần dựng bài cho SV cẩn thận từ đầu bài đến cuối cả 2 bài

+ Tuần 4: GV hướng dẫn SV đệm từng đoạn và sửa những chỗ khó SV làm chưa tốt, tiếp theo hướng dẫn SV xử lý tác phẩm (sắc thái to-nhỏ, các kỹ thuật crescendo, diminuendo) sau đó cho SV đệm toàn bài với tốc độ chậm

+ Tuần 5 và 6: Tiếp tục hoàn thiện các kĩ thuật và sắc thái có trong 2 bản Aria GV hướng dẫn SV đệm toàn bài đúng với tốc độ và hướng dẫn SV thể hiện cảm xúc trong tác phẩm

GV yêu cầu SV thực hiện làm theo những yêu cầu của GV và những kiến thức đã học

Ngoài giờ học trên lớp, SV tự tìm hiểu và tham khảo thêm (cả phần nội dung và phương pháp thể hiện các bài hát) qua các tư liệu khác (như các phương tiện truyền thông, sách báo, nghe đài )

GV hướng dẫn SV cách trình bày, biểu diễn Aria như: tư thế ngồi, cử chỉ khi đánh đàn, cách bắt nhịp cho ca sĩ vào đầu các phần

+ Tiết 7 và 8: Sau khi luyện kỹ thuật, cách thể hiện sắc thái, tình cảm kỹ càng, GV hướng dẫn SV chơi trôi chảy hai bản Aria được giao với đúng tốc độ của bài, thể hiện đúng cảm xúc của nhân vật và sau đó hướng dẫn SV đệm piano với phần hát vocal

Ngày đăng: 16/07/2024, 16:59

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Ví dụ 1: Sơ đồ các chức năng của hoạt động dạy và hoạt động học [53]. - Dạy học đệm Aria của nhạc sĩ W. A. Mozart cho sinh viên Piano tại Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương
d ụ 1: Sơ đồ các chức năng của hoạt động dạy và hoạt động học [53] (Trang 18)
Phần thứ hai của Aria bắt đầu ở ô nhịp 51. Hình tượng âm nhạc với  cường độ giảm dần thông qua quãng 3 song song đi xuống kéo dài từ kèn  clarinet - Dạy học đệm Aria của nhạc sĩ W. A. Mozart cho sinh viên Piano tại Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương
h ần thứ hai của Aria bắt đầu ở ô nhịp 51. Hình tượng âm nhạc với cường độ giảm dần thông qua quãng 3 song song đi xuống kéo dài từ kèn clarinet (Trang 43)
9. Hình thức tổ chức dạy học - Dạy học đệm Aria của nhạc sĩ W. A. Mozart cho sinh viên Piano tại Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương
9. Hình thức tổ chức dạy học (Trang 110)
Hình thức  Mục đích  Hình thức - Dạy học đệm Aria của nhạc sĩ W. A. Mozart cho sinh viên Piano tại Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương
Hình th ức Mục đích Hình thức (Trang 113)
9. Hình thức tổ chức dạy học - Dạy học đệm Aria của nhạc sĩ W. A. Mozart cho sinh viên Piano tại Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương
9. Hình thức tổ chức dạy học (Trang 123)
Hình thức  tổ chức  dạy học - Dạy học đệm Aria của nhạc sĩ W. A. Mozart cho sinh viên Piano tại Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương
Hình th ức tổ chức dạy học (Trang 124)
Hình thức  tổ chức  dạy học - Dạy học đệm Aria của nhạc sĩ W. A. Mozart cho sinh viên Piano tại Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương
Hình th ức tổ chức dạy học (Trang 125)
Hình thức  tổ chức  dạy học - Dạy học đệm Aria của nhạc sĩ W. A. Mozart cho sinh viên Piano tại Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương
Hình th ức tổ chức dạy học (Trang 125)
Hình thức  Mục đích  Hình thức - Dạy học đệm Aria của nhạc sĩ W. A. Mozart cho sinh viên Piano tại Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương
Hình th ức Mục đích Hình thức (Trang 127)
Hình thức tổ chức dạy học   Tổng  (giờ tín - Dạy học đệm Aria của nhạc sĩ W. A. Mozart cho sinh viên Piano tại Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương
Hình th ức tổ chức dạy học Tổng (giờ tín (Trang 137)
9. Hình thức tổ chức dạy học - Dạy học đệm Aria của nhạc sĩ W. A. Mozart cho sinh viên Piano tại Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương
9. Hình thức tổ chức dạy học (Trang 137)
Hình thức  tổ chức  dạy học - Dạy học đệm Aria của nhạc sĩ W. A. Mozart cho sinh viên Piano tại Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương
Hình th ức tổ chức dạy học (Trang 140)
Hình thức  Mục đích  Hình thức - Dạy học đệm Aria của nhạc sĩ W. A. Mozart cho sinh viên Piano tại Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương
Hình th ức Mục đích Hình thức (Trang 141)
9. Hình thức tổ chức dạy học - Dạy học đệm Aria của nhạc sĩ W. A. Mozart cho sinh viên Piano tại Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương
9. Hình thức tổ chức dạy học (Trang 151)
Hình thức  tổ chức  dạy học - Dạy học đệm Aria của nhạc sĩ W. A. Mozart cho sinh viên Piano tại Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương
Hình th ức tổ chức dạy học (Trang 153)
Hình thức  tổ chức  dạy học - Dạy học đệm Aria của nhạc sĩ W. A. Mozart cho sinh viên Piano tại Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương
Hình th ức tổ chức dạy học (Trang 154)
Hình thức  Mục đích  Hình thức - Dạy học đệm Aria của nhạc sĩ W. A. Mozart cho sinh viên Piano tại Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương
Hình th ức Mục đích Hình thức (Trang 154)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w