MỤC LỤC
Sự tương tác của các chức năng này làm cho hoạt động học có mối quan hệ tác động biện chứng trong một hệ toàn vẹn, thống nhất và làm xuất hiện khái niệm dạy học: “Dạy học là quá trình cộng tác giữa thầy và trò luôn tác động qua lại, bổ sung cho nhau để truyền đạt - điều khiển – lĩnh hội – tự điều khiển tri thức nhằm tạo cho người học khả năng phát triển trí tuệ, hoàn thiện nhân cách” [13, tr.240]. Trong cuốn Giáo dục học, Nxb Đại học Sư phạm, năm 2014, tác giả Phạm Viết Vượng viết: “PPDH là tổng hợp các cách thức hoạt động phối hợp, tương tác giữa giảng viên và học sinh, nhằm giúp học sinh chiếm lĩnh hệ thống kiến thức khoa học, hình thành hệ thống kỹ năng, kỹ xảo, thực hành sáng tạo và thái độ chuẩn mực theo mục tiêu của quá trình dạy học” [27, tr.175]. Phương pháp dạy học hiện đại kế thừa các phương pháp dạy học truyền thống và đựa ra các phương pháp dạy học mới theo hướng tích cực như: phương pháp dạy học nêu vấn đề, tạo và giải quyết các tình huống thực tế, sử dụng công nghệ vào giảng dạy,… Mỗi phương pháp đều có những ưu nhược điểm và việc đổi mới phương pháp dạy học truyền thống không có nghĩa là loại bỏ cách dạy học này mà chính là việc.
Để sinh viên hình thành thói quen tự kiểm tra, đánh giá chất lượng học tập, mức độ lĩnh hội kiến thức học được, tự bản thân phát hiện những sai lầm mắc phải, vạch ra phương hướng khắc phục trong sự hiểu biết của mình và kỹ năng thực hành thỡ người giảng viờn cần định hướng cho SV rừ việc ý thức phải tự học, học tập liên tục, học tập suốt đời. Do kỹ năng và kỹ thuật của từng sinh viên là không giống nhau, điều này đòi hỏi giảng viên cần đưa ra các phương pháp dạy học đệm Aria sao cho phù hợp với từng cá thể sinh viên, đồng thời cũng cần nắm bắt tâm lý của sinh viên mình để đưa ra những định hướng cụ thể cho từng người trong từng giai đoạn học tập.
Sự tương phản của các nhân vật ở tầng sân khấu trên / dưới, kết hợp những tình tiết những người hầu lập kết hoạch lật đổ chính quyền và vạch trần những điểm yếu con người của chủ nhân của họ thật sự thú vị. “gam” màu sắc trong tác phẩm Opera Đám cưới Figaro, người thưởng thức sẽ đánh giá cao khả năng nắm bắt tuyệt vời của Mozart về các cung bậc cảm xúc thông thường của con người, đó là tình yêu, sự từ chối, sự sỉ nhục, ghen tuông, trả thù, giận dữ, hận thù, tham vọng, các mối quan hệ tan vỡ, cô đơn, hào phóng - tất cả đều hiện diện trong giai điệu âm nhạc. Almaviva chuyển giao Cherubino cho một người khác ở Sevilla và để lại Figaro trong phòng để an ủi chàng trai bất hạnh (Non più andrai farfallone amoroso).
Khi ngài bá tước nghi ngờ và yêu cầu bà bá tước thú nhận ai đang ở trong tủ (Susanna, or via sortite), bà ta thú nhận là Susanna, nhưng ngài bá tước vẫn giữ sự nghi ngờ. Trong lúc họ ra khỏi phòng, Susanna quan sát mọi thứ từ sau màn che và giúp Cherubino trốn ra khỏi tủ, sau đó cô tự nhảy vào tủ để lừa đảo (Aprite,. presto, aprite).
Ngược lại với tính chất trầm, ấm, Bassoon hòa âm theo hướng ngược chiều với Clarinet như trong ví dụ dưới đây. “Parlo d'amor” chơi trên một nốt nhạc duy nhất như thể đang chia sẻ câu chuyện của anh ta và kết thúc bằng một nốt trắng. Ở nhịp 60, năng lượng và sức sống dường như xuất hiện trở lại khi hình tượng âm nhạc Cherubino thay phiên nhau vang lên miêu tả sự căng thẳng qua các hợp âm 7 lặp đi lặp lại và kết thúc cao trào bởi 1 tiếng ngân dài như tiếng cơn gió vụt qua.
Bên cạnh đó, Mozart lại kết hợp một số hợp âm chơi quãng 4 giảm, tịnh tiến đi xuống như muốn mô tả Charubino rải bước trên những ngọn đồi cao.
- Đánh giá hiệu quả của việc áp dụng cách dạy học đệm Aria trong nhạc kịch “Đám cưới Figaro” dành cho SV ngành Piano. - Đưa ra những kết luận, đề xuất với tổ bộ môn, khoa Piano và Thanh nhạc để xây dựng phương hướng dạy học môn đệm thanh nhạc nói chung phù hợp với nguyện vọng của SV, đáp ứng đòi hỏi của xã hội, tăng cường cơ hội làm việc cho SV sau khi ra trường. Chúng tôi chọn 04 sinh viên năm thứ ba, 03 sinh viên nam và 01 sinh viên nữ để tiến hành đánh giá kết quả thực nghiệm.
+ SV thực nghiệm: Lương Thành Đạt, Lê Trung Kiên + SV đối chứng: Trần Đức Long, Đặng Bảo Ngọc. GV còn hướng dẫn chi tiết từng kĩ thuật piano mà tác phẩm yêu cầu trong từng nốt nhạc, từng chữ, từng âm hình tiết tấu, từng câu và từng đoạn nhạc. SV đối chứng không thực hiện theo phương pháp trên mà học theo phương pháp thông thường đang được giảng dạy.
+ Người thực hiện: Chúng tôi triển khai và tiến hành thực nghiệm qua giờ dạy của GV Thuỳ với 04 SV Lương Thành Đạt, Lê Trung Kiên, Trần. Trong đó, chúng tôi chia thành 2 nhóm là nhóm tiến hành thực nghiệm và nhóm đối chứng.
Đồng thời hướng dẫn SV cách chơi Aria đó, yên cầu SV chơi thật rừ ràng, rành mạch từng phần, từng tay của tỏc phẩm trước sau đó mới ghép hai tay. GV tiến hành áp dụng những phương pháp dạy học thực hành đệm piano được nghiên cứu trong luận văn theo các bước dạy từng câu, từng đoạn từ dễ đến khó. Hai Aria có trong tác phẩm tương đối khó, vì chúng yêu cầu hát và đệm tương đối từ rất chậm đến rất nhanh, giai điệu có nhiều chỗ nhảy quãng khá xa, rất nhiều chùm ba và móc kép nhiều, láy nốt hoa mỹ.
Sau khi cho SV luyện những mẫu tiết tấu, mẫu giai điệu khó có trong các Aria, thì GV cần dựng bài cho SV cẩn thận từ đầu bài đến cuối cả 2 bài. + Tuần 4: GV hướng dẫn SV đệm từng đoạn và sửa những chỗ khó SV làm chưa tốt, tiếp theo hướng dẫn SV xử lý tác phẩm (sắc thái to-nhỏ, các kỹ thuật crescendo, diminuendo) sau đó cho SV đệm toàn bài với tốc độ chậm. Ngoài giờ học trên lớp, SV tự tìm hiểu và tham khảo thêm (cả phần nội dung và phương pháp thể hiện các bài hát) qua các tư liệu khác (như các phương tiện truyền thông, sách báo, nghe đài..).
GV hướng dẫn SV cách trình bày, biểu diễn Aria như: tư thế ngồi, cử chỉ khi đánh đàn, cách bắt nhịp cho ca sĩ vào đầu các phần. + Tiết 7 và 8: Sau khi luyện kỹ thuật, cách thể hiện sắc thái, tình cảm kỹ càng, GV hướng dẫn SV chơi trôi chảy hai bản Aria được giao với đúng tốc độ của bài, thể hiện đúng cảm xúc của nhân vật và sau đó hướng dẫn SV đệm piano với phần hát vocal. Kết quả thực nghiệm cho thấy SV Lương Thành Đạt và Lê Trung Kiên không những áp dụng tốt kĩ thuật đệm thanh nhạc mà còn biết cách vận dụng tốt cách thể hiện hình tượng âm nhạc thông qua sắc thái và giai điệu vào Aria như: kĩ thuật nhảy quãng xa, kĩ thuật láy, kĩ thuật điều khiển ngon tay để thể hiện to-nhỏ tương phản, kĩ thuật chơi tốc độ nhanh với độ phức tạp nốt nhạc cao.
Trong chương 3 chúng tôi giải quyết vấn đề dạy học đệm aria cho sinh viên trường ĐHSP Nghệ thuật TW bằng việc đưa ra các biện pháp giảng dạy đệm aria trong vở nhạc kịch “Đám cưới Figaro” của W. Sau đó nêu bật các kỹ thuật Piano sử dụng trong đệm Aria và cách thức xử lý kỹ thuật sao cho thuần thục nhất để thể hiện tốt phần đệm Aria theo tính chất nhân vật hoặc tính chất âm nhạc có trong các Aria thuộc tác phẩm Đám cưới Figaro. Phần cuối trong chương 3, chúng tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm định tính khả thi và đánh giá hiệu quả của việc áp dụng dạy học đệm aria trong nhạc kịch “Đám cưới Figaro” của W.
Thực hành đệm các tác phẩm cổ điển, các bài Vocal đơn giản, các tác phẩm Concone hoặc Romance có phần đệm đơn giản. Trang bị cho sv kĩ năng đệm cơ bản và khả năng kết hợp với người hát. Biết cách xử lý và thể hiện tác phẩm một cách hiệu quả: chú ý sắc thái, phong cách tác phẩm.
Có thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn, có ý thức kỷ luật, phương pháp làm việc khoa học. Sinh viên nắm được những quy trình và nội dung của chương trình môn học. Ứng dụng thực hành hoà thanh đệm và xử lý tác phẩm một cách có hiệu quả.