Nghệ thuật trang trí chùa Bối Khê vận dụng vào dạy học tại khoa Sư phạm Mỹ thuật tại trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương Nghệ thuật trang trí chùa Bối Khê vận dụng vào dạy học tại khoa Sư phạm Mỹ thuật tại trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương Nghệ thuật trang trí chùa Bối Khê vận dụng vào dạy học tại khoa Sư phạm Mỹ thuật tại trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Một số khái niệm công cụ để nghiên cứu
Trang trí là loại hình nghệ thuât làm đẹp, phục vụ cho đời sống vật chất và tinh thần của con người Nhờ những yếu tố trang trí, các vật dụng vừa có giá trị thẩm mỹ vừa nâng cao được giá trị sử dụng Vì vậy, trang trí nằm trong nghệ thuật ứng dụng Đời sống con người bao gồm nhiều lĩnh vực: ăn mặc, ở, lao động, học tập, nghỉ ngơi giải trí…nên nghệ thuật trang trí có nhiều chuyên ngành khác nhau để đáp ứng các nhu cầu ấy [28, tr.91]
Trang trí nội thất: làm đẹp mọi thứ đồ vật trong nhà, nơi ăn ở, làm việc, nơi tiếp khách, nơi vui chơi giải trí, hội họp, trang trí làm cho nội thất vừa đẹp và tiện lợi trong sử dụng
Trang trí ngoại thất: làm đẹp tất cả các không gian bên ngoài như vườn cây, thảm cỏ, đường đi, hàng rào, hồ nước, ánh sáng…
Trang trí phục trang: chăm lo việc ăn mặc, làm đẹp, vải vóc tạo kiểu quần áo, mũ nón, giày dép phù hợp làm đẹp cho mọi lứa tuổi dùng trong mọi điều kiện làm việc, nghỉ ngơi
Trang trí mỹ nghệ: làm đẹp mọi mặt hàng mỹ nghệ gốm, sứ, mây, tre, cói, thủy tinh, đồ trang sức, đồ vàng bạc…
Trang trí ấn loát: nghệ thuật trình bày, in ấn các loại sách báo và các ấn phẩm khác nhau
Trang trí sân khấu điện ảnh: phụ vụ các yêu cầu về mặt mỹ thuật của sân khấu, đạo cụ, phông màn, trang phục, hóa trang…
Như vậy, việc trang trí các họa tiết là hình thức trang trí nghệ thuật độc đáo của con người nhằm phục vụ cho thưởng thức nghệ thuật của “Cái đẹp” và thỏa mãn được nhu cầu nghệ thuật độc đáo mới lạ của con người khi xã hội ngày càng phát triển lên tầm cao mới Lúc này nghệ thuật trang trí luôn được nâng tầm quan trọng hơn nữa trong đời sống thực tại
Mỹ thuật là nói đến cái đẹp, trong nghệ thuật và trang trí nghệ thuật cái đẹp đó được mọi người thẩm định, nhìn nhận, đánh giá và sáng tạo Mỹ thuật được hiểu là phương thức tiếp cận, sáng tạo, làm đẹp Hiện nay có nhiều tài liệu có những khái niệm khác nhau về mỹ thuật Trong đó, cuốn Từ điển thuật ngữ mỹ thuật phổ thông có khái niệm như sau:
Mỹ thuật là từ dùng để chỉ các loại nghệ thuật tạo hình chủ yếu là hội họa, đồ họa, điêu khắc, kiến trúc Nói cách khác, từ mỹ thuật (đẹp + nghệ thuật) chỉ cái đẹp do con người hoặc thiên nhiên tạo ra mà mắt ta nhìn thất được, vì lý do này người ta còn dùng từ nghệ thuật thị giác (art visuel) để nói về mỹ thuật Ví dụ: vẻ đẹp của một bức tranh, giá trị mỹ thuật của một công trình kiến trúc… phụ thuộc vào sự hiểu biết và ý thích riêng của từng người Do đó, quan niệm về mỹ thuật cũng chưa nhất quán theo một chuẩn mực nào [24, tr.106]
Một sản phẩm sáng tạo dựa vào tính thực tế hiện hữu của vật thể Hoạt động của con người nhằm phản ánh, sáng tạo, hiện thực xã hội theo qui luật cái đẹp - Thể hiện triết lý nhân sinh và lý tưởng thẩm mỹ của người nghệ sĩ để thoả mãn nhu cầu cái đẹp gọi là nghệ thuật tạo hình Một sản phẩm có tính mỹ thuật và thỏa mãn nhu cầu sử dụng thực tiễn đó là những sản phẩm mỹ thuật ứng dụng trong đời sống hằng ngày
Hiểu theo nghĩa rộng, từ “mỹ thuật” còn được sử dụng để phân biệt những ngành lớn của hội họa: mỹ thuật ứng dụng, mỹ thuật công nghiệp, mỹ thuật trang trí…; mỗi ngành có một đặc thù riêng về kỹ thuật thể hiện và giá trị sử dụng
Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, những người hoạt động trong ngành thường chỉ thừa nhận khái niệm mỹ thuật theo nghĩa hàn lâm và có sự phân biệt rõ rệt giữa mỹ thuật với thủ công mỹ nghệ và mỹ thuật ứng dụng Đơn giản hơn, mỹ thuật là những đường nét được con người tự quy ước với nhau theo cảm nhận được sử dụng để biểu lộ thế giới thực tại gián tiếp qua một chất liệu nào đó theo một cách riêng của mỗi người cho là đẹp
Một tác phẩm được đánh giá là phần mỹ thuật biểu hiện tốt thì ít nhiều tác phẩm đó phải có âm vang về tính kinh viện Theo từ điển từ vựng mĩ học của Ê- chiên-nơ Su-ri-ô (Êtienne Souriau) - 1990, tiêu chuẩn mỹ thuật mang tính kinh viện gồm có: nhạy cảm, mang tới cho người thưởng thức nhiều cảm xúc; mức độ diễn tả không gian, thời gian; mức độ diễn đạt tới một trong các loại hình mĩ học Ví dụ: qua ngôn ngữ tạo hình diễn đạt thành công tác phẩm mang tính triết lý sâu sắc, cho dù các hình tượng trong tranh mang tính trừu tượng [24, tr.106]
Nói chung, mỹ thuật là môn nghệ thuật có ngôn ngữ riêng, tùy thuộc vào lĩnh vực khía cạnh khác nhau, nhu cầu sử dụng sản phẩm khác nhau mà từ đó ta sẽ có những khái niệm riêng về mỹ thuật trong từng lĩnh vực nghệ thuật, muốn học hay hiểu đúng về môn này cần phải hiểu ngôn ngữ của nó
1.1.3 Khái niệm phương pháp dạy học
Thuật ngữ phương pháp có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp là
“Methodos”, có nghĩa là con đường, cách thức hoạt động nhằm đạt được mục đích Theo Heghen (dưới góc độ triết học): “phương pháp là ý thức về hình thức của sự vận động bên trong của nội dung” Định nghĩa này chứa đựng nội hàm sâu sắc [36, tr.92]
Trong quá trình dạy học, phương pháp dạy học là một nhân tố cơ bản quan trọng, cùng với nội dung mà người học có thể chiếm lĩnh tri thức kỹ năng kỹ xảo theo những phương pháp khác nhau và kết quả đạt cũng không giống nhau Do tầm quan trọng đối với phương pháp và quá trình dạy học đã từ lâu phương pháp dạy học luôn là trung tâm chú ý của các nhà giáo, cho đến nay phương pháp dạy học vẫn là phạm trù được các nhà lý luận dạy học quan tâm Lý luận phương pháp dạy học đã được phát triển ngày càng hoàn thiện trên cơ sở kế thừa có phê phán và chọn lọc những thành tựu về tâm lý sư phạm và lý luận dạy học, đặc biệt là những tư tưởng mới về dạy học và phát triển về tích cực hóa, tối ưu hóa quá trình dạy học
Phương pháp dạy học là cách thức tổ chức hoạt động dạy học theo chuyên ngành để phù hợp với đối tượng tiếp nhận Bên cạnh phương pháp dạy học, cũng cần quan tâm đến cách thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh ở mỗi lứa tuổi, đảm bảo phù hợp với khả năng tiếp thu của các em.
Trong quan hệ đó phương pháp dạy quyết định, điều khiển phương pháp học, phương pháp học tập của học sinh là cơ sở để lựa chọn phương pháp dạy Tuy nhiên kết quả học tập có hiệu quả hay không lại được quyết định trực tiếp bởi phương pháp học tập của học sinh
Lịch sử hình thành phát triển chùa Bối Khê
Chùa Bối Khê có những giá trị đặc biệt về lịch sử, kiến trúc cũng như sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng Đây là một trong những ngôi chùa hiếm hoi còn giữ được những cấu kiện, liên kết kiến trúc gỗ cổ nhất (thời trần) của đồng bằng
Bắc Bộ, cùng với chùa Dâu (Thuận Thành, Bắc Ninh), Chùa Thái Lạc (Văn Lâm, Hưng Yên) Chùa đã từng được văn bia ghi lại là một đại danh lam, có cảnh quan đẹp và quy mô lớn, Kiểu thức chùa “trăm gian” Chùa có sự dung hội nhuần nhuyễn giữa tín ngưỡng bản địa và Phật giáo, vừa thờ Thánh vừa thờ Phật Việc thờ Quan Âm Nam Hải làm chủ điện Phật ở chùa Bối Khê đã cho thấy nét đặc biệt, điển hình về tín ngưỡng thờ Quan Âm của người Việt [PL1, Hình 1, tr.96]
Chùa Bối Khê là ngôi chùa có sự kết hợp giữa Phật giáo và Đạo giáo
Chùa có thờ Đức Thánh Bối ở phía sau ngôi chùa Bối Khê có một Thánh điện gồm rất nhiều pho tượng để thờ, số lượng nhiều hơn hẳn so với các ngôi chùa khắc ở Việt Nam Vì vậy, tại chùa Bối Khê cũng thể hiện rõ được sự hòa nhập của tôn giáo tín ngưỡng, văn hóa truyền thống ở đồng bằng Bắc bộ của Việt
Trên các đầu bẩy, đầu dư hiên nhà Thượng Điện của chùa Bối Khê có hình rồng đỡ, thể hiện phong cách thời Trần Dấu ấn chạm khắc đặc trưng của chùa thể hiện rõ ở chữ S gần gốc mào của rồng Phần nanh rồng dài vắt ra ngoài, phần mang má được trau chuốt tỉ mỉ Những hình chạm khắc này được cho là mô phỏng nguyên mẫu rồng nhà Lý từ thế kỷ 14, thể hiện qua môi trên kéo dài như mào, chữ S tượng trưng cho mây mưa sấm chớp trong tín ngưỡng thờ Tứ Pháp Tuy nhiên, vẫn có sự khác biệt giữa rồng Trần và rồng Lý được thể hiện trên các chạm khắc tại chùa Bối Khê.
Rồng thời trần thân hình ngắn và mập hơn so với rồng nhà Lý dài và thân hình mảng đường cong uốn lượn So sánh về phong cách tạo hình, đầu rồng tư thế ngửa mặt, há miệng ngậm đầu bẩy này giống với đầu rồng ở tháp Chương Sơn (thời Lý) Đây là biểu hiện tiếp thu truyền thống nghệ thuật Lý của nghệ thuật thời Trần [PL1, Hình 3a,3b, tr.97]
Hình tượng chim thần Garuda đã có từ thời Lý, đã xuất hiện ở chùa Bối
Khê ở vị trí góc nền Thượng Điện, góc bàn thờ hoa sen dưới dạng chạm khắc đá Ở đây chim thần Garuda của chùa Bối Khê lại được khắc chạm trên gỗ
Chim thần Garuda thường được chạm bằng đá, chỉ có duy nhất (được tìm thấy cho tới nay) ở góc đao Thượng Điện Bối Khê là chạm gỗ [PL1, Hình 4, tr.98]
Thời Lý: ở thời nhà Lý chùa đã định hình về dạng kiến trúc “Bốn ngôi chùa có từ thời Bắc thuộc là Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi và Pháp Điện Có thể thấy màu sắc của văn minh nông nghiệp lúa nước ở tên các chùa này; qua đó có thể thấy sự “Phật hóa” thần linh tại các am, miếu thờ” [17, tr.17] Có thể thầy ở Thời nhà Lý các ngôi chùa được xây dựng nhiều, hình thành các tôn giáo tín ngưỡng linh thiêng Và các ngôi chùa có có thể chia làm 4 loại dạng khác nhau:
Có nhiều loại chùa ở Việt Nam với những đặc điểm riêng biệt Chùa Một Cột có thiết kế độc đáo với kiến trúc hình bông sen cách điệu trên một cây cột Chùa Vua là nơi dành cho vua nghỉ ngơi khi đi du ngoạn, thường có kiến trúc lớn và ghi lại bút tích của nhà vua Một số chùa không có tháp và không phải là hành cung Cuối cùng, có những ngôi chùa nhỏ nằm ẩn mình trong thôn xóm, thường hình thành xuất phát từ am thờ hoặc miếu thờ.
Dấu ấn kiến trúc Phật giáo trong chùa thời Trần có thể bắt nguồn từ triều đình hoặc dân chúng Thời kỳ này chứng kiến sự ra đời của Thiền phái Trúc Lâm do vua Trần Nhân Tông sáng lập, đánh dấu bước phát triển mạnh mẽ của tư tưởng Phật giáo Thiền tại Việt Nam Tuy nhiên, do những biến đổi văn hóa, tín ngưỡng Thiền này đã dần thay đổi vào cuối thời Trần.
Những cấu kiện bằng gỗ trong các kiến trúc thời Trần còn sót lại cho đến nay rất hiếm Trong chùa Bối Khê những chạm gỗ khắp nơi đều được tạc phù điêu tinh tế và mang đậm chất văn hóa truyền thống của các thời đại Những cấu kiện có trang trí thì lại càng quí, chỉ còn bốn di tích giữ được cấu kiện gỗ:
Chùa Phổ Minh (Nam Định) giữ được bộ cánh cửa gỗ chạm rồng rất đẹp; Đồng Bói (Nam Định) có mấy thanh xà gỗ chạm tiên nữ múa dâng hoa sen; chùa Dâu (Bắc Ninh) giữ được bộ khung giá chiêng có lá đề chạm rồng và một số cột chạm tiên nữ dâng hoa sen; chùa Thái Lạc (Hưng Yên) giữ được bộ khung giá chiêng vì nóc, cột trốn, các ván gió chạm tiên nữ dâng hoa, nhạc công và rồng
Dựa vào các yếu tố trang trí trên ta nhận thấy được sự tinh tế của những bàn tay nghệ nhân đào hoa tài giỏi của các thời đại lịch sử [PL1, Hình 5, tr.98]
Nghệ thuật thời Mạc thể hiện rõ trên các cấu kiện trang trí như hai bộ vì nóc của Thượng Điện và các chi tiết như xà nách, thanh chống Hai bộ vì nóc nổi bật với kích thước lớn và được trang trí dày đặc bằng các giá chiêng Phong cách trang trí tạo hình này tương tự như tại chùa Thái Lạc (Hưng Yên), chùa Dâu (Bắc Ninh) - những ngôi chùa cũng mang đặc trưng mỹ thuật thời Mạc Các họa tiết rồng, sư tử, phượng hoàng trên trang trí kiến trúc cũng tương đồng với họa tiết trên đồ gốm thời Mạc.
So sánh bộ vì nóc Thượng điện Bối Khê với những chi tiết kiến trúc gỗ thời Mạc khác tìm thấy ở chùa Cói (Vĩnh Phúc), chùa Dương Liễu (Hà Tây cũ), bộ vì nóc của các ngôi đình thế kỉ 16 ở Ba Vì (đình Thụy Phiêu, Tây Đằng) có điểm chung về các mô típ trang trí tại chùa, kĩ thuật thể hiện Các cấu kiện vì nóc chùa Bối Khê khá giống với vì nóc chùa Cói và chùa Dương Liễu ở khung giá chiêng khỏe Các trụ trốn và giá chiêng chùa Bối Khê trang trí rồng, hoa cúc, hoa mẫu đơn Ở chùa Cói là một con rồng cuộn choán kín diện tích lá đề, chùa Dương Liễu là hình cá hóa long Chạm khắc trang trí đầu dư chạm rồng, cá hóa long trên thanh chống ở chùa Bối Khê tương tự trang trí bộ phận cùng loại tại chùa Cói [18, tr 32]
Một vài nét khái quát về Chương trình dạy học Mỹ thuật tại khoa Sư phạm Mỹ thuật trường ĐHSP nghệ thuật TW
SPMT Trường ĐHSP Nghệ thuật Trung ương
Trường ĐHSP Nghệ thuật Trung ương từ lúc thành lập trường đến nay, Khoa SPMT đã đào tạo được 45 khóa sinh viên hệ Cao đẳng ngành Sư phạm, và đào tạo 14 khóa sinh viên hệ Đại học ngành SPMT, ngành Hội họa đã đào tạo được 9 khóa, và đào tạo được 3 khóa sinh viên hệ đại học chuyên ngành SPMT Mầm non Các bạn sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường đều là những thầy cô trong các trường Tiểu học và Trung học Cơ sở trên cả nước có uy tín và vưng vàng trong sự nghiệp giáo dục
Lực lượng sinh viên xuất sắc của Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương nay đã không ngừng trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn Nhiều cá nhân đã trở thành giảng viên tại các trường cao đẳng, đại học đào tạo chuyên ngành mỹ thuật, góp phần quan trọng vào chất lượng giáo dục nghệ thuật của cả nước.
Sau khi được đào tạo, sinh viên ra trường sẽ là thầy, cô giáo giảng dạy mỹ thuật tại các trường Tiểu học, Trung học Cơ sở, các trường Nghệ thuật chuyên nghiệp Ngoài ra sinh viên có cơ hội học tập nâng cao trình độ sau đại học tại trường và còn có rất nhiều cơ hội việc làm khác nhờ khả năng thích ứng nhanh với những công việc liên quan đến mỹ thuật Quan trọng nhất vẫn là việc làm sau khi tốt nghiệp tại trường ĐHSP Nghệ thuật TW Bởi vậy, mà khoa SPMT của Trường ĐHSP Nghệ thuật TW luôn cố gắng giúp đỡ các em sinh viên học tập thực tiễn, chất lượng đầu ra hiệu quả để các em có kiến thức chuyên môn vững vàng khi tốt nghiệp ra trường đi làm hiệu quả công việc, đáp ứng được mọi nhu cầu của xã hội
1.3.1 Sự đổi mới về chương trình dạy học các môn lý thuyết chuyên ngành
Vào thời kỳ đổi mới, nghệ thuật Việt Nam đã thay đổi mạnh mẽ để hội nhập xã hội, xuất hiện nhiều xu hướng mới và phong cách cá nhân Trường Đại học đào tạo mỹ thuật cũng cởi mở hơn khi mời chuyên gia nước ngoài giảng dạy, tham khảo chương trình nước ngoài để nâng cao chất lượng dạy và học Đây là cơ hội cho mỹ thuật phát triển và hòa nhập khu vực, thế giới Các họa sĩ, giáo viên mỹ thuật đã thay đổi cách nhìn nhận nghệ thuật, hội nhập các xu thế mới để đổi mới mỹ thuật, giúp nghệ thuật tồn tại và phát triển trong tương lai.
Chương trình đào tạo ngành Sư phạm Mỹ thuật, Sư phạm Mỹ thuật Mầm non và Hội họa liên tục được đổi mới, cập nhật phù hợp với nhu cầu xã hội và doanh nghiệp Sinh viên theo học tại khoa được ưu tiên miễn giảm kinh phí đào tạo, đặc biệt đối với ngành Sư phạm Mỹ thuật và Sư phạm Mỹ thuật Mầm non sẽ được miễn hoàn toàn học phí.
100% học phí) Các em cũng sẽ nhận được sự dạy dỗ, chỉ bảo tận tình của đội ngũ chuyên môn vững vàng, nhiệt tình Hưởng chương trình dạy học tiên tiến, có thể phát triển theo xu hướng của thời đại
Ngày nay xã hội được hội nhập, các kênh truyền thông, internet giúp hệ thống kiến thức lý luận mỹ thuật lan rộng khắp toàn cầu Sinh viên trường ĐHSP Nghệ thuật TW được đào tạo tốt hơn và tiếp nhận tri thức nhanh hơn về chuyên ngành mỹ thuật Chương trình đào tạo SPMT đã chuyển đổi mạnh mẽ, khơi gợi nuôi dưỡng tài năng làm trọng tâm của đào tạo thay cho hình thức đào tạo kỹ năng nghề cho sinh viên Chương trình đào tạo mỹ thuật cần có sự thay đổi phù hợp với nét sống văn hóa, phong cách hợp thời đại
Muốn chất lượng dạy học được nâng cao khoa SPMT luôn chú trọng đổi mới chương trình dạy học tại trường, thay đổi những tư duy mới hơn trong giảng dạy học tại trường ĐHSP nghệ thuật TW Khoa SPMT đã có những thay đổi trong quan niệm thẩm mỹ, ngôn ngữ hình thức, chất liệu, quan niệm sáng tác, tính dân tộc, tính hiện đại và tính hậu hiện đại Chương trình đào tạo đã thể hiện cái nhìn mới từ những thay đổi với các tiêu chí cụ thể để đánh giá chất lượng bài tập của các sinh viên đang học tập tại trường Khuyến khích sinh viên phát triển tư duy sáng tạo ra nhiều phong cách vẽ khác nhau để trường ĐHSP Nghệ thuật TW xứng tầm là môi trường đào tạo chuẩn mực giúp sinh viên phát triển phong cách cá nhân trong môi trường giáo dục đào tạo hiện đại Đối với môn bố cục giáo viên định hướng, sinh viên được tự do sáng tạo theo phong cách của mình trên cơ sở những yếu tố tiêu chí cơ bản của một bức tranh nghệ thuật Đào tạo cử nhân ngành Hội họa hoạt động trong lĩnh vực mỹ thuật như sáng tác; nghiên cứu mỹ thuật; phê bình mỹ thuật; chuyên gia mỹ thuật…
Người học được trang bị những kỹ năng để xây dựng và thực hiện kế hoạch; phác thảo ý tưởng và thể hiện các tác phẩm, sản phẩm mỹ thuật
Người học có trình độ ngôn ngữ để giao tiếp, kỹ năng thuyết trình và đàm phán, kỹ năng làm việc nhóm, làm việc độc lập và các kỹ năng mềm ứng dụng hiệu quả trong đời sống xã hội Có ý thức tổ chức kỷ luật và đạo đức nghề nghiệp, có năng lực tự chủ và tự chịu trách nhiệm, đồng thời có thể học tiếp lên bậc học cao hơn và tự học để hoàn hoàn thiện và nâng cao năng lực nghề nghiệp Mục tiêu chương trình đào tạo ngành SPMT là đào tạo cử nhân Sư phạm Mỹ thuật có kiến thức sâu rộng về mỹ thuật và khoa học giáo dục, có năng lực Sư phạm, đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp đổi mới giáo dục, đào tạo trong xu thế hội nhập Sau khi tốt nghiệp, người học có phẩm chất chính trị vững vàng, có chuyên môn, nghiệp vụ tốt, có ý thức tổ chức kỷ luật và đạo đức nghề nghiệp, có năng lực tự chủ và tự chịu trách nhiệm Người học có khả năng ngoại ngữ và tin học để giải quyết các vấn đề thuộc lĩnh vực chuyên môn Đồng thời, có thể sáng tác, tổ chức các hoạt động mỹ thuật, học tiếp lên bậc cao hơn để hoàn thiện và nâng cao năng lực nghề nghiệp
Việc đổi mới chương trình đào tạo chú trọng đến các môn lý thuyết chuyên ngành, khoa SPMT đã có hướng triển khai thực tiễn, giảng dạy nghệ thuật có xu hướng là một hoạt động mang tính độc lập sáng tạo Định hướng cho sinh viên ngoài giờ trên lớp thì sẽ tự học ở nhà, tự tìm tòi nghiên cứu Giảng viên hướng dẫn trên lớp trong một không gian, thời gian nhất định Thời gian còn lại là sinh viên “tự học” Nếu giờ học thực hành thì sinh viên phải có mặt để giáo viên hướng dẫn cơ bản nắm bắt được tình hình chung Vì vậy giảng viên cần lập kế hoạch cụ thể giờ trên lớp và quảng thời gian sinh viên tự học tại nhà hiệu quả hơn
Qua các học phần như Lý luận và phê bình mỹ thuật, Trải nghiệm hoạt động MT, PPDH mỹ thuật bên cạnh các học phần sáng tác, chuyên môn sinh viên nắm được trọng tâm yêu cầu đề tài, sinh viên nắm được đối tượng, phương pháp, khái niệm, quy luật, lý thuyết, học thuật của môn học và kết nối lý luận với thực hành
Những kiến thức này giúp sinh viên phát triển thế giới quan, tính thẩm mỹ, hoạt động nghệ thuật dễ hơn, nhờ đó thích nghi được với nhiệm vụ trong tương lai Giúp sinh viên nhìn được con đường phía trước trong tương lại Trong quá trình dạy học cộng tác giữa giảng viên và sinh viên một cách cở mở sẽ giúp sinh viên phát triển năng lực hoạt động nghề hoạt bát hơn, sáng tạo phong cách bản thân tốt hơn, tư duy khoa học, tư duy nghề nghiệp, phương pháp tự học và nghiên cứu độc lập
Tiếp theo đó, các bạn sinh viên thông qua học tập các môn lý thuyết để hình thành năng lực tổ chức học tập một cách khoa học, phân bố hợp lý thời gian lao động trí óc (thời gian học trên lớp, tự học, thảo luận nhóm với bạn bè), bố trí thời gian nghỉ ngơi thu giãn đầu óc một cách khoa học
1.3.2 Đặc điểm học phần trang trí cơ bản
Trang trí chính là khía cạnh nghệ thuật được áp dụng rộng rãi nhất trong nhiều lĩnh vực khác nhau, góp phần làm đẹp và nâng cao giá trị thẩm mỹ cho cuộc sống Nghệ thuật trang trí giúp người học nhận thức được khái niệm và tầm quan trọng của nó trong đời sống xã hội, từ đó có thể ứng dụng hiệu quả vào các lĩnh vực thiết kế, thủ công mỹ nghệ, kiến trúc,
Trong bài giảng đầu tiên về môn học, giảng viên khoa SPMT đã luôn chú trọng đến việc tạo được hứng thú học tập và chuẩn bị thái độ sẵn sàng tự giác học tập cho sinh viên Kiến thức đầu tiên nhập môn được xây dựng từ đơn giản dễ hiểu, đủ giúp người học nhanh chóng tiếp cận với bộ môn Trang trí, sau đó nâng dần bài học ở các học phần tiếp theo để sinh viên thực sự hiểu về nghệ thuật trang trí cần phải trải qua một chặng đường học tập lâu dài Các bạn sinh viên dần nắm được những khái niệm cơ bản về trang trí và ứng dụng của trang trí trong đời sống văn hóa xã hội Nắm vững được các loại hình trang trí cơ bản
ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH TRONG NGHỆ THUẬT
Các mô típ trang trí chùa Bối Khê
Các di vật trang trí tại chùa Bối Khê hầu hết có những mô típ trang trí họa tiết khá ấn tượng, đường nét chạm khắc tinh xảo, ngôn ngữ tạo hình phong phú và đa dạng, nghệ thuật bố cục xắp xếp các nhóm vật tinh tế, các nghệ nhân xưa đã khéo léo tạo khắc trong các bố cục thuận mắt và tận dụng được khoảng trống mà không bị rối loạn chính phụ
Bên cạnh hệ thống họa tiết trang trí trên cấu kiện kiến trúc còn có các mô típ trang trí trên hệ thống đồ thờ chùa Bối Khê cũng lưu giữu được nét đẹp văn hóa truyền thống với lối tạo hình độc đáo
Nói về trang trí kiến trúc của Chùa Bối Khê cần nhắc tới những bậc thềm phía trước Thượng Điền được xây dựng bằng vật liệu gạch gốm đặc trưng phong cách thời Mạc kếp hợp cách tạo hình khuôn mẫu thời Lê, những họa tiết hoa văn chạm khắc trang trí đẹp và tinh xảo Được trùng tu và sửa sửa chữa ở nhiều giai đoạn khác nhau nên ở các vị trí kiến trúc của chùa thể hiện đa dạng phong cách Những hình chạm khắc trên gỗ đánh dấu phong cách thời Nguyễn với các dạng hoa văn với mô típ như cây tùng, cúc, trúc, mai, hoa sen, hình rồng, chim phượng…Bên cạnh đó còn có cả hình chạm mô phỏng tích thầy trò Đường Tăng đi lấy kinh Đề tài này cũng ngụ nhiều ý nghĩa với kỹ thuật chạm khắc tinh tế, hình Thầy trò đường tăng dường như thể hiện sự nhẫn nại, đức kiên trì để hướng tới thiện tâm của con người
Ngoài ra trên các mảng chạm còn xuất hiện hình chạm khắc Nai, Ngựa đang vui chơi với nhau hồn nhiên như vốn dĩ tính chất dân dã của người chạm khắc, con Ngựa con Hươu với nhiều tư thế khác nhau tạo nên hoạt cảnh vui mắt…Ở bên dưới của vì mái cũng có những chạm khắc hoa văn sinh động mà bình thường ở các ngôi chùa khác sẽ hiếm khi chạm khắc khu vực dưới mái này hoặc nếu chạm thì thường lựa chọn các họa tiết đơn giản [PL1, Hình 9a| 9b, tr.101]
Cũng có thể kể đến một vài pho tượng điển hình trong chùa như pho tượng Quan Âm Nam Hải mang phong cách tạo hình thời Mạc Các pho tượng này có giá trị nghệ thuật tinh xảo, được bố trí hàng dài cân xứng và cũng chứa đựng những ngôn ngữ tạo hình mới lạ tinh tế Bệ tượng có trang trí khá đẹp mắt, họa tiết hoa sen được lặp lại tạo thành một đô án hoặc dải trang trí kế thừa phong cách trang trí phóng khoáng thời Trần Phía phải bên tượng là Kim Đồng, Ngọc Nữ có từ thời Nguyễn được trang trí nếp áo tinh tế với đường nét uyển chuyển, mềm mại [PL1, Hình 10, tr.101]
Tượng Quan Âm ngồi tư thế bán Kiết già, áo không tay chạy lượn biên, gặp lá sen sau lưng, phía trước phủ qua vai chảy xuống lòng đùi Được ngồi trên bệ đài sen bốn tầng, dưới nữa là bệ lục giác có quỷ đội đài sen Bức tượng có 14 tay với 7 đôi đối xứng qua thân: Đôi thứ nhất: ngang đầu, nâng mặt trăng - mặt trời Đôi thứ hai: cao vừa đủ, các ngón tay bắt ấn lại đóng mở nửa vời, vừa hướng thu vào – lại vừa búng ra Đôi thứ ba: lòng bàn tay hướng về phía trước Đôi thứ tư: chắp trước ngực Đôi thứ năm: đặt trên lòng Đôi thứ sáu: đặt trên đầu gối tay ngửa, tay úp Đôi thứ bảy: chống thẳng sau mông, các ngón khép lại và duỗi trên mặt bệ
Trong chùa Bối Khê cũng có nhiều tấm bình phong, mỗi tấm Bình phong đều có những trang trí chạm khắc họa tiết đặc trưng cho mỗi thời đại xưa Các tấm Bình phong này mang ý nghĩa tỏ uy danh chỉ tôn uy của người được nhận Bình phong cũng giúp các vị vua thể hiện được thể diện của mình mỗi khi ban cho những thần tử có công lớn [PL1, Hình 11, tr.102] Ở Hậu cung xây cao hai tầng mái, vật liệu làm bằng gỗ, chạm khắc phù điêu tinh xảo và luôn có tính trang trí nhịp điệu theo các nguyên tắc đóii xứng hoặc lặp lại, các họa tiết trang trí hoa sen, hoa cúc, hình rồng, mây, lá Đề, Chim chạm khắc rất cầu kỷ tỉ mỉ, đường nét chạm khắc khỏe khoắn toát lên được khí thế của nhân vật…[PL1, Hình 12, tr.102]
Tại Cung Thánh toàn bộ mái đều được đắp vữa ở khung mái, toàn bộ kết cấu ở trong nhà đều được chạm khắc gỗ tinh xảo các họa tiết trang trí hoa văn Những yếu tố trang trí họa tiết ở đây là những Mô típ trang trí nhóm động vật (Tứ Linh, Lân, Sư tử) nhóm thực vật (Tứ Quí, hoa quả quí, hoa dây, hoa chanh), chia nhiều nhóm họa tiết trang trí khác nhuau, và nhóm thiên nhiên -vũ trụ (mặt trời, mặt trăng, mây) Những họa tiết này được điêu khắc chạm rất tinh xảo trên các vật liệu gỗ cụ thể là các kết cấu khung gỗ, bờ nóc mái Ngôn ngữ tạo hình chủ yếu là nghệ thuật trang trí chạm khắc, phù điêu: Hình khối, chất liệu, đường nét, ánh sáng và không gian
Hiện nay ở chùa Bối Khê còn lưu giữ rất nhiều tượng thờ, mỗi tòa đều có những nét tôn giáo khác nhau bằng chứng được thể hiện ở những di vật để lại và các hình thù phù điêu chạm khắc tại chùa Chứng tỏ ở chùa là sự hội nhập các tôn giáo tín ngưỡng khác nhau của Bắc Bộ Các pho tượng ghi chép trong văn bia trước thời Nguyễn hiện không còn, chỉ trừ hai pho tượng Quan âm nghìn mắt nghìn tay và Bà Hậu (thời Mạc) ở vị trí tôn chủ của Thượng điện
Ngôi chùa Bối Khế là tập hợp khá đầy đủ các tín ngưỡng và văn hóa của các thời đại xưa Mang đậm các yếu tố di sản và nét văn hóa truyền thống từ các thời đại được thể hiện chi tiết bằng đường nét nghệ thuật trang trí họa văn chạm khắc trên các bia đá, cột gỗ, cột kèo và vì mái của Chùa
Các mô típ trang trí tại chùa Bối Khê có ý nghĩa và biểu tượng của 3 chủ đề chính: Về thiên nhiên - vũ trụ; thực vật; các linh thú và động vật
Mô típ thiên nhiên – vũ trụ
Mô típ Thái cực: Thái cực được xem là sự khởi đầu của vạn vật trên vũ trụ Hình ảnh thái cực được thể hiện dạng hình tròn kết hợp với đường cong hình chữ S Một bên là màu trắng (cực dương) có một chấm đen (âm), và một bên là màu đen (cực âm) có chấm trắng (dương) Hai chuyển động này của Thái cực sản sinh ra cực âm – cực dương Cực âm dương hoán đổi nhau sinh ra vạn vật trên vũ trụ Hình ảnh Thái cực còn mang ý nghĩa của sự may mắn và thuận lợi, hoàn hảo, những điềm lành và hạnh phúc viên mãn Đây là mô típ trang trí mang ảnh hưởng của 27 Đạo Giáo, xuất hiện ở chùa Bối Khê ở vị trí mặt bên của sập đá thờ đặt trước sân nhà Tiền Đường
Mô típ trang trí này xuất hiện không nhiều [PL1, Hình 13, tr.103]
Mô típ trang trí thực vật
Bên cạnh những họa tiết trang trí về thiên nhiên vũ trụ thì Chùa còn có họa tiết về mô típ thực vật như: Tùng – Cúc – trúc – Mai, là một trong những bức tranh phong thủy có tiếng của các thời đại và đến tận hiện nay vẫn lưu truyền văn hóa tín ngưỡng này Tùng cúc trúc mai (tứ quý); hoa sen, hoa cúc, cây đào, Tứ quý hóa Tứ linh, hoa chanh, dây leo Những bông hoa sen, hoa cúc là tín ngưỡng thuộc hệ mô típ Phật giáo, dùng trang trí ở các ngôi chùa Phật, hay dùng điêu khắc chạm đá trên các bệ đá ngồi của phật giáo Các hình tượng thực vật còn lại thuộc hệ mô típ Đạo giáo, đều thuộc phong cách trang trí mang đậm thời nhà Nguyễn muộn xuất hiện khá nhiều các họa tiết này tại chùa, và xuất hiện trên các bia đá, vì kèo, mái ngói hay thức cột… [PL1, Hình 14a,14b, tr.104]
Mô típ trang trí động vật Trong tự nhiên, muôn loài được chia làm 5 loại gồm: loài lông vũ tiêu biểu là phượng hoàng, loài lông phủ thì có Kỳ lân, lông trần đó là con người chúng ta, loài có vẩy hình ảnh quen thuộc là con rồng, và loài có mai đại diện là con rùa Lục súc thì gồm: Con trâu, con ngựa, lợn, chó, gà Bên cạnh đó còn có Ngũ tính chia làm 5 loại thú, trừ con chó Loại thú này được dùng để tế hiến trong các ngày lễ thần linh của buôn làng Ở tín ngưỡng trang trí kiến trúc tôn giáo thì thường chạm khắc gồm có 2 loại chủ yếu là linh thú (những con thú thiêng mang đầy ý nghĩa liên thiêng và biểu tượng) và những loại thú khác
Những chạm khắc họa tiết trang trí này được tổ chức bố cục theo luật nhịp điệu đối xứng, lặp đi lặp lại tạo ra tính tổng thể vần luật có tính trật tự
Đặc điểm yếu tố đường nét trong trang trí chùa Bối Khê
Chùa Bối Khê là tập hợp rất nhiều lối tạo hình trang trí của nhiều thời đại nhà Trần, Nguyễn, Lý, Mạc…Là ngôi chùa tổng hợp một cụm nét văn hóa truyền thống của nhiều thời đại lịch sử, lưu giữ bảo tồn tới ngày nay Có thể nói tại chùa Bối Khê tập hợp gần như đầy đủ các nét văn hóa tốn giáo tín ngưỡng của người xưa, phong tục tập quán, họa tiết trang trí đều điểm lên được thế mạnh của từng thời đại Chùa Bối Khê là một điển hình của phong cách trang trí kiến trúc Phật giáo Việt Nam, và có từ thời
Trần Đa số các công trình trong chùa đều mang phong cách kiến trúc Việt Nam được minh chứng bằng những họa tiết trang trí và phù điêu chạm khắc tại Chùa Bối Khê
Trường phái trang trí chùa Bối Khê thể hiện sự giao thoa nhuần nhuyễn giữa điêu khắc và trang trí mỹ thuật Ngôn ngữ tạo hình đa dạng với bố cục chặt chẽ, tuân thủ nguyên tắc lặp lại nhịp điệu Sự phân cấp rõ ràng trong các chủ thể và phụ thể cho thấy phong cách nghệ thuật thời bấy giờ đạt đến trình độ điêu luyện và tinh xảo ngay trên từng đường nét chạm khắc phù điêu.
Ngôn ngữ tạo hình chủ yếu là trang trí họa tiết lặp lại nhiều lần có tính nhịp điệu vần luật, sắp xếp lặp đi lặp lại liên tục không gây rối mắt
Trong đó những họa tiết trang trí này được cách điệu đơn giản bằng ngôn ngữ tạo hình sáng tạo, kết hợp đường nét để tạo ra hình khối theo một kiểu nào đó thì nhịp điệu lại nối các họa tiết với nhau thành một khối thống nhất giữa các yếu tố trong một tác phẩm trang trí Ngoài ra nghệ thuật điêu khắc tạo ra không gian ba chiều của bề mặt phẳng, thể hiện được chiều sâu hình khối, không gian ánh áng bóng đổ trên từng vật liệu cụ thể Tác phẩm điêu khắc có thể nói lên được bức tranh tổng thể và sự vật hiện tượng đang diễn ra trong không gian đó, mang tới cảm xúc cho người xem tác phẩm hiểu được điều muốn diễn đạt một cách dễ hiểu nhất Ngôn ngữ tạo hình đặc trưng của điêu khắc là hình khối, ánh sáng, không gian, chất liệu Điêu khắc có 2 loại chính là tượng tròn và phù điêu Nếu ngôn ngữ tạo hình của tượng tròn là tạo được các khối, các khối thật và khối ảo được tạo ra bởi đường nét chạm khắc tinh xảo diễn tả không gian ba chiều thể hiện trên bề mặt phẳng sử dụng quy luật của trang trí như : vần luật, nhịp điệu, lặp đi lặp lại một sự vật, chiều sâu trong phù điêu là chiều sâu ảo thể hiện trong mặt phẳng nhưng ta vẫn cảm nhận được không gian trong mặt phẳng đó bằng đường nét khắc và màu sắc
Trong điêu khắc thì việc thể hiện một bức tranh tổng thể có không gian ánh sáng, hiện tượng sự vật sự việc diễn ra trong tác phẩm được thể hiện rất dễ ràng và bố cục có ưu điểm là thể hiện được nhiều thứ trong đó như núi non, sông biển, cỏ cây, hoa lá, sinh hoạt xã hội Ưu điểm này thể hiện trên phù điêu là chính, còn tượng tròn thì không làm được điều trên [PL1, Hình 20, tr.108].
Không gian và bố cục
Những bức chạm khắc phù điêu tả lại bức tranh theo lớp không gian được bóc tách từng lớp, lớp trước ở gần, lớp sau trên cao là xa
Không gian: các pho tượng được đặt trong không gian tương đối hẹp và chạy dọc theo hành lang lối đi hai bên Bố cục đã dùng ánh sáng tự nhiên ngoài trời chiếu vào lối hành lang đi Không gian bàn thờ thì ít cửa sổ chủ yếu lấy ánh sáng tự nhiên, tạo nên không gian mờ ảo phù hợp với khu vực tâm linh thờ cúng Các không gian bên trong ban thờ thì có tượng cao lớn nhìn bề thế và nặng trĩu, nằm ở vị trí chính giữa ban thờ tạo cảm giác choáng ngợp
Chất liệu phù điêu: vật liệu Gỗ, đá các loại đá khác nhau, thạch cao, xi măng, đất sét, kim loại như đồng, nhôm, bạc…
Bố cục của tác phẩm phù điêu như trong mỹ thuật Khi điêu khắc tác phẩm đều tính mảng chính - mảng phụ rõ ràng, có điểm nhấn các họa tiết cần thiết khi muốn yếu tố chính trong tác phẩm là phần nào Ngoài ra còn có tính đường luật lặp lại liên tục nhịp điệu về hình hay nhịp điệu về tuyến có mảng đặc mảng rỗng tạo sự phong phú tỏng tạo hình ngôn ngữ diện mảng và tuyến Chính - phụ luôn rõ ràng, có mảng dày và có mảng thưa để tạo điểm nhấn trong bức tranh điêu khắc đầy tính nghệ thuật Ở chùa Bối Khê là sự kết hợp cả nghệ thuật trang trí và nghệ thuật điêu khắc Đồ thờ trong chùa Bối Khê có cả tượng tròn, phù điêu và đều có những mô típ trang trí, chạm khắc trên di vật của đồ thờ rất tinh xảo qua nhiều thế hệ “Các trang trí họa tiết trên đồ thờ và các vì kèo, phần mái và các bậc thềm mang tính nghệ thuật điêu khắc rất tinh xảo và thể hiện được tài năng của các họa sỹ - nghệ nhân xưa Những mảng trang trí kiến trúc trên đều thỏa mãn được nguyên tắc bố cục chính, phụ, không gian ánh sáng hình khối đều rất rõ ràng” [2, tr.31].
Hình khối
“Khối hình học chính là những khoảng không gian được giới hạn bởi các mặt phẳng hoặc cong Khối mang bản chất không gian ba chiều, được xác định bởi kích thước cơ bản: chiều cao, chiều rộng, chiều sâu” [2, tr.31]
Thế nên, hình khối vật thể chúng ta sẽ cảm nhận được khi vật thể đó được đặt trong một không gian xác định có giới hạn
Tại chùa Bối Khê, nghệ thuật chạm khắc tinh xảo biểu trưng cho sự hiểu biết sâu sắc về ý nghĩa và chức năng của các tác phẩm Các nghệ nhân đã khéo léo áp dụng đa dạng kỹ thuật tạo hình để tạo nên các khối đặc, rỗng, nổi, chìm, tĩnh, động, cứng, mềm, mang đến giá trị thị giác cao cho các sản phẩm chạm khắc Sự kết hợp hài hòa giữa các khối hình này tạo nên chiều sâu không gian, giúp người xem cảm nhận được sự sinh động, đa dạng và có hồn trong các tác phẩm.
Khối chìm, khối nổi: thể hiện rõ trên các phù điêu nghệ thuật điêu khắc tại chùa Bối Khê, tượng đài Trang trí chạm khắc các đường diềm liên tục lặp lại trong kiến trúc
Tượng Quán Âm được đặt ở trung tâm của Phật điện chùa Bối Khê
“Làm bằng gỗ, cao 1,35m, cao cả bệ 2,28, ngang vai rộng 50cm, rộng ngang gối 90cm Toàn bộ tượng và bệ được đặt trên một ban thờ bằng đá ó chạm khắc hoa sen mang phong cách thời Trần Tượng ở tư thế ngồi bán kiết già, hai chân xếp bằng, để lộ bàn chân phải trên đùi trái” [17, tr.47]
Tượng phật có bảy đôi tay xếp đối xứng nhau Tượng toàn thân sơn màu son đỏ, ở phần ngấn cổ thì được phủ thếp vàng
+ Hình khối: Tượng làm bằng gỗ, to lớn, toàn thể cơ thể ngồi trên khối đá bệ hoa sen
+ Không gian và Ánh Sáng: Tượng quan âm đặt trong không gian chật hẹp và hơi tối do thiếu sáng, tỷ lệ tượng lại to choáng ngợp, phù hợp vớ thờ cúng tâm linh Khối tượng cao và trông nặng nằm vị trí trung tâm ban thờ
Tượng Thích Ca sơ sinh:
Ta thấy ở chùa Bối Khê có bốn pho tượng Thích Ca Sơ Sinh tại nhà Thiêu Hương Tất cả làm bằng gỗ, tượng thờ Thích Ca là tượng tròn điêu khắc làm bằng gỗ, bệ sen chạm khắc trang trí tinh xảo Tượng chạm khắc nổi, mô tả chi tiết khối
Tượng Đức Thánh Bối là một loại đồ thờ nhân cách đặc biệt Tượng
Bối Thánh đóng vai trò là không gian thờ phụng chính trong chùa, nơi thể hiện sự tôn kính đối với cả Phật và thánh Khu vực này được bài trí trang nghiêm với hệ thống đồ thờ được sắp xếp theo một trật tự nhất định Các họa tiết trang trí cũng góp phần tôn lên không gian thờ tự linh thiêng, tạo nên không khí trang trọng và thanh tịnh nơi đây.
Ngôn ngữ tạo hình là trang trí điêu khắc là tượng tròn: Tượng mang phong cách ước lệ Đường nét tạo hình tạc tượng đơn giản, không tả cầu kì
Tương được làm bằng gỗ và sơn son thếp vàng Tượng đặt trong không gian Hậu Cung
Khối cứng (là những khối được tạo nên bởi những hình có cạnh là đoạn thẳng: những viên gạch, đá làm bậc thềm, khối đá làm bia sắc phong tại chùa Bối Khê)
Khối mềm (những khối có bề mặt lồi lõm do các hình không có góc cạnh tạo thành: các bức chạm khắc tinh xảo trên các vì mái, mái đao của chùa) khối mềm chiếm lượng lớn trong chùa Bối Khê, từ cây sen đá, chạm khắc gỗ khắp nơi trên chùa, và nững thức cột có chạm khắc nững tác phẩm nghệ thuật, nhưng tú linh tôn giáo tín ngưỡng…Các khối mềm thường được dùng để tạo nên từ những đường nét uyển chuyển mềm mại Kết hợp khối cứng và khối mềm tạo thành một tổng thể thống nhất gắn liền với nhau
Khối tĩnh (khối có tỷ lệ các cạnh cân bằng nhau, không gây ra tính tương phản trong thị giác): Các hình khối bố trí cân xứng nhau tạo thế cân bằng trong tổng thể (cụ thể là những bài trí trên bàn thờ chùa Bối Khê)
Khối động là các yếu tố tạo hình gồm đường nét, hình khối có kích thước không cân bằng, tạo nên thế không cân đối Yếu tố này xuất hiện phổ biến trong các tác phẩm điêu khắc tại chùa Bối Khê, góp phần tạo nên nét đặc sắc và sinh động cho các công trình kiến trúc nơi đây.
Có thể nói việc ứng dụng các họa tiết trang trí chùa Bối Khê vào dạy - học mỹ thuật cho sinh viên là việc làm cần thiết, bên cạnh các nội dung triển khai như học viên đã phân tích ở trên, có thể cho sinh viên vận dụng vào nội dung học tập Điêu khắc, Trang trí 1, 2, Nghệ thuật 2D, 3D cụ thể như sau:
Trang trí cơ bản, (2 tín chỉ) Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức về các nguyên tắc trang trí cơ bản, lý thuyết về đặc điểm trang trí vận dụng vào các hình cơ bản, trang trí đường diềm, trang trí nền và vận dụng trang trí trên sản phẩm Phần thực hành giúp sinh viên xây dựng khả năng bố cục hoạ tiết trên những khuôn khổ khác nhau, và vận dụng vào trang trí các sản phẩm Rèn luyện kĩ năng trang trí với chất liệu bột màu
Trang trí cơ bản 2, (2 tín chỉ) Trang trí cơ bản 1 2 tín chỉ Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức về các nguyên tắc trang trí cơ bản, lý thuyết về đặc điểm trang trí vận dụng vào các hình cơ bản, trang trí đường diềm, trang trí nền và vận dụng trang trí trên sản phẩm Phần thực hành giúp sinh viên xây dựng khả năng bố cục hoạ tiết trên những khuôn khổ khác nhau, và vận dụng vào trang trí các sản phẩm Rèn luyện kĩ năng trang trí với chất liệu bột màu Điêu khắc, (2 tín chỉ) Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về vị trí, vai trò, chức năng của Điêu khắc trong đào tạo Mỹ thuật nói chung và đào tạo Cử nhân Sư phạm nói riêng Phần thực hành rèn luyện cho sinh viên kĩ năng nặn nghiên cứu và sáng tác làm cơ sở cho việc học tập một số môn chuyên ngành khác của mỹ thuật như Hình hoạ, Ký hoạ, Trang trí… Trang bị cho sinh viên các phương pháp tư duy hình tượng, cách đo, dọi, cách dựng hình, khối trong không gian ba chiều Nghệ thuật tạo hình không gian 2D, 3D 2 tín chỉ Môn học tiên quyết: Không Cung cấp cho người học kiến thức về Nghệ thuật tạo hình không gian 2D/ 3D trên chất liệu đất sét/ đất màu, giây thép, giấy bồi để vận dụng vào sáng tạo, tạo hình 2D/ 3D, đáp ứng nội dung dạy học trong chương trình phổ thông mới và các hoạt động mỹ thuật trong và ngoài nhà trường Thông qua môn học người học hiểu được các yếu tố tạo hình không gian 2D/ 3D, khả năng biểu đạt đặc trưng của Nghệ thuật tạo hình không gian 2D/ 3D và phương pháp thực hành trên các bài tập: Tạo hình với kỹ thuật khắc, đắp nổi; Tạo hình với dây thép; Kỹ thuật bồi giấy tạo khối; Tạo hình sản phẩm 3D theo chủ đề Giúp người học hiểu rõ vai trò của tạo hình không gian 2D/ 3D trong dạy học mỹ thuật và biết khai thác vận dụng những kiến thức từ Học phần Điêu khắc và nghệ thuật truyền thống trong bài thực hành 2D/3D Qua đó người học nắm được các vấn đề chung về Nghệ thuật tạo hình không gian 2D/ 3D để vận dụng được vào quá trình dạy – học – kiểm tra và đánh giá sau này.
Vận dụng trang trí chùa Bối Khê vào một số bài tập của sinh viên ngành Sư phạm Mỹ thuật
Hoa văn trang trí hoa lá được sử dụng phổ biến tại chùa Bối Khê Trong bài trang trí nghệ thuật, các sinh viên đã sử dụng yếu tố hoa lá, hoa dây leo, hoa sen để làm họa tiết chính trong hình vuông Một ví dụ là viên gạch hoa được trang trí bằng nguyên bản họa tiết bông hoa cách điệu từ thời xưa, sắp xếp theo bố cục đối xứng.
Với các dạng bài tập trang trí hình tròn, giáo viên có thể cho các em sử dụng các họa tiết cổ chùa Bối Khê sắp xếp theo các nguyên lý đăng đối, lặp lại
Trong nghệ thuật tạo hình ở chùa Bối Khê, hình ảnh những cánh hoa sen được cách điệu đơn giản nhưng vẫn giữ được vẻ đẹp chi tiết Cách sắp xếp các cánh hoa trong điêu khắc hoa văn tạo nên sự rung động kỳ lạ và độc đáo, với những đường nét khỏe khoắn, tràn đầy sức sống Hình ảnh này toát lên khí chất thanh tao và thuần khiết của hoa sen, góp phần tô điểm cho vẻ đẹp của ngôi chùa cổ kính.
Hình ảnh hoa Sen được học sinh lấy làm hình ảnh chủ đạo trong bố cục trang trí hình tròn để tôn lên vẻ đẹp của ngôn ngữ tạo hình của hoa Sen thời xưa
Họa tiết trang trí bố cục của bài trang trí họa tiết Hoa sen, ngôn ngữ tạo hình cách điệu đơn giản, không phức tạp họa tiết, nhưng vẫn thể hiện được sự phóng thoáng và dứt khoát trong từng đường nét, đây cũng là ngôn ngữ tạo hình đặc thù của họa tiết trang trí thời Trần Họa tiết cách điệu bên hoa sen được sinh viên dùng làm họa tiết chính trong trang trí viên gạch hoa [PL1, Hình 23a,23b, tr.111]
Các bạn sinh viên đã sử dụng họa tiết trang trí ở chùa Bối Khê thời Trần để đưa vào cách điệu biến tấu tạo hình làm bài trang trí cơ bản Trong bài trang trí đã thể hiện được các yếu tố sau:
Tính tương phản - Cân đối: là nghệ thuật ngôn ngữ đường nét, màu sắc được thể hiện trong bố cục tạo hình Trong tương phản có tỷ lệ về mảng diện, có to thì có nhỏ, tương phản về mảng, tương phản về tuyến: có tuyến cong thì có tuyến thẳng (có tĩnh thì có động) Về màu sắc thì tương phản thể hiện ở có sáng thì cần có tối…Đối với các hòa sắc thì trong trang trí cần thể hiện rõ hòa sắc cụ thể Bố cục hòa sắc nóng thì có 20% học sắc lạnh làm điểm nhấn gây chú ý cho mảng chính và người lại hòa sắc nóng thì có 20% điểm lạnh gây chú ý cho bài sắc độ màu của bài phải chênh nhau giữa mảng chính và mảng phụ Một bài trang trí đẹp cần tạo sự đối xứng về nhịp điệu và hình mảng Bên cạnh đối xứng cần tạo thế cân bằng về tạo hình và cân bằng về mảng sắc độ nóng lạnh phối hài hòa tổng thể Bài trang trí muốn đẹp cần có tính cân xứng và màu sắc hài hòa ăn nhập mảng diện với nhau Các sinh viên cần có những kiến thức cơ bản khi vẽ bài tập trang trí như sau:
Nguyên tắc Bố cục: cần tổ chức sắp xếp chính – phụ rõ ràng mạch lạc, học sinh khéo léo dung họa tiết phù hợp ở chùa Bối Khê đưa vào yếu tố chính và yếu tố phụ hợp lý
Hình mảng cần có tỷ lệ đa dạng, mảng to thì có mảng nhỏ và mảng vừa, hình mảng cần phong phú ngôn ngữ
Kiến thức dùng mảng đặc, mảng rỗng phù hợp tinh tế trong bố cục
Trong bố cục cần thể hiện rõ ý đồ mảng đặc và mảng rỗng để tạo sự nghỉ ngơi mắt nhìn cho người xem tác phẩm Đó cũng là dụng ý nghệ thuật trong bố cục mà cần có ở mỗi tác phẩm Mỗi mảng diện của bố cục cũng cần có tỷ lệ với nhau, tránh các mảng xấp xỉ nhau gần tới nát tỷ lệ của bố cục tranh
Nguyên tắc đường nét trong trang trí Có nét dày, nét mỏng, đường nét uốn lượn thì có nét chéo và nét thẳng, có nét đứt thì có nét liền thì tính tổng thể được hài hòa nhau
Họa tiết trong trang trí được chọn lọc có ý và ngôn ngữ tạo hình cách điệu các họa tiết có sự tính toán trước
Cách lên đậm nhạt màu sắc: tối thiểu có 3 sắc độ chính như: độ đậm, sắc trung gian và mảng sáng trong bài bố cục trang trí Bố trí họa tiết cũng như đặt màu theo luật nhịp điệu từ trong ra ngoài và ngược lại Nguyên tắc lên màu, đẻ có thể kiểm soát được bố cục ta nên lên màu tối nhất trước, sau đó lên màu trung gian và sau cùng mới lên màu sáng nhất trong bài Làm như vậy ta sẽ cảm nhận được không gian tốt hơn khi lên màu trong bố cục
Bên cạnh cách dùng họa tiết trang trí trong bố cục trang trí đưa vào ứng dụng thực tiễn, sinh viên cần am hiểu cách dùng màu chính phụ để có được hiệu quả tốt cho bài trang trí của mình Trong trang trí hình theo các họa tiết thì dựa vào cấu trúc hình vuông, có thể xắp xếp chính phụ tùy biến theo nhịp điệu và tỷ lệ mảng diện Có thể đưa các họa tiết chính chủ đạo đặc trung của thời Trần (chùa Bối Khê) kết hợp với các yếu tố tuyến đẹp để tạo nên sản phẩm bắt mắt Muốn cho bố cục có tính chặt chẽ theo hệ thống, ta len lỏi mảng chính và mảng phụ đưa vào tính toán ý đồ theo chính phụ rõ ràng, không vẽ họa tiết quá cầu kỳ ở mảng phụ sẽ gây rối mắt cho mảng chính Áp dụng đưa họa tiết trang trí chủa Bối Khê vào trang trí hình vuông, tròn, tam giác học tập tại trường học Ta có thể tìm một cụm họa tiết trang trí cơ bản của chùa Bối Khê (thời Trần) hoặc một phần trang trí diềm chạm khắc trên chùa Bối Khê áp dụng vào trang trí hình vuông từ hình cơ bản và họa tiết dây leo
Ví dụ: Sử dụng họa tiết trang trí hoa lá dây leo đưa vào trang trí hình đường diềm [PL1, Hình 24a,24b, tr.112]
Bố cục họa tiết trang trí tại chùa Bối Khê được đơn giản hóa và cách điệu từ hình ảnh hoa lá để phù hợp với mục đích trang trí nghệ thuật Trong thiết kế trang trí, họa tiết chính và họa tiết phụ phải được phân biệt rõ ràng để tránh gây rối mắt và lộn xộn.
Các họa tiết hoa dây leo và hoa lá được chạm khắc tại chùa Bối Khê chịu ảnh hưởng của nhiều thời đại lịch sử, sinh viên có thể ứng dụng những họa tiết hình mảng và nhịp điệu này kết hợp các nguyên tắc cho bài trang trí thì sẽ tạo ra một tác phẩm vừa mang phong cách cổ xưa lại vừa được gọt giũa phù hợp thời đại nhu cầu thẩm mỹ Các họa tiết được sắp xếp chạy theo các đường chéo, cạnh góc với các các nguyên tắc đăng đối, lặp lại, tạo thành nhịp điệu thống nhất liên tục Màu sắc sử dụng hai tông màu chính là xanh lá và cam Đối với bài trang trí thì có nhiều kiểu trang trí bố trí theo trục chéo của hình hoặc theo trục tung trục hoàng, hoặc thậm trí bố trí đăng dối tuyệt đối hướng tâm hoặc ly tâm Mỗi một cách thức sắp xếp lại có những mảng phụ, các họa tiết trang trí đưa vào có liên quan và phù hợp hình mảng với nhau Đối với bài trang trí hình chữ nhật thấy gần như giống trang trí đường diềm, tính liên tục và nhịp điêu lặp lại là mãi mãi, phù hợp với mỹ thuật ứng dụng trong trang trí họa tiết thực tế trên các sản phẩm thủ công hay dùng trong đời sống
Họa tiết hoa văn tại chùa Bối Khê dùng trong trang trí đường diềm:
Trang trí đường diềm là loại trang trí nghệ thuật có tính thực dụng trong đời sống sinh hoạt hằng ngày Ta thường thấy thể thức trang trí đường diềm trên các sản phẩm thủ công như: đồ gốm, áo vải, rèm cửa, khăn mặt, thậm chí là các đồ gia dụng trong nhà như ấm, đĩa, bát, cốc, chén…Ngoài ra các họa tiết trang trí đường diềm còn ứng dụng trong không gian công cộng, trang trí bia đá, Bình phong, Đình – chùa Kiến trúc (kiến trúc chùa Bối Khê có nhiều loại hình trang trí đường diềm) Nghệ nhân sắp xếp các mảng diện trang trí có ý đồ về nghệ thuật trang trí theo vần luật nhịp điệu và liên tục, cân bằng về đường nét, mảng khối và màu sắc trong bố cục đường diềm… Đặc điểm của trang trí đường diềm là không có giới hạn ở hai đầu Như vậy, nên đường diềm được sủ dụng khá rộng rãi trong mỹ thuật ứng dụng và trong các đồ vật sinh hoạt trong cuộc sống Đây cũng là một tài liệu quý giá có tại chùa Bối Khê là kho dữ liệu quý để hoc sinh- sinh viên áp dụng mẫu mã cách điệu, cường điệu hóa phù hợp để dùng làm họa tiết trang trí chính trong bài tập mỹ thuật của mình
ỨNG DỤNG HỌA TIẾT TRANG TRÍ CHÙA BỐI KHÊ VÀO DẠY HỌC MỸ THUẬT CHO SINH VIÊN KHOA SƯ PHẠM MỸ THUẬT
Thực nghiệm sư phạm
Thực nghiệm Sư phạm nhằm tiến hành kiểm tra giả thiết của đề tài nghiên cứu Nếu có thể áp dụng được các họa tiết trang trí tại chùa Bối Khê vào học phần trang trí cơ bản cho sinh viên tại trường nhằm giúp nâng cao mở rộng kiến thức về trang trí cho các bạn sinh viên tại trường ĐHSP Nghệ thuật TW Trong chương trình dạy học mỹ thuật ở trường, vẽ trang trí có vai trò quan trọng nhằm phát huy trí tưởng tượng, sáng tạo của sinh viên
Họa tiết trang trí ở chùa Bối Khê có giá trị văn hóa truyền thống, tôn giáo tín ngưỡng của tường thời đại lịch sử cổ xưa Nếu sinh viên khoa SPMT có thể áp dụng kiến thức trang trí từng thời đại lịch sử, am hiểu hình thức trang trí của các thời đại cổ xưa thì có thể linh hoạt và áp dụng sáng tạo có ý đồ hơn trong sản phẩm của mình
Vẽ trang trí đòi hỏi các bạn sinh viên suy nghĩ, tìm tòi và sáng tạo riêng, không theo một khuôn mẫu nhất định nào (từ bố cục trang trí, họa tiết sử dụng đến cả màu sắc…) Vì vậy, khi áp dụng từng những hình ảnh họa tiết trang trí tại chùa Bối Khê, dựa vào các yếu tố họa tiết trang trí đó, sinh viên tham khảo, quan sát các họa tiết trang trí từng thời đại lịch sử, so sánh được nét đẹp khác nhau qua từng thời kỳ, hiểu nguồn gốc các họa tiết trang trí của từng thời đại lịch sử truyền thống đã trải qua, sau đó sinh viên có thể áp dụng kiến thức được giảng dạy tại trường đại học về ngôn ngữ tạo hình, cách điệu bố cục, phối màu sắc phù hợp từng mảng trang trí khác nhau, dựa theo những ý đồ trang trí nghệ thuật khác nhau, áp dụng thực nghiệm hiệu quả
Sau đây là một số hình ảnh các bạn sinh viên trong lớp học mỹ thuật ở khoa SPMT của trường ĐHSP Nghệ thuật Trung ương
Tiến hành thực nghiệm Tổng hợp các họa tiết trang trí nghệ thuật tại chùa Bối Khê soạn thành giáo án So sánh kết quả học tập ở lớp thực nghiệm đề tài nghiên cứu với lớp đối chứng
Sau khi thực hành trải nghiêm cho lớp đối chứng và lớp thực nghiệm, kết quả cho thấy sự khác biệt khá rõ ràng bằng những bài vẽ trang trí của sinh viên Kết quả cho thấy, khi các bạn sinh viên chưa áp dụng họa tiết vốn cổ thì chất lượng bài đạt điểm cao sẽ ít hơn, các sinh viên dùng họa tiết trang trí chưa có tính cách điệu cao, họa tiết rườm rà dẫn tới chất lượng tạo hình kém hơn, thiếu tính tập trung trong bố cục trang trí
Khi sinh viên áp dụng họa tiết vốn cổ các bạn tự tin hơn trong tạo hình cách điệu, họa tiết đơn giản hóa và có tính trừu tượng hơn khi sử dụng vào bài tập trang trí
THIẾT KẾ GIÁO ÁN Hướng dẫn vẽ trang trí hình chữ nhật
+ Giúp sinh viên hiểu được khái niệm về trang trí + Tính chất đặc điểm của Trang trí và ứng dụng trang trí họa tiết trong thực tiễn
+ Thiết kế trang trí lựa chọn phù hợp với từng sản phẩm đặc thù riêng áp dụng vào thực tiễn
Kỹ năng : + Biết vận dụng phương pháp trang trí vào bố cục trang trí cụ thể + Rèn luyện kỹ năng thể hiện
+ Nâng cao thị hiếu thẫm mỹ trong trang trí họa tiết và phân biệt rõ từng phạm trù trang trí sản phẩm khi đưa vào thực tiễn cuộc sống
2 CHUẨN BỊ Tài liệu : Giáo án, đề cương bài giảng, bài tham khảo của sinh viên
Phương pháp dạy học : + Đối với giảng viên : máy chiếu, laptop, bút dạ viết bảng kèm bảng trắng để linh hoạt phân tích các chi tiết khi cần thiết …
+ Đối với sinh viên/ Học sinh: Vở ghi chép, dụng cụ làm bài tập (bút, màu, bảng, giấy, compa, thước kẻ, giấy scan )
- Các phương pháp dạy chủ yếu: Lý thuyết học tập trung ở lớp, thực hành từng bạn tại lớp và có bài tập về nhà thực hành cá nhân
3 NỘI DUNG BÀI GIẢNG 3.1 Tìm hiểu chung về Trang trí 3.1.1 Các dạng trang trí
Trang trí thể hiện qua các hình dạng cụ thể như: hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật Ngoài ra, còn có loại hình trang trí ứng dụng vào các vật phẩm mỹ thuật như: trang trí áo vải, khăn mặt, đồ gốm, rèm cửa.
3.2 Khái niệm về Trang trí
Trang trí là loại hình nghệ thuật làm đẹp thỏa mãn được nhu cầu sự dụng của con người Trong trang trí luôn tạo được quy luật về nhịp điệu và sự cân xứng tạo thế vững vàng cho từng sản phẩm nghệ thuật, nhằm tăng giá trị thưởng thức nghệ thuật đáp ứng nhu cầu sử dụng trong đời sống tinh thần của con người
3.3 Phân loại và hướng dẫn trang trí
Trang trí các hình cơ bản
Mục đích và yêu cầu:
Trang trí là những kiến thức nhằm mục đích giúp chúng ta có cái nhìn nghệ thuật, biết cảm nhận cái đẹp nhiều hơn, và thỏa mãn được ý đồ về nghệ thuật, giúp con người có tính thẫm mỹ cao hơn để nâng cao đời sống vật chất tinh thần Các dạng trang trí trong trường học như: Trang trí hình vuông, tròn, tam giác, chữ nhật, giúp chúng ta có nền móng cơ bản về trang trí họa tiết và cảm nhận không gian màu sắc cơ bản nhất
Biết áp dụng các nguyên tắc quy luật chính phụ, nhịp điệu và biến đổi trên nền nguyên tắc chung đó là một cách linh hoạt và có tính đột phá trong nguyên tắc Nắm được phương pháp sắp xếp yếu tố chính phụ, mảng đặc mảng rỗng trong khuôn khổ các hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật
Hiểu rõ nhịp điệu, bố cục hài hòa, cân xứng, màu sắc chính phụ rõ nét, tông màu chủ đạo thống nhất giúp tạo nên bố cục trang trí đẹp mắt, thu hút Phân tích đúng đề tài, sử dụng họa tiết trang trí phù hợp, sáng tạo và phá cách, góp phần tạo nên thiết kế độc đáo và ấn tượng.
Mọi dạng thức trang trí đều xoay quanh cách hình cơ bản như: hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật nếu sử dụng các hình mảng khác thì bản chất cũng là từ hình cơ bản bị vát góc, hay thêm bớt mảng diện để tạo ra các hình mảng phong phú hơn
Rất nhiều hình cơ bản và hình biến dạng được sắp đặt tạo nên một tổng thể thống nhất và hài hòa
Hình trang trí minh họa (Nguồn: mythuatms.com)
Trang trí trong các đình chùa Việt Nam được sắp xếp trong các hình cơ bản đã được biến hóa
Mô phỏng họa tiết vốn cổ Nguồn: Lương Minh Trang, K15 SPMT Đặc tính:
Dựa vào tính chất chung của các hình cơ bản, ta thấy:
Hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật đều có thế ổn định và vững vàng, hình chữ nhật và hình vuông có điểm tương đồng nhau về các góc cạnh, đều có thể tạo ra sự cân đối hài hòa trong bố cục Hình tròn tạo được thế chuyển động và mang đến cảm giác động trong bố cục
Việc sử dụng các hình cơ bản trong trang trí, kết hợp với các tuyến hay đường nét tạo hình để tôn lên được yếu tố họa tiết chính, phối hợp các họa tiết phụ khác để tạo thành một tổng thể thống nhất có sự liên kết chặt chẽ và cân bằng thị giác trong bố cục
Như vậy, trang trí hình cơ bản là việc dụng những hình vuông, tròn, tam giác sắp xếp có quy luật nhịp điệu, tỷ lệ hình mảng có chính- phụ, có trước- sau, kết hợp với các tuyến cong thẳng đẹp tạo nên sự liên kết tổng thể, thêm vào đó là dùng các gam màu sắc hài hòa gây bắt mắt