Dạy học tiểu phẩm piano chuyển soạn từ ca khúc thiếu nhi việt nam cho học sinh tại trung tâm dream music thanh xuân hà nội Dạy học tiểu phẩm piano chuyển soạn từ ca khúc thiếu nhi việt nam cho học sinh tại trung tâm dream music thanh xuân hà nộiDạy học tiểu phẩm piano chuyển soạn từ ca khúc thiếu nhi việt nam cho học sinh tại trung tâm dream music thanh xuân hà nội Dạy học tiểu phẩm piano chuyển soạn từ ca khúc thiếu nhi việt nam cho học sinh tại trung tâm dream music thanh xuân hà nộiDạy học tiểu phẩm piano chuyển soạn từ ca khúc thiếu nhi việt nam cho học sinh tại trung tâm dream music thanh xuân hà nội
Một số khái niệm
Dạy học
Quá trình dạy học là sự tương tác chặt chẽ giữa người dạy và học Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh tiếp thu kiến thức, rèn luyện kỹ năng, phát triển tư duy và nhân cách Giáo viên tạo môi trường học tập năng động, khuyến khích học sinh sáng tạo, tư duy phản biện, từ đó nâng cao tính chủ động, tự khám phá và ứng dụng kiến thức vào thực tiễn Kết quả dạy học không chỉ đánh giá qua kiến thức mà còn xét đến sự phát triển toàn diện của người học.
Trong cuốn Tâm lý dạy học của Hồ Ngọc Đại có nêu đầy đủ và rõ ràng hơn như sau:
Dạy học là một quá trình gồm toàn bộ các thao tác có tổ chức và có định hướng giúp người học từng bước có năng lực tư duy và năng lực hành động với mục đích chiếm lĩnh các giá trị tinh thần, các hiểu biết, các kỹ năng, các giá trị văn hóa mà nhân loại đã đạt được để trên cơ sở đó có khả năng giải quyết được các bài toán thực tế đặt ra trong toàn bộ cuộc sống của mỗi người học [9, tr.239]
Tác giả của luận văn tán thành quan điểm của tác giả Hồ Ngọc Đại
Mối quan hệ giữa người dạy và người học có ảnh hưởng sâu sắc đến tính tích cực và sáng tạo của cả hai bên trong quá trình học tập.
Trong cuốn Giáo dục học, tác giả Phạm Viết Vượng nêu khái niệm: “Dạy học là quá trình hoạt động của hai chủ thể, trong đó dưới sự tổ chức, hướng dẫn và điều khiển của giáo viên, học sinh nhận thức lại nền văn minh nhân loại và rèn luyện hình thành kỹ năng hoạt động” [47, tr.58]
Cuốn Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên (1998) có giải nghĩa dạy là “truyền lại tri thức hoặc kỹ năng một cách ít nhiều có hệ thống, có phương pháp” [35, tr.236] và học là “thu nhận kiến thức, luyện tập kỹ năng do người khác truyền lại” [35, tr.437]
Quá trình dạy học hướng đến mục tiêu giúp học sinh nắm bắt và hiểu được kiến thức mới, đồng thời phát triển khả năng tư duy, sự sáng tạo và kỹ năng xử lý thông tin Trên cơ sở đó, hoạt động dạy và học phải dựa trên nội dung dạy học, là yếu tố khách quan có vai trò quyết định đến tiến trình và phương pháp hoạt động.
Các quan điểm về dạy học của các tác giả trên đã khái quát về dạy học cung cấp cho con người những tri thức, kỹ năng, thái độ và các phẩm chất cần thiết để họ có thể sống, học tập và làm việc hiệu quả Tri thức giúp con người hiểu biết về thế giới xung quanh, kỹ năng giúp con người thực hiện các hoạt động trong cuộc sống, thái độ giúp con người định hướng hành vi và phẩm chất giúp con người trở thành những người có ích cho xã hội
Với những khái niệm được nêu trên, tác giả luận văn nhận thấy: Dạy học là một quá trình phối hợp thống nhất giữa người dạy và người học, trong đó người dạy giữ vai trò chủ đạo, điều khiển, hướng dẫn, người học chủ động tích cực, tự giác điều khiển quá trình nhận thức để lĩnh hội tri thức, hình thành năng lực và các phẩm chất cần thiết cho sự phát triển của bản thân, đạt được mục tiêu dạy học.
Dạy học Piano
Trong quá trình dạy học Piano, giáo viên sẽ trang bị cho HS những kiến thức cơ bản về lý thuyết âm nhạc như các kiến thức về nốt nhạc, cao độ, trường độ, nhịp điệu, hòa âm, ký hiệu âm nhạc, v.v; kỹ thuật chơi đàn Piano bao gồm các kỹ thuật về tư thế ngồi, vị trí ngón tay, cách bấm phím, cách chơi các hình tiết tấu, kỹ thuật đàn giai điệu…; khả năng đọc bản nhạc gồm nhận biết các ký hiệu âm nhạc và thể hiện thành âm thanh trên đàn Piano; khả năng biểu diễn, thể hiện các tác phẩm Piano một cách chính xác, có sắc thái cảm xúc Ngoài ra, GV Piano cũng sẽ giúp HS phát triển các kỹ năng mềm như sự tập trung, sự kiên trì, sự sáng tạo và khả năng hợp tác
Quá trình dạy học Piano đòi hỏi sự nỗ lực bền bỉ của cả giáo viên và học sinh Giáo viên đóng vai trò truyền cảm hứng và tình yêu âm nhạc to lớn, tạo ra môi trường học tập vui vẻ, thoải mái, giúp học sinh duy trì niềm say mê và sự hăng hái trong quá trình học.
Từ khái niệm dạy học và diễn giải những vấn đề đặc thù của dạy học Piano, chúng tôi quan niệm: Dạy học Piano là quá trình phối hợp thống nhất giữa GV dạy Piano và HS học Piano, trong đó người dạy giữ vai trò chủ đạo, điều khiển, hướng dẫn, người học chủ động tích cực, tự giác điều khiển quá trình nhận thức để hình thành năng lực cần thiết về Piano (kiến thức, kỹ năng, kỹ thuật đàn Piano), đạt được mục tiêu dạy học Piano.
Phương pháp dạy học
Phương pháp là một khái niệm quan trọng trong mọi lĩnh vực của đời sống Việc nghiên cứu và vận dụng phương pháp một cách hiệu quả sẽ giúp con người thực hiện công việc một cách hiệu quả và đạt được mục tiêu đề ra
Phương pháp thường được nghiên cứu dưới hai góc độ chính là phương pháp luận và phương pháp thực tiễn
Phương pháp luận là lý luận về phương pháp, bao gồm các nguyên lý, quan điểm, quy tắc, thủ tục được sử dụng để chỉ đạo việc lựa chọn và vận dụng các phương pháp thực tiễn; Phương pháp thực tiễn là những phương pháp được sử dụng trong thực tế để thực hiện một công việc hay giải quyết một vấn đề nào đó
Trong cuốn Từ điển triết học (1986), Nxb Tiến bộ Mát-xcơ-va đưa ra khái niệm như sau: “Phương pháp là cách thức đạt tới mục tiêu, là hoạt động được sắp xếp theo một trật tự nhất định” [33, 458] Tương tự, Đại từ điển tiếng Việt do tác giả Nguyễn Như Ý định nghĩa: “Phương pháp là cách thức tiến hành để có hiệu quả cao” [49, tr.1351] Trong cuốn Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới, tác giả Thái Duy Tuyên đưa ra quan niệm:
“Phương pháp là một khái niệm mô tả phương hướng vận động trong quá trình nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người” [44, tr.37]
Các quan điểm về phương pháp đề cập đến hệ thống cách thức được sử dụng để thực hiện nhiệm vụ hay giải quyết vấn đề một cách khoa học Theo đó, hiểu và vận dụng đúng các quan điểm về phương pháp giúp chúng ta lựa chọn và sử dụng phương pháp hiệu quả trong mọi lĩnh vực đời sống.
Dựa trên các nghiên cứu và lý thuyết về PPDH, tác giả luận văn có thể xây dựng các phương pháp giảng dạy tốt hơn, từ đó nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập Các phương pháp dạy học phổ biến như: phương pháp truyền thống, phương pháp tương tác, phương pháp nghiên cứu, phương pháp vấn đáp, phương pháp dự án,… Các phương pháp này có thể được kết hợp và điều chỉnh linh hoạt tùy thuộc vào mục tiêu, nội dung học và đặc điểm của từng đối tượng HS Khi chọn phương pháp dạy học phù hợp sẽ tạo ra một môi trường học tập tích cực và hiệu quả, khuyến khích sự tương tác, sáng tạo
Trong bài giảng về Lý luận dạy học hiện đại, tác giả Trịnh Thúy Giang có nêu: “Phương pháp dạy học là tổ hợp cách thức hoạt động của thầy và trò trong quá trình dạy học được tiến hành dưới vai trò chủ đạo của thầy, nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học” [12, tr.51] Qua khái niệm trên có thể thấy rằng PPDH là tổ hợp cách thức hoạt động của GV và HS trong một điều kiện dạy học nhất định, nhằm đạt được các mục tiêu đề ra của việc dạy học nên PPDH phải được tính toán, lựa chọn một cách phù hợp, nói cách khác là PPDH khi được sử dụng phải mang tính khoa học Trong cuốn Lý luận dạy học hiện đại, một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học, các tác giả
Nguyễn Văn Cường, Bernd Meier (2012), viết: “Phương pháp dạy học là những hình thức và cách thức, thông qua đó và bằng cách đó GV giúp HS lĩnh hội những hiện thực tự nhiên và xã hội xung quanh trong những điều kiện học tập cụ thể” [6, tr.75] Theo khái niệm này thì PPDH là hình thức, cách thức hoạt động giữa người dạy và người học một cách phù hợp với nội dung dạy học và điều kiện dạy học cụ thể nhằm đạt được các mục tiêu dạy học xác định
Từ những khái niệm của các tác giả đi trước, có thể hiểu: PPDH là tổ hợp cách thức hoạt động của người dạy và người học, được tiến hành dưới vai trò chủ đạo của thầy và được thiết kế trên cơ sở khoa học, nhằm tổ chức hoạt động nhận thức và thực hành của HS, nhằm đạt được mục tiêu dạy học
1.1.3.3 Phương pháp dạy học Piano
Từ khái niệm phương pháp dạy học và dạy học Piano, chúng tôi rút ra khái niệm phương pháp dạy học Piano là tổ hợp cách thức hoạt động của người dạy và người học, được tiến hành dưới vai trò chủ đạo của thầy và được thiết kế trên cơ sở khoa học, nhằm tổ chức hoạt động nhận thức và thực hành học đàn Piano của HS, nhằm đạt được mục tiêu dạy học đàn Piano Để HS hứng thú với âm nhạc, GV cần chủ động tạo ra môi trường thân thiện và đáng tin cậy, tạo niềm đam mê và yêu thích âm nhạc cho HS Muốn đạt được mục tiêu trên thì việc chọn PPDH Piano hợp lý là vô cùng quan trọng, mỗi một phương pháp GV sử dụng trong quá trình dạy học Piano cho trẻ đều cần phải đảm bảo tính hệ thống, có tương tác, đa dạng hóa phương pháp, khuyến khích sự sáng tạo và vừa sức với HS Mục tiêu chính là để đảm bảo HS hiểu và nắm vững nội dung học Piano
Trong phạm vi đề tài, tác giả luận văn chia thành 02 nhóm chính trong dạy học Piano cho trẻ em bao gồm: Nhóm phương pháp sư phạm và nhóm phương pháp chuyên ngành
Nhóm phương pháp sư phạm gồm:
Phương pháp dùng lời (thuyết trình và vấn đáp): Trong quá trình giảng dạy Piano, GV sử dụng lời để giải thích và hướng dẫn để truyền đạt các kiến thức và kỹ năng âm nhạc, giới thiệu tác phẩm cho HS, đặt câu hỏi về những vấn đề đã được học, gợi mở, nhắc nhở,… trong mỗi tiết học Sử dụng lời để tạo môi trường tích cực, động viên HS cũng giúp các em thúc đẩy sự nỗ lực và phát triển hơn Phương pháp này cần GV diễn đạt một cách rõ ràng và dễ hiểu để HS có thể nắm bắt được thông tin dễ dàng hơn PPDH này tương đối cơ bản nhưng luôn sử dụng vì nó hỗ trợ cho các PPDH khác
Phương pháp trực quan sinh động sử dụng hình ảnh, màu sắc, đồ họa để minh họa khái niệm Piano, hỗ trợ học nốt nhạc Ngoài ra, video, âm thanh và phần mềm cũng được dùng để tăng tính tương tác của học sinh với âm nhạc Bằng cách kết hợp các phương pháp và nguyên tắc này, giáo viên có thể tạo ra môi trường học tập thú vị, hấp dẫn, giúp học sinh phát triển kỹ năng chơi Piano hiệu quả.
Nhóm phương pháp chuyên ngành gồm:
Phương pháp trình diễn tác phẩm: GV hướng dẫn và chỉnh sửa kỹ thuật chơi và biểu diễn của HS Trình diễn tác phẩm trong dạy Piano có mục đích giúp học viên nắm vững kiến thức âm nhạc, cải thiện kỹ năng chơi đàn và hiểu rõ hơn về cách biểu diễn âm nhạc Tuy nhiên, trình diễn tác phẩm trong dạy Piano không phải là mục tiêu duy nhất mà quan trọng nhất là quá trình học và rèn luyện
Phương pháp thực hành luyện tập: PPDH này giúp HS xây dựng kỹ năng âm nhạc một cách rõ ràng và hiệu quả HS được khuyến khích thực hiện các bài tập đa dạng về kỹ thuật, kỹ năng chơi đàn, tăng cường sự chính xác và kiên nhẫn của HS Phương pháp thực hành luyện tập khuyến khích HS trở thành người học tự điều chỉnh Thay vì chỉ dựa vào GV, HS được khuyến khích tìm hiểu và khám phá những khía cạnh mới của âm nhạc thông qua việc luyện tập độc lập và tự học giúp phát triển khả năng tự tin và sự sáng tạo của HS, tạo điều kiện cho HS trải nghiệm niềm vui và sự đam mê trong quá trình học Piano
Phương pháp kiểm tra đánh giá: Đây là một cách để xác định được những điểm mạnh và yếu của HS, từ đó tạo ra kế hoạch giảng dạy phù hợp để hỗ trợ HS phát triển kỹ năng âm nhạc của mình theo hướng có hiệu quả
Chuyển soạn cho Piano
Trong thực tế dạy học đàn Piano hiện nay, ngoài các tác phẩm nguyên bản thì các tác phẩm chuyển soạn có một vị trí rất quan trọng Những tác phẩm chuyển soạn này thường phát triển từ các ca khúc thiếu nhi hoặc từ các bài dân ca quen thuộc
Theo Hội nhạc sĩ Liên bang Mỹ, chuyển soạn là nghệ thuật biên soạn lại một tác phẩm đã có thành một tác phẩm mới khác so với bản gốc Bản chuyển soạn có thể bao gồm cả tái hòa âm, phát triển và thêm các yếu tố mới để thể hiện đầy đủ cấu trúc tiết tấu, hòa thanh và giai điệu.
Phương thức để chuyển một tác phẩm âm nhạc được soạn từ một nhạc cụ này sang cho một nhạc cụ khác (cũng có thể là một giọng hát) trình diễn, hoặc một tác phẩm hòa tấu chuyển soạn sang cho một nhạc cụ hoặc ngược lại là một kỹ thuật chuyển soạn trong sáng tác âm nhạc nói chung Như vậy ta có thể thấy những hình thức chuyển soạn là rất phong phú và đa dạng
Trong thực tế, khái niệm chuyển soạn có lúc được hiểu là chuyển thể hoặc chuyển biên Các yếu tố cần xem xét khi chuyển soạn là cấu trúc, nhạc cụ, phong cách, điệu tính, giai điệu, hoà thanh, tiết tấu, nhịp điệu… Trong chuyển soạn, người soạn có thể chỉ giữ lại giai điệu và họ có thể sáng tạo lại các thành tố khác để chuyển tác phẩm đó thành một dạng hoàn toàn mới Có thể nói người chuyển soạn cũng là đồng tác giả với tác phẩm (đặc biệt trong nhạc đại chúng), nhưng trên thực tế thì bản quyền thường thuộc về người sáng tác và khi chuyển soạn cũng cần có sự đồng ý của tác giả So với phối khí thì chuyển soạn có nghĩa rộng hơn và tự do hơn trong sáng tạo
Phương pháp trong chuyển soạn là nghệ thuật sử dụng hệ thống những nguyên tắc, thủ pháp, phương tiện âm nhạc kết hợp với khả năng của người chuyển soạn để sáng tạo ra một tác phẩm mới từ tác phẩm “gốc” có trước
Như vậy, chuyển soạn là một hoạt động sáng tạo nghệ thuật, sắp xếp, biên soạn hòa thanh, bè, quãng từ một tác phẩm âm nhạc “gốc” có trước chuyển sang thành một tác phẩm mới cho một nhạc cụ hoặc một nhóm nhạc cụ nào đó diễn tấu, phù hợp với tính năng và đặc điểm kỹ thuật của nhạc cụ được chuyển soạn
Chuyển soạn cho Piano là một hoạt động sáng tạo nghệ thuật, tái sắp xếp, biên soạn hòa thanh, bè, quãng để chuyển một tác phẩm âm nhạc gốc như ca khúc hay khí nhạc thành một tác phẩm mới dành cho đàn Piano Quá trình chuyển soạn phải đảm bảo phù hợp với tính năng và đặc điểm kỹ thuật của Piano, tạo nên một tác phẩm mới độc đáo và hấp dẫn.
Công việc chuyển soạn có thể được thực hiện trên rất nhiều nhạc cụ khác nhau, tuy nhiên việc chuyển soạn cho các nhạc cụ đa âm như Piano, Organ, Guitar thường rất phổ biến Cũng có trường hợp như đối với đàn Guitar, do tác phẩm nguyên bản của một số thời kỳ âm nhạc chưa nhiều nên nhiều tác giả trên thế giới đã chuyển soạn cho đàn Guitar từ những tác phẩm sáng tác cho Piano hoặc organ
Trong luận văn này, tác giả luận văn xin được đi sâu vào lĩnh vực chuyển soạn tiểu phẩm cho đàn Piano Chuyển soạn ca khúc cho khí nhạc khác với chuyển soạn khí nhạc cho khí nhạc Khi chuyển soạn tiểu phẩm gốc là khí nhạc sang cho một nhạc cụ khác người chuyển soạn chỉ cần sắp xếp (hòa âm, bè, quãng… cho phù hợp với tính năng nhạc cụ được chuyển soạn) trên nền tảng tiểu phẩm gốc Nhưng chuyển soạn ca khúc thành tiểu phẩm khí nhạc thì người chuyển soạn phải bổ sung thêm rất nhiều yếu tố mới: hòa thanh, bè, mở đầu, câu nối, kết…để phát triển tiểu phẩm, bởi tính chất đặc thù của ca khúc là giai điệu đơn điệu Đó vừa là khó khăn thách thức nhưng đồng thời cũng là cơ hội để người chuyển soạn tùy hứng thỏa sức phá cách, khai thác tối đa năng lực bản thân, năng lực người trình bày, biểu diễn và tính năng của nhạc cụ được chuyển soạn trong một tiểu phẩm khí nhạc
Chuyển soạn ca khúc thành tiểu phẩm độc tấu là công việc nghe thì đơn giản, nhưng thực chất lại rất phức tạp Để chuyển soạn một ca khúc thành tiểu phẩm độc tấu cho một nhạc cụ nào đó diễn tấu, cần có những tiêu chí và nguyên tắc nhất định trong chuyển soạn
Trong phạm vi đề tài, đối tượng nghiên cứu là HS 9-11 tuổi, tác giả luận văn lựa chọn chuyển soạn các ca khúc thiếu nhi đó sang cho đàn Piano để các em có thể vừa hát, vừa nâng cao kiến thức, có thể tập diễn tấu Piano thành thạo các ca khúc mà em soạn cho Piano
Quá trình thực hiện chuyển soạn ca khúc thiếu nhi trên đàn Piano cho HS tùy thuộc vào nội dung, hình thức tiểu phẩm, mục đích sử dụng, kết hợp với ý tưởng của người chuyển soạn Việc vận dụng thủ pháp chuyển soạn sẽ được tiến hành theo nhiều cách khác nhau, có thể dùng một hoặc nhiều thủ pháp trong một tiểu phẩm chuyển soạn với các phương tiện phát triển tiểu phẩm: cấu trúc âm hình, tiết tấu, cường độ, hoà thanh, phức điệu, giai điệu
Ca khúc thiếu nhi Việt Nam
Nhạc thiếu nhi góp phần xây dựng ở HS tình yêu mến thiên nhiên và môi trường xung quanh, dạy cho HS những hiểu biết về đời sống thực tiễn, giúp trẻ nhận thức về những giá trị văn hóa tinh thần của gia đình và xã hội…
Qua trực giác, học sinh có thể cảm nhận được nhiều giá trị tốt đẹp trong cuộc sống hàng ngày Những cảm xúc này tác động đến tâm hồn của các em, giúp hình thành lòng nhân ái, khả năng ngạc nhiên và ham thích khám phá mọi sự vật.
Trong cuốn Thể loại âm nhạc, tác giả Nguyễn Thị Nhung cho rằng:
“Ca khúc là danh từ dùng để gọi những tác phẩm thanh nhạc khác nhau: ca khúc dân ca và ca khúc của các nhạc sĩ chuyên nghiệp Những tác phẩm này được thể hiện bằng giọng người…” [31, tr.12] Tác giả luận văn đồng tình với quan điểm của tác giả Nguyễn Thị Nhung phù hợp với thực tế Ca khúc là một tác phẩm nghệ thuật âm nhạc được sáng tác bởi hai yếu tố chính là giai điệu và ca từ Ca khúc được chia thành hai loại chính là ca khúc dân ca và ca khúc của các nhạc sĩ chuyên nghiệp Ca khúc được thể hiện bằng giọng người Tuy nhiên, cần làm rõ hơn về nội dung của ca khúc có thể là phong phú và đa dạng, thể hiện những tâm tư, tình cảm, suy nghĩ của con người về cuộc sống
Theo tác giả Dương Anh: “Ca khúc là danh từ dùng để gọi những tác phẩm âm nhạc được thể hiện bằng giọng người (thanh nhạc) Nó là sản phẩm của một tập thể (ca khúc dân ca), hay do nhạc sĩ chuyên nghiệp sáng tác Ca khúc do hai bộ phận hợp thành đó là âm nhạc và lời ca…” [52, tr.1] Quan điểm này về khái niệm ca khúc là một định nghĩa khái quát và bao quát Định nghĩa này đã nêu được những đặc điểm cơ bản của ca khúc Tuy nhiên, định nghĩa này chưa nêu rõ về nội dung của ca khúc
Qua ý kiến của các tác giả nêu trên, có thể hiểu: Ca khúc là một tác phẩm âm nhạc được sáng tác bởi hai yếu tố chính là giai điệu và ca từ Giai điệu là phần nhạc, phần âm thanh của ca khúc, được thể hiện bởi các nhạc cụ hoặc giọng hát Ca từ là phần lời của ca khúc, được sử dụng để diễn đạt nội dung của tác phẩm
1.1.5.2 Ca khúc thiếu nhi Việt Nam
Ca khúc thiếu nhi Việt Nam là một lĩnh vực âm nhạc đặc biệt, được sáng tác dành riêng cho trẻ em Những ca khúc này thường mang giai điệu vui tươi, trong sáng, ca từ dễ hiểu, phù hợp với tâm hồn và sở thích của trẻ thơ Ca khúc thiếu nhi Việt Nam có vai trò quan trọng trong việc giáo dục và bồi dưỡng tâm hồn trẻ thơ, góp phần hình thành nên nhân cách tốt đẹp cho thế hệ tương lai
Về mặt nội dung, ca khúc thiếu nhi Việt Nam thường mang những thông điệp tích cực, giáo dục trẻ em về tình yêu thương, lòng nhân ái, tinh thần vượt khó, ước mơ hoài bão, Ví dụ như ca khúc “Cháu yêu bà”, ca ngợi tình cảm bà cháu thiêng liêng, ca khúc “Chú bộ đội” ca ngợi những người lính dũng cảm, ca khúc “Măng non” khơi dậy ước mơ hoài bão của tuổi trẻ
Về mặt nghệ thuật, ca khúc thiếu nhi Việt Nam thường có giai điệu vui tươi, ca từ trong sáng, dễ hiểu, phù hợp với tâm hồn và sở thích của trẻ thơ Ví dụ như ca khúc “Thiếu nhi Việt Nam” với giai điệu sôi động, ca từ hào hùng, ca ngợi tinh thần yêu nước, yêu quê hương của thiếu nhi Việt Nam
Ca khúc thiếu nhi Việt Nam đã trở thành một phần không thể thiếu trong tuổi thơ của mỗi người Những ca khúc này đã đi cùng với bao thế hệ trẻ thơ, góp phần bồi đắp tâm hồn và nhân cách của các em
Khái niệm ca khúc thiếu nhi Việt Nam là những tác phẩm âm nhạc được sáng tác dựa trên hai yếu tố chính là giai điệu và ca từ Các ca khúc này được viết riêng cho lứa tuổi thiếu nhi, phản ánh chân thực cuộc sống, tư tưởng và tình cảm của trẻ em Việt Nam.
Nhìn chung, ca khúc thiếu nhi Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong giáo dục và bồi dưỡng tâm hồn trẻ thơ Trở thành một phần không thể thiếu trong tuổi thơ của mỗi người, những ca khúc này góp phần hình thành nhân cách tốt đẹp cho thế hệ tương lai.
1.1.5.3 Ca khúc thiếu nhi Việt Nam được chuyển soạn cho Piano
Ca khúc thiếu nhi Việt Nam được chuyển soạn cho Piano là những bài hát viết cho thiếu nhi Việt Nam được chuyển soạn thành tác phẩm nhạc đàn piano (không có lời ca) để có thể chơi trên đàn Piano Các bản nhạc chuyển soạn phải được dựa trên tính năng của đàn piano
Trong những năm gần đây, việc chuyển soạn các ca khúc Thiếu nhi Việt Nam cho Piano đã trở nên phổ biến, góp phần làm phong phú thêm kho tàng âm nhạc Piano Việt Nam Đã có nhiều sáng tác ca khúc thiếu nhi Việt
Nam được chuyển soạn cho Piano như của các nhạc sĩ: Phạm Tuyên có Bé yêu và Trăng, Trần Quang Lộc có Con cò bé bé, Mẹ yêu ơi và Hoàng hôn,
Nguyễn Văn Chung có Bố ơi mình đi đâu thế và Chú voi con Những bài trên được nhạc sĩ Lê Dũng chuyển soạn đưa vào cuốn sách Tuyển tập Piano cho thiếu nhi - Tập 1 [8]
Tiểu phẩm Piano
Nghiên cứu về tiểu phẩm Piano tập trung vào việc nghiên cứu và khám phá về các tiểu phẩm âm nhạc ngắn được sáng tác để chơi trên đàn Piano
Tiểu phẩm Piano thường có độ dài ngắn và tập trung vào việc truyền tải một thông điệp hoặc cảm xúc trong một khoảng thời gian ngắn
Tiểu phẩm là một thể loại âm nhạc có hình thức nhỏ, có thể ở các hình thức 1 - 3 đoạn đơn, khi trình diễn có thời lượng ngắn, thường chỉ từ một đến vài phút Tiểu phẩm thường được viết cho một nhạc cụ hoặc một nhóm nhạc cụ và có thể được thể hiện solo hoặc hòa tấu
Tiểu phẩm thường có cấu trúc đơn giản bao gồm phần mở đầu giới thiệu chủ đề, phần phát triển mở rộng chủ đề và phần kết thúc tiểu phẩm Thời lượng trình diễn ngắn chỉ từ một đến vài phút, phù hợp để trình diễn trong các chương trình âm nhạc Tiểu phẩm thường được sáng tác cho một hoặc nhiều nhạc cụ, trong đó Tiểu phẩm Piano là thể loại tiểu phẩm phổ biến dành riêng cho piano Đa dạng các loại tiểu phẩm với phong cách âm nhạc, thời kỳ sáng tác và mục đích sử dụng khác nhau.
Tiểu phẩm cổ điển: Tiểu phẩm cổ điển thường được viết theo phong cách âm nhạc cổ điển, cấu trúc có thể là vuông vắn, câu đoạn mạch lạc, dễ hiểu, dễ nhớ, hòa thanh chủ yếu là hòa thanh công năng với rõ ràng các bậc trong điệu thức nên rất phù hợp với lứa tuổi thiếu nhi
Tiểu phẩm hiện đại: Tiểu phẩm hiện đại thường được viết theo phong cách âm nhạc hiện đại, với các hình thức âm nhạc mới lạ, hòa thanh phong phú không dựa trên nền tảng cổ điển nên giai điệu có thể khó nhớ hơn Các tiểu phẩm viết cho thiếu nhi có phong cách hiện đại thường dành cho HS chơi đàn khá trở lên
Tiểu phẩm dành cho thiếu nhi: Tiểu phẩm dành cho thiếu nhi thường có giai điệu vui tươi, hồn nhiên, phù hợp với tâm hồn trẻ thơ, cấu trúc thường ngắn gọn, đơn giản, dễ nhớ
Tiểu phẩm dành cho người mới bắt đầu: Tiểu phẩm dành cho người mới bắt đầu thường có kỹ thuật đơn giản, dễ học, phù hợp với những người mới học Piano
1.1.6.2 Đặc điểm của tiểu phẩm Piano
Tiểu phẩm Piano là một thể loại nhạc ngắn gọn, đơn giản với cấu trúc và giai điệu không quá phức tạp Đặc trưng của loại hình này là thời lượng ngắn, thường chỉ từ vài phút đến vài chục phút, giúp người nghe dễ tiếp cận và thưởng thức Tiểu phẩm Piano thường chỉ có một hoặc hai chương, tạo nên cấu trúc đơn giản, dễ hiểu Nội dung thể hiện trong các tiểu phẩm rất đa dạng, từ cảnh sắc thiên nhiên, tình yêu quê hương đến những vấn đề xã hội sâu sắc.
Tiểu phẩm Piano có thể được phân loại theo phong cách, chủ đề hoặc hình thức Về phong cách, có thể chia thành tiểu phẩm cổ điển, hiện đại, dân gian, nhạc thiếu nhi, Về chủ đề, có thể phân loại thành tiểu phẩm tả cảnh, tả tình, tả sinh hoạt,
Tiểu phẩm Piano đóng một vai trò quan trọng trong âm nhạc Piano
Piano tiểu phẩm được ưa chuộng bởi độ dài ngắn gọn, phù hợp với người mới học Ngoài ra, nó còn trở thành công cụ hữu ích cho quá trình học tập, giúp người chơi cải thiện kỹ năng piano của mình đáng kể.
Vai trò của dạy học tiểu phẩm Piano soạn từ ca khúc thiếu nhi cho học sinh lứa tuổi 9 - 11 tuổi
Giúp giải trí, nâng cao thẩm mỹ, cảm xúc âm nhạc
Giải trí: Đối với HS ở độ tuổi 9 - 11 tuổi, việc học Piano qua các tiểu phẩm được chuyển soạn từ ca khúc thiếu nhi sẽ mang lại niềm vui và sự thích thú, tạo động lực để HS học tập Piano bởi những bản nhạc này có giai điệu thân quen, vui nhộn, dễ chơi, dễ cảm nhận giúp HS thư giãn sau những giờ học căng thẳng Đồng thời, khi HS có thể chơi những bài hát yêu thích trên Piano trước gia đình và bạn bè sẽ cảm thấy tự tin hơn, vui vẻ và hạnh phúc
Nâng cao thẩm mỹ: Giúp HS phát triển khả năng cảm nhận và đánh giá âm nhạc Những bản nhạc này thường mang tính chất vui tươi, quen thuộc đã được hát hoặc nghe qua giúp HS nhận biết và thích thú với các kỹ thuật âm nhạc cơ bản như giai điệu, nhịp điệu và âm sắc
Âm nhạc nuôi dưỡng cảm xúc, và âm nhạc thiếu nhi đóng vai trò quan trọng trong việc truyền tải những thông điệp tích cực về trường lớp, tình bạn và gia đình Qua việc lắng nghe và thể hiện âm nhạc, học sinh có thể khám phá và bộc lộ cảm xúc cá nhân, đồng thời nâng cao khả năng cảm thụ sự đa dạng và phong cách phong phú của âm nhạc.
Tóm lại, dạy học Piano cho HS lứa tuổi 9 - 11 tuổi có vai trò quan trọng trong việc giải trí, nâng cao thẩm mỹ và cảm xúc âm nhạc của HS
Ngoài ra, học Piano còn giúp HS rèn luyện tính kiên trì, nhẫn nại và khả năng tập trung Việc học Piano qua các bài hát thú vị và phù hợp với độ tuổi của các em giúp rèn luyện kỹ năng chơi Piano, phát triển khả năng âm nhạc và khám phá những cảm xúc sâu sắc trong âm nhạc và từ đó phát triển tư duy cảm xúc của bản thân kính thầy - mến bạn - yêu thương gia đình.
Phát triển năng lực thể hiện đàn Piano
Ca khúc thiếu nhi Việt Nam được chuyển soạn cho Piano góp phần phát triển khả năng học Piano của HS là các kỹ năng, kỹ thuật của đàn Piano như kỹ thuật ngón (từ chậm đến nhanh, từ đơn giản đến phức tap…), luyện tiết tấu, xử lý tác phẩm Ngoài ra, qua việc học và thực hiện các tiểu phẩm này, HS sẽ rèn luyện kỹ năng đọc nốt nhạc, phối hợp giữa hai tay và vận động trên bàn phím Piano Điều này giúp cải thiện khả năng kỹ thuật, tốc độ và sự linh hoạt trong việc chơi đàn Piano
Ca khúc thiếu nhi Việt Nam thường có giai điệu đơn giản, dễ thuộc (nếu như HS đã từng được nghe) nên dễ chơi, phù hợp với trình độ sơ cấp của HS 9 - 11 tuổi, nên HS dễ dàng tiếp cận với đàn và nắm bắt được những kỹ năng cơ bản trong việc học Piano Khi HS có thể chơi những bản nhạc này, các em sẽ cảm thấy vui vẻ, tự hào, tự tin với bản thân Điều này sẽ tạo động lực cho HS tiếp tục học đàn Piano và phát triển khả năng âm nhạc của bản thân
Các bài hát thiếu nhi có nội dung ca từ gần gũi, dễ hiểu giúp HS hiểu được nội dung, ý nghĩa của bài hát và hát theo một cách tự nhiên Khi HS hát được theo những bản nhạc thiếu nhi Việt Nam, HS sẽ tưởng tượng giai điệu trên đàn theo lời ca và hình tượng âm nhạc của bài hát nên cảm thấy hào hứng và thích thú, tạo động lực tiếp tục kiên trì vỡ bài để chơi được hoàn chỉnh bài đàn đó
Học Piano qua các ca khúc thiếu nhi Việt Nam góp phần phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc ở trẻ Giai điệu đơn giản, nhịp điệu sôi động giúp trẻ dễ dàng cảm nhận về giai điệu, nhịp phách Lời bài hát gần gũi, mang giá trị giáo dục, thường xoay quanh các chủ đề như gia đình, bạn bè, thiên nhiên Sử dụng ca từ trong sáng, lành mạnh để trẻ cảm thụ ca từ, học được những điều tích cực trong bài hát.
Ngoài ra, khi HS tìm hiểu một bản nhạc thiếu nhi mà trong đó chứa nét tiết tấu khó, HS có thể hát lại câu nhạc và thực hành dễ dàng trên Piano
Qua việc thực hành các tiểu phẩm Piano chuyển soạn từ ca khúc thiếu nhi
Ngoài việc đệm đàn cho các bài hát thiếu nhi phổ biến, học sinh còn có thể sáng tác giai điệu thiếu nhi đơn giản trên đàn piano, giúp nâng cao khả năng chơi đàn và sáng tạo của mình.
Nhìn chung, học Piano qua các ca khúc thiếu nhi Việt Nam là một cách giúp các em phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc Các bài hát thiếu nhi có giai điệu đơn giản, lời bài hát dễ hiểu, nhịp điệu vui tươi và ca từ trong sáng, lành mạnh Những yếu tố này giúp HS dễ dàng phát triển khả năng học Piano một cách tự nhiên và hiệu quả Tóm lại, học Piano qua các ca khúc thiếu nhi Việt Nam không chỉ giúp trẻ em phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc mà còn tạo ra một môi trường học tích cực và vui vẻ.
Nâng cao một số năng lực khác
Tập trung vào cảm xúc âm nhạc: Những bài hát ca khúc thiếu nhi thường chứa đựng những câu chuyện, ý nghĩa và cảm xúc mạnh mẽ Việc học và trình diễn các tiểu phẩm này giúp HS học cách biểu cảm và sử dụng âm nhạc để thể hiện những cảm xúc của mình
Khám phá đa dạng âm nhạc: Việc chơi các bài hát từ các thể loại và phong cách âm nhạc khác nhau trong nhạc thiếu nhi giúp HS mở rộng kiến thức âm nhạc và khám phá những âm điệu mới Điều này giúp phát triển sự sáng tạo và sự đa dạng trong việc thể hiện âm nhạc
Sự tự tin: Những bài hát dễ chơi và quen thuộc trong âm nhạc thiếu nhi giúp HS thấy thoải mái và tự tin hơn khi biểu diễn trước công chúng Điều này giúp tăng cường tự tin và sự tự tin của HS trong việc thể hiện và truyền đạt thông điệp âm nhạc Khi chơi nhạc, HS được khuyến khích để phát triển khả năng tự sáng tạo và thể hiện chính mình Họ có thể thay đổi các phần nhạc, thêm vào những phần phối âm riêng biệt và trình diễn theo cách riêng của mình Điều này giúp cho họ phát triển sự tự tin và khả năng tưởng tượng, đồng thời tạo cảm hứng để truyền đạt cảm xúc và cá nhân hóa bài hát
Các bài hát thiếu nhi với giai điệu vui tươi, sôi động khi được chuyển soạn thành tiểu phẩm Piano sẽ tạo ra không khí học tập tích cực, khơi gợi hứng thú và tập trung của học sinh Việc luyện tập và biểu diễn các tiểu phẩm này không chỉ giúp học sinh nâng cao kỹ năng chơi Piano, khám phá và đa dạng hóa âm nhạc mà còn xây dựng sự tự tin và tạo niềm vui trong quá trình học tập.
Góp phần phát triển trí tuệ: Khi chơi các tiểu phẩm Piano, HS cần có sự tập trung và tương tác nhanh nhạy với các nốt nhạc Điều này đòi hỏi HS phải phản ứng nhanh chóng để nhấn đúng phím đàn Qua việc luyện tập thường xuyên, kỹ năng phản xạ của HS sẽ được cải thiện và góp phần nâng cao sự nhạy bén tinh thần cũng như khả năng làm việc nhanh và chính xác trong những tình huống khác nhau Ngoài ra, việc học tiểu phẩm Piano cũng giúp HS phát triển tư duy sáng tạo Qua quá trình này, các em HS không chỉ học cách chơi nhạc mà còn học được cách tổ chức thông tin và tư duy sáng tạo Điều này đem lại cho HS sự tự tin và khả năng sáng tạo đưa ra những ý tưởng mới trong việc chơi nhạc, cũng như trong cuộc sống hàng ngày Khi tham gia vào lớp học Piano, HS có cơ hội giao tiếp và tương tác với các bạn cùng lứa tuổi HS có thể học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm trong việc chơi nhạc cũng như trau dồi kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm Ngoài ra, việc biểu diễn trước công chúng trong các buổi biểu diễn cũng là một cơ hội để HS rèn kỹ năng tự tin và trình diễn trước đám đông Điều này giúp cho HS phát triển sự nhạy cảm về sắc thái âm thanh và có cái nhìn sâu sắc hơn về cái hay trong ca khúc thiếu nhi Việt Nam Trong tổng quát, việc dạy học Piano có vai trò quan trọng trong việc phát triển trí tuệ cho HS lứa tuổi 9 - 11 tuổi Nó không chỉ giúp phát triển phản xạ, tư duy và sáng tạo, mà còn hỗ trợ phát triển kỹ năng xã hội và tâm hồn sâu sắc Việc học tiểu phẩm Piano này không chỉ đem lại niềm vui trong việc chơi nhạc mà còn tạo ra một nền tảng vững chắc cho sự phát triển toàn diện của HS
Cải thiện được khả năng tập trung: Với các ca khúc thiếu nhi quen thuộc sẽ tạo động lực cho các em HS kiên trì trong vấn đề tìm hiểu bài đàn, cố gắng luyện tập hoàn thiện bài từ đó kỹ năng tập trung của HS sẽ được cải thiện và áp dụng vào các hoạt động học tập khác Khi HS chơi một bản tiểu phẩm Piano, các em phải nhớ các nốt nhạc, các giọng và các kỹ thuật chơi nhạc được sử dụng trong bài hát Điều này đòi hỏi họ phải tìm hiểu và ghi nhớ thông tin, từ đó phát triển khả năng tập trung ghi nhớ và sắp xếp thông tin một cách có tổ chức Điều này sẽ rất hữu ích trong việc học tập chủ đề khác và tổ chức thông tin một cách hiệu quả
Khám phá và phát triển tài năng âm nhạc và tạo ra cơ hội biểu diễn:
Việc học Piano qua các bài hát dễ chơi và thú vị sẽ giúp HS cảm nhận vui thú và thành công từ những bước đầu từ đó khuyến khích các em tiếp tục chơi Piano, có cơ hội phát triển tài năng âm nhạc của mình từ sớm và tiếp tục phát triển thành một người chơi Piano tài năng trong tương lai
Phát triển khả năng trình diễn, sáng tạo và biểu diễn trên sân khấu:
Dạy học tiểu phẩm là một phần quan trọng trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn, đặc biệt là trong lĩnh vực Piano Bao gồm việc hướng dẫn HS biểu diễn các tiểu phẩm nhạc trên Piano, trong đó HS có cơ hội thể hiện tài năng, kỹ năng của mình qua việc chơi các bài hát ngắn, độc đáo giúp HS phát triển khả năng trình diễn âm nhạc và tạo ra sự kết nối giữa người chơi Piano và khán giả HS sẽ được hướng dẫn cách trình diễn các tiểu phẩm như cách kiểm soát phím đàn, động tác tay, xử lý nhịp điệu và cảm nhận sắc thái của từng tiểu phẩm HS được khuyến khích để tìm ra cách biểu diễn cá nhân, dùng các kỹ thuật sáng tạo và thể hiện cảm xúc của mình thông qua âm nhạc Điều này giúp HS không chỉ trở thành người chơi Piano giỏi mà còn là nghệ sĩ tự do và sáng tạo Dạy học tiểu phẩm Piano cũng đặt sự chú trọng vào việc biểu diễn trước công chúng HS sẽ có cơ hội tham gia vào các buổi biểu diễn và sự kiện âm nhạc để trình diễn những tiểu phẩm mà họ đã học, HS biết kiểm soát cảm xúc, thể hiện cảm xúc của mình qua âm nhạc và tương tác với khán giả Điều này giúp các em phát triển kỹ năng sáng tạo và biểu diễn trên sân khấu và xây dựng thêm lòng tự tin của HS.
Đặc điểm của tiểu phẩm piano được chuyển soạn từ ca khúc thiếu nhi Việt
Cấu trúc và điệu thức
Trong phương pháp phân tích tiểu phẩm này, chúng tôi kế thừa truyền thống phân tích cấu trúc trong âm nhạc dân gian (chú ý đến câu thơ, khổ thơ), mặt khác cũng tiếp thu những yếu tố mang tính khoa học của phương pháp phân tích cấu trúc trong âm nhạc phương Tây
Tiểu phẩm Lớp chúng ta đoàn kết của tác giả luận văn chuyển soạn viết ở hình thức đoạn đơn, cấu trúc vuông vắn chia thành 4 câu, mỗi câu 4 ô nhịp Ở 2 câu đầu có nhắc lại
Ví dụ 1.1 Trích tiểu phẩm Lớp chúng ta đoàn kết
Nhạc và lời: Mộng Lân - Soạn cho Piano: Đoàn Thị Ngọc Anh
Tiểu phẩm Inh lả ơi của Nguyễn Văn Thương chuyển soạn được viết ở hình thức 1 đoạn đơn, cấu trúc câu nhạc không vuông vắn chia thành 2 câu, mỗi câu gồm 8 ô nhịp
Ví dụ 1.2 Chia câu trong tiểu phẩm Inh lả ơi
Dân ca Thái - Soạn cho Piano: Nguyễn Văn Thương Câu 1:
Cả 2 tiểu phẩm trên quen thuộc với HS vì đã được học hát trong chương trình âm nhạc trên lớp Với giai điệu ngắn, có sự lặp lại, chủ yếu sử dụng hình nốt đen và móc đơn nên rất dễ chơi, dễ thuộc
Tiểu phẩm Ru con được viết ở hình thức 1 đoạn đơn, cấu trúc câu nhạc không vuông vắn chia thành 2 câu, câu 1 gồm 8 ô nhịp
Ví dụ 1.3 Trích trong tiểu phẩm Ru con
Dân ca Ja-rai - Soạn cho Piano: Nguyễn Văn Thương
Tiểu phẩm này ít được học sinh biết đến, nhưng học sinh vẫn có thể thực hành được nhờ giai điệu đơn giản và có nhắc lại Tuy nhiên, tiết tấu móc kép trong tiểu phẩm là một kiến thức khó trong bài.
Tiểu phẩm Trường làng tôi của nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu do tác giả luận văn chuyển soạn thuộc hình thức 2 đoạn đơn, vuông vắn, kết cấu có nhắc lại
Ví dụ 1.4 Trích trong tiểu phẩm Trường làng tôi
Nhạc và lời: Phạm Trọng Cầu - Soạn cho Piano: Đoàn Thị Ngọc Anh
Tiểu phẩm Múa quạt của nhạc sĩ Thái Thị Liên được viết ở hình thức hai đoạn đơn, cấu trúc câu nhạc không vuông vắn Đoạn 1 gồm 2 câu, mỗi câu với 8 ô nhịp chia 2 tiết, đoạn 2 là biến tấu của đoạn 1 giai điệu được nâng lên 1 quãng 8
Ví dụ 1.5 Trích đoạn 1 trong tiểu phẩm Múa quạt
Dân ca Thái - Soạn cho Piano: Thái Thị Liên
Ví dụ 1.6 Trích đoạn 2 trong tiểu phẩm Múa quạt
Dân ca Thái - Soạn cho Piano: Thái Thị Liên
Tiểu phẩm Trường làng tôi và Múa quạt là 2 tiểu phẩm quen học đối với thiếu nhi Các em đều đã được nghe và học ở trong chương trình âm nhạc nên sẽ có cảm giác quen thuộc Cả 2 bài này sử dụng hình nốt đen và móc đơn là chủ yếu nên rất dễ để HS thực hành
Tiểu phẩm Lớp chúng ta đoàn kết của Mộng Lân có đầy đủ 7 âm (G - A - H - C - D - E - Fis) trong đó có F# Vậy nên dựa vào dấu hóa F# và kết câu nhạc ở G, ta có thể xác định bài Lớp chúng ta đoàn kết được viết ở điệu thức giọng Sol Trưởng với tính chất khỏe khoắn, vui tươi
Tiểu phẩm Trường làng tôi của nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu cũng có đầy đủ 7 âm (D - E - Fis - G - A - H - Cis) trong đó có F# và C#, kết câu nhạc ở nốt D nên đây là điệu thức Rê trưởng
Tiểu phẩm Múa quạt của nhạc sĩ Thái Thị Liên chuyển soạn đã sử dụng giai điệu của bài Xòe hoa (dân ca Tây Bắc), sử dụng thang 5 âm: G - A - H - D - E (tương ứng với điệu thức Sol Cung)
Ví dụ 1.7 Điệu thức 5 âm Sol Cung
Tiểu phẩm Inh lả ơi của nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương chuyển soạn đã sử dụng thang 4 âm: G - A - C - D
Ví dụ 1.8 Điệu thức 4 âm
Tiểu phẩm "Ru con" của nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương được chuyển soạn từ chất liệu dân ca Ja-Rai, sử dụng điệu thức 5 âm đặc trưng Tây Nguyên với liên kết hai nhóm quãng 4: D (F#) G và A (C#) D Điểm nhấn của điệu thức này là sự kết hợp âm dẫn nửa cung đi lên, tạo nên nét giai điệu mộc mạc, trữ tình và gần gũi với âm nhạc dân gian Tây Nguyên.
Ví dụ 1.9 Điệu thức 5 âm
Giai điệu và hòa âm
Tiểu phẩm Lớp chúng ta đoàn kết của Mộng Lân được viết ở giọng G- dur với tính chất khỏe khoắn, vui tươi phù hợp với lứa tuổi thiếu nhi Bài hát luôn giữ đúng nhịp độ từ đầu đến cuối trong 1 quãng 8 Phần hòa âm sử dụng hợp âm T ở thể gốc, S ở thể đảo 2, D7 ở thể gốc
Tiểu phẩm Trường làng tôi của nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu được viết ở giọng D-dur Giai điệu khá dài, có sự lặp lại, thường xuyên sử dụng giai điệu liền bậc đi lên để làm cầu nối giữa mỗi câu nhạc, có sử dụng các nốt ngoại
Hòa âm có sử dụng T, D7 xen lẫn là những đoạn chạy ngón liền bậc đi xuống, sử dụng G#, A# bất thường
Tiểu phẩm Múa quạt của Thái Thị Liên: giai điệu ở đoạn 2 đã được nâng lên một quãng tám khiến giai điệu trong sáng, vui tươi hơn; đem lại cảm xúc mới cho người thưởng thức Hòa âm sử dụng chủ yếu hợp âm quãng 4, 5 phù hợp với độ giãn ngón của HS
Tiểu phẩm Inh lả ơi của nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương chuyển soạn đã sử dụng thang 4 âm: G - A - C - D Giai điệu đậm chất Tây Bắc, tiến hành đơn giản Hòa âm sử dụng quãng 5 của D, G
Tiểu phẩm "Ru con" của nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương sử dụng tổ hợp âm 5 cao độ làm nền tảng sáng tác và giữ nhịp điệu ổn định từ đầu đến cuối trong quãng tám Về phần hòa âm, tác phẩm sử dụng quãng năm của D và quãng bốn của A, góp phần tạo nên giai điệu êm dịu, nhẹ nhàng và đầy tính trữ tình.
Ví dụ 1.10 Trích trong tiểu phẩm Ru con
Dân ca Ja-rai - Soạn cho Piano: Nguyễn Văn Thương
THỰC TRẠNG DẠY HỌC PIANO CHO HỌC SINH 9 - 11 TUỔI TẠI TRUNG TÂM DREAM MUSIC
Khái quát về Trung tâm Dream Music
Ngày nay tại Việt Nam nhu cầu giải trí, học tập hay thể hiện bản thân ngày càng được quan tâm Giống như việc lựa chọn một trường, lựa chọn một lớp học năng khiếu nói chung hay học đàn, học nhạc nói riêng ngày càng được chú trọng Do vậy các lớp dạy đàn, dạy nhạc được mở ra với số lượng lớn ở khắp các khu vực trong nước Piano là một môn nghệ thuật mang tính trí tuệ cao, nhận thấy đặc điểm nổi trội của môn nghệ thuật này nên nhiều phụ huynh đã tìm cách cho trẻ sớm tiếp cận Để đáp ứng nhu cầu học Piano hiện nay, các Trung tâm âm nhạc ngày càng phải đáp ứng tốt hơn cả về chất lượng dạy học cũng như về cơ sở vật chất
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Trung tâm Dream Music - Thanh Xuân - Hà Nội được thành lập từ năm 2013, do chị Phạm Thị Huyên sáng lập Đây là một trong những cơ sở hoạt động sư phạm, đào tạo nghệ thuật tư nhân với chất lượng dạy học cũng như về cơ sở vật chất được các bậc phụ huynh, các HS đã và đang theo học đánh giá là tương đối tốt Bằng những chuyên môn âm nhạc với trình độ được đào tạo bài bản, chính quy tại trường ĐHSP Nghệ thuật TW - một ngôi trường đào tạo GV vững vàng trong việc giảng dạy các bộ môn nghệ thuật, chị cũng đã áp dụng, hướng dẫn, chia sẻ đến các GV trong Trung tâm những phương pháp giảng dạy phù hợp và tốt nhất cho mỗi đối tượng HS, cách xử trí các tình huống sư phạm để đảm bảo phương hướng giảng dạy các bộ môn nghệ thuật một cách tốt nhất
Bước đầu xây dựng, Trung tâm cũng còn nhiều cái bất cập nhưng bằng sự thấu đáo, lắng nghe, tiếp thu những ý kiến đóng góp của mỗi người nên Trung tâm ngày càng một phát triển và tiến xa hơn Những mong muốn thiết thực mà Trung tâm hướng tới đó là đưa niềm say mê nghệ thuật đến gần với các HS, tạo một không gian nghệ thuật năng động để các HS thể hiện bản thân, bộc lộ cá tính riêng của mình, phát triển tư duy sáng tạo, làm việc hợp tác và xây dựng sở thích mới
Trong quá trình hoạt động, Trung tâm Nghệ thuật Dream Music - Thanh Xuân - Hà Nội đã gặt hái được nhiều thành tựu, góp phần vào sự phát triển của nghệ thuật và nâng cao chất lượng đào tạo học sinh tại Trung tâm Một trong những thành tích đáng tự hào của Trung tâm là đào tạo nên nhiều học viên tài năng, đạt được nhiều giải thưởng cao tại các cuộc thi âm nhạc uy tín.
Ngoài ra, trung tâm cũng thường xuyên tổ chức các chương trình biểu diễn nghệ thuật, phục vụ nhu cầu giải trí của đông đảo khán giả Các chương trình biểu diễn của trung tâm luôn được đầu tư kỹ lưỡng về nội dung, hình thức, mang đến cho khán giả những trải nghiệm thú vị và đáng nhớ Trong năm 2023, Trung tâm đã tổ chức thành công nhiều chương trình biểu diễn nghệ thuật lớn, như: Chương trình “Giai điệu mùa thu 2023” chào đón mùa tựu trường; Chương trình “Tài năng Dream Music” nhân dịp đón Tết Nguyên đán Quý Mão;… Những thành tích này góp phần khẳng định vị thế của trung tâm trong lĩnh vực nghệ thuật, tạo động lực cho Trung tâm tiếp tục phát triển và vươn xa hơn nữa Việc tổ chức thành công các buổi biểu diễn nghệ thuật chính là sự động viên một cách tích cực nhất đối với HS và phụ huynh HS
Về chiến lược phát triển, Trung tâm Dream Music đã tạo ra một kế hoạch dài hạn nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, mở rộng danh sách các khóa học và tăng cường quan hệ với các tổ chức âm nhạc quốc tế Bằng cách thúc đẩy HS tham gia nhiều hoạt động nghệ thuật, như biểu diễn trên sân khấu và tham gia các cuộc thi âm nhạc, Trung tâm Dream Music mong muốn giúp học viên phát triển kỹ năng biểu diễn và xây dựng sự tự tin Đồng thời, Trung tâm Dream Music cũng tạo ra một môi trường giáo dục thoải mái, năng động và gần gũi để học viên có thể thoải mái khám phá và phát triển tài năng Trung tâm Dream Music đảm bảo rằng HS được trang bị các công cụ cần thiết để phát triển sự sáng tạo và thực hiện ước mơ của mình trong lĩnh vực nghệ thuật âm nhạc
2.1.2 Cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên
Với gần 10 năm tổ chức hoạt động, trung tâm đã mở ra 3 cơ sở khang trang, sạch đẹp, ở vị trí đắc địa: Cơ sở 1 ở khu vực Thanh Xuân, Cơ sở 2 ở khu vực Nam Từ Liêm và Cơ sở 3 ở khu vực Hoàng Mai Cả 3 cơ sở đều nằm ở vị trí trung tâm, khu vực đông dân cư, xung quanh gần với các trường học rất thuận lợi để triển khai các lớp dạy học về nghệ thuật Ở mỗi cơ sở của Trung tâm đều được thiết kế các phòng học to - nhỏ, đầy đủ tiện nghi, đa chức năng, có sẵn các thiết bị điện tử hỗ trợ giảng dạy, các loại nhạc cụ khác nhau, tất cả mọi thứ đều đáp ứng đủ các hoạt động sư phạm cho từng phân môn riêng biệt Mỗi cơ sở được bố trí và sử dụng các phòng học với mục đích khác nhau
Trung tâm Dream Music sở hữu cơ sở vật chất hiện đại với nhiều phòng học chuyên dụng Phòng nghệ thuật rộng 30m2 trang bị thiết bị âm thanh, thảm múa, giáo cụ cho các lớp Múa, Nhảy hiện đại, Dance sport, Yoga Phòng Mỹ thuật có diện tích 20m2 với kệ tranh, họa cụ, bộ cờ Bốn phòng học Piano từ 13m2 - 20m2 mỗi phòng đều có một đàn Piano cơ và 2 - 4 đàn Piano điện Ngoài ra, còn có phòng cảm thụ âm nhạc và phòng thanh nhạc phục vụ các hoạt động học tập và biểu diễn của học viên.
Tất cả các phòng được lắp đặt điện đóm, ánh sáng, điều hòa, quạt, bảng viết đầy đủ, có biển ghi tên các phòng, các lớp học đều được dọp dẹp sau mỗi một ngày học kết thúc Ngoài ra, có một khoảng không gian nhỏ để tiếp đón HS và phụ huynh HS
2.1.2.2 Đội ngũ giáo viên Để đáp ứng đủ cho số lượng HS của mỗi phân môn thì trung tâm cũng đã trọng dụng đội ngũ GV gồm 23 người có trình độ chuyên môn từ bậc đại học trở lên; có phương pháp giảng dạy tốt; yêu nghề; yêu trẻ;… Trung tâm Dream Music luôn tâm niệm mỗi GV không chỉ là người truyền đạt kiến thức, mà còn là người truyền cảm hứng cho các thế hệ HS, vậy nên để đảm bảo chất lượng của GV, trung tâm dành thời gian tổ chức tập huấn cho GV thường xuyên đặc biệt là đối với GV Âm nhạc Để cập nhật PPDH mới mẻ, hiệu quả, Trung tâm đã lập ra nhóm GV âm nhạc riêng gồm 14 thành viên để cùng chia sẻ với nhau các phương pháp giảng dạy, trao đổi kiến thức phân môn Các thầy cô đều có chuyên môn sâu, kinh nghiệm sư phạm phong phú, tốt nghiệp ở các trường đại học chuyên môn nghệ thuật như: ĐHSP Nghệ thuật TW, Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, ĐH Văn hóa Nghệ thuật Quân Đội, ĐHSP Hà Nội Với những lớp nhóm, đông HS trung tâm có tuyển thêm các GV trợ giảng là những SV đang học ĐH năm 3 - 4 vừa là để hỗ trợ giảng dạy, vừa là khoảng thời gian dự giờ, học tập để trở thành GV chính thức cho thời gian tới Nhìn chung, các GV của Trung tâm nghệ thuật Dream
Music là những người GV tận tâm với nghề, nhiệt huyết, sáng tạo, năng động, tạo được sự thu hút nhất định với HS tại Trung tâm
2.1.3 Đặc điểm của học sinh từ 9 đến 11 tuổi
Trung tâm Dream Music có số lượng HS tương đối nhiều, số lượng HS hiện tại ở cả 3 cơ sở đã đạt mốc 400 HS.Các HS đến với trung tâm đa phần các em muốn tìm hiểu về Piano mặc dù không xuất thân từ gia đình âm nhạc hoặc đã có năng khiếu về âm nhạc nhưng muốn trau dồi thêm Các em HS học tại đây đều sinh hoạt và học tập quanh khu vực Thanh Xuân và các
Quận lân cận nên bố mẹ thường cho con tiếp xúc với âm nhạc từ sớm, đây chính là điều kiện thuận lợi cho các em được tìm hiểu, gần gũi và yêu thích âm nhạc hơn
Piano là bộ môn thu hút nhiều học sinh đăng ký nhất, chiếm khoảng 60% Trong số đó, có khoảng 15% theo định hướng chuyên nghiệp Tất cả học sinh khi đăng ký đều được kiểm tra tay đàn và phân loại cấp độ Bộ môn Piano có hai hình thức học: lớp cá nhân dành cho học sinh chuyên nghiệp và lớp nhóm tối đa 4 học sinh cùng trình độ.
2.1.3.1 Đặc điểm về tâm sinh lý
Tuổi từ 9 - 11 tuổi là lứa tuổi cuối cấp tiểu học, là giai đoạn chuyển tiếp từ lứa tuổi nhi đồng sang lứa tuổi thiếu niên Ở giai đoạn này, HS có những sự phát triển vượt bậc về cả thể chất, tinh thần, tình cảm, tư duy, Sự thay đổi này cũng phần nào tác động đến việc học Piano của các em
Giai đoạn 9-11 tuổi, trẻ phát triển cân đối về thể chất với sự gia tăng rõ rệt ở cơ tay, chân và lưng Sự phát triển cơ bắp này mang lại cho trẻ khả năng kiểm soát và di chuyển linh hoạt các ngón tay, cánh tay khi chơi piano, đồng thời tăng sức bền, cho phép trẻ chơi lâu mà không cảm thấy mệt mỏi Bên cạnh đó, phản xạ tay mắt nhanh nhạy và chính xác ở độ tuổi này giúp trẻ xử lý các đoạn nhạc phức tạp và các kỹ thuật đàn piano hiệu quả Tuy nhiên, sự tăng trưởng chiều cao và hệ xương cơ cũng ảnh hưởng đến tư thế ngồi và tay khi chơi đàn.
BIỆN PHÁP DẠY HỌC TIỂU PHẨM PIANO ĐƯỢC CHUYỂN SOẠN TỪ CA KHÚC THIẾU NHI VIỆT NAM
Căn cứ đề xuất biện pháp
Trước khi đi vào các biện pháp cụ thể, chúng tôi đưa ra một số căn cứ đề xuất biện pháp dạy học tiểu phẩm Piano chuyển soạn từ ca khúc thiếu nhi Việt Nam tại Trung tâm Dream Music Những căn cứ đó được dựa trên cơ sở pháp lý Trung tâm được thành lập, dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài đã được tác giả luận văn nghiên cứu ở chương 1 và chương 2
3.1.1 Căn cứ vào cơ sở pháp lý Trung tâm được thành lập
Từ năm 2013, Trung tâm Dream Music đã ra mắt và trở thành địa chỉ đáng tin cậy trong lĩnh vực âm nhạc và giáo dục nghệ thuật tại Thanh Xuân, Hà Nội Nền tảng pháp lý vững chắc của trung tâm là nền tảng cho hoạt động tuân thủ đúng các quy định và luật pháp, khẳng định vai trò của trung tâm như một tổ chức có trách nhiệm trong việc đào tạo và phát triển năng lực âm nhạc cho cộng đồng.
Sứ mệnh của Trung tâm là cung cấp môi trường học tập và rèn luyện chuyên nghiệp cho các tài năng trẻ, giúp họ phát triển tối đa tiềm năng âm nhạc của mình Đồng thời, Trung tâm cũng cam kết đảm bảo quyền lợi và nguyên tắc công bằng cho cả học viên và giáo viên, tạo điều kiện thuận lợi cho sự trau dồi kiến thức và kỹ năng của mỗi cá nhân Với những cam kết này, Dream Music đã tạo ra một cộng đồng nghệ thuật tích cực và phát triển
Học viên không chỉ được học từ những bài giảng chuyên sâu mà còn tham gia vào các dự án nghệ thuật, sự kiện âm nhạc và các buổi biểu diễn Điều này giúp họ có cơ hội thực hành kiến thức, xây dựng kỹ năng thực tế và phát triển bản thân không chỉ trong lĩnh vực âm nhạc mà còn trong nghệ thuật toàn diện
Sự tồn tại và phát triển của Trung tâm Dream Music không chỉ là niềm tự hào của đội ngũ quản lý mà còn là niềm tin của phụ huynh và học viên trong việc lựa chọn một nơi đào tạo uy tín và chất lượng Đây thực sự là một điểm sáng trong cộng đồng giáo dục âm nhạc tại Việt Nam, góp phần nâng cao nền văn hóa âm nhạc và nghệ thuật trong xã hội
3.1.2 Căn cứ vào cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
Việc giảng dạy tiểu phẩm piano chuyển soạn từ ca khúc thiếu nhi Việt Nam tại Trung tâm Dream Music dựa trên lý thuyết về vai trò quan trọng của giáo dục âm nhạc đối với trẻ em, đặc biệt là lứa tuổi 9-11 Học piano không chỉ giúp trẻ phát triển kỹ năng âm nhạc mà còn tác động tích cực đến trí tuệ, sự tập trung và khả năng sáng tạo của trẻ.
Trên thực tiễn, việc dạy học tại Trung tâm Dream Music đã đem lại những kết quả tích cực nhưng cũng tồn tại một số ưu và nhược điểm cần được đánh giá và cải thiện Với nhu cầu ngày càng tăng về việc học piano trong xã hội hiện đại, việc phát triển phương pháp dạy học hiệu quả và phù hợp trở nên cực kỳ quan trọng Một trong những biện pháp mà Trung tâm Dream Music đang áp dụng là việc dạy ca khúc được chuyển soạn cho piano Phương pháp này mang lại ưu điểm là giúp học sinh dễ nhớ và hứng thú hơn với việc học, tuy nhiên, cũng tồn tại nhược điểm là việc sử dụng ngón tay không thuận lợi so với việc chơi nhạc cổ điển Việc kết hợp giữa lý luận và thực tiễn trong việc dạy học cho học sinh
9-11 tuổi trên đàn piano đòi hỏi sự linh hoạt và sáng tạo từ phía người GV Việc áp dụng những kiến thức lý thuyết vững chắc vào việc thiết kế bài giảng và chương trình học sẽ giúp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho HS Đồng thời, việc tiếp tục nghiên cứu và cải tiến các phương pháp dạy học sẽ giúp đáp ứng được nhu cầu ngày càng đa dạng và phức tạp của HS trong thời đại hiện nay
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn như đã trình bày, việc dạy học cho học sinh
Giáo dục piano cho trẻ em 9-11 tuổi đòi hỏi người giáo viên phải có chuyên môn, sáng tạo và tận tâm Kết hợp nhuần nhuyễn lý thuyết và thực hành sẽ tạo ra môi trường học tập tích cực, phát triển toàn diện cho trẻ Do đó, việc nghiên cứu và ứng dụng các phương pháp dạy học hiệu quả có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy giáo dục âm nhạc cho trẻ em trong tương lai Đồng thời, việc tìm hiểu những ưu điểm và hạn chế trong việc dạy học piano tại các trung tâm giáo dục âm nhạc cũng là điều cần thiết.
Dream Music là căn cứ để chúng tôi đề xuất một số biện pháp sao cho có thể phát huy được ưu điểm, hạn chế nhược điểm và để HS có thể tiếp thu các kỹ thuật piano áp dụng vào việc trình bày các tiểu phẩm Piano chuyển soạn từ ca khúc thiếu nhi Việt Nam.
Những tiêu chí học sinh cần có khi học các tiểu phẩm Piano chuyển soạn từ ca khúc thiếu nhi
Một số HS mới bắt đầu học, chưa nắm bắt kịp các kiến thức cơ bản mà đã muốn chinh phục các tiểu phẩm Piano chuyển soạn từ ca khúc thiếu nhi này thì thời gian học sẽ bị kéo dài, chất lượng học chỉ là ở mức thụ động, được truyền tay Vậy nên để tiến đến mục tiêu học đàn các tiểu phẩm Piano chuyển soạn từ ca khúc thiếu nhi có hiệu quả nhất thì mỗi HS cần đạt được các tiêu chí dưới đây:
3.2.1 Nắm chắc những lý thuyết cơ bản Để việc học và chơi đàn Piano dễ dàng hơn thì ta cần am hiểu về nhạc lý cơ bản Đây là những kiến thức nền tảng về âm nhạc như cao độ, trường độ, cường độ, âm sắc của âm thanh, các ký hiệu xuất hiện trong bản nhạc… giúp cho HS có khả năng đọc nốt trên khóa Sol và dưới khóa Fa và phân tích bản nhạc một cách chính xác, hiểu và thực hành đúng với những ký hiệu, sắc thái, cảm xúc được ghi chú trong bài thông qua ngôn ngữ chuyên ngành âm nhạc Từ đó HS cũng sẽ không cần dựa dẫm vào GV quá nhiều, các em HS có thể tự chủ động tìm hiểu một bài nhạc bất kỳ dựa vào kiến thức mình có
Vì vậy việc nắm vững lý thuyết cơ bản là một trong những bước đầu tiên và quan trọng nhất trong việc học đàn Piano, cung cấp cho HS nền tảng vững chắc để dễ dàng tiếp cận với các phong cách âm nhạc khác nhau
3.2.2 Thực hành được các kỹ thuật cơ bản cần thiết
Việc thực hành các kỹ thuật Piano cơ bản là rất quan trọng để phát triển kỹ năng chơi đàn Piano của HS Các kỹ thuật cơ bản bao gồm cách đặt tay, cách đánh các nốt, cách sử dụng pedaling và cách di chuyển trên phím đàn Thực hành các kỹ thuật cơ bản giúp HS xây dựng một nền tảng vững chắc cho việc chơi đàn Piano, giúp phát triển sự linh hoạt và độ chính xác trong việc điều khiển các ngón tay Đồng thời, việc thực hành này cũng tạo ra cơ hội để HS hiểu sâu hơn về âm nhạc và cách tạo ra âm thanh đa dạng trên đàn
Ngoài ra, còn giúp HS nắm vững các nguyên tắc, cấu trúc âm nhạc, như nhịp điệu, nhịp độ và tiết tấu Việc thực hành các kỹ thuật cơ bản rất cần thiết để HS có thể chơi các bài hát phức tạp hơn và thể hiện cảm xúc của mình thông qua âm nhạc Các kỹ thuật được sử dụng để dạy học Piano có rất nhiều dạng khác nhau Trong luận văn này, tác giả luận văn chỉ nêu ra 3 kỹ thuật cơ bản là legato, nonlegato và staccato Đây là 3 kỹ thuật thường gặp trong dạy học Piano tại Trung tâm Dream Music Khi HS đã làm quen với các kỹ thuật cơ bản này, GV có thể cho áp dụng chúng vào việc chơi các tiểu phẩm Piano chuyển soạn từ ca khúc thiếu nhi GV có thể cho HS bắt đầu chơi với các bài nhạc đơn giản và dần dần tăng độ khó khi HS đã thuần thục Điều này tạo ra một môi trường học tập thú vị và hứng thú hơn
Ví dụ 3.1 Kỹ thuật Legato - Non legato - Staccato
Chơi Legato có nghĩa là chơi âm thanh các nốt liên tục và nhịp nhàng, không nghỉ Thông thường kỹ thuật Legato sẽ được sử dụng trên các nốt nhạc trong một câu nhạc hoặc đoạn nhạc Đặc điểm của kỹ thuật Legato như sau: cánh tay và cổ tay của người chơi ít cử động, chủ yếu là cử động của các đầu ngón tay, ngón tay tròn, nhấc từng ngón lên cao trước khi nhấn phím Khi đánh nốt tiếp theo, bạn có thể nhấc ngón tay đàn trước ra khỏi nốt đầu tiên nhưng không bị dính âm thanh với nhau Bất cứ khi nào nhìn thấy một dấu vòng cung bên dưới hoặc phía trên các nốt nhạc khác cao độ, điều đó có nghĩa là người chơi phải chơi các nốt đó bằng kỹ thuật Legato
Chơi Non Legato có nghĩa là chơi sao cho có thể tạo ra những âm thanh rời rạc, hay nói cách khác là một nhóm nốt sẽ không được chơi liên tục mà phải có sự tách biệt giữa từng nốt Kỹ thuật Non Legato được thể hiện bằng các nốt nhạc bình thường Khi chơi Non Legato, HS phải lưu ý không được chơi liền tiếng nhưng cũng không được chơi nảy nốt Chơi Non Legato ở các điểm sau: nốt cuối cùng của đoạn, khi kết thúc ý, kết thúc câu hoặc giữa hai nốt giống nhau cùng cao độ Cách chơi kỹ thuật non legato là sử dụng ngón tay khum tròn và chuyển động nâng cổ tay nhẹ nhàng
Kỹ thuật staccato (nảy ngón) là một kỹ thuật khó, đòi hỏi người chơi đàn phải nhấn phím nhanh chóng và buông tay ra ngay sau đó để tạo ra âm thanh ngắn gọn và rõ ràng Staccato có thể được thực hiện bằng ba cách khác nhau: staccato ngón tay, staccato cổ tay và staccato cánh tay Để đạt hiệu quả cao, người chơi thường kết hợp cả ba phong cách này Khi thực hiện staccato, người chơi không nên giữ phím quá lâu để tránh âm thanh kéo dài Tay phải chạm vào phím nhẹ nhàng, cổ tay và cánh tay thả lỏng, và ngay sau khi nhấn phím sẽ bật trở lại nhanh chóng.
Biện pháp dạy học
Vì trong các biện pháp dạy học Piano việc sử dụng các bài chuyển soạn từ ca khúc thiếu nhi Việt Nam chỉ là một biện pháp nhỏ trong các biện pháp mà các nhà khoa học đã sử dụng, tác giả luận văn mong muốn đề xuất ra những nguyên nhân và lý do tại sao lại chọn biện pháp này
3.3.1 Xây dựng quy trình bài giảng
Sử dụng các tiểu phẩm Piano chuyển soạn từ ca khúc thiếu nhi giúp HS phát triển kỹ năng âm nhạc, khả năng tưởng tượng và sáng tạo, mang đến trải nghiệm âm nhạc đa dạng và nâng cao kỹ năng chơi nhạc cụ cho HS
Mỗi thầy cô sẽ giảng dạy Piano theo một biện pháp khác nhau Có thể là dạy lý thuyết trước rồi thực hành sau hoặc ngược lại, có thể GV đàn mẫu trước cho HS nghe rồi mới tìm hiểu bài, cũng có thể bỏ qua các bài tập bổ trợ luyện ngón thay vào đó là thực hành lại tiểu phẩm cũ có sử dụng kỹ thuật tương tự bài mới Tuy nhiên đối với quan điểm của tác giả luận văn thì việc luyện ngón trước là cần thiết, không nên bỏ qua Vì luyện ngón giúp ích rất nhiều cho kỹ thuật và khả năng đàn trôi chảy của tay đàn HS, giúp cho các em nhạy bén với sự tiến hành của cấu trúc âm nhạc, giai điệu, hợp âm Quy trình dạy một tiểu phẩm Piano cho HS thường gồm các bước sau:
Bước 1: Luyện ngón: Sử dụng 1 bài có kỹ thuật liên quan trong bài học mới ở các dạng bài Etude, Hanon hoặc luyện Gamme
Bước 2: Ôn lại bài cũ: Bước này có thể đẩy xuống cuối buổi học nếu như bài mới dài và khó
Bước 3: Tìm hiểu bài: Xác định cao độ, trường độ, các ký hiệu âm nhạc, xác định các tiết nhạc giống nhau hoặc các tiết nhạc khó tập mà HS cần lưu ý, xác định hợp âm (nếu có)
Bước 4: Hướng dẫn thực hành: Cho HS tập các tiết nhạc khó đã lưu ý từ trước, tập chậm từng tay, ghép 2 tay, hoàn thiện tiểu phẩm
Dù dạy tiểu phẩm nào cho HS cũng cần làm theo quy trình trên và đảm bảo tính hiệu quả khi dạy, không bỏ bước nào nhưng có thể thêm bước để HS tiếp thu bài tốt hơn
3.3.2 Luyện tập kỹ thuật hợp âm rải
Trong quá trình giảng dạy piano, tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của việc luyện ngón để học sinh duy trì sự linh hoạt và trau dồi kỹ thuật Đặc biệt, đối với học sinh còn yếu về khả năng chơi hợp âm rải, chúng tôi bổ sung thêm kỹ thuật này vào giáo trình, giúp học sinh nâng cao kỹ năng chơi piano của mình.
Việc học Gamme Arpeggio không chỉ giúp HS mở rộng khoảng cách giữa các quãng ngón tay khi chơi piano, mà còn hỗ trợ cho việc thể hiện các tác phẩm chuyển soạn cho piano tại trung tâm Vì vậy, HS tại trung tâm được GV hướng dẫn để hiểu rõ kỹ thuật bấm hợp âm và thực hiện Gamme Arpeggio một cách chính xác, giúp cho việc thể hiện các tác phẩm trở nên hoàn thiện hơn Đối với Gamme Arpeggio ngắn cần chú ý đến các bước chuyển ngón 1-2-3-5 và 1-2-4-5 ở tay phải và chuyển ngón 5-4-2-1- và 5-3- 2-1 ở tay trái vì rất dễ nhầm lẫn khi chuyển ngón
Ví dụ 3.2 Gamme Arpeggio ngắn trên C-dur
Ví dụ 3.3 Gamme Arpeggio dài trên C-dur Đối với Gamme Arpeggio dài, GV hướng dẫn cách mở rộng bàn tay khi chuyển ngón 3-1 lúc chạy lên và 1-3 khi chạy xuống Việc thực hành bài tập này đối với HS tại trung tâm không quá khó vì các em có đủ khả năng tập trung cao độ, nhận biết phím đàn chính xác
* Hanon - Luyện các ngón 4,5 trong quãng 5
Sau khi nắm vững 7 nốt cơ bản và luyện ngón trên quãng 8, học sinh (HS) có thể học bài tập Hanon phổ biến trong cộng đồng chơi piano Bài tập Hanon được đánh giá cao trong việc phát triển kỹ thuật ngón và tạo nền tảng vững chắc cho việc chơi piano, đặc biệt khi luyện tập với tốc độ nhanh Giáo viên (GV) sẽ lựa chọn bài tập Hanon phù hợp với trình độ và kỹ thuật của từng HS, bắt đầu với tốc độ chậm và tăng dần độ khó Việc củng cố sức mạnh cho ngón 4 và 5 của cả hai tay là rất quan trọng Bài tập Hanon số 1 giúp HS phát triển khả năng điều khiển ngón 4 và 5 linh hoạt, chính xác, đồng thời tạo ra âm thanh đều và ổn định cho cả 5 ngón tay.
Khi HS thực hành bài tập này, các em đã nắm khá rõ vị trí nốt nhạc ở cả hai khóa, cách đàn liền bậc đi lên các em xử lý khá dễ dàng Trong bài có các quãng giãn rộng ngón 5, 4 và 1, 2 của tay trái đi lên và ngón 1,2 và 4, 5 tay phải đi xuống điều này gây khó khăn cho HS khi phải rất tập trung điều chỉnh độ giãn ngón gây ra âm thanh không liền mạch Theo thói quen chạy gam liền bậc nên có một số HS dễ nhầm nốt ở đoạn đầu, thường đàn thành C - D - E - F - G, vài em không tuân thủ đúng số ngón tay, đàn ngón 3, 4, 5 còn gãy ngón
Ví dụ 3.4 Bài tập số 1 của C.L Hanon
Kỹ thuật luồn ngón cái của Hanon là kỹ thuật cần thiết để giúp học viên linh hoạt các ngón tay trên các phím nhạc Kỹ thuật này bao gồm hai động tác chính: luồn ngón khi giai điệu đi lên và vắt ngón khi giai điệu đi xuống Hai động tác này giúp học viên chuyển đổi các ngón tay một cách mượt mà trên các âm giai, tạo ra sự liên tục và chính xác trong khi chơi nhạc.
Ví dụ 3.5 Trích đoạn bài tập số 38 của C.L.Hanon Ở ví dụ trên có sử dụng kỹ thuật luồn ngón cái kết hợp chạy gam liền bậc đi lên Sau khi HS đã tập thành thạo quãng 8 gamme C - Dur, GV có thể cho HS tập dạng bài này Khi tập dạng bài này HS cũng đã sử dụng đúng số ngón tay, cách luồn và vắt ngón HS dễ mắc lỗi kỹ thuật như cổ tay không ổn định, bị gãy ngón, những quãng nốt rộng thường đàn sai nốt, tốc độ đàn của bài này khá nhanh nên HS dễ bị đàn chệch nốt
* Hanon - Kỹ thuật đàn đúp nốt quãng 3
Quãng 3 là một trong những quãng cơ bản trong âm nhạc, tạo ra sự hài hòa và dễ chịu khi chơi các nốt cùng nhau Quãng 3 cũng có thể sử dụng trong các tiểu phẩm piano chuyển soạn từ ca khúc thiếu nhi để tạo ra âm thanh phong phú, nhiều màu sắc Đây là quãng dễ chơi trên đàn piano phù hợp với HS học piano cơ bản Với bài tập số 50 của Hanon HS dễ dàng xác định được quãng 3, luyện tập đàn nhiều nốt nhạc cùng một lúc nhưng gặp chút khó khăn về cách sắp xếp số ngón tay khi chưa quen và đàn còn yếu khi đàn ngón 3-5 Ban đầu HS chưa đàn theo tốc độ nhanh mà chỉ đàn với tốc độ rất chậm
Ví dụ 3.6 Trích đoạn bài tập số 50 của C.L.Hanon
* Etude luyện kỹ thuật chạy ngón liền bậc
Các bài tập etude được sáng tác dành riêng cho mục đích rèn luyện kỹ thuật trình diễn nhạc cụ Những bài tập không chỉ mang tính kỹ thuật mà còn có tính giai điệu, có cấu trúc, hình thức âm nhạc có thể sử dụng để cho HS trình diễn như một tiểu phẩm Bài Etude số 16, op.599 của Czerny là một bản tương đối dễ để HS luyện chạy ngón liền bậc trong quãng phạm vi quãng 5 Ngoài ra, trong bài có những nốt nảy ở cuối mỗi tiết nhạc để HS hiểu rõ sự khác biệt giữa kỹ thuật non legato - legato - staccato Đối với bài tập này, HS tại trung tâm thực hành dễ dàng, sử dụng linh hoạt các ngón tay phải và đàn hợp âm ở tay trái bằng tiết tấu “Bùm - chát - chát - chát” theo nhịp 4/4
Ngoài ra, trong chương trình học GV có dạy cho HS về hợp âm cổ điểm T, S, D7 vậy thì trong bài luyện ngón này các em được củng cố thêm về thể đảo của hợp âm cổ điển đó
Ví dụ 3.7 Trích đoạn Etude số 16, op.599, tác giả Czerny
* Etude luyện kỹ thuật chạy ngón cách bậc
Ví dụ 3.8 Trích đoạn Etude số 16, op.599, tác giả Czerny
Thực nghiệm sư phạm
Tại Trung tâm Dream Music, các HS ngày càng đòi hỏi hơn về sự hứng thú trong học tập Piano Đáp ứng với nhu cầu đó của các em thì việc luôn cập nhật PPDH, giáo trình giảng dạy phong phú và thu hút là cần thiết, điều này cũng góp phần phát triển mảng giáo dục của Trung tâm, thêm nữa tạo động lực, sự hăng say cho HS kiên trì với bộ môn Piano Để kiểm tra tính hiệu quả của các biện pháp đã nêu, tác giả luận văn nhận thức rằng quy trình này đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá khi áp dụng các biện pháp dạy học theo mục tiêu đã đề ra trong luận văn Giúp tác giả luận văn xác định được mức độ đạt được của các mục tiêu, từ đó có thể điều chỉnh các biện pháp dạy học cho phù hợp hơn, đáp ứng được nhu cầu và mục tiêu đào tạo của HS một cách hiệu quả nhất
3.4.1 Mục đích, đối tượng và giáo viên thực nghiệm Để đảm bảo kết quả thực nghiệm mang tính khách quan, đúng với mục đích, ý nghĩa của đề tài, mục đích và nội dung thực nghiệm tác giả luận văn trình bày như sau:
Việc thực nghiệm nhằm kiểm định tính hiệu quả của những nội dung mang tính phương pháp luận và các biện pháp được áp dụng khi dạy học các tiểu phẩm Piano chuyển soạn từ ca khúc thiếu nhi Việt Nam cho HS tại trung tâm Dream Music Qua đó thực tế hóa và kiểm tra tính khả thi và đúng đắn của các giả thuyết khoa học đã được nêu Những giả thuyết này liên quan đến hiệu quả của các biện pháp được áp dụng để cải thiện quá trình dạy học môn Piano tại Trung tâm Dream Music
Gồm 10 HS, chia thành 2 lớp, lớp thực nghiệm: 5 HS; lớp đối chứng:
5 HS Tất cả HS thuộc lứa tuổi 9 - 11, đang theo học tại trung tâm Dream Music Trình độ của HS là phổ cập và nâng cao (Danh sách HS xem tại phần PL4, tr.123) Giáo viên tiến hành thực nghiệm: Đoàn Thị Ngọc Anh
3.4.2 Nội dung, thời gian và địa điểm thực nghiệm
Các tiểu phẩm giảng dạy được phân chia theo 2 trình độ học sinh khác nhau Bài học theo từng trình độ được giao cho phù hợp học sinh Các bài học tiểu phẩm chuyển thể từ các ca khúc thiếu nhi Bài học được giảng dạy từng bước cụ thể, chi tiết và rõ ràng.
Lớp thực nghiệm: Nghiên cứu dạy cho HS theo giáo án mà luận văn đã đề ra, hướng dẫn HS theo phương pháp mới, hướng dẫn các em tự tiếp cận bài hát, tự phân tích tổng hợp, GV chỉ sửa bài, hướng dẫn kỹ thuật sao cho việc thực hiện bài đánh Piano thật tốt HS được thảo luận, đưa ra hướng giải quyết tốt nhất cho từng câu trong bản nhạc
Lớp đối chứng: HS vẫn học theo phương pháp cũ, sử dụng các tiểu phẩm chuyển soạn có sẵn GV vỡ bài, đọc xướng âm các tiểu phẩm giúp HS nắm được nhạc lý cơ bản của bài Đánh mẫu cho HS bắt chước lại một cách thụ động Đối với nhóm HS này, GV dạy cho HS thể hiện tiểu phẩm Piano theo đúng như tiểu phẩm có sẵn
Kết quả sau thực nghiệm sẽ được các GV âm nhạc, Trung tâm Dream Music đánh giá
3.4.2.2 Thời gian và địa điểm thực nghiệm
Thực nghiệm trong 3 tháng Từ tháng 4/2023 đến hết tháng 6/2023, tại Trung tâm Dream Music - thành phố Hà Nội
Trước khi đến với thực nghiệm, tác giả luận văn thực hiện các công việc sau: Trình bày phương án thực nghiệm nội dung giảng dạy tiểu phẩm Piano chuyển soạn từ ca khúc thiếu nhi Việt Nam trong cuộc họp của các GV âm nhạc tại trung tâm Dream Music để thu nhận những ý kiến đóng góp về các khâu tổ chức thực nghiệm Cùng với đó, mời chị Phạm Thị Huyên - Giám đốc trung tâm và 1 GV Piano đến dự giờ và đánh giá mức độ hiệu quả của tiết học
GV thực nghiệm cần lựa chọn những HS tham gia lớp thực nghiệm và lớp đối chứng hợp lý Lựa chọn những HS phổ cập đã nắm được kiến thức nhạc lý cơ bản, đã đọc được bản nhạc cơ bản thuần thục và những HS nâng cao có lực học tương đối ổn Tất cả HS tham gia thực nghiệm đều có ý thức tự giác, khả năng tập trung cao, biết xác định hợp âm, các dạng tiết tấu cơ bản… GV cần khích lệ, động viên HS nghiêm túc trong mỗi giờ thực nghiệm và giữ thái độ, tinh thần học tập thật tốt
3.4.4 Mô tả tiến trình thực nghiệm
Tiến trình thực nghiệm được thực hiện qua việc áp dụng các biện pháp dạy học Piano ở cả HS phổ cập và HS nâng cao tại Trung tâm
3.4.4.1 Dạy học về các kỹ thuật Piano
GV hướng dẫn cụ thể tư thế ngồi đúng khi chơi đàn bao gồm cách đặt chân, cách ngồi trên ghế, khoảng cách từ người đến đàn và cách đặt tay trên phím.
Giải thích cách đặt tay sao cho thoải mái và linh hoạt trong việc di chuyển trên đàn, thế bấm, số ngón tay Hướng dẫn HS luyện ngón, tập vỡ bài Etude
Yêu cầu HS vận dụng kỹ thuật tay phải - tay trái và sự kết hợp hai tay vào bài GV hướng dẫn học tiếp các nội dung trên nhưng hướng dẫn HS cách khám phá bài mới, áp dụng những kiến thức đã được học vào bài Thông qua những hướng dẫn trên, HS sẽ tiếp cận và phát triển các kỹ thuật cơ bản trong việc chơi đàn Piano, từ việc tư duy về tư thế và ngón tay cho đến việc áp dụng kỹ thuật vào các bản nhạc thực tế
3.4.4.2 Dạy tiểu phẩm dành cho HS phổ cập - Em đi giữa biển vàng
Bước 1: Luyện ngón GV lựa chọn bài tập Etude Op 139, N0 5 yêu cầu HS vận dụng linh hoạt các kỹ thuật non legato bên tay trái và legato bên tay phải
Ví dụ 3.19 Trích Etude Op 139, N0 5, K Czerny
Cụ thể, tay trái cần bấm các âm rải của hợp âm một cách linh hoạt, không bị ngắt quãng Tay phải cần thực hiện kỹ thuật legato giữa nốt trắng, nốt đen và các nốt đơn, đảm bảo âm thanh liền mạch, mượt mà Tốc độ của bài tập là Allegretto, đòi hỏi HS phải có sự nhanh nhẹn, linh hoạt trong thao tác tay
Bước 2: Ôn lại bài cũ Ôn lại các kỹ thuật đã học như: Luyện ngón, ghép ngón, kỹ thuật
Em đi giữa biển vàng là một tiểu phẩm tương đối đơn giản và có thể phù hợp được với đối tượng là HS 9-11 tuổi GV dẫn dắt giới thiệu về bài hát