1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Dạy học dân ca Quan họ cho trẻ 5 – 6 tuổi tại Trường Mầm non Quốc tế Winston - Thành phố Bắc Ninh theo hướng trải nghiệm

159 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Dạy học dân ca Quan họ cho trẻ 5 – 6 tuổi tại Trường Mầm non Quốc tế Winston - Thành phố Bắc Ninh theo hướng trải nghiệm
Tác giả Nguyễn Thị Hiền
Người hướng dẫn PGS.TS Hà Thị Hoa
Trường học Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương
Chuyên ngành Lý luận và Phương pháp dạy học Âm nhạc
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 159
Dung lượng 5,04 MB

Cấu trúc

  • 1.1. Một số khái niệm và thuật ngữ (16)
    • 1.1.1. Dân ca (16)
    • 1.1.2. Dân ca Quan họ (17)
    • 1.1.3. Dạy học (20)
    • 1.1.4. Dạy học Dân ca Quan họ (21)
    • 1.1.5. Phương pháp, phương pháp dạy học (22)
    • 1.1.6. Biện pháp, biện pháp dạy học (25)
    • 1.1.7. Trải nghiệm, dạy học theo hướng trải nghiệm (27)
  • 1.2. Đặc điểm một số phương pháp dạy học theo hướng trải nghiệm (30)
    • 1.2.1. Dạy học thông qua kể chuyện (30)
    • 1.2.2. Dạy học thông qua trò chơi (33)
    • 1.2.3. Dạy học thông qua hoạt động biểu diễn (34)
    • 1.2.4. Dạy học thông qua tiếp cận văn hóa địa phương và giao lưu với nghệ nhân, nghệ sĩ (35)
  • 1.3. Một số đặc điểm của dân ca Quan họ (36)
    • 1.3.1. Cấu trúc (36)
    • 1.3.2. Giai điệu (36)
    • 1.3.3. Loại nhịp, nhịp điệu (37)
    • 1.3.4. Lời ca (38)
    • 1.3.5. Diễn xướng (40)
  • 1.4. Vai trò của dân ca Quan họ đối với trẻ 5 – 6 tuổi (43)
  • Chương 2: THỰC TRẠNG DẠY HỌC DÂN CA QUAN HỌ CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI THEO HƯỚNG TRẢI NGHIỆM TẠI TRƯỜNG MẦM NON QUỐC TẾ WINSTON (16)
    • 2.1. Khái quát về trường Mầm non Quốc tế Winston (47)
      • 2.1.1. Vài nét về sự hình thành và phát triển (47)
    • 2.2. Tình hình dạy dân ca Quan họ cho trẻ 5 – 6 tuổi của giáo viên (52)
      • 2.2.1. Chương trình dạy học dân ca Quan họ (52)
      • 2.2.2. Công tác chuẩn bị bài dạy (54)
      • 2.2.3. Năng lực giáo viên và phương pháp dạy học âm nhạc (56)
    • 2.3. Đặc điểm tâm sinh lý và năng lực của trẻ 5 – 6 tuổi (66)
      • 2.3.1. Đặc điểm tâm – sinh lý (66)
      • 2.3.2. Năng lực (70)
    • 2.4. Đánh giá chung (74)
      • 2.4.1. Ưu điểm (74)
      • 2.4.2. Hạn chế (77)
  • Chương 3: BIỆN PHÁP DẠY HỌC DÂN CA QUAN HỌ CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI TẠI TRƯỜNG MẦM NON QUỐC TẾ WINSTON THEO HƯỚNG TRẢI NGHIỆM (47)
    • 3.1. Cơ sở xây dựng các biện pháp và tiêu chí lựa chọn bài dân ca Quan họ vào chương trình dạy học cho trẻ 5 – 6 tuổi (82)
      • 3.1.1. Cơ cở xây dựng biện pháp (82)
      • 3.1.2. Tiêu chí lựa chọn (84)
    • 3.2. Các biện pháp dạy học dân ca Quan họ cho trẻ 5 – 6 tuổi theo hướng trải nghiệm (89)
      • 3.2.1. Dạy trẻ học dân ca Quan họ thông qua kể chuyện (89)
      • 3.2.2. Dạy trẻ học dân ca Quan họ thông qua trò chơi âm nhạc (92)
      • 3.2.3. Dạy trẻ học hát kết hợp với biểu diễn Quan họ (96)
      • 3.2.4. Dạy trẻ tiếp cận với văn hóa địa phương và giao lưu với nghệ nhân, nghệ sĩ Quan họ (102)
    • 3.3. Nâng cao chất lượng cho đội ngũ giáo viên và đổi mới nội dung chương trình (109)
      • 3.3.1. Nâng cao chất lượng cho đội ngũ giáo viên (109)
      • 3.3.2. Cải tiến nội dung chương trình dạy học dân ca Quan họ (111)
    • 3.4. Thực nghiệm sư phạm (111)
      • 3.4.3. Nội dung và phương pháp thực nghiệm (112)
      • 3.4.4. Phương pháp, các bước tiến hành và kết quả thực nghiệm (114)
  • KẾT LUẬN (21)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (121)
  • PHỤ LỤC (126)

Nội dung

Dạy học dân ca Quan họ cho trẻ 5 – 6 tuổi tại Trường Mầm non Quốc tế Winston - Thành phố Bắc Ninh theo hướng trải nghiệmDạy học dân ca Quan họ cho trẻ 5 – 6 tuổi tại Trường Mầm non Quốc tế Winston - Thành phố Bắc Ninh theo hướng trải nghiệmDạy học dân ca Quan họ cho trẻ 5 – 6 tuổi tại Trường Mầm non Quốc tế Winston - Thành phố Bắc Ninh theo hướng trải nghiệmDạy học dân ca Quan họ cho trẻ 5 – 6 tuổi tại Trường Mầm non Quốc tế Winston - Thành phố Bắc Ninh theo hướng trải nghiệm

Một số khái niệm và thuật ngữ

Dân ca

Có nhiều quan điểm khác nhau khi bàn về khái niệm dân ca Để chỉ dân ca, người Anh dùng từ folk song (tạm dịch là bài ca dân gian), người Pháp dùng chữ chanson populaire (tạm dịch: bài ca phổ cập trong quần chúng), người Đức dùng từ volkslied (tạm dịch là bài ca của nhân dân) Ở Việt Nam cũng có những quan điểm khác nhau về dân ca và chưa có khái niệm nào được coi là chính xác tuyệt đối Sau đây là một số khái niệm về dân ca mà chúng tôi tìm hiểu, xin được trích dẫn:

Theo Trần Văn Khê sau khi thăm quê hương Quan họ có nhận định rằng: “Dân ca là những bài hát truyền khẩu phát sinh trong dân chúng, được truyền tụng và phổ biến trong dân chúng” [26, tr.21]

Tác giả Hoàng Phê chủ biên cuốn Từ điển tiếng Việt nói rằng: “Dân ca là bài hát lưu truyền trong dân gian, thường không rõ tác giả” [45, tr.238]

Khái niệm này tuy ngắn gọn nhưng đã làm rõ được vấn đề cốt lõi có thể hiểu dân ca là những bài hát do dân sáng tác được lưu truyền từ đời này sang đời khác trong dân gian và thường không có tên tác giả sáng tác

Trong cuốn Tìm hiểu dân ca Việt Nam của tác giả Phạm Phúc Minh có giải thích rõ hơn: "Dân ca là những bài hát cổ truyền do nhân dân sáng tác, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác và được nhân dân ca hát theo phong tục tập quán của từng địa phương, từng dân tộc" [35, tr.11] Với cách giải thích của tác giả Phạm Phúc Minh đã nêu được đặc điểm của dân ca gắn với phong tục tập quán của từng vùng, địa phương, từng dân tộc

Các bài hát dân ca là sản phẩm của nhân dân, lưu truyền qua nhiều thế hệ, lưu giữ những giá trị văn hóa cộng đồng Qua quá trình truyền khẩu, các bài hát dân ca thường xuất hiện nhiều dị bản, không rõ tác giả cụ thể Điều này khẳng định nguồn gốc tập thể, gắn liền với cộng đồng sáng tạo và lưu truyền những bài hát này.

Như vậy, qua tham khảo các cách giải thích của các tác giả ở trên, chúng tôi xin tổng hợp lại và đưa ra khái niệm: Dân ca là những bài hát trong dân gian do một người hoặc tập thể người dân lao động sáng tạo, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác theo phương thức truyền miệng nên không rõ tên tác giả.

Dân ca Quan họ

Để hiểu rõ hơn về Dân ca Quan họ (Quan họ folk songs), chúng tôi xin trao đổi kỹ hơn về nghĩa của từ “Quan họ”, cũng như nguồn gốc dân ca Quan họ và một số thuật ngữ dùng trong Quan họ mà hiện vẫn có rất nhiều quan điểm khác nhau được lưu truyền lại

1.1.2.1 Nghĩa của từ Quan họ

“Quan họ là nhóm người có cùng sở thích họ với một người đứng đầu được tôn xưng là quan” Đó là lí giải của tác giả Nguyễn Khắc Bảo (2004) dựa vào bài Văn tế Trường lưu nhị nữ của thi hào Nguyễn Du, trong đó thi hào dùng từ Quan họ đối với các quân phường, chị em, trong làng - Là những từ chỉ “một nhóm người có chung một đặc điểm nào đó liên kết với nhau” [3, tr.68]

Tác giả Hồng Thao đã phát biểu: “Dù sao thì những cuộc bàn cãi về ý nghĩa của từ Quan họ, nếu không phải đưa đến một sự nhất trí thì ít nhất nó cũng làm cho mọi người mỗi ngày một thấy sáng rõ vấn đề hơn”

Quan niệm này biểu hiện rõ trong các giai thoại Lý Công Uẩn chạy giặc qua Bắc Ninh và các quan nhà Lý đi kinh lý xứ Bắc

Quan quân giặc nghe tiếng hát hay dừng lại nghe nhờ đó Lý Công Uẩn chạy thoát; các quan nhà Lý đang đi trên đường chợt nghe có tiếng hát từ cánh đồng vẳng lên, bèn dừng lại nghe Như vậy,

Quan họ là nói tắt của cụm từ “quan dừng lại” Ở đây, “quan” nghĩa là quan quân, quan lại, “họ” nghĩa là dừng lại [3, tr.26]

Tác giả Hồng Thao còn cho rằng: “những liền anh, liền chị gọi nhau là “Quan họ” là “để đề cao, đồng thời để thi vị hóa bạn mình [50, tr.28]

Với nhà nghiên cứu về văn hóa Quan họ Lê Danh Khiêm có viết: “Quan họ với tư cách là từ định danh (tên gọi) Khi tác giả nói Quan họ là “để đề cao, để thi vị hóa bạn mình”, tức là tác giả đang nói tới từ “Quan họ” đại từ chứ không phải là từ “Quan họ” danh từ - tên gọi như tên của bài viết”

Qua những quan điểm của các tác giả nêu trên, chúng tôi xin tóm lược về nghĩa của “Quan họ” như sau: Quan họ là thể loại dân ca đặc sắc, giai điệu đa dạng, các làn điệu rất phong phú, được truyền lại trong dân gian từ thế hệ này đến thế hệ khác dùng phương thức truyền khẩu Hát Quan họ thường là lối hát đối đáp giao duyên giữa các “liền anh” và “liền chị”

Quan họ loại hình sinh hoạt văn hóa vô cùng độc đáo, là di sản văn hóa phi vật thể có giá trị to lớn góp phần bảo tồn văn hóa dân tộc Vào ngày 30 tháng 9 năm 2009, Dân ca Quan họ Bắc Ninh là loại hình dân ca đầu tiên của Việt Nam được UNESCO công nhận là “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại” Đây không chỉ là niềm vinh dự, tự hào của người dân vùng Kinh Bắc mà còn là niềm tự hào chung của người Việt Nam

1.1.2.2 Nguồn gốc dân ca Quan họ và một số thuật ngữ

Có nhiều giai thoại về nguồn gốc ra đời của dân ca Quan họ: Giai thoại về liên tục kết thúc Điềm – Bự; Giai thoại về liên tục kết chạ Lũng Giang –

Tam Sơn; Giai thoại về liên tục kết nghĩa Bựu – Lũng Giang; Giai thoại về Trang Bửu tổ chức hát Đúm; Giai thoại Lý Công Uẩn trốn giặc; Giai thoại về làng Đình Bảng tổ chức giỗ Lý Công Uẩn; Giai thoại về việc các quan nhà Lý đi kinh lý xứ bắc; Giai thoại về tiếng hát của Ý Lan; Giai thoại về tiếng hát của bà Nhũ Hương; Giai thoại cho rằng Quan họ bắt nguồn từ hát

Tuồng, chèo Dù nó có nguồn gốc như thế nào đi chăng nữa thì Quan họ ngày nay không chỉ là lối hát giao duyên giữa liền anh và liền chị đơn thuần mà nó còn thể tình cảm yêu thích của họ với người nghe, thưởng thức

“Những tiêu chí dùng để xác định các làng Quan họ phản ánh được bản chất nội tại của sinh hoạt văn hóa Quan họ Cho nên, tiêu chí phải là những cơ sở, những điều kiện cần và đủ để bảo đảm cho làng có sinh hoạt văn hóa Quan họ thường xuyên và lâu dài” [18, tr.52]

Một số thuật ngữ đặc thù:

“Bọn”: “Là chỉ một tổ chức, tập thể người đồng chất về giới tính bọn

Quan họ nam hoặc bọn Quan họ nữ.” [3, tr.22]

“Nhà chứa”: đơn giản chỉ là nhà để chứa bọn Quan họ “Nhà chứa là nơi hội họp, tập luyện, nơi “ngủ bọn” của bọn Quan họ và lớp đàn em học nghề chơi.” [28, tr.64]

“Ông trùm hoặc Bà trùm”:

Các liền anh, liền chị đã lớn tuổi, không trực tiếp đi “chơi Quan họ” nữa, đứng ra (tập hợp lực lượng để thành lập bọn Quan họ, Những người này gọi là “ông trùm” (nếu là bọn Quan họ nam) hoặc “bà trùm” (nếu là bọn Quan họ nữ), Ông trùm, bà trùm làm nhiệm vụ quản lý, điều hành mọi hoạt động của bọn Quan họ

"Chơi" Quan họ là một lối chơi theo quy định, có nền nếp, người chơi phải tuân theo các quy tắc Quan họ có nhiều thể loại, mỗi thể loại lại có cách chơi khác nhau.

Hát đối đáp, giao duyên, hát canh, hát kết chạ, hát lễ hội, hát mời nước, mời trầu…

“Chơi thì thanh tao, khiêm nhường, có lề, có lối, phải giữ cái gốc

Nhưng không chỉ có thế, Quan họ còn có lối hát tự do, ngẫu hứng thể hiện sự phóng khoáng trong những canh hát” [3, tr 35]

“Kết bạn”: “Ngày xưa, chỉ những bọn Quan họ kết bạn với nhau thì mới chơi Quan họ với nhau” [28, tr.65, 66]

“Tên phiếm chỉ”: Quan họ đều phân định tên phiếm chỉ theo thứ thứ tự số lượng;

Bọn nam: Anh Hai, anh Ba, anh Tư, anh Năm, anh Sáu

Bọn nữ: Chị Hai, chị Ba, chị Tư, chị Năm, chị Sáu

Dạy học

Dạy học là quá trình truyền đạt kiến thức, giá trị văn hóa và tinh thần của nhân loại Quá trình này diễn ra giữa người dạy và người học, nhằm mục đích giúp học sinh tiếp thu kiến thức, bồi dưỡng nhân cách và phát triển toàn diện Ngoài ra, quá trình dạy học còn bao gồm sự tương tác giữa hai bên để đảm bảo hiệu quả truyền đạt và tiếp nhận kiến thức.

(dạy) và lĩnh hội (học) từ các nguồn tri thức ta có thể hiểu là dạy học Từ xưa người Việt Nam đã quan niệm rằng: người thầy là con đò của bến bờ tri thức đây là nhân tố rất quan trọng quyết định hình thành nhân cách, sự nghiệp giáo dục con người Có vô số quan niệm về dạy học như:

Tác giả Nguyễn Ngọc Quang trong cuốn Nguyễn Ngọc Quang - nhà sư phạm, người góp phần xây dựng lí luận dạy học nói rằng: “Học là quá trình tự giác, tích cực, tự chiếm lĩnh khái niệm khoa học dưới sự điều khiển khoa học của giáo viên” [47, tr.57] “Dạy là việc giáo viên điều khiển quá trình học sinh chiếm lĩnh khái niệm khoa học, để phát triển và hình thành nhân cách học sinh” [47, tr.60]

Tác giả Hồ Ngọc Đại (1983) đã viết trong cuốn Tâm lý học dạy học,

Nxb giáo dục, Hà Nội, khi bàn về vấn đề dạy học:

Dạy học là một quá trình gồm toàn bộ các thao tác có tổ chức và có định hướng giúp người học từng bước có năng lực tư duy và năng lực hành động với mục đích chiếm lĩnh các giá trị tinh thần, các hiểu biết, các kỹ năng, các giá trị văn hóa mà nhân loại đã đạt được để trên cơ sở đó có khả năng giải quyết được các bài toán thực tế đặt ra trong toàn bộ cuộc sống của mỗi người học [9, tr.239]

Kết luận từ những trích dẫn trên, chúng tôi có thể đưa ra ý kiến nhận định, hoạt động dạy và học mang đặc trưng theo hướng hai chiều, Mục tiêu của việc dạy và việc học giống nhau ở mục tiêu tuy nhiên yêu cầu và đặc điểm thì riêng biệt Ở đây ta có thể kết luận rằng hai hoạt động dạy và học diễn ra khác nhau nhưng thống nhất chặt chẽ, và đó là hai thành tố không thể tách rời, chúng cùng chung một mục tiêu, nhằm hướng tới việc lĩnh hội, chiếm lĩnh giá trị của tri thức, các giá trị văn hóa, tinh thần giúp hình thành, phát triển, hoàn thiện ở mỗi con người.

Dạy học Dân ca Quan họ

Dạy học dân ca Quan họ cho trẻ theo hướng trải nghiệm, phương pháp chính được sử dụng vẫn là phương pháp truyền khẩu, bởi vì đặc trưng của trẻ 5 – 6 tuổi là chưa biết chữ vì vậy lúc này người dạy cần lồng ghép tranh ảnh, dạy trẻ cách đọc thuộc lời ca, cảm nhận từng câu hát trong bài, sử dụng trò chơi âm nhạc giúp trẻ có trải nghiệm tốt hơn việc học dân ca Quan họ Ở đây vai trò của GV được đề cao trong hoạt động dạy và học Phương pháp truyền khẩu chính vẫn là phương pháp chính giúp trẻ cảm thụ một cách tốt nhất, trẻ tiếp thu và học thuộc lời đơn giản nhanh hơn Ưu điểm của phương pháp này chính là giữ được tối đa được sự luyến láy đặc trưng và cũng chính là giá trị cốt lõi của dân ca Quan họ

Quá trình dạy học dân ca quan họ bao gồm các hoạt động sau:

- Học về lịch sử và nguồn gốc: Giáo viên giải thích về lịch sử và nguồn gốc của dân ca quan họ, giúp học sinh hiểu về nguồn cội văn hóa và giá trị của nó trong văn hóa dân gian

Trong quá trình học văn hóa dân gian, trẻ em được tiếp thu những kiến thức cơ bản về các yếu tố âm nhạc đặc trưng của dân ca Quan họ, bao gồm giai điệu du dương, âm điệu trầm bổng, tiết tấu nhịp nhàng và lối hát đối đáp giữa liền anh và liền chị Việc nắm vững những yếu tố này giúp các em hiểu sâu sắc hơn về bản sắc và giá trị nghệ thuật của loại hình dân ca độc đáo này.

Trẻ em được hướng dẫn cách hát các bài Quan họ truyền thống và học thuộc lời ca Chúng có thể học hát cả bài đối đáp hoặc bài hát đơn Thông qua việc học hát, trẻ em không chỉ bồi dưỡng tình yêu âm nhạc mà còn rèn luyện kỹ năng ngôn ngữ, thể hiện vốn từ vựng phong phú và lối diễn đạt giàu hình ảnh của dân tộc.

- Thực hành hòa âm và đối hát: Trẻ được huấn luyện về cách hòa âm và đối hát trong quan họ và có thể học cách phối hợp giữa các giọng với nhau và tạo ra sự cân đối âm nhạc Quan họ

- Biểu diễn và trình bày: Trẻ có cơ hội biểu diễn và trình bày dân ca quan họ trước công chúng Điều này giúp trẻ rèn kỹ năng trình diễn và tạo niềm tin trong việc thể hiện nghệ thuật dân ca

- Tìm hiểu văn hóa và giá trị: Trẻ được khám phá văn hóa và giá trị sâu sắc của dân ca quan họ và có thể tìm hiểu về các truyền thống, tập quán và ý nghĩa văn hóa được thể hiện trong làn điệu quan họ

Thông qua quá trình dạy học dân ca quan họ, trẻ có thể phát triển kỹ năng âm nhạc, tăng cường nhận thức văn hóa và truyền thống, và tạo ra mối quan tâm và sự đam mê với nghệ thuật dân ca truyền thống.

Phương pháp, phương pháp dạy học

Phương pháp được hiểu nhiều cách khác nhau thông thường dễ hiểu nhất đó là cách thức người ta dùng để nghiên cứu dưới góc nhìn nhận các hiện tượng tự nhiên và trong đời sống xã hội Một số phương pháp thường dùng để nghiên cứu, sử dụng như phương pháp so sánh, phương pháp giải thích, phương pháp biện chứng…

Ngoài ra, ta có thể hiểu phương pháp là tổng hợp các cách sử dụng để thực hiện một hoạt động cụ thể như phương pháp sử dụng vốn, phương pháp dạy học, phương pháp học tập hiệu quả…

Ta có thể nhận định rằng phương pháp là cụm từ để chỉ một quá trình để hoàn thành nhiệm vụ, bao gồm những cách thức, mang tính hệ thống được đưa ra nhằm giải quyết một vấn đề cụ thể nào đó và là hệ thống những nguyên tắc được rút ra từ tri thức về các quy luật khách quan để điều chỉnh hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn nhằm thực hiện một mục đích nhất định

Về phương pháp dạy học có một số khái niệm dẫn chứng, để nêu về phương pháp dạy học Tác giả cuốn Phương pháp dạy học âm nhạc năm 2005 của nhạc sĩ Hoàng Long, Hoàng Lân có nói rằng: “Phương pháp là cách thức, là con đường, là cách đi, phương sách, phương thức để giải quyết một vấn đề đặt ra Có hàng chục định nghĩa khác nhau về phương pháp nhưng đều chung một ý lớn: đó là cách thức đạt tới mục đích mục tiêu giải quyết một công việc, học tập tìm hiểu một vấn đề” [32, tr.45]

Để hiểu rõ về phương pháp dạy học, giáo sư Nguyễn Văn Cường trong tác phẩm "Lí luận dạy học hiện đại - cơ sở xây dựng mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học" đã khẳng định: "Phương pháp dạy học là những hình thức và cách thức hoạt động của giáo viên và học sinh trong những môi trường dạy học được tổ chức nhằm lĩnh hội tri thức, kĩ năng, thái độ, phát triển năng lực và phẩm chất" (Nguyễn Văn Cường, 2020, tr.98).

Ngoài ra, có rất nhiều cách giải thích về khái niệm phương pháp dạy học khác nhau, nhưng cơ bản chúng tôi đồng quan điểm với cách giải thích về khái niệm phương pháp dạy học của tác giả Nguyễn Văn Hộ ở cuốn sách

Lí luận dạy học: “Phương pháp dạy học là các con đường, là cách thức vận động của nội dung dạy học phù hợp với quy luật phát triển tâm lí, sinh lí và trình độ nhận thức của người học” [17, tr.14]

Trước tiên ta cần hiểu thế nào là ca hát? Dựa vào tìm hiểu và nghiên cứu sâu ở cuốn Phương pháp sư phạm thanh nhạc, tác giả Nguyễn Trung

Kiên có viết rằng: “Ca hát là một môn nghệ thuật phối hợp âm nhạc và ngôn ngữ” [29, tr.7] Vì vậy, ta có thể hiểu một cách đơn giản ca hát là sự kết hợp giữa giai điệu của âm thanh và ca từ của bài hát Có một cách hiểu khác, ca hát là mượn giọng người nói lên những cung bậc cảm xúc, giúp truyền đạt, tâm tư, tình cảm của tác phẩm âm nhạc tới người nghe Ca hát một món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống con người, phù hợp với tất cả mọi người dù già hay trẻ ở mọi tầng lớp trong xã hội Nó hoạt động phổ biến, rất nhiều người yêu thích và tiếp nhận

Theo nhạc sĩ Hoàng Long, Hoàng Lân viết rằng: “Ca hát là một nhu cầu của con người… có ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc đến tư tưởng, tình cảm, cảm xúc của mọi người” [32, tr.57]

Vai trò của ca hát trong hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ, thì nói rất rõ ở trong cuốn Phương pháp dạy học âm nhạc (tập 1) của tác giả Ngô Thị Nam viết rằng: “Ca hát đặc biệt gần gũi và phù hợp với trẻ Đó là một dạng hoạt động chủ yếu trong chương trình giáo dục âm nhạc cho trẻ ở các độ tuổi: từ nhà trẻ, mẫu giáo, trường tiểu học” [37, tr.53]

Dựa trên các khái niệm trên về chúng tôi đưa ra khái niệm chung về phương pháp dạy học cho trẻ sau: Phương pháp dạy học là sử dụng một số biện pháp phù hợp để tổ chức kết hợp giữa GV và trẻ, các phương pháp đưa ra nhằm giúp cho trẻ lĩnh hội được kiến thức và hiểu về ca hát, có kiến thức và kỹ năng hát sao cho đúng cho hay, có sức truyền cảm trong bài hát

Sau đây là một số phương pháp dạy học được sử dụng phổ biến hiện nay như:

Phương pháp dùng lời thường được GV sử dụng ở phần giới thiệu về tác giả, tác phẩm, mở đầu giới thiệu nội dung bài hoặc kể chuyện âm nhạc, có thể sử dụng phân tích, bao gồm thuyết trình và vấn đáp và là phương pháp truyền thống

Phương pháp trình bày tác phẩm phương pháp được đánh giá là cách thức cần thiết và có hiệu quả trong dạy học Mục đích của phương pháp này chủ yếu sử dụng làm mẫu diễn tả lại một cách chính xác các nội dung cần đạt để người học có thể cảm nhận và bắt chước theo, hát mẫu, trẻ có cơ hội lắng nghe âm thanh, giọng hát và quan sát điệu bộ, hành vi, cử chỉ, nét mặt, của GV khi trình bày bài hát mẫu, nhờ vậy mà trẻ biết cách mô phỏng, bắt chước theo mẫu

Phương pháp sử dụng phương tiện dạy học phương pháp này đòi hỏi

GV cần thời gian chuẩn bị kỹ lưỡng, tính toán để phù hợp với thời lượng quy định Đồ dùng dạy học dùng trong tiết học âm nhạc rất đa dạng có thể kể đến như nhạc cụ, máy nghe nhạc, tranh ảnh minh họa, bảng phụ ghi nhạc

Phương pháp hướng dẫn thực hành, luyện tập được hiểu là phương pháp bao gồm nhiều hoạt động trong đó như: nghe nhạc, hát bài đã học và trình bày biểu diễn tác phẩm Giúp trẻ củng cố lại các kiến thức đã học, biết ứng dụng giữa lý thuyết vào thực hành, được trải nghiệm phát triển tính tư duy, chủ động khám phá, học hỏi, tìm tòi và tự tin hơn khi thể hiện bản thân trước tập thể.

Biện pháp, biện pháp dạy học

Biện pháp chính là cách thức mà chúng ta sử dụng thường dùng để trực tiếp tác động lên vấn đề Ví dụ như: biện pháp về kỹ thuật hay biện pháp hành chính… Tóm lại, biện pháp giúp chúng ta có thể thực hiện quá trình giải quyết vấn đề đem lại hiệu quả cao

Trong hoạt động giáo dục người ta có quan niệm rằng: biện pháp là yếu tố hợp chung lại của phương pháp và phụ thuộc vào phương pháp Ở trong một tình huống sư phạm cụ thể, thì lúc đó phương pháp và biện pháp góp phần chuyển hoá lẫn nhau Biện pháp có những cách thức cụ thể có nhiệm vụ thực hiện phương pháp quản lý Bởi đối tượng quản lý rất phức tạp đòi hỏi cao tính đa dạng và linh hoạt Biện pháp quản lý liên quan mật thiết với nhau mang lại hiệu quả tối ưu của bộ máy

Trong âm nhạc, biện pháp (cũng được gọi là kỹ thuật âm nhạc) là cách thức hoặc phương pháp sử dụng các yếu tố âm nhạc để tạo ra hiệu ứng âm thanh, cảm xúc và sự thú vị cho người nghe Biện pháp đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng cấu trúc và sắp xếp các yếu tố âm nhạc như giai điệu, âm điệu, nhịp, âm sắc và động lực

Ta có thể hiểu rằng biện pháp có ý nghĩa là cách thức tiến hành giải quyết một vấn đề mang tính cụ thể Dựa vào Đại từ điển tiếng Việt tr.161

Suy ra, ta có thể hiểu rằng biện pháp dạy học chính là cách làm, cách thức để giải quyết một vấn đề hoặc một tình huống mang tính cụ thể trong cách thức dạy học Cách tiếp cận được sử dụng để truyền đạt kiến thức và kỹ năng cho trẻ Có nhiều biện pháp dạy học khác nhau, và sự lựa chọn biện pháp phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mục tiêu giảng dạy, nội dung học, đặc điểm của trẻ và môi trường học tập Bởi thế, N.I Kudriashep quan niệm rằng:

Phương pháp dạy học phần lớn được thực hiện thông qua các biện pháp dạy học cụ thể mà giáo viên sử dụng Biện pháp dạy học là các chi tiết của phương pháp, là các yếu tố, các bộ phận cấu thành hoặc các bước cụ thể trong công việc nhận thức nảy sinh ra khi vận dụng một phương pháp nhất định [41]

Nhắc về PPDH có các nhân tố cấu thành nó có tác dụng cụ thể hóa làm cho PPDH dễ dàng, linh hoạt hiệu quả Vì vậy ta có thể quan niệm rằng: trong chương trình học tập có những PPDH được sử dụng thì đồng thời có những BPDH đi kèm theo Điều quan trọng hơn cả là giáo viên phải biết lựa chọn các BPDH với PPDH vận dụng trên lớp một cách hiệu quả.

Trải nghiệm, dạy học theo hướng trải nghiệm

Giải thích về định nghĩa trải nghiệm nó là tri thức hay sự thông thạo về một sự việc hay một chủ đề nào đó có được thông qua tham gia sự can dự hay tiếp xúc trực tiếp Trong triết học, những thuật ngữ như "tri thức thực chứng" hay "tri thức tiên nghiệm," dùng để chỉ mức độ tri thức có được dựa vào kinh nghiệm "trải nghiệm" sử dụng như là động từ

Học tập về trải nghiệm là những vấn đề lí luận cơ bản đơn giản định hướng tùy vào hoàn cảnh hay môi trường, lợi thế trẻ có thế bắt đầu chu trình học tập ở bất kì giai đoạn nào của chu trình bắt đầu từ trải nghiệm và việc học tri thức mới sẽ tốt nhất nếu học sinh đươc học tập qua các bước của quá trình học tập trải nghiệm.Mô hình dưới đây là mô hình học tập qua kinh nghiệm của John Dewey (1859-1952) Ông là người đã đưa ra quan điểm rằng “học qua làm, học bắt đầu từ làm” Theo ông, quá trình sống và quá trình giáo dục được coi là một quá trình không phải là hai quá trình Điều tốt nhất trong giáo dục chính là phải học tập chính trong cuộc sống của mỗi con người Và trong quá trình sống ấy, con người sẽ không ngừng tích lũy kinh nghiệm và trau dồi kinh nghiệm Những tri thức đạt được thông qua làm việc, trải nghiệm thực tế mới là tri thức thật của trẻ

Mô hình học qua trải nghiệm của J Dewey (Dewey’s Model of Experiential Learning) [7, tr.36]

Với mô hình học qua trải nghiệm, từ mục đích, quan sát đến kiến thức đã được ông đưa vào hoạt động trong nhà trường như các nghề: nghề làm bác sĩ, nghề may, dệt, nghề mộc… vào nhà trường Ông đã cho rằng loại bài tập học thông qua trải nghiệm này có khả năng phát triển tư duy, cảm hứng và năng lực của trẻ, và có thể phản ánh được thực tế xã hội [7] Phân tích vai trò của trải nghiệm, ông đã chỉ ra rằng: Đối với người học - trẻ em, khả năng học hỏi từ trải nghiệm hết sức thú vị và ý nghĩa, những trải nghiệm được lưu giữ trong tiềm thức sẽ giúp trẻ xử lý tốt những khó khăn mà trẻ sẽ gặp phải trong cuộc sống sau này Điều đó có nghĩa là khả năng điều chỉnh hành vi trên cơ sở các trải nghiệm trước đó và đúc kết thành kinh nghiệm mới của trẻ đó là điều quan trọng

1.1.7.2 Dạy học theo hướng trải nghiệm

Phương pháp này tập hợp nhiều phương pháp dạy học khuyến khích người học tìm hiểu, khám phá, trải nghiệm thực tế kiến thức rồi từ đó rút ra kết luận của bản thân về kiến thức ấy

Với phương pháp giáo dục này nhiều người có thể dạy học trải nghiệm

Qua đó có thể thấy được sự đa dạng, phổ biến và tính ứng dụng cao của phương pháp dạy học thông qua hoạt động trải nghiệm Người học không chỉ sử dụng toàn bộ trí tuệ mà còn vận dụng cả những giác quan, cảm xúc, thể chất cũng như các kỹ năng cần thiết khi tham gia học

Tuy nhiều điều kiện nhưng vai trò của phương pháp này đối với sự phát triển của trẻ là điều không thể bàn cãi giúp cung cấp kiến thức nền tảng cho người học dựa trên quá trình trực tiếp khám phá, nghiên cứu, thử nghiệm kiến thức Hơn nữa việc trực tiếp thử nghiệm kiến thức giúp người học hiểu sâu, nhớ lâu, dễ dàng ứng dụng bài học vào thực tế.Học tập trải nghiệm giúp tăng khả năng chủ động Đến với phương pháp dạy học theo hướng trải nghiệm, người học sẽ được tiếp thu kiến thức thông qua nhiều hoàn cảnh, hình thức khác nhau như tham gia đóng vai, CLB với vai trò liền anh hay liền chị Những việc này sẽ giúp trẻ, tích lũy nhiều kỹ năng mềm, tăng khả năng thích ứng, tư duy sáng tạo, khả năng phân tích vấn đề để tìm ra hướng giải quyết nhanh chóng

Vận dụng những nội dung cơ bản của lí thuyết học tập trải nghiệm đã nêu trên vào việc xác định quy trình thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong chương trình dạy học của trẻ 5 – 6 tuổi:

Bước 1: Tổ chức cho trẻ tham gia các hoạt động trải nghiệm cụ thể

Trong tình huống cụ thể nhằm khai thác khả năng, năng khiếu đã có của trẻ, liên kết với tình huống mới Tình huống, hoạt động đó có thể là một câu chuyện, một bản nhạc, một bức tranh, trẻ biểu diễn, kể chuyện, chơi trò chơi hoặc chuyến tham quan dã ngoại trực tiếp giao lưu gặp gỡ nghệ nhân, nghệ sĩ hoặc một nội dung học tập trong môn Âm nhạc

Bước 2: Tổ chức phân tích, xử lí trải nghiệm, ở các cách sau: Trẻ bước đầu hình thành biết tìm hiểu bản chất hoạt động, tình huống mà trẻ vừa tham gia cho trẻ quan sát, xem xét, suy ngẫm, chiêm nghiệm về những hoạt động, hiện tượng đã trải qua; Đưa ra các dự đoán cái gì đã diễn ra và cái gì sẽ diễn ra như thế nào ở các tình huống tương tự mà trẻ sẽ gặp; khám phá, trải nghiệm với các cách thức tiến hành hoạt động và tìm ra nguyên lí của hoạt động; liên hệ tương quan với kinh nghiệm đã có Đây là giai đoạn người học sẽ được trực tiếp tham gia vào hoạt động, quan sát, ghi nhớ và đặt ra câu hỏi tìm phương án trả lời

Bước 3: Yêu cầu trẻ tóm tắt lại trải nghiệm đã tham gia, nêu ý nghĩa của trải nghiệm đó đối với bản thân Từ đó, trẻ đúc kết kiến thức và kinh nghiệm từ trải nghiệm để hình thành các giá trị, thái độ, kỹ năng và kiến thức mới.

Bước 4: Ứng dụng/ thử nghiệm tích cực: Trong bước này, trẻ em phải nêu rõ các hoạt động mà chúng đã sử dụng những kiến thức mới học được để thực hiện các nhiệm vụ học tập hoặc trong cuộc sống Chúng phải thực hành và vận dụng kiến thức, kỹ năng vào một tình huống học tập mới để củng cố và đánh giá mức độ hiểu biết của mình.

Đặc điểm một số phương pháp dạy học theo hướng trải nghiệm

Dạy học thông qua kể chuyện

Đặc điểm Phương pháp kể chuyện là phương pháp trực quan sinh động thực hiện qua lời nói nhằm thu hút sự chú ý của người nghe Là hình thức thông tin nhanh gọn truyền cảm bằng ngôn ngữ Chủ tịch Hồ Chí Minh thường dạy: “Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu

Chúng ta phải biết quý trọng nó, giữ gìn nó, phát triển nó”

Góp phần hình thành nhân cách, đem lại những xúc cảm lành mạnh cho tâm hồn trẻ, điều đó đã đáp ứng được yêu cầu thích nghe kể chuyện của trẻ.

Có sức mạnh trong việc giáo dục trẻ: tác động đến tâm hồn và cảm xúc của trẻ thông qua các câu chuyện được lồng ghép trong bài

Một số phương pháp dạy học thông qua kể chuyện:

Kể chuyện bằng lời: là một phương pháp truyền đạt câu chuyện thông qua việc sử dụng ngôn ngữ nói Đây là một hình thức truyền thống và phổ biến để chia sẻ câu chuyện trong cuộc sống, cộng đồng, từ thời lâu đời cho đến hiện đại

Một số gợi ý kể chuyện bằng lời:

- Chọn câu chuyện phù hợp: Chọn những câu chuyện phù hợp với độ tuổi và sự quan tâm của trẻ Các câu chuyện có cốt truyện đơn giản, nhân vật thú vị và thông điệp tích cực thường là lựa chọn tốt

- Sử dụng giọng điệu và biểu cảm: Khi kể chuyện, sử dụng giọng điệu, biểu cảm và cử chỉ để làm cho câu chuyện sống động Thể hiện sự phấn khích, kinh ngạc, hoặc sợ hãi của nhân vật để hứng thú trẻ

- Sử dụng hình ảnh minh họa: Sử dụng hình ảnh minh họa hoặc đồ chơi để trực quan hóa câu chuyện Trẻ có thể nhìn và chạm vào các hình ảnh để tạo liên kết giữa từ ngữ và hình ảnh, giúp họ hiểu và nhớ câu chuyện tốt hơn

- Tạo không gian tương tác: Cho phép trẻ tham gia vào câu chuyện bằng cách hỏi câu hỏi, mời trả lời và đề xuất ý kiến Tạo không gian tương tác sẽ khuyến khích trẻ thể hiện suy nghĩ, phát triển ngôn ngữ và tư duy logic

- Rút ra bài học từ câu chuyện: Sau khi kể xong câu chuyện, hãy trò chuyện với trẻ về những điều đã học được từ câu chuyện

Hoạt động sáng tạo sau câu chuyện là cách lý tưởng để trẻ em mở rộng trí tưởng tượng và hiểu sâu hơn về câu chuyện Các hoạt động này có thể bao gồm vẽ tranh, nhảy múa, dựng mô hình hoặc đóng vai các nhân vật trong câu chuyện Qua những hoạt động sáng tạo, trẻ em có thể thể hiện sự hiểu biết của mình về cốt truyện, nhân vật và bối cảnh, đồng thời phát triển các kỹ năng ngôn ngữ, vận động và giải quyết vấn đề.

- Lắng nghe và khuyến khích: Lắng nghe ý kiến và ý tưởng của trẻ, khuyến khích trẻ thể hiện suy nghĩ và sáng tạo Điều này giúp xây dựng lòng tự tin và khả năng giao tiếp của trẻ

Quan trọng nhất, hãy biến quá trình học thành một trò chơi và trải nghiệm vui vẻ cho trẻ Kể chuyện không chỉ là một công cụ giáo dục, mà còn là một cách để thúc đẩy sự sáng tạo, tưởng tượng và yêu thích học tập cho trẻ

Kể chuyện qua hình ảnh: là phương pháp hữu ích để giáo dục trẻ em

Bằng cách sử dụng hình ảnh, trẻ có thể hình dung, tưởng tượng và tương tác với câu chuyện một cách trực quan

Dưới đây là một số gợi ý để dạy học kể chuyện thông qua hình ảnh:

- Chọn hình ảnh phù hợp: Chọn hình ảnh phù hợp với nội dung câu chuyện và độ tuổi của trẻ Hình ảnh nên rõ ràng, màu sắc hấp dẫn và thể hiện được các sự kiện và nhân vật trong câu chuyện

- Sử dụng hình ảnh để kể chuyện: Sử dụng hình ảnh để kể câu chuyện một cách trực quan Hiển thị từng hình ảnh lần lượt và mô tả các sự kiện, nhân vật và cảm xúc trong câu chuyện

- Khuyến khích trẻ tương tác: Cho phép trẻ tương tác với hình ảnh bằng cách hỏi và trả lời câu hỏi, đặt các giả thiết và tưởng tượng về câu chuyện Điều này giúp trẻ tham gia và phát triển tư duy logic

- Tạo không gian sáng tạo: Cho trẻ cơ hội để thể hiện sự sáng tạo qua hình ảnh Họ có thể vẽ, tô màu hoặc tạo ra các hình ảnh mới liên quan đến câu chuyện Điều này khuyến khích trẻ phát triển khả năng nghệ thuật và tư duy sáng tạo

- Xây dựng từ vựng và ngôn ngữ: Sử dụng hình ảnh giúp trẻ hình dung, liên tưởng, từ đó hiểu và ghi nhớ dễ dàng hơn Hình ảnh hỗ trợ trẻ liên kết từ ngữ với nội dung cụ thể, góp phần xây dựng khả năng ngôn ngữ và tích lũy kiến thức.

Dạy học thông qua trò chơi

Dạy học thông qua trò chơi là hướng tiếp cận giáo dục, ở trong đó trẻ được thể hiện, trải nghiệm, khám phá và học cách giải quyết vấn đề tạo điều kiện học tập vui vẻ và hiệu quả GV biết lồng ghép hoạt động học với hoạt động chơi có thể thúc đẩy quá trình học và tự chủ của trẻ, từ đó góp phần phát triển phẩm chất, kĩ năng và năng lực của trẻ Đặc điểm của việc dạy học thông qua trò chơi có 5 đặc điểm chính là: vui vẻ, thiết thực, tích cực, trải nghiệm và tương tác xã hội Với 5 đặc điểm này sẽ giúp GV triển khai kế hoạch bài học tốt hơn hướng đến một lớp học vui vẻ, khuyến khích trẻ giao tiếp tích cực, tăng cường giao nhiệm vụ để trẻ chủ động tham gia và có cơ hội trải nghiệm thông qua việc áp dụng các kĩ năng mang tính sáng tạo Với việc dạy học thông qua trò chơi, GV có thể tạo ra không khí vui vẻ bằng các hoạt động tập thể, trong đó lồng ghép những bài hát hoặc bài vận động để thay đổi bầu không khí cho sôi động khiến trẻ hứng thú hơn; càng tuyệt vời hơn khi qua việc tạo những thử thách khó, nhờ vậy trẻ có thể thể hiện bản thân, GV có thể thúc đẩy sự yêu thích, tự hào và tham gia tích cực của trẻ

Ta có thể tùy chỉnh và sáng tạo thêm các hoạt động phù hợp với độ tuổi và khả năng của trẻ Quan trọng nhất là tạo ra một môi trường vui vẻ và đầy cảm hứng để trẻ có thể tham gia và tận hưởng quá trình học hỏi âm nhạc.

Dạy học thông qua hoạt động biểu diễn

Đặc điểm việc dạy học thông qua hoạt động biểu diễn các kĩ năng biểu diễn, giúp trẻ thả lỏng cơ thể, mềm mại cơ thể, biết vận dụng một số động tác vũ đạo, múa phù hợp với tuổi thơ để ứng dụng vào biểu diễn bài hát

Thông qua hoạt động biểu diễn, trẻ được luyện tập, trao đổi, thảo luận, bàn cách với bạn để ra vào sân khấu, đứng ngồi, đi lại, sang trái, về phải như thế nào cho hợp lý Di chuyển đội hình có sự phối hợp nhịp nhàng theo giai điệu của bài hát Được luyện tập cùng bạn, cùng cô, trẻ sẽ thích thú, tự tin và hứng khởi khi thấy cơ thể của trẻ được dẻo dai hơn, chân tay khỏe mạnh hơn, linh hoạt hơn, nhịp tim của trẻ cũng hoạt động tốt hơn

Từ hoạt động tiếp cận dân ca Quan họ, trẻ sẽ được rèn luyện động tác tay chân, đi đứng, ngồi phù hợp với lời ca, giai điệu Rèn luyện kỹ năng biểu diễn dân ca Quan họ thông qua việc luyện tập dàn dựng, trẻ sẽ tự tin hơn khi biểu diễn Khi được dàn dựng cùng cô giáo và bạn bè, trẻ sẽ tưởng tượng ra sân khấu và có hứng thú, cảm xúc khi biểu diễn thực tế Trong buổi tổng duyệt, trẻ được mặc trang phục, hóa trang như liền anh, liền chị, tạo cảm hứng để trẻ nhập vai tốt hơn.

Khi biểu diễn thực trên sân khấu, trẻ được trải nghiệm ánh sáng, trang trí, đạo cụ, âm nhạc, hát, múa, diễn trẻ được lên sân khấu, được tiếp với khán giả mà ở đó là các bạn, thầy cô, ông, bà, cha, mẹ, hàng xóm trẻ sẽ rất vui và tự tin, tự hào hát, diễn cho mọi người nghe

Chưa kể, khi học biểu diễn, GV tạo không gian cho nhiều trẻ làm khán giả gõ nhịp, cổ vũ, đung đưa, khen bạn bằng những trang pháo tay giòn tan trẻ sẽ rất hứng khởi và mong ước được biểu diễn nhiều lần như thế Và cứ như vậy, khi được học biểu diễn nhiều, trẻ sẽ thuộc lời ca, trẻ sẽ sáng tạo nhiều động tác đẹp, phù hợp, cơ thể trẻ khỏe mạnh, trẻ hát hay hơn và có tính thần phấn chấn hơn

Dạy học thông qua tiếp cận văn hóa địa phương và giao lưu với nghệ nhân, nghệ sĩ

Trong quá trình dạy học dân ca Quan họ, trẻ em được rèn luyện kỹ năng tiếp thu nghệ thuật thông qua giao lưu với nghệ nhân, nghệ sĩ Các em được quan sát cử chỉ, biểu cảm của nghệ nhân để thể hiện cảm xúc khi hát Đồng thời, trẻ được học các kỹ thuật biểu diễn như đi đứng, trang phục, cầm nón quai thao, ô Phương pháp này giúp trẻ hiểu sâu sắc hơn về dân ca Quan họ và văn hóa truyền thống, từ đó trân trọng và gìn giữ di sản văn hóa dân tộc.

Một số đặc điểm của dân ca Quan họ

Cấu trúc

Cấu trúc của một làn điệu dân ca Quan họ khá đa dạng có đặc điểm chung là mạch lạc, rõ ràng và liên quan mật thiết cấu trúc của lời thơ và chia thành 3 dạng cấu trúc:

Dạng 1: cấu trúc 3 phần gồm có Phần đầu là mở bài (gọi là bỉ), phần giữa là Thân bài (gọi ruột bài), phần cuối là Kết bài (gọi là đổ)

Dạng 2: cấu trúc hai phần: Có hai kiểu

- Kiểu 1: Gồm Mở bài và Thân bài, dạng này chiếm tỉ lệ khá lớn trong hệ thống các làn điệu

- Kiểu 2: Gồm Thân bài và Kết bài, dạng này ít gặp hơn Có thể tìm thấy cấu trúc Thân bài và Kết

Dạng 3: cấu trúc một phần Ở cấu trúc này chỉ có phần Thân bài Nhìn chung, các bài Quan họ có dạng cấu trúc 1 phần thường gồm 2 hay nhiều trổ hát và được hát có nhịp điệu tương tự như phần Thân của các dạng hai, ba phần Trong mỗi trổ hát thường có lời ca riêng và giữa chúng đều có sự giống nhau hoặc tương đối nhất quán với nhau về mặt âm điệu Dạng cấu trúc này có bố cục cân đối, rõ ràng, chiếm tỉ lệ lớn trong các bài Quan họ như bài lý cây đa, lý con sáo, cây trúc xinh, mười nhớ [PL3; tr.130].

Giai điệu

Giai điệu âm nhạc Quan họ mang đặc trưng giàu truyền thống văn hóa, mang nét đẹp kín đáo, là phương tiện biểu cảm chủ yếu, vẫn quy luật chung của các phương thức sáng tạo và thể hiện, diễn tả quan trọng là sự thể hiện độ cao của âm thanh trong đó có âm điệu, âm vực, luyến láy Âm điệu có đặc điểm nó được phổ biến ở các bài dân ca Quan họ là giai điệu đầu câu hát, trổ hát có xu hướng xuất hiện những âm hình cao hơn so với cấu trúc chung toàn bài, sau đó đi xuống thấp dần

VD 1: Khách đến chơi nhà [P3; tr.136] giai điệu chỉ chuyển động trên quãng 5 đúng ở mức khung độ cơ bản: I - IV Đầu tiên, âm bán gốc (bậc IV) được xuất hiện trên phần âm vực cao được nhấn mạnh bởi hai âm bao quanh đó là bậc III và V Về sau sự tiến triển của giai điệu theo xu hướng đi xuống thấp dần về cuối vào bậc I đã tạo nên một âm hưởng rất rõ rệt

GV cần tìm hiểu giai điệu của bài hát để lựa chọn tone của bài sao cho phù hợp với từng đối tượng trẻ, để không mất đi gốc vốn có vẫn giữ được giá trị truyền thống của Dân ca Quan họ.

Loại nhịp, nhịp điệu

Âm nhạc Quan họ hầu hết ở trạng thái vừa phải, đôi khi là chậm thì phần lớn ở các bài bản dân ca Quan họ cổ Trong hát Quan họ có hai lối hát diễn xướng đó là lối hát có nhịp và lối hát không có nhịp hay còn được gọi hát theo nhịp tự do Lối hát có nhịp sẽ thường được thể hiện chủ yếu ở các phần Thân bài, còn lối hát theo nhịp tự do thường gắn với các phần Mở bài là câu Bỉ hoặc phần đổ về kết của bài

Phổ biến ở dân ca Quan họ là lối hát có nhịp, rõ ràng nhất là các nhịp chẵn 2/4 hay 2/8 và 4/4 hay 4/8 So với lối hát theo nhịp tự do, lối hát có nhịp có phần chiếm ưu thế hơn, bao gồm nhịp nội, nhịp ngoại Ngoài nhịp chẵn cũng có loại nhịp tự do ( bỉ đổ) nhưng chủ yếu do sự dãn cách lơi nhịp tạo sự thay đổi nhịp điệu Âm nhạc Quan họ ta thường thấy gồm 3 lối hát: Hát theo nhịp, hát tự do và hát lơi nhịp, trong đó hát theo nhịp tự do được gắn liền với lối hát ngâm, hay hát phú thường là những bài rất cổ Mỗi lối hát đều mang theo mô hình âm điệu khác nhau, suy cho cùng đều hướng tới tiêu chí chung là sự mượt mà, êm dịu cho giai điệu và làm rõ ý đồ cấu trúc của điệu hát ( Bỉ hoặc đổ về kết)

VD 2: Bài hát Mười nhớ hát theo lối lát có nhịp:

Lựa chọn bài hát có dùng nhịp 2/4 là loại nhịp cơ bản và dễ hát sử dụng cho trẻ là hợp lí.

Lời ca

Nội dung trong lời ca Quan họ thường diễn tả những tình cảm yêu thương, tâm sự và tình đoàn kết của người dân Nội dung của lời ca Quan họ thường xoay quanh các chủ đề:

Tình yêu và tình nhân: Quan họ thường diễn tả những tình cảm yêu đương, tình nhân, và tình yêu thương giữa các cặp đôi Lời ca thường miêu tả những cảm xúc sâu lắng, những lời hứa hẹn và hy vọng trong tình yêu

Tình hữu nghị và tình đoàn kết: Quan họ cũng thể hiện tình đoàn kết và tình hữu nghị giữa các thành viên trong làng xóm, láng giềng Nội dung thường ca ngợi tinh thần gắn kết, lòng hiếu thảo, tình đoàn kết của con người

Tình quê hương: Quan họ thường ca ngợi vẻ đẹp và tình yêu quê hương

Nội dung lời ca thường miêu tả những hình ảnh thiên nhiên, những cảnh đẹp của quê hương và những kỷ niệm đáng nhớ về quê nhà

Tâm sự cuộc sống: Lời ca trong Quan họ còn thể hiện những tâm sự về cuộc sống, những khó khăn, vui buồn, và những trăn trở của con người Nó thường ca ngợi giá trị tình cảm gia đình, tình thân, và sự chăm sóc lẫn nhau trong cuộc sống

Lời ca trong dân ca Quan họ thấm đẫm giá trị nhân văn, tình cảm sâu lắng và sức truyền cảm mạnh mẽ Những câu hát phản ánh tinh thần đoàn kết, yêu thương và đề cao tình nghĩa giữa con người Chính điều này tạo nên sức hấp dẫn và chiều sâu đặc biệt cho dân ca Quan họ, khiến người nghe dễ dàng đồng cảm và rung động.

Về nội dung lời ca, có những bài có thể dạy theo nguyên bản bài dân ca, ví dụ như "Con cò bé bé", "Chú ếch ngồi gốc cây đa" Đối với những bài khó hiểu hoặc không phù hợp với trẻ, cần điều chỉnh lời ca hoặc đặt lời mới với nội dung đơn giản, dễ hiểu và phù hợp với nhận thức của trẻ.

VD 3: Từ Bài hát “Lý cây đa” đặt lời mới có tên “Câu hát quê em”

Lời thơ: Người ơi hãy đến quê em

Câu ca Quan họ đậm đà không quên

Trổ 1: Người ơi hãy đến hãy đến ới a quê em, hãy đến íi quê em í i

Chứa chan phú lý tình là câu Quan họ đậm đà ta a lý lý như không quên, ấy đậm đà ta a lý lý như không quên i

Bài hát đặt lời mới có ý nghĩa giáo dục, miêu tả tình yêu thương con người trong lao động sản xuất, tình yêu quê hương đất nước, yêu thiên nhiên Từ đó trẻ trẻ nhận thức được tình yêu cuộc sống, luôn vui tươi, lạc quan Qua đó, giáo dục cho các em truyền thống yêu đất nước, thêm yêu quê hương Kinh Bắc – Bắc Ninh

Lời ca trong hát dân ca Quan họ chủ yếu là những vần thơ được thêm các từ láy, các âm i, a, ư, hự cho hoàn chỉnh thêm ý nghĩa bài hát, nói về thơ gồm nhiều các thể thơ khác nhau nhưng chiếm tỷ lệ lớn là loại thơ lục bát cùng các biến thể của nó Để dẫn chứng thêm về điều này tác giả Hồng Thao có viết " Quan họ có nhiều thể văn lắm khi không theo một thể nào nhất định, rất tự do; nhưng chủ yếu là lời ca Quan họ thường theo thể lục bát, song thất lục bát và các biến thể của nó " [50, tr123]

VD 4: Lời thơ của bài “ Lý cây đa” – Dân ca Quan họ Bắc Ninh

Trèo lên quán dốc cây đa, Thấy cô mặc áo vỏ già nâu non

Từ lời thơ sẽ thành lời ca:

Trổ 1: Trèo lên quan i dốc ngồi gốc í i cây đa, ta à a lý lý như cây đa í i Thấy i cô phú lý tình là cô mặc áo vỏ già, ta a lý lý như nâu non ấy vỏ à già, ta lý lý như nâu non i

Phổ thơ thành lời ca trong hát dân ca Quan họ được biểu hiện rất phong phú, mỗi bài sẽ theo một cách riêng Tuy nhiên, ta vẫn có thể tìm thấy những quy luật chung là sự đảo sắp xếp trật tự từ trong câu thơ và nhắc lại từ sau đó thêm vào thành phần chính của câu thơ những từ phụ, âm đệm nhằm hoàn thiện trổ hát Đây là thủ pháp nghệ thuật rất hay

Lời ca của các bài dân ca Quan họ chủ yếu được lấy từ thơ như: thơ lục bát, lục bát biến thể Riêng những bài đặt lời mới có thể không theo thơ, giai điệu dễ nhớ, dễ học

Việc tìm hiểu lời ca bài dân ca Quan họ để thấy được ý nghĩa, vẻ đẹp về ngôn từ, qua đó GV nắm được chọn bài phù hợp dạy cho trẻ là rất cần thiết Đặc biệt, nắm được quy luật của bài cũng hết sức quan trọng Nếu GV biết lời ca sẽ tích hợp về nét đặc trưng văn hóa vùng Kinh Bắc, nêu giá trị của di sản văn hóa qua dạy bài dân ca Quan họ Bắc Ninh.

Diễn xướng

thống của người Việt Nam, đặc biệt phổ biến ở vùng Kinh Bắc – Bắc Ninh Đây là một hình thức biểu diễn âm nhạc và văn hóa dân gian, thường được trình diễn trong các buổi họp mặt gia đình, lễ hội, hay các dịp đặc biệt

Không gian diễn xướng là đặc điểm của không gian văn hóa vùng Kinh Bắc – Bắc Ninh mang đậm bản sắc văn hóa có ý nghĩa rất to lớn

Không gian diễn xướng Quan họ cổ truyền:

+ Hát canh: Là canh hát Quan họ cổ truyền trong nhà chứa, cách hát canh của người làng Diềm nơi được coi là cái nôi, làng cổ của các làng Quan họ và là làng thủy tổ Vua bà Quan họ của vùng Kinh Bắc – Bắc Ninh.Canh hát thường sẽ được tổ chức vào ban đêm, với hình thức từng cặp đôi Quan họ nam, nữ đối đáp với nhau, hay còn được gọi là hát đối giọng Gồm 3 chặng: chẳng mở đầu, chặng giữa và chặng kết

+ Hát thờ (lễ): Khi làng có đám sẽ tổ chức canh hát, Quan họ làng kết bạn sẽ được mời đến để gặp gỡ, giao lưu và hát Quan họ Thường sẽ hát đối đáp ở đình làng sở tại nơi làm lễ và chỉ hát một số bài Trong canh hát ở đình, sẽ chỉ sử dụng giọng lề lối và chủ yếu quan tâm tới nội dung của bài chứ không chú trọng đến tính chất mượt mà trong lời ca như hát canh

+ Hát mừng (chúc): Khi những người ở làng có sự kiện vui trong gia đình, như cưới hỏi, lên lão khao thọ, thi đỗ đạt, thăng quan tiến chức, sinh con trai… thường thì dân sẽ tổ chức rất to, vui vẻ mời họ hàng xa gần Trong dịp vui như vậy canh hát thường không theo lề lối mà chủ yếu là những bài giọng Vặt

Hát hội là canh hát hội tụ đầy đủ nhất những hình thức sinh hoạt không gian diễn xướng văn hóa Quan họ Phân bố ở nhiều địa điểm: trên núi, tại sân đình, sân đền, ven bờ sông, trên đê, dưới bóng cây cổ thụ Các canh hát hội đều mang nội dung tình cảm và đối đáp giao duyên thông qua những bài giọng Vặt.

Không gian diễn xướng Quan họ đương đại:

+ Hát canh: Có nhiều thay đổi về không gian diễn xướng nhà chứa không còn thường xuyên và cố định như trước, thay vào đó là hát ở đình, đền, nhà văn hóa (trong nhà và ngoài sân).

+ Hát thờ (lễ):Vẫn duy trì được lề lối hát ở đình làng bạn sở tại nhưng hiện nay đã đơn giản, ngắn gọn hơn rất nhiều Hát thờ thường vào lễ hội mùa xuân hoặc mùa thu sẽ do Quan họ của hai làng kết chạ, kết bạn thực hiện

+ Hát mừng (chúc): Ngày nay vẫn là sự tiếp nối của sinh hoạt hát mừng trước đây ở tính phóng khoáng và không quá chặt chẽ của lề lối và phần lớn là hát những bài giọng Vặt có giai điệu mượt mà, dìu dặt, vui vẻ, nhằm tôn vinh không khí tưng bừng của những sự kiện như: đám cưới, đám khao, lên nhà mới, sinh con trai, đỗ đạt, thăng quan tiến chức

+ Hát hội: Ngày nay, các hình thức ca hát Quan họ trong ngày hội ở vùng Kinh Bắc - Bắc Ninh đã phong phú lên rất nhiều Trong những ngày có hội, không chỉ có các hình thức diễn xướng truyền thống mà còn có diễn xướng âm nhạc Quan họ đương đại bằng cách hát có nhạc đệm ở trên sân khấu, Nhìn tổng thể, không gian diễn xướng của ngày hát hội ngày nay khá đa dạng thể loại ồn ào hơn so với không gian xưa của hát hội

Nghệ thuật diễn xướng trong dân gian là sinh hoạt văn nghệ của người dân trong quá trình lao động sáng tạo ra, tiếp xúc với thiên nhiên, tình yêu quê hương, người lao động Sử dụng lối: nói, kể, ví, vè, hát, hò, trò, múa, ca, vũ, lễ, nhạc, họa từ đó người dân đã thể hiện tất cả những cung bậc cảm xúc trong lúc vui, lúc buồn của cuộc sống sinh hoạt diễn ra hằng hàng ngày Diễn xướng dân gian được thể hiện đa dạng cuộc sống của người dân, với chủ đề rất phong phú Nghệ thuật diễn xướng dân ca Quan họ là nghệ thuật ca hát dân gian với phương thức sáng tạo chủ yếu là ứng tác và ứng diễn Để tham gia sinh hoạt các canh hát Quan họ, thì các đôi hát đối đáp Quan họ bao giờ cũng phải công phu chuẩn bị cho mình một bầu vốn đầy đặn, kiến thức để tham gia giao lưu, biểu diễn Ở đây Quan họ không chỉ là một hoạt động biểu diễn đơn thuần nữa mà sự phô diễn các lối chơi đối đáp xướng hoạ bằng ca hát

Trong quá trình diễn xướng quan họ, các diễn viên cũng sử dụng diễn xuất và cử chỉ để tăng cường hiệu quả truyền đạt cảm xúc và ý nghĩa của lời hát Họ có thể sử dụng các cử chỉ tay, cử chỉ mắt, và biểu cảm khuôn mặt để thể hiện và truyền tải thông điệp của bài hát Phương thức diễn xướng quan họ không chỉ tạo ra một trải nghiệm âm nhạc độc đáo mà còn thể hiện tình cảm, sự gắn kết và giao lưu xã hội giữa các thành viên trong bọn Quan họ

Trang phục Quan họ được chia thành trang phục Quan họ nam của các liền anh và trang phục Quan họ nữ của các liền chị Trong những lễ hội Quan họ, thường có cả những cuộc thi trang phục Quan họ nhằm tôn vinh vẻ đẹp truyền thống của loại hình nghệ thuật này.

Trang phục, đạo cụ của liền anh mặc áo dài 5 thân, cổ đứng, viền tà mỏng, gấu may to, áo dài đến dưới đầu gối Bên trong áo the thường mặc một hoặc hai chiếc áo cánh màu trắng, sau đó đến lớp hai áo và lớp áo dài bên ngoài cùng thường màu đen hoặc màu xanh đậm, Quần của liền anh thường là quần dài màu trắng và ống rộng Ngoài quần áo đi kèm theo không thể thiếu là khăn xếp, dép và ô đen ngoài ra các liền anh thường có thêm nón chóp dạng chóp lá hoặc chóp dứa, có quai lụa màu mỡ gà

Trang phục, đạo cụ của liền chị là áo năm thân hoặc tứ thân thường gọi là "áo mớ ba mớ bảy", ý nghĩa ngày xưa khổ vải rất là nhỏ chỉ có thể ghép lại từ các khổ may lại vì vậy liền chị có thể mặc ba khổ dài lồng vào nhau gọi là (mớ ba) hoặc bảy khổ áo dài lồng vào nhau gọi là (mớ bảy) Trang phục cơ bản của liền chị bao gồm các lớp mặc: lớp trong cùng là một chiếc yếm thường có màu rực rỡ làm bằng lụa (đỏ, hồng) Yếm thường có hai loại là yếm cổ xẻ (dùng cho trung niên) và yếm cổ viền (dùng cho thanh nữ) Lớp ngoài của yếm là một chiếc áo cánh màu trắng, vàng, ngà thường sát nách.

THỰC TRẠNG DẠY HỌC DÂN CA QUAN HỌ CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI THEO HƯỚNG TRẢI NGHIỆM TẠI TRƯỜNG MẦM NON QUỐC TẾ WINSTON

Khái quát về trường Mầm non Quốc tế Winston

Được thành lập năm 2019, Trường Mầm non Winston thuộc Công ty TNHH Đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực An Bình, tọa lạc tại số 6 Lý Thái Tông, Suối Hoa, Bắc Ninh Trong bốn năm hình thành, trường đã đạt được những bước phát triển đột phá, khẳng định uy tín trong lĩnh vực giáo dục mầm non Trường nhận được sự tin tưởng của phụ huynh và sự ghi nhận, khen thưởng của các cấp lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh.

2.1.1 Vài nét về sự hình thành và phát triển

Trường Quốc tế Winston tổ chức khánh thành và hoạt động từ năm học 2019 - 2020 Trường được đánh giá đạt tiêu chuẩn quốc tế, đáp ứng tốt nhu cầu phát triển toàn diện của trẻ cả về trí tuệ, thể chất lẫn tinh thần Hệ thống các phòng học được trang bị nội thất cao cấp, đồ dùng đồ chơi đều bằng gỗ bảo đảm an toàn, thân thiện, nhiều cửa sổ đón ánh sáng tự nhiên; nhiều tiện ích hiện đại và thuận tiện như khu vui chơi ngoài trời, khu hoạt động thể thao, khu bể bơi bốn mùa… là nơi tạo cho các bé nhiều bổ ích trong rèn luyện sức khỏe mà không chịu sự ảnh hưởng của thời tiết

Trong giai đoạn thành lập trường Mầm non từ năm 2019 cho đến nay, nhà trường không ngừng xây dựng và phát triển mục tiêu ngày càng nâng cao chất lượng hoạt động về mọi mặt trở thành một trường học thân thiện, đào tạo chất lượng cao trong tốp đầu cấp mầm non của tỉnh Bắc Ninh, khẳng định được vị thế của mình trong hệ thống Mầm non chất lượng cao của cả nước Trường đã gặt hái nhiều kết quả nổi bật là trong việc đào tạo, các lĩnh vực Steams và nhiều mặt công tác khác và đã vinh dự được Chủ tịch tỉnh trao tặng bằng khen năm 2019

Bên cạnh cơ sở vật chất hiện đại, an toàn, nhà trường đặc biệt quan tâm đến PP chăm sóc và giáo dục cho trẻ, tiếp cận mô hình giáo dục hiện đại nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện với cơ thể khỏe mạnh - trí tuệ vượt trội và trái tim hạnh phúc Trường Mầm non Quốc tế Winston hiện tại có 480 trẻ mầm non, trong đó 48 trẻ có phụ huynh là người nước ngoài ở các nhóm tuổi khác nhau [65]

2.1.2 Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học

Về phương diện cơ sở vật chất của nhà trường, trang thiết bị phục vụ cho học tập của nhà trường tương đối tốt, hiện đại hơn hẳn so với mặt bằng chung trên địa bàn thành phố Nhà trường trang bị khá là đầy đủ thiết bị học tập phục vụ cho các bộ môn, trong đó có bộ môn âm nhạc và các hoạt động ngoại khóa âm nhạc khác

2.1.2.1 Cơ sở vật chất chung của trường

Trải qua hơn 4 năm xây dựng, phát triển và trưởng thành, trường Mầm non Quốc tế Winston đã khẳng định phương châm lấy trẻ làm trung tâm, luôn chú trọng bồi dưỡng tính năng động, sáng tạo, tinh thần trách nhiệm cho trẻ, đồng thời xây dựng nền tảng vững chắc cho trẻ phát triển toàn diện về trí tuệ, thể chất và tinh thần.

Hiện tại, trường có 27 phòng học Trường đào tạo mô hình Steams theo 2 hệ là hệ hội nhập và hệ Quốc tế, bên cạnh việc đào tạo theo chương trình giáo dục mầm non theo chuẩn Bộ GD&ĐT, nhà trường còn thực hiện đào tạo nâng cao mục tiêu hướng tới công dân toàn cầu Các phòng học chung và phòng học chuyên ngành đảm bảo tốt về tính đặc thù; các trang thiết bị phục vụ dạy học vừa đảm bảo tính thân thiện môi trường vừa bền đẹp, an toàn và màu sắc bắt mắt đáp ứng đúng nhu cầu, sở thích của trẻ em

Trường Mầm non Quốc tế Winston là một trường đa hệ, có uy tín về các lĩnh vực Steam khoa học giáo dục, tiếng Anh ngôn ngữ; phục vụ đắc lực cho sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của địa phương Nhà trường tạo môi trường giáo dục tốt nhất cho trẻ, không gian rộng rãi, thoáng mát, đảm bảo chất lượng đầu ra cho trẻ sau khi tốt nghiệp lớp mẫu giáo lớn trẻ đủ kiến thức, kỹ năng chuẩn đầu vào các trường tiểu học chất lượng cao

Phòng chức năng có diện tích rất rộng, đáp ứng yêu cầu cho các hoạt động dạy học các môn năng khiếu nghệ thuật (múa, hát, đàn, vẽ) Ngoài sân trường còn có sân khấu ngoài trời, phục vụ biểu diễn các chương trình kỷ niệm lễ, hoạt động ngoại khóa với không gian được chiếu sáng đầy đủ Tóm lại, cơ sở vật chất tại trường đảm bảo phục vụ tốt công tác giảng dạy và học tập của học sinh.

Nói chung cơ cấu tổ chức được nhà trường triển khai khá đầy đủ, một mặt giúp trẻ phát triển tai nghe âm nhạc sẽ cảm hơn, góp phần cho trẻ phát triển tư duy, sáng tạo và hình thành những cơ sở ban đầu của văn hóa âm nhạc

2.1.2.2 Trang thiết bị dạy học âm nhạc

Các phòng học đều rất sạch sẽ, thoáng mát, đều được trang bị các thiết bị và đồ dùng dạy học, trong đó có sách hướng dẫn một số hoạt động nghệ thuật (mỹ thuật và âm nhạc)

Trường sở hữu cơ sở vật chất với 27 phòng học và làm việc, trong đó có 24 phòng học tiêu chuẩn Ngoài ra, còn có 3 phòng chức năng đáp ứng mục đích sử dụng chuyên biệt Đặc biệt, nhà trường chú trọng đầu tư phòng học chuyên âm nhạc, nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn này Trường trang bị đầy đủ thiết bị chuyên dụng, đa dạng chủng loại, đáp ứng nhu cầu học tập và thực hành của học sinh.

Về nhạc cụ phương Tây: Nhà trường trang bị 2 chiếc piano, 30 chiếc đàn phím điện tử, 16 chiếc guitar, 12 chiếc violin, 25 chiếc sáo recoder

Ngoài ra, còn có âm thanh, máy tính, microphone, giá nhạc, chân để mic…

Về nhạc cụ dân tộc: Nhà trường trang bị đàn nguyệt, đàn bầu, đàn tranh mỗi loại 12 chiếc, 10 chiếc đàn nhị, 30 chiếc trống dân tộc, 15 chiếc sáo trúc, 30 bộ thanh phách, 10 chiếc mõ Cơ sở vật chất và trang thiết bị của trường là điều kiện thuận lợi cho hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ

Nhiệm vụ của trường đến năm 2025 là hoàn thiện hệ thống quản lý, chương trình đào tạo và nâng cao chất lượng giảng dạy Trường sẽ xây dựng và hoàn thiện bộ máy tổ chức để đáp ứng nhu cầu phát triển Nhà trường thường xuyên điều chỉnh hoạt động, đảm bảo chất lượng chăm sóc trẻ và đào tạo dựa trên cơ sở tự đánh giá và đánh giá ngoài theo yêu cầu kiểm định chất lượng trường mầm non cao Các phòng chức năng kết hợp với sân vườn tạo nên không gian sinh hoạt và vui chơi cho trẻ em.

Với những quyết tâm cùng với tinh thần đoàn kết của tất cả các cấp quản lý, giáo viên, nhân viên, nhà trường với quyết tâm hoàn thành sứ mệnh của mình góp phần thực hiện chiến lược phát triển giáo dục Quốc gia đến năm 2025, từng bước hội nhập với các trường mầm non có uy tín cao trong nước và quốc tế

2.1.3 Cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ, giáo viên 2.1.3.1 Cơ cấu tổ chức và quy mô giáo dục

Tình hình dạy dân ca Quan họ cho trẻ 5 – 6 tuổi của giáo viên

2.2.1 Chương trình dạy học dân ca Quan họ

Dạy học dân ca Quan họ của Trường Mầm non Quốc tế Winston được thực hiện cũng tương tự giống dạy học các môn khác, nó là những hình thức và cách thức hoạt động của GV nhằm giúp trẻ nắm và hiểu được những kiến thức về cách học dân ca Quan họ, các kỹ năng để hát một số bài hát dân ca Quan họ hoặc có thể đặt lời mới theo giai điệu dân ca cho một bài dân ca Quan họ bất kỳ, cũng như cách thức trình diễn, biểu diễn Được dạy trong các tiết học năng khiếu

Trong chương trình dạy trẻ em hát Quan họ, các bài hát được lựa chọn có cấu trúc ngắn gọn, lời ca dễ hiểu giúp trẻ dễ dàng tiếp thu Ví dụ như những bài hát quen thuộc như "Lý cây đa", "Lý con sáo" là những bài hát phổ biến và phù hợp để dạy cho trẻ em.

VD 5: trích bài Lý cây đa (dân ca Quan họ)

Bài này có cấu trúc đơn giản, theo nhịp 2/4 phách - nhịp rõ ràng, tiết tấu sử dụng chủ yếu có trường độ các nốt móc đơn, đen, trắng, ít móc móc kép và ít luyến láy, hoa mỹ, giai điệu các trổ khá giống nhau nên trẻ tiếp nhận khá phù hợp với năng lực và kiến thức của trẻ 5 – 6 tuổi

GV cũng thực hiện tìm hiểu và lựa chọn đưa được một số bài hát giai điệu, lời hát phù hợp với trẻ 5 – 6 tuổi như: các bài ngắn, giai điệu quen thuộc, đơn giản trẻ dễ nhớ, cho trẻ học trải nghiệm hát theo một trổ bài hát

 Giàu màu sắc địa phương

Giai điệu bài “ Lý cây đa” có nội dung rất hay, bài hát giới thiệu trang phục của người Bắc Ninh nói chung và trang phục các liền anh liền chị nói riêng, qua đó thể hiện được sự giao duyên thầm kín của liền anh, liền chị

“ Trèo lên quán dốc cây đa Thấy cô mặc áo vỏ già nâu non khăn thâm đầu dí đội đầu

Nửa thương bên nọ, nửa sầu bên kia”

Vì tính chất vùng miền, nên GV đã ưu tiên lựa chọn làn điệu dân ca Quan họ

Bắc Ninh: Lý con sáo, Cây trúc xinh, nhằm giúp trẻ cảm nhận nét đẹp, trong giai điệu, nội dung, lời ca Quan họ

Chính vì vậy, sau khi lựa chọn những bài hát dân ca trong chương trình dạy học cho trẻ 5 – 6 tuổi với tiêu chí chọn bài hát là: dễ học, dễ nhớ, phù hợp phù hợp với khả năng của trẻ

Thực trạng hoạt động dạy trẻ học dân ca ở đây cũng bước đầu góp phần làm tăng khả năng biểu lộ tình cảm, cảm xúc, phát triển ngôn ngữ, tư duy, trí tuệ, của trẻ Nội dung bài hát dân ca Quan họ phần nào diễn tả được tâm tư, tình cảm và biểu hiện cảm xúc của con người được vận dụng qua các bước xây dựng bài, thông qua giai điệu, nhịp điệu của các bài dân ca, trẻ đã cảm nhận và thể hiện được sự hào hứng, yêu thích của mình với các bài hát dân ca Quan họ Tuy nhiên cô hát mẫu ít và vẫn dạy ở mức độ đại trà với những trẻ có năng khiếu sẽ dễ tiếp thu Còn với những trẻ năng khiếu hạn chế vẫn chưa thực sự cảm thụ hết âm nhạc Quan họ

2.2.2 Công tác chuẩn bị bài dạy và tiến hành dạy

Dạy học cho trẻ 5 – 6 tuổi về các bài hát dân ca Quan họ Bắc Ninh, với những đặc trưng riêng bước đầu chúng tôi thấy GV đã thực hiện các bước trong bài dạy sau đây:

VD 6: bài hát “Cây trúc xinh” dân ca Quan họ lời cổ

Bước 1: GV giới thiệu bài hát cho trẻ: Kể cho trẻ nghe về cây trúc và nêu khái quát về thuật ngữ “Chị Hai” trong bài hát, giới thiệu cho trẻ bài hát và nói về tình cảm và sự kết nối giữa con người và thiên nhiên bằng cách hát lần một không nhạc thể hiện tình cảm bài hát Cô vừa hát bài hát “Cây trúc xinh” dân ca Quan họ Bắc Ninh Trẻ có thể chưa biết cây trúc như thế nào, tuy nhiên trẻ lại tò mò muốn biết cây trúc ra sao, nhất là khi nghe giai điệu trẻ sẽ cảm nhận được sự thiết tha, trìu mến, trữ tình, duyên dáng của bài hát nhất là nhịp điệu, trẻ sẽ thích thú và biết nhún nhảy theo nhịp điệu và tính chất của bài hát

Bước 2: Hướng dẫn trẻ nghe bài hát và tập học thuộc lời: GV cho trẻ đọc lời thơ: “Trúc xinh trúc mọc bờ ao

Chị hai xinh đứng nơi nào cũng xinh Trúc xinh trúc mọc sân đình Chị hai xinh đứng nơi nào cũng xinh ”

GV hát để trẻ nghe và hướng dẫn trẻ học thuộc thơ thuộc lời theo thể thơ 6/8 để trẻ dễ nhớ và nhanh thuộc bài

Bước 3: Hướng dẫn trẻ vận động và biểu diễn động tác theo: khi trẻ đã quen thuộc với bài hát và lời, GV hướng dẫn trẻ cảm thụ và biểu diễn động tác theo theo giai điệu của bài hát Hướng dẫn kĩ hơn với những bạn có năng khiếu hát được theo bài hát

GV tăng cường luyện tập cho trẻ bằng cách hướng dẫn hát, vận động theo bài hát, phân chia nhóm, tổ, cá nhân để hỗ trợ trẻ tập hát GV cũng hướng dẫn trẻ đung đưa đúng giai điệu và cảm xúc của bài hát.

Ngoài chương trình trên lớp GV tổ chức thêm chương trình ngoại khóa, ngày hội, lễ, sinh hoạt ngoại khóa âm nhạc, nhằm bồi dưỡng những kĩ năng, sự tự tin khi đứng trước đám đông trong biểu diễn âm nhạc Mỗi chương trình lễ hội, sinh hoạt ngoại khóa đều có một nội dung, ý nghĩa khác nhau

GV cũng đã thực hiện một số hoạt động tuy nhiên chưa bài bản

VD7 các ngày lễ hội sau:

Ngày khai giảng, tổng kết năm học: tổ chức cho trẻ các tiết mục văn nghệ sội động hay những bài dân ca Quan họ mượt mà

Ngày hội trung thu: ngày hội nhắc các cháu thiếu nhi nhớ đến sự tích chú Cuội và chị Hằng Nga Ngày hội có tính đặc trưng là múa lân, phá cỗ vui hội với những chiếc lồng đền trong đêm rằm tháng 8 (Âm lịch)

Ngày hội 20/10: Ngày hội tôn vinh phụ nữ (Cô giáo, mẹ, bà, cô dì, các chị…) có thể xây dựng lời ca theo chủ đề phù hợp trên giai điệu của dân ca Quan họ

Ngày hội 20/11: Ngày tôn vinh những người thầy giáo, cô giáo…

Ngoài những ngày hội lễ trong năm học, tôi còn tổ chức hoạt động biễu diễn văn nghệ - nêu gương bé ngoan vào cuối tuần, cuối chủ đề nhằm ôn lại các bài hát trong chủ đề

Đặc điểm tâm sinh lý và năng lực của trẻ 5 – 6 tuổi

2.3.1 Đặc điểm tâm - sinh lý

Trẻ em 5 – 6 tuổi đây là giai đoạn phát triển quan trọng với đặc điểm tâm lý thường rất hay tò mò về mọi vật và thế giới xung quanh Ở độ tuổi này âm nhạc giống như là một chiếc chìa khóa để có thể giúp trẻ thỏa sức khám phá thế giới Bằng cách kích thích trí não phát triển tốt để ghi nhớ các giai điệu, nhịp điệu được nghe, từ đó trẻ sẽ nhìn nhận sự vật, sự việc thông qua hình tượng âm nhạc Ví dụ như các động tác vận động hình thể, điệu bộ… trẻ đã biết biểu lộ cảm xúc của bản thân bằng giai điệu, bằng các xúc cảm khi thể hiện bài hát…

2.3.1.1 Phát triển phản xạ chú ý

Trẻ được phát triển theo hướng biết chú ý đến phẩm chất tốt đẹp Biết chú ý đến các đối tượng khác, chú ý đến cách vui chơi, học tập hoặc lao động tự phục vụ Trẻ có thể chú ý theo hướng chủ định được khoảng từ 37 - 51 phút, điều kiện cần là đối tượng chú ý hấp dẫn, thay đổi tránh nhàm chán, giúp kích thích được sự tò mò và ham hiểu biết của trẻ

Trẻ có khả năng tập trung chú ý vào 2-3 mục tiêu cùng lúc, nhưng chỉ trong thời gian ngắn Sự phân phối chú ý của trẻ chưa ổn định và dễ bị dao động Trẻ có thể chuyển đổi sự chú ý của mình rất nhanh, đặc biệt nếu được hướng dẫn các bước chuyển đổi tốt Tuy nhiên, do sự phát triển của chức năng chú ý còn ở giai đoạn đầu nên rất dễ gây ra tình trạng mất tập trung ở trẻ.

Vì vậy cần luyện tập các phẩm chất chú ý cho trẻ, thay đổi đồ chơi, cách chơi trò chơi tạo sự hấp dẫn cho trẻ

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học về chỉ số IQ được tăng lên của những đứa trẻ

Những đứa trẻ thường xuyên được tiếp xúc với âm nhạc có chỉ số IQ có thể tăng lên tối đa 46% Như vậy, âm nhạc phát triển trí tuệ, nhạc phát triển trí thông minh cho trẻ Bằng cách thức tác động đến trẻ một cách thường xuyên Nhờ việc nghe nhạc, những giai điệu và ngôn ngữ sẽ kích thích, tăng trí thông minh và sức sáng tạo không ngừng ở trẻ [49, tr.65]

Một số ý kiến nhận xét của phụ huynh về việc trong quá trình hỗ trợ trẻ học dân ca Quan họ:

- Ít nguồn tài liệu và kiến thức: Dân ca quan họ là một thể loại âm nhạc truyền thống đặc biệt của vùng Kinh Bắc Phụ huynh gặp khó khăn trong việc tìm hiểu và nắm vững các bài hát

- Trẻ thiếu tập trung: Trẻ ở độ tuổi 5 – 6 tuổi có sự tập trung ngắn hạn và khả năng tập trung chưa ổn định Dân ca quan họ có những điệu nhạc và ngôn ngữ đặc trưng, có thể khiến trẻ cảm thấy khó khăn và mất hứng thú nếu không được giảng dạy một cách thích hợp và linh hoạt

- Giới hạn kiến thức âm nhạc của phụ huynh: Một số phụ huynh có thể không có kiến thức sâu về âm nhạc dân ca quan họ hoặc không biết cách hướng dẫn trẻ hợp lý trong việc học các bài quan họ Điều này có thể làm giảm sự tự tin và động lực của trẻ trong việc tham gia và phát triển kỹ năng học quan họ

Từ độ tuổi này, khả năng nắm vững ngữ âm, ngữ điệu tiếng mẹ đẻ ở trẻ đã tốt, trẻ bắt đầu biết bắt chước đọc diễn cảm, kết hợp điệu bộ để hỗ trợ cho lời nói Vốn từ và cấu trúc ngữ pháp của trẻ cũng phát triển đáng kể so với trước.

Các tính chất ngôn ngữ thường gặp ở trẻ 5 – 6 tuổi là:

Ngôn ngữ giải thích, trẻ có nhu cầu nhận sự giải thích và cũng thích giải thích cho các bạn, giao tiếp với người xung quanh bằng những thông tin mà trẻ tiếp nhận được trong khung cảnh Vốn từ của trẻ chiếm 50% là danh từ, nên câu nói của trẻ thường ngắn gọn, rõ ràng

Phát triển ngôn ngữ văn hoá của địa phương, cộng đồng thể hiện rõ trong ngôn ngữ của trẻ (nói ngọng, nói mất dấu ) Tính cá nhân đã bộc lộ rõ qua các sắc thái khác nhau của trẻ, đặc biệt ở chức năng ngôn ngữ biểu cảm

“Ngôn ngữ trong âm nhạc giúp trẻ nhỏ có thể cảm nhận và có những suy nghĩ, cảm xúc riêng Điều này rất có lợi trong quá trình trẻ tự học và trau dồi thêm vốn từ vựng mới, rộng, phổ quát hơn Từ đó tạo nên nền tảng để cải thiện năng lực giao tiếp xã hội của trẻ” [51, tr.59] Để phát triển việc sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp và các tính chất của ngôn ngữ ở trẻ phụ thuộc phần lớn vào việc hướng dẫn và sự gương mẫu về lời nói của người lớn

2.3.1.3 Phát triển quá trình nhận thức

Các quá trình nhận thức vẫn đang hình thành và phát triển nối tiếp ở độ tuổi 4 – 5 tuổi nhưng từ 5 – 6 tuổi trẻ nhận thức tốt hơn biểu hiện:

Nhận thức ở các thể loại ở mức độ phong phú Nhận thức chủ định tâm lý ở mức độ rõ ràng hơn, ý thức hơn

Nhận thức mục đích được hình thành và phát triển ở mức độ cao hơn

Mức độ nhạy cảm của các giác quan nhận thức nhanh nhạy hơn

Mức độ quan trọng chủ yếu đề cập tới là quá trình phát triển tâm lý mạnh mẽ và đặc trưng nhất, đó là tư duy

Nhận thức được phát triển tư duy ở độ tuổi này rất mạnh mẽ các thao tác được thiết lập nhanh chóng, liên tưởng mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng, thông tin giữa mới và cũ, gần và xa Đặc tính chung của sự phát triển tư duy:

Trẻ có thể phân tích tổng hợp tốt hơn không chỉ dừng lại ở nhìn đồ vật, hình ảnh mà phát triển cả về ngôn ngữ

Đặc trưng của tư duy trẻ em ở giai đoạn này là sự phát triển vượt bậc về tính khách quan và thực tế Các em dần có khả năng suy nghĩ trừu tượng với các khái niệm toán học, không gian và thời gian Đây là bước tiến quan trọng trong quá trình phát triển trí tuệ, giúp các em thích nghi tốt hơn với thế giới xung quanh.

Bắt đầu có ý thức rõ ràng hơn về những ý nghĩ, tình cảm, hình thành biết trách nhiệm đối với hành vi Ở lứa tuổi 5 – 6 tuổi trẻ đã phát triển cả 3 loại tư duy là: tư duy hành động trực quan, tư duy hình ảnh trực quan, tư duy trừu tượng các loại tư duy đều được phát triển ở trẻ Âm nhạc tác động đến tốc độ phản xạ của trẻ, nhịp và giai điệu của một bản nhạc được đánh giá là tác động khá nhiều đến tốc độ phản xạ bình thường của trẻ Dẫn chứng ta cho ta thấy rằng:

Bất kỳ đứa trẻ nào có cơ hội thường xuyên tiếp xúc với âm nhạc cũng đều được rèn luyện khả năng này Đây cũng là một trong những lý do quan trọng để các công ty sản xuất đồ chơi cho trẻ nhỏ luôn cố gắng thêm âm nhạc hoặc các yếu tố liên quan vào sản phẩm của mình Điều này góp phần tăng thêm tính có hồn cho sản phẩm [49, tr.82]

2.3.1.4 Phát triển xúc cảm và tình cảm bạn bè

BIỆN PHÁP DẠY HỌC DÂN CA QUAN HỌ CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI TẠI TRƯỜNG MẦM NON QUỐC TẾ WINSTON THEO HƯỚNG TRẢI NGHIỆM

Cơ sở xây dựng các biện pháp và tiêu chí lựa chọn bài dân ca Quan họ vào chương trình dạy học cho trẻ 5 – 6 tuổi

Dựa trên các mục tiêu, yêu cầu và nhiệm vụ giáo dục âm nhạc hướng tới phát triển năng lực cho trẻ mầm non, chương trình dạy học tập trung vào trẻ là trung tâm, coi trọng sự phát triển năng lực chung phù hợp với đặc điểm nhận thức, khả năng thực hành âm nhạc của trẻ 5 - 6 tuổi Nội dung chương trình và thực tiễn dạy học dân ca Quan họ tại Trường Mầm non Quốc tế là cơ sở quan trọng để triển khai chương trình giáo dục âm nhạc tại các trường mầm non.

Winston Khả năng linh hoạt sáng tạo của GV trong việc xây dựng, điều chỉnh các kế hoạch tổ chức hoạt động dạy học dân ca Quan họ có tính sáng tạo trong hoạt động dạy học dân ca Quan họ phù hợp với trẻ 5 – 6 tuổi Luận văn sẽ lần lượt nghiên cứu các cơ sở đề xuất, các tiêu chí và một số biện pháp phù hợp trong việc dạy học dân ca cho trẻ 5 – 6 tuổi tại nơi đây

3.1.1 Cơ cở xây dựng biện pháp - Căn cứ vào Nghị quyết của BCH TW Đảng về giáo dục đào tạo: Biện pháp dạy học dân ca Quan họ cho trẻ 5 – 6 tuổi là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong xây dựng giáo dục định hướng phát triển toàn diện con người, sáng tạo và tích cực hơn trong học tập và rèn luyện kỹ năng cho trẻ

Chúng tôi căn cứ vào Nghị quyết của BCH TW Đảng về giáo dục đào tạo, xây dựng biện pháp và giải quyết vấn đề nghiên cứu trong luận văn sao cho hiệu quả trong việc dạy học dân ca Quan họ cho trẻ 5 – 6 tuổi tại Trường Mầm non Quốc tế Winston nhằm khai thác và phát triển tiềm năng của trẻ theo đúng độ tuổi Đào tạo và nâng cao kiến thức chuyên môn cho đội ngũ GV, nhất là các kỹ năng, về hát, diễn xướng dân ca Quan họ GV nắm vững nhiệm vụ dạy học, xác định tốt định hướng, mục tiêu và kế hoạch học tập, triển khai các biện pháp, PP dạy học mới (PP học tập tích cực) vừa thực tiễn, vừa khoa học nhằm nâng cao chất lượng dạy học dân ca Quan họ cho trẻ 5 – 6 tuổi

Tạo môi trường giáo dục thân thiện, sáng tạo, độc đáo và đa dạng theo hướng hoạt động nhiều hơn tại không gian văn hóa của địa phương để giúp trẻ có động lực tích cực hơn, gần gũi hơn, thực tế hơn trong việc học dân ca Quan họ

- Căn cứ vào chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030: Việc nâng cao chất lượng dạy học dân ca Quan họ cho trẻ 5 – 6 tuổi ở nơi đây là một trong những yếu tố quan trọng đối với trẻ em tại Bắc Ninh, cụ thể vực làng

Làng Diềm mang đậm dấu ấn Quan họ với nhiều yếu tố như Đền thờ Thủy tổ Quan họ, không gian văn hóa đặc sắc (Đền cùng, Giếng Ngọc), tập hợp đông đảo nghệ nhân giỏi tiếp nối truyền thống Quan họ Ngoài ra, làng Diềm còn sở hữu Nhà hát Dân ca Quan họ chuyên nghiệp, góp phần lưu giữ và phát triển loại hình nghệ thuật đặc biệt này.

Việc tăng cường tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho trẻ tìm hiểu về không gian văn hóa, cội nguồn, lối ứng xử, trang phục, đạo cụ, điệu hát, lời ca của Quan họ từ các NN, NS, GV giỏi hát dân ca Quan họ là việc làm đi đúng với tinh thần và tiêu chí chiến lược phát triển văn hóa nước nhà và của tỉnh Bắc Ninh

Tạo điều kiện thuận lợi, khai thác di sản văn hóa địa phương cũng như cho trẻ tiếp cận các không gian học tập, cơ sở vật chất mới, đẹp, bản sắc đảm bảo chất lượng sẽ giúp cho trẻ học tập kiến thức sâu sắc về văn hóa, về âm nhạc nhưng lại trở nên gần gũi, dễ dàng và thuận lợi hơn

- Căn cứ vào cơ sở lý luận, thực tiễn của đề tài:

Tận dụng khả năng của trẻ 5-6 tuổi, tổ chức các trò chơi giúp trẻ tiếp cận âm nhạc nhanh hơn, làm quen với cường độ, âm lượng, âm sắc, cao độ và tiết tấu Trò chơi kết hợp với nhạc tạo hứng thú cho trẻ nhập vai thể hiện Các đồ chơi thiết kế gần gũi, an toàn, tiết kiệm nhưng vẫn đảm bảo rèn luyện khả năng nghe, cảm nhận âm thanh và bản chất âm nhạc cho trẻ.

PP học tập tích cực: đóng vai, biểu diễn, luyện tập, hát đơn, hát nhóm, hát đều, hát đối và được trải nghiệm thực tiễn nhiều giúp trẻ phát triển kỹ năng hát và hiểu về dân ca Quan họ một cách tự nhiên Từ đó, trẻ thêm yêu thích và muốn học dân ca Quan họ thông qua cách tổ chức học hoạt động ngoại khóa (thăm quan, tìm hiểu, giao lưu với các NN, NS tại các làng di tích văn hóa địa phương, các không gian văn hóa Quan họ )

Việc áp dụng các lý thuyết về Quan họ trong dạy học của GV ở môi trường thực tiễn, ở con người, không gian cụ thể thông qua kể chuyện, trò chơi, giao lưu và thực hành biểu diễn sẽ cho các con kiến thức không cưỡng gò ép từ đó trẻ phát triển về ngôn ngữ, trẻ tự tin, mạnh dạn và khỏe mạnh hơn về thể lực và tinh thần

Xuất phát từ thực tiễn nguyện vọng của phụ huynh nơi đây phần lớn đều sinh ra từ quê hương Quan họ, nên họ mong muốn con em mình được phát triển toàn diện về mọi mặt, được hiểu biết và yêu thích di sản văn hóa của quê hương đó là dân ca Quan họ Nên việc dạy học cho các con không chỉ hát Quan họ mà thông qua kể chuyện, trò chơi, trải nghiệm trẻ được tiếp cận các di sản văn háo quê hương của các con

3.1.2 Tiêu chí lựa chọn - Về giai điệu âm nhạc: giai điệu của điệu hát, bài hát là rất quan trọng, được tạo nên bởi các yếu tố như thang âm, điệu thức, tầm cữ và giai điệu

Kết hợp các yếu tố âm nhạc như giai điệu, âm vực và hình tượng theo những cách khác nhau sẽ tạo nên những màu sắc âm nhạc độc đáo Khi chọn bài hát Quan họ cho trẻ, giáo viên cần căn cứ vào âm vực của trẻ để lựa chọn bài có giai điệu phù hợp, ưu tiên các bài hát mang tính chất trong sáng hoặc vui tươi Ví dụ, bài "Khách đến chơi nhà" có giai điệu trong sáng, còn bài "Lý con sáo" có giai điệu vui tươi và ít từ khó, phù hợp với lứa tuổi của trẻ.

– Dân ca Quan họ Bắc Ninh

Các biện pháp dạy học dân ca Quan họ cho trẻ 5 – 6 tuổi theo hướng trải nghiệm

3.2.1 Dạy trẻ học dân ca Quan họ thông qua kể chuyện

Tiếp cận với dân ca Quan họ thông qua nghệ thuật kể chuyện của cô hoặc của trẻ, sẽ giúp cải thiện kỹ năng phát triển tư duy và ngôn ngữ của trẻ, tăng cường sự hiểu biết về nền văn hóa truyền thống Việt Nam, về các chủ đề, các nội dung liên quan đến dân ca Quan họ như hát, diễn xướng, nhà chứa, NN, NS, trang phục, đạo cụ, nhà hát, liền anh, liền chị Để xây dựng nội dung dạy trẻ học, tiếp cận tri thức về dân ca Quan họ, GV có thể áp dụng PP dạy trẻ học kể chuyện Việc dạy trẻ kể chuyện sẽ giúp trẻ biết xây dựng nội dung, biết tư duy, biết trao gửi cảm xúc, tăng cường khả năng giao tiếp, phát triển ngôn ngữ, nhất là khả năng nghệ thuật biểu cảm ngôn từ và từ đó giúp trẻ hiểu rõ hơn về văn hóa và truyền thống của quê hương Quan họ, về dân ca Quan họ

GV có thể lựa chọn câu chuyện có nội dung có liên quan đến sinh hoạt văn hóa Quan họ và hướng dẫn trẻ cách kể chuyện một cách sinh động và chân thật Có thể cho trẻ học hỏi việc học dân ca Quan họ từ ông, bà, bố, mẹ thông qua những câu chuyện liên quan đến Quan họ Sau đó trẻ có thể đến lớp và kể lại với cô Bởi vì để trẻ học hỏi từ người thân, thế hệ trước đó cũng là cách giúp trẻ ghi nhớ nội dung câu chuyện tốt hơn, sau đó trẻ kể lại câu chuyên đó, tức là trẻ đã được sáng tạo và biểu cảm tình cảm của mình với bạn bè, với thầy cô

Việc áp dụng PP dạy trẻ học kể chuyện sẽ giúp trẻ phát triển năng khiếu và sở thích với nghệ thuật, cũng như tăng cường khả năng học tập và giao tiếp của trẻ Ngoài ra, việc kết hợp giữa những câu chuyện và bài hát Quan họ mà trẻ kể, chắc chắn trẻ phải tò mò, tìm hiểu rất kỹ, tự sắp xếp chuyện theo mạch suy nghĩ của mình, và tự tìm ra cách nói, diễn đạt sao cho trôi chảy, rõ ràng, thu hút người nghe Điều quan trọng mà kết quả đạt được chính là trẻ đã tìm hiểu, tiếp nhận kiến thức về văn hóa và truyền thống của đất nước, quê hương Quan họ, cách thức diễn xướng, hát, chơi, trang phục, đạo cụ của Quan họ một cách sâu sắc mà trẻ thấy hoàn toàn thích thú vì chính trẻ kể cho người khác nghe những câu chuyện mà mình hiểu biết Trẻ sẽ rất tự hào, và ghi nhớ những tri thức rất khó ấy trong tâm trí của bản thân trẻ rất lâu

Kể chuyện có thể thông qua cô/thầy đọc các mẩu chuyện liên quan đến dân ca Quan họ cho trẻ nghe PP này cũng giúp cho trẻ tăng cường tập trung nghe, và quan sát kỹ hơn Việc đọc mẩu chuyện cho trẻ nghe GV cũng cần có những câu hỏi, yêu câu, khuyến khích trẻ khám phá những nội dung chính của cây chuyện và nhắc lại Như vậy sẽ tăng cường sự thấm nhuần về nôi dung chuyện liên quan đến dân ca Quan họ GV khi đọc chuyện xong, có thể cô và trò minh họa cho câu chuyện sinh động hơn, hoặc phân tích, hay nhấn mạnh qua câu hát, nhịp điệu, phong cách trình diễn của bài hát dân ca Quan họ nào đó để trẻ cảm nhận được, tập trung hơn, lắng nghe hơn, yêu thích

Dưới đây là một ví dụ về cách dạy trẻ 5-6 tuổi về dân ca quan họ thông qua việc kể chuyện bài hát "Khách Đến Chơi Nhà" bài hát nằm trong hệ thống giọng vặt thường được dùng để mở đầu cho canh hát

Bài hát thể hiện sự mến khách của người Quan họ nói riêng và người dân Việt Nam nói chung Với thể thơ 6/8 dễ học

“Mấy khi khách đến chơi nhà Đốt than quạt nước pha trà mời người xơi Trà này quý lắm người ơi

Mỗi người mỗi chén cho em vui lòng ”

Bước 1: Chuẩn bị - Chọn bài hát "Khách Đến Chơi Nhà" trong dân ca quan họ

- Chuẩn bị một số hình ảnh minh họa đơn giản về câu chuyện và các nhân vật trong bài hát

- Đảm bảo rằng bạn đã nghe và hiểu bài hát này trước khi dạy trẻ

Bước 2: Kể chuyện - Ngồi cùng trẻ và bắt đầu kể câu chuyện với giọng và cử chỉ sống động

Sử dụng hình ảnh minh họa để hỗ trợ trực quan

- Giới thiệu câu chuyện về gia đình nhỏ trong bài hát "Khách Đến Chơi

Nhà" Kể về ngày nọ, gia đình có một ngôi nhà nhỏ, và có những khách đến nhà chơi

- Mô tả các nhân vật như gia đình, những người khách và cảnh vui, hạnh phúc khi họ cùng nhau hát và vui chơi

Bước 3: Thảo luận - Sau khi kể xong câu chuyện, tạo một không gian thảo luận với trẻ Hỏi các câu hỏi như "các con có thích câu chuyện không?" hoặc "con có biết ai đến chơi nhà trong câu chuyện không?"

- Khuyến khích trẻ chia sẻ cảm nhận và ý kiến của mình về câu chuyện và bài hát "Khách Đến Chơi Nhà"

Bước 4: Hoạt động thực hành

- Nghe bài hát "Khách Đến Chơi Nhà" cùng trẻ để làm quen với giai điệu và lời ca

- GV hát một đoạn thể hiện thật tốt cảm xúc của bài hát - GV có thể chọn một số trẻ hát hay, đã được học bài hát Mời khách vào nhà" cùng hát với cô Đồng thời GV mời nhóm trẻ còn lại sẽ gõ nhịp cho cô và bạn hát

- GV cần khuyến khích trẻ thể hiện sáng tạo điệu bộ phù hợp với tính chất bài hát, các trẻ khác làm khán giả cũng thể hiện sự nhịp nhàng thông qua nhịp điệu của bài hát

Bước 5: Kết thúc - Kết thúc bài học GV cần có lời cảm ơn trẻ vì đã tham gia và hỗ trợ cô và bạn trong hoạt động học tập dân ca Quan họ bằng cách kể chuyện Và trẻ cần ứng dụng trong cuộc sống khi có khách đến chơi nhà thì cần/nên làm gì?

- GV cần tạo cho trẻ thể được hiện cảm xúc và cho ý kiến nhận xét cuối cùng về hoạt động học dân ca Quan họ thông qua câu chuyện “khách đến chơi nhà”

Qua việc kể chuyện và hát bài hát "Khách Đến Chơi Nhà", trẻ sẽ trải nghiệm và hiểu thêm về dân ca Quan họ Đồng thời, hoạt động thực hành giúp trẻ tiếp xúc trực tiếp với âm nhạc khi nghe bạn hát, cô hát Được học cách ứng xử như thế nào cho đẹp hơn khi có khách đến chơi nhà của người Quan họ, của quê hương các em Qua cách kể những câu chuyện thú vị về cuộc sống của người dân trong vùng Quan họ (đó chính là cha mẹ, ông bà, anh chị của các con) mà, trẻ thấy yêu mến, kính trọng, học tập nét đẹp lịch lãm ấy của người lớn Qua đây, trẻ được nghe nhiều lần bài hát “Khách đến chơi nhà” và chắc chắn nghe nhiều, các con sẽ nhớ, dần dần sẽ thuộc và ngấm dần giai điệu đó vào tâm khảm của mình Lớn lên, trẻ sẽ yêu thích, hát theo, trẻ sẽ học và trân trọng cách có ứng xử tốt đẹp của văn hóa Quan họ

3.2.2 Dạy trẻ học dân ca Quan họ thông qua trò chơi âm nhạc

Dạy học thông qua trò chơi âm nhạc là một cách thú vị và hiệu quả để giúp trẻ em phát triển khả năng âm nhạc và các kỹ năng khác như tư duy sáng tạo, tương tác xã hội và tập trung

VD 14: một số ý tưởng và hoạt động để dạy học thông qua trò chơi âm nhạc mà chúng tôi giới thiệu khái quát sau đây, GV có thể ứng dụng sao cho phù hợp với thực tiễn

- Trò chơi Đuổi âm nhạc: Đây là một trò chơi tương tác và giúp trẻ rèn luyện khả năng nghe và phản ứng Chơi nhạc nền và yêu cầu trẻ di chuyển xung quanh trong không gian Khi nhạc dừng lại, trẻ phải nhanh chóng tìm một vị trí ngồi hoặc đứng yên Người chơi cuối cùng không tìm được vị trí sẽ bị loại ra khỏi trò chơi Tiếp tục chơi đến khi chỉ còn lại một người chơi

Chuẩn bị một số vòng băng mỏng có ghi âm những âm thanh khác nhau như tiếng chuông, tiếng trống, tiếng hát, tiếng vỗ tay, Gắn mỗi vòng băng vào một đối tượng như một cái gậy nhỏ để tạo thành các dụng cụ tạo âm thanh độc đáo Trò chơi Đốt cháy băng này sẽ giúp trẻ khám phá và nhận biết các âm thanh đa dạng, đồng thời khuyến khích sự sáng tạo và trí tưởng tượng của các em.

Nâng cao chất lượng cho đội ngũ giáo viên và đổi mới nội dung chương trình

Để trẻ học dân ca Quan họ hiệu quả hơn, thì việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên (nâng cao chuyên môn, năng lực hát Quan họ) và Cải tiến nội dung chương trình dạy học dân ca Quan họ để trẻ được tham gia nhiều hơn các buổi biểu diễn, trình diễn hát dân ca Quan họ, tổ chức thường niên cho trẻ tham quan các làng Quan họ gốc, trẻ được học trải nghiệm hát kết hợp với nhạc cụ gõ ) là điều rất cần thiết

3.3.1 Nâng cao chất lượng cho đội ngũ giáo viên

Tổ chức các khóa tập huấn, đào tạo cho giáo viên về kỹ năng dạy học dân ca Quan họ Đây là một trong những giải pháp quan trọng để góp phần nâng cao chất lượng dạy học giúp tăng kỹ năng dạy học dân ca Quan họ cho GV Việc đào tạo và tập huấn cho GV về các PPDH khá quan trọng Tuy nhiên PP tốt mà năng lực GV không tốt khi làm mẫu, tổ chức cho trẻ biểu diễn, hoặc cô hát cho trẻ nghe thiếu cảm xúc, thậm chí kiến thức sai thì còn nguy hại rất nhiều Cho nên bồi dưỡng để nâng cao kiến thức về các kỹ thuật hát “vang, rền, nền, nảy” và kỹ thuật biểu diễn, dàn dựng hát Quan họ cho đội ngũ GV là không thể xem nhẹ

Bên cạnh đó, GV cũng cần phải nỗ lực bản thân học thêm, tự tìm tòi tự đến xin học từ các NN, NS, tích cực tham gia trải nghiệm dàn dựng, biểu diễn Quan họ cùng với trẻ, với đồng nghiệp để nâng cao dày dạn kỹ năng hát, biểu diễn Quan họ

Để truyền tải trọn vẹn tinh hoa Quan họ, giáo viên cần chủ động trau dồi các kỹ năng biểu diễn bao gồm: Điệu bộ, cử chỉ, động tác minh họa bài hát, ý nghĩa trang phục và lối ứng xử văn hóa Quá trình rèn luyện này đòi hỏi sự tự học và bồi dưỡng liên tục để giáo viên có thể truyền đạt chính xác và sinh động những giá trị độc đáo của Quan họ tới học sinh.

Những lối dạy hát truyền khẩu của Quan họ GV cần quan sát kỹ, ghi chép, đúc rút để học tập, nâng cao kiến thức, các kỹ năng, kinh nghiệm truyền dạy cho bản thân

Khi GV đã nắm bắt kiến thức cơ bản cũng như kiến thức cần có và phù hợp với thực tiễn thì, khi dạy học dân ca Quan họ cho trẻ 5 – 6 tuổi là giúp trẻ tìm hiểu, khám phá và nâng cao hiểu biết về các giá trị văn hóa, lịch sử của địa phương; giúp trẻ cảm được cái đẹp của Quan họ chứ không phải dạy đại trà tất cả các trẻ đều phải hát tốt Quan họ, đó là điều không tưởng Nhưng

Với vai trò của mình, nghệ nhân GV không chỉ truyền tải những kỹ thuật Quan họ mà còn khơi gợi tình yêu, bồi đắp tâm hồn và lan tỏa cảm hứng về loại hình nghệ thuật này đến với thế hệ trẻ Đóng góp to lớn của nghệ nhân GV không chỉ nằm ở việc lưu giữ mà còn là lan tỏa giá trị di sản văn hóa của nhân loại, góp phần gìn giữ và phát huy một di sản văn hóa vô giá.

Việc GV tham dự và giao lưu, học hỏi qua hội nghị, hội thảo về văn hóa Quan họ tại địa phương là cần thiết Từ đó, GV có thêm kiến sâu sắc về nghệ thuật Quan họ, hiểu rõ hơn về sự biến đổi của văn hóa mà Quan họ cũng nằm trong đó, để GV biết cách hào nhập, thích ứng, lựa chọn dạy học cho trẻ sao cho giữ gìn được bản sắc của Quan họ đồng thời không lạc hậu với thế giới xung quanh

3.3.2 Cải tiến nội dung chương trình dạy học dân ca Quan họ Để cải tiến nội dung chương trình dạy học hát dân ca, cần tăng cường

PP trải nghiệm thực tiễn cho trẻ nhằm giúp trẻ khám phá và trải nghiệm đặc trưng độc đáo, ý nghĩa văn hóa của dân ca Quan họ tại địa phương và các làng Quan họ gốc CLB dân ca Quan họ được xây dựng tạo môi trường học tập, giao lưu, biểu diễn cho cô và trò Chương trình được định hướng và kiểm tra thường niên, lấy ý kiến phản hồi từ phụ huynh, giáo viên chuyên môn và trẻ để điều chỉnh phù hợp với thực tiễn.

Phối hợp với địa phương, với phụ huynh để đưa chương trình dạy học ngoại khóa cho trẻ 5 - 6 tuổi vào thực tiễn, hoạt động có hiệu quả Đồng thời xây dựng CLB dân ca Quan họ để cô và trò có môi trường học tập, giao lưu và biểu diễn

Ngoài ra, cần chú trọng việc phát triển chương trình theo hướng kỹ năng mềm, như kỹ năng giao tiếp, biểu diễn sáng tạo, trẻ và phụ huynh tự hát, tự biểu diễn và tự giới thiệu thành quả về nghiên cứu, tìm hiểu, biểu diễn dân ca Quan họ trên trang Website của Nhà trường, thể hiện rõ bản sắc riêng trong giáo dục dân ca Quan họ cho trẻ 5 - 6 tuổi tại đây.

Ngày đăng: 16/07/2024, 16:59

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1. Khảo sát năng lực âm nhạc của các GV - Dạy học dân ca Quan họ cho trẻ 5 – 6 tuổi tại Trường Mầm non Quốc tế Winston - Thành phố Bắc Ninh theo hướng trải nghiệm
Bảng 2.1. Khảo sát năng lực âm nhạc của các GV (Trang 57)
Bảng 2.3. Phiếu điều tra trẻ - Dạy học dân ca Quan họ cho trẻ 5 – 6 tuổi tại Trường Mầm non Quốc tế Winston - Thành phố Bắc Ninh theo hướng trải nghiệm
Bảng 2.3. Phiếu điều tra trẻ (Trang 65)
Bảng 3.1: Đánh giá qua một số câu hỏi với trẻ - Dạy học dân ca Quan họ cho trẻ 5 – 6 tuổi tại Trường Mầm non Quốc tế Winston - Thành phố Bắc Ninh theo hướng trải nghiệm
Bảng 3.1 Đánh giá qua một số câu hỏi với trẻ (Trang 153)
Bảng 3.2. Đánh giá về mức độ tiếp thu và hứng thú của trẻ - Dạy học dân ca Quan họ cho trẻ 5 – 6 tuổi tại Trường Mầm non Quốc tế Winston - Thành phố Bắc Ninh theo hướng trải nghiệm
Bảng 3.2. Đánh giá về mức độ tiếp thu và hứng thú của trẻ (Trang 154)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w