1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đưa dân ca Mông vào hoạt động ngoại khóa của Trường Phổ thông dân tộc Bán trú Tiểu Học Cốc Lầu - Bắc Hà - Lào Cai

118 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đưa dân ca Mông vào hoạt động ngoại khóa của Trường Phổ thông dân tộc Bán trú Tiểu Học Cốc Lầu - Bắc Hà - Lào Cai
Tác giả Hoàng Thị Thu Dần
Người hướng dẫn PGS.TS Trần Bảo Lân
Trường học Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương
Chuyên ngành Lý luận và phương pháp dạy học Âm nhạc
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 118
Dung lượng 4,1 MB

Nội dung

Đưa dân ca Mông vào hoạt động ngoại khóa của Trường Phổ thông dân tộc Bán trú Tiểu Học Cốc Lầu - Bắc Hà - Lào CaiĐưa dân ca Mông vào hoạt động ngoại khóa của Trường Phổ thông dân tộc Bán trú Tiểu Học Cốc Lầu - Bắc Hà - Lào CaiĐưa dân ca Mông vào hoạt động ngoại khóa của Trường Phổ thông dân tộc Bán trú Tiểu Học Cốc Lầu - Bắc Hà - Lào CaiĐưa dân ca Mông vào hoạt động ngoại khóa của Trường Phổ thông dân tộc Bán trú Tiểu Học Cốc Lầu - Bắc Hà - Lào CaiĐưa dân ca Mông vào hoạt động ngoại khóa của Trường Phổ thông dân tộc Bán trú Tiểu Học Cốc Lầu - Bắc Hà - Lào CaiĐưa dân ca Mông vào hoạt động ngoại khóa của Trường Phổ thông dân tộc Bán trú Tiểu Học Cốc Lầu - Bắc Hà - Lào Cai

Trang 1

HOÀNG THỊ THU DẦN

ĐƯA DÂN CA MÔNG VÀO HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHOÁ CỦA TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ TIỂU HỌC CỐC LẦU - BẮC HÀ - LÀO CAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ

LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ÂM NHẠC

Khóa 15 (2019 - 2022)

Hà Nội, 2024

Trang 2

HOÀNG THỊ THU DẦN

ĐƯA DÂN CA MÔNG VÀO HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHOÁ CỦA TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ TIỂU HỌC CỐC LẦU - BẮC HÀ - LÀO CAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học Âm nhạc

Mã số: 8140111

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Bảo Lân

Hà Nội, 2024

Trang 3

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung thực

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này

Hà Nội, ngày … tháng … năm 2024

Tác giả luận văn

Hoàng Thị Thu Dần

Trang 4

PTDT Bán trú Phổ thông Dân tộc Bán trú

Trang 5

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ MANG TÍNH LÝ LUẬN VỀ VIỆC ĐƯA DÂN CA MÔNG VÀO HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA CỦA TRƯỜNG TIỂU HỌC CỐC LẦU 10

1.1 Giải thích khái niệm 10

1.1.1 Dân ca, dân ca Mông 10

1.1.2 Hoạt động ngoại khóa 13

1.1.3 Phương pháp, biện pháp 14

1.2 Đặc điểm của dân ca Mông 16

1.2.1 Vài nét khái quát về người Mông ở Bắc Hà, Lào Cai 17

1.2.2 Đặc điểm về thể loại/ làn điệu 18

1.2.3 Đặc điểm về âm nhạc 24

1.2.4 Đặc điểm về lời ca 30

1.3 Vai trò của dân ca Mông đối với hoạt động ngoại khóa tại trường Tiểu Học Cốc Lầu 32

1.3.1 Khám phá nét đẹp văn hóa, âm nhạc truyền thống của địa phương 32

1.3.2 Giáo dục tình yêu quê hương cho học sinh 33

1.3.3 Bảo tồn và phát huy âm nhạc truyền thống 34

Tiểu kết 35

Chương 2 THỰC TRẠNG ĐƯA DÂN CA VÀO HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC CỐC LẦU 37

2.1 Khái quát chung về Trường 37

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 37

2.1.2 Cơ sở vật chất 38

2.1.3 Đội ngũ cán bộ, giáo viên và tình hình giáo dục 39

2.1.4 Đặc điểm học sinh 41

Trang 6

2.2.2 Các hoạt động đưa dân ca vào chương trình ngoại khoá 47

2.2.3 Nhận định chung 52

Tiểu kết 54

Chương 3: BIỆN PHÁP ĐƯA DÂN CA MÔNG VÀO HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA CỦA TRƯỜNG TIỂU HỌC CỐC LẦU 56

3.1 Lựa chọn bài và quan điểm sử dụng dân ca Mông trong hoạt động

ngoại khóa 56

3.1.1 Tiêu chí lựa chọn các bài dân ca Mông 56

3.1.2 Quan điểm sử dụng dân ca Mông trong HĐNK 58

3.2 Xây dựng các HĐNK về dân ca Mông 60

3.2.1 Hoạt động truyền dạy dân ca Mông 60

3.2.2 Hoạt động biểu diễn dân ca Mông 62

3.2.3 Hoạt động giao lưu nghệ nhân, nghệ sĩ 63

3.2.4 Hoạt động thi đua tìm hiểu vẻ đẹp dân ca Mông 65

3.3 Thực nghiệm sư phạm 68

3.3.1 Mục đích và đối tượng thực nghiệm 68

3.3.2 Nội dung và phương pháp thực nghiệm 68

3.3.3 Giáo án và tiến trình thực nghiệm 68

3.3.4 Kết quả thực nghiệm 71

Tiểu kết 72

KẾT LUẬN 74

TÀI LIỆU THAM KHẢO 77

PHỤ LỤC 83

Trang 7

Bảng 2.2 - Số lượng HS trong 5 năm học gần đây 42

Bảng 2.3 - Mức độ yêu thích dân ca của HS trong giờ HĐNK 43

Bảng 3.1 - Các bài dân ca Mông được lựa chọn vào HĐNK 59

Bảng 3.2 - Mức độ hào hứng của HS trong giờ dạy thực nghiệm 71

Bảng 3.3 - Kết quả các mức độ hát đúng, hát hay của HS 72

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Việt Nam là một quốc gia có 54 dân tộc cùng sinh sống, khí hậu và địa chất các vùng miền đất nước cũng hết sức đa dạng Đó cũng là cơ sở để nền âm nhạc cổ truyền của dân tộc như một kho tàng vô cùng đồ sộ và phong phú Việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc cũng là một vấn đề luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm

Những năm gần đây, trào lưu âm nhạc thế giới tràn vào Việt Nam làm cho đời sống âm nhạc trong nước trở nên hết sức sôi động Công chúng trong nước được thưởng thức sự phong phú và đa dạng của các dòng nhạc nhẹ, nhất

là đối với giới trẻ ngày càng có xu hướng chạy theo các dòng nhạc sôi động và mới lạ trên thế giới như: pop, rock, jazz, country, r&b,… Các bài dân ca, điệu

hò, điệu lý có nguy cơ bị lãng quên Điều này có thể trở thành những nguyên nhân không nhỏ dẫn đến nền âm nhạc cổ truyền dân tộc có nguy cơ bị mai một

Lào Cai là một tỉnh vùng cao, biên giới phía Bắc, có sắc thái văn hóa bản địa từ lâu đời của 27 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó dân tộc Mông chiếm tỷ lệ không nhỏ lại có những nét văn hóa đặc trưng cùng với các làn điệu dân ca Mông độc đáo, quyến rũ,… Theo cổng thông tin điện tử Lào Cai, người Mông phân bố ở nhiều ở khắp các huyện của Lào Cai như: Bắc Hà, Mường Khương, Si Ma Cai, Sa Pa,… Chính vì vậy, phong tục tập quán đặc biệt là văn hóa và dân ca Mông trở nên rất phong phú và có ảnh hưởng quan trọng trong văn hóa dân gian Việt Nam, góp phần làm nên tính đậm đà của bản sắc dân tộc

Bắc Hà là một huyện nghèo của tỉnh Lào Cai Với diện tích 681 km2

Huyện Bắc Hà có nhiều thành phần tộc người sinh sống như: “Năm 2020 là 67.053 người Trong đó người dân tộc thiểu số chiếm tới 81,3 % Tộc người Mông có 31297 người, tộc người Tày có 6825 người, tộc người Dao có 9431 người, tộc người Nùng có 5676 người, tộc người Phù Lá có 2099 người, tộc người La Chí 646 người, còn lại là các tộc người khác chiếm tỉ lệ rất nhỏ

Trang 9

Mỗi tộc người đểu có những nét văn hóa đặc sắc riêng như: Hát Then của người Tày, Nhảy lửa và hát đối đáp của người Dao, Xòe của người Tày, Khèn Mông, Múa Sênh tiền của người Mông…Và dân ca Mông cũng là một trong những nét tiêu biểu của vùng đất này Chính những nét đặc sắc của từng tộc người đã góp phần giúp cho Bắc Hà trở thành điểm du lịch hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế Việc đưa dân ca Mông vào dạy trong nhà trường nhằm gìn giữ bản sắc văn hoá cũng đã được nhiều địa phương quan tâm, trong đó có huyện Bắc Hà

Trường PTDT Bán trú Tiểu Học Cốc Lầu, Bắc Hà, Lào Cai là Trường Tiểu học tập trung nhiều con em các dân tộc trong Huyện, trong đó tỷ lệ con

em dân tộc Mông chiếm đa số Trường thường xuyên có các hoạt động sinh hoạt âm nhạc khá phong phú, nhất là trong hoạt động ngoại khóa Trong chương trình học chính khóa của môn Âm nhạc cũng được chia thành các chủ đề trong

đó có chủ đề: “Em yêu làn điệu dân ca” trong chủ đề này các em được học dân

ca các vùng miền và của các dân tộc nhưng thời lượng của chương trình và các bài dân ca thuộc vùng miền chiếm số lượng không nhiều Qua khảo sát tôi thấy các bài dân ca và tiếp xúc với âm nhạc dân gian chiếm khoảng 1,25% nội dung chương trình Như vậy khoảng thời gian HS được tiếp cận với âm nhạc dân gian là ít Đó là vấn đề cần được ưu tiên hơn trong việc dạy hát ở các trường vùng cao nói chung và trường PTDT Bán trú Tiểu Học Cốc Lầu nói riêng

Trong thời gian gần đây, GV âm nhạc của trường cũng từng xây dựng một số tiết mục Dân ca Mông trong các buổi văn nghệ Việc dàn dựng cũng đạt được những kết quả tốt, mang được bản sắc địa phương, được HS hào hứng đón nhận… Tuy vậy, việc sử dụng Dân ca Mông trong hoạt động ngoại khóa còn mang tính nhất thời, chỉ vào một số buổi biểu diễn, không mang tính thường xuyên

Là GV dạy môn âm nhạc, lại là người con của đồng bào dân tộc thiểu số được sinh ra và lớn lên tại quê hương Bắc Hà, tôi nhận thấy vai trò và trách nhiệm của mình trong công việc sưu tầm và đem các làn điệu Dân ca Mông đến với các thế hệ HS, để các em được tiếp cận, học tập và quý trọng, tự hào về di

Trang 10

sản văn hóa truyền thống của cha ông Sau khi tìm hiểu, nghiên cứu sơ bộ các vấn đề liên quan, tôi nhận thấy việc đưa dân ca Mông vào chương trình giáo dục trong trường là điều cần thiết và cấp bách

Với những lý do trên, tôi quyết định lựa chọn và nghiên cứu đề tài Đưa

dân ca Mông vào hoạt động ngoại khóa của Trường Phổ thông dân tộc Bán trú Tiểu Học Cốc Lầu - Bắc Hà - Lào Cai, để làm luận văn tốt nghiệp cao học

chuyên ngành Lý luận và phương pháp dạy học âm nhạc

2 Lịch sử nghiên cứu

Đã có nhiều công trình nghiên cứu về dân ca Mông Có thể dẫn ra một

số công trình điển hình như sau:

2.1 Sách

Cuốn sách Tuyển tập dân ca Mông: Vang vọng dân ca thuộc dự án khảo

sát và lưu trữ do nhóm hành động vì sự phát triển của người Mông (ADH - gồm các thành viên trẻ người Mông thuộc nhiều nghành nghề) được nhóm biên soạn tập trung viết về những điệu hát dân gian trong đời sống thường nhật của người Mông, và lưu trữ thông tin, kiến thức, những bản dân ca thu thập, sưu tầm được qua các chuyến đi thực địa tại các tỉnh thành trong lúc thực hiện dự án với mong muốn lan tỏa niềm tự hào văn hóa đến các nhóm thanh niên dân tộc khác Toàn

bộ các phần trích dẫn trong cuốn sách được lấy từ những cuộc trò chuyện trực tiếp của nhóm biên soạn với các nghệ nhân gặp được trong quá trình đi thực địa tại các tỉnh thành: Yên Bái, Lào Cai, Hà Giang, Điện Biên, Sơn La Đây là những thông tin rất quan trọng và hữu ích trong việc tham khảo trong quá trình nghiên cứu của đề tài của tôi

Cuốn Dân ca Mèo (1967) của nhà sưu tầm và biên dịch văn học dân

gian Doãn Thanh, là một hệ thống các bài hát dân ca của dân tộc Mông, một yếu tố quan trọng làm nên văn hóa Mông Tác giả đã chia các bài hát dân ca

thành 5 loại chính là tiếng hát mồ côi, tiếng hát làm dâu, tiếng hát tình yêu, tiếng hát cưới xin và tiếng hát cúng ma Tác giả đã giới thiệu những đặc điểm

Trang 11

cơ bản về nội dung và cách thức diễn xướng của từng loại dân ca Mông Qua

đó có thể thấy dân ca của tộc người Mông rất phong phú Đây cũng là nguồn

tư liệu quan trọng để luận văn có thêm cơ sở về mặt lý luận

Cuốn Tìm hiểu dân ca Việt Nam của Phạm Phúc Minh có nội dung đề

cập tới các vấn đề: Khái quát về dân ca Việt Nam (Bao gồm: Định nghĩa, nguồn gốc, nội dung, đặc điểm âm nhạc và lời ca trong dân ca) và các loại dân ca (chia thành các loại như: Lao động, phong tục tập quán, tín ngưỡng, lịch sử) Đây là một trong những công trình giúp tôi phân loại dân ca Mông

Cuốn Tìm hiểu âm nhạc dân tộc cổ truyền của Tô Ngọc Thanh đề cập tới

các phương diện của dân ca, giới hạn một số bài dân ca của các tộc người ở khu vực phía Bắc, trong đó có tộc người Mông Nội dung những cuốn sách trên đều

đề cập tới nhiều vấn đề của dân ca Việt nam, chính điều đó đã giúp cho việc thực hiện luận văn được thuận lợi trên cả phương diện khái niệm và bài bản âm nhạc

2.2 Bài báo, đề án, đề tài luận án và luận văn

Năm 2009, Phạm Trọng Toàn - Trường ĐHSP Nghệ Thuật Trung ương thực hiện đề tài KHCN cấp Bộ Nghiên cứu dân ca người Việt vùng Trung Du

và Châu thổ Bắc Bộ [48] Đề tài trên cơ sở phân tích, trình bày về người Việt vùng Trung Du và Châu thổ Bắc bộ, xây dựng được chương trình giảng dạy học phần hát dân ca người việt vùng Trung du và Châu thổ Bắc bộ cho giáo viên âm nhạc các trường THCS Kết quả nghiên cứu của đề tài cũng làm rõ

ý nghĩa quan trọng của việc bảo tồn, phát huy các giá trị của dân ca và đưa dân ca áp dụng vào chương trình đào tạo giáo viên âm nhạc Mặc dù để tài nghiên cứu về dân ca của Người Việt, nhưng phần nào đã cung cấp cho tôi một cách nhìn về cách xây dựng chương trình dạy hát để phục vụ cho mục tiêu của luận văn

Đề án Hỗ trợ đưa dân ca vào trường Trung học Cơ sở (2009, do Phạm

Lê Hòa làm chủ nhiệm) Đây là Đề án trong Dự án phát triển giáo dục Trung

Trang 12

học cơ sở II của Bộ GD&ĐT được đánh giá đạt loại xuất sắc Trường ĐHSP nghệ thuật Trung ương là cơ quan thực hiện đề án Nội dung của đề án nêu rõ

ý nghĩa việc đưa dân ca vào trường học là “một trong những chương trình trọng tâm của Bộ GD&ĐT nhằm góp phần bảo tồn, phát huy dân ca các vùng miền của nước ta, đồng thời giáo dục cho HS biết các giá trị quý báu, từ đó trân trọng, yêu thích, cảm thụ được vẻ đẹp của dân ca” [7, tr.64].Đề án đã gợi mở những cách thức đưa dân ca vào dạy trong các trường học, là vấn đề vô cùng cần thiết cho luận văn của tôi

Năm 2016, Phạm Trọng Toàn viết bài “Tiếp biến văn hóa trong dân ca Mông” in trong Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật [34; tr.65-69] Trong nội dung bài báo tác giả chủ yếu tập trung tìm hiểu về nguồn gốc lịch sử, tên gọi của dân ca Mông Điều đó đã cung cấp cho tôi cách xây dựng chương trình dạy hát để phục vụ cho mục tiêu của luận văn

Đề tài Nghiên cứu biểu tượng khèn trong dân ca Mông từ văn hóa đến văn học dân gian - Luận văn Thạc sĩ Văn hoá học thuộc Đại học Khoa học xã

hội và nhân văn của Trương Thị Thùy Anh (2014) Trong đề tài của mình, tác giả cho rằng: cũng như một số dân tộc khác, khèn là một trong những nhạc cụ gắn bó mật thiết đối với người Mông nói chung Trước hết, khèn có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong đời sống tâm linh, tín ngưỡng Tiếng khèn không chỉ

là sợi dây nối giữa con người với thế giới thần linh, giữa người đang sống với

tổ tiên dòng họ, tiếng khèn còn là vật chỉ đường cho người chết tìm về với tổ tiên, là tiếng lòng của người sống với người chết [8; tr.27]

Dạy học dân ca H’Mông tại trường Phổ thông dân tộc nội trú Trung học

cơ sở B Mai Châu, Hòa Bình của Sùng Y Dua (2019) Luận văn thạc sĩ Lý luận và

phương pháp dạy học âm nhạc, trường ĐHSP nghệ thuật TW Nội dung của Luận văn đề cập tới sự cần thiết và biện pháp dạy dân ca H’Mông trong trường PTDT Nội trú THCS B Mai Châu, Hòa Bình Với mong muốn việc dạy dân ca Mông sẽ được duy trì và làm nền tảng thúc đẩy phong trào học dân ca tại nhà trường nhằm

Trang 13

hướng tới nhiệm vụ bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa phi vật thể tại địa phương đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục hiện nay Đề tài này là tài liệu rất quan trọng cho việc tìm hiểu và viết cho đề tài của tôi

Ngoài ra còn có một số luận văn cùng hướng như sau:

Dạy học dân ca cho trẻ mẫu giáo lớn ở một số trường mầm non thuộc thành phố Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc của Trần Khánh Ly (2016) luận văn thạc sĩ Lý luận và phương pháp dạy học âm nhạc, trường ĐHSP nghệ thuật TW; Đưa dân

ca Thái vào giảng dạy tại trường Trung cấp văn hóa nghệ thuật và du lịch tỉnh Sơn La của Trần Văn Quang (2015), Luận văn thạc sĩ lý luận và phương pháp dạy học âm nhạc trường ĐHSP Nghệ thuật TW; Dạy học hát dân ca Thái tại trường Cao đẳng sư phạm Điện Biên của Nguyễn Tuấn Nam (2016) luận văn

thạc sĩ lý luận và phương pháp dạy học âm nhạc khóa 3, trường ĐHSP nghệ

thuật TW; Dàn dựng làn điệu hát Then- Dân ca Tày tại trường Cao đẳng sư phạm Cao Bằng của Lục Quốc Trường (2018), Luận văn thạc sĩ lý luận và phương pháp dạy học âm nhạc trường ĐHSP Nghệ thuật TW; Chuyển soạn các

ca khúc mang âm hưởng dân ca cho đàn Nguyệt của Lê Đức Thuận (2018),

luận văn thạc sĩ lý luận và phương pháp day học âm nhạc trường ĐHSP Nghệ

thuật TW; Truyền dạy Hát Then cho học sinh năng khiếu tại cung thiếu nhi Lạng Sơn của Hà Thị Minh Tuyền (2018), luận văn thạc sĩ lý luận và phương

pháp dạy học âm nhạc trường ĐHSP Nghệ thuật TW Những luận văn vừa nêu

đã lựa chọn hướng đưa âm nhạc dân gian đặc biệt là dân ca vào trường học với các biện pháp dạy học khác nhau tùy theo từng đối tượng

Trên đây là một số công trình nghiên cứu có liên hệ gần với đề tài mà tôi

đã thu thập và khảo sát Qua đó cho thấy đề tài của tôi - Đưa dân ca Mông vào hoạt ngoại khóa, tại Trường PTDT Bán trú Tiểu Học Cốc Lầu, Bắc Hà, Lào Cai không trùng lặp với những đề tài đã được khảo sát Mặc dù vậy, đó cũng là

những tài liệu có ý nghĩa thiết thực để tôi tham khảo trong quá trình tiến hành luận văn này

Trang 14

3 Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Căn cứ vào cơ sở lý luận và thực tiễn, luận văn xây dựng một số biện pháp đưa Dân ca Mông vào hoạt động ngoại khóa cho HS tại Trường PTDT Bán trú Tiểu Học Cốc Lầu, Bắc Hà, Lào Cai nhằm nâng cao chất lượng và làm phong phú thêm các hoạt động ngoại khóa của nhà trường

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Các nhiệm vụ thực hiện trong luận văn như sau:

Nghiên cứu, tổng hợp một số vấn đề mang tính lý luận, như: giải thích một số khái niệm liên quan mật thiết đến đề tài; hệ thống hoá các đặc điểm và làm rõ vai trò của Dân ca Mông đối với HS trường PTDT Bán trú Tiểu Học Cốc Lầu

Nghiên cứu thực trạng đưa dân ca Mông vào HĐNK âm nhạc tại trường PTDT Bán trú Tiểu Học Cốc Lầu

Đưa ra một số biện pháp học Dân ca Mông phù hợp với HĐNK âm nhạc cho HS trường PTDT Bán trú Tiểu Học Cốc Lầu

Tiến hành giờ dạy thực nghiệm dân ca Mông cùng với Nghệ Nhân dành cho khối học sinh lớp 5 tại trường Tiểu Học Cốc Lầu

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Các biện pháp đưa Dân ca Mông vào hoạt động ngoại khóa âm nhạc cho HS Trường PTDT Bán trú Tiểu Học

Cốc Lầu, Bắc Hà, Lào Cai

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Trong khuôn khổ đề tài, cũng như điều kiện thực tế khó khăn trong việc tìm kiếm tài liệu, tôi lựa chọn 11 bài dân ca Mông có nội dung và tính chất phù hợp với học sinh và đặc điểm tập quán của tộc người Mông trong các tập dân

ca Việt Nam được in ấn và phát hành bởi các nhà xuất bản trong nước

Trang 15

Những bài dân ca dự kiến lựa chọn này sẽ được phân tích, đánh giá

và đưa vào các HĐNK của trường PTDT Bán trú Tiểu Học Cốc Lầu, Bắc

Hà, Lào Cai

Hoạt động thực nghiệm sẽ được tiến hành với giờ dạy học dân ca Mông cùng với Nghệ nhân dành cho khối lớp 5 tại trường PTDT Bán trú Tiểu Học Cốc Lầu, Bắc Hà, Lào Cai, năm học 2022-2023

5 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng một số phương pháp chính sau đây:

Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp được sử dụng xử lý tư liệu trong nghiên cứu để rút ra những đánh giá, nhận định khoa học

Phương pháp điền dã (quan sát, điều tra thực tiễn) được sử dụng để thu thập nguồn tư liệu cho luận văn

Phương pháp thực nghiệm sư phạm, được sử dụng để kiểm tra, đánh giá kết quả nghiên cứu của luận văn

6 Những đóng góp của đề tài

Đề tài thực hiện thành công sẽ có một số đóng góp sau:

Hệ thống hoá được những đặc điểm chính của dân ca Mông, góp phần tạo nên một góc nhìn về bản sắc văn hoá của dân tộc

Làm rõ được vai trò của dân ca Mông đối với HS trường PTDT Bán trú Tiểu Học Cốc Lầu, như là cơ sở để giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá quê hương Bắc Hà, Lào Cai, hoà trong bản sắc văn hoá của đất nước

Luận văn có thể là tài liệu thiết thực trong việc đưa Dân ca Mông vào hoạt động ngoại khóa cho HS trường PTDT Bán trú Tiểu Học Cốc Lầu, góp phần bảo tồn, phát huy một thể loại dân ca đặc sắc của dân tộc

Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo có ý nghĩa cho những nghiên cứu cùng hướng khác

7 Bố cục của luận văn

Trường PTDT Bán trú Tiểu Học Cốc Lầu (xin được gọi tắt là trường Tiểu

Trang 17

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ MANG TÍNH LÝ LUẬN VỀ VIỆC ĐƯA DÂN CA MÔNG VÀO HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA CỦA TRƯỜNG

TIỂU HỌC CỐC LẦU

Trong chương này, tôi sẽ làm rõ một số nội dung chính như: Giải thích

các khái niệm, thuật ngữ là những công cụ trong quá trình nghiên cứu đề tài

như dân ca, hoạt động ngoại khóa và biện pháp, phương pháp; Làm rõ những đặc điểm và vai trò của dân ca Mông ở Lào Cai Qua đó góp phần làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản về lý luận đối với đề tài nghiên cứu Sau đây, xin đi vào

từng nội dung cụ thể

1.1 Giải thích khái niệm

Trong quá trình nghiên cứu đề tài, cần tiến hành giải thích khái niệm của một số từ, cụm từ chính liên quan mật thiết đến đề tài như: dân ca, dân ca Mông, HĐNK, biện pháp, phương pháp Chi tiết cụ thể sẽ được làm rõ ngay sau đây

1.1.1 Dân ca, dân ca Mông

1.1.1.1 Dân ca

Dân ca Việt Nam rất đa dạng và phong phú; dân ca mỗi một tộc người, mỗi địa phương trong nước lại mang những sắc thái khác nhau, nhưng nhìn chung khi nói đến dân ca, người ta nghĩ ngay đến đó là những bài hát bình dị trong nhân dân, gắn liền với đời sống lao động, giải trí và tâm linh của họ

Mỗi tác giả có những cách thức tiếp cận nghiên cứu, vì vậy để trả lời câu hỏi dân ca là gì? Đã có nhiều cách lý giải khác nhau

Trong cuốn Tìm hiểu dân ca Việt Nam, nhà nghiên cứu Phạm Phúc Minh

giải thích: “Dân ca là những bài hát cổ truyền do nhân dân sáng tác, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và được nhân dân ca hát theo phong tục tập quán của từng địa phương, từng dân tộc” [7; tr.11] Cách giải thích này đã cho chúng ta thấy được những đặc điểm cơ bản và chung nhất của dân ca

Trang 18

Tác giả lê Hồng Anh trong bài viết Khái quát chung về dân ca Việt Nam

nhận định: Dân ca Việt Nam là một thể loại âm nhạc cổ truyền qua việc truyền khấu, truyền ngón các bài dân ca, mỗi người diễn xướng có quyền ứng tác tự

do, góp phần sáng tạo của mình vào tác phẩm trong quá trình biểu diễn Do vậy

họ gần như là đồng tác giả với những người sáng tác mà người sáng tác đầu tiên không rõ là ai Theo đó dân ca là sản phẩm chung của cả cộng đồng, ai cũng góp phần sáng tạo và trình diễn

Đồng ý kiến như trên, theo GS.TS Trần Quang Hải thì cho rằng: “Dân

ca là những bài hát, khúc ca được sáng tác và lưu truyền trong dân gian mà không thuộc về riêng một tác giả nào Đầu tiên bài hát có thể do một người nghĩ

ra rồi truyền miệng qua nhiều người, từ đời này qua đời khác và được phổ biến

ở từng vùng, từng dân tộc Các bài dân ca được gọt giũa, sàng lọc qua nhiều

năm tháng bền vững cùng với thời gian” [3; tr.1] Cách giải thích khái niệm về

dân ca này cũng tương đương với cách giải thích ở trên, bao hàm cùng nội dung

và ý nghĩa tương tự

Theo Từ điển Tiếng Việt, khái niệm về dân ca (cụ thể là dân ca Việt Nam)

được cắt nghĩa: “Dân ca Việt Nam là một thể loại âm nhạc cổ truyền của Việt Nam Âm nhạc này có nhiều làn điệu từ khắp các miền cộng đồng người Do chính người dân lao động tự sáng tác theo tập quán, phong tục” [30, tr.45] Còn

các tác giả của Từ điển bách khoa thì định nghĩa về dân ca như sau: “Một loại

hình sáng tác dân gian mang tính chất tổng hợp bao gồm lời nhạc, động tác, điệu bộ kết hợp với nhau trong diễn xướng” [27; tr108] Cách giải thích này thì

đi vào những đặc điểm chi tiết mang tính chuyên môn về nghệ thuật

Có thể còn nhiều cách giải thích khái niệm dân ca, nhưng qua các trích dẫn trên, cho thấy các tác giả đều nhận định rằng, dân ca là những bài hát do nhân dân sáng tác, phương thức lưu truyền của dân ca là truyền khẩu (truyền miệng) và được hát theo phong tục tập quán của từng địa phương

Trên cơ sở các cách giải thích trên, có thể đưa ra khái niệm: Dân ca là

Trang 19

những bài hát do một hoặc nhóm người sáng tác Theo thời gian, các bài hát

đó được lan truyền trong cộng đồng, được hát theo phong tục tập quán của địa phương, được biến tấu để phù hợp với từng hoàn cảnh thực tế, dần dần được người dân biến thành của chung mà không còn nhớ tác giả ban đầu là ai Nói cách khác, dân ca là sản phẩm tinh thần của người dân, phục vụ và phản ánh cuộc sống hiện thực của người dân

Mỗi tộc người hay mỗi địa phương đều có những làn điệu dân ca mang đặc trưng cho riêng Nhưng, nhìn chung, mỗi bài dân ca thường được hình thành

từ những điều kiện chủ yếu như: phong tục tập quán, sinh hoạt đời thường, sinh hoạt nghi lễ, lao động sản xuất, giao duyên, …của cộng đồng dân cư đó

1.1.1.2 Dân ca Mông

Dân ca Mông là một thể loại nhạc hát, nằm trong kho tàng dân ca Việt Nam nói chung Dân ca Mông được cộng đồng dân cư sử dụng theo phong tục tập quán và được lưu truyền từ đời này qua đời khác qua phương thức truyền khẩu bằng ngôn ngữ chính của họ Dựa vào các khái niệm chung của dân ca như đã trình bày ở trên, có thể đưa ra khái niệm về dân ca Mông như sau:

Dân ca Mông là những bài hát do tộc người Mông tự sáng tác và lưu truyền trong dân gian mà không rõ tác giả cụ thể Những bài hát đó được các cộng đồng người Mông sử dụng linh hoạt theo những phong tục tập quán địa phương và được lưu truyền từ đời này sang đời khác thông qua phương thức truyền khẩu

Những bài hát này có phần lời ca, âm nhạc và cả nghệ thuật diễn xướng thường phản ánh hiện thực cuộc sống lao động, tình yêu đôi lứa, hát giao duyên, tình yêu dành cho Đảng và Bác Hồ với giai điệu mộc mạc, bình dị, Dân ca trước hết tự nó phải là một tác phẩm hoàn chỉnh và độc lập, thể hiện đầy đủ những đặc điểm của một tác phẩm văn học Từ đó thể hiện mối quan hệ giữa văn hóa và văn học thông qua lời ca tiếng hát trong dân ca Mông

Dân ca Mông phản ảnh đa dạng các khía cạnh trong đời sống văn hoá

Trang 20

của người Mông Theo tác giả Nguyễn Thị Thanh Thảo trong bài Bước đầu tìm hiểu âm nhạc Mèo đã tổng quát về dân ca Mông có các loại với 5 mảng đề tài chính: tiếng hát tình yêu, (gầu plềnh), tiếng hát cưới xin (gầu xống), tiếng hát làm dâu (gầu ua nhéng), tiếng hát mồ côi (gầu tú giua) và tiếng hát cúng

ma (gầu tuối) [38, tr.64-69] Có thể nói, ngoài những bài dân ca được hát để

đáp ứng nhu cầu giải trí sau một ngày mệt nhọc, nhu cầu giao lưu, học hỏi, cuộc sống thường ngày, còn có những bài gắn với tín ngưỡng tâm linh của tộc người Mông

1.1.2 Hoạt động ngoại khóa

Trong cuốn Từ điển Tiếng Việt giải thích khái niệm về ngoại khóa như

sau: “Môn học hoặc hoạt động giáo dục ngoài giờ, ngoài chương trình chính thức (nói khái quát); phân biệt với nội khóa” [30; tr.661] Cách giải thích này cho thấy, HĐNK là hoạt động giáo dục ngoài chương trình chính khoá, được nhà trường lên kế hoạch, tổ chức và quản lý Trong hệ thống giáo dục ở nước

ta, HĐNK trong các trường học thường được diễn ra liên tục hàng năm theo quy định cũng như đặc điểm riêng của từng trường

Như vậy, HĐNK có thể hiểu, đó là: các hoạt động mang tính giáo dục nằm ngoài chương trình học tập chính khóa Loại hoạt động này thường mang tính tự nguyện, tự giác hơn là bắt buộc, không bắt buộc phải theo khuôn khổ học tập như chương trình chính khoá, mà hướng tới sự trải nghiệm thực tế và vận dụng sáng tạo, vừa đạt được tính vui chơi, giải trí của HS Mặc dù vậy, các HĐNK cũng phải được các GV, người phụ trách xây dựng các chương trình hoạt động trong kỳ học, năm học thông qua sự chỉ đạo và quản lý của nhà trường

Các HĐNK trong nhà trường phổ thông nói chung thường là các hoạt động như: văn hóa, nghệ thuật, thể thao, dã ngoại, khám phá, … Trong nhà trường, hoạt động âm nhạc ngoại khóa phần lớn là những hình thức sinh hoạt tập thể lành mạnh, tạo không khí vui tươi phấn khởi

Trang 21

Với các HĐNK, âm nhạc thường là các hoạt động như: biểu diễn âm nhạc; xem biểu diễn âm nhạc; câu lạc bộ âm nhạc; gặp gỡ nghệ nhân, nghệ sĩ; nghe nói chuyện về âm nhạc; tham gia các trò chơi âm nhạc; tìm hiểu về âm nhạc Nhìn chung, thông qua các HĐNK, HS có cơ hội củng cố kiến thức, kĩ năng âm nhạc đã học trong chương trình chính khoá, cũng là môi trường thuận lợi để phát huy và bộc lộ khả năng âm nhạc

Phó Đức Hòa trong sách Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục tiểu học có viết “Phương pháp là cách thức, là con đường của tổ hợp các hoạt động nhằm đạt mục đích đề ra Khái niệm phương pháp nhằm chỉ ra cách tiếp cận vấn đề [9, tr.30]

Theo Bách khoa toàn thư mở, phương pháp dạy học được cắt nghĩa như sau: “Phương pháp dạy học là những cách thức làm việc giữa thầy giáo và học sinh, nhờ đó HS nắm vững được những kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo, hình thành được thế giới quan và năng lực” [51]

Còn tác giả Nguyễn Văn Hộ trong cuốn Lí luận dạy học đã nêu ý kiến về

phương pháp dạy học: “là các con đường, là cách thức vận động của nội dung dạy học phù hợp với quy luật phát triển tâm lí, sinh lí và trình độ nhận thức của người học, là các biện pháp tổ chức hợp tác giữa giáo viên và HS nhằm giúp cho HS chiếm lĩnh được nội dung dạy học một cách vững chắc” [11; tr.14]

Theo tác giả Nguyễn Dục Quang (2007) trong cuốn Hoạt động ngoài giờ

Trang 22

lên lớp, là phương pháp là cụm danh từ có hai cách biểu diễn như sau:

1- Cách thức nghiên cứu, nhìn nhận các hiện tượng tự nhiên và đời sống xã hội Ví dụ: PP biện chứng, nhìn nhận các hiện tượng tự nhiên

và đời sống xã hội Ví dụ như: Phương pháp biện chứng, phương pháp thực nghiệm 2- hệ thống các cách sủ dụng để tiến hành một hoạt động nào đó Ví dụ: Phương pháp học tập là việc có phương việc

có phương pháp [31, tr.87]

Cách giải thích này xem phương pháp là hệ thống các cách thức sử dụng

để tiến hành một hoạt động nào đó

Trong cuốn sách “Đổi mới phương pháp dạy học ở trường Tiểu học”, tác giả Trần Kiều viết: Phương pháp là cách thức, là con đường của tổ hợp các hoạt động nhằm đạt mục đích để ra Khái niệm phương pháp nhằm chỉ ra cách tiếp cận vấn để [14; tr.30] Cụm từ phương pháp ở đây cũng được hiểu là cách thức,

là con đường của tổ hợp các hoạt động để tiến hành một nhiệm vụ, công việc hay vấn để nào đó

Qua các khái niệm trên, có thể giải thích khái niệm về phương pháp như

sau: phương pháp là con đường để đạt tới mục tiêu trong một hoạt động, là một

hệ thống được sắp xếp có trình tự nhất định trong cách tiến hành hoạt động đó 1.1.3.2 Phương pháp dạy học hát Dân ca

Căn cứ vào các khái niệm như dân ca, phương pháp,… đã giải thích ở

trên, có thể giải thích: Dạy học hát dân ca là một quá trình dạy học tương ứng như việc dạy học các môn học khác, đó là con đường, cách thức chuyển tải các bài dân ca từ người dạy đến đối tượng là người học

Dạy học hát dân ca tùy theo từng trường hợp, môi trường, không gian cụ thể mà người dạy học có thể sử dụng một phương pháp hoặc kết hợp các phương pháp cho phù hợp

1.1.3.3 Biện pháp

Trong cuốn Lý luận giáo dục, tác giả Phạm Viết Vượng viết: "Biện pháp

Trang 23

là cách làm, cách hành động, đối phó để đi tới một mục đích nhất định" [43, tr.66] Cách giải thích này ngắn gọn, có đối tượng cụ thể và cách hành động để hướng tới đối tượng cụ thể đó

Với cuốn Từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê (chủ biên), khái niệm biện

pháp được giải thích như sau: “Biện pháp là cách làm, cách giải quyết một vấn

đề cụ thể" [30, tr.64] Cách giải thích này cũng có nét tương đồng với cách giải thích phía trên, nghĩa là cũng chỉ một cách làm hay cách giải quyết cụ thể một vấn đề

Theo Từ điển Bách Khoa (2005), biện pháp được hiểu là “cách xử liệu

đối với một việc gì” Ví dụ: Dùng biện pháp ôn hòa, hay biện pháp an ninh, biện pháp phòng vệ” [27, tr.45] Từ biện pháp ở đây cũng cũng có nghĩa là cách thức để xử lý, thực hiện một vấn đề hay một công việc nào đó

Tôi đồng tình với cách giải thích của các từ điển nêu trên Như vậy, biện pháp có thể hiểu, đó là cách xử lý, cách thực hiện một vấn đề hay một công việc nào đó nhằm đạt được mục đích đề ra

Ngoài ra, cũng cần phân biệt khái niệm biện pháp với khái niệm phương pháp Điểm giống nhau của hai khái niệm này là đều nói về cách làm, cách tiến hành một công việc, một vấn đề nào đó, tuy nhiên giữa chúng cũng có những điểm khác biệt, như: biện pháp nhấn mạnh đến cách làm, cách hành động cụ thể, còn phương pháp thì chú trọng đến trình tự các bước có quan hệ với nhau (tạo nên một hệ thống) để tiến hành một công việc, một nhiệm vụ có mục đích

cụ thể

1.2 Đặc điểm của dân ca Mông

Nội dung mục này sẽ làm rõ những vấn đề như: khái quát về người Mông

ở Bắc Hà, Lào Cai; hệ thống hoá một số đặc điểm về thể loại/làn điệu, âm nhạc, lời ca của dân ca Mông, cũng như vai trò của dân ca Mông Đây chính là những

cơ sở căn bản hướng tới mục tiêu đưa dân ca vào HĐNK

Trang 24

1.2.1 Vài nét khái quát về người Mông ở Bắc Hà, Lào Cai

Người Mông thuộc nhóm các dân tộc thiểu số ở Việt Nam Lào Cai là một tỉnh có tỷ lệ người Mông sinh sống cao, và phần đông tập trung ở huyện Bắc Hà Người Mông chủ yếu sống trên các triền núi cao và mưu sinh bằng nghề trồng trọt, với hai hình thức canh tác chính là làm nương rẫy và trồng lúa nước Do ngụ cư ở những địa hình đồi núi cao, họ biến be bờ, bồi đắp các bờ ruộng, bờ thửa quanh các sườn núi, sườn đồi thành những thửa ruộng bậc thang

để trồng lúa nước

Người Mông ở Lào Cai thường có tập quán cư trú tập trung, ít khi sinh sống xen kẽ với các dân tộc khác Nhà của họ thường được được làm bằng đất trình tường cheo leo trên các triền núi Có thể do người Mông có tập tục sinh sống trên các triền núi cao, khí hậu lạnh với sương muối, nên nhà ở của họ thường thấp và nhỏ để tạo nên sự ấm áp vào mùa đông và mát mẻ vào mùa hè Trong quan niệm về thế giới, người Mông cho rằng mọi vật đều có linh hồn Vì vậy, trong ngôi nhà cũng có thần cửa, thần bếp, ma nhà, ma xó, ma gà, …

Theo các nhà nghiên cứu văn hoá, dựa trên đặc điểm trang phục, người Mông ở Việt Nam được chia thành 4 nhóm: Mông Trắng, Mông Đen, Mông Xanh và Mông Hoa Theo kết quả điều tra thu thập thông tin về tình trạng kinh

tế xã hội của 54 dân tộc thiểu số năm 2020 của Ủy ban Dân tộc Việt Nam - Tổng cục Thống kê thì số lượng người Mông ở Bắc Hà có 31.297 Ngôn ngữ của họ thuộc hệ Mông - Dao Họ sinh sống tập trung chủ yếu ở các xã như: Tả Van Chư, Tả Củ Tỷ, Cốc Lầu, Bản Phố, Thải Giàng Phố…

Dân tộc Mông có một kho tàng văn học nghệ thuật dân gian khá phong phú bao gồm: truyện cổ tích, truyện thơ, tục ngữ, câu đố, dân ca, thần thoại, … Chúng phản ánh thế giới quan, nhân sinh quan và cuộc sống lao động, đấu tranh của người Mông với thiên nhiên khắc nghiệt Nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian của người Mông để lại có giá trị cao Có thể nêu một vài nét chính như sau: truyện dân gian của người Mông thường chỉ ra các mặt trái xã

Trang 25

hội, bênh vực lẽ phải và hướng tới tính giáo dục và nhân văn cao; các câu tục ngữ và câu đố lại thể hiện đa dạng các mối quan hệ xã hội giữa người với người

và giữa con người với thiên nhiên; còn các bài dân ca Mông phản ánh mọi mặt của đời sống người Mông, là bộ phận tiêu biểu trong văn hóa dân tộc Mông,

chứa đựng nhiều giá trị nghệ thuật đặc sắc và đầy tính nhân văn

1.2.2 Đặc điểm về thể loại/ làn điệu

Dân ca Mông khá đa dạng về thể loại, gắn bó khăng khít với cuộc sống thường nhật của họ và được coi như một món ăn tinh thần của cộng đồng Mông Qua quá trình tìm hiểu về các thể loại của dân ca Mông trong một số tài liệu

chính như: Tuyển tập dân ca Mông, Những Đỉnh Núi Du Ca,… có thể phân

chia dân ca Mông theo 2 thể loại chính: dân ca trong sinh hoạt và dân ca dùng trong nghi lễ Sau đây là nội dung chi tiết:

1.2.2.1 Dân ca trong sinh hoạt đời thường

Dân ca trong sinh hoạt của người Mông được thể hiện qua nhiều hình thức khác nhau Có thể sơ lược những nét chính:

* Hát ru

Hát ru là một loại hình dân ca đã có từ lâu đời, phổ biến ở nhiều vùng, nhiều tộc người trên khắp mọi miền đất nước, trong đó người Mông ở Bắc Hà nói riêng cũng có những làn điệu hát ru riêng của mình

Trẻ em người Mông ngay từ lúc mới sinh ra đã được tắm mình trong môi trường văn hóa cộng đồng làng bản, với những làn điệu dân ca phản ánh đời sống, sinh hoạt hàng ngày với những mơ ước bình dị, hoà quyện cuộc sống con người với cảnh vật tự nhiên rừng núi, sông suối Chẳng hạn, khi hát ru, người

mẹ thường đưa vào lời ca những hình ảnh của thiên nhiên với sự đa dạng và phong phú Những hình ảnh đó luôn gắn bó với đời sống của người Mông như: Trập trùng ngoài xa đêm đêm nghe tiếng rừng vọng nơi đây hay: Mẹ sẽ hái nhành hoa thắm về cho con, nhớ đừng có khóc/ Sẽ tới rừng xa lấy những quả chín thơm Khi hát ru, người mẹ vừa như trò chuyện, bảo ban con, làm khơi gợi

Trang 26

sự tò mò của đứa trẻ: Chim về ngàn yêu thương/ Con ơi ngoan con ngủ hỡi con/

Ơi con ngủ ngàn lời yêu thương với đời con [28, tr.75]

Người Mông thường hát ru khi trẻ buồn ngủ, vì vậy, cả khi đi rẫy phát nương, họ vẫn địu em bé trên lưng để ru ngủ Ru em bé ngủ trong không gian lao động phát rẫy làm nương là hình ảnh đẹp của tộc người Mông Tiếng hát ru của người mẹ, người chị cất lên giữa không gian lao động, đã vỗ về giấc ngủ của bé với những nội dung dỗ dành, nựng nịu: Ơ! Em ơi ngủ! Em chị ngủ ngon/

Em chị chóng ngoan đừng khóc! Mẹ mua nhiều quà A ru hỡi mẹ mua thật nhiều xôi [29, tr.97]

Nhìn chung, khi hát ru họ có thể thay đổi những nội dung khác nhau, nhưng chủ yếu vẫn là những lời ca dỗ dành em bé, cùng với đó là nội dung về không gian lao động nương rẫy thân quen của họ

* Hát giao duyên

Hát giao duyên (còn gọi là hát ngâm) là thể loại được sử dụng nhiều trong dân ca Mông Họ hát để giao lưu tình cảm, tìm hiểu hay tỏ tình với nhau Các điệu hát giao duyên của người Mông khá phong phú về nội dung, từ những lời hứa hẹn, tâm sự, nhớ nhung, trách móc, tương tư, đến những cảm xúc buồn chán, than thở về mối tình éo le, trắc trở,

Người Mông có thể hát giao duyên trong nhiều không gian và thời gian khác nhau, không chỉ ở những ngày lễ hội, những ngày chợ phiên - nơi tụ hội

để trai gái có cơ hội gặp nhau, mà cả ở những không gian lao động nương rẫy

họ cũng hát giao duyên để tỏ tình Qua lời ca, tiếng hát mà nhiều đôi trai gái đã bộc lộ được tình cảm của mình và nên vợ, thành chồng

Xưa, trai gái Mông thường tự ứng tác tại chỗ để hát giao duyên, hoặc họ vận dụng lời ca theo nội dung, chủ đề của cuộc đối đáp Nhiều câu hát có tính

ví von vẫn còn được lưu truyền cho đến ngày nay, chẳng hạn: “Bàn tay có ngón dài ngón ngắn, em sợ chúng ta chẳng xứng đôi, không lấy được nhau”; hoặc trêu ghẹo nhau: “Anh ơi, anh ơi, em xin anh ít vải đỏ và vải vàng để đem về

Trang 27

ra, họ cũng có thể hát lên những lời than trách sự bất công trong tình yêu, hay

sự phụ bạc và nỗi đau khổ phải chịu sự ly biệt, chia lìa…

Qua hát giao duyên, có thể hiểu về tình yêu chân chính và lòng chung thủy của trai gái Mông cùng với ước mơ hạnh phúc gia đình giản dị của họ Đó cũng là những điều thiết thực mà người Mông mong ước đạt được

Ngày nay, hát giao duyên của người Mông không còn được duy trì thường xuyên, họ thường chỉ hát vào những dịp lễ tết hay hội hè do chính quyền làng xã tổ chức nhằm gìn giữ nét văn hoá truyền thống Có lẽ cũng vì vậy, các cuộc hát giao duyên dần trở thành những tiết mục trình diễn, mà không mang được ý nghĩa của hát giao duyên truyền thống trước đây

1.2.2.2 Dân ca trong nghi lễ

Dân ca trong nghi lễ của người Mông cũng rất phong phú, đa dạng về hình thức như: hát trong đám cưới, hát đố, hát kể, hát cầu mong, hát tiễn đưa hồn Sau đây là những nét chính trong dân ca nghi lễ người Mông:

* Hát trong đám cưới

Hát trong đám cưới của người Mông phổ biến loại hát đối đáp, mà người thể hiện thường là ông mối của nhà trai, với các chặng như: “hát mở đầu, hát lên đường, hát mời rượu - mời thuốc, hát mở ca, hát giấu chìa khóa, hát giải đố, hát giao lễ vật, hát đôi ” [32, tr.77]

Loại hát này thể hiện sự khiêm nhường trong đối nhân xử thế của nhà trai và nhà gái Khi hát Mở đầu, ông mối hát đại diện cho nhà trai, ngợi khen nhà gái rằng: “Đường đạo có nhiều, đuờng đi có không ít/ Mọi con đường bố

mẹ nàng dâu đều thông hiểu/ Bố mẹ nàng dâu mở hội hôn/ Khéo đặt bàn, đặt

Trang 28

bàn thịt thành bàn cưới/ Khéo miệng nhờ, nhờ được người mời rượu tốt ” [32, tr.85] Ông mối cũng khiêm tốn khi hát về nhà trai: “Đường đạo có nhiều, chàng

rể mở hội hôn/ Không khéo đặt bàn, đặt bàn thịt không thành bàn cưới/ Không khéo miệng nhờ, không nhờ được người mời rượu tốt ” [32, tr.97] Khi hát

Mời rượu, nhà gái cũng khiêm nhường: “Bố mẹ nàng dâu mở hội hôn/ Đôi tay

không khéo nấu, nấu không được vò rượu thơm/ Bây giờ mời toàn thể hội hôn/ Mời đoàn đón dâu của nhà trai ngồi vào bàn cuới/ Cùng nâng chén rượu giải khát” [32, tr.102]

Hát đố - giải ở nghi lễ đám cưới cũng là một nét văn hóa đặc sắc trong

phong tục của người Mông Ông mối của nhà trai hát rằng:

Tôi cùng đoàn đón dâu đến nhà bố mẹ nàng dâu/ Tôi biết chiếc chìa khóa đồng của bố mẹ nàng dâu có từ mâm cỗ cưới/ Tôi cùng đoàn đón dâu đến nhà bố

mẹ nàng dâu/ Tôi biết chiếc chia khóa sắt của bố mẹ nàng dâu rơi từ bàn cưới xuống/ Mới nhờ ông đại diện nhà nhà gái xin với bố mẹ nàng dâu/ Bố mẹ nàng dâu mới đưa chìa khóa cho ông đại diện nhà gái/ Ông đại diện nhà gái mới mở giúp cánh cửa/ Đoàn đón dâu mới bước qua cửa vào nhà [32, tr 115]

Có thể nói, hát trong đám cưới của người Mông là thực tế được được thể hiện một cách giản dị, mộc mạc, đơn sơ nhưng rất đỗi chân tình của cả nhà trai

Trang 29

thật tay/ Tôi sẽ theo chân họ nhà tôi, tôi đi Lúc ấy tôi sẽ vỗ tay nhảy/ Vui mừng như người đi làm ăn” [39, tr.88]

Bên cạnh nội dung trách móc, tủi hờn, giai điệu trong Hát làm dâu khá

buồn và ảm đạm Điều đó đã thể hiện những uất ức về thân phận những người làm dâu trong cộng đồng người Mông Họ thường cất lên lời ca ai oán, não nề

để làm vơi đi những khổ cực, buồn tủi và uất ức trong lòng Ngày nay, phụ nữ Mông tuy vẫn là người lao động chính trong gia đình, nhưng họ được sống bình đẳng hơn, vì thể Hát làm dâu cũng dần ít đi trong đời sống

Trong những đám cưới, bà mối còn hát kể để trao đổi với bên nhà gái,

về sự khiêm tốn giữa nhà trai và nhà gái, đồng thời khéo léo bàn bạc về việc mang lễ vật và cách thức tổ chức lễ cưới cho hai vợ chồng Khi hát, người làm mối có thể kể cả hành trình trên đường đi tới nhà gái: “Hy dống lý củ lơ dâu ư tầu xi tơu tồ chou cha tề tu Mu pa lời to chi po tấu đá đơu nhớ ly dung tu” (Tạm dịch: Tôi xuống hết dốc đến đường bằng, trông xung quanh không thấy

gì chi thẩy con diều hâu đang bay lượn trên lưng trời ) [29, tr.63]; kể tiếp bao nỗi gian nan vất và dọc đường: “Hò i Ni chưa dưa sáng ca làng pù xung chẩu

pư ca cu Hò i Cha nê sủa phảng lô chơ mủa phàng ư nha ú chùa nu kế lề can trồ củ nà củ chứ nê trê chùy lê tô ca ta tùa khô chuồn nỷ” (Tạm dịch: Hai tôi hỏi dâu mà không có gì cả Chỉ có gậy chống chín ngày đường ) [29, tr.64]

Nhìn chung, Hát kể là một bộ phận quan trọng đến nay vẫn được duy trì trong đời sống văn hoá của người Mông Nhờ hình thức hát này, các cuộc nói chuyện sẽ dễ dàng có được sự tự nhiên, không gượng ép và thông cảm, hiểu nhau hơn Cũng tuỳ thuộc từng hoạt cảnh, người hát kể sẽ khéo léo vận dụng ngôn ngữ sao cho câu hát có biểu cảm được nội dung cần truyền đạt trung thực

và có ý nghĩa nhất

* Hát cầu mong (tùa như)

Cầu mong là một trong những thể loại hát tín ngưỡng của người Mông Hát cầu mong thường diễn ra khi người Mông tiến hành làm “đám ma khô” cho

Trang 30

người thân [34, tr.83] Họ tin rằng phải làm “đám ma khô” thì người chết mới đến được với tổ tiên, mới được siêu thoát

Lễ đám ma khô sẽ được làm sau khi chôn cất người chết 12 ngày Nếu gia đình nào không có điều kiện sẽ phải xin khất để tránh bị ma về quấy nhiễu Trong lễ họ sẽ phải tẩy uế nhà cửa Trước khi quét nhà, họ thường hát cầu mong

để cầu cho từ lúc đó về sau không còn xảy ra những chuyện chết chóc, tai ương Khi hát, họ sẽ vứt vài hột ngô, đỗ tương hoặc tam giác mạch để tượng trưng cho hành động hủy bỏ những điều xấu, những điều không may cho gia đình Chẳng hạn: “Ơ… nay tôi mang rượu mang cơm tới đây Mang rượu mang cơm tới đây cầu mong gia đình luôn bình an” [34, tr.58]

* Hát tiễn đưa hồn (Hu xa nstuj plig)

Thuận theo quy luật của tự nhiên, người Mông quan niệm rằng, khi con người chết đi, nghĩa là họ từ bỏ trần gian để về với tổ tiên Trong nghi lễ này, thầy cúng vừa làm lễ, vừa hát gọi hồn (Hu gàu - Hu Ply) “Khi có người chết phải mời người đọc “khúa kê” (chỉ đường)” [39, tr.120] Lúc đó thầy cúng vừa hát vừa rót rượu và tung ống trúc, nếu hai mảnh trúc vẫn dính vào nhau, nghĩa

là lời cầu xin đã được ưng thuận, nếu tách rời nhau ra nghĩa là người chết chưa ưng Người Mông tin rằng, người chết nếu được siêu thoát sẽ không trở về quấy nhiễu người sống Ngoài ra, người Mông còn làm nghi lễ cho ma khô để cho người chết dễ siêu thoát, linh hồn sẽ về ở thế giới bên kia, đồng thời thể hiện tình cảm và đạo hiếu của con cháu đối với cha mẹ, ông bà Đó cũng là cách giáo dục cho con cháu biết sống có đạo đức, đạo hiếu - là đức tính luôn được củng cố trong cộng đồng người Mông

Người Mông thực hiện trao truyền văn hoá từ đời này sang đời khác thông qua những người nam giới từng một thời có năng khiếu hát, “họ trao đổi cách đánh trống, trao đổi các bài khèn, truyền dạy đọc bài cúng, đọc “khúa khê”

- bài hát chỉ đường cho người chết” [39, tr.111] Đó cũng chính là môi trường sinh hoạt văn hóa tinh thần của của cộng đồng người Mông

Trang 31

Dân ca dân tộc Mông rất muôn màu và đa sắc thái, mang đến cho người nghe những cảm nhận đặc biệt về thanh âm, luyến láy cùng nội dung phong phú Mỗi lời hát cất lên gửi gắm trong đó bao xúc cảm, tâm tình, là tiếng lòng của người hát thể hiện qua câu chữ kết hợp với âm điệu

Những làn điệu dân ca của dân tộc Mông từ xưa đến nay vẫn luôn là chất liệu nền quý giá, là nguồn cảm hứng vô tận để các nghệ sĩ sáng tác mang âm hưởng dân gian dân tộc Nhất là những âm điệu trong trẻo, cao vút đặc trưng vùng cao như mây ngàn, gió núi của dân ca Mông được khai thác triệt để và kết hợp nhuần nhuyễn cùng âm nhạc hiện đại, ca từ chọn lọc mang đến những nguồn sáng mới có sức lan tỏa mạnh mẽ, được công chúng đón nhận Dân ca nhờ đó được thể hiện theo cách mới, giàu cảm xúc, hướng đến thị hiếu nghệ thuật hiện đại của người nghe và giúp những làn điệu dân tộc ấy còn mãi với thời gian

1.2.3 Đặc điểm về âm nhạc

Đồng bào Mông có một kho tàng dân ca vô cùng phong phú và cũng là đời sống sinh hoạt tinh thần không thể thiếu Khi phân tích các bài dân ca Mông được lựa chọn, chúng tôi nhận thấy phần âm nhạc của chúng có một số đặc điểm đáng lưu ý như sau:

1.2.3.1 Thang âm điệu thức

Thang âm - điệu thức là hai trong những yếu tố quan trọng để xây dựng

giai điệu âm nhạc Cuốn Lý thuyết âm nhạc cơ bản đưa ra khái niệm về điệu

thức là “Hệ thống các mối tương quan giữa âm ổn định và không ổn định được gọi là điệu thức Điệu thức là cơ sở tổ chức mối tương quan cao độ của các âm thanh trong âm nhạc” [6, tr.95] Tôi đồng tình với khái niệm trên và giải thích thêm theo hướng đề tài nghiên cứu này: Thang âm là tập hợp các bậc trong một bản nhạc theo thứ tự từ thấp lên cao, còn điệu thức là mối tương quan giữa các bậc trong thang âm đó

Trang 32

Qua phân tích 11 bài được lựa chọn, tôi nhận thấy dân ca Mông chủ yếu được hình thành trên thang 4 âm và 5 âm, trong đó có 3 bài được hình thành trên thang 4 âm và 8 bài là thang 5 âm, cụ thể là:

Các bài được hình thành trên thang 4 âm: Mi Tub ơi với các âm: C - D -

E - G, gần với âm hưởng điệu thức Đô Huỳnh: C - D - E - G - A (thiếu âm A),

biểu hiện tính chất sáng và khoẻ khoắn; Quê hương em, Mong ước, gần với âm

hưởng của điệu Rê Nam: D - F - G - A - C (thiếu âm C), biểu hiện tính chất mềm mại, trữ tình [Xin xem chi tiết bản nhạc ở PL 7, tr 100, 101]

Các bài được hình thành trên thang 5 âm: Bình minh trên đỉnh núi, Nhớ

em Mái, Dừng chân với các âm: D - F - G - A - C (tương ứng với điệu Rê Nam trong âm nhạc cổ truyền dân tộc), biểu hiện tính chất mềm mại, trữ tình; Lệ lệ

tù lề lệ với các âm: D - E - G - A - B (tương ứng với điệu Rê Bắc trong âm nhạc

cổ truyền dân tộc); Ru con (dân ca Mông trắng) hình thành trên thang 5 âm: G

- Bb - C - D - F (tương ứng với điệu Son Nam trong âm nhạc cổ truyền dân

tộc), biểu hiện sự mềm mại, trữ tình; Ru con (dân ca Mông hoa); Đừng yêu nhau (dân ca Mông trắng) với các âm: G - A - B - D - E (tương ứng với điệu

Son Huỳnh trong âm nhạc cổ truyền dân tộc), biểu hiện tính chất cứng cáp,

sáng sủa; Dừng chân (dân ca Mông sua) và Chính phủ về có các âm: D - E - G

- A - C (tương ứng với điệu Rê Thương có ghi trong nhạc lý Trung Hoa) [Xin xem chi tiết bản nhạc ở PL 7, tr.99]

1.2.3.2 Tiến hành giai điệu

Theo tác giả Phạm Lê Hòa có viết:

Giai điệu là sự trình bày một ý nhạc được sắp xếp trong một bè Giai điệu hầu như bao giờ cũng được dùng để diễn đạt một nội dung cơ bản của tác phẩm Những khía cạnh quan trọng nhất của giai điệu là mối tương quan cao, thấp, dài, ngắn của âm thanh quãng cũng như cả mối tương quan về hòa âm điệu tính [8, tr.11]

Trang 33

Khi phân tích các bài dân ca Mông được lựa chọn, tôi nhận thấy, tuyến giai điệu của các bài dân ca, ngoài các quãng hẹp bình ổn (quãng 2, 3), còn thường thấy các quãng rộng (quãng 4, 5, 7, 8 ) theo cả hướng đi lên và đi xuống Ngoài ra, dân ca Mông cũng sử dụng nhiều âm tô điểm và luyến để tạo

sự mềm mại cho giai điệu Những âm tô điểm và luyến kết hợp với những quãng nhảy xa (quãng 4, 5, 7, 8) đã góp phần làm lên đặc điểm nét giai điệu của dân

có nốt dựa dài

Trang 34

Ví dụ 1.2:

Mong ước (trích)

1.2.3.3 Tiết tấu

Gắn liền với giai điệu là tiết tấu Cuốn lý thuyết âm nhạc cơ bản đưa ra

khái niệm: “tiết tấu là tương quan trường độ của các âm thanh nối tiếp nhau [15;36] Khi liên kết với nhau theo một trình tự nhất định, trường độ của các

âm thanh tạo ra những nhóm tiết tấu (hình tiết tấu) mà những hình tiết tấu đó hình thành đường nét tiết tấu chung của toàn tác phẩm” [21, tr.36-37]

Qua các bản nhạc bài dân ca Mông được phân tích cho thấy, sự tương quan trường độ phổ biến nhất trong âm nhạc Mông chủ yếu là móc đơn, đen và trắng Những sự tương quan này gặp ở hầu khắp các bài dân ca Mông Kết quả phân tích không cho thấy bài nào tồn tại những âm hình tiết tấu có tính trì tục hoặc điển hình Hầu như, sự tương quan giữa các trường độ âm nhạc được biểu hiện rất phóng khoáng, tuỳ hứng Có lẽ chính vì điều này mà phần lớn các bài

có sự đan xen giữa loại nhịp 2 phách với loại nhịp 3 phách, cụ thể là trong 11 bài được lựa chọn thì có đến 8 bài có sự đan xen giữa các loại nhịp 2/4 với 3/4,

hoặc giữa 2/8 với 3/8 Đó là các bài: Bình minh trên đỉnh núi, Quê hương em, Mong ước, Nhớ em Mái, Chính phủ về, Dừng chân có sự đan xen giữa nhịp 2/4 với nhịp 3/4; còn bài Đừng yêu nhau thì đan xen giữa nhịp 2/8 với nhịp 3/8

Trang 35

Chúng tôi kế thừa một cách linh hoạt các giải thích trên khi áp dụng vào việc phân tích hình thức các bài dân ca, tuy nhiên sẽ có sự lưu ý về tính khác biệt của âm nhạc dân gian dân tộc với âm nhạc phương Tây Với cách tiếp cận như vậy, chúng tôi cho rằng, các bài dân ca Mông được lựa chọn trong đề tài này chủ ý có có cấu trúc hình thức ở dạng đoạn nhạc (10/11 bài) Cụ thể là:

Bài Mi Tub ơi có hình thức đoạn nhạc, chia làm 2 câu: câu 1 gồm 4 nhịp

(Bé có nghe em đi ngủ); câu 2 gồm 4 nhịp (Chớ khóc thêm mau đi ngủ)

Trang 36

Bài Bình minh trên đỉnh núi có hình thức đoạn nhạc, chia làm 4 câu: câu

1 gồm 7 nhịp (Sáng rồi kìa đàn cừu); câu 2 gồm 6 nhịp (Nắng bừng lên làn sương mờ); câu 3 gồm 7 nhịp (Sương lam mờ trên sườn núi); câu 4 gồm 7 nhịp (Kìa đàn cứu hết)

Bài Lệ lệ tù lề lệ có hình thức đoạn nhạc, chia làm 3 câu: câu 1 gồm 4

nhịp (Lệ lệ gái đẹp mới hay); câu 2 gồm 7 nhịp (Giờ đây lòng ta người đẹp thế); câu 3 gồm 4 nhịp (Tà cho tỏ hết)

Bài Ru con (dân ca Mông trắng) có hình thức đoạn nhạc, chia làm 3 câu

(không kể câu mở và câu kết): câu mở gồm 5 nhịp (Chim về ngàn); câu 1 gồm 7 nhịp (Ngàn yêu thương ngủ hỡi con); câu 2 gồm 6 nhịp (Ơi con ngủ với đời con); câu 3 gồm 6 nhịp (Chập trùng đường xa mẹ về khuya); câu kết gồm 7 nhịp (Ru hỡi ơi hết)

Bài Ru con (dân ca Mông hoa) có hình thức đoạn nhạc, chia làm 3 câu

(không kể câu mở): câu mở gồm 11 nhịp (Ơ ơ); câu 1 gồm 3 nhịp (Con ơi ngủ ngoan ơ ơ ); câu 2 gồm 4 nhịp (con mẹ chóng ngoan nhiều quà ơ ơ); câu

3 gồm 4 nhịp (A ru hời hết)

Bài Quê hương em (dân ca Mông trắng) có hình thức đoạn nhạc, chia

làm 5 câu (không kể câu mở và câu kết): câu mở gồm 4 nhịp (Này hỡi… xinh đẹp); câu 1 gồm 9 nhịp (Kìa núi rừng… về đây); câu 2 gồm 9 nhịp (Chỉ là rừng… muôn trùng xa); câu 3 gồm 8 nhịp (Này là quê nàng… nào bằng quê tôi); câu 4 gồm 15 nhịp (Qua ngàn núi… nàng xinh đẹp ơi); câu 5 gồm 14 nhịp (Quê nàng đây… tấm lụa màu thôi); câu kết gồm 5 nhịp (Này hỡi nàng… hết)

Bài Nhớ em Mái (dân ca Mông trắng) có hình thức 1 đoạn, chia làm 2

câu: câu 1 gồm 12 nhịp (A chiều…gọi em lưng đồi); câu 2 gồm 16 nhịp, (Vầng trăng lên… hết)

Bài Dừng chân (dân ca Mông sua) có hình thức đoạn nhạc, chia làm 3

câu: câu 1 gồm 7 nhịp (Từ đầu… xa vời); câu 2 gồm 7 nhịp (Bên lửa hồng…

Trang 37

không rời); câu 3 có nét nhạc giống câu 2 cũng gồm 7 nhịp (Bên lửa hồng… còn đây không mờ)

Bài Đừng yêu nhau (dân ca Mông trắng) có hình thức đoạn nhạc, chia

làm 2 câu: câu 1 gồm 8 nhịp (Này con bò mày quên mày… vì nên mòng long); câu 2 gồm 8 nhịp, (Kìa anh chàng chẳng nhớ… hết)

Bài Chính phủ về (dân ca Mông sua) có hình thức đoạn nhạc nhắc lại a -

a’ (khác nhau về lời ca):

- a gồm 2 câu: câu 1 mở gồm 7 nhịp (Kìa sương mai… về cùng nương bản); câu 2 gồm 4 nhịp, (Mừng vui chính phủ… ơi bạn ơi)

- a’ cũng gồm 2 câu: câu 1 gồm 7 nhịp (Rừng hoa ban nở… cùng chung lòng); câu 2 gồm 4 nhịp (Lời hoa ban nở… hết)

Bài Mong ước (dân ca Mông trắng) có hình thức 2 đoạn (tương đương

với 2 đoạn a - b trong âm nhạc phương Tây): đoạn a gồm 28 nhịp, không phân câu rõ rệt (Ơ người yêu a ơi…ơ người yêu ơi); đoạn b gồm 24 nhịp, không phân câu rõ rệt (Ơi người ơi…hết)

Như vậy, số lượng các câu trong dân ca Mông phụ thuộc vào lời ca ứng tác khi hát Vì vậy, khó có một khuôn khổ cố định, mà có thể hát dài, ngắn tùy thuộc vào tâm trạng, hoàn cảnh khi hát Đó là một trong những đặc điểm về âm nhạc của dân ca Mông

1.2.4 Đặc điểm về lời ca

1.2.4.1 Về nội dung, đề tài

Dân ca Mông thường phản ánh tình cảm cũng như các sắc thái trong cuộc

sống thường ngày Có thể thấy rõ những điều này qua các bài: Bình minh trên đỉnh núi ca ngợi cảnh đẹp của rừng núi quê hương với những đàn cừu chăn thả trên triền núi; Lệ lệ tù lề lệ là cảm xúc mộc mạc về một người con gái Mông xinh đẹp; Ru con (dân ca Mông trắng) hay Ru con (dân ca Mông hoa) đều là những lời ru con nồng nàn, giản dị của người mẹ; Mi Tub ơi lại là lời dỗ dành,

Trang 38

yêu thương qua tiếng ru em của người chị; Quê hương em thể hiện tình cảm

mộc mạc, chân thật của chàng trai đối với quê hương mình; …

Cũng có khi, đó là những tâm sự, bộc lộ nỗi niềm thương nhớ của mình

bằng những lời trách móc, hờn dỗi để thể hiện tình yêu thiết tha Họ thường ví

von, so sánh để nói lên tâm tư tình cảm của mình Chẳng hạn như các bài: Mong ước chính là nỗi niềm ước ao mộc mạc mà chân thật của chàng trai với cô gái

người yêu được cùng nhau lao động và vun đắp hạnh phúc đơn sơ của đôi lứa;

Nhớ em Mái là nỗi niềm nhớ thương của chàng trai gửi tới cô gái qua “tiếng sáo gọi em lưng đồi”; Dừng chân là nỗi niềm mong chờ, thương nhớ của chàng trai với người con gái yêu thương; Đừng yêu nhau có thể hiểu lời trách móc

nhẹ nhàng của cô gái với người yêu, được ví von với sự vô tình, ngờ nghệch của con bò

Dân ca của tộc người Mông cũng thể hiện những phong tục tập quán, những cách cảm nhận riêng của họ trong đời sống, mà ở đó chứa đựng những ước vọng cao cả Điều đó thể hiện tinh thần và ý chí vươn lên của họ, phản ánh

trung thực những tình cảm và ước mơ lành mạnh Chẳng hạn như bài: Đón dâu

thể hiện phong tục cưới hỏi của người Mông trắng;

Ngoài ra, có một số bài được các thành viên trong cộng đồng người Mông sáng tạo lời với nội dung về không khí kháng chiến, về công ơn đối với cách

mạng, với Đảng và Bác Hồ Bài Chính phủ về là một ví dụ của khía cạnh này

Bài hát thể hiện không khí tưng bừng, niềm hân hoan của người dân khi chính phủ cách mạng về với bản làng

1.2.4.2 Cách thể hiện lời ca

Lời ca trong dân ca Mông là những từ ngữ mộc mạc, bình dị trong cuộc sống thường ngày khi họ suy nghĩ, ứng xử hay chuyện trò với nhau Qua các bài dân ca cũng cho thấy, người Mông thường mượn những hình ảnh từ thiên nhiên như trăng, gió, mây, hoa lá, rừng núi, nước suối, những con vật quen thuộc,… để nói hộ lòng mình Chẳng hạn: “Con mẹ chóng ngoan đừng khóc,

Trang 39

mẹ mua nhiều quà, … mẹ mua thật nhiều xôi” (trích bài Ru con - dân ca Mông

hoa); “Kìa sương chiều vừa tan, bình minh vui nương ngàn, tiếng gà rộn vang,

chính phủ đã về cùng nương bản” (trích bài Chính phủ về - dân ca Mông sua);

hoặc “Mưa chiều dừng chân anh ơi, mưa tràn trên đỉnh đồi, hoa buồn vì mưa

rơi không cười” (trích bài Dừng chân - dân ca Mông sua);

Trong dân ca Mông cũng thường thấy có sử dụng nhiều âm vị để phụ hoạ thêm cho những từ đàm nhiệm nội dung chính trong bài Ví dụ:

- Âm vị: “a” có trong các bài: Bình minh trên đỉnh núi, Ru con (dân ca Mông trắng), Mong ước, Nhớ em Mái, …

- Âm vị “ơ” có trong các bài: Ru con (dân ca Mông hoa), Mong ước, …

Có thể thấy, sự thẳng thắn, bộc trực trong tính cách của người Mông được thể hiện trong chính lời ca của những bài dân ca Họ luôn coi trọng lòng chung thuỷ và chân thành, cùng với đó là sự lạc quan, yêu đời trong cuộc sống Điều đó có ý nghĩa giáo dục, hướng con người đến sự gắn kết, yêu thương, đùm bọc nhau, cùng đấu tranh để hướng tới đời sống ấm no, hạnh phúc

1.3 Vai trò của dân ca Mông đối với hoạt động ngoại khóa tại trường Tiểu Học Cốc Lầu

1.3.1 Khám phá nét đẹp văn hóa, âm nhạc truyền thống của địa phương

Cốc Lầu là một xã Vùng 3 của huyện Bắc Hà với 10 thôn bản nằm cách xa nhau, gồm có 6 dân tộc anh em sinh sống Tộc người Mông chủ yếu sinh sống ở các thôn như Làng mới, Nậm Lòn, Khe thượng, Cốc Lầu, Mèng Đeng Tộc người Mông tại xã Cốc Lầu có truyền thống văn hóa văn nghệ tương đối tốt, họ thường tổ chức các lễ hội như say sán, gầu tào vào các dịp

lễ lớn Trong lễ hội thường có những bài hát Dân ca, múa khèn, múa sênh tiền và các trò chơi Duy trì các lễ hội của người Mông cũng được chính quyền địa phương rất quan tâm và phát triển

Những bài dân ca Mông rất phong phú và đa dạng, tuy nhiên đề tài viết cho thiếu nhi còn hơi ít Thông qua các hình thức diễn xướng như đơn

Trang 40

ca, tốp ca Không gian diễn xướng thường ở sân chính của các lễ hội như bài

Mi tub ơi được các em HS biểu diễn trong chương trình khai mạc của lễ hội

Các bài hát phản ảnh lên cuộc sống đời thực của tộc người Mông như cái cối xay, cái địu lên nương, cái lá, cái suối, cây ngô, cây lúa… tất cả đều được đưa vào bài hát một cách chân thực

Việc dạy dân ca Mông không chỉ hướng đến bảo tồn và phát huy, mà còn có vai trò giáo dục HS hiểu hơn những nét đặc sắc về văn hóa dân gian Từ

đó, các em sẽ yêu quý và trân trọng những di sản văn hóa của quê hương mình

Thông qua dạy hát dân ca Mông, HS sẽ có cái nhìn khái quát về âm nhạc của tộc người Theo đó, dân ca Mông xuất hiện ở mọi thời điểm, mọi hoàn cảnh của cuộc sống Khi dạy một trích đoạn trong hát hát ru, GV có thể mở rộng bài giảng về tình cảm gia đình, tình yêu thương của Mẹ dành cho con, của chị dành cho em Thông qua bài giảng, HS sẽ lĩnh hội và cảm nhận được rõ nét hơn về truyền thống gia đình và yêu thương trân trọng gia đình hơn

Cũng thông qua các bài dân ca Mông về vẻ đẹp của thiên nhiên, con người trên quê hương mình, HS được tiếp nối tinh thần của cha ông trong việc đấu tranh chống kẻ thù, chinh phục thiên tai, hăng say với tình yêu lao động, tình yêu quê hương và hướng tới những điều tốt đẹp trong cuộc sống

1.3.2 Giáo dục tình yêu quê hương cho học sinh

Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều luôn có tình yêu sẵn có với đất nước, quê hương mình Trong đó, lòng yêu nước cũng như tinh thần đấu tranh bảo vệ đất nước, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là truyền thống luôn được mỗi thành viên trong cộng đồng gìn giữ và phát huy

Các hế hệ HS là những người có trách nhiệm tiếp nối truyền thống văn hoá của cha ông để lại Tuy nhiên, các em còn nhỏ tuổi, tâm hồn trong sáng, luôn có xu hướng tiếp thu tất cả những vấn đề văn hoá diễn ra xung quanh mình

Để các thế hệ HS nhận thức được tình yêu đối với quê hương mình, mỗi người lớn cần có trách nhiệm gạn lọc những tinh hoa văn hoá truyền thống truyền lại

Ngày đăng: 16/07/2024, 16:59

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đặng Thế Anh (2012), Nét đẹp văn hóa Lào Cai, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Lào Cai Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nét đẹp văn hóa Lào Cai
Tác giả: Đặng Thế Anh
Nhà XB: Nxb Văn hóa Dân tộc
Năm: 2012
2. Trương Thị Thùy Anh (2014), Nghiên cứu biểu tượng khèn trong dân ca H’Mông từ văn hóa đến văn học dân gian, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu biểu tượng khèn trong dân ca H’Mông từ văn hóa đến văn học dân gian
Tác giả: Trương Thị Thùy Anh
Năm: 2014
3. Phan Trần Bảng (2001), Phương pháp dạy học Âm nhạc trong nhà trường phổ thông, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học Âm nhạc trong nhà trường phổ thông
Tác giả: Phan Trần Bảng
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2001
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2003), Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 3,4,5, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 3,4,5
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2003
5. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Quyết định số 07/2007/QĐ- BGD & ĐT, ngày 02/04/2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 07/2007/QĐ- BGD "& ĐT
Tác giả: Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2007
6. Nguyễn Văn Cường (2012), Lý luận dạy học hiện đại, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận dạy học hiện đại
Tác giả: Nguyễn Văn Cường
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội
Năm: 2012
7. Sùng Y Dua (2019) Dạy học dân ca H’Mông tại trường Phổ thông dân tộc nội trú Trung học cơ sở B Mai Châu, Hòa Bình. Luận văn thạc sĩ Lý luận và phương pháp dạy học âm nhạc, trường ĐHSP nghệ thuật TW Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy học dân ca H’Mông tại trường Phổ thông dân tộc nội trú Trung học cơ sở B Mai Châu, Hòa Bình
8. Phó Đức Hòa (2009), Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục tiểu học, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục tiểu học
Tác giả: Phó Đức Hòa
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm
Năm: 2009
9. Phạm Lê Hòa (Chủ nhiệm. 2009), Đề án Hỗ trợ đưa dân ca vào trường Tiều học. Dự án Giáo dục tiểu học, Bộ Giáo dục và Đào tạo Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đề án Hỗ trợ đưa dân ca vào trường Tiều học
10. Phạm Lê Hòa (2012), Giáo trình phân tích tác phẩm Âm nhạc, Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật TW Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình phân tích tác phẩm Âm nhạ
Tác giả: Phạm Lê Hòa
Năm: 2012
11. Phạm Lê Hòa (2013), “Một số vấn đề của giáo dục Âm nhạc”, Tạp chí Giáo dục Nghệ thuật, Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật TW (số 9/2013) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề của giáo dục Âm nhạc”, "Tạp chí Giáo dục Nghệ thuật
Tác giả: Phạm Lê Hòa
Năm: 2013
12. Đặng Vũ Hoạt (1998), Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở Trường tiểu học, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở Trường tiểu học
Tác giả: Đặng Vũ Hoạt
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1998
13. Lê Văn Hồng (2001), Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm
Tác giả: Lê Văn Hồng
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia
Năm: 2001
14. Nguyễn Thế Hùng (2014), Đưa hát Đúm, Thủy Nguyên vào chương trình Trung học cơ sở Thành phố Hải Phòng, Trường ĐHSPNT TW Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đưa hát Đúm, Thủy Nguyên vào chương trình Trung học cơ sở Thành phố Hải Phòng
Tác giả: Nguyễn Thế Hùng
Năm: 2014
15. Đào Việt Hưng (1999), Tìm hiểu điệu thức dân ca người Việt Bắc Trung Bộ, Nxb Âm nhạc, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu điệu thức dân ca người Việt Bắc Trung Bộ
Tác giả: Đào Việt Hưng
Nhà XB: Nxb Âm nhạc
Năm: 1999
16. Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt (1988), Giáo dục học, Nxb Sự Thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục học
Tác giả: Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt
Nhà XB: Nxb Sự Thật
Năm: 1988
17. Trần Văn Khê (2003), Văn hóa với âm nhạc dân tộc, Nxb Thanh niên, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa với âm nhạc dân tộc
Tác giả: Trần Văn Khê
Nhà XB: Nxb Thanh niên
Năm: 2003
18. Trần Kiều (1998), Đổi mới phương pháp dạy học ở Trường tiểu học, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới phương pháp dạy học ở Trường tiểu học
Tác giả: Trần Kiều
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1998
19. Hoàng Long - Hoàng Lân (2005), Phương pháp dạy học môn âm nhạc, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học môn âm nhạc
Tác giả: Hoàng Long - Hoàng Lân
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội
Năm: 2005
59. Trang thông tin điện tử ủy ban nhân dân huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai.https://bacha.laocai.gov.vn/le-hoi-su-kien-hang-nam/le-hoi-gau-tao-cua-nguoi-mong-804661 Link

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1 - Những từ phát âm tiếng địa phương của học sinh - Đưa dân ca Mông vào hoạt động ngoại khóa của Trường Phổ thông dân tộc Bán trú Tiểu Học Cốc Lầu - Bắc Hà - Lào Cai
Bảng 2.1 Những từ phát âm tiếng địa phương của học sinh (Trang 48)
Bảng 3.1 - Các bài dân ca Mông được lựa chọn vào HĐNK  3.1.2. Quan điểm sử dụng dân ca Mông trong HĐNK - Đưa dân ca Mông vào hoạt động ngoại khóa của Trường Phổ thông dân tộc Bán trú Tiểu Học Cốc Lầu - Bắc Hà - Lào Cai
Bảng 3.1 Các bài dân ca Mông được lựa chọn vào HĐNK 3.1.2. Quan điểm sử dụng dân ca Mông trong HĐNK (Trang 65)
Bảng 3.2 - Mức độ hào hứng của HS trong giờ dạy thực nghiệm - Đưa dân ca Mông vào hoạt động ngoại khóa của Trường Phổ thông dân tộc Bán trú Tiểu Học Cốc Lầu - Bắc Hà - Lào Cai
Bảng 3.2 Mức độ hào hứng của HS trong giờ dạy thực nghiệm (Trang 78)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w