1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đưa Hát Xẩm vào hoạt động ngoại khóa cho học sinh Trường Trung học cơ sở Ngô Sĩ Liên, Hoàn Kiếm, Hà Nội

160 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đưa Hát Xẩm vào hoạt động ngoại khóa cho học sinh Trường Trung học cơ sở Ngô Sĩ Liên, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Tác giả Lê Thị Nhung
Người hướng dẫn PGS.TS Hà Thị Hoa
Trường học Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương
Chuyên ngành Lý luận và Phương pháp dạy học Âm nhạc
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 160
Dung lượng 2,19 MB

Nội dung

Đưa Hát Xẩm vào hoạt động ngoại khóa cho học sinh Trường Trung học cơ sở Ngô Sĩ Liên, Hoàn Kiếm, Hà Nội Đưa Hát Xẩm vào hoạt động ngoại khóa cho học sinh Trường Trung học cơ sở Ngô Sĩ Liên, Hoàn Kiếm, Hà Nội Đưa Hát Xẩm vào hoạt động ngoại khóa cho học sinh Trường Trung học cơ sở Ngô Sĩ Liên, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Trang 1

LÊ THỊ NHUNG

ĐƯA HÁT XẨM VÀO HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA

CHO HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ NGÔ SĨ LIÊN,

HOÀN KIẾM, HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ

LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ÂM NHẠC

Khóa 16 (2021 – 2023)

Hà Nội, 2024

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG

LÊ THỊ NHUNG

ĐƯA HÁT XẨM VÀO HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA

CHO HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ NGÔ SĨ LIÊN,

HOÀN KIẾM, HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Lý luận và Phương pháp dạy học Âm

nhạc Mã số: 8140111

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Hà Thị Hoa

Hà Nội, 2024

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài “Đưa Hát Xẩm vào hoạt động ngoại khóa

cho học sinh Trường Trung học cơ sở Ngô Sĩ Liên, Hoàn Kiếm, Hà Nội”

được PGS.TS Hà Thị Hoa hướng dẫn chính là công trình nghiên cứu của riêng tôi Những nội dung, bài viết, bản nhạc tham khảo được trích dẫn từ các tài liệu có nguồn gốc rõ ràng Các số liệu nghiên cứu và kết luận có trong luận văn là trung thực Công trình nghiên cứu chưa có ai công bố ở trong và ngoài nước

Hà Nội, ngày 30 tháng 3 năm 2024

Tác giả luận văn

Lê Thị Nhung

Trang 4

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

AN BGH CĐSP CLB ĐHSP

ĐA – UBND

Âm nhạc Ban giám hiệu Cao đẳng sư phạm Câu lạc bộ

Đại học sư phạm

Đề án - Ủy ban nhân dân

GD & ĐT Giáo dục và đào tạo

HS HĐNK

MC

NN

NS

Học sinh Hoạt động ngoại khóa Dẫn chương trình Nghệ nhân

Nghệ sĩ

PP

PL SGK

Phương pháp Phụ lục Sách giáo khoa

THPT Trung học phổ thông

Trang 5

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Tổng số cán bộ giáo viên nhà trường 48

Bảng 2.2 Bảng điều tra học sinh về sự cần thiết học âm nhạc cổ truyền 56

Bảng 2.3 Bảng điều tra về sự yêu thích của học sinh đối với Hát Xẩm 57

Bảng 2.4 Khảo sát khả năng hát dân ca của HS 58

Bảng 2.5 Kết quả khảo sát khả năng hát dân ca của HS 60

Bảng 3.1 Danh mục các bài hát, điệu hát 83

Bảng 3.2 Đánh giá qua một số câu hỏi với HS 109

Bảng 3.3 Đánh giá về mức độ tiếp thu và hứng thú của HS 109

Bảng 3.4 Khảo sát HS nhận biết về các loại nhạc cụ……… 117

Trang 6

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU……… 1

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HÁT XẨM VÀ HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA CỦA HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ NGÔ SĨ LIÊN 9

1.1 Khái niệm 9

1.1.1 Hát Xẩm 9

1.1.2 Làn điệu 11

1.1.3 Dạy học 13

1.1.4 Hoạt động ngoại khóa 14

1.1.5 Phương pháp, biện pháp 16

1.2 Khái quát nghệ thuật Hát Xẩm 18

1.2.1 Vài nét về nguồn gốc và quá trình phát triển 18

1.2.2 Đặc điểm âm nhạc của Hát Xẩm 20

1.2.3 Nhạc cụ trong Hát Xẩm 33

1.2.4 Lối hát và diễn xướng 35

1.3 Vai trò của Hát Xẩm đối với học sinh Trung học Cơ sở 41

1.3.1 Giáo dục kiến thức âm nhạc cổ truyền cho học sinh THCS 41

1.3.2 Giáo dục tình yêu với âm nhạc cổ truyền 42

1.3.3 Góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc 43

Chương 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHOÁ ÂM NHẠC CỦA HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ NGÔ SĨ LIÊN 45

2.1 Khái quát chung về trường Trung học Cơ sở Ngô Sĩ Liên 45

2.1.1 Vài nét về quá trình hình thành và phát triển 45

2.1.2 Cơ cấu và cơ sở vật chất 46

2.1.3 Đội ngũ giáo viên 48

2.1.4 Đặc điểm học sinh 53

2.2 Khảo sát về hoạt động ngoại khóa âm nhạc 62

2.2.1 Hoạt động câu lạc bộ 62

2.2.2 Hoạt động biểu diễn 64

Trang 7

2.2.3 Hoạt động dã ngoại, trải nghiệm thực tiễn 67

2.2.4 Hoạt động giao lưu nghệ sĩ 70

2.3 Đánh giá chung 72

2.3.1 Ưu điểm 72

2.3.2 Tồn tại 73

Chương 3 BIỆN PHÁP ĐƯA HÁT XẨM VÀO HOẠT ĐỘNG

NGOẠI KHÓA 78

3.1 Cơ sở và tiêu chí lựa chọn bài Hát Xẩm cho hoạt động ngoại khoá 78

3.1.1 Cơ sở lựa chọn 78

3.1.2 Tiêu chí lựa chọn 80

3.1.3 Nội dung và danh sách các bài Hát Xẩm trong chương trình hoạt động ngoại khóa 82

3.2 Tổ chức hoạt động ngoại khoá về Hát Xẩm cho học sinh 84

3.2.1 Hoạt động dạy học Hát Xẩm ở Câu lạc bộ 84

3.2.2 Hoạt động hội thi, tìm hiểu và biểu diễn Hát Xẩm 93

3.2.3 Hoạt động giao lưu nghệ nhân, nghệ sĩ 99

3.2.4 Hoạt động trải nghiệm thực tiễn 103

3.3 Thực nghiệm sư phạm 106

3.3.1 Mục đích thực nghiệm 106

3.3.2 Đối tượng thực nghiệm 106

3.3.3 Nội dung và thời gian thực nghiệm 106

3.3.4 Tiến hành thực nghiệm 107

3.3.5 Kết quả thực nghiệm 109

KẾT LUẬN 112

TÀI LIỆU THAM KHẢO 114

PHỤ LỤC 121

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Xuyên suốt lịch sử ngàn năm hình thành nên một quốc gia đa dân tộc, con người Việt Nam đã tạo dựng một nền âm nhạc truyền thống vô cùng độc đáo và phong phú Riêng với dân tộc Kinh, người Việt đã biến vùng châu thổ Bắc Bộ trở thành một trung tâm văn hóa, dồi dào thể loại nghệ thuật văn hóa dân gian đậm đà bản sắc dân tộc Trong kho tàng ấy, sẽ thật thiếu sót nếu ta không nhắc tới một thể loại ca hát cổ truyền dễ chiếm được cảm tình của đông đảo người nghe, dễ thu hút được nhiều đối tượng khán giả bởi sự đồng cảm và gần gũi với tầng lớp nhân dân lao động, bởi lời ca và giai điệu mộc mạc – thể loại Hát Xẩm

Hiện nay, phần đông giới trẻ có xu hướng tiếp cận và yêu thích các thể loại âm nhạc có tính nhất thời mà xao nhãng, lãng quên những giá trị của văn hóa dân tộc Đồng thời, bản thân HS trong thời đại này, với guồng quay học tập các môn văn hóa, hầu như các em có rất ít thời gian để lắng nghe, chiêm nghiệm hay thật sự tìm hiểu về ít nhất một loại hình ca nhạc truyền thống Điều đó phần nào gây ảnh hưởng tới nhận thức, sự hình thành

và phát triển tâm lí, nhân cách thế hệ tương lai của đất nước Như vậy, việc hạn chế những tác động tiêu cực từ một phần âm nhạc hiện đại và bồi đắp mạch nguồn dân ca trong lòng người Việt trẻ là một nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa dài lâu, đòi hỏi phải có những phương pháp và cách thức phù hợp để khơi gợi tình yêu đối với âm nhạc cổ truyền

Bản thân học viên là GV giảng dạy môn âm nhạc tại trường THCS Ngô Sĩ Liên nhận thấy, cần đưa ra những phương pháp bảo tồn và phát huy các giá trị di sản âm nhạc dân tộc, trong đó có Hát Xẩm là đưa nghệ thuật này vào giáo dục cho HS các trường phổ thông Có như vậy, các em HS mới biết, mới hiểu về Hát Xẩm là vốn quý của di sản văn hóa dân tộc và có cách ứng xử bằng niềm tự hào dân tộc, bằng sự đam mê cái đẹp, hồn cốt

Trang 9

của dân tộc mà góp sức học tập, bảo tồn và phát huy

Nhận thấy vai trò và trách nhiệm của mình trong việc gìn giữ, phát huy loại hình nghệ thuật Hát Xẩm độc đáo của dân tộc, đồng thời cũng là

cơ hội để bản thân được học hỏi trau dồi kiến thức, tôi xin được đóng góp

những tâm huyết thông qua đề tài “Đưa Hát Xẩm vào hoạt động ngoại

khóa cho học sinh trường trung học cơ sở Ngô Sĩ Liên, Hoàn Kiếm, Hà Nội” làm luận văn tốt nghiệp cao học chuyên ngành Lý luận và Phương

pháp dạy học âm nhạc của mình

2 Lịch sử nghiên cứu đề tài

Bước đầu tìm hiểu và tổng hợp các công trình đã nghiên cứu liên quan mật thiết đến Hát Xẩm, có thể kể đến một số công trình tiêu biểu như sau:

2.1 Về sách, các công trình nghiên cứu

Về nguồn gốc phát triển thể loại Hát Xẩm, tác giả Khương Văn

Cường có công trình Nghệ thuật Hát Xẩm (2009) [2] và tác giả Bùi Trọng Hiền có bài viết nghiên cứu về Hát Xẩm trong cuốn 1000 năm Âm nhạc

Thăng Long Hà Nội, quyển II về “Âm nhạc cổ truyền” do nhà xuất bản Âm

nhạc in năm 2010 [14] Tác giả Kiều Trung Sơn có cuốn sách “Hát Xẩm di

sản âm nhạc và thích ứng văn hóa” (2020) [27], được xuất bản bởi Nhà

xuất bản Thế giới, có nội dung tổng hợp về Hát Xẩm qua các thời kỳ, cũng như những thích ứng văn hóa của Hát Xẩm ngày nay, cùng với sự thay đổi

và vấn đề bảo tồn nghệ thuật Hát Xẩm

Để giới thiệu về loại hình nghệ thuật Hát Xẩm, cuốn Sức sống của

nền âm nhạc truyền thống Việt Nam (1996) [33] của tác giả Tô Vũ viết về

nhiều nội dung lý luận âm nhạc, học thuật, dân ca, khí nhạc, sân khấu và đào tạo cán bộ âm nhạc truyền thống Việt Nam Cố tác giả Trần Việt Ngữ

trong cuốn Hát Xẩm (2002) [23] đã giới thiệu với mọi người, về các làn

điệu dân ca, những khái quát chung nhất về nghệ thuật cổ truyền Hát Xẩm Tác giả cũng trích dẫn rất nhiều những làn điệu Hát Xẩm để người đọc hiểu

Trang 10

sâu hơn về nguồn gốc, làn điệu, thể thơ… có trong nghệ thuật Hát Xẩm

Bài viết “Hát Xẩm - Nghệ thuật của cội nguồn dân gian” [40], được

viết bởi tác giả Phương Lan, đã có cái nhìn tổng quan về Hát Xẩm cũng như những đặc điểm riêng chỉ có ở loại hình nghệ thuật dân gian này Đặc biệt đây là một trong những bài viết tương đối đầy đủ về nguồn gốc, đặc trưng riêng của Hát Xẩm như làn điệu, lời ca Tại Hội thảo khoa học Quốc

tế do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đồng tổ chức một số Viện văn hóa, nghệ thuật, Trường Đại học của Mỹ tổ chức ở Ninh Bình, tác giả Hà Hoa

có bài viết và báo cáo bài Bước đầu tìm tòi giá trị của Hát Xẩm trong hệ

thống làn điệu chèo [12] Bài viết đi sâu phân tích chèo hóa Hát Xẩm thành

một số làn điệu Chèo cổ độc đáo để phục vụ tính cách nhân vật ngoài và

trong tích trò ở một số vở Chèo cổ Tác giả Tôn Nữ Ý Nhi, thông qua bài viết Một số tương đồng và dị biệt giữa Hát Xẩm và âm nhạc nhân thanh

truyền thống Huế [24] đã nêu bật một số vấn đề chung của Hát Xẩm, chỉ rõ

những điểm giống và khác nhau giữa Hát Xẩm và âm nhạc nhân thanh truyền thống Qua đó ta thấy Hát Xẩm và âm nhạc nhân thanh truyền thống Huế có khá nhiều điểm giống nhau như: Nguồn gốc sáng tác, nội dung phong phú, dựa trên nội dung của ca dao, tục ngữ,…Bên cạnh đó Hát Xẩm cũng có những đặc trưng rất riêng như thời điểm ra đời với những không gian chuyên biệt

Một số đề án, đề tài NCKH, công trình quan trọng mà luận văn sẽ tìm hiểu để tiếp thu một số vấn đề về giáo dục âm nhạc truyền thống đó là

Đề án Hỗ trợ đưa dân ca vào trường trung học cơ sở, (2009) [10] nằm

trong Dự án phát triển giáo dục Trung học cơ sở, của Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện do tác giả Phạm Lê Hòa chủ trì Trong đề án này, các tác giả

đã giới thiệu sơ lược về dân ca các vùng miền của Việt Nam, tổ chức thực nghiệm dàn dựng và quay thành đĩa VCD, lưu hình ảnh một số tiết mục dân

ca cho học sinh Trung học cơ sở

Trang 11

Cũng trong năm 2009, tác giả Phạm Trọng Toàn, thực hiện đề tài

NCKH cấp Bộ về Nghiên cứu dân ca người Việt vùng Trung du và Châu

thổ Bắc Bộ, áp dụng vào chương trình đào tạo giáo viên âm nhạc [28]

Đề án số 04/ ĐA-UBND ngày 14/11/2011 UBND tỉnh Ninh Bình đã Phê duyệt về việc “Khôi phục, bảo tồn và phát triển nghệ thuật Hát Xẩm” [6] Đề án được Nhà hát chèo Ninh Bình phối hợp với UBND Huyện Yên

Mô tổ chức thực hiện từ cuối năm 2011 Đề án là động thái tích cực, có tính tiên phong trong việc phục hồi một môn nghệ thuật diễn xướng độc đáo của dân tộc Mục tiêu của Đề án là sưu tầm, biên soạn, truyền dạy và phổ biến các bài Hát Xẩm theo các làn điệu cổ truyền, lời mới, dàn dựng chương trình Hát Xẩm, bảo tồn, phát triển nghệ thuật Hát Xẩm thông qua các hoạt động biểu diễn và tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài, internet… ở Trung ương và địa phương

Đề tài khoa học cấp Bộ về Xây dựng mô hình dạy học âm nhạc cho

học sinh THCS thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo, (2018) [11] của

tác Hà Hoa đưa ra mục đích, cách thức xây dựng mô hình dạy học âm nhạc cho HS cấp THCS thông qua hoạt động trải nghiệm giúp HS yêu thích và học tốt môn âm nhạc

2.2 Luận văn

Luận văn của tác giả Bùi Tuyết Phương trường đại học văn hóa Hà

Nội (2014) Hát Xẩm trong sự phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình đã trình này

một cách khái quát nhất về Hát Xẩm và những giá trị của nó mang lại đối với sự phát triển du lịch tỉnh tỉnh Ninh Bình Tuy nhiên, mức độ nghiên cứu còn dừng lại ở ảnh hưởng của Hát Xẩm đối với phát triển du lịch, chứ chưa nghiên cứu chuyên sâu dưới góc độ bảo tồn di sản văn hóa [26]

Tác giả Trần Thị Giang với luận văn Nghiên cứu nghệ thuật Hát

Xẩm phục vụ phát triển du lịch trên địa bàn Hà Nội, trường Đại học Khoa

học xã hội và nhân văn đã xây dựng một công trình khoa học vừa có cơ sở

Trang 12

lý luận, vừa có giá trị áp dụng vào thực tiễn, đưa ra những vấn đề trọng tâm cần bàn luận và hướng phát triển giá trị di sản Hát Xẩm một cách bền vững tại Hà Nội Nghiên cứu thực trạng hoạt động khai thác Nghệ thuật Hát Xẩm

- loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống trong việc phát triển du lịch

Hà Nội Từ đó đề ra các kiến nghị, giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển du lịch Hà Nội thông qua Hát Xẩm [7]

Luận văn Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Hát Xẩm trên địa bàn

tỉnh Ninh Bình của tác giả Trần Thị Thanh Dung, trường Đại học Sư phạm

Nghệ thuật TW viết về các giá trị văn hóa của Hát Xẩm nói chung và Ninh Bình nói riêng Đánh giá thực trạng công tác bảo tồn, phát huy di sản văn hóa nhằm đưa ra một số giải pháp góp phần thực thi hiệu quả công tác bảo tồn và phát huy nghệ thuật Hát Xẩm trên địa bàn tỉnh Ninh Bình [3]

Luận văn Hát Xẩm và nghệ nhân Hát Xẩm Hà Thị Cầu ở Ninh Bình,

của tác giả Phạm Thị Hà, trường đại học khoa học – Đại học Thái Nguyên khám phá về nội dung ý nghĩa và sáng tạo nghệ thuật chứa đựng trong các bài Hát Xẩm, tìm ra được nét độc đáo mang đậm bản sắc dân tộc, đồng thời giúp người đọc thấy được vai trò của nghệ nhân dân gian trong việc lưu giữ

và bảo tồn loại hình Hát Xẩm [9]

Nghiên cứu về dạy học dân ca và đưa một số thể loại dân ca vào trường phổ thông, năm 2014, tác giả Nguyễn Thị Nga, Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật TW có luận văn Lý luận và Phương pháp dạy học âm

nhạc Đưa hát Trống quân Dạ Trạch vào giờ học ngoại khóa ở một số

trường Trung học cơ sở thuộc huyện Khoái Châu, Tỉnh Hưng Yên Trên

đây là những tư liệu quý báu để học viên nghiên cứu làm cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài [21]

Như vậy, Hát Xẩm là chủ đề đã được nhiều người quan tâm tìm hiểu

Tuy nhiên, nghiên cứu vấn đề: Đưa Hát Xẩm vào hoạt động ngoại khóa

cho học sinh trường trung học cơ sở Ngô Sĩ Liên, Hoàn Kiếm, Hà Nội chưa

Trang 13

có ai thực hiện Bởi vậy hướng nghiên cứu của luận văn là mới mẻ, cấp thiết phù hợp với xu thế hiện nay và sẽ đem lại những giá trị tích cực trong việc góp phần lưu giữ, bảo tồn một nghệ thuật truyền thống của cha ông Bên cạnh đó luận văn sẽ cung cấp cho HS THCS Ngô Sĩ Liên những kiến thức cơ bản về Hát Xẩm thông qua hoạt động trải nghiệm trong học tập

ngoại khóa âm nhạc

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiệm nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận văn đề xuất một số biện pháp nhằm mục đích đưa Hát Xẩm vào dạy học trong HĐNK cho HS trường trung học cơ sở tại Ngô Sĩ Liên, Hoàn Kiếm, Hà Nội, nhằm mục đích giúp HS hiểu biết thêm về thể loại Hát Xẩm, một thể loại âm nhạc cổ truyền của dân tộc Việt Nam

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Trong luận văn thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau:

Nghiên cứu một số khái niệm, vai trò của Hát Xẩm đối với HS THCS làm cơ sở lý luận cho đề tài

Khảo sát thực trạng thực trạng HĐNK âm nhạc tại trường THCS Ngô Sĩ Liên, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Đề xuất một số biện pháp đưa Hát Xẩm vào trong HĐNK âm nhạc cho HS trường trung học cơ sở Ngô Sĩ Liên, Hoàn Kiếm, Hà Nội

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các biện pháp đưa Hát Xẩm vào HĐNK môn âm nhạc cho HS trường trung học cơ sở Ngô Sĩ Liên, Hoàn Kiếm, Hà Nội

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Về địa điểm nghiên cứu: Nghiên cứu các biện pháp, phương pháp

Trang 14

đưa Hát Xẩm vào HĐNK môn âm nhạc cho học sinh trường trung học cơ

sở Ngô Sĩ Liên, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Về quy mô nghiên cứu:

Nghiên cứu về đặc điểm âm nhạc, lời ca, hình thức, phương thức diễn xướng của Hát Xẩm

Nghiên cứu và lựa chọn một số điệu hát, bài hát có tính chất giai điệu

và lời ca phù hợp với HS THCS để đưa vào dạy học trải nghiệm trong HĐNK âm nhạc cho HS THCS Ngô Sĩ Liên Hoàn Kiếm, Hà Nội

Tổ chức thực nghiệm cho học sinh tại trường THCS Ngô Sĩ Liên, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Luận văn được thực hiện trong thời gian: Từ tháng 11 năm 2022 đến tháng 6 năm 2023

5 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, chúng tôi đã phối kết hợp sử dụng những phương pháp sau:

Phương pháp nghiên cứu tổng hợp, phân tích: phân tích bài Hát Xẩm, các tài liệu liên quan và tổng hợp các vấn đề phục vụ cho nghiên cứu

Hệ thống hóa, khái quát hóa các tài liệu, các văn bản, thông tin, xử lý các

số liệu để phục vụ đề tài… phương pháp này rất quen thuộc, thường xuyên được sử dụng để làm rõ các vấn đề nghiên cứu trong đề tài Hơn thế nữa, phương pháp này có thể giúp cho tác giả tìm ra được những phát hiện mới cho đề tài

Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Thống kê toán học, điều tra, quan sát để tìm hiểu thực trạng trong quá trình dạy học cũng như nhu cầu của HS THCS Ngô Sĩ Liên, Hoàn Kiếm, Hà Nội từ đó vận dụng các phương pháp, biện pháp vào thực tiễn để xây dựng hoạt động phù hợp

Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Để kiểm chứng tính khả thi của các biện pháp mà đề tài đã đưa ra

Trang 15

Tóm lại, mỗi phương pháp đều có một vai trò nhất định trong nghiên cứu, tuy nhiên để đạt được kết quả tốt nhất thì cần phải áp dụng các phương pháp một cách phù hợp, không cứng nhắc mà cần có sự kết hợp một cách linh hoạt

6 Những đóng góp của luận văn

Lựa chọn các bài Hát Xẩm phù hợp, phổ biến và đề xuất các biện pháp đưa Hát Xẩm vào dạy học trong HĐNK cho HS trường THCS Ngô Sĩ Liên, Hoàn Kiếm, Hà Nội theo hướng trải nghiệm thực tiễn

Góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong bối cảnh hiện nay, đồng thời làm tài liệu tham khảo cho một số học viên có cùng, gần hướng nghiên cứu, với những ai quan tâm đến giáo dục nghệ thuật Hát Xẩm trong HĐNK cho HS THCS

7 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Phụ lục, luận văn gồm có 3 chương

Chương 1: Những vấn đề lý luận về Hát Xẩm và hoạt động ngoại

khóa của học sinh trường trung học cơ sở Ngô Sĩ Liên

Chương 2: Thực trạng hoạt động ngoại khóa âm nhạc của học sinh

trường trung học cơ sở Ngô Sĩ Liên

Chương 3: Biện pháp đưa Hát Xẩm vào hoạt động ngoại khóa

Trang 16

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HÁT XẨM

VÀ HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA CỦA HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ NGÔ SĨ LIÊN 1.1 Khái niệm

Nghiên cứu một số khái niệm và HĐNK âm nhạc của trường THCS Ngô Sĩ Liên là nội dung cần thiết của luận văn cần phải tổng hợp, phân tích, đánh giá, để bước đầu xây dựng những lý luận về PPDH trong giáo dục âm nhạc cho HS phổ thông làm cơ sở cho đề tài và là tiền đề cho việc thực hiện nội dung ở chương sau

1.1.1 Hát Xẩm

Hát Xẩm là một thể loại nghệ thuật hát truyền thống với hình thức biểu diễn dân gian độc đáo được người mù sử dụng để kiếm sống ở chợ, bến cảng, các góc phố, hay đường quê Hát Xẩm phổ biến ở các vùng đồng bằng và miền Trung Theo quan niệm dân gian, nội dung của Hát Xẩm khắc họa đời sống thực tế của xã hội Đó có thể là lời than thở về cảnh nghèo khó, những tiếng cười hài hước, hay là sự lên án, phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội

Nhiều cách lý giải về Hát Xẩm đã được thể hiện trong một số tài liệu

và góc nhìn của các học giả Trong cuốn Việt Nam phong tục, tác giả Phan

Kế Bính viết: “Hát Xẩm gồm tập hợp những người mù mắt từ 5 hoặc 6 người học nghề đàn hát, cả đàn ông, đàn bà dắt nhau đến nơi thành thị, kiếm chỗ đông người, trải chiếu ngay vệ đường mà hát…” [1, tr.402] Việc thành lập các gánh Xẩm với mục đích để tập hợp những người có cùng chung cảnh ngộ Họ đem lời ca, tiếng hát của mình đi khắp nơi kiếm sống, cùng nhau vượt lên số phận, sống lạc quan hơn

Tác giả Nguyễn Thị Bích Ngoan có cùng nhận định “… Hát Xẩm là một loại hình ca hát dân gian mang tính chuyên nghiệp gắn với những

Trang 17

người khiếm thị ở miền Bắc nước ta” [22]

Đồng quan điểm nhà nghiên cứu Bùi Trọng Hiền cho rằng, “… Hát Xẩm vốn là một loại hình nghệ thuật âm nhạc của những nghệ sĩ hát rong

mà chủ yếu là những người mù lòa Xẩm vừa là tên gọi của thể loại, đồng thời cũng là tên gọi của các nghệ sĩ trong nghề” [14, tr.78] Như vậy, Xẩm với tư cách là thể loại nghệ thuật của những người hát rong đã không còn nhưng nghệ thuật Hát Xẩm đã và đang được phục hồi và phát triển trong đời sống cộng đồng

Theo cuốn “Hát xẩm” của nhạc sĩ Bùi Đình Thảo được Sở văn hóa tỉnh Ninh Bình ấn hành vào năm 1995, trong phần I có tựa đề “Hát Xẩm – một nghệ thuật bình dân”, ông cho rằng: “Hát Xẩm là một dòng hát chuyên nghiệp Tuy không thành phường hội, nhưng các nghệ nhân khi đi hát thường là một nhóm với nhau, phần lớn là gia đình” [29, tr.9] Đúng như vậy, trong kho tàng âm nhạc dân gian truyền thống có rất nhiều thể loại như hát dô, hát chèo, hát quan họ nhưng phần lớn đều là các thể loại hát không chuyên bởi các thể loại đó không phải là hình thức hát mưu sinh

Như vậy có thể thấy Hát Xẩm là một thể loại ca hát kể chuyện, chủ yếu do người mù diễn xướng để kiếm sống Hát Xẩm mang tính giáo dục sâu sắc và mang tính nhân văn, được dân gian phổ biến, trao truyền cho thế hệ sau bằng phương thức truyền miệng

Nghệ thuật Hát Xẩm đã và đang được phục hồi và phát triển trong đời sống cộng đồng Có thể xuất hiện trên sóng phát thanh, sân khấu như một tiết mục văn nghệ thuần túy do diễn viên chuyên nghiệp, không chuyên về Hát Xẩm biểu diễn Hát Xẩm đã và đang được phổ biến trao truyền cho các thế hệ tiếp sau bằng phương thức truyền miệng trong nhân dân với các hình thức khác nhau như các CLB hoặc một nhóm nhỏ sinh hoạt định kỳ Nghe và học Hát Xẩm sẽ cảm nhận được ý nghĩa của câu từ, làn điệu, thấu hiểu những mảnh đời, số phận, cũng như những kinh nghiệm

Trang 18

sống quý báu của cha ông

1.1.2 Làn điệu

Làn điệu là thuật ngữ âm nhạc dân gian thường dùng trong đó bao gồm các thành tố: Cấu trúc, lời ca, tiết tấu, nhịp điệu, tính chất, diễn xướng của các thể loại dân ca, ca hát cổ truyền, được dùng rộng rãi trong dân gian Những điệu hát được sắp xếp theo phong cách âm nhạc khác nhau ví dụ như Sử (chèo), Nam, Khách (tuồng), Xá (Hát Văn) … Các tác giả thường nắm vững thể thơ và thanh điệu để sáng tạo ra các làn điệu có phong cách phù hợp Nếu ở lĩnh vực sân khấu việc sử dụng các làn điệu luôn phù hợp với tính cách, tuyến phát triển của nhân vật, thì trong một số thể loại ca hát

cổ truyền điệu hát vẫn mang đầy đủ các thành tố kể trên nhưng tính cách nhân vật thường chưa thật rõ ràng, nhiều khi chỉ mang phong cách chung của thể loại ca hát đó Ví dụ như Hát Xẩm mang phong cách kể chuyện; Quan họ mang phong cách giao duyên… Một số nhà nghiên cứu cho rằng Hát Xẩm hiện nay có khoảng hơn 10 đến 12 điệu và nhiều bài hát, lời bài hát khác nhau được “bẻ làn nắn điệu” dựa trên cơ sở lòng bản của các điệu hát đó

Các tác giả Bùi Trọng Hiền, Hà Hoa, Xuân Diệu… đều cho rằng

hiện thời Hát Xẩm có 12 điệu đó là các điệu: Xẩm Thập Ân, Xẩm Huê Tình,

Xẩm Hà Liễu, Xẩm Ba Bậc, Xẩm Trống quân, Xẩm Hò khoan, Xẩm phồn huê, Xẩm chợ, Xẩm Sai, Xẩm ngâm và Hát ai Còn bài hát được phổ thơ

trên 12 điệu này lên tới hàng trăm, thậm chí vài trăm bài Đúng như tác giả Mai Đức Thiện nhận định:

Về tổng thể, Xẩm sử dụng khoảng trên 10 làn điệu Nhưng số lượng lời ca tương ứng thì lại rất phong phú, khoảng 500 bài Hát Xẩm đã được nghiên cứu ghi nhận Sau này, vào khoảng những

thập niên đầu thể kỷ XX còn có thêm làn điệu Xẩm Tàu điện do

các nghệ nhân Hát Xẩm hành nghề ở Hà Nội sáng tạo là 12 điệu

Trang 19

Hát Xẩm bao gồm đủ sắc thái, góc cạnh của vui, buồn, sướng, khổ… trong mỗi con người [30, tr.12]

Tác giả Hà Hoa trong bài viết Bước đầu tìm tòi giá trị của Hát Xẩm

trong hệ thống chèo cổ lại khẳng định:

Hát Xẩm có nhiều làn điệu với tính chất riêng, thể hiện nhiều

trạng thái, tình cảm khác nhau Với 12 điệu phổ biến, đó là: Xẩm

thập Ân, Xẩm Huê tình, Xẩm Hà Liễu, Xẩm Ba Bậc, Xẩm Trống Quân, Xẩm Hò Khoan, Xẩm Phồn Huê, Xẩm Chợ, Xẩm Sai, Xẩm Ngâm và Hát Ai, thì còn một số điệu khác như Xẩm Tàu Điện, Xẩm Đồng Xuân…là những điệu được dân gian sáng tạo những

năm đầu thế kỷ XX [12, tr.12-13]

Hát Xẩm có những biến hóa linh hoạt từ 12 điệu trên cơ sở lòng bản được phổ lời ca thành bài bản khác nhau Các điệu xẩm xưa đều được chắt lọc từ các bối cảnh cuộc sống, môi trường diễn xướng đặc biệt (Cây đa, lễ hội, chợ, con đường, tàu điện…) kể lại những nỗi niềm, những hoàn cảnh của nhân vật có thể không cụ thể song khái quát lên những nỗi niềm của người dân Có khi Hát Xẩm cũng phê phán, châm biếm những thói hư tật xấu của con người trong xã hội…; Sâu thẳm trong mỗi điệu Hát Xẩm đều mang tính thẩm mỹ cao Các điệu Hát Xẩm đa dạng, phong phú và có tính ứng biến Để đáp ứng nhu cầu thưởng thức của mọi người, trong quá trình

đi hát kiếm sống, người xẩm đã biết vận dụng và tiếp thu nhiều thể loại âm nhạc, ngôn ngữ, diễn xướng, …dân gian khác nhau để đưa vào tác phẩm của mình Ngày nay đã có một số tác giả sáng tác ca khúc mới được chọn lựa từ chất liệu điệu Xẩm Ví dụ như ca khúc Xẩm Hà Nội kết hợp rap của

ca sĩ Hà Myo hay ca sĩ Hương Giang…

Như vậy có thể thấy Hát Xẩm có nhiều giá trị nghệ thuật, nếu được nhạc sĩ, ca sĩ tiếp thu, chọn lọc những đặc trưng của Hát Xẩm thì những ca khúc mới hôm nay sẽ đi vào đời sống đương đại Điều đó cho thấy Hát

Trang 20

Xẩm có sự kế thừa và phát huy

1.1.3 Dạy học

Dạy học là quá trình tương tác giữa hai đối tượng người dạy (thầy)

và người học (trò) với mục đích chuyển các giá trị tri thức khoa học, văn hóa, tinh thần, các hiểu biết mà nhân loại đã đạt được của con người Đây

là một quá trình tương tác có tổ chức, định hướng và lộ trình rõ ràng giúp con người dần dần có được năng lực tư duy và năng lực hành động, từ đó chiếm lĩnh được các giá trị kiến thức, kỹ năng, hiểu biết về thế giới tự nhiên, xã hội, văn hóa khoa học của nhân loại đã đạt được để ứng dụng vào cuộc sống

Theo Từ điển Tiếng Việt, nhà nghiên cứu Thái Xuân Đệ phân biệt

nghĩa của “dạy” là “chỉ cho biết cách” còn “dạy học” là “truyền lại tri thức hoặc kỹ năng một cách ít nhiều để nâng cao trình độ văn hóa và phẩm chất đạo đức, theo chương trình nhất định” [5, tr.158] Dường như cách phân biệt này đề cao hoạt động của người dạy và chưa thấy được sự chủ động trong quá trình tiếp thu kiến thức của người học Chúng tôi thấy rằng đây là một cách học thụ động, lấy người dạy làm trung tâm chứ không phải người học

Hay theo tác giả Phạm Viết Vượng viết: “Dạy học là hoạt động dạy

và học của thầy và trò trong nhà trường với mục tiêu giúp học sinh nắm vững kiến thức khoa học hình thành hệ thống kỹ năng, kỹ xảo và thái độ tích cực với học tập” [34, tr.110] Theo quan niệm này, dạy không phải là truyền thụ kiến thức càng không phải là cung cấp thông tin đơn thuần, mà chủ yếu là giúp người học tự mình chiếm lĩnh kiến thức, kỹ năng, thay đổi tình cảm và hình thành thái độ tích cực

Trong cuốn Giáo dục học, khái niệm dạy học của các tác giả Hà Thế

Ngữ, Đặng Vũ Hoạt cho rằng mối quan hệ của hai chủ thể thầy và trò:

“Dạy học là một quá trình trong đó, dưới tác động chủ đạo tổ chức, điều khiển, lãnh đạo của thầy, học sinh tự giác, tích cực tự tổ chức, tự điều khiển

Trang 21

hoạt động nhận thức, nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học” [15, tr.55] Theo như cách giải thích này chúng ta thấy có sự cân bằng giữa người dạy

và người học GV và HS được đặt ngang hàng với nhau, GV đưa ra những kiến thức, phương pháp giúp HS không còn học theo lối thụ động như trước mà thay vào đó chủ động tìm tòi, đóng góp xây dựng bài, tự do tư duy sáng tạo tiếp thu giá trị của thế hệ trước để tạo ra những cái mới phù hợp, góp phần cho sự phát triển của xã hội

Theo tác giả Lâm Quang Thiệp, 2000 cho rằng: “Dạy là việc giúp cho người học tự mình chiếm lĩnh những kiến thức, kỹ năng và hình thành hoặc biến đổi những tình cảm thái độ” Theo quan niệm này, dạy không phải là truyền thụ kiến thức càng không phải là cung cấp thông tin đơn thuần, mà chủ yếu là giúp người học tự mình chiếm lĩnh kiến thức, kỹ năng, thay đổi tình cảm và hình thành thái độ [31]

Từ những nhận định trên, chúng tôi cho rằng: Dạy học là quá trình

hoạt động tích cực của hai chủ thể (gọi là người dạy và người học), cùng nhau thực hiện mục tiêu đào tạo và nhiệm vụ dạy học Trong đó người học chủ động mọi hoạt động nhận thức dưới sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên Đây là một chuỗi các hoạt động nhận thức của con người, là quá trình hoạt động chung của GV và HS có sự tương tác

1.1.4 Hoạt động ngoại khóa

Theo cuốn Đại từ điển tiếng Việt (1999), tác giả Nguyễn Như Ý (chủ

biên), Nxb Văn hóa - Thông tin có nêu: “Ngoại khóa là một môn học ngoài giờ hay còn gọi là ngoài chương trình chính thức lên lớp” [35, tr.1201]

Còn tác giả Nguyễn Thị Mỹ lộc cho rằng:

Hoạt động ngoại khóa có thể được coi như một trong các hình thức để đánh giá học sinh theo quan điểm phát triển toàn diện và càng có ý nghĩa hơn nếu các hoạt động ngoại khóa có tác động trở lại, giúp học sinh có thêm hứng thú, niềm vui trong học tập và

Trang 22

rèn luyện đạo đức Với những lý do trên, hoạt động ngoại khóa cần phải được nhà trường quan tâm đổi mới về hình thức, nội dung và cách tổ chức thực hiện để học sinh tham gia với niềm ham mê, tự nguyện [20, tr.17]

Như vậy, HĐNK là sự tiếp nối, bổ sung, hỗ trợ dạy học trên lớp, là con đường gắn lý thuyết với thực tiễn, tạo nên sự thống nhất giữa lý thuyết

và hành động, nhằm lôi cuốn đông đảo HS tham gia để mở rộng hiểu biết, tạo không khí vui tươi lành mạnh, tạo môi trường thuận lợi để HS rèn luyện thói quen sống trong cộng đồng và phát huy tối đa năng lực, sở thích của từng cá nhân

Hay HĐNK “là một hoạt động của HS ngoài thời gian lên lớp chính thức, nằm ngoài phạm qui định của chương trình môn học đó Hoạt động này được gắn với những yêu cầu, nội dung của các môn học để có được tác dụng nhất định, hỗ trợ trong quá trình giáo dục chính khóa” [20, tr.18-19] Quan điểm này cho thấy tác giả đã đưa ra được tác dụng của HĐNK tuy nhiên dường như nhà trường chưa có sự quan tâm đổi mới về nội dung, hình thức để thu hút được học sinh tham gia Các HĐNK còn giáo dục kỹ năng sống và là một tập hợp các kỹ năng mà con người có được thông qua giảng dạy hoặc trong thực tiễn cuộc sống hàng ngày

Hiện nay, trong thời đại công nghệ thông tin phát triển bùng nổ HS THCS chịu tác động trực tiếp của nhiều yếu tố xã hội như không có hiểu biết cũng như trải nghiệm thực tế cuộc sống, thiếu bản sắc văn hóa của dân tộc Các em còn hành động theo bản năng, chưa phân biệt được những điều nên làm và không nên làm trong xã hội Kỹ năng sống còn nhiều hạn chế, chưa có nhiều kinh nghiệm Nhiều HS không có sự đáp ứng kịp thời với thực tiễn cuộc sống Có thể gia đình HS có điều kiện kinh tế tốt nên ý chí

cố gắng học tập vươn lên còn chưa cao HS được gia đình bao bọc nên chưa có những kỹ năng sống cơ bản và chưa hiểu hết về giá trị của cuộc

Trang 23

sống Có thể thấy HĐNK không nằm trong chương trình học chính khóa nhưng lại có mối liên quan mật thiết bổ trợ cho nội dung kiến thức ở chính khóa HĐNK thường liên quan đến tất cả các hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí, xã hội…được tổ chức ngoài giờ học trên lớp Đây là một trong những sân chơi mà HS có thể tự nguyện tham gia theo nhu cầu và khả năng của mỗi người

HĐNK không chỉ đóng vai trò to lớn trong quá trình học tập của HS trên lớp mà còn có vai trò rất lớn trong việc giúp trẻ tiếp thu kiến thức, kỹ năng ngoài xã hội Đặc biệt, HĐNK còn giúp trẻ phát triển về mọi mặt như đạo đức, trí tuệ, thể chất và thẩm mỹ Đây là một trong hai hoạt động giáo dục cơ bản, được thực hiện một cách có tổ chức, có mục đích theo kế hoạch

Vậy Phương pháp là gì? Theo tác giả Đặng Vũ Hoạt cho rằng:

“Phương pháp là con đường là cách thức để đạt tới mục đích nhất định Phương pháp là hình thức tự vận động bên trong của nội dung, nó gắn liền với hoạt động của con người, giúp cho con người hoàn thành được những nhiệm vụ phù hợp với mục đích đã đề ra” [16, tr.117]

Tác giả Nguyễn Văn Hộ cho rằng: “Phương pháp là cách thức,

phương tiện để đạt tới một mục đích nhất định, để giải quyết những nhiệm

vụ nhất định” [13, tr.89]

Từ những quan điểm trên, chúng tôi thấy: Phương pháp được hiểu là

cách thức, là con đường hoạt động của thầy, nhằm làm cho trò nắm vững kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo, phát triển năng lực nhận thức, hình thành thế giới quan khoa học và nhân cách

Trang 24

Dạy học là một công việc, do vậy cần có phương pháp dạy học Phương pháp dạy học là một trong những yếu tố quan trọng của quá trình dạy học Cùng một nội dung nhưng HS học tập có hứng thú, say mê, tích cực hay uể oải, chán nản là do phương pháp dạy học của GV Ngược lại, có bài dạy để lại ấn tượng sâu sắc và khơi dậy trong HS những sự sáng tạo tiếp thu có hiệu quả, đó là phương pháp dạy giỏi của GV

- Biện pháp

Theo tác giả Nguyễn Văn Đạm trong cuốn “Từ điển Tiếng Việt tường giải và liên tưởng” cho rằng: “Biện pháp là cách làm, cách hành động, đối phó để đi tới một mục đích nhất định” [4, tr.66]

Tương tự như vậy thì tác giả Hoàng Phê cho rằng: “Biện pháp là cách làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể” [25, tr 64] hoặc “Biện pháp là cách xử liệu đối với một việc gì” [25, tr.32]

Từ những quan điểm trên cho thấy: Biện pháp là cách làm để thực hiện một công việc nào đó nhằm đạt được mục đích đề ra Biện pháp nhấn mạnh vào cách làm, cách thức thực hiện nhiệm vụ đề ra nhằm đạt được kết quả cao nhất

- Phương pháp dạy học:

Theo tác giả Trịnh Thúy Giang có viết: “Phương pháp dạy học là tổ hợp các cách thức hoạt động của thầy và trò (trong đó thầy đóng vai trò chủ đạo) được tiến hành trong quá trình dạy học, nhằm thực hiện các nhiệm vụ dạy học” [8, tr.72]

Theo tác giả thì phương pháp dạy học là tổ hợp chứ không đơn lẻ chỉ mình thầy và mình trò, mà là sự tương tác suốt quá trình dạy học Tuy nhiên vai trò của người thầy vẫn là chủ đạo của sự tương tác đó

Theo tác giả Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt cho rằng: “Phương pháp dạy học là tổ hợp các cách thức hoạt động của thầy và trò trong quá trình

Trang 25

dạy học được tiến hành dưới vai trò chủ đạo của thầy, nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học” [15, tr 230]

Như vậy có thể thấy: Phương pháp dạy học là cách làm việc giữa

người dạy và người học, qua đó người học có thể nắm bắt được các kiến thức, kỹ năng và hình thành năng lực cũng như thế giới quan

1.2 Khái quát nghệ thuật Hát Xẩm

1.2.1 Vài nét về nguồn gốc và quá trình phát triển

Nghệ thuật trình diễn dân gian ở Việt Nam vốn rất phong phú về thể loại và hình thức Mỗi hình thức lại có những đặc trưng riêng, mang màu sắc tộc người, văn hóa địa phương, vùng miền Tuy nhiên, có loại hình chỉ hoạt động trong cộng đồng nhỏ, nhưng có loại hình lại phát triển rất rộng cả

về đặc điểm và văn hóa Hát Xẩm là một thể loại như vậy Tính chất là thể loại hát rong, Xẩm không bị bó khuôn vào một vùng đất hay một vùng miền nhất định mà lan tỏa, phổ biến rộng rãi ở nhiều nơi

Hát Xẩm là một thể loại âm nhạc dân gian nhưng lại được các nghệ nhân hoạt động chuyên nghiệp Khác với nhiều thể loại âm nhạc dân gian khác như hát ru, hát đồng dao, lý, hò, vè… Hát Xẩm gắn liền với nhóm xã hội đặc biệt, họ sử dụng tiếng đàn, tiếng hát như một công cụ mưu sinh, đồng thời thông qua âm nhạc thể hiện tình cảm và bộc lộ năng khiếu của mình Nếu quan sát người mù Hát Xẩm ta thấy rõ khả năng biểu đạt ngôn ngữ hình thể của họ từ cách đàn cho đến cách hát Hát Xẩm là một hình thức diễn xướng dân gian độc đáo của người Việt, có nhiều giá trị nội dung

và nghệ thuật sâu sắc

Theo dân gian, Hát Xẩm được gọi với những tên gọi khác nhau như hát rong, hát dạo, …Theo truyền thuyết, đời nhà Trần, vua cha Trần Thánh Tông có hai hoàng tử là Trần Quốc Toán và Trần Quốc Đĩnh Do tranh giành quyền lực nên Trần Quốc Đĩnh bị Trần Quốc Toán hãm hại, chọc mù mắt rồi đem bỏ giữa rừng sâu Tỉnh dậy, hai mắt bị mù loà nên, Trần Quốc

Trang 26

Đĩnh than khóc rồi thiếp đi Trong mơ Hát Xẩm Bụt hiện ra dạy cho ông cách làm một cây đàn có một dây bằng thân cây ở rừng và que gẩy bằng que tre Tỉnh dậy, ông mò mẫm làm cây đàn như trong mơ bụt dạy Thật lạ

kỳ, cây đàn vang lên những âm thanh rất hay, độc đáo khiến chim muông

sà xuống nghe và mang hoa quả đến cho ông ăn Sau đó, những người đi rừng nghe tiếng đàn đã tìm thấy và đưa ông về Từ đó, Trần Quốc Đĩnh dạy đàn cho những người nghèo, người khiếm thị Tiếng đồn về những khúc nhạc của ông lan đến tận hoàng cung, vua mời ông vào hát và nhận ra đó là con mình Trở lại đời sống cung đình nhưng Trần Quốc Đĩnh vẫn tiếp tục mang tiếng đàn, lời ca truyền dạy cho người dân để họ có nghề kiếm sống [38] Hát Xẩm đã ra đời từ đó và sau này Trần Quốc Đĩnh được suy tôn là ông tổ nghề Hát Xẩm Người dân lấy ngày 22 tháng 2 và 22 tháng 8 âm lịch làm ngày giỗ của ông Năm 2005, Trung tâm Phát triển Nghệ thuật Âm nhạc Việt Nam thuộc Hội Nhạc sĩ Việt Nam đã được thành lập do GS.TS Phạm Minh Khang và nghệ sĩ Thao Giang dẫn dắt Một giải thưởng mang tên Trần Quốc Đĩnh nhằm tôn vinh, hỗ trợ các NN, NS, nhà sưu tầm, nghiên cứu, nhà báo có công lao, đóng góp cho lĩnh vực âm nhạc truyền thống và được trao giải lần đầu tiên vào năm 2008

Hát Xẩm đã được nhiều thế hệ, NN dân gian trao truyền, nuôi dưỡng tạo nên một bản sắc riêng, ngày càng phát triển về thể loại Trong âm nhạc truyền thống Việt Nam, có lẽ chỉ có Hát Xẩm được xác định là một nghề mưu sinh của một tầng lớp người nghèo khó, khiếm khuyết Họ phải hát rong sống nay đây, mai đó ở khắp nơi với nhiều không gian khác nhau (Bến đò, chợ, hội…)

Với xuất thân là một thể loại âm nhạc dân dã, mộc mạc của những người nông dân thôn quê, Hát Xẩm đã dần được trau chuốt, chắt lọc mang nhiều yếu tố riêng, đặc biệt Trải qua thời gian dài, Hát Xẩm đã chắt lọc tiếp thu, giao thoa được những cái hay, cái đẹp, cái tinh túy từ một số thể

Trang 27

loại ca hát cổ của dân tộc (Chèo, Ca Trù, Trống quân, …) Tuy vậy, trong bối cảnh xã hội đương đại Hát Xẩm đang đứng trước nguy cơ bị mai một, thất truyền rất cao Với những giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật đặc sắc, Hát Xẩm cần được đặc biệt quan tâm gìn giữ, bảo tồn và phát huy như một

di sản văn hóa đặc sắc của âm nhạc dân tộc Việt Nam

1.2.2 Đặc điểm âm nhạc của Hát Xẩm

Các thành tố căn bản tạo nên điệu Hát Xẩm như: Điệu thức, thể thơ, giai điệu, nhịp điệu, tiết tấu và diễn xướng việc nghiên cứu những thành tố căn bản là cần thiết để thấy được vai trò của thành tố này làm nên những giai điệu độc đáo của Hát Xẩm như thế nào?

1.2.2.1 Thang âm - điệu thức

Khi khảo sát thực tiễn qua 12 điệu Hát Xẩm chúng tôi thấy tất cả 12 điệu này đều ở điệu thức 5 âm dân tộc Việt Nam Vậy ta xem xét trước hết điệu thức là gì, sau đó sẽ tìm hiểu trong các điệu Hát Xẩm sử dụng tính chất của những điệu nào Nói về điệu thức, tác giả Trần Văn Khê có viết:

Những chữ nhạc sắp theo thứ tự từ thấp lên cao như những nấc của một cây thang mà chữ giai có nghĩa là cây thang và âm giai Việt Nam lấy theo âm giai của âm nhạc Trung Hoa nên chỉ có năm âm: hò, xự, xang, xê, cống Giọng liêu và ú chỉ là giọng hò

và xự mà cao hơn một bát độ (octave) Âm giai đó người phương Tây thường gọi là âm giai ngũ cung [18, tr.235-237]

Theo cách lí giải của ông, âm giai là những chữ nhạc sắp xếp theo thứ tự từ thấp đến cao trong một bát độ (quãng 8) Âm giai ngũ cung gọi

theo thuật ngữ quốc tế là gamme pentatonique Theo cá nhân tác giả thì

nhận định này chưa được chính xác bởi âm giai và điệu thức là hai khái niệm khác nhau

Khi sáng tạo các điệu Hát Xẩm các NN thường dựa trên các âm chính của thang 5 âm để hát lên giai điệu phù hợp với ngữ cảnh Những âm

Trang 28

chính này thường là âm chủ hay âm 4 và âm 5 của điệu thức đó

Theo tác giả Lê Anh Tuấn cho rằng: “Điệu thức là hệ thống thể hiện mối tương quan về cao độ của các âm thanh trong tác phẩm âm nhạc” [32] Như vậy có thể thấy mỗi tác giả lại có những quan điểm riêng tuy nhiên đều nêu lên Điệu thức là một phương tiện diễn tả quan trọng của âm nhạc Màu sắc, tính chất âm nhạc được hình thành qua cơ cấu và mối tương quan điệu thức góp phần thể hiện nội dung của tác phẩm âm nhạc

Theo lý thuyết âm nhạc phương Tây thì “Hệ thống các mối tương quan giữa những âm ổn định và âm không ổn định được gọi là điệu thức Điệu thức là nhân tố tổ chức mối tương quan độ cao của các âm thanh trong

âm nhạc” [36, tr.94] Hay theo tác giả Phạm Tú Hương cho rằng: “Điệu thức là hệ thống mối tương quan về cao độ của các âm thanh trong một bản nhạc hay trong một giai điệu” [17, tr.56] Còn đối với âm nhạc dân tộc Việt Nam thì từ Điệu được dân gian dùng đến nhiều, ví dụ như điệu Cò Lả, điệu Cách cú hay điệu Xẩm xoan…

Yếu tố đầu tiên thể hiện Điệu là một thang âm trong đó bao gồm một

số bậc nhất định đủ để cấu tạo nêu Điệu Các bậc đó phải có quan hệ ngôi thứ chặt chẽ với nhau thông qua cách vận hành của giai điệu kết hợp với các cách tô điểm (vỗ, láy…)

Trong nền âm nhạc chuyên nghiệp hiện đại và âm nhạc dân gian của nhiều quốc gia trên thế giới có nhiều dạng điệu thức khác nhau Đó là các loại điệu thức năm âm, bảy âm, mười hai âm… Tuy nhiên, điệu thức bảy

âm (bao gồm trưởng và thứ) của âm nhạc phương Tây được sử dụng rộng rãi Còn với các thể ca hát dân ca cổ truyền của dân tộc ta chủ yếu được xây dựng trên điệu thức 5 âm Đặc biệt là 12 điệu Hát Xẩm (Thập ân, Huê tình,

Hà liễu, Ba bực, Trống quân, Hò khoan, Phồn huê, Xẩm chợ, Xẩm sai, Xẩm ngân và Hát ai) gồm các điệu thức 5 âm được nhà nghiên cứu Hoàng Kiều gọi là Huỳnh, Nao, Pha, Bắc, Nam

Trang 29

Điệu Huỳnh: Có tính chất trong sác, rực rỡ, sáng sủa

Điệu Nao: Có tính chất mềm mại, uyển chuyển, dịu dàng

Điệu Pha: Có tính chất nửa trong nửa đục

Điệu Bắc: Có tính chất vui tươi, khỏe khoắn

Điệu Nam: Có tính chất mềm mại, man mác

Nghiên cứu và so sánh điệu thức 5 âm của Trung Hoa và điệu thức 5

âm của Việt Nam về tính chất là khá tương đồng, tuy nhiên về tên gọi có khác nhau So sánh có thể tổng hợp bảng biểu dưới đây:

Trang 31

VD 1: Trích Xẩm Thập ân

Nguồn kí âm: Hà Hoa

Như vậy điệu xẩm Thập ân được các NN sáng tạo ở điệu thức 5 âm Việt Nam cung Nam, Giọng Rê

Hay điệu xẩm Anh Khóa được các NN sáng tạo ở điệu thức 5 âm khuyết Việt Nam cung Huỳnh, Giọng Pha

VD 2: Điệu Xẩm Anh khóa

Nguồn kí âm: Trần Việt Ngữ

Qua điệu thức trong mỗi bài hát có thể cảm nhận và hình dung được những nét đặc trưng độc đáo của điệu hát đó

1.2.2.2 Giai điệu trong Hát Xẩm

Giai điệu trong Hát Xẩm thường lên bổng xuống trầm kết hợp các

Trang 32

quãng hẹp và quãng rộng khá phổ biến tạo nét đặc sắc, độc đáo

VD3: (Trích Xẩm Thập ân)

Lối kết hợp nhảy những khoảng xa cùng với tiết tấu đảo phách, nghịch phách làm thay đổi sắc thái, tính chất của giai điệu Hát Xẩm làm nêu bật tính nhấm nhẳng, ngắt lời nghe rất thống thiết

VD 4: (Trích Xẩm Thập ân)

Có thể, để tạo nên tính xung đột khắc họa màu sắc đa dạng của nhân vật và hoàn cảnh mà các NN muốn kể cho khán giả nghe đòi hỏi, sự sáng tạo ngẫu hứng rất cao của NN nên họ đã sử dụng triệt để loại tiết tấu đảo phách, nghịch phách này

1.2.2.3 Lời ca trong Hát Xẩm

Lời ca trong Hát Xẩm thường có nội dung mộc mạc, gần gũi nhưng sâu sắc, mang tính giáo dục rất cao với các thể thơ lục bát và song thất lục bát nhưng phổ biến nhất là thể thơ 6-8

VD 5: (Trích bài Công cha nghĩa mẹ sinh thành của cố NN Hà Thị

Cầu) Công cha ngãi mẹ sinh thành

Mong con chín tháng thai sinh một giờ Trong lòng chẳng ngại tanh dơ Nuôi con từ thủa ngây thơ như là Chớ quên ngãi mẹ công cha Công mẹ càng lắm, công cha càng nhiều

[Xem thêm PL1, tr.129]

Trang 33

Hay lời ca Điệu Xẩm Thập ân của NS Đình Cương thường hát là:

Con ơi, đất rộng trời cao Sánh làm sao được công lao mẹ hiền

Hoặc bài Quyết chí tu thân (NN Xuân Hoạch hát) là:

Làm trai quyết chí tu thân Công danh không vội, nợ nần không lo

Tuy nhiên khi hát các NN thường đảo thơ hoặc thêm tiếng đệm hay nhắc lại lời thơ để cấu trúc giai điệu âm nhạc được đủ đầy, trọn vẹn, tạo nên nét thẩm mỹ của điệu hát VD như bài Quyết chí tu thân được NN Xuân Hoạch hát và gạch nhịp như sau:

Quyết chí tu thân

Làm giai/quyết chí tu thân Công/danh không vội, nợ/nần không lo

Lúc khi nên (ông) giời/giúp công cho (LK…)

Qua đó ta thấy lời ca trong Hát Xẩm còn phê phán lên án, đả kích những thói hư tật xấu của xã hội đồng thời ca ngợi giá trị văn hóa, những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, giáo dục con người biết sống lương thiện, đạo hiếu, nhân văn Điều này đã làm nên sự độc đáo, đậm chất hài hước, nhấm nhẳng nhưng cũng rất tha thiết, tâm trạng nhiều cung bậc cảm xúc của người Hát Xẩm

Có thể thấy những bài Hát Xẩm sử dụng nhiều những quãng hẹp và rộng khá đa dạng và phù hợp Đảm bảo giai điệu vẫn rất ăn nhập với lời ca

Trang 34

tạo nên một tổng thể như một câu chuyện kể về cuộc sống, chuyện đời, chuyện mình, chuyện xã hội, với ngữ cảnh và nhân vật đa dạng

VD 6:

1.2.2.4 Cấu trúc trong điệu Hát Xẩm

Trong một tác phẩm âm nhạc cấu trúc và giai điệu được kết hợp chặt chẽ với nhau Tác phẩm âm nhạc chính là một đoạn nhạc Khổ, Trổ, Đoạn

là một thành tố rất quan trọng tạo nên cấu trúc của điệu hát Từ Trổ hoặc Khổ hay được các NN Hát Xẩm dùng, còn từ Đoạn ít dùng Tuy nhiên, Khổ, Trổ, Đoạn khá tương đồng với nhau về mặt cấu trúc âm nhạc

Khi nghiên cứu các điệu Hát Xẩm thấy NN sử dụng một Trổ hát thường hai câu thơ trở lên VD trổ 1 của điệu Xẩm chợ gồm 4 câu thơ:

Anh xưa chẳng biết nơi nào Giời xô, đất đẩy sinh vào (cái chốn) nhân gian

Thèn tình ngơ mắt giang san Công danh chẳng có xẩm xoan cho (nó) trào

[Xem thêm PL1, tr.131]

Hay trổ 2 trong điệu hát Trống Quân

Vĩ nhân đến các triều vua Công từ (cây) rau má ốc cua (mà) nên người [Trích điệu xẩm Trống Quân do NN xẩm Sơn hát]

Tuy nhiên, có một số thể loại ở dạng Trổ mở chỉ dùng 1 câu thơ

Trang 35

Nhưng dù là Trổ mở hay Trổ thân thì vẫn đảm bảo tính thống nhất về chủ

đề âm nhạc VD 7: Điệu Hát Xẩm Hà Thành 36 phố phường có lời ca (Trổ Thân) như sau:

Chẳng thơm cũng thể hoa nhài Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An

Khi hát lên có giai điệu như sau:

Từ ví dụ trên có thể thấy, Trổ là một đoạn nhạc có lời hát kèm theo, mang khá đầy đủ ý nghĩa của một hoặc vài câu thơ được NN “bẻ làn, nắn điệu” sáng tạo, phổ thành giai điệu cấu trúc rõ ràng

Trong một trổ Hát Xẩm thường được phổ những câu thơ như trên đồng thời còn nhắc lại một số từ nhằm nhấn mạnh ý thơ và tạo cấu trúc âm nhạc cân xứng hơn

VD 8: Trong điệu Xẩm Chênh bong:

Quyết chí tu thân Làm trai quyết chí tu thân Công danh chớ vội, nợ nần chớ lo Khi nên trời giúp công cho

Nguồn kí âm: Trần Việt Ngữ

Trang 36

Trên đây là Trổ mở đầu điệu Chênh bong với lời ca do 2 câu thơ làm thành Trổ này có 13 ô nhịp, được sắp xếp bởi 2 câu thơ và được nối bắc cầu câu thơ sau tạo đà để nối sang trổ tiếp theo Đặc biệt các NN còn sử dụng lối ngâm ngợi tạo đà trước khi vào trổ hát để thay đổi tiết tấu làm cho điệu hát thêm sinh động, mới mẻ Các lối trình bày này thường gọi là vỉa

VD 9: Vỉa điệu Xẩm Thập ân

Lưu không trong Hát Xẩm là những câu nhạc không lời, thường đứng ở cuối trổ hát Lưu không có vai trò, vị trí rất quan trọng vừa là đặc điểm cốt yếu của điệu hát, vừa là những câu nhạc bắc cầu, nối nhịp dẫn dắt cho hát từ trổ nọ sang trổ kia

VD 10: (câu nhạc LK4) của Đàn nhị trong điệu hát Xẩm Thập ân sau

đây có xuất hiện lưu không 4 nhịp:

Nguồn kí âm: Đình Cương

Có thể nói, Lưu không là thành tố quan trọng của Hát Xẩm, là những câu nhạc vừa là đặc trưng vừa là đặc điểm không thể thiếu trong cấu trúc của làn điệu Hát Xẩm Hiệu ứng khoảng cách giữa các khổ thơ trước khi nghệ nhân hát thường ngưng nghỉ để vừa tạo cho NN khoe ngón đàn, vừa

để Xẩm ngưng nghỉ hát lấy hơi và có điệu bộ diễn xướng, cũng có khi NN nói ngâm như một kiểu chêm vào cho điệu hát nhằm làm mới giai điệu thêm sinh động

Trang 37

1.2.2.5 Tiết tấu, nhịp điệu

Tiết tấu trong Hát Xẩm cũng khá đa dạng như thể tự do (vỉa) thể hiện trường canh, thuận chiều và đặc biệt là đảo phách

+ Thể trường canh – tiết tấu dồn về phía sau VD 11:

+ Tiết tấu đảo phách, nghịch phách được các NN Xẩm phát huy khá triệt để trong các điệu hát

VD 12: Điệu Xẩm Thập ân

Nghịch phách đảo phách

+ Nhịp điệu trong Hát Xẩm đa dạng, thường là nhịp trường canh, đều đặn ở các loại nhịp đơn thường có 2 phách hoặc 4 phách, không thấy có nhịp phức hợp trong hay giữa các trổ hát Phổ biến nhất là nhịp tự do ở các đoạn vỉa, ngân, nảy kiểu kết hợp hài hòa với nhịp 4/4 hoặc 2/4

VD 13: Vỉa Xẩm Thập ân

Nguồn kí âm: Hà Hoa

Trang 38

1.2.2.6 Tính chất âm nhạc

Hát Xẩm là đứa con tinh thần, là sản phẩm của chính những người dân lao động nên lời ca, tính nhạc của Hát Xẩm rất đơn giản, mộc mạc, gần gũi, chân chất, hàm chứa nội dung tư tưởng sâu sắc Lời ca trong các bài Hát Xẩm chứa đựng những lời răn dạy đạo đức trong cuộc sống hay những triết lý sâu sắc dành cho mọi người Với những bài Hát Xẩm xưa, xuất phát

từ nông thôn, gắn liền với cuộc sống mưu sinh của người mù hay người khuyết tật nên âm nhạc có sự nén hơi, nhả chữ, sự nhấn nhá, sức nặng với tiết tấu đảo phách, lơi nhịp, thể hiện sự lam lũ, vất vả của người nông dân, đồng thời cũng tạo chất nhấm nhẳng, dí dỏm, hài hước của họ

Lời ca hòa quyện với nhịp gõ của phách, sênh khiến người Hát Xẩm

có thể diễn đạt nhiều cung bậc cảm xúc, tình cảm Có khi là nỗi nhớ nhung

da diết, khi lại trách móc chua xót và khi là sự than thở cho số phận hẩm hiu

Nhà giàu không có con trai

Có cô gái đẹp vô cùng giỏi giang Chả tham ông Ký, ông Thông Than ông Rể ở Sơn Tây, làm lười

(Trích bài Kén Rể của tác giả Hà Thị Cầu ghi theo trang hathicau.com)

Như vậy theo lời ca trên, tác giả Hà Thị Cầu đã thương xót cho số phận người phụ nữ đức hạnh (chắc hẳn xưa kia cô ấy được giáo dục nề nếp, Công – Dung – Ngôn – Hạnh) xinh đẹp nhưng lại được cha mẹ gả cho một anh chồng lười biếng

Một điệu Hát Xẩm cổ có thể có nhiều lời khác nhau Sự tài tình của người Xẩm được thể hiện rõ nhất là tài ứng biến trong từng lần hát Cùng một bài hát nhưng NN thể hiện không lần nào giống lần nào, có khi mỗi câu hát là một lần sáng tạo cùng một giai điệu Xẩm Trống Quân nhưng lời

ca khác nhau, tạo nên nét giai điệu luyến láy cũng khác nhau Và tất nhiên điều đó cũng tạo nên tính chất âm nhạc khác nhau

Trang 39

VD cùng là điệu Chênh bong nhưng lời ca khác nhau

Trích bài Giọt nước cánh bèo

Giọt nước cánh bèo Bấy lâu nay lênh đênh dạt nước cánh bèo

Đã từng lưu lạc ấy đã từng lưu lạc

Để nhiều điều vất vả gian truân

Ông trời cao có thấu tình chăng?

(LK…)

Từ lời ca trên, tính chất âm nhạc thể hiện sự nhớ nhung, buồn bã bởi

ý thơ than thân số phận nổi chìm, vất vả của con người… Còn lời ca bài

Quyết chí tu thân cũng viết ở giai điệu Chênh bong nhưng lại răn dạy,

quyết đoán, lạc quan

Quyết chí tu thân Làm trai quyết chí tu thân Công danh không vội, nợ nần không lo Lúc khi nên ông trời giúp công cho

(LK…)

Trong Hát Xẩm lời ca chịu ảnh hưởng sâu sắc và quan hệ mật thiết với ca dao, tục ngữ, dân ca, nên các bài thơ lục bát hay biến thể có tiếng láy, tiếng đệm được NN Xẩm thường sử dụng NN thể hiện rõ ý, rõ lời, rõ tính chất của điệu hát, bài hát Hầu hết ngôn ngữ gần gũi kết hợp khéo léo giữa tiếng hát với nhạc cụ cùng với không gian, trang phục, đạo cụ … của Xẩm đã nêu thể hiện sự chân thực, thương cảm của nghệ thuật Hát Xẩm Khi tiếng hát của Xẩm cất lên, người nghe cảm thấy trong đó sự chân thành, mộc mạc, giản dị và gần gũi trong từng câu hát Điều này đã giúp cho Hát Xẩm tiếp tục hiện hữu trong đời sống xã hội xưa Những bài Hát Xẩm cứ như vậy được trau dồi, hoàn thiện dần trên con đường hành nghề, kiếm sống của Xẩm

Trang 40

1.2.3 Nhạc cụ trong Hát Xẩm

Nhạc cụ đệm cho Hát Xẩm cổ ở miền Bắc xưa có: Đàn Bầu, đàn Nhị, Sáo trúc, Đàn nguyệt, Trống mảnh, Phách, Sênh Tuy nhiên, cũng tùy từng nhóm hát mà họ sử dụng nhạc cụ đủ - thiếu khác nhau Ví dụ như gánh Xẩm của NN Hà Thị Cầu có nhạc cụ Nhị, Trống mảnh, Phách lá, sênh Đây cũng là một gánh Hát Xẩm khá tiêu biểu, đặc trưng ở thế kỷ XX Chúng tôi xin giới thiệu khái quát về một số nhạc cụ tiêu biểu mà nhóm Xẩm này sử dụng Và hiện nay, một số CLB, Trung tâm Hát Xẩm cũng sử dụng những nhạc cụ này là chủ yếu

1.2.3.1 Đàn bầu

Đàn bầu hay còn có tên gọi khác là Độc huyền cầm vì chỉ có một dây Đàn bầu có hình dạng như một ống tròn hoặc hình hộp chữ nhật được làm bằng tre, bương, luồng

“Âm vực của Đàn bầu rộng tới 3 quãng tám Âm sắc của Đàn Bầu rất đặc trưng, đẹp đẽ, sâu lắng, quyến rũ Tiếng đàn có lúc buồn bã, da diết, có khi lại ngọt ngào êm ái, diễn tả mọi cung bậc cảm xúc của con người” [50]

Trong Hát Xẩm, Đàn bầu giữ vị trí rất quan trọng, thường do nam giới sử dụng, trong quá trình diễn xướng đàn bầu thường có nhiệm vụ đưa hơi, đệm cho người hát Lợi thế của đàn bầu là những điệu Hát Xẩm có tốc

độ chậm, vừa… với tính chất buồn hoặc trữ tình Những điệu Hát Xẩm vui hóm hỉnh, có tiết tấu nhanh thì đàn bầu nhường chỗ cho các nhạc cụ khác như đàn nhị và chỉ đóng vai trò điểm xuyến hỗ trợ

1.2.3.2 Đàn Nhị

Đàn Nhị hay còn gọi là Đàn cò, là một nhạc cụ thuộc bộ dây Đàn Nhị có tác dụng để độc tấu, hòa tấu và đệm hát “Âm vực của Đàn Nhị không rộng như Đàn Bầu, nó chỉ rộng hơn 2 quãng tám nên âm thanh nghe

rõ ràng, trong sáng, mềm mại” [50] Đàn Nhị thuộc bộ dây có cung vĩ không sử dụng phím, nhờ thế mà Đàn Nhị có thể uốn lượn theo mọi cung

Ngày đăng: 16/07/2024, 16:59

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Phan Kế Bính (2005), Việt Nam phong tục, Nxb Văn hóa thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam phong tục
Tác giả: Phan Kế Bính
Nhà XB: Nxb Văn hóa thông tin
Năm: 2005
2. Khương Văn Cường (2009), Nghệ thuật Hát Xẩm, Nxb Nghệ thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghệ thuật Hát Xẩm
Tác giả: Khương Văn Cường
Nhà XB: Nxb Nghệ thuật
Năm: 2009
3. Trần Thị Thanh Dung (2018), Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Hát Xẩm trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, Luận văn thạc sĩ quản lý văn hóa, Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật TW Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Hát Xẩm trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
Tác giả: Trần Thị Thanh Dung
Năm: 2018
4. Nguyễn Văn Đạm (2004), Từ điển Tiếng Việt tường giải và liên tưởng, Nxb Văn hóa thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Tiếng Việt tường giải và liên tưởng
Tác giả: Nguyễn Văn Đạm
Nhà XB: Nxb Văn hóa thông tin
Năm: 2004
5. Thái Xuân Đệ (2008), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Văn hóa thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Tiếng Việt
Tác giả: Thái Xuân Đệ
Nhà XB: Nxb Văn hóa thông tin
Năm: 2008
7. Trần Thị Giang (2017), Nghiên cứu nghệ thuật Hát Xẩm phục vụ phát triển du lịch trên địa bàn Hà Nội, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành du lịch, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu nghệ thuật Hát Xẩm phục vụ phát triển du lịch trên địa bàn Hà Nội
Tác giả: Trần Thị Giang
Năm: 2017
8. Trịnh Thúy Giang (2013), Lý luận dạy học hiện đại, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận dạy học hiện đại
Tác giả: Trịnh Thúy Giang
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội
Năm: 2013
9. Phạm Thị Hà (2018), Hát Xẩm và nghệ nhân Hát Xẩm Hà Thị Cầu ở Ninh Bình, Luận văn Trường Đại học khoa học – Đại học Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hát Xẩm và nghệ nhân Hát Xẩm Hà Thị Cầu ở Ninh Bình
Tác giả: Phạm Thị Hà
Năm: 2018
10. Phạm Lê Hòa (2009), Đề án Hỗ trợ đưa dân ca vào trường trung học cơ sở của Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hỗ trợ đưa dân ca vào trường trung học cơ sở
Tác giả: Phạm Lê Hòa
Năm: 2009
11. Hà Hoa (2018), Xây dựng mô hình dạy học âm nhạc cho học sinh THCS thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo, Hội thảo khoa học Quốc tế Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng mô hình dạy học âm nhạc cho học sinh THCS thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo
Tác giả: Hà Hoa
Năm: 2018
12. Hà Hoa (2021), Bước đầu tìm tòi giá trị của Hát Xẩm trong hệ thống làn điệu chèo, Hội thảo quốc tế lần đầu tiên về bảo vệ và phát triển nghệ thuật Hát Xẩm trong xã hội đương đại Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bước đầu tìm tòi giá trị của Hát Xẩm trong hệ thống làn điệu chèo
Tác giả: Hà Hoa
Năm: 2021
13. Nguyễn Văn Hộ (2002), Lý luận dạy học phần 2. Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận dạy học phần 2
Tác giả: Nguyễn Văn Hộ
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2002
14. Bùi Trọng Hiền (2010), Hát Xẩm, 1000 năm Thăng Long Hà Nội, quyển 2, âm nhạc cổ truyền, Nxb Âm nhạc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hát Xẩm, 1000 năm Thăng Long Hà Nội, quyển 2
Tác giả: Bùi Trọng Hiền
Nhà XB: Nxb Âm nhạc
Năm: 2010
15. Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt (1988), Giáo dục học, Nxb Sự Thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục học
Tác giả: Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt
Nhà XB: Nxb Sự Thật
Năm: 1988
16. Đặng Vũ Hoạt (2008), Lý luận dạy học đại học, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận dạy học đại học
Tác giả: Đặng Vũ Hoạt
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội
Năm: 2008
17. Phạm Tú Hương (2004), Lý thuyết âm nhạc cơ bản, Nxb Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý thuyết âm nhạc cơ bản
Tác giả: Phạm Tú Hương
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm
Năm: 2004
18. Trần Văn Khê (2003), Hợp tuyển tài liệu nghiên cứu lý luận phê bình âm nhạc Việt Nam thế kỉ XX. Tập I, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hợp tuyển tài liệu nghiên cứu lý luận phê bình âm nhạc Việt Nam thế kỉ XX
Tác giả: Trần Văn Khê
Nhà XB: Nxb Văn hóa dân tộc
Năm: 2003
19. Trần Ngọc Lan (2015), Phương pháp hát tốt tiếng Việt trong nghệ thuật ca hát, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp hát tốt tiếng Việt trong nghệ thuật ca hát", Nxb "Giáo dục Việt Nam
Tác giả: Trần Ngọc Lan
Nhà XB: Nxb "Giáo dục Việt Nam
Năm: 2015
20. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2009), Tâm lý học giáo dục, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học giáo dục
Tác giả: Nguyễn Thị Mỹ Lộc
Nhà XB: Nxb Đại học quốc gia Hà Nội
Năm: 2009
22. Nguyễn Thị Bích Ngoan (2013), “Nghệ thuật Hát Xẩm” Tạp chí văn hóa nghệ thuật, số 351 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghệ thuật Hát Xẩm” "Tạp chí văn hóa nghệ thuật
Tác giả: Nguyễn Thị Bích Ngoan
Năm: 2013

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.3. Bảng điều tra về sự yêu thích của HS đối với Hát Xẩm  [Tác giả khảo sát] - Đưa Hát Xẩm vào hoạt động ngoại khóa cho học sinh Trường Trung học cơ sở Ngô Sĩ Liên, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Bảng 2.3. Bảng điều tra về sự yêu thích của HS đối với Hát Xẩm [Tác giả khảo sát] (Trang 64)
Bảng 2.4. Khảo sát khả năng hát dân ca của HS [Tác giả khảo sát] - Đưa Hát Xẩm vào hoạt động ngoại khóa cho học sinh Trường Trung học cơ sở Ngô Sĩ Liên, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Bảng 2.4. Khảo sát khả năng hát dân ca của HS [Tác giả khảo sát] (Trang 65)
Bảng 3.1. Danh mục các bài hát, điệu hát đề xuất đưa vào HĐNK - Đưa Hát Xẩm vào hoạt động ngoại khóa cho học sinh Trường Trung học cơ sở Ngô Sĩ Liên, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Bảng 3.1. Danh mục các bài hát, điệu hát đề xuất đưa vào HĐNK (Trang 90)
Bảng 3.2. Đánh giá qua một số câu hỏi với HS [Tác giả thực hiện] - Đưa Hát Xẩm vào hoạt động ngoại khóa cho học sinh Trường Trung học cơ sở Ngô Sĩ Liên, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Bảng 3.2. Đánh giá qua một số câu hỏi với HS [Tác giả thực hiện] (Trang 116)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w