MỤC LỤC
Nghiên cứu và lựa chọn một số điệu hát, bài hát có tính chất giai điệu và lời ca phù hợp với HS THCS để đưa vào dạy học trải nghiệm trong HĐNK âm nhạc cho HS THCS Ngô Sĩ Liên Hoàn Kiếm, Hà Nội. Tóm lại, mỗi phương pháp đều có một vai trò nhất định trong nghiên cứu, tuy nhiên để đạt được kết quả tốt nhất thì cần phải áp dụng các phương pháp một cách phù hợp, không cứng nhắc mà cần có sự kết hợp một cách linh hoạt.
Với những bài Hát Xẩm xưa, xuất phát từ nông thôn, gắn liền với cuộc sống mưu sinh của người mù hay người khuyết tật nên âm nhạc có sự nén hơi, nhả chữ, sự nhấn nhá, sức nặng với tiết tấu đảo phách, lơi nhịp, thể hiện sự lam lũ, vất vả của người nông dân, đồng thời cũng tạo chất nhấm nhẳng, dí dỏm, hài hước của họ. Hát Xẩm cũng đã đáp ứng yêu cầu thưởng thức của người nghe, mặt khác còn là một phương tiện giao tiếp, tuyên truyền phổ biến rất quan trọng đối với đời sống xã hội, nhất là ở thời kỳ chống Pháp, chống Mỹ Hát Xẩm được NN sáng tạo lời ca, giai điệu tuyên truyền, khích lệ nhân dân tin yêu Đảng, nhà nước ra sức góp công, góp của vào cuộc giải phóng đất nước, tiêu biểu nhất có NN Hát Xẩm Hà Thị Cầu.
Bên cạnh đó, GV cũng có mở rộng thêm kiến thức về dân ca cho HS, cho HS chủ động tìm hiểu bài, GV chọn thêm nhiều hình ảnh để giới thiệu vùng văn hóa của bài học, ví dụ dạy bài Lí cây đa có hình ảnh vùng Kinh Bắc; dạy bài Đi cắt lúa có hình ảnh cồng chiêng, đốt lửa trại, nhảy múa lễ hội Tây Nguyên; dạy bài Đi cấy có cảnh thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, đặc sản của vùng Thanh Hóa…. Ở phần Vận dụng GV thường tổ chức các hoạt động giống nhau nên chưa thấy sinh động ví dụ như: chỉ cho HS hát theo các hình thức khác nhau mà khụng cú nhiều loại hoạt động khỏc như gừ đệm hoặc vận động phụ họa cho bài hát Ví dụ: khi học bài hát Đi cắt lúa dân ca Hrê Tây Nguyên, GV không cho HS vận động theo động tác múa mang màu sắc của Tây Nguyên mà lại cho vận động theo nội dung lời ca chưa thực sự phù hợp; hoặc với bài Hò ba lí là hát theo hình thức xướng-xô nhưng không thấy GV tổ chức cách hát này. Rừ ràng về năng lực õm nhạc núi chung của HS lớp 8 trường THCS Ngô Sĩ Liên có những ưu điểm về năng lực âm nhạc và có sở thích hát dân ca, tuy nhiờn khi khảo sỏt thực tiễn giờ dạy chớnh khúa, thấy rừ việc tổ chức hoạt động cho HS học vận động sau khi học hát của GV còn hạn chế, nên chưa kích thích được sự yêu thích học hát dân ca (cụ thể bài dân ca Tây Nguyên) của HS.
Qua đó sẽ trang bị cho các em những kiến thức về văn hóa âm nhạc truyền thống nói chung, nghệ thuật Hát Xẩm nói riêng, quan trọng hơn thông qua học Hát Xẩm nhà trường còn giáo dục cho các em hướng tới thẩm mỹ và cảm nhận những cái hay, cái đẹp trong văn hóa cổ truyền, mà tự hào, góp phần giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa Việt Nam thời đại mới. Năm 2020 – 2021 như thường lệ nhà trường cũng xây dựng kế hoạch hoạt động ngoại khóa cho HS như: Vì một môi trường Xanh – Sạch – đẹp, chung tay phòng chống và đẩy lùi dịch bệnh… Nhóm âm nhạc cũng đề xuất xây dựng hoạt động ngoại khóa âm nhạc cho HS như đặt lời ca mới cho làn điệu dân ca với chủ đề phòng chống dịch bệnh covid 19, chủ đề thầy cô, mái trường, quê hương đất nước… tuy nhiên do dịch bệnh nên HS kỳ I và nửa kỳ II của năm học 2020 -2021 HS vẫn phải học online nên HS hoạt động ngoại khóa tự học dưới sự hướng dẫn của GV âm nhạc bằng cách gửi các clip HS hát cho GV. Năm học 2018 – 2019 tổ chức hoạt động thăm quan dã ngoại, tìm hiểu Quan họ Bắc Ninh cho HS khối lớp 7 với mục đích để HS có thêm những trải nghiệm thực tế và cảm nhận sâu sắc về dân ca quan họ Bắc Ninh, HS hiểu được Quan họ là hình thức hát giao duyên cũng như trang phục khi hát Quan họ (liền anh đội khăn xếp áo the, liền chị duyên dáng với áo tứ thân và nón quai thao).
Vì vậy, việc tổ chức các KĐNK về Hát Xẩm tại trường THCS Ngô Sĩ Liên sẽ trở nên cần thiết, có cơ sở lý luận và thực tiễn, giúp các em HS nơi đây khám phá, tìm hiểu sự độc đáo của nghệ thuật này, nâng cao kiến thức âm nhạc đồng thời cũng góp sức nhỏ bé của từng HS để cùng xã hội phát huy thể loại nghệ thuật âm nhạc truyền thống của cha ông để lại. Như trên đã trình bày các kỹ thuật của Hát Xẩm vừa phong phú vừa có đặc điểm, đặc trưng khác biệt với các thể loại ca hát cổ truyền khác nên, quá trình GV giúp HS tiếp cận, trải nghiệm Hát Xẩm không nhất thiết đòi hỏi HS phải hát đúng hết các kỹ thuật ngay buổi học, nhất là về các kỹ thuật luyến láy và kỹ thuật ngắt là rất khó nếu phải kết hợp lời ca không gieo vần với nhiều tiếng đệm hay ca từ cổ có nội dung khó hiểu. Việc giáo dục thẩm mỹ của Hát Xẩm cho HS không phải yêu cầu các con hát cho thật đúng kỹ thuật, mà phải giúp cho HS hiểu được cội nguồn, tính chất, ý nghĩa lời ca, đặc biệt là thông qua Hát Xẩm HS tiếp nhận thẩm mỹ đó như những câu chuyện kể về mối quan hệ giữa cha mẹ với con cái, tình cảm anh em trong gia đình, những kiến thức về kinh nghiệm cuộc sống, những giá trị văn hóa của ông cha, của quê hương.
* Bước 3: Triển khai thực hiện công tác chuẩn bị về chuên môn và cơ sở vật chất như: Kịch bản MC, luyện tập một số tiết mục văn nghệ có chủ đề về hát dân ca, Hát Xẩm để mở màn, giao lưu; Chuẩn bị các câu hỏi, các phương án, tình huống sư phạm có nội dung tập trung vào chủ đề về nghệ thuật Hát Xẩm; Chuẩn bị địa điểm, hội trường, ghế ngồi, loa đài, ánh sáng, trang phục, đạo cụ, trang trí khánh tiết. Cụ thể ở đây, tổ chức cho HS được tham gia các hoạt động trải nghiệm Hát Xẩm, ngoài việc nghe và xem biểu diễn, các em còn được tham gia các hoạt động tương tác như hát cùng các NN, NS hoặc hát cho NN, NS các thầy cô và các bạn nghe, đồng thời còn giới thiệu về cách học, cách ôn luyện và cách biểu diễn cũng như cách tiếp cận một số nhạc cụ trong Hát Xẩm như: Cầm đàn và đỏnh trống, gừ phỏch. GV âm nhạc xây dựng nội dung hoạt động cụ thể, báo cáo, được sự đồng ý của BGH; Cỏc nội dung kế hoạch cần rừ ràng, khoa học và chi tiết về: Thời gian tổ chức HĐTN (VD có thể chọn vào chiều ngày thứ 5 cho lớp 8A3 vì lớp này không có lịch học tại trường); Địa điểm trải nghiệm, đối tượng trải nghiệm, nội dung những điệu hát, bài hát nào sẽ được lựa chọn cho HS trải nghiệm (phù hợp với những kiến thức trong chính khóa các em đó học); Nhạc cụ nào sẽ cho HS trải nghiệm (VD bộ gừ, nhạc cụ Sờnh, phách và Trống Mảnh).
Đầu tiên, chúng tôi xây dựng kế hoạch dạy học (giáo án) với nội dung cụ thể, rừ ràng cho tiết học Hỏt Xẩm Hà Nội 36 phố phường, sau đú soạn Kế hoạch bài dạy (giáo án) thực nghiệm theo đúng quy trình các bước của tiết dạy học. Qua việc rèn luyện kỹ năng học Hát Xẩm, từ các bảng thống kê chúng tôi nhận thấy: Về mức độ hào hứng của HS đối với giờ thực nghiệm, kết quả thu được như sau: HS rất hứng thú đạt 93,4%, số HS cảm thấy hứng thú là 6,6%, và không có HS nào cảm thấy không hứng thú. Như vậy, việc giới thiệu, đưa Hát Xẩm vào HĐNK cho các em ở trường THCS Ngô Sĩ Liên, Hoàn Kiếm, Hà Nội là một trong những biện pháp quan trọng và thiết thực nhằm giúp các em tiếp cận và học hỏi, cung cấp môi trường tốt nhất để các em thực hành Hát Xẩm và góp phần bảo vệ và phát huy những giá trị truyền thống của cha ông.
- HS vận dụng kiến thức đã được trải nghiệm trong thực tế, qua sách báo kể tên một vài thể loại âm nhạc truyền thống như: Hát Chèo, Hát Ca trù, Hát Văn, Hát Xẩm…. - Qua trò chơi, khẳng định nước ta có một nền âm nhạc dân gian truyền thống đa dạng, phong phú rất đáng tự hào của các dân tộc VN. - GV giới thiệu thêm về phố cổ Hà Nội, một vài hình ảnh sinh hoạt văn hóa của người dân phố cổ: lễ hội, cảnh buôn bán tấp nập ở chợ Đồng Xuân, … Giới thiệu ngắn gọn về Hát Xẩm và những nhạc cụ được sử dụng trong gánh Xẩm.
-Hát thành thạo bài hát qua các hình thức khác nhau và kết hợp gừ đệm đơn giản.