Đưa dân ca Quảng Nam - Đà Nẵng vào hoạt động ngoại khóa âm nhạc tại trường Trung học cơ sở Trần Quang Khải, thành phố Đà NẵngĐưa dân ca Quảng Nam - Đà Nẵng vào hoạt động ngoại khóa âm nhạc tại trường Trung học cơ sở Trần Quang Khải, thành phố Đà NẵngĐưa dân ca Quảng Nam - Đà Nẵng vào hoạt động ngoại khóa âm nhạc tại trường Trung học cơ sở Trần Quang Khải, thành phố Đà NẵngĐưa dân ca Quảng Nam - Đà Nẵng vào hoạt động ngoại khóa âm nhạc tại trường Trung học cơ sở Trần Quang Khải, thành phố Đà NẵngĐưa dân ca Quảng Nam - Đà Nẵng vào hoạt động ngoại khóa âm nhạc tại trường Trung học cơ sở Trần Quang Khải, thành phố Đà Nẵng
Trang 1NGÔ ĐINH VĂN THIỆN
ĐƯA DÂN CA QUẢNG NAM - ĐÀ NẴNG
VÀO HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA ÂM NHẠC TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRẦN QUANG KHẢI,
Trang 2NGÔ ĐINH VĂN THIỆN
ĐƯA DÂN CA QUẢNG NAM - ĐÀ NẴNG
VÀO HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA ÂM NHẠC TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRẦN QUANG KHẢI,
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Lý luận và Phương pháp dạy học âm nhạc
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS LÊ VĂN TOÀN
Hà Nội, 2024
Trang 3Tôi xin cam đoan luận văn này với đề tài “Đưa dân ca Quảng Nam -
Đà Nẵng vào hoạt động ngoại khóa âm nhạc tại trường Trung học cơ sở
Trần Quang Khải, thành phố Đà Nẵng” là công trình nghiên cứu của riêng
tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Lê Văn Toàn và những nội dung được
trình bày trong luận văn này hoàn toàn trung thực Các số liệu và kết quả đưa
ra trong luận văn này chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào
khác Tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn với lời cam đoan trên
Tác giả luận văn
Ngô Đinh Văn Thiện
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ MANG TÍNH LÝ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRẦN QUANG KHẢI, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 8
1.1 Một số khái niệm thuật ngữ trong đề tài 8
1.1.1 Dân ca 8
1.1.2 Thế nào là đưa dân ca vào hoạt động ngoại khóa 9
1.1.3 Dạy học và phương pháp dạy học 10
1.1.4 Phương pháp dạy học hát dân ca 14
1.1.5 Hoạt động ngoại khóa và hoạt động ngoại khóa âm nhạc 14
1.2 Dân ca Quảng Nam - Đà Nẵng và vai trò đối với học sinh ở thành phố Đà Nẵng 16
1.2.1 Khái quát về dân ca Quảng Nam - Đà Nẵng 16
1.2.2 Một số thể loại dân ca tiêu biểu ở Quảng Nam - Đà Nẵng 20
1.2.3 Vai trò của dân ca Quảng Nam - Đà Nẵng đối với học sinh ở thành phố Đà Nẵng 29
1.3 Hoạt động ngoại khóa âm nhạc tại trường Trung học cơ sở 31
1.3.1 Các hình thức tổ chức của hoạt động ngoại khóa âm nhạc 31
1.3.2 Tầm quan trọng của hoạt động ngoại khóa âm nhạc trong trường Trung học cơ sở 32
1.4 Thực trạng hoạt động âm nhạc tại trường Trung học cơ sở Trần Quang Khải, thành phố Đà Nẵng 35
1.4.1 Khái quát về trường Trung học cơ sở Trần Quang Khải 35
1.4.2 Tình hình dạy học hát dân ca và hoạt động ngoại khóa âm nhạc tại trường THCS Trần Quang Khải, thành phố Đà Nẵng 37
Tiểu kết chương 1 46
Chương 2: BIỆN PHÁP ĐƯA DÂN CA QUẢNG NAM - ĐÀ NẴNG VÀO HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRẦN QUANG KHẢI, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 48
2.1 Cơ sở pháp lý để đề xuất biện pháp 48
Trang 52.2 Tiêu chí chọn những bài dân ca Quảng Nam - Đà Nẵng vào hoạt động
ngoại khóa âm nhạc 49
2.2.1 Yêu cầu chung 49
2.2.2 Tiêu chí 51
2.2.3 Đề xuất một số bài dân ca 53
2.3 Một số biện pháp đưa dân ca Quảng Nam - Đà Nẵng vào hoạt động ngoại khóa Âm nhạc tại trường Trung học Cơ sở Trần Quang Khải 55
2.3.1 Bồi dưỡng GV âm nhạc về dạy học làn điệu dân ca Quảng Nam -
Đà Nẵng 55
2.3.2 Thành lập Câu lạc bộ dân ca 67
2.3.3 Tổ chức hội thi sưu tầm, đặt lời mới các bài hát dân ca 68
2.3.4 Một số biện pháp khác 71
2.4 Một số biện pháp dạy học hát dân ca Quảng Nam - Đà Nẵng trong hoạt động ngoại khóa âm nhạc 73
2.4.1 Dạy học hát dân ca Quảng Nam - Đà Nẵng qua phương pháp truyền khẩu 73
2.4.2 Rèn luyện một số kỹ năng hát dân ca Quảng Nam - Đà Nẵng 75
2.4.3 Một số biện pháp khác 79
2.5 Thực nghiệm sư phạm 83
2.5.1 Mục đích thực nghiệm 83
2.5.2 Đối tượng, nội dung thực nghiệm 83
2.5.3 Quy trình tiến hành thực nghiệm 83
2.5.4 Đánh giá kết quả thực nghiệm 88
Tiểu kết chương 2 89
KẾT LUẬN 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO 94
PHỤ LỤC 123
Trang 6DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BGH : Ban giám hiệu
Bộ GD&ĐT : Bộ Giáo dục và Đào tạo CLB : Câu lạc bộ
ĐHSP : Đại học sư phạm HĐNK : Hoạt động ngoại khóa PGS.TS : Phó giáo sư, Tiến sĩ
THPT : Trung học phổ thông THCS : Trung học cơ sở TSKH : Tiến sĩ khoa học
UBND : Ủy ban nhân dân
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Nhịp sống hiện đại và lối sống chạy theo trào lưu ngày nay khiến dân
ca dần không còn phổ biến đối với người dân Việt Nam nói chung và người dân Quảng Nam - Đà Nẵng nói riêng nữa, đặc biệt là các em học sinh hiện nay Trong những năm gần đây, trẻ em trên địa bàn thành phố Đà Nẵng hầu như từ lúc sinh ra đã không còn được bao bọc trong tiếng hát ru của mẹ, trong những câu hát “hò ơi” mang theo dáng hình quê hương đất nước, không lớn lên cùng những câu hát đồng dao bình dị truyền tải nhiều bài học trong cuộc sống thường ngày như thời xưa Thay vào đó, các em được tiếp xúc nhiều với những ca khúc hiện đại chạy theo trào lưu, nội dung không mang tính giáo dục, ở một số bài hát còn có ngôn từ không phù hợp với lứa tuổi Bây giờ những chương trình âm nhạc dân gian đã không còn phổ biến trên chương trình truyền hình cũng như trên các phương tiện truyền thông khác, cơ hội để các em tiếp xúc với dân ca cũng ít đi, gu thẩm mỹ âm nhạc cũng bị tác động ít nhiều bởi âm nhạc thị trường phổ biến hiện nay Từ đó khiến các em không có tâm thế chủ động trong việc tiếp nhận, tìm hiểu về các bài hát dân ca mang nét đẹp văn hóa của địa phương mình Trước thực
tế xã hội đang phát triển quá nhanh và các em học sinh dễ dàng bị thu hút bởi các loại hình nghệ thuật khác, âm nhạc truyền thống của dân tộc đang có nguy cơ thất truyền Vì vậy, việc truyền lại những giá trị của dân ca cho thế
hệ trẻ trên địa bàn thành phố hiện nay để các em thấy được nét đẹp lao động, biết trân trọng những giá trị văn hóa vùng miền là điều cần thiết
Các bạn trẻ ngày nay không được tiếp xúc nhiều với dân ca, nên việc đưa dân ca Quảng Nam - Đà Nẵng vào trường THCS có vai trò và ý nghĩa
to lớn, không chỉ góp phần bảo tồn và phát huy vốn dân ca ở Quảng Nam -
Đà Nẵng nói riêng và các vùng miền khác nói chung mà còn thông qua đó
có thể phát triển khả năng hát dân ca cho học sinh, giáo dục tình yêu quê
Trang 8hương đất nước và niềm tự hào về truyền thống của dân tộc Vì lí do đó, chúng tôi muốn nghiên cứu về việc đưa dân ca Quảng Nam - Đà Nẵng đến gần hơn với học sinh nơi đây Trong đó biện pháp hữu hiệu và phổ biến nhất
là đưa các làn điệu dân ca Quảng Nam - Đà Nẵng trở thành một trong những nội dung giáo dục trong nhà trường nhằm góp phần bảo tồn, phát huy dân ca của vùng miền cũng như giáo dục cho lứa tuổi học sinh THCS trên địa bàn biết trân trọng, yêu quý dân ca ở địa phương mình nói riêng và âm nhạc dân gian nói chung Cụ thể là bắt đầu tiếp cận các em học sinh trường THCS Trần Quang Khải, thành phố Đà Nẵng từ HĐNK âm nhạc
HĐNK âm nhạc tại trường THCS Trần Quang Khải hiện nay chỉ có hình thức trình diễn văn nghệ, riêng dân ca Quảng Nam - Đà Nẵng chưa được đưa vào chương trình HĐNK của nhà trường
Dân ca Quảng Nam - Đà Nẵng mang những giá trị văn hóa vô giá của khu vực miền Trung riêng và Việt Nam nói chung; phản ánh đặc trưng về môi trường sống của người dân Quảng Nam - Đà Nẵng Những yếu tố được
sử dụng để sáng tác trong các làn điệu dân ca như từ ngữ, hình ảnh, hình thức thơ, cũng phản ánh sâu sắc đặc trưng văn hóa nghệ thuật vùng miền nơi đây Mặc dù nhiệm vụ đưa dân ca địa phương đến gần các em học sinh còn nhiều khó khăn nhưng để có thể giữ gìn và nối tiếp những tinh hoa văn hóa của dân tộc, góp phần tạo thêm môi trường học tập và kế thừa nền âm nhạc truyền thống dân tộc, mong muốn các em học sinh có thể hiểu biết nhiều hơn
về những giá trị tốt đẹp của dân ca tại nơi mình sinh sống, chúng tôi đã chọn
đề tài “Đưa dân ca Quảng Nam - Đà Nẵng vào hoạt động ngoại khóa âm
nhạc tại trường Trung học cơ sở Trần Quang Khải, thành phố Đà Nẵng”
để làm hướng nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiệp của mình
2 Tình hình nghiên cứu
Trong cuốn “Sức sống của nền âm nhạc cổ truyền Việt Nam” xuất bản năm 1996, tác giả Tô Vũ có đề cập đến vấn đề “Xây dựng khoa thanh nhạc
Trang 9cổ truyền” trong hệ thống đào tạo chuyên nghiệp và đặc biệt nhấn mạnh giáo
dục - đào tạo trong việc truyền bá vốn âm nhạc truyền thống cho các em, nhất là tầng lớp thanh niên, những chủ nhân tương lai của đất nước [48]
Cuốn “Vấn đề nghiên cứu và đào tạo âm nhạc dân tộc học Việt Nam”
của PGS.TS Lê Văn Toàn chủ biên, xuất bản bởi Nxb Thanh niên vào năm
2016 đã đưa ra những tổng kết và đánh giá về tình hình nghiên cứu, giảng dạy môn Âm nhạc dân tộc học Việt Nam để người đọc có cái nhìn đúng đắn hơn về âm nhạc của dân tộc Bên cạnh đó công trình còn đề cập đến vấn đề đào tạo ngành “Âm nhạc dân tộc học”, góp phần phát triển ngành âm nhạc dân tộc và phổ biến rộng rãi đến giới trẻ Việt Nam [41]
Nghiên cứu về dân ca nói chung hay bàn về nhiệm vụ gìn giữ dân ca trong đời sống hiện đại ngày nay là đề tài được rất nhiều các nhà khoa học
quan tâm nghiên cứu Có thể kể đến đề án “Hỗ trợ đưa dân ca vào trường trung học cơ sở” (đề tài khoa học cấp Bộ nghiệm thu năm 2009) do TSKH
Phạm Lê Hoà chủ nhiệm với mục tiêu bảo tồn dân ca của các vùng miền và dân tộc thiểu số, giúp các em học sinh có thể hát được những làn điệu dân ca tiêu biểu và biết yêu quý trân trọng giá trị văn hóa của dân tộc cho thấy tầm quan trọng của việc truyền lại những giá trị văn hóa tinh thần của dân ca cho thế hệ sau [14]
Ngoài ra có thể kể đến một số công trình luận văn đã nghiên cứu như: Năm 2010, tác giả Lại Thị Phương Thảo đã hoàn thành luận văn cao
học văn hóa với tiêu đề: “Âm nhạc dân gian trong công tác đào tạo tại trường Đại học sư phạm Nghệ thuật Trung Ương” nhằm đưa ra một cái nhìn
tổng quan và chi tiết về diện mạo của việc đưa âm nhạc dân gian vào công tác giảng dạy, đào tạo sinh viên hệ Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương Bên cạnh đó, đề tài còn hướng đến việc giữ gìn và phát triển các giá trị âm nhạc dân gian cổ truyền thông qua việc đào tạo các lớp sinh viên là những thầy cô giáo dạy nhạc tương lai [37]
Trang 10Nguyễn Thị Thanh Vân (2016), “Dạy học hát dân ca cho học sinh Trung học cơ sở Quang Trung, thành phố Thanh Hóa”, Luận văn Thạc sĩ Lý
luận và Phương pháp dạy học âm nhạc, bảo vệ tại trường ĐHSP Nghệ Thuật
TW Luận văn nêu ra thực trạng dạy học hát dân ca và những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy hát dân ca tại trường THCS Quang Trung, thành phố Thanh Hóa [51]
Dương Thị Phượng (2017), “Dàn dựng tiết mục dân ca trong HĐNK tại trường THCS Nguyễn Trãi - Thanh Xuân - Hà Nội”, Luận văn Thạc sĩ
Lý luận và Phương pháp dạy học âm nhạc, bảo vệ tại trường ĐHSP Nghệ Thuật TW Luận văn nêu ra thực trạng dàn dựng các tiết mục hát dân ca trong HĐNK cho học sinh trường THCS Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội và đưa ra các phương pháp dàn dựng tiết mục dân ca [36]
Nguyễn Thị Thanh Nga (2022), “Dạy học hát dân ca cho học sinh THCS tại trường THCS và Trung học phổ thông Nguyễn Bỉnh Khiêm - Cầu Giấy, Hà Nội”, Luận văn Thạc sĩ Lý luận và phương pháp dạy học âm nhạc,
bảo vệ tại trường ĐHSP Nghệ Thuật TW Nội dung luận văn nêu ra thực trạng dạy hát dân ca và những biện pháp dạy học hát dân ca tại trường THCS
và THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, luận văn đã đề xuất những biện pháp dạy học hát dân ca hiệu quả mà chúng tôi có thể tham khảo để có cách nhìn toàn diện hơn về các biện pháp dạy học trong quá trình thực hiện luận văn [32]
Trương Quang Minh Đức (2022), “Dạy học hát Bài chòi và Lý Quảng Nam cho học sinh trung học cơ sở”, luận án Tiến sĩ Âm nhạc chuyên ngành
Lý luận và phương pháp dạy học âm nhạc bảo vệ tại trường ĐHSP Nghệ Thuật TW Luận án này đã đưa ra được tính cấp thiết của việc bảo tồn và kế thừa dân ca Quảng Nam, cụ thể là Bài chòi và Lý Quảng Nam, đưa ra được các biện pháp cụ thể và thiết thực để đưa dân ca vào việc dạy học một cách hiệu quả [13]
Những công trình nghiên cứu, những bài viết trên có sự liên quan gián tiếp đến đề tài của chúng tôi Đây sẽ là những gợi ý, tài liệu để chúng tôi có
Trang 11thể tham khảo và nghiên cứu hướng phát triển luận văn của mình Tuy nhiên, qua việc khảo sát cho thấy, đến nay chưa có công trình, luận văn nào thực hiện nghiên cứu về dạy học hát dân ca Quảng Nam - Đà Nẵng trong HĐNK cho học sinh tại trường THCS Trần Quang Khải, thành phố Đà Nẵng Như vậy có thể khẳng định rằng, đề tài này không bị trùng lặp với các công trình, luận án, luận văn nghiên cứu trước đó Các công trình, luận văn, luận án nêu
ở trên là những tư liệu quý báu để chúng tôi có thể tham khảo trong quá trình thực hiện luận văn này
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Từ cơ sở lý luận và thực tiễn, đề tài đưa ra mục đích nghiên cứu là tìm
ra biện pháp hiệu quả để đưa các làn điệu dân ca Quảng Nam - Đà Nẵng vào HĐNK trong trường THCS Trần Quang Khải, nhằm tạo môi trường cho các
em học sinh tiếp cận gần hơn với âm nhạc dân tộc của quê hương, góp phần giữ gìn nét đẹp văn hóa âm nhạc dân gian của Việt Nam
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu một số vấn đề lý luận liên quan đến đề tài: khái niệm dân
ca, dạy học và phương pháp dạy học, hoạt động ngoại khóa; tầm quan trọng của dân ca Quảng Nam - Đà Nẵng; phương pháp dạy học dân ca Quảng Nam
- Đà Nẵng…
Nghiên cứu thực trạng HĐNK âm nhạc tại THCS Trần Quang Khải - thành phố Đà Nẵng
Đề xuất một số biện pháp đưa dân ca Quảng Nam - Đà Nẵng vào HĐNK
âm nhạc cho học sinh trường THCS Trần Quang Khải - thành phố Đà Nẵng
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các biện pháp đưa dân ca Quảng Nam - Đà Nẵng vào HĐNK tại trường THCS Trần Quang Khải, cụ thể là lựa chọn một
Trang 12số bài hát dân ca Quảng Nam - Đà Nẵng đưa vào HĐNK tại trường THCS Trần Quang Khải
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Luận văn này thực hiện trong phạm vi trường THCS Trần Quang Khải, thành phố Đà Nẵng; nghiên cứu những biện pháp để đưa dân ca Quảng Nam
- Đà Nẵng vào hoạt động ngoại khóa tại trường THCS Trần Quang Khải
Trong đề tài này cụ thể là các bài: Lý thiên thai, Lý thương nhau, Hò khoan,
Hò hố hụi, Hò ba lí và Vè cá Những bài dân ca này được lựa chọn dựa trên
tiêu chí phần nội dung và lời trong sáng, mang đặc trưng của vùng miền Quảng Nam - Đà Nẵng, cấu trúc ngắn gọn, ít luyến láy và dễ nhớ, dễ thuộc
5 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu lý luận: Sưu tầm, đọc tài liệu để nghiên cứu các khái niệm liên quan đến đề tài; nghiên cứu một số bài hát dân ca Quảng
Nam - Đà Nẵng (Lý thiên thai, Lý thương nhau, Hò khoan, Hò hố hụi, Hò ba
lí và Vè cá); nghiên cứu các biện pháp các biện pháp dạy học hát dân ca và
đưa dân ca Quảng Nam - Đà Nẵng vào HĐNK Phân tích, tổng hợp những tài liệu được sử dụng trong quá trình nghiên cứu, hệ thống hóa những tài liệu, xây dựng cơ sở lý luận phục vụ cho đề tài nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp điều tra khảo sát thực tiễn đối với các GV âm nhạc và học sinh tại trường THCS Trần Quang Khải, thành phố Đà Nẵng Nội dung khảo sát: mức độ hiểu biết và yêu thích dân
ca địa phương, mức độ quan tâm đến HĐNK âm nhạc Phiếu khảo sát được làm theo hình thức online, sau đó tổng hợp kết quả phục vụ cho đề tài nghiên cứu Tiến hành quan sát, điều tra phỏng vấn để tìm hiểu thực trạng hoạt động ngoại khóa âm nhạc và giảng dạy âm nhạc tại trường THCS Trần Quang Khải phục vụ cho đề tài nghiên cứu
6 Những đóng góp của luận văn
Về lý luận: Kết quả của luận văn sẽ góp phần vào việc bổ sung lý luận
và thực tiễn cho phương pháp hoạt động ngoại khóa âm nhạc và dạy học hát
Trang 13dân ca Quảng Nam - Đà Nẵng tại trường THCS Trần Quang Khải Luận văn
có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho những nghiên cứu cùng hướng đề tài thuộc ngành Lý luận và Phương pháp dạy học âm nhạc
Về thực tiễn: Luận văn bảo vệ thành công sẽ là tài liệu tham khảo cho giáo viên âm nhạc tại trường THCS Trần Quang Khải nói riêng và các trường THCS trên địa bàn thành phố nói chung Đồng thời luận văn góp phần giữ gìn, phát huy và kế thừa những nét đẹp văn hóa tinh thần của người dân Quảng Nam - Đà Nẵng trong dân ca
7 Cấu trúc của luận văn:
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn gồm 02 chương
Chương 1: Những vấn đề mang tính lý luận và thực trạng hoạt động
ngoại khóa tại trường Trung học cơ sở Trần Quang Khải, thành phố Đà Nẵng
Chương 2: Biện pháp đưa dân ca Quảng Nam - Đà Nẵng vào hoạt
động ngoại khóa tại trường Trung học cơ sở Trần Quang Khải, thành phố
Đà Nẵng
Trang 14Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ MANG TÍNH LÝ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
TRẦN QUANG KHẢI, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
1.1 Một số khái niệm thuật ngữ trong đề tài
1.1.1 Dân ca
Theo tài liệu nghiên cứu từ Luận văn Thạc sĩ Lý luận và Phương pháp
dạy học âm nhạc của tác giả Dương Thị Phượng (2017) với tiêu đề Dàn dựng tiết mục dân ca trong HĐNK tại trường THCS Nguyễn Trãi - Thanh Xuân -
Hà Nội có đề cập đến tên gọi dân ca ở các quốc gia như sau: “Người Đức
gọi dân ca là Volkslied (tạm dịch là: bài ca của nhân dân), người Pháp gọi
là Chanson Populaire (tạm dịch là bài ca phổ cập trong quần chúng), người Anh gọi là Folk Song (tạm dịch là bài ca mang tính dân tộc), người Ý cuối thế kỷ XX lại gọi dân ca là Etnofonia” (tạm dịch là dân tộc học, mang tính dân tộc) [36]
Đó là tên gọi dân ca ở một số quốc gia tiêu biểu về âm nhạc trên thế giới Ngoài ra, cũng có một số định nghĩa khác về dân ca chúng tôi tìm hiểu được như sau:
Theo Phạm Phúc Minh (1994), tác giả của công trình Tìm hiểu dân ca Việt Nam: “Dân ca là những bài hát cổ truyền do nhân dân sáng tác, được
lưu truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác và được nhân dân ca hát theo phong tục tập quán của từng địa phương, từng dân tộc” [29; tr.11]
Theo GS.TS Trần Quang Hải đã đề cập trong công trình nghiên cứu
khoa học Sơ lược về dân ca Việt Nam:
“Dân ca là những bài hát, khúc ca được sáng tác và lưu truyền trong dân gian mà không thuộc về riêng một tác giả nào Đầu tiên bài hát có thể do một người nghĩ ra rồi truyền miệng qua nhiều người từ đời này qua đời khác và được phổ biến ở từng vùng, từng
Trang 15dân tộc Các bài ca được gọt giũa, sàng lọc qua nhiều năm tháng bền vững với thời gian” [17]
Trong sách Giáo khoa Âm nhạc 7 (2022), đưa ra khái niệm về dân ca:
“Dân ca là những bài hát do nhân dân sáng tác và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng phương thức truyền miệng Dân ca Việt Nam rất phong phú, mỗi vùng miền, mỗi dân tộc đều có những thể loại dân
ca mang đặc trưng riêng, có sức sống lâu bền” [28; tr.29]
Có rất nhiều khái niệm về dân ca, nhưng trong bài luận văn này đưa ra khái niệm phù hợp với đề tài nghiên cứu như sau:
Dân ca là những sản phẩm âm nhạc được sáng tác và lưu truyền trong dân gian, bởi nhân dân mà không có tác giả và không thuộc về riêng bất cứ
ai, được truyền miệng từ đời này sang đời khác và mang đặc trưng phong tục tập quán của từng vùng miền
1.1.2 Thế nào là đưa dân ca vào hoạt động ngoại khóa
Việc truyền dạy và tạo môi trường cho các em học sinh được tiếp xúc với dân ca ngoài giờ học chính khóa tại trường học chính là đưa vào HĐNK Đây là chủ trương của Bộ GD&ĐT nhằm góp phần vào việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của dân ca, gìn giữ văn hóa riêng của đất nước trước tình hình hội nhập quốc tế Việc truyền dạy dân ca cho thế hệ trẻ ở lứa tuổi học đường là nhiệm vụ của ngành giáo dục nước nhà
Dân ca là giá trị văn hóa tinh thần của một quốc gia và mỗi người dân
có trách nhiệm gìn giữ, kế thừa và tiếp nối những làn điệu tinh hoa nghệ thuật
đó Mặc dù đây là một nhiệm vụ khó khăn nhưng các trường học, địa phương vẫn luôn không ngừng cố gắng tạo các dự án, kế hoạch lớn nhỏ để đưa dân
ca tiếp xúc với giới trẻ, đưa vào trường học
Đưa dân ca vào HĐNK là một biện pháp để thực hiện “đưa dân ca vào trường học” theo chủ trương của Bộ GD&ĐT Việc này được tiến hành dựa trên những nội dung, nhiệm vụ của nhà nước đưa ra trong các Nghị quyết về
Trang 16phát triển văn hóa con người Việt Nam Các hình thức tổ chức để đưa dân ca vào HĐNK như: tổ chức hội thi, tổ chức phong phú các sự kiện âm nhạc trong các ngày lễ truyền thống, nghe kể chuyện và thưởng thức âm nhạc, v.v Các biện pháp như: Bồi dưỡng GV âm nhạc, thành lập CLB dân ca, đầu tư nâng cao cơ sở vật chất cho các phòng học hát, sưu tầm tư liệu dân ca địa phương, v.v
1.1.3 Dạy học và phương pháp dạy học
1.1.3.1 Dạy học
Dạy và học là một trong những hoạt động cơ bản của con người, từ khi nhân loại có nền văn minh thì hoạt động dạy học lại càng đóng vai trò quan trọng trong quá trình bảo vệ và phát triển các thành tựu khoa học, những kiến thức thuộc về cuộc sống, trái đất và vũ trụ,
Hoạt động của con người là hoạt động có mục đích, có ý thức, dựa vào mục đích của hoạt động và ý thức của con người để đạt được hiệu quả nhất định, tạo ra kết quả như mong muốn Theo quan điểm lý thuyết về hoạt động của A.N.Leontiev - một nhà tâm lý học người Nga cho rằng hoạt động là “là một tổ hợp các quá trình con người tác động vào đối tượng nhằm đạt mục đích thỏa mãn một nhu cầu nhất định và chính kết quả của hoạt động là sự
cụ thể hóa nhu cầu của chủ thể” [6] Nghĩa là con người chủ động tổ chức, điều khiển các hoạt động (bao gồm hành vi, tinh thần, trí tuệ, v.v.) và tác động vào đối tượng (sự vật, tri thức, v.v.) để thực hiện ý đồ của mình, tạo ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu cụ thể của mình Như vậy, hoạt động luôn có sự gắn kết giữa chủ thể, đối tượng và mục đích hoạt động
Trong lĩnh vực giáo dục, hoạt động của con người dành cho việc dạy và học luôn được đề cao và chú trọng Trong quá trình nghiên cứu tài liệu, có những khái niệm về dạy học như sau:
Trong Luận án tiến sĩ khoa học Giáo dục của tác giả Đỗ Thị Thảo (2015), trường ĐHSP Hà Nội có đề cập:
Trang 17Dạy học là toàn bộ các thao tác có mục đích nhằm chuyển các giá trị tinh thần, các hiểu biết, các giá trị văn hóa mà nhân loại đã đạt được hoặc cộng đồng đã đạt được vào bên trong một con người, một số khác dựa trên quan điểm phát triển, nhất là phát triển về khoa học và công nghệ cho rằng Dạy học là một quá trình gồm toàn bộ các thao tác có tổ chức và có định hướng giúp người học từng bước có năng lực tư duy và năng lực hành động với mục đích
tự chiếm lĩnh các giá trị tinh thần, các hiểu biết, các kỹ năng, các giá trị văn hóa mà nhân loại đã đạt được để trên cơ sở đó có khả năng giải quyết được các bài toán thực tế đặt ra trong toàn bộ cuộc sống của mỗi người học [38]
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về dạy học nhưng chung quy lại dạy học luôn là hoạt động có sự tương tác hỗ trợ lẫn nhau giữa hai chủ thể thầy
và trò Trong cuốn Giáo dục học của các tác giả Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt cũng đưa ra khái niệm dạy và học như sau:
Dạy học là một quá trình trong đó, dưới sự tác động chủ đạo tổ chức, điều khiển, lãnh đạo của thầy, học sinh tự giác, tích cực tự
tổ chức, tự điều khiển hoạt động nhận thức, nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học [34; tr.55]
Như vậy, dạy và học là một bộ phận quan trọng trong nền giáo dục, hai hoạt động này liên kết, hỗ trợ và bổ sung cho nhau, có “sự phối hợp thống nhất giữa hoạt động dạy của GV và hoạt động học của người học nhằm truyền thụ và lĩnh hội hệ thống tri thức khoa học, kỹ năng, kỹ xảo, phát triển năng lực nhận thức và hành động, trên cơ sở đó hình thành thế giới quan khoa học, phẩm chất đạo đức nói riêng và nhân cách nói chung cho người học” [15] Hoạt động dạy học bao gồm hoạt động của người dạy và người học, nó mang tính tương tác bởi vì giữa GV và học sinh có sự gắn kết với nhau, GV tạo sự tác động đến học sinh để học sinh tiếp nhận và phát triển, GV sẽ xem
Trang 18xét từ sự phát triển đó để xây dựng và điều chỉnh hoạt động dạy của mình Giữa hoạt động dạy và hoạt động học có cùng một mục tiêu hướng đến đó là hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của người học Để quá trình này có kết quả thì người dạy phải chủ động xây dựng kế hoach chiến lược bài bản, thiết kế chương trình dạy học cụ thể và hiệu quả, người học phải chủ động lĩnh hội nguồn tri thức, kỹ năng, kỹ xảo Tóm lại, tính tương tác ở đây
là thầy tích cực, chủ động trong hoạt động dạy và trò tích cực, chủ động tham gia hoạt động học
Sau khi đã hiểu rõ các khái niệm về hoạt động, khái niệm về dạy và học cùng với việc nghiên cứu một số nguồn tài liệu về khái niệm dạy học, trong
đề tài này tác giả sử dụng khái niệm hoạt động dạy học như sau:
Hoạt động dạy học là hoạt động tương tác giữa người dạy và người học, người dạy chủ động truyền thụ và người học chủ động lĩnh hội những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo với mục tiêu là hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của người học, trên cơ sở đó phát triển năng lực nhận thức, năng lực hành động, hình thành thế giới quan khoa học và những phẩm chất của nhân cách
1.1.3.2 Phương pháp dạy học
Phương pháp đóng một vai trò quan trọng trong quá trình dạy học, nó
là sự thống nhất giữa phương pháp dạy và phương pháp học Phương pháp
là một trong những cách định hướng hiệu quả để tạo ra kết quả, giúp thực hiện mục tiêu của việc dạy học
Trong sách Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục Tiểu học của
Phó Đức Hòa có đưa ra khái niệm cụ thể về phương pháp: “Phương pháp là cách thức, là con đường của tổ hợp các hoạt động nhằm thực hiện mục đích
đề ra” [15; tr.30] Dù định nghĩa được nêu ra ngắn gọn nhưng thể hiện mối liên kết rõ ràng, sự gắn bó thống nhất giữa các hoạt động với nhau để đi đến mục đích
Trang 19Trong lĩnh vực nghiên cứu, mỗi nhà nghiên cứu đều có cách hiểu và định nghĩa riêng của mình, trong cái giống có cái khác biệt bởi tính chất thừa
kế và phát triển quan điểm Trong Tài liệu môn Phương pháp dạy học Âm nhạc của Nguyễn Thị Tố Mai (2021) có đưa ra định nghĩa về phương pháp
như sau: “Phương pháp là con đường, là phương tiện để đạt tới mục tiêu trong một hoạt động, là hệ thống (tổ hợp) các cách thức sử dụng được sắp xếp theo một trật tự có tính logic để tiến hành hoạt động đó” [30; tr.25] Như vậy có thể nói phương pháp là một trong yếu tố đóng vai trò quan trọng quyết định sự thành công của các hoạt động thực tiễn hay hiểu đơn giản là đạt được mục đích của hoạt động
Theo một số tài liệu được nghiên cứu trong quá trình viết luận văn, có một số định nghĩa về phương pháp dạy học như sau:
Phương pháp dạy học là tổ hợp các cách thức phối hợp hoạt động chung của GV và học sinh nhằm giúp học sinh nắm vững kiến thức,
kỹ năng, kỹ xảo [51; tr.91]
Cũng có ý kiến cho rằng phương pháp dạy học là: “Tổng thể tiến trình
và cách thức mà người GV thiết kế tổ chức, điều khiển, điều chỉnh các hoạt động dạy và hoạt động học để giúp học sinh trải nghiệm, chiếm lĩnh tri thức, hình thành các năng lực và phẩm chất” [37]
Mặc dù có nhiều định nghĩa khác nhau về phương pháp dạy học, nhưng
có thể hiểu đơn giản đó là “cách thức, phương tiện tổ hợp các hoạt động của
GV sao cho phù hợp với nội dung dạy học và điều kiện dạy học cụ thể nhằm đạt được các mục tiêu dạy học xác định, giúp người học có thể lĩnh hội, nắm vững đầy đủ các kiến thức, kỹ năng và kỹ xảo để hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực nhận thức, năng lực hành động, hình thành thế giới quan khoa học và nhân cách Trong phương pháp dạy học sẽ bao gồm các hoạt động nghiên cứu về đối tượng và mục tiêu của việc dạy học, xây dựng chương trình học, thiết kế và tổ chức quá trình dạy học của từng môn học”
Trang 20Hiện nay, có một số quan điểm về phương pháp dạy học phổ biến như lấy người học làm trung tâm, dạy học nhằm phát huy tính sáng tạo, tự giác của học sinh,… Có một số phương pháp dạy học cụ thể như thảo luận nhóm, trò chơi, đóng vai, Và một số kỹ thuật dạy học phổ biến như chia nhóm, giao nhiệm vụ, khăn trải bàn,
1.1.4 Phương pháp dạy học hát dân ca
Ở trên đã đưa ra khái niệm phương pháp dạy học cụ thể Từ đó có thể
đưa ra phương pháp dạy học hát dân ca là “cách thức, phương tiện tổ hợp các hoạt động của GV để giúp các em học sinh lĩnh hội, nắm vững đầy đủ các kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo để hình thành và phát triển năng lực về dân
ca và hát dân ca Trong phương pháp dạy học hát dân ca sẽ bao gồm các hoạt động nghiên cứu về đối tượng và mục tiêu của việc dạy học, xây dựng chương trình học, thiết kế và tổ chức quá trình dạy học hát dân ca”
Việc dạy học hát dân ca là một nhiệm vụ khó khăn đối với GV âm nhạc
vì hiện nay dân ca không còn phổ biến như trước, các em học sinh dần cũng không còn tiếp xúc với dân ca nhiều Hơn nữa, có nhiều âm luyến láy nên rất khó hát Vì vậy, GV cần nghiên cứu nhiều hơn những kiến thức dân ca, đặc biệt là cách hát dân ca Không chỉ vậy, còn phải nghiên cứu các phương pháp dạy học truyền thống và hiện đại, kết hợp cùng nguồn kiến thức về dân ca để đưa ra những phương pháp dạy học hát dân ca phù hợp và hiệu quả
1.1.5 Hoạt động ngoại khóa và hoạt động ngoại khóa âm nhạc
HĐNK là một hình thức giáo dục không thể thiếu trong môi trường giáo dục ở mỗi nhà trường Đây là hoạt động giáo dục quan trọng nhằm giúp các
em học sinh bổ sung những kỹ năng mềm, kinh nghiệm sống, phát triển khả năng của mình và có thể trở thành một con người toàn diện
Theo trang Web Tổ chức giáo dục FPT, HĐNK “là các hoạt động nằm
ngoài chương trình học chính khóa, liên quan đến tất cả các hoạt động văn hóa
- thể thao - giải trí - xã hội,… Đây là một trong những chương trình học sinh, sinh viên tự nguyện tham gia theo nhu cầu, khả năng của bản thân.” [64]
Trang 21Theo luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Lý luận và Phương pháp dạy học âm nhạc của tác giả Dương Thị Phượng, có đưa ra khái niệm về HĐNK như sau:
Ngoại khóa là hoạt động giáo dục sự lĩnh hội và hoạt động thẩm
mĩ, là các hoạt động nằm ngoài chương trình học chính khóa, thường mang tính chất tự nguyện hơn là bắt buộc, là một hoạt động không đặt sự giảng dạy của GV lên hàng đầu, mà xem trọng hoạt động tự giác, sự vận dụng sáng tạo của học sinh [36]
Trong cuốn Đại từ điển tiếng Việt (1999), tác giả Nguyễn Như Ý (chủ biên), nhà xuất bản Văn hóa có đề cập đến khái niệm HĐNK : “Ngoại khóa
là một môn học ngoài giờ hay còn gọi là ngoài chương trình chính thức lên lớp” [53]
Như vậy, qua các khái niệm về HĐNK trong các tài liệu nghiên cứu đã
có từ trước, có thể rút ra rằng HĐNK là hình thức giáo dục nằm ngoài hoạt động giáo dục bắt buộc của nhà trường, mang tính chất tự nguyện tham gia của các em học sinh có nguyện vọng, hứng thú với nội dung giáo dục, bộ môn nào đó trong chương trình dạy học của HĐNK
HĐNK với nội dung giảng dạy là âm nhạc có thể giúp các em học sinh thư giãn, “lấy lại sự cân bằng về tâm lý” sau những giờ học mệt mỏi căng thẳng ở trường, góp phần tích cực giúp củng cố kiến thức, kỹ năng âm nhạc, giúp các em mở rộng kiến thức, sự hiểu biết của bản thân trong lĩnh vực âm nhạc Ngoài ra, HĐNK âm nhạc với hình thức sinh hoạt tập thể sẽ dễ dàng tạo không khí sôi nổi, vui tươi, lành mạnh và tích cực, qua đó duy trì và phát triển mạnh mẽ phong trào văn hóa, văn nghệ của trường Bên cạnh đó, là cơ hội để phát hiện năng khiếu âm nhạc trong các em học sinh, từ đó đưa ra biện pháp bồi dưỡng để phát triển khả năng âm nhạc, giúp các em mở thêm một lựa chọn cho tương lai của mình
Trang 221.2 Dân ca Quảng Nam - Đà Nẵng và vai trò đối với học sinh ở thành phố Đà Nẵng
1.2.1 Khái quát về dân ca Quảng Nam - Đà Nẵng
Dân ca Quảng Nam - Đà Nẵng là những ca khúc được sáng tác bởi người dân sinh sống ở nơi đây, mang những nét đặc trưng về văn hóa sinh hoạt vùng miền từ xưa đến nay Văn hóa sinh hoạt được hiểu là các hoạt động sinh sống, vui chơi, lao động hằng ngày; mang tính quần chúng; được lưu truyền qua nhiều thế hệ và trở thành phong tục tập quán tại nơi đó Đặc trưng văn hóa cũng bao gồm cả thói quen ngôn ngữ - là cách phát âm đặc trưng của người địa phương, cách sử dụng từ ngữ ở Quảng Nam - Đà Nẵng nói riêng và dân ca miền Trung nói chung
Trước đây, Quảng Nam và Đà Nẵng là một tỉnh thuộc miền Trung của Việt Nam Cho đến tháng 11 năm 1996, tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa IX
đã đưa ra quyết định tách Đà Nẵng khỏi tỉnh Quảng Nam, trở thành TP trực thuộc Trung ương Mặc dù được chia tách nhưng những nét văn hóa từ ngày xưa vẫn còn tồn tại và vẫn có sự giống nhau Chính vì vậy, dân ca nơi đây luôn là tài sản tinh thần vô giá của cả người dân Quảng Nam và Đà Nẵng Tỉnh Quảng Nam và TP Đà Nẵng có vị trí địa lí đặc biệt đó là nằm ở trung tâm trục Bắc Nam của đất nước, vì vậy nên đây là nơi có sự giao thoa văn hóa giữa hai miền, giao lưu văn hóa với những khu vực khác và tự tạo nên nền văn hóa độc đáo riêng của mình Và cũng bởi vị trí địa lí giáp mặt trực tiếp với biển, người dân nơi đây hằng năm vẫn kiên cường đấu tranh với thiên nhiên với những cơn bão cơn lốc từ biển cả, đối mặt với những trận lũ cuốn trôi đi bao công sức lao động cả năm Dù vậy nhưng con người nơi đây vẫn luôn chịu thương chịu khó, bình dị và lạc quan trong cuộc sống thường ngày, vì vậy khi nhắc đến người dân Quảng Nam - Đà Nẵng luôn hiện lên hình ảnh những con người kiên cường bất khuất, giản dị mộc mạc mà chân thành với tình yêu cuộc sống, tình yêu dành cho quê hương đất nước
Trang 23Đời sống tinh thần của người dân rất phong phú và độc đáo, từ đó những khúc dân ca sinh ra từ đây cũng phản ánh một cách chân thực lối sống, sự tài hoa của người nghệ sĩ trong chính những người dân bình dị Và ở từng nơi trên đất Quảng Nam - Đà Nẵng lại có thêm những bài dân ca với màu sắc riêng biệt, mỗi làn điệu lại có những dáng vẻ riêng cái đẹp riêng không thể
so sánh với nhau, nếu đem ra để so sánh thì đó là sự so sánh khập khiểng Nhạc sĩ - nhà nghiên cứu Trương Đình Quang cũng từng nói về sự đặc sắc của “hòa âm điền dã” ngày xưa, có thể tường thuật lại như sau: Khi đến Đại Lộc, Duy Xuyên ta sẽ được thưởng thức các điệu múa hát Sắc Bùa thể hiện lối sống nặng tình nặng nghĩa với làng xóm láng giềng; đến Bảo An, Phú Bông, Xuân Đài, Quảng Huế để nghe các câu hát nhắn khi kéo sợi, se chỉ, hái dâu, Hay những câu hát huê tình với một lối cấu trúc giai điệu duyên dáng, mượt mà từ lúc hái chè cho đến khi đạp lá chè ở Tam Kỳ, Tiên Phước
Và cả những điệu hát ru, những giọng hò khoan đò ngang đò dọc của khúc sông Thu Bồn, nơi phố cổ Hội An, khúc sông Hoài - chợ Được, Tiên Đõa - Bến Đá - Tam Giang, vẫn còn vang vọng những ca từ yêu thương, tình nghĩa Có một đặc trưng của người dân Quảng Nam ảnh hưởng sâu sắc đến các khúc dân ca đó là tính hài hước, họ ưa cười và thích cười, chính họ đã đưa yếu tố hài hước vào các bài dân ca và trở thành nét đặc trưng của dân ca Quảng Nam - Đà Nẵng Các câu hát hóm hỉnh đầy chất trí tuệ gắn bó chặt chẽ với đời sống tinh thần của người dân địa phương, trở thành giá trị độc đáo, đặc sắc trong kho tàng tinh hoa văn hóa nghệ thuật của dân tộc
Một đoạn hò khoan trong dân ca Quảng Nam - Đà Nẵng:
Tay bưng dĩa muối chấm gừng
Gừng cay, muối mặn, ta biểu đừng tưởng tơ
Gió ngọt ngào nghiều ngọn xơ rơ
Con chim vào lồng thậm khó, con cá vào lờ thậm gay [3; tr.119]
Trang 24Ở những bài hát dân ca ấy có sự kết hợp hoàn hảo và nhuần nhuyễn giữa nhiều yếu tố âm nhạc: giai điệu, điệu thức, tiết tấu, sắc thái, độ vang, độ nhanh chậm và tính chất biểu diễn Giai điệu trong những khúc dân ca Quảng Nam - Đà Nẵng rất giàu hình tượng, từng câu hát vang lên là người nghe có thể hình dung và liên tưởng ngay đến từng hình ảnh từng câu chuyện được nhắc đến Giai điệu, hay còn gọi là làn điệu gắn liền với phần lời của dân ca Phần lời là các câu ca dao, bài thơ của nhân dân và dựa trên lời thơ lời ca dao
đó những người nghệ sĩ sẽ tự do sáng tạo những giai điệu độc đáo phong phú,
thể hiện ý tưởng và tâm tư tình cảm của mình
Về nghệ thuật trình diễn dân gian, Quảng Nam - Đà Nẵng đang là vùng đất lưu giữ và bảo tồn nhiều hình thức trình diễn có giá trị Tiêu biểu là nghệ thuật biểu diễn cồng chiêng và hát bài chòi được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại Đó là niềm tự hào to lớn của người dân Quảng Nam - Đà Nẵng Bên cạnh đó, có nhiều hình thức diễn xướng khác được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia như hát
Bả trạo, hát lý và điệu múa tân tung, da dá của người Cơ Tu… Ngoài ra, ở mỗi vùng cũng sẽ tồn tại những hình thức diễn xướng khác nhau tùy vào tập tục văn hóa nơi đó gắn với lễ hội, sinh hoạt văn hóa, tôn giáo - tín ngưỡng tạo thành một bộ phận diễn xướng văn hóa dân gian vô cùng độc đáo và phong phú
Về đặc điểm âm nhạc, trong quá trình nghiên cứu tài liệu phục vụ cho luận văn, chúng tôi xin kế thừa những nghiên cứu của các đề tài đi trước về nội dung dân ca Quảng Nam - Đà Nẵng
Một trong những điểm làm nên đặc trưng của dân ca Quảng Nam - Đà Nẵng đó là âm luyến láy Thường âm láy đầu và âm láy cuối của một bài dân
ca không biểu đạt nội dung nhưng đó là nét giai điệu thể hiện những đặc điểm âm nhạc điển hình của dân ca từng vùng miền và hơn nữa là để chuẩn
bị cho sự xuất hiện của phần chính cả về thang âm điệu cho tới nhạc cảm của
Trang 25bài Phần láy đầu và láy cuối này thường sử dụng phần lời là những nguyên
âm và phụ âm như “à ơi, ầu ơi, hư, hừ, hò ơi, ”
Vậy âm luyến là gì? Âm láy là gì?
Theo nhạc sĩ Trịnh Tuấn Khanh đã viết trong bài báo “Âm luyến láy trong dân ca Quảng Nam”, đưa ra khái niệm về âm luyến như sau: “là sự liên kết 2, 3 hoặc 4, 5, 6, âm thành một nhóm cùng gắn với một vần chữ trong lời ca, giúp cho lời ca mềm mại và giàu sức biểu cảm” [60] Trong
nhiều bài dân ca Quảng Nam - Đà Nẵng có những nhóm gồm 2 âm ở quãng hai hoặc quãng ba, cũng có thể khoảng cách của 2 âm rộng quãng năm, sáu, bảy nhưng ít gặp hơn Hướng đi của âm luyến cũng đa dạng, có thể đi lên, đi xuống, hoặc đi gấp khúc
Còn âm láy “là những âm không nằm trong thành phần tiết tấu của nhịp mà có phụ thuộc vào tiết tấu của những âm chính” [60], có thể nằm
trong thang âm của bài cũng có thể nằm ngoài thang âm Dạng âm láy được
sử dụng phổ biến đó là âm láy thấp hơn hoặc cao hơn âm chính 1 quãng hai hay quãng ba Khoảng cách của âm láy với âm chính cũng có thể cách nhau quãng bốn, năm, sáu, bảy Trong dân ca Quảng Nam - Đà Nẵng có bài Lý thương nhau - sử dụng âm láy quãng hai, Lý tang tít - sử dụng âm láy quãng xa
Ví dụ số 1: âm luyến và âm láy trong bài Lý thương nhau
Trang 26Từ lâu, nét văn hóa nghệ thuật này đã ngấm sâu vào máu thịt, hòa cùng tâm hồn vui tươi yêu đời, tha thiết cuộc sống của của người dân Quảng Nam
- Đà Nẵng, cũng từ đó bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước sâu đậm và bền chặt cho người dân nơi đây
1.2.2 Một số thể loại dân ca tiêu biểu ở Quảng Nam - Đà Nẵng
Các làn điệu dân ca từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa của người dân địa phương, nó gắn liền với tư duy và tình cảm, gắn bó chặt chẽ với lối sống và tính cách của con người nơi đây Và dân ca cũng là một phương pháp giáo dục để xây dựng, bồi đắp tình yêu của một người con dành cho nơi chôn nhau cắt rốn, quê hương đất nước một cách
tự nhiên nhất, nghe dân ca và và dần dần yêu mến những hình ảnh những điều nhỏ bé trong chính cuộc sống của mình qua những câu dân ca, những tâm tư tình cảm của những người thân quen nhất, từ đó tình yêu quê hương đất nước cũng dần hình thành và cắm rễ nơi máu thịt của người dân Quảng Nam - Đà Nẵng nói riêng và cả dân tộc Việt Nam nói chung Có rất nhiều làn điệu dân ca ở Quảng Nam - Đà Nẵng, có thể kể đến như sau:
1.2.2.1 Hò Khoan
Hò Khoan là một loại hình diễn xướng văn nghệ dân gian được ưa chuộng và là món ăn tinh thần không thể thiếu trong văn hóa nghệ thuật ở Quảng Nam - Đà Nẵng Đây là loại hình dân ca sinh hoạt dân gian được hình thành từ người dân lao động bởi sự trải nghiệm trong cuộc đời và vốn sống hằng ngày, sau đó biểu lộ ra và được các nghệ nhân cải biến, trau chuốt thành các câu hát có vần điệu và nghệ thuật hơn Đặc trưng của hò khoan đó là hò
lơi, các câu hò được kéo dài ra “À ơ… ơ…ớ….Khoan…ơ… hố hợi…là hò…khoan” một cách đầy nghệ thuật Thật ra đây là một tiểu xảo khi hát hò
khoan, người hát thường kéo dài câu hò ra để kéo dài thời gian suy nghĩ để tìm ý, tìm lời đối đáp Khi tiến hành hát hò Khoan thường có 2 bên nam, nữ
và trải qua 3 chặng: hát chào, hát vào cuộc và hát nhân ngãi Ngoài ra khi hò
Trang 27còn có hiện tượng đồng xướng tập thể, cũng có thể một người hát và và tập thể hò theo để tạo khí thế, tăng nhiệt cho không khí thêm sôi động Bởi vậy
mà người xưa có câu ví von rằng:
Gốc tre khéo nấu cũng ngon
Hò khoan hát dở, hố dòn cũng hay
Các điệu hò phổ biến khắp miền đất nước từ Bắc đến Nam Ta có thể nghe Hò khoan Quảng Bình, Lệ Thuỷ tại những lễ hội làng nằm bên sông Kiến Giang; hay khi vào đến miền sông nước đồng bằng sông Cửu Long thì nghe hò đối đáp mang sắc thái êm ả, phóng khoáng hơn rất nhiều, đó là các điệu hò Đồng Tháp hay đôi câu đối đáp huê tình,… Nhưng Hò ở mỗi vùng đều mang những nét đặc trưng riêng, hò Khoan ở Quảng Nam - Đà Nẵng cũng vậy, hò Khoan nơi đây mang nét bình dị mộc mạc, vừa sôi nổi vừa trữ tình, trong sáng lại không ủy mị bi thương, và nó đặc biệt bởi ngôn từ được
sử dụng đậm chất Quảng không thể nhầm lẫn với các vùng khác
Về cấu trúc, Hò khoan thường được diễn xướng trong môi trường lao động tập thể, có người Kể lấy đà khởi xướng cho tập thể Xô theo một cách
đều đặn, nhịp nhàng: Hố hụi, hụi hò khoan, hố khoan hố xạ, Là hò hỡi lơ, Là
hố khoan! Về giai điệu, tiết tấu, Hò khoan có những bước nhảy quãng 4,
quãng 5, quãng 7, tiết tấu chắc khỏe, nhịp nhàng, có những dấu lặng để ngắt câu, ngắt đoạn dứt khoát để phù hợp với các động tác lao động thường ngày
Hò có hai loại: hò trên cạn và hò trên sông nước
Hò trên cạn bao gồm các thể loại: hò giã gạo, đầm nền, hò đi cấy, xay lúa, hò tát nước, đạp xe nước, hò giã vôi, hò đẩy che mía, Đây là những thể loại hò sinh hoạt văn hóa văn nghệ gắn liền với môi trường sinh hoạt sản xuất của người dân lao động trên nương, trên rẫy, ruộng mía, sân nhà, sân đình, Giai điệu của các loại hò này mang hơi hướng của lao động sản xuất, phù hợp với các hoạt động sinh hoạt trên cạn giống như âm thanh, tiết tấu của vòng quay cối xay lúa, vòng quay của xe đạp nước, nhịp chày giã gạo,
Trang 28nhịp chân đầm nền, Nội dung của các bài hò trên cạn thường dựa vào “tức cảnh sinh tình” của người dân lao động, người nghệ sĩ sáng tạo dân ca, có thể là của một người cũng có thể là giữa hai người (đối đáp) hoặc của một nhóm người Nội dung có thể là bày tỏ tình cảm, đôi khi là lời trêu chọc, và cũng có khi là những giai điệu mang nội dung cổ vũ để quên đi nỗi vất vả trong lao động Trong một buổi sinh hoạt Hò sẽ có nhiều người tham gia: 1 người xướng (hô) nhiều người hò theo (xô, ứng) và theo trình tự có xướng,
hò mở đầu và hò kết hay còn gọi là hát chào và hát kết
Hò trên sông nước bao gồm các thể loại: hò chèo thuyền, chèo ghe, hò
đò dọc, hò đò ngang, hò trên sông lớn, hò giựt chì, hò ba lý, hò mái ba, mái nhì, mái nhặt, Đây là thể loại hò sinh hoạt sản xuất và lao động ở miền sông nước Giai điệu của loại hò này có loại lúc trầm lúc bổng lúc khỏe khoắn, tiết tấu nhanh và chắc như hò chèo thuyền, chèo đò trên sông Trà Bồng, Trà Khúc, sông Vệ, ; cũng có những điệu hò khoan mang tính chất trữ tình man mác, mỗi thanh âm vang lên là những tâm tư tình cảm thầm kín của các thiếu
nữ thôn quê gửi gắm qua từng câu hát, Ở các loại hình hò trên sông biển
có một loại hò gọi là hò một cung ba cách gồm có 4 làn điệu chính: hò chèo
ghe, hát bội, ru con và giã gạo Thể loại hò này cũng được tổ chức theo hình thức nhiều người tham gia, một người xướng và nhiều người hò xô theo tạo không khí rộn ràng vui tươi đặc trưng của nét sinh hoạt văn hóa lao động ở miền sông nước cũng như hò trên cạn Làn điệu hò khoan đối đáp ở miền biển Sơn Trà - Đà Nẵng có một đặc điểm khác biệt với các điệu hò khác đó
Trang 29Ở các vùng khác mở đầu của một bài hò thường là: À ơi! Khoan hố hợi
là Hò khoan! và kết là Khoan hố hợi là Hò khoan! Với cách mở đầu và kết
thúc của các điệu hò ở Đà Nẵng sẽ dễ dàng cho người nghe biết hơn lúc nào đoạn hò bắt đầu và khi nào kết thúc, để người tham gia có thể dễ dàng bắt nhịp và tham gia vào đoạn hò dễ dàng và nhịp nhàng hơn Hò khoan miền biển Sơn Trà - Đà Nẵng là sự phản ánh sâu sắc và chân thực đời sống hằng ngày của cư dân vùng biển với những hoạt động lao động chèo thuyền, đánh bắt tôm cá, thấu hiểu một cách sâu sắc hơn thì hò Khoan nơi đây đầy ắp những ân tình bởi những dịp gặp gỡ hiếm hoi, ca ngợi tinh thần lao động khi
ra khơi bám biển của cư dân miền biển
Theo nhạc sĩ Trần Hồng, “Khi hát hò khoan, người “nghệ sĩ của nhân dân” đưa làn điệu lên cao hay xuống thấp theo lượn sóng, không nhảy quãng
xa (như lên tới quãng 7), nhiều lắm là lên tới quãng 6 Do đó, giai điệu của
hò khoan lên bổng xuống trầm rất êm dịu, không có cao trào như các làn điệu khác.” [62]
Một số bài hò tiêu biểu như: hò chèo thuyền, hò tát nước, hò giã gạo,
hò giật chì, hò kéo lưới, hò hụi, hò ba lý, [Phụ lục 2; tr.127]
1.2.2.2 Hát Bả trạo
Hát Bả trạo (hay còn gọi là hò Bả trạo), là một hình thức diễn xướng
nghi lễ dân gian “tổng hợp và tái hiện lại suốt cả một hành trình đi biển”
gắn với tập tục thờ cúng cá Ông, diễn ra vào mỗi dịp tế Cá Ông, hoặc khi Cá Ông lụy của ngư dân ở khu vực duyên hải miền Trung Hát Bả trạo là loại hình sân khấu dân gian có sự tổng hợp của nhiều yếu tố như múa, hát, nghi
lễ, phần nhạc đệm và cả đạo cụ như mái chèo Bên cạnh đó còn được trình
diễn như trong kịch bản của nghệ thuật Tuồng, “từng lời ca trong từng lối hát - nói được kết hợp từ các kiểu nói lối, lối hát: Nam, Thán, Phú trong nghệ thuật sân khấu tuồng truyền thống”, có sự “phối hợp nhịp nhàng giữa
âm nhạc, lời ca và động tác trình diễn”, Tổng Mũi (thành viên của đội hát
Trang 30Bả trạo) cũng có khi “mặc một bộ đồ màu sắc rực rỡ như một diễn viên tuồng” [3], tạo không gian văn hóa lễ hội đặc sắc và náo nhiệt Hát Bả trạo
có một ý nghĩa sâu sắc đó là cầm chắc mái chèo giong buồm ra khơi Giai điệu trong các bài hát Bả trạo thường được sáng tác tính chất nhạc theo lối
“hát - nói - kể…”, nội dung được thể hiện qua các điệu hò, điệu lý với chất trữ tình của vùng Quảng Nam Các lối “nói - hát” được sử dụng trong Bả trạo bao gồm 3 loại: lối hát có nguồn gốc từ hát tuồng truyền thống, các làn điệu dân ca Quảng Nam và lối hát có nguồn gốc từ âm nhạc Phật giáo [63]
Ở Quảng Nam, hình thức hát Bả trạo chỉ được trình diễn trong không gian văn hóa của lễ hội cầu ngư, một lễ hội truyền thống lớn độc đáo và đặc sắc của ngư dân nơi đây mang ý nghĩa về sự khát khao chân thành mộc mạc
của ngư dân đối với nghề sông nước và biển cả, “thể hiện ước vọng an lành, may mắn trong những chuyến giong buồm ra khơi đi tìm “lộc biển”; thể hiện tinh thần đoàn kết, tương trợ trong lao động và sản xuất của những ngư dân sông nước đêm ngày đương đầu với sóng gió đại dương” [63] Hát Bả trạo
thường được diễn xướng theo hình thức tập thể ở trên cạn Sân khấu trình diễn được dựng tại bãi biển với mô hình là một chiếc thuyền rồng được trang trí rực rỡ sắc màu bởi cờ hội và cờ đuôi nheo Múa hát Bả trạo được diễn xướng bởi ba người được chọn lựa rất kĩ đó là ba ông tổng: Tổng Mũi (Tổng Tiền), Tổng Khoang (Tổng Thương) và Tổng Lái (người chỉ huy con thuyền) Những người tham gia còn lại gọi là bạn chèo lập thành đội chèo Ở mỗi địa phương sẽ có số lượng thành viên trong đội chèo khác nhau, thường có từ 12 đến 16 người, có khi lên đến 18 và tối đa là 20 người Đặc biệt, số người tham gia đội chèo luôn là số chẵn Hát Bả trạo ở Quảng Nam - Đà Nẵng có
3 phần khác với Hát Bả trạo ở những địa phương khác:
1) Ra khơi, bủa lưới
2) Thuyền gặp nạn trên biển và nhờ Ông cứu giúp
3) Kể về ân đức của cụ
Trang 31Hát Bả trạo là một loại hình nghệ thuật tổng hợp có sự kết hợp giữa các yếu tố cầu khấn tâm linh, các lối "nói - hát" có nguồn gốc từ nghệ thuật sân khấu Tuồng, từ âm nhạc Phật giáo và các làn điệu dân ca Quảng Nam,… cùng các phương thức nghi lễ truyền thống trong văn hóa Việt, múa dân gian Ngoài việc đáp ứng nhu cầu tâm linh của người dân làng biển, hát múa Bả trạo còn đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển tải, truyền lại các giá trị văn hóa truyền thống thông qua phương thức diễn xướng dân gian
1.2.2.3 Một số làn điệu khác
a Điệu Lý
Lý là một thể loại âm nhạc dân gian được dùng trong sinh hoạt ca hát được nhiều người Quảng Nam - Đà Nẵng ưa chuộng Cấu trúc giai điệu nhạc trong điệu Lý chặt chẽ, hoàn chỉnh từ nhịp điệu cho đến lời ca Người ta ví các điệu Lý như mạch nước ngầm ngọt ngào, mang màu sắc đặc trưng riêng
dù đã lưu truyền từ đời này sang đời khác song vẫn giữ được trục âm chính trong hệ thống ngũ cung Quảng Nam - Đà Nẵng nên vẫn phân biệt được điệu
Lý giữa các vùng miền Các điệu Lý thường được sử dụng trong các loại hình dân ca nghi lễ như hát sắc bùa, hát Bả trạo, hò đưa linh, hay trong các loại hình sân khấu truyền thống như những vở tuồng cổ,
Trong các làn điệu Lý cũng có những chùm nốt luyến đặc trưng của dân ca Quảng Nam - Đà Nẵng Ví dụ trong đoạn đầu của bài Lý thượng, có chùm nốt luyến 4 nốt cùng một tiết tấu và âm quãng Ở phần giai điệu sử dụng chùm nốt luyến 3 nốt, 2 nốt
Hầu như các điệu Lý ở vùng Quảng Nam - Đà Nẵng đều phổ theo thể thơ lục bát biến thể, sử dụng lối nhịp hai với nhịp độ chậm hoặc vừa tạo nên tổng thể cho điệu Lý không vội vàng hối hả mà lại trầm lắng sâu xa
Rủ nhau/ đi chợ/ sông Hàn Trước là/ bán vặt/ sau là/ mua ăn
Một số điệu Lý ở vùng biển Đà Nẵng có sức lan tỏa rộng rãi như Lý đi chợ với những giai điệu tiết tấu sôi nổi dí dỏm hồn nhiên, Lý Vãi chài với
Trang 32những giai điệu khắc họa nét buồn sâu xa có oán trách lại vẫn có nét hồn nhiên dí dỏm của tình yêu trai gái
b Hát sắc bùa
Hát sắc bùa (theo tiếng Quảng Nam còn gọi là xéc bùa) là hình thức sinh hoạt văn hóa, diễn xướng dân gian truyền thống vào dịp lễ đầu năm mới,
Tết Nguyên Đán Trong cuốn sách Hát sắc bùa của nhạc sĩ Trần Hồng thì
“sắc bùa” nghĩa là “sắc lệnh ban ra bằng lá bùa viết, vẽ trên giấy, dán trên vách, trên cửa ra vào, hoặc xếp nhỏ lại, may vào trong một bọc nhỏ đeo trong người để trừ ma quỷ, tránh điều dữ, tránh tai nạn, lá bùa hộ mệnh cho gia đình, con cháu luôn được sức khỏe, làm ăn thịnh vượng, phát đạt giàu
có, là niềm tin và mong ước của mọi người qua bao đời” [16] Hát sắc bùa
là hình thức vui chơi có tính nghệ thuật có ca có múa có nhạc trong những ngày đầu năm mới, chúc Tết Nguyên Đán cầu chúc cho năm mới nhiều may
mắn và sức khỏe Cũng trong cuốn sách Hát sắc bùa của nhạc sĩ Trần Hồng,
được biết một đội hát Sắc bùa gồm có 8 nam và 8 nữ gọi là Con, 1 ông Cái,
4 nhạc công để chơi các nhạc cụ lần lượt là trống, kèn, nhị, sáo
Vào dịp lễ đón năm mới, đội hát sắc bùa thường lưu diễn bắt đầu từ đêm trừ tịch đến hết tháng Giêng, không chỉ trong một làng, xã mà còn đi diễn ở nhiều nơi, ở các làng xã khác nhau Chính vì tính chất lưu diễn này
mà thể loại hát sắc bùa được xem là một hình thức diễn xướng mang tính bán chuyên nghiệp, không diễn xướng trên một sân khấu chuyên nghiệp Chương trình ca xuân Sắc bùa bắt đầu với bài hát Mở ngõ, sau đó đến miếu Thổ thần làm lễ Tạ miếu Thổ thần, rồi làm lễ tạ ông bà gia tiên với bài hát Lý mừng xuân, làm xong lễ Từ đường Đội Sắc bùa bắt đầu biểu diễn múa hát “Chúc rượu”, tiếp theo là hát Lô tô và đố đáp, các điệu Lý điệu Hò xen kẻ nhau tạo nên ngày hội văn hóa dân gian đặc sắc
Một đoạn bài ca mở ngõ trong hát Sắc bùa:
Mở ngõ, mở ngõ
Trang 33Chúng tôi làm lễ từ đường Trăm hoa đua nở ngát hương dịu mùi Dịu mùi ngát hương
Trong hát Sắc bùa có những làn điệu, bài bản như sau:
Vè, đồng dao, lô tô: sử dụng các câu thơ 4 chữ kết hợp cùng giai điệu linh hoạt, nhịp nhàng của hát lô tô khiến không khí buổi biểu diễn càng thêm sôi động vui tươi Tiết tấu đều giống nhau, gõ Sinh 3 tiếng và đệm cho câu
4 chữ”
Cái: Cá nuôi thiên hạ?
Con: Là con cá cơm
Hò và Lý: các điệu Hò và Lý sử dụng những câu thơ lục bát mộc mạc với nội dung câu chuyện chân thật nói lên tâm tư tình cảm của người dân lao động Giai điệu Hò và Lý cũng đa dạng với những tiết tấu và cấu trúc thức khác nhau tạo nên sự độc đáo cho mỗi bài hát Với cấu trúc khúc thúc, có câu, có đoạn, kết câu, kết đoạn, chuyển điệu nhịp nhàng tài tình khiến bài Hò bài Lý trở nên hoàn chỉnh
Nói lối, kể, xướng: do ông Cái thể hiện bằng những âm vang, tiếng trầm, tiếng bổng làm cho phần biểu diễn trở nên hấp dẫn và thu hút, khiến khán giả phải lắng tai nghe và thoe dõi xuyên suốt câu chuyện
c Hát ru
Hát ru là các điệu hát của bà, của mẹ, có khi là của anh của chị, của ông của cha thường sử dụng để hát ru con ru cháu đưa vào giấc ngủ, hay để
Trang 34dỗ dành khiến em bé yên lòng ngưng khóc bởi giai điệu nhẹ nhàng tình cảm, nhịp điệu lúc khoan thai lúc trầm lúc bổng thu hút các bé khỏi cảm giác bất
an, khó chịu, Và các bài hát ru bao giờ cũng bắt đầu từ “ầu ơ ”, sau đó là
các lời hát dân gian, các bài vè bài thơ lục bát đặc trưng của vùng miền Quảng Nam - Đà Nẵng
Ví dụ số 2: một câu hát ru ở Quảng Nam - Đà Nẵng:
“Ầu ơ ,
Mẹ ơi đừng đánh con đau
Để con bắt ốc hái rau mẹ nhờ
Bắt ốc, ốc nhảy lên bờ
Hai rau (mà) rau héo mẹ nhờ làm chi ”
Ngữ điệu giọng nói trong hát ru ở vùng Quảng Nam - Đà Nẵng có sự pha trộn giữa vùng Bắc Trung Bộ và Nam Bộ, sử dụng lời hát là các câu ca dao hay các câu thơ lục bát có vần điệu dễ nhớ, nội dung gần gũi dễ đưa con
trẻ vào giấc ngủ Các bài hát ru có điệu thức ngũ cung dân tộc gồm 5 âm: Re
Mi Sol La Si (1 cung, 1 cung rưỡi, 1 cung, 1 cung = 4 cung rưỡi) [3]
d Hát vè
Vè ở Quảng Nam - Đà Nẵng hay còn gọi là Vè quảng, nó phản ánh cuộc sống sinh hoạt ngày thường cũng như tâm tư tình cảm nguyện vọng của
Trang 35người dân lao động Nội dung của các bài Vè thường là ca ngợi anh hùng, những tấm gương trung hiếu tiết nghĩa, đề cập đến đạo làm người và nhiều mặt của đạo đức
Vè có âm điệu ngắn gọn với 4 hoặc 8, 9 từ, phần lời trong bài vè thường trong sáng dễ hiểu dễ nhớ dễ tiếp thu Vè hay kể về các loài cá, chim muông,
1.2.3 Vai trò của dân ca Quảng Nam - Đà Nẵng đối với học sinh ở thành phố Đà Nẵng
Đất nước ta luôn tự hào về nền văn hóa lâu đời qua hơn 4000 năm lịch
sử cha ông ta dựng nước và giữ nước Qua ngần ấy thời gian, nền văn hóa dân gian đặc sắc, phong phú của dân tộc vẫn luôn tồn tại bền vững qua các thế hệ Cho đến ngày nay, thế hệ chúng ta được biết đến vẻ đẹp, hình dáng của quê hương đất nước mình từ ngàn xưa là một phần nhờ vào các khúc dân
ca mang theo hình dáng đất nước qua từng thời kì được truyền lại từ đời này sang đời khác Từ đó thấy được từng giá trị văn hóa tinh thần của dân ca quý giá như thế nào Các làn điệu dân ca ở mỗi vùng miền sẽ mang những màu sắc khác nhau, thể hiện rõ những đặc trưng văn hóa riêng biệt, độc đáo của từng vùng, tiểu vùng văn hóa
Kho tàng dân ca của người Quảng Nam - Đà Nẵng có sự đa dạng phong phú và độc đáo đặc sắc Đặc biệt là trong dân ca Quảng Nam - Đà Nẵng có Hát bả trạo, Nghệ thuật hát Bài chòi được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, trong đó hát Bài chòi được UNESCO công nhận là
Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại Là vùng đất sở hữu nền văn hóa đặc sắc là thế nhưng hiện nay, thế hệ trẻ của Việt Nam nói chung và
ở thành phố Đà Nẵng nói riêng rất ít hoặc không có sự hào hứng đối với nền
âm nhạc dân gian, dân ca của đất nước, quê hương mình Đặc biệt là trẻ em ngày nay lớn lên với công nghệ hiện đại (điện thoại, máy tính, ) thay vì các trò chơi dân gian, nghe những bài hát trào lưu thay vì những giai điệu dân ca
Trang 36mộc mạc, tình cảm Và dân ca vốn kén người nghe nên việc trao truyền lại truyền thống âm nhạc này cho các thế hệ sau là một vấn đề nan giải Vì vậy
mà dân ca ngày càng bị mai một, dần bị lãng quên trong thế giới hiện đại với những công nghệ khoa học tiên tiến, trong cuộc sống hàng ngày, đặc biệt là dân ca với thế hệ trẻ ngày nay
Trên thực tế, dân ca đã được đưa vào chương trình dạy học trong nhà trường từ sớm, thông qua đó Bộ GD&ĐT đã có chủ ý hướng dẫn để các trường học triển khai đưa dạy và học dân ca vào trong nhà trường, góp phần vào việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của dân ca và âm nhạc dân gian của dân tộc Tuy nhiên số lượng các bài dân ca khá ít và trải rộng trên nhiều miền của đất nước chứ không phải tập trung ở một vùng, miền Điều này khiến kiến thức về dân ca bị loãng vì phạm vi kiến thức rộng, các em học sinh được học nhưng không nhớ và ấn tượng nhiều bởi kiến thức về dân ca được giảng dạy trên lớp chưa đủ chiều sâu và hạn chế về thời gian giảng dạy
Vì vậy cần có phương hướng và biện pháp cụ thể trong trường học để triển khai giảng dạy dân ca theo từng vùng miền, góp phần làm phong phú nguồn
tư liệu về dân ca địa phương, nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc và giáo dục văn hóa dân gian đặc sắc của đất nước trong trường học Bộ GD&ĐT cũng có hướng dẫn và chỉ đạo cụ thể về việc đưa các nội dung giáo dục văn hoá truyền thống vào trong nhà trường thông qua trò chơi dân gian, hát dân
ca, tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí tích cực, các hoạt động văn hoá, thể thao, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, ngoại khoá, phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường và địa phương
Vì vậy, việc đưa dân ca Quảng Nam - Đà Nẵng vào hoạt động giáo dục âm nhạc ở các trường THCS tại Đà Nẵng nói riêng và các trường THCS khác trên cả nước nói chung có tác dụng vô cùng to lớn đối với việc bảo tồn
và lưu giữ các giá trị tinh thần của ông cha ta để lại Mặt khác tạo sự hứng thú cho học sinh Đà Nẵng khi được tìm hiểu về đời sống tinh thần, những
Trang 37nét văn hóa đặc sắc của dân tộc, của quê hương mình từ ngày xưa cho đến nay; hiểu được nét đẹp văn hóa tinh thần đó và trở nên tự hào, trân trọng truyền thống của dân tộc
1.3 Hoạt động ngoại khóa âm nhạc tại trường Trung học cơ sở
1.3.1 Các hình thức tổ chức của hoạt động ngoại khóa âm nhạc
HĐNK là môi trường thuận lợi để các em học sinh được tiếp xúc và tìm hiểu sâu hơn và củng cố những kiến thức mình đã học, mở rộng vốn hiểu biết từ nguồn kiến thức đã có sẵn, đặc biệt là trong bộ môn âm nhạc Các em học sinh có thể phát triển khả năng âm nhạc của mình một cách thoải mái, được tham gia môi trường tập thể cùng những bạn yêu thích âm nhạc, tự do thể hiện bản thân và tham gia các hoạt động bổ ích
Mỗi nhà trường sẽ có những hình thức HĐNK khác nhau phù hợp với điều kiện và nhiều yếu tố khác nhau của nhà trường Hình thức hoạt động trên nhiều lĩnh vực và các môn học cũng vô cùng phong phú và đa dạng: đi tham quan, cắm trại, xem biểu diễn, tổ chức các CLB, tham dự các cuộc thi
ở trường hoặc ở địa phương, tổ chức các ngày lễ hội, ngày kỷ niệm, v.v Tuy nhiên, trong luận văn này chỉ đề cập đến các hình thức HĐNK của bộ môn
Âm nhạc
Theo Trần Văn Minh - Trưởng khoa Âm nhạc trường Cao đẳng Sư phạm TW Hà Nội, có các hình thức tổ chức hoạt động âm nhạc ngoại khóa thường được sử dụng phổ biến như sau [55]:
Hát múa tập thể, hát các bài truyền thống, sinh hoạt Đoàn, Đội phù hợp với lứa tuổi học sinh;
Tổ chức các nhóm, đội văn nghệ chủ lực trong nhà trường (đội múa, đội đồng ca, hợp xướng, nhóm, tốp nhạc);
Thành lập các CLB văn hóa nghệ thuật khối lớp hoặc toàn trường; Hoạt động biểu diễn nghệ thuật trong các ngày lễ hội, ngày khai giảng,
bế giảng của năm học, ;
Trang 38Tổ chức các cuộc thi hát hoặc các trò chơi âm nhạc;
Tổ chức xem biểu diễn hoặc nghe nói chuyện, gặp gỡ trò chuyện với các văn nghệ sĩ nổi tiếng
có thể tự tin hơn, mạnh dạn thể hiện bản thân, sẵn sàng giao lưu gắn kết và biết cách sẻ chia đoàn kết trong tập thể HĐNK cũng coi trọng khả năng sáng tạo và cá tính riêng của mỗi cá nhân trong tập thể, coi trọng việc giáo dục tính tự chủ cho học sinh vì vậy có thể tổ chức cho GV và học sinh cùng tham gia bàn bạc, nêu ý kiến và tự xây dựng kế hoạch, phân chia công việc và tự giác thực hiện nhiệm vụ Nhà trường có thể lựa chọn nội dung và hình thức HĐNK sao cho phù hợp và hiệu quả dựa trên điều kiện vốn có và tùy thuộc vào đặc trưng văn hóa, khí hậu, đặc điểm vùng miền, điều kiện kinh tế - xã hội của mỗi địa phương
1.3.2 Tầm quan trọng của hoạt động ngoại khóa âm nhạc trong trường Trung học cơ sở
Hiện nay tại các trường trung học cơ sở, HĐNK không có trong chương trình giảng dạy nhưng luôn chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống sinh hoạt của nhà trường bởi tính chất phong trào, đơn giản và dễ tham
Trang 39gia nhưng lại mang đến cảm giác vui chơi tự do thoải mái cho học sinh HĐNK âm nhạc lại càng tạo không gian vừa học tập vừa vui chơi có thể thu hút đông đảo các bạn học sinh tham gia, đây cũng là một môi trường tốt giáo dục tình yêu quê hương đất nước, giáo dục tình cảm đạo đức một cách tự nhiên nhất, nhanh nhất và hiệu quả nhất
HĐNK âm nhạc trong trường THCS đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách ở học sinh Ở lứa tuổi học sinh THCS lại càng quan trọng bởi đây là giai đoạn các em sẽ tiếp thu nhiều nguồn thông tin và không phải nguồn thông tin nào cũng chính xác và giúp các em hoàn thiện tư duy đúng đắn, tam quan ngay thẳng Ở độ tuổi này các em có những cảm nhận riêng; có sự hiểu biết nhất định để nhận biết và học hỏi từ những
sự việc xung quanh; dễ dàng bị thu hút hơn bởi những nơi có hoạt động sôi nổi như hoạt động sinh hoạt ngoại khóa âm nhạc Đây là hình thức sinh hoạt mang tính giáo dục cao, là sân chơi văn hóa để các em tự do thể hiện năng khiếu và khả năng âm nhạc của mình Hơn nữa, môi trường HĐNK là cơ hội
để khẳng định bản thân trong môi trường tập thể, được nói lên mong muốn
và những mơ ước ấp ủ, thông qua đó các em có thể bộc lộ cá tính, nhân cách của bản thân
Mặt khác, HĐNK cũng nằm trong mục đích giáo dục của Bộ GD&ĐT
về việc hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu nhưng rất quan trọng trong nhân cách của người công dân Và trong một môi trường giáo dục âm nhạc tự do như vậy, âm nhạc sẽ khơi dậy ở các em những suy nghĩ và hành
vi tốt đẹp, khơi dậy sự cảm thông và chia sẻ - đức tính vốn có của mỗi người, cho các em học cách giúp đỡ lẫn nhau để cùng nhau tiến bộ hơn trong học tập Qua đó, GV cũng có thể đưa ra đánh giá chính xác hơn về năng lực âm nhạc của học sinh và có biện pháp để bồi dưỡng các em góp phần xây dựng đội văn nghệ nòng cốt cho trường
Cụ thể, HĐNK âm nhạc giúp giáo dục các em trong 3 yếu tố sau:
Trang 40Giáo dục ý thức: để các em tự giác củng cố và mở rộng những kiến
thức đã học, qua HĐNK âm nhạc khiến các em yêu thích bộ môn hơn, hiểu biết sâu sắc hơn về nghệ thuật âm nhạc, rèn luyện và phát triển những kỹ năng hoạt động âm nhạc, kích thích tư duy và trí tuệ của các em
Giáo dục thái độ tình cảm: bồi dưỡng thái độ tích cực cho các em học
sinh đối với cuộc sống, công việc, bản thân và gia đình, với cộng đồng Trong quá trình đó giúp các em nhận được những giá trị tốt đẹp, hình thành tình cảm đúng đắn và bền vững cho các em đối với gia đình, quê hương đất nước
Rèn luyện kỹ năng và thói quen hành vi: tạo điều kiện cho học sinh
luyện tập và bồi dưỡng về khả năng âm nhạc, hình thành cách nhìn nhận đúng đắn về những chuẩn mực của xã hội cũng như những thói quen hành vi hằng ngày Bên cạnh việc giúp các em phát huy khả năng vận động sáng tạo trong nghệ thuật và cuộc sống, kích thích tình cảm và sự hứng thú đối với bộ môn âm nhạc, giúp các em học sinh gắn bó và đoàn kết hơn trong một tập thể thì HĐNK âm nhạc cũng giúp các em hình thành các kỹ năng trong quá trình sinh hoạt: kỹ năng làm việc trong một tập thể, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng trình bày trước đám đông, [30]
Vì vậy, HĐNK âm nhạc ở trường THCS là môi trường tốt để đưa giáo dục truyền thống văn hóa dân gian vào chương trình dạy để hoàn thành các mục tiêu giáo dục như giáo dục về lòng yêu thương con người, biết trân trọng những giá trị truyền thống của dân tộc mà cha ông ta để lại, có cái nhìn đúng đắn về âm nhạc truyền thống dân tộc và yêu thích nền âm nhạc đó Như vậy, việc đưa dân ca vào chương trình HĐNK tại trường THCS là rất cần thiết và đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành ý thức trách nhiệm của thế hệ tương lai đối với tài sản tinh thần vô giá của dân tộc, gìn giữ và kế thừa ở thời đại bây giờ và cho đến mai sau