Đưa dân ca Quảng Nam - Đà Nẵng vào hoạt động ngoại khóa âm nhạc tại Trường Trung học Cơ sở Trần Quang Khải, thành phố Đà Nẵng

MỤC LỤC

Phương pháp nghiên cứu

Luận văn này thực hiện trong phạm vi trường THCS Trần Quang Khải, thành phố Đà Nẵng; nghiên cứu những biện pháp để đưa dân ca Quảng Nam - Đà Nẵng vào hoạt động ngoại khóa tại trường THCS Trần Quang Khải. Những bài dân ca này được lựa chọn dựa trên tiêu chí phần nội dung và lời trong sáng, mang đặc trưng của vùng miền Quảng Nam - Đà Nẵng, cấu trúc ngắn gọn, ít luyến láy và dễ nhớ, dễ thuộc.

Những đóng góp của luận văn

Về thực tiễn: Luận văn bảo vệ thành công sẽ là tài liệu tham khảo cho giáo viên âm nhạc tại trường THCS Trần Quang Khải nói riêng và các trường THCS trên địa bàn thành phố nói chung. Đồng thời luận văn góp phần giữ gìn, phát huy và kế thừa những nét đẹp văn hóa tinh thần của người dân Quảng Nam - Đà Nẵng trong dân ca.

Cấu trúc của luận văn

Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho những nghiên cứu cùng hướng đề tài thuộc ngành Lý luận và Phương pháp dạy học âm nhạc.

Những vấn đề mang tính lý luận và thực trạng hoạt động ngoại khóa tại trường Trung học cơ sở Trần Quang Khải, thành phố Đà Nẵng

Dân ca Quảng Nam - Đà Nẵng và vai trò đối với học sinh ở thành phố Đà Nẵng

Ta có thể nghe Hò khoan Quảng Bình, Lệ Thuỷ tại những lễ hội làng nằm bên sông Kiến Giang; hay khi vào đến miền sông nước đồng bằng sông Cửu Long thì nghe hò đối đáp mang sắc thái êm ả, phóng khoáng hơn rất nhiều, đó là các điệu hò Đồng Tháp hay đôi câu đối đáp huê tình,… Nhưng Hò ở mỗi vùng đều mang những nét đặc trưng riêng, hò Khoan ở Quảng Nam - Đà Nẵng cũng vậy, hò Khoan nơi đây mang nét bình dị mộc mạc, vừa sôi nổi vừa trữ tình, trong sáng lại không ủy mị bi thương, và nó đặc biệt bởi ngôn từ được sử dụng đậm chất Quảng không thể nhầm lẫn với các vùng khác. Ở Quảng Nam, hình thức hát Bả trạo chỉ được trình diễn trong không gian văn hóa của lễ hội cầu ngư, một lễ hội truyền thống lớn độc đáo và đặc sắc của ngư dân nơi đây mang ý nghĩa về sự khát khao chân thành mộc mạc của ngư dân đối với nghề sông nước và biển cả, “thể hiện ước vọng an lành, may mắn trong những chuyến giong buồm ra khơi đi tìm “lộc biển”; thể hiện tinh thần đoàn kết, tương trợ trong lao động và sản xuất của những ngư dân sông nước đêm ngày đương đầu với sóng gió đại dương” [63].

Một số biện pháp đưa dân ca Quảng Nam - Đà Nẵng vào hoạt động ngoại khóa Âm nhạc tại trường Trung học Cơ sở Trần Quang Khải

Về dân ca Quảng Nam - Đà Nẵng, nguồn tư liệu về dân ca Quảng Nam - Đà Nẵng có rất nhiều trên các trang mạng tuy nhiên không phải nguồn thông tin nào cũng được chính xác, những nguồn tài liệu chính thống và có lượng kiến thức đáng tin cậy cũng rất ít, trong quá trình thực hiện đề tài này, tài liệu chúng tôi tham khảo chủ yếu từ nhạc sĩ về dân ca và có nghiên cứu về dân ca Quảng Nam - Đà Nẵng. Nhà trường chủ động liên hệ với các nhạc sĩ có nghiên cứu về dân ca trên địa bàn thành phố như nhạc sĩ Văn Thu Bích với cuốn sách “Âm nhạc dân gian trên vùng biển Đà Nẵng” hay tác giả Trương Đình Quang với cuốn “Men rượu Hồng Đào” để tìm kiếm nhiều tài liệu chính thống hơn về dân ca địa phương, phục vụ cho việc bồi dưỡng GV âm nhạc. Khâu trình bày (biểu diễn) tác phẩm vô cùng quan trọng, mặc dù không thể đạt đến trình độ biểu diễn của một người nghệ sĩ thực thụ nhưng phải đáp ứng nhu cầu cảm xúc của người nghe, toàn bộ vẻ đẹp của tác phẩm được thể hiện thông qua sự trình diễn bằng giọng hát, bằng tiếng đàn của GV sẽ chạm đến cảm xúc chân thực của học sinh.

Về phương pháp kiểm tra - đánh giá, có thể hướng cho GV áp dụng phương pháp kiểm tra theo nhóm, các em trong cùng một nhóm có thể học hỏi lẫn nhau, GV cũng đánh giá các em trong quá trình học tập để đánh giá đúng trình độ và khả năng tiếp thu của các em, từ đó đổi mới PPDH phù hợp để học sinh có thể tiếp thu dễ dàng hơn. Để xây dựng kế hoạch đưa dân ca vào HĐNK âm nhạc, GV cần phải chuẩn bị kỹ càng từng bước, đầu tiên cần phải nghiên cứu xem học sinh đã biết những gì về dân ca, khả năng của học sinh đang ở mức độ nào và các em cảm thấy như thế nào khi tham gia học hát dân ca để quyết định áp dụng PPDH phù hợp,… sau đó sẽ tiến hành chọn thời gian, địa điểm, hình thức và nội dung cũng như quy mô tổ chức hoạt động sao cho phù hợp với điều kiện của nhà trường và học sinh.

Một số biện pháp dạy học hát dân ca Quảng Nam - Đà Nẵng trong hoạt động ngoại khóa âm nhạc

Mục tiêu cụ thể của HĐNK âm nhạc với chủ đề hát dân ca đó là: giáo dục học sinh những kiến thức mới về dân ca và củng cố những kiến thức cũ, xây dựng cơ sở để các em học sinh phát huy năng lực âm nhạc của mình, bên cạnh đó giáo dục tình cảm lành mạnh, hình thành nhân cách đúng đắn, phát huy năng lực sáng tạo, biết thưởng thức và cảm nhận những cái hay cái đẹp trong cuộc sống. Dạy học hát bằng phương pháp truyền khẩu là phương pháp phổ biến thường thấy, thông thường người dạy sẽ hát qua toàn bộ bài hát một vài lần, sau đó hướng dẫn học sinh đọc lời bài hát, giải thích những từ khó những điểm luyến láy cần chú ý, cuối cùng cho các em học hát theo từng câu, từng câu và móc xích đến hết bài. Trong quá trình dã ngoại trải nghiệm thực tế, GV định hướng cho học sinh tìm hiểu về nguồn gốc, những giá trị truyền thống, trang phục sử dụng trong dân ca, đạo cụ biểu diễn của hát dân ca Quảng Nam - Đà Nẵng thông qua những người dân địa phương trong huyện trong xã, từ các cụ cao niên ở trong vùng.

Trong buổi dã ngoại các em được tìm hiểu và tiếp xúc với các nghệ nhân hát dân ca Quảng Nam - Đà Nẵng hiện nay; các nghệ nhân là những người nghệ sĩ dân gian có trình độ cao, nắm giữ một kho tàng những bài hát và làn điệu dân ca Quảng Nam - Đà Nẵng, là kho báu luôn được coi trọng của người dân Việt Nam. Vì vậy, việc học sinh được tiếp xúc, trò chuyện và giao lưu với các nghệ nhân sẽ giúp các em được học hỏi nhiều hơn về kinh nghiệm hát dân ca, sưu tầm những bài dân ca mà hiện tại việc tìm kiếm trên mạng cũng rất khó khăn, ghi nhớ lại những câu chuyện, những làn điệu về dân ca Quảng Nam - Đà Nẵng một cách chân thật, cụ thể và chính xác nhất.

Thực nghiệm sư phạm 1. Mục đích thực nghiệm

Ban tổ chức sẽ mở một đoạn nhạc dạo đầu của một bài dân ca Quảng Nam - Đà Nẵng bất kỳ trong danh sách những bài dân ca mà ban tổ chức đã cung cấp về các lớp cho các em học sinh được nghe từ trước (có thể là bài Lý hoặc bài Hò, Vè), học sinh chú ý lắng nghe và thảo luận đoán tên bài hát, sau đó đại diện của từng lớp sẽ lên trả lời lên bài hát vừa được nghe, nếu không có lớp nào trả lời đúng sẽ được nghe phần giai điệu tiếp theo của bài hát, được nghe 3 lần để đoán mỗi lần 15 giây. Trước đây khi chưa tổ chức HĐNK, các em học sinh trường THCS Trần Quang Khải, thành phố Đà Nẵng hầu như không biết nhiều đến các làn điệu dân ca Quảng Nam - Đà Nẵng, với câu hỏi khảo sát “Em có thể kể tên một số làn điệu dân ca Quảng Nam – Đà Nẵng không” chiếm 80% câu trả lời là không. Trong quá trình tập luyện để thể hiện phần thi trình diễn dân ca, các em học sinh được GV hướng dẫn cụ thể cách hát, cách luyến láy khác nhau trông từng làn điệu dân ca, được giới thiệu phương pháp luyện thanh phù hợp, các kỹ năng hát dân ca như hát vang, liền tiếng, hát bè, cách xử lý thanh điệu,.

Và vì tình hình thực tế, các em học sinh không có cơ hội tiếp xúc nhiều với dân ca nên vốn hiểu biết về dân ca ở địa phương mình rất ít, Từ đó, chương II của bài luận văn này đưa ra những giải pháp về việc bồi dưỡng GV âm nhạc, cải thiện cơ sở vật chất, đổi mới và sáng tạo phương pháp giảng dạy âm nhạc,. Việc tổ chức các HĐNK âm nhạc đa dạng với nhiều hình thức khác nhau sẽ giỳp học sinh cú cỏi nhỡn rừ hơn, thực tế hơn và sõu rộng hơn về một loại hình âm nhạc dân gian của dân tộc - dân ca Quảng Nam - Đà Nẵng, bên cạnh đó còn tạo bầu không khí học hát dân ca vui tươi và thú vị, được gặp gỡ những người nghệ nhân dân gian và được nghe hát, nghe những câu chuyện tạo hứng thú và niềm say mê dân ca hơn nữa cho các em học sinh.