Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường thông qua hoạt động mĩ thuật ngoại khóa tại Trường Trung học cơ sở Lê Quý Đôn, Hà Đông, Hà NộiGiáo dục ý thức bảo vệ môi trường thông qua hoạt động mĩ thuật ngoại khóa tại Trường Trung học cơ sở Lê Quý Đôn, Hà Đông, Hà NộiGiáo dục ý thức bảo vệ môi trường thông qua hoạt động mĩ thuật ngoại khóa tại Trường Trung học cơ sở Lê Quý Đôn, Hà Đông, Hà NộiGiáo dục ý thức bảo vệ môi trường thông qua hoạt động mĩ thuật ngoại khóa tại Trường Trung học cơ sở Lê Quý Đôn, Hà Đông, Hà NộiGiáo dục ý thức bảo vệ môi trường thông qua hoạt động mĩ thuật ngoại khóa tại Trường Trung học cơ sở Lê Quý Đôn, Hà Đông, Hà NộiGiáo dục ý thức bảo vệ môi trường thông qua hoạt động mĩ thuật ngoại khóa tại Trường Trung học cơ sở Lê Quý Đôn, Hà Đông, Hà Nội
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Một số khái niệm sử dụng trong luận văn
Môi trường (MT) là một thuật ngữ khá phổ biến, tuy nhiên khái niệm môi trường đến nay vẫn chưa thống nhất Hiện tại có nhiều cách diễn giải về môi trường nhưng tùy mục đích nghiên cứu ở các lĩnh vực khác nhau mà có những nhìn nhận khác nhau về môi trường
Môi trường hiểu theo nghĩa rộng là tất cả những yếu tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sống, sản xuất của con người như tài nguyên thiên nhiên, không khí, nguồn nước, ánh sáng, cảnh quan… Môi trường hiểu theo nghĩa hẹp không xét tới tài nguyên thiên nhiên, bao gồm nhân tố tự nhiên và xã hội trực tiếp liên quan tới cuộc sống con người
Môi trường được định nghĩa trong Từ điển bách khoa Việt Nam là bao gồm các yếu tố tự nhiên và nhân tạo có mối quan hệ chặt chẽ, gắn liền với con người Nó tác động trực tiếp đến các hoạt động sản xuất, sự tồn tại và phát triển của cả con người và thiên nhiên.
Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, đưa ra một định nghĩa rằng:
“Môi trường là một tập hợp tất cả các yếu tố tự nhiên, xã hội bao quanh con người, ảnh hưởng tới con người và tác động đến các hoạt động sống của con người như: không khí, nước, độ ẩm, sinh vật, xã hội loài người và các thể chế”
Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) năm 1980 cho rằng
“Môi trường sống do con người tạo ra bao gồm toàn bộ hệ thống tự nhiên như những cái hữu hình dưới dạng vật thể hoặc phi vật thể Trong đó con người sống và bằng lao động của mình, họ khai thác tài nguyên thiên nhiên và nhân tạo nhằm thỏa mãn nhu cầu của mình”
Theo các nhà nghiên cứu MT thì “Môi trường là một tổ chức các yếu tố tự nhiên và xã hội của hệ thống của cá thể và sự vật nào đó Chúng tác động và tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống sản xuất và sự tồn tại phát triển của con người và thiên nhiên”
Môi trường được tạo thành bởi các yếu tố thiên như: đất, nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, lòng đất, núi rừng, sông hồ, biển, sinh vật, hệ sinh thái… Các yếu tố nhân tạo như các khu dân cư, khu sản xuất, khu bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử và các hình thái vật chất khác Môi trường có phát triển tốt lên hay không đều phụ thuộc vào ý thức của con người Các yếu tố môi trường liên quan trực tiếp tới chất lượng cuộc sống con người cũng là cơ sở sống và phát triển của con người
1.1.2 Ý thức bảo vệ môi trường Ý thức bảo vệ môi trường là yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc bảo vệ môi trường sống Ý thức BVMT chỉ có ở con người thông qua nhận thức về thế giới khách quan để đưa ra những hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp Những hoạt động này giúp cải thiện môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục những hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra Hành vi của con người khi khai thác và sử dụng hợp lí, tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên hay hệ sinh thái đấy cũng chính là bảo vệ môi trường Ý thức bảo vệ môi trường là hành vi, thái độ trong việc giải quyết các vấn đề về môi trường hiện tại và tương lai Từ những ý thức tưởng chừng như nhỏ bé như để rác đúng nơi quy định, nói không với để rác bừa bãi ra môi trường xung quanh, đặc biệt là những nơi công cộng, như công viên, bệnh viện, trường học, nơi công sở, khu du lịch, lễ hội lại có thể góp phần to lớn trong việc bảo vệ môi trường Nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường ngay tại nơi mình sinh sống và học tập Tích cực trồng nhiều cây xanh, hạn chế sử dụng túi nilon, tăng cường sử dụng năng lượng mặt trời, năng lượng gió, thay đổi thói quen sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường giảm thiểu ô nhiễm Sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường là phương pháp bảo vệ môi trường một cách nhanh chóng, hiệu quả và hữu ích
Giáo dục ý thức BVMT nhằm nâng cao nhận thức, trang bị kiến thức, kĩ năng cho học sinh về ý thức bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu trong trường học để mỗi học sinh vừa là người có ý thức bảo vệ môi trường, vừa là một tuyên truyền viên tích cực vận động gia đình, người thân và xã hội chung tay bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu
Dạy học mĩ thuật là một quá trình tương tác qua lại giữa GV và HS, khi đó dưới sự hướng dẫn của GV, HS có thể tìm ra, khám phá những tri thức mới mà bản thân chưa biết Hình thành những thói quen, tư duy độc lập, sáng tạo nhằm phát triển kỹ năng về thẩm mĩ Thông qua các hoạt động giáo dục, học sinh có khả năng cảm nhận, khám phá những năng lực thẩm mĩ của mình thông qua các hoạt động trải nghiệm, sáng tạo sản phẩm mĩ thuật
Trong chương trình giáo dục phổ thông, môn Mĩ thuật tập trung vào việc hình thành, phát triển ở học sinh năng lực mĩ thuật cho HS Bên cạnh việc tiếp thu kiến thức mĩ thuật thì môn học phát huy năng lực người học thể hiện ở niềm yêu thích, cảm hứng sáng tạo nghệ thuật
Dạy học mĩ thuật là cách thức giáo viên tổ chức các hoạt động mĩ thuật truyền cảm hứng, khuyến khích học sinh phát triển khả năng sáng tạo và hình thành phẩm chất năng lực thẩm mĩ Thông qua các hoạt động học tập học sinh được trải nghiệm sáng tạo, hợp tác, giao tiếp với nhau để tiếp thu thẩm mĩ Làm giàu cách biểu đạt, phân tích đánh giá, lựa chọn và nhận thức để hình thành phát triển phẩm chất năng lực thông qua các hoạt động nghệ thuật Học sinh thích thú học tập từ đó hình thành năng lực thẩm mĩ, năng lực sáng tạo và nhân cách người học
1.1.4 Phương pháp dạy học mĩ thuật
Phương pháp dạy học mỹ thuật là cách thức giáo viên tổ chức các hoạt động mỹ thuật nhằm truyền cảm hứng, khuyến khích học sinh phát triển khả năng sáng tạo, hình thành và phát triển phẩm chất năng lực thẩm mỹ.
Phương pháp dạy học mỹ thuật là tập hợp các hoạt động được giáo viên tổ chức nhằm truyền cảm hứng và khuyến khích học sinh phát huy khả năng sáng tạo thẩm mỹ, từ đó hình thành năng lực và phẩm chất cho người học.
Theo cá nhân tác giả thì phương pháp dạy học mĩ thuật là cách thức hoạt động giữa thầy và trò để nhằm đạt được mục tiêu dạy học Đó chính là sự thống nhất của phương pháp dạy và phương pháp học, đồng thời phù hợp với điều kiện dạy học cụ thể Phương pháp dạy học mĩ thuật đòi hỏi sự thống nhất của các cách thức hành động và phương tiện dạy học và hiệu quả được quyết định bởi trình độ chuyên môn và nghiệp vụ của người dạy
Người GV không ngừng hoàn thiện, phát triển nâng cao để có thể đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng cao của hoạt động dạy học
Khái quát giáo dục ý thức bảo vệ môi trường thông qua hoạt động dạy học mĩ thuật ngoại khóa
Thông qua các nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học mĩ thuật ngoại khoá nhằm trang bị cho học sinh nhận thức, kỹ năng một cách nhẹ nhàng tự nhiên về bảo vệ môi trường thông qua sáng tạo mĩ thuật
Qua nội dung giảng dạy, các bức tranh với bố cục, hình ảnh, màu sắc độc đáo cùng ý tưởng sáng tạo thân thiện với môi trường giúp học sinh nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường Từ đó, các em hình thành hành vi và thái độ ứng xử phù hợp, đồng thời lan tỏa thông điệp bảo vệ môi trường đến cả phụ huynh và toàn xã hội, góp phần tạo nên hiệu ứng tích cực trong công tác giáo dục bảo vệ môi trường.
1.2.2 Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường thông qua bài học mĩ thuật
Như trên đã nói môi trường ngày càng ô nhiễm nặng nề, đòi hỏi mỗi cá nhân đều phải tự ý thức và cùng chung tay gìn giữ bảo vệ môi trường sống trở lên xanh, sạch, đẹp Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường là vô cùng quan trọng
Thông qua các bài học mĩ thuật là một cách tiếp cận thuận lợi trong giáo dục ý thức BVMT Bằng các nội dung bài học, bằng hình thức triển khai, thông qua các cách tổ chức hoạt động đa dạng như: học tập trên lớp hay học tập ngoài trời, dã ngoại, ngoại khóa… tiếp cận trực tiếp hay gián tiếp để giáo dục YTBVMT bằng hình ảnh, bằng màu sắc, như vẽ tranh, làm đồ tái chế, triển lãm tranh… nhằm tuyên truyền giáo dục ý thức bảo vệ môi trường từ đó học sinh có ý thức và những hành vi đúng để bảo vệ môi trường như: dọn dẹp vệ sinh lớp, trường học và trong khuôn viên nhà trường và ở gia đình Để rác đúng nơi quy định và dọn dẹp rác thải sau khi sử dụng, hạn chế sử dụng túi nilon, nên thay thế bằng túi giấy đựng đồ ăn hoặc túi vải để đựng đồ dùng hàng ngày của mình, tiết kiệm điện, nước trồng cây xanh bảo vệ môi trường… Khi tất cả học sinh đều có ý thức bảo vệ môi trường sẽ trở thành một lực lượng lớn, có sức lan tỏa những hành động ý nghĩa vì môi trường đến gia đình và đến xã hội.
Vài nét về chương trình giáo dục phổ thông 2018
Trong cuốn Chương trình giáo dục phổ thông, chương trình tổng thể
2018 (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) đã nêu rất rõ điều kiện hoàn cảnh ra đời chương trình Tuy nhiên, những thành tựu về kinh tế của nước ta chưa vững chắc, chất lượng nguồn nhân lực và sức cạnh tranh của nền kinh tế chưa cao, môi trường ô nhiễm làm hạn chế sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước
Chương trình cũng đã chú trọng tới giáo dục biến đổi về khí hậu, tình trạng cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái và những biến động về chính trị
Tuy nhiên trong chương trình tổng thể không có hướng dẫn cụ thể về nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục về ý thức bảo vệ môi trường thông qua hoạt động ngoại khóa mĩ thuật
1.3.1 Mục tiêu chương trình mĩ thuật
Môn Mĩ thuật cấp THCS được chia làm hai loại hình đó là mĩ thuật tạo hình và mĩ thuật ứng dụng Trong đó mĩ thuật tạo hình giúp HS phát triển tư duy sáng tạo, khám phá, kế thừa phát huy những giá trị nghệ thuật, giá trị văn hóa truyền thống, áp dụng kiến thức mĩ thuật trong đời sống
Thông qua các phương thức giáo dục khác nhau và nội dung môn mĩ thuật nhằm góp phần phát huy năng lực và phẩm chất cho học sinh
Phát triển và định hướng nghề nghiệp cho HS sau khi kết thúc cấp học Trong mục tiêu xây dựng chương trình chưa đề cập đến vấn đề giáo dục ý thức BVMT thông qua hoạt động ngoại khóa cho HS
1.3.2 Nội dung giáo dục môn mĩ thuật
Chương trình nội dung mĩ thuật cấp THCS bao gồm hai mạch nội dung là mĩ thuật tạo hình và mĩ thuật ứng dụng Trong đó phần bao gồm lý luận và lịch sử mĩ thuật, hội họa, đồ họa, điêu khắc, thiết kế công nghiệp, thiết kế thời trang, thiết kế đồ họa Nội dung lí luận và lịch sử mĩ thuật được giới hạn trong tìm hiểu tác giả, sản phẩm, tác phẩm, di sản văn hóa nghệ thuật được giới thiệu, lồng ghép trong thực hành, thảo luận mĩ thuật
Trong nội dung giáo dục môn mĩ thuật đã có những nội dung tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường nhưng chưa rõ nét, chưa có nội dung cụ thể về giáo dục ý thức bảo vệ môi trường thông qua giáo dục ngoại khóa mĩ thuật
Do bị bó hẹp thời lượng bởi kế hoạch chung của nhà trường, dạy Mĩ thuật theo chương trình mới có nhiều khó khăn Các tiết học bị phân cách quá xa khiến cảm xúc của học sinh bị gián đoạn Điều này đòi hỏi giáo viên phải yêu nghề, mến trẻ, chủ động tìm tòi, chuẩn bị kỹ lưỡng, linh hoạt trong việc áp dụng phương pháp dạy học để thu hút sự say mê và yêu thích môn học của học sinh.
1.3.3 Phương pháp dạy học mĩ thuật tích cực phát huy năng lực học sinh
Phương pháp dạy học mĩ thuật là cách thức hoạt động của người thầy trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục để truyền cảm hứng, khuyến khích trò phát triển khả năng sáng tạo nhằm đạt được mục tiêu dạy học về kiến thức, phẩm chất, năng lực
Trên thực tế giảng dạy có nhiều phương pháp dạy học truyền thống hoặc phương pháp dạy học tích cực giúp GV tổ chức, truyền đạt kiến thức giúp học sinh học tốt mĩ thuật Để đáp ứng phù hợp với lứa tuổi học sinh cấp THCS khi học môn mĩ thuật yêu cầu GV biết áp dụng phương pháp phù hợp tạo sự yêu thích và hứng thú cho học sinh
Trong quá trình dạy học tác giả thấy một số phương pháp dạy học rất phù hợp và hiệu quả trong dạy học mĩ thuật hiện nay:
1.3.3.1 Phương pháp dạy học nhóm
Dạy học theo nhóm là hình thức tổ chức lớp học thành các nhóm nhỏ
Học sinh trong nhóm, trong khoảng thời gian giới hạn cùng nhau nghiên cứu, cùng nhau hợp tác giải quyết các vấn đề có liên quan đến bài Kết quả làm việc của nhóm sau đó được trình bày và đánh giá trước toàn lớp Thông qua hoạt động dạy học giúp các em phát triển kỹ năng giao tiếp và năng lực nhận thức, tư duy của học sinh
Các bước dạy học theo nhóm
Bước 1 Làm việc tập thể cả lớp (GV giới thiệu nội dung cần thảo luận hoặc giải quyết và đưa nhiệm vụ tới các nhóm)
Bước 2 Làm việc theo nhóm (lập chi tiết kế hoạch làm việc, bàn bạc quy tắc, phân công nhiệm vụ cụ thể tới từng thành viên trong nhóm)
Bước 3 Thảo luận cùng cả lớp và tổng kết nhiệm vụ (đại diện các nhóm trình bày kết quả, nhóm khác quan sát, lắng nghe, phản hồi, bổ sung ý kiến, GV nhận xét từng nhóm và kết thúc vấn đề)
Dạy học theo nhóm trong bộ môn mỹ thuật là phương thức hiệu quả giúp học sinh hợp tác giải quyết vấn đề Tuy nhiên, hình thức này cũng có hạn chế Một số học sinh có thể nhút nhát, không tích cực tham gia Hoạt động nhóm đôi khi gây mất trật tự hoặc mâu thuẫn Ngoài ra, thời gian thảo luận kéo dài có thể ảnh hưởng đến thời lượng chung của bài học.
Trong các hoạt động nhóm, giáo viên nên linh hoạt sử dụng các phương pháp chia nhóm để duy trì sự hứng thú cho học sinh Ngoài ra, điều này còn tạo cơ hội cho các em tương tác và học hỏi từ nhiều bạn khác trong lớp, góp phần đạt được mục đích bài học hiệu quả hơn.
Hoạt động trò chơi là phương pháp tổ chức dạy học cho HS theo phương thức học mà chơi, chơi mà học Trò chơi học tập là con đường thuận lợi để HS khắc sâu kiến thức khi học, đem lại cho HS có cơ hội được sử dụng kiến thức, kỹ năng mà các em lĩnh hội được HS tiếp thu tự giác và củng cố được hệ thống kiến thức một cách nhẹ nhàng vui vẻ
Hoạt động ngoại khóa trường THCS Lê Quý Đôn
Hoạt động ngoại khóa là một hoạt động quan trọng trong quá trình giáo dục học sinh Thông qua hoạt động ngoại khóa HS được tự tin trải nghiệm khám phá từ đó phát triển bản thân Đối với học sinh tìm hiểu và tham gia vào hoạt động ngoại khóa không chỉ mang lại những trải nghiệm thú vị mà còn có nhiều lợi ích đáng kể Trường THCS Lê Quý Đôn thấy được lợi ích của việc học tập ngoại khóa tới đại đa số học sinh nên thường xuyên xây dựng nội dung học tập ngoại khóa trong chương trình học Đã có rất nhiều các hoạt động ngoại khóa được tổ chức và các hoạt động này luôn gắn liền với hoạt động đội như:
Phong trào “Thiếu nhi Thủ đô thi đua làm theo 5 điều Bác Hồ dạy”
Tạo môi trường cho thiếu nhi thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy Nhà trường đã tổ chức thành công Lễ khai giảng gắn với tổ chức lễ phát động chủ đề năm học 2022 -2023 trong không khí vui tươi, trang trọng thể hiện là ngày hội khai trường trong đó đã phát động cuộc thi trưng bày tranh chào mừng ngày hội tới trường cho tất cả học sinh trong trường Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 40 năm Ngày nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 20/11/2022) với nhiều nội dung: Thi bóng đá, văn nghệ, làm báo tường, làm thiệp, vẽ tranh với chủ đề “Thầy cô và mái trường” để chúc mừng các thầy cô giáo
- Tổ chức kỷ niệm 78 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12 với nhiều nội dung hoạt động như: Chăm sóc quét dọn, dâng hương tại nghĩa trang liệt sĩ phường Dương Nội, thị vẽ tranh về đề tài Chú bộ đội
- Tổ chức kỷ niệm 92 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
26/3/1931 – 26/3/2023 với các nội dung như: Ngày hội tiến bước lên Đoàn;
Tổ chức Lễ trưởng thành Đội cho học sinh khối lớp 9 Lễ kết nạp Đoàn viên, tổ chức thi làm trại và trang trí trại
Tham gia các hoạt động trải nghiệm sáng tạo như: cuộc thi khoa học kỹ thuật với đề tài “Ngôi nhà thông minh” đạt giải khuyến khích cấp Thành phố đó là em Phạm Hùng và Phạm Khôi Nguyên lớp 8A9 Tổ chức các hoạt động em yêu môi trường xanh, em yêu thiên niên thông qua các mô hình như: lớp học xanh, vì mái trường xanh, nhà vệ sinh thân thiện, trồng và chăm sóc cây xanh, vườn hoa trong khuôn viên nhà trường
Bài viết tập trung làm nổi bật tầm quan trọng của việc tổ chức hoạt động ngoại khóa chuyên sâu về giáo dục ý thức bảo vệ môi trường thông qua dạy ngoại khóa mỹ thuật Trường học đã tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa, nhưng vẫn chưa có chương trình nào thực sự chuyên sâu và tập trung vào mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường thông qua mỹ thuật.
1.5.1 Hoạt động ngoại khóa trong môn mĩ thuật
Hoạt động ngoại khóa môn học mĩ thuật trường THCS Lê Quý Đôn là một trong những hoạt động vô cùng quan trọng Mục đích của hoạt động ngoại khóa này cung cấp, củng cố kiến thức cho học sinh, tạo cho các em niềm hứng thú, say mê sáng tạo nghệ thuật Thông qua hoạt động ngoại khoá góp phần không nhỏ trong việc nâng cao khả năng tư duy độc lập, tăng cường khả năng sáng tạo của HS trong học tập, kích thích lòng ham muốn tìm tòi, khám phá những kiến thức mới, đồng thời học sinh có thể hiểu sâu hơn về sáng tạo thẩm mĩ và áp dụng kiến thức mĩ thuật vào giải quyết những vấn đề thực tiễn đời sống
Khi xây dựng kế hoạch dạy học môn Mĩ thuật, giáo viên đã lồng ghép nội dung ngoại khóa vào nội dung chương trình hoạt động của hoạt động đội Nắm bắt được tình hình môn học, trong những năm qua bộ môn Mĩ thuật đã tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường tổ chức cho học sinh tham quan, đi thực tế, khám phá một số địa điểm tại địa phương Hà Nội để học sinh hiểu biết thêm về thế giới xung quanh cũng như quan sát và tìm hiểu mọi mặt của cuộc sống để thông qua đó có thể cung cấp cho học sinh những thông tin cần thiết, giúp các em hiểu biết thêm và làm cho hiểu biết của các em rộng mở hơn
Các hình thức đặc thù của hoạt động ngoại khoá mĩ thuật trường THCS Lê Quý Đôn khá đa dạng phong phú như tham quan học tập để tạo mối liên hệ giữa lí luận và thực tiễn đời sống, thực hiện giáo dục mĩ thuật địa phương cho HS Tổ chức tham quan là một hình thức học tập, nghiên cứu có nhiều bổ ích và hấp dẫn Học sinh được mắt thấy, tai nghe những sự vật hiện tượng có liên quan đến giáo dục mĩ thuật địa phương Gặp gỡ trực tiếp giữa đối tượng và chủ thể lĩnh hội thông các hoạt động của giác quan sẽ có tác dụng rất lớn đến sự phát triển trí tuệ và thẩm mĩ của học sinh
Một trong những hoạt động ngoại khóa môn mĩ thuật tại nhà trường là tổ chức ngoại khóa ngoài trời với hoạt động tham quan, trải nghiệm sáng tạo và trang trí gốm tại làng gốm sứ Bát Tràng Tham quan và học tập ở làng nghề dệt lụa Vạn Phúc để trải nghiệm kỹ thuật dệt lụa tơ tằm và kỹ thuật nhuộm màu lụa Tham quan và trải nghiệm sáng tạo nghệ thuật tại làng nghề Chuyên Mỹ chuyên về nghề sơn mài, khảm trai… Tại đây, các em biết được để có một sản phẩm đẹp có tính thẩm mĩ thì cần phải trải qua những công đoạn nào, trang trí ra sao… Qua buổi học thực tế này học sinh đã áp dụng những kiến thức mĩ thuật được học trên lớp để tạo lên những sản phẩm Các em đã thể hiện sự sáng tạo của riêng mình tạo nên những sản phẩm đẹp mang tính thẩm mĩ cao
Ngoài các buổi ngoại khóa ngoài nhà trường thì ngoại khóa mĩ thuật trường THCS Lê Quý Đôn còn tổ chức ở sân trường và trong không gian nhà trường với chủ đề làm bưu thiệp chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, thiết kế và biểu diễn thời trang từ vật liệu tái chế hưởng ứng ngày môi trường
Tuy đã có rất nhiều hoạt động ngoại khóa đã được tổ chức nhưng chưa thật chú trọng tới giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh
1.5.2 Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường thông qua hoạt động ngoại khóa môn mĩ thuật
Xây dựng ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh là nhiệm vụ thường xuyên trong các hoạt động chính khóa và ngoại khóa của trường Nổi bật là buổi ngoại khóa "Chung tay bảo vệ môi trường" với phần thi thời trang tái chế ấn tượng Các em học sinh tự thiết kế trang phục từ nilon, ống hút, chai nhựa để trình diễn thông điệp bảo vệ môi trường Từ các hoạt động này, học sinh, giáo viên nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, hạn chế xả rác, thu dọn rác thải, giữ gìn cảnh quan và tái sử dụng, lựa chọn sản phẩm thân thiện với môi trường.
Thông qua các hoạt động của buổi học tập ngoại khóa đã giúp mỗi học sinh nâng cao nhận thức về môi trường, từ đó thay đổi thói quen sử dụng sản phẩm từ nhựa, không chỉ vì môi trường sống trong lành mà còn vì sức khỏe của chính mình Qua đó, các em sẽ cùng chung tay hành động để tạo ra những thay đổi tích cực cho cộng đồng, vì một cuộc sống tốt đẹp hơn
Nội dung chương đề cập đến những kiến thức căn bản là cơ sở khoa học, cơ sở thực tiễn cho việc xây dựng nội dung, phương pháp, hình thức dạy học ngoại khóa mĩ thuật giáo dục ý thức bảo vệ môi trường
Trong đó tác giả đề cập đến hệ thống khái quát, khái niệm và thuật ngữ làm công cụ để giới thiệu và luận giải các nội dung có liên quan đến giáo dục ý thức bảo vệ môi trường Bên cạnh đó tác giả đã tập trung phân tích chương trình giáo dục phổ thông tổng thể để làm rõ nội dung của luận văn Tác giả cũng tìm hiểu khái quát về cơ sở giáo dục cũng như nghiên cứu về tâm lí lứa tuổi và năng lực thẩm mĩ thông qua việc khảo sát giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong môn học mĩ thuật tại trường THCS Lê Quý Đôn Tác giả đã đưa ra những yếu tố ảnh hưởng tới giáo dục thẩm mĩ cũng như giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh như điều kiện về cơ sở vật chất, thầy cô giáo, môi trường học tập, cũng như tâm lí lứa tuổi của học sinh Đây cũng cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài để tác giả thực hiện chương 2, chương 3 làm rõ mục đích luận văn đã đề ra.
NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG QUA HOẠT ĐỘNG DẠY NGOẠI KHÓA MĨ THUẬT TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
Đề xuất nội dung hoạt động ngoại khóa mĩ thuật góp phần giáo dục ý thức BVMT
2.1.1 Tích hợp các kiến thức bảo vệ môi trường vào các nội dung bài học mĩ thuật
2.1.1.1 Nội dung tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn mĩ thuật cấp THCS
Hình thức dạy học tích hợp được xem là phương thức giáo dục hiện đại và mang tính tiến bộ Có thể tích hợp xuyên môn, tích hợp liên môn hoặc tích hợp nội môn Tích hợp kiến thức từ nội môn hoặc nhiều môn (liên môn) khác nhau thông qua nội dung bài học nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho HS
Khi xây dựng nội dung bài dạy tích hợp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường vào bài học mĩ thuật, giáo viên cần căn cứ vào nội dung chương trình đã đề ra trong Sách giáo khoa, cũng như yêu cầu cần đạt được của bài học cụ thể Đồng thời, giáo viên cũng cần chú ý đến đặc thù giảng dạy môn Mĩ thuật ở cấp trung học cơ sở để đưa ra phương pháp giảng dạy phù hợp nhất.
Hệ thống nội dung bài học mĩ thuật có thể tích hợp được giáo dục ý thức bảo vệ môi trường
Lớp 6 - Chủ đề biểu cảm của màu sắc (bài 3: Tranh in hoa lá, bài 4: Thiệp chúc mừng
- Chủ đề nghệ thuật tiền sử thế giới và Việt Nam (bài 2: Thời trang với hình vẽ thời Tiền sử, bài 3: Túi giấy đựng quà tặng)
- Chủ đề Lễ hội quê hương (bài 1: Nhân vật 3D từ dây thép, bài 2:
Trang phục trong lễ hội, bài 3: Hoạt cảnh ngày hội)
- Chủ đề nghệ thuật cổ đại thế giới và Việt nam (bài 2: Họa tiết trống đồng, bài 3: Thảm trang trí với họa tiết trống đồng)
- Chủ đề vật liệu hữu ích (bài 1: Sản phẩm từ vật liệu đã qua sử dụng, bài 2: Mô hình ngôi nhà 3D, bài 3: Ngôi nhà tương lai
Lớp 7 - Chủ đề chữ cách điệu trong đời sống (bài 1: Nhịp điệu và màu sắc các con chữ)
- Chủ đề nghệ thuật Trung đại Việt Nam (bài 4: Trang phục áo dài với họa tiết dân tộc)
- Chủ đề hình khối trong không gian (bài 8: Chao đèn trong kiến trúc)
- Chủ đề nghệ thuật Trung đại thế giới (bài 12: Những mảnh ghép thú vị)
Lớp 8 - Chủ đề nghệ thuật hiện đại thế giới (bài 2: Nghệ thuật tranh cắt dán)
- Chủ đề nghệ thuật của các dân tộc thiểu số Việt nam (bài 7: Tạo mẫu nền trang trí, bài 8: Thiết kế trang phục với họa tiết dân tộc)
- Chủ đề nội thất căn phòng (bài 9: Thiết kế sản phẩm nội thất, bài 10:
Thiết kế mô hình căn phòng)
- Chủ đề mĩ thuật trong đời sống (bài 14: Tranh áp phích) Đối với các bài học có nội dung trực tiếp về GDBVMT, GV giúp HS hiểu và cảm nhận được đầy đủ, sâu sắc nội dung bài học chính là góp phần giáo dục HS một cách tự nhiên về ý thức bảo vệ môi trường Thông qua môn Mĩ thuật, tích hợp kiến thức giáo dục YTBVMT, HS hiểu biết về vẻ đẹp môi trường xung quanh và vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên con người thông qua kỹ năng quan sát thiên nhiên, quan sát màu sắc hình ảnh trong tranh HS cũng có thể thể hiện hiểu biết và thái độ của mình với bảo vệ môi trường bằng ngôn ngữ mĩ thuật như vẽ tranh đề tài có nội dung cụ thể như: trồng và chăm sóc cây, quét dọn vệ sinh trường lớp, để rác đúng nơi quy định, tranh tuyên truyền về tiết kiệm nước, tiết kiệm nhiên liệu, ô nhiễm môi trường biển, ô nhiễm không khí… Hoặc HS có thể tạo các bức tranh từ nguyên liệu tái chế bằng hình thức cắt dán giấy báo để tạo thành các bức tranh có nội dung về đề tài bảo vệ môi trường Tạo các sản phẩm mĩ thuật như thiết kế lọ hoa, chậu cảnh, thiết kế sản phẩm thời trang từ vật liệu tái chế…
Thông qua cách thể hiện nội dung đề tài của các bức tranh hay các sản phẩm từ đó giúp hình thành những thói quen, hành động và thái độ ứng xử đúng đắn và thân thiện với môi trường xung quanh Giáo dục HS có trách nhiệm, ý thức bảo vệ môi trường xanh- sạch – đẹp qua các hành vi ứng xử cụ thể: Bảo vệ cây xanh, giữ gìn vệ sinh môi trường, cảnh quan lớp học, bước đầu HS bảo vệ môi trường qua hành vi, nếp sống đơn giản để hình thành kiến thức, kỹ năng, thái độ cho HS
Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Mĩ thuật ở THCS qua khai thác gián tiếp Đối với các bài học mĩ thuật không có nội dung trực tiếp giáo dục về BVMT nhưng GV có thể tích hợp những nội dung có yếu tố gần gũi, có thể liên hệ với BVMT nhằm nâng cao ý thức cho HS Có thể tích hợp bằng cách gợi mở vấn đề liên quan đến BVMT nhằm giáo dục HS theo định hướng giáo dục BVMT Phương pháp này đòi hỏi GV nắm vững kiến thức về BVMT, tích hợp kiến thức hài hòa và có mức độ; tránh lan man, sa đà hoặc gượng ép không phù hợp với đặc thù của môn học
Nội dung tích hợp trong bài học gần gũi, dễ học, dễ thực hiện giúp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh một cách nhẹ nhàng mà hiệu quả.
2.1.1.2 Các nguyên tắc tích hợp kiến thức bảo vệ môi trường vào bài học mĩ thuật
Có nhiều phương pháp và cách thức tích hợp kiến thức giáo dục ý thức bảo vệ môi trường nhưng muốn đạt được kết quả cao thì cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
Nguyên tắc 1: Tích hợp nhưng không làm thay đổi đặc trưng của môn Mĩ thuật, không biến bài học mĩ thuật thành bài học giáo dục môi trường
Về cốt lõi vẫn phải là bài học mĩ thuật
Nguyên tắc 2: Khai thác nội dung giáo dục ý thức môi trường vào bài học mĩ thuật phải lựa chọn nội dung chọn lọc, có tính tập trung vào chương, mục nhất định, không tràn lan, tùy tiện GV cần xác định cụ thể vào phần nào trong nội dung dạy học mĩ thuật ở phần khởi động, hình thành kiến thức kỹ năng hay thực hành luyện tập hay vận dụng
Nguyên tắc 3: Cần phân tích tính tích cực của học sinh, phát huy cao độ các hoạt động nhận thức và kinh nghiệm thực tế các em đã có, tận dụng tối đa mọi khả năng để học sinh thể hiện nội dung bài học mĩ thuật gắn với giáo dục môi trường
Các kiến thức giáo dục môi trường đưa vào bài phải có hệ thống, tránh sự trùng lặp, phải thích hợp với trình độ học sinh, không gây quá tải
2.1.1.3 Phương thức tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong bài học mĩ thuật a) Phương pháp và hình thức
Có nhiều hình thức và phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường khác nhau như:
* Hình thức tổ chức: Trong lớp hoặc ngoài trời, thực tế, trải nghiệm thiên nhiên
* Phương pháp: Nội dung giáo dục BVMT được tích hợp trong nội dung bài học mĩ thuật Vì vậy các phương pháp giáo dục BVMT cũng chính là các PP dạy học bộ môn Mĩ thuật b) Dạy tích hợp nội dung bảo vệ môi trường Để đảm bảo dạy tích hợp nội dung BVMT vào bài học mĩ thuật được hiệu quả cần thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: Nghiên cứu kỹ nội dung SGK môn mĩ thuật và yêu cầu cần đạt của bài học để phân loại các bài học thuộc mĩ thuật tạo hình hay mĩ thuật ứng dụng có nội dung hoặc có khả năng đưa giáo dục môi trường vào bài
Bước 2: Xác định kiến thức giáo dục môi trường đã được tích hợp vào bài học (nếu có) Việc xác định này sẽ giúp giáo viên xác định được phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động dạy học phù hợp để học sinh lĩnh hội kiến thức, kỹ năng về mỹ thuật và môi trường một cách hiệu quả.
- Bước 3: Xác định các bài học có khả năng đưa kiến thức giáo dục môi trường vào bằng hình thức liên hệ, mở rộng Dự kiến các kiến thức có thể đưa vào bài (kiến thức giáo dục môi trường phải có mối quan hệ chặt chẽ với các kiến thức có sẵn trong bài học mĩ thuật)
Ví dụ: Chủ đề Biểu cảm của sắc màu Bài 3: Tranh in hoa lá Thông qua nội dung dạy học giúp HS cảm nhận vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên thông qua màu sắc, hình dáng của của cỏ cây hoa lá Lợi ích của thiên nhiên với đời sống con người và vẻ đẹp của hoa lá thiên nhiên trong tranh
Hình thức tổ chức giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh
Giáo dục ý thức BVMT cho HS thông qua hoạt động ngoại khóa mĩ thuật có nhiều hình thức tổ chức khác nhau nhưng cần đảm bảo những yếu tố sau:
Hoạt động ngoại khóa mĩ thuật giáo dục YTBVMT cho HS nhằm hình thành nhân cách, phát triển toàn diện cho học sinh Hoạt động ngoại khóa nhằm củng cố, khắc sâu kiến thức của môn học mĩ thuật trên lớp; mở rộng hiểu biết cho học sinh về lĩnh vực Bảo vệ môi, bước đầu hình thành ý thức bảo vệ môi trường của học sinh Bồi dưỡng thái độ tự giác trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường chung trong nhà trường và gia đình, có thái độ đúng đắn đối trước những hành vi làm tổn hại tới môi trường; hình thành tình yêu với cuộc sống, với quê hương đất nước
- Lựa chọn nội dung hoạt động ngoại khóa mĩ thuật nhằm giáo dục YTBVMT cần đảm bảo:
+ Phù hợp với tình hình thực tế về ô nhiễm môi trường trong nhà trường và địa phương; gắn liền với yêu cầu cần đạt của bộ môn mĩ thuật theo quy định
+ Đảm bảo tính tích cực và độc lập trong sáng tạo thẩm mĩ của học sinh THCS
+ Phù hợp với đặc điểm của học sinh cấp THCS như: lứa tuổi, trình độ nhận thức, giới tính, sức khoẻ, tâm lí HS
- Lựa chọn hình thức hoạt động ngoại khóa ngoài trời hay trong lớp học đảm bảo:
+ Thu hút, hấp dẫn học sinh tham gia vào các buổi ngoại khóa
+ Đa dạng, phong phú, sáng tạo, thẩm mĩ, phù hợp với nội dung của chủ đề
2.3.1 Thiết kế trang phục thời trang bằng nguyên liệu tái chế
Tổ chức hoạt động ngoại khóa về chủ đề thời trang sử dụng nguyên liệu tái chế khuyến khích học sinh phát huy tính sáng tạo và năng lực thẩm mỹ Thông qua các sản phẩm thời trang, các em học sinh thể hiện khả năng tư duy độc đáo, óc thẩm mỹ tinh tế Hoạt động này không chỉ giúp học sinh nâng cao kỹ năng sáng tạo mà còn rèn luyện tính kiên trì, trau dồi kiến thức về thời trang và cả ý thức bảo vệ môi trường.
Từ hoạt động truyền tải thông điệp về bảo vệ môi trường, giáo dục HS ý thức về BVMT
Học sinh vừa có cơ hội trình bày tác phẩm bằng hình thức trình diễn và giới thiệu được quy trình tạo ra được sản phẩm, nguyên lý tạo hình và yếu tố tạo hình sản phẩm thời trang của cá nhân hay của nhóm, của lớp
2.3.1.1 Quy trình tổ chức thực hiện a) Chuẩn bị
GV và HS sẽ chuẩn bị một số loại chai phế liệu, chẳng hạn như chai nhựa, vỏ lon, đồng, giấy báo, vải vụn, ống hút, cốc nhựa, túi nhựa, áo mưa, nilon, chai nhựa, hộp xốp… b) Tổ chức Bước 1 Làm việc chung cả lớp
- GV giới thiệu chủ đề thời trang với nguyên vật liệu tái chế
- Tổ chức các nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm, quy định thời gian và phân công vị trí làm việc cho các nhóm
- Hướng dẫn cách làm việc theo nhóm (nếu cần)
Bước 2 Làm việc theo nhóm
- Lập kế hoạch làm việc theo nhóm
- Thảo luận và thỏa thuận quy tắc làm việc chung của nhóm
- Phân công nhiệm vụ trong nhóm, từng cá nhân làm việc độc lập
- Thảo luận trao đổi ý kiến, thống nhất ý kiến
- Cử đại diện trình bày kết quả làm việc của nhóm
Bước 3 Thảo luận, tổng kết trước toàn lớp
- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm
- Các nhóm khác quan sát, lắng nghe, chất vấn, bình luận và bổ sung ý kiến góp ý c) Đánh giá, nhận xét
GV tổng kết và nhận xét, khen ngợi các nhóm và thái độ ý thức khi tham gia nhóm, đặt vấn đề cho bài tiếp theo hoặc vấn đề tiếp theo
2.3.1.2 Một số ý tưởng sáng tạo sản phẩm thời trang từ nguyên vật liệu tái chế a) Tạo chân váy bằng giấy báo
- Chuẩn bị: Giấy báo, hồ dán, băng dính, thước dây, dây chun, hoa văn trang trí
- Chuẩn bị mẫu váy đẹp hoặc vẽ mẫu váy trên báo sau đó đặt tờ báo lên trên bàn Gấp giấy báo theo nếp đã có ở mẫu váy cũ Dùng băng dính hoặc keo hoặc ghim để cố định váy giấy Trang trí cho váy những họa tiết yêu thích Áp dụng kiến thức trang trí như xen kẽ, đối xứng, hay nhắc lại để trang trí váy Hoàn thiện chân váy với màu sắc yêu thích b) Tạo hình váy từ bao tải
- Chuẩn bị: Bao tải, súng bắn keo, băng dính, thước dây, dây chun, hoa văn trang trí
- Thực hiện: Làm sạch bao tải cũ, phơi khô Tạo dáng chiếc váy theo ý thích Dùng dây để đo kích thước sao cho phù hợp Trang trí họa tiết hoa văn để trang trí, làm đẹp cho chiếc váy c) Sáng tạo trang phục từ áo mưa bỏ đi
- Chuẩn bị: Áo mưa, ghim, băng dính, dây chun, thước dây, hoa văn trang trí
- Thực hiện: Chọn kiểu quần áo muốn may, chẳng hạn như kiểu quần áo, váy, đầm Sử dụng áo mưa cũ, rách không sử dụng được, sau đó giặt sạch và phơi khô Sau đó dùng kéo cắt và may theo mẫu đã chọn ở bước trước theo kích thước Dùng kim hoặc keo để giữ các bộ phận của bộ đồ lại với nhau và dán chúng lại với nhau
Trên đây là một số cách làm trang phục từ nguyên vật liệu tái chế
Qua cách sáng tạo mĩ thuật bằng nhiều hình thức khác nhau để khắc phục vấn đề ô nhiễm môi trường Thông qua hoạt động ngoại khóa mĩ thuật có thể giáo dục Hs về ý thức và trách nhiệm đối với môi trường, chung tay bảo vệ môi trường
2.3.2 Vẽ tranh tuyên truyền về môi trường Để nâng cao ý thức BVMT cho HS có nhiều cách thức khác nhau
Một trong những cách giúp HS biết được vai trò cũng như tầm quan trọng của Bảo vệ môi trường đối với cuộc sống thì vẽ tranh tuyên truyền là một hoạt động đem lại hiệu quả cao Những bức tranh vẽ này tuy rất đơn giản nhưng lại có ý nghĩa, giá trị to lớn trong giáo dục HS nâng cao ý thức gìn giữ, bảo vệ môi trường Trái đất trong lành, xanh sạch đẹp Tổ chức hoạt động ngoại khóa cuộc thi vẽ tranh rất đơn giản và dễ dàng thực hiện
2.3.2.1 Tổ chức cuộc thi vẽ tranh bảo vệ môi trường a) Lập kế hoạch cho cuộc thi vẽ tranh tuyên truyền về môi trường
Để đảm bảo kế hoạch cuộc thi vẽ tranh "Bảo vệ môi trường" hiệu quả, giáo viên cần chú trọng thông tin về mục đích, đối tượng dự thi, thời gian tổ chức, hình thức, nội dung thông điệp, tiêu chí đánh giá và cơ cấu giải thưởng Đối với học sinh, cần nêu rõ yêu cầu về nội dung tranh, hình thức, chất liệu, kích thước và khuôn khổ Giáo viên cần chuẩn bị địa điểm, cơ sở vật chất, nhân lực hỗ trợ và kinh phí cho cuộc thi Sau cuộc thi, cần triển lãm tranh và thành lập ban giám khảo để chấm.
2.3.2.2 Tổ chức cuộc thi vẽ tranh
- GV tập trung HS theo đúng địa điểm và thời gian quy định
- Công bố lại thể lệ cuộc thi về nội dung, thời gian, kích thước, chất liệu
- HS thực hiện làm bài thi vẽ tranh
- GV thu bài - HS trưng bày tranh và giới thiệu tác phẩm của mình - GV và HS cùng tham gia chấm tranh
- Trao giải - Tổng kết, rút kinh nghiệm cho cuộc thi
2.3.2.3 Những yêu cầu về tranh tuyên truyền bảo vệ môi trường a) Nội dung: Có rất nhiều đề tài về tranh tuyên truyền BVMT như đề tài trồng cây xanh, tham gia dọn vệ sinh môi trường xung quanh, tiết kiệm nước, tiết kiệm nhiên liệu hay những đề tài về ô nhiễm môi trường hiện nay, nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường Tranh vẽ về ô nhiễm môi trường biển, tranh bảo vệ môi trường rừng, tranh ô nhiễm môi trường nước hay vẽ về môi trường tương lai… b) Hình thức: Tranh vẽ trên giấy hay sáng tạo bằng chất liệu tổng hợp Thể loại tranh vẽ hay tranh cổ động cho môi trường c)Bố cục: Bố cục tranh là sự tổng hòa của các yếu tố tạo hình như chấm, nét, hình, màu, đậm nhạt được sắp xếp nêu bật được nội dung chủ đề về tuyên truyền BVMT
Tác phẩm tranh tuyên truyền về BVMT cũng cần áp dụng những nguyên lý tạo hình căn bản như cân bằng, chuyển động, hay tỉ lệ, hài hòa… d) Màu sắc: Tác phẩm thể hiện màu sắc tươi sáng theo đúng tâm lí lứa tuổi của HS như những màu tương phản, bổ túc hay gam nóng, lạnh thể hiện được nội dung đề tài
2.3.3 Sáng tạo sản phẩm từ vật liệu hữu ích 2.3.3.1 Sáng tạo xe tải bằng giấy
- Chuẩn bị: giấy carton hoặc giấy bìa, kéo, bút chì keo dán, keo nến, súng bắn keo, màu vẽ, cọ
THỰC NGHIỆM GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG QUA HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA MĨ THUẬT TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ LÊ QUÝ ĐÔN
Mục tiêu, nội dung và kế hoạch thực nghiệm
Tổ chức thực nghiệm nhằm kiểm nghiệm hiệu quả các hoạt động ngoại khóa Mĩ thuật giáo dục ý thức bảo vệ môi trường tại Trường THCS
Hoạt động ngoại khóa gắn liền với nội dung giảng dạy, hỗ trợ hoàn thành mục tiêu giáo dục phổ thông Nó giúp học sinh củng cố kiến thức, khơi dậy hứng thú học tập, rèn luyện kỹ năng thực hành và giải quyết vấn đề Các hoạt động này cũng là cơ sở để kiểm chứng giả thuyết khoa học Đánh giá hiệu quả các hoạt động ngoại khóa dựa trên quá trình học tập của học sinh, sản phẩm thực hành mỹ thuật, sự phát triển tư duy sáng tạo, năng lực thẩm mỹ cũng như ý thức bảo vệ môi trường và tình yêu quê hương đất nước.
Qua thực nghiệm rút ra bài học kinh nghiệm và nêu ra được những tồn tại, hạn chế cần khắc phục, phát huy ưu điểm và hoàn thiện nghiên cứu
Vận dụng hiệu quả hơn nữa vào những hoạt động ngoại khóa tiếp theo
Tiến hành nội dung thực nghiệm với đối tượng HS cấp THCS Thực nghiệm nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục ý thức bảo vệ môi trường thông qua hoạt động mĩ thuật ngoại khóa như sau:
Lớp 6: Chủ đề sáng tạo sản phẩm từ vật liệu tái chế
Lớp 7: Chủ đề vẽ tranh tuyên truyền về bảo vệ môi trường
Lớp 8: Thiết kế và biểu diễn trang phục bằng vật liệu tái chế
Tổ chức thực nghiệm các hoạt động giáo dục trong thời gian năm học 2022 – 2023
Thời gian từ ngày 5/9/2022 đến ngày 30/5/2023 Địa điểm thực nghiệm: Trường THCS Lê Quý Đôn và một số không gian cộng đồng thuộc phường Dương Nội, Hà Đông, Hà Nội
Tiến hành thực nghiệm với 6 lớp thuộc 3 khối trong đó có các lớp
6A1, 6A2, 7A1, 7A2, 8A1, 8A2 Trường THCS Lê Quý Đôn, Hà Đông, Hà Nội Trong đó lớp thực nghiệm là 6A1, 7A1, 8A1 và lớp đối chứng là 6A2, 7A2, 8A2
Ba lớp thực nghiệm và ba lớp đối chứng có sĩ số tương đối bằng nhau, mức độ kiến thức, kỹ năng nhận thức học mĩ thuật tương đương nhau
Khảo sát kết quả học tập của 6 lớp thực nghiệm
Tiến hành thực nghiệm: Lớp thực nghiệm sẽ thực hiện theo hình thức tổ chức học tập ngoại khóa Còn lớp đối chứng sẽ học bình thường như mọi ngày
Kiểm tra, đánh giá kết quả thực nghiệm: Tiến hành kiểm tra đối chiếu sau khi thực nghiệm để xác định kết quả học tập của 6 lớp.
Tổ chức thực nghiệm
Học viên lựa chọn 6 lớp thuộc 3 khối 6,7,8 là các lớp 6A1, 6A2,
7A1, 7A2, 8A1, 8A2 Mỗi lớp trong khối có trình độ tương đương nhau để tiến hành kiểm tra khảo sát kết quả học tập của HS bằng cách lập bảng thống kê Dựa trên dữ liệu bảng thống kê khảo sát này để làm cơ sở đánh giá kết quả thực nghiệm của luận văn
3.2.2 Xây dựng kế hoạch thực nghiệm
Hai lớp học thực nghiệm thực hiện dạy học theo từng khối thực hiện hoạt động dạy học theo chủ đề bảo vệ môi trường Các lớp áp dụng phương pháp dạy giống nhau và so sánh kết quả thu được với phương pháp dạy học thông thường trong nhà trường Mục đích chính của hoạt động này là nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh.
Hoạt động dạy học thực nghiệm theo từng khối thực hiện DH theo nội dung chủ đề và hoạt động dạy học theo hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa mĩ thuật Kiểm chứng kết quả thu được khi thực hiện hoạt động dạy học thông thường ở trong nhà trường và tổ chức hoạt động ngoại khóa để giáo dục ý thức bảo vệ môi trường
Trước sau thực nghiệm, thống kê kết quả đánh giá, xếp loại HS
Quy trình thực nghiệm sư phạm được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Trao đổi với HS trước khi thực nghiệm GV giới thiệu về đề tài nghiên cứu và mục đích của quá trình thực nghiệm sư phạm Khẳng định với HS rằng quá trình thực nghiệm sư phạm không ảnh hưởng tới kết quả đánh giá HS trong nhà trường HS cần trung thực khi tham gia thực nghiệm sư phạm
- Giới thiệu quy trình học tập theo quy trình nghiên cứu khoa học và quy trình thiết kế bài học Giải thích cho HS những thuật ngữ và những vấn đề cơ bản Đặt câu hỏi liên quan đến vấn đề tìm hiểu, những giả thuyết nghiên cứu, cách viết báo cáo và cách trình bày kết quả thực hành
- Tìm hiểu đặc điểm về tâm lí HS khi tham gia thực nghiệm sư phạm Cách giải quyết các vấn đề thắc mắc của HS nếu có
- Lưu ý HS đảm bảo tham gia đầy đủ các buổi tổ chức hoạt động ngoại khóa trong quá trình thực nghiệm sư phạm
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ thực nghiệm là GV phải hoàn thiện kế hoạch bài dạy thực nghiệm sao cho phù hợp với đặc điểm cụ thể của từng lớp học sinh Ngoài ra, GV cần chuẩn bị cả đồ dùng dạy học lẫn đồ dùng thực hành cho học sinh thực hiện các hoạt động thực nghiệm (như giấy vẽ, màu, bút, vật liệu tái chế như túi nilon, bìa giấy, vỏ chai nhựa, ống hút, vỏ lon, quần áo cũ, v.v.).
- Chuẩn bị các công cụ để đánh giá năng lực thẩm mĩ của HS trong quá trình thực hiện thực nghiệm
- Thiết kế phản hồi cho HS để thu thập ý kiến về tính hấp dẫn của các hoạt động ngoại khóa mĩ thuật
Bước 3: Thực hành thực nghiệm và thu thập kết quả - Tổ chức các hoạt động ngoại khóa mĩ thuật theo kế hoạch đã chuẩn bị
- Ghi nhận kết quả sáng tạo thẩm mĩ trong mỗi sản phẩm thực hành của HS (lần 1, lần 2)
Bước 4: Phân tích kết quả thu được Để đưa ra được những kết luận và nhận xét chính xác kết quả đánh giá năng lực của HS được xử lý bằng phương pháp thống kê như sau:
- Vẽ đồ thị sự tiến bộ của từng biểu hiện trong quá trình thực nghiệm sư phạm
- Tính các tham số đặc trưng và đưa ra kết luận
3.2.4 Quá trình tiến hành Để tiến hành thực nghiệm chúng tác giả tiến hành theo 3 bước:
Thiết kế và triển khai hoạt động ngoại khóa với học sinh lớp thực nghiệm với nội dung đã chuẩn bị Tham khảo ý kiến của giáo viên trong trường về ưu điểm và nhược điểm của một số hoạt động ngoại khóa đã áp dụng tổ chức trong trường học
- Bước 2: Tiến hành thực nghiệm ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng
Tiến hành thực nghiệm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường thông qua hoạt động Mĩ thuật ngoại khóa ở các lớp khối 6,7,8
Trước khi làm thực nghiệm học viên tiến hành khảo sát mức độ thể hiện sự tự tin, mạnh dạn của học sinh qua một số hoạt động ngoại khóa khác để kiểm tra mức độ tự tin, của các em qua một số phương pháp đó
Qua cách ghi nhận lại từng bước sự phát triển các kỹ năng của HS
Sau khi tiến hành thực nghiệm, để đánh giá tính khả thi của hoạt động ngoại khóa Học viên tiến hành khảo sát ở cả 2 lớp của các khối cùng một nội dung qua hoạt động ngoại khóa tại cùng một địa điểm, cùng một thời gian và giáo viên quan sát, đánh giá qua thang điểm chung
Các kết quả thu thập được, tiến hành đánh giá theo các tiêu chí đã đề ra Sau đó tiến hành xử lý kết quả bằng phương pháp thống kê toán học
- Bước 3: Đánh giá kết quả theo nội dung thực nghiệm và so sánh kết quả giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng
3.2.5 Thực nghiệm giảng dạy 3.2.5.1 Những kinh nghiệm tổ chức hoạt động ngoại khóa hiệu quả a) Lập kế hoạch Lập kế hoạch hoạt động ngoại khóa chi tiết bao gồm: mục đích, yêu cầu, nội dung, thời gian địa điểm, đối tượng, kinh phí Trong đó cần quan tâm đến không gian, thời gian tổ chức, nhân lực tham gia hoạt động ngoại khóa, kinh phí tổ chức ngoại khóa, phương tiện vật chất b) Phát hiện ưu điểm của học sinh
Mỗi học sinh có một năng lực và sở trường riêng Học sinh có thể có năng khiếu hoặc không có năng khiếu chính vì thế khi tổ chức hoạt động ngoại khóa mĩ thuật giáo viên phải nhìn ra năng lực của học sinh phù hợp với từng hoạt động ngoại khóa từ đó học sinh sẽ tự tin hơn và phát huy được ưu điểm của mình c) Động viên và khích lệ Với những học sinh có tính cách nhút nhát, các em chưa vượt qua được những rào cản về tâm lý thì giáo viên cần quan tâm hơn, thường xuyên khích lệ, động viên để học sinh tự tin khi tham gia hoạt động ngoại khóa d) Tạo cơ hội bình đẳng
Hoạt động ngoại khóa là cơ hôi thể hiện năng lực riêng của bản thân như năng lực thuyết trình, năng lực sáng tạo thẩm mĩ, năng lực về cảm thụ màu sắc, năng lực về hiểu biết xã hội… chính vì thế giáo viên cần giúp học sinh có nhiều cơ hội thể hiện bản thân e) Khen thưởng và phê bình Giáo viên khi tổ chức hoạt động ngoại khóa cần quan sát hoạt động của học sinh để có thể khen đúng lúc đúng chỗ Khen kết hợp với thưởng khi học sinh làm tốt và phê bình đối với những học sinh tham gia không tích cực f) Vai trò của phụ huynh học sinh
Khi tổ chức hoạt động ngoại khóa cần trao đổi với phụ huynh học sinh để cho phụ huynh thấy được tầm quan trọng và vai trò của các hoạt động ngoại khóa Cho phụ huynh thấy được tài năng của con em mình khi tham gia các hoạt động ngoại khóa từ đó phụ huynh sẽ ủng hộ con em mình tham gia các hoạt động ngoại khóa g) Phối kết hợp các nguồn lực Khó khăn lớn nhất của việc tổ chức ngoại khóa mĩ thuật đó là nguồn nhân lực ít và kinh phí hạn chế Để tổ chức hoạt động ngoại khóa thành công thì việc kết nối và liên kết mọi nguồn ủng hộ từ chính quyền, đoàn thể, nhà trường, phụ huynh học sinh và các nhà tài trợ là vô cùng quan trọng h) Linh hoạt tiến trình tổ chức
- Phổ biến nội dung hoạt động ngoại khóa
- Yêu cầu đối với HS khi tham gia ngoại khóa
- HS tham gia ngoại khóa
Tổng kết và đánh giá thực nghiệm
Để đánh giá hiệu quả chương trình ngoại khóa giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, cần dựa trên các tiêu chí như mục tiêu, nội dung, thời gian thực hiện Quá trình đánh giá sử dụng đa dạng phương pháp như quan sát, phiếu đánh giá, phiếu hỏi trong các hoạt động học tập, thảo luận, chia sẻ ý kiến Ngoài ra, sản phẩm của học sinh cũng được xem xét để đánh giá.
Kết quả khảo sát trước và sau thực nghiệm
Bảng 3.1 Kết quả đánh giá lớp đối chứng và lớp thực nghiệm trước thực nghiệm
Mức độ Đạt (Đ) Chưa đạt (CĐ)
Mức độ Đạt (Đ) Chưa đạt (CĐ)
Mức độ Đạt (Đ) Chưa đạt (CĐ)
Biểu đồ 3.1 Kết quả đánh giá lớp đối chứng và thực nghiệm trước thực nghiệm
Thực nghiệm (Đạt) Thực nghiệm (Chưa đạt) Đối chứng (Đạt) Đối chứng (Chưa đạt)
Qua bảng đánh giá trước lúc tiến hành thực nghiệm ở cả hai lớp đối chứng và lớp thực nghiệm, chúng ta có thể nhận thấy mức độ biểu hiện tự tin của học sinh khi tham gia hoạt động ngoại khóa ở hai lớp là gần như tương đương, tỷ lệ chênh lệch rất ít, hầu như không đáng kể
Lớp thực nghiệm có 64 % học sinh Đạt (Đ)
36 % học sinh Chưa đạt (CĐ) Lớp đối chứng có 62,7 % học sinh Đạt (Đ)
37,3 % học sinh Chưa đạt (CĐ)
Lớp thực nghiệm có 64,4 % học sinh Đạt (Đ)
35,6 % học sinh Chưa đạt (CĐ) Lớp đối chứng có 62,2 % học sinh Đạt (Đ)
37,8 % học sinh Chưa đạt (CĐ)
Lớp thực nghiệm có 64,4 % học sinh Đạt (Đ)
35,6 % học sinh Chưa đạt (CĐ) Lớp đối chứng có 66,7 % học sinh Đạt (Đ)
33,3 % học sinh Chưa đạt (CĐ)
Tỷ lệ học sinh đạt chuẩn Đạt (Đ) còn chưa cao và số học sinh chưa đạt yêu cầu (CĐ) vẫn đáng kể Đáng lưu ý, bảng đánh giá phản ánh số lượng học sinh chưa hào hứng và thiếu tự tin khi tham gia hoạt động ngoại khóa khá cao, điều này cho thấy mặc dù các em có nhu cầu và mong muốn tham gia ngoại khóa, song vẫn còn e dè, thiếu nhiệt tình và sự tự tin.
Thông qua việc đánh giá ban đầu để hiểu hơn về mức độ và ý thức của học sinh về BVMT của các em trong lớp thực nghiệm và lớp đối chứng là tương đồng như nhau Điều đó đồng nghĩa là cách tổ chức giáo dục về bảo vệ môi trường qua các hoạt động mĩ thuật trong nhà trường đã có nhưng tác động không sâu, rộng tới tất cả các đối tượng học sinh Đánh giá các tiêu chí sẽ giúp cho chúng ta thấy rõ hơn về thái độ và ý thức bảo vệ môi trường của học sinh (của cả 3 khối 6,7,8) ở hai lớp thực nghiệm và lớp đối chứng trước thực nghiệm
Bảng 3.2 Đánh giá theo tiêu chí lớp đối chứng và thực nghiệm trước thực nghiệm
Lớp Số HS Tiêu chí (điểm)
Biết Hiểu Vận dụng Kết quả chung
Biểu đồ 3.2 Đánh giá theo tiêu chí lớp đối chứng và thực nghiệm trước thực nghiệm
Biết Hiểu Vận dụng Kết quả chung Đối chứng Thực nghiệm
Kết quả cho thấy các mức độ hiểu biết và ý thức của hai lớp là tương đương nhau Đại đa số các em biết cách thể hiện khả năng, năng lực của bản thân Lớp thực nghiệm đạt 2,0 điểm, lớp đối chứng đạt 2,0 điểm Khả năng hiểu biết về vấn đề ô nhiễm môi trường: lớp thực nghiệm đạt 3,0 điểm, lớp đối chứng đạt 3,0 điểm Khả năng vận dụng kiến thức kỹ năng vào giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường qua sáng tạo mĩ thuật cả hai lớp bằng điểm nhau là 2,0
Qua quá trình tìm hiểu các em đối với các tiêu chí trên cho ta thấy: trong hai lớp có sự chênh lệch nhau giữa các tiêu chí: hiểu biết và vận dụng
Mặc dù học sinh hiểu về ý thức bảo vệ môi trường và tác động của ô nhiễm môi trường, nhưng khả năng áp dụng kiến thức đó vào thực tế còn hạn chế Theo đánh giá, điểm số thấp phản ánh rõ điều này, cho thấy học sinh chưa dám phát huy hết tiềm năng của mình để giải quyết các vấn đề môi trường một cách hiệu quả.
Có hai nguyên nhân chính khiến học sinh bộc lộ những biểu hiện lúng túng trong hoạt động ngoại khóa Thứ nhất, học sinh thường bắt chước máy móc bạn khác, dẫn đến thiếu sự sáng tạo và khó vận dụng kiến thức trong các tình huống mới Thứ hai, giáo viên chưa tích cực hoặc chưa linh hoạt trong việc tổ chức hoạt động ngoại khóa, khiến học sinh chỉ hiểu lý thuyết mà chưa biết vận dụng nhuần nhuyễn trong thực tế.
3.3.2 Kết quả của khảo sát sau thực nghiệm
Bảng 3.3 Kết quả đánh giá lớp đối chứng và thực nghiệm sau khi tiến hành thực nghiệm (đơn vị %)
Mức độ Đạt (Đ) Chưa đạt (CĐ)
Mức độ Đạt (Đ) Chưa đạt (CĐ)
Mức độ Đạt (Đ) Chưa đạt (CĐ)
Biểu 3.3 Kết quả đánh giá lớp đối chứng và thực nghiệm sau khi tiến hành thực nghiệm (đơn vị %)
Thực nghi ệm (Đạt) Thực nghiệm (Chưa đạt) Đối chứng (Đạt) Đối chứng (Chưa đạt)
Sau quá trình tiến hành thực nghiệm, kết quả đánh giá các mức độ biểu hiện về kiến thức, kỹ năng, vận dụng về YTBVMT, thể hiện năng lực của học sinh trong lớp thực nghiệm và lớp đối chứng đã có sự thay đổi và chênh lệch khác nhau Số lượng học sinh được đánh giá ở mức Đạt ở lớp thực nghiệm cao hơn hẳn so với học sinh ở lớp đối chứng Số học sinh Chưa đạt ở lớp thực nghiệm lại thấp hơn lớp đối chứng Cụ thể như sau:
Lớp thực nghiệm có 92 % học sinh Đạt (Đ)
8% học sinh Chưa đạt (CĐ) Lớp đối chứng có 68,6% học sinh Đạt (Đ)
31,4 % học sinh Chưa đạt (CĐ)
Lớp thực nghiệm có 93,3 % học sinh Đạt (Đ)
6,7 % học sinh Chưa đạt (CĐ) Lớp đối chứng có 73,3 % học sinh Đạt (Đ)
12,7 % học sinh Chưa đạt (CĐ)
Lớp thực nghiệm có 91,1 % học sinh Đạt (Đ)
8,9 % học sinh Chưa đạt (CĐ) Lớp đối chứng có 75,6 % học sinh Đạt (Đ)
24,4 % học sinh Chưa đạt (CĐ)
Từ bảng số liệu thu được sau thực nghiệm nói trên, tác giả nhận thấy tỷ lệ học sinh được đánh giá Đạt ở lớp thực nghiệm chiếm rất lớn ở cả 3 khối 6,7,8 trong khi đó ở lớp đối chứng tỷ lệ Chưa đạt đến còn khá cao
Như vậy, tác giả có thể mạnh dạn kết luận rằng: khi áp dụng một số hoạt động ngoại khóa mĩ thuật thường xuyên thì sẽ nâng cao YTBVMT cho các em, qua đó các em sẽ thể hiện được bản thân và thêm yêu thích các hoạt động ngoại khóa và môn học nhiều hơn, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh, gia đình, và xã hội
Qua đó cũng khẳng định được tầm quan trọng của việc tiến hành thực nghiệm Sau khi tiến hành thực nghiệm sư phạm thì đã có kết quả tích cực Học sinh ở lớp thực nghiệm phát triển nhiều hơn khả năng tự tin và thể hiện bản thân trước đám đông hơn lớp đối chứng Điều này chứng tỏ việc thực nghiệm mang lại hiệu quả tích cực và là thước đo để so sánh với lớp đối chứng Hay nói cách khác việc vận dụng các hoạt động ngoại khóa mĩ thuật đã góp phần nâng cao chất lượng hình thành và phát triển một số kỹ năng của học sinh THCS Để làm rõ hơn sự thay đổi về mức độ biểu hiện sự tiến bộ của các em học sinh của cả 2 lớp đối chứng và lớp thực nghiệm, tác giả lập bảng như sau:
Bảng 3.4 So sánh kết quả đánh giá trước và sau thực nghiệm
Lớp 6 Số HS Mức độ đánh giá Đạt (Đ) Chưa đạt (CĐ) Số lượng % Số lượng %
Lớp 7 Số HS Mức độ đánh giá Đạt (Đ) Chưa đạt (CĐ) Số lượng % Số lượng %
Lớp 8 Số HS Mức độ đánh giá Đạt (Đ) Chưa đạt (CĐ) Số lượng % Số lượng %
Lớp thực nghiệm tăng 28% học sinh Đạt (Đ) giảm 24% học sinh Chưa đạt (CĐ)
Lớp đối chứng có tăng 3% học sinh Đạt (Đ) giảm 5,9 % học sinh Khối 7
Lớp thực nghiệm tăng 25,6% học sinh Đạt (Đ) giảm 28,9% học sinh Chưa đạt (CĐ)
Lớp đối chứng có tăng 11,1% học sinh Đạt (Đ) giảm 10,9 % học sinh Chưa đạt (CĐ)Chưa đạt (CĐ)
Lớp thực nghiệm tăng 26,7% học sinh Đạt (Đ) giảm 28,9% học sinh Chưa đạt (CĐ)
Lớp đối chứng có tăng 8,9% học sinh Đạt (Đ) giảm 13,5 % học sinh
Kết quả từ bảng so sánh cho thấy mức độ HS của lớp thực nghiệm tốt hơn so với lớp đối chứng khá nhiều Bên cạnh sự vượt trội của lớp thực nghiệm thì lớp đối chứng cũng có sự thay đổi tuy nhiên không đáng kể
Như vậy lớp đối chứng không có tác động của thực nghiệm sư phạm có mức độ biểu hiện về ý thức bảo vệ môi trường thấp hơn lớp thực nghiệm
Bảng 3.5 Kết quả đánh giá lớp thực nghiệm và đối chứng sau thực nghiệm (theo tiêu chí)
Tiêu chí (điểm) Biết Hiểu Vận dụng Kết quả
Biểu 3.5 Biểu đồ kết quả đánh giá sau thực nghiệm
Biết Hiểu Vận dụng Kết quả
Sau quá trình khảo sát theo các tiêu chí để đánh giá các mức độ hiểu, biết, vận dụng, kết quả về năng lực, phẩm chất của HS trong hoạt động ngoại khóa Với mỗi tiêu chí tương ứng với mức điểm cụ thể Kết quả đạt được rất khả quan Các chỉ số ở lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng như biết tăng 0,5 điểm, hiểu tăng 0,2 điểm, vận dụng tăng 0,9 điểm, kết quả tăng 1,6 điểm Kết quả này cho thấy hiệu quả của thực nghiệm sư phạm khi áp dụng nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức trong hoạt động ngoại khóa mĩ thuật cho HS nhằm giáo dục YTBVMT Để skết quả này có thể duy trì lâu dài thì GV cần phát huy nhiều hơn nữa, áp dụng thường xuyên các hoạt động ngoại khóa phù hợp để các em có thể phát huy hết năng lực và phẩm chất của mình
Bảng 3.6 So sánh kết quả đánh giá trước và sau thực nghiệm (theo tiêu chí)
Biết Hiểu Vận dụng Kết quả
Sau thực nghiệm 3,0 3,5 3,0 9,5 Đối chứng lại 0,1 0,5 0,5 1,5
Sau thực nghiệm 2,5 3,3 2,1 7,9 Đối chứng lại 0,5 0,3 0,1 0,9