Phương pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường thông qua hoạt động mỹ thuật ngoại khóa tại Trường Trung học cơ sở Lê Quý Đôn, Hà Đông, Hà Nội

MỤC LỤC

Những đóng góp của luận văn

Điều tra bằng phiếu hỏi để biết được thực trạng dạy và học và việc dạy học ngoại khóa, dạy học khám phá tại trường THCS Lê Quý Đôn. Học viên đưa nội dung nghiên cứu vào giảng dạy đối tượng học sinh thực nghiệm để đưa ra kết quả so sánh cũng như đánh giá cho quá trình nghiên cứu của mình.

Cấu trúc của luận văn

Khái quát giáo dục ý thức bảo vệ môi trường thông qua hoạt động dạy học mĩ thuật ngoại khóa

Bằng các nội dung bài học, bằng hình thức triển khai, thông qua các cách tổ chức hoạt động đa dạng như: học tập trên lớp hay học tập ngoài trời, dã ngoại, ngoại khóa… tiếp cận trực tiếp hay gián tiếp để giáo dục YTBVMT bằng hình ảnh, bằng màu sắc, như vẽ tranh, làm đồ tái chế, triển lãm tranh… nhằm tuyên truyền giáo dục ý thức bảo vệ môi trường từ đó học sinh có ý thức và những hành vi đúng để bảo vệ môi trường như: dọn dẹp vệ sinh lớp, trường học và trong khuôn viên nhà trường và ở gia đình. Để rác đúng nơi quy định và dọn dẹp rác thải sau khi sử dụng, hạn chế sử dụng túi nilon, nên thay thế bằng túi giấy đựng đồ ăn hoặc túi vải để đựng đồ dùng hàng ngày của mình, tiết kiệm điện, nước trồng cây xanh bảo vệ môi trường… Khi tất cả học sinh đều có ý thức bảo vệ môi trường sẽ trở thành một lực lượng lớn, có sức lan tỏa những hành động ý nghĩa vì môi trường đến gia đình và đến xã hội.

Vài nét về chương trình giáo dục phổ thông 2018

Phương pháp dạy học mĩ thuật tích cực phát huy năng lực học sinh Phương pháp dạy học mĩ thuật là cách thức hoạt động của người thầy trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục để truyền cảm hứng, khuyến khích trò phát triển khả năng sáng tạo nhằm đạt được mục tiêu dạy học về kiến thức, phẩm chất, năng lực. Với môn mĩ thuật thì học tập theo nhóm là một hình thức tổ chức dạy học khá ưu việt giúp HS có thể hợp tác để giải quyết vấn đề thuận lợi nhưng không phải lúc nào cũng có thể sử dụng dạy học theo nhóm được vì một số HS còn nhút nhát chưa tích cực tham gia hoạt động nhóm.

Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động giáo dục ý thức bảo vệ môi trường 1. Môi trường học tập

Bên cạnh những thuận lợi như trên thì việc dạy và học môn Mĩ thuật vẫn còn gặp phải một số khó khăn như sự nhận thức về giá trị của môn học của một HS còn mang nặng tâm lý xem Mĩ thuật là một môn học phụ, là môn giải trí. Nguyên nhân của những HS này còn chưa có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường do tâm lý lứa tuổi của học sinh THCS là tiếp thu nhanh nhưng cũng nhanh quên vì các hoạt động giáo dục và tuyên truyền còn chưa liên tục thường xuyên.

Hoạt động ngoại khóa trường THCS Lê Quý Đôn

- Chủ đề nghệ thuật của các dân tộc thiểu số Việt nam (bài 7: Tạo mẫu nền trang trí, bài 8: Thiết kế trang phục với họa tiết dân tộc). Thiết kế mô hình căn phòng). Đối với các bài học có nội dung trực tiếp về GDBVMT, GV giúp HS hiểu và cảm nhận được đầy đủ, sâu sắc nội dung bài học chính là góp phần giáo dục HS một cách tự nhiên về ý thức bảo vệ môi trường. Thông qua môn Mĩ thuật, tích hợp kiến thức giáo dục YTBVMT, HS hiểu biết về vẻ đẹp môi trường xung quanh và vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên con người thông qua kỹ năng quan sát thiên nhiên, quan sát màu sắc hình ảnh trong tranh. HS cũng có thể thể hiện hiểu biết và thái độ của mình với bảo vệ môi trường bằng ngôn ngữ mĩ thuật như vẽ tranh đề tài có nội dung cụ thể như:. trồng và chăm sóc cây, quét dọn vệ sinh trường lớp, để rác đúng nơi quy định, tranh tuyên truyền về tiết kiệm nước, tiết kiệm nhiên liệu, ô nhiễm môi trường biển, ô nhiễm không khí… Hoặc HS có thể tạo các bức tranh từ nguyên liệu tái chế bằng hình thức cắt dán giấy báo để tạo thành các bức. tranh có nội dung về đề tài bảo vệ môi trường. Tạo các sản phẩm mĩ thuật như thiết kế lọ hoa, chậu cảnh, thiết kế sản phẩm thời trang từ vật liệu tái chế…. Thông qua cách thể hiện nội dung đề tài của các bức tranh hay các sản phẩm từ đó giúp hình thành những thói quen, hành động và thái độ ứng xử đúng đắn và thân thiện với môi trường xung quanh. Giáo dục HS có trách nhiệm, ý thức bảo vệ môi trường xanh- sạch – đẹp qua các hành vi ứng xử cụ thể: Bảo vệ cây xanh, giữ gìn vệ sinh môi trường, cảnh quan lớp học, bước đầu HS bảo vệ môi trường qua hành vi, nếp sống đơn giản để hình thành kiến thức, kỹ năng, thái độ cho HS. Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Mĩ thuật ở THCS qua khai thác gián tiếp. Đối với các bài học mĩ thuật không có nội dung trực tiếp giáo dục về BVMT nhưng GV có thể tích hợp những nội dung có yếu tố gần gũi, có thể liên hệ với BVMT nhằm nâng cao ý thức cho HS. Có thể tích hợp bằng cách gợi mở vấn đề liên quan đến BVMT nhằm giáo dục HS theo định hướng giáo dục BVMT. Phương pháp này đòi hỏi GV nắm vững kiến thức về BVMT, tích hợp kiến thức hài hòa và có mức độ; tránh lan man, sa đà hoặc gượng ép không phù hợp với đặc thù của môn học. Các nội dung tích hợp trong bài học gần gũi dễ học, dễ thực hiện để từ đó giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho HS một cách nhẹ nhàng, hiệu quả. Các nguyên tắc tích hợp kiến thức bảo vệ môi trường vào bài học mĩ thuật. Có nhiều phương pháp và cách thức tích hợp kiến thức giáo dục ý thức bảo vệ môi trường nhưng muốn đạt được kết quả cao thì cần tuân thủ các nguyên tắc sau:. Nguyên tắc 1: Tích hợp nhưng không làm thay đổi đặc trưng của môn Mĩ thuật, không biến bài học mĩ thuật thành bài học giáo dục môi trường. Về cốt lừi vẫn phải là bài học mĩ thuật. Nguyên tắc 2: Khai thác nội dung giáo dục ý thức môi trường vào bài học mĩ thuật phải lựa chọn nội dung chọn lọc, có tính tập trung vào. chương, mục nhất định, không tràn lan, tùy tiện. GV cần xác định cụ thể vào phần nào trong nội dung dạy học mĩ thuật ở phần khởi động, hình thành kiến thức kỹ năng hay thực hành luyện tập hay vận dụng. Nguyên tắc 3: Cần phân tích tính tích cực của học sinh, phát huy cao độ các hoạt động nhận thức và kinh nghiệm thực tế các em đã có, tận dụng tối đa mọi khả năng để học sinh thể hiện nội dung bài học mĩ thuật gắn với giáo dục môi trường. Các kiến thức giáo dục môi trường đưa vào bài phải có hệ thống, tránh sự trùng lặp, phải thích hợp với trình độ học sinh, không gây quá tải. Phương thức tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong bài học mĩ thuật a) Phương pháp và hình thức. Có nhiều hình thức và phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường khác nhau như:. * Hình thức tổ chức: Trong lớp hoặc ngoài trời, thực tế, trải nghiệm thiên nhiên. * Phương pháp: Nội dung giáo dục BVMT được tích hợp trong nội dung bài học mĩ thuật. Vì vậy các phương pháp giáo dục BVMT cũng chính là các PP dạy học bộ môn Mĩ thuật. b) Dạy tích hợp nội dung bảo vệ môi trường. Bước 6: Tổ chức thực hiện (thiết kế tiến trình dạy học chủ đề, tổ chức thành các hoạt động học tập). Các chủ đề bài học mĩ thuật giáo dục ý thức bảo vệ môi trường là chủ đề mang tính thực tế sinh động, hấp dẫn, có ưu thế trong việc tạo ra động cơ, hứng thú học tập cho học sinh. Nội dung các chủ đề có tính liền mạch liên kết với nhau chặt chẽ. Phương pháp dạy học đa dạng, thường áp dụng các phương pháp dạy học tích cực. Hình thức tổ chức đa dạng phong phú ở nhiều không gian học tập khác nhau. Học sinh được tăng cường vận dụng kiến thức tổng hợp của các bộ môn vào giải quyết các tình huống thực tiễn nên ít phải ghi nhớ kiến thức một cách máy móc. Các chủ đề giúp cho học sinh không phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau, vừa gây quá tải, nhàm chán. Một số nội dung chủ đề ngoại khóa mĩ thuật giáo dục ý thức bảo vệ môi trường. a) Chủ đề thiết kế sản phẩm hữu ích từ vật liệu đã qua sử dụng Mục tiêu của chủ đề.

Đề xuất phương pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh trung học cơ sở

Nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm tích cực tham gia bảo vệ, giữ gìn môi trường ở trường học, góp phần nâng cao sức khỏe học sinh trong nhà trường, đồng thời tuyên truyền sâu rộng bảo vệ môi trường trong trường học cũng như cộng đồng, Các tác phẩm tranh phải phản ánh được hoạt động của học sinh trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường, giảm thiểu biến đổi khí hậu, bao gồm: Hoạt động tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức và ý thức bảo vệ môi trường; hoạt động phòng, chống và khắc phục suy thoái ô nhiễm môi trường. Phương pháp này GV sẽ đưa ra dẫn chứng bằng những câu chuyện thực tế về vấn đề môi trường, người học có thể hình dung và hiểu sâu hơn về tình trạng ô nhiễm môi trường tại trường THCS Lê Quý Đôn hiện nay Phương pháp này giáo viên thể sử dụng video để giảng dạy cho học sinh.

Hình thức tổ chức giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh THCS

Nêu nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường?. Làm thế nào để giảm ô nhiễm môi trường?. Trong các loại rác thải, hãy phân biệt rác thải hữu cơ, rác thải vô cơ?. Em có thể sáng tạo mĩ thuật với nội dung gì, chất liệu gì để góp phần bảo vệ môi trường?. - HS tham gia chơi. - GV đánh giá kết quả chơi và nhận xét. - Giáo viên và học sinh cùng như thảo luận về ý nghĩa của trò chơi. GV kết thúc trò chơi. Phương pháp dạy học ngoại khóa mĩ thuật giáo dục YTBVMT cho HS về cơ bản vẫn áp dụng các phương pháp dạy học của bộ môn mĩ thuật. Khi tổ chức hoạt động ngoại khóa người GV là người tổ chức, hướng dẫn, gợi ý HS tìm kiếm, khám phá kiến thức và tìm cách giải quyết bằng các phương pháp khác nhau để đạt được mục tiêu bài học. GV tổng hợp, tổng kết đánh giá kết quả và thái độ của HS khi tham gia hoạt động ngoại khóa. Động viên, khích lệ HS để HS thể hiện được năng lực, phẩm chất của bản thân khi tham gia hoạt động ngoại khóa. Hình thức tổ chức giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh. đắn đối trước những hành vi làm tổn hại tới môi trường; hình thành tình yêu với cuộc sống, với quê hương đất nước. - Lựa chọn nội dung hoạt động ngoại khóa mĩ thuật nhằm giáo dục YTBVMT cần đảm bảo:. + Phù hợp với tình hình thực tế về ô nhiễm môi trường trong nhà trường và địa phương; gắn liền với yêu cầu cần đạt của bộ môn mĩ thuật theo quy định. + Đảm bảo tính tích cực và độc lập trong sáng tạo thẩm mĩ của học sinh THCS. + Phù hợp với đặc điểm của học sinh cấp THCS như: lứa tuổi, trình độ nhận thức, giới tính, sức khoẻ, tâm lí HS. - Lựa chọn hình thức hoạt động ngoại khóa ngoài trời hay trong lớp học đảm bảo:. + Thu hút, hấp dẫn học sinh tham gia vào các buổi ngoại khóa. + Đa dạng, phong phú, sáng tạo, thẩm mĩ, phù hợp với nội dung của chủ đề. Thiết kế trang phục thời trang bằng nguyên liệu tái chế. Tổ chức hoạt động ngoại khóa mang chủ đề thời trang bằng nguyên liệu tái chế cho học sinh tham gia thể hiện sáng tạo. Qua các sản phẩm thời trang của mình các con thể hiện được năng lực sáng tạo, năng lực thẩm mĩ. Từ hoạt động truyền tải thông điệp về bảo vệ môi trường, giáo dục HS ý thức về BVMT. Học sinh vừa có cơ hội trình bày tác phẩm bằng hình thức trình diễn và giới thiệu được quy trình tạo ra được sản phẩm, nguyên lý tạo hình và yếu tố tạo hình sản phẩm thời trang của cá nhân hay của nhóm, của lớp. Quy trình tổ chức thực hiện a) Chuẩn bị. - Hướng dẫn cách làm việc theo nhóm (nếu cần). Làm việc theo nhóm. - Lập kế hoạch làm việc theo nhóm. - Thảo luận và thỏa thuận quy tắc làm việc chung của nhóm. - Phân công nhiệm vụ trong nhóm, từng cá nhân làm việc độc lập. - Cử đại diện trình bày kết quả làm việc của nhóm. Thảo luận, tổng kết trước toàn lớp. - Đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm. - Các nhóm khác quan sát, lắng nghe, chất vấn, bình luận và bổ sung ý kiến góp ý. c) Đánh giá, nhận xét. GV tổng kết và nhận xét, khen ngợi các nhóm và thái độ ý thức khi tham gia nhóm, đặt vấn đề cho bài tiếp theo hoặc vấn đề tiếp theo. Một số ý tưởng sáng tạo sản phẩm thời trang từ nguyên vật liệu tái chế a) Tạo chân váy bằng giấy báo. - Chuẩn bị: Giấy báo, hồ dán, băng dính, thước dây, dây chun, hoa văn trang trí. - Chuẩn bị mẫu váy đẹp hoặc vẽ mẫu váy trên báo sau đó đặt tờ báo lên trên bàn. Gấp giấy báo theo nếp đã có ở mẫu váy cũ. Dùng băng dính. hoặc keo hoặc ghim để cố định váy giấy. Trang trí cho váy những họa tiết yêu thích. Áp dụng kiến thức trang trí như xen kẽ, đối xứng, hay nhắc lại để trang trí váy. Hoàn thiện chân váy với màu sắc yêu thích. b) Tạo hình váy từ bao tải. - Chuẩn bị: Bao tải, súng bắn keo, băng dính, thước dây, dây chun, hoa văn trang trí. - Thực hiện: Làm sạch bao tải cũ, phơi khô. Tạo dáng chiếc váy theo ý thích. Dùng dây để đo kích thước sao cho phù hợp. Trang trí họa tiết hoa văn để trang trí, làm đẹp cho chiếc váy. c) Sáng tạo trang phục từ áo mưa bỏ đi. - Chuẩn bị: Áo mưa, ghim, băng dính, dây chun, thước dây, hoa văn trang trí. - Thực hiện: Chọn kiểu quần áo muốn may, chẳng hạn như kiểu quần áo, váy, đầm. Sử dụng áo mưa cũ, rách không sử dụng được, sau đó giặt sạch và phơi khô. Sau đó dùng kéo cắt và may theo mẫu đã chọn ở bước trước theo kích thước. Dùng kim hoặc keo để giữ các bộ phận của bộ đồ lại với nhau và dán chúng lại với nhau. Trên đây là một số cách làm trang phục từ nguyên vật liệu tái chế. Qua cách sáng tạo mĩ thuật bằng nhiều hình thức khác nhau để khắc phục vấn đề ô nhiễm môi trường. Thông qua hoạt động ngoại khóa mĩ thuật có thể giáo dục Hs về ý thức và trách nhiệm đối với môi trường, chung tay bảo vệ môi trường. Vẽ tranh tuyên truyền về môi trường. Để nâng cao ý thức BVMT cho HS có nhiều cách thức khác nhau. Một trong những cách giúp HS biết được vai trò cũng như tầm quan trọng của Bảo vệ môi trường đối với cuộc sống thì vẽ tranh tuyên truyền là một hoạt động đem lại hiệu quả cao. Những bức tranh vẽ này tuy rất đơn giản nhưng lại có ý nghĩa, giá trị to lớn trong giáo dục HS nâng cao ý thức gìn giữ,. bảo vệ môi trường Trái đất trong lành, xanh sạch đẹp. Tổ chức hoạt động ngoại khóa cuộc thi vẽ tranh rất đơn giản và dễ dàng thực hiện. Tổ chức cuộc thi vẽ tranh bảo vệ môi trường. a) Lập kế hoạch cho cuộc thi vẽ tranh tuyên truyền về môi trường.

Tổ chức thực nghiệm 1. Chọn lớp thực nghiệm

- Tổ chức các hoạt động ngoại khóa mĩ thuật theo kế hoạch đã chuẩn bị - Ghi nhận kết quả sáng tạo thẩm mĩ trong mỗi sản phẩm thực hành của HS (lần 1, lần 2). Bước 4: Phân tích kết quả thu được. Để đưa ra được những kết luận và nhận xét chính xác kết quả đánh giá năng lực của HS được xử lý bằng phương pháp thống kê như sau:. - Vẽ đồ thị sự tiến bộ của từng biểu hiện trong quá trình thực nghiệm sư phạm. - Tính các tham số đặc trưng và đưa ra kết luận. Quá trình tiến hành. Để tiến hành thực nghiệm chúng tác giả tiến hành theo 3 bước:. Thiết kế và triển khai hoạt động ngoại khóa với học sinh lớp thực nghiệm với nội dung đã chuẩn bị. Tham khảo ý kiến của giáo viên trong trường về ưu điểm và nhược điểm của một số hoạt động ngoại khóa đã áp dụng tổ chức trong trường học. - Bước 2: Tiến hành thực nghiệm ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Tiến hành thực nghiệm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường thông qua hoạt động Mĩ thuật ngoại khóa ở các lớp khối 6,7,8. Trước khi làm thực nghiệm học viên tiến hành khảo sát mức độ thể. hiện sự tự tin, mạnh dạn của học sinh qua một số hoạt động ngoại khóa khác để kiểm tra mức độ tự tin, của các em qua một số phương pháp đó. Qua cách ghi nhận lại từng bước sự phát triển các kỹ năng của HS. Sau khi tiến hành thực nghiệm, để đánh giá tính khả thi của hoạt động ngoại khóa. Học viên tiến hành khảo sát ở cả 2 lớp của các khối cùng một nội dung qua hoạt động ngoại khóa tại cùng một địa điểm, cùng một thời gian và giáo viên quan sát, đánh giá qua thang điểm chung. Các kết quả thu thập được, tiến hành đánh giá theo các tiêu chí đã đề ra. Sau đó tiến hành xử lý kết quả bằng phương pháp thống kê toán học. - Bước 3: Đánh giá kết quả theo nội dung thực nghiệm và so sánh kết quả giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Thực nghiệm giảng dạy. Những kinh nghiệm tổ chức hoạt động ngoại khóa hiệu quả a) Lập kế hoạch. Lập kế hoạch hoạt động ngoại khóa chi tiết bao gồm: mục đích, yêu cầu, nội dung, thời gian địa điểm, đối tượng, kinh phí. Trong đó cần quan tâm đến không gian, thời gian tổ chức, nhân lực tham gia hoạt động ngoại khóa, kinh phí tổ chức ngoại khóa, phương tiện vật chất. b) Phát hiện ưu điểm của học sinh. Mỗi học sinh có một năng lực và sở trường riêng. Học sinh có thể có năng khiếu hoặc không có năng khiếu chính vì thế khi tổ chức hoạt động ngoại khóa mĩ thuật giáo viên phải nhìn ra năng lực của học sinh phù hợp với từng hoạt động ngoại khóa từ đó học sinh sẽ tự tin hơn và phát huy được ưu điểm của mình. c) Động viên và khích lệ. Với những học sinh có tính cách nhút nhát, các em chưa vượt qua được những rào cản về tâm lý thì giáo viên cần quan tâm hơn, thường xuyên khích lệ, động viên để học sinh tự tin khi tham gia hoạt động ngoại khóa. d) Tạo cơ hội bình đẳng. Hoạt động ngoại khóa là cơ hôi thể hiện năng lực riêng của bản thân như năng lực thuyết trình, năng lực sáng tạo thẩm mĩ, năng lực về cảm thụ màu sắc, năng lực về hiểu biết xã hội… chính vì thế giáo viên cần giúp học sinh có nhiều cơ hội thể hiện bản thân. e) Khen thưởng và phê bình. Giáo viên khi tổ chức hoạt động ngoại khóa cần quan sát hoạt động của học sinh để có thể khen đúng lúc đúng chỗ. Khen kết hợp với thưởng khi học sinh làm tốt và phê bình đối với những học sinh tham gia không tích cực. f) Vai trò của phụ huynh học sinh. Khi tổ chức hoạt động ngoại khóa cần trao đổi với phụ huynh học sinh để cho phụ huynh thấy được tầm quan trọng và vai trò của các hoạt động ngoại khóa. Cho phụ huynh thấy được tài năng của con em mình khi tham gia các hoạt động ngoại khóa từ đó phụ huynh sẽ ủng hộ con em mình tham gia các hoạt động ngoại khóa. g) Phối kết hợp các nguồn lực. Khó khăn lớn nhất của việc tổ chức ngoại khóa mĩ thuật đó là nguồn nhân lực ít và kinh phí hạn chế. Để tổ chức hoạt động ngoại khóa thành công thì việc kết nối và liên kết mọi nguồn ủng hộ từ chính quyền, đoàn thể, nhà trường, phụ huynh học sinh và các nhà tài trợ là vô cùng quan trọng. h) Linh hoạt tiến trình tổ chức. - Tập trung học sinh. - Phổ biến nội dung hoạt động ngoại khóa. - Yêu cầu đối với HS khi tham gia ngoại khóa. - HS tham gia ngoại khóa. - Kết thúc ngoại khóa. - Tổng kết, trao thưởng. - Dọn dẹp vệ sinh trả lại mặt bằng. Để tổ chức được một buổi học ngoại khóa thành công cần phải có sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt và đặc biệt cần sự chung tay ủng hộ của Ban giám hiệu, tập thể cán bộ công nhân viên trong nhà trường và của đồng tình ủng hộ của phụ huynh, học sinh. Một số hoạt động thực nghiệm. a) Thực nghiệm ngoại khóa chủ đề sáng tạo sản phẩm từ vật liệu tái chế - Thời gian: 90 phút chiều thứ 7. - Trưng bày sản phẩm ngoại khóa (trong thời gian học sinh sáng tạo được thoải mái không bị gò bó nên đã có nhiều sản phẩm sáng tạo độc đáo và có ý nghĩa cho đời sống và đặc biệt mang tính thẩm mĩ cao). - HS thuyết trình giới thiệu sản phẩm của cá nhân và của nhóm về nội dung + Sản phẩm của em là gì?. + Cách tạo hình sản phẩm và trang trí sản phẩm đó?. + Vật liệu được tái sử dụng trong sản phẩm đó là gì?. + Giá trị sử dụng của sản phẩm?. - GV khuyến khích HS tìm hiểu thêm nguyên lý, nêu cảm nhận về các yếu tố, nguyên lý trong sản phẩm/ tác phẩm MT. - Vận dụng nhiều vật liệu bỏ đi để phát triển ý tưởng sáng tạo phong phú hơn trong tạo dáng hoặc trang trí. - Liên hệ thực tiễn giúp HS kiến thức phân loại rác thải để bảo vệ môi trường. - Thông qua sản từ vật liệu tái chế góp phần nhỏ bé vào việc nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. b) Thực nghiệm ngoại khóa chủ đề vẽ tranh tuyên truyền về bảo vệ môi trường.

Tổng kết và đánh giá thực nghiệm

Thông qua bảng đánh giá thấy số lượng học sinh có biểu hiện chưa hào hứng và tự tin trong hoạt động ngoại khóa còn khá nhiều có nghĩa là các em cũng rất hứng thú, mong muốn tham gia các hoạt động ngoại khóa, tuy nhiên các em lại rụt rè chưa tự tin, chưa nhiệt tình trong hoạt động ngoại khóa. Hai là trong quá trình tổ chức hoạt động ngoại khóa giáo viên chưa thật sự tích cực hoặc thường xuyên áp dụng các hoạt động ngoại khóa chưa phù hợp, điều này cũng dễ dẫn đến học sinh lúng túng và chỉ dừng lại ở mức hiểu chứ chưa biết vận dụng nhuần nhuyễn trong thực tế các tình huống khác nhau.

Bảng 3.2. Đánh giá theo tiêu chí lớp đối chứng và thực nghiệm trước  thực nghiệm
Bảng 3.2. Đánh giá theo tiêu chí lớp đối chứng và thực nghiệm trước thực nghiệm

Kết quả đánh giá lớp đối chứng và thực nghiệm sau khi tiến hành thực nghiệm (đơn vị %)

Từ bảng số liệu thu được sau thực nghiệm nói trên, tác giả nhận thấy tỷ lệ học sinh được đánh giá Đạt ở lớp thực nghiệm chiếm rất lớn ở cả 3 khối 6,7,8 trong khi đó ở lớp đối chứng tỷ lệ Chưa đạt đến còn khá cao. Như vậy, tác giả có thể mạnh dạn kết luận rằng: khi áp dụng một số hoạt động ngoại khóa mĩ thuật thường xuyên thì sẽ nâng cao YTBVMT cho các em, qua đó các em sẽ thể hiện được bản thân và thêm yêu thích các hoạt động ngoại khóa và môn học nhiều hơn, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh, gia đình, và xã hội.

Biểu đồ kết quả đánh giá sau thực nghiệm

Đối với học sinh trong lớp thực nghiệm: các em thể hiện sự tự tin trong sáng tạo thẩm mĩ thông qua việc vận dụng các kiến thức đã học ở môn mĩ thuật một cách tốt, linh hoạt và khéo léo hơn lớp đối chứng, học sinh ở lớp này bắt đầu quen dần với các hoạt động ngoại khóa nên thoải mái thể hiện bản thân, qua đó giúp các em ngày một hình thành cũng như phát triển các kỹ năng tích cực khác của bản thân. Với tất cả những kết quả thu được trong quá trình thực nghiệm trên đã chứng minh việc vận dụng các hoạt động ngoại khóa mĩ thuật nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường có tác dụng tích cực không những trong quá trình rèn luyện, trau dồi vốn kiến thức cho các em mà còn vận dụng hình thành cho các em một số kỹ năng tích cực giúp cho các em sau này.Từ đó chúng ta có thể khẳng định tính khả thi của việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa mĩ thuật nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho HS.

Bảng 3.6. So sánh kết quả đánh giá trước và sau thực nghiệm (theo tiêu chí)
Bảng 3.6. So sánh kết quả đánh giá trước và sau thực nghiệm (theo tiêu chí)

SẢN PHẨM TỪ VẬT LIỆU ĐÃ QUA SỬ DỤNG (2Tiết)

THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV : giấy màu, màu vẽ, hồ dán, kéo, một số vật liệu đã qua sử dụng thân thiện với môi trường và đảm bảo an toàn, vệ sinh.

TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

- GV đặt vấn đề: Trong đời sống hàng ngày nói chung và trong ngành mĩ thuật nói riêng,các sản phẩm mĩ thuật được sáng tác và trưng bày vô cùng đa dạng và phong phú, mỗi loại sản phẩm đều được làm từ những vật liệu, màu sắc, hình khối khác nhau. Để nắm bắt rừ ràng và cụ thể hơn các sản phẩm mĩ thuật làm từ vật liệu đã qua sử dụng, chúng ta cùng tìm hiểu bài 1 : Sản phẩm từ vật liệu đã qua sử dụng.

Hình và trang  trí sản phẩm từ  vật liệu đã qua
Hình và trang trí sản phẩm từ vật liệu đã qua

THIẾT BỊ VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của giáo viên

- Tổ chức cho HS quan sát hình trong SGK Mĩ thuật 8, đọc thông tin để tìm hiểu thảo luận và chỉ ra loại trang phục, màu sắc, cách trang trí và nét đặc trưng mỗi bộ trang phục. - Sử dụng các hoạ tiết trang trí dân tộc thiểu số vào những sản phẩm ứng dụng trong đời sống là cách bảo tồn, phát huy giá trị thẩm mĩ và văn hoá của các dân tộc việt nam.

NỘI DUNG

+ Mỗi lớp thiết kế 04 đèn trung thu từ vật liệu tái chế (nhựa, nilon, giấy bìa, giấy màu…) với hình dáng, màu sắc tự chọn, trên lồng đèn trang trí với chủ đề với chủ đề trung thu, Bác Hồ, tên người làm, tên chi đội. Lưu ý: Trong quá trình thực hiện nếu có vấn đề gì không hiểu thì liên hệ với ban tổ chức hoặc cô Ngọc mĩ thuật để tìm hướng giải quyết.

THỜI GIAN – ĐỊA ĐIỂM

Mặt trước và mặt sau trang trí tùy ý nhưng không có nội dung phản cảm phù hợp với tết trung thu và lứa tuổi thiếu nhi. + Không chấm điểm đối với những lồng đèn có kích thước quá 1,5m, trang trí sai chủ đề, lồng đèn mua không phải tự làm.

PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

+ Phải phù hợp với chủ đề, theo thông tin của lớp; Lồng đèn phải có chân dựng, tên lớp và đốt được đèn. Khuyến khích các em học sinh (cá nhân) làm lồng đèn nhỏ mổi cái sẽ được cộng 10đ vào điểm tổng kết tuần.

CƠ CẤU GIẢI THƯỞNG

Trên đây là kế hoach tổ chức tết Trung thu cho học sinh năm 2022 của trường THCS Lê Quý Đôn để nghị các đồng chí cán bộ, giáo viên, nhân viên nghiêm túc triển khai thực hiện, các đồng chí giáo viên chủ nhiệm triển khai cụ thể đến lớp mình, nếu có vướng mắc cần giải đáp các đồng chí liên hệ trực tiếp với Ban giám hiệu, Tổng phụ trách, giáo viên mĩ thuật để thống nhất các nội dung. Căn cứ Kế hoạch chương trình hoạt động Đội và phong trào thiếu nhi năm học 2022 – 2023 của Liên đội trường THCS Lê Quý Đôn.

NỘI DUNG, HÌNH THỨC

Nội dung: Mỗi lớp tự thiết kế và làm 5 tấm thiệp kính tặng thầy cô (có lời chúc, chất liệu tùy chọn các vật liệu thân thiện với môi trường hoặc vật liệu tái chế). (các Chi đội tự chuẩn bị phần nguyên vật liệu như màu, bút chì, giấy màu, giấy báo, phụ kiện, để trang trí và hoàn thiện thiệp). - Đối tượng tham gia: Tất cả các chi đội trong nhà trường - Mỗi lớp chọn 10 em tham gia dự thi. - Thi trực tiếp tại trường. - Mỗi lớp cần gửi thêm bản thuyết minh về sản phẩm của lớp mình trình bày về ý tưởng, chất liệu, nguyên lý tạo hình, yếu tố tạo hình sản phẩm).

THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM

- Thiệp chúc mừng do học sinh tự tay làm, (có thể cắt, xé dán hoặc vẽ trực tiếp trên khổ giấy nhà trường phát) kích thước dự kiến là: 30cm X 40cm.

PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

4 Thi thiết kế bưu thiệp GVCN kết hợp với phụ huynh HS hướng dẫn, quản lý HS thực hiện.

MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Mục đích

    - Hội chợ xuân 2023 phải đảm bảo được các yêu cầu tổ chức như sau: Việc tổ chức Hội chợ phải nằm trong mối liên hệ gắn kết với các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao của cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh toàn trường nhằm tạo khí thế vui tươi, phấn khởi. Hội chợ phải thu hút được sự quan tâm, hưởng ứng của toàn thể cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh nhà trường.

    THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM

    - Các sản phẩm bày bán tại Hội chợ xuân phải được chế biến hợp vệ sinh, an toàn, có bảng tên giới thiệu sản phẩm. Sau khi Hội chợ kết thúc, các lớp tham gia phải vệ sinh khu gian hàng và hoàn trả bàn ghế đúng nơi quy định.

    THÀNH PHẦN

    Các sản phẩm được bán tại Hội chợ xuân tùy thuộc vào các Chi đội. Các sản phẩm của các chi đội phải được bày bán trên bàn đảm bảo sạch sẽ.

    NỘI DUNG CÁC HOẠT ĐỘNG

      * Lưu ý: Các mặt hàng trưng bày phải là sản phẩm tự làm, tuyệt đối không trưng bày các loại hàng hóa sản xuất đóng chai, đóng gói sẵn như nước Rồng đỏ, nước C2, Bim bim. Thi sáng tạo cây đào hoặc cành đào, hoa đào từ nguyên vật liệu tái chế (HS sử dụng các nguyên vật liệu tái chế như giấy màu, túi nilon màu…kết hợp với màu vẽ để sáng tạo cây đào, cây mai theo ý tưởng sao cho thể hiện được tính sáng tạo và thẩm mĩ, thân thiện với môi trường. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ. STT Nội dung công việc Người thực hiện. chương trình;. GVCN kết hợp với phụ huynh HS hướng dẫn, quản lý HS thực hiện. GVCN kết hợp với phụ huynh HS hướng dẫn, quản lý HS thực hiện. GV) Chi đoàn GV.