1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài Tiểu Luận Thực Vật & Dược Liệu Chủ Đề Coccinia Grandis.pdf

38 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề COCCINIA GRANDIS
Tác giả Hoàng Thị Lan, Vũ Thị Diệu Linh, Nguyễn Thị Nhung, Nguyễn Phương Thanh, Nguyễn Đức Quang Thọ, Vũ Thị Thu Thủy, Hà Thu Trà, Nguyễn Thị Yến
Người hướng dẫn TS Vũ Đức Lợi, Bộ môn Dược liệu và YHCT
Trường học ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC
Chuyên ngành THỰC VẬT & DƯỢC LIỆU
Thể loại Bài Tiểu Luận
Năm xuất bản 2020
Thành phố HÀ NỘI
Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 681,27 KB

Cấu trúc

  • I. TỔNG QUAN VỀ COCCINIA GRANDIS (8)
    • 1. Nguồn gốc, phân bố (8)
      • 1.1 Nguồn gốc (8)
      • 1.2 Phân bố (8)
    • 2. Đặc điểm thực vật, cách trồng trọt (8)
      • 2.1 Đặc điểm thực vật (8)
      • 2.2 Cách trồng trọt (11)
      • 5.1. Hoạt tính chống tăng đường huyết (17)
      • 5.2. Hoạt tính chống ung thư (20)
      • 5.3. Hoạt tính chống loét (22)
      • 5.4. Hoạt tính chống viêm, hạ sốt, giảm đau (22)
      • 5.5. Hoạt tính ức chế ấu trùng (22)
      • 5.6. Hoạt tính ức chế xanthin oxydase (23)
      • 5.7. Tác dụng kháng khuẩn (23)
      • 5.8. Hoạt tính chống oxy hóa (24)
      • 5.9. Chống rối loạn mỡ máu (25)
      • 5.10. Hoạt tính bảo vệ tế bào gan (25)
    • 6. Công dụng, sản phẩm (26)
  • II. Kết luận và đề xuất (29)
    • 2. Đề xuất..........................................................................................................24 III. Tài liệu tham khảo (30)
  • Phụ lục (37)

Nội dung

TỔNG QUAN VỀ COCCINIA GRANDIS

Nguồn gốc, phân bố

Tên khoa học : Coccinia grandis (L.) Voigt, Cucurbitaceae

Tên thường gọi : Dây bát, Ivy Gourd, mảnh bát, lá bát

Cây Coccinia grandis có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới Châu Á, Bắc và Trung Phi, đặc biệt là các nước Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan Loài cây này cũng xuất hiện ở các quần đảo Thái Bình Dương, còn được biết đến với tên gọi chung là "Ivy gourd".

Đặc điểm thực vật, cách trồng trọt

Hình thức tăng trưởng : là cây nhỏ sống lâu năm phát triển nhanh , nó có thể phát triển chiều dài đến 20 m

Rễ : cây có rễ củ và leo nhờ các tua cuốn đơn giản

Lá : lá có màu xanh lục, được sắp xếp xen kẽ dọc theo thân cây, các phiến lá có hình dạng thay đổi từ hình trái tim đến hình ngũ giác Mặt trên của lá không lông, ngược lại phía dưới có lông

Thân cây : thân có màu xanh lục, mọng nước , thân thảo khi còn non hóa gỗ theo thời gian

Hình 1 Sự thay đổi thân theo thời gian

Hoa :Hoa đơn tính, hoa to màu trắng và hình sao Đài hoa có 5 thùy phụ,uốn cong, mỗi thùy dài 2-5mm trên các đài hoa Cuống hoa dài 1-5 cm Tràng hoa màu trắng, hình chuông, dài 3-4,5 cm Hoa đực trưởng thành gồm 3 bông hoa có năm lá đài, năm cánh hoa liên kết và năm nhị hoa Hoa cái gồm bốn bông hoa, lá đài và cánh hoa giống hệt hoa đực, lá noãn gồm ba lá noãn có kiểu hình hợp nhất với ba vòi nhụy hai lá [3].

Quả : Khi còn non, quả có màu xanh và có sọc trắng trên chúng Chúng chuyển sang màu đỏ khi trưởng thành, hình trứng đến hình elip, dài 25–60 mm,đường kính 15-35 mm, nhẵn, không lông ở cuống Hạt dài 6-7 mm, màu rám nắng, mép dày lên.

Hình 3 Quả non, quả chín

Cây thường được trồng bằng hạt Theo ECHO về thông tin hạt giống C grandis ở châu Á và trung tâm nghiên cứu và nuôi trồng dược liệu quốc gia

Thời vụ sản xuất: Cây ra hoa, kết trái nhiều miễn là có đủ độ ẩm trong đất Thời gian sản xuất và thu hoạch: Thời gian từ khi trồng đến khi thu hoạch lần đầu kéo dài đến 5 tháng

Thụ phấn: Là một loài thực vật đơn tính, thụ phấn nhờ côn trùng.

Khoảng cách trồng: Khoảng cách trồng rộng, 1-1,5 m Cây có thể từ 20 tuổi trở lên và thân chính có thể dài 30 m Trong trồng trọt, cây trồng cần được được cắt tỉa và kiểm soát thường xuyên.

Phương pháp sản xuất - Cây thường được trồng bằng cách giâm cành xen với ngô hoặc các cây ngắn ngày khác trong giai đoạn đầu của nó Thân dài được đào dọc theo dây dẫn vào cọc Làm cỏ bằng dao rựa hoặc tay, như cuốc có thể làm hỏng rễ Có thể tưới vào mùa khô để kéo dài sản lượng, hoặc cho cây nghỉ ngơi trước khi có những cơn mưa mới Lá sẽ khô trong mùa khô và được loại bỏ bằng cách đập cây để nhường chỗ cho chồi mới Cần cắt tỉa thường xuyên để kích thích sự phát triển mới vì cành già bị khô hết và sẽ không còn ra lá hoặc hoa.

Tiết kiệm hạt giống - Khi quả chín hoàn toàn, chẻ đôi theo chiều dài, xúc hạt cho vào thùng và đậy kín bằng nước để lên men trong 3 ngày Hạt giống tốt nên lắng xuống đáy thùng Rửa sạch và sau đó làm khô hạt trên màn hoặc giấy thấm dù trong nhà hoặc ngoài trời Bảo quản hạt khô, hạt còn sống trong hộp kín đặt ở nơi mát mẻ.

Cây có thể sử dụng toàn bộ, tuy nhiên lá, rễ và hạt từ quả mọng chín thường được sử dụng tươi hoặc phơi khô Các bộ phận của cây có thể được thu hoạch quanh năm.

Nhiều báo cáo chỉ ra trong cây dây bát có nhiều nhóm chất khác nhau như glycosid, flavonoid, saponin, tanin, phenol,… và có sự khác nhau giữa các bộ phận

Loại cây này có chứa một loại enzym, một loại hormone và dấu vết của một loại alkaloid Phân tích hóa học cho thấy cây rất giàu chất dinh dưỡng, đặc biệt là chất chống oxy hóa các hợp chất như tổng phenol, vitamin C và β-caroten.

Axit béo: Cây chứa axit Palmitoleic, axit Palmatic, axit Heptadecanoic, axit Linolenic và axit Linolelaidic

Hàm lượng axit amin: Thành phần và số lượng amino axit trong

C grandis thiết yếu và không thiết yếu.

Bảng 1 Thành phần hóa học

Bộ phận Thành phần hóa học

Bộ phận trên không (dây, lá)

Heptacosane, Cephalandrol, β-sitosterol, Alkaloids Cephalandrins A and B[5]

Quả β- Amyrin Acetate, Lupeol, Cucurbitacin B, Taraxerone, Taraxerol, β-carotene, Lycopene, Cryptoxanthin, Xyloglucan, Carotenoids, β-sitosterol, Stigma-7-en-3-one.[5]

Resin, Alkaloids, Starch, Fatty Acids, Carbonic acid, Triterpenoid, Saponin Coccinoside, Flavonoid Glycoside, Lupeol, β-amyrin, β-sitosterol, Taraxerol [6] Thân

4-hydroxybenzaldehyde, 3,4’-O- dimethylcedrusin9’-O-glucopyranoside, medioresinol, syringaresinol, vanillic acid, syringaldehyde[7]

Hạt proteins (19.45 %), chất béo 14.48 %, canxi- 344 mg/g, đồng- 5.5 mg/g, sắt - 14.5 mg/g, Mg - 269 mg/g, phospho - 49.1 mg/g, K+ -1205 mg/g, Na+ - 16.5 mg/g, Zn - 1.7 mg/g, a-tocopherol - 8.04%, g- tocopherol - 83.1%, b- carotene- 0.05 % [8]

Nghiên cứu cũng chỉ ra trong cây không có các kim loại nặng như thùy ngân, chì, asen, cadium[9].

Chiết bằng ether, dầu hỏa, cloroform, methanol và dung dịch nước của một số bộ phận đã cho kết quả nhưng phổ biến nhất là lá, thân, quả.

Sau khi chiết xuất các nhà khoa học thử các test để xác định nhóm hợp chất có mặt trong cây:

Xác định sự có mặt Alkaloids[10]:

Thuốc thử Dragendorff: Cho 1 g dịch chiết, thêm 1 ml thuốc thử Dragendorff (dung dịch Kali Bismuth iod) Kết tủa màu đỏ cam cho thấy sự có mặt của alkaloid Dịch chiết ethanol, phần dịch gạn hexan, phần dịch gạn cloroform và phần dịch gạn ethanol cho kết tủa màu đỏ cam.

Thuốc thử Mayer phản ứng với dịch chiết có chứa alkaloid tạo kết tủa màu vàng trắng hoặc kem Thử nghiệm này cho thấy dịch chiết ethanol, dịch gan hexan, dịch gạn cloroform và dịch gạn ethanol đều có chứa alkaloid vì tạo kết tủa màu kem.

Thuốc thử Wagner: Cho 1 g dịch chiết, thêm 2 ml thuốc thử Wagner (Iod trong Kali Iod) Sự hình thành kết tủa màu nâu đỏ cho thấy sự có mặt của alkaloid Dịch chiết ethanol, phần dịch gạn hexan, phần dịch gạn cloroform và phần dịch ethanol cho kết tủa màu nâu đỏ

Xác định sự có mặt Carbohydrate:

Thuốc thử Solisch: Lấy 2 g dịch chiết, thêm 1ml dung dịch α-napthol, thêm acid sulfuric đậm đặc từ từ vào thành ống nghiệm Màu tím hoặc hơi đỏ tím ở chỗ nối của hai chất lỏng cho thấy sự có mặt của Carbohydrate Dịch chiết ethanol và phần gạn ethanol tạo ra màu tím ở lớp tiếp xúc của hai chất lỏng

Thuốc thử Fehling: Cho 1g dịch chiết, thêm đồng lượng dung dịch Fehling

A và B, khi đun nóng tạo thành kết tủa đỏ gạch cho thấy sự có mặt của Dịch chiết ethanol và phần gạn ethanol cho kết tủa đỏ gạch.

Xác định sự có mặt Glycosid:

Thử nghiệm Legal: Dịch chiết được hòa tan trong pyridin, sau đó thêm dung dịch natri nitroprusside tạo môi trường kiềm Nếu xuất hiện màu đỏ hồng chuyển sang đỏ thì cho biết có glycoside.

Thuốc thử Baljet: Cho 1 g dịch chiết, thêm 1 g dung dịch natri picrat Màu sắc từ màu vàng đến da cam, điều đó cho thấy sự hiện diện của glycoside.

Xác định sự có mặt tannin và hợp chất phenolic:

Công dụng, sản phẩm

Như đã phân tích ở các phần trên, Coccinia grandis (còn được gọi là dây bát) có rất nhiều công dụng hữu ích không chỉ trong đời sống thường ngày mà còn được ứng dụng rất nhiều trong y học Phần lớn các bộ phận của cây đều chứa các chất hóa học có hoạt tính hữu ích trong phòng và điều trị nhiều bệnh như đái tháo đường, hen suyễn, thanh nhiệt, [52-54]

Trong suốt lịch sử hình thành và phát triển y học cổ truyền, Coccinia grandis từ lâu đã được sử dụng rộng rãi để điều trị đái tháo đường, đặc biết ở khu vực Nam Á [55] Bên cạnh đó, quả dây bát cũng được sử dụng để chữa các bệnh phong, sốt, vàng da, viêm phế quản, hen suyễn [56] Nước ép thân cây dây bát dùng trong điều trị đục thủy tinh thể do giàu beta-caroten, ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng do lão hóa theo tuổi tác [5] Dịch chiết từ lá cây C Grandis từ lâu cũng được biết đến có tác dụng chống các loại vi khuẩn như Shigella flexneri, Bacillus subtilis, E.coli Salmonella choleraesuis, [54, 57]

Bên cạnh công dụng chữa bệnh, dây bát còn được sử dụng như một loại thực phẩm hàng ngày ở nhiều quốc gia [58, 59] Việc sử dụng dây bát như một món ăn truyền thống là một nét đặc trưng nổi tiếng ở Thái Lan Một số vùng phía bắc, đông bắc và trung tâm Thái Lan, người dân sử dụng phần lá non và ngọn thân mảnh dài để nấu chín, chế biến thành các món ăn hàng ngày Phần quả xanh non cũng được sử dụng trực tiếp không qua chế biến như một món salad Quả chín đỏ được coi như một loại trái cây có mùi thơm và vị ngọt dễ sử dụng [2]

Hiện nay, cây dây bát chủ yếu được sử dụng dưới dạng nguyên bản, tươi nguyên hoặc phơi, sấy khô Chưa tìm thấy thông tin về các sản phẩm dược liệu chiết xuất từ cây C Grandis này Ở một số quốc gia xuất hiện các sản phẩm từ cây dây bát chủ yếu với công dụng hỗ trợ, tăng cường sức khỏe

Hình 4 Quả dây bát chín đỏ và lá được sử dụng trực tiếp như một loại thực phẩm hàng ngày

Hình 5 Bột lá cây dây bát của hãng sản xuất Lotus Factory Thailand có tác dụng hỗ trợ điều trị nhuận tràng, hen suyễn

Tuy đã được ứng dụng từ lâu trong hỗ trợ điều trị nhiều bệnh nhưng các nghiên cứu khoa học về Coccinia grandis vẫn đang ở giai đoạn in vitro, invivo và chưa tiến tới thử nghiệm trực tiếp trên người, cần thêm thời gian để có các bằng chứng khoa học cụ thể về loại cây này để từ đó tiến hành phương pháp chiết xuất, phân lập và bào chế các sản phẩm cụ thể, cho giá trị sử dụng xác định trong y học [55].

Ngày đăng: 16/07/2024, 16:11

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Wasantwisut, E. and T. Viriyapanich, Ivy gourd (Coccinia grandis Voigt, Coccinia cordifolia, Coccinia indica) in human nutrition and traditional applications. World Rev Nutr Diet, 2003. 91: p. 60-6 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ivy gourd (Coccinia grandis Voigt, Coccinia cordifolia, Coccinia indica) in human nutrition and traditional applications
2. Simopoulos, A.P. and C. Gopalan, Plants in human health and nutrition policy. Vol. 91. 2003: Karger Medical and Scientific Publishers Sách, tạp chí
Tiêu đề: Plants in human health and nutrition policy
3. Starr, F., K. Starr, and L. Loope, Coccinia grandis. Ivy gourd Cucurbitaceae Biological Resources Division Haleakala Field Station, Maui, Hawail, 2003. 2: p. 1-6 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Coccinia grandis
4. Ghadge, A.G., et al., Flower development, pollen fertility and sex expression analyses of three sexual phenotypes of Coccinia grandis. BMC plant biology, 2014. 14(1): p. 325 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Flower development, pollen fertility and sex "expression analyses of three sexual phenotypes of Coccinia grandis
5. Pekamwar, S., T. Kalyankar, and S. Kokate, Pharmacological activities of Coccinia grandis. J Appl Pharm Sci, 2013. 3: p. 114-119 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Pharmacological activities of Coccinia grandis
6. Deokate, U. and S. Khadabadi, Pharmacology and phytochemistry of Coccinia indica. Journal of Pharmacognosy and Phytotherapy, 2011.3(11): p. 155-159 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Pharmacology and phytochemistry of Coccinia indica
7. Trinh, P.T.N., et al., Chemical constituents of the stem of Coccinia grandis. IOP Conference Series: Materials Science and Engineering, 2020 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chemical constituents of the stem of Coccinia "grandis
8. Sadou, H., et al., Chemical content of the seeds and physico-chemical characteristic of the seed oils from Citrullus colocynthis, Cocciniagrandis, Cucumis metuliferus and Cucumis prophetarum of Niger. Bulletin of the Chemical Society of Ethiopia, 2007. 21(3): p. 323-330 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chemical content of the seeds and physico-chemical characteristic of the seed oils from Citrullus colocynthis, Coccinia "grandis, Cucumis metuliferus and Cucumis prophetarum of Niger
9. Attanayake, A., L. Arawwawala, and K. Jayatilaka, Chemical standardization of leaf extract of Coccinia grandis (L.) Voigt(Cucurbitaceae) of Sri Lankan origin. Journal of Pharmacognosy and Phytochemistry, 2016. 5(5): p. 119 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chemical standardization of leaf extract of Coccinia grandis (L.) Voigt "(Cucurbitaceae) of Sri Lankan origin
10. Bindurani, L.R. and A. Singh, Extraction, Isolation and Characterization Screening of Coccinia grandis. Journal of Drug Delivery andTherapeutics, 2019. 9(3): p. 238-245 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Extraction, Isolation and Characterization Screening of Coccinia grandis
11. Shrivastava, R., Extraction, Qualitative and Quantitative Determination of Secondary Metabolites of Coccinia Indica Fruits. Journal of Drug Delivery and Therapeutics, 2019. 9(1-s): p. 256-259 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Extraction, Qualitative and Quantitative Determination of Secondary Metabolites of Coccinia Indica Fruits
12. Umamaheswari, M. and T. Chatterjee, In vitro antioxidant activities of the fractions of Coccinia grandis L. leaf extract. African Journal ofTraditional, Complementary and Alternative Medicines, 2008. 5(1): p. 61- 73 Sách, tạp chí
Tiêu đề: In vitro antioxidant activities of the fractions of Coccinia grandis L. leaf extract
13. Shaheen, S.Z., et al., Antimicrobial activity of the fruit extracts of Coccinia indica. African Journal of Biotechnology, 2009. 8(24) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Antimicrobial activity of the fruit extracts of Coccinia indica
14. Apicella, M., et al., COVID-19 in people with diabetes: understanding the reasons for worse outcomes. The lancet Diabetes & endocrinology, 2020 Sách, tạp chí
Tiêu đề: COVID-19 in people with diabetes: understanding thereasons for worse outcomes
15. Organization, W.H., Diagnostic criteria and classification of hyperglycaemia first detected in pregnancy. 2013, World Health Organization Sách, tạp chí
Tiêu đề: Diagnostic criteria and classification of hyperglycaemia first detected in pregnancy
16. Shiau, S., et al., Prenatal gestational diabetes mellitus exposure and accelerated offspring DNA methylation age in early childhood.Epigenetics, 2020: p. 1-10 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Prenatal gestational diabetes mellitus exposure and accelerated offspring DNA methylation age in early childhood
17. Bourne, R.R., et al., Causes of vision loss worldwide, 1990–2010: a systematic analysis. The lancet global health, 2013. 1(6): p. e339-e349 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Causes of vision loss worldwide, 1990–2010: a systematic analysis
18. Saran, R., et al., US renal data system 2016 annual data report: epidemiology of kidney disease in the United States. American journal of kidney diseases, 2017. 69(3): p. A7-A8 Sách, tạp chí
Tiêu đề: US renal data system 2016 annual data report: "epidemiology of kidney disease in the United States
19. Collaboration, E.R.F., Diabetes mellitus, fasting blood glucose concentration, and risk of vascular disease: a collaborative meta-analysis of 102 prospective studies. The Lancet, 2010. 375(9733): p. 2215-2222 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Diabetes mellitus, fasting blood glucose "concentration, and risk of vascular disease: a collaborative meta-analysisof 102 prospective studies
20. Natunen, T., et al., Diabetic phenotype in mouse and humans reduces the number of microglia around β-amyloid plaques. Molecularneurodegeneration, 2020. 15(1): p. 1-30 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Diabetic phenotype in mouse and humans reduces the number of microglia around β-amyloid plaques

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w