báo cáo thực hành thực vật dược liệu bài 1 phương pháp làm tiêu bản vi phẫu thực vật và quan sát tiêu bản vi phẫu dưới kính hiển vi

18 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
báo cáo thực hành thực vật dược liệu bài 1 phương pháp làm tiêu bản vi phẫu thực vật và quan sát tiêu bản vi phẫu dưới kính hiển vi

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phương pháp bóc hoặc cắt mẫu - Phương pháp bóc Dùng dao lam rạch đứt một đường nông trên bề mặt cần bóc, sau đó bóc lấy 1 lớp tế bào biểu bì của lá cây; đặt tiêu bản lên giữa phiến kính

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC

BÁO CÁO THỰC HÀNH THỰC VẬT DƯỢC LIỆU

Bài 1: Phương pháp làm tiêu bản vi phẫu thực vật và quan sát tiêu bản vi phẫu dưới kính hiển vi

Giáo viên hướng dẫn : ThS Nguyễn Thị MaiNhóm thực hiện : Nhóm 3 - TH4, Chiều thứ 6

Hà Nội, 2023

Trang 3

Hình 8: Tiêu bản vảy hành tây - vật kính 10x 17

Hình 9: Tiêu bản vảy hành tây - vật kính 40x 17

Hình 10: Tiêu bản lá trúc đào 18

Hình 11: Tiêu bản thân kinh giới 18

Hình 12: Tiêu bản lá tía tô 19

Trang 4

4 Thân kinh giới 9

5 Thân tía tô 10

Trang 5

2 Phương pháp bóc hoặc cắt mẫu - Phương pháp bóc

Dùng dao lam rạch đứt một đường nông trên bề mặt cần bóc, sau đó bóc lấy 1 lớp tế bào biểu bì của lá cây; đặt tiêu bản lên giữa phiến kính đã nhỏ sẵn 1 giọt dung dịch lên tiêu bản (nước cất hoặc glycerin) rồi đậy lá kính lại (theo phương pháp giọt ép) và quan sát dưới kính hiển vi

- Phương pháp cắt

Cắt trực tiếp

Mẫu được đặt lên một “thớt” (làm bằng vật liệu có độ cứng nhỏ hơn lưỡi dao cạo như gỗ hoặc khoai lang, ), dùng lưỡi dao lam cắt thành những lát mỏng Các lát cắt sau đó được ngâm ngay vào đĩa petri đã có sẵn nước cất

Trang 6

2 ▪ Rửa sạch mẫu 3 lần bằng nước cất

▪ Nhuộm màu đỏ bằng cách ngâm mẫu vào dung dịch đỏ Carmin khoảng 30 phút ▪ Rửa sạch mẫu 3 lần bằng nước cất

4 Lên tiêu bản

Vi phẫu sau khi được nhuộm, được lên kính theo phương pháp giọt ép Cách thực hiện như sau: Nhỏ vào giữa phiến kính 1 giọt chất lỏng được dùng làm môi trường quan sát (nước, glycerin, ), dùng kim mũi mác hoặc bút lông đặt vi phẫu cần quan sát vào giọt chất lỏng Đậy lá kính lại (chú ý không để lẫn bọt khí dưới lá kính)

Sau khi đậy lá kính, chất lỏng dưới lá kính phải vừa đủ để chiếm toàn bộ diện tích của lá kính, không thừa chảy ra ngoài và cũng không thiếu Nếu thiếu, dùng một ống hút nhỏ thêm chất lỏng đã dùng để lên kính vào Nếu thừa, dùng một mảnh giấy lọc để hút đi

Trong một số trường hợp cần phải thay đổi chất lỏng mà không muốn bỏ lá kính ra thì làm như sau: ở một cạnh của lá kính, đặt một miếng giấy lọc để hút chất lỏng đang ở dưới lá kính Ở cạnh đối diện, dùng ống hút cho giọt chất lỏng mới vào thay thế Khi cho chất lỏng mới vào thì đồng thời hút chất lỏng cũ ra Chất lỏng mới sẽ thay thế cho chất lỏng cũ dưới lá kính

Tiêu bản đạt tiêu chuẩn phải mỏng, sáng, sạch, màu xanh và đỏ rõ ràng, chất lỏng dưới lá kính phải vừa đủ, chiếm toàn bộ diện tích lá kính, không chứa bọt khí, có thể quan sát dễ dàng

Trang 7

II Đặc điểm thực vật 1 Cây lá lốt

-Lá đơn, mọc cách Phiến lá hình trứng rộng, đầu thót nhọn, gốc hình tim và không đối xứng, dài 10 12 cm, rộng 8 11 cm, rải rác có điểm trong, mặt trên - -nhẵn, màu xanh lục sậm và láng bóng, mặt dưới màu xanh lục nhạt và có lông mịn trên gân; mép lá nguyên; gân lá hình chân vịt với 5 gân gốc, gân ở giữa phân 2 gân bên so le hay đối nhau cách gốc lá một đoạn 5 mm, các gân đều cong hướng về ngọn lá; cuống lá dài 2 5 cm, hình trụ, lõm ở mặt trên, gốc cuống nở rộng Lá -kèm rụng sớm, hình tam giác, màu xanh lục, có 2 dạng: một phiến mỏng bao chồi hoặc là hai phiến mỏng, dài 1 1,5 cm, dính hai bên đáy cuống lá, khi rụng để lại -hai sẹo dài màu nâu, dạng thứ hai thường gặp hơn

Trang 8

4

Cụm hoa là gié cái mọc đối diện với lá, hình trụ, màu trắng, dài 10-12 mm, đường kính 3 mm, mang hoa khắp cùng; trục cụm hoa nạc, đường kính 1 mm; cuống cụm hoa màu xanh lục, hình trụ, dài 10 12 mm, đường kính 1 2 mm, rải - -rác có lông mịn màu trắng

Hoa rất nhỏ, trần, đơn tính cái, xếp khít nhau và áp sát vào trục Lá bắc là phiến tròn nhỏ, áp sát và trục, lúc đầu màu trắng sau chuyển hơi nâu Lá noãn 3-4, dính nhau tạo thành bầu trên 1 ô đựng 1 noãn, đính noãn đáy; bầu hình trứng, màu trắng, mặt ngoài nhẵn, cao 1,5 mm, đường kính 1 2 mm; vòi nhụy gần như -không có; đầu nhụy 3, có khi 4, hình trứng rộng, màu trắng

Trang 9

hạch, có màng, 3 góc với 3 ngăn, bên trên có núm nhụy còn tồn tại Hạt có cánh dày, đen nhạt, ráp

3 Cây trúc đào

Hình 3: Cây trúc đào

Tên khác: Giáp trúc đào, Đào lê, Trước đào

Tên khoa học: Nerium oleander L Họ: Trúc đào (Apocynaceae)

Mô tả:

Cây gỗ nhỏ, mọc thành bụi cao 3-5 m Thân non dẹp, sau đó trở nên tròn, màu xanh, có nhiều lông nhỏ; thân già màu nâu mang thẹo cuống lá Lá tập trung ở ngọn, đơn, nguyên, mọc vòng 3 hay mọc đối (lá cuối của mỗi cành), lá thon hẹp, có mũi nhọn, dài 7 10cm, rộng 1 4 cm, mặt trên xanh thẫm, mặt dưới - -nhạt Mép lá cong xuống ở mặt dưới Cuống lá dài 7-9 mm, hình lòng máng, có nhiều tuyến màu nâu thường tập trung ở mặt trên, đáy cuống lá Gân lá hình lông chim, gân chính nổi rõ ở mặt dưới; gân phụ nhiều, đều, song song hai bên gân chính, không nổi rõ ở mặt dưới Cụm hoa: phân nhánh ở ngọn cành Hoa đều, lưỡng tính Cuống hoa dài 7 10 mm, màu nâu nhạt Cánh hoa 13- -20, 5 cánh trong cùng dính nhau thành hình ống hơi loe ở đỉnh, màu trắng có sọc hồng, màu hồng có sọc trắng, dài 7 10 mm;các cánh còn lại có thể dính hoặc rời.-

Trang 10

6 4 Kinh giới

Hình 4: Kinh giới

Tên khác K: hương giới, iả tô, inh giới rìa, G K

Tên khoa học: Elsholtzia ciliata (Thunb.) Hyland Họ : Lamiaceae (Hoa môi)

Mô tả:

Kinh giới là một loài cây thân thảo có thân vuông, chiều cao trung bình 0,6-0,8m, phần gốc có màu hơi tía, toàn thân có lông ngắn Lá mọc đối hình trứng, dài 2 9cm, rộng 2 5cm, mép có răng cưa, phiến lá thuôn, nhọn, phần - -cuống lá dài khoảng 2 3cm Lá dưới gốc không có cuống hay gần như không có -cuống, xẻ sâu thành 5 thùy, lá phía trên cũng không có cuống, xẻ thành 3-5 thùy Hoa kinh giới nhỏ li ti có màu tím nhạt và mọc thành cụm ở đầu cành Quả hình trứng hoặc hình trái xoan, dài khoảng 1mm, mặt nhẵn bóng màu nâu Mùi thơm đặc bi t, v cay ệ ị

Trang 11

5 Tía tô

Hình 5: Tía tô Tên khác: Tía tô, Tô ngạch

Tên khoa học: Perilla frutescens (L.) Britt Họ: Lamiaceae (Bạc hà)

Mô tả:

Tía tô là một loại cỏ mọc hằng năm, thân thẳng đứng có lông Lá mọc đối, hình trứng, đầu nhọn, mép có răng cưa to; phiến lá dài 4 12cm rộng 2,5 - - 10cm, màu tím hoặc xanh tím, trên có lông màu tím Cuống lá ngắn 2 3cm Hoa nhỏ, - màu trắng hoặc tím nhạt, mọc thành từng chùm ở kẽ lá hay đầu cành, chùm dài 6 - 20cm Quả là hạch nhỏ, hình cầu, đường kính 1mm, màu nâu nhạt, có mạng III Đặc điểm tiêu bản

1 Thân lá lốt

Vi phẫu thân cây cắt ngang: hình tròn với nhiều chỗ lồi nhỏ, vùng vỏ chiếm 1/5 diện tích vi phẫu, vùng trung trụ 4/5

Vùng vỏ: Biểu bì 1 lớp tế bào hình đa giác; lớp cutin dày; lỗ khí ít gặp

Lông che chở ngắn, đầu nhọn hay tù, kéo dài từ 1 tế bào biểu bì, thường đơn bào, ít khi đa bào với 2 (3) tế bào xếp thành dãy - Mô dày từng cụm 8 10 lớp ở những -chỗ lồi, 1 2 lớp ở những vùng khác, tế bào có vách dày đều xung quanh; ở thân -già rải rác trong cụm mô dày có sợi mô cứng vách dày hay rất dày; thân càng già số lượng sợi càng nhiều Mô mềm vỏ 4 7 lớp tế bào hình bầu dục, xếp chừa những -đạo Tế bào tiết tinh dầu thường trong mô mềm, ít gặp trong biểu bì và mô dày,

Trang 12

8

tinh dầu màu vàng tươi Nội bì 1 lớp tế bào hình bầu dục hay đa giác, có đai caspari rõ

Vùng trung trụ: Trụ bì hoá mô cứng thành từng cụm trên đầu bó libe gỗ, tế

bào hình đa giác, vách dày, xếp khít nhau Libe gỗ gồm 2 vòng:

- Vòng ngoài là hệ thống dẫn chính, không liên tục, libe và gỗ họp thành từng bó rời, kích thước không đều, xếp xen kẽ với những vùng mô mềm (khoảng gian bó); bao bên dưới vòng mô dẫn là một vòng mô cứng hình sao gồm 3 4 lớp tế bào hình đa giác, vách rất dày, xếp khít nhau Mỗi -bó libe gỗ gồm: libe cấp 1 tế bào bị ép bẹp, méo mó, khó nhận dạng; libe cấp 2 nhiều lớp tế bào hình chữ nhật xếp xuyên tâm; tầng sinh libe gỗ ở giữa libe cấp 2 và gỗ cấp 2; gỗ cấp 2 với nhiều mạch gỗ không đều, hình đa giác, mô mềm gỗ tế bào vách hóa gỗ dày, xếp xuyên tâm; gỗ cấp 1 với những mạch gỗ rời nhau, không đều, phân hóa ly tâm, mô mềm gỗ tế bào vách cellulose Khoảng gian bó rộng, nhiều dãy tế bào xếp xuyên tâm, gồm 2 loại mô mềm: vùng mô mềm trên tầng sinh libe gỗ tế bào hình chữ nhật dẹt, vách cellulose; vùng mô mềm dưới tầng sinh libe gỗ tế bào hình đa giác, vách hóa gỗ mỏng

- Vòng trong là (4)5-6 bó vết lá, xếp quanh một ống tiết Mỗi bó gồm cụm libe ở ngay trên đầu cụm gỗ, libe cấp 2 rõ, gỗ cấp 2 ít, gỗ cấp 1 với những mạch gỗ không đều phân hóa ly tâm Cụm mô cứng có thể có trên libe và dưới gỗ cấp 1 Mô mềm tủy rộng, tế bào hình tròn, vách mỏng, xếp chừa những đạo nhỏ Ống tiết ngay trung tâm vi phẫu, kiểu tiêu bào Tế bào tiết tinh dầu có nhiều trong mô mềm tủy, ít hơn trong libe

2 Vảy hành tây

Các tế bào biểu bì của hành tây dài hơn rộng Về hình dạng và kích thước, chúng có thể rất khác nhau: một số có 5 mặt (ô ngũ giác) và 6 mặt khác (ô lục giác) Các tế bào được phân định bởi thành tế bào Các tế bào nằm cạnh nhau trong mối quan hệ chặt chẽ, tạo thành một mạng lưới Ở một số nơi có các khoảng gian bào lớn Dọc theo thành tế bào có các lỗ đều đặn mà mỗi tế bào giao tiếp với các tế bào lân cận Những lỗ này được gọi là plasmodesms và xuyên qua thành

Trang 13

pectocellulose Hạt nhân được xác định rõ bằng màu nhuộm đỏ, nằm ở ngoại vi của tế bào, hơi hình trứng và được bao quanh bởi tế bào chất

3 Lá trúc đào

Gân giữa:

- Lồi rõ ở mặt dưới, mặt trên phẳng, hơi lõm ở giữa Biểu bì trên và biểu bì dưới có 1 lớp tế bào nhỏ xếp đều đặn, mang lông che chở, bên ngoài có phủ một lớp cutin dày Dưới biểu bì là đám mô dày góc

- Mô mềm gồm những tế bào màng mỏng, hình tròn hay bầu dục dẹp, kích thước khác nhau, chứa tinh bột và nhiều tinh thể calci oxalat hình cầu gai Có nhiều tinh thể calci oxalat hình khối ở libe

- Bó libe-gỗ chồng kép hình vòng cung gồm những đám libe tế bào nhỏ xếp thành 2 cung bao bọc lấy cung gỗ Nhiều đám sợi vách bằng cellulose xếp mặt trên và mặt dưới cung libe

Phiến lá:

- Tế bào biểu bì nhỏ, xếp đều đặn mang lông che chở, bên ngoài có phủ một lớp cutin dày

- Bên dưới biểu bì trên và dưới có 3 4 lớp tế bào mô dày

Mô mềm giậu gồm 2 3 lớp Mô mềm khuyết gồm những tế bào màng mỏng, phân nhánh, chừa khuyết to

Biểu bì dưới có nhiều phòng ẩn lỗ khí lớn, có nhiều lông che chở đơn bào dài Tinh thể calci oxalat hình cầu gai ở phần tiếp giáp giữa mô mềm giậu và mô mềm khuyết

4 Thân kinh giới

Vi phẫu hình vuông lõm ở bốn cạnh Các mô gồm:

- Biểu bì một lớp tế bào hình chữ nhật hay đa giác gần tròn kích thước nhỏ, gần đều, lớp cutin mỏng hơi răng cưa Trên biểu bì rải rác có lỗ khí, lông tiết đa bào, lông che chở đa bào Lông tiết ngắn với đầu hình tròn hay hõm ở giữa gồm 1, 2 hoặc 4 tế bào Lông che chở đa bào kích thước to, phía trên là một dãy 4 5 tế bào, phía dưới cùng mức hoặc hơi cao hơn mức biểu -bì gồm một vài tế bào

Trang 14

Nội bì khung Caspary

- Libe gỗ thành cụm nằm dưới lớp nội bì, cụm dưới mỗi góc thường có 20 bó, cụm ở cạnh thường 1 3 bó, mỗi bó 3 5 mạch.- -

15 Mô mềm gỗ 1 tế bào hình đa giác, vách tẩm cellulose hoặc tẩm chất gỗ Tia tủy hẹp 1 3 dãy tế bào và nhiều ở bốn cạnh tạo các khoảng gian bó, -gồm nhiều dãy tế bào hình chữ nhật hoặc đa giác, kích thước lớn dần từ trong ra ngoài

- Mô mềm tủy đạo, tế bào kích thước lớn, không đều, hình gần tròn đôi khi có vài tế bào hình đa giác dẹp xếp khít nhau

5 Thân tía tô

Vi phẫu vuông, 4 cạnh lõm sâu, dài ngắn không đều nhau

- Biểu bì trên và dưới gồm 1 lớp tế bào dẹt và nhỏ, lớp cutin mỏng, có răng cưa rải rác Nhiều lỗ khí nằm nhô cao hơn hẳn so với biểu bì

- Lông che chở đa bào một dãy từ 3 6 tế bào, bề mặt lấm tấm, biểu bì dưới chân lông nhô cao, thường gặp ở 4 góc Có nhiều dạng lông tiết: lông tiết đầu tròn 1 hoặc 2, 4 tế bào, chân 1 2 tế bào; lông tiết hình bán nguyệt -màu vàng nhạt, chân ngắn; lông tiết chân ngắn, đầu 6 8 tế bào chứa chất -tiết màu vàng, vách dày, nhìn ngang có hình bầu dục

Dưới biểu bì là vòng mô dày góc liên tục, tập trung nhiều ở 4 góc, gồm những tế bào đa giác, kích thước không đều nhau, 6 8 lớp ở góc, 1 2 lớp - -ở cạnh

- Mô mềm vỏ đạo, tế bào hình đa giác gần tròn Gỗ 1 phát triển nhiều ở 4 góc, libe 1 cũng tập trung lại thành đám dài ở góc Ở cạnh của vi phẫu, các bó gỗ 1 và libe 1 có rải rác Gỗ 2 và libe 2 chưa phát triển nhiều - Mô mềm tủy đạo, tế bào hình đa giác gần tròn, kích thước không đều nhau Tinh thể calci oxalat hình kim tập trung thành bó và hình khối rải rác trong mô mềm vỏ

IV Kết quả thực hành

Trang 15

1 Thân lá lốt

Hình 6: Tiêu bản thân lá lốt vật kính 10x-

1: Mô mềm tủy 2: Nội bì3: Lông che ch ở4: Bi u bì ể5: Mô dày 6: Mô mềm vỏ 7: Lipe g ỗ

Hình 7: Tiêu bản thân lá lốt vật kính 40x-

Trang 17

3 Lá trúc đào

Hình 10 Tiêu bản vi phẫu lá trúc đào

4 Thân kinh giới

1- Biểu bì

2- Mô mềm dày góc 3- Mô mềm vỏ 4- Nội bì 5- Libe gỗ6- Mô mềm ruột7- Lông che chở

Hình 11: Tiêu bản vi phẫu thân kinh giới

Trang 18

14 5 Lá tía tô

Tiêu bản có tính đối xứng

1 Lông bên ngoài vỏ

2 Libe gỗ 3 Nội bì 4 Mô mềm vỏ đạo

5 Mô mềm tủy đạo

Hình 12: Tiêu bản lá tía tô

Ngày đăng: 23/05/2024, 14:21

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan