1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Thực Trạng Mắc Trầm Cảm Và Một Số Yếu Tố Liên Quan Ở Sinh Viên Y – Dược Chính Quy Tại Trường Đại Học Y – Dược, Đại Học Thái Nguyên Năm 2023..Docx

19 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Trạng Mắc Trầm Cảm Và Một Số Yếu Tố Liên Quan Ở Sinh Viên Y – Dược Chính Quy Tại Trường Đại Học Y – Dược, Đại Học Thái Nguyên Năm 2023.
Tác giả Nguyễn Thị Lan Anh, Triệu Kim Dung, Nguyễn Thị Việt Hà, Nguyễn Thị Thúy Hằng, Ngô Thùy Linh, Nguyễn Thị Yến Nhi
Trường học Trường Đại Học Y – Dược, Đại Học Thái Nguyên
Chuyên ngành Dịch Tễ Học
Thể loại Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thái Nguyên
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 70,59 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y – DƯỢC ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNBỘ MÔN DỊCH TỄ HỌC ---ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC THỰC TRẠNG MẮC TRẦM CẢM VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở SINH VIÊN Y – DƯỢC CHÍNH QUY TẠI TRƯỜNG

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y – DƯỢC ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

BỘ MÔN DỊCH TỄ HỌC

-ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC THỰC TRẠNG MẮC TRẦM CẢM VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở SINH VIÊN Y – DƯỢC CHÍNH QUY TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y – DƯỢC, ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN NĂM 2023.

Nhóm 1 Lớp XNYHK6 1.1

Thái Nguyên, năm 2024.

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y – DƯỢC ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

BỘ MÔN DỊCH TỄ HỌC

-ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC THỰC TRẠNG MẮC TRẦM CẢM VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở SINH VIÊN Y – DƯỢC CHÍNH QUY TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y – DƯỢC, ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN NĂM 2023.

DANH SÁCH NHÓM:

1 NGUYỄN THỊ LAN ANH 4 NGUYỄN THỊ THÚY HẰNG

2 TRIỆU KIM DUNG 5 NGÔ THÙY LINH

3 NGUYỄN THỊ VIỆT HÀ 6 NGUYỄN THỊ YẾN NHI

Thái Nguyên, năm 2024.

Trang 3

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ: 5

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 6

1.1.1 Khái niệm trầm cảm: 6

1.1.2 Khái niệm sinh viên 7

1.1.3 Khái niệm sinh viên Y – Dược: 7

1.2.1 Khái niệm về trầm cảm: 7

1.2.2 Đặc điểm của trầm cảm: 8

1.2.3 Các giai đoạn của trầm cảm: 8

1.2.4 Ảnh hưởng và hậu quả của bệnh trầm cảm: 9

1.2.4.1 Đối với bệnh nhân: 9

1.2.4.2 Đối với xã hội: 9

1.2.5 Tình hình trầm cảm ở Thế giới và Việt nam: 9

1.2.5.1 Tình hình trầm cảm trên Thế giới: 9

1.2.5.2 Tình hình trầm cảm ở Việt Nam: 9

1.2.6 Tình hình trầm cảm ở sinh viên Y – Dược: 10

1.3.1 Nghiên cứu trên thế giới 10

1.3.2 Nghiên cứu tại Việt Nam 10

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 10

2.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn: 11

2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ 11

2.2 Thời gian, địa điểm nghiên cứu 11

2.2.1 Thời gian nghiên cứu 11

2.2.2 Địa điểm nghiên cứu 11

2.3 Phương pháp nghiên cứu: 11

2.3.1 Thiết kế nghiên cứu: 11

2.3.2 Cỡ mẫu 11

2.3.3 Cách chọn mẫu 12

2.4 Biến số/ chỉ số nghiên cứu 12

2.5 Tiêu chuẩn đánh giá biến số nghiên cứu: 12

2.6 Kỹ thuật và công cụ thu thập số liệu: 12

Trang 4

2.6.1 Kỹ thuật thu thập số liệu: 12

2.6.2 Công cụ thu thập số liệu 12

2.7 Xử lý và phân tích số liệu 12

2.8 Đạo đức nghiên cứu: 12

CHƯƠNG 3: DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 13

Trang 5

ĐẶT VẤN ĐỀ:

Trầm cảm là một dạng của rối loạn tâm thần, trầm cảm càng phổ biến và có xu hướng trẻ hóa đặc biệt là ở lứa tuổi học sinh và sinh viên WHO ước tính có

khoảng 3,8% dân số trên thế giới bị trầm cảm, hơn 700.000 người chết vì tự tử mỗi năm, trong độ tuổi từ 15-29 tuổi thì tự tử do trầm cảm đứng thứ trong các nguyên nhân gây tử vong ở độ tuổi này [1] Các triệu chứng đặc trưng của trầm cảm bao gồm: tâm trạng buồn bã kéo dài ít nhất 2 tuần liên tiếp; lòng tự trọng thấp; mất hứng thú với các hoạt động thường ngày; uể oải thiếu năng lượng,… Năm 2008, một nghiên cứu chỉ ra được có 34% sinh viên các trường Đại học và Cao đẳng tại

Mỹ nói rằng thường xuyên hoặc thỉnh thoảng trải qua trạng thái lo âu trong vòng 3 tháng, 13% được chẩn đoán có vấn đề sức khỏe tâm thần, 9% có ý nghĩ hoặc xem xét đến việc tử tự trong vòng 1 năm [2] Với đặc thù của ngành y – dược, khối ngành chăm sóc sức khỏe sinh viên y – dược có thời gian học tập lâu hơn các ngành nghề khác, trực tiếp với bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, yếu tố phơi

nhiễm, thời gian học tập, làm việc kéo dài nên sinh viên y – dược luôn trong trạng thái mệt mỏi cả về thể chất và tinh thần Nghiên cứu của SurbhiSidana và cộng sự

đã chỉ ra tỷ lệ trầm cảm được chuẩn đoán tạm thời và trầm cảm nặng ở sinh viên y

ở tại một trường cao đẳng ở New Delhi lần lượt là 21,5% và 7,6% [3] Tại Việt Nam thì tỷ lệ mắc trầm cảm ở lứa tuổi học sinh, sinh viên cao hơn so với quần thể chung từ 4-6%, tỷ lệ mắc có thể lên đến 16% [4] Kết quả nghiên cứu của Bùi Mai Thi và cộng sự (2020) tại trường Đại học Y – Dược Hà Nội cho thấy tỷ lệ mắc trầm cảm ở sinh viên là 17,4% (95%Cl: 15,6%-19,4%), tỷ lệ có ý tưởng, hành vi tự sát là 26,2% (95%Cl: 24,12%-28,48%) [5]

Trang 6

Trầm cảm để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho những người không may mắc,

Nó khiến họ mất tập trung trong học tập và công việc, từ đó khiến kết quả học tập ngày càng đi xuống và hiệu quả công việc giảm Người trầm cảm có thể có suy nghĩ muốn tự tử Dưới áp lực của công việc và xã hội thì vấn đề trầm cảm và các bệnh lý về sức khỏe tâm thần ở sinh viên Y – Dược càng được chú trọng Tuy nhiên ở Việt Nam vấn đề này vẫn chưa được nhiều người quan tâm Câu hỏi đặt ra

là thực trạng mắc trầm cảm và một số yếu tố liên quan của sinh viên Y- Dược trường Đại học Y – Dược, Đại học Thái Nguyên Kết quả của nghiên cứu này tạo tiền đề cho các nghiên cứu sâu hơn, tài liệu cho các chương trình chăm sóc sức

khỏe cho sinh viên Y- Dược Chính vì vậy chúng tôi thực hiện nghiên cứu “Thực trạng trầm cảm và một số yếu tố liên quan ở sinh viên Y – Dược chính quy tại trường Đại học Y – Dược, Đại học Thái Nguyên năm 2023” với mục tiêu:

1 Mô tả thực trạng mắc trầm cảm ở sinh viên Y – Dược chính quy trường tại Đại học Y – Dược, trường Đại học Thái Nguyên năm 2023.

2 Phân tích một số yếu tố liên quan đến trầm cảm ở nhóm sinh viên Y – Dược.

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Một số khái niệm dùng trong nghiên cứu:

1.1.1 Khái niệm trầm cảm:

Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO): “trầm cảm là một rối loạn tâm thần phổ biến, đặc trưng bởi sự buồn rầu, mất sự thích thú hoặc khoái cảm, cảm giác tội lỗi hoặc giá trị bản thân thấp, rồi loạn giấc ngủ, ăn uống và kém tập trung” [6]

Theo bảng phân loại tâm thần thứ 4 của hiệp hội Tâm thần học Mỹ (DSM – IV, 1984):

“trầm cảm là trạng thái rối loạn cảm xúc, biểu hiện bằng giảm khí sắc, mất mọi quan tâm thích thú, giảm năng lượng dẫn đến tăng sự mệt mỏi và giảm hoạt động, phổ biến là tăng

sự mệt mỏi sau một số cố gắng nhỏ, tồn tại trong một khoảng thời gian kéo dàu, ít nhất từ hai tuần” [7]

Trang 7

Với các khái niệm trên, trầm cảm được xét ở biểu hiện các mặt: cảm xúc, nhận thức, cơ thể và hành vi

1.1.2 Khái niệm sinh viên

Sinh viên là khái niệm dùng để chỉ những người đang theo học ở bậc Đại học, Cao đẳng và được dùng để phân biệt với học sinh phổ thông.

Theo Từ điển Giáo dục học: sinh viên người học của một cơ sở giáo dục Đại học, Cao đẳng, có sự phân loại sinh viên Đại học theo những phạm trù khác nhau: sinh viên tập trung, sinh viên chính quy, sinh viên không tập trung,…

Khái niệm sinh viên được sử dụng rộng rãi với nghĩa: sinh viên là đại biểu của một nhóm xã hội, đặc biệt bao gồm những người đang trong quá trình chuẩn bị tri thức, nghề nghiệp, để trở thành các chuyên gia hoạt động, lao động trong lĩnh vực nhất định thuộc những ngành kinh tế, văn hóa, xã hội.

Như vậy ta có thể hiểu: Sinh viên Việt Nam là những người đang theo học tại các trường Đại học, Cao Đẳng trong và ngoài nước, đang tích cực tích lũy tri thức và kiến thức nghề để áp ứng nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

1.1.3 Khái niệm sinh viên Y – Dược:

Sinh viên Y- Dược là những người đang theo học những ngành nghề thuộc lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe bao gồm:

- Y học: Đào tạo các bác sĩ, y sĩ, điều dưỡng… có chuyên môn khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho con người.

- Dược học: Đào tạo các dược sĩ, kỹ thuật viên dược… có chuyên môn bào chế, phân phối, sử dụng thuốc.

- Y học cổ truyền: Đào tạo các thầy thuốc, kỹ thuật viên y học cổ truyền… có chuyên môn khám, chữa bệnh bằng y học cổ truyền.

- Kỹ thuật y học: Đào tạo các kỹ sư, kỹ thuật viên y học… có chuyên môn ứng dụng các kỹ thuật hiện đại trong y tế.

Sinh viên y dược đào tạo trong các trường Đại học, Cao đẳng y tế có thời gian học tập từ 3- 6 năm, tùy theo chuyên ngành Trong quá trình học tập sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức, kỹ năng chuyên môn cần thiết để sau khi tốt nghiệp có thể trở thành những cán bộ nhân viên y tế có trình độ, đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khỏe của cộng đồng.

Sinh viên y- dược là một lực lượng quan trọng trong ngành y tế, có vai trò to lớn cho việc bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.

1.2 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

1.2.1 Khái niệm về trầm cảm:

Trang 8

Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO): “trầm cảm là một rối loạn tâm thần phổ biến, đặc trưng bởi nỗi buồn, mất hứng thú và niềm vui, cảm giác tội lỗi, đánh giá thấp giá trị bản thân, khó ngủ, chán ăn, cảm giác mệt mỏi và kém tập trung” []

Trầm cảm có thể kéo dài hoặc tái phát, làm suy yếu đáng kể khả năng của cá nhân trong các hoạt động tại nơi làm việc, trường học hay cuộc sống hằng ngày Nghiêm trọng nhất, trầm cảm có thể dẫn tới tự tử Nếu bệnh nhẹ, mọi người có thể được điều trị mà không cần dùng thuốc nhưng khi trầm cảm vừa và nặng thì người bệnh cần thuốc và phương pháp trị liệu bằng việc nói chuyện

1.2.2 Đặc điểm của trầm cảm:

Theo Nguyễn Minh Tuấn [], trầm cảm là một trạng thái rối loạn cảm xúc có những đặc điểm sau:

- Nỗi buồn sinh thể (đau khổ tâm thần vô biên)

- Ức chế tư duy và hoạt động (chậm chạp, mất trí)

- Rối loạn giấc ngủ và các chức năng sinh học

- Tiên lượng: có thể liên quan đến nguy cơ tự sát Nguy cơ này hiện diện suốt quá trình bệnh lý Do vậy cần giám sát chặt chẽ bênh nhân

1.2.3 Các giai đoạn của trầm cảm:

Về quá trình hình thành các cơn trầm cảm, các tình huống xuất hiện có thể bao gồm:

- Thông thường tiến triển âm ỉ

- Đôi khi đột ngột (khởi đầu bằng tự sát)

- Có thể kế tiếp sau cơn hưng cảm

- Sau một sang chấn tâm thần hoặc cơ thể

- Có thể do dùng thuốc có tác dụng phụ gây trầm cảm

Trong giai đoạn khởi phát, bệnh tiến triển từ từ với các dấu hiệu đầu tiên là mất ngủ, đau đầu mệt mỏi Sau vài tuần, vài tháng xuất hiện cảm giác bị mất khả năng làm việc, mất giá trị bản thân, do dự, không thết gì tới công việc và người thân Người bệnh nghiềm ngẫm lo âu về sức khỏe và tương lai, có thể xuất hiện y tưởng và hành vi tự sát

Trong giai đoạn toàn phát, có biểu hiện có thể bao gồm: nét mặt bất động, biểu lộ sự đau khổ dấu hiệu “omega trầm cảm” (nếp nhăn khi cau 2 lông mày) Bệnh nhân không quan tâm tới hình thức bên ngoài của mình nữa Bệnh nhân hầu như bất động, ngồi nguyên một chỗ trong nhiều giờ, chẳng thiết trò chuyện, gặng hỏi thì trả lời miễn cưỡng nhát gừng, đơn điệu xen lẫn những tiếng rên rỉ, thở dài não ruột, nặng hơn là không nói

Một số trường hợp bệnh nhân cố gắng che giấu các rối loạn (tươi cười giải tạo) Trường hớp này nguy cơ tự sát do những người xung quanh mất cảnh giác Bệnh có khỏi tự nhiên trung bình sau 6 – 7 tháng (cơn ngắn chỉ vài tuần, cơn dài thì nhiều năm, trong cơn giảm từng giai đoạn ngắn, không đáng kể) Khi được điều trị có thể thu ngắn cơn đáng kể sau trung bình một tháng nằm viện điều trị Các triệu chứng được cải thiện dần, giấc ngủ phục hồi Bệnh nhân được coi như khỏi bệnh khi niềm vui cuộc sống trở lại

Trang 9

1.2.4 Ảnh hưởng và hậu quả của bệnh trầm cảm:

1.2.4.1 Đối với bệnh nhân:

Trầm cảm là một bệnh thuộc về sức khỏe tinh thần không chừa bất cứ ai, không phân biệt người già, trẻ em, người trưởng thành,… Trầm cảm ảnh hưởng tới người bệnh về ý thức, cảm giác, tư duy, trí nhớ, ngôn ngữ, tình cảm,… Làm cho bệnh nhân trầm cảm nhìn thế giới xung quanh với cái nhìn vô hồn, vô cảm, thế giới trong mắt họ bị thu hẹp, sức khỏe

cơ thể giảm sút nghiêm trọng, giảm ăn ngủ, giảm cân nặng, giảm hứng thú với tất cả các hoạt động xã hội và tất cả các hoạt động khác dối với họ đều trở nên vô cảm Trầm cảm được coi là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây loạn thần và các chứng bệnh khác liên quan đến sức khỏe tinh thần Nặng nề nhất, trầm cảm dễ dẫn tới hành vi tự sát []

1.2.4.2 Đối với xã hội:

Bệnh nhân trầm cảm là một gánh nặng cho gia đình và xã hội, gia đình phải bỏ công sức, tiền bạc, của cảu nhiều trong công việc chữa trị thời gian lâu dài như vậy xã hội phải bỏ nhiều chi phí nghiên cứu, dự đoán, điều trị và phòng chống về nó

Trầm cảm không chỉ gây hại cho bản thân người bị bệnh mà nhiều trường hợp, các cá nhân trầm cảm dẽ giết hại ai đó, đôi khi sau đó họ sẽ tự sát Trầm cảm cũng có thể là một

là yếu tố đóng góp và các tình huống tự tử gây hại tới người khác Những cơn “đại dịch

tự tử” đã xảy ra tràn lan từ lâu trước khi ngành tâm bệnh học bắt đầu giải nghĩa các sắc thái của chúng Những cơn đại dịch như vậy xảy ra một cách rời rác nhưng lặp đi lặp lại ở các cộng đồng dân cư nhất định như người da đỏ Châu Mỹ và ở những nơi nhất định như các đơn vị điều trị tâm thần nội trị []

1.2.5 Tình hình trầm cảm ở Thế giới và Việt nam:

1.2.5.1 Tình hình trầm cảm trên Thế giới:

Khoảng 18.800.000 người Mỹ trưởng thành, chiếm khoảng 9,5% độ tuổi dân số Hoa Kỳ

từ 18 tuổi trở lên, bị rối loạn trầm cảm trong một năm Trong đó: tỷ lệ gặp ở phụ nữ cao gấp 2 lần năm giới (12% so với 6,6%) Năm 1997 có 30.535 người chết vì tự tử tại Hoa

Kỳ Tỷ lệ tự tử ở người trẻ gia tăng đáng kể trong vài thập kỉ qua Trong năm 1997, tự tử

là nguyên nhân thứ 3 trong những nguyên nhân tử vong hàng đầu ở lứa tuổi từ 15 đến 24 Theo nghiên cứu công bố năm 2010 trên Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ, tỷ lệ niên

tự tử năm 2004 tỷ lệ đã tăng 18% Theo nghiên cứu mới, tốc độ năm 2005 đã đi xuống nhưng không nhiều tỷ lệ khoảng 4,5% trên 100.000 dân []

Đối tượng mắc trầm cảm đa dạng một cách đáng kể trong khắp dân số thế giới Tỷ lệ mắc trầm cảm suốt đời có tỷ lệ xấp xỉ 3% ở Nhật cho đến 16% ở Mỹ, còn hầu hết các nước thì dao động trong khoảng 8-12% Việc thiếu các tiêu chuẩn chẩn đoán gây khó khắn cho việc so sánh tỷ lệ mắc trầm cảm ở giữa các quốc gia khác nhau Ngoài ra các yếu tố khác biệt về văn hóa, khác biệt về văn hóa, khác biệt về rủi ro, cũng ảnh hưởng tới sự biểu hiện

ra bên ngoài của rối loạn này []

1.2.5.2 Tình hình trầm cảm ở Việt Nam:

Trang 10

Tuy chưa phát triển mạnh như nhiều nước trên thế giới nhưng ở Việt Nam cũng đã có một số nghiên cứu đóng góp và việc nhận biết sớm bệnh trầm cảm

Theo nghiên cứu của Trần Văn cường và cộng sự (2002) trầm cảm chiếm 13,2% dân số Theo Báo cáo kết quả điều tra quốc gia về vị thành niên Việt Nam lần II năm 2009

(SAVY II) cho biết, trong số hơn 10.000 thanh thiếu niên được điều tra tại Việt Nam ở độ tuổi từ 14 đến 25, có 73,1% người trả lời từng có cảm giác buồn chán, có 27,6% thanh thiếu niên đã trải qua cảm giác rất buồn hoặc cảm thấy mình không có ích đến nỗi không muốn hoạt động như bình thường Tỷ lệ thanh thiếu niên cảm thấy hoàn toàn thất vọng về tương lai là 21,3% và có 4,1% đã từng nghĩ đến chuyện tự tử So sánh với SAVY I chỉ xét riêng cảm giác nghĩ đến chuyện tự tử, mức độ đã tăng lên khoảng 30%[]

1.2.6 Tình hình trầm cảm ở sinh viên Y – Dược:

Theo nghiên cứu của Niemi [], lo lắng, cẳng thẳng và khó chịu cũng như nhức đầu và đau

ở cổ và vai rất phổ biến trong suốt 6 năm học ở trường Y trầm cảm thường gặp ở thời điểm tốt nghiệp hơn so với lúc bắt đầu đi lâm sàng (36% so với 17%) Vào cuối thời gian đào tạo tiền lâm sàng 47% sinh viên được phóng vấn cảm thấy căng thẳng rất mạnh Tổng cộng có 36% sinh viên cảm thấy căng thẳng rất nhiều vào đầu và 40% sinh viên cảm thấy căng thẳng vào cuối thời gian đào tạo lâm sàng

Nghiên cứu của một trường Trung cấp Y Thái Lan cho thấy 61,4% sinh viên cảm thấy có căng thảng, 59% thấy căng thẳng nhẹ, 24% cảm thấy rất căng thăng []

Có tới 39,6% sinh viên có triệu chứng trầm cảm trong nghiên cứu về sinh viên năm thứ nhất tại Đại học Y – Dược thành phố Hồ Chí Minh []

Tại trường Đại học Y Hà Nội, tỷ lệ mắc trầm cảm ở sinh viên là 17,4% (95%Cl: 15,6%-19,4%), tỷ lệ có ý tưởng, hành vi tự sát là 26,2% (95%Cl: 24,12%-28,48%) []

1.3 Các nghiên cứu về trầm cảm:

1.3.1 Nghiên cứu trên thế giới 1.3.2 Nghiên cứu tại Việt Nam

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu là sinh viên từ năm thứ nhất đến năm thứ sáu đối với sinh viên ngành Y khoa, YHDP,RHM; sinh viên từ năm thứ nhất đến năm thứ năm đối với sinh viên ngành Dược; sinh viên năm thứ nhất đến năm thứtư đối với sinh viên ngành XNYH, Điều dưỡng và hộ sinh đang theo học tại trường Đại học Y – Dược, Đại học Thái

Nguyên

Ngày đăng: 15/07/2024, 16:09

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w