1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

khảo sát kiến thức thực hành tiêm an toàn và các yếu tố liên quan của sinh viên ngành y đa khoa năm 3 trường đại học khoa học sức khỏe

93 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Bên cạnh đó, các nghiên cứu đã cótại nhiều cơ sở đào tạo cho thấy tỉ lệ cao các bạn sinh viên khối ngành khoa học sứckhỏe nói chung vẫn còn thiếu sót trong việc nắm vững các kiến thức và

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHTRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC SỨC KHỎE

Giảng viên hướng dẫn:

ThS.ĐD NGUYỄN THUỲ LINHThS.ĐD LÊ THẠC THUYÊNĐD.CK1 LƯƠNG THỊ MỸ HOA

Trang 2

Giảng viên hướng dẫn:

ThS.ĐD NGUYỄN THUỲ LINHThS.ĐD LÊ THẠC THUYÊNĐD.CK1 LƯƠNG THỊ MỸ HOA

Trang 3

TP Hồ Chí Minh, 2024

THÀNH VIÊN NHÓMTrưởng nhóm: Phan Minh Thạch

1 Phan Minh Thạch2 Mã Minh Phước3 Lê Thị Việt Trinh4 Võ Thanh Ngân5 Võ Ngọc Diễm6 Bùi Thị Kim Chi

7 Nguyễn Kim Minh Thủy8 Phan Nguyễn Phương Nguyên

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Chúng tôi xin cam đoan rằng đề cương nghiên cứu khoa học với đề tài "Khảo sátkiến thức, thực hành Tiêm an toàn và các yếu tố liên quan của sinh viên ngành Y đakhoa năm 3 Trường Đại học Khoa học Sức khỏe" là thành quả nghiên cứu khoa họcnghiêm túc và tận tâm của nhóm chúng tôi Tất cả các số liệu, kết quả trình bày trongđề cương này đều là sự thật, chính xác.

Chúng tôi xin cam đoan rằng mọi thông tin, số liệu trích dẫn từ các tài liệu,nghiên cứu của các tác giả khác đều được ghi rõ nguồn gốc, trích dẫn đầy đủ và chínhxác theo đúng quy định Chúng tôi đã tuân thủ mọi quy tắc đạo đức trong nghiên cứukhoa học và đảm bảo rằng không có bất kỳ hành vi gian lận nào xảy ra trong quá trìnhthực hiện đề cương này.

Nếu có bất kỳ sai sót hoặc vi phạm nào trong đề cương nghiên cứu này, chúng tôixin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật và các quy định của Trường Đại HọcKhoa Học Sức khỏe.

Xin trân trọng cảm ơn.

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

Trước hết, chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến Ban Giám hiệu Trường Đại học Khoa học Sức khỏe đã tạo điều kiện thuận lợi và cung cấp môi trường học tập, nghiên cứu cho nhóm chúng tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề cương này.

Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn Quý Thầy, Cô hướng dẫn của ngành Điều dưỡngđã không ngừng truyền đạt những kiến thức quý báu và dành nhiều thời gian, tâm huyết để hướng dẫn, hỗ trợ chúng tôi trong quá trình nghiên cứu Những chỉ dẫn tận tình và ý kiến đóng góp quý giá của Quý Thầy, Cô đã giúp chúng tôi hoàn thiện đề cương này một cách tốt nhất.

Chúng tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đặc biệt đến Ban Giám đốc và toàn thể nhân viên Bệnh viện Trưng Vương đã nhiệt tình hỗ trợ, cung cấp các điều kiện cần thiết cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi để chúng tôi tiến hành các khảo sát và thu thập sốliệu Sự hợp tác và giúp đỡ của Bệnh viện Trưng Vương đã góp phần quan trọng vào sự thành công của nghiên cứu này.

Chúng tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể các bạn sinh viên ngành Y đa khoa năm 3 đã nhiệt tình và tích cực tham gia khảo sát, cung cấp những thông tin cần thiết cho đề tài nghiên cứu Sự hợp tác của các bạn là yếu tố quan trọng giúp chúng tôi hoàn thành nghiên cứu này.

Xin trân trọng cảm ơn.

Trang 6

MỤC LỤCDANH MỤC VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 3

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

1.1 Khái niệm về tiêm an toàn

1.1.1 Khái niệm về tiêm

1.1.2 Tiêm an toàn

1.1.3 Các biện pháp phòng ngừa trong tiêm an toàn

1.1.4 Hậu quả của tiêm không an toàn

1.2 Các yếu tố liên quan đến kiến thức và thực hành quy trình tiêm an toàn

1.4.2 Tại Việt Nam 14

1.5 Giới thiệu địa điểm nghiên cứu 15

1.6 Công cụ đánh giá kiến thức và thực hành về quy trình tiêm an toàn 15

1.7 Học thuyết nghiên cứu Điều dưỡng 16

1.8 Dàn ý nghiên cứu 18

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19

2.1 Thiết kế nghiên cứu 19

2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 19

Trang 7

2.3 Đối tượng nghiên cứu 19

2.4 Tiêu chuẩn chọn mẫu 19

2.8 Phương pháp thu thập số liệu và công cụ thu thập số liệu 28

2.8.1 Phương pháp thu thập số liệu 28

2.8.2 Công cụ thu thập số liệu 29

2.9 Quy trình nghiên cứu 31

2.10 Kiểm soát sai lệch 32

2.10.1 Kiểm soát sai lệch thông tin 32

2.10.2 Kiểm soát sai lệch chọn lựa 33

2.11 Phương pháp phân tích thống kê 33

2.11.1 Phương pháp quản lý số liệu 33

2.11.2 Phương pháp phân tích 34

2.12 Đạo đức nghiên cứu 34

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU DỰ KIẾN 36

Trang 8

3.4.2 Yếu tố kiến thức với thực hành TAT 44

Chương 4 KHẢ NĂNG KHÁI QUÁT VÀ ỨNG DỤNG 45KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU 46TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC 1 PHỤ LỤC 2 PHỤ LỤC 3

DANH MỤC VIẾT TẮT

Trang 9

02 CDC

The Centers for Disease Control and Preventionhay Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch

bệnh Hoa Kỳ

suy giảm miễn dịch

phòng hộ cá nhân

Thế giới

Trang 10

Bảng 2.4 Biểu đồ thời gian thực hiện thu thập nghiên cứu 32

Bảng 3.1 Đặc điểm về thông tin chung của sinh viên 35

Bảng 3.2 Kiến thức chung về TAT của sinh viên 37

Bảng 3.3 Kiến thức chuẩn bị NB và SV thực hiện 36

Bảng 3.4 Kiến thức về dụng cụ tiêm 37

Bảng 3.5 Kiến thức về chuẩn bị thuốc tiêm 37

Bảng 3.6 Kiến thức về kỹ thuật tiêm thuốc 38

Bảng 3.7 Kiến thức về xử lý chất thải sau tiêm 38

Bảng 3.8 Tổng hợp kiến thức về TAT 39

Bảng 3.9 Thực hành chuẩn bị người bệnh đạt theo từng tiêu chí 39

Bảng 3.10 Thực hành chuẩn bị dụng cụ và chuẩn bị thuốc tiêm theo tiêu chí 40

Bảng 3.11 Thực hành kỹ thuật tiêm thuốc 40

Bảng 3.12 Thực hành xử lý chất thải sau tiêm 40

Bảng 3.13 Tổng hợp thực hành TAT 41

Bảng 3.14 Mối liên quan giữa yếu tố giới tính và kiến thức TAT 41

Bảng 3.15 Mối liên quan giữa yếu tố giới tính và thực hành TAT 41

Bảng 3.16 Mối liên quan giữa yếu tố số lần học module Kỹ năng Điều dưỡng và kiến thức TAT 42

Bảng 3.17 Mối liên quan giữa yếu tố số lần học module Kỹ năng Điều dưỡng và thực hành TAT 42

Bảng 3.18 Mối liên quan giữa kiến thức và thực hành TAT 43

Trang 11

Bảng 4.1 Biểu đồ thời gian thực hiện nghiên cứu 47

Trang 13

ĐẶT VẤN ĐỀ

Tiêm an toàn là một phần quan trọng trong thực hành y khoa, đảm bảo sức khỏecủa người bệnh và giảm nguy cơ lây nhiễm chéo trong môi trường y tế Sinh viênngành Y nói chung và sinh viên Y đa khoa nói riêng, thực hành tiêm an toàn là mộttrong những quy trình quan trọng để đảm bảo an toàn cho người bệnh và bản thân củasinh viên.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm có hàng triệu ca nhiễm trùng có thểphòng ngừa được nếu tuân thủ đúng các quy trình an toàn tiêm WHO ước tính rằng,mỗi năm có khoảng 16 tỷ mũi tiêm được thực hiện trên toàn thế giới, và khoảng 40%trong số đó không an toàn, dẫn tới nguy cơ nhiễm trùng máu, viêm gan B (HBV), viêmgan C (HCV) và HIV Cụ thể khoảng 21 triệu ca nhiễm HBV mới (32% tổng số camới), khoảng 2 triệu ca HCV mới (40% tổng số ca mới) và khoảng 260.000 ca HIV(5% tổng số ca HIV mới) [1] Điều này cho thấy, các dịch bệnh có thể bùng phát khinhân viên y tế chưa đảm bảo vấn đề tiêm an toàn Bên cạnh đó, các nghiên cứu đã cótại nhiều cơ sở đào tạo cho thấy tỉ lệ cao các bạn sinh viên khối ngành khoa học sứckhỏe nói chung vẫn còn thiếu sót trong việc nắm vững các kiến thức và kỹ năng liênquan đến quy trình tiêm an toàn.

Theo nghiên cứu của Mark A Miller và cộng sự [2], đã thống kê hàng năm có hơn1,3 triệu ca tử vong và ước tính thiệt hại 535 triệu USD là do thực hành quy trình tiêmkhông an toàn hiện nay Vì vậy, ta thấy được tầm quan trọng của việc thực hành tiêman toàn và giảm thiểu nguy cơ nhiễm bệnh cũng như giảm gánh nặng trong điều trị cácbiến chứng

Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về tiêm an toàn, tuy nhiên ở Việt Nam có rấtít nghiên cứu liên quan về mức độ hiểu biết và tuân thủ quy trình tiêm an toàn của sinhviên ngành Y đa khoa khi đi thực tế lâm sàng.

Sinh viên ngành Y đa khoa năm 3 tại trường Đại học Khoa học Sức khỏe trongquá trình thực tập tại bệnh viện luôn phải trang bị đầy đủ kiến thức và nhận thức từ khi

Trang 14

còn học trên giảng đường để có thể áp dụng kiến thức về tiêm an toàn vào thực tiễn.Kiến thức và nhận thức đúng đắn về quy trình tiêm an toàn không chỉ giúp các bạn sinhviên nâng cao năng lực chuyên môn mà còn giảm thiểu rủi ro cho người bệnh và chínhbản thân người thực hiện trong quá trình hành nghề sau này.

Nguyên nhân khiến sinh viên Y nói chung và sinh viên Y đa khoa nói riêngkhông tuân thủ quy trình TAT có thể xuất phát từ việc họ phải học tập và tiếp thu mộtkhối lượng kiến thức lớn trong thời gian ngắn, dẫn đến tình trạng quá tải Thêm vào đó,sinh viên ngành Y đa khoa còn chịu nhiều áp lực từ bản thân, gia đình và môi trườnghọc tập khi tham gia học tập và thực hành tại giảng đường, tạo ra những hạn chế khithực hiện quy trình tiêm an toàn Câu hỏi đặt ra ở đây là kiến thức và thực hành tiêm antoàn của sinh viên Y đa khoa năm 3 hiện nay như thế nào? Những yếu tố nào liên quanđến kiến thức và thực hành tiêm an toàn của sinh viên hay không? Để trả lời cho nhữngcâu hỏi này, đề tài nghiên cứu “Khảo sát kiến thức, thực hành tiêm an toàn và các yếutố liên quan của sinh viên ngành Y đa khoa năm 3 Trường Đại học Khoa học Sứckhỏe” được thực hiện, với mục tiêu khảo sát kiến thức và thực hành tiêm an toàn củasinh viên ngành Y đa khoa năm 3

Kết quả của nghiên cứu này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích, góp phần cảithiện chương trình đào tạo và nâng cao chất lượng giảng dạy, đồng thời tăng cường sựtuân thủ quy trình tiêm an toàn trong thực hành lâm sàng.

Trang 15

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨUMục tiêu tổng quát:

- Khảo sát kiến thức, thực hành tiêm an toàn và các yếu tố liên quan đến kiến thứcvà thực hành tiêm an toàn của sinh viên ngành Y đa khoa năm 3.

Trang 16

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU1.1.Khái niệm về tiêm an toàn

1.1.1 Khái niệm về tiêm

Tiêm là kỹ thuật đưa thuốc dịch hoặc chất dinh dưỡng và một số chất khác (Iốtđồng vị phóng xạ chất màu) qua da vào trong cơ thể để phục vụ chẩn đoán và điều trị.Có nhiều loại đường tiêm và được phân loại theo vị trí tiêm[3].

 Tiêm dưới da

Là kỹ thuật tiêm sử dụng bơm kim để tiêm thuốc vào mô liên kết dưới da củangười bệnh, kim chếch 30 – 45 độ so với mặt da Vị trí tiêm thường 1/3 giữa mặt trướcngoài cánh tay (đường nối từ mỏm vai đến mỏm khuỷu chia làm 3 phần) hay 1/3 giữamặt trước ngoài đùi (đường nối từ gai chậu trước trên đến bờ ngoài xương bánh chè)hoặc dưới da bụng (xung quanh rốn cách rốn 5 cm) [3].

Trang 17

 Tiêm trong da

Mũi tiêm nông giữa lớp thượng bì và hạ bì đâm kim chếch với mặt da 100 - 150độ, tiêm xong tạo thành một cục sẩn như da cam trên mặt da Thường chọn vùng damỏng ít va chạm trắng không sẹo không có lông vị trí 1/3 trên mặt trước trong cẳng tayđường nối từ nếp gấp cổ tay đến nếp gấp khuỷu tay (thông dụng nhất) 1/3 trên mặtngoài cánh tay (đường nối từ mỏm vai đến mỏm khuỷu) bả vai cơ ngực lớn [3].

Hình 1.1 Góc kim trong các loại tiêm

Nguồn: Hướng dẫn Tiêm an toàn của Bộ Y Tế (2012) [3]

 Kỹ thuật đậy nắp kim tiêm

Kỹ thuật đậy nắp kim một tay (Xúc muỗng): Nhân viên y tế cầm bơm kim tiêmbằng một tay và đưa đầu nhọn của kim vào phần nắp đặt trên một mặt phẳng sau đódùng hai tay đậy (Hình 1.2) [3].

Trang 18

Hình 1.2 Đậy nắp kim không dùng hai tay

Nguồn: Hướng dẫn Tiêm an toàn của Bộ Y Tế (2012) [3]

 Thùng đựng vật sắc nhọn

Còn gọi là “hộp đựng vật sắc nhọn”, “hộp kháng thủng” hay “hộp an toàn”.Thùng đựng chất thải sắc nhọn được sản xuất bằng chất liệu cứng chống thủng chốngrò rỉ được thiết kế để chứa vật sắc nhọn một cách an toàn trong quá trình thu gom hủy

Trang 19

bỏ và tiêu hủy Thùng (hộp) này phải được thiết kế và quản lý theo đúng Quy chế Quảnlý chất thải y tế của Bộ Y tế [3].

 Đảm bảo kỹ thuật vô khuẩn

Là các kỹ thuật không làm phát sinh sự lan truyền của vi khuẩn trong quá trìnhthực hiện như: Vệ sinh tay, mang trang phục phòng hộ cá nhân, sử dụng chất khửkhuẩn, cách mở các bao gói vô khuẩn, cách sử dụng dụng cụ vô khuẩn, [3].

 Phương tiện phòng hộ (PPE)

PPE bao gồm găng tay khẩu trang áo khoác phòng thí nghiệm áo choàng tạp dềbao giày kính bảo hộ kính có tấm chắn bên mặt nạ Mục đích sử dụng PPE là để bảo vệNVYT người bệnh người nhà người bệnh và người thăm bệnh khỏi bị nguy cơ phơinhiễm và hạn chế phát tán mầm bệnh ra môi trường bên ngoài WHO không khuyếncáo sử dụng khẩu trang, găng tay, kính bảo vệ mắt và quần áo bảo vệ trong thực hiệntiêm Các PPE này chỉ sử dụng trong trường hợp người tiêm có nguy cơ phơi nhiễmvới máu dịch tiết chất tiết (trừ mồ hôi) [1,3].

1.1.4 Hậu quả của tiêm không an toàn

 Phơi nhiễm nghề nghiệp

Là nhân viên y tế tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch tiết và chất bài tiết có chứa cáctác nhân gây bệnh trong lúc thực hiện quy trình chăm sóc dẫn đến tăng nguy cơ nhiễmbệnh nghề nghiệp [3].

Theo nghiên cứu của Phạm Tiểu Đan và các cộng sự (2023) về “Thực trạng tổnthương do vật sắc nhọn y tế và các yếu tố liên quan ở sinh viên Điều dưỡng trường Đạihọc Y Dược Cần Thơ năm 2020” cho thấy tỷ lệ sinh viên bị tổn thương do vật sắc nhọntrong vòng 6 tháng chiếm tỷ lệ 51,4%, trong đó số lần tổn thương do vật sắc nhọnnhiều nhất là 6 lần [4] Từ nghiên cứu này cho thấy nhiều tiềm ẩn dẫn đến phơi nhiễmnghề nghiệp.

Trang 20

 Tác nhân gây bệnh đường máu

Các vi sinh vật có khả năng gây bệnh do phơi nhiễm với máu, sản phẩm máu Cáctác nhân gây bệnh đường máu thường hay gặp là HIV, HBV, HCV và các loại vi khuẩnkhác [3].

Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Son và các cộng sự (2023) về “Kiến thức, tháiđộ về xử trí tổn thương do vật sắc nhọn của nhân viên y tế tại Bệnh viện Châm cứuTrung ương năm 2022” cho thấy 93,8% đối tượng tham gia nghiên cứu có thái độ xửtrí vết thương ngay sau tổn thương do vật sắc nhọn có thể làm giả nguy cơ lây nhiễmHBV, HCV và HIV [5] Thái độ tích cực này góp phần giảm gánh nặng phơi nhiễmnghề nghiệp cho nền y tế.

 Sốc phản vệ

Phản vệ là phản ứng dị ứng cấp tính, có khả năng đe dọa đến tính mạng, phản ứngdị ứng qua trung gian IgE, xảy ra ở những người nhạy cảm trước đó khi chúng đượctiếp xúc lại với kháng nguyên nhạy cảm Các triệu chứng có thể bao gồm khó thở, thởkhò khè, cò cử và giảm huyết áp Chẩn đoán là lâm sàng[6].

Theo nghiên cứu của Đinh Thị Thu Huyền và các cộng sự (2024) về “Thực trạngkiến thức dự phòng và xử trí phản vệ của sinh viên đại học chính quy khóa 14, trườngĐại học Điều dưỡng Nam Định năm 2022” cho thấy hầu hết sinh viên đều nắm vữngkiến thức chung về phản vệ, có 22,6% sinh viên có kiến thức tốt; 38,7% sinh viên cókiến thức khá; 29,0% có kiến thức trung bình và 9,7% có kiến thức kém [7] Một nghiêncứu khác của Nguyễn Thị Ngọc Hân và các cộng sự (2023) về “Khảo sát kiến thức vềdự phòng và xử trí phản vệ của sinh viên Điều dưỡng trường Đại học Y Dược CầnThơ” cho thấy có 63,6% sinh viên có kiến thức tốt về phản vệ; 75,7% có kiến thức tốtvề dự phòng; 47,9% có kiến thức tốt về xử trí [8] Việc đảm bảo có kiến thức đầy đủ vềdự phòng phản vệ rất cần thiết để đảm bảo an toàn cho người bệnh.

Trang 21

 Liệt

Liệt là tình trạng mất cơ lực, mặc dù nhiều bệnh nhân còn sử dụng thuật ngữ nàykhi họ cảm thấy mệt mỏi hoặc có những hạn chế về chức năng (ví dụ do đau hoặc khớphạn chế vận động) mặc dù cơ lực bình thường Liệt có thể ảnh hưởng đến một vài hoặcnhiều cơ và tiến triển đột ngột hoặc từ từ Các triệu chứng khác có thể xuất hiện tùythuộc vào nguyên nhân Liệt các nhóm cơ đặc biệt có thể gây rối loạn vận nhãn, nóikhó, khó nuốt, hoặc liệt hô hấp [9].

1.2.Các yếu tố liên quan đến kiến thức và thực hành quy trình tiêm an toàn

Theo WHO, TAT là một quy trình tiêm:

- Không gây nguy hại cho người nhận mũi tiêm;

- Không gây phơi nhiễm cho người thực hiện mũi tiêm;

- Không tạo chất thải nguy hại cho người khác và cộng đồng [3] .

1.2.1 Yếu tố cá nhân

Theo nghiên cứu của Lê Thị Thu Hương và cộng sự (2017) về “Khảo sát tìnhtrạng sức khỏe của sinh viên đại học Nguyễn Tất Thành” cho thấy sinh viên có sứckhỏe đạt loại I chiếm tỉ lệ 29,86%; sức khỏe sinh viên đạt loại II chiếm tỉ lệ cao nhấtvới 32,81%; loại III chiếm 24,29%; loại IV chiếm 12,51 và loại V chiếm tỉ lệ rất nhỏ0,53% Trong đó các bệnh về mắt chiếm tỉ lệ cao nhất với 49,8% chủ yếu là mắc tậtkhúc xạ, tiếp theo là bệnh lý răng hàm mặt 23,3%, các bệnh còn lại chiếm tỉ lệ thấp;không có sinh viên mắc các bệnh về hệ vận động, tiết niệu và bệnh ngoài da [10] Kếtquả ở trên cho thấy tình trạng sức khỏe của sinh viên ngày nay không đảm bảo tronglúc học tập và thực hiện quy trình tiêm an toàn.

1.2.2 Yếu tố môi trường, học tập

Theo nghiên cứu của tác giả Đào Thị Phương và cộng sự (2018), nghiên cứu cắtngang mô tả trên 126 sinh viên Điều dưỡng năm thứ 2 tại khoa lâm sàng bệnh viện đakhoa tỉnh Quảng Ninh cho thấy có 7 yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động thực hiện quytrình tiêm tĩnh mạch Trong đó khi thực hiện kỹ thuật: có 96% sinh viên cho rằng sự

Trang 22

giám sát thường xuyên của giáo viên phụ trách khoa; 93,6% sinh viên hiểu được mụcđích của bước trong quy trình có ảnh hưởng đến việc thực hiện kỹ thuật; việc tạo điềukiện của người bệnh có ảnh hưởng đến 94,4% sinh viên là tạo sự ảnh hưởng lớn tới quátrình thực hành kỹ thuật tiêm tĩnh mạch [11]

Từ kết quả của nghiên cứu trên đã cho thấy tầm quan trọng của việc hướng dẫn vàđược hỗ trợ từ phía giáo viên cũng như sự hợp tác từ phía người bệnh trong việc nângcao hiệu quả học tập và thực hành của sinh viên.

1.2.3 Yếu tố xã hội

Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Thanh Thảo và cộng sự, nghiên cứu cắtngang mô tả trên 2515 sinh viên Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, kết quả nghiên cứucho thấy tỷ lệ stress của sinh viên là 69,5% Trong đó, stress mức độ nhẹ: 51,5%; vừa:14,7% và nặng: 3,3% Khi phân tích đa biến đều ghi nhận được mối liên quan giữa giớitính, hoàn cảnh sống chung, tiền sử gia đình mắc bệnh hiểm nghèo, mối quan hệ bạn bèvà hàng xóm, với nhu cầu được tư vấn tâm lý trên sinh viên (p<0,05) [12]

Ngoài ra, ngoài ra nghiên cứu của Đoàn Phương Diễm Khánh và cộng sự (2016),nghiên cứu cắt ngang mô tả tình trạng “Stress và yếu tố liên quan ở sinh viên khoa Y tếcông cộng, Đại học Y dược Huế” cho thấy rằng stress là một tình trạng phổ biến trongsinh viên năm thứ nhất Khoa Y tế Công Cộng, tỷ lệ sinh viên bị stress cao chiếm24,9% Các yếu tố có liên quan với tình trạng stress cao bao gồm giới tính, bạn thân,khó khăn trong các hoạt động xã hội, cùng với tăng áp lực học tập, khó khăn trong tìmkiếm tài liệu, giáo trình, gặp khó khăn trong tiếp cận phương pháp giảng dạy, học tập

Trang 23

sử dụng và 42% xảy ra sau khi sử dụng và trước khi thải bỏ [14] Các nguyên nhân gâytổn thương qua da bằng kim có lỗ rỗng được trình bày ở Bảng 1.1.

Nguyên nhân liên quan đến đường truyền IV 8Xử lý/chuyển giao dụng cụ trong hoặc sau khi sử

Nguồn: Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (1999) [14].

NaSH là một trung tâm cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe xuất sắc được đặt bên trong Bệnh viện Galenia ở Cancun, Mexico và Bệnh viện Zambrano Hellion ở Monterrey, Mexico Ở cả hai địa điểm, chúng tôi triển khai các quy trình lâm sàng tiêuchuẩn cao nhất của Hoa Kỳ.

Hậu quả của việc không tuân thủ quy trình tiêm an toàn là tạo ra các vết thươngcó thể khiến cho NVYT tiếp xúc với các mầm gây bệnh thông qua đường máu, cụ thểlà HIV, HBV, HCV Theo nghiên cứu của tác giả Denise M Cardo và cộng sự (1997),nghiên cứu bệnh chứng hồi cứu NVYT phơi nhiễm qua da với HIV nhận thấy rằngnguy cơ trung bình lây nhiễm HIV sau khi tiếp xúc qua da với lượng lớn máu nhiễmHIV là 0,3%, được biểu thị bằng (1) thiết bị có máu nhìn thấy được, (2) một thủ tục

Trang 24

liên quan đến việc đặt kim trong tĩnh mạch hoặc động mạch của bệnh nhân, hoặc (3)một vết sâu chấn thương [15] Tỷ lệ lây truyền HBV sang NVYT dao động từ 6% đến30% sau một lần tiếp xúc kim tiêm của bệnh nhân nhiễm HBV [16] Nghiên cứu triểnvọng của nhân viên y tế tiếp xúc với HCV qua kim tiêm hoặc chấn thương qua da khácđã phát hiện ra rằng tỷ lệ chuyển đổi huyết thanh kháng HCV (biểu thị nhiễm trùng)trung bình 1,8% (phạm vi, 0% đến 7%) cho mỗi vết thương [17] Ngăn ngừa kim tiêmtạo thương tích là cách tốt nhất để ngăn ngừa những bệnh này cho NVYT và cộngđồng

Tại Việt Nam, Hội Điều dưỡng Việt Nam đã phát động phong trào TAT trongtoàn quốc đồng thời tiến hành các khảo sát về thực trạng TAT vào những thời điểmkhác nhau (2002; 2005; 2008) Kết quả các khảo sát nói trên cho thấy: 55% nhân viêny tế còn chưa cập nhật thông tin về TAT liên quan đến KSNK; tỷ lệ người bệnh đượckê đơn sử dụng thuốc tiêm cao (71,5%); phần lớn nhân viên y tế chưa tuân thủ quytrình kỹ thuật và các thao tác KSNK trong thực hành tiêm (vệ sinh tay, phân loại và thugom vật sắc nhọn sau tiêm dùng tay để đậy nắp kim sau tiêm…), chưa báo cáo và theodõi rủi ro do vật sắc nhọn (87,7%) [18].

Từ kết quả của các báo cáo trên và các báo cáo khác được thực hiện, ngày 27tháng 9 năm 2012 Bộ Y tế ban hành Hướng dẫn TAT nhằm cung cấp những chỉ dẫn antoàn trong thực hành tiêm tới các cơ sở khám chữa bệnh, cơ sở đào tạo cán bộ y tế vàcác cá nhân liên quan bao gồm điều dưỡng viên hộ sinh viên, kỹ thuật viên y học, bácsĩ, giáo viên hướng dẫn thực hành tiêm tại các cơ sở đào tạo y khoa [3] Tài liệu đưa ra 6nhóm giải pháp chính để tăng cường thực hành TAT, bao gồm:

- Giảm hoặc loại bỏ các mũi tiêm không cần thiết.

- Bảo đảm đầy đủ các phương tiện, dụng cụ, thuốc cho kỹ thuật tiêm.

- Tiêm phòng vắc xin HBV cho nhân viên y tế và thiết lập, thực hiện hệ thống báocáo các trường hợp phơi nhiễm nghề nghiệp.

- Tăng cường kiến thức về tiêm an toàn và kiểm soát nhiễm khuẩn.- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát.

- Thực hành đúng quy trình kỹ thuật tiêm.

Trang 25

Từ khi triển khai chương trình tiêm an toàn trên toàn quốc, đã có một số nghiêncứu, khảo sát về tiêm an toàn được tiến hành nhằm nâng cao chất lượng phục vụ, giảmthiểu nguy cơ lây nhiễm và các biến chứng y khoa.

1.4.Các nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam về tiêm an toàn1.4.1 Trên thế giới

Tại Ai Cập, theo nghiên cứu của tác giả Somia Hassan Ibrahim và cộng sự trêntổng số 163 sinh viên đã chỉ ra rằng 79,8% sinh viên được nghiên cứu có điểm kiếnthức kém về thực hành tiêm an toàn và 74,2% trong số họ có điểm kiến thức kém về xửlý chất thải tiêm Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng có 80,4% sinh viên không chuẩn bị quytrình tiêm đúng cách; 85,3% sinh viên tiêm không đúng và 76,1% sinh viên quản lýchất thải chưa tốt [19] Từ kết quả trên cho thấy tỷ lệ kiến thức của sinh viên về thựchành tiêm an toàn và xử lý chất thải vẫn chưa cao, đồng thời vẫn chưa thực hiện đúngquy trình tiêm và quản lý chất thải.

Tại Sri Lanka, theo nghiên cứu của Isurujith K Liyanage và cộng sự, dựa trên 168sinh viên ngành Y đa khoa năm thứ 4 đã đưa ra kết quả là 23% chấn thương liên quanđến tiêm tĩnh mạch và việc đóng lại kim gây ra 8,6% số ca bị thương Hơn nữa, sau khibị tổn thương do vật sắckh nhọn thì 47% không quan tâm đến sự phơi nhiễm và chỉ5,7% tuân theo biện pháp quản lý sau phơi nhiễm Vào thời điểm xảy ra vụ việc, chỉ có34% sinh viên biết về quản lý sau phơi nhiễm [20] Nghiên cứu trên cho thấy rằng sinhviên ngành Y đa khoa có tỷ lệ chấn thương liên quan đến tiêm tĩnh mạch khá cao, và sựnhận thức cũng như tuân thủ các biện pháp quản lý sau phơi nhiễm còn thấp.

Tại Ethiopia, theo nghiên cứu của Desalegn Getachew Ayele và các cộng sự đãkhảo sát khoảng 334 sinh viên đại học ngành Điều dưỡng Kết quả cho thấy 1/3(32,4%) sinh viên Điều dưỡng có kiến thức tốt về các biện pháp phòng ngừa tiêu chuẩnvà 54,3% trong số họ có thái độ tích cực, gần 2/3 số người tham gia nghiên cứu đã cótiền sử tiếp xúc với máu và các vết bắn khác từ cơ thể và gần 1/4 (25,1%) sinh viênĐiều dưỡng đã từng bị tổn thương do kim đâm trong quá trình thực hành lâm sàng [21].Từ nghiên cứu trên chứng minh được kiến thức về biện pháp phòng ngừa tiêu chuẩn

Trang 26

trong sinh viên Điều dưỡng vẫn còn hạn chế, và nhiều sinh viên đã từng gặp phải sự cốphơi nhiễm với máu và tổn thương do kim đâm.

Một nghiên cứu khác tại Ấn Độ của Adeena Haja và Mohamed Rizwan (2023)trong số 72 sinh viên thực tập cho thấy khoảng 77.8% sinh viên thực tập có kiến thứctốt về thực hành tiêm an toàn; 75% có thái độ tốt nhưng chỉ thực tế chỉ 69.4% trong sốđó áp dụng được kiến thức này vào thực tế [22] Từ kết quả trên phản ánh dù sinh viênthực tập có kiến thức tốt về thực hành tiêm an toàn và thái độ tích cực, nhưng việc ápdụng kiến thức vào thực tế vẫn chưa đạt hiệu quả cao.

Thông qua những nghiên cứu này, tỷ lệ sinh viên có kiến thức và thực hành tiêman toàn hiện đang ở mức thấp Điều này dẫn đến tỷ lệ chấn thương do vật sắc nhọn,một yếu tố phơi nhiễm nghề nghiệp, chiếm tỷ lệ gần như cao nhất Ngoài ra, do kiếnthức về các biện pháp phòng ngừa chuẩn còn hạn chế, phần trăm sinh viên biết quản lýsau phơi nhiễm vẫn chiếm số lượng thấp trong thực hành.

1.4.2 Tại Việt Nam

Nguyễn Thị Anh Thư và Đỗ Thị Tuyết Mai (2022), nghiên cứu “Thực hành tiêman toàn của sinh viên hệ Điều dưỡng chính quy trường Đại học Y Dược Hải Phòngnăm học 2020 – 2021” Số liệu được thu thập thông qua quan sát trực tiếp 54 sinh viêncử nhân Điều dưỡng năm thứ 3 thực hiện kỹ thuật tiêm cho người bệnh dựa vào bảngkiểm từ tháng 11 năm 2020 đến tháng 5 năm 2021 Kết quả nghiên cứu cho thấy 74%sinh viên không rửa tay thường quy và không sát khuẩn tay lần 1 trước khi tiêm và77,8% khi rút thuốc còn chạm tay vào vùng vô khuẩn của bơm tiêm [23].

Phạm Thị Vui và cộng sự (2022), nghiên cứu “Kiến thức, thái độ và thực hànhtiêm tĩnh mạch an toàn của sinh viên Trường Cao đẳng Y dược Hà Nội năm 2021-2022” Số liệu thu thập được thông qua bộ câu hỏi và quan sát trực tiếp sinh viên thựchiện mũi tiêm tĩnh mạch đúng theo quy trình trong kỳ thi sát hạch của nhà trường vàđánh giá dựa trên bảng kiểm được sử dụng trong phòng thực hành Kết quả nghiên cứucho thấy trong 125 sinh viên tham gia nghiên cứu có 72% sinh viên đạt kiến thức tiêmtĩnh mạch an toàn và 69,6% sinh viên đạt thực hành tiêm tĩnh mạch an toàn Số sinh

Trang 27

viên có kiến thức tiêm tĩnh mạch an toàn thực hiện được mũi tiêm tĩnh mạch an toàncao gấp 8,67 lần so với sinh viên không đạt kiến thức tiêm an toàn [24].

Đinh Thị Thu Huyền và các cộng sự năm (2018), khảo sát cắt ngang mô tả trên100 sinh viên đại học chính quy được quan sát và đánh giá thực hành tiêm an toàn trênngười bệnh, kết quả thu được cụ thể về tỷ lệ về sử dụng bơm tiêm vô khuẩn và tiêmthuốc đúng chỉ định là 100%, hủy bơm kim tiêm đã nhiễm khuẩn trong hộp an toàn99% Việc rửa tay, sát khuẩn tay nhanh trước khi chuẩn bị thuốc và rửa tay, sát khuẩntay nhanh trước khi đưa kim tiêm qua da còn thấp chỉ đạt 26%, tỷ lệ dùng tay đậy nắpkim sau tiêm còn khá cao 26% [25]

Các nghiên cứu trên đã chỉ ra thực trạng đáng lo ngại về kiến thức và thực hànhtiêm an toàn của sinh viên ngành Điều dưỡng tại các cơ sở đào tạo y tế Mặc dù có mộtsố sinh viên đạt kết quả cao trong việc tuân thủ quy trình tiêm an toàn, vẫn còn một tỷlệ lớn sinh viên chưa nắm vững và thực hiện đúng các biện pháp cần thiết Cụ thể, tỷ lệsinh viên không rửa tay và sát khuẩn tay trước khi tiêm, cũng như tỷ lệ sinh viên vôtình chạm tay vào vùng vô khuẩn của bơm tiêm vẫn còn cao Những hạn chế này làmtăng nguy cơ phơi nhiễm nghề nghiệp và lây nhiễm chéo.

1.5.Giới thiệu địa điểm nghiên cứu

Bệnh viện Trưng Vương là hạng I Bệnh viện có quy mô 700 giường bệnh nội trúvới 27 khoa - chuyên khoa, 9 phòng chức năng và 964 cán bộ công chức, viên chức,người lao động Đây cũng là cơ sở thực hành của sinh viên ngành Y đa khoa TrườngĐại học Khoa học Sức khỏe hiện nay.

1.6.Công cụ đánh giá kiến thức và thực hành về quy trình tiêm an toàn

Dựa trên bộ câu hỏi của nghiên cứu tiêm an toàn do ThS.ĐD Hà Thị KimPhượng, thuộc Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế, thực hiện và kết hợp “Hướngdẫn TAT trong các cơ sở khám chữa bệnh” của bộ Y tế tại Quyết định 3671/QĐ-BYT27/9/2012 [3] và Quyết định 5771/BYT-K2ĐT ngày 30/8/2012 của Bộ Y tế về “Tài liệuđào tạo Kiểm soát nhiễm khuẩn”[27] Bộ câu hỏi đã được điều chỉnh để phù hợp với đốitượng là sinh viên ngành Y đa khoa năm thứ 3 đang thực hiện lâm sàng và cấu trúc bộ

Trang 28

câu hỏi của nghiên cứu trước đó vẫn được giữ nguyên Việc điều chỉnh này là nhằmphù hợp với mục tiêu nghiên cứu và đặc thù của nhóm đối tượng nghiên cứu và tậptrung vào việc đánh giá mức độ hiểu biết và thực hành tiêm an toàn trong bối cảnh thựchành lâm sàng Nội dung chi tiết được trình bày trong phần công cụ thu thập số liệu vàcác phụ lục kèm theo 1,2,3.

1.7.Học thuyết nghiên cứu Điều dưỡng

Mô hình Nâng cao Sức khỏe, được phát triển bởi nhà lý thuyết Điều dưỡng NolaPender, đã cung cấp cho việc chăm sóc sức khỏe một con đường mới Theo Nola J.Pender, Nâng cao Sức khỏe và Phòng ngừa Bệnh tật nên tập trung vào chăm sóc sứckhỏe Khi việc tăng cường và phòng ngừa sức khỏe không lường trước được nhữngkhó khăn và vấn đề, chăm sóc bệnh tật trở thành ưu với hàng đầu.

Mô hình tập trung vào ba lĩnh vực sau: Các đặc điểm và kinh nghiệm của cánhân, nhận thức và ảnh hưởng của hành vi cụ thể, kết quả hành vi.

- Các đặc điểm và kinh nghiệm cá nhân (hành vi liên quan trước đó và các yếu tốcá nhân)

- Nhận thức và ảnh hưởng theo hành vi cụ thể (nhận thức được lợi ích của hànhđộng, nhận thức được rào cản đối với hành động, nhận thức được hiệu quả củabản thân, ảnh hưởng liên quan đến hoạt động, ảnh hưởng giữa các cá nhân vàảnh hưởng tình huống)

- Kết quả hành vi (cam kết với một kế hoạch hành động, nhu cầu và sở thích cạnhtranh tức thì và hành vi nâng cao sức khỏe).

Trang 29

Sơ đồ 1.1 Sơ đồ ứng dụng mô hình Nâng cao sức khỏe của Nola J.Pender

Kiến thức và thựchành TATTuổi

Sự tự tin thực hànhkỹ thuật tiêmSự tác động từ môi

trườngCảm nhận lợi ích

Yếu tố cá nhân

Sự hướng dẫnMôi trường học tậpLợi ích về sức khỏe Tránh

phơi nhiễm nghề nghiệp

Hiểu biết về sự an toàn vàhiệu quả từ

thực hành TATGiới tính

Trang 30

TuổiGiới

Số lần học moduleKiến thức, thực hành các

hành TAT

Kiến thức về TAT Kiến thức về chuẩn bị

NB, dụng cụ, ĐD

Trang 31

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1.Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu cắt ngang mô tả.

2.2.Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 7/2025 - 8/2025.

Địa điểm thực hiện nghiên cứu tại: Bệnh viện Trưng Vương.

2.3.Đối tượng nghiên cứu

Dân số mục tiêu: Toàn bộ sinh viên ngành Y đa khoa năm 3 đang theo học tại

các trường Đại học Khoa học Sức khỏe

Dân số nghiên cứu: Sinh viên ngành Y đa khoa năm 3 đang thực hành các kỹ

thuật TAT trong module Kỹ năng Điều dưỡng tại Bệnh viện Trưng Vương.

2.4.Tiêu chuẩn chọn mẫu2.4.1 Tiêu chí chọn vào

- Sinh viên ngành Y đa khoa theo học năm 3 đang thực hành các kỹ thuật TAT trong module Kỹ năng Điều dưỡng tại Bệnh viện Trưng Vương.

- Điều tra viên chấm đầy đủ các tiêu chí trong bộ câu hỏi khảo sát.

- Sinh viên tham gia phải hoàn thành khảo sát cả 2 phần kiến thức và thực hành.- Sinh viên đồng ý tham gia nghiên cứu.

2.4.2 Tiêu chí loại ra

- Sinh viên Y đa khoa không tham gia học module Kỹ năng Điều dưỡng.- Sinh viên không hoàn thành đầy đủ các câu hỏi trong bộ câu hỏi khảo sát - Sinh viên gặp sự cố trong quá trình thực hành, dẫn đến không thể trả lời hết các

câu hỏi khảo sát.

Trang 32

p lấy là 0,6 [23]; d là sai số ước lượng, chọn d = 0,1.

Áp dụng công thức: n = 93, dự tính 10% từ chối tham gia nghiên cứu, cỡ mẫunghiên cứu làm tròn 105 sinh viên.

2.6.Phương pháp chọn mẫu

Phương pháp chọn mẫu thuận tiện được sử dụng khi không thể áp dụng cácphương pháp chọn mẫu khác bởi vì thời gian và số lượng đối tượng nghiên cứu có hạn.Phương pháp này chọn những đối tượng dễ tiếp cận và sẵn sàng tham gia nghiên cứu.

Chọn mẫu thuận tiện sinh viên ngành Y đa khoa năm 3 đang tham gia thực tậplâm sàng tại Bệnh viện Trưng Vương trong thời gian nghiên cứu.

Đối tượng nghiên cứu thỏa các tiêu chí chọn vào và tiêu chí loại ra.

2.7.Định nghĩa biến số2.7.1 Biến độc lập

TTTên biến sốĐịnh nghĩaPhân loạibiến sốGiá trị biến số

1 Giới tính Giới tính của đối tượngtham gia nghiên cứuđược ghi nhận trên cácgiấy tờ cá nhân như căn

cước công dân, chứngminh nhân dân, hoặc hộ

Nhị giá 1 Nam.2 Nữ.

Trang 33

Sự khác nhau về mặtsinh học của đối tượng

liệu (thời điểm phỏngvấn đối tượng nghiêncứu) trừ đi năm sinh ghitrên giấy tờ tùy thân như

căn cước công dân,chứng minh nhân dân,

hoặc giấy khai sinh.

Định lượng Tuổi = 2024 năm sinh.

Tham gia họcmodule Kỹ năng

Điều dưỡng

Thời điểm của đối tượngnghiên cứu tham gianghiên cứu là khi họtham dự vào các khóahọc hoặc buổi đào tạoliên quan đến moduleKỹ năng Điều dưỡng.

Danh định

1 Học lần đầu.2 Học lại.3 Học cải thiện.

Bảng 2.1 Bảng các biến số độc lập

Trang 34

2.7.2 Biến phụ thuộc

2.7.2.1 Biến số về kiến thức TAT

TTTên biếnĐịnh nghĩa biếnLoại biếnGiá trị biếnKiến thức chung về TAT

Mục đích củatiêm

Nêu mục đích của tiêmđể điều trị, chẩn đoán,

phòng bệnh và tiêmchủng.

Nhị giá 1 Đúng.2 Sai.

B2 Định nghĩa TAT

Nêu định nghĩa TAT làkhông làm tổn hại đếnNB, người tiêm và cộng

Nhị giá 1 Đúng.2 Sai.

Phòng tránh xơhóa cơ hoặc đâm

vào dây thầnkinh

Các biện pháp để phòngxơ hóa cơ và tổn thươngdây thần kinh do tiêm.

Thứ bậc

1: Có kiến thứcnhưng không đầyđủ (Chọn đúng từ1-2 biện pháp).2: Có kiến thức đầy

đủ (Chọn đúng tấtcả các biện pháp).B5 Phòng, chống

sốc phản vệ dotiêm

Các biện pháp cần thựchiện để phòng, chống sốc

phản vệ xảy ra do tiêm.

Thứ bậc 1: Có kiến thứcnhưng không đầyđủ (Chọn đúng từ1-2 biện pháp).2: Có kiến thức đầy

đủ (Chọn đúng tất

Trang 35

cả các biện pháp).

Hành động cầnlàm khi có sốc

Chuẩn bị người bệnh, sinh viên thực hiện

Thời điểm cầnVST do WHOkhuyến cáo

Các thời điểm cần VST Nhị giá 1 Đúng.2 Sai.

bị dụng cụ tiêm truyền.

Nhị giá 1 Đúng.2 Sai.

Thực hiện 5đúng

5 việc SV cần thực hiệnđể bảo đảm NB đượctiêm đúng theo chỉ định.

Nhị giá 1 Đúng.2 Sai.

cho NB trước khi tiêmmũi kháng sinh đầu với.

Nhị giá 1 Đúng.2 Sai.

B12 Chỉ định manggăng tay sạch Các trường hợp cần sửdụng găng tay sạch. Nhị giá 1 Đúng.2 Sai.

Trang 36

Kiến thức về dụng cụ

Cơ số thuốctrong hộp chống

Số lượng và các loạithuốc bắt buộc phảichuẩn bị trong hộp chống

sốc khi đi tiêm.

Nhị giá 1 Đúng.2 Sai.

Tiêu chuẩnthùng CTSN

đủ (Chọn đúng tấtcả các biện pháp).

Thời điểm đậynắp, niêm phong

thùng đựngCTSN

Xác định thời điểm bắtbuộc phải tiêu hủy thùng

đựng vật sắc nhọn.

Nhị giá 1 Đúng.2 Sai.

Loại cồn dùngđể SK da vùng

Loại cồn dùng để SK da

vùng tiêm theo quy định Nhị giá

1 Đúng.2 Sai.

Kiến thức về chuẩn bị thuốc tiêm

ống/lọ thuốc tiêm.

Nhị giá 1 Đúng.2 Sai.

B20 Phương pháp lấythuốc từ ống

Các việc phải làm để lấyđược thuốc từ ống thủy

Nhị giá 1 Đúng.2 Sai.

Trang 37

thủy tinh phải tinh theo quy định.

Thực hiện trìhoãn mũi tiêm

bằng cách

Những việc phải thựchiện để bảo quản BKT đã

lấy thuốc để dùng sau.

Nhị giá 1 Đúng.2 Sai.

Lưu kim lấythuốc trên lọthuốc đa liềutrong trường hợp

Xác định trường hợp cóthể lưu kim lấy thuốc trên

nắp lọ thuốc đa liều.

Nhị giá 1 Đúng.2 Sai.

Kiến thức về kỹ thuật tiêm thuốc

Phương thức SKda vùng tiêmtrước khi tiêm

Xác định các phươngpháp SK da vùng tiêmtrước khi tiêm theo quy

Nhị giá 1 Đúng.2 Sai.

B24 Kỹ thuật SK davùng tiêm trước tiêm theo quy định.Cách SK da vùng tiêm Nhị giá 1 Đúng.2 Sai.

Góc độ kim tiêmso với mặt datrong tiêm dưới

Góc độ kim tiêmso với mặt datrong tiêm bắp

Góc tạo bởi kim tiêm và

mặt da trong tiêm bắp Nhị giá

1 Đúng.2 Sai.

B27 Tốc độ thôngthường trong

Số lượng thuốc tiêm vàocơ thể NB trong 1 khoảng

Nhị giá 1 Đúng.2 Sai.

Trang 38

tiêm bắp thời gian.

Xử lý chất thải sau tiêm

B28 Xử lý BKT sautiêm bằng cách Cách xử lý BKT sautiêm. Nhị giá 1 Đúng.2 Sai.

Bao gói BKTsau tiêm đựng

Xác định thùng đựng baogói BKT sau tiêm theo

quy định.

Nhị giá 1 Đúng.2 Sai.

Bảng 2.2 Bảng biến số kiến thức TAT

Sử dụng phươngtiện phòng hộ cánhân thích hợp

Hành động ĐD sử dụngkhẩu trang hoặc găng tay

2 Không.

Trang 39

thuốc và phương tiệncấp cứu.

Thùng đựng chấtthải sắc nhọnđúng quy định

Thùng đựng BKT sautiêm và các ống thủytinh đạt chuẩn để trên xe

Bông gạc tẩm cồn trắngdùng để SK da vùng

Hành động ĐD kiểm tralại thuốc, SK và bẻ ốngthuốc để lấy thuốc vào

Hành động ĐD không đểkim tiêm chạm vào các

vật dụng không vôkhuẩn xung quanh.

Hành động dùng bôngcồn SK da nơi tiêm sạch

Trang 40

trước khi tiêm 2 Không.

C11 Mũi tiêm đúngvị trí tiêm

Mũi tiêm đúng vị trí theo

giải phẫu Nhị giá

1 Có.2 Không.

C12 Tiêm đúng gócđộ và độ sâu

Động tác đâm kim đúnggóc độ quy định với từng

đường tiêm.

2 Không.

C13 Bơm thuốc đúngkỹ thuật

Hành động động bơmthuốc chậm đúng vớithời gian quy định.

Hành động ĐD hỏichuyện và quan sát sắc

Hành động ĐD không

làm nhiễm khuẩn BKT Nhị giá

1 Có.2 Không.

Hướng dẫn NBvà để NB trở lại

lại tư thế thíchhợp

Hành động hướng dẫnNB những điều cần thiếtvà giúp NB trở lại tư thếthoải mái sau khi tiêm

Hành động dùng tay đểđậy nắp kim tiêm hoặc

2 Không.

Ngày đăng: 05/08/2024, 11:32

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w