1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích các yếu tố liên quan đến việc thuê nhà tác động đến sức khoẻ tâm lý của sinh viên đại học kinh tế thành phố hồ chí minh

32 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Các Yếu Tố Liên Quan Đến Việc Thuê Nhà Tác Động Đến Sức Khoẻ Tâm Lý Của Sinh Viên Đại Học Kinh Tế Thành Phố Hồ Chí Minh
Tác giả Thái Hữu Quỳnh, Lê Minh Thiện, Trần Đình Toàn, Phan Hồng Thắm
Người hướng dẫn TS. Ngô Hoàng Thảo Trang
Trường học Đại Học Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Phương Pháp Nghiên Cứu Kinh Tế
Thể loại Đề Tài
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 377,84 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU (6)
    • 1.1 Lý do chọn đề tài (6)
    • 1.2 Mục tiêu nghiên cứu (7)
      • 1.2.1 Mục tiêu tổng quát (7)
      • 1.2.2 Mục tiêu cụ thể (7)
    • 1.3 Câu hỏi nghiên cứu (7)
    • 1.4 Đối tượng nghiên cứu (7)
    • 1.5 Đối tượng khảo sát (7)
    • 1.6 Phạm vi nghiên cứu (8)
    • 1.7 Cấu trúc nghiên cứu (8)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT NỀN VÀ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM (9)
    • 2.1. Khái niệm chính (9)
    • 2.2. Cơ sở lý thuyết nền (10)
      • 2.2.1 Lý thuyết căng thẳng (10)
      • 2.2.2 Lý thuyết Suzhi tâm lý (11)
      • 2.2.3 Lý thuyết sinh thái xã hội (12)
    • 2.3 Các nghiên cứu thực nghiệm (13)
    • 2.4. Các giả thiết trong nghiên cứu và khung phân tích đề xuất (15)
      • 2.4.1 Các giả thuyết nghiên cứu (15)
      • 2.4.2 Khung phân tích (17)
  • CHƯƠNG 3: DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (18)
    • 3.1 Dữ liệu nghiên cứu (18)
      • 3.1.1 Loại dữ liệu (18)
      • 3.1.2 Tiến hành thu thập dữ liệu (18)
    • 3.2 Công cụ thu thập dữ liệu (18)
    • 3.3 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu (18)
    • 3.4 Phương pháp nghiên cứu (18)
      • 3.4.1 Quy trình nghiên cứu (18)
      • 3.4.2 Phương pháp chọn mẫu và xử lý số liệu nghiên cứu (20)
      • 3.4.3 Xây dựng và điều chỉnh thang đo (20)
  • PHỤ LỤC (29)

Nội dung

Mặc dù nhiều nghiên cứu trước đây đã xem xét các tiền đề của sức khoẻ tâm lýnhưng chỉ tập trung phân tích dựa trên các đối tượng có thu nhập thấp đồng thời cácnghiên cứu trước đây đã khô

GIỚI THIỆU

Lý do chọn đề tài

Trong bối cảnh chung của thế giới, bệnh tâm thần là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng khuyết tật lâu dài và gánh nặng toàn cầu là rất lớn Năm

2019, giá trị kinh tế của bệnh tâm thần toàn cầu ước tính lên tới 5 nghìn tỷ USD (Arias và cộng sự, 2022) Trên nhiều lĩnh vực, nghiên cứu đã ghi lại những hậu quả kinh tế và xã hội của việc dân số ngày càng tăng có vấn đề về sức khỏe tâm lý (OECD, 2016; Trautmann và cộng sự, 2016; Tucci và Moukaddam, 2017).

Số lượng người được chẩn đoán mắc chứng rối loạn tâm lý ngày càng tăng đã làm dấy lên mối lo ngại toàn cầu Các rối loạn tâm lý chính bao gồm trầm cảm và lo âu: 4,4% (tức là 332 triệu bệnh nhân) và 3,6% (tức là 264 triệu bệnh nhân) dân số toàn cầu lần lượt bị trầm cảm và lo âu.

Trong những năm gần đây, Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh đang trong quá trình hình thành phát triển trở thành Đại học đa ngành Rất nhiều các ngành học mới về lĩnh vực công nghệ, kỹ thuật được mở rộng đào tạo tại trường nên số lượng sinh viên ngày càng tăng dẫn đến nhu cầu về nhà ở cho sinh viên là vấn đề thiết yếu và cấp bách Tuy nhiên, vấn đề này nhận được ít sự quan tâm từ nhiều phía Nhà ở cho sinh viên hiện nay được đáp ứng một phần nhỏ từ quỹ ký túc xá của các trường, viện, còn lại chủ yếu từ hoạt động kinh doanh nhà trọ tự phát của các hộ tư nhân nhỏ lẻ

Mặc dù nhiều nghiên cứu trước đây đã xem xét các tiền đề của sức khoẻ tâm lý nhưng chỉ tập trung phân tích dựa trên các đối tượng có thu nhập thấp đồng thời các nghiên cứu trước đây đã không đề cập nhiều đến các yếu tố từ việc thuê nhà nên ở bài nghiên cứu này nhóm cố gắng phân tích trên đối tượng các sinh viên đang sống xa nhà phải chịu những tác động từ việc thuê nhà Xuất phát từ những lí do trên, nhóm nghiên cứu tiếp tục kế thừa mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến sức khoẻ tâm lý của các nghiên cứu trước đây để thực hiện nghiên cứu “PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN VIỆCTHUÊ NHÀ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỨC KHOẺ TÂM LÝ CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC đề này nhằm chọn ra một mô hình phù hợp nhất, giúp các nhà hoạch định đưa ra chính sách góp phần hỗ trợ sinh viên về chỗ ở, đồng thời nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của môi trường sống xung quanh nơi ở an toàn, lành mạnh cải thiện sức khỏe tâm lý sinh viên.

Mục tiêu nghiên cứu

Nhóm tác giả tập trung phân tích các yếu tố từ việc thuê nhà ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý của sinh viên nhằm đưa ra những kiến nghị thiết thực cho sinh viên lựa chọn chỗ ở phù hợp với bản thân.

- Xác định các điểm giao thoa có thể liên quan từ việc thuê nhà đến sức khỏe tâm lý của sinh viên; chẳng hạn như gánh nặng chi phí thuê, sự đông đúc, cơ sở vật chất, nhận thức bạo lực và gắn kết xã hội.

- Hiểu các yếu tố rủi ro và bảo vệ sức khỏe tâm thần của sinh viên

- Tìm hiểu và phân tích thực trạng hiện nay.

Câu hỏi nghiên cứu

- Các yếu tố nào liên quan đến việc thuê nhà ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý của sinh viên đại học kinh tế TP.HCM?

- Các đề xuất nào có thể áp dụng hỗ trợ sinh viên Đại học Kinh tế TP HCM lựa chọn chỗ ở phù hợp để có một sức khỏe tâm lý tốt?

Đối tượng nghiên cứu

“Các yếu tố từ việc thuê nhà” tác động đến “sức khỏe tâm lý” của sinh viên Đại học Kinh tế TP HCM.

Đối tượng khảo sát

Sinh viên Đại học kinh tế TP HCM.

Phạm vi nghiên cứu

- Không gian nghiên cứu: Khu vực TP Hồ Chí Minh

- Thời gian nghiên cứu: tháng 02 - 04/2024.

Cấu trúc nghiên cứu

- Chương 1: Giới thiệu Chương này sẽ nêu ra lý do chọn đề tài trong bối cảnh, bằng chứng số liệu về ảnh hưởng từ việc thuê nhà và sức khoẻ tâm lý từ đó đưa ra mục tiêu, câu hỏi, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài.

- Chương 2: Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước Trong chương này, nhóm tác giả sẽ tập trung trình bày các khái niệm liên quan đến sức khoẻ tâm lý và các nghiên cứu trước của Việt Nam và các quốc gia khác Từ đó làm cơ sở để chọn mô hình nghiên cứu cho bài viết trong chương 3.

- Chương 3: Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu Chương này đề xuất phương pháp phù hợp với mục tiêu nghiên cứu, cách thức đo lường các biến số và phần thiết kế nghiên cứu.

- Chương 4: Kết quả nghiên cứu Trong chương này, nhóm tác giả tập trung phân tích số liệu dựa trên kết quả thống kê mô tả, các kết quả hồi quy để xem xét các yếu tố từ việc thuê nhà ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý của sinh viên Đại học Kinh tế Thành phố

- Chương 5: Kết luận và kiến nghị Sau khi xem xét kết quả từ quá trình nghiên cứu, nhóm tác giả sẽ kết luận và đưa ra những hạn chế trong quá trình nghiên cứu đề tài,đồng thời đề xuất một số kiến nghị cho Ban quản lý, các nhà hoạch định chính sách.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT NỀN VÀ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM

Khái niệm chính

Vấn đề sức khỏe tâm lý:

Nhiều nghiên cứu đã tập trung vào hiểu biết về tình hình tâm lý của những người di cư khi họ tìm kiếm một nơi mới để định cư Điều này là hiển nhiên, vì khi họ rời xa nhà cửa quen thuộc, họ đối mặt với một loạt các thách thức tâm lý, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của họ Nhưng không chỉ vậy, mà các nghiên cứu cũng đã chứng minh rằng những khó khăn về nhà ở, bao gồm cả khả năng chi trả tiền thuê nhà và các điều kiện sống không ổn định, đều có thể góp phần vào căng thẳng tâm lý của họ (Huang & Tao, 2015; Liu, Wang, & Tao, 2013; Logan, Fang, & Zhang, 2009; Wang, Wang, & Wu, 2010).

Trong nhiều nghiên cứu, căng thẳng về nhà ở thường được hiểu hẹp chỉ dưới góc độ tài chính, mà chính xác hơn, là khả năng chi trả tiền thuê nhà Tuy nhiên, nghiên cứu cũng đã chứng minh rằng căng thẳng về nhà ở không chỉ bị hạn chế trong phạm vi này mà còn bao gồm các yếu tố khác như môi trường sống không ổn định, sự quá đông đúc, và các mối quan hệ xã hội không ổn định với hàng xóm và chủ nhà (Quinn, Kaufman, Siddiqi, et al., 2010; Sandel & Wright, 2006) Do đó, việc mở rộng hiểu biết về căng thẳng nhà ở là cần thiết.

Theo quan điểm của Tổ chức Y tế Thế giới, nhà ở không chỉ là một nơi cư trú vật chất, mà còn là nơi cung cấp một môi trường an toàn, kiểm soát và tự chủ Các điều kiện sống không thuận lợi, bao gồm môi trường sống không ổn định và mối quan hệ xã hội không ổn định, đều có thể gây ra căng thẳng và ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tâm lý (Matheson, Moineddin, Dunn et al., 2006; O'Campo, Salmon, & Burke, 2009; Polling, Khondoker, Hatch et al., 2014).

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng các vấn đề nhà ở, như khả năng chi trả tiền thuê nhà và điều kiện sống, có thể góp phần vào nhiều rối loạn tâm lý như trầm cảm, lo âu, lạm dụng chất gây nghiện, tự tử và suy giảm trí tuệ (Lund et al., 2018) Và gần đây, sự quan tâm tăng lên đối với nhóm sống trong nhà thuê và các điều kiện cụ thể của việc thuê nhà, và cách chúng ảnh hưởng đến tâm trạng và sức khỏe tâm lý của họ, đã làm nổi bật nhu cầu nghiên cứu và giải quyết vấn đề này (Acolin, 2022; Baker et al., 2013; Herbers &Mulder, 2017; Hulse & Milligan, 2014).

Cơ sở lý thuyết nền

Có hai mặt của căng thẳng cần được xem xét một cách toàn diện Một mặt, căng thẳng kích thích cơ thể tiết ra hormone vỏ thượng thận (ATH) một cách nhanh chóng khi chúng ta đối mặt với nguy hiểm, tạo ra phản ứng "chiến đấu hoặc bỏ chạy" Từ đó, giúp chúng ta nâng cao "sức mạnh chiến đấu" để đối phó với các tình huống khẩn cấp, qua đó tăng khả năng thích ứng với môi trường và cơ hội sống sót Tuy nhiên, mặt khác, căng thẳng cũng có thể gây tổn hại đến sức khỏe cả về thể chất và tinh thần của chúng ta Khi căng thẳng trở nên quá mức, nó có thể dẫn đến nhiều loại bệnh về thể chất và rối loạn tâm thần.

Từ những năm 1950, Hans Selye đã giới thiệu khái niệm "stress" từ góc độ y học. Ông mô tả rằng khi chúng ta trải qua căng thẳng, cơ thể đi qua ba giai đoạn: nhận ra căng thẳng, đôi khi cũng liên quan đến việc nhận ra nguyên nhân gây căng thẳng (phản ứng báo động), đối phó với căng thẳng khi cố gắng thích nghi với các yêu cầu, và cuối cùng là sự kiệt sức khi không còn khả năng thích ứng.

Vào những năm 1970, mô hình tâm lý sinh học đã trở thành trọng tâm của nghiên cứu trong cộng đồng học thuật Vấn đề về cách căng thẳng tâm lý ảnh hưởng đến sức khỏe con người dần trở nên quan trọng hơn Căng thẳng không chỉ là một quá trình sinh lý, mà còn bao gồm các phản ứng tâm lý và hành vi Nói cách khác, các yếu tố từ môi trường bên ngoài có thể ảnh hưởng đến cảm xúc và hành vi của chúng ta, ảnh hưởng đến khả năng thích ứng và sức khỏe tổng thể của chúng ta.

2.2.2 Lý thuyết Suzhi tâm lý:

Suzhi tâm lý là một khái niệm đặc trưng được các nhà nghiên cứu Trung Quốc đưa ra, tương tự như khái niệm về tính cách Nó tập trung vào một phẩm chất tâm lý mà con người tiếp thu các ảnh hưởng từ bên ngoài dưới dạng tiềm ẩn, ổn định và cơ bản, và phản ánh trong các hành vi thích ứng và sáng tạo Suzhi tâm lý bao gồm ba yếu tố chính: nhận thức, tính cách và khả năng thích ứng

- Yếu tố nhận thức đại diện cho cách mà cá nhân hiểu biết về thế giới xung quanh và là phần cơ bản nhất của suzhi tâm lý

- Yếu tố tính cách đề cập đến các đặc điểm cá nhân mà thể hiện trong hành vi và có vai trò điều chỉnh quan trọng Đây là trụ cột của suzhi tâm lý

- Khả năng thích ứng liên quan đến khả năng của một cá nhân thích ứng với môi trường xung quanh.

- Mối quan hệ giữa suzhi tâm lý và tính cách thường được thể hiện qua các khía cạnh sau:

Thứ nhất, tính cách là sự biểu hiện tự nhiên của hành vi cá nhân, trong khi suzhi tâm lý là sự kết hợp giữa nội dung và chức năng của cá nhân trong tâm trạng và hành vi. Mục tiêu của việc nghiên cứu suzhi tâm lý là khám phá nền tảng nội tại của tâm trạng và hành vi, đồng thời phơi bày các chức năng tâm trạng và hành vi bên trong và thích ứng

Thứ hai, tính cách được biểu hiện thông qua sự đa dạng của suy nghĩ, cảm xúc và hành vi, trong khi suzhi tâm lý thể hiện qua sự ổn định bên trong, khả năng thích ứng bên ngoài và chức năng sức khỏe.

Lý thuyết tương tác giữa con người và môi trường cho thấy tác động của căng thẳng lên cá nhân không chỉ phụ thuộc vào môi trường mà còn phụ thuộc vào đặc điểm của tính cách và nhận thức về căng thẳng Các nghiên cứu trước đó đã chứng minh rằng những người có mức độ suzhi tâm lý thấp hơn có nhiều khả năng gặp phải các vấn đề về sức khỏe tâm thần hơn những người có mức độ cao hơn Các nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa suzhi tâm lý và sức khỏe tâm thần ở trẻ em và thanh thiếu niên đã chỉ ra rằng suzhi tâm lý có thể dự đoán một cách đáng kể và tiêu cực về trầm cảm, lo âu xã hội và các hành vi có vấn đề Mô hình mối quan hệ giữa suzhi tâm lý và sức khỏe tâm thần nhấn mạnh suzhi tâm lý là yếu tố nội sinh quyết định mức độ sức khỏe tâm thần của mỗi cá nhân Hơn nữa, suzhi tâm lý có thể làm giảm bớt tác động của các yếu tố nguy cơ bên ngoài đến sức khỏe tâm thần của cá nhân.

Wu và các cộng sự đã tiến hành nghiên cứu về tác động của suzhi tâm lý đối với các sự kiện tiêu cực trong cuộc sống như bắt nạt và lo lắng xã hội, và phát hiện ra rằng suzhi tâm lý có thể giảm tác động tiêu cực của các sự kiện tiêu cực trong cuộc sống đối với chứng lo âu xã hội Ngoài ra, các nghiên cứu liên quan đã cung cấp bằng chứng thực nghiệm về tác dụng điều tiết của suzhi tâm lý Ví dụ, khả năng phục hồi tâm lý đề cập đến khả năng kiên trì của một cá nhân trong hoàn cảnh khó khăn và là hiện thân quan trọng của suzhi tâm lý.

2.2.3 Lý thuyết sinh thái xã hội

Lý thuyết sinh thái xã hội giải thích cách môi trường xã hội ảnh hưởng đến chức năng thích ứng và hạnh phúc cá nhân Theo Bronfenbrenner (1977), Kloos và Shah (2009), Moos (2002), mô hình này nhấn mạnh vai trò của môi trường đối với sức khỏe tinh thần của mỗi người Đặc biệt, trong bối cảnh nhà ở, thanh niên sống độc lập phải đối mặt với nhiều thách thức mới như trách nhiệm tài chính, giao thông, và môi trường cư trú mới (Kloos & Shah, 2009) Tất cả những yếu tố này có thể ảnh hưởng đến khả năng thích ứng và sức khỏe tinh thần của họ.

Mô hình sinh thái xã hội cũng nhấn mạnh sự ảnh hưởng của các yếu tố môi trường xã hội đối với cách cá nhân thích ứng và đối phó Theo Folkman & Lazarus (1980), Kloos & Shah (2009), Moos (2002), Unger và đồng nghiệp (1998), môi trường xã hội có thể hạn chế hoặc thúc đẩy các chiến lược đối phó của cá nhân Ví dụ, môi trường xã hội bất ổn như khu vực có hoạt động tội phạm có thể thúc đẩy các chiến lược đối phó không lành mạnh ở những thanh niên đã hình thành "cách tiếp cận theo chủ nghĩa sinh tồn" khi đối mặt với đau khổ (Bender và cộng sự, 2018) Điều này làm nổi bật vai trò của mô hình sinh thái xã hội trong việc hiểu rõ hơn về sự ổn định của môi trường sống và quan hệ giữa các chiến lược đối phó và sức khỏe tinh thần Bằng cách này, mô hình này cung cấp một góc nhìn tổng thể và phức tạp hơn về cách môi trường xã hội ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và cách các cá nhân đối mặt và thích ứng với nó.

Các đặc điểm vật chất và xã hội của khu dân cư giữ then chốt trong việc tạo ra môi trường sống có lợi cho sức khỏe tinh thần của cư dân Ví dụ, một khu dân cư có nhiều không gian xanh hơn không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho việc gặp gỡ hàng xóm và tăng cường sự kết nối xã hội mà còn thúc đẩy sự hài hòa và thư giãn cho cư dân Ngược lại, một khu dân cư có mức độ gắn kết xã hội cao hơn có thể dễ dàng hơn để đạt được việc xây dựng thêm không gian xanh, do sự đồng thuận và hỗ trợ từ cộng đồng.

Nhìn chung, theo mô hình sinh thái xã hội, có một tương tác phức tạp giữa các yếu tố vật lý và xã hội của môi trường sống Cùng với đó, các thuộc tính cá nhân của mỗi người cũng ảnh hưởng đến cách họ phản ứng và thích ứng với môi trường này (Stokols, 1992) Điều này đặc biệt quan trọng trong việc hiểu và đánh giá tác động của môi trường xã hội và vật chất đối với sức khỏe tinh thần của cư dân trong một khu dân cư.

Các nghiên cứu thực nghiệm

Li và Liu (2018) nghiên cứu cho thấy các yếu tố gây căng thẳng ở khu dân cư và sự hỗ trợ xã hội là những yếu tố dự báo các triệu chứng trầm cảm trong Nghiên cứu Sức khỏe Người lớn Cộng đồng Chicago (Mair và cộng sự (2010) đã kiểm tra mối liên hệ cắt ngang giữa các yếu tố gây căng thẳng trong khu dân cư (nhận thức về bạo lực và rối loạn,suy nhược và rối loạn về thể chất) và hỗ trợ xã hội (ổn định dân cư, cơ cấu gia đình, gắn kết xã hội, trao đổi qua lại, quan hệ xã hội) với các triệu chứng trầm cảm ở 3105 người ởChicago.

Hình 1: Khung phân tích “Căng thẳng về nhà ở và sức khỏe tâm lý của người nhập cư ở thành thị Trung Quốc” - Li and Liu (2018)

Theo nghiên cứu của Marcal (2021, 2018) cho thấy rằng tình trạng mất an ninh nhà ở được định nghĩa là thiếu tiền thuê nhà hoặc tiền thế chấp, tăng gấp đôi (chuyển đến ở cùng người khác) bị đuổi ra khỏi nhà hoặc mất ít nhất một đêm vô gia cư - có liên quan đến nguy cơ gia tăng trầm cảm tiếp theo cho đến bốn năm sau.

Với nghiên cứu của Songman Kang, Son Hyelim, BK Song (2023) sự bất bình đẳng về giá nhà đất ở địa phương ngày càng tăng làm tăng khả năng phải khám bệnh và chi tiêu liên quan đến tình trạng sức khỏe tâm lý.

Whitney Denary, Andrew Fenelon, Penelope Schlesinger, Jonathan Purtle, Kim

M Blankenship và Danya E Keene nghiên cứu thấy rằng việc thiếu khả năng tiếp cận nhà cho thuê giá phải chăng này có thể có những tác động đặc biệt đến sức khỏe tâm lý.

Bina Ram a 1, Aparna Shankar a, Claire M Nightingale a, Billie Giles-Corti b, Anne Ellaway c, Ashley R Cooper d e, Angie Page d, Steven Cummins f, Daniel Lewis f, Peter H Whincup a, Derek G Cook a, Alicja R Rudnicka a, Christopher G Owen a đã chỉ ra rằng các đặc điểm nhận thức của khu dân cư có thể là yếu tố quan trọng quyết định tình trạng trầm cảm ở những người tìm kiếm nhà ở xã hội và mức độ hạnh phúc thấp hơn

Các giả thiết trong nghiên cứu và khung phân tích đề xuất

2.4.1 Các giả thuyết nghiên cứu

2.4.1.1 Gánh nặng chi phí thuê

Gánh nặng chi phí thuê là một thuật ngữ được sử dụng để mô tả áp lực các chi phí người thuê phải chịu so sánh tương quan (được xem xét ở ngưỡng 30%) với thu nhập của họ khi sử dụng một dịch vụ thuê nhà ở (Li and Liu, 2018) Ngưỡng chính xác và định nghĩa về chi tiêu và thu nhập cho thuê có thể là vấn đề đang được thảo luận (Ballesteros và cộng sự, 2022 ), nhưng thực tế là gánh nặng tiền thuê nhà quá cao có thể gây ra những tác động tiêu cực to lớn Khi gánh nặng tiền thuê nhà quá lớn sẽ cản trở việc mua hàng hóa và dịch vụ khác, từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống Trong trường hợp cực đoan, nó có thể dẫn đến nghèo đói và suy dinh dưỡng Vì vậy, điều quan trọng là phải đảm bảo khả năng chi trả cho nhà ở (Huang & Tao, 2015).

H1: Gánh nặng chi phí thuê làm tăng các vấn đề về sức khỏe tâm lý của sinh viên.

Sự đông đúc thường được hiểu là tình trạng khi có quá nhiều người sống chung trong một không gian nhất định, thường là các căn hộ, phòng trọ hoặc khu nhà chung cư. Điều này thường xuyên xuất hiện trong các khu đô thị đông dân cư, đặc biệt là ở các trung tâm thành phố lớn hoặc các khu vực có giới hạn về không gian ở và tài nguyên nhà ở (Mou và cộng sự, 2011) Sự đông đúc thường đi kèm với việc giảm không gian cá nhân và chung Các khu vực chung như phòng tắm, nhà bếp và khu vực sinh hoạt có thể trở thành một nghiên nhân làm ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tâm lý người thuê (Li and Liu, 2018).

H2: sự đông đúc làm tăng các vấn đề về sức khỏe tâm lý của sinh viên.

Cơ sở vật chất thường được hiểu là những tiện ích và trang thiết bị cung cấp trong môi trường sống chung như căn hộ, phòng trọ, hay khu nhà ở cộng đồng Đây là những yếu tố vật chất hỗ trợ cuộc sống hàng ngày và tạo điều kiện sống thoải mái cho cư dân(Ren ,2018) Li and Liu (2018) quan sát biến này qua 4 phương diện chính: nước máy, phòng tắm, toilet và bếp Sự thiếu hụt của các cơ sở vật chất trong nhà có thể dẫn đến việc cư dân tranh giành các cơ sở vật chất chung Kết quả là, người dân luôn trong tình trạng báo động hơn là thoải mái, bởi vì họ phải tăng cường cảnh giác với những thói quen và lịch trình của những người khác (Campagna, 2016; Hartig, Johansson, & Kylin, 2003). Việc cung cấp một môi trường sống đủ thuận lợi và thoải mái có thể đóng góp tích cực đối với tâm lý và trạng thái tinh thần của người thuê.

H3: Cơ sở vật chất làm giảm các vấn đề về sức khỏe tâm lý của sinh viên.

2.4.1.4 Nhận thức về bạo lực

Nhận thức về bạo lực là sự hiểu biết và nhận biết về sự xuất hiện và mức độ của bạo lực trong môi trường sống của cư dân Điều này có thể bao gồm nhận thức về các hành vi bạo lực như cảm giác không an toàn, xung đột xã hội, tội phạm, hoặc các sự kiện liên quan đến an ninh và trật tự (Mair và cộng sự, 2010).

Nhận thức về môi trường khu phố là không an toàn, bạo lực hoặc mất trật tự cao có thể làm tăng cảm giác đau khổ, cả trực tiếp và gián tiếp, thông qua việc gia tăng cảm giác bất lực và sợ hãi (Perkins và Taylor, 1996; Ross và Jang, 2000).

H4: Nhận thức bạo lực làm tăng các vấn đề về sức khỏe tâm lý của sinh viên.

Gắn kết xã hội là một tình trạng mà mọi người trong một khu phố hoặc cộng đồng hiệu quả hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau Nó biểu hiện qua sự sẵn sàng giúp đỡ hàng xóm, tinh thần hòa hợp và lòng tin lẫn nhau trong cộng đồng Đồng thời, các khu dân cư cung cấp kết nối xã hội cho mọi người, có thể làm giảm bớt tác động của các yếu tố gây căng thẳng Ví dụ, mật độ các mối quan hệ xã hội trong một khu dân cư và mức độ trao đổi qua lại cũng như sự gắn kết xã hội giữa những người hàng xóm có thể ảnh hưởng đến cảm giác an toàn của cư dân và chống lại các tín hiệu căng thẳng trong môi trường khu dân cư của họ (Kazansky và cộng sự, 2005; Aneshensel và Sucoff, 1996; Finfgeld-Connett, 2005) Các đặc điểm cấu trúc xã hội khác của các khu dân cư như cấu trúc gia đình và sự ổn định của khu dân cư cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý (Sampson và cộng sự, 1997; Ross và cộng sự, 2000b, Matheson và cộng sự, 2006 ; Sampson, 1987).

H5: Gắn kết xã hội làm giảm các vấn đề về sức khỏe tâm lý của sinh viên.

Từ các khái niệm chính, các nghiên cứu thực nghiệm trên, nhóm tác giả tiến hành xây dựng mô hình phân tích bao gồm biến nghiên cứu chính là “sức khoẻ tâm lý và 5 biến kiểm soát là “gánh nặng chi phí thuê”, “dân số đông đúc”, “cơ sở vật chất”, “nhận thức bạo lực”, “sự gắn kết xã hội” Cụ thể như sau:

Hình 2: Khung phân tích cho nghiên cứu

DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Dữ liệu nghiên cứu

Dữ liệu được sử dụng cho bài nghiên cứu là dữ liệu sơ cấp, do nhóm tác giả trực tiếp thu thập từ bảng câu hỏi khảo sát được khảo sát cho các sinh viên Đại học Kinh tế Thành Phố Hồ Chí Minh.

3.1.2 Tiến hành thu thập dữ liệu

Dữ liệu được khảo sát khoảng 200 sinh viên Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh và bằng hình thức khảo sát trực tuyến Nhóm tác giả chọn phương pháp khảo sát trực tuyến để thu thập dữ liệu nhằm tiết kiệm thời gian và công sức so với khảo sát trực tiếp, đồng thời có thể tiếp cận được nhiều sinh viên hơn thông qua việc đăng tải bảng khảo sát trên các trang mạng xã hội.

Công cụ thu thập dữ liệu

Dữ liệu được thu thập thông qua việc lấy câu trả lời từ bảng câu hỏi khảo sát trênGoogle Forms.

Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

Dữ liệu được thu thập bằng công cụ Google Forms, trích xuất sang file Excel và được phân tích bằng phần mềm SPSS.

Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu này được thực hiện thông qua 2 giai đoạn:

3.4.1.1.1 Nghiên cứu sơ bộ định tính

- Dựa trên nền tảng của nghiên cứu, xác định lý do chọn đề tài, mục tiêu, đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu.

- Định rõ khái niệm và đề cập đến các lý thuyết liên quan.

- Xây dựng giả thuyết nghiên cứu và đề xuất mô hình lý thuyết.

- Xác định các biến quan sát trong mô hình lý thuyết dựa trên các nghiên cứu trước đó.

- Kế thừa giả thuyết và phân tích quan trọng của các nghiên cứu trước đó để phát triển một bảng câu hỏi.

- Tiến hành khảo sát bằng cách sử dụng Google Form để thu thập dữ liệu cho nghiên cứu định lượng.

3.4.1.1.2 Nghiên cứu sơ bộ định lượng

- Kiểm tra độ tin cậy của thang đo bằng chỉ số Cronbach Alpha.

- Phân tích yếu tố thăm dò (EFA) của tất cả các biến quan sát.

- Kiểm thử tương quan Pearson, kiểm tra đa cộng tuyến.

- Phân tích hồi quy tuyến tính.

- Phân tích kết quả nghiên cứu nhằm đưa ra các giải pháp và rút ra kết luận.

Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng trên cơ sở thang đo được xây dựng từ nghiên cứu sơ bộ Bước nghiên cứu này dùng để kiểm định lại thang đo chính thức và mô hình nghiên cứu.

3.4.2 Phương pháp chọn mẫu và xử lý số liệu nghiên cứu

3.4.2.1 Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu

Mẫu được chọn theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện, phi xác suất Nguồn dữ liệu chính đã được thu thập trực tuyến với sự hỗ trợ của Google Form Các người tham gia là sinh viên đến từ Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh đang thuê chỗ ở là trọ, chung cư, ký túc xá, Công cụ thu thập số liệu là bằng câu hỏi khảo sát được soạn thảo với sự hỗ trợ của công cụ Google Forms, khảo sát thông qua gửi đường link trực tiếp đến người tham gia

3.4.2.2 Phương pháp xử lý số liệu

- Sử dụng phần mềm SPSS 20.0 để phân tích dữ liệu Nghiên cứu sử dụng các phương pháp phổ biến trong kỹ thuật xử lý dữ liệu cụ thể như sau:

- Sử dụng SPSS để phân tích thống kê mô tả với các biến ảnh hướng đến sức khỏe tinh thần của sinh viên

- Phân tích hệ số tin cậy Cronbach's alpha, phân tích hệ số tương quan biến tổng.

Sau khi độ tin cậy và hệ số tương quan biến tổng đạt yêu cầu, dùng phân tích nhân tố (Factor Analysis) Tập kỹ thuật phân tích thống kê dùng để rút gọn một tập K biến quan sát thành một tập F (F < K) các yếu tố có ý nghĩa hơn.

- Hồi quy để kiểm định mô hình giả thuyết, xem xét chiều hướng cũng như cường độ tác động của từng biến động lập tới biến phụ thuộc bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất OLS (Ordinary Les Square)

- Sử dụng kiểm định t-test và ANOVA để xem xét có tồn tại sự khác biệt giữa các biến ảnh hướng đến sức khỏe tâm lí của sinh viên Đại học Kinh tế TP HCM

3.4.3 Xây dựng và điều chỉnh thang đo

Chúng tôi tiến hành xác định các biến và xây dựng 5 thang đo dựa trên các thang đo gốc từ nghiên cứu đi trước là nghiên cứu “Housing stress and mental health of migrant populations in urban China” của Jie Lia, Zhilin Liu (2018) và “Neighborhood stressors

Adult Health Study” của Christina Mair, Ana V Diez Roux, Jeffrey D Morenoff (2010).

Cụ thể hơn, chúng tôi đã xây dựng 5 thang đo để khảo sát và nghiên cứu bao gồm: 6 mục hỏi thang đo về vấn đề tâm lý sức khoẻ và 5 mục hỏi thang đo vấn đề về chỗ ở; 5 mục hỏi thang đo liên quan đến nhận thức bạo lực, 5 mục hỏi thang đo liên quan đến sự gắn kết xã hội Sau đó, chúng tôi tự tiến hành khảo sát và phân tích kết quả thu thập được Để đảm bảo tính phù hợp với thị trường Việt Nam, chúng tôi đã tiến hành dịch thuật bảng câu hỏi theo phương pháp chuyên gia và điều chỉnh thang Likert 5 mức độ để đo lường các biến quan sát, tránh sự nhầm lẫn giữa các lựa chọn

3.4.3.1 Vấn đề sức khỏe tâm lý (SKTL) Được đánh giá bằng Skala Rối loạn Tâm lý Kessler 6 mục (K6), một công cụ sàng lọc nhanh chóng cho các trường hợp có vấn đề về tâm lý Người tham gia được hỏi trong vòng 30 ngày qua, họ cảm thấy như thế nào về: a) lo lắng; b) tuyệt vọng; c) bồn chồn; d) chán nản đến mức không thể làm được gì; e) mọi thứ đều là một nỗ lực; và f) vô giá trị.

Các phần hồi đáp được phân loại từ 0 – 4, bao gồm "không bao giờ" (0), "một chút thời gian" (1), "một ít thời gian" (2), "hầu hết thời gian" (3) và "toàn bộ thời gian" (4). Tổng điểm từ K6 nằm trong khoảng từ 0 đến 24, với điểm thấp hơn cho thấy sức khỏe tâm lý tốt hơn Skala K6 đã được kiểm chứng và được sử dụng trong nhiều nghiên cứu về sức khỏe tâm lý, như trong nghiên cứu của Lin, Zhang, Chen, et al (2016) và Wen, Zheng, và Niu (2016).

Theo các nghiên cứu trước đó (Kessler, Green, Gruber, et al., 2010; Prochaska, Sung, Max, et al., 2012), chúng tôi tiếp tục mã hóa lại điểm sức khỏe tâm thần thành biến có thứ bậc ba, với giá trị một ám chỉ một điểm K6 dưới 5 (chỉ ra sức khỏe tâm lý tốt), giá trị hai ám chỉ một điểm K6 từ 5–12 (chỉ ra tâm trạng tâm lý vừa), và giá trị ba ám chỉ một điểm K6 cao hơn 12 (chỉ ra nhiều vấn đề tâm lý).

Gánh nặng chi phí thuê (CPT)

Theo Li and Liu (2018), đưa ra thang đo cho biến Gánh nặng chi phí nhà ở được đo lường thông qua việc xem xét liệu tỷ lệ chi phí nhà ở hàng tháng (bao gồm cả tiền thuê và tiện ích) có > 30% so với thu nhập hộ gia đình hàng tháng hay không (được mã hóa là 1 nếu vượt quá 30%).

Theo Li and Liu (2018) được đo lường thông qua diện tích sống trung bình đối với mỗi người tính bằng mét vuông.

Cơ sở vật chất: Theo Li and Liu (2018) được đo lường thông qua tính điểm trung bình của 4 tiêu chí: nước máy, phòng tắm, toilet và bếp, với 3 phương án trả lời: có sẵn để dùng riêng tư (mã hóa là 100), dùng chung trong tòa nhà (mã hóa là 50), không có sẵn để sử dụng (mã hóa là 0).

3.4.3.3 Vấn đề từ môi trường:

Nhận thức bạo lực (NTBL):

Nhận thức bạo lực (NTBL) Nguồn

Có một vụ đánh nhau nào đó trong khu phố của bạn mà người ta sử dụng vũ khí

Có vụ tấn công tình dục hoặc cưỡng hiếp nào ở khu vực lân cận của bạn

Hàng xóm có tranh cãi gay gắt

Có xung đột băng đảng nào trong khu phố của bạn

Có xảy ra vụ cướp hoặc cướp bóc nào ở khu phố của bạn

Bảng 1: Thang đo nhận thức bạo lực

Biến này được sử dụng thang đo Likert 5 với (1) Không bao giờ (2) Hiếm khi (3) Thỉnh thoảng (4) Thường xuyên (5) Luôn luôn.

Sự gắn kết xã hội (GLXH):

Sự gắn kết xã hội (GKXH) Nguồn

GKXH1 Mọi người xung quanh đây sẵn sàng giúp đỡ hàng xóm của họ

GKXH2 Mọi người trong khu phố này thường hòa hợp với nhau

GKXH3 Người dân trong khu phố này có thể tin cậy được

GKXH4 Mọi người trong khu phố này có cùng giá trị

GKXH5 Đây là một khu vực gắn bó chặt chẽ.

Bảng 2: Thang đo sự gắn kết xã hội

Biến này được sử dụng thang đo Likert 5 với

3.4.4 Đánh giá thang đo sơ bộ

- Dùng hệ số tin cậy Cronbach’s alpha

- Phân tích khám phá nhân tố EFA

- Tóm tắt: Trong phần phương pháp nghiên cứu này, nhóm chúng tôi đã đề xuất quy trình nghiên cứu, trong đó có nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức Đối với mẫu dữ liệu của nghiên cứu định lượng sơ bộ thu thập được, chúng tôi tiến hành đánh 24 giá độ tin cậy của thang đo thông quan hệ số tin cậy Cronbach's Alpha, tiếp đến việc phân tích giá trị của thang đo tác giả sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) Trên cơ sở kết quả đó, chương tiếp theo sẽ tiếp tục phần nghiên cứu chính thức và trình bài kết quả nghiên cứu của quá trình này.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Aneshensel, C.S., Sucoff, C.A., 1996 The neighborhood context of adolescent mental health J.

Beenackers, M A., Kruize, H., Barsties, L S., Acda, A., Bakker, I., Droomers, M., Kamphuis,

C B M., Koomen, E., Nijkamp, J E., Vaandrager, L., Vửlker, B., Luijben, G., & Ruijsbroek, A (2024) Urban densification in the Netherlands and its impact on mental health: An expert-based causal loop diagram Health and Place/Health & Place (Online),

Bentley, R., Baker, E., Mason, K., et al (2011) Association between housing affordability and mental health: A longitudinal analysis of a nationally representative household survey in Australia American Journal of Epidemiology, 174, 753–760.

Bonnefoy, X (2007) Inadequate housing and health: An overview International Journal of

Campagna, G (2016) Linking crowding, housing inadequacy, and perceived housing stress.

Denary, W., Fenelon, A., Schlesinger, P., Purtle, J., Blankenship, K M., & Keene, D E (2021).

Does rental assistance improve mental health? Insights from a longitudinal cohort study.

Social Science & Medicine, 282, 114100. https://doi.org/10.1016/j.socscimed.2021.114100

Huang, Y., & Tao, R (2015) Housing migrants in Chinese cities: Current status and policy design Environment and Planning C, Government & Policy, 33, 640–660.

Kang, S., Son, H B., & Song, B (2023) The effect of housing price inequality on mental health Labour Economics, 85, 102460 https://doi.org/10.1016/j.labeco.2023.102460

Kuroki, M (2023a) Housing affordability and mental health in the United States: 2013–2020.

Mental Health & Prevention, 29, 200261 https://doi.org/10.1016/j.mhp.2023.200261

Kuroki, M (2023b) Housing affordability and mental health in the United States: 2013–2020.

Mental Health & Prevention, 29, 200261 https://doi.org/10.1016/j.mhp.2023.200261

Kubzansky, L.D., Subramanian, S.V., Kawachi, I., Fay, M.E., Soobader, M.J., Berkman, L.F., 2005 Neighborhood contextual influences on depressive symptoms in the elderly.

Liu, Z., Wang, Y., & Tao, R (2013) Social capital and migrant housing experiences in urban China: A structural equation modeling analysis Housing Studies, 28, 1155–1174.

Logan, J R., Fang, Y., & Zhang, Z (2009) Access to housing in urban China International

Journal of Urban and Regional Research, 33, 914–935.

Li, J., & Liu, Z (2018) Housing stress and mental health of migrant populations in urban

Mair, C., Roux, A V D., & Morenoff, J D (2010) Neighborhood stressors and social support as predictors of depressive symptoms in the Chicago Community Adult Health Study. Health place, 16(5), 811-819.

Matheson, F I., Moineddin, R., Dunn, J R., et al (2006) Urban neighborhoods, chronic stress, gender and depression Social Science & Medicine, 63, 2604–2616.

Mou, J., Cheng, J., Griffiths, S M., et al (2011) Internal migration and depressive symptoms among migrant factory workers in Shenzhen, China Journal of Community Psychology,

Marỗal, K E (2024) Housing hardship and maternal mental health among renter households with young children Psychiatry Research, 331, 115677. https://doi.org/10.1016/j.psychres.2023.115677

Nasim, B (2022) Does poor quality housing impact on child health? Evidence from the social housing sector in Avon, UK Journal of Environmental Psychology, 82, 101811.https://doi.org/10.1016/j.jenvp.2022.101811

Nepal, B., Tanton, R., & Harding, A (2010) Measuring housing stress: How much do definitions matter? Urban Policy and Research, 28, 211–224.

Polling, C., Khondoker, M., Hatch, S., et al (2014) Influence of perceived and actual neighbourhood disorder on common mental illness Social Psychiatry and Psychiatric Epidemiology, 49, 889–901.

Quinn, K., Kaufman, J S., Siddiqi, A., et al (2010) Stress and the city: Housing stressors are associated with respiratory health among low socioeconomic status Chicago children. Journal of Urban Health, 87, 688–702.

Sandel, M., & Wright, R J (2006) When home is where the stress is: Expanding the dimensions of housing that influence asthma morbidity Archives of Disease in Childhood, 91, 942–948.

Sampson, R.J., Raudenbush, S.W., Earls, F., 1997 Neighborhoods and violent crime: a multilevel study of collective efficacy Science 277, 918–924.

O'Campo, P., Salmon, C., & Burke, J (2009) Neighbourhoods and mental well-being: What are the pathways? Health & Place, 15, 56–68.

Ren, X (2018) Governing the Informal: Housing Policies Over Informal Settlements in China,

India, and Brazil Housing Policy Debate, 28(1), 79–93.

Ram, B., Shankar, A., Nightingale, C M., Giles-Corti, B., Ellaway, A., Cooper, A R., Page, A.

S., Cummins, S., Lewis, D., Whincup, P H., Cook, D G., Rudnicka, A R., & Owen, C.

G (2017) Comparisons of depression, anxiety, well-being, and perceptions of the built environment amongst adults seeking social, intermediate and market-rent accommodation in the former London Olympic Athletes’ Village Health and Place/Health & Place

(Online), 48, 31–39 https://doi.org/10.1016/j.healthplace.2017.09.001

Roberts, H., Van Lissa, C., & Helbich, M (2021) Perceived neighbourhood characteristics and depressive symptoms: Potential mediators and the moderating role of employment status.

Social Science & Medicine, 268, 113533. https://doi.org/10.1016/j.socscimed.2020.113533

Wang, H., Jia, R., Min, Z., & Fan, W (2024) The influence of stress on mental health among

Chinese college students: The moderating role of psychological suzhi Heliyon, 10(5),e26699 https://doi.org/10.1016/j.heliyon.2024.e26699

Wang, Y P., Wang, Y., & Wu, J (2010) Housing migrant workers in rapidly urbanizing regions: A study of the Chinese model in Shenzhen Housing Studies, 25, 83–100.

Wood, G., Clark, W a V., ViforJ, R O., Smith, S J., & Truong, N K (2023) Residential mobility and mental health SSM, Population Health, 21, 101321 https://doi.org/10.1016/ j.ssmph.2022.101321

Zhang, Y., Zhao, J., Mavoa, S., Fenaughty, J., Clark, T., Crengle, S., & Smith, M (2024).

Ngày đăng: 14/05/2024, 14:06

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Thang đo nhận thức bạo lực Bảng 2: Thang đo sự gắn kết xã hội - phân tích các yếu tố liên quan đến việc thuê nhà tác động đến sức khoẻ tâm lý của sinh viên đại học kinh tế thành phố hồ chí minh
Bảng 1 Thang đo nhận thức bạo lực Bảng 2: Thang đo sự gắn kết xã hội (Trang 5)
Hình 1: Khung phân tích “Căng thẳng về nhà ở và sức khỏe tâm lý của người nhập cư ở thành thị Trung Quốc” - Li and Liu (2018) - phân tích các yếu tố liên quan đến việc thuê nhà tác động đến sức khoẻ tâm lý của sinh viên đại học kinh tế thành phố hồ chí minh
Hình 1 Khung phân tích “Căng thẳng về nhà ở và sức khỏe tâm lý của người nhập cư ở thành thị Trung Quốc” - Li and Liu (2018) (Trang 14)
Hình 2: Khung phân tích cho nghiên cứu - phân tích các yếu tố liên quan đến việc thuê nhà tác động đến sức khoẻ tâm lý của sinh viên đại học kinh tế thành phố hồ chí minh
Hình 2 Khung phân tích cho nghiên cứu (Trang 17)
Bảng 1: Thang đo nhận thức bạo lực - phân tích các yếu tố liên quan đến việc thuê nhà tác động đến sức khoẻ tâm lý của sinh viên đại học kinh tế thành phố hồ chí minh
Bảng 1 Thang đo nhận thức bạo lực (Trang 23)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w