1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

thực trạng tự học của sinh viên trường đại học y dược thái nguyên và một số yếu tố liên quan

65 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Một số nhà nghiên cứu giáo dục nổi tiếng trên thế giới đã định nghĩa vềtự học như sau:- Tự học có thể được coi là một sự khởi đầu từ giáo dục như một nỗ lựcxã hội hướng tới việc phân bổ

Trang 1

BỘ MÔN DỊCH TỄ HỌC

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

THỰC TRẠNG TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC YDƯỢC THÁI NGUYÊN VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN

NHÓM 1.2 - LỚP HỌC LẠI THÁNG 3

Thái Nguyên - Năm 2023

Trang 2

BỘ MÔN DỊCH TỄ HỌC

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

THỰC TRẠNG TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC YDƯỢC THÁI NGUYÊN VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN

DANH SÁCH NHÓM:

1 HOÀNG TÚ ANH2 PHẠM ĐỨC NAM

3 NGUYỄN XUÂN THÀNH4 NGUYỄN VĂN THẢO

5 VŨ ANH THƯ (TRƯỞNG NHÓM)6 ĐỖ ANH DŨNG

7 LÊ THỊ HỒNG HÀ

Thái Nguyên - Năm 2023

Trang 3

DANH MỤC TỪ VÀ THUẬT NGỮ VIẾT TẮTDANH MỤC BẢNG BIỂU

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

1.1 Một số khái niệm và thuật ngữ liên quan···4

Trang 4

1.2.2.5 Ngành Răng – Hàm – Mặt 17

1.2.2.6 Ngành Kỹ thuật xét nghiệm Y học 18

1.2.2.7 Ngành Hộ sinh 18

1.2.3 Phương pháp tự học của sinh viên 19

1.2.4 Cách thức tự học của sinh viên 20

1.2.5 Liên quan giữa tự học và địa điểm tự học của sinh viên 22

1.2.6 Tự học và thời gian làm thêm của sinh viên 23

1.2.6.1 Về loại công việc làm thêm 23

1.2.6.2 Về thời gian làm việc 24

1.2.6.3 Về sự linh hoạt của công việc 24

1.2.7 Tính chủ động tự học của sinh viên 25

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28

2.1 Đối tượng nghiên cứu···28

2.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn 28

2.2 Thời gian, địa điểm nghiên cứu···28

2.2.1 Thời gian nghiên cứu 28

2.2.2 Địa điểm nghiên cứu 28

2.3 Phương pháp nghiên cứu···28

2.3.1 Thiết kế nghiên cứu 28

2.3.2 Cỡ mẫu nghiên cứu 28

2.3.3 Kỹ thuật chọn mẫu 29

2.4 Biến số nghiên cứu···29

2.5 Tiêu chuẩn đánh giá biến số nghiên cứu···34

Trang 5

2.8 Đạo đức trong nghiên cứu···34

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 36

3.1 Thông tin chung···36

3.2 Mô tả thực trạng tự học của sinh viên trường Đại học Y- Dược Thái Nguyên năm 2023···38

3.3 Một số yếu tố liên quan đến tự học của sinh viên trường Đại học Dược, Đại học Thái Nguyên···41

Y-DỰ KIẾN KẾT LUẬN 46

TÀI LIỆU THAM KHẢO 47

PHỤ LỤC 52

Trang 6

những kiến thức lý luận nhưng chưa có cơ hội được va chạm thực tiễn, quabài tập lớn kết thúc học phần, em đã có cơ hội tìm hiểu sâu hơn về môn“Phương pháp nghiên cứu khoa học”.

Chúng em xin được gửi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc nhất đến giảng viênbộ môn đã chỉ bảo tận tình giúp đỡ chúng em làm bài tập lớn.

Nhưng do chưa có nhiều kiến thức ở ngoài nên bài còn nhiều thiếu sót trongquá trình tìm hiểu, nghiên cứu và trình bày, chúng em rất mong sẽ nhận đượcsự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo để bài được hoàn chỉnh hơn!

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Trang 7

1 ĐTNC Đối tượng nghiên cứu

Trang 9

ĐẶT VẤN ĐỀ

Tự học là quá trình học tập một cách tự giác, tự nguyện, tự vạch ra kếhoạch để học tập, tự lựa chọn nội dung, phương pháp, sắp xếp thời gian hợplý với đặc điểm, phương tiện thích hợp để lĩnh hội tri thức, kĩ năng học tập,giá trị làm người [1] Trong bối cảnh hiện nay, tự học là một đòi hỏi tất yếukhách quan không thể thiếu được trong quá trình học tập Người học buộcphải có thói quen tự học, để phát huy năng lực của bản thân và đáp ứng nhữngđòi hỏi của công việc trong tương lai Đối với SV, học tập thường gắn liền vớinghề nghiệp, với mục đích đảm bảo cuộc sống, mục đích khẳng định mình.Mặt khác, tự học của SV luôn gắn với hướng dẫn của giảng viên, việc thựchiện yêu cầu, nhiệm vụ giảng viên đề ra

Nghiên cứu cho thấy chỉ có 2.8% sinh viên hiểu tự học là có sự hướngdẫn của giảng viên, 84.92% sinh viên tự học khi có bài kiểm tra hoặc bài thi,25.87% sinh viên dành thời gian tự học từ 1-2 giờ/24 giờ, 37.97% sinh viên tựhọc khi có hứng thú [2] Theo nghiên cứu năm 2014, trên 3 giờ mỗi ngày làkhoảng thời gian mà tất cả SV xuất sắc và khoảng trên 40% SV giỏi dành choviệc tự học ngoài lớp, còn 75% SV yếu chỉ tự học ngoài lớp dưới 2 giờ/ ngày.Đối với SV từ mức trung bình đến khá thì số lượng SV tự học ngoài lớp từ 2giờ/ngày trở lên chiếm ưu thế hơn so với thời lượng dưới mức đó Tuy thốngkê chưa tìm thấy sự tương quan giữa thời gian tự học với kết quả học tập củaSV (do số SV các nhóm chênh lệch khá lớn), nhưng có thể thấy khuynhhướng các SV có kết quả học tập tốt thường dành nhiều thời gian tự học ngoàilớp hơn so với các SV có kết quả không tốt [3] Nghiên cứu năm 2020 chothấy tỷ lệ sinh viên với mức thỉnh thoảng đến thường xuyên dành nhiều thờigian cho việc học chiếm 33.6%; chuẩn bị bài trước khi đến lớp chiếm tỷ lệ29.5%; tóm tắt và tìm ra ý chính khi đọc tài liệu chiếm 50.4%; tìm hiểu mụctiêu môn học trước khi bắt đầu môn học 33.1% và vận dụng kiến thức đã học

Trang 10

vào cuộc sống chiếm tỷ lệ 51% Điều này cho thấy hiện nay phương pháp họctập của sinh viên chưa hiệu quả là do không có sự chuẩn bị bài trước ở nhà vàviệc học tập của sinh viên rất thụ động [5].

Trong các yếu tố ảnh hưởng đến tự học của SV, thì yếu tố tương lai nghềnghiệp được đánh giá là ảnh hưởng nhiều nhất (97.6%); các yếu tố khác cũngchi phối đến tự học của SV: hứng thú môn học (89.5%); môi trường học tập(86.7%); phương pháp giảng dạy của giáo viên (68.1%), yêu cầu nhiệm vụ dogiáo viên đề ra (70.8%) Yếu tố sức khỏe cá nhân được đánh giá là ảnh hưởngít nhất (24.7%) [4] Theo nghiên cứu năm 2020, “có gần 80% sinh viên chorằng việc học tập của họ bị ảnh hưởng bởi Internet, phim ảnh, facebook, điệnthoại Có thể thấy rằng khi người học có một môi trường học tập lý tưởng thìviệc học tập có thể mang lại những hiệu quả cao nhất Tuy nhiên, chínhnhững điều kiện thuận lợi này lên facebook, lên internet coi phim,… làm mấtthời gian cá nhân rất nhiều dẫn đến tình trạng xao lãng việc học tập” [5].

Trong xu thế phát triển, hầu hết các trường Đại học, trong đó có TrườngĐại học Y-Dược Thái Nguyên đã chuyển đổi phương thức đào tạo theo niênchế sang đào tạo theo học chế tín chỉ Trong đào tạo theo học chế tín chỉ,thông thường giảng viên chỉ lên lớp 50%, thời gian còn lại dành cho các hoạtđộng thí nghiệm, thực hành, tự học, tự nghiên cứu, Bên cạnh đó, sinh viêntrường Đại học Y-Dược Thái Nguyên phải học khối lượng kiến thức đượccung cấp bao quát trên nhiều lĩnh vực Chương trình học bao quát và khá rộnglà khó khăn thách thức nếu bản thân sinh viên không tự trang bị kiến thức chobản thân ngoài giờ học trên lớp Do đó, tự học là mục tiêu cơ bản của quátrình dạy học Câu hỏi đặt ra là thực trạng tự học của sinh viên Trường Đạihọc Y-Dược Thái Nguyên hiện nay như thế nào? Những yếu tố nào liên quantới thực trạng tự học của các sinh viên? Xuất phát từ lý do trên, để có cái nhìntoàn cảnh về tự học của sinh viên trường Đại học Y-Dược Thái Nguyên,

Trang 11

chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Thực trạng tự học của sinh viên trườngĐại học Y-Dược Thái Nguyên và một số yếu tố liên quan”, nhằm mục tiêu:

1 Mô tả thực trạng tự học của sinh viên trường Đại học Y-Dược TháiNguyên năm 2023.

2 Xác định các yếu tố liên quan đến tự học của sinh viên trường Đại họcY-Dược Thái Nguyên.

Trang 12

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Một số khái niệm và thuật ngữ liên quan

1.1.1 Khái niệm tự học

Theo tác giả Nguyễn Cảnh Toàn: “Tự học là tự mình động não suy nghĩ,sử dụng năng lực trí tuệ (quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp ) và có khi cảcơ bắp (khi phải sử dụng công cụ) cùng các phẩm chất của mình rồi cả độngcơ, tình cảm, cá nhân sinh quan, thế giới quan để chiếm lĩnh một lĩnh vựchiểu biết nào đó của nhân loại, biến lĩnh vực đó thành sở hữu của mình” [16].

Tác giả Nguyễn Hiến Lê quan niệm: Tự học là không ai bắt buộc mìnhmà tự mình tìm tòi, học hỏi để hiểu biết thêm Tự học là quá trình học tập mộtcách tự giác, tự nguyện, tự vạch ra kế hoạch để học tập, tự lựa chọn nội dung,phương pháp, sắp xếp thời gian hợp lý với đặc điểm, phương tiện thích hợpđể lĩnh hội tri thức, kĩ năng học tập, giá trị làm người [1]

Một số nhà nghiên cứu giáo dục nổi tiếng trên thế giới đã định nghĩa vềtự học như sau:

- Tự học có thể được coi là một sự khởi đầu từ giáo dục như một nỗ lựcxã hội hướng tới việc phân bổ lại năng lực tham gia vào việc xây dựng kiếnthức và vai trò của người học trong quá trình học [12].

- Tự học là khả năng tự chịu trách nhiệm cho việc học của chính mình.Từ các quan điểm trên, theo chúng tôi: Tự học là tính tự giác, tích cực,và linh hoạt, tự thân vận động của người học để chiếm lĩnh tri thức kinhnghiệm xã hội lịch sử trong thực tiễn, biến tri thức của loài người thành vốntri thức, kinh nghiệm, kĩ năng, kĩ xảo của bản thân mà không có sự hướng dẫn

Trang 13

của người khác, hoặc chỉ được hướng dẫn ở những bước sơ khai ban đầu, chủđộng học hỏi, trau dồi các kiến thức mà không cần một sự thúc giục nào.

1.1.2 Ý thức tự học

Theo “Tâm lý học nhận thức”, Neisser (1967) đã chỉ ra rằng ý thức làhình thức phản ánh tâm lý cao nhất chỉ có ở con người, là sự phản ánh bằngngôn ngữ những gì con người đã tiếp thu trong quá trình quan hệ qua lại vớithế giới khách quan Ý thức là một hiện tượng tâm lý - xã hội có kết cấu phứctạp bao gồm nhiều thành tố khác nhau có quan hệ qua lại với nhau Có thểchia cấu trúc của ý thức theo hai chiều:

- Theo chiều ngang bao gồm các yếu tố : tri thức, tình cảm, niềm tin, ýchí, trong đó tri thức là yếu tố cơ bản và cốt lõi.

- Theo chiều dọc bao gồm các yếu tố như: tự ý thức, tiềm thức, vô thức.Ý thức có 4 thuộc tính cơ bản sau:

- Ý thức thể hiện năng lực cao nhất của con người về thế giới Đây là khảnăng ý thức một cách khái quát bản chất hiện thực khách quan Con ngườimuốn có ý thức đầy đủ, sâu sắc, khái quát cần phải có tư duy khái quát về bảnchất thế giới khách quan.

- Ý thức thể hiện thái độ của con người về thế giới: Con người phản ánhhiện thực khách quan bằng cách tỏ thái độ với nó

- Ý thức thể hiện năng lực điều chỉnh, điều khiển hành vi của con người:Người có ý thức là người biết tự điều chỉnh năng lực hành vi của bản thân saocho phù hợp với từng hoàn cảnh sống.

- Khả năng tự ý thức: Con người không chỉ có ý thức về giới mà còn cókhả năng tự nhận thức về mình, tự xác định thái độ đối với bản thân, tự điềukhiển và điều chỉnh để hoàn thiện mình [23].

Trang 14

Như vậy, ý thức tự học của sinh viên chính là sự hiểu biết, những nhậnthức, cảm nhận của sinh viên đối với vấn đề tự học, quyết định thái độ vàhành vi của bản thân đối với việc học.

1.1.3 Thái độ tự học:

Bách khoa toàn thư về tâm lí học xã hội định nghĩa: “Thái độ chỉ cácđánh giá tổng thể của chúng ta về con người, nhóm, sự vật, sự việc trong thếgiới Thái độ quan trọng vì chúng ảnh hưởng đến cách chúng ta nhìn nhậncũng như cách chúng ta hành xử.” [1].

Từ điển tiếng Việt ( Hoàng Phê, (2019), trang 1170) định nghĩa: “Tháiđộ là cách nghĩ, cách nhìn và cách hành động theo một hướng nào đó trướcmột vấn đề hay một tình hình cụ thể nào đó cần giải quyết và làm cho đốitượng đó có những biến đổi nhất định.” [22].

Như vậy, thái độ tự học của sinh viên chính là cách nghĩ, cách nhìn vàcách hành động của sinh viên đối với việc tự học.

1.1.4 Cách thức tự học

Mặc dù năng lực tự học được xem là “kim chỉ nam” cho hoạt động họctập của sinh viên trong thời đại mới những vấn đề này chưa được quan tâmđúng mức trong giảng dạy và nghiên cứu, đặc biệt tại bối cảnh nghiên cứu.

Khối lượng kiến thức giảng dạy ở bậc đại học là vô cùng lớn, phươngpháp giảng dạy và môi trường học tập cũng khác xa bậc học phổ thông Vìvậy, các bạn sinh viên cần có được phương pháp học tập thích hợp để có thểtiếp thu hết khối kiến thức đồ sộ đó Bước vào Đại học, không ít các bạn tânsinh viên bỡ ngỡ vì cách học, cách dạy mới Do sinh viên được coi là nhữngcon người đã trưởng thành, việc học và dạy ở đại học nhấn mạnh đến sự tựgiác và tự chịu trách nhiệm về kết quả học tập của mỗi cá nhân.

Trang 15

Vì vậy, cách học ở đại học luôn xoay quanh vấn đề: làm sao để tự nỗlực mà đạt kết quả học tập cao nhất Tự học ở đại học còn nâng cao tinh thầntự giác của mỗi sinh viên.

Tham khảo từ một số bạn sinh viên, một vài cách thức tự học mang đếnhiệu quả cao trong học tập đó là:

- Học lại các bài lý thuyết đã học.

- Tìm tài liệu liên quan đến các bài lý thuyết đã học.- Học bài của ngày hôm sau

- Học môn hứng thú nhất- Học xen lẫn các môn

Bên cạnh đó, mỗi sinh viên cần phải lựa chọn được cho riêng mình cáchthức tự học sao cho phù hợp với bản thân để đem lại kết quả tốt nhất.

1.1.5 Phương pháp tự học

Phương pháp tự học là chủ động, tự chủ trong mọi môn học Trong quátrình học, sinh viên nên nắm vững kiến thức chính trong giáo trình giảng viêngiảng dạy Tìm kiếm, bổ sung kiến thức bên ngoài để hoàn thiện.

Việc tự học sẽ giúp sinh viên cập nhật kiến thức liên tục để phục vụ chocông việc tốt hơn, từ đó cũng mở ra con đường sự nghiệp và phát triển sựnghiệp Có thể nói, phương pháp tự học không chỉ mở ra lượng lớn kiến thứccần thiết mà còn mang lại các giải pháp tối ưu giúp xử lý các công việc mộtcách hiệu quả và sáng tạo hơn hẳn.

Trang 16

1.1.6 Bản chất tự học

Thực chất, bản chất của tự học là một quá trình học tập, một quá trìnhnhận thức không trực tiếp có giáo viên Đó là “ lao động khoa học”, vất vảhơn nhiều so với quá trình học có thầy bởi vì người học phải tự xây dựng chomình cách học và sử dụng hợp lý các điều kiện, hình thức , phương tiện họctập để đạt được những kết quả mong muốn Tuy nhiên khi người học đã tựtiếp nhận kiến thức thì vai trò người thầy (hướng dẫn, tác động ) là khôngthể thiếu Như vậy, bản chất của tự học là làm việc với chính mình trước, sauđó mới là nghiên cứu tài liệu thông qua việc trao đổi với bạn bè cùng nhóm vàtheo sự hướng dẫn của giảng viên [13].

Tóm lại, bản chất của tự học chính là người học chủ động lĩnh hội kiếnthức, chủ động tìm kiếm thông tin Do đó, giáo viên không nên áp đặt chongười học mà phải tổ chức một cách hệ thống các hoạt động học tập nhằmgiúp người học tự lĩnh hội những kiến thức mới bởi”chúng ta không thể xâydựng tương lai cho tuổi trẻ nhưng chúng ta có thể xây dựng lớp trẻ cho tươnglai.

1.1.7 Mục đích của tự học

Mục đích của tự học chỉ là những kiến thức, những sự kiện được ghi nhớmột cách máy móc mà còn là con đường tư duy để đi đến kiến thức đó AlbertEinstein (1921) từng nói: “Giá trị của bản giáo dục đại học không phải ở việchọc nhiều sự kiện, mà là luyện cho trí óc suy nghĩ” Mục đích đó, giá trị đókhó lòng đạt được nếu sinh viên không biết cách tự học.

Mục đích đích thực và chính yếu của tự học là để trau dồi kiến thức, mởmang trí tuệ, rèn luyện nhân cách và làm người hữu ích cho xã hội Nhữngmục tiêu đó không thể chỉ học trong vòng vài năm, mà phải học suốt đời,chính vì thế mà ở các nước phương Tây người ta có khái niệm lifelong

Trang 17

learning (học suốt đời) “Học tập suốt đời là quá trình học liên tục, tự nguyệnvà chủ động để chúng ta hấp thu tri thức và kĩ năng mới qua học hành và kinhnghiệm không chỉ trong nhà trường mà còn ngoài xã hội nói chung” ( NguyễnVăn Tuấn, 2011) Đặc biệt, trong xã hội học tập như ngày nay, người ta tựhọc để biết, để làm người, để làm việc và để chung sống- bốn động cơ nàyluôn thôi thúc con người ta phải học tập để đạt đến chân, thiện, mỹ [14].

1.1.8 Vị trí và vai trò của tự học

1.1.8.1 Vị trí của tự học

Từ lâu các nhà sư phạm đã nhận thức rõ ý nghĩa của phương pháp dạy tựhọc.Trong quá trình hoạt động dạy học giảng viên không chỉ dừng lại ở việctruyền thụ những tri thức có sẵn, chỉ cần yêu cầu sinh viên ghi nhớ mà quantrọng hơn là phải định hướng, tổ chức cho sinh viên tự mình khám phá ranhững quy luật, thuộc tính mới của các vấn đề khoa học Giúp sinh viênkhông chỉ nắm bắt được tri thức mà còn biết cách tìm đến những tri thức ấy

Thực tiễn cũng như phương pháp dạy học hiện đại còn xác định rõ: cànghọc lên cao thì tự học càng cần được coi trọng, nói tới phương pháp dạy họcthì cốt lõi chính là dạy tự học.

Phương pháp tự học là cầu nối giữa học tập và nghiên cứu khoa học.Bởi vì sinh viên đại học không phải là những học sinh cấp bốn Họ cần cóthói quen nghiên cứu khoa học, mà để có được thói quen ấy thì không thểkhông thông qua con đường tự học Muốn thành công trên bước đường họctập và nghiên cứu thì phải có khả năng phát hiện và tự giải quyết những vấnđề mà cuộc sống, khoa học đặt ra Bồi dưỡng năng lực tự học là phương cáchtốt nhất để tạo ra động lực mạnh mẽ cho quá trình học tập.

Một trong những phẩm chất quan trọng của mỗi cá nhân là tính tích cực,sự chủ động sáng tạo trong mọi hoàn cảnh Và, một trong những nhiệm vụ

Trang 18

quan trọng của giáo dục là hình thành phẩm chất đó cho người học Bởi từ đónền giáo dục mới mong đào tạo ra những lớp người năng động, sáng tạo, thíchứng với mọi thị trường lao động, góp phần phát triển cộng đồng.

Có thể xem tính tích cực (hình thành từ năng lực tự học) như một điềukiện, kết quả của sự phát triển nhân cách thế hệ trẻ trong xã hội hiện đại.Trong đó hoạt động tự học là những biểu hiện sự gắng sức cao về nhiều mặtcủa từng cá nhân người học trong quá trình nhận thức thông qua sự hưng phấntích cực Mà hưng phấn chính là tiền đề cho mọi hứng thú trong học tập Cóhứng thú người học mới có được sự tự giác say mê tìm tòi nghiên cứu khámphá Hứng thú là động lực dẫn tới tự giác Tính tích cực của con người chỉđược hình thành trên cơ sở sự phối hợp ngẫu nhiên giữa hứng thú với tự giác.Nó bảo đảm cho sự định hình tính độc lập trong học tập.

- Nếu rèn luyện cho người học có được phương pháp, kĩ năng tự học,biết linh hoạt vận dụng những điều đã học vào thực tiễn thì sẽ tạo cho họ lòngham học, nhờ đó kết quả học tập sẽ ngày càng được nâng cao.

Trang 19

Với những lý do nêu trên có thể nhận thấy, nếu xây dựng được phươngpháp tự học, đặc biệt là sự tự giác, ý chí tích cực chủ động sáng tạo sẽ khơidậy năng lực tiềm tàng, tạo ra động lực nội sinh to lớn cho người học.

1.1.9 Ý nghĩa tự học

Tự học có ý nghĩa to lớn đối với bản thân sinh viên để hoàn thành nhiệmvụ học tập của họ đối với chất lượng, hiệu quả của quá trình dạy học – đào tạotrong nhà trường Tự học là sự thể hiện đầy đủ nhất vai trò chủ thể trong quátrình nhận thức của sinh viên Trong quá trình đó, người học hoàn toàn chủđộng và độc lập, tự lập tìm tòi, khám phá để lĩnh hội tri thức dưới sự chỉ đạo,điều khiển của giáo viên.

Để phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của mình, sinh viên phải tựrèn luyện phương pháp tự học giúp nâng cao hiệu quả học tập Chính kỹ năngtự học là điều kiện vật chất bên trong để sinh viên biến động cơ tự học thànhkết quả cụ thể và làm cho sinh viên tự tin về bản thân mình, bồi dưỡng vàphát triển hứng thú duy trì tính tích cực nhận thức trong hoạt động tự học củahọ.

Ngày nay, tất cả các quốc gia trên thế giới đều đầu tư cho nền giáo dụcnước nhà, gia đình nào cũng đầu tư cho việc học hành của con em Trong bốicảnh như vậy, sự học buộc phải có giá trị thực dụng mang tính xã hội Và sựtự học tất nhiên phải gắn liền với giá trị thực dụng đó [13].

1.2 Một số yếu tố liên quan đến tự học

Có nhiều nghiên cứu trong nước và thế giới nghiên cứu về các yếu tốliên quan đến tự học của sinh viên, để cho thấy rằng sự khác biệt giữa sự tácđộng của các yếu tố thuộc đối tượng nghiên cứu khác đến vấn đề tự học củasinh viên.

Trang 20

Các nhóm đối tượng nghiên cứu có thể phân loại dựa trên các đặc điểmvề giới tính, ngành học, nơi cư trú, cách thức tự học, phương pháp tự học,…

1.2.1 Đặc điểm về giới tính

Giới tính là một trong những yếu tố quan trọng liên quan đến vấn đề tựhọc và KQHT Qua nhiều nghiên cứu cho thấy rằng nữ giới ngày càng thôngminh hơn nam giới [6] Nữ giới có xu hướng chăm chỉ trong học tập hơntrong khi nam giới còn ham chơi, không tập trung vào học tập dẫn đến KQHTcòn trung bình – yếu Tuy nhiên, với xã hội Công nghiệp hoá – Hiện đại hoángày nay thì nữ giới và nam giới đều cần phải tập trung học tập để theo kịpvới thời đại.

Theo một cuộc khảo sát của Carmara và Schmidt (1999) tại Mỹ về sựkhác nhau về “Sự khác biệt nhóm trong bài trắc nghiệm chuẩn và sự phântầng xã hội” cho thấy KQHT có sự thay khác nhau giữa người Mỹ lai Phi, Mỹlai Châu Á, Mỹ latinh và Mỹ da trắng và nghiên cứu của tác giả S ValliJayanthi & ctg (2014) cũng cho thấy sự ảnh hưởng khác nhau đến KQHTgiữa những đối tượng khác nhau về giới tính Nghiên cứu của tác giảStinerbrickner & ctg (2001), nghiên cứu tại Đại học Berea với 2312 quan sátcho thấy sinh viên nữ và những sinh viên da đen có điểm trung bình thấp hơnnhững sinh viên khác [18].

1.2.2 Đặc điểm ngành học

Trường Đại học Y-Dược, Đại học Thái Nguyên đào tạo 07 chuyênngành sức khoẻ Đặc điểm của từng ngành học cũng có ảnh hưởng không nhỏtới hoạt động tự học của sinh viên toàn trường.

Thời gian đào tạo và chương trình đào tạo của từng ngành học có ảnhhưởng tới thời gian tự học của sinh viên như sau:

Trang 21

1.2.2.1 Ngành Y khoa

Mục tiêu đào tạo của ngành Y khoa (General Medicine) là đào tạo Bác sĩđa khoa có đủ y đức, có kiến thức khoa học cơ bản và y học cơ sở vững chắc,có kiến thức và kỹ năng cơ bản về lâm sàng và cộng đồng, kết hợp y học hiệnđại với y học cổ truyền, có trình độ ngoại ngữ và năng lực nghiên cứu khoahọc, có khả năng tiếp cận và ứng dụng các thành tựu khoa học y học trongbảo vệ và chăm sức khỏe nhân dân.

Cụ thể người học tốt nghiệp ngành Y khoa có kiến thức khoa học cơ bản,y học cơ sở làm nền tảng vững chắc cho y học lâm sàng; có các kiến thức cơbản về chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh cho bệnh nhân; có những phươngpháp khoa học trong công tác phòng, chữa bệnh và nghiên cứu khoa học; hiểurõ pháp luật, chính sách về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Trong hai năm học đầu tiên, sinh viên Y khoa sẽ được trang bị các kiếnthức khoa học cơ bản và y học cơ sở để làm nền tảng vững chắc cho việc tiếpthu kiến thức chuyên nghiệp trong 4 năm cuối của chương trình đào tạo.

Bên cạnh đó, ngay từ năm đầu tiên sinh viên ngành Y khoa còn được họctiếng Anh cơ bản, Tin học, Kỹ năng mềm, Pháp luật đại cương để vững tincó được chứng chỉ hành nghề sau khi tốt nghiệp.

Đào tạo Y khoa là một ngành đào tạo đặc biệt, thời gian học tập kéo dài6 năm Học ngành Y khoa không thể thiếu thực hành lâm sàng tại bệnh viện.Từ học kỳ IV đến học kỳ XII sinh viên phải học thực hành và tham giathường trực tại bệnh viện, học tập trong môi trường thực tế ở các bệnh viện làcơ hội cho sinh viên rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp sau này [23].

Trang 22

Chính vì vậy, sinh viên ngành Y khoa phải học với khối lượng kiến thứcvà thời lượng học tập rất lớn, sinh viên phải học cả ngày, sáng học lý thuyết,chiều thực hành; ngoài ra buổi tối sinh viên Y khoa còn phải trực tại bệnhviện: 12 giờ/ngày, 24 giờ/ngày…

Với những lý do trên, thời gian tự học của sinh viên ngành Y khoa bị hạnchế.

1.2.2.2 Ngành Dược học

Ngành Dược học (Pharmacy) hay còn được gọi tắt là ngành Dược làmột trong những ngày đòi hỏi sinh viên phải học tập, nghiên cứu trong thờigian 5 năm.

Sinh viên theo học ngành Dược được trang bị khối kiến thức khoa họccơ bản và dược học cơ sở, có kiến thức và kỹ năng chuyên môn đầy đủ vềdược học như chuyển hóa thuốc trong cơ thể, những phản ứng bất lợi củathuốc, tương tác qua lại giữa các loại thuốc, công thức phối hợp thuốc để tạohiệu quả chữa bệnh tối ưu và an toàn nhất cho người dùng Sinh viên phải họcvới khối lượng kiến thức và thời lượng học tập khá lớn, ngoài lý thuyết còn cócác buổi thực hành, buổi học lâm sàng,… để củng cố lý thuyết đã học Bêncạnh đó, sinh viên còn được cung cấp đủ kiến thức về các bệnh gây ra dothuốc, chăm sóc dược lâm sàng, điều trị học và các chế độ dinh dưỡng trongđiều trị, [24]

So với ngành Y khoa, sinh viên ngành Dược học có nhiều thời gian tựhọc buổi tối hơn.

Trang 23

1.2.2.3 Ngành Cử nhân điều dưỡng

Theo chương trình đào tạo của Bộ giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế banhành thì ngành Điều dưỡng (Nursing) trình độ đại học sẽ học trong 4 năm (8học kỳ).

Theo đó, chương trình đào tạo ngành CNĐD bậc đại học có 141 tín chỉgồm 72 tín chỉ lý thuyết và 69 tín chỉ thực hành được chia thành 8 học kỳtrong 4 năm Nội dung chương trình gồm các khối kiến thức: Giáo dục đạicương: 35 tín chỉ; Kiến thức ngành là 23 tín; Kiến thức chuyên sâu về điềudưỡng 56 tín chỉ và các khối kiến thức bổ sung, tự chọn khác.

Năm thứ 1 và năm thứ 2, sinh viên CNĐD sẽ được học các môn khoahọc cơ bản xen lẫn với các môn y học cơ sở, như: Ngoại ngữ, Triết học, Tinhọc, Vật lý – Lý sinh, Sinh học di truyền, Giải phẫu, Sinh lý, Hóa sinh, Sinhlý bệnh, Mô học, Điều dưỡng cơ bản và học thực hành 55 kỹ năng Điềudưỡng cơ bản tại phòng Skillslab theo nhóm nhỏ trên các mô hình.

Năm thứ 3, các bạn sinh viên sẽ được học lý thuyết và thực hành tạiphòng thí nghiệm trong trường và đi thực tập tại các bệnh viện tuyến Trungương về các kỹ năng Điều dưỡng Nội khoa, điều dưỡng Ngoại khoa, điềudưỡng Nhi khoa, điều dưỡng Sản phụ khoa, Hồi sức cấp cứu, Kiểm soátnhiễm khuẩn…

Năm thứ 4, Tiếp tục học và thực tập tại bệnh viện các kỹ năng Điềudưỡng Tâm thần, điều dưỡng Phục hồi chức năng, điều dưỡng Truyền nhiễm,điều dưỡng Cộng đồng, điều dưỡng Lão khoa, điều dưỡng Y học cổ truyền,Quản lý điều dưỡng và Thực tập tốt nghiệp [24]

Trang 24

Với đặc điểm như vậy, ngành CNĐD cũng có khối lượng kiến thức vàthời gian thực tập tại Bệnh viện khá nhiều nên thời gian tự học của sinh viênngành này cũng bị hạn chế, ảnh hưởng rất lớn đến KQHT của sinh viên.

1.2.2.4 Ngành Y học dự phòng

Y học dự phòng (Preventive Medicine) là một lĩnh vực y tế liên quanđến việc thực hiện các biện pháp để phòng bệnh Có thể xem YHDP là cầu

nối giữa y học và y tế công cộng YHDP quan tâm đến chẩn đoán và điều trị

bệnh cho một bệnh nhân và y tế công cộng quan tâm nhiều hơn đến phòngbệnh và nâng cao sức khỏe cho cộng đồng Vì vậy, mục tiêu hàng đầu của Yhọc Dự phòng là nâng cao sức khỏe của cá nhân, gia đình và cả cộngđồng [25].

Chương trình đào tạo ngành Y học dự phòng là sự kết hợp 3 chuyênngành: y học lâm sàng, y tế cộng đồng và y học gia đình Khi theo học ngànhnày, sinh viên sẽ được trang bị các kỹ năng:

- Chẩn đoán, điều trị, chăm sóc các bệnh thường gặp; Xét nghiệm, thămdò chức năng;

- Chăm sóc toàn diện và tư vấn sức khỏe cho những người mắc các bệnhthường gặp;

- Thực hiện một số kỹ thuật xét nghiệm;

- Thu thập, phân tích thông tin về sức khỏe cộng đồng;

- Phát hiện, tổ chức phòng chống dịch bệnh; Thực hiện các chương trìnhy tế quốc gia tại khu vực địa phương;

- Tổ chức giáo dục, tuyên truyền về phương pháp phòng chống dịchbệnh, chăm sóc sức khỏe;

- Quản lý, đào tạo cán bộ y tế

Trang 25

- Chương trình Đại học chính quy ngành Y học dự phòng thường kéo dài6 năm với các nhóm kiến thức chính:

- Kiến thức giáo dục đại cương: Khoa học Mác Lênin – Tư tưởng HồChí Minh; Khoa học tự nhiên (tin học, xác suất thống kê, lý sinh, hóa học,sinh học, di truyền,…),

- Khoa học xã hội (Tâm lý học – Y đức, Nhà nước và Pháp luật), Ngoạingữ cơ bản, Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng

- Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp: Kiến thức cơ sở của ngành (giảiphẫu, sinh lý học, hóa sinh, mô phôi,…),

- Kiến thức chuyên ngành bắt buộc (nội cơ sở, ngoại cơ sở, nội bệnh lý,ngoại bệnh lý, phụ sản, nhi, truyền nhiễm,…),

- Kiến thức chuyên ngành tự chọn (Vaccine, khống chế các bệnh phổbiến, thảm họa, y học lao động, bệnh nghề nghiệp,…) [23]

YHDP là một trong các ngành có thời gian đào tạo dài (6 năm), với khốilượng kiến thức “khổng lồ” và thời gian thực tập ở BV chiếm đa số, chính vìvậy, sinh viên ngành YHDP bị hạn chế về thời gian tự học vào buổi tối, cuốituần Điều này ảnh hưởng rất lớn tới KQHT của sinh viên ngành YHDP.

1.2.2.5 Ngành Răng – Hàm – Mặt

Răng Hàm Mặt là một ngày học trong nhóm ngành Y Học, có tên tiếng

anh là Odonto-Stomatology, Dentistry

Xuất phát từ nhu cầu chăm sóc sức khoẻ Răng miệng, không chỉ đơngiản là khám chữa bệnh về Răng mà còn là chỉnh hình nâng cao tính thẩm mĩcho mọi người sinh viên theo học ngành răng hàm mặt sẽ được đào tạo để trởthành bác sĩ chuyên khoa, có trình độ chuẩn đoán, điều trị các bệnh về Răng,

hàm, chấn thương, chỉnh hình thẩm mỹ hàm mặt

Sinh viên theo học ngành RHM sẽ được trang bị toàn diện các kiến thứctừ cơ bản đến nâng cao về y sinh.

Trang 26

Những kỹ thuật cơ bản trong răng hàm mặt bao gồm: - Chữa răng, phục hình (tháo lắp và cố định), và nội nha.- Các kỹ năng cơ bản cần thiết trong nha chu dự phòng.

Bên cạnh các môn học đại cương, trong chương trình đào tạo sinh viênsẽ được học các môn chuyên ngành nâng cao như:

- Nha chu, chẩn đoán vùng miệng,

- X quang vùng miệng, kỹ thuật phục hồi răng và phẫu thuật miệng.- Chỉnh nha, răng trẻ em, chữa răng và chẩn đoán nội khoa vùngmiệng… [24].

Chương trình đào tạo bác sĩ RHM tại Việt Nam kéo dài 6 năm, sinh viêntheo học ngành này phải tiếp thu một lượng kiến thức rất lớn về lý thuyếtcũng như thực hành So với các nhóm ngành có thời gian đào tạo 6 năm thìsinh viên ngành này có thời gian tự học buổi tối, cuối tuần nhiều hơn ngành Ykhoa và YHDP Đây là một điều kiện rất lớn để sinh viên có khả năng trau dồivề kiến thức lẫn kỹ năng chuyên ngành.

1.2.2.6 Ngành Kỹ thuật xét nghiệm Y học

Kỹ thuật xét nghiệm y học là những kiến thức, kỹ năng về thực hiệnkiểm tra, giám sát các quy chế vô khuẩn, quy định về sử dụng hóa chất vàsinh phẩm chuyên dụng và an toàn sinh học trong phòng thí nghiệm.

Chương trình đào tạo Kỹ thuật viên Kỹ thuật Xét nghiệm y học gồm cácnội dung:

Kiến thức khoa học cơ bản:

- Nguyên lý kỹ thuật công nghệ, kiến thức chuyên môn về các lĩnh vựcxét nghiệm hiện đại về vi sinh – ký sinh trùng, sinh hóa – miễn dịch, huyếthọc – truyền máu;

- Nguyên lý, quy trình vận hành bảo quản trang thiết bị thuộc ngành xétnghiệm y học phục vụ yêu cầu chẩn đoán, điều trị cho bệnh nhân.

Trang 27

Thực hành: sinh viên được học tập và thực hành tại 4 phòng xét nghiệm:Vi sinh – Ký sinh trùng, Hóa sinh – Miễn dịch, Lý sinh, Huyết học – Truyềnmáu theo quy chuẩn của Bộ Y tế.

Thực tập: sinh viên thực tập tập tại các BV

Kỹ năng nghề nghiệp: Kỹ năng thao tác với các trang thiết bị xét nghiệmnhuần nhuyễn, kỹ năng sắp xếp và quản lý công việc chính xác và hiệu quả[8].

Với đặc điểm như vậy, ngành Kỹ thuật XNYH cũng có khối lượng kiếnthức và thời gian thực tập tại Bệnh viện khá nhiều nên thời gian tự học củasinh viên ngành này cũng bị hạn chế, ảnh hưởng rất lớn đến KQHT của sinhviên.

1.2.2.7 Ngành Hộ sinh

Ngành Hộ sinh (midwifery industry), còn gọi là y tá hộ sinh, là ngànhliên quan đến chuyên môn về sinh nở, được đào tạo bài bản để trở thànhngười đảm nhiệm công việc chăm sóc sức khỏe của sản phụ và trẻ sơ sinh;nhằm đảm bảo về mặt tâm lý, sinh lý, sự an toàn của mẹ và bé Mục tiêu củangành Hộ sinh đó là cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ an toàn và hiệuquả cho phụ nữ và trẻ em Hộ sinh sẽ là người trực tiếp theo dõi quá trìnhchuyển dạ của sản phụ, báo cáo tình hình của sản phụ đến bác sĩ, cũng làngười chuẩn bị mọi dụng cụ y tế cho ca đỡ đẻ Người Hộ sinh sẽ đáp ứng nhucầu chăm sóc sức khoẻ phụ nữ mới sinh nói riêng, phụ nữ nói chung và trẻ emmột cách toàn diện về thể chất, tâm, sinh lý và xã hội Chương trình đào tạoHộ sinh là 4 năm, sinh viên phải học lượng kiến thức trung bình và thời gianchủ yếu thực tập tại phòng sinh Chính vì vậy, thời gian tự học của sinh viênngành Hộ sinh được quản lý tốt hơn các ngành khác [23]

Trang 28

1.2.3 Phương pháp tự học của sinh viên

Phương pháp tự học và tự học có mối liên quan chặt chẽ với nhau và cóảnh hưởng trực tiếp tới KQHT của sinh viên Để có thể tìm được phươngpháp tự học hợp lý, sinh viên cần phải rèn luyện kỹ năng đọc sách, kỹ năngnghiên cứu tài liệu:

- Khi đọc sách cần phải ghi chép: lập dàn bài cho những phần cầnnghiên cứu, đầu tiên là dàn ý sơ lược, sau đó chi tiết hóa dần

- Cố gắng nắm được cách bố trí, hệ thống của tư liệu, nếu có phần tómlược của tư liệu thì cần phải đọc ngay nó Sau đó, đọc những gì người họchiểu rõ nhất để xác định độ khó, chừa lại những gì không hiểu Đừng nản chínếu không hiểu.

- Dùng bút đánh dấu những chỗ quan trọng hay chưa hiểu để có thể xemlại Trong khi đọc, thỉnh thoảng dừng đọc và đặt những câu hỏi kích thích vàtự tìm câu trả lời.

- Sau khi tóm tắt được phần cần đọc thì trả lời các câu hỏi của giảng viênyêu cầu theo hiểu biết của mình dựa vào tài liệu đã được đọc [10]

Để đi đến kết quả tốt nhất, sinh viên cần rèn luyện tư duy “chọn lọc”, lựachọn những cách giải quyết giản dị, thấu đáo, hợp lý.

Sinh viên phải học cách hệ thống hóa các kiến thức đã học từ trên lớp kếthợp với kiến thức đã học thông qua cách lập các sơ đồ về mối quan hệ giữacác kiến thức, lập các bảng so sánh, các bảng tổng hợp các nội dung đã học…

Trong việc đẩy mạnh phương pháp tự học, cũng cần chú ý đến sự tươngtrợ, giúp đỡ nhau trong học tập tức là vấn đề “học thầy không tày học bạn”như ông cha ta đã từng đúc kết Do đó, sinh viên có thể kết hợp với nhữngsinh viên khác thành nhóm học tập, trao đổi thông tin, học hỏi lẫn nhau đểkhắc sâu nội dung bài học.

Trang 29

Trao đổi với giảng viên, người hướng dẫn về những phần kiến thức khó,kiến thức không hiểu và những phần kiến thức mà sinh viên muốn đi sâu tìmhiểu rõ hơn.

Và cũng cần ghi nhớ là học cần kết hợp với giải trí và nghỉ ngơi đúnglúc: nghe nhạc, đi bộ, trò chuyện với bạn bè…là những hình thức nghỉ ngơithư giãn rất tốt.

1.2.4 Cách thức tự học của sinh viên

Để tự học một cách hiệu quả thì sinh viên cũng cần phải xây dựng choriêng cá nhân cách thức tự học hợp lý, khoa học:

- Tự học dựa trên tài liệu, hướng dẫn của giảng viên.

Theo cách này giảng viên trước khi bước vào giảng dạy một học phần sẽcho các bạn danh mục những tài liệu liên quan đến học phần đó và nhiệm vụcủa sinh viên đó là tìm hiểu và đọc các tài liệu được giảng viên cung cấp.

Cách này sẽ giúp sinh sinh viên nắm vững được kiến thức của môn học,mang lại những kết quả học tập tốt.

- Tự học thông qua các phương tiện truyền thông, sách, báo…

Theo cách này, sinh viên có thể chủ động hơn trong việc thu thập thôngtin, tích lũy thêm nhiều kiến thức khác liên quan đến môn học gắn liền vớithực tiễn cuộc sống

Điều quan trọng là sinh viên cần thực hiện nó một cách thường xuyên đểcó thể ghi nhớ và vận dụng tốt hơn trong học tập và cuộc sống.

- Tự học thông qua việc tham gia các hội nghị, các sự kiện, các lớp kỹnăng khác,…

Việc tự học này giúp sinh viên tích lũy được những kinh nghiệm, nhữngbài học bổ ích từ những người có chuyên môn cao từ đó tạo cho sinh viên mộttấm gương để học hỏi, phấn đấu vươn lên.

Trang 30

Việc tự học này còn giúp sinh viên có thể ghi nhớ lâu và áp dụng vàothực tế một cách dễ dàng.

- Tự học thông qua việc tham gia các câu lạc bộ, đội nhóm trong cũngnhư ngoài trường

Việc tham gia các câu lạc bộ, đội nhóm giúp sinh viên có những trảinghiệm mới, có cơ hội để thực hành những kiến thức mà mình đã được học

Ngoài ra, sinh viên còn có thể thu thập thêm cho bản thân những bài họcmới, tạo cơ hội cho sự phát triển toàn diện về học thức lẫn kỹ năng.

- Tự học thông qua tìm tài liệu liên quan đến bài lý thuyết đã học

Theo cách này sẽ giúp sinh viên phát huy khả năng tò mò, tìm hiểunhững thứ liên quan tới những bài giảng mình đã học, sẽ thúc đẩy khả năngtìm tòi, tìm ra những thứ mới.

Ngoài ra, sinh viên còn rèn cho mình thói quen học các bài lý thuyết cũ,khả năng ghi nhớ được lâu hơn.

1.2.5 Liên quan giữa tự học và địa điểm tự học của sinh viên

- Địa điểm tự học cũng ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả tự học

Trang 31

Việc chọn địa điểm để thực hiện hoạt động tự học của các bạn sinh viênlà điều cực kỳ cần thiết

Có một nơi để học tập thoải mái, thuận tiện thì việc tự học cũng diễn racó hiệu quả và ngược lại

Tùy vào mục đích tự học mà sinh viên có thể chọn địa điểm tự học phùhợp.

- Phần lớn sinh viên lựa chọn những nơi yên tĩnh có đầy đủ dịch vụInternet và tài liệu để tiến hành hoạt động tự học

Điều này có thể giúp sinh viên tập trung vào bài học, không bị phân tâmso với những nơi ồn ào, khó tập trung tự học

Tuy nhiên, vẫn còn những trường hợp sinh viên sử dụng Internet chonhững mục đích khác, làm mất nhiều thời gian dẫn đến hiệu quả tự học chưacao như: Game online, mạng xã hội,…

- Một số sinh viên tự học ngay tại phòng cá nhân vì bất cứ lúc nào cũngcó thể tự học một cách thoải mái, không tốn thời gian và chi phí cho việc dichuyển

- Một bộ phận sinh viên đến trung tâm học liệu hoặc thư viện xungquanh nơi mình sinh sống để tiến hành tự học vì ở đó có sẵn không gian tựhọc cùng các tài liệu tham khảo như giáo trình, sách vở, từ điển, … để tự họcmột cách có hiệu quả

- Bên cạnh đó, nhiều sinh viên lựa chọn quán cà phê, phòng bạn bè để tựhọc, thảo luận theo nhóm để nâng cao hiệu quả tự học so với việc tự học mộtmình.

- Ngoài ra, các phòng trưng bày, phòng triển lãm, bảo tàng, … cũng lànơi học tập lý tưởng của nhiều sinh viên; đây là nơi lý tưởng để vừa giúp bảnmở mang kiến thức, học hỏi thêm kinh nghiệm của các tác giả, chuyên gia,vừa giao lưu kết bạn.

Trang 32

1.2.6 Tự học và thời gian làm thêm của sinh viên

Với một số bạn sinh viên, ngoài việc học tập tại giảng đường, đi làmthêm cũng là một trải nghiệm rất thú vị của thời sinh viên.Việc đi làm thêmcó thể giúp sinh viên có thêm kinh nghiệm, kỹ năng xã hội, có một khoảngthu nhập giúp trang trải chi phí hàng tháng, hỗ trợ một phần cho gia đình.

Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích nói trên, việc đi làm thêm cũng có thểtạo ra những khó khăn, ảnh hưởng không tốt đến việc học và thời gian tự họccủa sinh viên nếu không được sắp xếp một cách hợp lý và khéo léo.

Thời gian làm thêm có ảnh hưởng tới việc tự học như sau:

1.2.6.1 Về loại công việc làm thêm:

Đối với những công việc đòi hỏi chỉ tiêu cao, khối lượng công việc nhiềusẽ dẫn đến quá tải về cả sức khỏe và khả năng tiếp nhận kiến thức của sinhviên

Sinh viên sẽ không còn giữ được trạng thái tốt nhất để học tập, không cónhiều thời gian dành cho việc tự học và tìm hiểu thêm những kiến thức mới.Nhất là khi công việc làm thêm đó không liên quan đến ngành học của sinhviên.

1.2.6.2 Về thời gian làm việc:

Thời gian dành cho công việc làm thêm là một trong những yếu tố quantrọng để kết luận được rằng liệu quyết định đi làm thêm sẽ ảnh hưởng như thếnào đến thời gian tự học của sinh viên

Thời gian buổi tối là khoảng thời gian lý tưởng để sinh viên có thể tựhọc, học lại lý thuyết trong ngày cũng như chuẩn bị bài học cho ngày hômsau Tuy nhiên, một số bạn sinh viên lại chọn thời gian này dành cho các côngviệc làm thêm vì đây là khoảng thời gian mà sinh viên không vướng lịch họctrên trường

Ngày đăng: 03/07/2024, 15:47

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w