Đề tài khảo sát tình trạng thức khuya của sinh viên trường đại học tài chính marketing

41 0 0
Đề tài khảo sát tình trạng thức khuya của sinh viên trường đại học tài chính marketing

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

4.2.1 Tỉ lệ về giờ giấc đi ngủ của sinh viên 33Lời cảm ơnThực hiện đề tài “khảo sát tình trạng thức khuya của sinh viên trường Đại học Tài Chính Marketing” nhóm nghiên cứu xin bày tỏ lòn

Trang 1

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU7

3.2 Thực trạng thức khuya của sinh viên UFM(biểu đồ, phân tích, nhận xét, ) 14

Trang 2

4.2.1 Tỉ lệ về giờ giấc đi ngủ của sinh viên 33

Lời cảm ơn

Thực hiện đề tài “khảo sát tình trạng thức khuya của sinh viên trường Đại học Tài Chính Marketing” nhóm nghiên cứu xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành nhất đến thầy Trần Mạnh Tường - giảng viên trực tiếp hướng dẫn chỉ bảo tận tình cũng như định hướng và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để nhóm hoàn thành công trình nghiên cứu khoa học này Giảng viên hướng dẫn luôn theo dõi tiến độ làm việc và hoàn thành nhiệm vụ của sinh viên rất tận tình, tư vấn kịp thời để tạo nên sản phẩm cuối cùng cho nhóm nghiên cứu

Mặc dù, nhóm nghiên cứu đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất, song công trình nghiên cứu không tránh khỏi sai sót Nhóm nghiên cứu xin gửi lời cảm ơn đến hội đồng nghiệm thu đề tài đã đưa ra những ý kiến vô cùng

Trang 3

quý báu giúp cho nhóm nghiên cứu khắc phục được những thiếu sót trong công trình và góp phần nâng cao chất lượng đào tạo

Xin chân thành cảm ơn

Chương 1: Lý do chọn đề tài và vấn đề nghiên cứu 1.1 Lý do chọn đề tài:

Sự phổ biến của tình trạng này: thức khuya chắc hẳn không còn là khái niệm quá xa lạ đối với sinh viên, đặc biệt là khi họ phải hoàn thành các bài tập, dự án hoặc chuẩn bị cho kỳ thi Điều này có thể gây ra căng thẳng, mệt mỏi và ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tần suất học tập của họ Để giảm thiểu vấn đề này, quản lý thời gian và tạo ra một lịch trình ngủ đều đặn có thể giúp cho sinh viên hoàn thành được các nhiệm vụ một cách nhanh chóng và đạt hiểu quả nhất

Sự gia tăng 1 cách đáng báo động của vấn đề này: tình trạng thức khuya của sinh viên đang ngày càng trở nên đáng báo động Theo như báo Thanh Niên Khảo sát tại 80 trường học trên toàn quốc với hơn 2.000 học sinh và sinh viên tham gia cho thấy những con số không thường xuyên về việc thức khuya trong giới trẻ học sinh sinh viên Bảng khảo sát có sự tham gia của 80 trường học trên toàn quốc với 2.182 học sinh, sinh viên (HS - SV), trong đó có 11 trường THCS, 29 trường THPT và 40 trường ĐH, CĐ; tỷ lệ HS (từ 11 - 17 tuổi) chiếm 60%, còn lại 40% là SV (từ 18 - 23 tuổi) Thực trạng khảo sát cho thấy số lượng HS - SV thức khuya đang ở mức báo động.

Những rủi ro tiềm ẩn của thực trạng này: làm giảm trí nhớ, ảnh hưởng kết quả học tập; da bị lão hóa sớm; suy giảm sức khỏe, tinh thần; giảm thị lực, mắt kém; suy giảm hệ miễn dịch Nhìn chung với các tác hại nêu trên thì việc thức khuya lâu ngày không chỉ tác động trực tiếp đến sức khỏe tinh thần mà còn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thể chất và về lâu về dài, thực trạng này sẽ gây hậu quả ngược, không chỉ không giúp ích gì cho sinh viên mà còn làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng học tập, công việc và sức khỏe

Áp lực học tập, công việc: sinh viên đang phải đối mặt với áp lực từ nhiều phía như thi cử, hoàn thành bài tập, báo cáo nghiên cứu, tiểu luận khiến họ phải lựa chọn việc thức khuya mới có thể hoàn thành được các yêu cầu trên.

Nhu cầu giải trí, mối quan hệ: sinh viên phải cân bằng được giữa học và giải trí chính vì vậy mất cân đối trong sắp xếp thời gian sẽ ảnh hưởng trực tiếp lên thời gian ngủ của họ đặc biệt lựa chọn thức khuya là điều không thể tránh khỏi

Lựa chọn và tần suất thức khuya: phụ thuộc vào quyết định của bản thân mỗi sinh viên vì còn chịu tác động từ nhiều yếu tố như chuyên ngành, thời gian quản lý học tập hoặc chỉ vì thói quen lướt mạng xã hội hoặc khó đi vào giấc ngủ sớm do đã hình thành múi giờ sinh học bị lệch so với các sinh viên khác

Trang 4

Lợi ích và bất lợi từ vấn đền này: mỗi sinh viên sẽ có cách nhìn nhận vấn đề khác nhau vì vậy mà nó phụ thuộc vào sở thích và nhu cầu của người đó đối với lựa chọn mà họ đã quyết định Có thể thức khuya sẽ giúp họ tăng năng suất công việc nhưng đồng thời cũng làm giảm sức khoẻ chính vì thế mà sinh viên cần tự điều chỉnh sao cho phù hợp nhất với bản thân của mình là được.

1.2 Vấn đề cần nghiên cứu:

Thức khuya là một thói quen phổ biến của hầu hết sinh viên đại học ngày nay Một số sinh viên có thể cảm thấy rằng cần phải hy sinh một giấc ngủ ngắn để hoàn thành nhiều bài tập hơn so với việc giành ra 6,7 hay 8 giờ cho 1 đêm ngủ Điều này có thể đúng trong ngắn hạn nhưng sẽ tác động lâu dài không tích cực như chúng ta vẫn thường nghĩ Tuy nhiên thì vẫn có đại đa số các bạn sinh viên ưa chuộng việc thức khuya không phải vì học tập, công việc, sức khoẻ tinh thần,…vv mà chỉ đơn thuần là vì quen và thích kiểu thức khuya như vậy

Nghiên cứu cho thấy các bạn sinh viên đều cho rằng việc thức khuya sẽ mang lại cả 2 mặt tích cực và tiêu cực

Về mặt tích cực, thói quen này sẽ có thể giúp họ tăng năng suất công việc, hoàn thành được các mục tiêu cá nhân và cũng có thể chẳng vì lý do gì

Về phương diện tiêu cực, việc thức khuya thường xuyên như thế sẽ mang lại nhiều hau quả khôn lường cả về vật chất và tinh thần có thể kể đến như: nóng nảy, giảm trí nhớ, mệt mỏi, và giảm hiệu suất công việc

Ngoài ra thói quen sinh hoạt của gia đình cũng ảnh hưởng không ít đến nhận định của các bạn về khung giờ như thế nào là trễ và như thế nào là muộn Bên cạnh đó ngoài học tập công việc cũng có nhiều yếu tố ảnh hưởng sâu sắc đến thói quen thức khuya của các bạn sinh viên có thể kể đến như hoạt động giải trí, môi trường sống, các mối quan hệ xã hội, và cả sức khoẻ tinh thần Nhận thấy đây là một đề tài tiềm năng nhưng chưa có qua nhiều người nghiên cứu vi vay nhom chung toi quyết dinh nghiên cứu và tìm hiểu kỹ về nó để làm sao có thể khắc phục được tình trạng này Mặc dù vấn đề này đã được đề cập nhiều lần ngay cả trên các phương tiện truyền thông, nhưng thực sự tình trạng này đang ngày một trầm trọng hơn mà các biện pháp đưa ra vẫn chưa có hướng dẫn và các biện pháp cụ thể để giải quyết vấn đề này.

1.3 Mục đích nghiên cứu:

Xác định rõ được các yếu tố khiến cho sinh viên trong nhiều ngành ở trường đại học Tài chính – Marketing chọn việc thức khuya qua đó đánh giá được tình trạng thức khuya của sinh viên

- Mục tiêu nghiên cứu

+ Khảo sát về việc thức khuya của sinh viên UFM

Trang 5

+ Xác định được tần suất mà sinh viên thức khuya trong 1 tuần + Hiểu rõ được các yếu tố khiến cho sinh viên chọn việc thức khuya

+ Phân tích được các yếu tố đó có ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của sinh viên.

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

- Đối tượng nghiên cứu :

+ Tình trạng thức khuya của sinh viên nhiều ngành trong trường đại học Tài chính-Marketing.

- Phạm vi nghiên cứu :

+ Nội dung : tập trung nghiên cứu về các yếu tố khiến sinh viên chọn việc thức khuya và qua đó phân tích được tình trạng thức khuya của sinh viên.

+ Thời gian nghiên cứu : 05/03/2024 đến 13/03/2024.

+ Địa bàn nghiên cứu : sinh viên của nhiều ngành trường đại học Tài chính – Marketing

- Phương pháp nghiên cứu :

- Phương pháp điều tra , khảo sát thực tế : đây là phương pháp quan trọng được sử dụng trong nghiên cứu đề tài này Nhóm nghiên cứu sử dụng bảng khảo sát đối với các đối tượng liên quan nhằm thu thập thông tin chính xác đa chiều và khách quan về tình trạng thức khuya của sinh viên nhiều ngành trường đại học Tài chính – Marketing Từ đó có cơ sở để nhận diện và đánh giá vấn đề.

- Câu hỏi nghiên cứu:

- Câu hỏi nghiên cứu chính: Những yếu tố ảnh hưởng đến việc thức khuya của sinh viên trường đại học Tài chính – Marketing

- Câu hỏi nghiên cứu phụ:

+ Liệu sinh viên của trường đại học Tài chính- Marketing có nằm trong nhóm những người thức khuya hay không?

+ Liệu thói quen sinh hoạt của gia đình có ảnh hưởng đến việc thức khuya của sinh viên không?

+ Ngoài 2 yếu tố công việc và học tập, còn những yếu tố nào tác động trực tiếp đến việc thức khuya của sinh viên?

Ý nghĩa:

Trang 6

* Khoa học:

Cung cấp thông tin hữu ích cho các nghiên cứu tiếp theo về thực trạng này, giúp mở rộng và đào sâu sự hiểu biết về thực trạng thức khuya của sinh viên đặc biệt là sinh viên năm nhất trường đại học Tài Chính – Marketing

Cung cấp sự hiểu biết về những lợi ích cũng như tác hại tiềm ẩn của vấn đề trên giúp sinh viên có thể ý thức được giới hạn đúng đắn nhất giành cho bản thân mình

* Thực tiễn:

Giúp ban giám hiệu, nhà trường các trường đại học có thêm nhiều thông tin về vấn đề đáng báo động này của sinh viên để từ đó có hướng khắc phục tuyên truyền chỉ đạo giúp tạo điều kiện cho môi trường học tập tốt hơn cũng như sắp xếp lại chương trình đào tạo sao cho phù hợp với từng nhóm ngành sinh viên

Nâng cao hiểu biết của sinh viên về thực trạng đáng báo động này sao cho các bạn có thể cân bằng được việc học và giải trí cũng như không thức khuya vì các mục tiêu không chính đáng Và tìm ra được các biện pháp cụ thể kịp thời cho từng vấn đề sinh viên mắc phải

Chương 2: Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 2.1 Nghiên cứu trong nước và ngoài nước:

Khảo sát của Thanh Niên tại 80 trường học trên toàn quốc với hơn 2.000 học sinh, sinh viên tham gia, cho thấy thực trạng thức khuya trong giới trẻ đang ở mức báo

động với những con số bất thường.

Bảng khảo sát có sự tham gia của 80 trường học trên toàn quốc với 2.182 học sinh, sinh viên (HS - SV), trong đó có 11 trường THCS, 29 trường THPT và 40 trường ĐH, CĐ; tỷ lệ HS (từ 11 - 17 tuổi) chiếm 60%, còn lại 40% là SV (từ 18 - 23 tuổi) Thực trạng khảo sát cho thấy số lượng HS - SV thức khuya đang ở mức báo động.

Với câu hỏi "Bạn thường đi ngủ lúc mấy giờ?", có 66,2% trả lời thường ngủ sau 23 giờ đêm, trong đó tới 20% ngủ sau 0 giờ và 16,4% ngủ sau 1 giờ sáng Theo khuyến nghị của các nhà khoa học, thời gian ngủ tốt nhất là từ trước 22 giờ đến trước 23 giờ,

Trang 7

nhưng kết quả khảo sát cho thấy chỉ có 8,7% ngủ trước 22 giờ, 25,1% ngủ trước 23 giờ.

Bảng khảo sát nêu câu hỏi: "Một ngày bạn thường ngủ bao nhiêu giờ?", trong đó đặt ra các khung thời gian và kết quả cho thấy có 66,5% bạn trẻ ngủ từ 5 - 7 giờ/ngày; 6,9% chỉ ngủ từ 2 - 4 giờ/ngày; chỉ có 26,6% ngủ từ 8 - 10 giờ/ngày Đáng lưu ý là việc thức khuya còn diễn ra khá phổ biến với 89,6% số người cho biết có thức khuya, trong đó 48% thường xuyên thức khuya, 41,6% thỉnh thoảng thức khuya, còn lại chỉ có 10,4% cho biết là hiếm khi thức khuya.

Một con số giật mình là qua việc khảo sát này cho thấy người trẻ thức khuya với nhiều lý do khác nhau, nhưng lý do "xem mạng xã hội" chiếm tỷ lệ cao nhất Với câu hỏi "Bạn thường làm gì khi thức khuya?", có 61,5% lựa chọn câu trả lời xem mạng xã hội, 59% học bài, 34,9% xem phim, 26,1% chơi game và 40,5% làm việc khác.

Đặc biệt với câu hỏi "Bạn có ngủ bù không?", có 45% trả lời không Tuy nhiên khi được hỏi "Năng suất học tập, làm việc của bạn sau một đêm thức khuya sẽ như thế nào?", thì câu trả lời rất bất ngờ Có 69,6% cho biết là bình thường, 8,8% cho rằng hiệu quả, năng suất; và 21,6% cho biết không hiệu quả, uể oải.

-Những điều bất thường:

Điều đáng nói, qua khảo sát cho thấy đa số HS - SV đều cho biết đã nghe và biết đến tác hại của việc thức khuya thông qua nhiều hình thức, phương tiện: gia đình (60,3%), bạn bè (31,7%), nhà trường (37%), các phương tiện truyền thông (80,2%).Tuy nhiên, điều bất thường là dù biết rất rõ các tác hại của việc thức khuya, nhưng đa số HS - SV vẫn có ý định tiếp tục tình trạng này do đã thành thói quen Khi được hỏi "Bạn có cải thiện thói quen thức khuya của bản thân không?", nhiều HS cho biết còn phải học, thi và nhiều công việc phải làm nên sẽ vẫn duy trì thói quen Các HS - SV đã đưa ra rất nhiều lý do như: "Không, một phần là do đồng hồ sinh học từ lâu và môi trường xung quanh ồn ào, khó tập trung, chỉ khi ban đêm mới yên tĩnh"; "Không, vì thức khuya đối với HS lớp 9 cũng như một phần trong cuộc sống, không thể bỏ vì áp lực trên lớp và áp lực thi vào lớp 10"; "Không, bận lắm"; "Do công việc và thói quen đã lâu nên khó để cải thiện"; "Không, vì em thích thức khuya"…

Trang 8

Kết quả khảo sát cũng cho thấy chỉ có một số lượng rất nhỏ HS - SV cho biết sẽ khắc phục và cải thiện tình trạng thức khuya dần dần, nhưng lại cho rằng rất khó Có HS cho biết đã cố gắng cải thiện nhưng cơ thể quen với giấc ngủ nông nên khó thay đổi.

Sinh viên càng ngủ ít mỗi đêm, điểm trung bình của họ sẽ càng thấp - Đó là một nghiên cứu kéo dài 2 năm về thói quen ngủ của hơn 600 sinh viên năm nhất đại học thuộc Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia.

Cụ thể, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng mỗi giờ ngủ trung bình hàng đêm bị mất đi sẽ giảm 0,07 điểm trong GPA cuối kỳ của sinh viên David Creswell - tác giả chính của nghiên cứu và là giáo sư tâm lý học và khoa học thần kinh tại Đại học Carnegie Mellon, cho biết khi một sinh viên ngủ ít hơn 6 tiếng mỗi đêm, điều đó sẽ ảnh hưởng đến điểm số của họ một cách rõ rệt Tiêu biểu là câu nói của David

Creswell "Bạn ngày càng tích lũy một khoản nợ lớn mang tên 'nợ ngủ' Và điều đó ảnh hưởng khá tiêu cực đến khả năng học tập"

Trước đó cũng có khá nhiều nghiên cứu về mối tương quan giữa giấc ngủ với khả năng học tập của học sinh sinh viên Một trong số đó phải kể đến nghiên cứu của Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) Theo nghiên cứu, những sinh viên không ngủ đủ giấc có thể dẫn đến điểm số thấp hơn 50% Đặc biệt, những sinh viên đi ngủ sau 2 giờ sáng thì sẽ làm bài kiểm tra kém hơn, ngay cả khi họ ngủ đủ 7 tiếng Những phát hiện này bổ sung thêm bằng chứng về tầm quan trọng của giấc ngủ đối với thành công của sinh viên.

2.2 Cơ sở lý luận:

- Điều kiện tâm lý xã hội - Tình trạng chung của ý thức

- Thái độ của sinh viên đối với môi trường xung quanh

- Những điều kiện này bao gồm: tâm lý xã hội, lợi ích và các định hướng giá trị quyết định lập trường sống và hành vi cư xử.

- Tất cả những điều kiện nói trên đều phải được nghiên cứu trên 3 cấp độ:

Trang 9

+ Tổng hợp những cái chung cho mọi thành viên trong xã hội.

+ Nhóm xã hội - những người trong cùng một đặc điểm tùy thuộc vào tiêu chí nghiên cứu (ví dụ: chuyên ngành, nghề nghiệp, lứa tuổi, v.v ).

+ Cá thể - những đặc thù của các cá nhân.

Việc nghiên cứu lối sống phải được thực hiện thông qua việc phân tích những mối quan hệ qua lại giữa các mặt: điều kiện nhận thức và hoạt động.

2.3 Các khái niệm:

2.3.1 Khái niệm sinh viên:

Sinh viên là những người đã tốt nghiệp trung học phổ thông và đang theo học tại một hoặc hơn một trường đại học Điều làm sinh viên khác với những học sinh trung học là ở chỗ, cách học và cách dạy ở bậc đại học khác hoàn toàn với cách học trung học Đa phần các trường đại học đào tạo sinh viên theo chế độ tín chỉ Sinh viên chỉ việc đăng ký học vào hoàn thành hết số lượng tín chỉ bắt buộc trong chương trình thì được tốt nghiệp Chế độ tín chỉ cũng có nghĩa là sinh viên phải tự học, tự tìm hiểu trong phần lớn thời gian và thầy cô chỉ giữ vai trò hướng dẫn.

2.3.2 Khái niệm thức khuya:

Theo các bác sĩ thì mỗi ngày con người nên ngủ từ 7-8 giờ mỗi ngày Những người thức khuya là những người không ngủ trước 11 giờ đêm và hầu như không ngủ đủ 7-8 giờ mỗi ngày Tất nhiên, do điều kiện sống và làm việc của mỗi người khác nhau, nên giấc ngủ cần phải được điều chỉnh theo tình hình thực tế Mỗi người sẽ có thời gian ngủ cũng như độ dài của giấc ngủ khác nhau Đối với những người thường đi ngủ sớm thì 11 giờ đêm đã được coi là thức khuya, nhưng đối với những người thường xuyên thức tới 1-2 giờ sáng thì 11 giờ đêm chỉ được coi là ngủ muộn Nhưng cần nhớ rằng, chúng ta nên cố gắng duy trì thời gian đi ngủ càng sớm thì càng có lợi cho sức khỏe.

2.4 Mô hình phân tích:

- Điều kiện khách quan:

Trang 10

+ Lượng bài tập quá nhiều, các mối quan hệ, môi trường sống, ngành học, sức khẻo tinh thần, vv

-Điều kiện chủ quan:

- Thói quen sống, nhu cầu giải trí, hoàn thành các mục tiêu cá nhân, không vì mục đích gì cả, vv

=> THỨC KHUYA

Theo thuyết xã hội học lối sống của TS Trần Thị Kim Xuyến, hành động thức khuya luôn chịu ảnh hưởng của hai nhân tố là điều kiện khách quan và điều kiện chủ quan

Một trong những yếu tố quan trọng trong điều kiện khách quan là lượng bài vở quá nhiều Trong điều kiện học tập mới theo tín chỉ, việc tự học của sinh viên trở nên vô cùng quan trọng, để đạt 1 giờ trên lớp, SV phải tự làm việc 3 giờ ở nhà Vậy nên, số lượng bài vở cần giải quyết không ít buộc sinh viên phải thức khuya hơn để đảm bảo cho bài vở được hoàn thành

Bên cạnh đó, ảnh hưởng của yếu tố tài chính đến việc thức khuya của sinh viên cũng đáng kể Phần lớn sinh viên đều xuất thân từ các khó khăn, việc làm thêm để có thêm thu nhập phụ giúp gia đình cũng là điều thường thấy ở sinh viên Và điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến giờ giấc sinh hoạt của sinh viên Đó là chưa kể đến sự ảnh hưởng của môi trường xung quanh, việc sống trong môi trường mà tất cả cùng thức khuya thì ta rất dễ theo xu hướng chung

Nhân tố chủ quan cũng có ảnh hưởng nhất định Đó có thể là thói quen đã được hình thành từ trước hoặc cũng có thể do sống trong một môi trường năng động, nhu cầu giải quyết các công việc ở cường độ cao, áp lực từ nhiều phía làm cho thời gian nghỉ ngơi bị giảm lại đáng kể.

Còn phải kể đến yếu tố kỹ năng sắp xếp công việc, sắp xếp thời gian biểu còn quá kém của sinh viên

Ngoài những yếu tố chủ yếu nói trên thì còn có một vài các nguyên nhân khác dẫn đến việc thức khuya ở sinh viên

Trang 11

Sử dụng internet quá nhiều: Sự căng thẳng do lối sống kết nối liên tục của chúng ta là nguyên nhân chính khiến chúng ta thức khuya Tiến sĩ Chris Idzikowski, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu về giấc ngủ Edinburgh cho biết: “Khi công nghệ giúp chúng ta cải thiện việc kết nối thì chúng ta lại phải đối mặt với một trận chiến mới là nỗ lực tắt các thiết bị công nghệ vào ban đêm Chưa bao giờ trong lịch sử chúng ta phải đối mặt với một tình trạng quá tải thông tin như vậy, khiến người Anh bị ảnh hưởng bởi sự gia tăng các vấn đề về giấc ngủ”.

Sức khỏe tinh thần: theo như Viện nghiên cứu tâm lý và phát triển con người – TRUNG TÂM TÂM LÝ GIÁO DỤC CHUYÊN BIỆT NHC VIỆT NAM thì vấn đề về sức khỏe tinh thần sẽ dẫn đến việc thường xuyên thức khuya ở sinh viên đặc biệt là sinh viên năm nhất khi vừa bước vào môi trường đại học Khi bước chân vào 1 môi trường mới, sinh viên sẽ gặp nhiều bỡ ngỡ đầu đời do chưa thể thích nghi kịp Các vấn đề như học tập, mối quan hệ bạn bè, môi trường sống sẽ lam ảnh hưởng rất lớn đến tâm sinh lý của sinh viên dẫn đến việc các bạn suy nghĩa nhiều luôn trong trạng thái lo âu, buồn sợ, căng thẳng cho nhiều thứ xung quanh Và lâu dần hình thành nên stress, rối loạn lo âu dẫn đến tỉ lệ thức khuya ngày càng cao “Lo âu và căng thẳng là những yếu tố chính của chứng mất ngủ Chấp nhận rằng chúng đang đóng một vai trò trong tình trạng rối loạn giấc ngủ của bạn” Không phải lúc nào sinh viên cũng nhận thức được hậu quả của việc thức khuya Đôi khi họ bị đánh lừa bởi những bài đăng trên mạng xã hội như là: “ngủ là dành cho kẻ thua cuộc” hoặc “chiến thắng là tất cả” chính vì vậy mà tâm sinh lý chưa ổn định sẽ làm cho sinh viên càng suy nghĩ nhiều và tỉ lệ thức khuya ngày càng tăng lên đáng báo động

Chương 3 Kết quả nghiên cứu 3.1 Mô tả nghiên cứu:

- Thực hiện nghiên cứu bằng cách gửi biểu mẫu khảo sát - Gửi biểu mẫu khảo sát sinh viên

Trang 12

- Nội dung biểu mẫu : xem phụ lục đính kèm - Số phản hồi nhận về 120 phản hồi

- Số phản hồi hợp lệ : 104 phản hồi

+ Chọn 2 hoặc nhiều đáp án ở câu chỉ yêu cầu chọn một đáp án, + Không làm theo yêu cầu

3.2 Thực trạng thức khuya của sv UFM (biểu đồ, phân tích, ):

Trang 13

Theo thói quen sinh hoạt của gia đình bạn thì 22h được

Bạn có duy trì thói quen thức khuya này không hay có

Công việc và học tập có khiến cho bạn phải lựa chọn việc thức khuya không ?

Ngoài 2 yếu tố trên : học tập và công việc thì còn những yếu tố nào sau đây quyết định việc thức khuya

Đối với bản thân bạn , việc thức khuya sẽ mang lợi ích nào sau đây ?

Hoàn thành các mục đích cá nhân mà ban ngày chưa

Trang 14

Không vì mục đích gì cả 3

Theo bạn , phương án nào trong các phương án sau đây là tác hại của việc thức khuya

1 Biểu đồ cột thể hiện các thuộc tính S-M-ST của phân tổ nam:

*Nhận xét : nhìn chung sinh viên ở 7 nhóm ngành đều có số ngày thức khuya

trong tuần tương đối thấp Nhóm sinh viên nam, chuyên ngành Marketing, với khung giờ đi ngủ từ 21-22h chiếm tỉ lệ cao nhất là 5 cho thấy sinh viên nhóm ngành này không thường xuyên thức khuya Tiếp đến là sinh viên nam các nhóm ngành như: quản trị kinh doanh, kế toán kiểm toán và tài chính ngân hàng cũng có tỉ lệ thức khuya thấp xấp xỉ 1 Ngược lại thì sinh viên nam nhóm ngành ngôn ngữ Anh lại có số liệu về tình

Trang 15

trạng thức khuya tương đối cao với khung giờ đi ngủ là từ 22-23h Có thể thấy các nhóm ngành ngoại trừ ngôn ngữ Anh sinh viên đều có múi giờ thức khuya khá thấp.

2 Biểu đồ cột thể hiện các thuộc tính S-M-CÓ/KHÔNG:

* Nhận xét : các bạn nam sinh viên Ngôn ngữ Anh có tỉ lệ thức khuya cao nhất

là 18 trong khi đó các bạn ngành khác có tỉ lệ thức khuya thấp hơn là từ 1 tới 5 Nhìn chung đa số các bạn sinh viên nam thường thức khuya nhưng trong đó vẫn có số ít những bạn không thức khuya và chọn đi ngủ sớm

3 Biểu đồ cột thể hiện các tiêu chí S-M-D của phân tổ nam:

* Nhận xét: Nhìn chung sinh viên nữ ở các nhóm ngành có số ngày thức khuya

trong tuần thấp Sinh viên nữ nhóm ngành Marketing có tỉ lệ thức khuya thấp khi bầu

Trang 16

chọn cho phương án đầu tiên với số liệu 5 và con số cao nhât biểu đồ Tiếp theo đó cùng ở phương án này, nhóm ngành tài chính ngân hàng với số liệu là 4; kê toán kiểm toán, kiểm hệ thống thông tin quản lý và quản trị kinh doanh với số liệu lần lượt là: 1, 3 và 1

4.Biểu đồ cột thể hiện các tiêu chí S-M-F của phân tổ nam

* Nhận xét: trong biểu đồ cột này, thói quen sinh hoạt của sinh viên nam ngôn

ngữ Anh cho rằng 22h được xem là khoảng thời gian muộn và khá muộn cần thiết để đi ngủ ngay với số liệu tương ứng lần lượt là 8 và 9 sinh viên đồng quan điểm Trong khi đó thói quen của sinh viên các nhóm ngành khác lại cho rằng đấy là khung giờ còn sớm chưa đến lúc phải đi ngủ và số liệu sinh viên cho tưng nhóm dao động từ 1-4 người đồng ý với quan điểm này.

5 Biểu đồ cột thể hiện các tiêu chí S-M-Có/Không của phân tổ nam:

Trang 17

* Nhận xét: có sự đối lập giữa các sinh viên nam chuyên ngành ngôn ng Anh,

trong khi nhóm chiếm tỉ lệ cao nhất là 11 người lại đồng tình duy trì việc thức khuya thì lại có 9 người không duy trì thói quen này Tương tự như vậy thì nhóm ngành Marketing cũng thế, số liệu lần lượt cho sự đối lập là 3 và 2, sinh viên những nhóm ngành còn lại có sự thay đổi không đáng kể

6 Biểu đồ cột thể hiện các tiêu chí S-M-Có/Không của phân tổ nam:

* Nhận xét: sinh viên nam nhóm ngành ngôn ngữ Anh bị ảnh hương nhiều

nhất so với các nhóm ngành còn lại biểu thị ở số liệu là 17, trong khi đó nhóm bị ảnh hưởng nhiều thứ hai với con số là 5 thuộc về nhóm ngành marketing Những nhóm ngành còn lại như hệ thống thông tin quản lý, tài chính ngân hàng và kế toán kiểm toán hầu như không bị ảnh hưởng nhiều với số liệu xấp xỉ 1.

Trang 18

7 Biểu đồ cột thể hiện các tiêu chí S-M-A của phân tổ nam:

* Nhận xét: hoạt động giải trí chiếm tỉ số chủ yếu nhất đối với sinh viên nam

chuyên ngành ngôn ngữ Anh với số liệu là 10, tiếp đến ở vị trí thứ hai là ngành học cũng là yếu tố quan trọng đối vì nó ảnh hướng khá nhiều đến thời gian sinh viên tập trung vào Ngoài ra thì các yếu tố còn lại như mối quan hệ, môi trường sống, và sức khỏe tinh thần cũng có tác động đến việc thức khuya của sinh viên nhưng không nhiều như hai yếu tố vừa kể trên với số liện dao động từ 1-3

8 Biểu đồ cột thể hiện các tiêu chí S-M-B của phân tổ nam:

* Nhận xét: hoàn thành được các mục tiêu mà ban ngày chưa làm được cho là

lợi ích mà sinh viên nam nhóm ngành ngôn ngữ anh ưa chuộng nhất với con số là 15 Ngoài ra tăng năng suất học tập và không vì mục đích gì cả lại có số liệu giống nhau là 4, cho thấy nhóm sinh viên này có sự phân bổ giữa các mục đích cho bản thân khác

Trang 19

9 Biểu đồ cột thể hiện các tiêu chí S-M-T của phân tổ nam

* Nhận xét: các bạn nam sinh viên nhóm ngành ngôn ngữ Anh đều cho rằng

thức khuya sẽ gây nên giảm trí nhớ và nóng nảy với số liệu bằng nhau là 9 Trong khi đó, nhóm ngành Marketing và tài chính ngân hàng lại cho rằng 2 hậu quả to lớn nhất của thức khuya là là ản hương sức khỏe và trở nên nóng nảy thể hiện ở 3 đơn vị tán thành Những nhóm ngành còn lại có sự phân bổ tùy theo cảm nhận và suy nghĩ của

Trang 20

1 Biểu đồ cột thể hiện các thuộc tính S-M-ST của phân tổ nữ:

* Nhận xét: sinh viên nữ nhóm ngành ngôn ngữ Anh ưa tiên khung giờ đi ngủ

dao động từ 22-23h với số liệu xấp xỉ 21, tiếp đến là khung giờ từ 21-22h với vị trí thứ hai là 16 Nhóm sinh viên nữ còn lại của ngành này cũng tương đố thích ngủ muộn sau 23h thể hiện ở số liệu gần bằng 9 Trái với nhóm ngành ngôn ngữ anh, nhóm ngành Marketing cũng chuông việc ngủ ở khung giờ thứ 2 nhưng với số liệu thấp hơn gần 2,5 lần so với nhóm sinh viên nữ ngôn ngữ anh có cùng khung giờ, sinh viên nhóm ngành này cũng có sự tập trung vào khung giờ thứ nhất 21-22h với số liệu thể hiện là gần bằng 5.

2 Biểu đồ cột thể hiện các thuộc tính S-M-Có/Không của phân tổ nữ:

Ngày đăng: 01/04/2024, 19:31

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan