1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề tài phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử qua khảo sát của sinh viên trường đại học luật hà nội

16 6 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 1,25 MB

Nội dung

Trang 1

I MỞ ĐẦU

1 Lý do lựa chọn đề tài.

Trào lưu hút thuốc lá điện tử đang dần dần phổ biến ở giới trẻ hiện nay Đây là một loại tệ nạn đáng báo động, bởi gần đây ghi nhận không ít những trường hợp người trẻ, trong đó có cả trẻ em, trẻ vị thành niên phải nhập viện cấp cứu và điều trị do sử dụng thuốc lá điện tử Đặc biệt có những bệnh nhân được đưa vào viện trong tình trạng hôn mê sâu, suy tim, tổn thương não…

Với những sinh viên phải rời xa gia đình do nhiều yếu tố chủ quan và khách quan trở thành đối tượng rất dễ tham gia hút thuốc lá điện tử và làm cho độ tuổi hút thuốc lá điện tử ngày nay ngày càng trẻ hóa hơn.

Hiểu rõ được sự cấp thiết của vấn đề, từ đó, nhóm 2 đã tiến hành một cuộc điều tra, khảo sát với đề tài: “Phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử qua khảo sát của sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội”

2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài

2.1 Mục đích nghiên cứu đề tài:

- Tìm hiểu ý thức của sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội đối với việc phòng chống tác hại của thuốc lá điện tử.

- Tìm hiểu những yếu tố có mối liên hệ đến ý thức phòng chống tác hại của thuốc lá điện tử của sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội.

- Tìm hiểu hướng đi cho cách phòng chống tác hại của thuốc lá điện tử của sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội.

Trang 2

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài:

- Tập hợp các văn bản pháp luật liên quan tới việc phòng chống tác hại của thuốc lá điện tử.

- Khảo sát xã hội học để đánh giá sự phòng chống của sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội đối với tác hại của thuốc lá điện tử.

- Thu thập dữ liệu đánh giá khảo sát.

- Phân tích các tố nhân khẩu có mối liên hệ với việc phòng tác hại của thuốc lá điện tử.

3 Giả thuyết nghiên cứu:

Nếu sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội có ý thức phòng chống thuốc là điện tử thì sẽ bảo vệ sức khỏe và làm giảm vấn nạn hút thuốc lá điện tử trong môi trường học đường cũng như trong giới trẻ hiện nay.

4 Phương pháp điều tra

4.1 Phương pháp chung

Vận dụng một cách linh hoạt, đan xen các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, so sánh, phương pháp tổng hợp.

4.2 Phương pháp thu thập thông tin:

Phương pháp Anket: cho phép thu thập ý kiến từ một số lượng lớn người tham

gia, dữ liệu từ các cuộc khảo sát dễ dàng để nhập vào các công cụ phân tích dữ liệu và tiện ích phần mềm để phân tích, trích xuất thông tin quan trọng.

Phương pháp phỏng vấn: cho phép thu thập những thông tin về thực tại cũng như

các quan điểm cá nhân về một vấn đề để từ đó ta hiểu sâu hơn về ý kiến, suy nghĩ và trải

Trang 3

nghiệm cá nhân của từng người tham gia Thông tin thu được có tính chất lượng cao do tính xác thực, độ tin cậy có thể kiểm nghiệm khi thực hiện phỏng vấn.

5 Chọn mẫu điều tra:

- Phương pháp chọn mẫu: chọn mẫu phi xác suất bằng hình thức online qua biểu mẫu.

- Những người tham gia bảng hỏi:  Phạm vi thời gian: 19/2 - 20/2

 Khách thể nghiên cứu: sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội  Số lượng phiếu phát ra: 100 phiếu.

 Số lượng phiếu thu về: 100 phiếu.

- Cách thức xử lý thông tin ý kiến phản hồi được thu thập online và được tính toán, trình bày dưới dạng biểu đồ để làm báo cáo.

II NỘI DUNG

1 Một số vấn đề lý luận liên quan đến nội dung đề tài

1.1 Các khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài.

Thuốc lá điện tử (Electronic Nicotine Delivery Systems – ENDS), còn được gọi

tên khác như E-cigarette hay Vape, là thiết bị điện tử cầm tay, sử dụng pin để làm nóng dung dịch điện tử có chứa nicotine và các chất hóa học khác, tạo ra các hạt khí dung (còn gọi là aerosol hay sol khí) cho người dùng hít vào.

Trang 4

Tác hại của thuốc lá điện tử là những ảnh hưởng xấu mà thuốc lá điện tử mang

lại, gây bất lợi, tác động tiêu cực đến sức khỏe của chính người tiêu dùng và những vấn đề liên quan cần phải phòng tránh

Phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử là phòng ngừa , ngăn chặn , đấu tranh

đưa ra các biện pháp để giảm thiểu nguy cơ và tác động tiêu cực của thuốc lá điện tử đến sức khỏe cá nhân và cộng đồng

Khảo sát là quá trình thu thập , đối chiếu các trạng thái thể hiện của sự vật , hiện

tượng để tìm hiểu bản chất , xu hướng của sự vật , hiện tượng đó

1.2 Nội dung pháp luật liên quan đến đề tài

Khoản 2 Điều 3 Nghị định 67/2013/NĐ-CP , tiểu mục 1 Mục I Phần I Tài liệu hướng dẫn truyền thông về phòng ngừa thuốc lá mới cho học sinh phổ thông ban hành kèm theo Quyết định 1751/QĐ-BGDĐT năm 2022 thì thuốc lá điện tử có thể được coi là

Trang 5

1.2.3 Nghị định 67/2013/NĐ-CP.

1.3 Nhận thức, thực hiện pháp luật liên quan đến việc phòng, chống thuốc lá điện tử.

+ Mặc dù pháp luật đã quy định về việc phòng, chống thuốc lá song công tác phòng, chống vẫn còn nhiều vấn đề bất cập

+ Có nhiều người đã biết rõ tác hại của việc sử dụng thuốc lá điện tử và đã tránh xa chúng, + Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều người còn ít quan tâm, thậm chí dù họ biết rõ tác hại của thuốc lá điện tử mà vẫn sử dụng và lạm dụng chúng

=> Đòi hỏi những cơ quan có thẩm quyền cần có những biện pháp giúp pháp luật thực sự đi vào đời sống để giải quyết vấn nạn đáng lo ngại này.

2 Thực trạng của vấn đề

2.1 Thực trạng của việc sử dụng thuốc lá điện tử

+ Theo Tổ chức y tế thế giới, thông tin sản phẩm thuốc lá điện tử có chứa nicotine, có khoảng 15.500 loại hương liệu được sử dụng, trong đó rất nhiều loại hương liệu độc hại, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ, có thể gây cháy nổ và pha trộn các chất khác vào dung dịch (ma tuý, cần sa).

+ Theo Bộ Y tế, tỷ lệ hút thuốc lá điện tử trên 15 tuổi tăng, đặc biệt tập trung ở nhóm 15-24 tuổi với tỷ lệ 7,3% Ở nhóm tuổi học sinh từ 13-15 tuổi, tỷ lệ học sinh sử dụng thuốc lá điện tử đang gia tăng là 3,5% Xét về giới tính, trong đó học sinh nam là 4,3%, học sinh nữ là 2,8%.

+ WHO đưa ra khuyến cáo, thuốc lá điện tử nguy hại hơn thuốc lá truyền thống Ngoài ra, thuốc lá điện tử cũng không có công dụng cai nghiện thuốc lá điếu thông thường.

Trang 6

2.2 Diễn biến của việc phòng, chống thuốc lá điện tử

+ Trong những năm qua, công tác phòng chống thuốc lá ở Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng khích lệ như

Công tác tuyên truyền, giáo dục

Công tác đấu tranh, quản lý

+ Mặc dù đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, song công tác phòng chống thuốc lá điện tử ở Việt Nam vẫn còn những thách thức:

Thứ nhất, tình hình sản xuất thuốc lá điện tử độc hại trái phép vẫn còn diễn biến

phức tạp, với nhiều thủ đoạn tinh vi

Thứ hai, tình hình thuốc lá điện tử xâm nhập vào môi trường sư phạm, trong xã

hội vẫn còn rất phức tạp.

Thứ ba, công tác quản lý, thực hiện các chính sách pháp luật về phòng chốngthuốc lá điện tử vẫn còn nhiều khó khăn

Thứ tư, ý thức của người dân vẫn chưa thật sự được nâng cao

2.3 Phân tích số liệu, biểu đồ thực trạng “phòng, chống thuốc lá điện tử của sinh viêntrường Đại học Luật Hà Nội” từ kết quả điều tra xã hội học.

2.3.1 Thành phần người tham gia

Trang 7

Biểu đồ thể hiện độ tuổi của khách thể

tham gia khảo sát.Biểu đồ thể hiện giới tính của kháchthể tham gia khảo sát.

Qua đó, khẳng định được rằng số liệu trên là phù hợp với môi trường nghiên cứu (Trường Đại học Luật Hà Nội), thành phần tham gia đa dạng (từ nam đến nữ, từ năm nhất đến năm tư).

2.3.2 Độ nhận biết về thuốc lá điện tử của sinh viên HLU được đánh giá cao (97%) Biểu đồ thể hiện mức độ nhận biết về thuốc lá điện tử của khách thể tham gia.2.3.3 => mạng xã hội (Facebook,tiktok,…) là nơi làm cho thuốc lá điện tử tiếp cận đến

mọi người nhiều nhất (81,2%) Ngoài ra, bạn bè, đồng nghiệp chiếm 63,4%, số ít làthông qua gia đình (10,9%)

Biểu đồ thể hiện các nguồn thông tin cung cấp kiến thức liên quan về thuốc lá điện tửcủa khách thể tham gia

2.3.4 Hầu hết các bạn sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội biết đến Luật:

09/2012/QH13 – Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá (68,3%) Có thể thấy đây là một kết quả khá là tích cực

Trang 8

Biểu đồ thể hiện sự quan tâm của khách thể nghiên cứu đến Luật số 09/2012/QH13-Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá.

2.3.5 Thông qua 69,3% lượng người bình chọn “Có”, điều này đã chứng tỏ mức độ nhận

thức và quan tâm đến những văn bản pháp lý về phòng chống các chất này của sinh viên

trường Đại học Luật Hà Nội tương đối cao.

Biểu đồ thể hiện sự quan tâm đến các chính sách phòng, chống thuốc lá điện tử củakhách thể nghiên cứu.

2.3.6 độ tuổi từ 16-30 là nhóm tuổi có xu hướng sử dụng nhiều thuốc lá điện tử(85,1%).Thứ hai là những học sinh từ 10-16 tuổi với 38,6% Điều này cho thấy các bạn

Trang 9

trẻ, đặc biệt là các bạn ở độ tuổi sinh viên, là đối tượng có xu hướng sử dụng thuốc láđiện tử nhất Số ít còn lại sẽ là nhóm tuổi từ 30 - 45 chỉ chiếm có 5.9%

Biểu đồ thể hiện nhóm tuổi sử dụng thuốc lá điện tử

2.3.7 Theo ý kiến của sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội thì việc sử dụng thuốc láđiện tử ở giới trẻ hiện nay là phổ biến (56.4%) Có 40,6% người tham gia khảo sát coiviệc tiêu thụ thuốc lá điện tử là rất phổ biến đối với các bạn trẻ, và chỉ có số ít (4%) cònlại coi việc này không phổ biến hoặc tùy vào từng môi trường

Biểu đồ thể hiện mức độ phổ biến của việc sử dụng thuốc lá điện tử trong giới trẻ hiệnnay

2.3.8 Qua khảo sát cho thấy rằng có tới 88,2% đánh giá mức độ nghiêm trọng và rấtnghiêm trọng, trong đó mức độ nghiêm trọng chiếm 44,6% ; rất nghiêm trọng chiếm

43,6%

Trang 10

Biểu đồ thể hiện mức độ nghiêm trọng khi sử dụng thuốc lá điện tử

2.3.9 Dựa trên kết quả khảo sát chúng ta thấy được rằng có tới 67,3% sẵn sàng đứng rangăn cản, tuy nhiên vẫn có 26,7% không quan tâm Điều này chứng tỏ ý thức ngăn ngừa,

bài trừ thuốc lá điện tử của khách thể nghiên cứu rất cao

Biểu đồ thể hiện phản ứng của sinh viên khi biết người khác dùng thuốc lá điện tử

Trang 11

2.3.10 Từ biểu đồ khảo sát, ta thấy kết quả xã hội là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởngđến nhận thức của giới trẻ về thuốc lá điện tử, nó chiếm tới 75,2%, tiếp theo đó là: bạn

bè với 61,4%; phương tiện truyền thông là 55,4% và cuối cùng thấp nhất là gia đình với

25,7%

Biểu đồ thể hiện yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến nhận thức của giới trẻ về thuốc láđiện tử

Trang 12

2.3.11 Kết quả khảo sát thu được có tới 96% đồng ý rằng sử dụng thuốc lá điện tử gâytổn hại đến sức khỏe và 70,3% cho rằng hao tốn tiền bạc; 66,3% khẳng định nó tác động

xấu tới tinh thần và 1% cho rằng nó gây ảnh hưởng tới sức khỏe gia đình Biểu đồ thể hiện những hệ lụy xấu của thuốc lá điện tử

2.3.12 Với môi trường khảo sát là Trường Đại học Luật Hà Nội, nên số liệu đưa ra đã

chứng minh được rằng mức độ thực hiện pháp luật về phòng chống thuốc lá điện tử của

sinh viên Luật được đánh giá tốt (43,6%), trung bình (39,6%), vẫn còn một số ý kiến chorằng không tốt (12,9%) tuy nhiên chiếm tỉ lệ nhỏ

Trang 13

Biểu đồ thể hiện mức độ thực hiện pháp luật của khách thể nghiên cứu vê phòngchống thuốc lá nói chung và thuốc lá điện tử nói riêng.

2.3.13 Theo khảo sát, cho thấy phần lớn ý kiến khẳng định rằng việc phòng chống thuốclá điện tử còn gặp nhiều khó khăn đến từ ý thức cá nhân của mỗi người (88,9%) Bêncạnh đó là sự ảnh hưởng mạnh mẽ từ phương tiện truyền thông chiếm 30,3% Ngoài ra

còn một số nguyên nhân khác đến từ giáo dục của gia đình và nhà trường(28,3%) cũngnhư từ công tác tuyên truyền phòng tránh vẫn chưa thật sự phổ biến, hữu hiệu (28,3%).

Biểu đồ thể hiện khó khăn chủ yếu trong việc phòng, chống thuốc lá điện tử2.3.14 Sinh viên Trường Đại học Luật Hà nội cho rằng việc phòng chống thuốc lá điệntử hiện nay đối với môi trường giáo dục như Trường Đại học Luật Hà Nội là rất cần thiết(63,6%) và cần thiết (34,3%) Con số này đã chứng minh sinh viên mong muốn được học

tập trong một môi trường trong sạch, có ý thức cao trong việc loại trừ thuốc lá điện tử hiện nay.

Trang 14

Biểu đồ thể hiện mức độ cần thiết của việc phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử2.3.15 Từ ý thức bài trừ, phòng tránh thuốc lá điện tử, sinh viên Trường Đại học luật Hà

Nội đã chủ động đề ra những giải pháp để giảm thiểu tệ nạn sử dụng thuốc lá điện tử

Câu hỏi: Anh/chị có đề xuất gì về những biện pháp hữu hiệu để phòng chống tác hạicủa thuốc lá điện tử không ?

+Do tò mò hoặc bị rủ rê bắt chước một, hay do tính hơn thua với bạn bè

+Do sự hiểu biết cá nhân về tác hại của các chất có trong thuốc lá điện tử cũng như tác hại của chúng còn kém.

Trang 15

3.2 Nguyên nhân khách quan

Nguyên nhân khách quan là nguyên nhân được xác định dựa trên các yếu tố hoặc điều kiện bên ngoài, không phụ thuộc vào quan điểm cá nhân hoặc cảm xúc của bất kỳ ai Chính vì vậy, đây là nhóm nguyên nhân quan trọng dẫn đến việc ngày càng nhiều người sử dụng thuốc lá điện tử.

Thứ nhất, do thiếu hiểu biết về sự độc hại của thuốc nên đa phần người sử dụng

thuốc lá điện tử đều lầm tưởng rằng loại thuốc này sẽ an toàn và không gây nguy hiểm cho cơ thể như thuốc lá thông thường.

Thứ hai, chiêu trò tinh vi của nhà sản xuất nhằm thu hút sự chú ý của hàng nghìn

người tiêu dùng nói chung và giới trẻ nói riêng

Thứ ba là yếu tố môi trường sống và xã hội Khi xung quanh có nhiều người sử

dụng thuốc lá điện tử thì vô hình chung việc hút thuốc sẽ được bình thường hoá và trở thành một xu thế trong xã hội khiến cho người người chạy theo phong trào

Cuối cùng, nguyên nhân từ gia đình và nhà trường

4 Một số biện pháp

+Tiếp tục hoàn thiện pháp luật, các chính sách về phòng chống thuốc lá điện tử + Quyết liệt trong việc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến phòng chống thuốc lá điện tử nhằm răn đe, giáo dục ý thức của sinh viên nói riêng và đông đảo người dân nói chung.

+Nhóm các giải pháp về mặt xã hội:

Trang 16

Mỗi sinh viên tự hình thành thói quen “sống, học tập và làm theo pháp luật” Có

lối sống lành mạnh, tự trang bị cho mình những kiến thức, kĩ năng cơ bản để không bị kẻ xấu lợi dụng dụ dỗ, lôi kéo tham gia vào sử dụng thuốc lá điện tử

Nhà trường cần chú trọng hơn đến việc giáo dục, trang bị kiến thức bồi dưỡng kỹ

năng cho sinh viên về các tệ nạn xã hội và cách phòng chống thuốc lá điện tử

Gia đình cần chú ý phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong công tác quản lý và

giáo dục con em.

III KẾT LUẬN

Cái “chết trắng” thuốc lá điện tử đang ngấm dần vào giới trẻ Chúng không chỉ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của chính người tiêu dùng mà còn tác động tiêu cực đến những vấn đề liên quan, trào lưu được coi là “thời thượng” này đang ẩn chứa những mối nguy hại khôn lường Từ kết quả cuộc điều tra xã hội học “Phòng, chống thuốc lá điện tử của sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội” nhóm chúng tôi nhận thấy ý thức của sinh viên Trường Đại học luật Hà Nội về việc ngăn ngừa thuốc lá điện tử được đánh giá rất cao Từ đó tìm ra được những cách phòng chống hiệu quả nhất đối với học sinh, sinh viên - đối tượng dễ bị dụ dỗ trở thành nạn nhân của vấn nạn trên

Ngày đăng: 15/04/2024, 22:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w