1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thực trạng sử dụng biện pháp tránh thai và các yếu tố liên quan ở phụ nữ 18 49 tuổi có chồng tại xã thống nhất huyện bù đăng tỉnh bình phước năm 2018

89 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

433.6.3 Mối liên quan giữa thực trạng sử dụng biện pháp tránh thai với đặc điểm sinh sản của đối tượng nghiên cứu n=253... 40Bảng 3.7: Mối liên quan giữa thực trạng sử dụng biện pháp trá

Trang 1

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Trang 2

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ Y HỌC DỰ PHÒNG Người hướng dẫn: TS Diệp Từ Mỹ

TP Hồ Chí Minh, năm 2018

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan số liệu trong khóa luận này được ghi nhận, nhập liệu và phân tích một cách trung thực Luận văn này không có bất kỳ số liệu, văn bản, tài liệu đã được Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh hay trường đại học khác chấp nhận để cấp văn bằng đại học, sau đại học Khóa luận cũng không có số liệu, văn bản, tài liệu đã được công bố trừ khi được công khai thừa nhận

Trang 4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN Y VĂN 5

1.1 SƠ LƯỢC VỀ KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH 5

1.1.1 Khái niệm về kế hoạch hóa gia đình 5

1.1.2 Lợi ích của kế hoạch hóa gia đình 5

1.1.3 Các yếu tố của chất lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình 6

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25

2.1 Thiết kế nghiên cứu 25

2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 25

2.3 Đối tượng nghiên cứu 25

Trang 5

2.7.4 Tình hình sử dụng biện pháp tránh thai trong 6 tháng 30

2.7.5 Tiếp cận dịch vụ Dân số – Kế hoạch hóa gia đình 32

2.8 Thu thập dữ kiện 33

2.9 Phân tích dữ liệu 34

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ 35

3.1 Đặc điểm Dân số – Xã hội của đối tượng nghiên cứu 35

3.2 Kiến thức đúng về Dân số và Kế hoạch hóa gia đình 36

3.3 Đặc điểm sản khoa 37

3.4 Tình hình sử dụng các biện pháp tránh thai 38

3.5 Tiếp cận dịch vụ Dân số – Kế hoạch hóa gia đình 40

3.6 Mối liên quan giữa thực trạng sử dụng biện pháp tránh thai với một số đặc điểm của đối tượng 41

3.6.1 Đặc điểm Dân số – Xã hội 41

3.6.2 Mối liên quan giữa thực trạng sử dụng biện pháp tránh thai với kiến thức chung về chương trình Dân số và Kế hoạch hóa gia đình (n=268) 43

3.6.3 Mối liên quan giữa thực trạng sử dụng biện pháp tránh thai với đặc điểm sinh sản của đối tượng nghiên cứu (n=253) 44

3.6.4 Mối liên quan giữa thực trạng sử dụng biện pháp tránh thai với thông tin về biện pháp tránh thai (n=268) 45

Trang 6

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 46

4.1 Đặc điểm dân số mẫu nghiên cứu 46

4.2 Kiến thức về Dân số – Kế hoạch hóa gia đình 48

4.3 Đặc điểm sản khoa 50

4.4 Tình hình sử dụng các biện pháp tránh thai 52

4.4.1 Đang sử dụng biện pháp tránh thai 52

4.4.2 Sử dụng liên tục và không sử dụng biện pháp tránh thai 54

4.4.3 Biện pháp tránh thai đang sử dụng 54

4.4.4 Biện pháp tránh thai từng sử dụng và lý do thay đổi biện pháp tránh thai 55

4.4.5 Người quyết định sử dụng biện pháp tránh thai 56

4.5 Tiếp cận dịch vụ Dân số – Kế hoạch hóa gia đình 56

4.5.1 Nơi cung cấp biện pháp tránh thai 56

4.5.2 Lý do chọn nơi cung cấp biện pháp tránh thai 57

4.5.3 Nguồn thông tin 57

4.6 Các yếu tố liên quan đến thực trạng sử dụng biện pháp tránh thai 58

4.6.1 Đặc điểm Dân số – Xã hội 58

4.6.2 Đặc điểm sản khoa 60

4.6.3 Thông tin về biện pháp tránh thai 61

4.7 Điểm mạnh, hạn chế và tính ứng dụng của đề tài 61 TÀI LIỆU THAM KHẢO

BỘ CÂU HỎI KHẢO SÁT

Trang 7

HIV/AIDS Human immunodeficiency virus infection / acquired

immunodeficiency syndrome (Hội chứng suy giảm miễn dịch) KHHGĐ Kế hoạch hóa gia đình

KTC (95%) Khoảng tin cậy 95%

ICPD International conference on population and development

(Hội nghị quốc tế về Dân Số và Phát Triển)

MDG Millennium Development Goals

(Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ) PR (Prevalence ratio) Tỷ số tỷ lệ hiện mắc SKSS Sức khỏe sinh sản

TCYTTG Tổ chức Y tế thế giới UBND Uỷ ban nhân dân

UNICEF United Nations International Children's Emergency Fund (Quỹ nhi đồng Liên Hiệp Quốc)

Trang 8

DANH MỤC BẢNG/BIỂU Danh mục bảng

Bảng 1.1: Tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai theo một số nghiên cứu trên thế giới 19

Bảng 3.2: Đặc điểm dân số – xã hội 35

Bảng 3.3: Kiến thức đúng về Dân số và Kế hoạch hóa gia đình 36

Bảng 3.4: Đặc điểm sản khoa của đối tượng nghiên cứu 37

Bảng 3.5: Tình hình sử dụng các biện pháp tránh thai 38

Bảng 3.6: Tiếp cận dịch vụ Dân số và Kế hoạch hóa gia đình 40

Bảng 3.7: Mối liên quan giữa thực trạng sử dụng biện pháp tránh thai với đặc điểm dân số – xã hội của đối tượng nghiên cứu 41

Bảng 3.8: Kiến thức chung về chương trình Dân số và Kế hoạch hóa gia đình của đối tượng nghiên cứu 43

Bảng 3.9: Đặc điểm sinh sản của đối tượng nghiên cứu 44

Bảng 3.10: Đặc điểm sinh sản của đối tượng nghiên cứu khi đủ số con mong muốn 44 Bảng 3.11: Thông tin về biện pháp tránh thai của đối tượng nghiên cứu 45

Trang 9

THỰC TRẠNG SỬ DỤNG BIỆN PHÁP TRÁNH THAI VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở PHỤ NỮ 18 – 49 TUỔI CÓ CHỒNG, TẠI XÃ THỐNG

NHẤT, HUYỆN BÙ ĐĂNG, TỈNH BÌNH PHƯỚC NĂM 2018 Lê Văn Tín

TÓM TẮT

Đặt vấn đề: Theo thống kê của Liên Hợp Quốc, dân số thế giới năm 2017 là 7,4 tỷ

người, dự kiến năm 2050 sẽ tăng lên 9,6 tỷ người và con số này sẽ tiếp tục tăng đến 10,9 tỷ người vào năm 2100 Dân số tăng nhanh không kiểm soát sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy đáng lo ngại, như môi trường ô nhiễm, thiếu hụt nguồn nguyên liệu, tài nguyên cạn kiệt, đi kèm các dịch vụ xã hội quá tải, tăng gánh nặng bệnh tật, nghèo đói Các nhà hoạch định chính sách và lãnh đạo của các quốc gia đã và đang thực hiện nhiều biện pháp để kiểm soát sự gia tăng dân số Trong đó, việc thực hiện tốt kế hoạch hóa gia đình là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất, nhằm giúp kiềm hãm tốc độ gia tăng dân số, cụ thể là áp dụng các biện pháp tránh thai (BPTT),

Mục tiêu: Xác định tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai và các yếu tố liên quan ở phụ nữ

18 – 49 tuổi có chồng, tại xã Thống Nhất, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước năm 2018

Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu cắt ngang mô tả, với cỡ mẫu ước tính 268 đối tượng từ 2343 số phụ nữ trong độ tuổi từ 18 – 49 có chồng, của toàn xã Thống Nhất vào nghiên cứu và phỏng vấn theo bảng câu hỏi soạn sẵn Đối tượng nghiên cứu được chọn bằng phương pháp chọn mẫu thuận tiện tại 12 thôn của xã Thống Nhất Phép kiểm chi bình phương, chính xác Fisher và phân tích đơn biến được sử dụng để tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến việc sử dụng BPTT, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức pvalue <0,05

Kết quả: Có 268 đối tượng tham gia vào nghiên cứu, tuổi của đối tượng chủ yếu từ 25

tuổi trở lên, trình độ học vấn tập trung từ cấp trung học cở sở trở xuống Phần lớn đối tượng có từ 2 con trở lên (41,4%) và đủ số con mong muốn (67,9%) Kiến thức chung đúng về chương trình Dân số và Kế hoạch hóa gia đình là 45,9% Có 75,7% đối tượng tham gia nghiên cứu sử dụng BPTT Trong đó, đa số sử dụng BPTT liên tục trong vòng 6 tháng (90,1%) Trạm y tế và cơ sở y tế tư nhân là nơi cung cấp BPTT chủ yếu Các

yếu tố liên quan đến thực trạng sử dụng BPTT như: Tuổi, Dân tộc (PR=0,81 (0,66 –

0,99)), Tôn giáo (PR=0,76 (0,61 – 0,94)), Số năm kết hôn, Đủ số con mong muốn

Trang 10

(PR=1,49 (1,22 – 1,80)), Thông tin về BPTT (PR=1,22 (1,03 – 1,44)) Đa số các đối tượng biết thông tin về các BPTT

Kết luận: Tỷ lệ đang sử dụng BPTT là 75,7%, Tìm thấy mối liên quan giữa tuổi,

dân tộc, tôn giáo, số năm kết hôn, đủ số con mong muốn và thông tin về BPTT với thực trạng sử dụng BPTT Cần tập trung tuyên truyền thông tin với những hình thức phù hợp với dân số để nâng cao kiến thức và đảm bảo nguồn cung ứng BPTT

Từ khóa: Kế hoạch hóa gia đình, biện pháp tránh thai, phụ nữ có chồng

Trang 11

ĐẶT VẤN ĐỀ

Theo thống kê của Liên Hợp Quốc, dân số thế giới năm 2017 là 7,4 tỷ người, dự kiến năm 2050 sẽ tăng lên 9,6 tỷ người và con số này sẽ tiếp tục tăng đến 10,9 tỷ người vào năm 2100 [55] Dân số tăng nhanh không kiểm soát sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy đáng lo ngại, như môi trường ô nhiễm, thiếu hụt nguồn nguyên liệu, tài nguyên cạn kiệt, đi kèm các dịch vụ xã hội quá tải, tăng gánh nặng bệnh tật, nghèo đói và chính trị xã hội [50] Bên cạnh đó từ năm 2010 đến năm 2014 có 56 triệu người phá

thai do mang thai ngoài ý muốn xảy ra trên toàn thế giới mỗi năm Các nhà hoạch

định chính sách và lãnh đạo của các quốc gia đã và đang thực hiện nhiều biện pháp để kiểm soát sự gia tăng dân số Trong đó, việc thực hiện tốt kế hoạch hóa gia đình là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất, nhằm giúp kiềm hãm tốc độ gia tăng dân số, cụ thể là áp dụng các biện pháp tránh thai [57]

Thật vậy, năm 2017 tỷ lệ sử dụng BPTT trên toàn thế giới là 63% Có sự khác nhau giữa các khu vực ở Châu Âu, Châu Mỹ Latinh, vùng Caribbean và Bắc Mỹ tỷ lệ sử dụng BPTT là 70% [85] Châu Mỹ Latinh và vùng Caribe trong 50 năm phát triển và thực hiện chương trình kế hoạch hóa gia đình (năm 1960 đến nay), tổng tỷ suất sinh (số con đã sinh ra sống tính bình quân của một phụ nữ trong suốt thời kỳ sinh đẻ) giảm từ 5 đến 6 con, xuống còn 2,2 con Riêng tại Brazil, Costa Rica, Chilê và 9 quốc gia Caribbean có tổng tỷ suất sinh dưới 2 con [42] Tại Trung Quốc năm 1979 chính sách một con được áp dụng, đến năm 2003 tổng tỷ suất sinh giảm xuống mức 1,7 con [26] [63] Tương tự, tại Ethiopia với chính sách kế hoạch hóa gia đình, từ năm 1990 đến năm 2011 tổng tỷ suất sinh đã giảm từ 7,0 con xuống còn 4,8 con [73]

Các quốc gia Châu Á như Singapore đạt dưới mức sinh thay thế (mức sinh cần thiết để đảm bảo số lượng người thay thế trong dân số hay số con đủ để thay thế cho người mẹ trong suốt cuộc đời, được định nghĩa là tổng tỷ suất sinh bằng 2,1 con) từ năm 1966 đến năm 1980 (1,8 con), mức sinh của Thái Lan từ năm 1962 đến năm 1996 cũng giảm mạnh và đạt dưới mức sinh thay thế (1,9 con) [26] Giảm tỷ suất sinh với chiến lược kế hoạch hóa gia đình cũng được ghi nhận tại nhiều quốc gia khác trên thế giới [78] [26] [22]

Trang 12

Tại Việt Nam chương trình kế hoạch hóa gia đình nằm trong chiến lược phát triển đất nước từ năm 1961 Từ khi chương trình kế hoạch hóa gia đình được áp dụng, nhận thức của toàn xã hội đã có những chuyển biến rõ rệt với kết quả là tốc độ tăng trưởng dân số và mức sinh đã giảm đáng kể Cụ thể, tỷ lệ gia tăng dân số giảm từ 3,8% (năm 1961) xuống còn 1,05% (năm 2010), mức sinh giảm từ 6,39 con (năm 1961) xuống còn 2,09 con (năm 2006), đạt dưới mức sinh thay thế [19] [8] Liên tục từ năm 2006 đến nay, chúng ta luôn ở dưới mức sinh thay thế Nhờ đó, góp phần nâng chất lượng dân số, cải thiện tình trạng sức khỏe sinh sản, duy trì mức sinh thấp hợp lý, giải quyết tốt những vấn đề về cơ cấu dân số và phân bố dân số, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa [78] [26] [8] [10] [12]

Tỉnh Bình Phước đã áp dụng chính sách Dân số và Kế hoạch hóa gia đình từ năm 2003 vàđạt được những thành tựu khá quan trọng Tỷ lệ giảm sinh hàng năm đều đạt mức 0,7‰ Tỷ lệ cặp vợ chồng áp dụng biện pháp tránh thai tăng từ 64,5% lên 73,9% từ năm 2004 đến 2010 Số con trung bình của một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ giảm từ 2,7 con (năm 2004) xuống còn 2,3 con (năm 2008) và đạt mức sinh thay thế vào năm 2010 Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm từ 1,73% năm 2004 xuống còn 1,56% (năm 2008) Tỷ suất sinh giảm từ 22,73‰ giảm xuống còn 18,17‰ từ năm 2004 năm đến 2010 Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên giảm từ 14,96% xuống còn 10,67% từ năm 2004 đến năm 2010 Tốc độ gia tăng dân số cơ bản đã được khống chế, áp lực quy mô dân số đối với sự phát triển của tỉnh được giảm nhẹ, đầu tư nâng cao chất lượng dân số, chất lượng nguồn lao động, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước trong thời kỳ hội nhập [8]

Xã Thống Nhất, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước một xã vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc S’tiêng sinh sống, mức sinh còn cao, dân cư gắn liền với kinh tế nông lâm nghiệp Về địa bàn dân cư rộng, phân bố không đồng đều, khó khăn trong công tác tuyên truyền, tư vấn và tác động đến đại đa số người dân chưa tích cực về các chính sách Dân số và Kế hoạch hóa gia đình Hơn nữa kinh phí đầu tư cho công tác Dân số và Kế hoạch hóa gia đình còn thấp, nguồn thuốc cung cấp cho các đối tượng khi thực hiện các gói dịch vụ quá ít, thời gian đội lưu động xuống xã chưa đủ lâu, chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân [3]

Trang 13

Việc tiến hành nghiên cứu “Thực trạng sử dụng biện pháp tránh thai và các yếu tố liên quan ở phụ nữ 18 – 49 tuổi có chồng, tại xã Thống Nhất, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước năm 2018” là cần thiết để tạo cơ sở cho địa phương xây dựng những chính sách can thiệp thích hợp

CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

1 Tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai ở phụ nữ 18 – 49 tuổi có chồng, tại xã Thống Nhất, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước năm 2018 là bao nhiêu ?

2 Các yếu tố nào liên quan đến việc sử dụng các biện pháp tránh thai ở phụ nữ từ 18 – 49 tuổi có chồng, tại xã Thống Nhất, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước năm 2018 ?

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Mục tiêu tổng quát

Xác định tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai và các yếu tố liên quan ở phụ nữ 18 – 49 tuổi có chồng, tại xã Thống Nhất, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước năm 2018

Mục tiêu cụ thể

1 Xác định tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai ở phụ nữ 18 – 49 tuổi có chồng, tại xã Thống Nhất, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước năm 2018

2 Xác định mối liên quan giữa việc sử dụng biện pháp tránh thai và các đặc điểm dân số xã hội của đối tượng nghiên cứu gồm: tuổi, dân tộc, nghề nghiệp, trình độ học vấn, tôn giáo, mức sống, tuổi kết hôn, số năm kết hôn

3 Xác định mối liên quan giữa việc sử dụng biện pháp tránh thai và các đặc điểm sinh sản của đối tượng gồm: tuổi sinh con lần đầu, giới tính của con, đủ số con mong muốn

4 Xác định mối liên quan giữa việc sử dụng biện pháp tránh thai và kiến thức chung về Dân số và Kế hoạch hóa gia đình

5 Xác định mối liên quan giữa việc sử dụng biện pháp tránh thai và thông tin về các biện pháp tránh thai

Trang 14

- Giới tính của con - Tuổi sinh con lần đầu - Đủ số con mong muốn

Trang 15

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN Y VĂN 1.1 SƠ LƯỢC VỀ KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

1.1.1 Khái niệm về kế hoạch hóa gia đình

Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG), kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) là nhận thức của các cặp vợ chồng nhằm điều chỉnh số con, thời điểm sinh con và khoảng cách giữa các lần sinh KHHGĐ không chỉ là lựa chọn sử dụng các biện pháp tránh thai (BPTT) mà còn là những cố gắng của các cặp vợ chồng để mang thai và sinh con trong trường hợp khuyến khích sinh [25] [78] [8]

1.1.2 Lợi ích của kế hoạch hóa gia đình

Kế hoạch hóa gia đình mang lại nhiều lợi ích to lớn Ngăn ngừa nguy cơ sức khoẻ liên quan đến thai kỳ ở phụ nữ Lựa chọn thời điểm mang thai sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ và hạnh phúc của người phụ nữ và con [85] [69] [52] [49]

- Ngăn ngừa nguy cơ sức khoẻ liên quan đến thai phụ : KHHGĐ kiểm soát và trì hoãn việc mang thai ở phụ nữ, có nguy cơ cao về vấn đề sức khoẻ và tử vong Ngăn ngừa các trường hợp mang thai ngoài ý muốn, bao gồm những phụ nữ lớn tuổi phải đối mặt với nguy cơ gia tăng liên quan đến thai nghén KHHGĐ cho phép người phụ nữ muốn giới hạn số con, bằng chứng cho thấy phụ nữ có nhiều hơn 4 con có nguy cơ gia tăng tử vong mẹ Bên cạnh việc giảm tỷ lệ mang thai ngoài ý muốn, KHHGĐ cũng làm giảm nhu cầu phá thai không an toàn [85] [25] [71] [77]

- Giảm tử vong trẻ sơ sinh: KHHGĐ ngăn ngừa tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh có yếu tố nguy cơ cao Trẻ sơ sinh của các bà mẹ chết do sanh, cũng có nguy cơ tử vong và sức khoẻ kém [85] [71] [25] [77]

- Giúp ngăn ngừa HIV/AIDS (Human immunodeficiency virus infection/acquired immunodeficiency syndrome): KHHGĐ giảm nguy cơ mang thai ngoài ý muốn trong số phụ nữ sống với HIV, dẫn đến việc trẻ sơ sinh và trẻ mồ côi bị nhiễm bệnh ít hơn Ngoài ra, BCS nam và nữ cung cấp bảo vệ kép chống lại các trường hợp mang thai ngoài ý muốn và chống lại các bệnh lây truyền qua đường tình dục bao gồm HIV/AIDS [85] [25] [71]

- Trao quyền và nâng cao vị thế, nâng cao chất lượng giáo dục cho người phụ nữ: KHHGĐ cho phép mọi người đưa ra các lựa chọn về sức khoẻ tình dục và sức khoẻ sinh sản KHHGĐ là cơ hội cho phụ nữ theo đuổi học tập và tham gia vào cuộc sống cộng đồng , phát triển kinh tế, chăm lo cho gia đình và con cái [85] [25] [77]

Trang 16

- Giảm tỷ lệ mang thai của thanh thiếu niên: độ tuổi vị thành niên mang thai thì khả năng sinh thai non tháng hoặc trẻ nhẹ cân cao Trẻ sinh ra từ thanh thiếu niên có tỷ lệ tử vong sơ sinh cao, nhiều cô gái vị thành niên đã mang thai phải nghỉ học, điều này có ý nghĩa dài hạn đối với cá nhân, gia đình và cộng đồng [85] [71] [25] [77]

- Tăng trưởng dân số chậm: KHHGĐ là chìa khóa làm chậm sự tăng trưởng ở dân số không bền vững và những ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế, môi trường và các nỗ lực phát triển của quốc gia và khu vực [85] [25] [77] [49]

1.1.3 Các yếu tố của chất lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình

Tăng cường dịch vụ KHHGĐ đảm bảo tính bền vững và thành công của chương trình, nâng cao cải thiện sức khoẻ, nhân quyền, phát triển kinh tế và làm chậm tăng trưởng dân số [80] Chất lượng chăm sóc sức khoẻ là mức độ mà các dịch vụ y tế mang đến cho cá nhân và cộng đồng, làm tăng khả năng đáp ứng và đạt được những kết quả sức khoẻ mong muốn, phù hợp với kiến thức chuyên môn hiện tại Thể hiện qua sự sẵn có của dịch vụ hoặc nguồn cung cấp, tuân thủ tiêu chuẩn chăm sóc phù hợp với mong đợi của khách hàng Đối với khách hàng, chất lượng có liên quan đến tình trạng sẵn có, thời gian chờ đợi, sự riêng tư, thông tin và dịch vụ nhận được Mặt khác, chất lượng của các nhà cung cấp dịch vụ y tế có liên quan đến kết quả của dịch vụ, sự an toàn và tăng phạm vi dịch vụ [79] [80]

Chất lượng cung cấp dịch vụ y tế ngày càng được công nhận là yếu tố chính quyết định sự tiếp nhận của khách hàng và sự chấp thuận của cộng đồng Về các dịch vụ KHHGĐ, các yếu tố chính về chất lượng hình thành để giám sát và đánh giá, đáp ứng của nhà cung cấp dịch vụ với nhu cầu, nhận thức của khách hàng Từ đó, tự do lựa chọn phương pháp ngừa thai, thời gian chờ đợi Hành vi của nhà cung cấp đối với khách hàng như cung cấp thông tin và hỗ trợ trong việc ra quyết định trong quá trình

tham vấn, sự riêng tư và bảo mật và phạm vi dịch vụ [61] [54] 1.2 CÁC BIỆN PHÁP TRÁNH THAI

1.2.1 Định nghĩa

Biện pháp tránh thai là việc dự phòng mang thai, với mục đích kiểm soát mang thai ngoài ý muốn sau giao hợp Thông qua sự hỗ trợ từ nhiều BPTT khác nhau, công cụ, thuốc, chất hóa học hoặc các thủ thuật khác nhau Do đó, khi sử dụng bất kỳ công cụ hỗ trợ hay biện pháp nào nhằm mục đích ngăn ngừa quá trình thụ tinh và mang thai đều được xem là một biện pháp tránh thai [59] [47]

Trang 17

1.2.2 Phân loại

Theo Tổ chức Y tế thế giới, BPTT phân làm hai nhóm chính: BPTT hiện đại và BPTT tự nhiên (BPTT truyền thống) Mọi người có hoạt động tình dục bất kỳ đều có thể lựa chọn biện pháp phù hợp, nếu không có chống chỉ định và mang lại hiệu quả ngừa thai với độ an toàn cao [85] [53]

a Biện pháp tránh thai hiện đại

Hiện nay, BPTT hiện đại rất đa dạng, mỗi biện pháp có ưu điểm và nhược điểm riêng Cần lựa chọn một biện pháp phù hợp cho mỗi người, tùy thuộc vào hoàn cảnh, tâm lý, trình độ, khả năng tiếp cận và tình trạng sức khỏe, tính an toàn của từng BPTT để có kết quả tốt nhất [85] [47] [53]

 Biện pháp tránh thai bằng màng ngăn

Tránh thai bằng màng ngăn là những dụng cụ nhân tạo, ngăn chặn cơ học giữa trứng và tinh trùng Các biện pháp đáng kể như BCS và màng ngăn âm đạo Bên cạnh đó một số phương pháp như BCS nam, BCS nữ, cũng mang lại lợi ích kép để bảo vệ khỏi các bệnh lây truyền qua đường tình dục [59] [11]

Bao cao su: một hình thức tránh thai lâu đời của phương pháp tránh thai bằng

màng ngăn, được làm từ nguyên liệu tự nhiên cao su latex hoặc nhựa, có kích thước mỏng, chất liệu mềm mại, không ảnh hưởng đến hoạt động tình dục Là phương pháp tránh thai tạm thời an toàn và kinh tế Hiệu quả bảo vệ của BCS là khác nhau đối với các bệnh lây truyền qua đường tình dục cao nhất là HIV, viêm gan B và Neisseria gonorrhoea hơn 90% [68] Có hai loại BCS cho nam và BCS cho nữ

- Bao cao su nam: có kích thước mỏng, che phủ dương vật khi cương cứng trước

khi giao hợp Hình thành một màng ngăn ngừa tinh trùng xâm nhập Phương pháp này hiệu quả 97% khi sử dụng đúng kỹ thuật Có thể sử dụng ở tất cả các nhóm tuổi một cách an toàn, không cần khám sức khỏe và có thể dễ dàng cung cấp nếu không có toa bác sĩ Hiệu quả cao trong việc bảo vệ trước các bệnh lây truyền qua đường tình dục, trong đó có HIV/AIDS Hạn chế lớn của phương pháp này là liên quan đến sự tuân thủ, mâu thuẫn và sử dụng sai kỹ thuật Bất lợi của phương pháp này là có thể bị rách, trượt, nếu không sử dụng đúng cách Bao cao su hết hạn hoặc hỏng không nên sử dụng [85] [59] [25] Tỷ lệ vỡ kế hoạch do BCS thay đổi theo từng tác giả, nghiên cứu của tác giả Ys Marfatia và cộng sự cho thấy tỷ lệ thất bại từ 2,3% – 9%

đối BCS nam [68]

Trang 18

- Bao cao su nữ: phụ nữ dễ bị tổn thương do các bệnh lây truyền qua đường tình

dục do các yếu tố sinh học và kinh tế xã hội, khó khăn trong việc đàm phán về tình dục an toàn đặc biệt là dùng BCS nam Do đó, phụ nữ cần có thiết bị bảo vệ định hướng Trước khi giao hợp, đặt BCS nữ vào trong âm đạo, cầm lấy vòng tròn nhỏ bóp méo đưa nghiêng vào trong âm đạo, vòng tròn này sẽ bung ra che cổ tử cung Vòng tròn to nằm ngoài và phủ kín các môi lớn và vùng tiền đình BCS nữ có thể đặt trước vài giờ nhưng cần tháo ra sớm khi giao hợp xong, trước khi ngồi dậy hay đứng dậy, để tránh không cho tinh dịch trào ra ngoài Phòng các bệnh lây truyền qua đường tình dục, hiệu quả 90% sử dụng đúng kỹ thuật và 79% ở mức độ phổ biến [25] [85] [68] Tuy nhiên vấn đề tiếp cận và sử dụng còn hạn chế, do nhiều trở ngại như tốn kém, không có sẵn, dùng một lần duy nhất, không chấp thuận của bạn tình, khó khăn khi đưa vào âm đạo, không thõa mái khi giao hợp, đau đơn, trượt và bị vỡ BCS Nghiên cứu của tác giả Me Beksinska cho thấy chi phí sử dụng BCS nữ cao gấp 18 lần so với BCS nam Bên cạnh đó, có 12,4% phụ nữ ở Hoa Kỳ trải qua một thai kỳ trong 6 tháng, khi bắt đầu sử dụng Xác suất mang thai trong một năm sử dụng hoàn hảo là 5,1% [40] [68] [82]

Màng ngăn âm đạo: làm từ latex hoặc silicone, bao gồm lò xo mủ cao su, lò xo

xoắn, lò xo phẳng, vòng kín silicone rộng Bề cao của vòng thay đổi tùy theo từng loại và có nhiều kích cỡ với đường kinh khác nhau dao động từ 60 mm – 90 mm Người sử dụng nên được hướng dẫn sử dụng chất diệt tinh trùng, tốt nhất là đặt một lượng chất diệt tinh trùng phù hợp bên trong chén màng, để có thêm hiệu quả và như một chất bôi trơn, chất diệt tinh trùng cũng nên được áp xung quanh vành màng Với một màng ngăn được trang bị phù hợp, người sử dụng sẽ không thể cảm thấy bất thường trong âm đạo của mình, ngay cả khi đi bộ hoặc trong khi đi vệ sinh Không nên để màng ngăn trong âm đạo 24 giờ [38]

 Dụng cụ tránh thai trong tử cung

Dụng cụ tránh thai trong tử cung là một thiết bị bằng nhựa mềm, thường làm bằng đồng, đưa vào trong tử cung người phụ nữ bằng kỹ thuật y khoa sau khi có kinh nguyệt, phá thai hoặc 4 – 6 tuần sau khi sinh Nó ngăn ngừa không cho noãn thụ tinh với tinh trùng hoặc làm cho noãn đã thụ tinh không làm tổ được trong tử cung Ion đồng có hoạt tính diệt tinh trùng Hiệu quả từ 95% – 98%, không can thiệp vào quá

Trang 19

trình giao hợp và có thể được loại bỏ khi muốn mang thai Bên cạnh đó tác dụng phụ gây chảy máu nặng ở một số phụ nữ, viêm vùng chậu, đặc biệt là những người tiếp xúc với các bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể xảy ra Đôi khi DCTC sẽ nới lỏng và tách ra, do đó nên được kiểm tra định kỳ Bên cạnh đó, làm tăng nguy cơ mang thai ngoài tử cung Không phù hợp với phụ nữ bị nhiễm trùng cổ tử cung hay vùng chậu, u xơ tử cung, kinh nguyệt nặng hoặc chảy máu âm đạo không rõ nguyên nhân Giảm lượng máu mất đi do kinh nguyệt theo thời gian, giảm co thắt kinh nguyệt và các triệu chứng của chứng lạc nội mạc tử cung, vô kinh (không chảy máu kinh nguyệt) trong một nhóm người dùng [85] [59] [25] [46] [11] DCCT chia làm hai loại [25]

- DCTC chứa đồng (TCu-380A và MultiloadCu – 375SL) làm từ một thân plastic

với các vòng đồng hoặc dây đồng DCTC Tcu – 380A tác dụng tránh thai trong vòng 10 năm

- DCTC giải phóng levonorgestrel có một thân chữ T bằng polyethylen chứa 52

mg levonorgestrel, giải phóng 20 μg hoạt chất/ngày Giải phóng levonorgestrel có tác dụng tối đa 5 năm

Biện pháp DCTC có tác dụng tránh thai lâu dài, dễ tiếp cận ở các cơ sở y tế, không ảnh hưởng giao hợp, dễ phục hồi sinh đẻ sau khi tháo DCTC Có thể sử dụng để tránh thai khẩn cấp nếu đặt DCTC ngay sau khi giao hợp không được bảo vệ Trên thế giới có 13,6% các cặp vợ chồng chọn DCTC để ngừa thai, tại Việt Nam năm 2017 BPTT phổ biến nhất là DCTC chiếm 47,1% [8] [64] [28] [27]

 Biện pháp tránh thai bằng thuốc

Được sử dụng dưới nhiều hình thức như thuốc uống tránh thai, tiêm tránh thai, thuốc cấy tránh thai, miếng dán trên da và loại kết hợp với dụng cụ đặt trong âm đạo hoặc buồng tử cung Mặc dù được sử dụng theo những cách khác nhau, nhưng đều có hiệu quả tương tự Tất cả đều ảnh hưởng đến lượng hoocmon của phụ nữ, ức chế sự phóng noãn, ngăn cản sự làm tổ của trứng, ngăn cản sự di chuyển của tinh trùng vào tử cung Khi sử dụng đúng cách, các thuốc tránh thai nội tiết tố là một cách đáng tin cậy để ngăn ngừa mang thai [70] [8] [59] có một số loại như:

- Thuốc tiêm tránh thai: Chứa nội tiết progestin, là một biện pháp tạm thời hiệu

quả tránh thai cao 99% nếu tiêm đúng kỹ thuật Ở Việt Nam, thuốc tiêm tránh thai

Trang 20

hiện có các loại như DMPA (Depot Medroxy Progesterone Acetate) có tác dụng tránh thai 3 tháng, thuốc có tác dụng tương tự như Contracep, Petogen, Norethisterone enantate Cơ chế tránh thai là ức chế phóng noãn, làm đặc chất nhầy cổ tử cung và làm nội mạc tử cung kém phát triển Mang lại nhiều lợi ích, thuận tiện [85] [25] [9] [59] [11] Có thể dùng cho phụ nữ trên 35 tuổi có chống chỉ định với viên uống tránh thai kết hợp có Estrogen, giảm lượng máu kinh, có lợi cho sức khoẻ của phụ nữ Góp phần giảm nguy cơ u xơ tử cung, u vú, ung thư nội mạc tử cung, viêm khung chậu, u buồng trứng Bên cạnh đó không giúp phòng ngừa các bệnh lây lan qua đường tình dục, HIV/AIDS Một số tác dụng phụ như tăng cân, loãng xương, tâm lý khó chiệu Khi ngưng thuốc sẽ chậm có thai từ 1 đến 4 tháng so với thuốc tránh thai khác Không thuận tiện sử dụng cho người có ý định có thai trong vòng 1 năm [9] [25] [85] Ngoài ra còn có thuốc tiêm tránh thai hàng thán là thuốc tiêm kết hợp gồm có 2 nội tiết tố là progestin và estrogen Cơ chế hoạt động chủ yếu là ngăn rụng trứng khỏi buồng trứng

- Thuốc cấy tránh thai: một biện pháp tránh thai tạm thời, chứa nội tiết tố nữ

Progestin Ở Việt Nam, thuốc cấy tránh thai hiện có một số loại như: Norplant, Implanon và 23 Sino Implant II Hiệu quả tránh thai lên đến 99% trong năm đầu sử dụng [85] [25] [59] [11] gồm một số loại như :

o Norplant: gồm 6 nang (que) mềm, vỏ bằng chất sinh học dẻo, mỗi nang chứa 36 mg Levonorgestrl được cấy vào dưới da mặt trong cánh tay người phụ nữ Norplant có tác dụng tránh thai 3 năm đến 5 năm với những phụ nữ có trọng lượng dưới 70 kg tại thời điểm cấy và trong quá trình sử dụng [25] [85]

o Implanon: chỉ có một nang, chứa 68 mg nội tiết tố Etonogestrel, được cấy dưới da mặt trong cánh tay người phụ nữ, tác dụng tránh thai 3 năm [85] [25]

o Sino Implant II gồm 2 nang, mỗi nang chứa cùng một lượng nội tiết là 75 mg Levonorgestrel có tác dụng tránh thai 4 năm [8] [85]

- Viên uống tránh thai khẩn cấp: viên uống tránh thai khẩn cấp sử dụng sau khi

giao hợp không được bảo vệ (rách BCS, quên uống viên tránh thai, bị tấn công tình dục) hiệu quả tránh thai 75% Một số loại viên tránh thai khẩn cấp được sử dụng ở Việt Nam như: Postinol 0,75mg, Genestron 0,75 mg, Naphanor 0,75 mg, Postorose 0,75 mg, Nicpostinew Plus, Posinight II Chống chỉ định khi người dùng xác định là có thai hoặc bị dị ứng với thuốc tránh thai Sử dụng càng sớm càng tốt trong vòng 72

Trang 21

giờ (có thể kéo dài đến 120 giờ) sau giao hợp không được bảo vệ Chỉ sử dụng liều khẩn cấp không quá 2 lần 1 tháng Người dùng nhiễm HIV/AIDS hay có bạn tình nhiễm HIV có thể sử dụng viên tránh thai khẩn cấp nhưng không giúp ngăn ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục và HIV/AIDS [85] [25] [66] [86] [59] [11]

Có thể sử dụng viên tránh thái khẩn cấp theo 1 trong 3 cách sau [25]

o Cách thứ 1: uống 1 lần 1,5 mg Levonorgestrel (2 viên Postinor hoặc Genestron) đây là cách ưa chuộng nhất vì hiệu quả cao và ít tác dụng phụ

o Cách thứ 2: uống 2 lần cách nhau 12 giờ, mỗi làn 0,75 mg Levonorgestrel (mỗi lần uống 1 viên Postinor 0,75 mg hoặc 1 viên Genestron 0,75 mg)

o Cách thứ 3: khi không có loại 1 viên hoặc 2 viên khẩn cấp Có thể sử dụng viên tránh thai kết hợp làm tránh thai khẩn cấp Uống 2 lần cách nhau 12 giờ, mỗi lần 100 mcg Ethinylestradiol và 0,5 mcg Levonorgestrel (uống 4 viên tránh thai kết hợp/lần như : Ideal, Choice, New choice, Marvelon )

- Viên uống tránh thai đơn thuần (viên chỉ có progestin) là BPTT tạm thời, chứa

1 lượng nhỏ Progestin, không có Estrogen Hiệu quả tránh thai 97% nếu sử dụng đúng Các loại viên uống tránh thai dạng vỉ thường dùng ở Việt Nam như: Exluton, Minipil, Naphalevo Thuốc chống chỉ định tuyệt đối với phụ nữ có thai hoặc nghi ngờ có thai, đang bị ung thư vú, khối u vú và bộ phận sinh dục, bệnh gan mật [85] [25] [11]

o Uống viên đầu tiên của vỉ thuốc vào ngày đầu của kỳ kinh (nếu đã có kinh nguyệt) hoặc uống vào bất kỳ ngày nào nếu chắc chắn là không có thai nhưng cần kiêng giao hợp hoặc sử dụng BPTT khác trong 7 ngày

o Uống mỗi ngày 1 viên, phải uống vào giờ nhất định, theo chiều mũi tên trên vỉ thuốc Uống thuốc chậm 3 giờ trở lên phải được xử trí như quên thuốc

o Dùng vỉ kế tiếp ngay sau khi hết vỉ đầu, không ngừng thời gian giữa hai vỉ Thuốc hiệu quả cao nếu dùng đúng cách, đều đặn và thường xuyên, dễ có thai nếu ngưng sử dụng, không phụ thuốc lúc giao hợp Giảm đau bụng kinh, đều hòa kinh nguyệt Giảm nguy cơ viêm nhiễm tử cung và mang thai ngoài tử cung, thuận tiện, dễ dàng, kín đáo Không ảnh hưởng đến giao hợp và khoái cảm tình dục, không làm giảm tiết sữa Sử dụng được khi có chống chỉ định với viên tránh thai kết hợp Một số tác dụng phụ trong tháng đầu tiên như kinh nguyệt không đều, mất kinh hoặc ra

Trang 22

máu nhiều kéo dài hơn bình thường Không ngăn ngừa được các bệnh lây truyền qua đường tình dục [25] [85]

- Viên uống tránh thai kết hợp: là BPTT tạm thời, chứa 2 loại nội tiết là Estrogen

và Progestin Tùy theo loại viên uống mà có hàm lượng các thành phần hocmon khác nhau Các loại tránh thai đang sử dụng ở Việt Nam như: Ideal, Naphaceptive, Rigevidon, Euginon, Marvelon, Choice, Newchoice, Tri – regol, hiệu quả 98% nếu sử dụng đúng hướng dẫn Bên cạnh đó, chống chỉ định với phụ nữ có thai hoặc nghi ngờ có thai, đang cho con bú trong vòng 6 tháng đầu, lớn tuổi, cao huyết áp, hút thuốc lá thường xuyên, bệnh lý tim mạch, mạch máu [85] [25] [59] [11] Cách sử dụng thông thường thường ở viên uống tránh thai kết hợp như:

o Uống viên số 1 vào ngày đầu của chu kỳ kinh

o Uống mỗi ngày một viên, nên uống vào giờ nhất định, theo chiều muỗi tên trên vỉ thuốc Khi hết vỉ thuốc, phải uống viên số 1 của vỉ tiếp theo vào ngày hôm sau dù đang còn kinh ( với vỉ 28 viên ) hoặc nghỉ 7 ngày rồi dùng tiếp vỉ sau dù đang còn kinh ( với vỉ 21 viên) Quên uống thuốc: làm tăng nguy cơ thất bại, đặc biệt nếu quên uống thuốc trong tuần lễ đầu hoặc tuần lễ thứ 3 của tháng

Người sử dụng bị HIV/AIDS đang điều trị ARV có thể sử dụng viên tránh thai kết hợp để tránh thai Hướng dẫn sử dụng BCS kèm theo khi sử dụng viên thuốc tránh thai kết hợp Sử dụng đúng và thường xuyên, đi kèm với BCS giúp ngăn ngừa lây nhiễm HIV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục Thuốc hiệu quả cao nếu dùng đều đặn và thường xuyên, không phụ thuộc lúc giao hợp, giảm đau bụng kinh, đều hòa kinh nguyệt, giảm thiếu máu do thiếu sắt Giảm nguy cơ viêm nhiễm đường sinh dục Một số tác dụng phụ khi sử dụng như : nhức đầu, buồn nôn, mất kinh trường hợp nặng cần khám toàn diện để tìm nguyên nhân [85] [25]

- Thuốc hóa học diệt tinh trùng: có nhiều loại khác nhau như kem, gel, dạng bọt,

thuốc đạn (thuốc nhét vào âm đạo) Hầu hết các chất diệt tinh trùng đều có chứa nonoxynol – 9 một loại hóa chất có khả năng diệt tinh trùng Để có thể mang lại hiệu quả chất diệt tinh trùng phải được đặt sâu trong âm đạo gần với cổ tử cung, bằng các dụng cụ chuyên dụng ít nhất 15 phút trước khi quan hệ Tuy nhiên có thể gây dị ứng âm đạo và các vùng da xung quanh, tăng nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục hay HIV [58]

Trang 23

 Triệt sản

Triệt sản tự nguyện là BPTT hiệu quả mang lại kết quả lớn hơn 99% cho nam hoặc nữ giới Một BPTT vĩnh viễn mang lại hiệu quả kinh tế và kết quả cao Không ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh lý và sinh hoạt tình dục, thủ thuật được tiến hành bởi nhân viên y tế tại cơ sở có chuyên môn về sức khỏe sinh sản [32] [86] [25] [11]

Triệt sản nữ: Phương pháp tránh thai bằng cách thắt hoặc cắt vòi tử cung, làm

gián đoạn vòi tử cung, không cho tinh trùng gặp noãn để thụ tinh Là một biện pháp vĩnh viễn, hiệu quả cao hơn 98% Được dùng cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ và đã có đủ số con mong muốn, các con khỏe mạnh Thủ thuật được làm một lần tại cơ sở y tế đủ trang thiết bị Sau thủ thuật an toàn, không ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh lý và hoạt động tình dục Dễ có tác dụng phụ nếu không tuân thủ quy trình phẩu thuật chặt chẽ như: chảy máu ổ bụng, nhiễm trùng vùng chậu, viêm phúc mạc và nhiễm trùng vết mổ [85] [25] [74] [32] Không có chống chỉ định tuyệt đối, nhưng trước khi thực hiện triệt sản cho nữ giới cần thận trọng như:các bệnh sản khoa (viêm vùng chậu, ung thư vú, ung thư cổ tử cung ), bệnh lý tim mạch, bệnh mãn tính (động kinh, tiểu đường suy giáp, xơ gan, thiếu máu), bị HIV/AIDS hoặc tử cung cố định [32] [25]

Triệt sản nam: phương pháp thắt hoặc cắt ống dẫn tinh, gián đoạn ống dẫn tinh,

làm cho không có tinh trùng mỗi lần xuất tinh Là BPTT vĩnh viễn dành cho nam giới, do thực hiện một lần, tránh thai vĩnh viễn, vì thế khách hàng cần được tư vấn kỹ trước khi thực hiện Là một thủ thuật ngoại khoa an toàn, hiệu quả tránh thai rất cao lớn hơn 98% Không ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt tình dục [25] [32] [85]

Biện pháp được thực hiện trên nam giới đang ở độ tuổi sinh sản và đã có đủ số con mong muốn, khỏe mạnh Trước khi thực hiện cần tư vấn đầy đủ và xem xét thận trọng một số triệu chứng chống chỉ định như: chấn thương bìu hoặc bìu sưng to, đái tháo đường, trầm cảm, các bệnh lý nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục Được thực hiện bởi nhân viên y tế có đầy đủ trang thiết bị Đôi khi có tai biến nhẹ nếu không tuân thủ đúng quy trình thủ thuật Có thể chảy máu trong lúc phẫu thuật và sau phẩu thuật, phản ứng thuốc tê, nhiễm khuẩn Không phòng được các bệnh lây truyền qua đường tình dục và HIV/AIDS [25] [32]

b Biện pháp tránh thai tự nhiên

Biện pháp tránh thai tự nhiên (truyền thống) là những BPTT không cần dùng dụng cụ, thuốc hay thủ thuật nào để ngăn cản thụ tinh Đây là những BPTT tạm thời

Trang 24

như: xuất tinh ngoài âm đạo, tính ngày rụng trứng BPTT tự nhiên hạn chế khuyến cáo cho khách hàng vì có khả năng mang thai cao Khách hàng nhiễm HIV/AIDS hay bạn tình bị nhiễm, cần cân nhắc khi sử dụng BPTT truyền thống Không ngăn ngừa các bệnh nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục và HIV/AIDS [11] [85] [32]

Xuất tinh ngoài âm đạo (giao hợp ngắt quãng): là quá trình giao hợp bình

thường Khi nam giới gần xuất tinh, dương vật lấy ra ngoài và xuất tinh bên ngoài âm đạo, không cho tinh trùng gặp trứng thụ tinh Không tác dụng lâu dài, dễ thực hiện đòi hỏi nam giới phải chủ động, quyết tâm cao và tuân thủ chặt chẽ các hành động trong lúc giao hợp Hiệu quả tránh thai khoảng 70%, không giúp phòng tránh được các bệnh lây truyền qua đường tình dục và HIV/AIDS [85] [11] [25] [32]

Tính ngày rụng trứng (ngày phóng noãn): là biện pháp xác định ngày rụng

trứng trong chu kỳ kinh nguyệt, tránh giao hợp hoặc sử dụng các BPTT khác hỗ trợ như BCS hay xuất tinh ngoài âm đạo để tránh thai Căn cứ vào số ngày mỗi vòng kinh như 26 ngày, 28 ngày, hay 30 ngày (tùy theo mỗi người), tính được ngày dự kiến sẽ có kinh nguyệt lần sau Từ ngày dự kiến có kinh nguyệt lần sau, trừ lùi lại 14 ngày là ngày rụng trứng của vòng kinh, hiệu quả tránh thai khoảng 70% [32] [25]

Trong vòng 5 ngày trước và 4 ngày sau khi rụng trứng (ngày phóng noãn) là những ngày không an toàn, cần ngưng giao hợp hoặc nếu giao hợp thì cần dùng BPTT hỗ trợ (BCS, xuất tinh ngoài âm đạo hoặc viên tránh thai khẩn cấp ) Có nhiều cách tính ngày rụng trứng theo giá trị tương đối như theo phương pháp Ogino – Knauss, đó thân nhiệt hàng ngày, theo dõi chất nhầy tử cung Tỷ lệ thất bại cao ở BPTT này khi có nhiễm trùng âm đạo, sốt hoặc cho con bú có thể thay đổi ngày rụng trứng, nếu giao hợp tỷ lệ có thai cao Biện pháp tính ngày rụng trứng không giúp phòng tránh được các bệnh lây truyển qua đường tình dục và HIV/AIDS [25] [32] [85] [11]

1.3 CHÍNH SÁCH DÂN SỐ – KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH VÀ TÌNH HÌNH

SỬ DỤNG BIỆN PHÁP TRÁNH THAI 1.3.1 Thế Giới

Chính sách Dân số – kế hoạch hóa gia đình

Hội nghị Quốc tế về Dân số và Phát triển (ICPD) họp tại Cairo năm 1994, đưa ra các vấn đề thách thức về dân số và những lo ngại về mức sinh cao, thực hiện KHHGĐ, sức khỏe sinh sản (SKSS) tổng thể cho người phụ nữ Đi kèm với sự phát triển bền vững của môi trường, kinh tế, xã hội Hội nghị cũng đã đánh dấu sự thay

Trang 25

đổi mô hình KHHGĐ ra khỏi kiểm soát dân số, rộng hơn về SKSS và tình dục Đảm bảo rằng sự phát triển kinh tế và can thiệp y tế toàn cầu về vấn đề KHHGĐ, HIV/AIDS, sức khoẻ bà mẹ và các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản (SKSS) Lồng ghép và thực hiện thông qua các cơ sở y tế cơ bản, tiếp cận các dịch vụ phá thai an toàn và tự nguyện Sau 15 năm thực hiện chương trình dân số và phát triển bền vững, năm 2008 hội nghị Quốc tế về Dân số và phát triển bền vững 15 (ICPD 15) tổ chức tại Kampala Uganda Trong hội nghị lần này trọng tâm các quốc gia đưa ra là “bảo vệ dân số thế giới trước những thay đổi khí hậu và suy thoái môi trường” [48] [76] Kế hoạch hóa gia đình là một trong những can thiệp thành công nhất của 50 năm qua Phạm vi của chương trình bao phủ lợi ích và tiềm năng về phát triển kinh tế, sức khỏe bà mẹ và trẻ em, tiến bộ trong giáo dục và quyền của phụ nữ Bên cạnh đó các quốc gia giảm khả năng sinh sản, cải thiện tốt các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, giáo dục và phát triển kinh tế Đưa ra nhiều chiến lược để phát triển dịch vụ, nhu cầu dịch vụ tại phòng khám KHHGĐ, nâng cao kiến thức về BPTT hiện đại, tăng cường truyền thông Nâng cao dịch vụ chăm sóc SKSS, tiếp cận KHHGĐ là vấn đề ưu tiên về dân số ở các nước đang phát triển [43] [44]

Từ khi áp dụng KHHGĐ các quốc gia trên thế giới thu được những thành tựu to lớn Tại Trung Quốc chương trình KHHGĐ được áp dụng, năm 2010 tổng tỷ suất sinh (số con đã sinh ra sống tính bình quân của một phụ nữ trong suốt thời kỳ sinh đẻ) là 1,18, thấp hơn mức sinh thay thế (là mức sinh mà một nhóm phụ nữ, hay 1 phụ nữ có vừa đủ số con gái để thay thế mình trong dân số) Việc giảm đáng kể tỷ lệ sinh do chính sách dân số của Trung Quốc, được biết đến như “Chính sách một con” Chính sách một con có lẽ là chính sách KHHGĐ tham vọng nhất trên thế giới, kiểm soát tăng trưởng dân số và hiện đại hóa kinh tế Trung Quốc đứng vững sau kiểm soát tăng trưởng dân số và đóng vai trò dẫn đầu trong việc thực hiện chính sách [62]

Tương tự tại một số quốc gia khác như mức sinh của Iran đã giảm với tốc độ phi thường từ 5,6 con/phụ nữ vào cuối năm 1980 xuống còn 2,6 một thập kỷ sau đó Tại Rwanda, mức sinh giảm từ 6,1 (năm 2005) xuống còn 4,6 (năm 2010) và tỷ lệ phụ nữ đã lập gia đình sử dụng BPTT đã tăng từ 17% lên 52% Tại Hàn Quốc từ năm 1960 với tỷ suất sinh là 6 con/phụ nữ, đến năm 2007 giảm còn 1,26 con/phụ nữ, giảm được khoảng 20 triệu trường hợp sinh [22] [72]

Trang 26

Tình hình sử dụng biện pháp tránh thai

Theo TCYTTG tình hình sử dụng BPTT đã tăng lên ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là ở Châu Á và Châu Mỹ Latinh, nhưng vẫn còn thấp ở vùng hạ Sahara Châu Phi Trên phạm vi toàn cầu sử dụng BPTT hiện đại đã tăng nhẹ, từ 54% (năm 1990) lên 57,4% (năm 2015) Tỷ lệ phụ nữ tuổi từ 15 – 49 báo cáo sử dụng phương pháp ngừa thai hiện đại đã tăng lên hoặc tối thiểu trong giai đoạn 2008-2015 Tại châu Á tăng từ 60,9% lên 61,8% và ở Mỹ Latinh và Caribê vẫn ổn định ở mức 66,7% Nhu cầu tránh thai toàn cầu chưa được đáp ứng (phụ nữ có khả năng sinh sản đã kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng và hiện không sử dụng bất kỳ BPTT nào, nhưng muốn trì hoãn đứa sinh tiếp theo ít nhất 2 năm hoặc muốn hạn chế số con) là 214 triệu phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ, ở các nước đang phát triển muốn tránh mang thai không sử dụng phương pháp ngừa thai Lý do còn nhiều điều bất cập như chọn lựa phương pháp hạn chế đặc biệt ở giới trẻ, những nhóm người nghèo hoặc những người chưa lập gia đình, lo lắng tác dụng phụ hoặc chưa có kinh nghiệm, văn hoá hoặc tôn giáo [78]

Nhu cầu tránh thai chưa được đáp ứng vẫn còn cao Sự bất bình đẳng này được thúc đẩy bởi sự gia tăng dân số và sự thiếu hụt các dịch vụ KHHGĐ Ở châu Phi có 24,2% phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có nhu cầu tránh thai chưa được đáp ứng Tại Châu Á, Châu Mỹ Latinh và Caribê các vùng có tỷ lệ thai nghén tương đối cao mức độ không được đáp ứng là 10,2% và 10,7% Tại Hoa Kỳ trong giai đoạn 2011-2013, có 61,7% phụ nữ tuổi từ 15-44 tuổi sử dụng BPTT Các BPTT phổ biến nhất đang được sử dụng là thuốc viên (16,0%), triệt sản nữ (15,5%), BCS nam (9,4%) và thuốc ngừa thai có tác dụng kéo dài (7,2%) [85], [45], [33] Giám sát và cải thiện dịch vụ Dân số và Kế hoạch hóa gia đình (DS – KHHGĐ) đi cùng xu hướng toàn cầu, khu vực và quốc gia [37]

1.3.2 Việt Nam

Chính sách DS – kế hoạch hóa gia đình

Chính sách về DS – KHHGĐ luôn được xem là một phần quan trọng của chiến lược phát triển đất nước Đầu tư cho công tác dân số, chăm sóc SKSS là đầu tư cho phát triển bền vững, mang lại hiệu quả trực tiếp về kinh tế, xã hội, môi trường Hơn 50 năm đối với công tác DS – KHHGĐ là chặng đường nhiều cam go và thách thức với những giai đoạn: 1961-1975;1976 -1990; 1991-2000 và từ 2001 đến nay [8] [32]

Trang 27

Giai đoạn 1961 – 1975 đánh dấu sự khởi đầu nhận thức về tác động của sự gia tăng dân số tới sự phát triển kinh tế và xã hội của đất nước Này 26 tháng 12 năm 1961 Nhà Nước ban hành Quyết định 216 – CP về việc sinh đẻ có hướng dẫn Với quyết định này, Việt Nam trở thành một trong những quốc gia đầu tiên ở Châu Á tiến hành công tác DS – KHHGĐ, thể hiện tầm nhìn xa trông rộng của Đảng và Nhà nước Giai đoạn 1976 – 1990 sau khi đất nước thống nhất, cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch được triển khai và đẩy mạnh trên phạm vi cả nước Các kỳ Đại hội Đảng lần thứ IV, V và VI luôn xác đinh mục tiêu quan trọng của công tác DS – KHHGĐ là những chỉ tiêu quan trọng trong phát triển đất nước, hàng loạt văn bản về chính sách sách dân số đã được ban hành [8] [32]

Giai đoạn 1991 – 2000 đánh dấu sự thay đổi mạnh mẽ toàn diện đối với chính sách DS – KHHGĐ Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VII) ban hành nghị quyết chuyên đề về “chính sách DS – KHHGĐ” mở ra một trang sử mới đối với công tác DS – KHHGĐ ở nước ta Đề ra mục tiêu cho mỗi gia đình chỉ có một hoặc hai con, tiến tới ổn định quy mô dân số giữa thế kỷ 21 Xây dựng và từng bước hoàn thiện hệ thống tổ chức bộ máy chuyên trách làm công tác DS – KHHGĐ từ Trung Ương đến cơ sở, tăng cường đầu tư ngân sách nhà nước thông qua chương trình mục tiêu quốc gia DS – KHHGĐ [8] [32]

Đảng và Nhà nước cũng đã cho thấy dấu hiệu thay đổi quan điểm về chính sách giảm sinh Pháp lệnh Dân số năm 2003 có điểm đáng chú ý nhất là việc quy định mỗi cặp vợ chồng và cá nhân có quyền quyết định về thời gian sinh con, số con và khoảng cách giữa các lần sinh Tuy nhiên, Pháp lệnh Dân số sửa đổi năm 2008 (hợp nhất năm 2013) lại quy định rõ nghĩa vụ của mỗi cặp vợ chồng, cá nhân là sinh 1 hoặc 2 con Điều này cho thấy, các nhà làm chính sách ở Việt Nam vẫn khá đắn đo trong việc quyết định cải cách chính sách và chiến lược về sinh đẻ và KHHGĐ [23] [32]

Nghị quyết Trung ương số 47 – NQ/TW, ngày 22–3–2005; Quy định số 94 – QĐ/TW ngày 15–10–2007 và kết luận số 44–KL/TW của Bộ Chính trị vẫn khẳng định tăng cường chính sách 1 – 2 con Chiến lược dân số và SKSS Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 của Chính phủ, vẫn đưa ra mục tiêu giảm tổng tỷ suất sinh xuống còn 1,9 con vào năm 2015 và 1,8 con vào năm 2020 Kết luận số 119/KL–TW, ngày 4–01–2016 lại cho thấy quan điểm mềm dẻo hơn “Duy trì mức sinh thay thế và điều

Trang 28

tiết mức sinh hợp lý” Tập trung chỉ đạo giảm sinh ở những tỉnh, thành phố có mức sinh còn cao; duy trì kết quả đạt được ở những tỉnh, thành phố đạt mức sinh thay thế; thực hiện mỗi cặp vợ chồng nên sinh đủ 2 con ở những nơi có mức sinh thấp” Tuy nhiên, có lẽ cần phải đợi thêm để chủ trương này được luật hóa và thể hiện chi tiết hơn trong các chính sách có liên quan của Chính phủ và ban ngành các cấp [32] [23]

Tình hình sử dụng biện pháp tránh thai

Kết quả điều tra biến động dân số Việt Nam năm 2017 cho thấy, tỷ lệ sử dụng BPTT bất kỳ đạt 77,6%, tăng 1,9% so với kết quả điều tra biến động dân số năm 2016 Số liệu điều tra của biến động dân số hằng năm cho thấy tỷ lệ sử dụng BPTT bất kỳ của Việt Nam đang ở mức cao [27] Tỷ lệ sử dụng BPTT hiện đại khá cao ở các vùng còn khó khăn về kinh tế, xã hội như Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung và Trung du và miền núi phía Bắc (67,4% và 66,8%) và đối với các nhóm phụ nữ có trình độ học vấn thấp như chưa đi học (74,6%), chưa tốt nghiệp tiểu học (70,8%), tốt nghiệp tiểu học (69,2%) Những con số này một lần nữa chứng minh trong thập kỷ vừa qua các chương trình KHHGĐ đã được nhà nước đầu tư và tập trung thực hiện có trọng điểm, đặc biệt ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa Các chương trình này đã góp phần làm giảm mức sinh tại các khu vực, cũng như giảm mức sinh chung của cả nước trong 10 năm qua [27]

Xu hướng về sử dụng các BPTT theo nhóm tuổi các năm từ 2006 đến năm 2016 là tương đối giống nhau Tỷ lệ sử dụng BPTT bất kỳ tăng dần từ nhóm tuổi 15-19 và đạt ngưỡng tại nhóm tuổi 40 – 44 Tỷ lệ sử dụng BPTT giữa các nhóm tuổi ngày càng thu hẹp khoảng cách BPTT phổ biến được sử dụng rộng rãi nhất ở Việt Nam hiện nay là vòng tránh thai, từ năm 2005 đến 2016 tuy có xu hướng giảm dần nhưng vẫn luôn duy trì ở mức khá cao Tỷ lệ sử dụng các BPTT như uống thuốc tránh, tiêm và cấy có xu hướng tăng chậm Năm 2016 tỷ lệ sử dụng BPTT truyền thống đạt 14,1% cao hơn các năm từ 2005 đến năm 2013, tăng so với năm 2013 là 1,1% Trong số những phụ nữ hiện không sử dụng các BPTT, lý do muốn có con chiếm 45,7%, đang mang thai chiếm 13,7% Trong số các lý do khác (40,6%), đáng chú ý lý do khó thụ thai hoặc đã mãn kinh chiếm 15,2%, các lý do còn lại chiếm 25,4% Tỷ lệ không sử dụng BPTT ở thành thị cao hơn ở nông thôn [27]

Trang 29

1.4 THỰC TRẠNG SỬ DỤNG BIỆN PHÁP TRÁNH THAI QUA MỘT SỐ NGHIÊN CỨU

1.4.1 Thế Giới

Thực hiện KHHGĐ là phát triển bền vững Sử dụng BPTT giúp các cặp vợ chồng, cá nhân tự chủ thời điểm sinh con, khoảng cách giữa các lần sinh và số con mong muốn, giúp cải thiện vấn đề liên quan đến sức khỏe như giảm tỷ lệ tử vong mẹ và tử vong trẻ sơ sinh Năm 2017 tỷ lệ sử dụng BPTT trên toàn thế giới là 63% Có sự khác nhau giữa các khu vực, ở Châu Âu, Châu Mỹ Latinh, vùng Caribbean và Bắc Mỹ tỷ lệ sử dụng BPTT là 70% Trong khi đó ở Trung Phi và Tây Phi tỷ lệ sử dụng BPTT dưới 25% [83] [85]

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, sử dụng BPTT bị tác động bởi các yếu tố như kinh tế xã hội, đặc điểm sinh sản, kiến thức và khả năng tiếp cận dịch vụ y tế của phụ nữ trong độ tuổi sinh sản Tỷ lệ sử dụng BPTT có sự khác nhau giữa các quốc gia, vùng miền, đặc điểm dân số, kinh tế, xã hội và có sự khác nhau giữa các nghiên cứu

Bảng 1.1: Tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai theo một số nghiên cứu trên thế giới

MK.Gharaibeh [56]

Các yếu tố liên quan đến việc sử dụng biện pháp tránh thai giữa phụ nữ Hồi giáo Jordan: những tác động đối với sức khỏe và

Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng biện pháp tránh thai hiện tại ở phụ nữ đã lập gia đình tại Quận Wassa Amenfi West

2013 Ghana 28,1 %

Trang 30

Bảng 1.1: Tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai theo một số nghiên cứu trên thế nữ trong độ tuổi sinh sản ở huyện Samarahan, Sarawak, Malaysia

2015 Malaysia 42,9 %

C Esike [51]

Những rào cản đối với việc chấp nhận kế hoạch hóa gia đình ở

Nhìn chung tỷ lệ sử dụng BPTT có sự khác nhau giữa các nghiên cứu Cụ thể là nghiên cứu tại Ethiopia năm 2013 của Tizta Tilahun cho thấy tỷ lệ sử dụng BPTT là 64% [81] Tỷ lệ này cao hơn nghiên cứu tại Ghana năm 2013 với tỷ lệ sử dụng BPTT là 28.1% [39] và một số nghiên cứu khác [51] [65] [36] [75] [60] [84] [56] Nhưng thấp hơn nghiên cứu tại Ấn Độ năm 2012 là 68.4% [67]

Lý do ở hầu hết nghiên cứu khi không sử dụng BPTT, như mong muốn gia đình đông con, tôn giáo, chính trị , chồng không chấp thuận, tình trạng kinh tế [51] [75] [36] Đồng thời, kết quả của các nghiên cứu này cũng cho thấy rằng gia đình, bạn bè, thông tin đại chúng và trung tâm chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin về việc lựa chọn cũng như cung cấp các BPTT [51] [67] [39] [65] [81] [84] Tuy nhiên, mỗi nghiên cứu tìm thấy những mối liên quan khác nhau, giữa sử dụng BPTT với các yếu tố liên quan đến viêc sử dụng BPTT Xét về khía cạnh nhóm tuổi, nghiên cứu tại Malaysia của tác giả Jawa thực hiện trên 462 phụ nữ đã lập gia đình cho thấy ở độ tuổi dưới 25 có xu hướng sử dụng

Trang 31

BPTT cao [60], kết quả này cũng tương tự với nghiên cứu tại Cộng Hòa Dân Chủ Congo của tác giả Izale với độ tuổi sử dụng BPTT cao ở nhóm dưới 20 tuổi [65] Trong khi đó, nghiên cứu của Walvekar được thực hiện trên phụ nữ đã kết hôn ở Bỉ năm 2012 ghi nhận mối liên quan ngược lại khi tuổi càng tăng, thì tỷ lệ sử dụng BPTT củng tăng theo [84] và một vài nghiên cứu khác thì không ghi nhận mối liên quan này [56] [36] [67] [39] [81] [75] [51] Sự khác nhau này cũng có thể do vai trò và vị thế trong xã hội của người phụ nữ khác nhau giữa các nước, bên cạnh đó có thể nhận thức về việc sử dụng BPTT là khác nhau giữa các đối tượng nghiên cứu

Trình độ học vấn càng cao thì tỷ lệ sử dụng BPTT càng cao, vấn đề này cũng được ghi nhận mối liên quan ở một số nghiên cứu trước đó [36] [56] [39] [81] Tuy nhiên, mối liên quan này không có ý nghĩa thống kê trong một số nghiên cứu khác [67] [84] [65] [60] [75] [51] Điều này có thể do định nghĩa biến về trình độ giáo dục khác nhau cũng như các nghiên cứu này thực hiện trên những đối tượng khác nhau, vào những thời điểm khác nhau

Tôn giáo cũng tác động đến sử dụng BPTT, như nghiên cứu ở Nigeria của tác giả Esike được tiến hành trên 330 đối tượng, cho thấy sử dụng BPTT là chống lại văn hóa và tôn giáo [51], điều này tương đồng với nghiên cứu ở Vương quốc Jordan cho rằng không nên sử dụng BPTT theo tôn giáo và một số nghiên cứu khác cũng ghi nhận có ý nghĩa thống kê [75] [36] [67] Tuy nhiên, mối liên quan này không có ý nghĩa thống kê trong một số nghiên cứu khác [56] [84] [39] [81] [65] [60] Sự khác nhau có thể do tín ngưỡng tôn giáo ở từng người, từng dân tộc và khu vực địa lý khác nhau, nên có cái nhìn về BPTT cũng khác nhau

Về mặt kinh tế gia đình thì những đối tượng có thu nhập thấp hơn thì có xu hướng sử dụng biện pháp thấp hơn so với nhóm có thu nhập cao Điều điều này được chứng minh qua nghiên cứu của Walvekar tại Bỉ năm 2012 [84] Trong hầu hết các nghiên cứu khác thì không cho thấy mối liên quan này [56] [36] [67] [39] [81] [65] [60] [51] [75] Có thể do điều kiện kinh tế của mỗi quốc gia, mỗi vùng cũng như sự mất giá của tiền tệ là khác nhau và định nghĩa biến về mức thu nhập, đánh giá mức thu nhập cũng không giống nhau, thời gian khảo sát khác nhau giữa các nghiên cứu

Còn nhiều yếu tố khác có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với thực trạng sử dụng BPTT như, kiến thức về các BPTT, số con hiện có, tự do quyết định sử dụng

Trang 32

BPTT được tìm hiểu trong mục tiêu của nghiên cứu tại Ghana năm 2013 của tác giả Baidoo cho thấy có mối liên quan [39] Cũng có nghiên cứu chỉ mô tả mà không tìm mối liên quan như nghiên cứu tại Cộng hòa Dân chủ Congo (2014) thực hiện trên 384 đối tượng nghiên cứu Và các nghiên cứu khác lại xét đến các khía cạnh liên quan đến thực trạng sử dụng BPTT như: thảo luận của vợ chồng về sử dụng BPTT như nghiên cứu của Jawa được tiến hành tại Malaysia (2015) [60] và nghiên cứu của Gharaibeh tại Vương quốc Jordan năm 2011 [56] và một số nghiên cứu khác [67], [81] Bên cạnh đó, nỗi lo tác dụng phụ của tác giả Esike tại Nigeria [51], sự chấp thuận và phản đối của chồng nghiên cứu tại Cộng hòa Sudan [36] và một số nghiên cứu khác [51] [75] [67]

Các phương pháp sử dụng nhiều nhất chiếm đa số ở các nghiên cứu như DCTC, thuốc uống tránh thai, thuốc tiêm tránh thai, que cấy tránh thai, màng ngăn tránh thai, BCS, triệt sản, tính theo vòng kinh và xuất tinh ngoài âm đạo Việc sử dụng BPTT làm hạn chế mang thai ngoài ý muốn, tăng tỷ lệ tiếp cận dịch vụ, kiến thức, tầm nhìn khái quát hóa về sử dụng BPTT Lựa chọn phù hợp cho bản thân, giúp người phụ nữ quyết định được vấn đề về KHHGĐ và chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho bản thân, nâng cao vị thế và vai trò trong xã hội [56] [36] [67] [84] [81] [39] [65] [60] [51] [75]

1.4.2 Việt Nam

Tại Việt Nam từ năm 1961 chương trình DS – KHHGĐ luôn được xem là một phần quan trọng của chiến lược phát triển đất nước, cụ thể là sử dụng các BPTT Có nhiều yếu tố liên quan và tác động đến thực trạng sử dụng BPTT như đặc điểm dân số – xã hội, kiến thức, tiếp cận dịch vụ của người dân [8] Một số nghiên cứu được thực hiện để có cái nhìn tổng quát về việc sử dụng BPTT tại Việt Nam Tuy nhiên, mỗi nghiên cứu tìm thấy những mối liên quan khác nhau giữa sử dụng BPTT với các yếu tố liên quan đến việc sử dụng BPTT

Xét về khía cạnh tuổi, nghiên cứu tại Cần Thơ năm 2016 thực hiện trên 1090 phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có chồng, cho thấy tỷ lệ sử dụng BPTT có xu hướng tăng dần theo độ tuổi [31] Bên cạnh đó, kết quả chủ yếu điều tra biến động DS – KHHGĐ thời điểm năm 2017, cũng cho thấy xu hướng sử dụng các BPTT tăng dần từ nhóm tuổi 15 – 19 và đạt cực đại tại nhóm 44 – 49 tuổi [27] Tác giả Mai Thị Nhàn thực hiện nghiên cứu tại An Giang năm 2013 cũng đưa ra xu hướng tương tự [17] và

Trang 33

một số nghiên cứu khác [18] [29] [14] [1] Trong một số nghiên cứu thì không cho thấy mối liên quan này [13] [16] [6] [21] và mối liên quan ngược lại chưa được ghi nhận Điều này có thể do, khi tuổi cao thì số con mong muốn có thể đã đủ, phụ nữ sẽ chủ động sử dụng BPTT để KHHGĐ, đồng thời khi tuổi càng cao thì khả năng sinh con cũng giảm đi

Trình độ học vấn càng cao thì tỷ lệ sử dụng BPTT càng cao được ghi nhận trong một số nghiên cứu Tác giả Nguyễn Văn Được nghiên cứu tại cần thơ năm 2015 cho thấy, tỷ lệ sử dụng BPTT ở nhóm trình độ học vấn từ cấp 3 trở lên cao gấp 1,96 lần so với nhóm học vấn dưới cấp 3 [13] Tác giả Phan Văn Thắng nghiên cứu tại Quảng Nam, Nguyễn Thị Thư tại Cần Thơ, Mai Thị Nhàn tại An Giang, Nguyễn Thanh Bình tại Bình Thuận, cũng ghi nhận kết quả tương tự trong nghiên cứu [29] [31] [6] [17] Có nghiên cứu lại cho thấy mối liên quan ngược lại, như nghiên cứu của Lê Văn Luyến trên 600 đối tượng nghiên cứu tại Quảng Trị cho thấy, tỷ lệ sử dụng BPTT ở nhóm trung học cơ sở cao hơn nhóm trung học phổ thông trở lên [21] Một số nghiên cứu không ghi nhận mối liên quan này [16] [27] [14] [1] [18] Điều này có thể do định nghĩa biến về trình độ giáo dục khác nhau cũng như các nghiên cứu này thực hiện trên những đối tượng khác nhau trên cả nước

Hầu hết các nghiên cứu trước đều ghi nhận, tôn giáo không ảnh hưởng đến thực trạng sử dụng BPTT [1] [6] [14] [27] [16] [17] [18] [21] [31] Tuy nhiên, cũng có nghiên cứu cho thấy những người không tôn giáo sử dụng gấp 3,01 lần so với hơn nhóm người theo tôn giáo [13] Tác giả Phan Văn Thắng nghiên cứu tại Quảng Nam năm 2009, cũng cho thấy mối liên quan này và đạo thiên chúa là đạo sử dụng BPTT thấp nhất (60%), cao hơn là đạo Cao Đài (75%) [29] Cho thấy quan điểm về tôn giáo ở từng đối tượng khác nhau, có thể do đối tượng theo tôn giáo cho rằng sử dụng BPTT đi ngược lại quy luật tự nhiên, cản trở vạn vật phát triển và sinh sản, mất cân bằng sinh thái [5]

Bên cạnh đó, nghề nghiêp cũng được ghi nhận liên quan đến việc sử dụng BPTT Nghiên cứu tại Cần Thơ năm 2014 của tác giả Nguyễn Văn Được cho thấy nhóm cán bộ công nhân viên chức có tỷ lệ sử dụng BPTT cao (89%) [13] Tác giả Phan Văn Thắng cũng ghi nhận mối liên quan tương tự trên 210 đối tượng nghiên cứu, sử dụng BPTT cao trên đối tượng công nhân viên chức, thấp trên đối tượng làm

Trang 34

nghề nông và nội trợ [29] Tác giả Lê Văn Luyến lại cho kết quả những người làm ruộng sử dụng BPTT cao hơn đối tượng công nhân viên chức [21] Một số nghiên cứu khác không ghi nhận mối liên quan về vấn đề này [31] [16] [27] [1] [17] [14] [6] Điều này cho thấy mỗi ngành nghề có một đặc thù khác nhau, nhưng nhu cầu tránh thai và sử dụng BPTT cũng ở mức cao Vì vậy, mỗi đối tượng cần lựa chọn phương pháp tránh thai phù hợp với ngành nghề, để có kết quả cao nhất

Nhiều yếu tố khác có mối liên quan có ý nghĩa thống kê đến thực trạng sử dụng BPTT như, kinh tế gia đình của tác giả Văn Kim An cho thấy ở hộ không nghèo thì đối tượng sử dụng BPTT cao hơn nhóm hộ nghèo [1], kết quả tương tự cũng được ghi nhận trong nghiên cứu tại Quảng Trị năm 2011 [21] và tại Quảng Nam năm 2009 [29] Ngoài ra, số con hiện tại, giới tính của con, số con mong muốn, kiến thức về BPTT ghi nhận có mối liên quan đến thực trạng sử dụng BPTT trong một số nghiên cứu [13] [1] [29] [14] [18] Tuổi lập gia đình và thời điểm sử dụng BPTT trong nghiên cứu tại Cần Thơ năm 2016 [31] Nơi cung cấp dịch vụ tránh thai trong nghiên cứu tại Cần Thơ năm 2015 của Nguyễn Văn Được cho thấy, nhóm chọn dịch vụ y tế tư nhân có tỷ lệ sử dụng BPTT cao (93,9%) so với dịch vụ công lập thì thấp hơn (76,6%) [13] Tác giả Lê Văn Quyến lại ghi nhận mô tả, đối tượng chọn trạm y tế cao nhất (71,6%), bệnh viện và Trung tâm chăm sóc SKSS là (26%) [21] Đối tượng biết thông tin về BPTT trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Thư tại Cần Thơ năm 2016 [31] và nghiên cứu của Văn Kim An năm 2014 củng ghi nhận vấn đề này [1]

Trang 35

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Thiết kế nghiên cứu

- Nghiên cứu cắt ngang mô tả

2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

- Thời gian: từ tháng 03 năm 2018 đến tháng 06 năm 2018 - Địa điểm: xã Thống Nhất, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước 2.3 Đối tượng nghiên cứu

Dân số mục tiêu

Phụ nữ 18 – 49 tuổi có chồng, tại xã Thống Nhất, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước

Dân số chọn mẫu

Phụ nữ 18 – 49 tuổi có chồng, tại xã Thống Nhất, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước vào thời điểm khảo sát

α: Xác suất sai lầm loại 1 (α = 0,05)

𝑍1−2𝛼: Trị số phân phối chuẩn (Z=1,96)

p Tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai của Việt Nam theo kết quả “Điều tra biến động Dân số và Kế hoạch hóa gia đình năm 2017” (P =0,776) [27]

d: Sai số của ước lượng (d = 0,05)

Áp dụng công thức ta có: n = 267,1  cần 268 đối tượng nghiên cứu

2.5 Kỹ thuật chọn mẫu

Chọn mẫu thuận tiện

Toàn bộ xã Thống Nhất, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước có 12 thôn, với tổng số phụ nữ trong độ tuổi từ 18 – 49 có chồng, của toàn xã Thống Nhất là 2343 đối tượng theo “ Ban Dân số và Kế hoạch hóa gia đình xã Thống Nhất”

Như vậy tỷ lệ nghiên cứu chung là 268/2343 x 100 = 11,44 (%) Từ đó tính được số đối tượng nghiên cứu ở từng thôn như sau: ni = 11,44%*số phụ nữ 18 – 49 tuổi có chồng của thôn i (Phụ Lục)

Trang 36

Chọn mẫu thuận tiện cho mỗi thôn, với vị trí xuất phát là đầu thôn, cho đến khi đủ số mẫu cần thu thập cho từng thôn

2.6 Tiêu chí chọn mẫu Tiêu chí chọn vào

- Phụ nữ 18 – 49 tuổi có chồng tại xã Thống Nhất, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước, thường trú hoặc tạm trú tại địa phương ít nhất 6 tháng

- Đồng ý tham gia nghiên cứu

Tiêu chí loại ra

- Đối tượng nghiên cứu đang trong tình trạng sức khỏe không cho phép trả lời câu hỏi (ví dụ: đối tượng vừa sinh con, vừa trải qua cuộc phẫu thuật )

- Đối tượng đang mang thai từ 6 tháng trở lên

- Đối tượng bỏ qua các câu hỏi trả lời có biến số chính (sử dụng BPTT, sử dụng BPTT liên tục)

Kiểm soát sai lệch chọn lựa

- Xác định đúng đối tượng cần thu thập số liệu - Căn cứ vào các tiêu chí chọn vào và loại ra

- Khi vào hộ gia đình không có phụ nữ trong độ tuổi 18 – 49, thì điều tra viên bỏ qua hộ gia đình đó và đến nhà tiếp theo

- Trong trường hợp đối tượng bỏ ngang cuộc phỏng vấn, thì điều tra viên cần kiểm tra có bỏ qua biến số chính hay không, có thỏa tiêu chí chọn mẫu hay không Rồi tiến hành thay thế bằng mẫu khác của thôn đó

2.7 Liệt kê và định nghĩa biến số 2.7.1 Dân số – Xã hội

Tuổi

- Tính theo năm dương lịch, được tính bằng cách lấy năm 2018 trừ năm sinh của đối tượng

- Là biến số thứ tự, gồm 3 giá trị sau [17]: o 18 – 24 tuổi

o 25 – 34 tuổi

o 35 – 49 tuổi

Tôn giáo

- Là biến số danh định, gồm 4 giá trị: o Không tôn giáo

o Phật giáo o Công giáo o Tôn giáo khác

Trang 37

- Bằng cấp cao nhất cho đến thời điểm phỏng vấn - Là biến số danh định, gồm 6 giá trị:

o Không biết đọc/không biết viết o Biết đọc/biết viết

- Công việc chính của đối tượng nghiên cứu đang làm tại thời điểm nghiên cứu

- Là biến số nhị giá, gồm 2 giá trị:

o Lao động chân tay: gồm những đối tượng làm công nhân, nông dân, lao động tự do, nội trợ, buôn bán kinh doanh

o Lao động tri óc: gồm các đối tượng công nhân viên chức nhà nước như giáo viên, cán bộ trong ủy ban nhân dân xã, bác sĩ, y tá, dược sĩ, cán bộ các cấp, các đối tượng làm trong các doanh nghiệp về thủ tục hành chính

Mức sống

- Được xác định thông qua thu nhập bình quân đầu người trong một tháng (triệu đồng) tính theo công thức [30]

Trang 38

- Là số con mỗi cặp vợ chồng hiểu biết nên có theo chủ trương của chương trình DS – KHHGĐ

- Là biến số nhị giá, gồm 2 giá trị:

o Đúng: khi chọn “ từ 2 con trở xuống” theo mục đích của chương trình dân số KHHGĐ và các văn bản pháp luật ban hành về dân số KHHGĐ [7]

o Chưa đúng: khi chọn các đáp án còn lại (không biết,

chỉ được sinh 1 con, trên 2 con) Khoảng cách giữa

hai lần sinh con tốt nhất

- Là khoảng cách sinh giữa 2 lần sinh con, tốt nhất cho sức

khỏe của mẹ và con [25] [7]

- Là biến số nhị giá, gồm 2 giá trị:

o Đúng: khi chọn “3 – 5 năm” [25] [7]

o Chưa đúng: khi chọn các đáp án khác “3 – 5 năm” hoặc trả lời “không biết”

Độ tuổi sinh con tốt nhất

- Độ tuổi người mẹ hiểu biết khi sinh con là tốt nhất, “khi sinh con tốt nhất là cơ thể phát triển một cách toàn diện về tâm lý, sinh lý cho việc mang thai và làm mẹ an toàn”

- Là biến số nhị giá, gồm 2 giá trị:

Trang 39

Biện pháp tránh thai đã biết hoặc đã nghe

- Là biến số nhị giá, gồm 2 giá trị:

o Đúng: : khi đối tượng phỏng vấn trả lời được 4 BPTT

- Những lợi ích của chương trình dân số và kế hoạch hóa gia đình mang lại

- Là biến số nhị giá, gồm 2 giá trị:

o Đúng: khi đối tượng chọn từ 3 lợi ích trở lên

o Chưa đúng: khi đối tượng chọn từ 2 lợi ích trở xuống

Kiến thức chung

- Kiến thức tóm lại từ các biến kiến thức về chương trình DS – KHHGĐ của đối tượng nghiên cứu

- Là biến số nhị giá, gồm 2 giá trị:

o Đúng: khi đối tượng có kiến thức đúng ở tất cả 5 nội

Số con hiện tại

- Số con hiện tại của hai vợ chồng còn sống đến thời điểm

Giới tính của con

- Là giới tính của con hiện tại còn sống - Là biến số danh định, gồm 3 giá trị:

o Có con trai và con gái o Chỉ có con trai

o Chỉ có con gái

Số con mong muốn

- Số con mà đối tượng mong muốn có được - Là biến số thứ tự, gồm 3 giá trị:

o 1 con o 2 con o  3 con

Trang 40

Đủ số con mong muốn

- Đủ số con mà vợ chồng muốn có được, dựa vào biến số con hiện tại và số con mong muốn

- Là biến số nhị giá, gồm 2 giá trị: o Đủ số con

o Chưa đủ số con

2.7.4 Tình hình sử dụng biện pháp tránh thai trong 6 tháng

Sử dụng BPTT

- Là biến số nhị giá, gồm 2 giá trị:

o Có: là khi đối tượng được phỏng vấn có sử dụng ít nhất một BPTT bất kỳ, trong vòng 6 tháng tính từ thời điểm phỏng vấn

o Không: là khi đối tượng được phỏng vấn không sử dụng bất kỳ BPTT trong vòng 6 tháng tính từ thời điểm

o Thuốc viên tránh thai vỉ

o Thuốc viên tránh thai khẩn cấp o Que cấy tránh thai

o Thuốc tiêm tránh thai o Triệt sản

o Biện pháp khác

BPTT khác biện pháp đang sử dụng

- Là biến số nhị giá, gồm 2 giá trị:

o Có: là khi đối tượng được phỏng vấn sử dụng ít nhất

một biện pháp tránh thai bất kỳ, khác BPTT hiện đang sử

dụng, trong vòng 6 tháng tính từ thời điểm phỏng vấn o Không: là khi đối tượng được phỏng vấn không sử

dụng ít nhất một BPTT bất kỳ, khác BPTT hiện đang sử

dụng, trong vòng 6 tháng tính từ thời điểm phỏng vấn

Ngày đăng: 23/04/2024, 06:48

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1: Tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai theo một số nghiên cứu trên thế  giới. - thực trạng sử dụng biện pháp tránh thai và các yếu tố liên quan ở phụ nữ 18 49 tuổi có chồng tại xã thống nhất huyện bù đăng tỉnh bình phước năm 2018
Bảng 1.1 Tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai theo một số nghiên cứu trên thế giới (Trang 29)
Bảng 3.2: Đặc điểm dân số – xã hội (n=268) - thực trạng sử dụng biện pháp tránh thai và các yếu tố liên quan ở phụ nữ 18 49 tuổi có chồng tại xã thống nhất huyện bù đăng tỉnh bình phước năm 2018
Bảng 3.2 Đặc điểm dân số – xã hội (n=268) (Trang 45)
Bảng 3.5: Tình hình sử dụng các biện pháp tránh thai (n=268) - thực trạng sử dụng biện pháp tránh thai và các yếu tố liên quan ở phụ nữ 18 49 tuổi có chồng tại xã thống nhất huyện bù đăng tỉnh bình phước năm 2018
Bảng 3.5 Tình hình sử dụng các biện pháp tránh thai (n=268) (Trang 48)
Bảng 3.6: Tiếp cận dịch vụ Dân số và Kế hoạch hóa gia đình (n=268) - thực trạng sử dụng biện pháp tránh thai và các yếu tố liên quan ở phụ nữ 18 49 tuổi có chồng tại xã thống nhất huyện bù đăng tỉnh bình phước năm 2018
Bảng 3.6 Tiếp cận dịch vụ Dân số và Kế hoạch hóa gia đình (n=268) (Trang 50)
Bảng 3.7: Mối liên quan giữa thực trạng sử dụng biện pháp tránh thai với đặc  điểm dân số – xã hội của đối tượng nghiên cứu (n=268) - thực trạng sử dụng biện pháp tránh thai và các yếu tố liên quan ở phụ nữ 18 49 tuổi có chồng tại xã thống nhất huyện bù đăng tỉnh bình phước năm 2018
Bảng 3.7 Mối liên quan giữa thực trạng sử dụng biện pháp tránh thai với đặc điểm dân số – xã hội của đối tượng nghiên cứu (n=268) (Trang 51)
Bảng 3.8: Kiến thức chung về chương trình Dân số và Kế hoạch hóa gia đình  của đối tượng nghiên cứu (n=268) - thực trạng sử dụng biện pháp tránh thai và các yếu tố liên quan ở phụ nữ 18 49 tuổi có chồng tại xã thống nhất huyện bù đăng tỉnh bình phước năm 2018
Bảng 3.8 Kiến thức chung về chương trình Dân số và Kế hoạch hóa gia đình của đối tượng nghiên cứu (n=268) (Trang 53)
Bảng 3.10: Đặc điểm sinh sản của đối tượng nghiên cứu khi đủ số con mong  muốn (n=268) - thực trạng sử dụng biện pháp tránh thai và các yếu tố liên quan ở phụ nữ 18 49 tuổi có chồng tại xã thống nhất huyện bù đăng tỉnh bình phước năm 2018
Bảng 3.10 Đặc điểm sinh sản của đối tượng nghiên cứu khi đủ số con mong muốn (n=268) (Trang 54)
Bảng 3.9: Đặc điểm sinh sản của đối tượng nghiên cứu (n=253) - thực trạng sử dụng biện pháp tránh thai và các yếu tố liên quan ở phụ nữ 18 49 tuổi có chồng tại xã thống nhất huyện bù đăng tỉnh bình phước năm 2018
Bảng 3.9 Đặc điểm sinh sản của đối tượng nghiên cứu (n=253) (Trang 54)
Bảng 3.11: Thông  tin  về  biện  pháp  tránh  thai  của  đối  tượng  nghiên  cứu  (n=268) - thực trạng sử dụng biện pháp tránh thai và các yếu tố liên quan ở phụ nữ 18 49 tuổi có chồng tại xã thống nhất huyện bù đăng tỉnh bình phước năm 2018
Bảng 3.11 Thông tin về biện pháp tránh thai của đối tượng nghiên cứu (n=268) (Trang 55)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w