Trong khi đó, Cam kết học tập của sinh viên là một trong những yếu tốthúc đây tính mạnh mẽ kết quả học tập và chất lượng trong quá trình đảo tạo bậc Đại học, được các nhà nghiên cứu và đ
Trang 1ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGÔ THỊ TRANG
LUẬN VAN THAC SĨ CONG TAC XÃ HỘI
Hà Nội - 2023
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn và biết ơn sâu sắc tới PGS.TS.
Nguyễn Thị Như Trang đã rất tận tâm hướng dẫn, hỗ trợ tôi trong suốt thờigian lam và hoàn thành luận văn Bên cạnh đó, tôi cũng xin được gửi đến toàn
thể thầy, cô thuộc Bộ môn Công tác xã hội, Khoa Xã hội học, trường Đại học
Khoa học xã hội và Nhân văn đã nhiệt tình giảng dạy, tạo điều kiện cho tôitrong quá trình học tập và hỗ trợ tôi rất nhiều để tôi đạt kết quả tốt trong khi
học tập tại trường.
Đồng thời, tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn đến toàn thê thầy, cô và các
bạn sinh viên thuộc Bộ môn Công tác xã hội, trường Đại học Thăng Long đã
hợp tác, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thu thập dit
liệu, phỏng vấn sâu tại trường, tận tình chia sẻ cũng như trao đổi và cung cấpnhững thông tin, giải đáp nhiều van đề liên quan đến chuyên môn dé tôi hoànthành luận văn tốt nghiệp này
Thời gian làm luận văn, tôi đã tìm hiểu về Công tác xã hội trong trường
học, các kiến thức của tôi còn nhiều hạn chế Do vậy, luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của thầy cô dé luận văn của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôn xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 08 năm 2023
Học viên thực hiện
Ngô Thị Trang
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng
dẫn khoa học của PGS.TS Nguyễn Thị Như Trang Các số liệu, kết quả
nghiên cứu trong luận văn là trung thực, đảm bảo tính khách quan, khoa học,
dựa vào kết quả khảo sát thực tế Các tài liệu tham khảo đều có nguồn gốc
xuât xứ rõ ràng.
Xác nhận của GVHD Học viên
PGS.TS Nguyễn Thị Như Trang Ngô Thị Trang
Trang 5MỤC LỤC
1 Lý do chọn đề tài ¿5+ Ss+St+E2 2E 1112152111111 11111 1
2 Tổng quan van dé nghiên CỨU 2-2 2£ + ©E£+E£2E£2E£+EE+£++zxtrxerxezes 3
3 Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn -¿- 5c ©5z+cxccxzvrxcrrsrred 15
4 Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu - ‹ «++-+ 16
5 Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứỨu - 555555 s++sss++ 16
6 Phương pháp nghiÊn CWu eee eesceeseceseeeseeeeeceeeeseeeseeeeaeeeeceeeeeeeees 17
7 Câu hỏi nghiÊn CỨU - - c1 19118 11 93119119 ng ng ng ng rry 20
8 Giả thuyết nghiên cứu - 2+52++E+EE+EE£EEEEEEEEEEEEEEEEEEErkerkerkerex 21 9 Cấu trúc của luận văn - + St keEkeEEEEESEEEEEEEEEEEEEEEErkrrkerkrrkee 21
PHAN NỘI DUNG - 2-5252 S< 2E 2E 2 EEE21121121121171 2111.11.21 1e cxe 22
CHUONG 1 LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU VE SỰ CAM KET HỌC TAP
VA HANH VI LECH CHUAN -2-©2£©2<+2E22EEtEEEEEerErrrkerrrrred 22
1.1 Cac khái niệm có liên quan - .- c5 + 33+ ‡* + £++vE+evEeeeeseeeeeeersxs 22
1.1.1 Khái niệm ‘Cam két’ (‘engagement’) và ‘Cam kết học tập) (‘study
2/14/1342/12/19 P0057 22
1.1.2 Khái niệm “hành Vi? cecceccesscscsesssessesssesssessesssessesssessessseesesssecsseeseeses 28
1.1.3 Khái niệm “lệch CHUGN” seececcceccccscscscsssssscscscscscsvsvessesescsvsvevevsesseess 3]
114 Khái niệm “hành vi lệch chuẩn” và “hành vi lệch chuẩn trong
Trang 6CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HANH VI LECH CHUAN HỌC TẬP CUA SINH VIÊN NGÀNH CONG TÁC XÃ HỘI -5¿ 42
2.1 Tổng quan mức độ lệch chuẩn học tập SV CTXH nói chung 422.2 Các HVLC học tập cụ thể của sinh viên ngành CTXH - 43
2.2.1 Hành vi làm việc riêng trong giờ hỌC - «<5 s+++++svx+sexssss 43
2.2.2 Hành vi bỏ tiết học, nghỉ học không có lý do chính đáng 46
2.2.3 Hành vi vào 16 MUON Ă Ăn TH tk ng ng re 492.2.4 Hanh vi sử dụng cách không hợp lệ để qua môn và hành vi sao chép
777/12/7007 51
2.3 Một số yếu tố khác ảnh hưởng tới hành vi lệch chuẩn của sinh viên
ngành CTXH trong trường hỌC - s5 5 + * + +ekveeereeeeeeeeeee 55
2.3.1 Hành vi lệch chuẩn với giới tÍnhh + + s+Ss+ce+Ee+tererzrzrersees 552.3.2 Hành vi lệch chuẩn với khu VỰC Củ ÍFÚ -c-ccccStcecceEztersreresed 562.3.3 Hanh vi lệch chuẩn với xếp loại học tập -5:©5c©cz©cc+cccsa 57
2.3.4 Hành vi lệch chuẩn với sức khỏe tâm thân .: -s:- 38 2.4 Tiểu kết chương 2 -¿- 2-2 +sSE2EE2E12E19E15717121121121121111 1E re, 61 CHƯƠNG 3 CAM KÉT HỌC TẬP VÀ MÓI LIÊN HỆ GIỮA CAM KET HỌC TAP CUA SINH VIÊN NGÀNH CONG TÁC XÃ HỘI VÀ HANH VI LECH CHUAN TRONG TRƯỜNG HỌC 61
3.1 Thực trạng cam kết học tập của sinh viên ngành Công tác xã hdi 613.2 Mối liên hệ giữa cam kết học tập của sinh viên ngành công tác xã hội
với các hành vi lệch chuẩn trong trường học - 2 s2 s2 s+¿ 673.2.1 Mức độ cam kết học tập với tân suất làm việc riêng trong giờ học 69
3.2.2 Mức độ cam kết học tập với tan suất bỏ tiết học, nghỉ học không có lý
2ã/1//1/82//1/1-0EP0n0nn0n8e 71
3.2.3 Mức độ cam kết học tập với tan suất vào IOP IHUỘI 72
Trang 73.2.4 Mức độ cam kết học tập với tan suất sử dụng cách không hợp lệ để
3.3 Vai trò của CTXH trong trường Đại học trong việc làm tăng tính cam
kết học tập với hành vi chuẩn mực ở sinh viên -5- 5 s+secs2 753.4 Tiểu kết chương 3 ¿-2- ©5552 2EE2EEEEEEEEEEE 2121121121111 21c cre, 80
KET LUẬN VÀ KHUYEN NGHI 0 ccccccsccssscssssssesssessesssesseessessesseesseeseen 80
TÀI LIEU THAM KHAO 2u0ooiooecccccccccccccccccccsccsecssessessessessscsecsssssessessesseeseeaes 82
Trang 8DANH MỤC CÁC CHỮ VIET TAT
CTXH: Công tác xã hội
HVLC: Hành vi lệch chuẩn
DHTL: Đại học Thang Long
SV: Sinh vién
Trang 9DANH MỤC CAC BANG Bảng 2.1 Mức độ hành vi lệch ChuẨN 6 St tEEEEEEEEEEEEEeErExrkekerrrkes 43 Bang 2.2 Hành vi lệch chuẩn với giới tính 2- 2 2 2+s2+s+zxz£szzz 56
Bang 2.3 Mức độ hành vi lệch chuẩn đối với khu vực cư trú - 56
Bang 2.4 Mức độ hành vi lệch chuẩn với xếp loại học tập - 57
Bang 2.5 Mức độ hành vi lệch chuẩn với sức khoẻ tâm thần 58
Bảng 2.6 Tương quan giữa hành vi lệch chuẩn với sức khoẻ tâm thần 59
Bang 3.1 Mức độ cam kết học tập của sinh viên ngành CTXH 62
Bang 3.2 Tương quan giữa mức độ cam kết học tập và HVLC 68
Bang 3.3 Mức độ cam kết học tập của SV ngành CTXH với các HVLC 69
Bảng 3.4 Tương quan giữa mức độ cam kết học tập với hành vi làm việc riêng trONG Ø1Ờ NOC - - «<1 101191019101 101g nà 69 Bang 3.5 Mức độ cam kết học tập của sinh viên CTXH với tần suất làm việc riêng frOnEØ BIO NOC - «<1 1911910191910 ng nước 70 Bảng 3.6 Tương quan giữa mức độ cam kết học tập với hành vi bỏ tiết học/ nghỉ học không có lý do chính đáng - ¿5-5 +***+*k+seseeeseerseers 71 Bang 3.7 Mức độ cam kết học tập của sv CTXH với tan suất bỏ tiết nghỉ hoc Bảng 3.8 Tương quan giữa sự cam kết học tập với hành vi vào lớp muộn 73
Bảng 3.9 Mức độ cam kết học tập của sv CTXH với tần suất vào lớp muộn 73 Bảng 3.10 Tương quan giữa sự cam kết học tập với hành vi sử dụng cách không hợp lệ để qua mônn 2- 2£ 2 +£++++EE++EE+Ex++EEtrx++rxerxezrxrrrecred 74 Bảng 3.11 Mức độ cam kết học tập của sv CTXH với tần suất sử dụng cách không hop lệ để qua mÔn ¿ 2 2 E+EE+EE+EE£EE£EEEEEEEEEEEE+EEerkrrkerreee 75 Bang 3.12 Tương quan giữa sự cam kết học tập với hành vi sao chép tài liệu 7 Bảng 3.13 Mức độ cam kết học tập sv CTXH với tần suất sao chép tài liệu 77
Trang 10DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1 Hành vi làm việc riêng trong gid HQC «+55 <++ss++ss2 43
Hình 2.2 Hành vi bỏ tiết hoc/nghi học không có ly do chính đáng 46
Hình 2.3 Hanh vi đi học muộn của sinh viên CTẦXH -55- 5 49
Hình 2.4 Hanh vi sử dụng cách không hợp lệ để qua môn 51
Hình 2.5 Hành vi sao chép tài IỆU - - + £+++EE+eseeeseeerseeee 33
DANH MỤC BIÊU DO
Biểu đồ 3.1 DTB các chiều cạnh của cam kết hoc (Ập eeieeeeeiei 63
Trang 11PHAN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài:
Trong những năm gần đây, giảng viên và sinh viên trong ngành Công tác
xã hội đang phải đối mặt với thách thức duy trì một lớp học hiệu quả và tíchcực Thách thức này chủ yếu do vấn đề định hướng giá trị Theo các nghiên
cứu của London (2011) và Nguyen (2004), thanh thiếu niên có xu hướng tìm
kiếm những giá trị mới nhờ sự giảu có hay thành công tài chính, trong khi áp
lực từ gia đình và xã hội vẫn cao về việc theo đuôi bằng cấp và nghiên cứu Điều này dẫn tới việc thanh thiếu niên phải tiếp tục theo học Đại học ngay cả khi không muốn Ap lực dé tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp đang đặt ra một thách thức lớn cho sinh viên Nhiều sinh viên chọn các chuyên ngành mà
họ không quan tâm chỉ vì hy vọng sẽ có cơ hội việc làm Tuy nhiên, điều này
đã gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự hứng thú và cam kết của sinh viên trong
quá trình học tập Ngoài ra, không chỉ ảnh hưởng đến khả năng nhận thông tin
và hiểu biết của sinh viên mà còn dẫn đến sự suy yếu hoặc thiếu rõ ràng về
mục tiêu nghề nghiệp của họ.
Tóm lại, áp lực để có được công việc sau khi tốt nghiệp đã dẫn đến những lo ngại liên quan đến chất lượng và hiệu quả của giáo dục Điều này cần được giải quyết để đảm bảo rằng sinh viên không chỉ tập trung vào việc
có được một công việc, mà còn hướng tới sự phát triển cá nhân và nghề
nghiệp trong tương lai.
Trong khi đó, Cam kết học tập của sinh viên là một trong những yếu tốthúc đây tính mạnh mẽ kết quả học tập và chất lượng trong quá trình đảo tạo
bậc Đại học, được các nhà nghiên cứu và đồng thuận (Boulton, Hughes, Kent, Smith & Williams, 2019; Hart, Stewart & Jimerson, 2011) cho thay cam kết học tập co anh hưởng quan trọng đến chất lượng đầu ra va thành công của tiến
trình đào tạo Khi sinh viên có sự cam kêt với việc học tập, họ sẽ dành nhiêu
Trang 12thời gian cho các hoạt động liên quan như hoạt động chuyên môn lẫn ngoại
khóa trong trường học Hơn nữa, sinh viên có xu hướng phát triển các cơ chế
để giúp duy trì và tự điều tiết tiễn trình học tập của mình, từ đó gia tăng chấtlượng đầu ra cá nhân cũng như toàn bộ quá trình giáo dục Cam kết này cũngdẫn tới sự gia tăng mức độ hai lòng và tự tin, giảm nguy cơ thất bại và bỏcuộc Theo Assuncão et al., 2020, cam kết học tập là một khả năng đa chiều
có thể rèn luyện, phát triển và tiến bộ qua thời gian Đây là một vấn đề được
quan tâm trong nhiều năm của bậc giáo dục đại học Việc tạo ra môi trường thúc đây cam kết học tập đã và đang là ưu tiên hàng đầu của các nhà giáo dục, cũng như các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách Sự cam kết học tập của sinh viên được coi là chia khóa dé giải quyết các van đề như học lực kém,
chán học hay bỏ cuộc giữa chừng Tuy nhiên, để xây dựng sự cam kết nàykhông phải điều dễ dàng Cần có sự liên tục trong việc xây dựng môi trườngthuận lợi cho sinh viên, từ việc thiết lập mối quan hệ tin cậy với giảng viêncho tới việc áp dụng các phương pháp mới trong quản lý và tổ chức công việc
của sinh viên.
Các nghiên cứu gần đây cho thấy việc khuyến khích sự cam kết học tập
của sinh viên đang trở thành một thách thức không nhỏ với giảng viên đại
học Sinh viên có xu hướng thiếu cam kết với việc học trên các chiều cạnh
nhận thức, cảm xúc và hành vi Điều này đặc biệt đúng với sinh viên ViệtNam, khi báo cáo của Jobstreet.com (2016) chỉ ra rằng sinh viên Việt Nam cóchỉ số hạnh phúc thấp nhất trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương Điểm
số chỉ 4,9/10 của sinh viên Việt Nam cho thấy môi trường giáo dục Đại Học
cần được điều chỉnh dé tăng động lực và sự cam kết trong quá trình học tập.
(Phạm Thanh Thúy Vy, 2017).
Công tác xã hội là một ngành mới, giáo dục Công tác xã hội đứng trước
nhiều thách thức có thể làm suy yếu sự cam kết học tập của sinh viên: thiếu
Trang 13địa bàn thực tập, thu nhập thấp, khó xin việc, Tác giả nghiên cứu tai
trường Đại học Thăng Long là một trong những trường đại học dân lập đầu
tiên có đảo tạo ngành công tác xã hội được Chính phủ cho phép chuyền đổiloại hình từ dân lập sang tư thục, với mục đích đem đến cho sinh viên môitrường học tập tốt nhất, việc thu hút sinh viên đảm bảo chất lượng đầu ra củasinh viên là nhiệm vụ có tính sống còn Vậy giáo dục công tác xã hội của
trường tư có điều gì khác so với các trường công lập hiện nay.
Hành vi lệch chuẩn học tập không chỉ đơn giản là sự tuân thủ nội quy
trường học, mà còn làm suy yếu đến chất lượng dao tạo Có rất nhiều hành vi lệch chuẩn khác nhau như: xô xát với bạn bè, nói tục chửi bậy, đánh nhau,
đạo văn, làm việc riêng trong giờ, đi học muộn, Nhưng trong nghiên cứu này tác giả chỉ tập trung vào lĩnh vực giáo dục Công tác xã hội.
Nghiên cứu để tìm ra liệu có mối liên hệ nào giữa Cam kết học tập củasinh viên ngành công tác xã hội và các hành vi lệch chuẩn của sinh viên trongtrường Đại học từ đó đề xuất các giải pháp thúc đây sự cam kết học tập của
sinh viên ngành CTXH nhằm giảm thiểu các hành vi lệch chuẩn trong trường đại học Đây là một đề tài quan trọng không chỉ mang ý nghĩa khoa học mà còn mang ý nghĩa thực tiễn và cấp thiết Việc xây dựng những giải pháp này
sẽ góp phần nâng cao chất lượng của quá trình đào tạo, từ đó giúp cho sinh
viên có được kiến thức và kỹ năng cần thiết để phục vụ cho công việc saunày Điều này có ảnh hưởng tích cực không chỉ cho cá nhân sinh viên mà còncho xã hội và đất nước
2 Tổng quan van đề nghiên cứu
2.1 Tổng quan nghiên cứu về cam kết học tập
Theo nghiên cứu cua Boulton, Hughes, Kent, Smith & Williams (2019)
va Hart, Stewart & Jimerson (2011), cam két hoc tập là một yếu tố quan trọng đối với chất lượng đầu ra và thành công trong quá trình đào tạo Khi sinh viên
Trang 14cam kết với việc học tập, họ sẽ dành thời gian và nỗ lực cho các hoạt động liên quan đến học tập cũng như các hoạt động khác trong trường Họ có
xu hướng phát triển các cơ chế dé duy trì và tự điều tiết tiến trình học củamình Điều này dẫn đến việc gia tăng chất lượng sản phẩm cuối cùng của cá
nhân sinh viên cũng như toàn bộ quá trình giáo dục.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng cam kết học tập mang lại sự gia tăng mức độhài lòng và tự tin cho sinh viên Nó giảm thiểu nguy CƠ thất bại hoặc bỏ cuộc
trong khoảng thời gian quá trình giáo dục của mỗi sinh viên.
Tóm lại, cam kết với việc học là yếu tố rất quan trong dé thành công trong giáo dục Việc này không chỉ mang lại hiệu suất cao cho cá nhân sinh viên mà còn tạo ra những kết quả tích cực cho toàn bộ quá trình đào tạo.
Các nghiên cứu khác như: Bowden, Tickle và Naumamn (2019) đã chỉ ra
rằng Cam kết học tập có thé dẫn đến sự gia tăng mức độ hai lòng và tự tin,giảm nguy cơ thất bại và tình trạng bỏ học Điều quan trọng là cam kết họctập không phải là khả năng bam sinh mà có thê được rèn luyện, phát triển và
tiến bộ qua thời gian Do đó, việc xây dựng một môi trường thúc đây cam kết học tập đã và đang là ưu tiên hàng đầu trong giáo dục đại học Không chỉ các
nhà giáo dục, các nhà nghiên cứu vả các nhà hoạch định chính sách cũng quan
tâm ngày càng nhiều về sự cam kết học tập của sinh viên dé giải quyết các vẫn
đề như thành tích học tập yêu, chán học hoặc từ bỏ giữa chừng
Ở Việt Nam, cũng có khá nhiều nghiên cứu nhưng đa số tập trung vàochiều cạnh tình cảm và thái độ của sinh viên đối với các van đề học tập vàtrường học, ví dụ như luận án tiễn sĩ của Dương Thị Kim Oanh, 2009 về
Động cơ học tập của sinh viên (nghiên cứu trên sinh viên các ngành khoa học
kỹ thuật) và Trần Thị Thìn, 2004 về Động cơ học tập của sinh viên Sư phạm
con các nghiên cứu về cam kêt học tập cua sinh viên ở bậc đại học là khá ít.
Trang 15Trong những năm về trước, các nhà nghiên cứu đã đặc biệt quan tâm đến
cam kết học tập như một cấu trúc đa chiều Điển hình là bài viết của Nguyễn
Hoàng Đoan Huy (2015) “Hoạt động học tập của sinh viên dưới góc độ tiếpcận sự cam kết của sinh viên vào giờ học trên lớp” và báo cáo của PhạmThanh Thúy Vy (2017) “Đề xuất mô hình nhằm tăng cường sự cam kết của
sinh viên trong học tập” Báo cáo của Nguyễn Hoàng Đoan Huy (2015) đã
xây dựng ba chiều với các mức độ cam kết tích cực, không cam kết và tham
gia tiêu cực trong hành vi, thái độ và nhận thức Ngoài ra, báo cáo nay cũng
chỉ ra 4 kiểu học tập: tích cực, độc lập, tập thể và thụ động Tuy nhiên, nó chưa xây dựng thành một thang đo dé khảo sát sự cam kết học tập hoặc các
kiểu mô hình học tập của sinh viên
Báo cáo của Phạm Thanh Thuý Vy (2017) đã đưa ra một quan điểm về
sự cam kết học tập của sinh viên dựa trên các hoạt động tham gia vào trong
lớp, bài tập, nội quy và thảo luận Đây là cách định nghĩa khá hạn chế khi chỉtập trung vào hành vi mà ít tính đến yếu tố cảm xúc và thái độ của sinh viên
Tuy nhiên, báo cáo này đã phân tích khá kỹ các môi trường học tập khác
nhau để có được góc nhìn toàn diện về sự cam kết học tập Báo cáo chỉ ra rằng việc xây dựng quan hệ giữa giảng viên và sinh viên là rất quan trọng trong việc tạo ra sự cam kết trong học tập Ngoài ra, báo cáo cũng cho thay
rằng việc phát triển các kỹ năng mềm cũng rất cần thiết để giúp sinh viênhoàn thiện công việc và tiếp thu kiến thức hiệu quả
Vì vậy, dé nang cao su cam kết của sinh viên trong học tập, chú ý đến
hai yếu tố nay là không thé thiếu: xây dựng mối quan hệ tốt giữa giảng viên
và sinh viên, cùng với việc phát triển các kỹ năng mềm để hỗ trợ quá trình
học tập của sinh viên.
Các nghiên cứu được thực hiện bởi Nguyễn Quý Thanh & Nguyễn
Trung Kiên (2012) và Nguyễn Thị Huyền (2018) đã đưa ra khái niệm mang
Trang 16tính tích cực học tập của sinh viên Đây là một trạng thái tâm lý phản ánh thái
độ tích cực trong quá trình học tập, gồm ba chiều cạnh: nhận thức, thái độ và
hành vi Nghiên cứu của Nguyễn Thị Huyền (2018) đã chỉ ra rằng khái niệmnày bao gồm nhu cầu học tập, động lực học tập và sự hứng thú với quá trìnhhọc Cấu trúc này được biểu hiện qua các mặt nhận thức, thái độ và hànhđộng Những nghiên cứu này đã giúp xây dựng một bức tranh rõ ràng về tínhchất của quá trình học tập của sinh viên Đây là một nguồn thông tin quan
trọng cho các nhà giáo dục va hoạch định chính sách dé có cái nhìn toàn diện
về điểm mạnh và điểm yếu của tiến trình giáo dục, từ đó có kế hoạch nâng cao chất lượng giáo dục.
Trong lĩnh vực giáo dục đại học ở Việt Nam, việc nghiên cứu về sự cam kết
học tập của sinh viên chưa được thực hiện một cách có hệ thống và toàn diện.Các nghiên cứu này phải dựa trên các thang đo đã được chuẩn hóa và bao
gồm các yếu tô con người như hoàn cảnh sống, định hướng tương lai; yếu tố
hệ thống như t6 chức giảng dậy, đội ngũ giảng viên, cấu trúc chương trình
đào tạo; sự liên kết giữa cơ sở dao tạo và cơ sở tuyên dụng: và yếu tố xã hội như phản hồi từ các doanh nghiệp về chất lượng đầu ra của sinh viên Tuy nhiên, trong nghiên cứu hiện nay vẫn thiếu điểm này Việc tiếp tục đầu tư vào việc phát triển các nghiên cứu này là rất quan trọng dé có thé cam kết với bối
cảnh giáo dục và chuyên ngành đào tạo cụ thê
2.2 Tổng quan các yếu tố ảnh hưởng tới hành vi lệch chuẩn học tập
của sinh viên
Giới nghiên cứu đã đồng thuận rằng môi trường gia đình và trường học
với nhiều thiếu sót có tác động rất lớn đến việc hình thành tính cách, phát triển các giá tri sai lệch của thanh niên, va hầu hết các hành vi phạm tội xã hội đều bắt nguồn từ những khiếm khuyết này [Lê Thị Quý, 1999: Hoàng Bá
Thịnh, 2010] Các nghiên cứu đã cho thấy các sai lệch giá tri bắt nguồn từ bạo
Trang 17lực gia đình và bạo lực trường học, và chỉ ra mối liên hệ mạnh mẽ giữa hành
vi phạm tội xã hội của thanh thiếu niên và môi trường gia đình không ồn định.
Các nghiên cứu thực nghiệm gần đây như “Tình hình bạo lực học đường ở lứatuôi vị thành niên tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh”, “Nguyên nhân
của bạo lực học đường tại Trường Trung học cơ sở Lê Lai - Quận 8 - Thành
phố Hồ Chí Minh năm 2009” hoặc cuộc khảo sát “Bạo lực gia đình tại ViệtNam” đã xác nhận thêm điều này Thanh thiếu niên có xu hướng rơi vào cáchành vi sai lệch xã hội hơn nếu sống trong môi trường gia đình và trường học
luôn chứa đựng các yếu tố bạo lực và sai lệch.
Nhiều nghiên cứu đã đưa ra những phương pháp tiếp cận mới để giải quyết vấn đề HVLC ở thanh niên Theo các nghiên cứu này, không chỉ có yếu
tố gia đình và trường hoc mà còn cần chú ý tới sự biến đổi của hệ chuân mựcvăn hóa và đạo đức xã hội trong thời kỳ Việt Nam bước vào nên kinh tế thị
trường Theo GS.TS Đặng Cảnh Khanh, người đã thực hiện các nghiên cứu
liên quan tới chủ đề này vào các năm 2006 và 2008, cho răng khoảng cách
giữa tư duy về sáng tạo, đôi mới và những sai lệch trong văn hoá thanh niên là rất nhỏ Dé khắc phục vấn đề này, việc giáo dục và rèn luyện cho thanh niên trở thành công dân có trách nhiệm trong xã hội là điều rất quan trọng Chỉ khi
có được ý thức cao về vai trò của mình trong xã hội, thanh niên mới có thé tự tin bước vào cuộc sống va góp phan tích cực cho sự phát triển của quốc gia.
Sự sai lệch trong văn hoá thanh niên là một van dé phức tap va có nhiéunguyên nhân gây ra Điểm khác biệt giữa văn hóa thanh niên va văn hóa
chung của xã hội cũng như sự thay đổi bên trong của văn hóa thanh niên là
hai nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự sai lệch này Sự sai lệch trong văn hóa
thanh niên phan ánh sự thiếu ổn định, không cân bang của xã hội hiện nay.
Xã hội không thể tự điều chỉnh các mối quan hệ xã hội dé hoạt động theo
chuân mực được Văn hóa thanh niên được tạo ra từ điêu kiện kinh tê - xã hội
Trang 18và chính nền tảng văn hoá chung của xã hội Do đó, sự sai lệch chuẩn mực nói chung và những sai lệch chuẩn mực riêng ở tuôi thanh niên xuất phát
từ những căn bệnh xã hội của cơ chế thị trường; các hành vi sai lệch trên cáclĩnh vực kinh tế-xã hội có quan hệ với các cấp độ của sự sai lệch (cá nhân,nhóm, thiết chế xã hội) Những đặc điểm về mặt tâm, sinh lý chưa ổn địnhcủa tuôi thanh niên cũng là nguyên nhân khác dẫn đến sự sai lệch chuân mựctrong văn hóa thanh niên Nói chung, sự sai lệch chuẩn mực trong văn hóa
thanh niên là kết quả của nhiều yếu tổ phức tạp Cần có các giải pháp thích
hợp dé giảm thiểu sự sai lệch này và cải thiện văn hoá thanh niên
Trong bài viết, tác giả đã đưa ra lược đồ cơ cấu các hành vi sai lệch xã hội và phân tích khái quát về chúng Điều này giúp chúng ta hiểu sâu hơn về
các lĩnh vực cụ thê của sai lệch xã hội mà không bị mất phương hướng Ngoài
ra, tác giả cũng đề xuất các giải pháp nhằm ngăn chặn những hành vi sai lệchtrong thanh thiếu niên Các giải pháp này bao gồm: thiết lập các chính sáchkinh tế-xã hội; xây dựng chuẩn mực và giá trị xã hội lành mạnh; và triển khai
tổ chức điều hành, quan lý có hiệu quả dé day lùi những sai lệch xã hội.
Những nghiên cứu, biến đổi lối sống của thanh niên đã trở thành trục xuyên suốt dé phân tích hiện tượng sai lệch ở thanh niên Biến đổi này có thé tích cực hoặc tiêu cực và được cho là kết quả của sự thay đôi xã hội Lối sống tiêu
cực là một yếu tố ảnh hưởng mạnh tới sai lệch xã hội trong thanh thiếu niênViệt Nam, đặc biệt từ sau Đôi mới Nghiên cứu của Phạm Hồng Tùng vàonăm 2011 đã phân tích bốn xu hướng tiêu cực trong lối sống của thanh niênViệt Nam: buông thả bản thân, hành xử hung bạo và bất chấp pháp luật, vôtrách nhiệm và thiếu tình người, tiếp thu các giá trị văn hóa từ bên ngoài mà
không chọn lọc Tuy nhiên, tác giả khăng định rằng thanh niên có vai trò quan trọng trong việc khám phá những giá trị mới và chuẩn mới để điều chỉnh
chuẩn hiện tại Các xu hướng và HVLC không phải luôn mang ý nghĩa tiêu
Trang 19cực trong cuộc sông của thanh niên Thực tế, chúng có thé bao gồm các yếu tố tích chực và tiêu cực Điều này được xác nhận qua các nghiên cứu của
Nguyễn Quang Uan vào năm 2010 va năm 2013
Các nhà nghiên cứu đã đề cập đến vấn đề biến đổi lối sống của thanhniên và nhắn mạnh vai trò của Internet trong quá trình này Các tác giả PhạmHồng Tùng, 2011; Nguyễn Quý Thanh, 2011 và Nguyễn Thị Hậu, 2013 đã chỉ
ra rang Internet có tác động tiêu cực đến lối sống của thanh niên, dẫn đến hìnhthành những nhận thức tiêu cực và các HVLC Truyền thông đại chúng, trong
đó có Internet, được xemlà yếu tố tác động quan trọng nhất để thay đổi tư duy, lối sống và hành vi ứng xử của con người, giới trẻ nhiều hơn.
Mạng xã hội trên Internet với chức năng phong phú và sự gia tắng ngảy càng
nhanh số lượng thành viên đã có ảnh hưởng to lớn, làm thay đổi nhiều thói
quen cũ và hình thànhcácbiểu hiện mớitrong suy nghĩ, lối
sống và văn hoá cho một bộ phận khá lớn trong giới trẻ Từ kết quả này, cácnhà khoa học gợi ý rằng cần có những phân tích sâu hơn về tác động internet
nói riêng và các phương tiện truyền thông mới nói chung đến các hành vi sai
lệch của thanh niên ngày nay.
Trong bài nghiên cứu, các tác giả đã chỉ ra những yếu tô ảnh hưởng đến việc thay đổi lỗi sống của thanh niên Việt Nam hiện nay và đưa ra một số giải
pháp dé xây dựng một lối sống lành mạnh cho thanh niên Cu thể, có sáunhóm giải pháp được liệt kê gồm chính sách cho thanh niên, tổ chức đoàn thêcủa thanh niên, gia đình và giáo dục gia đình cho thanh niên, truyền thông đại
chúng và bản thân các bạn trẻ Những giải pháp này được xây dựng với mongmuốn cùng nhau tạo ra môi trường thuận lợi dé khuyén khích các bạn trẻ có
lối sống lành mạnh và tích cực hơn.
Ngoài ra, có một số nghiên cứu từ các học giả nước ngoài Colber & Harter, 2004; Mitchell & Ambrose, 2007; Suna Yuksel, 2012 quan tâm đến
Trang 20ảnh hưởng của môi trường công việc đến các HVLC của thanh niên Những nghiên cứu này cho rằng khi gia nhập thị trường lao động, thanh niên dễ bị
"tập nhiễm" với những thói hư tật xấu trong môi trường làm việc Các công
ty, công sở và xưởng sản xuất chứa đựng rất nhiều mẫu sai lệch xã hội vàthanh niên dễ bị cuốn theo do ở trong giai đoạn phát triển giá trị về việc làm,nghề nghiệp và cac quan hệ xã hội tại nơi làm việc Việc này đã thu hút sự
chú ý của giới khoa học quốc tế gần đây Tuy vậy, ở Việt Nam hiện vẫn chưa
có những nghiên cứu chỉ tiết để khảo sát mối liên hệ giữa môi trường làm việc
và hiện tượng sai lệch xã hội của thanh niên Sự thiếu sót này cần được khắc phục qua những nghiên cứu dé giải quyết van dé này trên thực tế.
Các nghiên cứu của Mạc Văn Trang (1979); Phạm Minh Hạc và đồng
nghiệp (1981) đã tìm hiểu về những yếu tố anh hưởng đến sự suy thoái nhâncách của thanh thiếu niên có hành vi phạm pháp từ góc độ tâm lý học nhâncách Các băng chứng từ các nghiên cứu này cho thấy mối quan hệ xấu với
bạn bè là yếu tố quyết định, dẫn đến sự phát triển lệch lạc về mặt nhân cách, hình thành hành vi chống đối xã hội, vi phạm chuẩn mực đạo đức và pháp luật Do đó, các tác giả khái quát rằng giao tiếp trong nhóm là một yếu tố cơ bản và trực tiếp dẫn thanh niên vào con đường vi phạm pháp luật.
Tác giả Nguyễn Thị Hoa đã tiến hành nghiên cứu về tác động của nhóm
bạn không chính thức tiêu cực đối với hành vi vi phạm pháp luật của trẻ vithanh niên trong năm 2004 Kết quả cho thấy rằng, những nhóm bạn này cóảnh hưởng lớn đến việc trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật Ngoài ra, các bàiviết chuyên biệt của Nguyễn Thị Quý vào năm 2011 “Tìm hiểu nguyên nhân
những đối tượng vị thành niên đã qua trường giáo dưỡng vi phạm pháp luật khi tái hòa nhập cộng đồng” Cụ thé là do thói quen sống buông thả, thiếu ý
chí và lười lao động; do sự suy thoái trong các mặt khác nhau của cuộc sông
10
Trang 21và tính cách; và do mặc cảm tự ti Tat cả các yếu tố nay góp phan làm gia tăng
nguy cơ tái phạm và kìm hãm quá trình tái nhập xã hội của các em.
Hành vi lệch chuẩn và hành vi lệch chuẩn của thanh nién/trong trường học
HVLC là một van đề không thé bỏ qua khi nói đến chuẩn mực đạo đức.Tuy nhiên, không phải tất cả các hành vi sai lệch chuân đều gây ra tệ nạn xãhội Tệ nạn xã hội là những hành vi lệch chuẩn gây ra những tác hại xấu và có
thé dẫn đến sự suy sụp của cấu trúc và cuộc sống xã hội, chang hạn như tinhtrạng nghiện ma tuý, cờ bạc, rượu chẻ hoặc mại dâm Những loại tệ nạn nàykhông chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến con người mà còn gián tiếp làm suy yếu văn hoá và thuần phong mỹ tục của xã hội Đồng thời, chúng cũng là nguyên nhân gốc rễ của các vấn đề liên quan đến phạm tội và bệnh tật trong xã hội (Theo Nguyễn Linh Khiếu, 2002 và Nguyễn Quang Uẫn, 2003).
HVLC trong xã hội là một van đề nghiêm trọng, đặc biệt là hành vi viphạm pháp luật Đây là loại HVLC ảnh hưởng nghiêm trọng đến xã hội, gâythiệt hại về tài sản và gây hoang mang cho mọi người Nó cũng có thé ảnh
hưởng tiêu cực đến anh ninh và trật tự cuộc song Hién nay, cac biéu hién
của HVLC nay rat phức tạp và khác nhau Chính vi vay, chúng ta cần phải có
những giải pháp để ngăn chặn và kiểm soát HVLC này trong xã hội Các
chuyên gia đã đưa ra nhiều ý kiến và giải pháp để giải quyết vấn đề này, bao gồm việc tăng cường quản lý và kiểm soát từ các tổ chức, giáo dục và rèn
luyện ý thức cho các cá nhân đề tuân thủ luật pháp của đất nước
HVLC có thé dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng, trong đó, tham nhũng
là một ví dụ điển hình Đây là hành vi có chủ ý và ý thức gây tôn hại cho chế
độ chính trị - xã hội, gây ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển kinh tế của đất
nước Thông thường, người ta hiểu tham nhũng là việc lạm dụng quyền lực dé
thu vén và phục vụ cho mục đích cá nhân (theo Nguyễn Bá Dương, 1997)
Hành vi nay không chỉ gây tôn hại về kinh tế mà còn ảnh hưởng tiêu cực
11
Trang 22tới lòng tin của người dân vào chính quyền và suy yếu các quy tắc trật tự,
nguyên tắc làm việc trong các cơ quan và xí nghiệp (theo Trần Quốc Thành
và Trần Hữu Luyến, 2003)
Trong xã hội hiện đại, ngoài những HVLC đã được đề cập trước đó, vẫntồn tại một loại HVLC khác gây nguy hại cho xã hội Đó là những vi phạmluật giao thông của một số người dân Với ý thức chấp hành luật lệ giao thôngkém và thói quen tự do tùy tiện trên đường phó, các hiện tượng di trái đường;
đi vào đường một chiều; chen lấn; phóng nhanh; vượt au; hay thậm chi là đánh võng, van diễn ra thường xuyên trên các con phố của thành phố (Mai Thanh Thế, 1999) Hành vi này không chỉ gây ảnh hưởng tiêu cực cho hàng ngàn người sử dụng đường mà còn có thê dẫn đến tai nạn giao thông và thiệt
hại về tính mạng, sức khoẻ va tai sản Đặc biệt khi sé lượng xe co gia tangtrong thanh phé, van nan nay lai cang gay go va bat 6n Vi vay, dé giai quyétđược van nạn này, chúng ta cần có những giải pháp kiểm soát rõ ràng dé bắtcác tài xế vi phạm và đưa ra các hình phạt nghiêm khắc Ngoài ra, cần phải
tăng cường giáo dục ý thức cho người dân về an toàn giao thông và tính trách
nhiệm của mỗi cá nhân trong việc duy trì trật tự, an ninh trên đường phó Chỉ
khi mọi người đồng lòng chấp hành luật lệ giao thông mới có thể bảo vệ được tính mạng và sức khoẻ cho chính mình và cộng đồng xung quanh.
Trong thời gian gần đây, tình trạng học sinh và sinh viên có hành vi lệchchuẩn không chỉ là van đề cá nhân mà đã trở thành hiện tượng phổ biến được
cảnh báo hàng ngày trên các phương tiện thông tin đại chúng Hành vi vi
phạm chuẩn mực của một số học sinh và sinh viên đã ảnh hưởng xấu đến sự
phát triển nhân cách của các em, gây ra nguy cơ de doa cho nền giáo dục và làm suy yếu các giá trị tốt đẹp của dân tộc Vì vậy, HVLC ở học sinh và sinh viên đã trở thành mối quan tâm chung của toàn xã hội Việc khắc phục vấn đề
này không chỉ là nhiệm vụ của gia đình và nhà trường, mà còn là công việc
12
Trang 23của toàn bộ xã hội Chúng ta cần có sự thay đổi trong giáo dục dé rèn luyện cho các em kỹ năng sống, giúp cho các em có thể điều chỉnh được hành vi sai
lầm trong cuộc sống để có thê tự tin bước vào cuộc sống trong tương lai (Vũ
Thị Nho, 1996), (Nguyễn Khuê, 1991), (Lưu Song Hà, 1999); (Hoàng Gia
Trang, 2003) HVLC của học sinh, sinh viên hiện nay rất đa dạng và phứctạp Tình trạng trồn học, bỏ tiết dé đi chơi là biểu hiện của một trong nhữngHVLC học tập đầu tiên và đang gia tăng Việc nay đã thu hút sự quan tâm
từ các bậc cha mẹ, thầy cô giáo và xã hội nhưng chưa có giải pháp khắc
phục Ngoài nguyên nhân chủ quan do bản thân mỗi học sinh, sinh viên, các
nguyên hân khách quan cũng ảnh hưởng đến sự gia tăng của hiện tượng này.
Một trong số đó là áp lực trong quá trình học tập, cuộc chiến giành điểm
số khiến cho nhiều em luôn sống trong trạng thái căng thang Sau một khoảnhkhắc lo âu liên tục với kết quả không được như mong muốn, nhiều em đã
không muốn tiếp tục theo đuôi con đường học vấn Đặt ra câu hỏi liệu có cần
thiết phải ép buộc các em phải theo guồng xoay của xã hội? Các bậc cha me
hay thầy cô giáo có suy nghĩ rằng chỉ có kiến thức mới là quan trọng, trong khi đâu đó thì sự khác biệt giữa kiến thức và kỹ năng là rất lớn Việc ép buộc học sinh, sinh viên phải học quá tải đã dẫn đến tâm lý sợ học, chán hoc và càng bắt các em càng trở nên lười biếng Một số em có thé bi ép buộc phải từ bỏ việc học Hiện tượng trẻ bỏ học và rồi bỏ nhà đi "đi bụi" đang diễn ra phố biến ở nhiều nơi, trong đó có đa số là học sinh và sinh viên Đây
là hiện tượng thường xảy ra trong độ tuổi phát triển tâm sinh lý, khi còn chưa
đủ tuổi trưởng thành để suy nghĩ và hành động chín chắn Trẻ thiếu kinhnghiệm sống, sôi nổi và nhiệt tình nhưng lại còn rất nông nổi Do tính
cách này, các em dễ sa vào con đường phạm pháp và vi phạm pháp luật
Các học sinh, sinh viên không chỉ có thói quen nghỉ học không lý do chính
đáng và bỏ học mà còn có những hành động lệch chuẩn khác liên quan đến
13
Trang 24việc vi phạm nội quy, quy chế học tập Cụ thể là nhìn bài của bạn, gid sách vởkhi đang làm bài kiểm tra, sử dụng phao dé ghi chép thông tin trong giờ học,vứt bai, hay nhắc bai cho bạn trong khi làm bài kiểm tra Ngoài ra, một số họcsinh còn có thói quen không tiếp thu kiến thức mới và thiếu tập trung tronggiờ hoc Đây là những hành vi không chỉ ảnh hưởng đến sự rèn luyện kỹ năngcủa các em mà còn gây ảnh hưởng xấu đến môi trường học tập và cuộc sống
xã hội sau này [Theo Nguyễn Thị Hoa (1999), Nguyễn Thi Ki (1994) và
Hoàng Gia Trang (2003)].
Hành vi nói dối là biểu hiện thứ hai của học sinh, sinh viên lệch chuẩn hiện nay (Ha Ngân Dung, 1981; Lê Ngọc Văn, 1996; Nghiêm Thi Phiếm, 2000) Họ thường nói dối về việc học dé có thời gian đi chơi hoặc tụ tập bạn
bè Ngoai ra, họ còn nói đối về các khoản phải đóng góp cho trường dé có tiền
tiêu pha và giấu số liên lạc trước cha mẹ khi bị điểm kém Những hành vi này
phản ánh sự thiếu trung thực và không tôn trọng quy tắc trong xã hội Đây là
một vấn đề cần được giáo dục và giải quyết để nuôi dưỡng những cá nhân có phẩm chat cao và khả năng sống độc lập trong tương lai.
HVLC biểu hiện thông qua ba dạng, trong đó dang thứ ba liên quan đến cách
xử sự với người khác Điển hình là những hành vi cãi, đánh hoặc chửi lại giáo
viên, cha mẹ và những người lớn khác; hoặc cãi, đánh chửi bạn bè Thông tin
này được trích từ hai tài liệu nghiên cứu của Nguyễn Thị Ki (1994) va Hoang
Gia Trang (2003).
Cac học sinh va sinh viên không chi có những hành vi lệch chuẩn như bạo lựchay đánh nhau Họ còn có thé phạm các nội quy khác của trường, chang hannhư ăn quà trong giờ học, gây rồi loạn tại trường hoặc lớp (như nói chuyện
phiếm, đùa giỡn hay trêu chọc người khác) Ngoài ra, các HVLC của các bạn này còn liên quan tới một số quy định về an toàn xã hội như vứt rác không đúng chỗ quy định; sử dụng thuốc lá hoặc uống rượu; sử dụng ngôn từ tục tấu
14
Trang 25và chửi bậy; mang đồ cấm đến trường như dao, kéo, lưỡi lê, vật nhọn, băng hình cam, Van dé này đã được Nguyễn Thi Ki (1994), Nghiêm Thị Phiém
(2000), và Hoang Gia Trang (2003) thảo luận trong các nghiên cứu của họ.
Trong những năm gần đây, đã xảy ra một tình trạng đáng lo ngại khi trẻ
em và học sinh phổ thông thường xuyên vi phạm các tội danh trong bộ luậthình sự Họ đã thực hiện những hành vi đáng lên án như giết người, cướp tàisản công dân, nghiện ma túy và mua bán dâm Điều này được khăng định bởi
nhiều tác giả như Nguyễn Khuê (1991), Nguyễn Minh Ngọc (1992), Đặng Xuân Hoài (1992) vào Hoàng Gia Trang (2003) Tình trạng này cần được chú
ý và giải quyết đề bảo vệ an toàn cho cộng đồng.
Như vậy, có thê thấy rằng, vấn đề nghiên cứu, chân đoán và điều chỉnh
HVLC ở trẻ em và thanh thiếu niên tại Việt Nam là một lĩnh vực mới mẻnhưng đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà Tâm lý học, Xã hội học và bác
sỹ Mặc dù các điều kiện nghiên cứu chủ yếu được thực hiện ở các thành phố
lớn như Hà Nội và Hồ Chí Minh, các tác giả đã nhận ra răng rối loạn tâm lý,
hành vi có ảnh hưởng đến sự phát triển của thế hệ trẻ trong tương lai Tỷ lệ thanh thiếu niên có những hành vi sai trái ngày càng gia tăng trong mọi thành phần xã hội, đặc biệt là ở sinh viên và học sinh Do đó, nghiên cứu về HVLC trong quá trình giáo dục của sinh viên là một phần không thé thiếu dé hiểu rõ
vấn đề này
3 Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn
3.1 Ý nghĩa lý luận
Trong luận văn, các kết quả nghiên cứu góp phần làm sáng tỏ các chiều
cạnh của lý thuyết, cơ sở lý luận nhằm nhận diện động cơ và yếu tố chi phối
sự cam kết học tập của sinh viên ngành công tác xã hội nhằm giảm các hành
vi lệch chuẩn trong trường học
3.2 Y nghĩa thực tiễn
15
Trang 26Về mặt thực tiễn, luận văn sẽ cung cấp cho các nhà quản lý, nhà khoa học một bức tranh khái quát về sự cam kết học tập của sinh viên ngành Công
tác xã hội và các hành vi lệch chuẩn trong trường học Những dữ liệu thu
được về sự cam kết học tập cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến sự cam kết
học tập của sinh viên ngành công tác xã hội va các hành vi lệch chuẩn trong
trường học sẽ là cơ sở dé nhà quản lý xây dựng một số giải pháp nhằm thúc đây sự cam kết học tập của sinh viên và qua đó ngăn chặn, giảm bớt hành vi
4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xây dựng khung lý luận về sự cam kết học tập của sinh viên ngành Công
tác xã hội và các hành vi lệch chuẩn trong trường học
- Làm rõ hành vi lệch chuẩn học tập cua sinh viên nganh Công tác xã hộitrong trường Đại học Thăng Long.
- Phân tích mối liên hệ giữa sự cam kết học tập của sinh viên ngành Côngtác xã hội và hành vi lệch chuẩn học tập của sinh viên ngành CTXH tại địa
bàn nghiên cứu.
- Dé xuất giải pháp nhằm làm giảm hành vi lệch chuẩn học tập của sinh
viên ngành CTXH thông qua việc củng có gan kết học tập.
5 Đối tượng nghiên cứu, khách thé nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu
5.1 Đối tượng nghiên cứu
16
Trang 27Sự cam kết học tập của sinh viên nganh CTXH và các hành vi lệch
chuẩn trong Trường Đại học Thăng Long
6 Phương pháp nghiên cứu
Dữ liệu của luận văn này là một phần của đề tải cấp ĐH Quốc gia “Giảipháp tăng cường sự gắn kết học tập của sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nộitrong bối cảnh hiện nay’ (QG.21.34) do PGS.TS Nguyễn Thị Như Trang làmchủ nhiệm đề tài, và tác giả luận văn là thành viên của đề tài Đề tài sử dụng
cách tiếp cận liên ngành, tích hợp giữa cách tiếp cận tâm lý học, xã hội học, và khoa học giáo dục trong việc đánh giá mức độ cam kết học tập của sinh viên CTXH, nhận diện các yếu tố cá nhân và hệ thống ảnh hưởng (theo cả hai chiều: kéo và day) đối với sự cam kết học tập của sinh viên CTXH và các hành vi lệch
chuẩn trong trường học, xây dựng bộ giải pháp nhằm thúc đây sự cam kết họctập của sinh viên CTXH nhằm giảm thiểu các hành vi lệch chuẩn với chương
trình giảng dạy trên lớp học.
Trên cơ sở cách tiếp cận trên, đề tài sử dụng các phương pháp sau đây dénghiên cứu lý thuyết và khảo sát thực tiễn:
- Phương pháp phân tích tài liệu: Được sử dụng đề thu thập, phân tích và
đánh giá các nguồn tài liệu liên quan đến đề tài, bao gồm các tiếp cận lý
thuyết về động cơ cá nhân, sự cam kết học tập của sinh viên ngành CTXH
17
Trang 28và hành vi lệch chuan ở bậc dai học, tổ chức giảng day đại học và các kỹ thuật nhằm thúc đây sự cam kết học tập của sinh viên CTXH và hành vi
lệch chuẩn trên lớp học
- Phương pháp điều tra: phương pháp điều tra bằng bảng hỏi và phươngpháp phỏng vấn sâu, và thảo luận nhóm tập trung
+ Phương pháp diéu tra bang bảng hỏi tự điển: Day là phương pháp nhằm
thu thập những thông tin định lượng về hành vi lệch chuẩn, sự cam kết học
tập của sinh viên và mối quan hệ giữa hai vấn đề này Đề tài áp dụng thang
đo cam kết học tập của Schaufeli (2006) nhằm đánh giá mức độ cam kết học tập của sinh viên Về hành vi lệch chuẩn học đường, đề tài tập trung
vào khảo sát lệch chuẩn học tập
Trong luận văn này, dữ liệu điều tra bảng hỏi được trích xuất từ nghiên
cứu QG.21.34 “Giải pháp nhằm thúc đây cam kết hoc tập của sinh viên” do
PGS.TS Nguyễn Thị Như Trang làm chủ nhiệm đề tài Nghiên cứu QG21.34
được thực hiện trên 975 sinh viên thuộc 13 trường Đại học khác nhau với hai
nhóm ngành học: CTXH và nhóm ngành khác để so sánh với CTXH Các
nganh khác được khảo sát trong dé tài bao gồm Luật, Kinh tế, Triết học và
Tâm lý học.
Tác giả luận văn là thành viên nghiên cứu của đề tài, được giao khảo sát sinh
viên CTXH trường DH Thăng Long va được Chủ nhiệm dé tài cho phép toànquyền khai thác dit liệu từ các sinh viên CTXH trường DH Thăng Long Tổng
số sinh viên tham gia khảo sát là 93 sinh viên
Bảng cơ cau mẫu năm học, giới tính, khu vực cư trú
Phân loại Số lượng Tỷ lệ (%)
Năm 1, Năm 2 l6 17,2
Nam hoc
Nam 3 22 23,7
18
Trang 29Năm 4 24 25,8 Năm 5 3l 33,3
Như thê hiện trong bảng khảo sát cơ cấu mẫu năm học, giới tính, khu vực cư
trú Kết quả khảo sát cho thấy, cơ cấu nhân khâu xã hội của các sinh viên
Công tác xã hội của DH Thăng Long tham gia vào nghiên cứu nay như sau:
o Năm 1 và năm 2 là 16 người chiếm 17,2%; năm 3 là 22 người chiếm
23,7%: năm 4 là 24 người chiếm 25,8% và năm 5 là 31 người chiếm
viên CTXH và các hành vi lệch chuẩn trong trường học, vai trò và ý nghĩacủa sự cam kết học tập sinh viên ngành CTXH và các hành vi lệch chuẩn,
sự cam kết học tập của sinh viên CTXH nhằm giảm thiểu các hành vi lệchchuẩn trong trường học Luận văn đã thực hiện phỏng van sâu với 5 sinh
viên đang theo học ngành CTXH tại DH Thăng Long.
+ Phương pháp thảo luận nhóm tập trung: Được sử dụng nham thu thập những thông tin định tính về vai trò và ý nghĩa sự cam kết học tập của sinh
viên ngành CTXH và các hành vi lệch chuẩn trong trường học, các giải
19
Trang 30pháp thúc đây sự cam kết học tập của sinh viên ngành CTXH nhằm giảm
thiểu các hành vi lệch chuẩn trong trường học Tác giả sử dụng 2 nhóm
thảo luận: 1 nhóm sinh viên và | nhóm giảng viên.
- Kỹ thuật xử lý thông tin: xử lý thông tin định lượng bằng chương trìnhphần mềm thống kê toán học SPSS gồm các phép toán thống kê mô tả vàthống kê giải thích
Tinh mới, tính độc đáo, tính sang tao của đề tài:
Đây là một nghiên cứu cơ bản với định hướng ứng dụng cao Tính mới và
tính sáng tạo, độc đáo của dé tài được thé hiện ở việc áp dụng một cách linh hoạt các tiếp cận lý thuyết đã được công bố trên thế giới vào việc mô
tả và lý giải sự cam kết học tập của sinh viên ngành CTXH và hành vi lệch
chuẩn trong bối cảnh Việt Nam, mà cụ thé là trong bối cảnh của trườngĐại học Thăng Long Thông qua đó, nghiên cứu cung cấp những kết quả
về thực trạng từ đó phân tích mối liên hệ giữa sự cam kết học tập của sinhviên ngành CTXH và các hành vi lệch chuẩn trong trường học và đề xuất
các giải pháp nhằm tăng hiệu quả đào tạo thông qua việc gia tăng sự cam kết học tập của sinh viên CTXH nhằm giảm thiểu các hành vi lệch chuẩn
trong trường học.
7 Câu hỏi nghiên cứu
- Thuc trang cam kết học tập của sinh viên CTXH (ĐH Thăng Long)
đang diễn ra như thế nào?
- _ Sinh viên CTXH (DH Thăng Long) có những hành vi lệch chuẩn học
tập nào? Mức độ vi phạm ra sao?
- Cam kết học tập có mối liên hệ như thế nào tới hành vi lệch chuẩn học
tập của sinh viên ngành CTXH?
20
Trang 31- _ Những yếu tô nào ảnh hưởng đến hành vi lệch chuẩn trong học tập của
sinh viên ngành công tác xã hội (Đại học Thăng Long)?
8 Giả thuyết nghiên cứu
- Mitte độ cam kết học tập của sinh viên càng cao, sinh viên càng it cóhành vi lệch chuẩn học tập
- - Sinh viên có mức độ lệch chuẩn cao ở các dạng hành vi liên quan tới
việc đi học và học trên lớp, và có mức độ lệch chuẩn học tập thấp ở hành
vi liên quan tới thi cử.
- Cam kết học tập có mối liên hệ nghịch chiều với mọi dang hành vi lệch chuẩn học tập của sinh viên ngành Công tác xã hội.
- C6 sự khác biệt về giới, khu vực cư trú và xếp loại học tập trong camkết học tập cũng như lệch chuẩn học tập của sinh viên CTXH
- - Sức khỏe tâm thần có tương quan nghịch với cả cam kết học tập vahành vi lệch chuẩn học tập
9 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tải liệu tham khảo, luận văn gồm 3
Chương 3: Cam kết học tập và mỗi liên hệ giữa cam kết học tập của sinh
viên ngành công tác xã hội và hành vi lệch chuẩn trong trường học
21
Trang 32PHAN NOI DUNG
CHƯƠNG 1 - LY LUẬN NGHIÊN CUU VE SU CAM KET HỌC TAP
VA HANH VI LECH CHUAN
1.1 Các khái niệm có liên quan
1.1.1 Khái niệm “Cam kết' (‘engagement’) và ‘Cam kết học tập) (‘study
engagement’)
Theo Assuncão et al năm 2020 cho rằng ban đầu khái niệm ‘Cam kết?không phải xuất phát từ các nghiên cứu về giáo dục mà xuất phát từ các
nghiên cứu về người lao động trong bối cảnh nghề nghiệp và việc làm, gần
đây khái niệm này mới được mở rộng sang lĩnh vực giáo dục Theo nghiên
cứu của Assuncao và đồng nghiệp (2020), khái niệm “cam kết” ban đầu được
thao tác hóatừ khái niệm "kiệt quệ" do Maslach và Leiter (1997) đềxuất Kiệt quệ là tình trạng xói mòn về cam kết, trong khi cam kết được coi
là trạng thái ngược lại của kiệt quệ và bao gồm ba chiều cảm giác năng lượng,
sự cam kết và hoàn thành Khi sự cam kết bị mài mòn, người lao động sẽ mất
đi năng lượng, sự cam kết chuyên sang hoài nghỉ và hiệu suất làm việc giảm sút dẫn đến tình trạng kiệt quệ Theo quan điểm này, con người được xem xét dựa trên trục kiêt quệ - cam kết trong các mối quan hệ với công việc Tuy
-nhiên, cách thao tác hoá khái niệm này có nhược điểm là những người không
bị kiệt quệ cũng không nhất thiết có sự cam kết với công việc của họ
Trong nghiên cứu về tình trạng cam kết công việc, Schaufeli và các đồngnghiệp (2002) đã xây dựng một cách thao tác hoá khái niệm này với ba chiềucạnh sự nhiệt tình, sự công hiến và sự chuyên tâm Đề làm được điều nay,
ho dựa trên khái niệm cua Kahn rằng cam kết là trạng thái “thắng cương con
người vào vai trò của ho’ Những người cam kết công việc là những người đầu tư rất nhiều cố gắng và nỗ lực vào công việc của mình, bởi vì họ hoàn
toàn đông nhât bản thân với công việc/vai trò đó Các chiêu cạnh trong quan
22
Trang 33điểm này giúp phân tích chính xác các yếu tố ảnh hưởng đến cam kết công
việc của cá nhân.
Theo các nhà nghiên cứu Kahn 1990, Schaufeli và Bakker 2004, con
người có mối quan hệ động giữa bản thân và vai trò công việc của họ.Con người sẽ dùng các năng lượng cá nhân của mình (thê lực, nhận thức, cảmxúc và tâm thần) để hoàn thành vai trò của mình trong công việc Sau này,Kahn (1992) đã phân biệt khái niệm cam kết từ trạng thái tâm lý “being fully
there”, nghĩa là con người cảm thấy và quan tâm đến việc hoàn thành vai trò của mình Schaufeli và các cộng sự tiếp nhận ý kiến này của Kahn Họ không cho rằng cam kết chỉ là một trạng thái cảm xúc cụ thé hay có tính thời điểm Thay vào đó, cam kết là một trạng thái tình cảm - nhận thức với tính bền vững
và xâm chiếm Một khi đã cam kết với vai trò công việc của mình, người lao
động sẽ liên tục suy nghĩ về nó và bị chi phối bởi nó Dựa vào khái niệm này,
Schaufeli và Bakker (2004) đã thiết kế Thang đo Cam kết Công việc Utrecht
(UWES) dé đo lường sự cam kết của người lao động với công việc.
Cam kết học tập được xây dựng trên hai thành phần chính là hành vi và cảm xúc Hành vi bao gồm sự tham gia, nỗ lực và các hành động tích cực khác Cảm xúc liên quan đến sự hứng thú, giá trị và các cảm xúc tích cực khác Sau đó, yếu tố nhận thức được bổ sung như một thành phan thứ ba dé
hoàn thiện cam kết học tập ví dụ như sự tự kỷ luật, đầu tư trong việc học vàcác chiến lược học tap Fredericks & McColskey (2012) đã chỉ ra rang camkết này có ý nghĩa quan trong trong giáo duc Schaufeli và đồng nghiệp củaông đã phát triển một công cụ dé đo lường cam kết này trên sinh viên thông
qua Thang Do UWES-S Bằng việc hiểu rõ về cam kết học tập, giáo viên có thé áp dụng các chiến lược dé khuyến khích sự cam kết của sinh viên với quá
trình học tập của mình Việc này không chỉ mang lại hiệu quả cao cho quá
23
Trang 34trình giảng dạy mà còn giúp sinh viên phát triển toàn diện cá nhân từ khả
năng học tập đến kỹ năng tự quản lý và phát triển bản thân.
(Fredericks &McColskey, 2012) Thang đo sự cam kết học tập thường
được thiết kế dựa trên bảng hỏi tự điền, và đã được phát triển rộng rai trên
nhiều nhóm khách thê, bao gồm học sinh ở các lứa tuổi khác nhau từ tiểu học
đến đại học Các yếu tố liên quan đến giai đoạn phát triển của con người cũng
được xem xét trong quá trình xây dựng thang đo này.
Đề đo lường sự cam kết học tập của sinh viên đại học, có nhiều thang đo
khác nhau được sử dụng Theo nghiên cứu cua Fredericks và McColskey
(2021), tính đến năm 2012 đã có 11 bộ thang đo được rà soát Tuy nhiên, hiện tại các thang UWES, USEI và SESQ là phổ biến trong các nghiên cứu về sinh
viên đại học Những thang này đã được điều chỉnh đề áp dụng trên mẫu quốc
tế khác nhau, do đó có tính ứng dụng cao trong các bối cảnh giáo dục khác
nhau Việc sử dụng các thang này mang lại lợi ích cho việc hiểu rõ hơn về
cam kết học tập của sinh viên và từ đó giúp giảng viên thiết kế chương trình giảng dạy phù hợp dé tăng cường cam kết và thành công trong việc hoàn
thành chương trình học của sinh viên.
Thang đo UWES (Utrecht Work Engagement Scale) được Schaufeli va
các đồng nghiệp xây dựng có ưu điểm lớn hon so với các thang do khác về sự
cam kết học tập là việc nó được xây dựng trên cơ sở lập luận về sự cam kếtchặt chẽ Thang đo này phân tích sự cam kết thành ba chiều cạnh khác nhau
Chiều cạnh thứ nhất là Sự nhiệt tình (vigor), bao gồm năng lượng, ýchí và kiên trì trong công việc Được đo bằng các item như “Khi tôi làm việc,tôi cảm giác như mình đang tràn tré năng lượng hoặc “Mỗi budi sáng khi tôi
tinh day, tôi cảm thấy muốn được đi lam’.
Chiều cạnh thứ hai là Sự cống hiến (dedication), chỉ việc bị thu hút một
cách mạnh mẽ, trải nghiệm ý nghĩa của công việc và có niêm tin vào khả năng của
24
Trang 35ban thân Được đo bang các item như “Tôi tự hao về công việc mà tôi đang lam’ hoặc “Tôi tìm thấy nhiều ý nghĩa và mục tiêu trong công việc tôi lam’.
Chiều cạnh thứ ba là Sự chuyên tâm (absorption), chỉ sự tập trung hoàntoàn và đắm chìm vao công việc, cảm nhận rang thời gian trôi qua rất nhanhkhi làm việc và khó khăn khi phải ngừng lại Được đo bằng các item như
“Mỗi lần làm việc, tôi có thể làm trong một khoảng thời gian rất lau’ hoặc
“Thời gian trôi như bay mỗi khi tôi dang làm việc".
Trên cơ sở này, UWES đã được coi là một công cụ hiệu quả dé đo lường cam kết của cá nhân với công việc của họ.
Thang đo USEI được tạo ra bởi Maroco và các đồng nghiệp năm 2016, dựa trên định nghĩa của Nystrand và Gamoran (1989) về sự cam kết học tập
của sinh viên trong mô hình Bắc Mỹ Thang đo này đã được áp dụng rộng rãitrong nhiều nghiên cứu thực nghiệm và đã được kiểm tra với gần 4000 mẫukhảo sát từ 9 quốc gia khác nhau trên toàn cầu Thang đo này có ba chiều
cạnh dé đánh gia Sự cam kết học tập của sinh viên Dai học: hành vi, nhận thức
và cảm xúc.
Khia cạnh hành vi trong thang đo USEI liên quan đến các hành
vi tích cực và chuẩn mực, chăng hạn như tuân theo các quy tắc xã hội và trường lớp Khía cạnh nhận thức liên quan tới suy nghĩ, niềm tin cá nhân và
các chiến lược tiếp thu tri thức dé phát triển chuyên môn của sinh viên Cuối
cùng, khía cạnh cảm xúc liên quan tới các trải nghiệm tích cực hoặc tiêu
cực có liên quan đến hoạt động giảng dạy, bạn bè và giáo viên Thang đo
USEI là một công cụ hữu ích trong nghiên cứu về sự cam kết học tập của sinh
viên Đại học, và có thé được sử dụng dé đánh giá hiệu quả của các chương
trình giáo dục và các hoạt động liên quan.
SESQ là một thang đo được xây dựng bởi các nhà nghiên cứu từ 19 quốc gia khác nhau dé đo lường sự cam kết học tập của học sinh phé thông trung
25
Trang 36học và các yêu tố ảnh hưởng Thang đo này có tính quốc tế và bao gồm 109 chỉ báo cho 4 thành tố: sự cam kết học tập, niềm tin có tính động lực, bối cảnh
xã hội và kết quả đầu ra của học sinh Cam kết học tập được chia thành bathành phần: tình cảm, hành vi và nhận thức Sau này, thành tựu nghiên cứu vềcam kết của SESQ đã được áp dụng vào việc nghiên cứu về sinh viên đại học,
ví dụ như trong nghiên cứu của Boulton và các đồng sự (2019)
Nghiên cứu cua Bowden, Tickle & Naumann (2019) trên 952 sinh viên
Úc đã sử dụng một cách tiếp cận khác dé đo lường cam kết học tập Thay vì
sử dụng một thang đo duy nhất, nghiên cứu này tích hợp các thang đo chiều cạnh từ các nghiên cứu khác nhau thành một thang đo tổng thể có 4 chiều cạnh: tình cảm, nhận thức, hành vi va xã hội Thang do này được lay từ
hai nghiên cứu khác: Schaufeli và các đồng sự (2002); Vivek và đồng sự(2014), trong đó Schaufeli nghiên cứu về hành vi của người lao động,
trong khi Vivek tập trung vào người tiêu dùng Với việc áp dụng cho sinh
viên bậc Đại học — một loại giáo dục nghề - thang nay được coi là phù
hợp Tuy vậy, do là sự ghép nối của các thành phần từ hai thang khác nhau, việc áp dụng cho cam kết trong giáo dục lại không hoàn toàn chính xác Tuy chỉ số được tính toán theo phương pháp lượng tử hoá chuẩn xác; song điểm yếu vẫn còn tổn tại về mặt lý luận.
Các nghiên cứu về giáo dục đại học trên thế giới đã đồng thuận rằng sự
cam kết của sinh viên là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả của
quá trình đào tạo Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay, các nghiên cứu liên ngành
về sự cam kết của sinh viên với học tập và chuyên ngành đảo tạo vẫn chưađược phát triển mạnh Các nghiên cứu hiện có thường chỉ tập trung vào khía
cạnh hứng thú của sinh viên trong việc học - một chiều khía cạnh có tính chất cảm xúc trong sự cam kết học tập Do đó, việc tiếp tục phát triển các nghiên
cứu liên ngành nay là rat quan trọng đê giúp cho các nhà giáo dục và nhà quản
26
Trang 37lý có được cái nhìn toan diện và khoa học về sự cam kết của sinh viên trong việc hoàn thành chương trình đào tạo và phát triển bản thân sau này.
Cam kết học tập là một chủ đề quan trọng trong nghiên cứu giáo dục Cónhiều thang đo khác nhau được sử dụng để đánh giá cam kết học tập, nhưnghiện vẫn tồn tại một số điểm yếu về lý luận và thao tác hóa khái niệm này ởbậc Đại học Thang UWES-S, xây dựng trên nền tảng lập luận chặt chẽ, coicam kết học tập như một trạng thái tâm lý và chỉ nhấn mạnh vào các chiềucạnh cảm xúc, nhận thức Tuy nhiên, cam kết học tập không chỉ liên quan đến
sự đam mê va tập trung của cá nhân với vai trò hiện tại, mà còn có tính duy lý
- tức là sự hướng đến công việc, sự nghiệp trong tương lai Sinh viên cam kết học tập không chỉ dé theo đuôi niềm đam mê cá nhân mà còn dé dam bảo cho
công việc sau này Tuy nhiên, tính định hướng nghề nghiệp lại chưa được tínhđến trong thang UWES-S
Có hai thang đo cam kết học tập được sử dụng phổ biến là Thang USEI(SESQ) và Thang UWES Thang USEI có ưu điểm là tập trung nhiều vào cáchành vi học tập, nhưng lại quá dai và khó dé áp dụng trong các nghiên cứu
thực nghiệm Trong khi đó, thang UWES không tính đến yếu tố hướng nghiệp của cam kết học tập Một thang tổng hợp mới đã được Bowden, Tickle & Naumann (2019) giới thiệu với tính năng bao gồm cả yếu tố này, nhưng van
thiếu một lý luận chắc chắn cho khái niệm cam kết học tập
Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra răng thang đo về sự cam kết học tập của
sinh viên ở bậc đại học sau này cần được xây dựng trên nền tảng lập luận về con người như một thực thê duy lý Điều này có nghĩa là chúng ta phải nhìn
nhận sinh viên là những cá nhân có ý thức, mục tiêu rõ ràng và đầu tư công
sức, tình cảm vào việc học tập của mình Thứ hai, khi thiết kế các thang đo cam kết học tập, chúng ta cần tính đến chiều cạnh hướng nghiệp của sinh
viên Điêu này có nghĩa là chúng ta không chỉ quan tâm đên việc sinh viên có
27
Trang 38cam kết hay không với việc hoàn thành khoá học, mà còn quan tâm đến các
mục tiêu và mong muốn nghề nghiệp của sinh viên trong tương lai Thứ ba, để
hiểu được cam kết học tập của sinh viên ở bậc đại học sau này, chúng ta phải xemxét các yếu tô liên quan trong một hệ thống tông thể Các yếu tô nay bao gồm giađình (ví dụ: truyền thống nghề nghiệp, khả năng hỗ trợ trong việc học tập và làm
việc), các yếu tô cá nhân (ví dụ: mục tiêu nghề nghiệp và định hướng giá trị) và hệ
thống giáo dục (ví dụ: thiết kế chương trình đào tạo có tính hướng nghiệp hay
không, tính thực dụng của kiến thức được giảng dạy, sự khuyến khích dé sinh viên
phát triển và hoàn thiện kỹ năng)
Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng thang UWES-9 dành cho sinh
viên Đại học do Schafeli và Bekker phát triển năm 2006 Đây là phiên
bản rút gọn và được các tác giả điều chỉnh để phù hợp với sinh viên.Thang gồm có 9 items, mỗi item được đo trên thang Likert 4 điểm, đi từ
0=hoàn toàn không đúng với tôi; và 3=hoàn toàn đúng với tôi.
1.1.2 Khai niém “hành vi”
Thuật ngữ “hành vi” đã xuất hiện từ thời Trung cô khi con người miêu ta tính cách của nhau Tuy nhiên, đến năm 1843, John Stuart Mill mới đưa ra khái niệm “tập hợp tính học” và liên kết nó với khái niệm hành vi Sau đó, khái niệm này được nói đến rất nhiều trong các lĩnh vực như tâm lý học, xã
hội học, Tâm lý học và xã hội học đã phát triển thuyết về “hành vi” trở thànhmột trong những trường phái quan trọng để giải thích và dự đoán các hoạt
động của con người Họ tập trung vào việc nghiên cứu và giải thích các mối quan
hệ giữa các yếu tố xã hội và tâm lý ảnh hưởng đến các loại “hành vi”
Trong thuyết hành vi cô điển của J Watson, khái niệm về hành vi được
xây dựng trên nền tang thực chứng luận và chỉ dựa trên những hiện tượng có
thé quan sát được từ bên ngoài và đo được Hanh vi con người chi là tổ hợp
các phản ứng của cơ thê trả lời các kích thích theo công thức S-R Con người
28
Trang 39được hiểu chỉ như một cơ thể, một cái máy hữu cơ muốn tổn tại phải thích nghỉ với môi trường sống (Phạm Minh Hạc, 2002).
Sau những nghiên cứu về hành vi của con người, khái niệm hanh vitrong tâm lý học đã không còn được hiểu theo cách máy móc và cứng nhắcnhư trước đây Mô hình S-R đã bị thay thế bởi quan điểm tích cực về hành vicủa J Piaget Ông cho răng, hành vi con người không chỉ là phản ứng tới cáckích thích từ môi trường mà còn là sự tìm kiếm các hoàn cảnh hay đối tượng
chưa tồn tại Do đó, hành vi được xem là tính tích cực có định hướng.
Trong từ điển tâm ly học do R J Corsini chủ biên, hành vi được định
nghĩa là những hoạt động, phản ứng và tương tác với các kích thích từ bên
trong và bên ngoài Nó bao gồm cả các hành động quan sát được một cách
khách quan, những cử chỉ thuộc về nội tâm và các quá trình vô thức Tâm lýhọc công nhận răng có hai loại hành vi: hành vi ngầm ân (nội tâm - hiệntượng học) và hành vi bộc lộ (bên ngoài - có thể quan sát được) Quan niệmnày đã mở rộng khái niệm về hành vi dé bao gồm cả các cử chỉ bên trong và
bên ngoài Tuy nhiên, theo chủ nghĩa hành vi cũ, hầu hết các dạng của Hành
Vi tuân theo môđun kích thích - phản ứng (S_R).
Theo từ điển tiếng Việt của chủ biên Nguyễn Như Ý, hành vi được định nghĩa là cách ứng xử trong một hoàn cảnh nhất định được thé hiện bang lời
nói và cử chỉ nhất định Trong khi đó, theo từ điển tiếng Việt của chủ biênHoàng Phê thuộc Viện Ngôn ngữ học, hành vi là tổng thể phản ứng và cách
cư xử biểu hiện ra bên ngoài của một người trong một hoàn cảnh cụ thé.
Hai định nghĩa này cho thấy rằng hành vi gồm các dấu hiệu về lời nói, hành
động và tâm trạng của con người trong môi trường xung quanh Hành vi cóvai trò quan trọng trong giao tiếp và tương tác giữa con người với nhau.
Từ các ý kiến trên, có thé thấy rằng chưa có một định nghĩa đồng nhất về
hành vi Một sô tác giả cho răng hành vi bao gôm tat cả các phản ứng của con
29
Trang 40người (bao gồm cả phản ứng vô thức và ý thức) Trong khi đó, những tác giả khác cho răng hành vi chỉ bao gồm những phản ứng được điều khiển bởi ý
thức Ngoài ra, có những tác giả khăng định rằng hành vi là hoạt động
Tuy nhiên, trong đề tài này, tác giả chú trọng vào hiểu biết về hành vi xãhội - tức là cách mà con người ứng xử trong từng hoàn cảnh cụ thé và đượcbiểu hiện ra bên ngoai thông qua lời nói, cử chỉ và các hành động Và đượchiểu là: Hành vi bao gồm một chuỗi hành động nối tiếp nhau một cách tương
đối nhằm đạt được mục đích dé thoả mãn được nhu cầu con người.
1.13 Khái niệm 'lệch chuẩn?
“Lệch chuẩn” là khái niệm được sử dụng trong nhiều lĩnh vực, từ kỹ thuật đến xác suất và thống kê Tuy nhiên, hiện nay, nó cũng được áp dụng
rộng rãi để nhận diện và đánh giá các hiện tượng xã hội Khái niệm này đãđược tìm hiểu trong triết học, xã hội học, tâm lý học và văn hoá học Vấn đề
"sai lệch chuẩn mực xã hội" hay "lệch chuẩn " ngày nay được giải thích là sựphản ánh quá trình thay đổi nhận thức của con người dưới tác động
của các biến đổi xã hội và sự phản ứng cá nhân Tuy nhiên, điều này không được công nhận và bị đánh giá là không phù hợp với chuẩn mực phổ biến.
Lệch chuẩn được hiểu theo nghĩa rộng hơn, dù là lệch chuẩn về tư tưởng hay hành vi, đều phải chịu sự phán xử của hệ quy chiếu chính thống Lỗi lệch
chuẩn thường bị coi là cái cá biệt và gây ra những hậu quả khó kiểm soáttrong xã hội Đặc biệt, trong lĩnh vực đạo đức, các hành vi lệch chuẩn từ môitrường gia đình cho tới xã hội đã ảnh hưởng tiêu cực đến nhiều lứa tuổi, nhất
là giới trẻ Chúng thể hiện sự cực đoan và có tính phá hoại các chuẩn mực xãhội Lối sống này đi kèm với các biéu hiện tiêu cực như: sự tự cao tự đại (vị
kỷ), sự sùng bái tiền bạc, thiếu niềm tin vào giá trị cuộc sống (vong bản), theo đuôi thị hướng tầm thường và thiếu lòng yêu thương người khác, thực dụng hoá quan hệ gia đình và xã hội Những lối sống và hành vi dễ gây ra sự
30