1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Công tác xã hội: Giải pháp Công tác xã hội để tăng cường hiệu quả truyền thông về an toàn thực phẩm (Nghiên cứu tại Thị trấn Vân Đình, Thành phố Hà Nội)

109 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải pháp công tác xã hội để tăng cường hiệu quả truyền thông về an toàn thực phẩm (Nghiên cứu tại Thị trấn Vân Đình, Thành phố Hà Nội)
Tác giả Đỗ Hà Ly
Người hướng dẫn TS. Mai Linh
Trường học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Công tác xã hội
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 109
Dung lượng 25,75 MB

Nội dung

Nghiên cứu được thực hiệnnhằm mục đích đánh giá thực trạng nhận thức về ATTP của người dân thị tran VânĐình, thông qua đó đưa ra các biện pháp của Công tác xã hội nhằm tăng cường hiệu qu

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

DO HÀ LY

GIAI PHAP CONG TAC XA HOI DE TANG CUONG HIEU QUA

TRUYEN THONG VE AN TOAN THUC PHAM (Nghiên cứu tại Thị tran Vân Đình, Thanh phố Hà Nội

Hà Nội - 2021

Trang 2

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI

ĐỖ HÀ LY

GIẢI PHÁP CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐẺ TĂNG CƯỜNG HIỆU QUÁ

TRUYEN THONG VE AN TOAN THUC PHAM (Nghiên cứu tại Thị tran Vân Đình, Thanh pho Hà Nội)

Chuyên ngành: Công tác xã hội

Mã số: 8760101.01

LUẬN VĂN THẠC SỸ CÔNG TÁC XÃ HỘI

Người hướng dẫn khoa học: TS Mai Linh

Hà Nội - 2021

Trang 3

Xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến tập thé lãnh đạo, cán bộ, các đoản

thể, và người dân thị trấn Vân Đình, Hà Nội đã hợp tác, tạo điều kiện trong quá

trình điều tra, thu thập số liệu cho luận văn

Đặc biệt, tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS Mai Linh, bởi sự quan

tâm, giúp đỡ, động viên kịp thời và luôn theo sát, chỉ dẫn cho tôi trong thời gian

thực hiện khóa luận.

Trong quá trình nghiên cứu, do thời gian, các kiến thức chuyên môn còn hạn

chế và bản thân còn thiếu nhiều kinh nghiệm thực tiễn nên nội dung của báo cáo

không tránh khỏi những thiếu xót Tôi rat mong nhận sự góp ý, của quý thay cô déluận văn này được hoàn thiện hơn.

Tôi xin trân trọng cảm on!

Trang 4

MỤC LỤC

7960006710005 5

1 Đặt vấn đỀ - ch 1 T11 1111111111111 115111111111 1111111111111 E111 EEEereE 5

2 Tổng quan van dé nghiên cứu 2 2 £+SSE+EE£EE+EE2EE2EEEEEEEEEEEEkerkrrkrreree 6

3 Mục tiêu nghiÊn CỨU - - - x1 3 91 931919 HH HH HH Hư nh ng 12

4 Câu hỏi nghiÊn CỨU <1 HT TH HH Hà HH nhờ 12

5 Giả thuyết nghiên cứu 13

6 Đối tượng, khách thé, phạm vi nghiên cứu 2- 2 + s££z+z++ze+zxezse+ 13

7 Phurong phap 2n is 0n 13

8 Kết cầu của luận văn ¿22+ 22 v2 t1 tri 18

CHUONG I CO SO LY LUAN VE TRUYEN THONG AN TOAN THUC

PHAM VÀ GIẢI PHAP CONG TÁC XÃ HỘI - 2-2-5 2 22££+£xcrxczez 19

1 Một số khái mi ees ecccsseeeeecsssseeeeessseeseessnnsceessnneecssnssecessnneeessnneeeeesnnneteeseey 19

1.1 Khai niém Cong tac XG NGI na ốốốố.ố 19

1.2 Khái niệm truyén thong vcccccccccsscscecsescescessesssssesessessessssssssesessssssessesseesessease 191.3 Khái niệm truyén thông trong công tác xã hội ceeccecceccessessesssessessesseessessessee 21

1.4 Khái niệm thực PRG? cescescescessesscessessessesseessessessessessessessessessessessessesssesseesees 22

1.5 Khái niệm an toàn thực phẩm: "— 23

2 Các lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu 2 2 2 £+Eezxerxerxerssreee 25

2.1 Thuyết nhận thức — hành vi 252.2 Thuyết nhu câu 272.3 Lý thuyết về truyền thông 30

3 Luật pháp, chính sách có liên quan đến An toàn thực phẩm - 34

4 Tổng quan địa bàn nghiên cứu - 2 2 £+++E+EE+EE£EE£EE£E£EerEerkerxerkerree 37

4.1 Tổng quan vé Thị trấn Vân Đìnhh - 2+ + ©t+St+E+EE+E+EerEeEEerkerkrrsres 37S2] ni 5g n nen 374.3 Đặc điểm về văn hóa, xã hội, y 40TIỂU KET CHUONG l 5:25 222v tre 43

Trang 5

CHUONG II ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOAT DONG TRUYEN THONG

AN TOÀN THUC PHẨM 5-5252 2E EEEE22E1211271711211211 111112111, 44

1 Thực trạng các hoạt động truyền thông về An toàn thực phẩm tại Thị tran Vân

00000 44

2 Thực trạng nhận thức của người dân Thị trần Vân Đình về An toàn thực phâm ¬ 55

2.1 Nhận thức của người dân về định nghĩa An toàn thực phẩm 552.2 Nhận thức cua người dân trong việc lựa chon thực phẩm an toàn 58

2.3 Nhận thức của người dân về quy định xử phạt và luật ATTP 65

TIỂU KET CHƯƠNG lI 25-55522222 E1 rrrg 69

CHUONG III CÁC GIẢI PHAP CÔNG TÁC XÃ HỘI NHAM TANG

CƯỜNG VAI TRÒ, HIỆU QUA CUA TRUYEN THONG ĐẠI CHUNG

TRONG DAM BAO AN TOAN THUC PHAM 0 ccscsscssscsseessessesseesseseeseeseess 70

1 Co s6 dé s00 năẳẻổ':'®'":' 70

2 Các giải pháp Công tác xã hộỘi - - c1 c3 3233 11111111 1E rrkrree 72

3 Ý nghĩa của CTXH trong việc truyền thông về ATTP: ¿z2 81

3.1 Trong việc nâng cao nhận thức về An toàn thực của người dân Thị tran

VGN DAMN wie eeeccescescsesesseeeenecsecenceseeseeseesecsesseesecsecsaceeseseeseeseesessecsesseseeseseeseaeeneeaeeas 81

3.2 Trong việc phát triển ngành Công tác xã hội trở thành một phan không théthiếu ở địa PRUWONG? 5c EỀEEE E111 11211E11711211212111111 T11 83TIỂU KẾT CHUONG III 52-2552t22E++tetEExrttEkkttrttkrrrrrkrrrrrrrrrrrrree 88KET LUẬN VÀ KHUYEN NGHHỊ, - 2: 252222 2EEEEEeEECrkkrrrerkerkrree 89DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 92

I3:1080090 94

Trang 6

An toàn thực phẩm

Vệ sinh an toàn thực phẩm

Phỏng vân sâu

Trang 7

DANH MỤC CAC BANG VÀ BIEU DO

Bang 1: Co cau mau

Bảng 2: Bang điều tra nhân khẩu học

Bảng 3 Mức độ theo dõi tin tức về ATTP trên các phương tiện

Bảng 4 Hiểu biết của người dân về thực phẩm an toàn

Bảng 5 Những nơi người dân thường chọn mua thực phẩm

Bảng 6 Các vẫn đề mà người dân quan tâm khi lựa chọn thực phẩm

Bang 7 Hành động của người dân với các hành vi vi phạm ATTP

Biểu đồ 1.1 Tháp nhu cau

Trang 8

PHAN MO DAU

1 Dat van dé

An toan thuc pham hiện nay đang là một van đề nổi cộm và được sự chú ý,quan tâm của toàn xã hội Vấn đề thực phẩm sạch và an toàn từ trước đến nay vẫnluôn là mối quan tâm hang đầu của người tiêu dùng khi lựa chọn thực phẩm BởiATTP không chỉ ảnh hưởng trực tiếp, thường xuyên, lâu dài đến sức khỏe người

tiêu ding mà còn liên quan chặt chẽ đến năng suất, hiệu quả của phát trién kinh tế

và an sinh xã hội Những bệnh gây ra do thực phẩm là mối đe dọa lớn với sức khỏecủa người dân Hàng năm, ở các nước phát triển có hàng triệu người bị ngộ độc và

tử vong do ăn phải thực phẩm không an toàn, khá đông dân số bị ảnh hưởng bởi

bệnh do thực phẩm gây ra Van đề này ở các nước đang phát triển nghiêm trọng hơncác nước phát triển Tại Việt Nam, ngộ độc thực phẩm trong những năm gần đây có

chiều hướng tăng lên, và thực phẩm không đảm bao an toàn đang là một van đề rat

đáng báo động.

Theo dự thảo 9 Chiến lược quốc gia an toàn thực phẩm giai đoạn 2011 —

2020 va tam nhìn 2030 của Bộ Y tế có nêu ra tình hình an toàn thực phẩm trên thế

giới và trong nước [2] Báo cáo của Tổ chức y té thé giới (WHO), hơn 1/3 dân số

các nước phát triển bị ảnh hưởng của các bệnh do thực phẩm gây ra mỗi năm Đặcbiệt đối với các nước đang phát triển, tình trạng này càng trầm trọng hơn, hàng nămgây tử vong hơn 2,2 triệu người, trong đó hầu hết là trẻ em và các vụ ngộ độc có xuhướng ngày càng tăng Báo cáo của Tô chức Y tế Thế giới (WHO) “WHO ước tinhgánh nặng toàn cầu của bệnh lây truyền từ thực phẩm” (WHO, 2015) cho thấykhoảng 600 triệu hay 1 trên 10 người trên thế giới mắc bệnh hang năm sau khi ănthức ăn bi 6 nhiễm Bệnh lây truyền qua thực phẩm cũng gây tử vong, ước tinh 420

000 ca tử vong mỗi năm Báo cáo này bao gồm số liệu ước tính về gánh nặng của

bệnh lây truyền qua thực phẩm do 31 loại vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng, chất độc

và hóa chất gây ra Theo thống kê của Bộ Y tế, trung bình mỗi năm Việt Nam cókhoảng 150 - 200 vụ ngộ độc thực phẩm với 5.000 — 7.000 người, trong đó có từ 40

Trang 9

- 60 người tử vong Từ 2010 — 2015 cả nước xảy ra 1.030 vụ ngộ độc thực phẩm,27.487 người mắc, 207 người tử vong.

An toàn thực phẩm đóng vai trò rat quan trọng trong cuộc sống cũng như gópphần vào sự phát triển của con người Bên cạnh đó, an toàn thực phẩm còn liênquan, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội, du lịch, thé hiện mức độphát triển của một quốc gia Tại Việt Nam, việc quản lý các hoạt động an toàn thựcphẩm còn gặp nhiều thách thức Nhiều hành vi tiêu cực trong sản xuất, cung cấpthực phẩm vẫn còn diễn ra tại các cơ sở kinh doanh nhỏ, tính tự phát cao, cùng với

đó là ý thức kém của các đối tượng kinh doanh Một vài hoạt động tiêu cực có thê

kế đến như là: sử dụng các chất kích thích tăng trưởng trong nuôi trồng; sử dụngphụ gia, các chất bảo quản trong quá trình chế biến, không xử lý kịp thời những

động vật bị bệnh, hay sử dụng các thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Những hành động này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của người tiêudùng, đặc biệt là ảnh hưởng đến sự phát trién của trẻ em Chính phủ, Cục An toảnthực phẩm và các Ban ngành đã đưa ra rất nhiều văn bản, chỉ thị, luật nhằm cảithiện và ngăn chặn các hành vi tiêu cực trong việc đảm bảo an toàn thực phẩm Bên

cạnh đó, cần phải đây mạnh việc truyền thông về an toàn thực phẩm đến từng nhà,

từng người dân Đó cũng chính là lý do tác giả lựa chọn đề tài: “Gidi pháp Côngtác xã hội để tăng cường hiệu quả truyền thông về an toàn thực phẩm” đượcnghiên cứu tại Thị trấn Vân Đình, thành phố Hà Nội Nghiên cứu được thực hiệnnhằm mục đích đánh giá thực trạng nhận thức về ATTP của người dân thị tran VânĐình, thông qua đó đưa ra các biện pháp của Công tác xã hội nhằm tăng cường hiệu

quả của truyền thông về ATTP tại địa phương

2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu

2.1 Các nghiên cứu nước ngoài

Trên thế giới, các nghiên cứu liên quan đến truyền thông về các vấn đề xãđược các nhà nghiên cứu hết sức quan tâm, trong đó có vấn đề ATTP Sự phát triển

liên tục của các phương tiện truyên thông giúp cho người dân có rât sự nhiêu lựa

Trang 10

chọn trong việc tìm hiểu, thu thập và tiếp cận thông tin Bên cạnh đó, nguồn thôngtin về ATTP cũng đa dạng và vô cùng phong phú.

Nghiên cứu về nhận thức, hành vi của người tiêu dùng đối với an toàn

thực phẩm

K Laus.G.Grunert nghiên cứu nhận thức của người tiêu dùng về chất lượngthực phẩm (2005) Mô hình như là một thiết bị được cấu trúc mối quan hệ giữa antoàn và chất lượng thực phẩm là giải quyết và được thảo luận trong bối cảnh nghiên

cứu về nhận thức rủi ro của người TDTP Chất lượng và nhận thức ATTP được liên

kết với sự lựa chọn thực pham và nhu cầu của người tiêu dùng, giải quyết các van

dé về nhận thức giá cả và khả năng chi trả cho thực phẩm Có thé kết luận rằng chatlượng và (ATTP) là vẫn đề trung tâm trong kinh tế học thực phẩm hiện nay, mặc dùnhiều câu hỏi nghiên cứu còn phải giải quyết [6]

Liên quan đến nhận thức và thực hành ATTP trong các hộ gia đình, tác giả

Deryck Damian Pattron (2005), đã tiến hành nghiên cứu 350 hộ gia đình sống tại

Trinidad - phía Đông Án Độ Kết quả khảo sát cho thấy có tới 95% hộ gia đình

chưa biết cách chế biến, vận chuyền, dự trữ và bảo quản thực phẩm Số hộ không

rửa tay trước khi chế biến thực phẩm và trước khi ăn chiếm tỷ lệ 98% Trong quá

trình bảo quản cho thấy có 335 hộ gia đình có bao gói các loại thực phẩm như thịttươi, cá, gia súc và đặt chúng phía trên các loại thực phâm khác nhau làm cho quátrình nhiễm khuẩn chéo dé xảy ra Tác giả đưa ra kết luận là việc thực hiện ATTPcủa các hộ gia đình chưa đạt theo các tiêu chuẩn cơ ban dé đảm bảo an toàn sức

khỏe cho con người Đề đảm bảo sức khỏe gia đình, hạn chế ngộ độc thực phẩm

(NDTP) thì cần phải mở các lớp giáo dục cộng đồng nâng cao nhận thức ATTP chongười dân là rất cấp thiết Trong nghiên cứu này chủ yếu tập trung vào việc khảo sátthực hành VSATTP tại các hộ gia đình Nhà nghiên cứu chưa chỉ ra được các yếu tốtác động đến hành vi, nhận thức của các hộ gia đình trong việc thực hành và chế

biến thực phẩm [4]

Theo báo cáo điều tra năm 2010 Eurobarometer của Cơ quan ATTP Châu Âu

khảo sát vê nhận thức của người tiêu dùng thực phâm vê rủi ro liên quan đên thực

Trang 11

phẩm được ủy quyền bởi EFSA Cuộc khảo sát này được thực hiện trên một mẫuđại diện 26.691 người, tuổi 15 trở lên trên tất cả 27 nước thành viên Kết quả khảo

sát cho thấy: Khi được hỏi về nhận thức của họ về thực phẩm, phần lớn số người

được hỏi có liên quan đến một mức độ lớn thực phẩm ăn và uống với hưởng thụ,chăng hạn như việc lựa chọn thực phẩm tươi và ngon (58%) hoặc những niềm vuicủa những bữa ăn với gia đình và bạn bè (54%) Ít hơn một nửa số người được hỏi(44%) tập trung vào các vấn đề như tìm kiếm giá cả phải chăng và đáp ứng đói Hỏi

ít lo ngại về sự an toàn của thực pham (37%) hoặc các vấn đề đinh dưỡng như kiểm

tra lượng calo và chất dinh dưỡng (23%) [16, tr.55]

Mỗi quan tâm của công chúng về các rủi ro liên quan đến thực pham: Không

có mối quan tâm rộng rãi nhất về các rủi ro liên quan đến thực phẩm đã được dé cậpmột cách tự nhiên bởi đa số đều trả lời (-19%) là từ hóa chất, thuốc trừ sâu và các

chất khác, đây được coi như là một mối quan tâm lớn Khi đó thúc đây bởi một

danh sách các van dé có thể liên quan đến thực phẩm, người trả lời đề cập như là rủi

ro là “rất lo lang’’vé: dư lượng hóa chat thuốc trừ sâu trong trái cây, rau và ngũ cốc31% (tăng 3 % so với năm 2005); thuốc kháng sinh hoặc kích thích tố trong thịt

30% (tăng 3% vào 2005); nhân bản động vật trong các sản phẩm thực phẩm 30% và

các chất ô nhiễm như thủy ngân trong cá va dioxin trong thịt lon tăng 29% (tăng 3%vào 2005) Ngày càng ít người cảm "rất lo lắng" về 6 nhiễm vi khuẩn trong thựcphẩm (23%) và thậm chi ít rủi ro về đinh dưỡng có thé như tăng cân (15%) hoặckhông có một chế độ ăn uống lành mạnh tăng cân (15%) [16, tr.57]

Niềm tin của công chúng trong các nguồn tin về các rủi ro liên quan đến thựcphẩm: Các khảo sát cho thấy rằng các công dân EU bày tỏ mức độ cao nhất của sự

tự tin trong các thông tin thu được từ các bác sĩ và chuyên gia y tế khác (84%), tiếptheo là gia đình và bạn bè (82%), các tổ chức người tiêu ding (76%), các nhà khoahọc (73%) và môi trường các nhóm tổ chức EU đã thu hút một mức độ tương đốicao của sự tự tin ở mức (64%) và (57%) tương ứng, với các chính phủ quốc gia47% [16, tr.87].

Khi được hỏi lam thé nào họ đáp ứng thông tin về các van đề thực phẩm liên

Trang 12

quan đến trao đôi trong các phương tiện truyền thông hoặc Internet, khoảng một nửa

nói rằng họ bỏ qua những câu chuyện trong các phương tiện truyền thông hoặc lo

lắng về chúng, nhưng không thay đổi thói quen ăn uống của họ Có vẻ như là một

xu hướng lớn hon dé bỏ qua thông tin liên quan đến chế độ ăn uống và sức khỏe các

van đề (29%) so với rủi ro an toàn liên quan đến thực phẩm (24%) [16, tr.92]

Hệ thống ATTP của EU - người TDTP cảm thấy được bảo vệ và có đồngthuận cho rằng cơ quan công quyền làm rất nhiều việc để đảm bảo ATTP ở Châu

Âu, mà cơ quan công quyền đang nhanh chóng hành động, quyết định dựa trên các

băng chứng khoa học và làm một việc tốt trong thông báo cho mọi người về những

rủi ro liên quan đến thực phẩm Mức độ thỏa thuận là cao hơn so với năm 2005 Ý

kiến được nhiều chia vào việc tư vấn khoa học và cơ quan công quyên là độc lập

với quyền lợi khác Trong khi 46% số người được hỏi đồng ý rằng cơ quan côngquyền trong EU xem sức khỏe của người dân là quan trọng hơn lợi nhuận của nhà

sản xuất tăng (7%) vào năm 2005, 42% không đồng ý với tuyên bố này và 12% nóirang ho không biết Hon 81% số người được hỏi tin rằng cơ quan công quyền nênlàm nhiều hơn để đảm bảo thực phẩm lành mạnh Khảo sát này thực sự mang lại

cho chúng ta một sự thấu hiểu những gì người Châu Âu đang nghĩ về những nguy

cơ thực phẩm và có thể liên quan đến thực phẩm Những phát hiện của nghiên cứu

sẽ cung cấp một nguồn lực quan trọng dé thực hiện các nghiên cứu sâu hơn về mốiquan hệ giữa niềm tin trong các nguồn thông tin, sự tự tin trong cơ quan công quyền

và nhận thức về rủi ro liên quan đến thực phẩm [16, tr.105]

2.2 Các nghiên cứu trong nước

Ở Việt Nam hiện nay có một số công trình nghiên cứu về vấn đề truyền

thông nói riêng như: “Những tác động của phương tiện truyền thông mới đổi với cư

dân đô thị” của nhóm nghiên cứu Bùi Quang Thắng, Bùi Hoài Sơn, Cao TrungVinh, Lê Thanh Hòa, Nguyễn Thị Thu Hà; “Phương tiện truyền thông mới vànhững thay đổi văn hóa xã hội ở Việt Nam” (Bùi Hoài Sơn, 2008), “Bước dau nhận

điện loại hình truyền thông mới trên điện thoại di động ở Việt Nam” (Trần Thị

Nguyệt Ánh, 2011); “Sự vận động và phát triển của báo chí trong thời kỳ hội tụ

Trang 13

truyền thông, tích hợp đa phương tiện (Nguyễn Tiên Vụ, Kỷ yếu Hội thảo khoa họcquốc gia Tính chuyên nghiệp của báo chí hiện đại năm 201 1).

Trong các nghiên cứu về phương tiện truyền thông, cuốn sách Phuongtiện truyền thông mới và những thay đổi văn hóa xã hội ở Việt Nam đã khái quátlịch sử phát triển của các phương tiện truyền thông mới, những ảnh hưởng của

các phương tiện truyền thông mới đối với đời sống văn hóa - xã hội Việt Nam

trên ba bình diện: Cá nhân hóa thông tin giao tiếp, hình thành thế giới số vàkhông gian ảo, làm thay đổi thói quen tiếp nhận sản phẩm báo chí của côngchúng theo xu hướng cá nhân hóa và di động ngày càng rõ nét Đề tài đượcnghiên cứu dựa trên ba hệ thống lý thuyết, đó là lý thuyết về truyền thông, thuyếthành vi và thuyết nhu cầu

Theo cuốn Truyền thông Lý thuyết và kỹ năng cơ bản của các tác giảNguyễn Văn Dững, Đỗ Thị Thu Hang (2006) thì “Truyén thông là quá trình liêntục trao đổi hoặc chia sẻ thông tin, tình cam, ki năng nhằm tạo sự liên kết lẫn nhau

dé dan tới sự thay đổi trong hành vi và nhận thức” Quan điểm này nhìn nhận

truyền thông như là một quá trình liên tục, được tiễn hành trong mọi tiễn trình xã

hội, mọi hoạt động giao tiếp của con người [15]

Theo lý thuyết hành vi của Max Weber thì “Xã hội học là một khoa học khi

nó tự xác định mục đích nghiên cứu là dé tìm hiểu và diễn giải hành vi xã hội vaqua đó giải thích tiễn trình cũng như hệ quả của nó một cách nhân quả ”

Theo quan điểm này, chúng ta chỉ có thé lý giải được các hành vi của conngười trong đời sống xã hội nói chung và trong quá trình truyền thông đại chúng nói

riêng khi hiểu được ý nghia chủ quan của các chủ thể hành động Bởi vì ngoại trừ

các hành vi của con người diễn ra do các phản xạ tự nhiên hay không có chủ định từ

trước, mọi hành vi xã hội của con người luôn thể hiện một ý nghĩa hay một mục tiêu

xã hội nhất định

Nghiên cứu về kiến thức, thái độ và công tác quản lý an toàn thực phẩm

Lê Minh Uy và các cộng sự năm 2010 với nghiên cứu: “Hiệu quá về thay đổi

kiến thức thực hành của người tiêu dùng và công tác quản lý vệ sinh an toàn thực

10

Trang 14

phẩm tại An Giang” Bằng phương pháp nghiên cứu can thiệp trên nhám người tiêudùng (nội trợ) từ 18 tuổi trở lên cư trú tại An Giang và cán bộ chủ chốt quản lý vệ

sinh ATTP với 598 mẫu điều tra Nghiên cứu chi ra rằng người tiêu dùng có kiếnthức toàn điện về ATTP chiếm tỷ lệ thấp Người tiêu dùng đạt yêu cầu trên 50% về

sử dụng phương tiện và nhận biết thực phẩm an toàn chiếm tỷ lệ không cao Côngtác quản ly và tổ chức ATTP còn gặp nhiều khó khăn do lực lượng con mỏng, cán

bộ được dao tạo đúng chuyên ngành còn ít, tiêu cực trong xử ly ATTP Nhóm

nghiên cứu đã đưa ra một số kiến nghị như sau: Cần nâng cao nhận thức vệ sinh

ATTP cho người tiêu dùng va tô chức các cuộc hội thảo, tập huấn nâng cao trình độquản lý vệ sinh ATTP cho các cấp quản lý, đặc biệt là tuyến cơ sở Để mô tả kiếnthức, thái độ, thực hành của người tiêu dùng thực phẩm tại huyện Châu Thành tácgiả Trương Văn Dũng đã đề cập đến trong một nghiên cứu: “Nghiên cứu kiến thức,

thái độ, thực hành về vệ sinh an toàn thực phẩm của người tiêu dùng tại huyện

Châu Thành năm 2012” [9]

Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ người được hỏi có kiến thức đúng vềATTP chiếm 90,14%; tỷ lệ người có thái độ đúng 84,14%; tỷ lệ người thực hành

đúng chiếm 89,14% Qua số liệu khảo sát còn chỉ ra mối liên quan giữa kiến thức

đúng với các yếu tố độ tuổi, học vấn, thời gian tham gia nội trợ, thu nhập kinh tế;mối liên quan giữa độ tuổi và thực hành các yếu tô học van, nghề nghiệp, thời giannội trợ, thu nhập kinh tế và nhà ở Tác giả đưa ra khuyến nghị: cần tăng cường côngtác tuyên truyền tập trung vào nhóm người tiêu dùng lứa tuổi 30, những người có

học vấn thấp, thu nhập không ồn định, hộ nghèo và cận nghẻo.

Cùng địa bàn nghiên cứu với tác giả Lê Minh Uy năm 2008 là An Giang tac

giả Từ Quốc Tuấn với luận án chuyên khoa cấp II: “Nghiên cứu kiến thức, thái độ,

thực hành về vệ sinh ATTP của nguời kinh doanh và tiêu dùng thực phẩm tại AnGiang năm 2009” qua khảo sát trên 721 cơ sở kinh doanh và 725 người tiêu dùng[Từ Quốc Tuấn, 2010] Kết quả khảo sát cho thấy: người kinh doanh đạt kiến thức

về vệ sinh ATTP là 67,3%, thái độ đúng với yêu cầu về vệ sinh ATTP là 62,3%,thực hành đúng là 31,3% Những người kinh doanh và sống ở thành thị có tham gia

11

Trang 15

các lớp tập huấn về vệ sinh ATTP sẽ có kiến thức đầy đủ hơn, thực hành tốt hơn.Kiến thức của người tiêu dùng có mối liên quan đến độ tuổi, nơi sinh sống, trình độ

học van Người tiêu dùng trong độ tuổi 18 - 40 có trình độ học vẫn cao hơn thì sẽ cókiến thức về vệ sinh ATTP tốt hơn [17]

Các nghiên cứu trên mới chỉ đưa ra đánh giá về nhận thức của người dântrong vấn đề ATTP, chưa nghiên cứu những ảnh hưởng đến nhận thức của ngườidân hay các giải pháp để tăng cường nhận thức cho người dân trong vấn đề này

Bên cạnh đó việc nghiên cứu về tác động của truyền thông mới chỉ dừng lại ở các

phương tiện truyền thông ảnh hưởng như thế nào đến đô thị, dân cư, văn hoá xã hội,

hoàn toàn chưa nghiên cứu đến một vấn đề cụ thể như truyền thông đã ảnh hưởngnhư thé nào đến nhận thức của người dân về ATTP Do vậy nghiên cứu “Giải phápCông tác xã hội để tăng cường hiệu quả truyền thông về an toàn thực phẩm”ngoài việc đánh giá nhận thức người dan thị tran Vân Đình, đồng thời tác giả cũng

đánh giá truyền thông đã ảnh hưởng như thế nào đến nhận thức của người dân và từ

đó đưa ra các giải pháp CTXH dé tăng cường hiệu quả truyền thông

3 Mục tiêu nghiên cứu

- Làm rõ được cơ sở lý luận về truyền thông an toàn thực phẩm và giải pháp

Công tác xã hội.

- Điều tra, đánh giá được thực trạng các hoạt động truyền thông về an toan

thực phẩm tại Thị tran Vân Đình hiện nay

- Ý nghĩa của giải pháp Công tác xã hội và đề xuất các giải pháp CTXHnhằm tăng cường vai trò, hiệu quả của truyền thông đại chúng trong đảm bảo antoàn thực phẩm

4 Câu hỏi nghiên cứu

- Thực trạng truyền thông về ATTP tại Thị trấn Vân Đình hiện nay như

thế nào?

- Nhận thức của người dân Thị tran Vân Đình về ATTP là như thé nào?

- Các giải pháp CTXH nhằm nâng cao hiệu quả truyền thông và nhận thức

của người dân về ATTP là gì?

12

Trang 16

5 Giả thuyết nghiên cứu

- Thi tran Vân Dinh đã thực hiện các hoạt động truyền thông về an toàn thựcphẩm như tuyên truyền qua loa phát thanh, tờ rơi, tổ chức các buổi hội thảo, đoàn

tuyên truyền, bình xét, thanh tra, sử dụng nhiều hoạt động truyền thông đạichung,

- Nhận thức của người dân Thi tran Vân Đình về ATTP ở mức hiểu nhưngchưa sâu, một vài kỹ năng đảm bảo ATTP chưa đầy đủ

- Công tác xã hội cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc truyền thông

về an toàn thực phâm; Các giải pháp của Công tác xã hội dé tăng cường vai trò, hiệuquả của truyền thông đại chúng trong đảm bảo an toàn thực phâm sẽ chủ yếu tậptrung vào chức năng phòng ngừa của CTXH.

6 Đối tượng, khách thé, phạm vi nghiên cứu6.1 Đối trợng nghiên cứu

- Giải pháp Công tác xã hội để tăng cường hiệu quả truyền thông an toàn thựcphẩm

6.2 Khách thể nghiên cứu

- Người dân

- Cán bộ thị tran6.3 Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian: Thị trấn Vân Đình, huyện Ứng Hoà, thành phố Hà Nội

- Về thời gian: 06/2020 — 12/2020

7 Phương pháp nghiên cứu 7.1 Phương pháp phân tích tài liệu

Đây là phương pháp mà người nghiên cứu sử dụng các kỹ năng chuyên môn

tìm hiểu, thu thập và phân tích các tài liệu đã được công nhận, có liên quan đếnCông tác xã hội trong truyền thông về an toàn thực phẩm Từ đó đánh giá van đề déđưa ra các định hướng, giải pháp dé nâng cao hiệu quả truyền thông công tác xã hội

trong việc đảm bảo an toàn thực phâm cho người dân Thi tran Vân Dinh, Thành phố

Hà Nội.

13

Trang 17

Đề tài sẽ thu thập và sử dụng các nguồn tài liệu như: chiến lược và kế hoạchphát triển kinh tế - xã hội nói chung và liên quan đến vấn đề an toàn thực phẩm nóiriêng; các bải viết, luận văn, luận án, các bài đăng tạp chí và bài phân tích vé sự antoàn thực phẩm trên thế giới và ở Việt Nam trên một số trang mang; các công trình

nghiên cứu đã công bồ có liên quan đến dé tài

7.2 Phương pháp quan sát:

Quan sát là một phương pháp đơn giản những không thé thiếu trong việc thu

thập dữ liệu thông tin Đây là phương pháp dễ thể hiện và rất hữu ích bằng cách

thông tin thu được thông qua tri giác như nghe, nhìn để đưa ra các thông tin từ thực

tế xã hội đáp ứng mục tiêu nghiên cứu

Tác giả sử dung phương pháp này dé có một cái nhìn tong quát nhất về van

đề ATTP tại Thị tran Vân Dinh Tác giả tiến hành quan sát có tham dự, trải nghiệm

cùng người dân tại các khu chợ dân sinh, cửa hàng kinh doanh thực phẩm và tại các

hộ gia đình trên địa bàn nghiên cứu Việc quan sát này bước đầu giúp người nghiêncứu có cái nhìn sơ bộ về hành vi sử dụng, chế biến thực phẩm của người dân Bêncạnh đó, thông qua quan sát cũng là quá trình tri giác dé thu thập thông tin liên quan

đến đề tài, người nghiên cứu quan sát được những hành động, biểu hiện bên ngoài

của người dân khi trả lời câu hỏi Tác giả tập trung quan sát cách chế biến, bảo quảnthực phẩm tại hộ một số gia đình thông qua quá trình phỏng vấn sâu lúc người dân

đi chợ lựa chọn thực phẩm và giờ họ chuẩn bị cơm trưa hoặc tối, đồng thời quan sátthái độ, phản ứng và hành vi của người dan trong việc lựa chọn, sử dụng, chế biến

và bảo quản thực phẩm Phương pháp quan sát giúp tác giả đánh giá thực tế và cócái nhìn chính xác hơn về hành vi của người dân trong việc đảm bảo vệ sinh an toànthực phẩm tại các chợ, cửa hàng kinh doanh thực phẩm và trong các hộ gia đình

7.3 Phương pháp phóng van bằng bảng hỏi

Phỏng vấn bằng bảng hỏi là phương pháp nhà nghiên cứu sử dụng bảng hỏivới các nội dung đã được soạn trước nhằm thu thập các thông tin về hiểu biết, thái

độ, các hoạt động của người dân trong van dé an toàn thực phẩm Qua bảng hỏi sẽ

cho biệt được những mong muôn của người dân, những điêm còn thiêu sót trong

14

Trang 18

các hoạt động truyền thông an toan thực phẩm tại huyện Ứng Hoà, Thi tran Vân

Dinh Dữ liệu nghiên cứu thuộc đề tài cấp Dai học Quốc gia: “Truyén thông đạichúng và ứng xử xã hội ở thanh phố Hà Nội hiện nay”, mã số QG.20.34 do TS MaiLinh làm chủ nhiệm đề tài, tác giả là thành viên tham gia Trong quá trình tham gia

điều tra, được sự cho phép của chủ nhiệm đề tài, tác giả sử dụng dữ liệu điều tra

định lượng và dữ liệu PVS tại Thị tran Vân Dinh dé thực hiện luận văn này

Chọn điểm khảo sát: Đề tài nghiên cứu trên phạm vi thành phố Hà Nội, đề tài

sẽ thực hiện điều tra thực địa tại địa bàn là huyện Ứng Hoa, Thị tran Vân Dinh

Mau diéu tra: Dung luong mau điều tra là 140 mẫu, là người dân tại địa bàn.Dựa vào danh sách dé phân tô theo gidi, tudi và chọn mẫu điều tra ngẫu nhiên thuậntiện đê lựa chọn người được phỏng vân.

Bảng 1: Cơ cầu mẫu

Tiểu học 6 4%

3 |THCS 23 16%

THPT 54 39%

Trung cấp/ Cao đăng 32 23%

Đại học, trên đại học 22 16%

4 Nghé nghiép chinh

Nông/lâm/ngư nghiệp 14 10%

15

Trang 19

Buôn bán, dịch vụ 52 37%

Công nhân 18 13%

Tiéu thu cong 2 1%

Can bộ, công chức nha nước 17 12%

Học sinh, sinh viên 3 2%

Hưu/già yếu không làm việc 19 14%

Nội trợ 10 7%

Lao động tự do chân tay 5 4%

Khác 0 0%

Mức thu nhập bình quân đầu

ngwoi/thang của gia đình Dưới | triệu/người/tháng 2 1%

được phỏng vấn thể hiện quan điểm, ý thức, thái độ, hiểu biết, sự quan tâm và hành

vi của họ vê vân đê an toản thực phâm đôi với người dân Thị trân Vân Đình Từ đó

thu thập các thông tin phục vu cho mục đích nghiên cứu Bên cạnh đó, tác gia sửdụng phương pháp phỏng vấn để tìm hiểu sâu hơn về các hoạt động Công tác xã hộitrong truyền thông an toàn thực phẩm và vai trò của truyền thông Công tác xã hội

nhằm đảm bao an toàn thực phẩm tại Thi tran Vân Dinh

Ngoài thu thập thông tin định lượng bang bang hỏi, dé tai dự kiến tiến hành

15 phỏng vấn sâu dé bồ sung, làm rõ thông tin nghiên cứu, cụ thé:

+ Cán bộ y tế, đoàn thé: 2 PVS

+ Cán bộ cấp thị tran: 2 PVS

16

Trang 20

Viên chức nghỉ hưu

Công chức nhà nước

Bán vịt quay

17

Trang 21

Nông dân

Phóng viên

Bí thư Đoàn

8 Kêt câu của luận văn

Ngoài Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục, luận văn có

Trang 22

CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VE TRUYEN THONG AN TOAN THUC

PHAM VA GIAI PHAP CONG TAC XA HOI

1 Một số khái niệm

1.1 Khái niệm Công tác xã hội

Theo Hiệp hội Quốc gia nhân viên công tác xã hội: “Công tác xã hội là hoạtđộng nghề nghiệp giúp đỡ các cá nhân, nhóm hay cộng đồng dé nhằm nâng cao haykhôi phục tiềm năng của họ để giúp họ thực hiện chức năng xã hội và tạo ra cácđiều kiện xã hội phù hợp với các mục tiêu của họ.” (Zastrow, 1996) [18]

Tháng 7/2000, tại Hội nghị Liên đoàn quốc tế nhân viên Công tác xã hội(IFSW) tô chức tại Canada, các chuyên gia đã đưa ra định nghĩa: “Công tác xã hộichuyên nghiệp là thúc day sự thay đổi xã hội, giải quyết các van dé trong các mối

quan hệ con người, tăng quyền lực và giải phóng người dân nhằm giúp cuộc sống

của họ ngày càng thoải mái, dé chịu Vận dụng các lý thuyết về hành vi con người

và hệ thống xã hội, công tác xã hội can thiệp và những điểm tương tác giữa con

người và môi trường của họ Nhân quyền và công bang là các nguyên tắc căn bảncủa nghề nghiệp công tác xã hội.” [§]

Theo Thạc sĩ Nguyễn Thị Oanh - giảng viên trường Đại học mở bán công

TPHCM: “Công tác xã hội là một hoạt động thực tiễn, mang tính tổng hợp cao đượcthực hiện theo những nguyên tắc và phương pháp nhất định nhằm hỗ trợ cá nhân vànhóm người trong việc giải quyết các van đề đời sống của họ” [11]

Ở nghiên cứu này, tác giả sử dụng định nghĩa về CTXH trong Giáo trìnhNhập môn CTXH của tác giả Bùi Thị Xuân Mai:

“Công tác xã hội là một nghệ, một hoạt động chuyên nghiệp nhằm trợ giúp

các cá nhân, gia đình và cộng dong nâng cao năng luc đáp ứng nhu cau và tăngcường chức năng xã hội, dong thời thúc đẩy môi trường xã hội về chính sách,nguồn lực và dịch vụ nhằm giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng giải quyết vàphòng ngừa các van dé xã hội góp phan đảm bảo an sinh xã hội.” [3]

1.2 Khái niệm truyền thông

Khái niệm truyền thông được định nghĩa theo rất nhiều cách khác nhau:

19

Trang 23

John R Hober (1954), truyền thông là quá trình trao đổi tư duy hoặc ý tưởng

bằng lời

Theo Genald Miler (1966) thì truyền thông quan tâm nhất tới tình huốnghành , trong đó nguồn thông tin truyền nội dung đến người nhận với mục đích tác

động đến hành vi của họ

Theo cuốn Khoa học giao tiếp của Nguyễn Ngọc Lâm (NXB Đại học Mở

TP Hồ Chí Minh, 2006) thì “Truyén thông là một tiến trình trao đổi các thông điệp

có lời và không lời nhằm để hiểu, phát triển và ảnh hưởng đến các mối quan hệ

giữa người với người ” [13]

Truyền thông là một kiểu tương tác xã hội trong đó ít nhất có hai tác nhân

tương tác lẫn nhau, chia sẻ các qui tắc và tín hiệu chung Truyền thông đơn giản làquá trình truyền đạt thông tin, sử dụng ngôn ngữ, chữ viết, hình ảnh, màu sắc nhằmtắc động trực tiếp đến tư duy suy nghĩ của đối tượng mà chúng ta muốn hướng đến

Truyền thông thường gồm ba phần chính: nội dung, hình thức, và mục tiêu.

Nội dung truyền thông bao gồm các hành động trình bày những kinh nghiệm, hiểubiết, đưa ra lời khuyên, mệnh lệnh, hoặc câu hỏi Các hoạt động này được thé hiệnqua nhiều hình thức như hành động thực tế, bai đăng, bai phát biéu, hay bản tin trêncác phương tiện truyền hình, truyền thông đại chúng Mục tiêu có thê là hướng đếncác cá nhân hay tổ chức, thậm chi là chính người/tổ chức gửi đi thông tin

Những yếu t6 cơ bản của Truyền thông bao gồm:

+ Nguồn là đem lại thông tin và bắt đầu quá trình truyền thông.

+ Thông điệp là thông điệp từ nhà truyền thông muốn gửi đến người nhậnthông tin.

+ Kênh truyền thông là đường chuyền tải thông tin dữ liệu đến người tiếp

thông tin.

+ Người tiếp nhận là một cá nhân hoặc tập thể nhận thông tin

+ Phản hồi là thông tin ngược, là dong chảy của thông điệp từ người nhận trở

về nguôn phát.

20

Trang 24

+ Nhiễu là yếu tổ gây ra sự sai lệch không được dự tính trước trong quá trình

truyền thông như tiếng Ôn, các yếu tố về tâm lý,

Bên cạnh đó, truyền thông còn được định nghĩa dựa trên truyền thông khôngbăng lời, truyền thông bằng lời và truyền thông biểu tượng Truyền thông không lờithực hiện thông qua biểu hiện trên nét mặt và điệu bộ Khoảng 93% “ý nghĩa biểucảm” mà chúng ta cảm nhận được từ người khác là qua nét mặt và tông giọng 7%còn lại là từ những lời nói mà chúng ta nghe được Truyền thông băng lời được thựchiện khi chúng ta truyền đạt thông điệp băng ngôn từ tới người khác Truyền thôngbiểu tượng là những thứ chúng ta đã định sẵn một ý nghĩa va thé hiện một ý tưởngnhất định ví dụ như quốc huy của một quốc gia

Truy thông trong nhóm nhỏ thường diễn ra giữa ba đến mười hai cá nhân và

khác biệt với trao đối qua lại giữa các nhóm lớn hơn như công ty hay cộng đồng

Hình thức truyền thông này được hình thành từ một cặp hay nhiều hơn, thôngthường được đề cập tới như một mô hình tâm lý học trong đó thông điệp đượctruyền từ người gửi đến người nhận qua một kênh thông tin Ở cấp độ lớn nhất,truyền thông đại chúng chuyên các thông điệp tới một lượng rất lớn các cá nhânthông qua các phương tiện thông tin đại chúng [19]

Nhu vậy, có thé hiểu truyền thông là việc chuyền đồi thông tin và nhận thứcđược ý nghĩa của những biểu tượng được truyền từ người này sang người khác Đó

là tiến trình gửi, nhận va chia sẻ các ý tưởng, quan điểm, ý kiến và các sự kiện;truyền thông chỉ thực hiện khi có người gửi và người nhận Nó được hiểu là quátrình trao đổi thông tin, tương tác với nhau giữa hai hoặc nhiều người nhằm tăngCường sự hiểu biết lẫn nhau, thay đôi nhận thức, tiến tới điều chỉnh hành vi va thái

độ phù hợp với nhu cầu phát triển của cá nhân, của nhóm, của cộng đồng và xã hội.Ngoài ra, truyền thông còn được hiểu là sản phẩm của con người, là động lực kíchthích sự phát triển của xã hội

1.3 Khái niệm truyền thông trong công tác xã hội

Truyền thông trong CTXH chính là truyền tải những nguyên tắc của công tác

xã hội, thực hiện vai trò của nhân viên CTXH, các hoạt động của CTXH và những

21

Trang 25

dịch vụ mà CTXH cung cấp qua các kênh thông tin truyền thông, qua các cuộc trao

đôi, tọa đàm, hội nghị đến người dân trong cộng đồng.

Truyền thông an toàn thực phẩm chính là quá trình liên tục chia sẻ thông tin,kiến thức về an toàn thực phẩm, cũng như các văn bản luật pháp, chính sách của

Nhà nước về vấn đề này Bên cạnh đó, còn thể hiện thái độ, tình cảm và kỹ năng

giữa người truyền thông — nhân viên Công tác xã hội và đối tượng tiếp nhận nhằmnâng cao nhận thức, thay đổi thái độ, nâng cao hơn là thay đổi về hành vi nhằm đảm

bao an toàn thực phẩm trong việc cung cấp va sử dụng thực phẩm theo mục tiêu

truyền thông đề ra

Có thé thấy, truyền thông trong CTXH giúp nâng cao nhận thức về vai tròcủa truyền thông trong việc thúc đây sự phát triển của CTXH Bên cạnh đó, góp

phan thúc đây, hình thành phát triển nguồn vốn xã hội dé phát triển lĩnh vực CTXH

Truyền thông trong CTXH còn giúp phát triển nguồn vốn xã hội (tri thức, kinh

nghiệm, các loại hình của mạng lưới CTXH ) Lĩnh vực CTXH gắn với đời

thường, các quan hệ thường nhật, đặc biệt quan tâm đến những người yếu thế trong

xã hội Do vậy, truyền thông về CTXH phải hướng vào tâm tư, nguyện vọng củanhững người được thụ hưởng sự trợ giúp từ CTXH.

Không chỉ vậy, truyền thông trong CTXH còn góp phần thực hiện vai tròquản lý của Nhà nước đối với lĩnh vực này Truyền thông giữ vai trò định hướng dưluận xã hội, điều này giúp thuận lợi cho việc thúc đây phát triển CTXH, tạo môitrường thuận lợi cho việc xây dựng đường lối, chính sách, luật pháp, thực hiện côngtác tô chức, quản lý của nhà nước

1.4 Khái niệm thực phẩm:

Thực phẩm là nhu cầu cần thiết và thiết yếu trong cuộc sống của mỗi con

người, là yếu tố quan trọng đóng góp vào sự tồn tại, phát triển của nhân loại

“Thực phẩm” hay còn được gọi là thức ăn có thé được hiểu là bất kỳ vậtphẩm nào, bao gồm chủ yếu các chất: chất bột (cacbohydrat), chất béo (lipit), chấtđạm (protein), hoặc nước, mà con người hay động vật có thể ăn hay uống được, với

mục đích cơ bản là thu nạp các chất dinh dưỡng nhằm nuôi dưỡng cơ thể hay vì sở

22

Trang 26

thích Dù có nhiều khái niệm cũng như quan niệm khác nhau nhưng ta có thể cơ bảnhiểu về thực phẩm như sau:

“Thực phẩm là những sản phẩm mà con người ăn, uống ở dạng tươi, sốnghoặc đã qua sơ chế, chế biến, bảo quản Khái niệm thực phẩm này không bao gồm

thuốc dùng cho người, các chất gây nghiện và thuốc lá” [14]

Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2003, khoản 1 điều 3 định nghĩathực phâm như sau: “Thực pham là những sản phâm mà con người ăn, uống ở dang

tuỏi sống hoặc đã qua chế biến bảo quản.”

Theo điều 2, Luật an toàn thực phẩm 2010: “Thực phẩm là sản phẩm ma conngười ăn, uống ở dang tuoi sống hoặc đã qua sơ chế, chế biến, bao quản Thựcphẩm không bao gồm mỹ phẩm, thuốc lá và các chất sử dụng như dược phẩm.” [10]

Như vậy, có thê hiểu: Thực phẩm là tất ca những sản phẩm ở trạng thái tươisong hoặc đã qua sơ chế, chế biến và được bảo quản nhằm phục vụ cho nhu cẩu ăn,

uống của moi con người

1.5 Khái niệm an toàn thực phẩm:

“An toàn thực phẩm” là khái niệm khoa học có nội dung rộng hơn khái niệm

vệ sinh thực phẩm ATTP được hiểu như khả năng không gây ngộ độc của thựcphẩm đối với con người Nguyên nhân không chỉ ở vi sinh vật mà còn được mởrộng ra do các chất hóa học, các yếu tố vật lý Như vậy, an toàn thực vệ sinh phẩm

là tất cả điều kiện, biện pháp cần thiết từ khâu sản xuất, chế biến, bảo quản, phân

phối, vận chuyền cũng như sử dụng nhằm bảo đảm cho thực phẩm sạch sẽ, an toàn,không gây hại cho sức khỏe, tính mạng người tiêu dùng Vi vậy, vệ sinh ATTP là

công việc đòi hỏi sự tham gia của nhiều ngành, nhiều khâu có liên quan đến thực

phẩm như nông nghiệp, thú y, co sở chế biến thực phẩm, y tế, người tiêu dùng.

An toàn thực phẩm là khái niệm khoa học có nội dung rộng hơn khái niệm vệsinh thực phẩm An toàn thực phẩm được hiểu như khả năng không gây ngộ độc củathực phẩm đối với con người Nguyên nhân gây ra ngộ độc thực phâm không chỉ ở

vi sinh vật mà còn được mở rộng ra do các chất hóa học, các yếu tố vật ly Khả

năng gây ngộ độc không chỉ ở thực phâm mà còn xem xét cả một quá trình sản xuât

23

Trang 27

trước thu hoạch Theo nghĩa rộng an toàn thực phẩm còn được hiểu là khả năng

cung cấp đầy đủ và kịp thời về số lượng chất lượng thực phâm một khi quốc gia gặp

thiên tai hay một ly do nao đó [5]

An toàn thực phẩm hiểu theo nghĩa hep là một môn khoa học dùng dé mô taviệc xử lý, chế biến, bảo quản và lưu trữ thực phẩm bang những phương phápphòng ngừa, phòng chống bệnh tật do thực phẩm gây ra Vệ sinh ATTP cũng baogồm một số thói quen, thao tác trong khâu chế biến cần được thực hiện dé tránh các

nguy cơ sức khỏe tiềm ấn nghiêm trọng Hiểu theo nghĩa rộng, vệ sinh an toàn thực

phẩm là toàn bộ những việc cần làm liên quan đến việc đảm bảo vệ sinh đối vớithực pham nhăm dam bảo cho sức khỏe của người tiêu dùng [12]

Theo điều 2, Luật an toàn thực phẩm 2010: “4n toàn thực phẩm là việc bảo

dam dé thực phẩm không gây hại đến sức khỏe, tính mang con người ” [10]

Bảo đảm chất lượng ATTP giữ vị trí quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ sức

khỏe nhân dân, góp phần giảm tỷ lệ mắc bệnh, duy trì và phát triển nòi giống, tăng

cường sức lao động, học tập, thúc đây sự tăng trưởng kinh tế, văn hóa xã hội và thểhiện nếp sống văn minh

Tâm quan trong của An toàn thực phẩm:

Thứ nhất, đối với sức khoẻ, thực phẩm được cho là nguồn chất dinh dưỡngdinh dưỡng không thé thiếu trong việc phát triển của cơ thé và đảm bảo sức khoẻcho mỗi con người Tuy nhiên, thực phẩm cũng là nơi nguồn bệnh được sinh ra nếuchúng ta sử dụng nguồn thực phẩm không an toàn Về lâu dài, thực phẩm không chỉ

có tác động thường xuyên đến sức khoẻ mỗi con người mà nó còn ảnh hưởng đến

sự phát triển của giống nòi Sử dụng các thực phẩm không đảm bảo vệ sinh có thểgây ngộ độc và các biến chứng nguy hại cho cơ thê

Sử dụng thực phẩm có chứa độc tố sẽ gây ra vô số bệnh tật, hay thậm chí tửvong, ảnh hưởng tiêu cực đến việc duy trì giống nòi và kìm hãm sự phát triển củacon người, rộng hơn là kìm hãm sự phát triển của một quốc gia Do đó ta thay đượctam quan trọng của an toàn thực phâm Ngoài công tác quản lý của Nhà nước thiviệc truyền thông kiến thức về ATTP đến với từng người dân cũng giúp nâng cao

24

Trang 28

nhận thức và hành động của người dân trong van dé này dé hạn chế những tác động

tiêu cực từ thực phẩm đến con người

Thứ hai, an toàn thực phẩm có tác động to lớn đến phát triển kinh tế - xã hội.Việt Nam là một nước có nền nông nghiệp phát triển, lượng lương thực, thực phẩmxuất khâu sang các nước là rất lớn Vì vậy, đảm bảo an toàn thực phẩm từ khâu nuôi

trong, ché bién, bao quan, van chuyén sé lam tang loi thé, giúp Việt Nam cạnh tranh

được với các nước khác Những thiệt hại khi sử dụng nguồn thực phẩm không antoàn đem đến nhiều hậu quả khác nhau, từ bệnh cấp tính, mãn tính đến tử vong

Thiét hai chính do các bệnh gây ra từ thực phẩm đối với cá nhân là chi phí khám

bệnh lớn, mất thời gian cho việc hồi phục sức khỏe, sức khoẻ giảm sút rõ rệt đặc

biệt đối với người cao tuổi, chi phí cho việc chăm chút người đau yếu, cơ hội việclàm cùng vì đó mà ảnh hưởng, Đối với nhà sản xuất , đó là những chỉ phí do phảithu hồi sản phẩm, hủy hoặc loại bỏ sản phẩm không đạt tiêu chuẩn, những thiệt hại

do mat lợi nhuận, nhưng tốn thất nặng nề nhất là mất lòng tin của người tiêu

dùng Ngoài ra còn có các thiệt hại khác như việc điều tra, khảo sát, phân tích, thâmtra độc hại, giải quyết hậu quả

Từ đó chúng ta thay việc đảm bao ATTP giúp phòng ngừa các bệnh gây ra từ

thực phẩm, đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát triển con người cũngnhư phát triển nền kinh tế - xã hội của một quốc gia Đảng và Nhà nước đã cónhững chủ trương, biện pháp nhất định trong vấn đề đảm bảo an toàn thực phẩm.Công tác xã hội với đặc trưng của bốn chức năng: phòng ngừa, chữa trị, phục hồi,phát triển cũng cần thê hiện được vai trò của mình trong van dé này Cụ thê là ứngdụng truyền thông trong CTXH đến từng người dân về các kiến thức ATTP, thựchiện chức năng phòng ngừa, một trong những chức năng quan trọng của ngành

CTXH.

2 Các lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu

2.1 Thuyết nhận thức — hành vi

Nền tảng của thuyết trị liệu nhận thức - hành vi là các ý tưởng hành vi hoặc

là trị liệu nhận thức xã hội do sự liên kết của nó với lý thuyết học hỏi xã hội Theo

25

Trang 29

quan điểm động năng - tâm lý cho rằng hành vi luôn xuất phát từ một quá trình ý

thức của con người.

Nội dung của thuyết này cho rằng chính tư duy quyết định phản ứng chứkhông phải do tác nhân kích thích quyết định Sở dĩ chúng ta có những hành vi haytinh cảm lệch chuẩn vì chúng ta có những suy nghĩ không phù hợp Do đó dé làmthay đổi những hành vi lệch chuẩn chúng ta cần phải thay đôi chính những suy nghĩ

không thích nghi.

Mô hình: S -> C -> R -> B Trong đó: S là tác nhân kích thích, C là nhậnthức, R là phản ứng, B là kết quả hành vi Theo mô hình thì tác nhân kích thíchkhông phải là nguyên nhân trực tiếp của hành vi mà thay vào đó chính nhận thức vềtác nhân kích thích và về kết quả hành vi mới dẫn đến phản ứng

Hầu hết hành vi là do con người học tập (trừ những hành vi bam sinh), đều

bắt nguồn từ những tương tác với thế giới bên ngoài, do đó con người có thê học tập

các hành vi mới, học hỏi để tập trung nghĩ về việc nâng cao cái tôi, điều này sẽ sản

sinh các hành vi, thái độ thích nghi và củng cố nhận thức

Như vậy, lý thuyết này cho ta thấy răng cảm xúc, hành vi của con người không

phải được tạo ra bởi môi trường, hoàn cảnh mà bởi cách nhìn nhận vấn đề Con người

học tập bằng cách quan sát, ghi nhớ và được thực hiện bằng suy nghĩ và quan niệmcủa mỗi người về những gì họ đã trải nghiệm

Do đó, thuyết nhận thức - hành vi được ứng dụng trong nghiên cứu dé đánhgiá nhận thức của người dân về vấn đề ATTP Những kiến thức, hành vi có liên quanđến ATTP không hoàn toàn do ý nghĩ chủ quan của con người nó được tạo nên mà

trong quá trình mỗi cá nhân ứng xử trong đời sống hàng ngày, học tập, tích lũy kiến

thức từ sách, vở, các phương tiện truyền thông đại chúng, hoặc được tích luỹ thôngqua việc truyền lời nói từ người này sang người khác Các đối tượng nghiên cứu làngười dân, họ sẽ tiếp nhận các kiến thức, thông tin về ATTP qua rất nhiều nguồnkhác nhau và đều được họ sử dụng trong các hoạt động thường ngày Do vậy, khi họ

nhận thức còn mơ hồ, chưa đúng đắn về các kiến thức của ATTP thì chắc chắn sẽ dẫn

đến sự sai lệch trong hành vi, gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến chính bản

26

Trang 30

thân họ, cũng như những người xung quanh, xa hơn là gây ảnh hưởng đến xã hội.Ứng dụng thuyết nhận thức — hành vi trong nghiên cứu này dé đánh giá nhận thức từ

đó xác định được cơ sở hình thành nên hành vi của người dân để có những phươngpháp truyền thông phù hợp, hiệu quả Ngoài ra thuyết còn giúp nhà nghiên cứu đánh

giá được hiệu quả của những hoạt động truyền thông về ATTP đã được thực hiện

trước đây.

2.2 Thuyết nhu cầu

Abraham Maslow là một nhà tâm lý học nổi tiếng người Mỹ Ông là ngườiđáng chú ý nhất với sự đề xuất về Tháp nhu cầu và ông được xem là cha đẻ của chủnghĩa nhân văn trong Tâm lý học Lý thuyết của ông nhằm giải thích những nhu cầunhất định của con người cần được đáp ứng như thế nào để một cá nhân hướng đến

cuộc sống lành mạnh và có ích cả về thé chất lẫn tinh than

Lý thuyết của ông giúp cho sự hiểu biết của chúng ta về những nhu cầu của

con người băng cách nhận diện một hệ thống thứ bậc các nhu cầu Ông đã đem các

loại nhu cầu khác nhau của con người, căn cứ theo tính đòi hỏi của nó và thứ tự phátsinh trước sau của chúng để quy về 5 loại sắp xếp thành thang bậc về nhu cầu của

con người tư thấp đến cao: nhu cau tự nhiên hay còn gọi là nhu cầu sinh lí, nhu cầu

an toàn, nhu câu xã hội, nhu câu được tôn trọng, nhu câu tự khăng định mình.

27

Trang 31

Nhu cau tự

khang dinh minh

Nhu cau được tên trong

Nhu cau xã hội (tinh cam, giao lưu ) Nhu cau an toàn (được bảo vệ, yên an )

Nhu câu tự nhiên (ăn, uống, thở, duy trì nòi giống )

Nhu cau tự nhiên hay còn gọi là nhu cau sinh lý

Đây là nhu cầu cơ bản để duy trì cuộc sống của con người như nhu cầu ăn

uống, ngủ, nhả ở, sưởi ấm, thoả mãn về tình dục, duy trì nòi giống `

Là nhu cầu cơ bản nhất, nguyên thủy nhất, lâu dài nhất, rộng rãi nhất của conngười Nếu thiếu những nhu cầu cơ bản này con người sẽ không tồn tại được Đặcbiệt là với trẻ em vì chúng phụ thuộc rất nhiều vào người lớn để được cung cấp đầy

đủ các nhu cầu cơ bản này Ông quan niệm rằng, khi những nhu cầu này chưa được

thoả mãn tới mức độ cần thiết để duy trì cuộc sông thì những nhu cầu khác của con

người sẽ không thé tiến thêm nữa

Nhu câu về an toàn hoặc an ninh

Nghĩa là một môi trường không nguy hiểm, có lợi cho sự phát triển liên tục

và lành mạnh của con người An toàn sinh mạng là nhu cầu cơ bản nhất, là tiền đề

cho các nội dung khác như an toàn lao động, an toàn môi trường, an toàn nghề

nghiệp, an toàn kinh tê, an toàn ở và di lại, an toàn tâm lý, an toàn nhân sự,

28

Trang 32

Day là những nhu cầu khá cơ bản và phổ biến của con người Dé sinh tồn

con người tất yếu phải xây dựng trên cơ sở nhu cầu về sự an toàn Nhu cầu an toàn

nếu không được đảm bảo thì công việc của mọi người sẽ không tiến hành bìnhthường được và các nhu cầu khác sẽ không thực hiện được

Nhu cau xã hội

Là nhu cầu về tình yêu, được chấp nhận, mong muốn được tham gia vào mộtnhóm nào đó Do con người là thành viên của xã hội nên họ cần nằm trong xã hội

và được người khác thừa nhận Nhu cầu này bắt nguồn từ những tình cảm của con

người đối với sự lo sợ bị cô độc, bị coi thường, bị buồn chán, mong muốn được hòanhập, lòng tin, lòng trung thành giữa con người với nhau.

Bao gồm các nội dung, vấn đề tâm lý như: được dư luận xã hội thừa nhận, sựgần gũi, tán thưởng, ủng hộ, mong muốn được hòa nhập, tình yêu, tình bạn, tình

thân ái là nội đung cao nhất của nhu cầu này

Nhu cầu được tôn trọngNhu cầu này gồm: lòng tự trọng và được người khác tôn trọng.Lòng tự trọngbao gồm nguyện vọng muốn giành được lòng tin, có năng lực, có bản lĩnh, có thànhtích, độc lập, tự tin, tự do, tự trưởng thành, tự biểu hiện va tự hoàn thiện Nhu cầuđược người khác tôn trọng gồm khả năng giành được uy tín, được thừa nhận, đượctiếp nhận, có dia vi, có danh dự, Tôn trọng là được người khác coi trọng, ngưỡng

mộ Khi được người khác tôn trọng cá nhân sẽ tìm mọi cách dé làm tốt công việcđược giao Do đó nhu cầu được tôn trọng là điều không thể thiếu đối với mỗi conngười.

Nhu cau tự khẳng định minhMaslow xem đây là nhu cầu cao nhất trong cách phân cấp về nhu cầu của ông

Đó là sự mong muốn dé đạt tới, làm cho tiềm năng của một cá nhân đạt tới mức độ tối

đa và hoàn thành được mục tiêu nào đó Nội dung nhu cầu bao gồm những nhu cầu vềnhận thức (học hỏi, hiểu biết, nghiên cứu, ), nhu cầu thâm mỹ (cái đẹp, cái bi, cái

hài, ), nhu cầu thực hiện mục đích của mình bằng khả năng của cá nhân, mong muốn

phát triển bản thân cả thể lực và trí tuệ

29

Trang 33

Theo tháp nhu cầu của Abraham Maslow, nhu cầu của con người gồm có 5

tầng Bắt đầu từ nhu cầu sinh lý, nhu cầu an toàn, nhu cầu xã hội/ tình cảm, nhu cầu

được tôn trọng và sau cùng là nhu cầu thé hiện bản thân Trong đó nhu cầu cơ bản

và thiết yếu nhất của con người cần được đảm bảo trước hết là nhu cầu “sinh lí”

Nhu cầu này của con người được thể hiện ở cấp độ 1 trong tháp nhu cầu Bao gồm

những vấn đề cơ bản trong cuộc sống, đó là: cơm ăn, áo mặc và chỗ ở Và cũng theoMaslow thì chỉ khi các nhu cầu ở cấp độ 1 được thỏa mãn: con người có cơm ăn, áo

mặc, có chỗ ở thì khi đó mới các nhu cầu ở tầng tiếp theo Trước hết là hình thành

nhu cầu ở cấp độ 2, đó là: an toàn và an ninh cho bản thân Cụ thể là khi đó conngười muốn được sống trong sự an toàn, muốn 6n định để phát triển.Đảm bảo an toàn thực pham cũng chính là đảm bảo an toàn sức khỏe và tính

mạng con người Do vậy, vấn đề an toàn thực phẩm bao hàm và thỏa mãn nhu cầu

trong cả cấp độ 1 và cấp độ 2 của tháp nhu cầu của Maslow

Thuyết nhu cầu của Maslow nhằm xác định các nhu cầu của con người từthấp đến cao Cụ thể trong nghiên cứu này nhu cầu được xác định thuộc nhóm nhucầu bậc một — nhu cầu tự nhiên hay còn gọi là nhu cầu sinh lý Nó thể hiện thông

qua nhu cầu ăn của mỗi người Đây là một nhu cầu vô cùng quan trọng đối với sự

sống của mỗi con người Nó góp phần vào sự hình thành, phát triển và duy trì hoạtđộng sống của con người Nếu những nhu cầu bậc thấp không được đáp ứng thì sẽkhông thỏa mãn, thậm chí không diễn ra các nhu cầu ở cấp cao hơn Xã hội ngàycàng phát triển, còn người cũng vì vậy mà phát triển theo, nên việc đảm bảo ATTPngày càng được con người chú trọng Sử dụng thuyết nhu cầu trong nghiên cứu giúpnhà nghiên cứu xác định được những mong muốn của người dân liên quan đến van

đề ATTP Từ giúp nhà nghiên cứu xác định được nhu cầu cần tìm hiểu, cần trang bị

mang nào trong các kiến thức về ATTP dé đưa ra những định hướng phù hợp chonghiên cứu Thuyết cũng cho nhà nghiên cứu biết sự khác nhau về nhu cầu trongvan đề ATTP ở từng độ tuôi, từng đối tượng khác nhau

2.3 Lý thuyết về truyền thông

*Lý thuyết truyền thông can thiệp xã hội:

30

Trang 34

Lý thuyết này hết sức quan trọng trong việc phát hiện, ủng hộ và nhân rộng

cái mới Lý thuyết cũng cho răng, trên cơ sở đáp ứng nhu cầu thông tin - giao tiếp

của công chúng xã hội, truyền thông thé hiện phương thức kết nối xã hội Từ đó taolập sức mạnh xã hội để can thiệp tham gia giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hộiđang đặt ra Từ lý thuyết can thiệp xã hội của truyền thông, có thể hiểu về sự canthiệp xã hội của báo chí, truyền thông như sau: báo chí là nơi cung cấp thông tin,kiến thức và tạo diễn đàn công chúng - xã hội chia sẻ kiến thức, kỹ năng và kinhnghiệm theo chương trình hay nhu cầu thực tế với mục đích cụ thể liên quan các sựkiện và vấn đề thời sự đang đặt ra Cũng trên cơ sở ấy, giúp công chúng mở manghiểu biết, thay đối nhận thức Do đó báo chí, truyền thông góp phan làm thay đổi,điều chỉnh thái độ và hành vi xã hội của công chúng và cộng đồng xã hội nói chung

theo hướng mục đích truyền thông đặt ra

Dựa vào lý thuyết cho thấy việc cung cấp thông tin, kiến thức, tạo diễn đàn

chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm có thé có ít nhất hai khả năng Kha năng thứ nhất,

truyền thông cung cấp thông tin, kiến thức một chiều, áp đặt kéo dài thường xuyên

và diễn đàn chia sẻ kỹ năng, kinh nghiệm theo những vấn đề và trên phương diện

chủ thé đặt ra Theo khả năng này, hệ quả can thiệp xã hội hoàn toàn có thể chỉ theo

hướng của chủ thể và không bền vững Khả năng thứ hai, truyền thông cung cấpthông tin, kiến thức đa chiều, tạo diễn đàn rộng rãi, nhiều chiều giúp công chúngnhận thức đúng bản chất vấn đề nhằm huy động sức lực, trí tuệ và cảm xúc củađông đảo công chúng và nhân dân tham gia giải quyết các vấn đề đang đặt ra, hệquả can thiệp của truyền thông sẽ có thé hiệu quả và bền vững hơn Như vậy, truyềnthông can thiệp xã hội thông qua việc cung cấp thông tin, kiến thức, tạo diễn đàn

chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm, dé có thé mở mang hiểu biết và thay đổi nhận thức

công chúng, tiến tới điều chỉnh thái độ, hành vi trong việc tham gia giải quyết cácvân đề đang đặt ra

*Lý thuyết học tập xã hội: [15]

Lý thuyết này quan tâm tới phương điện xã hội thay vì phương diện cá nhân

của truyền thông và hành vi, đặc biệt chú ý tới phương thức con người tiếp cận môi

31

Trang 35

trường xã hội và quyết định cái mà mình sẽ làm Với sự phát triển của xã hội hiện

đại, học tập xã hội là nhu cầu của sự phát triển và là nguyện vọng chính đáng của

mỗi công dân Do đó, cần tạo cơ hội và điều kiện học tập suốt đời và học bất cứ ởđâu cho mỗi cá nhân, học tập xã hội chính là quá trình kích thích phát triển nguồnlực xã hội Lý thuyết cho rằng con người học tập nhờ các yếu tố:

- Quan sát việc người khác làm (kỹ năng quan sát);

- Xem xét những ảnh hưởng do hoạt động của những người đó trải qua;

- Dự liệu điều sẽ xảy ra với chính họ nếu họ làm theo hành vi của người

khác;

- Hành động bang việc tự thử nghiệm hành vi;

- So sánh kinh nghiệm của mình với cái đã xảy đến với những người khác;

- Từ đó khang định niềm tin về hành vi mới

Trong môi trường truyền thông số, lý thuyết học tập xã hội có thê được nhân

lên gấp bội nhờ khả năng siêu kết nối và lỗi học tập kiến tạo xã hội.Bên cạnh đó lý

thuyết học tập xã hội cũng tạo ra các hệ quả:

Hệ quả 1: Vai trò quan trọng của quan sát và bắt chước trong học tập Quátrình học tập đem lại kết quả mang tính bền vững cao, khả năng ứng dụng sẽ luônphải đảm bảo đủ các thao tác: quan sát, suy nghĩ về những điều đã quan sát, liên hệvới bản thân, làm thử (bắt chước), tong kết kinh nghiệm và phân tích từ đó khangđịnh niềm tin với hành vi mới Như vậy, quá trình học tập không thể thiếu sự quansát và thử hành vi/bắt chước, sau đó mới có thể sáng tạo Lý thuyết này là cơ sở đểkhang định tinh ưu việt của lối học kỹ năng (kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp ứng

xử, kỹ năng làm việc ,) Quá trình học tập, không chỉ là tự tích lũy, mà quan trọnghơn nữa là quá trình cung cấp kiến thức, cập nhật thông tin, chia sẻ kỹ năng và kinhnghiệm giữa các cá nhân, nhóm với nhau, giữa người dạy va người học.

Hệ quả 2: Vai trò của người dạy trong quá trình đào tạo Người dạy khôngphải là người “rót” những tri thức đã chuẩn bị sẵn vào “cái cốc” là người học Lýthuyết học tập xã hội cho thấy, học tập chính là quá trình tiếp thu kiến thức thông

qua quan sát các hành vi và sự động não, thử nghiệm, chia sẻ kỹ năng và tiếp thu

32

Trang 36

kinh nghiệm, tự mình tiếp cận, khám phá hệ thống lý thuyết thay vì học thuộc.

Người dạy chính là người hướng dẫn và gợi mở phương pháp để người học tư duy

sáng tạo, hình thành phương pháp tiếp cận, tự tìm cho mình các cách dé ứng dụngvào cuộc sống Tôn trọng tư duy sáng tạo và ý kiến cá nhân của người học, tạo môi

trường học tập bằng các tình huống giúp người học được quan sát, trải nghiệm

Hệ quả 3: Phương pháp tự học hiệu quả Chiếm vị trí trung tâm trong quátrình đào tạo là người học Việc học của mỗi cá nhân diễn ra trong suốt cả cuộc đời.Tính chủ động và tích cực của người học, phương pháp học tập và phương pháp tựhọc đóng vai trò quyết định trong sự phát triển cả về trí tuệ và nhân cách của mỗi cánhân Không chỉ có vậy tinh thần hợp tác và óc phản biện, nhu cầu ứng dụng vatong kết lý thuyết là những đòi hỏi quan trọng nhất cho mỗi cá nhân trong xã hội

Hệ quả 4: Những chú ý nhằm tăng khả năng giáo dục từ xa thông qua cácphương tiện truyền thông đại chúng Điều dễ nhận thấy hiện nay là giáo dục từ xa,thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng như phát thanh, truyền hình,Internet là một bước tiễn nhảy vọt nhằm đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của xã

hội hiện đại Với các nhà giáo duc/nha báo/nhà truyền thông thực hiện các chương

trình giáo dục từ xa này, bên cạnh chú ý về ưu thế và hạn chế của các phương tiệntruyền thông, những chú ý trong việc tổ chức với đầy đủ các bước của quá trình họctập cho người học là vô cùng cần thiết

Tác giả ứng dụng lý thuyết truyền thông xã hội, cụ thé là lý thuyết truyềnthông can thiệp xã hội và lý thuyết học tập xã hội vào nghiên cứu các tác động của

truyền thông đến nhận thức của người dân thị tran Vân Đình về ATTP Thông quaviệc sử dụng thuyết sẽ cho thấy người dân học tập, tích luỹ kiến thức về ATTP từ

các nguồn nao, đâu là nơi người dân tiếp nhận được nhiều kiến thức, thông tin nhất

Lý thuyết học tập xã hội cũng là cơ sở lý giải các thói quen hiện có của người dânđược học tập từ đâu (quan sát, kinh nghiệm của bản thân, tập huấn, ) Không chỉ

có vậy cũng cho thấy những hoạt động truyền thông tại địa phương đã thực sự đemlại hiệu quả, cải thiện, thay đổi nhận thức và hành vi của người dân hay chưa, có

đáp ứng đúng với nhu câu, nguyện vọng của người dân không? Bên cạnh đó tác giả

33

Trang 37

sẽ nghiên cứu các phương tiện truyền thông đã ảnh hưởng như thế nào đến nhậnthức và hành vi của người dân Từ đó đánh giá yếu tố quyết định hành vi của người

dân có phải từ truyền thông hay không? Truyền thông về ATTP đã đóng góp nhưthế nào vào việc cải thiện các van đề ATTP tại Thị tran Vân Đình Đồng thời cũnggiúp tác giả tìm ra nguyên nhân của hạn chế, và những giải pháp khắc phục

3 Luật pháp, chính sách có liên quan đến An toàn thực phẩm

Trong thời gian qua Dang, Nhà nước và các Bộ, ban, ngành luôn dành sựquan tâm đặc biệt đến vấn đề ATTP của người dân Do vậy Chính Phủ, Bộ Y tế đãban hành nhiều chính sách, pháp luật, các chiến lược ATTP:

Luật An toàn thực phâm số 55/2010/QH12 của Quốc hội ban hành và đượcthông qua ngày 17/6/2010 Luật đưa ra các khái niệm liên quan đến ATTP cũng nhưcác nguyên tắc quản lý trong ATTP Cụ thê hơn là những chính sách của nhà nước

về vấn đề này, những hành vì nào là hành vị bị cắm không được phép sử dụng đểđảm bảo ATTP và cách thức xử lý vi phạm về ATPP Bên cạnh đó luật còn thé hiệnquyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân sản xuất sản xuất, kinh doanh thựcphẩm và người tiêu dùng thực phẩm Luật cũng thé hiện rất rõ những điều kiện déđảm bảo về đảm bảo ATTP trong sản xuất, kinh doanh, chế biến các loại thực

phẩm, các dịch vụ kinh doanh, xuất khâu có liên quan đến thực phẩm Cho đến

thời điểm hiện tai đây là bộ luật thé hiện rất day đủ các khía cạnh trong việc dam

bảo ATTP Đặc biệt, trong chương IX thông tin, giáo dục, truyền thông về ATTP là

chương sẽ được nhà nghiên cứu dùng làm cơ sở cho nghiên cứu để xác định mụcđích của việc truyền thông về ATTP cũng như nội dung, các đối tượng tiếp cận,hình thức truyền thông và trách nhiệm của các cơ quan, tô chức có liên quan

Điều 317, tội vi phạm quy định về An toàn thực phẩm của Bộ luật hình sự(2015) đã thé hiện rõ mức phạt cua từng hành vi vi phạm cụ thé: Sử dụng chất, hóa

chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia thực phẩm hoặc chất

hỗ trợ chế biến thực phẩm mà biết là cắm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép

sử dụng trong sản xuất thực phẩm; Sử dụng động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc

động vật bị tiêu hủy theo quy định của pháp luật để chế biến thực phẩm hoặc cung

cấp, bán thực phẩm mà biết là có nguồn gốc từ động vật chết do bệnh, dịch bệnh

34

Trang 38

hoặc động vật bị tiêu hủy; Sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y; thuốcbảo vệ thực vật, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm mà biết là

chưa được phép sử dụng hoặc chưa được phép lưu hành tại Việt Nam trong sản xuất

thực phẩm; Nhập khẩu, cung cấp hoặc bán thực phẩm mà biết là có sử dụng chất,

hóa chất, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm cấm sử dụng hoặc

ngoài danh mục được phép sử dụng; hập khẩu, cung cấp hoặc bán thực phẩm mà

biết là có sử dụng chất, hóa chất, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thựcpham chưa được phép su dụng hoặc chưa được phép lưu hành tại Việt Nam; Thựchiện một trong các hành vi không bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật, quy định về an toànthực phẩm gây ngộ độc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của từ 05 người đến

20 người hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ ton thương cơ thê

từ 31% đến 60%, và trường hop vi phạm khác với mức phạt từ 50.000.000đ đến500.000.000đ hoặc phạt tù từ 1 đến 15 năm tuỳ mức độ và hành vi vi phạm [20]

Nghị định số 38/2012/NĐ-CP của Chính phủ về việc Hướng dẫn luật số55/2010/QH12 về ATTP Nghị định đưa ra những công bố phù hợp quy định vềATTP Việc cấp, thu hồi giấy chứng nhạn cơ sở đủ điều kiện ATTP, quy định về

nhãn thực phẩm Đặc biệt, nghị định cũng phân công trách nhiệm quản lý nhà về

ATTP đối với từng cơ quan, tổ chức cụ thé và việc phối hợp dé thanh tra chuyênngành về ATTP

Nghị định 115/2018/NĐ-CP của Chính phủ về việc Xử phạt vi phạm hànhchính về ATTP chỉ rõ những hành vi vi phạm trong ATTP cũng như quyền xử phạt

vi phạm hành chính đối với các hành vi trên của các cơ quan, tổ có thầm quyền

Nghị định 67/2016/NĐ-CP của Chính phủ về Điều kiện sản xuất, kinh doanh

thực phẩm do Bộ Y tế quản lý

Ngoài ra còn có các thông tư như: Thông tư số 19/2012/TT-BYT của Bộ Y

tế về việc Hướng dẫn công bố hợp quy, chủ yếu liên quan đến các trình tự, tráchnhiệm của cơ quan, tô chức khi công bố sản phẩm đạt quy chuẩn ATTP; Thông tư

47/2014/TT-BYT của Bộ Y tế về Quản lý ATTP đối với cơ sở kinh doanh ăn uống;Thông tư 30/2012/TT-BYT của Bộ Y tế về Điều kiện ATTP với cơ sở kinh doanh

35

Trang 39

ăn uống, thức ăn đường phó.; Thông tư 58/2014/TT-BCT về việc Cấp, thu hồi giấy

chứng nhận đủ điều kiện ATTP thuộc Bộ Công thương [20]

Một số ưu điểm hệ thống pháp luật về An toàn thực phẩm:

Thứ nhất, có thé thấy hệ thống văn bản pháp luật kiêm soát về ATTP ở Việt

Nam hiện nay được cho là tương đối toàn diện và phong phú, bao gồm các lĩnh vựcnhư: an toàn sức khỏe cộng đồng: quy định về kiểm dịch động, thực vật; hệ thống

quy định về kinh doanh xuất, nhập khẩu thực phẩm do Luật ATTP va hàng loạt cácvăn bản đưới luật điều chỉnh Bên cạnh đó, các phương thức quan lý đối với hàng

hóa là thực phẩm còn được điều chỉnh theo Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa,

Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, Luật Thủy sản, Luật Thương mại, Từ đó,

tạo hành lang pháp lý cho công tác kiểm soát ATTP, đáp ứng yêu cầu hội nhập về

ATTP quốc tế

Thứ hai, pháp luật về ATTP đã xây dựng được hệ thống cơ quan tổ chứcquản lý ATTP từ Trung ương đến địa phương Trong ngành y tế có Cục ATTP, cácChi cục, phòng y tế huyện; trong ngành nông nghiệp có các cục chuyên ngành ởTrung ương, tuyến tỉnh có các chi cục; trong ngành công thương có các vụ, cục

chuyên ngành và các sở chuyên ngành tuyến tỉnh Hệ thống kiểm nghiệm đi vào

hoạt động đã dap ứng được công tác quản lý với 1 Viện Kiểm nghiệm An toàn vệsinh thực phẩm quốc gia - là cơ quan trọng tai trong lĩnh vực kiểm nghiệm ATTP, 3trung tâm kiểm nghiệm khu vực, 14 cơ quan kiểm tra nhà nước về thực phẩm nhậpkhẩu và phòng kiểm nghiệm thuộc 63 trung tâm y tế dự phòng các tinh/thanh phố

Thứ ba, về mặt hình thức pháp lý, hệ thống văn bản pháp luật về kiêm soátATTP ngày càng được nâng cao về hiệu lực pháp lý Trước đây, để kiểm soátATTP, các văn bản pháp luật được các cơ quan chức năng ban hành dưới hình thức

như quyết định, thông tư, 18 chỉ thị , Cho đến nay, Luật An toàn thực phẩm đã

được thông qua tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XII, ngày 17-6-2010 và có hiệu lực

từ ngày 01-7-2011, đánh dấu một bước phát triển của pháp luật về ATTP

Thứ tư, trong bối cảnh thực trạng vi phạm ATTP đáng báo động như hiệnnay, bên cạnh Luật AT TP thì Bộ luật hình sự 2015 (sửa đôi bổ sung 2020) ra đời đã

36

Trang 40

đáp ứng được sự mong mỏi của đông đảo quần chúng nhân dân trong vấn đề kiênquyết xử lý mạnh tay đối với những hành vi vi phạm về ATTP Tất cả những hành

vi vi phạm từ các khâu so chế, chế biến, bảo quản, bán, cung cấp, sử dụng hóa chất,

thuốc kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật trong trồng trọt, chăn nuôi,nuôi trồng thủy sản, làm muối đều có thể bị xem xét xử lý hình sự theo quy địnhtại Điều 317 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2020)

4 Tống quan dia bàn nghiên cứu

4.1 Tong quan về Thị tran Vân Đình

Thị tran Vân Đình thuộc huyện Ung Hoà, đây là huyện phía Nam của Hà

Nội, phía Đông giáp huyện Phú Xuyên, phía Tây giáp huyện Mỹ Đức, phía Namgiáp huyện Duy Tiên (Hà Nam) và Kim Bảng (Hà Nam) và phía Bắc giáp huyện

Chương Mỹ và Thanh Oai Ung Hoà là huyện đồng bang nằm ở Đông Nam tinh Ha

Tây cũ (nay thuộc thành phố Hà Nội), có diện tích tự nhiên là 183.72km2 Dân số:khoảng 179.900 người (năm 2009).

Địa giới hành chính huyện Ứng Hoà gồm 29 đơn vị hành chính: 1 thị tran và

28 xã Ung Hoà là huyện đồng bang nằm trong vùng thuộc nền văn minh lúa nước

sông Hồng, có điều kiện khí hậu đất đai đa dạng, phù hợp với khả năng phát triển

một nền nông nghiệp sinh thái toàn diện, mang đặc trưng của nền sản xuất nôngnghiệp truyền thống

Thị tran Vân Đình năm ở phía Tây Nam trung tâm Thủ đô Hà Nội, có tổngdiện tích đất tự nhiên là 562,12 ha, tổng số hộ là 3.861 hộ, tong số nhân khẩu là14.338 nhân khẩu Thị tran được ch thành 4 thôn, 5 phó Thị tran Vân Đình có trục

đường quốc lộ 21b và tinh lộ 428 đi qua, phía Đông giáp xã Phương Tú, Tảo Dương

Văn; phía Tây giáp xã Đồng Tiến và dòng sông Đáy; phía Nam giáp xã Vạn Thái và

phía Bắc giáp xã Liên Bạt

4.2 Đặc điểm về kinh tế

Thị tran Vân Dinh có sự phát triển tương đối 6n định, tăng trưởng đồng đều

về kinh tế trong giai đoạn 2015 - 2020 Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt

6,17%/năm đảm bảo chỉ tiêu đại hội đề ra (chỉ tiêu đại hội tăng trưởng 6% trở lên)

37

Ngày đăng: 21/06/2024, 04:28

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w