Cơ sở lý luận và thực tiễn
Cơ sở lý luận
2.1.1.1 Khái niệm về quản lý
Xuất phát từ những góc độ nghiên cứu khác nhau, rất nhiều học giả trong và ngoài nước đã đưa ra giải thích không giống nhau về quản lý Các trường phái quản lý học đã đưa ra những định nghĩa về quản lý như sau: Theo F.W Taylor (1956) là một trong những người đầu tiên khai sinh ra khoa học quản lý và là “ông tổ” của trường phái “quản lý theo khoa học” tiếp cận quản lý dưới góc độ kinh tế - kỹ thuật đã cho rằng: “Quản lý là hoàn thành công việc của mình thông qua người khác và biết được một cách chính xác họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất.”
Theo Henry Fayol (1916) là người đầu tiên tiếp cận quản lý theo quy trình và là người có tầm ảnh hưởng to lớn trong lịch sử tư tưởng quản lý từ thời kỳ cận
– hiện đại tới nay, quan niệm rằng: “Quản lý là một tiến trình bao gồm tất cả các khâu: lập kế hoạch, tổ chức, phân công, điều khiển và kiểm soát các nỗ lực của cá nhân, bộ phận và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực vật chất khác của tổ chức để đạt được mục tiêu đề ra”
Từ những cách tiếp cận khác nhau, ta có thể hiểu quản lý như sau: Quản lý là hoạt động của các cơ quan quản lý nhằm đưa ra các quyết định.
Quản lý là công tác phối hợp có hiệu quả các hoạt động của những cộng sự trong cùng một tổ chức
Quản lý là quá trình phối hợp các nguồn lực nhằm đạt được những mục đích của tổ chức
Thực phẩm hay còn được gọi là thức ăn là bất kỳ vật phẩm nào, bao gồm chủ yếu các chất: chất bột (cacbohydrat), chất béo (lipit), chất đạm (protein), hoặc nước, mà con người hay động vật có thể ăn hay uống được, với mục đích cơ bản là thu nạp các chất dinh dưỡng nhằm nuôi dưỡng cơ thể hay vì sở thích.Quan trọng nhất khái niệm thực phẩm lại tùy thuộc vào mỗi vùng miền mỗi con người Có những thứ nơi này được coi là thực phẩm nhưng nơi khác thì không Ví dụ: ở phương Tây họ không xem lục phủ ngũ tạng là thực phẩm nhưng người phương Đông lại xem đó là nguồn thực phẩm tuyệt vời Các thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật, động vật, vi sinh vật hay các sản phẩm chế biến từ phương pháp lên men như rượu, bia Mặc dù trong lịch sử thì nhiều nền văn minh đã tìm kiếm thực phẩm thông qua việc săn bắn và hái lượm, nhưng ngày nay chủ yếu là thông qua gieo trồng, chăn nuôi, đánh bắt và các phương pháp khác Phần lớn các nền văn hóa đều có nghệ thuật ẩm thực Văn hóa ẩm thực là một tập hợp cụ thể của các truyền thống, thói quen, sở thích, cách thức chọn lựa thực phẩm và tập quán trong nấu ăn Việc nghiên cứu các khía cạnh của ẩm thực gọi là khoa học về nghệ thuật ẩm thực Nhiều nền văn hóa đã đa dạng hóa các chủng loại thực phẩm của mình bằng các phương pháp chế biến, nấu nướng và sản xuất Bên cạnh đó, việc buôn bán các loại lương thực, thực phẩm cũng tạo điều kiện để các nền văn hóa đa dạng hóa hơn nữa các chủng loại thực phẩm của mình Trong khi con người, về bản chất là động vật ăn tạp, thì tôn giáo và các định kiến xã hội, chẳng hạn như các tiêu chuẩn luân lý, thường có ảnh hưởng tới các chủng loại thực phẩm mà xã hội đó tiêu thụ (Trần Đáng, 2007). Thực phẩm: Là những sản phẩm dùng cho việc ăn, uống của con người ở dạng nguyên liệu tươi, sống hoặc đã qua sơ chế, chế biến, các chất được sử dụng trong sản xuất, chế biến thực phẩm Thực phẩm không bao gồm mỹ phẩm, thuốc lá và các chất sử dụng như dược phẩm (Trần Đáng, 2007).
2.1.1.3 Khái niệm vệ sinh thực phẩm
Vệ sinh thực phẩm là một khái niệm khoa học để nói thực phẩm không chứa vi sinh vật gây bệnh và không chứa độc tố Ngoài ra vệ sinh thực phẩm còn bao gồm cả nội dung như tổ chức vệ sinh trong vận chuyển chế biến và bảo quản thực phẩm
Là mọi điều kiện và biện pháp cần thiết để đảm bảo sự an toàn và phù hợp của thực phẩm ở mọi khâu thuộc chu trình thực phẩm (Trần Đáng, 2007).
2.1.1.4 Khái niệm an toàn thực phẩm
An toàn thực phẩm hiểu theo nghĩa hẹp và một môn khoa học dùng để mô tả việc xử lý, chế biến, bảo quản và lưu trữ thực phẩm bằng những phương pháp phòng ngừa, phòng chống bệnh tật do thực phẩm gây ra Hiểu theo nghĩa rộng, an toàn thực phẩm là toàn bộ những vấn đề cần xử lý liên quan đến việc đảm bảo vệ sinh đối với thực phẩm nhằm đảm bảo cho sức khỏe của người tiêu dùng Đây là một vấn đề và nguy cơ rất lớn mà các nước đang phát triển đã và đang phải đối mặt.
Là sự bảo đảm thực phẩm không gây hại cho người tiêu dùng khi nó được chuẩn bị hoặc ăn theo mục đích sử dụng (Trần Đáng, 2007)
2.1.1.5 Khái niệm về vệ sinh an toàn thực phẩm
Là tất cả điều kiện, biện pháp cần thiết từ khâu sản xuất, chế biến, bảo quản, phân phối, vận chuyển, cũng như sử dụng nhằm bảo đảm cho thực phẩm sạch sẽ, an toàn, không gây hại cho sức khoẻ người tiêu dùng.
Theo các chuyên gia của Tổ chức Lương Nông (FAO) và tổ chức y tế thế giới (WHO, 2000) thì: “Vệ sinh an toàn thực phẩm là việc bảo đảm thực phẩm không gây hại cho sức khỏe, tính mạng người sử dụng, bảo đảm thực phẩm không bị hỏng, không chứa các tác nhân vật lý, hóa học, sinh học, hoặc tạp chất quá giới hạn cho phép, không phải là sản phẩm của động vật, thực vật bị bệnh có thể gây hại cho sức khỏe người sử dụng Quan niệm này rất đầy đủ, lột tả được bản chất của vấn đề nhưng để ngắn gọn và dễ hiểu mà vẫn bao hàm được ý nghĩa trong quản lý nhà nước, khái niệm được chấp nhận hơn cả là: “Vệ sinh an toàn thực phẩm là việc bảo đảm thực phẩm không gây hại cho sức khỏe, tính mạng của con người, không chứa các tác nhân sinh học, hóa học, lý học quá giới hạn cho phép” (Trần Thị Khúc, 2014).
2.1.1.6 Khái niệm quản lý nhà nước
Khái niệm quản lý nhà nước: Quản lý nhà nước ra đời cùng với sự xuất hiện của Nhà nước là sự quản lý của nhà nước đối với xã hội và công dân. Quản lý nhà nước là sự chỉ huy, điều hành xã hội để thực hiện quyền lực nhà nước, là tổng thể và thể chế về tổ chức và cán bộ của bộ máy nhà nước có trách nhiệm quản lý công việc hàng ngày của nhà nước, do các cơ quan nhà nước (lập pháp, hiến pháp, tư pháp) có tư cách pháp nhân công pháp (công quyền) tiến hành bằng các văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn mà nhà nước đó giao quyền trong việc tổ chức và điều khiển các quan hệ xã hội và hành vi của con người (Mai Hữu Khuê, 2003).
Quản lý nhà nước tác động một cách có tổ chức và định hướng của chủ thể quản lý vào một đối tượng nhất định để điều chỉnh các quá trình xã hội và hành vi của con người nhằm duy trì tính ổn định và phát triển của đối tượng theo những mục tiêu nhất định
Quản lý nhà nước là một dạng quản lý xã hội đặc biệt, mang tính quyền lực nhà nước và sử dụng pháp luật để điều chỉnh hành vi hoạt dộng của con người trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội do các cơ quan trong bộ máy Nhà nước thực hiện, nhằm thoả mãn nhu cầu hợp pháp của con người, duy trì sự ổn định và phát triển xã hội (Mai Hữu Khuê, 2003)
2.1.1.7 Quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm
Quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm là việc nhà nước thực hiện quyền lực công để điều hành, điều chỉnh toàn bộ các hoạt động về vệ sinh an toàn thực phẩm
Quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm là quản lý theo ngành do nhiều cơ quan thực hiện Đó là việc xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, cơ chế và chính sách phát triển lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm, phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội (Trần Thị Khúc, 2014).
Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất nông nghiệp
2.2.1.1 Kinh nghiệm của Thái Lan
Sau khi gia nhập WTO, nhất là từ năm 2002, Thái Lan đã tích cực nâng cao chất lượng và tiêu chuẩn đối với các sản phẩm nông nghiệp và thực phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế và tăng cường vai trò của các cơ quan quản lý thực phẩm;triển khai các chương trình tuyên truyền, quảng bá về độ an toàn của thực phẩm Thái Lan; xây dựng hệ thống cơ quan kiểm soát an toàn thực phẩm hiệu quả đểm kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về về sinh an toàn thực phẩm (Thương vụ Việt Nam tại Thái Lan, 2015) Xây dựng tiêu chuẩn an toàn thực phẩm
Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã Thái Lan đã thúc đẩy việc xây dựng các tiêu chuẩn đối với hàng nông sản được áp dụng cho ba nhóm bao gồm thực vật, động vật nuôi và cá, được xây dựng trên cơ sở bộ tiêu chuẩn và hướng dẫn quốc tế của nhóm các tổ chức Chương trình tiêu chuẩn thực phẩm của FAO/WHO (FAO/WHO Food Standards Programme (Codex)), Công ước quốc tế về bảo vệ thực vật (International Plant Protection Convention (IPPC)) và Văn phòng quốc tế về bệnh dịch động vật (Office International des Epizootic (OIE)) Ngoài ra, nội dung của Bộ tiêu chuẩn cũng tương thích với các thông số khoa học, các tiêu chuẩn và quy định của các quốc gia tiên tiến (Thương vụ Việt Nam tại Thái Lan, 2015).
Tiêu chuẩn đối với hàng nông sản thuộc sự quản lý của Cục tiêu chuẩn thực phẩm và hàng nông sản (ACFS) Các tiêu chuẩn này bao trùm mọi yếu tố về an toàn và vệ sinh dịch tễ đối với sức khỏe của con người, động vật và thực vật.
8 bước xây dựng quy trình, tiêu chuẩn của ACFS bao gồm: (i) Xác định thứ tự ưu tiên của đối tượng cần xây dựng tiêu chuẩn; (ii) Thành lập một ủy ban kỹ thuật để soạn thảo; (iii) Soạn thảo dự thảo tiêu chuẩn; (iv) Thành lập ủy ban đánh giá;
(v) Lấy ý kiến của tất cả các bên có liên quan; (vi) Trình ủy ban kiểm soát và Hội đồng ACFS; (vii) Thông báo với WTO và các nước thành viên (đối với những tiêu chuẩn bắt buộc phải thông báo); (viii) Đăng công báo (Thương vụ Việt Nam tại Thái Lan, 2015)
Thái Lan áp dụng quy trình Good Agriculture Practices (GAP) trong sản xuất hàng nông sản nên được người tiêu dùng trong và ngoài nước ưa chuộng Đa số nông dân được chính phủ hướng dẫn và hỗ trợ cặn kẽ quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn GAP từ khâu chọn cây giống cho đến bón phân, thu hoạch, chế biến và bảo quản sau thu hoạch Trong khâu tiêu thụ có sự kết hợp giữa các nhà bán lẻ với hệ thống siêu thị rồi từ đó chia nhỏ ra thành những đại lý ở nhiều nơi để thu mua hàng hóa tại nơi sản xuất Một số nơi có thể cử nhân viên đến giám sát và thẩm tra thường xuyên quá trình sản xuất, ghi chép vào sổ sách và xem xét độ an toàn và phù với tiêu chuẩn đề ra của quy trình sản xuất (Thương vụ Việt Nam tại Thái Lan, 2015).
Bên cạnh đó, Thái Lan cũng đã xây dựng hệ thống kiểm soát nhập khẩu nhằm quản lý chất lượng các loại thực phẩm, hóa chất cũng như kiểm soát dịch bệnh xâm nhập Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phát động các chiến dịch về an toàn thực phẩm
Hàng năm, Thái Lan sản xuất một lượng lớn nông sản và thực phẩm và đặc biệt quan tâm tới việc tuyên truyền về về sinh an toàn thực phẩm Năm 2004, chính phủ Thái Lan phát động là “năm an toàn thực phẩm” để tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân và các cơ sở sản xuất và chế biến thực phẩm quan tâm tới sức khỏe con người Đặc biệt, Thái Lan thường xuyên tổ chức chương trình “Bếp ăn của thế giới” để tuyên truyền, quảng bá về thực phẩm Thái Lan trên toàn thế giới Nhờ đó, người tiêu dùng kể cả Thái Lan và quốc tế đều thể hiện sự tin tưởng đối với chất lượng thực phẩm của nước này.
Chính phủ Thái Lan cũng đã kêu gọi các nhân tố tham gia vào các khâu nuôi trồng và chế biến thực phẩm đều phải đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm; đồng thời tăng cường thúc đẩy các kế hoạch kiểm soát an toàn thực phẩm để ngăn chặn và giảm thiểu nguy cơ ngộ độc thực phẩm và các bệnh từ thực phẩm không an toàn trong toàn bộ quy trình sản xuất và chế biến (thường được gọi là các chiến lược “từ trang trại tới bàn ăn”, “từ trang trại tới dĩa ăn”) (Thương vụ Việt Nam tại Thái Lan, 2015). Xây dựng hệ thống cơ quan kiểm soát an toàn thực phẩm
Thái Lan đã ban hành chương trình an toàn thực phẩm quốc gia (National Food Safety Program) và đã xây dựng hệ thống kiểm soát thực phẩm để nâng cao trách nhiệm của các bộ, ngành, lĩnh vực Thái Lan đảm bảo an toàn và dinh dưỡng cho thực phẩm nước này Trong đó:
Bộ Y tế kiểm soát thực hiện các quy định bởi đạo luật Thực phẩm B.E 2522(1979) và đạo luật dược phẩm B.E 2510 (1967) quy định về thuốc thú y và tiền chất Bộ Nông nghiệp và hợp tác xã kiểm soát thực hiện quy định bởi đạo luậtThủy sản B.E 2490 (1947), đạo luật bảo vệ đa dạng thực vật B.E 2542 (1999), đạo luật về nhập khẩu và tạm nhập tái xuất động vật B.E 2535 (1992), đạo luật kiểm soát chất lượng thức ăn B.E 2542 (1999) Bộ Công nghiệp kiểm soat các quy định của đạo luật chất lượng hàng hóa công nghiệp B.E 2511 (1968) Bộ Thương mại kiểm soát thực hiện các quy định của đạo luật kiểm soát chất lượng hàng hóa xuất nhập khẩu B.E 2522 (1979) (Thương vụ Việt Nam tại Thái Lan, 2015)
Các cơ quan tổ chức tham gia vào hệ thống đảm bảo an toàn thực phẩm tại
- Bộ Y tế: Cục quản lý chất lượng thực phẩm và dược phẩm (FDA); Cục khoa học dược phẩm (DMSc); Cục y tế (DOH); Văn phòng bí thư thường trực; Trung tâm an toàn thực phẩm;
- Bộ Nông nghiệp và hợp tác xã: Cơ quan quốc gia về tiêu chuẩn thực phẩm và hàng nông sản (ACFS); Cục Thủy sản; Cục Nông nghiệp; Cục Phát triển vật nuôi
Chế tài đối với các vi phạm liên quan an toàn thực phẩm
Theo đạo luật thực phẩm Food Act B.E 2522 (1979) các vi phạm về an toàn thực phẩm có thể bị phạt tiền hoặc phạt tù tùy theo mức độ vi phạm các điều khoản của đạo luật Mức hình phạt tối đa lên tới 100 nghìn Bạt và hình phạt tù tối đa 10 năm Theo đạo luật này, việc áp đặt hình phạt do Tổng thư ký của Cục Thực phẩm và dược phẩm (FDA) Bộ Y tế quy định hoặc người do Tổng thư ký FDA chỉ định Các vi phạm nghiêm trọng, gây ra hậu quả xấu sẽ được điều tra và chuyển tới cơ quan cảnh sát hoàng gia Thái Lan xử lý hình phạt tù nếu cần thiết (Thương vụ Việt Nam tại Thái Lan, 2015).
Các chính sách trên của Thái Lan đã huy động được sự phối hợp của các bên liên quan như các cơ quan chính phủ, ngành công nghiệp thực phẩm, nông dân, truyền thông, các viện, trường, và đông đảo công chúng tham gia và đã tạo được hiệu ứng tốt giúp Thái Lan có nhiều thành tựu trong việc đảm bảo vệ sinh thực phẩm và được ghi nhận, đánh giá cao Thái Lan đã được chọn là quốc gia chủ nhà để tổ chức diễn đàn toàn cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm lần thứ hai (FAO/WHO Global Forum of Food Safety Regulators - GF2) để phố biến kinh nghiệm và trao đổi thông tin nhằm bảo vệ sức khỏe con người trên toàn cầu Thái Lan cũng được chỉ định làm trung tâm mạng lưới an toàn thực phẩm ASEAN
Phương pháp nghiên cứu
Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1.1 Vị trí địa lý và địa hình
Yên Thế là một huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Bắc Giang, trong vùng trung du và miền núi phía Bắc Trung tâm huyện lỵ là thị trấn Cầu
Gồ, cách thủ đô Hà Nội 85 km Yên Thế gồm 19 xã và hai thị trấn, có vị trí tiếp giáp với các địa phương của tỉnh Bắc Giang và các tỉnh khác như sau:
- Phía Đông giáp huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang;
- Phía Tây giáp các huyện Võ Nhai và Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên;
- Phía Nam giáp huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang;
- Phía Bắc giáp huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn
Với vị trí địa lý như vậy, Yên Thế rất thuận lợi trong việc giao lưu kinh tế với các huyện khác trong và ngoài tỉnh Địa hình của huyện Yên Thế có độ dốc từ bắc xuống nam và từ tây sang đông, chia làm 3 vùng rõ rệt: vùng núi cao, vùng đồi núi thoải xen kẽ giữa các cánh đồng nhỏ hẹp; vùng đồi núi thấp xen kẽ ruộng và các bãi bằng phẳng Địa hình này rất phù hợp cho việc phát triển ngành nông nghiệp nhất là ngành chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi con đặc sản vùng đồi như gà thả đồi (UBND huyện Yên Thế, 2016)
3.1.1.2 Đặc điểm khí hậu, thủy văn
Yên Thế là một huyện thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình hàng năm là khoảng 21-23 0 C Tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 6(30 - 35 0 C), tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 1 (10 - 15 0 C) Lượng mưa trung bình hàng năm giao động từ 1.300 - 1.700mm, lượng mưa phân bổ không đều giữa các tháng trong năm, tập trung chủ yếu từ tháng 6 đến tháng 9 Vào mùa khô có năm đến hai tháng không có mưa nên cũng gây những khó khăn không nhỏ cho việc cung cấp nước tưới cho các loại cây trồng trên địa bàn huyện.Trong khi đó, vào mùa mưa thì tình trạng úng lụt vẫn xảy ra ở một số xã ven sông Thương và các xã có địa hình thấp Trước những khó khăn đó đòi hỏi cơ quan chức năng cần có những biện pháp hữu hiệu để vừa đảm bảo nước tưới trong mùa khô, nhưng cũng phải khắc phục tình trạng úng lụt trong mùa mưa
Mặt khác, vào tháng 1 hàng năm trên địa bàn huyện thường xảy ra rét đậm, rét hại nên có tác động xấu tới hoạt động sản xuất nông nghiệp tại địa phương (UBND huyện Yên Thế, 2016)
3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
3.1.2.1 Tình hình sử dụng đất đai của huyện Đất đai trong nông nghiệp là tư liệu sản xuất chủ yếu đặc biệt không thể thay thế được, đất đai vừa là tư liệu lao động vừa là đối tượng lao động Đó là thành phần quan trọng của môi trường sống, phân bố dân cư, xây dựng cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội Với sinh vật, đất đai không chỉ là môi trường sống mà là nguồn cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng Năng suất cây trồng, vật nuôi phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng đất đai
Theo số liệu thống kê của Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Yên Thế, năm 2016, tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 30.125,15ha, trong đó đất nông nghiệp chiếm 30,93%, đất lâm nghiệp chiếm 48,53%, đất chuyên dùng chiếm 7,01%, đất thổ cư chiếm 4,8%, đất chưa sử dụng chiếm 3,66% và đất phi nông nghiệp khác chiếm 5,07% Cụ thể số liệu qua bảng 3.1 có thể thấy tình hình sử dụng đất của huyện như sau:
Qua 3 năm, diện tích đất nông nghiệp có xu hướng ngày càng giảm năm
2015 là 9.317,07 ha giảm 0,1% so với năm 2014 (tương ứng với 0,04 ha).
Diện tích đất nông nghiệp giảm do nguyên nhân chủ yếu là việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất, chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, vật liệu xây dựng và chuyển sang làm đất ở Trong diện tích đất nông nghiệp thì đất trồng cây hàng năm chiếm phần lớn (56% vào năm 2016, diện tích đất này có xu hướng giảm qua các năm, bình quân 3 năm giảm 0,17% Nguyên nhân giảm là do một phần diện tích cây hàng năm, đặc biệt là một số diện tích trũng cấy 1 vụ không ăn chắc được chuyển sang nuôi trồng thủy sản
Diện tích đất trồng cây lâu năm sau một số năm đột biến tăng nhanh thì 3 năm trở lại đây đã có xu hướng giảm Bình quân 3 năm diện tích đất trồng cây lâu năm của huyện giảm 0,05% Nguyên nhân của tình trạng này do sự đầu tư cho cây vải thiều trên các diện tích đất vườn và đồi một cách ồ ạt theo phong trào trước đây làm diện tích đất trồng vải những năm trước đây chiếm khoảng 50% diện tích đất trồng cây lâu năm Nhưng trong 2-3 năm trở lại đây, vải thiều khi được mùa thì mất giá, khi được giá thì lại mất mùa, đầu ra cho quả vải thiều huyện Yên Thế còn gặp nhiều khó khăn Phần diện tích đất trồng cây lâu năm còn lại được thay thế bằng giống vải chín sớm hoặc chín muộn cho giá trị kinh tế cao hơn hoặc được tận dụng để lấy bóng mát chăn nuôi gà đồi.
Diện tích đất dùng cho nuôi trồng thủy sản có xu hướng tăng, bình quân 3 năm tăng 2,12% (bảng 3.1), tập trung cho việc phát triển diện tích ao nuôi cá thịt các loại như Rô phi đơn tính, cá mè, trắm cỏ Riêng diện tích đất nông nghiệp khác của huyện theo số liệu thống kê chưa đầy đủ của phòng Tài nguyên và Môi trường huyện qua 3 năm là không có nhiều thay đổi và chỉ chiếm 0,1% diện tích đất nông nghiệp Diện tích đất lâm nghiệp của huyện là khá lớn, chiếm 48,53% tổng diện tích đất tự nhiên năm 2016, tổng diện tích đất lâm nghiệp hầu như không thay đổi qua ba năm Nguyên nhân của việc giữ được diện tích đất lâm nghiệp như vậy là do hầu hết diện tích đất rừng được giao quyền sử dụng và quản lý cho các hộ gia đình, công ty lâm nghiệp và cơ quan kiểm lâm làm rừng sản xuất, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng, đặc biệt là năm 2015 huyện Yên Thế tiến hành quy hoạch và giao toàn bộ diện tích đất rừng thành đất sản xuất. Với các loại đất còn lại như đất chưa sử dụng, đất phi nông nghiệp khác cũng có biến đổi qua từng năm nhưng nhìn chung qua 3 năm là khá ổn định. Theo số liệu thống kê của Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Yên Thế, hầu hết diện tích đất đã được sử dụng với cơ cấu như sau:
Tóm lại, Yên Thế là huyện có diện tích đất đai tương đối rộng, với diện tích đất nông nghiệp chiếm 30,93% năm 2016 Đây là điều kiện thuận lợi giúp choYên Thế phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa theo hướng toàn diện Bên cạnh đó, diện tích đất lâm nghiệp tương đối lớn, chiếm gần 50% tổng diện tích là yếu tố quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế vườn đồi, vườn rừng phát triển,nhằm từng bước góp phần làm cho bức tranh kinh tế của huyện càng thêm khởi sắc Đây cũng là điều kiện tốt cho việc tạo ra các sản phẩm hàng hóa mũi nhọn trong nông, lâm nghiệp phù hợp với yêu cầu phát triển vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và cung cấp sản phẩm như gà đồi, gỗ rừng
Bảng 3.1 Tình hình sử dụng đất đai của huyện Yên Thế qua 3 năm 2014 – 2016
%) Tổng DT đất tự nhiên 30.125,1
99,9 4 - Đất trồng cây hàng năm 5.236,26 17,38
99,8 3 - Đất trồng cây lâu năm 3.857,55 12,81
Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Yên Thế (2017)
3.1.2.2 Tình hình dân số và lao động
Cùng với đất đai, lao động là yếu tố có vai trò đặc biệt quan trọng trong mọi quá trình sản xuất Vai trò này càng được thể hiện rõ hơn trong sản xuất nông nghiệp, khi mà trình độ cơ giới hóa còn chưa theo kịp đòi hỏi của thực tế sản xuất Dân số và lao động của huyện Yên Thế cũng có nhiều điểm chung với các huyện miền núi khác của tỉnh Bắc Giang
Tổng dân số của huyện năm 2016 là 97.796 người, tăng 1,29 % so với năm 2015 và 1,38% so với năm 2014 (bảng 3.2) Bình quân ba năm, dân số của huyện tăng 1,33% Số nhân khẩu nông nghiệp liên tục giảm (bình quân giảm 1,31%/năm) và số nhân khẩu phi nông nghiệp liên tục tăng (bình quân tăng 1,44%/năm) Tuy nhiên, số nhân khẩu trong nông nghiệp còn chiếm tỷ lệ khá cao 79,89% trong cơ cấu dân số toàn huyện năm 2016 Năm 2016, toàn huyện có 25.836 hộ, trong đó có 77,19% là hộ nông nghiệp Bình quân qua 3 năm tổng số hộ tăng lên 3,68%, số hộ nông nghiệp tăng chậm 1,17%, số hộ phi nông nghiệp tăng 5,49%
Cùng với sự gia tăng của nhân khẩu là sự gia tăng lực lượng lao động, qua ba năm chỉ tiêu này tăng 0,87% Trong đó, lao động nông nghiệp chiếm tỷ lệ khá cao (88,88% năm 2016) và lao động phi nông nghiệp đã tăng liên tục qua ba năm bình quân tăng 21,14% Số nhân khẩu/lao động ở mức 2,22 năm 2016, bình quân 3 năm tăng 0,46%
Bảng 3.2 Tình hình dân số và lao động của huyện Yên Thế qua 3 năm (2014 -2016)
II Tổng số hộ hộ
Một số chỉ tiêu bình quân
1 Nhân khẩu/hộ khẩu/ hộ 3,96 3,86 3,79 -
3 Nhân khẩu/LĐ khẩu/lđ 2,20 2,20 2,22 - 100,
7 100, 46 Nguồn: Chi cục thống kê huyện Yên Thế (2017)
3.1.2.3 Tình hình cơ sở vật chất kĩ thuật a Hệ thống giao thông
Thực hiện công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn nên những năm gần đây hệ thống giao thông của huyện đã và đang được quan tâm đầu tư, phát triển
Bảng 3.3 Hiện trạng hệ thống giao thông huyện Yên Thế
STT Chỉ tiêu Chiều dài (km)
1 Đường do TW, tỉnh quản lý 56 56 56
- Mới nâng cấp hoặc sửa chữa 23 27 30
2 Đường do huyện quản lý 61,7 61,7 61,7
Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Thực hiện nghiên cứu trên Sản phẩm nông nghiệp ngành trồng trọt: xã Canh Nậu, xã An Thương và xã Đồng Tâm Đây là những địa phương thuộc huyện Yên thế có thế mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp với những sản phẩm như: Gà đồi, Chè xanh, Vải…
3.2.2 Phương pháp thu thập thông tin
Thông tin thứ cấp là các loại thông tin đã được công bố bởi các các cơquan, tổ chức, là kết quả của nghiên cứu đã được thực hiện trên các phương tiện thông tin như sách, báo, mạng internet, đài, tivi… Thu thập thông tin đã công bố phải đảm bảo được độ tin cậy của số liệu, nguồn cung cấp số liệu phải có cơ sở pháp lý và cơ sở khoa học Việc thu thập thông tin thứ cấp được liệt kê cụ thể qua bảng sau:
Bảng 3.5 Nguồn thu thập thông tin thứ cấp
- Cơ sở thực tiễn về quản lý VSATTP nói chung và
VSATTP trong sản xuất nông nghiệp nói riêng.
- Các bài viết, các thảo luận, bài báo có liên quan đến đề tài
- Các luận văn có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
- Liệt kê các số liệu thông tin cần thiết có thể thu thập, hệ thống hóa theo nội dung hay địa điểm thu thập và dự kiến
- Tình hình phát triển - Báo cáo kết quả KT- XH kinh tế xã hội của của tỉnh qua các năm. tỉnh Bắc Giang
- Thực trạng quản lý - Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ quản lý VSATTP
VSATTP trong lĩnh trong lĩnh vực nông nghiệp vực nông nghiệp của - Báo cáo tình hình VSATTP tỉnh trên địa bàn tỉnh
- Định hướng và giải - Chính sách về quản lý pháp để tăng cường VSATTP trong lĩnh vực nông công tác quản lý nghiệp
VSATTP trong lĩnh - Niên giám thống kê vực nông nghiệp
- Chi cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản
- Chi cục an toàn VSTP cơ quan cung cấp thông tin
- Liên hệ với các cơ quan cung cấp thông tin
- Tiến hành thu thập bằng ghi chép, sao, chụp lại
- Kiểm tra tính thực tế của thông tin qua kiểm tra
3.2.2.2 Thông tin sơ cấp Để phục vụ cho việc nghiên cứu, tôi đã tiến hành xây dựng phiếu điều tra phỏng vấn cho các đối tượng điều tra, phỏng vấn cán bộ thực hiện công tác quản lý VSATTP trong sản xuất nông nghiệp từ tỉnh xuống huyện, cụ thể: SởNông nghiệp và phát triển nông thôn (các phòng nghiệp vụ), Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (thanh tra sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, thanh tra Chi cục bảo vệ thực vật, thanh tra Chi cục thú y), Chi cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, để thấy thực trạng công tác quản lý về ATVSTP trong sản xuất nông nghiệp Ngoài ra chúng tôi còn tiến hành thu thập số liệu từ Chi cục quản lý theo tỉnh thành, cán bộ các đơn vị quản lý nhiều tỉnh Diễn biến ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, chế biến ở bếp ăn tập thể và các đối tượng điều tra là người tiêu dùng để biết được mức độ hiểu biết của người tiêu dùng về vấn đềATVSTP trong lĩnh vực nông nghiệp, mối quan tâm của họ đến vấn đề
ATVSTP và mức độ an tâm (tin tưởng) của người tiêu dùng đến thực phẩm từ sản xuất nông nghiệp hiện nay như thế nào và việc đánh giá chủ quan của người tiêu dùng về công tác quản lý về ATVSTP trong lĩnh vực nông nghiệp hiện nay ở Bắc Giang
Từ các phiếu điều tra, phỏng vấn, thu thập số liệu sơ cấp để có được các nhận xét đánh giá về tình hình thực hiện quản lý nhà nước về ATVSTP trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
Bảng 3.6 Nguồn thu thập thông tin sơ cấp
Loại mẫu Đối tượng Số
Nội dung thu thập phỏng vấn
1 Cơ quan - Phòng quản lý về NN&PTNT VSATTP huyện trong sản xuất nông nghiệp
2 Người - Người sản xuất sản xuất
3 Người Người kinh doanh kinh doanh vật tư nông nghiệp mẫu
10 - Số lượng, trình độ cán bộ quản lý
- Tình hình đảm bảo vệ sinh ATTP trong chăn
- Tình hình đảm bảo vệ sinh ATTP trong lĩnh vực trồng trọt
- Việc thanh, kiểm tra và xử lý vi phạm, tuyên truyền…
- Công tác tập huấn, phổ biến kiến thức và các quy trình sản xuất nông nghiệp đảm bảo VSATTP
- Tham mưu xây dựng văn bản, chế độ về
90 - Kiến thức và thực hành về VSATTP
- Chấp hành quy định về VSATTP trong lĩnh vực nông nghiệp
- Đánh giá về công tác Tuyên truyền, phố biến các quy định về VSATTP trong lĩnh vực NN.
10 - Hiểu biết về Quy định VSATTP trong lĩnh vực nông nghiệp
- Đánh giá về công tác Tuyên truyền, phố biến các quy định về VSATTP trong lĩnh vực NN.
Phương pháp PRA bao gồm các nội dung: thảo luận về vấn đề VSATTP tại các điểm nghiên cứu, cây vấn đề xác định các khó khăn đối với người dân về VSATTP trong sản xuất nông nghiệp như thiếu hiểu biết về VSATTP trong sản xuất, thiếu kiến thức, hạn chế về trình độ sản xuất nông nghiệp theo các tiêu chuẩn sạch Cây mục tiêu, xác định các mục tiêu để đề xuất các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn để đạt được các mục tiêu nhằm sản xuất nông nghiệp đạt tiêu chuẩn VSATTP…Ngoài ra còn để phân tích thực trạng bộ máy quản lý, tìm hiểu các vấn đề tồn tại, nguyên nhân dẫn đến tồn tại đó, qua đó nhận định các giải pháp tháo gỡ phù hợp.
3.2.3 Phương pháp xử lý số liệu
Các thông tin, số liệu thu thập được từ các báo cáo, kết quả điều tra, được tổng hợp, xử lý, hiệu chỉnh bằng cách thống kê, phân tổ, … trên cơ sở hỗ trợ của máy vi tính và phần mềm Excel
Mô tả về bộ máy quản lý về VSATTP trong lĩnh vực nông nghiệp, số lượng cán bộ, kết quả hoạt động của cơ quan quản lý: kết quả thanh tra, kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm, số lượng đơn vị vi phạm về điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm và số vụ ngộ độc thực phẩm trong địa bàn tỉnh Bắc Giang.
Phương pháp so sánh để làm rõ sự khác biệt của bộ máy quản lý, kết quả hoạt động của công tác quản lý VSATTP, nguồn nhân lực trong quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm trong sản xuất nông nghiệp trong 3 năm 2014 – 2016 Cụ thể:
- Các cơ quan phối hợp quản lý VSATTP trong 3 năm, số lượng cán bộ tham gia phối hợp quản lý;
- Số buổi tuyên truyền về VSATTP trong lĩnh vực nông nghiệp qua các năm, so sánh giữa việc thực hiện và kế hoạch; các vụ vi phạm VSTTTP; kết quả xử lý; số cơ sở vi phạm, số tiền nộp phạt
- Số lượng, chủng loại sản phẩm nông nghiệp đạt quy định về VSATTP…
3.2.4.3 Phân tích thể chế Đánh giá chức năng, nhiệm vụ của cơ quan quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp
3.2.4.4 Phương pháp chuyên gia Đi sâu đánh giá điển hình về kiến thức, thực hành của cán bộ làm công tác quản lý ATTP trong lĩnh vực nông nghiệp và người sản xuất, chế biến, kinh doanh và người tiêu dùng ở các điểm nghiên cứu, qua đó nhận định vấn đề nổi cộm, điển hình đi sâu phân tích tìm ưu điểm và tồn tại, nhận định nguyên nhân để có giải pháp thích hợp
3.2.5 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu
- Nhóm chỉ tiêu phản ánh về số lượng và trình độ cán bộ làm công tác VSATTP trong sản xuất nông nghiệp
+ Hiệu quả công việc của cán bộ
- Nhóm phản ánh về quy mô trong quản lý
+ Cơ chế chính sách: Các văn bản quy phạm pháp luật về ATTP trong lĩnh vực nông nghiệp
+ Nguồn lực: Số lượng kinh phí đầu tư cho ATVSTP trong lĩnh vực nông nghiệp, số lượng cán bộ làm công tác quản lý qua các năm
- Nhóm chỉ tiêu phản ánh hoạt động quản lý về VSATTP trong sản xuất nông nghiệp
+ Đào tạo, bồi dưỡng: Số lượng cán bộ được đào tạo, số lớp tập huấn được tổ chức
+ Thông tin, truyền thông: Số lượng kênh thông tin tuyên truyền, số lượng bài viết, tin đưa
+ Kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm: Số đoàn thanh kiểm tra được thành lập, số cơ sở được kiểm tra, số cơ sở vi phạm, số cơ sở bị xử lý xử phạt, số lần thanh kiểm tra
+ Cấp phép về VSATTP trong sản xuất nông nghiệp: Số cơ sở được cấp phép đủ điều kiện VSATTP, tiếp nhận công bố hợp quy
+ Công tác xét nghiệm: Số phòng xét nghiệm đạt chuẩn, số lượng chỉ tiêu làm xét nghiệm, số lượng mẫu làm xét nghiệm.
Kết quả nghiên cứu
Tình hình quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Yên Thế
4.1.1 Tổ chức quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất nông nghiệp Hiện nay, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh là cơ quan đầu mối tham mưu trực tiếp cho UBND tỉnh về quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất nông nghiệp Các chi cục: Quản lý chất lượng Nông lâm thủy sản; Chăn nuôi và thú y; Trồng trọt và BVTV; Trung tâm khuyến nông là các cơ quan chuyên môn trực thuộc Sở NN&PTNT có chức năng và nhiệm vụ tham mưu trực tiếp về chuyên môn trong sản xuất nông nghiệp, giúp cho Sở NN&PTNT trong quản lý VSATTP trong sản xuất
Chi cục quản lý chất lượng Nông lâm thủy sản là đấu mối tham mưu, tổng hợp giúp Giám đốc sở NN&PTNT quản lý Nhà nước về chất lượng, an toàn thực phẩm thuộc quản lý của Sở NN&PTNT; Thực hiện quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản và muối; Thực hiện thanh tra, kiểm tra chuyên ngành về chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản theo quy định;
Chi cục Chăn nuôi thú y có trách nhiệm hướng dẫn sản xuất chăn nuôi đảm bảo VSATTP; Quản lý giống vật nuôi; Quản lý thức ăn và môi trường chăn nuôi; Phòng, chống dịch bệnh động vật; Xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật; Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y; Quản lý thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y; thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về chăn nuôi, thú y theo quy định của pháp luật Chi cục Trồng trọt và BVTV có trách nhiệm quản lý sản xuất trồng trọt đảm bảo VSATTP; Quản lý phân bón; Quản lý sử dụng đất sản xuất nông nghiệp; Bảo vệ thực vật; Kiểm dịch thực vật; Quản lý thuốc bảo vệ thực vật; Tổ chức, thực hiện công tác quản lý ATTP, bảo vệ môi trường trong lĩnh vực trồng trọt và bảo vệ thực vật; Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực trồng trọt và BVTV theo quy định của pháp luật Trung tâm Khuyến nông chủ trì xây dựng chương trình, tài liệu hướng dẫn khuyến nông; tổ chức tập huấn kỹ thuật, nghiệp vụ cho cán bộ, cộng tác viên khuyến nông các cấp và nông dân; Hướng dẫn về nội dung, phương pháp hoạt động khuyến nông cho các cơ quan, đơn vị tham gia hoạt động khuyến nông;
Chi cục quản Chi cục Chăn Chi cục Trung tâm Chi cục phát Trung tâm lý chất lượng nuôi và Thú trồng trọt khuyến nông triển nông giống cây
NLTS Y và BVTV thôn trồng
Phòng NN&PTNT cấp huyện
Ban Nông nghiệp cấp xã
Sơ đồ 4.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý VSATTP trong sản xuất nông nghiệp tỉnh Bắc Giang
Nguồn: Sở nông nghiệp & PTNT tỉnh Bắc Giang (2017)
Phòng Nông nghiệp và PTNT cấp huyện có trách nhiệm xây dựng kế hoạch và thực hiện các chương trình, kế hoạch về sản xuất nông nghiệp đảm bảo VSATTP do cấp trên yêu cầu và hướng dẫn, chỉ đạo các xã thực hiện các nội dung về đảm bảo VSATTP trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn. Để đánh giá công tác tổ chức bộ máy quản lý chất lượng VSATTP trên địa bàn tỉnh Chúng tôi tiến hành điều tra các cán bộ làm công tác quản lý VSATTP từ cấp tỉnh đến cấp xã Kết quả như sau:
Bảng 4.1 Ý kiến đánh giá về tổ chức bộ máy quản lý VSATTP trên địa bàn huyện Yên Thế Ý kiến (n )
Hợp lý Tỷ lệ Chưa Tỷ lệ
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017) Kết quả điều tra cho thấy, đa số các cán bộ đều cho rằng tổ chức bộ máy quản lý VSATTP trong sản xuất nông nghiệp là hợp lý với 16 ý kiến, tương ứng
80% Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn 4 ý kiến cho rằng chưa hợp lý, đặc biệt là cán bộ cấp tỉnh Các ý kiến cho rằng cơ cấu bộ máy quản lý sản xuất nông nghiệp cấp tỉnh còn rườm rà, nhiều lúc, nhiều nơi nhiệm vụ vẫn còn chồng chéo, không phân rõ trách nhiệm dẫn đến các đơn vị thực hiện không hiệu quả.
4.1.2 Công tác xây dựng văn bản, các quy hoạch, kế hoạch a Xây dựng văn bản QPPL, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
Trong giai đoạn 2014 – 2016, Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh
Bắc Giang đã xây dựng dựng 40 văn bản quy phạm pháp luật, 02 tiêu chuẩn kỹ thuật về quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Tham mưu cho UBND tỉnh ban hành quyết định Quyết định số 40/QĐ-UBND ngày 14 /01/2014 và Quyết định số 41/QĐ-UBND ngày 14 /01/2014 của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang thành lập 02 đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra, giám sát các loại vật tư nông nghiệp trong quá trình sản xuất, lưu thông trên thị trường Ban hành Quyết định số 119/QĐ-SNN ngày 15/4/2014 của Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT về việc thành lập đoàn kiểm tra liên ngành ATTP năm; thành lập 07 đoàn kiểm tra chuyên ngành trong đó: Chi cục Thú Y 04 đoàn; Chi cục BVTV 01 đoàn; Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản 01 đoàn, Chi cục thủy sản 01 đoàn kiểm tra đánh giá các cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và nông, lâm, thủy sản
Ngoài ra, Sở NN&PTNT đã trình UBND tỉnh số 188/TTr-SNN ngày 26 tháng 11 năm 2015 về việc ban hành quyết định phân công, phân cấp kiểm tra cơ sở kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra chứng nhận cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang Tham mưu cho UBND tỉnh thành lập 02 đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra, giám sát các loại vật tư nông nghiệp trong quá trình sản xuất, lưu thông trên thị trường (Quyết định số 2151/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2014 về việc thành lập đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, thủy sản năm 2015; Quyết định số 2150/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2014 về sản xuất kinh doanh phân bón và thuốc BVTV). Thành lập 02 đoàn Thanh, kiểm tra liên ngành của Sở Nông nghiệp và PTNT (Quyết định số 100/QĐ-SNN ngày 16/3/2015 thành lập đoàn Thanh tra chuyên ngành về ATTP nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh BG; Quyết định số 148/QĐ-SNN ngày 14/4/2015 về việc thành lập đoàn kiểm tra liên ngành ATTP năm 2015) Thực hiện Thanh kiểm tra của 05 đoàn kiểm tra chuyên ngành gồm: Chi cục Thú Y 01 đoàn; Chi cục BVTV 01 đoàn; Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản 01 đoàn; Chi cục Lâm nghiệp 01 đoàn; Chi cục Thủy sản 01 đoàn kiểm tra đánh giá các cơ sở sản xuất, kinh doanh phân bón, vật tư nông nghiệp và nông, lâm, thủy sản. b Xây dựng quy hoạch, kế hoạch, mô hình sản xuất NLTS an toàn
Sở NN&PTNT tỉnh Bắc Giang đã xây dựng đề án quy hoạch các cơ sở giết mổ tập trung giai đoạn 2013-2020, tầm nhìn đến 2025; Quy hoạch phát triển chăn nuôi tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 trình UBND tỉnh phê duyệt
Ngoài ra, chỉ đạo thực hiện 40 mô hình sản xuất nông lâm thủy sản an toàn trong đó có 32 mô hình 3 giảm, 3 tăng trên cây lúa; 02 mô hình "Bảo tồn ứng dụng đa dạng sinh học và giảm thiểu nguy cơ sử dụng thuốc BVTV gắn với xây dựng tiêu chí nông thôn mới; 2 mô hình khoai tây làm đât tối thiểu; Thực hiện 22 mô hình (tổ hợp tác) sản xuất vải thiều phù hợp với quy trình sản xuất an toàn
VietGAP với tổng diện tích 315,713 ha tại xã Đông Hưng huyện Lục Nam; 02 mô hình với quy mô 50 ha tại xã Phúc Hòa - Tân Yên; Nghĩa
Hồ - Lục Ngạn; 01 mô hình nuôi thủy sản theo hướng an toàn sinh học; 05 mô hình sản xuất rau an toàn với quy mô 60 ha theo đề án Phát triển sản xuất rau an toàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2013 - 2015 Xây dựng 2 chuỗi nông sản theo tiêu chuẩn VietGAP, Chuỗi Rau cần Hoàng Lương; 01 mô hình thủy sản an toàn sinh học với diện tích 1 ha; 02 mô hình chăn nuôi gà an toàn quy mô 5000 con; xây dựng 01 chuỗi sản xuất, kinh doanh gà đồi Yên Thế, quy mô sản xuất 480.000 con/năm Xây dựng kế hoạch số 16/KH-SNN ngày 01 tháng 4 năm 2014 về việc triển khai
"Tháng hành động vì chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm" của Sở Nông nghiệp và PTNT; Kế hoạch số 35/KH-SNN ngày 01 tháng 8 năm 2014 về xây dựng Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật về an toàn thực phẩm theo chuỗi sản phẩm rau, củ, quả và chè
Bên cạnh đó, các đơn vị, phòng ban đã chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ chuyên môn thuộc lĩnh vực quản lý, phân công nhiệm vụ theo Quyết định số 85/QĐ–SNN ngày 09 tháng 3 năm
2012 về việc phân công tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản thuộc phạm vi quản lý của Sở Nông nghiệp và PTNT
4.1.3 Công tác thông tin tuyên truyền về VS ATTP
Hàng năm, thực hiện các kế hoạch của UBND tỉnh Bắc Giang về triển khai công tác đảm bảo VSATTP trong lĩnh vực nông nghiệp Sở nông nghiệp Bắc Giang đã ban hành kế hoạch tuyên truyền về an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp trên Đài PTTH tỉnh
Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất nông nghiệp
4.2.1 Các chủ trương, chính sách, quy định về VSATTP
Hệ thống cơ chế chính sách lĩnh vực VSATTP trong sản xuất nông nghiệp được thực hiện đồng bộ từ trung ương đến địa phương Hệ thống chính sách pháp luật quy định về VSATTP tỉnh Bắc Giang thực hiện theo quy định chung của Luật an toàn thực phẩm, các Thông tư hướng dẫn của Bộ Y tế, Bộ nông nghiệp và phát triển Nông thôn có cụ thể hóa tại địa bàn tỉnh nói chung, địa bàn huyện yên Thế nói riêng Đối với mỗi hoạt động đều có các văn bản quy định để thực hiện, kèm theo các mẫu biểu như: quyết định, mẫu biên bản, mẫu đơn, giấy chứng nhận, xác nhận… tạo tính thống nhất trong quá trình thực hiện Đầu tiên là gửi hồ sơ đăng ký đến cuối cùng là cấp chứng nhận đều có quy định cụ thể làm hành lang pháp lý cho hoạt động này.
Với việc không ngừng hoàn thiện hệ thống văn bản chính sách về VSATTP là căn cứ để quản lý nhà nước về lĩnh vực này ngày càng có dấu hiệu tích cực Tuy nhiên trong quá trình triển khai thực hiện, phát hiện ra những chống chéo, ít hiệu quả lại đòi hỏi phải tiếp tục hoàn thiện hơn nữa hệ thống văn bản từ trung ương đến địa phương để đưa hoạt động VSATTP đạt được những mục tiêu đã đề ra.
Từ năm 2014 đến nay huyện Yên Thế thực hiện ổn định theo các chế độ chính sách về VSATTP Ngoài ra thực hiện theo chiến lược, kế hoạch dài hạn đã xây dựng như: Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia về vệ sinh an toàn thực phẩm, giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn 2030, đã ban hành năm 2012.
Kết quả đánh giá của cán bộ quản lý Nhà nước về các cơ chế, chính sách VSATTP cho thấy đối với các cán bộ cấp Sở, cán bộ cấp huyện, xã có đánh giá cao về sự phù hợp và kịp thời của các chính sách Trong khi đó, đối với cán bộ Chi cụcATVSTP là đơn vị trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quản lý có đánh giá thấp hơn.
Bảng 4.25 Đánh giá của cán bộ quản lý và người dân về cơ chế chính sách về VSATTP
3 Chính sách có tính ổn đinh
Chính sách có hướng dẫn
Quản lý Người sản Người kinh
SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ (n ) (%) (n) (%) (n) (%)
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017)
4.2.2 Nguồn lực trong quản lý VSATTP
Là yếu tố quan trọng trong hoạt động quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm Trình độ của cán bộ làm công tác phù hợp với chuyên ngành được quản lý, giúp cho cán bộ quản lý cư xử đúng mực, nhanh nhẹn nắm bắt các thông tin, khả năng phân tích thông tin để đưa ra các quyết định đúng đắn, kịp thời Bởi vậy việc lựa chọn cán bộ có trình độ học vấn và trình độ chuyên môn phù hợp giúp cho hoạt động quản lý có hiệu quả Hiện nay, nguồn nhân lực trong bộ máy quản lý nhà nước về VSATTP ở Yên Thế đã được hình thành đầy đủ ở các tuyến, tuy nhiên do trình độ cán bộ, kinh nghiệm công tác có ảnh hưởng nhiều đến hoạt động quản lý, cụ thể:
- Tuyến huyện: Có 10 cán bộ làm công tác an toàn vệ sinh thực phẩm Số cán bộ này đã được đào tạo kiến thức ATVSTP nhưng chưa đồng đều (do thuyên chuyển công tác), một số chưa đảm bảo năng lực thực thi nhiệm vụ (do ít kinh nghiệm trong công tác chuyên môn)
- Tuyến xã: Có 78 cán bộ làm công tác ATVSTP của 21 xã phường,trong đó mỗi xã một cán bộ làm chuyên trách ATVSTP nhưng đều kiêm nhiệm,không có chuyên trách chương trình VSATTP riêng biệt, ngoài ra cộng tác viên an toàn vệ sinh thực phẩm mỗi xã có 1 người, có 3 xã điểm có 02 công tác viên nhưng phần lớn hoạt động chưa hiệu quả, công tác tuyên truyền an toàn vệ sinh thực phẩm của nhóm này chưa thường xuyên, liên tục Đội ngũ cán bộ chuyên trách đã được bổ sung, đào tạo tập huấn hàng năm Tuy nhiên, đánh giá mức độ hoàn thành công việc chưa được cao và số lượng, trình độ chuyên môn của một bộ phận cán bộ chưa đáp ứng được yêu cầu công việc
Nguồn tài chính là điều kiện cần thiết để duy trì bộ máy quản lý nhà nước và triển khai các hoạt động trong quản lý nhà nước về VSATTP Nguồn kính phí để đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đào tạo nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ Cơ chế tài chính phù hợp không những khuyến khích, động viên đội ngũ cán bộ làm có nhiệt tình, hăng say, yên tâm trong công tác từ đó nâng cao hiệu quả quản lý mà còn phát triển và đẩy mạnh các hoạt động chuyên môn như mở rộng hệ thống kiểm nghiệm về VSATTP, đầu tư trang thiết bị cần thiết cho hoạt động tuyên truyền, tập huấn , thanh kiểm tra Ngoài ra, nguồn kinh phí cho duy trì bộ máy quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm qua các năm chủ yếu đầu tư cho bộ máy quản lý hành chính, mua sắm trang thiết bị và chưa có nguồn vốn chi cho các hoạt động thường xuyên hàng năm Thiếu kinh phí hoạt động đã làm giảm hiệu quả QLNN.
4.2.3 Ý thức của người sản xuất, người tiêu dùng Để hiểu rõ hơn hiệu quả của công tác thông tin, giáo dục truyền thông, nghiên cứu tiến hành trên 120 đối tượng, bao gồm lãnh đạo, quản lý nhà nước (16,67%); Người kinh doanh vật tư nông nghiệp (8,33%); Hộ sản xuất thu được kết quả như sau: Nhóm lãnh đạo quản lý nhà nước về ATVSTP: có 85% cán bộ có hiểu biết đúng kiến thức ATTP, đạt so với chỉ tiêu thực hiện của tỉnh Trong khi, tỷ lệ người có hiểu biết đúng về kiến thức ATVSTP trong nhớm người sản xuất là 57 người trong số 90 hộ được điều tra chiếm 63,33%, người kinh doanh là 70,0% Tất cả đều chưa đạt mục tiêu nâng cao kiến thức về ATTP chung toàn huyện
Biểu đồ 4.1 Thực trạng hiểu biết về vệ sinh ATTP trên địa bàn huyện yên Thế
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017)
Xuất phát từ việc nhóm lãnh đạo, quản lý nhà nước về ATVSTP là nhóm cần có những hiểu biết đúng và đầy đủ về kiến thức VSATTP nhằm thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nước về VSATTP Tuy nhiên, kết quả công tác tập huấn, tuyên truyền chưa tốt Phần lớn người sản xuất, người kinh doanh và người tiêu dùng đều không hiểu biêt đúng về VSATTP gây hạn chế trong công tác quản lý và đảm bảo VSATTP của huyện Đối với mục tiêu thực hành đúng về VSATTP, cả 3 nhóm đối tượng nghiên cứu đều không đạt được kết quả Nhóm lãnh đạo quản lý nhà nước về ATTP có tỷ lệ cao nhất trong các nhóm về thực hành đúng Tuy nhiên, xem xét khoảng cách giữa hiểu đúng lý thuyết và thực hành đúng thì nhóm lãnh đạo quản lý nhà nước có khoảng cách xa nhất Vẫn tồn tại bộ phận cán bộ chưa vận dụng lý thuyết vào trong thực hành, vận dụng.
Qua đó, thấy được nhận thức của lãnh đạo quản lý nhà nước, người sản xuất, người kinh doanh và người tiêu dùng về vấn đề VSATTP chưa cao Còn trên 30% nhận thức chưa đúng và thực hành chưa đúng Đây là cản trở lớn trong công tác quản lý Nhà nước về VSATTP và cần phải được khắc phục.
4.2.4 Sự phối kết hợp giữa các cơ quan quản lý
Việc phân cấp chưa rõ ràng, cụ thể dẫn đến quản lý chồng chéo trong quản lý:
- Nhiều cơ quan cùng quản lý 1 cơ sở, cùng 1 lúc tiến hành thanh tra, kiểm tra, cấp phép đã gây khó khăn, tạo áp lực cho cơ sở thực phẩm
- Sự phối hợp giữa các ngành còn mang tính bị động, chưa có quy chế phối hợp, chưa có kế hoạch chủ động phối hợp, sự phối hợp không thường xuyên, liên tục Sở Y tế là cơ quan thường trực của BCĐ liên ngành về ATVSTP, chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về sự thống nhất quản lý nhà nước Tuy nhiên, Sở Công thương và Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn là cơ quan ngang cấp, nên khi có sự cố mất an toàn vệ sinh thực phẩm xảy ra trên địa bàn, Sở Y tế phải báo cáo UBND tỉnh đề nghị UBND chỉ đạo sự phối hợp của các ngành liên ngành gây mất thời gian trong việc giải quyết những vấn đề cấp bách cần giải quyết ngay.
Giải pháp tăng cường quản lý VSATTP trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Yên Thế
Để nâng cao hiệu quả quản lý VSATTP trong sản xuất nông nghiệp thì những vấn đề cần phải can thiệp hiện nay chủ yếu là tăng cường truyền thông các kiến thức, quy định bảo đảm VSATTP cho người sản xuất, chế biến, người tiêu dùng, quản lý chặt chẽ cả dây truyền thực phẩm với sự phối hợp của các ngành và sự tham gia của cả cộng đồng Trong việc truyền thông, cần chú trọng cung cấp các thông tin hữu ích như: đưa tin về thực trạng, hướng dẫn chọn lựa thực phẩm an toàn, các thông tin về các loại hóa chất có trong thực phẩm, đưa tin về kiểm ra, xử lý vi phạm, thực trạng, hướng dẫn chọn lựa thực phẩm an toàn, các thông tin về các loại hóa chất có trong thực phẩm Những vấn Nhà nước cần ưu tiên giải quyết là phải tăng cường thanh kiểm tra, giám sát cả quá trình sản xuất, chế biến, lưu thông; quản lý tốt các nguyên lưu liệu đầu vào, phụ gia thực phẩm, các hóa chất và thuốc dùng trong nông nghiệp Song song với vấn đề đó, các cơ quan quản lý cần phải tập huấn, hướng dẫn cho người sản xuất, dịch vụ ăn uống về quy trình sản xuất thực phẩm an toàn, xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm Một vấn đề quan trọng khác là cần phải xây dựng và hệ thống văn bản pháp quy hoàn chỉnh.
4.3.1 Hoàn thiện khung pháp lý, cơ chế chính sách
Các văn bản hướng dẫn đã ban hành còn nhiều chồng chéo, bất cập: Một cơ sở thực phẩm do nhiều ngành cùng quản lý thì khó thống nhất, gây chồng chéo, khó thực hiện Vì vậy, cần tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về VSATTP cho phù hợp với tình hình thực tế tại Việt Nam.
Rà soát và tổ chức xây dựng mới/chuyển đổi để hình thành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đảm bảo phủ kín toàn bộ chuỗi quản lý theo phân công, đảm bảo hài hòa với các quy định quốc tế và phù hợp với thực tế sản xuất của Việt Nam
Nghiên cứu, đề nghị cơ chế tài chính phù hợp với đặc thù của ngành Y tế như thu phạt, thu lệ phí về VSATTP phải có cơ chế trích lại một phần kinh phí để hỗ trợ nâng cao năng lực hệ thống quản lý VSATTP và phục vụ công tác chuyên môn.
Xây dựng văn bản quy định về trang phục, chế độ cho cán bộ thanh tra chuyên ngành về VSATTP
4.3.2 Tăng cường nguồn nhân lực cho công tác quản lý về VSATTP
Hệ thống thanh tra chuyên ngành VSATTP chưa hình thành đồng bộ từ Trung ương đến địa phương, do đó chưa phát huy được hiệu quả của hoạt động thanh kiểm tra Cần bổ sung đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về VSATTP đồng thời nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ
- Xây dựng kế hoạch quy hoạch, tuyển dụng đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra chuyên ngành VSATTP hàng năm nhằm đáp ứng được khối lượng công việc và phù hợp với mức độ gia tăng, phát triển của các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm
- Bổ sung các chức danh còn thiếu đối với Chi cục ATVSTP
- Bổ sung đội ngũ cộng tác viên cấp cơ sở, đặc biệt là đội ngũ cộng tác viên cho các bếp ăn tập thể
- Đào tạo nâng cao trình độ, hiểu biết và thực hành của đội ngũ cán bộ quản lý VSATTP
- Đào tạo nâng cao năng lực kiển nghiệm của các kiểm nghiệm viên ở tuyến tỉnh, đáp ứng yêu cầu quản lý trong giai đoạn hiện nay
- Tập trung đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn của thanh tra viên, kiểm tra viên trong sử dụng trang thiết bị
- Đào tạo, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý
VSATTP trong những trường hợp khẩn cấp
4.3.3 Hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý, thanh tra, kiểm tra
Xây dựng và nâng cao năng lực của hệ thống tổ chức quản lý VSATTP từ cấp tỉnh đến từng địa phương, cơ sở Đào tạo, tập huấn, khảo sát, trao đổi kinh nghiệm về quản lý, kiểm nghiệm và nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra VSATTP;thường xuyên tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định vềVSATTP và đánh giá việc thực hiện kế hoạch hàng năm là hết sức cần thiết Tư vấn hướng dẫn các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm áp dụng quản lý chất lượng VSATTP theo tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt (GMP), thực hành vệ sinh tốt (HHP), cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc 10 nhóm thực phẩm có nguy cơ cao Tiến hành xây dựng mô hình tiên tiến về VSATTP và tổ chức duy trì hoạt động hệ thống cộng tác viên ở các xã, phường, thị trấn
- Chuẩn hoá các chức danh, kiện toàn bộ máy tổ chức của các Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm tuyến tỉnh/ thành phố trực thuộc trung ương, theo hướng dẫn thông tư số 12/TTLT-BNV-BYT, mỗi chi cục có 01 Chi cục trưởng và 02 phó chi cục trưởng
- Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống quản lý cấp huyện về vệ sinh an toàn thực phẩm
- Nhanh chóng kiện toàn và ổn định tổ chức thanh tra chuyên ngành tại các đơn vị được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành về VSATTP
- Công tác thanh kiểm tra cần được xây dựng kế hoạch cụ thể, khi triển khai cần thực hiện theo nguyên tắc:
+ Tăng cường kiểm tra cơ sở thực hiện không tốt, cơ sở vi phạm, cả về tần suất/ năm, và kiểm tra toàn diện, chi tiết, các cơ sở thực hiện tốt sẽ ít kiểm tra hơn.
+ Đối với cơ sở kinh doanh, trang trại, hộ sản xuất cần có kế hoạch kiểm tra, giám sát thường xuyên
+ Đối với các lễ hội có ăn uống … cần có cán bộ theo dõi, kiểm tra trong cả giai đoạn từ khâu chuẩn bị đến lúc ăn uống
- Các đơn vị quản lý phải thiết lập hồ sơ cơ sở thực phẩm trên địa bàn phụ trách và xác định tần suất thanh, kiểm tra đối với mỗi cơ sở
+ Đối với thanh, kiểm tra liên ngành cần tập trung vào các cơ sở thực phẩm chưa được quản lý VSATTP; đưa các cơ sở này vào diện quản lý về VSATTP.
+ Cần kiểm tra chặt chẽ chất lượng VSATTP của thực phẩm chế biến đưa từ tỉnh ngoài vào thị trường trong huyện Yên Thế, đặc biệt là sản phẩm của cơ sở nhỏ, chưa có thương hiệu
- Tăng cường phối hợp giữa các cấp, các ngành trong công tác thanh tra, kiểm tra VSATTP Hỗ trợ đội ngũ cán bộ quản lý cấp cơ sở trong trường hợp xảy ra NĐTP nhằm báo cáo nhanh và tìm ra nguyên nhân chính xác.
4.3.4 Nâng cấp cơ sở vật chất, nguồn vốn phục vụ quản lý về VSATTP
Do phạm vi đối tượng thanh tra ngày càng mở rộng, tính chất và mức độ công việc ngày càng phức tạp, việc áp dụng các trang thiết bị chuyên dùng trong công tác thanh tra, kiểm tra VSATTP là rất quan trọng, đặc biệt là trong việc so sánh, theo dõi, đối chiếu nhằm đánh giá rủi ro trong hoạt động đảm bảo ATVSTP của các đối tượng thanh tra Huy động nguồn lực từ bên ngoài tham gia QL về ATVSTP Tăng cường huy động các nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi để đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, nâng cao năng lực quản lý chất lượng ATVSTP Hiện tại, phần lớn cơ quan thực hiện quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm chưa có trụ sở làm việc riêng, phương tiện phục vụ cho công tác thanh, kiểm tra còn hạn chế.
4.3.5 Tăng cường công tác giáo dục, truyền thông
Giáo dục truyền thông được coi là nhiệm vụ trung tâm, đi trước một bước và xuyên suốt trong các hoạt động quản lý vì chất lượng VSATTP Thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn vệ sinh thực phẩm nhằm nâng cao nhận thức về an toàn vệ sinh thực phẩm, thay đổi hành vi, phong tục, tập quán sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt, ăn uống lạc hậu gây mất an toàn thực phẩm, góp phần bảo vệ sức khỏe, tính mạng con người; đạo đức kinh doanh, ý thức trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất , kinh doanh với sức khỏe, tính mạng của người tiêu dùng