Cơ sở lý luận và thực tiễn về giải pháp giảm nghèo cho các hộ dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện yên thế tỉnh Bắc Giang
Cơ sở lý luận
2.1.1 Khái niệm về giảm nghèo, chuẩn hộ nghèo, hộ nghèo dân tộc thiểu số
Một số quan điểm trong cách tiếp cận giảm nghèo: Xác định người giàu, người nghèo là một việc khó vì nó gắn với từng quốc gia, từng thời điểm và được xét dưới nhiều góc độ khác nhau Nhìn nhận và tiếp cận đúng về nghèo giúp các nhà hoạch định chính sách đưa ra các chính sách giảm nghèo có tính bền vững hơn Dưới đây là hai cách tiếp cận giảm nghèo đã và đang được sử dụng hiện nay: a Tiếp cận thông qua thu nhập
Trong một thời gian dài các nhà kinh tế và nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra quan điểm về nghèo theo quan điểm định lượng nhằm đơn giản hóa việc xác hoạch định chính sách về nghèo đói, cụ thể nghèo chủ yếu được xét trên khía cạnh thu nhập Một số quan điểm về nghèo thường được trích dẫn như sau:
Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO report, 2008): Một người là nghèo khi thu nhập hàng năm ít hơn một nửa mức thu nhập bình quân đầu người hàng năm (Per Capita Income –PCI) của quốc gia.
Theo định nghĩa của Ngân hàng Thế giới (2015) (World Bank): Nghèo là đói, thiếu nhà, bệnh không được đến bác sĩ, không được đến trường, không biết đọc, biết viết, không có việc làm, lo sợ cho cuộc sống tương lai, mất con do bệnh tat, ít được bảo vệ quyền lợi và tự do
Một cách hiểu khác: Nghèo là một bộ phận dân cư có mức sống dưới ngưỡng quy định của sự nghèo Nhưng ngưỡng nghèo còn phụ thuộc vào đặc điểm cụ thể của từng địa phương, từng thời kỳ cụ thể hay từng giai đoạn phát triển kinh tế xã hội của địa phương hay từng quốc gia.
• Theo cách tiếp cận về thu nhập thì nghèo được chia thành 3 loại
Nghèo tuyệt đối: Là tình trạng một bộ phận dân cư thuộc diện nghèo không có khả năng thỏa mãn nhu cầu tối thiểu của cuộc sống (ăn, mặc, ở, đi lại,…).
Nghèo tương đối: Là tình trạng một bộ phận dân cư thuộc diện nghèo có mức sống dưới mức sống trung bình của cộng đồng và địa phương đang xét.
Nghèo có nhu cầu tối thiểu: Đây là tình trạng một bộ phận dân cư có những đảm bảo tối thiểu để duy trì cuộc sống đủ ăn, đủ mặc và một số sinh hoạt hàng ngày nhưng ở mức tối thiểu.
• Chuẩn nghèo tại Việt Nam
Tại Việt Nam, kể từ khi ban hành cho đến nay tiêu chuẩn xác định mức độ nghèo chủ yếu dựa vào các tiếp cận về tình hình thu nhập của hộ dân cư Nhưng trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, nếu chỉ đánh giá mức độ nghèo đói của con người thông qua thu nhập là chưa đủ Một cách tiếp cận khác về nghèo - Thuật ngữ nghèo “đa chiều” đã được đề cập tới trong “Báo cáo phát triển con người năm
1997” nhưng ở Việt Nam, cách tiếp cận này chỉ mới được đề cập đến trong thời gian gần đây.
Bảng 2.1 Chuẩn nghèo đói được xác định qua các thời kỳ ĐVT: đồng/ người/tháng
Giai đoạn Hộ đói Hộ nghèo
Vùng nông thôn miền núi, hải đảo 45.000 55.000
Vùng nông thôn đồng bằng, trung du 45.000 70.000
Vùng nông thôn miền núi, hải đảo 80.000
Vùng nông thôn đồng bằng, trung du 100.000
Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 – 2020:
1 Các tiêu chí về thu nhập a Chuẩn nghèo 700.000 đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn và 900.000 đồng/người/tháng khu vực thành thị. b Chuẩn cận nghèo 1.000.000 đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn và 1.300.000 đồng/người/tháng ở khu vực thành thị.
2 Tiêu chí mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản a Các dịch vụ xã hội cơ bản (5 dịch vụ): y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, thông tin; b Các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản (10 dịch vụ): Tiếp cận các dịch vụ y tế, trình độ giáo dục của người lớn, tình trạng đi học của trẻ em, chất lượng nhà ở, diện tích nhà ở bình quân đầu người, nguồn nước sinh hoạt, hố xí nhà tiêu hợp vệ sinh; sử dụng dịch vụ viễn thông; tài sản phục vụ tiếp cận thông tin. b Tiếp cận nghèo“đa chiều”
Vấn đề nghèo đa chiều có thể đo bằng tiêu chí thu nhập và các tiêu chí phi thu nhập Sự thiếu hụt cơ hội, đi kèm với tình trạng suy dinh dưỡng, thất học, bệnh tật, bất hạnh và tuyệt vọng là những nội dung được quan tâm trong khái niệm nghèo đa chiều. Thiếu đi sự tham gia và tiếng nói về kinh tế, xã hội hay chính trị sẽ đẩy các cá nhân đến tình trạng bị loại trừ, không được thụ hưởng các lợi ích phát triển kinh tế - xã hội và do vậy bị tước đi các quyền con người cơ bản (Đặng Nguyên Anh, 2015).
Tuy nhiên, chuẩn nghèo đa chiều có thể là một chỉ số không liên quan đến mức thu nhập mà bao gồm các khía cạnh khác liên quan đến sự thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản (Oxfam and ActionAid, 2010) Chỉ số nghèo đa chiều (Multidimensional Poverty Index) của quốc tế, với ba chiều cạnh chính là: y tế, giáo dục và điều kiện sống, hiện là một thước đo quan trọng nhằm bổ sung cho phương pháp đo lường nghèo truyền thống dựa trên thu nhập.
Các khái niệm trên cho thấy sự thống nhất cao của các quốc gia, các nhà chính trị và các học giả với quan điểm nghèo là một hiện tượng đa chiều, cần được chú ý nhìn nhận là sự thiếu hụt hoặc không được thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của con người Nghèo đa chiều là tình trạng con người không được đáp ứng ở mức tối thiểu các nhu cầu cơ bản trong cuộc sống.
Khái niệm nghèo đa chiều được đề cập ở Việt Nam từ năm 2013 Đo lường nghèo đa chiều cần được áp dụng để dựng nên một bức tranh đầy đủ và toàn diện hơn về thực trạng nghèo ở nước ta Hiện nay Bộ LĐ-TB&XH đang đề xuất xây dựng bộ tiêu chí nghèo đa chiều, đồng thời rà soát cơ chế, chính sách nhằm thực hiện giảm nghèo theo hướng đa chiều ở Việt Nam.
Như vậy, nghèo “đa chiều” được xác định khái quát dưới 3 khía cạnh chính và có biểu hiện như sau:
Hình 2.1 Sơ đồ khái quát về nghèo “đa chiều”
Phương pháp nghiên cứu
Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên
Yên Thế là một huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Bắc Giang, trong vùng trung du và miền núi phía Bắc Trung tâm huyện lỵ là thị trấn Cầu Gồ, cách thủ đô Hà Nội 85km Yên Thế gồm 19 xã và hai thị trấn, có vị trí tiếp giáp với các địa phương của tỉnh Bắc Giang và các tỉnh khác như sau:
- Phía Đông giáp huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang;
- Phía Tây giáp các huyện Võ Nhai và Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên;
- Phía Nam giáp huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang;
- Phía Bắc giáp huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn.
Với vị trí địa lý như vậy, Yên Thế rất thuận lợi trong việc giao lưu kinh tế với các huyện khác trong và ngoài tỉnh.
Huyện Yên Thế có 21 xã, thị trấn với 3 trung tâm kinh tế xã hội là thị trấn Cầu Gồ, thị trấn Bố Hạ và trung tâm cụm xã vùng cao Mỏ Trạng (đạt tiêu chuẩn đô thị loại V) Trung tâm huyện lỵ là thị trấn Cầu Gồ cách thành phố Bắc Giang 27 km và cách thủ đô Hà Nội 75 km Trên địa bàn huyện có các trục đường chính gồm: Tuyến Quốc lộ 17 (từ Nhã Nam – Yên Thế - đi Tam Kha - Xuân Lương); tuyến đường tỉnh lộ 242 (từ thị trấn Bố Hạ - Đèo Cà đi Hữu Lũng – Lạng sơn); tuyến đường tỉnh lộ 292 (từ thị trấn Cầu Gồ đi Bố Hạ - Kép); tuyến đường tỉnh lộ
294 (từ ngã ba Tân Sỏi – Yên Thế đi Nhã Nam huyện Tân Yên – Cầu Ca huyện Phú Bình); tuyến đường 268 Mỏ Trạng – Bố Hạ đi Thiện Kỵ - Lạng Sơn Các tuyến đường tỉnh lộ nối liền hệ thống đường trục xã tạo thành mạng lưới đường bộ phân bố hợp lý thuận lợi cho giao thông trong và ngoài huyện.
3.1.1.2 Địa hình Địa lý tự nhiên của Yên Thế gồm 2 phần: vùng núi rừng và trung du YênThế có nhiều sông ngòi trong đó có các con sông lớn là sông Thương, sông Sòi;sông Thương đồng thời là đường ranh giới giữa huyện Yên Thế và huyện LạngGiang Ngoài hai con sông lớn, Yên Thế còn có rất nhiều con suối, ngòi lớn nhỏ chạy đan xen giữa các vùng. Địa hình của huyện Yên Thế có độ dốc từ bắc xuống nam và từ tây sang đông, chia làm 3 vùng rõ rệt: vùng núi cao, vùng đồi núi thoải xen kẽ giữa các cánh đồng nhỏ hẹp; vùng đồi núi thấp xen kẽ ruộng và các bãi bằng phẳng Địa hình này rất phù hợp cho việc phát triển chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi con đặc sản vùng đồi như gà thả đồi.
3.1.1.3 Đặc điểm khí hậu, thủy văn
Yên Thế là một huyện thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình hàng năm là khoảng 21-23 0 C Tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 6 (30 -
35 0 C), tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 1 (10 - 15 0 C) Lượng mưa trung bình hàng năm giao động từ 1300 – 1700mm, lượng mưa phân bổ không đều giữa các tháng trong năm, tập trung chủ yếu từ tháng 6 đến tháng 9 Vào mùa khô có năm đến hai tháng không có mưa nên cũng gây những khó khăn không nhỏ cho việc cung cấp nước tưới cho các loại cây trồng trên địa bàn huyện Trong khi đó, vào mùa mưa thì tình trạng úng lụt vẫn xảy ra ở một số xã ven sông Thương, sông Sỏi và các xã có địa hình thấp Trước những khó khăn đó đòi hỏi cơ quan chức năng cần có những biện pháp hữu hiệu để vừa đảm bảo nước tưới trong mùa khô, nhưng cũng phải khắc phục tình trạng úng lụt trong mùa mưa.
Mặt khác, vào tháng 1 hàng năm trên địa bàn huyện thường xảy ra rét đậm, rét hại nên có tác động xấu tới hoạt động sản xuất nông nghiệp tại địa phương.
3.1.2 Đặc điểm về kinh tế xã hội
3.1.2.1 Tình hình sử dụng đất đai của huyện Đất đai trong nông nghiệp là tư liệu sản xuất chủ yếu đặc biệt không thể thay thế được, đất đai vừa là tư liệu lao động vừa là đối tượng lao động Đó là thành phần quan trọng của môi trường sống, phân bố dân cư, xây dựng cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội Với sinh vật, đất đai không chỉ là môi trường sống mà là nguồn cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng Năng suất cây trồng, vật nuôi phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng đất đai.
Theo số liệu thống kê của phòng tài nguyên và môi trường huyện Yên Thế,năm 2017, tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 30.637,05ha, trong đó đất nông nghiệp chiếm 38,84%, đất lâm nghiệp chiếm 43,34%, đất phi nông nghiệp chiếm15,27, đất ở chiếm 4,74%, đất chưa sử dụng chiếm 0,32%.
Bảng 3.1 Tình hình sử dụng đất đai của huyện qua 3 năm
Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
0 84,41 99,99 99,96 99,975 Đất sản xuất nông nghiệp 11.913,2 38,9
0 38,84 99,97 99,92 99,946 Đất trồng cây hàng năm 5.896,6 19,2 5.893,28 19,2 5.885,09 19,21 99,94 99,86 99,902 Đất trồng lúa 4.434,8 14,5 4.431,87 14,5 4.424,88 14,44 99,93 99,84 99,888 Đất trồng cây hàng năm khác 1.461,8 4,8 1.461,41 4,8 1.460,21 4,77 99,97 99,92 99,946 Đất trồng cây lâu năm 6.016,6 19,6 6.016,35 19,6 6.015,21 19,63
0 99,98 99,988 Đất lâm nghiệp có rừng 13.278,3 43,3
0 100,00 100,000 Đất nuôi trồng thuỷ sản 669,5 2,2 669,48 2,2 669,47 2,19
II.Đất phi nông nghiệp 4.664,8 15,2 4.668,40 15,2 4.677,74 15,27
, nh Đất sản xuất, kinh doanh phi 172,2 0,6 172,21 0,6 172,21 0,56
100,00 3 nông nghiệp Đất có mục đích công cộng 1.349,2 4,4
100,14 9 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 17,9 0,1 17,86 0,1 17,86 0,06 99,78
0 99,888 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 91,7 0,3 91,42 0,3 91,38 0,3 99,69 99,96 99,825 Đất sông suối và mặt nước 885,1 2,9 885,14 2,9 885,14 2,89
100,00 2 chuyên dùng Đất phi nông nghiệp khác 0,0 0,0 0,00 0,0 0,000
II Đất chưa sử dụng 97,41 0,3 97,41 0,3 97,41 0,32
100,00 0 Đất bằng chưa sử dụng 90,76 0.30 90.76 0.30 90,76 0,3
100,00 0 Đất đồi núi chưa sử dụng 6,65 0.02 6.65 0.02 6,65 0,02
100,00 0 Núi đá không có rừng cây
Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Yên Thế (2018)
Qua 3 năm, diện tích đất nông nghiệp có xu hướng ngày càng giảm do nguyên nhân chủ yếu là việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất, chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, vật liệu xây dựng và chuyển sang làm đất ở Diện tích đất trồng cây lâu năm sau một số năm đột biến tăng nhanh, thì 3 năm trở lại đây đã có xu hướng giảm Bình quân 3 năm diện tích đất trồng cây lâu năm của huyện giảm 0,05% Nguyên nhân của tình trạng này do sự đầu tư cho cây vải thiều trên các diện tích đất vườn và đồi một cách ồ ạt theo phong trào trước đây chiếm khoảng 50% diện tích đất trồng cây lâu năm Nhưng trong 2-3 năm trở lại đây, vải thiều khi được mùa thì mất giá, khi được giá thì lại mất mùa, đầu ra cho quả vải thiều huyện Yên Thế còn gặp nhiều khó khăn Phần diện tích đất trồng cây lâu năm còn lại được thay thế bằng giống vải chín sớm hoặc chín muộn cho giá trị kinh tế cao hơn hoặc được tận dụng để lấy bóng mát chăn nuôi gà đồi.
Diện tích đất lâm nghiệp của huyện là khá lớn, chiếm 43,34% tổng diện tích đất tự nhiên năm 2017, tổng diện tích đất lâm nghiệp hầu như không thay đổi qua ba năm. Nguyên nhân của việc giữ được diện tích đất lâm nghiệp như vậy là do hầu hết diện tích đất rừng được giao quyền sử dụng và quản lý cho các hộ gia đình, công ty lâm nghiệp và cơ quan kiểm lâm làm rừng sản xuất, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng, đặc biệt huyện Yên Thế tiến hành quy hoạch và giao toàn bộ diện tích đất rừng thành đất sản xuất Với các loại đất còn lại như đất chưa sử dụng, đất phi nông nghiệp khác cũng có biến đổi qua từng năm nhưng nhìn chung qua 3 năm là khá ổn định.
Tóm lại, Yên Thế là huyện có diện tích đất đai tương đối rộng, với diện tích đất sản xuất nông nghiệp chiếm 38,84% năm 2017 Đây là điều kiện thuận lợi giúp cho Yên Thế phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa theo hướng toàn diện Bên cạnh đó, diện tích đất lâm nghiệp tương đối lớn, chiếm 43,34% năm 2018 tổng diện tích là yếu tố quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế vườn đồi, vườn rừng phát triển, nhằm từng bước góp phần làm cho bức tranh kinh tế, nhằm từng bước góp phần làm cho bức tranh kinh tế huyện càng thêm khởi sắc Đây cũng là điều kiện tốt cho việc tạo ra các sản phẩm hàng hóa mũi nhọn trong nông, lâm nghiệp phù hợp với yêu cầu phát triển vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và cung cấp sản phẩm như gà đồi, gỗ rừng
3.1.2.2 Tình hình dân số lao động
Cùng với đất đai, lao động là yếu tố có vai trò đặc biệt quan trọng trong mọi quá trình sản xuất Vai trò này càng được thể hiện rõ hơn trong sản xuất nông nghiệp, khi mà trình độ cơ giới hóa còn chưa theo kịp đòi hỏi của thực tế sản xuất.Dân số và lao động của huyện Yên Thế cũng có nhiều điểm chung với các huyện miền núi khác của tỉnh Bắc Giang.
Bảng 3.2 Tình hình dân số và lao động của huyện Yên Thế qua 3 năm (2015 -2017)
I Tổng số nhân khẩu Ngườ i 99.454 100 100.36
II Tổng số hộ Hộ 25.105 100 25.989 100 26.768 100
III Tổng số lao động
III Một số chỉ tiêu BQ
100,46Nguồn: Chi cục thống kê huyện Yên Thế (2018)
Tổng dân số của huyện năm 2017 là 101.325 người, tăng 1,32 % so với năm
2016 và tăng 1,91% so với năm 2015 Bình quân ba năm, dân số của huyện tăng
1,61% Năm 2017, toàn huyện có 26.786 hộ, trong đó có 70,77% là hộ nông nghiệp Bình quân qua 3 năm tổng số hộ tăng lên 3%.
3.1.2.3 Điều kiện cơ sở hạ tầng Điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật là một vấn đề cần được quan tâm, nếu cơ sở kĩ thuật không được tốt sẽ không đảm bảo được nguồn lực cho việc tăng gia sản xuất của các hộ dân trong khu vực tỉnh Cơ sở hạ tầng của huyện được quan tâm và trang bị khá đầy đủ, thuận tiện cho việc phát triển kinh tế ở địa phương thể hiện ở các mặt sau:
Bảng 3.3 Hiện trạng hệ thống giao thông của huyện
1 Đường do TW, tỉnh quản lý 56 56 56
- Mới nâng cấp hoặc sửa chữa 7 10 17
2 Đường do huyện quản lý 61,7 61,7 61,7
Nguồn: Phòng Kinh tế hạ tầng huyện Yên Thế (2018)
Thực hiện công cuộc CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn nên những năm gần đây hệ thống giao thông của huyện đã và đang được quan tâm đầu tư, phát triển Đã đầu tư nâng cấp 17 km đường tỉnh lộ 292, tính đến năm 2017, huyện có 56 km đường tỉnh lộ chạy qua; xây mới cầu Quỳnh - xã Xuân Lương và cầu Bến Trăm - xã Đông
Sơn; đầu tư cải tạo, nâng cấp 11 công trình đường huyện, đường liên xã với tổng chiều dài trên 35 km theo tiêu chuẩn đường cấp 5, cấp 6; đầu tư cứng hoá 75,6 km đường trục xã, đường liên thôn, bản Đến nay, 21/21 xã, thị trấn có đường nhựa hoặc đường bê tông qua trung tâm xã, ô tô các loại đã đến được các thôn, bản trong toàn huyện Năm 2018 đường liên huyện là 61,7km, đường liên xã là 320km. Trong đó 100% đường tỉnh lộ đã được rải Appan, trên 90% đường liên huyện đã được trải nhựa và bê tông và 80% đường liên xã đã được cứng hóa Đây là điều kiện quan trong giúp Yên Thế đi lên, phát triển toàn diện và bền vững nền kinh tế, giao lưu văn hóa và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm những năm tới.
Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Chọn điểm nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 447/QĐ-UBDT công nhận xã, thôn đặc biệt khó khăn gồm: Đồng Hưu, Đồng Tiến, Tiến Thắng, là những xã có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Ngoài ra, các xã này đại diện cho 3 khu vực của huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang. Trong đó xã Đồng Hưu và Tiến Thắng đã có những thành tựu đáng kể trong công tác giảm nghèo trong những năm gần đây Xã Đồng Tiến tuy nhiều năm được đầu tư từ ngân sách Nhà nước và các chương trình của tỉnh trong việc hỗ trợ tuy nhiên công tác xóa đói giảm nghèo ở đây chưa thực sự hiệu quả.
Bảng 3.4 Biểu thống kê hộ khẩu dân tộc thiểu số tại các xã nghiên cứu
Số người DTTS chia ra từng thành phần dân tộc
T Xã Số Trong đó người Ca o
Ho a khẩu La n Ch í Dì u khác
Ng uồn : Phò ng Dâ n tộc huy ện Yê n Thế(2018)
+ Tiếp cận lịch sử : Cách tiếp cận này được vận dụng trong nghiên cứu quá trình triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách liên quan đến xóa đói, giảm nghèo ở các địa bàn chọn điểm nghiên cứu và xem xét quá trình bổ sung, điều chỉnh cơ chế, chính sách của Nhà nước có liên quan đến xóa đói giảm nghèo.
+ Tiếp cận thể chế, chính sách: Cách tiếp cận này được vận dụng trong việc nghiên cứu, phân tích về tổ chức thực hiện công tác giảm nghèo, nghiên cứu mối quan hệ giữa các đối tượng thụ hưởng chính sách hỗ trợ giảm nghèo với các cơ quan quản lý Nhà nước, nghiên cứu về cơ chế tổ chức, điều hành các hoạt động liên quan đến giảm nghèo ở các địa bàn chọn điểm nghiên cứu Bên cạnh đó cách tiếp cận này còn nghiên cứu tình hình triển khai và kết quả đạt được của chính sách hỗ trợ giảm nghèo tại các xã chọn điểm khảo sát bao gồm chính sách của Trung ương và địa phương.
+ Nghiên cứu trường hợp : Cách tiếp cận này được vận dụng trong nghiên cứu sâu tại một số xã ĐBKK có đông hộ DTTS là các “điểm sáng” thành công về thực hiện tốt các giải pháp thoát nghèo cho hộ DTTS để lấy căn cứ đề xuất giải pháp hoàn thiện giải pháp giảm nghèo.
+ Tiếp cận nghiên cứu có sự tham gia của cộng đồng : Cách tiếp cận này được vận dụng trong nghiên cứu nhằm huy động trí tuệ của cộng đồng trong việc phân tích các tác nhân và lựa chọn các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện giải pháp giảm nghèo, mặt tích cực và hạn chế của các giải pháp giảm nghèo cho các hộ dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang.
3.2.3 Phương pháp thu thập thông tin
3.2.3.1 Thông tin, số liệu thứ cấp
Các thông tin thứ cấp liên quan đến đề tài được thu thập bằng phương pháp sao chụp, kế thừa các tài liệu đã công bố từ các cơ quan lưu trữ thông tin và truy cập mạng Internet Các loại thông tin và nguồn thu thập thông tin được trình bày ở bảng 3.5.
Bảng 3.5 Thông tin thứ cấp cần thu thập và nguồn thu thập thông tin
Loại thông tin cần thu thập Nguồn cung cấp thông tin
1 Các thông tin phục vụ nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn
2 Thông tin số liệu về đất đai, tài nguyên thiên nhiên, khí hậu của địa bàn nghiên cứu
3 Thông tin, số liệu về dân số, lao động, tỷ lệ hộ nghèo và các vấn đề văn hoá-xã hội
4 Các thông tin về chính sách và các chương trình giảm nghèo của địa phương
5 Các thông tin về cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội
+ Sách, báo, tạp chí, các báo cáo khoa học đã công bố.
+ Truy cập Internet + Cán bộ địa chính huyện + Cán bộ phụ trách môi trường + Các dự án, báo cáo quy hoạch + Cán bộ thống kê huyện + Cán bộ phụ trách LĐ, thương binh xã hội + Cán bộ phụ trách văn hoá
+ Báo cáo tổng kết (VP UBND huyện) + Cán bộ thống kê huyện
+ Phòng dân tộc huyện + Báo cáo tổng kết (VP UBND huyện) + Cán bộ phụ trách giao thông, thuỷ lợi + Báo cáo tổng kết (VP UBND huyện)
3.2.3.2 Thông tin, số liệu sơ cấp
Các thông tin sơ cấp phục vụ nghiên cứu đề tài được thu thập bằng phương pháp:
+ Điều tra bảng hỏi: Đối tượng áp dụng tùy thuộc vào đặc điểm của từng xã.
Tuy nhiên chủ yếu áp dụng cho các hộ dân tộc thiểu số, cán bộ của huyện, xã, thôn có liên quan đến thực hiện thành công giải pháp giảm nghèo.
+ Phỏng vấn sâu: áp dụng cho phỏng vấn một số chuyên gia, các nhà quản lý, lập chính sách hay các cán bộ huyện, xã, thôn Các câu chuyện điển cứu hắn với từng chủ đề khảo sát đã được xác định trên quá trình điều tra ở địa phương Bên cạnh đó cũng phỏng vấn lãnh đạo một số cơ quan cấp huyện để nắm rõ hơn tình hình đói nghèo chung của địa phương, các giải pháp giảm nghèo mà địa phương đang thực hiện, khó khăn trong việc thực hiện các giải pháp giảm nghèo; các mô hình giảm nghèo thành công trên địa bàn huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang.
+ Phương pháp chọn mẫu được sử dụng: Chọn mẫu phân tầng kết hợp với chọn mẫu ngẫu nhiên.
+ Đối tượng khảo sát, nội dung khảo sát: Được trình bày chi tiết tại bảng
Bang 3.6 Đối tượng khảo sát và quy mô mẫu ̉ê Đối Số Nội dung thu thập Công
STT tượng lượng cụ điều mẫu tra
-Các yêu tố liên quan đến hộ (giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp, dân tộc, số nhân khẩu, diện tích đất
Hộ canh tác, khả năng tiếp cận khoa học kỹ thuật)
1 nghèo 60 -Thông tin về các chính sách vấn sâu DTTS - Các yếu tố ảnh hưởng đến giảm nghèo của hộ
- Các giảp pháp giảm nghèo
- Sự hỗ trợ để phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập -Các yêu tố liên quan đến hộ (giới tính, trình độ học
Hộ vấn, nghề nghiệp, dân tộc, số nhân khẩu, diện tích đất canh tác, khả năng tiếp cận khoa học kỹ thuật) Phỏng
2 cận 35 -Thông tin về các chính sách vấn nghèo
- Các yếu tố ảnh hưởng đến giảm nghèo của hộ sâu DTTS - Các giảp pháp giảm nghèo
- Sự hỗ trợ để phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập
-Các yêu tố liên quan đến hộ (giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp, dân tộc, số nhân khẩu, diện tích đất
Hộ canh tác, khả năng tiếp cận khoa học kỹ thuật) Phỏng
3 không 15 -Thông tin về các chính sách vấn nghèo - Các yếu tố ảnh hưởng đến giảm nghèo của hộ sâu
- Các giảp pháp giảm nghèo
- Sự hỗ trợ để phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập
- Các nguyên nhân gây nghèo Cán - Tỷ lệ hộ nghèo của các dân tộc
4 15 - Hiệu quả thực hiện các chính sách hỗ trợ nhằm giảm nghèo bộ - Một số giải pháp giảm nghèo cho hộ DTTS ở địa phương vấn huyện sâu
- Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố
- Các mô hình giảm nghèo thành công
- Các nguyên nhân gây nghèoCán - Tỷ lệ hộ nghèo của các dân tộc
- Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố sâu thôn - Các mô hình giảm nghèo thành công
+ Điều tra hộ nông dân: Lượng mẫu điều tra trực tiếp hộ DTTS là 110 mẫu gốm
3 đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ không nghèo theo danh sách của địa phương Điều tra được tiến hành ở 3 xã Đồng Hưu, Tiến Thắng, Đồng Tiến.
+ Phỏng vấn cán bộ: Số cán bộ được phỏng vấn trực tiếp là 40 người (15 cán bộ huyện và 25 cán bộ ở các xã, các thôn điều tra Đối tượng phỏng vấn là cán bộ lãnh đạo có liên quan đến công tác xóa đói giảm nghèo của địa phương như: các phòng ban của huyện, các tổ chức đoàn thể, tổ chức xã hội có liên quan đến công tác xóa đói giảm nghèo.
+ Các thông tin thu thập: Ngoài phần thông tin chung về cá nhân người trả lời phỏng vấn (họ và tên, tuổi, giới tính, nghề nghiệp, các thông tin về nguồn lực của hộ, các chương trình giảm nghèo và mô hình giảm nghèo thành công) bảng hỏi còn được thiết kế gồm các câu hỏi liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng đến nghèo đói của các hộ ở một số xã đặc biệt khó khăn sau: 1) Nhóm yếu tố về thể chế chính sách hỗ trợ của Nhà nước(các chính sách hỗ trợ về y tế, giáo dục, tín dụng; các chương trình giảm nghèo); (2) Nhóm các yếu tố liên quan đến địa phương (Tình hình phát triển kinh tế xã hội của địa phương; cán bộ quản lý công tác xóa đói giảm nghèo; sự vào cuộc của các tổ chức hội, tổ chức chính trị ở địa phương trong công tác giảm nghèo); (3) Nhóm các yêu tố liên quan đến hộ (giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp, dân tộc, số nhân khẩu, diện tích đất canh tác, khả năng tiếp cận khoa học kỹ thuật); (4) Nhóm các yếu tố khác (Năng lực hỗ trợ của cộng đồng trong công tác xóa đói giảm nghèo; Hỗ trợ của các tổ chức quốc tế; Mong muốn giảm nghèo của các hộ).
3.2.4 Phương pháp xử lý thông tin
Các thông tin thu thập được sau khi được kiểm tra, chuẩn hóa được nhập và xử lý bằng phần mềm tính toán Excel để tính toán các chỉ tiêu thống kê: các tham số thống kê cơ bản, so sánh các giá trị trung bình, lượng hóa giá trị mức độ hài lòng trong thang đo Likert.
3.2.5 Phương pháp phân tích thông tin
3.2.5.1 Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp này được sử dụng trong việc mô tả điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế-xã hội của địa bàn nghiên cứu của địa bàn nghiên cứu, tình hình
40 kinh tế-xã hội của địa phương, đặc điểm của mẫu điều tra… sử dụng các chỉ tiêu như số bình quân, số phần trăm, đồ thị…
3.2.5.2 Phương pháp phân tích so sánh
Phương pháp này được được sử dụng trong phân tích các chỉ tiêu theo các mốc thời gian như: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn 2014- 2016; sự thay đổi số hộ nghèo và cận nghèo trên địa bàn nghiên cứu; so sánh mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến việc thực hiện thành công giải pháp giảm nghèo.
Thang đo LIKERT được sử dụng trong phân tích mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến thực hiện giải pháp giảm nghèo cho một số xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái Thang đo LIKERT được đánh giá theo 5 mức: