1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

(Luận văn thạc sĩ) giải pháp giảm nghèo cho các hộ dân trên địa bàn huyện tân lạc, tỉnh hòa bình

133 6 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải Pháp Giảm Nghèo Cho Các Hộ Dân Trên Địa Bàn Huyện Tân Lạc, Tỉnh Hòa Bình
Tác giả Bùi Thị Thanh Hiền
Người hướng dẫn TS. Hồ Ngọc Ninh
Trường học Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Chuyên ngành Quản lý kinh tế
Thể loại thesis
Năm xuất bản 2018
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 133
Dung lượng 306,97 KB

Cấu trúc

  • Phần 1. Mở đầu (17)
    • 1.1. Tính cấp thiết của đề tài (17)
    • 1.2. Mục tiêu nghiên cứu (18)
      • 1.2.1. Mục tiêu chung (18)
      • 1.2.2. Mục tiêu cụ thể (18)
    • 1.3. Câu hỏi nghiên cứu (18)
    • 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (18)
      • 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu (18)
      • 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu (19)
    • 1.5. Ý nghĩa khoa học và đóng góp mới của luận văn (19)
  • Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về giải pháp giảm nghèo cho các hộ dân (20)
    • 2.1. Cơ sở lý luận về giải pháp giảm nghèo cho các hộ dân (20)
      • 2.1.1. Một số khái niệm cơ bản (20)
      • 2.1.2. Nguyên nhân và các giải pháp giảm nghèo (29)
      • 2.1.3. Nội dung nghiên cứu các giải pháp giảm nghèo cho các hộ dân (32)
      • 2.1.4. Những yếu tố ảnh hưởng tới thực hiện các giải pháp giảm nghèo cho các hộ dân (37)
    • 2.2. Cơ sở thực tiễn (40)
      • 2.2.1. Kinh nghiệm thực hiện các biện pháp giảm nghèo cho hộ dân một số nước trên thế giới (40)
      • 2.2.2. Kinh nghiệm thực hiện các giải pháp giảm nghèo cho hộ dân một số địa phương ở Việt Nam (45)
      • 2.2.4. Các công trình nghiên cứu có liên quan (53)
  • Phần 3. Phương pháp nghiên cứu (54)
    • 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu (54)
      • 3.1.1. Điều kiện tự nhiên (54)
      • 3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội (56)
    • 3.2. Phương pháp nghiên cứu (63)
      • 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu (63)
      • 3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu (64)
      • 3.2.3. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu (65)
      • 3.2.4. Phương pháp phân tích số liệu (65)
      • 3.2.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu sử dụng trong đề tài (66)
  • Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận (67)
    • 4.1. Thực trạng thực hiện các giải pháp giảm nghèo cho các hộ dân trên địa bàn huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình 50 1. Thực trạng thực hiện các giải pháp giảm nghèo cho các hộ dân trên địa bàn huyện Tân Lạc, Tỉnh Hòa Bình 50 2. Thực trạng nghèo và giảm nghèo trên địa bàn huyện Tân Lạc (67)
    • 4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện các giải pháp giảm nghèo cho hộ dân tại huyện Tân Lạc 76 1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện (97)
      • 4.2.2. Thể chế chính sách hỗ trợ giảm nghèo (98)
      • 4.2.3. Năng lực của cán bộ thực hiện giảm nghèo (100)
      • 4.2.4. Công tác giám sát và thực thi chính sách (104)
      • 4.2.5. Người hưởng lợi (107)
    • 4.3. Đề xuất định hướng và hoàn thiện hệ thống giải pháp giảm nghèo cho các hộ dân trên địa bàn huyện Tân Lạc 87 1. Các quan điểm và phương hướng giảm nghèo (109)
      • 4.3.2. Giải pháp hoàn thiện công tác tổ chức thực hiện hỗ trợ giảm nghèo cho các hộ dân trên địa bàn huyện Tân Lạc 89 Phần 5. Kết luận và khuyến nghị (111)
    • 5.1. Kết luận (117)
    • 5.2. Kiến nghị (118)
      • 5.2.1. Đối với Nhà nước (118)
      • 5.2.2. Đối với tỉnh Hòa Bình (118)
  • Tài liệu tham khảo........................................................................................................... 97 (119)
  • Phụ lục........................................................................................................................... 100 (122)
    • Hộp 4.1. Ý kiến của Giám đốc chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội huyện (72)
    • Hộp 4.2. Chính sách hỗ trợ chưa hợp lý và thiếu tính kịp thời (99)
    • Hộp 4.3. Chính sách hỗ trợ hộ nghèo vùng khó khăn còn nhiều bất cập (99)
    • Hộp 4.4. Công tác giám sát của cán bộ còn lỏng lẻo, kém hiệu quả (106)

Nội dung

Cơ sở lý luận và thực tiễn về giải pháp giảm nghèo cho các hộ dân

Cơ sở lý luận về giải pháp giảm nghèo cho các hộ dân

2.1.1 Một số khái niệm cơ bản

2.1.1.1 Khái niệm về nghèo đói Đói (hunger), nghèo (poverty) là một hiện tượng kinh tế xã hội mang tính chất toàn cầu Nó không chỉ tồn tại ở các quốc gia có nền kinh tế kém phát triển, mà nó còn tồn tại ngay tại các quốc gia có nền kinh tế phát triển Nghèo là một khái niệm không phải bất biến mà có tính động, khái niệm về nghèo phụ thuộc vào thời gian và tùy thuộc mỗi quốc gia khác nhau Tuy nhiên tuỳ thuộc vào điều kiện tự nhiên, thể chế chính trị xã hội và điều kiện kinh tế của mỗi quốc gia mà tính chất, mức độ nghèo đói của từng quốc gia có khác nhau Có rất nhiều khái niệm hay quan điểm về nghèo trên thế giới, các quan điểm này không áp dụng cho tất cả các nước nhưng những quan điểm đó có nhiều điểm chung.

Theo Chambers R “Hộ gia đình nghèo là những hộ có ít tài sản, túp lều, ngôi nhà hoặc mái nương thân của gia đình đó làm bằng gỗ, tre, bùn cỏ, lá hoặc bẹ cọ và chỉ có ít đồ đạc bên trong: chiếu hoặc ổ lá làm chỗ ngủ Gia đình không có đất hoặc có mảnh đất không đảm bảo cuộc sống mong manh hoặc đất thuê mướn, hoặc cấy rẽ Gia đình đó chỉ có ít vốn và nguồn lương thực ít ỏi, không chắc chắn và lệ thuộc vào thời vụ Thu nhập của gia đình thường rất thấp trong những mùa làm ăn ế ẩm là những khi may có việc mà làm” (Chambers R, 1983). Robert, Chủ tịch WB định nghĩa về nghèo như sau “Nghèo khổ cùng cực là một điều kiện sống bị hạn chế bởi suy dinh dưỡng, mù chữ, bệnh tật, môi trường, ô nhiễm, tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh cao và tuổi thọ thấp, còn tệ hại hơn so với bất cứ định nghĩa nào khả dĩ chấp nhận được về một cuộc Sống bình dị nhất của con người” (Nguyễn Bách Nguyệt, 2003).

Hội nghị bàn về giảm nghèo đói ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương doESCAP tổ chức tại Băng Cốc tháng 9/1993 đã đưa ra khái niệm và định nghĩa về nghèo đói: “Nghèo đói là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người đã được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế- xã hội và phong tục tập quán của các địa phương” (Bộ Lao động – Thương binh và xã hội, 1993) Có thể xem đây là định nghĩa chung nhất về nghèo đói, trong đó các tiêu chí và chuẩn mực đánh giá về nghèo đói còn để ngỏ về mặt lượng hóa, bởi nó chưa tính đến những khác biệt và độ chênh lệch giữa các vùng, các điều kiện lịch sử cụ thể quy định trình độ phát triển ở mỗi nơi.

Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển xã hội tổ chức tại Copenhagen ở Đan Mạch năm 1995 đã đưa ra một số định nghĩa cụ thể hơn về nghèo đói như sau: “Người nghèo là tất cả những ai mà thu nhập thấp hơn dưới 1 USD mỗi ngày cho mỗi người, số tiền được coi như đủ để mua những sản phẩm thiết yếu để tồn tại” Tuy vậy, cũng có quan niệm khác về nghèo đói mang tính kinh điển hơn, triết lý hơn của chuyên gia hàng đầu của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) - ông AbapiSen, người được giải thưởng Nobel về kinh tế năm 1998 cho rằng:

“Nghèo đói là sự thiếu cơ hội lựa chọn tham gia vào quá trình phát triển của cộng đồng” (Bộ Lao động – TB&XH, 1993).

Nghèo được hiểu theo hai phương diện là nghèo tuyệt đối và nghèo tương đối Theo Ngân hàng phát triển Châu Á thì:

Nghèo tuyệt đối “là tình trạng một bộ phận dân cư không có khả năng thoả mãn những nhu cầu tối thiểu nhằm duy trì cuộc sống” (Nguyễn Công Đồn,

1999) Như vậy nghèo tuyệt đối là tình trạng con người không có ăn, không đủ lượng dinh dưỡng tối thiểu, cần thiết Theo quy định của Ngân hàng Thế giới, nhu cầu dinh dưỡng đối với các nước Đông nam Á phải đạt số lượng calo đầu người là 2100 calo/ngày.

Nghèo tương đối “là tình trạng một hộ phận dân cư có mức sống dưới mức trung bình của cộng đồng địa phương đang xét” (Nguyễn Công Đồn, 1999) Như vậy, nghèo tương đối là tình trạng của một bộ phận dân cư có mức sống dưới mức trung bình của cộng đồng tại địa phương xem xét Khái niệm này thường được các nhà xã hội học ưa dùng vì nghèo tương đối liên quan đến sự chênh lệch về những nguồn lực vật chất, nghĩa là về bất bình đẳng phân phối trong xã hội

Giống như quá trình phát triển, nghèo đói là một khái niệm đa chiều.Trong cùng một thời điểm, người nghèo có thể phải đối mặt với nhiều bất lợi khác nhau, có thể là những khó khăn trong khám chữa bệnh, học hành, nhà ở, đất đai, nước sạch hoặc điện thắp sáng Sử dụng một tiêu chí thu nhập (hay chỉ tiêu) không đủ để nắm bắt được tình trạng nghèo thực tế của người dân Đánh giá nghèo cần được tiếp cận rộng hơn từ nhiều khía cạnh phát triển toàn diện con người Sau 30 năm đổi mới, phát triển và hội nhập, Việt Nam đã chuyển từ một quốc gia thu nhập thấp sang nhóm nước có thu nhập trung bình nên cách tiếp cận đánh giá nghèo đơn chiều theo thu nhập đã bộc lộ những hạn chế Đã đến lúc xem xét, đánh giá nghèo từ góc độ đa chiều từ góc độ nghèo vật chất, nghèo về con người và nghèo về xã hội (UN, 2012).

Vấn đề nghèo đa chiều có thể đo bằng tiêu chí thu nhập và các tiêu chí phi thu nhập Sự thiếu hụt cơ hội, đi kèm với tình trạng suy dinh dưỡng, thất học, bệnh tật, bất hạnh và tuyệt vọng là những nội dung được quan tâm trong khái niệm nghèo đa chiều Thiếu đi sự tham gia và tiếng nói về kinh tế, xã hội hay chính trị sẽ đẩy các cá nhân đến tình trạng bị loại trừ, không được thụ hưởng các lợi ích phát triển kinh tế - xã hội và do vậy bị tước đi các quyền con người cơ bản (UN, 2012).

Tuy nhiên, chuẩn nghèo đa chiều có thể là một chỉ số không liên quan đến mức thu nhập mà bao gồm các khía cạnh khác liên quan đến sự thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản (Oxfam và ActionAid, 2010) Chỉ số nghèo đa chiều (Multidimensional Poverty Index) của quốc tế, với ba chiều cạnh chính là: y tế, giáo dục và điều kiện sống, hiện là một thước đo quan trọng nhằm bổ sung cho phương pháp đo lường nghèo truyền thống dựa trên thu nhập.

Các khái niệm trên cho thấy sự thống nhất cao của các quốc gia, các nhà chính trị và các học giả với quan điểm nghèo là một hiện tượng đa chiều, cần được chú ý nhìn nhận là sự thiếu hụt hoặc không được thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của con người Nghèo đa chiều là tình trạng con người không được đáp ứng ở mức tối thiểu các nhu cầu cơ bản trong cuộc sống.

Trong cuốn khảo cứu dài 17 tập nhan đề The Life and Labour of the People in London, Charles Booth sử dụng thu nhập như một thước đo nghèo đói Khi đưa ra khái niệm mức nghèo, một mức mà dưới ngưỡng đó gia đình không thể có được những nhu cầu tối thiếu để tồn tại Ông cũng đưa ra tính toán thu nhập để đáp ứng mức lương thiết yếu của họ, cộng thêm khoản chi quần áo và nhà ở (Charles Booth, 1903).

Nghèo đói diễn tả mức độ thiếu thốn trong tất cả các nguồn lực cho cuộc sống so với các tiêu chuẩn tối thiểu nhất định Thước đo những tiêu chuẩn này cũng như các nguyên nhân dẫn tới nghèo tùy thuộc vào từng quốc gia và từng giai đoạn cụ thể, mức giới hạn chuẩn để phân biệt giữa nghèo với không nghèo được gọi là chuẩn nghèo Tổ chức Y tế thế giới định nghĩa người nghèo theo thu nhập là người có thu nhập hàng năm ít hơn một nửa thu nhập bình quân trên đầu người hàng năm của quốc gia Như vậy, nghèo đói là tình trạng một bộ phận dân cư thiếu hoặc không có những điều kiện về cuộc sống như ăn, mặc, ở, đi lại, chăm sóc y tế và quyền được tham gia vào các quyết định của cộng đồng (Chu Quang Tiến, 2011).

Khái niệm nghèo đa chiều được đề cập ở Việt Nam từ năm 2013 Đo lường nghèo đa chiều cần được áp dụng để dựng nên một bức tranh đầy đủ và toàn diện hơn về thực trạng nghèo ở nước ta Hiện nay Bộ LĐ-TB&XH đã xây dựng và ban hành bộ tiêu chí nghèo đa chiều, đồng thời rà soát cơ chế, chính sách nhằm thực hiện giảm nghèo theo hướng đa chiều ở Việt Nam.

- Tiêu chí nghèo đa chiều giai đoạn 2016-2020

Trước giai đoạn 2016-2020 ở nước ta, trong các chính sách về giảm nghèo có những khái niệm sau:

- Người nghèo: Những người có mức thu nhập hay mức chi tiêu dưới mức tối thiểu là những người nghèo trong xã hội.

- Hộ đói: Hộ đói là một bộ phận dân cư có mức sống dưới mức tối thiểu không đủ đảm bảo nhu cầu về vật chất để duy trì cuộc sống hay nói cách khác đó là một bộ phận dân cư hàng năm thiếu ăn, đứt bữa, thường xuyên phải vay nợ và thiếu khả năng trả nợ.

Cơ sở thực tiễn

2.2.1 Kinh nghiệm thực hiện các biện pháp giảm nghèo cho hộ dân một số nước trên thế giới

Theo Trần Công Đoàn (2014) sự thành công của Hàn Quốc về phát triển nông thôn và giảm nghèo do nhiều nguyên nhân, nhưng quan trọng thứ nhất là việc hỗ trợ tài chính cho các vùng nông thôn nghèo để phát triển cơ sở hạ tầng và thúc đẩy sinh kế cho nông dân, nhất là người nghèo, theo cơ chế khuyến khích và có điều kiện Sự khuyến khích đó thể hiện ở việc vùng nông thôn nào thực hiện tốt, có hiệu quả, năm sau sẽ được tăng nguồn vốn hỗ trợ so với năm trước, ngược lại nơi nào thực hiện kém hiệu quả, năm sau sẽ giảm vốn hỗ trợ Điều kiện thực hiện là phải có kế hoạch hàng năm và 5 năm phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Thứ hai, là việc nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ cấp cơ sở Hầu hết số cán bộ cơ sở đều được đào tạo cơ bản về kiến thức quản lý kinh tế, hành chính, kỹ năng xây dựng, thực hiện và quản lý các chương trình, dự án, chính vì vậy họ có đủ khả năng hấp thụ nguồn tài chính hỗ trợ của Nhà nước một cách có hiệu quả.

Thứ ba, là tăng tỷ lệ vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp nông thôn trong tổng chi tiêu công của Chính phủ để thúc đẩy việc phát triển sinh kế cho người dân và nâng cao hiệu quả đầu tư cho nông nghiệp.

Thứ tư, là trao quyền tự chủ cho cơ sở và người dân, làm gì, làm như thế nào do người dân và chính quyền cấp cơ sở tự quyết định Nhà nước và các cấp chính quyền cấp trên cơ sở chỉ đóng vai trò định hướng hoạt động phát triển nông thôn và giảm nghèo, không can thiệp cụ thể vào công việc của chính quyền cơ sở và người dân.

Từ năm 1994-2000, Trung Quốc tập trung vào cải cách nông thôn và giảm nghèo theo định hướng phát triển, hướng ưu tiên vào người nghèo ở những vùng có đặc thù về địa lý như khu vực miền núi Đại Sự ở Tây Nam; cao nguyên Hoàng Thổ ở Tây Bắc; dãy núi Tần Sơn, Ba Sơn và khu vực băng giá Tây Tạng. Chương trình 7 năm này tập trung vào yếu tố con người, các nguồn lực vật chất và tài chính, huy động lực lượng của các tầng lớp xã hội tham gia nhằm giải quyết một cách cơ bản về lương thực, áo mặc cho người nghèo nông thôn (Trần Công Đoàn, 2014).

Kết quả, nhờ sự nỗ lực nêu trên mà vấn đề sinh kế của 200 triệu người dân được đảm bảo, người nghèo giảm xuống còn 30 triệu vào năm 2000 (khoảng 3% dân số nông thôn) Điều kiện sản xuất và sinh hoạt được cải thiện rơ rệt, trong vòng 15 năm (1986-2000) đã tăng thêm được 99,15 triệu ha đất trồng trọt ở các khu vực nghèo, 77,25 triệu người và 83,98 triệu động vật không còn phải chịu cảnh thiếu nước uống; 95,5% thôn bản nghèo tiếp cận được với điện sinh hoạt, 89% tiếp cận đường dân sinh, 69% tiếp cận được bưu chính viễn thông; giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp ở các vùng nghèo tăng 54% (bình quân 7,5%); thu nhập và tài chính của các địa phương nghèo tăng gấp đôi (bình quân 12,9%); sản lượng ngũ cốc tăng 1,9% năm, thu nhập bình quân của nông dân từ 648 NDT tăng lên 1.337 NDT (Trần Công Đoàn, 2014).

Về mặt xã hội ở các khu vực nghèo cũng có sự thay đổi nhanh chóng, tỷ lệ sinh đã được kiểm soát, tỷ lệ không biết chữ giảm nhanh, thực hiện giáo dục bắt buộc 9 năm, giáo dục cho người lớn và giáo dục hướng nghiệp cũng phát triển nâng cao chất lượng của người lao động, hầu hết nông dân biết ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, phát triển trang trại; chăm sóc sức khoẻ cho người dân cũng được cải thiện, việc thiếu thuốc và y bác sỹ được khắc phục Đời sống văn hoá của nông dân cũng trở nên phong phú, bộ mặt tinh thần cũng có những thay đổi to lớn Sự thành công của Trung Quốc bắt nguồn từ việc tập trung vào vấn đề thiết yếu nhất của người dân (vấn đề sinh kế), nhận định được thế mạnh của từng vùng trước khi thực hiện, xác định đúng những địa phương nghèo nhất, tăng cường và tập trung được nguồn lực cho vùng nghèo (Trần Công Đoàn, 2014).

Tiếp đó phải kể đến việc thiết lập được hệ thống cơ quan giảm nghèo đủ quyền lực điều phối các nguồn quỹ dành cho giảm nghèo, kể cả các nguồn vốn vay nước ngoài, dự án hỗ trợ kỹ thuật Thực hiện cơ chế trao quyền quản lý, sử dụng nguồn tài chính hỗ trợ cho cấp tỉnh, huy động “4 thứ sẵn có" của các tỉnh, bao gồm: nguồn tài chính, quyền lực, nhiệm vụ và trách nhiệm.

Chính sách ưu tiên hỗ trợ vùng nghèo được thiết lập trên hai lĩnh vực là hỗ trợ hộ nghèo để giải quyết những vấn đề thiết yếu nhất về sinh kế và hỗ trợ phát triển vùng nghèo Chính sách hỗ trợ hộ nghèo tập trung chủ yếu là chính sách tín dụng, chính sách miễn giảm thuế nông nghiệp, thuế tiêu thụ sản phẩm địa phương; chính sách hỗ trợ vùng nghèo tập trung là tăng dần nỗ lực thanh toán chuyển đổi, miễn thuế 3 năm cho các bộ phận phát triển vùng nghèo để khởi nghiệp và thành lập công ty; hỗ trợ cải thiện điều kiện sản xuất, phát triển sản xuất thương mại thông qua phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất thương mại Tăng cường năng lực cho cán bộ, người dân để tự thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ, mục tiêu đề ra Hỗ trợ hộ nghèo và thôn bản được quan tâm đặc biệt thông qua cam kết trực tiếp của nhóm cán bộ giảm nghèo với từng hộ và từng thôn bản, hình thành mối liên kết giữa các doanh nghiệp và nông dân từ khâu trồng trọt, chăn nuôi, chăm sóc, tiêu thụ sản phẩm Hỗ trợ các hộ nghèo tự nguyên di chuyển từ khu vực khó khăn về nơi ở có điều kiện thuận lợi hơn trên cơ sở bảo đảm tốt về cơ sở hạ tầng và điều kiện sản xuất, môi trường về xã hội ở nơi đến, di dân cặp đôi ít nhất là 2 gia đình cùng tự nguyện hoặc một gia đình đến nơi ở mới có người thân để có thể nương tựa vào nhau Huy động các lực lượng ở cộng đồng hỗ trợ trực tiếp các hộ gia đình nghèo; huy động các tầng lớp xã hội tham gia giảm nghèo, các Bộ, ngành Trung ương, các cơ quan địa phương phải đưa ra chính sách, giải pháp hỗ trợ người nghèo, vùng nghèo; các cơ quan này phải cam kết và thực hiện hỗ trợ các địa phương nghèo bằng các dự án cụ thể thông qua nguồn vốn họ tự huy động hoặc kêu gọi tài trợ từ các tổ chức quốc tế Cùng với đó phải kể đến việc thiết lập mối quan hệ hợp tác Đông -Tây về giảm nghèo Nghĩa là các tỉnh có điều kiện kinh tế xã hội phát triển ở phía Đông phải hỗ trợ một tỉnh nghèo ở phía Tây, ví dụ Bắc Kinh hỗ trợ Nội Mông, Thiên Tân hỗ trợ Cam Túc, Thượng Hải hỗ trợ Vân Nam, Quảng Đông hỗ trợ Quảng Tây, Giang Tô hỗ trợ Thiểm Tây, Sơn Đông hỗ trợ Tân Giang, Liêu Ninh hỗ trợ Thanh Hải, Phúc Kiến hỗ trợ Nông Hạ, Đại Liên Hai bên hợp tác theo nguyên tắc “tăng cường thuận lợi, đôi bên cùng có lợi, hợp tác lâu dài và cùng phát triển” Sự hợp tác được thực hiện đa cấp và đa chiều trong giảm nghèo ở mọi lĩnh vực như hợp tác giữa các doanh nghiệp với doanh nghiệp, dự án hỗ trợ và trao đổi tài năng, hình thành nhóm hỗ trợ ở cấp tỉnh và thành phố, hỗ trợ tiền mặt, hiện vật cũng lên tới 2,14 tỷ NDT, và dự án hợp tác đầu tư gồm 5.745 dự án với kinh phí 28 tỷ NDT, xuất khẩu 517 nghìn lao động từ tỉnh nghèo sang tỉnh giàu Các tỉnh phía Đông đã giúp các tỉnh phí Tây mở rộng trao đổi đào tạo cán bộ và nguồn nhân lực, trợ giúp xây dựng trường học, mở rộng đất canh tác, xây dựng đường cao tốc (Phong Vũ, 2017).

Hiện tại, Trung Quốc đang thực hiện chính sách giảm nghèo theo định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2001-2010 với kết quả giảm nghèo tiếp tục được quốc tế đánh giá cao Tính đến hết năm 2007, Trung Quốc chỉ còn trên 14 triệu người nghèo, tính theo chuẩn quốc tế và như vậy từ năm 1978 đến nay, Trung Quốc đã giải quyết được vấn đề nghèo đói cho khoảng 1/3 tổng dân số cả nước và sự thành công về giảm nghèo của nước láng giềng đông dân này là bài học kinh nghiệm tốt cho nước ta tham khảo (Trần Công Đoàn, 2014).

Trong hỗ trợ giảm nghèo, các nước ASEAN rất coi trọng phát triển nông nghiệp Thập niên cuối của thế kỷ trước, mặc dù có sự phát triển không đồng đều, nhưng nền nông nghiệp thế giới trong đó có các nước ASEAN đã đạt được những thành tựu đáng kể, đặc biệt ở vùng mà nạn đói xưa nay vẫn đe doạ là Châu Á Một trong những nguyên nhân đem lại thành công này là một loạt hệ thống chính sách được cải tiến nhất là chính sách về đất đai, vốn (Chu Quang Tiến, 2011).

Thứ nhất về ruộng đất, trên nguyên tắc ruộng đất phải được sử dụng, quản lý theo hướng tự do phát triển sản xuất, kinh doanh của hộ nông dân, chính phủ các nước trong khu vực đều chủ trương nông dân có quyền sở hữu ruộng đất tương đối Nông dân có quyền mua, bán ruộng đất Thị trường ruộng đất được xác lập và được pháp luật bảo hộ Thái Lan, Malaixia, Philippin đều thực hiện cải cách ruộng đất, chia đất cho nông dân (bằng các biện pháp chia đất công, Nhà nước trưng mua đất của địa chủ rồi bán cho nông dân với giá rẻ và áp dụng phương thức trả dần) Việt Nam tuy không công nhận quyền sở hữu tư nhân về đất đai nhưng trên thực tế nông dân cũng được giao đất lâu dài, có quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp ruộng đất, tự chủ sản xuất kinh doanh Chính sách ruộng đất nêu trên có tác dụng thúc đẩy nông nghiệp phát triển nhanh (Trần Công Đoàn, 2014).

Kinh tế trang trại cũng được khuyến khích trong các nước ASEAN, nghĩa là chính quyền công nhận quyền tích tụ ruộng đất (đến một quy mô nhất định, tuỳ từng nước) để phát triển sản xuất hàng hoá; thông qua phát triển kinh tế trang trại đã thu hút nhiều lao động là người nghèo vào làm việc và góp phần ổn định cuộc sống của các gia đình nghèo.

Thứ hai, hỗ trợ đầu vào cho nông dân phát triển sản xuất Về tín dụng, cho vay vốn, giúp nông dân phát triển sản xuất và tiếp cận thị trường nông sản trong và ngoài nước Thái Lan khuyến khích, lôi cuốn tư nhân tham gia các chương trình khuyến nông, tập trung kinh phí nghiên cứu cho các cây lương thực quan trọng (lúa, ngô, sắn) Thái Lan đã đạt nhiều thành tựu có ý nghĩa nhờ thực hiện chính sách này như phát triển nhiều giống lúa thơm chất lượng cao, giá xuất khẩu cao gấp hai lần giống lúa thường; năng suất ngô bình quân đạt 3,5 tấn/ha, sắn 15 tấn/ha (Trần Công Đoàn, 2014).

Thứ ba, hỗ trợ đầu ra cho các sản phẩm nông sản Indonesia quy định giá sàn nông sản có lợi cho nông dân Khi giá thị trường thấp hơn giá sàn, Nhà nước bỏ tiền ra mua nông sản cho nông dân Thái Lan, Malaysia, Indonesia đều khuyến khích xuất khẩu bằng hỗ trợ kinh tế và luật pháp Chính phủ Thái Lan rất tích cực tìm kiếm thị trường, chú trọng phát triển hình thức hợp đồng "chính phủ với chính phủ" Năm 1994, khi giá xuất khẩu gạo giảm, chính phủ Thái Lan lập tức thiết lập lại chế độ trợ cấp xuất khẩu gạo (đã bị đình chỉ năm 1993), trợ cấp mạnh mẽ để xuất khẩu thành công 500 tấn gạo đầu tiên cho Irắc Để mở rộng thị trường, Thái Lan đã đầu tư tập trung cho chương trình đổi mới giống lúa thơm được thị trường thế giới ưa chuộng (Trần Công Đoàn, 2014).

Thứ tư là về thuế, Thái Lan bỏ hẳn thuế nông nghiệp Ở nông thôn Thái

Phương pháp nghiên cứu

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Tân Lạc là một huyện miền núi nằm cách trung tâm tỉnh Hoà Bình 30 km về phía nam Diện tích tự nhiên của toàn huyện là 523 km2 (chiếm 11,2% tổng diện tích toàn tỉnh), dân số khoảng 80.500 người, mật độ dân số 154 người/km 2 Huyện Tân Lạc nằm ở 21 0 27 ’ – 20 0 35 ’ vĩ độ Bắc, 105 0 6 ’ – 105 0 23 ’ độ kinh đông.

Phía Tây giáp với huyện Mai Châu và tỉnh Thanh

Hoá Phía Bắc giáp huyện Đà Bắc và huyện Cao

Phong Phía Đông giáp huyện Kim Bôi Phía Nam giáp huyện Lạc Sơn

Tân Lạc là đầu mối giao thông, cửa ngơ nối vùng Tây Bắc với thủ đô Hà Nội theo quốc lộ 6 và đường 12B và có đường mòn Hồ Chí Minh đi qua nên rất thuận lợi trong việc giao lưu hàng hóa của huyện với các vùng khác, đặc biệt với thị trường lớn như thủ đô Hà Nội, Thành phố Hòa Bình

Tân Lạc nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa Trong năm, khí hậu chia thành hai mùa rơ rệt: Mùa khô và mùa mưa Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 10, nhiệt độ và độ ẩm cao Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 năm trước và kết thúc vào tháng 4 năm sau với đặc trưng nhiệt độ xuống thấp, lượng mưa ít Nhiệt độ trung bình cả năm đạt 22,9 0 C, tháng nóng nhất trong năm là tháng 7, tháng lạnh nhất trong năm là tháng 1 Nhiệt độ giữa các vùng có sự khác nhau, ở vùng cao nhiệt độ các tháng lạnh nhất thấp hơn vùng thấp từ 2-3 0 C và mùa đông đến sớm, kết thúc muộn Lượng mưa trung bình cả năm đạt 2.000mm,tập trung chủ yếu từ tháng 7 đến tháng 9 Mùa khô lượng mưa chỉ chiếm 15% lượng mưa cả năm Các xã vùng cao huyện Tân Lạc có lượng mưa lớn hơn so với các xã vùng thấp Độ ẩm không khí bình quân 82%, tháng cao nhất 99%, tháng thấp nhất 29% Độ ẩm thường cao vào những tháng cuối xuân, đầu hè Trong thời gian từ tháng 11 đến tháng 3 hàng năm thường xuất hiện sương mù và sương muối Với điều kiện thời tiết, khí hậu như trên tạo điều kiện thuận lợi cho huyệnTân Lạc phát triển cây, con nhiệt đới, đặc biệt rất phù hợp cho phát triển chăn nuôi trâu bò.

Huyện Tân Lạc có trên 80% diện tích là đồi núi, độ cao trung bình toàn huyện so với mặt nước biển khoảng 300 - 400m, Tân Lạc có địa thế thấp dần về phía Đông Nam và có thể chia thành 3 vùng rơ rệt:

+ Vùng cao gồm 5 xã: Quyết Chiến, Ngổ Luông, Nam Sơn, Bắc Sơn và Lũng Vân Độ cao trung bình của vùng dao động trong khoảng 600-800m, có nhiều núi, độ dốc lớn và các thung lũng hẹp Vùng này rất thích hợp phát triển kinh tế trang trại và đồi rừng và phát triển dịch vụ du lịch.

+ Vùng giữa gồm 4 xã: Ngòi hoa, Phú Cường, Phú Vinh, Trung Hòa, với địa hình nhiều đồi, núi xen kẽ các khe suối và bãi bằng Vùng này rất thích hợp phát triển kinh tế trang trại và trồng cây hoa mầu.

+ Vùng thấp gồm 14 xã và 1 thị trấn: Tử Nê, Mãn Đức, Quy Hậu, Quy

Mỹ, Địch Giáo, Tuân Lộ, Phong Phú, Mỹ Hòa, Thanh Hối, Gia Mô, Lỗ Sơn, Do Nhân, Ngọc Mỹ, Đông Lai, thị trấn Mường Khến Có độ cao trung bình khoảng 150 - 200m, với địa hình là đồng bằng xen với đồi thấp, là vựa lúa chính của Tân Lạc Vùng này rất thích hợp phát triển kinh tế trang trại, cây lúa và hoa màu.

+ Sông ngòi: Tân Lạc không có hệ thống các sông lớn chảy qua nhưng có nhiều suối nhỏ và hồ chứa Tầng nước mặt được hình thành chủ yếu từ ba hệ thống suối và 5 hồ lớn:

Thứ nhất: Suối Chù, bắt nguồn từ vùng núi thuộc các xã Phú Vinh và Trung Hòa chảy qua các xã Mỹ Hòa, Quy Hậu về phía đông nam với diện tích lưu vực 350km2.

Thứ hai: Suối Cái, bắt đầu từ vùng núi xã Phú Cường chảy dọc theo thung lũng Mường Bi qua các xã Phong Phú, Do Nhân, Lỗ Sơn theo hướng đông nam với diện tích lưu vực 230km2.

Thứ ba: Suối Hoa, bắt nguồn từ vùng núi xã Thung Nai (huyện Cao Phong), chảy qua xã Ngòi Hoa rồi đổ ra sông Đà với diện tích lưu vực 230km2.

- Các hồ chứa: Trên địa bàn huyện có 5 hồ chứa lớn: hồ Búng, hồ Bông

Canh, hồ Chù Bụa, hồ Bui Phoi và hồ Trọng.

Tầng nước mặt này là nguồn cung cấp nước phục vụ đắc lực cho sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp Ngoài ra, nguồn nước ngầm còn tương đối dồi dào, có thể khai thác để phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

Tài nguyên khoáng sản ở Tân Lạc chủ yếu là đá vôi và một số khoáng sản quý như: Vàng, ăngtimoan, than đá Được thiên nhiên ưu đãi, Tân Lạc có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng, trong đó có hiều di tích khảo cổ đã được Bộ văn hóa thông tin xếp hạng, có thể thu hút khách du lịch tới tham quan như: Hang Muối, Hang Bụt, hang Triềng Xến, Động Nam Sơn, hang Đắng.

3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

3.1.2.1 Tình hình sử dụng đất đai

Diện tích tự nhiên của toàn huyện là 53.204,75 nghìn ha (chiếm 11,2% tổng diện tích toàn tỉnh) Đất đồi núi chiếm 85%, trong đó đất đỏ/ pharanít gần 1.000 ha, đất đỏ mùn trên núi đá vôi gần 6.000 ha, đất mầu/ phiến thạch tím 559 ha, đất đỏ vàng/ phiến đá sét 7.069 ha, đất đỏ vàng/ sa thạch gần 5.000 ha.

Tình hình sử dụng đất của huyện được trích lập ở bảng 3.1 như sau:

Qua bảng số liệu sau ta thấy tổng diện tích đất nông nghiệp năm 2016 là 33.720,71 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp là 5.745 ha, đất lâm nghiệp 27.947ha, đất nuôi trồng thủy sản là 28,71 ha Đất nông nghiệp trong những năm gần đây có xu hướng giảm dần, tốc độ giảm trung bình là 5,08%/năm do cả 3 loại đất nông nghiệp đều giảm, nguyên nhân chính là một phần đất nông nghiệp bị chuyển sang mục đích sử dụng khác một phần còn lại bị tái hoang hóa do đất xấu không canh tác được (ảnh hưởng của tập quán canh tác quảng canh), phần còn lại là đất rừng khai thác chưa sử dụng, cũng vì thế đã làm diện tích đất chưa sử dụng tăng lên 13.728,3 ha năm 2016 với tốc độ tăng bình quân là 17,09%.

Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình, với tỷ lệ hộ nghèo là 27,46% trong toàn huyện (cuối năm 2016) Do điều kiện kinh tế, giao thông, phương tiện đi lại còn nhiều khó khăn, nên công tác giảm nghèo được các cấp đảng, chính quyền địa phương đặc biệt quan tâm Huyện Tân Lạc đã có nhiều giải pháp giảm nghèo tuy nhiên hiện tượng tái nghèo còn cao.

Vì vậy, chúng tôi chọn huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình làm địa bàn nghiên cứu Trong đó, chúng tôi chia thành 3 nhóm xã có tỷ lệ hộ nghèo khác nhau để tiến hành điều tra, như sau:

Nhóm 1: Các xã có tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất, đại diện là xã Thanh Hối

Nhóm 2: Các xã có tỷ lệ hộ nghèo trung bình, đại diện là xã Do Nhân

Nhóm 3: Các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao, đại diện là xã Quyết Chiến

Ngoài ra, chúng tôi tiến hành tham vấn ý kiến của lãnh đạo cấp huyện, xã, thôn cụ thể như sau:

+ Trưởng thôn: Mỗi xã 04 trưởng thôn

+ Cấp xã: 01 lãnh đạo UBND xã, 01 cán bộ LĐTBXH, 01 cán bộ Hội nông dân, 01 cán bộ phụ nữ

+ Cấp huyện: 01 lãnh đạo UBND huyện, 01 lãnh đạo và 01 chuyên viên phòng LĐTBXH huyện; 01 lãnh đạo phòng Dân tộc, 01 lãnh đạo phòng Kinh tế, 01 lãnh đạo phòng Tài chính – Kế hoạch, 01 lãnh đạo Ngân hàng CSXH với số lượng mẫu điều tra như sau:

Bảng 3.6 Số lượng mẫu điều tra

Chỉ tiêu Đvt Xã Thanh Xã Quyết Xã Do

1 Tổng số hộ trong đó: Hộ 1.585 362 548 2.495

2 Số hộ điều tra Hộ 30 30 30 90

Nguồn: Tổng hợp của tác giả (2017)

3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu

3.2.1.1 Thu thập số liệu thứ cấp

Số thứ cấp là những số liệu đã được công bố: Được thu thập thông qua các báo cáo của Ủy ban nhân dân huyện Tân Lạc Thu thập số liệu về tình hình dân số, lao động, đất đai, các báo cáo của phòng Lao động – Thương binh Xã hội, Phòng thống kê, Phòng Kinh tế hạ tầng, Phòng Tài chính Kê hoạch, các báo cáo kinh tế - xã hội của Ủy ban nhân dân huyện, các số liệu đã công bố có liên quan đến thực trạng nghèo và các giải pháp giảm nghèo, các sách, tạp chí hoặc qua mạng internet.

3.2.1.2 Thu thập số liệu sơ cấp

Thu thập số liệu sơ cấp thông qua phiếu điều tra được thiết kế sẵn phù hợp với mục đích điều tra Tiến hành điều tra thông tin về các hộ dựa trên Bảng hỏi được thiết kế sẵn phù hợp với mục đích điều tra Do thời gian có hạn nên tiến hành phỏng vấn trực tiếp 90 hộ nghèo thuộc 3 xã đại diện gồm: 30 hộ nghèo ở xã Thanh Hối, 30 hộ nghèo ở xã Quyết Chiến, 30 hộ nghèo ở xã Do Nhân Ngoài ra, tiến hành tham vấn ý kiến 31 đối tượng liên quan đến thực hiện các giải pháp giảm nghèo như: Lãnh đạo UBND huyện, xã, lãnh đạo và chuyên viên thuộc các phòng, ban chức năng cấp huyện và xã, các trưởng thôn.

Bảng 3.7 Thu thập số liệu sơ cấp Đối tượng điều tra Số lượng

Nội dung điều tra (người)

Thông tin về sản xuất, tiêu dùng, các giải

90 pháp giảm nghèo, đánh giá hiệu quả các giải pháp giảm nghèo, thuận lợi và khó khăn trong cuộc sống và sản xuất, ý kiến đề xuất

Tỷ lệ hộ nghèo, các giải pháp giảm nghèo

31 đã và đang thực hiện, nguyên nhân nghèo, thuận lợi khó khăn trong thực hiện giảm nghèo, kiến nghị đề xuất

3.2.3 Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu

Số liệu được tổng hợp và xử lý sử dụng phương pháp thống kê để tính toán theo hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu đã được xây dựng bằng phần mềm Excel.

3.2.4 Phương pháp phân tích số liệu Đề tài nghiên cứu sử dụng các phương pháp phân tích như: Phương pháp thống kê mô tả; Phương pháp so sánh, trong đó:

- Phương pháp thống kê mô tả là phương pháp được dùng để mô tả các hoạt động giảm nghèo, kết quả thực hiện các giải pháp giảm nghèo thông qua tập hợp phân loại các tài tiệu sơ cấp và thứ cấp.

- Phương pháp so sánh là phương pháp dùng để đối chiếu, so sánh các chỉ tiêu về thực trạng nghèo và kết quả thực hiện giải pháp giảm nghèo cho các hộ dân trên địa bàn huyện Tân Lạc theo nhóm hộ, theo không gian và theo gian.

3.2.5 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu sử dụng trong đề tài a Nhóm chỉ tiêu thể hiện thực trạng thực hiện giải pháp giảm nghèo

Diện tích đất đai, diện tích nhà ở bình quân, số khẩu, số lao động bình quân của hộ nghèo.

Thu nhập bình quân của hộ nghèo, của người nghèo; cơ cấu giá trị sản xuất của hộ nghèo, cơ cấu thu nhập của hộ nghèo.

Tỷ lệ hộ nghèo/tổng số dân trong huyện; tỷ lệ giảm nghèo hàng năm trong huyện; Tỷ lệ tái nghèo hàng năm trong huyện;

Các giải pháp giảm nghèo đã triển khai, kết quả, hiệu quả thực hiện so với kế hoạch/mục tiêu đề ra Ngân sách chi trực tiếp/gián tiếp cho các giải pháp giảm nghèo hàng năm của huyện. b Nhóm chỉ tiêu thể hiện thực trạng giảm nghèo

Số lượng, tỷ lệ hộ nghèo được tiếp cận và thụ hưởng các giải pháp hỗ trợ giảm nghèo: Đào tạo nghề, khuyến nông, vay vốn, tạo việc làm mới, nước sạch, bảo hiểm y tế, sửa chữa nhà ở, miễn giảm học phí con cái,

Tỷ lệ ý kiến đánh giá của hộ nghèo về kết quả, hiệu quả của các giải pháp giảm nghèo.

Tỷ lệ thực hiện từng mục tiêu giảm nghèo của huyện.

Số lượng vốn đã đầu tư thực hiện các giải pháp; mức độ cải thiện đời sống của hộ; tỷ lệ hộ thoát nghèo sau khi được hỗ trợ. c Nhóm chỉ tiêu thể hiện yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện giải pháp giảm nghèo

Chỉ tiêu về trình độ của chủ hộ, số lượng tư liệu sản xuất (đất đai, cơ sở hạ tầng chuồng trại, công cụ, dụng cụ, máy móc)

Thu nhập từ các hoạt động sản xuất kinh doanh, số khẩu, số lao động và lao động bình quân.

Các trang thiết bị dùng trong sinh hoạt gia đình (tivi, tủ lạnh, đài catseter, xe máy …).

Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Thực trạng thực hiện các giải pháp giảm nghèo cho các hộ dân trên địa bàn huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình 50 1 Thực trạng thực hiện các giải pháp giảm nghèo cho các hộ dân trên địa bàn huyện Tân Lạc, Tỉnh Hòa Bình 50 2 Thực trạng nghèo và giảm nghèo trên địa bàn huyện Tân Lạc

Giảm nghèo là nhiệm vụ có tầm chiến lược, vừa là nhiệm vụ có tính bức xúc Xét về lâu dài giảm nghèo góp phần thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, thiết lập công bằng xã hội, giải quyết tốt vấn đề chính trị xã hội và đảm bảo cho kinh tế của huyện tăng trưởng nhanh, bền vững Huyện Tân Lạc phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân 3%/năm trong giai đoạn 2016-2020. Để tổ chức thực hiện được mục tiêu trên Ủy ban nhân dân huyện đã triển khai đồng bộ các chủ trương, cơ chế, chính sách của nhà nước phù hợp với thực tiễn; Phát huy những kết quả đã đạt được; Huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị - xã hội để thực hiện thành công mục tiêu giảm nghèo đến năm

2020 Trong đó tập trung vào một số giải pháp chủ yếu sau:

4.1.1.1 Giải pháp tín dụng ưu đãi hộ nghèo trên địa bàn huyện Tân Lạc a Nội dung giải pháp tín dụng ưu đãi hộ nghèo trên địa bàn huyện Tân lạc

Chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo là nhằm giúp họ được tiếp cận với nguồn vốn chính thức với lãi xuất ưu đãi để có vốn phát triển sản xuất kinh doanh nâng cao đời sống thoát nghèo bền vững Lãi xuât cho vay hộ nghèo thấp hơn với lãi xuất thị trường có phương thức trả nợ linh hoạt, thủ tục nhanh gọn tạo điều kiện thuận lợi cho hộ nghèo tiếp cận nguồn vốn Hiện nay ở nước ta có hai kênh cung cấp dịch vụ tín dụng cho người nghèo đó là qua Ngân hàng chính sách xã hội (Hệ thống tài chính chính thức) và kênh thông qua các tổ chức hội đoàn thể như Hội phụ nữ, hội nông dân và một số tổ chức phi Chính phủ Hạn mức cho vay tối đa đối với kênh chính thức thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội là 50 triệu đồng/hộ nhưng tùy theo mục đích vay vốn mà có hạn mức cụ thể. b Thực trạng thực hiện giải pháp tín dụng ưu đãi hộ nghèo trên địa bàn huyện Tân lạc

Bằng nguồn vốn đầu tư của nhà nước và vốn huy động đã mở rộng thêm đối tượng và chương trình cho vay có trọng tâm, trọng điểm mang lại hiệu quả, góp phần hạn chế nạn cho vay nặng lãi ở nông thôn, giúp hạn chế người nghèo bị bần cùng hoá, giúp cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác tiếp cận với các dịch vụ tài chính, tín dụng, dịch vụ sản xuất hàng hoá, dịch vụ xã hội, người nghèo có thu nhập cải thiện cuộc sống và sản xuất góp phần thực hiện giảm tỷ lệ hộ nghèo chung của huyện.

Chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo là nhằm giúp họ được tiếp cận với nguồn vốn chính thức với lãi xuất ưu đãi để có vốn phát triển sản xuất kinh doanh nâng cao đời sống thoát nghèo bền vững Lãi xuât cho vay hộ nghèo thấp hơn với lãi xuất thị trường có phương thức trả nợ linh hoạt, thủ tục nhanh gọn tạo điều kiện thuận lợi cho hộ nghèo tiếp cận nguồn vốn Hạn mức cho vay tối đa là 50 triệu đồng/hộ nhưng tùy theo mục đích vay vốn mà có hạn mức cụ thể.

* Kết quả thực hiện tại huyện Tân Lạc

Bằng nguồn vốn đầu tư của nhà nước và vốn huy động đã mở rộng thêm đối tượng và chương trình cho vay có trọng tâm, trọng điểm mang lại hiệu quả, góp phần hạn chế nạn cho vay nặng lãi ở nông thôn, giúp hạn chế người nghèo bị bần cùng hoá, giúp cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác tiếp cận với các dịch vụ tài chính, tín dụng, dịch vụ sản xuất hàng hoá, dịch vụ xã hội, người nghèo có thu nhập cải thiện cuộc sống và sản xuất góp phần thực hiện giảm tỷ lệ hộ nghèo chung của huyện xuống còn 24,3% vào cuối năm 2017.

Tính đến cuối năm 2017 Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội huyện đã triển khai cho vay 15 chương trình tín dụng ưu đãi cho người nghèo, người cận nghèo và các đối tượng thụ hưởng chính sách khác trên địa bàn toàn huyện Tổng doanh số cho vay 3 năm (2015-2017) đạt 266.802,8 triệu đồng với 12.488 lượt hộ vay vốn.

Sau quá trình triển khai thực hiện các chương trình tín dụng ưu đãi trên địa bàn huyện cho thấy đây là một chủ trương đúng đắn và phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương thể hiện ở số lượt khách hàng thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo được vay vốn ngày càng tăng từ 1.769 lượt năm 2015 tăng lên 3.057 lượt năm 2017 cụ thể tại Bảng 4.1.

Qua bảng 4.3 ta thấy tổng số lượt hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo được vay vốn ngày càng tăng tuy nhiên khi xem xét tới từng loại đối tượng thì số lượt hộ mới thoát nghèo vay vồn ưu đã ngày càng giảm Sau khi tham vấn ý kiến của một số người dân thuộc hộ mới thoát nghèo tác giả nhận thấy số hộ mới thoát nghèo vay vốn ưu đãi ngày càng giảm do họ thấy mình mặc dù đã vượt qua được ngưỡng nghèo nhưng vẫn còn rất khó khăn, bản thân nỗ lực vươn lên nhưng mà lại phải vay vốn với lãi suất cao hơn hộ cận nghèo và hộ nghèo Đồng thời còn do hạn mức cho mỗi hộ dân không quá 50 triệu đồng/hộ mà các hộ mới thoát nghèo này để phát triển kinh tế hộ và cải thiện nhà ở, sử dụng nước sạch hoặc xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh đã vay hết hạn mức do đó hộ không thể được vay thêm nữa Chính điều này đã hạn chế hộ mới thoát nghèo tiếp tục vay vốn ưu đãi Như vậy chúng ta cần phải tăng cường công tác tuyên truyền nhằm thay đổi nhận thức của người dân đồng thời nhà nước cần có quyết định hạn mức tín dụng riêng đối với từng loại hộ nghèo, cận nghèo và mới thoát nghèo.

Bảng 4.1 Kết quả thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi hộ nghèo, cận nghèo và hộ mới thoát nghèo

Năm Năm Năm Tốc độ phát triển

Số hộ nghèo được vay vốn Doanh số cho vay

Số hộ cận nghèo được vay vốn Doanh số cho vay

Số hộ mới thoát nghèo được vay vốn

Doanh số cho vay hộ 981 1.665 1.966 169,72 118,08 141,57 Tr.đồng 23.382 39.320 51.588 168,16 131,20 148,54 hộ 633 701 998 110,74 142,37 125,56 Tr.đồng 14.266 16.426 25.802 115,14 157,08 134,49 hộ 155 138 93 89,03 67,39 77,46

Nguồn: Phòng Giao dịch NHCSXH huyện Tân Lạc (2018) Bảng 4.2 thể hiện các loại hình hỗ trợ tín dụng cho người nghèo trên địa bàn huyện Tân Lạc Hiện có 6 loại hình hỗ trợ về tín dụng cho hộ nghèo đó là cho vay học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, cho vay sản xuất kinh doanh, cho vay làm nhà ở, hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường, cho vay trồng rừng phát triển sản xuất.

Bảng 4.2 Các loại hình hỗ trợ tín dụng đối với người nghèo ở huyện Tân

Tốc độ phát triển (%) 16/15 17/16 BQ

1 Cho vay học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn

Doanh số cho vay Tr. đ 6.317,3

Doanh số cho vay Tr. đ 10.34913.37

3 Cho vay hộ nghèo làm nhà ở Tr đ

4 Cho vay nước sạch VSMT

5 Cho vay hộ ĐBDTTS nghèo, đời sống khó khăn

Doanh số cho vay Tr.đ 2.510 45 0

6 Cho vay trồng rừng phát triển chăn nuôi

Doanh số cho vay Tr.đ 0 0

Trong các loại hình hỗ trợ trên ta thấy cho vay hộ gia đình SXKD tại vùng khó khăn luôn là một hình thức có doanh số cho vay rất cao, đây là loại hình vay vốn thực sự phát huy được hiệu quả của nguồn vốn đồng thời nhờ được vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh mà các hộ nghèo thoát được nghèo. c Đánh giá của nhà quản lý về chính sách tín dụng cho người nghèo tại huyện Tân Lạc.

Hộp 4.1 Ý kiến của Giám đốc chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội huyện

Các chương trình vay vốn của ngân hàng CSXH huyện đạt được những kết quả tương đối tốt nhưng trên địa bàn huyện một số chương trình cho vay vẫn chưa đạt được kết quả như mong muốn đặc biệt là chương trình cho vay dân tộc thiểu số đi lao động có thời hạn ở nước ngoài trong 3 năm chỉ có 01 lao động vay vốn với doanh số cho vay là

25 triệu đồng và kế hoạch kinh phí cho chương trình trên không giải ngân hết Nhưng một số chương trình như cho vay hộ nghèo về nhà ở, vay giải quyết việc làm lại thiếu nguồn kinh phí nhưng không được phép điều chuyển nguồn kinh phí giữa các chính sách dẫn đến lãng phí nguồn vốn.

Nguồn: Phỏng vấn sâu bà Bùi Thị Đào – giám đốc Chi nhánh NHCSXH huyện Tân Lạc (2017) Chính vì vậy địa phương cần xây dựng kế hoạch quỹ vốn và các cơ cấu tài chính chuyên thực hiện việc giảm nghèo ở mức độ hợp lý để hỗ trợ được nhiều hộ nghèo vay vốn lãi suất ưu đãi để phát triển sản xuất kinh doanh nâng cao thu nhập thoát nghèo bền vững Đồng thời với thủ tục cho vay đơn giản, thuận tiện, vay bằng tín chấp thì cần phải có một chế độ kiểm soát nghiêm ngặt với vốn vay. Việc cho hộ nghèo vay vốn thông qua mô hình tổ tín chấp cần được triển khai và phát triển trên địa bàn huyện để thực hiện tạo điều kiện để người nghèo tiếp cận dễ dàng với nguồn vốn tuy nhiên cần tập trung vốn cho những hộ nghèo biết làm ăn, nhưng thiếu đầu tư sản xuất kinh doanh, không nên cho vay dàn trải, không có hiệu quả.

4.1.1.2 Giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng a Nội dung giải pháp

Thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội huyện Tân Lạc giai đoạn 2016-2020 Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện đã quan tâm đến phát triển cơ sở hạ tầng để hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội Thông qua việc tổ chức thực hiện lồng ghép các nguồn vốn từ Chương trình nông thôn mới, Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 và một số Chương trình dự án như Dự án giảm nghèo của Ngân hàng thế giới để nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng của huyện. b Thực trạng thực hiện giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng

Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện các giải pháp giảm nghèo cho hộ dân tại huyện Tân Lạc 76 1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện

4.2.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện

Khả năng về nguồn lực đất đai cho phép huyện phát triển đồng thời cả nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản Diện tích đất lâm nghiệp chiếm tỷ lệ lớn trong diện tích đất tự nhiên là thế mạnh lớn cho huyện phát triển lâm nghiệp cả lâm sản gỗ và ngoài gỗ Hiện nay một số diện tích rừng đang bị chuyển đổi sang trồng cây ăn quả và phát triển sản xuất lương thực Huyện mới chủ động tưới tiêu 60% diện tích Điều này làm cho năng suất nông nghiệp còn bấp bênh. Những nơi chưa chủ động tưới tiêu thường hay bị mất mùa Do đó, chiến lược phát triển nông nghiệp cần hướng vào sử dụng hợp lý tài nguyên đất, nước, tăng cây trồng cạn làm hàng hóa để ít lệ thuộc nhiều vào nguồn nước Bố trí lại cơ cấu đất dùng cho nông nghiệp và lâm nghiệp Cần xây dựng hệ thống thủy lợi hợp lý, hạn chế lũ quét trong mùa mưa, cung cấp đủ nước tưới cho sản xuất nông nghiệp và dân sinh trong mùa khô.

Tiềm năng về khoáng sản cho phép huyện có tiềm năng phát triển công nghiệp khai thác than, vàng và đá vôi Tuy nhiên, hiện nay huyện chưa quản lý được ngành công nghiệp khai khoáng Do đó, có mâu thuẫn giữa nguồn đất đai bị khai thác với sản xuất nông nghiệp ở các vùng khoáng sản, huyện không nắm được nguồn lợi thu được từ khai thác Do đó, công nghiệp khai khoáng ít có đóng góp cho sự phát triển kinh tế huyện Từ đây, cần có chiến lược phát triển công nghiệp khai khoáng hợp lý, một cơ chế phù hợp đảm bảo cho huyện được tham gia quản lý và hưởng lợi từ công nghiệp khai khoáng.

Hệ thống giao thông của huyện còn nghèo Đường nhựa đã đến được

100% số xã tuy nhiên mới chỉ đi đến trung tâm xã và thường xuyên bị hư hỏng khi đến mùa mưa lũ Còn lại đường đi đến các xóm, thôn là rất khó khăn còn tới 71.8% số km đường là đường cấp phối và đường đất Thực tế ở Tân Lạc cho thấy, các điều kiện khác không đổi, sự tiện lợi về thống giao thông có thể tăng thu nhập của người dân tới 40- 50% so những nơi giao thông đi lại khó khăn Để phát triển được kinh tế, cần có chiến lược hỗ trợ phát triển giao thông trên địa bàn huyện bao gồm các tuyến liên huyện, liên xă và nội bộ xă và thôn bản.

4.2.2 Thể chế chính sách hỗ trợ giảm nghèo

Huyện Tân Lạc là một huyện còn nhiều khó khăn, số lượng đơn vị hành chính nhiều, tỷ lệ hộ nghèo còn cao hơn mức bình quân chung của tỉnh chính vì vậy trong những năm qua đã được Ủy ban nhân dân tỉnh ưu tiên đầu tư thực hiện một số giải pháp phát triển kinh tế xă hội của địa phương nhằm giảm nghèo bền vững Các chính sách nhằm phát triển kinh tế xã hội giảm nghèo được tập trung và bốn nhóm chính đó là: phát triển cơ sở hạ tầng (giao thông, trường học, trạm y tế, hệ thống thủy lợi, hệ thống điện, nước sạch, chợ ); Dạy nghề giải quyết việc làm, phát triển sản xuất (đào tạo nghề cho lao động nông thôn, tín dụng, khuyến nông, khuyến lâm, xây dựng và nhân rộng các mô hình phát triển sản xuất, mô hình giảm nghèo ); hỗ trợ trực tiếp cho hộ (thẻ BHYT, tiền tiện, tiền ăn tết, chi phí học tập, tiền mặt hoặc giống cây trồng vật nuôi, nhà ở ) và cuối cùng là nhóm văn hóa xã hội (cung cấp ấn phẩm báo chí, trợ giúp pháp lý, tổ chức hoạt động truyền thông về giảm nghèo) Ngoài các chính sách dự án sử dụng nguồn ngân sách nhà nuớc trên địa bàn huyện còn được hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng và sinh kế cho người dân từ Dự án giảm nghèo với nguồn vốn vay hỗ trợ từ Ngân hàng thế giới.

Với các chính sách triển khai thực hiện có những chính sách có tác động ngay như chính sách hỗ trợ trực tiếp cho hộ nghèo và có những chính sách có tác động lâu dài, bền vững như hỗ trợ cơ sở hạ tầng, dạy nghề giải quyết việc làm, phát triển sản xuất tuy nhiên thông qua việc triển khai thực hiện các chính sách dự án đã góp phần cải thiện cơ sở hạ tầng, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người nghèo góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo ở địa phương.

Mặc dù các chính sách dự án triển khai đạt được kết quả tốt tuy nhiên vẫn còn một số chính sách chưa phù hợp với tình hình thực tế và đặc biệt là có quá nhiều chính sách hỗ trợ trực tiếp cho không đối với người nghèo dẫn đến người nghèo có tâm trí ỷ lại trông chờ vào sự hỗ trợ của nhà nước không muốn vươn lên thoát nghèo đây là một yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến công tác giảm nghèo.

Hộp 4.2 Chính sách hỗ trợ chưa hợp lý và thiếu tính kịp thời

Năm 2015, 2016 gia đình tôi được hỗ trợ giống gà và giống lúa, tuy nhiên được hỗ trợ ít (30 con gà và 5kg thóc giống) và được hỗ trợ vào tháng 10 khi đó mùa vụ đã qua và thời tiết thì lạnh nên việc nuôi gà con là rất khó.

Nguồn: Phỏng vấn sâu Ông Bùi Văn Bình – xã Quyết Chiến (2017)

Hộp 4.3 Chính sách hỗ trợ hộ nghèo vùng khó khăn còn nhiều bất cập

Việc thực hiện chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo vùng khó khăn theo Quyết định 102/2009/QĐ-TTg còn nhiều bất cập mỗi khẩu được 100.000đ/năm và được quy đổi ra giống cây trồng vật nuôi mỗi hộ gia đình được rất ít không đủ để phát triển chăn nuôi hoặc sản xuất phát triển kinh tế Đồng thời giống cây trồng, vật nuôi được cấp phát khi thời vụ đã qua nên rất khó cho việc trồng và chăm sóc.

Nguồn: Phỏng vấn sâu ông Bùi Tiến Lực – Chủ tịch UBND xã Quyết Chiến (2017)

4.2.3 Năng lực của cán bộ thực hiện giảm nghèo

Cán bộ thực hiện ở các xã với các chức năng khác nhau như tham mưu cho tổ chức bộ máy của các xã, công tác nhân sự, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí quản lý đội ngũ cán bộ cũng như người dân, tổ chức thực hiện các chính sách và chế độ đối với người lao động Trong công tác giảm nghèo bền vững cán bộ thực hiện trực tiếp nghiên cứu và đề xuất các phương án Xây dựng các kế hoạch, sắp xếp, bố trí, tiếp nhận các thông tin, chỉ thị từ cấp trên sau đó điều động và phân công nhiệm vụ cho cán bộ Cán bộ thực hiện bao gồm chủ tịch xã và các cán bộ được các tổ chức sau bầu ra: Hội nông dân, hội cựu chiến binh, hội phụ nữ, đoàn thanh niên để tham gia vào hoạt động giảm nghèo như: tuyên truyền vận động, huy động nguồn vốn tạo lập quỹ Hội từ đó hỗ trợ về vốn cho các thành viên của Hội, tư vấn khoa học kỹ thuật, công nghệ.

Các hoạt động tuyên truyền, vận động hội viên tham gia, người dân thực hiện tốt công tác giảm nghèo có tác dụng động viên hội viên, đoàn viên tích cực tham gia các phong trào, góp phần tăng cường nguồn lực cho giảm nghèo ở địa phương Những đóng góp của cán bộ thực hiện các tổ chức như tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân được đánh giá là đã phát huy được sức mạnh tổng hợp, khơi dậy nội lực góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững Bên cạnh những thành tựu đạt được, hoạt động của cán bộ thực hiện còn có nhiều hạn chế Trong báo cáo tổng hợp của các tổ chức, đoàn thể cho thấy, hoạt động tuyên truyền, vận động của cán bộ chưa sâu, hiệu quả một số mặt chưa cao Việc triển khai công tác tuyên truyền, vận động ở một số cơ sở còn chậm, nhiều cán bộ còn chưa chủ động xây dựng kế hoạch vận động người dân.Một số cán bộ, hội viên phụ nữ thiếu chủ động, còn mang nặng tâm lý ỷ lại cấp trên trong tổ chức các phong trào Công tác vận động của cán bộ của Đoàn thanh niên còn mang tính hình thức, chưa thực sự đi vào chiều sau, chưa có tính thuyết phục cao đối với đoàn viên, thanh niên, mô hình phát triển kinh tế giỏi còn ít.Đánh giá của loại hình hoạt động trên đây của hai nhóm là cán bộ và người dân như sau:

Bảng 4.17 Đánh giá của cán bộ và người dân về hiệu quả hoạt động tuyên truyền, vận động tham gia giảm nghèo

SL (người) Tỷ lệ (%) SL (người) Tỷ lệ (%)

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2017) Qua đánh giá hiệu quả của loại hình hoạt động trên của hai nhóm là có sự tương đồng giữa hai mức trung bình và tốt, trong đó tỷ lệ tốt cao hơn, đặc biệt tỷ lệ tốt ở người dân cao hơn và nó cách xa với tỷ lệ trung bình.

Chương trình hỗ trợ và cho vay vốn hộ nghèo chưa đi liền với công tác tư vấn, hướng dẫn sử dụng vốn vay có hiệu quả căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể của từng hộ gia đình Thời gian qua, việc cho vay vốn hộ nghèo đói chưa thật hiệu quả, phần nhiều còn thiên về số lượng lượt hộ vay vốn nên khoản vay còn nhỏ bé, chưa thực sự giúp các hộ nghèo tạo được đà bứt phá, việc sử dụng vốn không đúng mục đích vấn còn khá phổ biến Nhìn chung, hiệu quả thực sự của các nguồn tài chính cung cấp cho mục tiêu giảm nghèo bền vững còn chưa được cao. Thực tế cho thấy nguồn vốn cho người nghèo vay sẽ phát huy tác dụng nếu có sự hứong dẫn sản xuất, tư vấn sử dụng vốn vay.

Theo số liệu điều tra của huyện, hiện có 70% số cán bộ trong huyện lập kế hoạch kém nên dự án triển khai chậm muộn, không hiệu quả Mặt khác, hầu hết cán bộ thông tin, báo cáo tiến độ thực hiện công trình, dự án lên ban chỉ đạo cấp huyện và cơ quan thường trực cấp tỉnh chậm, không đầy đủ theo yêu cầu.

Cùng với hoạt động tuyên truyền, vận động, cán bộ thực hiện còn tham gia huy động các nguồn lực về vốn, tư vấn khoa học kỹ thuật, công nghệ cho người dân góp phần quan trọng vào việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững ở địa phương Tuy nhiên còn có những hạn chế như việc xây dựng quỹ hội còn hược ít.

Bảng 4.18 Đánh giá của cán bộ và người dân về hiệu quả hoạt động huy động vốn, tư vấn khoa học kỹ thuật, công nghệ

SL (người) Tỷ lệ (%) SL (người) Tỷ lệ (%)

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2017)

Qua bảng 4.88 chúng ta thấy đánh giá của hai nhóm cán bộ và người dân là tương đối thống nhất, trong đó mức trung bình có tỷ lệ cao hơn Điều đó cho thấy, nội dung loại hình hoạt động này của cán bộ thực hiện mặc dù khá phong phú, đa dạng nhưng chất lượng hoạt động hạn chế, thậm chí cọ́ có cả những đánh giá ở mức kém của cả 2 nhóm đối tượng càng có cơ sở khẳng định chất lượng loại hình hoạt động chưa cao.

Đề xuất định hướng và hoàn thiện hệ thống giải pháp giảm nghèo cho các hộ dân trên địa bàn huyện Tân Lạc 87 1 Các quan điểm và phương hướng giảm nghèo

Hỗ trợ giảm nghèo là quá trình sử dụng nguồn lực của công (Chính phủ,cộng đồng và xã hội) trong và ngoài nước để xóa đói giảm nghèo nhanh và bền vững Lĩnh vực can thiệp của hỗ trợ giảm nghèo của chính phủ nên tập trung vào các lĩnh vực không hẫp dẫn đầu tư tư nhân Hỗ trợ giảm nghèo cần phải tính đến khả năng tài chính của Chính phủ, của cộng đồng, đặc điểm tự nhiên kinh tế - xã hội ở các vùng nghèo; đặc điểm người nghèo và cộng đồng nghèo, kinh nghiệm triển khai các hoạt động giảm nghèo trên địa bàn, sự tham gia của người nghèo và cộng đồng trong giảm nghèo; cơ chế phân cấp đầu tư công cho giảm nghèo cũng ảnh hưởng lớn tới kết quả và hiệu quả của đầu tư công cho giảm nghèo; sự lồng ghép và mức độ lồng ghép các chương trình giảm nghèo. Quá trình xây dựng các giải pháp giảm nghèo và phát triển kinh tế cần quán triệt một số quan điểm sau:

- Chuyển từ hỗ trợ trực tiếp sang gián tiếp, tăng cường đầu tư để nâng cao năng lực cho giảm nghèo Phương thức hỗ trợ nên chuyển từ bao cấp, cho không sang trợ cấp và tăng mức chi trả Việc bao cấp, trợ cấp lâu dài không giúp cho người nghèo vươn lên bền vững, tạo ra cho người nghèo sự ỷ lại trông chờ, tăng gánh nặng tài chính của Chính phủ;

- Chuyển từ hỗ trợ người nghèo tiếp cận được lương thực là chính sang hỗ trợ người nghèo tiếp cận tới các nhu cầu phi lương thực Trước đây sự hỗ trợ chủ yếu tập trung cho đối tượng nghèo về lương thực thực phẩm - nghèo tuyệt đối (nhu cầu ăn no mặc ấm) Nay do mức sống được nâng lên nên nhu cầu phi lương thực, thực phẩm như: nhà ở, chăm sóc sức khoẻ khi ốm đau, giáo dục, văn hoá, sử dụng nước sach và nhà tiêu hợp vệ sinh, tiếp cận thông tin cũng tăng lên Chính vì vậy nhiệm vụ của hỗ trợ giảm nghèo ngoài hỗ trợ để giảm đối tượng nghèo phi lương thực, thực phẩm còn hỗ trợ làm tăng cơ hội của người nghèo tiếp cận và thụ hưởng được các thành quả của sự phát triển.

- Tiếp tục đầu tư phát triển nguồn lực vật chất coi trọng phát triển nguồn lực con người: tập trung vào giáo dục, đào tạo nghề, khuyến nông, khuyến công, kỹ năng giải quyết vấn đề và ra các quyết định phù hợp với các hoàn cảnh đang thay đổi.

- Thực hiện phân cấp và trao quyền cho cộng đồng và người nghèo để triển khai các hoạt động hỗ trợ giảm nghèo Các hoạt động hỗ trợ giảm nghèo phần lớn dùng ngân sách của Chính phủ Do đó, tùy theo mức độ, quy mô và tính chất của các hoạt động hỗ trợ, các chính phủ đang thực hiện phân cấp và trao quyền nhiều hơn cho cấp dưới, cho người nghèo và cộng đồng để quyết định các hoạt động hỗ trợ giảm nghèo.

- Chuyển từ sự can thiệp từ trên xuống sang cách tiếp cận có sự tham gia Các giải pháp và chính sách giảm nghèo không thuần túy xuất phát từ sự can thiệp ở bên ngoài Sự phát huy cao độ để người dân tham gia vào quá trình giảm nghèo đảm bảo cho giảm nghèo trở nên bền vững Các giải pháp giảm nghèo phải xuất phát từ nhu cầu của người nghèo, tạo điều kiện cho người nghèo được biết, được bàn, phải đóng góp, được làm, được giám sát, được quản lý và hưởng lợi thành quả Việc giảm nghèo phải thỏa mãn nhu cầu của các bên liên quan từ chính phủ, địa phương, các tổ chức phát triển, cộng đồng và người nghèo.

- Tập trung xây dựng tính bền vững về vật chất, tài chính, nhân lực Bền vững về vật chất có nghĩa là các công trình cơ sở hạ tầng cho giảm nghèo phải bền lâu. Vấn đề nghèo đói phải do chính người trong cộng đồng giải quyết, điều chỉnh phù hợp với môi trường đang thay đổi do đó cần có sự bền vững về nhân lực Bền vững về tài chính có nghĩa là người nghèo có thể được hỗ trợ vốn xây dựng cơ bản ban đầu, nhưng phải chi trả cho chi phí vận hành và duy tu các công trình phục vụ cho giảm nghèo.

- Lồng ghép các chương trình hỗ trợ giảm nghèo của các tổ chức, các cấp và các ngành.

4.3.2 Giải pháp hoàn thiện công tác tổ chức thực hiện hỗ trợ giảm nghèo cho các hộ dân trên địa bàn huyện Tân Lạc

4.3.2.1 Hoàn thiện bộ máy chỉ đạo thực hiện chương trình

Thường xuyên kiện toàn Ban chỉ đạo các Chương trình Mục tiêu quốc gia cấp huyện theo hướng gọn nhẹ, hiệu lực và hiệu quả.

Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức đoàn thể trong công tác tuyên truyền vận động Các cơ quan chuyên môn như phòng Lao động – Thương binh

Xã hội, phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, phòng Dân tộc, phòng Y tế, phòng Giáo dục, phòng Tài chính- Kế hoạch tiến hành xây dựng kế hoạch và thực hiện chỉ tiêu hàng năm gắn với chương trình giảm nghèo của huyện.

Ban Chỉ đạo các Chương trình Mục tiêu quốc gia huyện, Ban quản lý giảm nghèo cấp xã, thị trấn theo dơi chỉ đạo, làm tham mưu đề xuất với Ban Thường vụ và Ban chấp hành Đảng bộ, huyện về tổ chức triển khai thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững Làm tốt công tác thi đua khen thưởng đối với tập thể và cá nhân đạt thành tích, biểu dương những nhân tố tích cực, uốn nắn những hạn chế tồn tại và kịp thời xử lý những vi phạm có liên quan công tác giảm nghèo.

4.3.2.2 Đổi mới công tác lập kế hoạch triển khai thực hiện

Kế hoạch triển khai chương trình hỗ trợ giảm nghèo cần được đổi mới theo chiều hướng sau :

- Đổi mới công tác kế hoạch ở cấp xã: với sự tư vấn của các ban ngành trên huyện dựa trên các Đề án đã được hoàn thiện, Uỷ ban nhân dân các xă, thị trấn cần tổ chức xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xă hội của xă, thị trấn Kế hoạch của xă, thị trấn phản ánh ưu tiên của các thôn bản và của xã.

- Kế hoạch của các ban ngành trên huyện phải phản ánh được kế hoạch của các xã và những vấn đề chung của huyện Kế hoạch của huyện phải có sự tham gia của các ban ngành và các xã, nhất là trong lựa chọn ưu tiên giữa các xã Đề án phải được cụ thể hóa thành kế hoạch của các ngành trong huyện (8 lĩnh vực và 24 đầu việc) để sử dụng vốn đầu tư phát triển và chi ngân sách thường xuyên UBND huyện phê duyệt, đảm bảo tính thống nhất, không chồng chéo giữa các ngành và lĩnh vực

- Cần có tiêu chí công khai và minh bạch cho việc lựa chọn các ưu tiên khi lựa chọn đầu tư ở các xã Tăng cường sự tham gia của người dân và chính quyền cấp xã trong việc xác định các mục tiêu ưu tiên, đối tượng ưu tiên, quyết định đầu tư vào việc gì từ cấp thôn/bản và quá trình giám sát đánh giá chương trình/dự án.

- Lập kế hoạch hàng năm để triển khai chương trình nên từ cơ sở lên. Nên lập kế hoạch cho từng lĩnh vực Hệ thống kế hoạch triển khai bao gồm kế hoạch của từng ngành và lĩnh vực, được lập cho từng xã và tổng hợp cho cả chương trình. Nên có biểu mẫu thống nhất về kế hoạch triển khai, thống nhất về hệ thống biểu bảng, chỉ tiêu, tiện cho tổng hợp, theo dơi, giám sát và đánh giá Các xã cần có kế hoạch triển khai riêng cho từng tháng từng quý, chủ yếu phối hợp với các ban ngành ở huyện để triển khai các nội dung kế hoạch hàng năm đã được huyện phê duyệt

- Cần điều chỉnh các định mức kinh tế kỹ thuật cho sát với thực tế, không nên cứng nhắc theo dự toán ban đầu.

- Cần dựa vào mức ngân sách có thể có hàng năm để có kế hoạch để cân đối khả thi về nguồn lực Không nên lập kế hoạch mang tính đối phó, kế hoạch cần đảm bảo khả thi Cần coi trọng cả nguồn lực từ ngân sách nhà nước cấp và huy động sức dân trong lập kế hoạch. Đảm bảo sự lồng ghép các chương trình đầu tư giảm nghèo khác với hỗ trợ giảm nghèo theo Nghị quyết 30a, không nên cắt giảm các khoản hỗ trợ giảm

Kết luận

Giảm nghèo là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta và đây cũng là nguyện vọng thiết tha của nhân dân, là một trong những mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của huyện nhằm phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân, ổn định chính trị – xã hội.

Nghiên cứu đã góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về công tác giảm nghèo cho các hộ dân Đồng thời đã làm rơ được các nội dung, các bước trong đánh giá, phân tích công tác giảm nghèo cho hộ dân Bên cạnh đó đề tài cũng đã tổng kết được các kinh nghiệm trong công tác giảm nghèo trong và ngoài nước, từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm cho huyện Tân Lạc trong thực hiện các giải pháp giảm nghèo.

Thời gian qua huyện Tân Lạc đã triển khai nhiều giải pháp giảm nghèo cho các hộ dân trong đó tập trung vào 2 nhóm giải pháp gồm: Nhóm giải pháp tác động chung như: phát triển cơ sở hạ tầng; dạy nghề giải quyết việc làm, phát triển sản xuất và nhóm giải pháp hỗ trợ trực tiếp cho hộ (thẻ BHYT, tiền tiện, tiền ăn tết, chi phí học tập, tiền mặt hoặc giống cây trồng vật nuôi, nhà ở ) Thông qua các giải pháp trên huyện đã tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả nguồn hỗ trợ của nhà nước cho giảm nghèo góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện còn 24,30% cuối năm 2017, tỷ lệ hộ cận nghèo là 18,71 % Tỷ lệ hộ nghèo năm 2017 giảm 3,16% so với năm 2016, đạt 105% kế hoạch giao.

Bên cạnh đó công tác triển khai thực hiện các giải pháp giảm nghèo cho hộ dân còn có hạn chế như: Giải pháp đưa ra còn chưa phù hợp, năng lực cán bộ làm công tác giảm nghèo còn hạn chế, công tác lập kế hoạch triển khai thực hiện còn yếu, công tác kiểm tra, giám sát đánh giá chưa thực sự được quan tâm, một bộ phận người nghèo còn tâm lý trông chờ ỷ lại, đây là những nguyên nhân chủ yếu đã tác động trực tiếp tới các giải pháp giảm nghèo đã và đang triển khai thực hiện trên địa bàn huyện Tân Lạc.

Kết quả phân tich cho thấy, các yếu tổ ảnh hưởng đến thực hiện các giải pháp giảm nghèo trên địa bàn huyện như: điều kiện kinh tế xã hội của huyện; thể chế chính sách của Đảng, nhà nước và địa phương; Năng lực của cán bộ thực hiện công tác giảm nghèo; công tác giám sát đánh giá và bản thân người hưởng lợi. Để đẩy mạnh hơn nữa quá trình triển khai chương trình hỗ trợ giảm nghèo trên địa bàn huyện Tân Lạc trong thời gian tới, cần phải tập trung thực hiện các giải pháp sau: Hoàn thiện bộ máy chỉ đạo thực hiện chương trình; Đổi mới công tác lập kế hoạch triển khai thực hiện chương trình giảm nghèo; Đẩy mạnh việc phân cấp và hoàn thiện quá trình thẩm định và phê duyệt các dự án, chương trình giảm nghèo; Hoàn thiện cơ chế tài chính cho triển khai thực hiện chương trình giảm nghèo; Tăng cường năng lực cho cán bộ triển khai các chương trình giảm nghèo; Tăng cường khả năng tiếp cập các dịch vụ cho các hộ nghèo trên địa bàn huyện; Hoàn thiện công tác giám sát, kiểm tra, đánh giá thực hiện; Tăng cường hỗ trợ sản xuất, đào tạo nghề và giải quyết việc làm.

Kiến nghị

Tiếp tục nghiên cứu giảm bớt các chính sách hỗ trợ (cho không) thay thế bằng các chính sách cho vay có hoàn trả, khuyến khích hỗ trợ phát triển để người nghèo giảm bớt sự ỷ lại và phấn đấu vươn lên thoát nghèo Chỉ đạo Các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục rà soát, đánh giá tác động việc thực hiện chính sách, đề xuất chính sách cần tích hợp, sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ theo hướng tập trung, gọn đầu mối, giảm bớt số lượng văn bản, tránh trùng chéo và dàn trải nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách và phù hợp với nguồn lực Hộ nghèo chủ yếu là là đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn do vậy đề nghị Nhà nước cần tiếp tục triển khai và ưu tiên bố trí đủ nguồn vốn cho những chương trình hỗ trợ cho các địa bàn nghèo đặc biệt khó khăn như: hỗ trợ cơ sở hạ tầng, phát triển hệ thống giáo dục, y tế; hỗ trợ ưu đãi trực tiếp cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo về vốn đầu tư, kỹ thuật mới trong sản xuất nông nghiệp Đào tạo và tuyển dụng đội ngũ cán bộ thực hiện công tác giảm nghèo có đủ năng lực và phẩm chất thực hiện nhiệm vụ.

5.2.2 Đối với tỉnh Hòa Bình

Chỉ đạo các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch giảm nghèo cho từng giai đoạn với các mục tiêu cụ thể Xây dựng Chương trình phối hợp giữa các ngành liên quan nhằm thực hiện có hiệu quả các Dự án, chính sách thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

Xây dựng chính sách hỗ trợ cho đội ngũ cán bộ cơ sở để tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo.

Ngày đăng: 23/11/2023, 06:14

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất đai của huyện Tân  Lạc giai đoạn 2015-2017 - (Luận văn thạc sĩ) giải pháp giảm nghèo cho các hộ dân trên địa bàn huyện tân lạc, tỉnh hòa bình
Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất đai của huyện Tân Lạc giai đoạn 2015-2017 (Trang 57)
Bảng 3.2. Tình hình dân số và lao động của huyện giai đoạn 2015-2017 - (Luận văn thạc sĩ) giải pháp giảm nghèo cho các hộ dân trên địa bàn huyện tân lạc, tỉnh hòa bình
Bảng 3.2. Tình hình dân số và lao động của huyện giai đoạn 2015-2017 (Trang 59)
Bảng 3.3. Hệ thống giao thông của huyện năm 2017 - (Luận văn thạc sĩ) giải pháp giảm nghèo cho các hộ dân trên địa bàn huyện tân lạc, tỉnh hòa bình
Bảng 3.3. Hệ thống giao thông của huyện năm 2017 (Trang 60)
Bảng 3.4. Hệ thống thủy lợi của huyện Tân Lạc năm 2017 - (Luận văn thạc sĩ) giải pháp giảm nghèo cho các hộ dân trên địa bàn huyện tân lạc, tỉnh hòa bình
Bảng 3.4. Hệ thống thủy lợi của huyện Tân Lạc năm 2017 (Trang 61)
Bảng 3.5. Kết quả sản xuất trên địa bàn huyện  Tân Lạc giai đoạn 2015-2017 - (Luận văn thạc sĩ) giải pháp giảm nghèo cho các hộ dân trên địa bàn huyện tân lạc, tỉnh hòa bình
Bảng 3.5. Kết quả sản xuất trên địa bàn huyện Tân Lạc giai đoạn 2015-2017 (Trang 62)
Bảng 3.6. Số lượng mẫu điều tra - (Luận văn thạc sĩ) giải pháp giảm nghèo cho các hộ dân trên địa bàn huyện tân lạc, tỉnh hòa bình
Bảng 3.6. Số lượng mẫu điều tra (Trang 64)
Bảng 4.2. Các loại hình hỗ trợ tín dụng đối với người nghèo ở huyện Tân Lạc - (Luận văn thạc sĩ) giải pháp giảm nghèo cho các hộ dân trên địa bàn huyện tân lạc, tỉnh hòa bình
Bảng 4.2. Các loại hình hỗ trợ tín dụng đối với người nghèo ở huyện Tân Lạc (Trang 70)
Bảng 4.3. Cơ sở hạ tầng về giáo dục của huyện Tân Lạc năm 2017 - (Luận văn thạc sĩ) giải pháp giảm nghèo cho các hộ dân trên địa bàn huyện tân lạc, tỉnh hòa bình
Bảng 4.3. Cơ sở hạ tầng về giáo dục của huyện Tân Lạc năm 2017 (Trang 73)
Bảng 4.6. Ý kiến đánh giá của người dân về chất lượng lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật - (Luận văn thạc sĩ) giải pháp giảm nghèo cho các hộ dân trên địa bàn huyện tân lạc, tỉnh hòa bình
Bảng 4.6. Ý kiến đánh giá của người dân về chất lượng lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật (Trang 75)
Bảng 4.7. Kết quả thực hiện cho vay giải quyết việc làm ở huyện Tân Lạc - (Luận văn thạc sĩ) giải pháp giảm nghèo cho các hộ dân trên địa bàn huyện tân lạc, tỉnh hòa bình
Bảng 4.7. Kết quả thực hiện cho vay giải quyết việc làm ở huyện Tân Lạc (Trang 77)
Bảng 4.8. Chính sách hỗ trợ giáo dục, đào tạo cho hộ nghèo - (Luận văn thạc sĩ) giải pháp giảm nghèo cho các hộ dân trên địa bàn huyện tân lạc, tỉnh hòa bình
Bảng 4.8. Chính sách hỗ trợ giáo dục, đào tạo cho hộ nghèo (Trang 79)
Bảng 4.9. Ý kiến đánh giá của người dân về chất lượng khám chữa bệnh tại các trạm y tế xã - (Luận văn thạc sĩ) giải pháp giảm nghèo cho các hộ dân trên địa bàn huyện tân lạc, tỉnh hòa bình
Bảng 4.9. Ý kiến đánh giá của người dân về chất lượng khám chữa bệnh tại các trạm y tế xã (Trang 83)
Bảng 4.10. Kết quả thực hiện chính sách về nhà ở cho hộ nghèo - (Luận văn thạc sĩ) giải pháp giảm nghèo cho các hộ dân trên địa bàn huyện tân lạc, tỉnh hòa bình
Bảng 4.10. Kết quả thực hiện chính sách về nhà ở cho hộ nghèo (Trang 84)
Bảng 4.11. Tình hình sử dụng nước sạch trên địa bàn huyện Tân Lạc - (Luận văn thạc sĩ) giải pháp giảm nghèo cho các hộ dân trên địa bàn huyện tân lạc, tỉnh hòa bình
Bảng 4.11. Tình hình sử dụng nước sạch trên địa bàn huyện Tân Lạc (Trang 86)
Bảng 4.13. Kết quả thực hiện giảm nghèo trên địa bàn huyện Tân Lạc - (Luận văn thạc sĩ) giải pháp giảm nghèo cho các hộ dân trên địa bàn huyện tân lạc, tỉnh hòa bình
Bảng 4.13. Kết quả thực hiện giảm nghèo trên địa bàn huyện Tân Lạc (Trang 89)
Bảng 4.14. Thực trạng hộ nghèo người dân tộc thiểu số năm 2017 - (Luận văn thạc sĩ) giải pháp giảm nghèo cho các hộ dân trên địa bàn huyện tân lạc, tỉnh hòa bình
Bảng 4.14. Thực trạng hộ nghèo người dân tộc thiểu số năm 2017 (Trang 91)
Bảng 4.15. Phân tích hộ nghèo thu nhập và hộ nghèo đa chiều giai đoạn 2015-2017 - (Luận văn thạc sĩ) giải pháp giảm nghèo cho các hộ dân trên địa bàn huyện tân lạc, tỉnh hòa bình
Bảng 4.15. Phân tích hộ nghèo thu nhập và hộ nghèo đa chiều giai đoạn 2015-2017 (Trang 92)
Bảng 4.17. Đánh giá của cán bộ và người dân về hiệu quả hoạt động tuyên truyền, vận động tham gia giảm nghèo - (Luận văn thạc sĩ) giải pháp giảm nghèo cho các hộ dân trên địa bàn huyện tân lạc, tỉnh hòa bình
Bảng 4.17. Đánh giá của cán bộ và người dân về hiệu quả hoạt động tuyên truyền, vận động tham gia giảm nghèo (Trang 101)
Bảng 4.18. Đánh giá của cán bộ và người dân về hiệu quả hoạt động huy động vốn, tư vấn khoa học kỹ thuật, công nghệ - (Luận văn thạc sĩ) giải pháp giảm nghèo cho các hộ dân trên địa bàn huyện tân lạc, tỉnh hòa bình
Bảng 4.18. Đánh giá của cán bộ và người dân về hiệu quả hoạt động huy động vốn, tư vấn khoa học kỹ thuật, công nghệ (Trang 102)
Bảng 4.20. Ý kiến của người dân về thực hiện nhiệm vụ giám sát của cán bộ giám sát - (Luận văn thạc sĩ) giải pháp giảm nghèo cho các hộ dân trên địa bàn huyện tân lạc, tỉnh hòa bình
Bảng 4.20. Ý kiến của người dân về thực hiện nhiệm vụ giám sát của cán bộ giám sát (Trang 105)
Bảng 4.22. Một số thông tin về hộ điều tra - (Luận văn thạc sĩ) giải pháp giảm nghèo cho các hộ dân trên địa bàn huyện tân lạc, tỉnh hòa bình
Bảng 4.22. Một số thông tin về hộ điều tra (Trang 108)
w