Cơ sở lý luận và thực tiễn về tiếp cận nước sạch của hộ dân
Cơ sở lý luận về tiếp cận nước sạch của hộ dân
Nước sạch là nước chỉ chấp nhận sự hiện diện của các hợp chất hữu cơ, kim loại và các ions hòa tan với một vi lượng rất nhỏ.
Theo Luật Tài nguyên nước được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 21 tháng 6 năm 2012: Nước sạch là nước dùng cho sinh hoạt và nước ăn uống đã qua xử lý có chất lượng bảo đảm, đáp ứng yêu cầu sử dụng. Theo Tổ chức Y tế Thế giới thì “Nước sạch là nước phải trong, không có màu, không có mùi vị lạ gây khó chịu cho người sử dụng, không chứa các mầm bệnh và các chất độc hại” Để có một nguồn nước sạch phải lấy nước để xét nghiệm theo tiêu chuẩn vệ sinh nước sạch của
Bộ Y tế Việt Nam ban hành theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt (QCVN 02:2009/BYT) do Bộ Trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư số 05/2009/TT-BYT ngày 17 tháng 6 năm 2009 Quy chuẩn này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân và hộ gia đình khai thác, kinh doanh nước sinh hoạt (Các cơ sở cung cấp nước) và các cá nhân, hộ gia đình tự khai thác nước để sử dụng cho mục đích sinh hoạt. Quy chuẩn này quy định mức giới hạn các chỉ tiêu chất lượng đối với nước sử dụng cho mục đích sinh hoạt thông thường không sử dụng để ăn uống trực tiếp hoặc dùng cho chế biến thực phẩm tại các cơ sở chế biến thực phẩm
2.1.1.2 Khái niệm tiêu chuẩn nước sạch
Nước sạch quy định trong tiêu chuẩn vệ sinh nước sạch sinh hoạt là nước dùng cho các mục đích sinh hoạt cá nhân và gia đình sử dụng làm nước ăn uống
Tiêu chuẩn này áp dụng đối với các hình thức cấp nước sạch hộ gia đình, các trạm cấp nước tập trung phục vụ tối đa 500 người và các hình thức cấp nước sạch khác (Phụ lục 1).
2.1.1.3 Khái niệm nước hợp vệ sinh Được quy định tại Quyết định 2570/QĐ-BNN-TCTL ngày 22 tháng 10 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Là nước được sử dụng trực tiếp hoặc sau khi xử lý thoả mãn các điều kiện trong, không màu, không mùi, không vị (Quyết định 2570/QĐ-BNN-TCTL). Định nghĩa này còn định tính, cần kết hợp với những quan sát theo hướng dẫn sau đây:
- Nước máy hợp vệ sinh: Là nước từ các công trình cấp nước tập trung (tự chảy, bơm dẫn) có đường ống cung cấp nước cho nhiều hộ gia đình thoả mãn các điều kiện: trong, không màu, không mùi, không vị.
- Giếng đào hợp vệ sinh:
+ Giếng đào phải nằm cách nhà tiêu, chuồng gia súc hoặc nguồn gây ô nhiễm khác ít nhất 10m.
+ Thành giếng cao tối thiểu 0,6m hoặc được xây bằng gạch, đá và thả ống buy sâu ít nhất 3m kể từ mặt đất.
+ Sân giếng phải làm bằng bê tông hoặc lát gạch, đá, không bị nứt nẻ.
- Giếng khoan hợp vệ sinh:
+ Giếng khoan phải nằm cách nhà tiêu, chuồng gia súc hoặc nguồn gây ô nhiễm khác.
+ Sân giếng phải làm bằng bê tông hoặc lát gạch, đá, không bị nứt nẻ.
- Các nguồn nước hợp vệ sinh khác:
+ Nước suối hoặc nước mặt không bị ô nhiễm bởi các chất thải của người hoặc động vật, hoá chất, thuốc bảo vệ thực vật hoặc chất thải công nghiệp, làng nghề.
+ Nước mưa được thu hứng từ mái ngói, mái tôn, trần nhà bằng bê tông (sau khi đã xả bụi bẩn trước khi thu hứng) trong bể chứa, lu chứa được rửa sạch trước khi thu hứng.
+ Nước mạch lộ là nguồn nước ngầm xuất lộ từ khe núi đá và núi đất không bị ô nhiễm bởi chất thải của người hoặc động vật hoặc các chất thải công nghiệp, làng nghề.
Theo tài liệu hướng dẫn điền thông tin đánh giá Bộ chỉ số theo dõi nước sạch và vệ sinh nông thôn của Bộ Nông nghiệp & PTNN:
+ Nếu một hộ gia đình dùng hai hay nhiều nguồn nước một lúc chỉ chọn đưa vào thống kê nguồn nào thường xuyên sử dụng nhất để kết luận xem hộ gia đình đó có sử dụng nước hợp vệ sinh hay không Ví dụ, hộ ông Hà Văn Hùng sử dụng giếng đào trong 8 tháng, sử dụng nước mưa từ bể chứa của gia đình 4 tháng, khi điều tra nguồn nước mưa là HVS và nguồn nước giếng đào không HVS thì không xếp hộ này là hộ sử dụng nước HVS vì thời gian sử dụng nước giếng đào thường xuyên hơn.
+ Nếu hộ gia đình phải mua nước thường xuyên từ thuyền, xe chở nước lưu động, thì phải xác định xem nguồn nước đó là nguồn nào (giếng khoan hay nước máy…) và ghi ký hiệu dùng chung nguồn nước đó, ví dụ giếng khoan thì ghi “CNL” (Chung nhỏ lẻ) (Bộ nông nghiệp & PTNT).
2.1.1.4 Khái niệm các nguồn nước sạch
Nguồn nước được lấy từ các loại hình cấp nước như nước máy, nước các nhà máy đóng chai, bình, nước máy lọc nước hộ gia đình, bể nước qua xử lý bể lọc tại hộ gia đình được coi là loại hình cấp nước sạch Các loại hình cấp nước phải đảm bảo một số tiêu chuẩn trong xây dựng và sử dụng như sau:
- Nước máy: Các công trình này đòi hỏi kỹ thuật cao trong quá trình xây dựng, vận hành và bảo dưỡng Thường do các cơ quan chuyên môn đảm nhiệm
- Nước đóng chai, đóng bình: Là nước do các công ty TNHH hoặc nhà máy nước tư nhân xử lý nước theo tiêu chuẩn được các cấp có thẩm quyền kiểm tra và đạt tiêu chuẩn nước sạch, sau đó đóng chai, đóng bình và bán trên thị trường thông qua các đại lý hay các hàng quán.
- Nước máy lọc hộ gia đình: Là nước do hộ gia đình tự mua máy lọc được cơ quan chức năng kiểm định và đạt tiêu chuẩn đem về lọc nước để sử dụng cho ăn uống hàng ngày.
Địa bàn và phương pháp nghiên cứu
Địa bàn nghiên cứu
Sơn Động nằm ở phía Đông của tỉnh Bắc Giang trên vòng cung Ngân Sơn
- Đông Triều, trung tâm huyện lỵ là thị trấn An Châu cách thành phố Bắc Giang 80 km.
- Phía Bắc giáp tỉnh Lạng Sơn.
- Phía Đông giáp tỉnh Lạng Sơn và tỉnh Quảng Ninh.
- Phía Nam giáp tỉnh Quảng Ninh.
- Phía Tây giáp huyện Lục Nam và Lục Ngạn của tỉnh Bắc Giang.
Huyện có 21 xã và 2 thị trấn với nhiều thôn xóm và điểm dân cư nằm rải rác ở nhiều khu vực, huyện có 2 tuyến đường quốc lộ (gồm quốc lộ 279 và quốc lộ 31) và 2 tuyến tỉnh lộ (tỉnh lộ 291, 293) chạy qua, tuy là huyện miền núi nhưng Sơn Động có điều kiện giao lưu kinh tế văn hoá với các huyện trong tỉnh cũng như với các tỉnh lân cận với Trung Quốc qua cửa khẩu tỉnh Quảng Ninh và Lạng Sơn (Niên giám thống kê huyện Sơn Động, 2016).
Sơn Động có địa hình phức tạp, quá trình vận động kiến tạo của địa chất qua nhiều thế kỷ đã tạo nên những nét đặc thù riêng ở từng khu vực Huyện Sơn Động có độ cao trung bình khoảng 450m, nơi cao nhất là đỉnh núi Yên Tử 1.068m và các đỉnh Bảo Đài 875m, Ba Nổi 862m (thuộc dãy Yên Tử), thấp nhất là 52 m thuộc khu vực thung lũng sông Lục Nam (Niên giám thống kê huyện Sơn Động, 2016). Địa hình huyện Sơn Động được chia thành 3 dạng chính sau: Địa hình núi (N): Huyện Sơn Động có 2 trong số 3 kiểu địa hình núi đó là N2 và N3 Diện tích là 19.165,7 ha, chiếm 22,6% diện tích toàn huyện, tập trung chủ yếu ở kiểu địa hình núi thấp (N3) là 18.513,65 ha, còn kiểu địa hình núi trung bình (N2) có độ cao từ 701 – 1700m tập trung chủ yếu ở xã Tuấn Mậu,
Thanh Luận và xã An Lạc thuộc khu Bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử, độ dốc bình quân < 25 0 (Niên giám thống kê huyện Sơn Động, 2016). Địa hình đồi (Đ): Có diện tích 55.799,54 ha, chiếm 65,9% diện tích tự nhiên toàn huyện, trong đó: Đ2 có độ cao từ 101 – 200m chiếm tỷ lệ lớn nhất 47,5% diện tích đồi Thuộc địa bàn 11 xã (An Châu, An Bá, Bồng Am, Dương Hưu, Giáo Liêm, Hữu Sản, Tuấn Đạo, Vân Sơn, Vĩnh Khương, Yên Định, Thạch Sơn), có độ dốc bình quân 15 0 (Niên giám thống kê huyện Sơn Động, 2016) Địa hình đất bằng bồi tụ thung lũng và ven sông suối (T1, T5): Có diện tích 9.699,89 ha, chiếm 11,5% diện tích toàn huyện Tập trung nhiều ở TT An Châu; Quế Sơn; Cẩm Đàn; Chiên Sơn; Phúc Thắng, Lệ Viễn và An Lập (Niên giám thống kê huyện Sơn Động, 2016).
Tóm lại: Địa hình Sơn Động chủ yếu là đồi và núi thấp đến núi trung bình, là nơi có địa hình đồi núi cao nhất của tỉnh Bắc Giang, đặc điểm địa hình, địa mạo khá đa dạng cao hơn các khu vực xung quanh, độ dốc lớn là đầu nguồn sông Lục Nam nên việc khai thác đất đai phải gắn với phát triển rừng, bảo vệ đất, bảo vệ môi trường Do vậy địa hình huyện Sơn Động có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sản xuất và đời sống nhân dân trong huyện nói riêng và cả hạ lưu nói chung.
Sơn Động nằm trong vùng khí hậu lục địa miền núi, hàng năm có 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông Mùa Xuân và mùa Thu là 2 mùa chuyển tiếp, khí hậu ôn hòa, mùa Hạ nóng và mùa Đông lạnh.
- Nhiệt độ trung bình hàng năm 22,6 0 C.
- Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là: 32,9 0 C.
- Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 11,6 0 C.
- Nhiệt độ thấp tuyệt đối : -2,8 0 C.
- Biên độ nhiệt giữa ngày và đêm không quá cao: Từ 6,4 0 C đến 9,9 0 C
- Lượng mưa bình quân năm 1.564 mm nhưng phân bố không đồng đều, số ngày mưa trung bình trong năm là 128 ngày Lượng bốc hơi trung bình hàng năm là 961,2mm.
- Số giờ nắng trung bình cả năm là 1.571 giờ, bình quân số giờ nắng trong ngày đạt 4,3 giờ.
- Độ ẩm không khí trung bình cả năm là 81%, các tháng có độ ẩm cao thường rơi vào mùa mưa, cao nhất là tháng 8 (86%), thấp nhất vào tháng 12 (77%)
- Chế độ gió: Nằm trong vùng khu vực chịu ảnh hưởng của gió mùa, với 2 hướng gió chính là gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam. Tốc độ gió trung bình 1,1m/s Do nằm trong khu vực che chắn bởi vòng cung Đông Triều nên huyện ít chịu ảnh hưởng của bão.
Nhìn chung điều kiện khí hậu của Sơn Động khá thuận lợi cho sản xuất nông lâm nghiệp, tuy nhiên do địa hình chia cắt và lượng mưa khá lớn, không tập trung đã gây nên một số hiện tượng sạt lở và lũ quét.
Nguồn nước mặt được hình thành bởi 3 nhánh sông chính gặp nhau ở Yên Định Nhánh sông chính chảy trong địa phận Sơn Động dài khoảng 40 km, từ Khe Rỗ chảy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam đến Lệ Viễn sông đổi theo hướng Đông – Tây về Yên Định gặp các nhánh sông Thanh Luận, sông Cẩm Đàn rồi sang đất Lục Ngạn.
Nhìn chung các suối lớn của huyện phân bố trên vùng địa hình phức tạp với độ dốc lớn, khả năng giữ nước ở vùng thượng nguồn thấp, vào mùa mưa nước chảy xiết, xói mòn mạnh gây khó khăn cho sản xuất và đời sống đặc biệt là các xã vùng cao.
Hình 3.1 Bản đồ địa giới hành chính huyện Sơn Động
Nguồn: Phòng Tài nguyên và môi trường huyện Sơn Động (2016)
Lượng mưa bình quân hàng năm từ 1.564 mm nhưng phân bố không đồng đều, số ngày mưa trung bình trong năm là 128 ngày.
Lượng bốc hơi trung bình hàng năm là 961,2 mm.
3.1.1.5 Đất đai Đất đai của huyện Sơn Động chủ yếu là các loại đất đỏ vàng trên phiến sét, đất vàng nhạt trên đá… Xen giữa diện tích đồi núi là diện tích đất thung lũng phù hợp với sản xuất cây hàng năm Năm 2007 tỉnh Bắc Giang chỉ đạo tổng kiểm kê lại quỹ đất trên toàn tỉnh sau khi điều tra diện tích tự nhiên thực tế của huyện Sơn Động là 84.577 ha có sự sai lệch so với sự đo đạc của những năm trước đây (Diện tích kiểm kê những năm trước của huyện là
84.432ha) (Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Sơn Động, 2016).
Bảng 3.1 Diện tích đất đai của huyện Sơn Động
2014 2015 2016 15/14 16/15 BQ Tổng DT tự nhiên 86.057,6 86.057,6 86.057,6 100 100 100,0
I Đất rừng và đất lâm
1.Diện tích rừng 55.985,9 55.985,9 57.885,9 100 103,4 101,7 1.1 Rừng tự nhiện 41.730,2 41.730,2 40.830,2 100 97,8 98,9 1.2 Rừng trồng 14.255,7 14.255,7 17.055,7 100 119,6 109,8
* BQ rừng và đất LN/hộ 3,47 3,47 3,47 100 100,0 100,0
* BQ rừng và đất LN/nhân
* BQ rừng và đất LN/LĐ 2.62 2,62 2,62 100 100,0 100,0
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Sơn Động, 2016
Bảng 3.1 cho thấy: Diện tích tự nhiên của huyện từ năm 2014 đến 2016 là 86.057,6 ha, không thay đổi Năm 2014 và 2015, diện tích đất rừng không thay đổi; năm 2016 diện tích đất rừng tăng 3,39% so với năm 2014 và 2015. 3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
3.1.2.1 Dân cư và lao động
Theo số liệu thống kê năm 2016, toàn huyện có 18.841 hộ với dân số là 72.417 nhân khẩu, mật độ dân số trung bình 85,2 người/km 2 , cao nhất là Thị trấn An Châu với 2.300,4 người/km 2 , thấp nhất là xã Thạch Sơn 24,2 người/km 2 Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,63%/năm.
Trên địa bàn huyện Sơn Động có 14 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó chủ yếu là dân tộc Kinh chiếm trên 48%, còn lại dân tộc thiểu số (Tày, Nùng, Sán Dìu, Sán Chỉ, Mường, Dao, Cao Lan ).
Tổng số lao động trên địa bàn toàn huyện là 36.298 lao động,chiếm 50,12% tổng dân số, trong đó lao động nông - lâm nghiệp là23.448 lao động chiếm 64,6% tỷ lệ lao động; lao động phi nông nghiệp12.850 lao động chiếm 35,4% Lao động Nông - Lâm nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhưng đang có xu hướng giảm Nhìn chung nguồn nhân lực trong huyện khá dồi dào, nhân dân cần cù, chịu khó và có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông, lâm nghiệp được thể hiện bảng sau:
Bảng 3.2 Dân số và lao động của các xã huyện Sơn Động năm 2016
TT Tên xã Dân số Mật độ
Số hộ Số lao động (người) (người/km 2 )
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Sơn Động, 2016
Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Khái quát tình hình sử dụng nước (trong sinh hoạt) của hộ dân trên địa bàn huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang
Hiện nay huyện Sơn Động có 4 nguồn nước sinh hoạt nói chung (gồm nước sạch và nước hợp vệ sinh) chủ yếu: nguồn nước mưa, nguồn nước máy, nguồn nước giếng khoan và giếng đào, nguồn nước mặt (Sơ đồ 4.1).
Mỗi nguồn cung cấp nước là mỗi loại nước Tương ứng với công trình cung cấp nước tập trung/hay nhà máy nước có nước máy là nước sạch theo tiểu chuẩn của bộ Y tế.
Nguồn nước giếng khoan, giếng đào là nước giếng khoan, giếng đào Nước từ các nguồn cung cấp này chỉ là nước hợp vệ sinh, chưa phải là nước sạch Nước hợp vệ sinh mới chỉ là nước không màu, không mùi được đánh giá theo cảm quan chưa phân tích các thành phần lý hóa học khác trong nước Giếng khoan, giếng đào thuộc loại công trình cung cấp nước nhỏ lẻ
Nguồn cung cấp nước mưa là trời mưa Các bể và bình chứa nước mưa thuộc công trình cung cấp nước Nước từ các công trình bể, bình chứa nước mưa là nước mưa.
Các loại nước trong sinh hoạt (ăn, uống, và tắm, giặt, rửa) gồm: Nước mưa, nước máy, nước giếng đào và khoan, nước mặt (nước sông, suối, ao, hồ), nước qua bể lọc, nước qua máy lọc nhỏ, nước đóng bình, đóng chai. Trong luận văn này, chúng tôi nghiên cứu tiếp cận nước sạch theo cách phân loại nước sạch (đạt tiêu chuẩn của bộ Y tế) và nước hợp vệ sinh.
Theo báo cáo của Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh Bắc Giang cho thấy tỷ lệ hộ dân sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh của huyện là 86%,trong đó nguồn nước sử dụng dùng trong sinh hoạt của hộ dân chủ yếu vẫn là từ các công trình cấp nước nhỏ lẻ như nước giếng khoan,giếng đào và bể, bình chứa nước mưa Tỷ lệ hộ dân sử dụng nguồn nước máy chiếm tỷ lệ thấp: Trên toàn địa bàn huyện có 7.013 hộ trên tồng số 18.841 hộ gia đình sử dụng nước máy, chiếm tỷ lệ 37,22%.
Chất lượng nước máy đều đạt các chỉ tiêu theo quy chuẩn QCVN 02-BYT của Bộ Y tế Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nguồn nước đạt QCVN 02-BYT đạt 51% thấp hơn nhiều so với tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nguồn nước sạch Tuy nhiên tiêu chí nước sạch chỉ dừng lại ở mức độ cảm quan (nước đảm bảo không màu, không mùi, không vị) và thoả mãn thêm một số tiêu chí về mặt xây dựng, do vậy nước sạch mới chỉ dừng lại là điều kiện cần của tiêu chuẩn về nước sạch Thực tế cho thấy nhiều nguồn nước bằng cảm quan nhận thấy nước trong, không màu, không có mùi lạ song lại nhiễm một số chất vô cơ hay vi khuẩn độc hại như Clorua, Cloform hay E.coli Điều này đã gây tâm lý chủ quan cho hầu hết người dân khi sử dụng nước và dẫn tới những nguy hại cho sức khỏe.
Tỷ lệ hộ dân tiếp cận nguồn nước sạch ở các xã không đồng đều, 12/23 xã có trên 90% hộ dân tiếp cận được nguồn nước sạch, nhưng lại có 11 xã có dưới 75% hộ dân tiếp cận được nguồn nước sạch Các xã có tỷ lệ hộ dân tiếp cận được với nguồn nước sạch cao nhất là An Lập (98,69%), An Châu 96,88%, đây là hai xã có mật độ dân số cao, diện tích đất ở thấp, các ao, hồ gần đây bị san lấp nhiều, số lượng nguồn nước bị ô nhiễm nhiều, do vậy hộ bắt buộc phải dùng nước máy từ các nhà cung cấp.
Các xã có dưới 75% hộ dân tiếp cận được nguồn nước sạch là các xã thuần nông và là xã nghèo có mức thu nhập bình quân theo đầu người/một năm thấp Tỷ lệ hộ dân tiếp cận nước sạch không cao, ở mức từ 72- 76% Tỷ lệ hộ dân ở các xã có trên 76% hộ dân tiếp cận được nguồn nước sạch là những xã có thu nhập cao trong huyện, do người dân ở đây sử dụng nước máy nhiều như xã
An Lập 798 hộ (tương đương 3.060 người), nâng tỷ lệ hộ người dân sử dụng nước sạch lên ở mức cao so với các xã khác trong huyện là 88,25%.
Tỷ lệ hộ dân được tiếp cận nước sạch năm 2014 là 79%, đến năm
2015 là 86,09%, mỗi năm tăng bình quân 2-3%, tốc độ tăng trưởng trung bình trong giai đoạn 2014 - 2015 là 4,45%/năm, số hộ được tiếp cận nước sạch bình quân hàng năm tăng khoảng 500 hộ/năm.
Huyện Sơn Động thuộc vùng phía Đông bắc bộ Mùa mưa chủ yếu từ tháng 6 đến tháng 11, chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 5 năm sau chỉ chiếm 20% tổng lượng mưa trong năm (UBND huyện Sơn Động, 2016) Các hộ chủ yếu sử dụng nước mưa trong ăn uống, trong sinh hoạt Nước mưa được dự trữ bằng bể hoặc bình chứa Các phương tiện dự trữ này được gọi là các công trình cung cấp nước nhỏ lẻ. 4.1.1.2 Nguồn nước máy
Trong huyện có 3 công trình cấp nước sạch tập trung (tức là nhà máy nước cung cấp nước máy) đang hoạt động , đó là nhà máy nước An Châu do Trung tâm phát triển quỹ đất và cụm công nghiệp Sơn Động quản lý, nhà máy nước An Lập do Công ty TNHH nước sạch và xây dựng Tân Hưng quản lý và nhà máy nước sạch Thanh Sơn (Nhiệt điện Sơn Động và Công ty than
45) do Công ty cấp nước Hà Bắc quản lý cộng với 27 trạm cấp nước nhỏ lẻ ??? tại 12 xã do UBND xã hoặc các HTX quản lý, trong đó 7 trạm cấp nước đã ngừng hoạt động do bị hỏng (Phòng NN&PTNT huyện Sơn Động, 2016). Công trình thứ nhất: Nhà máy nước An Châu công suất thiết kế là 550 m 3 /ngày đêm chủ yếu cung cấp nước sạch cho các xã An lập, Vĩnh Khương, Thị trấn An Châu, xã An Châu, An Bá và một số cơ quan hành chính Nhà nước trên địa bàn huyện, số cán bộ quản lý, công nhân làm việc tại trạm cấp nước này là 5 người Công trình được xây dựng từ năm 2001, đến nay đã xuống cấp, và hoạt động không hiệu quả, tỉ lệ rò rỉ thất thóa nước cao, công suất cấp nước thực tế chỉ đạt dưới 200m 3 /ngày/đêm Đến năm 2016 có 1300 hộ sử dụng nước máy với mức chi phí 4.000 đồng/m 3 Việc đánh giá chất lượng nước không được quan tâm thường xuyên.
Công trình cấp nước thứ hai đặt tại xã An Lập, công xuất thiết kế
670 m 3 /ngày đêm, công trình đưa vào sử dụng trong năm 2014, nguồn vốn đầu tư từ Chương trình Nước sạch và Vệ sinh môi trường Hiện cung cấp nước sạch cho xã An Lập và một số xã lân cận Mức tiêu thụ nước của trạm nước thấp do hộ dân có nhiều sự lựa chọn thay thế từ các nguồn nước khác sẵn có ở gia đình và chi phí trả nước máy vẫn còn cao so với mức thu nhập trung bình của hộ dân.
Công trình cấp nước thứ ba đặt tại Thị Trấn Thanh Sơn, công xuất thiết kế
720 m 3 /ngày/đêm, được đưa vào sử dụng từ năm 2012, nguồn vốn đầu tư từ Chương trình Nước sạch và Vệ sinh môi trường của tỉnh Nhân lực của công ty gồm có 3 người trong đó 1 người có trình độ cao đẳng, 1 người có trình độ trung cấp nhân lực ở đây đáp ứng được tốt yêu cầu quản lý, vận hành công trình cấp nước Mức tiêu thụ nước ở thấp so với công suất thiết kế. 4.1.1.3 Nguồn nước giếng đào, giếng khoan
Thực trạng tiếp cận nước sạch của hộ dân trên địa bàn huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang
ĐỊA BÀN HUYỆN SƠN ĐỘNG, TỈNH BẮC GIANG
4.2.1 Thực trạng tiếp cận nguồn cung nước sạch
4.2.1.1.Thực trạng hệ thống công trình cung cấp nước sạch
Hiện nay huyện Sơn Động có 3 công trình cung cấp nước máy như đã nói ở trên Nước ở đây được coi là nước sạch Đến nay có 7.013 hộ, chiếm
37,2% tổng số hộ được sử dụng nước sạch (Niên giám thống kê huyện Sơn Động, 2016) Như vậy tỉ lệ hộ dân sử dụng nước sạch còn thấp là do một số lý do sau:1) Do nguồn cung cấp nước sạch còn hạn chế, còn 8 xã chưa có nguồn nước máy (xem sơ đồ 4.1); 2) Huyện Sơn Động là một huyện vùng cao, dân số sống ở khu vực nông thôn là chủ yếu chiếm 95,4% và họ có thói quen dùng nước mưa để ăn uống.
Cùng với sự nâng cao về mức sống, chất lượng sống được nâng nên, nhu cầu sử dụng nước sạch tăng lên, số hộ sử dụng giếng khoan và nước mưa tăng lên, đây là hai nguồn nước được đánh giá có tỷ hợp vệ sinh cao, người dân không xây dựng thêm các công trình giếng đào, do vậy tỷ lệ các công trình giếng đào giảm xuống trong cơ cấu hệ thống cấp nước sử dụng trong sinh hoạt của hộ dân Tính đến năm 2016 toàn huyện có 26.438 công trình cấp nước nhỏ lẻ, đó là giếng đào, giếng khoan, bể và bình chứa nước mưa, trong đó giếng đào chiếm 4,75%; giếng khoan 46,68%, bể bình chứa nước mưa là 48,57% Nước từ các nguồn cung cấp nhỏ lẻ này chỉ được coi là nước hợp vệ sinh, chưa phải là nước sạch.
Theo đánh giá của giới chuyên môn thì nguồn nước ngầm của Sơn Động thừa các thành phần như: CO2, Fe2+, Mn2+ nhưng lại thiếu O2, trong đó phần lớn các mẫu nước ngầm có thành phần Fe cao.
Tóm lại nguồn cung cấp nước sạch ở huyện Sơn Động còn hạn chế, số nhà máy nước cung cấp nước máy chỉ có 3 công trình, số giếng khoan và giếng đào hợp vệ sinh chỉ chiếm 74% đến 83%, các bể, bình chứa nước mưa cũng chỉ có 98% là hợp vệ sinh (bảng 4.2).
4.2.1.2 Thực trạng chất lượng nước cung cấp
Chất lượng nước cung cấp từ các nhà máy nước như phần trên đã phân tích là các nhà máy đang ở tình trạng xuống cấp không đủ khả năng tài chính để nâng cấp sửa chữa và việc kiểm tra chất lượng nước cũng không được chú ý thường xuyên vì vậy cũng ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước Các công trình nhỏ lẻ vẫn còn tồn tại các công trình chưa đạt tiêu chuẩn hợp vệ sinh (bảng 4.2), vì vậy chất lượng nước chỉ là nước hợp vệ sinh chứ chưa phải là nước sạch.
Nếu tính số hộ dân được sử dụng nước máy đạt các chỉ tiêu theo quy chuẩn QCVN 02-BYT của Bộ Y tế thì toàn huyện là37,2% Tính cả số hộ dân được sử dụng nước sạch và hợp vệ sinh là 86% (Niên giám thống kê huyện Sơn Động, 2016).
4.2.2 Thực trạng sử dụng nước sạch của hộ dân
Bảng 4.3 Tỉ lệ hộ dân sử dụng sước sạch của huyện Sơn Động năm 2015
Số hộ dân SD nước
STT Tên xã, thị Tổng sạch trấn số hộ
Số hộ dân sử dụng nguồn nước khác
Nguồn: Phòng NN&PTNT huyện Sơn Động (2015)
Bảng 4.4 Tình hình sử dụng nước sạch của hộ dân qua điều tra (n)
An Lập Quế Sơn Tổng
Nước sạch và hợp vệ sinh Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ lượng % lượng % lượng %
II Nước giếng khoan 33 - 21 - 54 - Đảm bảo vệ sinh 21 63,6 15 71,4 38 70,3
IV Nước mưa 45 100 45 100 45 100 Đảm bảo vệ sinh 45 100 45 100 45 100
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2016)
Số liệu bảng 4.4 cho thấy tỉ lệ hộ dân được tiếp cận nước sạch (Nước máy) ở xã An Lập là 46,7% Ở xã Quế Sơn chưa có nước máy vì vậy người dân chưa tiếp cận được với nước sạch.
Như vậy các hộ dân sử dụng nguồn nước giếng khoan, nước mưa là chủ yếu trong sinh hoạt, trong đó 100% hộ dân ở 02 xã đều sử dụng nước mưa Tỉ lệ hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh từ giếng khoan và giếng đào lần lượt là 70,2 % và 62,9%.
Do điều kiện thiếu nước, đặc biệt trong mùa khô, có hộ đã phải sử dụng nước sông, suối để tắm giặt Trong điều kiện thiếu nước sạch có hộ đã sử dụng nước giếng đào để đun nấu, ăn uống.
Do sự khan hiếm nguồn nước có chất lượng tốt như nước mưa, nước máy, các hộ dân đã sử dụng kết hợp nhiều nguồn nước để có được mức thoả dụng cao nhất (Sử dụng nhiều nhất, tiện dụng nhất đồng thời mức chi phí bỏ ra thấp nhất bao gồm các chi phí như chi phí cho một m 3 nước máy, tiền điện để bơm nước giếng khoan ) (bảng 4.5) Bảng 4.5 cho thấy tất cả các hộ đều sử dụng kết hợp nhiều nguồn nước.
Bảng 4.5 Hiện trạng sử dụng kết hợp các nguồn nước của hộ dân qua điều tra (n)
Chỉ tiêu Xã Quế Sơn Xã An Lập
Hộ SD Tỷ lệ (%) Hộ SD Tỷ lệ (%)
II Sử dụng nhiều nguồn nước
1 Nước mưa và nước giếng đào 3 6,6 12 26,7
2 Nước mưa và nước giếng khoan 19 42,2 23 51,1
3 Nước máy và nước giếng khoan 0 0 0 0
4 Nước mưa và nước máy 21 46,7 0 0
5 Nước mưa, giếng khoan, giếng 2 4,5 10 22,2 đào
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2016
Tỷ lệ đánh giá chất lượng nước dùng trong sinh hoạt của hộ dân, tổng hợp qua phiếu điều tra ở hai xã theo mức độ kém, bình thường, tốt tương ứng là 7,77%; 63,33%, 28,9% (Bảng 4.6).
Bảng 4.6 Đánh giá chung chất lượng nguồn nước dùng ở gia đình
Xã Quế Sơn Xã An Lập Tổng
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2016)
Tỉ lệ hộ dân tiếp cận nước sạch (Nước máy) còn hạn chế
(37,2%), còn thấp hơn nhiều so với mục tiêu phấn đấu của huyện, lý do là: nguồn nước sạch hạn chế, khan hiếm.
4.2.3 Thực trạng tiếp cận thông tin tuyên truyền về nước sạch Điều tra sự tiếp cận thông tin tuyên truyền về nước sạch của các hộ dân cho kết quả phần lớn các hộ trả lời chưa được tuyên truyền về nước sạch chiếm tỷ lệ 78,89%, các hộ dân trả lời đã từng được tuyên truyền về nước sạch chiếm 21,11% (Bảng 4.7) Kết quả điều tra người dân được tuyên truyền về nước sạch như vậy là rất thấp.
Bảng 4.7 Tiếp cận thông tin tuyên truyền nước sạch của hộ dân Đơn vị tính: hộ, %
Xã Quế Sơn Xã An Lập Tổng Chỉ tiêu
Tỷ lệ Tỷ lệ lượng Lệ lượng lượng Đã được tuyên truyền về nước sạch 11 24,44 8 17,77 19 21,11 Chưa được tuyên truyền nước sạch 32 75,56 36 82,23 71 78,89
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2016)
Mặc dù các kênh tuyên truyền rất đa dạng: thông qua các hoạt động của hội, đoàn thể; các phương tiện truyền thanh, truyền hình của địa phương; các chương trình truyền thông, cuộc thi, tập huấn, chương trình truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng; thông qua các băng rôn, khẩu hiệu tuyên truyền hưởng ứng tuần lễ nước sạch và vệ sinh môi trường; thông qua các hoạt động khác như sách, báo, mạng internet, được giáo dục khi còn đi học Tuy nhiên kết quả điều tra người dân được tuyên truyền về nước sạch như trên là rất thấp
Loa, đài truyền thanh địa phương
Tờ rơi, băng rôn, khẩu hiệu
Chương trình truyền thông về nước sạch Khác Đồ thị 4.1 Kênh tuyên truyền nước sạch cho hộ dân
Nguồn: Phòng NN&PTNT huyện Sơn Động (2016)
Về các kênh tuyên truyền: Kênh tuyên truyền phổ biến đối với các hộ dân ở hai xã điều tra là qua các chương trình thông tin đại chúng về các cuộc thi, các chương trình có liên quan tới nước sạch trên ti vi chiếm 31,15%; thông qua loa đài, các chương trình truyền thanh, truyền hình của địa phương chiếm tỷ lệ 26,32% Các hoạt động truyền thông khác như: truyền thông của chính quyền địa phương thông qua xe truyền thanh lưu động, khẩu hiệu, băng rôn hầu như không có, nếu có thì thường chỉ xuất hiện vào tuần lễ hưởng ứng ngày nước sạch và vệ sinh môi trường thế giới được tổ chức vào trước ngày 5/6 hàng năm tại các địa điểm quanh khu vực Thị Trấn An Châu là trung tâm kinh tế, hành chính của huyện.
Các tổ chức, đoàn thể ở xã Quế Sơn, An Lập sử dụng hình thức tuyên truyền thường xuyên là tuyên truyền miệng, thực hiện lồng ghép với các cuộc họp khác ở địa phương Thiếu hình ảnh tuyên truyền, chưa có những chuyên đề riêng để trực tiếp tuyên truyền cho người dân, không có người có chuyên môn để phổ biến sâu cho người dân Năng lực tuyên truyền của cán bộ ở xã thấp Qua nhiều cấp tuyên truyền miệng thì nội dung tuyên truyền sẽ bị mất dần đi, không còn đầy đủ như ban đầu.