1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

(Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về trợ giúp xã hội thường xuyên trên địa bàn huyện sơn động, tỉnh bắc giang

154 6 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản Lý Nhà Nước Về Trợ Giúp Xã Hội Thường Xuyên Trên Địa Bàn Huyện Sơn Động, Tỉnh Bắc Giang
Tác giả Hoàng Thị Hạ
Người hướng dẫn PGS.TS. Ngô Thị Thuận
Trường học Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Chuyên ngành Quản lý kinh tế
Thể loại thesis
Năm xuất bản 2018
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 154
Dung lượng 600,06 KB

Cấu trúc

  • Phần 1. Mở đầu (15)
    • 1.1. Tính cấp thiết của đề tài (15)
    • 1.2. Mục tiêu nghiên cứu (16)
      • 1.2.1. Mục tiêu chung (16)
      • 1.2.2. Mục tiêu cụ thể (17)
    • 1.3. Đối tượng nghiên cứu (17)
    • 1.4. Phạm vi nghiên cứu (17)
      • 1.4.1. Về nội dung (17)
      • 1.4.2. Về thời gian (18)
      • 1.4.3. Về không gian (18)
    • 1.5. Đóng góp mới của đề tài (18)
  • Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn (19)
    • 2.1. Lý luận quản lý nhà nước về trợ giúp xã hội thường xuyên (19)
      • 2.1.1. Các khái niệm cơ bản (19)
      • 2.1.2. Vai trò, ý nghĩa của trợ giúp xã hội (22)
      • 2.1.3. Đối tượng, mục tiêu, nguyên tắc trợ giúp xã hội (25)
      • 2.1.4. Đặc điểm của trợ giúp xã hội (28)
      • 2.1.5. Nội dung nghiên cứu quản lý nhà nước về trợ giúp xã hội thường xuyên trên địa bàn huyện Sơn Động (29)
      • 2.1.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về trợ giúp xã hội thường xuyên (36)
    • 2.2. Cơ sở thực tiễn về hoạt động trợ giúp xã hội (37)
      • 2.2.1. Kinh nghiêm của một số nước trên thế giới về thực hiện hoạt động trợ giúp xã hội (37)
      • 2.2.2. Thực tiễn hoạt động trợ giúp xã hội ở Việt Nam (41)
      • 2.2.3. Bài học kinh nghiệm một số nước vào Việt Nam (46)
  • Phần 3. Phương pháp nghiên cứu (49)
    • 3.1. Đặc điểm cơ bản huyện sơn động (49)
      • 3.1.1. Điều kiện tự nhiên (49)
      • 3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội (52)
      • 3.1.3. Thực trạng phát triển kinh tế huyện Sơn Động (56)
      • 3.1.4. Đánh giá chung về thuận lợi, khó khăn huyện Sơn Động (57)
    • 3.2. Phương pháp nghiên cứu (58)
      • 3.2.1 Phương pháp thu thập tài liệu (58)
      • 3.2.2. Phương pháp xử lý và phân tích thông tin (60)
      • 3.2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu (61)
  • Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận (63)
    • 4.1. Thực trạng quản lý nhà nước về trợ giúp xã hội thường xuyên trên địa bàn huyện Sơn Động (63)
      • 4.1.1. Bộ máy quản lý nhà nước trợ giúp xã hội thường xuyên của huyện Sơn Động49 4.1.2. Triển khai các văn bản pháp quy về trợ giúp xã hội thường xuyên 51 4.1.2.1. Các văn bản pháp luật được phổ biến, chế độ (63)
      • 4.1.3. Xác định đối tượng, nội dung, quy trình trợ giúp xã hội thường xuyên 55 4.1.4. Lập dự toán kinh phí trợ giúp xã hội thường xuyên trên địa bàn huyện Sơn Động (69)
      • 4.1.5. Tổ chức thực hiện trợ giúp xã hội (74)
      • 4.1.6. Thanh tra, xử lý các vi phạm (104)
    • 4.2. Đánh giá kết quả, hạn chế các hoạt động quản lý nhà nước về trợ giúp xã hội trên địa bàn huyện Sơn Động (106)
      • 4.2.1. Đánh giá của các nhóm đối tượng về tình hình thực thi chính sách TGXH trên địa bàn huyện Sơn Động (106)
      • 4.2.2. Kết quả và hạn chế trong quản lý nhà nước về trợ giúp xã hội thường xuyên trên địa bàn huyện Sơn Động (108)
      • 4.3.1. Nhóm yếu tố chính sách và năng lực hoạch định (112)
      • 4.3.2. Nguồn kinh phí và sử dụng kinh phí tổ chức hoạt động trợ giúp xã hội thường xuyên (113)
      • 4.3.3. Năng lực của cán bộ và sự phối hợp (115)
      • 4.3.4. Công tác giám sát, kiểm tra việc thực hiện chính sách (116)
      • 4.3.5. Tổng hợp các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức lớn nhất kết hợp phân tích điểm mạnh, điểm yếu với cơ hội và thách thức để đề ra các phương pháp phù hợp.Kết quả này được thể hiện ở ma trận Swot sau đây (117)
    • 4.4. Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về trợ giúp xã hội thường xuyên trên địa bàn bàn huyện Sơn Động (117)
      • 4.4.1. Căn cứ đề xuất (117)
      • 4.4.2. Định hướng tăng cường quản lý nhà nước về trợ giúp xã hội thường xuyên trên địa bàn huyện Sơn Động (118)
      • 4.4.3. Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về công tác trợ giúp xã hội thường xuyên trên địa bàn huyện Sơn Động (119)
  • Phần 5. Kết luận và kiến nghị (125)
    • 5.1. Kết luận (125)
    • 5.2. Kiến nghị (126)
      • 5.2.1. Kiến nghị với Chính phủ (126)
      • 5.2.2. Kiến nghị với Sở Lao động - TB&XH, UBND tỉnh Bắc Giang (126)
  • Tài liệu tham khảo ........................................................................................................................111 (128)
  • Phụ lục .................................................................................................................................................113 (130)
    • Hộp 4.2 Ý kiến của cán bộ phòng Lao động - TB&XH về công tác BTXH đối với NKT trên địa bàn huyện (90)
    • Hộp 4.3. Ý kiến của lãnh đạo xã Long Sơn về công tác BTXH đối với người đơn thân (97)
    • Hộp 4.4. Ý kiến cán bộ phòng Lao động – TB&XH về trợ giúp y tế (104)

Nội dung

Cơ sở lý luận và thực tiễn

Lý luận quản lý nhà nước về trợ giúp xã hội thường xuyên

2.1.1 Các khái niệm cơ bản a Trợ giúp xã hội

Trợ giúp xã hội (TGXH) được hiểu theo các quan điểm tiếp cận, tính chất, chức năng, hình thức và mô hình khác nhau Phần lớn các tài liệu nghiên cứu chưa lý giải một cách toàn diện về khái niệm TGXH, nhưng cũng đã giải thích thuật ngữ, từ ngữ gần với TGXH (bảo trợ xã hội, công tác xã hội, phúc lợi xã hội, an sinh xã hội, cứu tế xã hội, cứu trợ xã hội, BTXH, dịch vụ xã hội) (Nguyễn Văn Định, 2008).

“Bảo trợ xã hội là hệ thống các chính sách, chế độ, hoạt động của chính quyền các cấp và hoạt động của cộng đồng xã hội dưới các hình thức và biện pháp khác nhau, nhằm giúp các đối tượng thiệt thòi, yếu thế hoặc gặp bất hạnh trong cuộc sống có điều kiện tồn tại và có cơ hội hoà nhập với cuộc sống chung của cộng đồng, góp phần bảo đảm ổn định và công bằng xã hội” (Nguyễn Thị Vân, 2007).

“An sinh xã hội là một hệ thống các cơ chế, chính sách, các giải pháp của Nhà nước và cộng đồng nhằm trợ giúp mọi thành viên trong xã hội đối phó với các rủi ro, các cú sốc về kinh tế - xã hội làm cho họ suy giảm, hoặc mất nguồn thu nhập do bị ốm đau, thai sản, tai nạn, bệnh nghề nghiệp, già cả không còn khả năng lao động, hoặc vì các nguyên nhân khách quan khác rơi vào cảnh nghèo khổ, bần cùng hoá và cung cấp dịch vụ chăm sức khoẻ cho cộng đồng, thông qua các hệ thống chính sách về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, TGXH và trợ giúp đặc biệt” (Nguyễn Hải Hữu, 2007).

“Cứu trợ xã hội là sự giúp đỡ của xã hội bằng nguồn tài chính của Nhà nước và của cộng đồng đối với các thành viên gặp khó khăn, bất hạnh và gặp rủi ro trong cuộc sống như thiên tai, hỏa hoạn, bị khuyết tật, già yếu dẫn đến mức sống quá thấp, lâm vào cảnh neo đơn túng quẫn nhằm giúp họ bảo đảm được điều kiện sống tối thiểu, vượt qua cơn nghèo khốn và vươn lên cuộc sống bình thường” “Cứu tế xã hội là sự giúp đỡ của cộng đồng và xã hội bằng tiền hoặc hiện vật, có tính tức thời, khẩn cấp và ở mức độ tối cần thiết cho người được trợ cấp khi họ bị rơi vào hoàn cảnh bần cùng, không còn khả năng tự lo liệu cuộc sống thường ngày cho bản thân họ và gia đình” Cũng với cách tiếp cận này tác giả cũng cho rằng “TGXH là sự giúp đỡ thêm của cộng đồng xã hội bằng tiền hoặc bằng các phương tiện thích hợp để người được trợ giúp có thể phát huy được khả năng tự lo liệu cho cuộc sống bản thân và gia đình, sớm hòa nhập lại với cộng đồng’’ (Nguyễn Văn Định, 2008).

Tổng hợp các giải thích trên cho thấy, hầu hết các khái niệm chưa mô tả đầy đủ về TGXH, mà cần giải thích toàn diện hơn nữa về TGXH. TGXH không chỉ là hoạt động của cộng đồng và xã hội mà phải là trách nhiệm của Nhà nước, không những thế còn là hoạt động có tính chất về công tác xã hội, không dành riêng cho một, hoặc một số đối tượng xã hội, đồng thời TGXH không phải là giải pháp toàn diện về an sinh xã hội, mà chỉ là một hợp phần của an sinh xã hội, theo (Nguyễn Ngọc Vân, 2007).

Như vậy, có thể hiểu TGXH thường xuyên là một lĩnh vực của BTX, gồm các biện pháp, giải pháp bảo đảm về tại chính của Nhà nước và xã hội đối với các đối tượng BTXH (người bị thiệt thòi, yếu thế hoặc gặp bất hạnh trong cuộc sống) nhằm giúp họ khắc phục những khó khăn trước mắt cũng như lâu dài trong cuộc sống Việc bảo đảm này thông qua các hoạt động cung cấp tài chính, vật phẩm, các điều kiện vật chất khác cho đối tượng theo (Nguyễn Ngọc Vân, 2007) b Quản lý

Theo một cách tiếp cận hệ thống, mọi tổ chức (cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp…) đều có thể được xem như một hệ thống gồm hai phân hệ: chủ thể quản lý và đối tượng quản lý Mỗi hệ thống bao giờ cũng hoạt động trong môi trường nhất định (khách thể quản lý) (Phan Huy Cường, 2015).

Từ đó có thể đưa ra khái niệm: “Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý lên đối tượng và khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực, các thời cơ của tổ chức để đạt mục tiêu đặt ra trong điều kiện môi trường luôn biến động” (Phan Huy Cường, 2015)

Như vậy, theo cách hiểu chung nhất thì quản lý là sự tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý Việc tác động theo cách nào còn tuỳ thuộc vào các góc độ khoa học khác nhau, các lĩnh vực khác nhau cũng như cách tiếp cận của người nghiên cứu (Phan Huy Cường, 2015). c Quản lý nhà nước

Trong hệ thống các chủ thể quản lý xã hội, Nhà nước là chủ thể duy nhất quản lý xã hội toàn dân, toàn diện bằng pháp luật Cụ thể như sau (Phan Huy Cường, 2015):

+ Nhà nước quản lý toàn dân là nhà nước quản lý toàn bộ những người sống và làm việc trên lãnh thổ quốc gia, bao gồm công dân và những người không phải là công dân.

+ Nhà nước quản lý toàn diện là nhà nước quản lý toàn bộ các lĩnh vực của đời sống xã hội theo nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành với quản lý theo lãnh thổ Nhà nước quản lý toàn bộ các lĩnh vực đời sống xã hội có nghĩa là các cơ quan quản lý điều chỉnh mọi khía cạnh hoạt động của xã hội trên cơ sở pháp luật quy định.

+ Nhà nước quản lý bằng pháp luật là nhà nước lấy pháp luật làm công cụ xử lý các hành vi vi phạm pháp luật theo luật định một cách nghiêm minh

Vậy Quản lý nhà nước là dạng quản lý xã hội mang tính quyền lực nhà nước, được sử dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì, phát triển các mối quan hệ xã hội, trật tự pháp luật nhằm thực hiện chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước (Phan Huy Cường, 2015).

Theo các phân tích trên có thể tổng hợp lại: Quản lý nhà nước được đề cập trong đề tài này là khái niệm quản lý nhà nước theo nghĩa rộng; quản lý nhà nước bao gồm toàn bộ các hoạt động từ ban hành các văn bản luật, các văn bản mang tính luật đến việc chỉ đạo trực tiếp hoạt động của đối tượng bị quản lý và vấn đề tư pháp đối với đối tượng quản lý cần thiết của Nhà nước Hoạt động quản lý nhà nước chủ yếu và trước hết được thực hiện bởi tất cả các cơ quan nhà nước, song có thể các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể quần chúng và nhân dân trực tiếp thực hiện nếu được nhà nước uỷ quyền, trao quyền thực hiện chức năng của nhà nước theo quy định của pháp luật theo (Tổng hợp của tác giả) d Quản lý nhà nước về trợ giúp xã hội

Từ khái niệm về quản lý nhà nước và trợ giúp xã hội trên có thể kết luận

Cơ sở thực tiễn về hoạt động trợ giúp xã hội

2.2.1 Kinh nghiêm của một số nước trên thế giới về thực hiện hoạt động trợ giúp xã hội.

Tổng hợp kinh nghiệm của một số nước cho thấy tùy vào đặc điểm điều kiện mỗi quốc gia đã có hệ thống chính sác TGXH, khác nhau về ưu tiên, đối tượng hưởng lợi, nguyên tắc, tiêu chí và các chính sách bộ phận. Nghiên cứu kinh nghiệm của các nước, để rút ra bài học vận dụng cho quốc gia mình là rất cần thiết Kinh nghiệm của một số nước dưới đây phần nào mô tả các quan điểm, xu hướng phổ biến về TGXH mà các nước đang phát triển nghiên cứu học tập (Nguyễn Thị Huyên, 2011).

Malaysia là một quốc gia có nền kinh tế tương đối phát triển trong khu vực Đông Nam Á Tuy nhiên, mức sống giữa các khu vực thành thị và nông thôn, giữa các nhóm dân cư còn nhiều khác biệt, đặc biệt là nhóm đối tượng xã hội gặp hoàn cảnh khó khăn, người nghèo có thu nhập thấp rất cần sự trợ giúp của Nhà nước Hệ thống chính sách TGXH của Malaysia tương đối phát triển và đa dạng Chính phủ thực hiện các chính sách TGXH thông qua nhiều hình thức hỗ trợ khác nhau, trợ cấp xã hội, hỗ trợ giáo dục, hỗ trợ y tế, phục hồi chức năng lao động, hỗ trợ về văn hoá, hỗ trợ tham gia các hoạt động xã hội cộng đồng Trong đó, trợ cấp xã hội là một trong những nội dung chính sách quan trọng (Bùi Thị Thanh Huyền, 2012).

- Đối tượng hưởng lợi của chính sách: NCT, NKT, người có thu nhập thấp, không có việc làm Mức độ bao phủ của chính sách chiếm khoảng trên 10% dân số (Bùi Thị Thanh Huyền, 2012).

- Tổ chức quản lý và thực hiện chính sách: Để được hưởng chính sách thì các nhóm đối tượng khó khăn cần đến đăng ký ở cơ quan cung cấp chính sách là Phòng phúc lợi xã hội cấp huyện, quận Cơ quan thực thi chính sách kiểm tra các thông tin cá nhân để xác định thuộc diện được hưởng chính sách hay không và lập hồ sơ quản lý nếu đối tượng đó thuộc diện được hưởng chính sách Sau thời gian 1 tháng cấp cho đối tượng thẻ tín dụng để nhận tiền trợ cấp Người hưởng chính sách có thể sử dụng thẻ để thanh toán các chi phí dịch vụ tại các cơ quan cung cấp dịch vụ phúc lợi xã hội hoặc thanh toán các chi phí lương thực, thực phẩm (Bùi Thị Thanh Huyền, 2012).

- Chế độ trợ cấp: Chính phủ quy định cụ thể về đối tượng được trợ cấp, tiêu chí xác định, thủ tục và các mẫu đơn đăng ký của đối tượng xin được trợ cấp Cụ thể như: NKT có mức thu nhập dưới 1.200 ringgit tương đương khoảng 300 USD/tháng, những người trên 60 tuổi và những bà mẹ góa phải nuôi con nhỏ có thu nhập dưới 700 ringgit tương đương 200 USD./tháng (Bùi

- Các dịch vụ công được quản lý và cung cấp bởi các cơ quan khác nhau đã bảo đảm vừa thuận lợi cho thực hiện, vừa bảo đảm chất lượng các hỗ trợ như Bộ các vấn đề phụ nữ, gia đình và phát triển cộng đồng chịu trách nhiệm thực hiện TCXH đối với người khó khăn có thu nhập thấp; Bộ Giáo dục chịu trách nhiệm thực hiện chương trình miễn học phí cho trẻ em khó khăn, được cấp phát đồng phục và thậm chí được hỗ trợ ăn tại trường; Bộ Y tế xây dựng chương trình cấp phát thực phẩm cho trẻ em suy dinh dưỡng; Bộ Nhà ở và chính quyền địa phương thực hiện chính sách tạm ứng tiền thuê nhà, cung cấp phương tiện chuyên chở học sinh tới trường và Bộ Phát triển nông thôn hỗ trợ về lương thực và nhà ở cho các hộ gia đình ở nông thôn gặp hoàn cảnh khó khăn (Bùi Thị Thanh Huyền, 2012)

Mặc dù, TCXH được xác định chưa phải là các giải pháp tối ưu nhất để giúp người dân thoát khỏi nghèo đói Vì ngân sách nhà nước khó có thể đáp ứng cho việc thực hiện trợ cấp cho tất cả các nhóm dân cư sống dưới mức tối thiểu (Bùi Thị Thanh Huyền, 2012). 2.2.1.2 Kinh nghiệm ở Trung Quốc

Trung Quốc thực hiện cải cách ASXH vào những năm cuối của thế kỷ 20 Với mục tiêu đến đầu thế kỷ 21 cơ bản xây dựng xong hệ thống ASXH liên quan và bền vững tài chính, đa dạng nguồn lực TGXH là một trong các trụ cột quan trọng của ASXH và bao gồm chính sách bảo hộ đối với người thu nhập thấp ở thành thị, chính sách phúc lợi xã hội đối với NCT không có thu nhập, NKT, TEMC, người vô gia cư sống lang thang đường phố Quá trình cải cách, xây dựng chính sách ASXH nói chung và TGXH nói riêng tuân thủ các nguyên tắc (Nguyễn Ngọc Toản, 2011):

(1) Các mức TGXH được xây dựng, điều chỉnh tương ứng với trình độ phát triển kinh tế Theo nguyên tắc này mức trợ giúp xã hội cho đối tượng phải ngang bằng với mức sống tối thiểu dân cư Đồng thời mức sống dân cư cũng có thể là một trong những tiêu chí để xác định đối tượng hưởng lợi (Nguyễn Ngọc Toản, 2011)

(2) Kết hợp giữa bảo đảm công bằng xã hội và hiệu suất thị trường Lý luận truyền thống cho rằng, TGXH là sự phân phối lần thứ hai của Nhà nước đối với thu nhập quốc dân và phân phối lần thứ nhất phải chú trọng hiệu suất, phân phối lần thứ hai phải chú trọng công bằng xã hội (Nguyễn Ngọc Toản, 2011)

(3) Tách chức năng quản lý nhà nước với chức năng thực hiện cung cấp dịch vụ xã hội của thị trường Nhà nước chi ngân sách để đầu tư các loại dịch vụ TGXH thông qua các tổ chức sự nghiệp phúc lợi xã hội và các cơ sở sản xuất kinh doanh Việc cung cấp dịch vụ, chất lượng dịch vụ, giá thành do thị trường điều tiết và xác định (Nguyễn Ngọc Toản, 2011).

(4) Tách bạch giữa khu vực thành thị và nông thôn, vì thông thường khu vực thành thị cần chi tiêu nhiều hơn mới bảo đảm được mức sống tương đương như vậy ở nông thôn Lý do là vì giá cả các mặt hàng ở thành thị thường cao hơn ở nông thôn (Nguyễn Ngọc Toản, 2011).

(5) Xác định rõ vai trò của Nhà nước và vai trò của tư nhân, tách bạch giữa thương mại và không thương mại Nhà nước chỉ cung cấp các dịch vụ mà thị trường không cung cấp (Nguyễn Ngọc Toản, 2011).

Trên cơ sở các nguyên tắc này hình thành các chế độ trợ giúp, cơ chế huy động nguồn lực, cơ chế quản lý tài chính và hệ thống tổ chức thực hiện, hệ thống luật pháp quy định về TGXH và hệ thống giám sát, đánh giá (Nguyễn Ngọc Toản, 2011).

Bảng 2.1 Mức chuẩn thu nhập thấp ở Trung Quốc năm 2004 Đơn vị tính: Nhân dân tệ/người/tháng

TT Thành thị Mức chuẩn (Nhân dân tệ/người/tháng)

Nguồn: Nguyễn Ngọc Toản (2011) Một trong những chính sách quan trọng của TGXH là chính sách bảo hộ người thu nhập thấp Bản chất là trợ cấp xã hội cho người thu nhập thấp Mục tiêu là hỗ trợ cho công nhân, lao động nhập cư, lao động nghèo ở thành thị do mất việc làm, già yếu, không có khả năng lao động, hoặc gặp các rủi ro dẫn đến không tự bảo đảm được mức sống tối thiểu Đối tượng hưởng chính sách trợ cấp thu nhập thấp là những người sống ở thành thị có mức sống thấp hơn mức chuẩn thu nhập thấp Điều đặc biệt là Chính phủ không quy định mức chuẩn thu nhập thấp chung cho cả nước, mà tùy vào điều kiện kinh tế, mức sống dân cư, các thành phố quy định mức chuẩn riêng để xác định đối tượng hưởng chính sách (Nguyễn Ngọc Toản, 2011).

Phương pháp nghiên cứu

Đặc điểm cơ bản huyện sơn động

Sơn Động nằm ở phía Đông của tỉnh Bắc Giang trên vòng cung Ngân Sơn - Đông Triều, trung tâm huyện lỵ là thị trấn An Châu cách thành phố Bắc Giang 80 km.

+ Phía Bắc giáp tỉnh Lạng Sơn;

+ Phía Đông giáp tỉnh Lạng Sơn và tỉnh Quảng Ninh;

+ Phía Nam giáp tỉnh Quảng Ninh;

+ Phía Tây giáp huyện Lục Nam và Lục Ngạn của tỉnh Bắc Giang.

Huyện có 21 xã và 2 thị trấn với 179 thôn, khu phố và điểm dân cư nằm rải rác ở nhiều khu vực huyện có 2 tuyến đường quốc lộ (gồm quốc lộ 279 và quốc lộ 31) và 2 tuyến tỉnh lộ (tỉnh lộ 291, 293) chạy qua tuy là huyện miền núi nhưng Sơn Động có điều kiện giao lưu kinh tế văn hoá với các huyện trong tỉnh cũng như với các tỉnh lân cận với Trung Quốc qua cửa khẩu tỉnh Quảng Ninh và Lạng Sơn (Chi cục Thống kê huyện Sơn Động, 2016).

3.1.1.2 Đặc điểm địa hình, đất đai

Sơn Động có địa hình phức tạp, quá trình vận động kiến tạo của địa chất qua nhiều thế kỷ đã tạo nên những nét đặc thù riêng ở từng khu vực Huyện Sơn Động có độ cao trung bình khoảng 450m, nơi cao nhất là đỉnh núi Yên Tử 1.068m và các đỉnh Bảo Đài 875m, Ba Nổi 862m (thuộc dãy Yên Tử), thấp nhất là 52m thuộc khu vực thung lũng sông Lục Nam (Chi cục Thống kê huyện Sơn Động, 2016). Địa hình huyện Sơn Động được chia thành 3 dạng chính sau:

- Địa hình núi (N): Huyện Sơn Động có 2 trong số 3 kiểu địa hình núi đó là N2 và N3 Diện tích là 19.165,7 ha, chiếm 22,6% diện tích toàn huyện, tập trung chủ yếu ở kiểu địa hình núi thấp (N3) là 18.513,65 ha, còn kiểu địa hình núi trung bình (N2) có độ cao từ 701 - 1700m tập trung chủ yếu ở xã Tuấn Mậu, Thanh Luận và xã An Lạc thuộc khu Bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử, độ dốc bình quân < 25 0 (Chi cục Thống kê huyện Sơn Động, 2016).

- Địa hình đồi (Đ): Có diện tích 55.799,54 ha, chiếm 65,9% diện tích tự nhiên toàn huyện, trong đó: Đ2 có độ cao từ 101 - 200m chiếm tỷ lệ lớn nhất 47,5% diện tích đồi Thuộc địa bàn 11 xã (An Châu, An Bá, Bồng Am, Dương

Hưu, Giáo Liêm, Hữu Sản, Tuấn Đạo, Vân Sơn, Vĩnh Khương, Yên Định, Thạch Sơn), có độ dốc bình quân 15 0 (Chi cục Thống kê huyện Sơn Động, 2016)

- Địa hình đất bằng bồi tụ thung lũng và ven sông suối (T1, T5):

Có diện tích 9.699,89 ha, chiếm 11,5% diện tích toàn huyện Tập trung nhiều ở T.T An Châu; Quế Sơn; Cẩm Đàn; Chiên Sơn; Phúc Thắng, Lệ Viễn và An Lập (Chi cục Thống kê huyện Sơn Động, 2016).

Tóm lại: Địa hình Sơn Động chủ yếu là đồi và núi thấp đến núi trung bình, là nơi có địa hình đồi núi cao nhất của tỉnh Bắc Giang, đặc điểm địa hình, địa mạo khá đa dạng cao hơn các khu vực xung quanh, độ dốc lớn là đầu nguồn sông Lục Nam nên việc khai thác đất đai phải gắn với phát triển rừng, bảo vệ đất, bảo vệ môi trường Do vậy địa hình huyện Sơn Động có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sản xuất và đời sống nhân dân trong huyện nói riêng và cả hạ lưu nói chung.

* Chất đất của huyện Đất đai của huyện Sơn Động chủ yếu là các loại đất đỏ vàng trên phiến sét, đất vàng nhạt trên đá… Xen giữa diện tích đồi núi là diện tích đất thung lũng phù hợp với sản xuất cây hàng năm Năm 2007 tỉnh Bắc Giang chỉ đạo tổng kiểm kê lại quỹ đất trên toàn tỉnh sau khi điều tra diện tích tự nhiên thực tế của huyện Sơn Động là 84.577 ha có sự sai lệch so với sự đo đạc của những năm trước đây (Diện tích kiểm kê những năm trước của huyện là 84.432ha (Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Sơn Động, 2016).

3.1.1.3 Đặc điểm khí hậu, thủy văn

Sơn Động nằm trong vùng khí hậu lục địa miền núi, hàng năm có 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông Mùa Xuân và mùa Thu là 2 mùa chuyển tiếp, khí hậu ôn hòa, mùa Hạ nóng và mùa Đông lạnh nhiệt độ cụ thể (Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Sơn Động, 2016):

- Nhiệt độ trung bình hàng năm 22,6 0 C;

- Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là: 32,9 0 C;

Hình 3.1 Bản đồ địa giới hành chính huyện Sơn Động

Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Sơn Động (2016)

- Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 11,6 0 C;

- Nhiệt độ thấp tuyệt đối: -2,8 0 C;

- Biên độ nhiệt giữa ngày và đêm không quá cao: Từ 6,4 0 C đến 9,9 0 C;

- Lượng mưa bình quân năm 1.564 mm nhưng phân bố không đồng đều, số ngày mưa trung bình trong năm là 128 ngày Lượng bốc hơi trung bình hàng năm là 961,2mm (Trạm khí tượng, thủy văn huyện Sơn Động, 2016)

- Số giờ nắng trung bình cả năm là 1.571 giờ, bình quân số giờ nắng trong ngày đạt 4,3 giờ (Chi cục thống kê huyện Sơn Động, 2016).

- Độ ẩm không khí trung bình cả năm là 81%, các tháng có độ ẩm cao thường rơi vào mùa mưa, cao nhất là tháng 8 (86%), thấp nhất vào tháng

12 (77%) (Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Sơn Động, 2016).

- Chế độ gió: Nằm trong vùng khu vực chịu ảnh hưởng của gió mùa, với

2 hướng gió chính là gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam Tốc độ gió trung bình 1,1m/s Do nằm trong khu vực che chắn bởi vòng cung Đông Triều nên huyện ít chịu ảnh hưởng của bão (Chi cục thống kê huyện Sơn Động, 2016)

Nhìn chung điều kiện khí hậu của Sơn Động khá thuận lợi cho sản xuất nông lâm nghiệp, tuy nhiên do địa hình chia cắt và lượng mưa khá lớn, không tập trung đã gây nên một số hiện tượng sạt lở và lũ quét (Chi cục thống kê huyện Sơn Động, 2016).

* Thủy văn: Nguồn nước được hình thành bởi 3 nhánh sông chính gặp nhau ở Yên Định Nhánh sông chính chảy trong địa phận Sơn Động dài khoảng 40 km, từ Khe Rỗ chảy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam đến Lệ Viễn sông đổi theo hướng Đông - Tây về Yên Định gặp các nhánh sông Thanh Luận, sông Cẩm Đàn rồi sang đất Lục Ngạn (Chi cục thống kê huyện Sơn Động, 2016)

Nhìn chung các suối lớn của huyện phân bố trên vùng địa hình phức tạp với độ dốc lớn, khả năng giữ nước ở vùng thượng nguồn thấp, vào mùa mưa nước chảy xiết, xói mòn mạnh gây khó khăn cho sản xuất và đời sống đặc biệt là các xã vùng cao (Chi cục thống kê huyện Sơn Động, 2016).

3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

3.1.2.1 Dân số và lao động

Theo số liệu thống kê năm 2016, toàn huyện có 18.841 hộ với dân số là 72.417 nhân khẩu, mật độ dân số trung bình 85,2 người/km 2 , cao nhất là Thị trấn

An Châu với 2.300,4 người/km 2 , thấp nhất là xã Thạch Sơn 24,2người/km 2 Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,63%/năm (Chi cục thống kê huyện Sơn Động, 2016)

Trên địa bàn huyện Sơn Động có 14 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó chủ yếu là dân tộc Kinh chiếm trên 48%, còn lại dân tộc thiểu số như: Tày, Nùng, Sán Dìu, Sán Chỉ, Mường, Dao, Cao Lan (Chi cục thống kê huyện Sơn Động, 2016).

Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Phương pháp thu thập tài liệu

Những thông tin phục vụ cho nghiên cứu chủ yếu được thu thập từ 2 nguồn tài liệu: tài liệu thứ cấp và tài liệu sơ cấp. a Dữ liệu thứ cấp

Bao gồm các tài liệu, số liệu, phản ánh về công tác quản lý trợ giúp xã hội như các thông tin về số liệu (vai trò, xu hướng, nhân tố ảnh hưởng, chủ trương chính sách…), thông tin trên thế giới, trong nước, các vùng, địa phương, thông tin về địa bàn nghiên cứu (tự nhiên, kinh tế xã hội, kết quả hoạt động kinh tế xã hội …).

- Về nguồn tài liệu: Các tài liệu thu thập thông qua một số nguồn sau: Đường lối chủ trương chính sách của Nhà nước, các sách lý luận (giáo trình, sách chuyên khảo, báo, tạp chí chuyên ngành), số liệu thống kê các cấp (Tổng cục thống kê, cục thống kê, chi cục thống kê), công trình khoa học (của các cấp, luận văn, luận án), mạng internet, báo cáo của các địa phương, cơ quan ban ngành, cơ sở.

Các nguồn tài liệu này dùng để tham khảo và sử dụng mang tính kế thừa hợp lý trong luận văn tốt nghiệp. b Dữ liệu sơ cấp

Gồm những tài liệu phản ánh nghiên cứu các đối tượng trợ giúp, để tiến hành thu thập số liệu tôi tiến hành lấy ý kiến đánh giá của cán bộ làm chính sách trợ giúp xã hội từ cấp huyện xuống xã phường, thị trấn ngoài ra còn sử dụng cơ sở dữ liệu từ: (i) Khảo sát về tình hình thi hành pháp luật NKT, thực hiện năm 2014 (gọi tắt điều tra NKT) và (ii) khảo sát tình hình thực hiện pháp lệnh NCT và chương trình hành động quốc gia NCT giai đoạn 2014 - 2016 (gọi tắt là điều tra NCT), Điều tra người cao tuổi năm 2015 và điều tra người khuyết tật năm 2016 trên địa bàn huyện Sơn Động Phân tích các số liệu từ cơ sở dữ liệu các cuộc điều tra này làm cơ sở đánh giá thực trạng đời sống, nhu cầu trợ giúp, kết quả, hiệu quả chính sách đối với NCT và NKT Người cao tuổi và NKT chiếm tỷ lệ lớn trong tổng đối tượng BTXH

Bảng 3.4 Số lượng người thuộc đối tượng đang hưởng trợ giúp xã hội chọn điều tra

1 Tổng số đối tượng đang Người hưởng trợ giúp bảo trợ xã hội

- Các loại đối tượng khác

2 Số đối tượng điều tra

- Các loại đối tượng khác

3 Tỷ lệ đối tượngđiều tra/tổng số đối tượng

- Các loại đối tượng khác

Tổng Xã Xã Dương Thị trấn cộng Long Sơn Hưu An Châu

Nguồn: Phòng Lao động - TB&XH, (2017) Đồng thời trong quá trình nghiên cứu đã thực hiện: (i) Điều tra 90 đối tượng bảo trợ xã hội thuộc các nhóm đối tượng khác nhau tại thị trấn An Châu, xã Dương Hưu và xã Long Sơn, đây là các xã, thị trấn đại diện cho các vùng có những đặc thù về điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau nên nó sẽ quyết định đến tác động của các đối tượng trợ giúp xã hội khác nhau và cũng là các xã, thị trấn có nhiều đối tượng đang hưởng trợ giúp xã hội trên địa bàn huyện; Trong đó tôi tiến hành điều tra 6 đối tượng trẻ em mồ côi, trẻ em mất nguồn nuôi dưỡng (Dương Hưu 01 trẻ, thị trấn An Châu 5 trẻ) Điều tra 24 NKT (trong đó Long Sơn 7, Dương Hưu 7 và thị trấn An Châu

10) Điều tra 30 NCT trong đó mỗi xã, thị trấn điều tra 10 đối tượng Điều tra 01 đối tượng nhiễm HIV/AIDS tại thị trấn An Châu Điều tra 21 đối tượng người đơn thân thuộc hộ nghèo nuôi 01 con và nuôi 02 con, trong đó mỗi xã, thị trấn điều tra 7 đối tượng bao gồm 03 đối tượng nuôi một con và 04 đối tượng nuôi 2 con Điều tra các nhóm đối tượng còn lại với 8 đối tượng Để đánh giá thực trạng và nhu cầu, kết quả công tác quản lý nhà nước về trợ giúp xã hội trên địa bàn huyện tôi tiến hành điều tra phỏng vấn 9 lãnh đạo, cán bộ quản lý cấp huyện, xã (cấp huyện 3 người, cấp xã, thị trấn 6 người) và 10 cán bộ trực tiếp thực hiện công tác tại cấp xã đó là cán bộ văn hóa xã hội phụ trách công tác giảm nghèo, bảo trợ xã hội để xin ý kiến về đối tượng thụ hưởng, mức trợ cấp hàng tháng, tác động của chính sách và những bất cập trong công tác quản lý và thực hiện chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên

Hai nhóm đối tượng điều tra này được thiết kế dưới dạng câu hỏi với các phương án trả lời đơn giản.

Bảng 3.5 Số lượng cán bộ thực hiện chính sách trợ giúp xã hội được chọn phỏng vấn

1 Lãnh đạo cán bộ thực hiện chính sách bảo trợ xã hội tại phòng Lao động - Người

2 Lãnh đạo và cán bộ thực hiện chính sách bảo trợ xã hội tại xã, thị trấn

- Lãnh đạo xã, thị trấn

- Cán bộ văn hóa xã hội

Tỷ lệ cán bộ bộ điều tra

Nguồn: Số liệu điều tra ( 2017)

Số liệu thu thập được phán ánh những nội dung chủ yếu sau: trình độ, nhân khẩu, lao động, nhu cầu, mong muốn, thực trạng trợ giúp tường xuyên đang diễn ra, các vấn đề bất cấp trong công tác quả lý nhà nước về trợ giúp xã hội và thụ hưởng chính sách của đối tượng hưởng thụ chính sách trợ giúp xã hội, mức trợ cấp của đối tượng được hưởng, ý kiến nhận xét đánh giá về công tác bảo trợ xã hội

3.2.2 Phương pháp xử lý và phân tích thông tin a Xử lý thông tin

Việc xử lý và tổng hợp số liệu được tiến hành thông qua sắp xếp số liệu và phân tổ thống kê theo các tiêu thức khác nhau, căn cứ trên các chỉ tiêu nghiên cứu đã đề ra trong bảng câu hỏi điều tra thông qua tiện ích của chương trình EXCELL b Phân tích thông tin Đề tài sử dụng các phương pháp sau để phân tích số liệu

+ Thống kê mô tả trong phần đánh giá thực trạng các đối tượng bảo trợ xã hội như người cao tuổi, trẻ em mồ côi, người khuyết tật, người đơn thân …số tương đối và số bình quân nhằm phân tích mức độ, kết quả thực hiện chính sách trợ giúp xã hội của từng loại đối tượng, nhóm đối tượng và toàn huyện

+ Phương pháp so sánh: So sánh mức độ thực hiện chính sách trợ giúp xã hội với dự toán, so sánh kết quả trợ giúp xã hội từng năm, các năm với nhau và giữa nhu cầu và thực tế

+ Phương pháp SWOT: Sử dụng phương pháp này nhằm xác định, phân tích tổng thể quá trình quản lý nhà nước về trợ giúp xã hội từ đó đánh giá điểm mạnh, điểm yếu trong công tác quản lý nhà nước về trợ giúp xã hội trong 3 năm thực hiện trên địa bàn huyện Sơn Động, từ năm 2014 đến 2016 và đưa ra các cơ hội và thách thức trong công tác quản lý nhà nước về giải pháp trợ giúp xã hội trong những năm tiếp theo.

+ Phương pháp phỏng vấn sâu: Thực hiện phỏn vấn đối với 9 lãnh đạo huyện, xã trực tiếp chỉ đạo thực hiện công tác trợ giúp xã hội và 10 cán bộ văn hóa xã hội thực hiện trực tiếp công tác này để tổng hợp những hạn chế trong công tác quản lý thực hiện trợ giúp xã hội trên địa bàn trong khoảng thời gian từ 2014 -2016 bên cạnh đó còn phỏng vấn 90 đối bảo trợ xã hội đang hưởng trợ giúp xã hội thường xuyên để tổng hợp ý kiến về quá trình chi trợ giúp xã hội thường xuyên trên địa bàn huyện từ năm 2014 đến 2016 đồng thời tổng hợp nguyện vọng của đối tượng trong thời gian tiếp theo

3.2.3 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu a Nhóm chỉ tiêu thể hiện thực trạng đối tượng trợ giúp xã hội thường xuyên

- Số lượng người thuộc đối tượng trợ giúp xã hội.

- Cơ cấu số người thuộc đối tượng trợ giúp xã hội.

- Tốc độ tăng, giảm số người thuộc đối tượng đối tượng trợ giúp xã hội qua các năm.

- Số lượng các loại đối tượng đang hưởng trợ giúp xã hội thường xuyên hàng tháng như: người cao tuổi, người khuyết tật, người đơn thân và các đối tượng đặc biệt khác đang hưởng trợ cấp, một đối tượng hưởng trợ giúp xã hội thường xuyên được hỗ trợ thẻ BHYT theo quy định.

- Tỷ lệ hưởng trợ cấp của các nhóm đối tượng từ 2014 đến 2016. b Nhóm chỉ tiêu thể hiện thực trạng quản lý nhà nước về trợ giúp xã hội thường xuyên từ năm 2014 đến 2016

- Số lượng văn bản pháp luật được phổ biến trên địa bàn huyện, bao gồm các Luật, Quyết định, Nghị định của Chính phủ, Thông tư các Bộ, Thông tư liên bộ, các quyết định UBND tỉnh.

Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Thực trạng quản lý nhà nước về trợ giúp xã hội thường xuyên trên địa bàn huyện Sơn Động

4.1.1 Bộ máy quản lý nhà nước trợ giúp xã hội thường xuyên của huyện Sơn Động a Bộ máy quản lý nhà nước về trợ giúp xã hội thường xuyên trên địa bàn huyện Sơn Động thể hiện ở sơ đồ sau

Hội đồng nhân dân huyện Ủy ban nhân dân huyện

Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện

Cán bộ tài chính Cán bộ văn hóa xã hội Cán bộ văn phòng Đối tượng hưởng trợ giúp xã hội thường xuyên

Hình 4.1 Sơ đồ bộ máy quản lý nhà nước về trợ giúp xã hội thường xuyên trên địa bàn huyện Sơn ĐộngNguồn: Phòng Lao động - TB&XH huyện Sơn Động (2017) b Chức năng, nhiệm vụ

- Chủ tịch UBND huyện là người đứng đầu, chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ hoạt động công tác bảo trợ xã hội của huyện Đối với hoạt động trợ giúp xã hội thường xuyên cho các đối tượng bảo trợ xã hội thì Chủ tịch UBND huyện là người trực tiếp ký các quyết định hưởng trợ cấp và cũng là người căn cứ vào quyết định UBND tỉnh để chỉ đạo thực hiện về mức trợ cấp, quy định về đối tượng, quy định về điều chỉnh mức trợ cấp, quy định về mức chi thù lao cho cá nhân và số người trực tiếp làm công tác chi trả trợ cấp xã hội

- Phòng Lao động - TB&XH là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện có chức năng tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực: lao động việc làm; dạy nghề, tiền lương, tiền công; bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; an toàn lao động; người có công; bảo trợ xã hội; bảo vệ; chăm sóc trẻ em; phòng chống tệ nạn xã hội; bình đẳng giới

- Phòng Tài chính - Kế hoạch là cơ quan chuyên môn tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài chính, kế hoạch đầu tư, đăng ký kinh doanh, tổng hợp và thống nhắt quản lý các vấn đề về doanh nghiệp, hợp tác xã, kinh tế tư nhân Là cơ quan tham mưu giúp UBND huyện thực hiện giao dự toán, cấp kinh phí và thẩm định các chứng từ trợ cấp cho đối tượng BTXH trên địa bàn huyện.

- Văn phòng HĐND - UBND huyện Đối với Văn phòng HĐND-UBND huyện có chức năng trực tiếp chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, thẩm định thể thức văn bản các Quyết định hưởng trợ cấp.

- UBND các xã, thị trấn do Hội đồng nhân dân xã bầu, là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở xã, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương, Hội đồng nhân dân cấp xã và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên.

UBND xã có trách nhiệm hướng dẫn việc thực hiện các chế độ, chính sách đối với các đối tượng bảo trợ xã hội; Hướng dẫn và tổ chức thực hiện chính sách giảm nghèo; chương trình mục tiêu Quốc gia về giảm nghèo và các chương trình, dự án, đề án về trợ giúp xã hội; Tổng hợp, thống kê về số lượng đối tượng bảo trợ xã hội, hộ nghèo trên địa bàn; Tổ chức xây dựng mạng lưới đối tượng bảo trợ xã hội, hộ nghèo trên địa bàn. c Số lượng cán bộ quản lý trợ giúp xã hội

Bảng 4.1 Số lượng cán bộ quản lý trợ giúp xã hội trên địa bàn huyện Sơn Động

Diễn giải Tổng số Cấp huyện Cấp xã

Quản lý Quản lý trực tiếp trực tiếp

Nguồn: Phòng Lao động – TB&XH huyện Sơn Động (2017) Theo bảng 4.1 số cán bộ quản lý trợ giúp xã hội trên địa bàn huyện là

51 người; trong đó cấp huyện 5 người ( 2 trực tiếp theo dõi, 3 người quản lý), cấp xã 46 người ( 23 lãnh đạo quản lý và 23 cán bộ trực tiếp theo dõi).

Trong 51 cán bộ, lãnh đạo quản lý trợ giúp xã hội có 28 người đào tạo đại học, 18 người có trình độ cao đẳng và 5 người có bằng trung cấp.

4.1.2 Triển khai các văn bản pháp quy về trợ giúp xã hội thường xuyên

4.1.2.1 Các văn bản pháp luật được phổ biến, chế độ a Văn bản pháp luật Để thực hiện tốt chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên và cụ thể hóa các Thông tư, Nghị định của Chính phủ, trong những năm qua huyện đã triển khai thực hiện các chính sách về công tác trợ giúp xã hội cho đối tượng TGXH do các cấp có thẩm quyền qui định bằng các quyết định, văn bản như sau:

- Văn bản hướng dẫn của tỉnh:

+ Quyết định số 96/QĐ-UBND ngày 17/2/2007 của UBND tỉnh

Bắc Giang về quy định mức trợ cấp, trợ giúp các đối tượng TGXH trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

+ Quyết định số 747/QĐ-UBND ngày 21/5/2010 của UBND tỉnh

Bắc Giang về việc điều chỉnh chế độ trợ cấp, trợ giúp thường xuyên cho các đối tượng yếu thế trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

+ Quyết định số 39/2011/QĐ-UBND ngày 30/01/2011 của UBND tỉnh

Bắc Giang về quy định mức chi thù lao cho cá nhân và số người trực tiếp làm công tác chi trả trợ cấp xã hội hàng tháng cho đối tượng TGXH ở cộng đồng

+ Quyết định số 980/QĐ-UBND ngày 27/6/2013 của UBND tỉnh Bắc Giang về việc phê duyệt mức trợ cấp, trợ giúp xã hội hàng tháng, mức hỗ trợ kinh phí chăm sóc đối với người khuyết tật nặng và người khuyết tật đặc biệt nặng sống tại hộ gia đình hoặc trong cơ sở bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

+ Quyết định số 70/QĐ-UBND ngày 15/01/2015 của UBND tỉnh Bắc Giang về việc phê duyệt các mức trợ cấp, trợ giúp xã hội đối với các đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh Bắc Giang theo Nghị định số 136/2013/NĐ-CP

+ Quyết định số 1224/QĐ-UBND ngày 04/8/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang về việc thực hiện trợ cấp, trợ giúp xã hội đối với các đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh Bắc Giang theo Nghị định số 136/2013/NĐ-CP của Chính phủ.

- Văn bản hướng dẫn của huyện

+ Kế hoạch số 51/KH-UBND ngày 17/7/2013 kế hoạch UBND huyện Sơn Động về việc thu thấp thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý và thực hiện chính sách về người khuyết tật trên địa bàn huyện.

+ Công văn số 747/UBND-VX ngày 18/8/2014 về việc thực hiện chính sách bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện.

+ Kế hoạch thăm, chúc thọ, mừng thọ cho người cao tuổi các năm.

+ Thông báo số 08/TB-UBND ngày 24/2/2017 Thông báo Kết luận của đồng chí Phó chủ tịch UBND huyện tại Hội nghị tập huấn công tác quản lý chi trả trợ cấp đối tượng Bảo trợ xã hội.

Đánh giá kết quả, hạn chế các hoạt động quản lý nhà nước về trợ giúp xã hội trên địa bàn huyện Sơn Động

4.2.1 Đánh giá của các nhóm đối tượng về tình hình thực thi chính sách TGXH trên địa bàn huyện Sơn Động Để đánh giá được tình hình thực hiện chính sách trợ giúp xã hội trên địa bàn huyện Sơn Động tôi tiến hành điều tra 30 NCT, 6 TE,

24 NKT, 30 đối tượng khác. Đúng đối tượng: 100% NKT đánh giá công tác thực thi chính sách TGXH là đúng đối tượng; 96,67% trẻ em đánh giá đúng; 93,33% NCT đánh giá đúng; 91,67% nhóm đối tượng khác đánh giá đúng.Còn lại một phần trăm nhỏ các đối tượng đánh giá không đúng. Đủ đối tượng: 71,67% NKT đánh giá công tác thực thi chính sách TGXH là đủ đối tượng; 93,33% trẻ em đánh giá đủ; 78,33% NCT đánh giá đúng; 90,83% nhóm đối tượng khác đánh giá đúng.Còn lại một phần trăm nhỏ các đối tượng đánh giá không đúng.

Chế độ: Có 88,33% trẻ em đánh giá chính sách TGXH trên địa bàn là đúng đối tượng, 85% NCT đánh giá đúng; 80% nhóm khác đánh giá đúng, 78,33% NKT đánh giá đúng, còn lại phần trăm NKT đánh giá sai chế độ là cao nhất với 21,67% tiếp đến là nhóm khác, NCT và trẻ em. Đúng thời gian: Đa phần các đối tượng đánh giá thời gian chi trả tiền trợ giúp cho họ đều rất đúng, có 78,33% NKT đánh giá thời gian chi trả đúng, 70% trẻ em đánh giá đúng, 68,33% NCT đánh giá đúng; 64,17% nhóm khác đánh giá đúng

Bảng 4.23 Đánh giá chung của các nhóm đối tượng được hưởng TGXH về tình hình thực hiện chính sách

TGXH trên địa bàn huyện Sơn Động ĐVT: % Đối tượng Đủ đối tượng Chế độ Đúng thời gian Thủ tục Thái độ của CB Đối tượng Đúng Không Đủ Thiếu Đúng Không Sớm Đúng Trễ Đơn

TB Thờ ơ giản khê tình

Trẻ em 96,67 3,33 93,33 6,67 88,33 11,67 5,00 25,00 70,00 13.33 50,00 36,67 21,67 50,00 28,33 Người khuyết tât 100,00 0,00 71,67 28,33 78,33 21,67 3,33 18,33 78,33 8,33 81,67 10,00 25,00 66,67 8,33 Nhóm khác 91,67 8,33 90,83 9,17 80,00 20,00 4,17 31.67 64,17 16,67 18,33 65,00 25,00 55,83 19,17

Nguồn: Số liệu điều tra (2017)

Thủ tục: Đa phần các đối tượng đánh giá thủ tục của công tác lập hồ sơ, chi trả cho các đối tượng TGXH đối với cán bộ cấp xã, thị trấn là tốt, quá nhiều giấy tờ Thái độ của cán bộ cán bộ thực thi chính sách TGXH trên địa bàn huyện là trung bình, xã Dương Hưu có 2 đối tượng cho biết thái độ cán bộ xã đôi khi còn gây phiền hà cho đối tượng và cần điều chỉnh.

4.2.2 Kết quả và hạn chế trong quản lý nhà nước về trợ giúp xã hội thường xuyên trên địa bàn huyện Sơn Động a Kết quả

Chính sách trợ giúp xã hội, bảo trợ xã hội đã được chính quyền các cấp các đơn vị chức năng của từ huyện đến xã, thị trấn quan tâm chỉ đạo, triển khai kịp thời và tổ chức thực hiện đồng bộ, hiệu quả các chính sách trợ giúp xã hội, đến nay về cơ bản đã bao phủ hết số đối tượng bảo trợ xã hội có đủ điều kiện hưởng trợ cấp trên địa bàn toàn huyện, đồng thời trong quá trình thực hiện từ huyện đến cơ sở đã kịp thời giải quyết các vấn đề vướng mắc phát sinh góp phần thực hiện tốt các chính sách trợ gúp xã hội. Được sự chỉ đạo chặt chẽ của cấp ủy, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở; có sự phối hợp tốt giữa các ngành chức năng do vậy các chế độ trợ cấp cho đối tượng bảo trợ xã hội cơ bản được thực hiện công bằng, kịp thời, đúng đối tượng

- Đối tượng được hưởng TGXH trên địa bàn huyện Sơn Động ngày càng tăng lên qua 3 năm 2014-2015 Năm 2014 tổng số đối tượng được hưởng chính sách trợ giúp xã hội là 2.325 đối tượng, năm 2015 tăng lên 2334 đối tượng tương ứng 0,3% so với năm 2014 Năm 2016 số lượng đối tượng được trợ giúp tăng lên 2.404 đối tượng tương ứng 2,9% Trong đó số lượng đối tượng được hưởng TGXH năm 2016 nhóm có đối tượng chiếm tỷ lệ cao nhất là nhóm đối tượng NCT chiếm 36,59%, tiếp theo là NKT chiếm 36,23%, đối tượng đơn thân chiếm 15,98 còn lại 11,2% các nhóm đối tượng đặc biệt khác

- Nguồn kinh phí hỗ trợ cho các đối tượng tăng qua các năm

Lượng kinh phí phân bổ cho chính sách TGXH trên địa bàn huyện Sơn Động qua 3 năm là 25.578,54 triệu đồng; trong đó: năm 2014 tổng kinh phí được phân bổ là trên 6.328,8 triệu đồng, năm 2015 con số này tăng lên8.604,18 triệu đồng tương ứng 135% so với năm 2014, năm 2016 tổng kinh phí tăng lên 10.645,56 triệu đồng tương ứng 23,7% so với năm 2015. b Hạn chế

Những hạn chế của hoạt động trợ giúp xã hội thường xuyên trên địa bàn huyện Sơn Động

Tiêu chí xác định đối tượng quá chặt, nhiều đối tượng khó khăn chưa được thụ hưởng chính sách Trong thời gian qua trên địa bàn huyện Sơn Động vẫn còn rất nhiều đối tượng chưa được hưởng chính sách trợ giúp xã hội, vẫn còn rất nhiều đối tượng bị bỏ sót nguyên nhân chưa bảo đảm mức độ bao phủ là do tiêu chí xác định đối tượng quá chặt, gắn với nhiều tiêu chí Mặc dù từ năm 2010 đã bỏ tiêu chí hộ nghèo đối với NTT, nhưng vẫn còn 3 nhóm gắn với điều kiện hộ nghèo đó là nhóm NCT không có người có quyền nghĩa vụ phùng dưỡng, trẻ em và người dân tộc thiểu số Các đối tượng có hoàn cảnh cần đến sự trợ giúp, nhưng để được trợ cấp lại phải bảo đảm các điều kiện không có khả năng lao động, không có nguồn thu nhập, không có người chăm sóc Các tiêu chí này đã giới hạn phạm vi hưởng chính sách Bên cạnh đó, còn những bộ phận dân cư khó khăn chưa được đưa vào đối tượng thụ hưởng Lý do chủ yếu vẫn là thiếu nguồn ngân sách để thực hiện chính sách Ví dụ người già không có lương hưu, không có nguồn thu nhập phải sống phụ thuộc gia đình, con cháu; phụ nữ đơn thân nuôi con; những người có thu nhập thấp không bảo đảm mức sống tối thiểu

- Mức trợ cấp xã hội thấp, chưa phù hợp với thực tiễn

Mục tiêu của công tác trợ giúp xã hội là bảo đảm cho đối tượng hưởng lợi sống ở mức sống tối thiểu (không rơi vào tình trạng nghèo) Tuy nhiên, với mức trợ cấp hiện tại theo Nghị định 136/2013/NĐ-CP mức chuẩn trợ cấp 270.000đ/chuẩn/tháng thì đời sống của đối tượng yếu thế trên địa bàn huyện Sơn Động còn ở mức dưới chuẩn nghèo, cần có nghiên cứu đề xuất một cách khoa học và thực tiễn về mức chuẩn trợ cấp và các hệ số điều chỉnh phù hợp Hầu hết đối tượng được hưởng trợ giúp xã hội là những đối tượng sống trong các gia đình nghèo, người dân tộc thiểu số, cuộc sống hết sức khó khăn với họ và với mức trợ cấp xã hội hiện tại thì khó có thể bảo đảm cuộc sống ở mức tối thiểu, nếu như không có sự trợ giúp khác của gia đình, cộng đồng và xã hội Với quan điểm xã hội hoá cần thiết và việc nhà nước trợ giúp chỉ là một phần còn phần khác là gia đình, cộng đồng, xã hội, song cũng phải tính đến bảo đảm an toàn cuộc sống cho các đối tượng và gia đình của họ ở mức tối thiểu

- Nhiều văn bản dẫn đến khó khăn trong tổ chức thực hiện

Nhiều văn bản được ban hành dẫn đến sự chồng chéo về nội dung giữa các văn bản Hiện tại trên địa bàn huyện Sơn Động nói riêng và cả tỉnh, cả nước nói chung thực tế đã có nhiều nội dung chính sách được quy định ở nhiều văn bản, mỗi văn bản lại có cơ chế tổ chức thực hiện khác nhau Sự chồng chéo giữa các văn bản dẫn đến có một số đối tượng được hưởng một lúc nhiều chính sách trợ giúp Trường hợp NCT đủ 80 tuổi trở lên thuộc diện hộ nghèo một lúc được hưởng 2 chính sách trợ giúp là: trợ giúp NCT và trợ giúp người nghèo

Hệ thống chính sách không đồng bộ đó chính là nguyên nhân dẫn đến chồng chéo ví dụ như đối tượng người cao tuổi do ngành Lao Động quản lý, nhưng bảo hiểm xã hội lại ngành Bảo hiểm quản lý việc người 80 tuổi đồng thời hưởng người cao tuổi bên ngành lao động đồng thời hưởng hưu vẫn còn xảy ra, thêm vào đó là sự kiểm soát lỏng lẻo của chính quyền địa phương, sự phối hợp giữa các cơ quan ban ngành chưa tốt nên dẫn đến các trường hợp nhầm lẫn như vậy

- Tổ chức bộ máy ở cơ sở chưa đủ mạnh đáp ứng với yêu cầu thực tiễn Để thực hiện được chính sách cần có hệ thống sự nghiệp đủ mạnh để triển khai thực hiện Trong những năm qua chính quyền huyện Sơn Động mới chỉ quan tâm đến việc tăng cường năng lực cho hệ thống tổ chức các cơ quan quản lý hành chính ở các cấp, các ngành có chức năng nhiệm vụ đến thực hiện chính sách trợ giúp xã hội Chưa quan tâm đến hệ thống các đơn vị sự nghiệp chăm sóc đối tượng xã hội ở cộng đồng và ở cấp cơ sở Chính vì chưa có hệ thống dịch vụ sự nghiệp chăm sóc đủ với nhu cầu đòi hỏi đã dẫn đến hầu hết các dịch vụ hỗ trợ kém chất lượng Cán bộ cơ sở chưa được đào tạo cơ bản về công tác xã hội, thực hành về công tác xã hội, dẫn đến hoạt động thiếu tính chuyên nghiệp Điều này đã dẫn đến việc tổ chức thực hiện chế độ chính sách chưa nghiêm, thường chậm so với hiệu lực của chính sách.Trong thời gian qua trên địa bàn huyện Sơn Động vẫn còn những trường hợp chính sách trợ giúp được thực hiện nhưng vẫn còn chậm chễ so với kế hoạch đề ra, nguyên nhân chủ yếu là do sự làm việc thiếu chuyên nghiệp của cán bộ chi trả chính sách trợ giúp trên địa bàn các xã, sự hạn chế về kiến thức trợ giúp xã hội dẫn đến quá trình chi trả bị chậm chễ

- Nguồn tài chính thiếu, cơ chế quản lý liên ngành dẫn đến khó khăn trong việc bảo đảm nguồn lực cho chính sách

Việc lập dự toán phải căn cứ vào nguồn thu ngân sách của địa phương và số đối tượng hưởng lợi Mà thông thường đối tượng luôn biến động Biểu tổng hợp dự toán ngân sách địa phương chỉ dùng một chỉ tiêu tổng hợp duy nhất là chi bảo đảm xã hội, thiếu chi tiết các khoản chi cụ thể, thiếu quy định trách nhiệm phối kết hợp của ngành quản lý và ủy ban nhân dân cấp dưới (Sở LĐTBXH và ủy ban nhân dân cấp huyện) hoặc là trách nhiệm phối hợp giữa cơ quan quản lý đối tượng (ngành LĐTBXH) với cơ quan quản lý tài chính cùng cấp (Sở Tài chính); cấp huyện và cấp trung ương cũng có tình trạng như vậy Sự tách biệt tương đối rõ của hệ thống quản lý tài chính và cơ quan tổ chức thực hiện đã ảnh hưởng đến việc lập dự toán, duyệt dự toán, phân bổ ngân sách và chi tiêu thực tế Sự tách biệt này đòi hỏi cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành ở tất cả các cấp Sự phối kết hợp chưa chặt chẽ này dẫn đến tình trạng dự toán chi ngân sách và phân bổ ngân sách chi bảo đảm xã hội nói chung, chi thực hiện chính sách TGXH không đủ theo yêu cầu thực tế là khá phổ biến đặc biệt là huyện nghèo như Sơn Động Đồng thời các quy định cũng chưa thật sự chặt chẽ, nên thực tiễn trên địa bàn huyện thời gian quan vẫn tồn tại thực tế là lập dự toán chi, duyệt, phân bổ ngân sách trợ giúp xã hội từ không có sự phối hợp của Sở LĐTBXH và các phòng TBXH cấp huyện Việc cấp bổ sung ngân sách không căn cứ vào quy mô, nhu cầu của chính sách TGXH ở địa phương mà căn cứ theo định mức phân bổ chi bảo đảm xã hội, dẫn đến chưa minh bạch trong tạo nguồn cho các địa phương thực thi chính sách

Quy định nguồn và định mức chi cho bảo đảm xã hội tính theo đầu dân, không theo quy mô đối tượng dẫn đến khó khăn trong việc chủ động ngân sách thực hiện TGXH ở địa phương Do tính chất tương đối của việc phân bổ ngân sách chi cho trợ giúp xã hội ở địa phương nên thời gian qua trên địa bàn huyện cũng xảy ra một số trường hợp những xã có dân số ít, các xã dân tộc miền núi nhưng đối tượng cần trợ giúp xã hội lại đông dẫn đến hệ số phân bổ không lớn từ đó gặp khó khăn do nguồn kinh phí không bảo đảm.

- Chưa xác định được công cụ, phương tiện giáo dục phù hợp và làm chưa thường xuyên đã dẫn đến hiệu quả chưa cao

Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về trợ giúp xã hội thường xuyên trên địa bàn bàn huyện Sơn Động

XÃ HỘI THƯỜNG XUYÊN TRÊN ĐỊA BÀN BÀN HUYỆN SƠN ĐỘNG

+ Căn cứ vào thực trạng quản lý nhà nước về trợ giúp xã hội thường xuyên trên địa bàn huyện Sơn Động.

+ Từ kết quả nghiên cứu của phần 4.1,4.2 và 4.3 tác giả đã tổng hợp các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức lớn nhất kết hợp phân tích điểm mạnh, điểm yếu với cơ hội và thách thức để đề ra các phương pháp phù hợp

+ Căn cứ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Sơn Động lần thứ XXV, nhiệm kỳ 2015-2020 gắn với phát triển kinh tế -xã hội huyện nhà, thì an sinh xã hội là một trong những nhiệm vụ được coi trọng.

+ Kế hoạch số 2511/KH-UBND ngày 26/7/2017 của UBND tỉnh Bắc Giang Kế hoạch phát triển trợ giúp xã hội giai đoạn 2017-2020 và tầm nhìn đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

+ Kế hoạch số 56/KH-UBND ngày 14/8/2017 của UBND huyện

Kế hoạch phát triển trợ giúp xã hội giai đoạn 2017-2020 và tầm nhìn đến năm 2030” trên địa bàn huyện Sơn Động

4.4.2 Định hướng tăng cường quản lý nhà nước về trợ giúp xã hội thường xuyên trên địa bàn huyện Sơn Động

1 Trong giai đoạn tới, chính sách TGXH thường xuyên trên địa bàn huyện Sơn Động phải hướng tới: Bảo đảm bao phủ hết các số đối tượng BTXH khó khăn, các chính sách hỗ trợ để đối tượng có được cuộc sống hòa nhập cộng đồng (không thấp hơn mức sống tối thiểu dân cư), từng bước góp phần giải quyết vấn đề bất bình đẳng trong xã hội

2 Từng bước nâng cao chất lượng chính sách theo hướng trợ cấp xã hội phải đủ duy trì cuộc sống cho một người, đồng thời những người không có khả năng chăm sóc bản thân được chế độ cho người chăm sóc, chi phí chăm sóc. Đồng thời, chính sách TGXH phải được xây dựng theo nguyên tắc bù đắp thiếu hụt thu nhập theo từng hoàn cảnh, nhu cầu của từng khả năng tự lo của mỗi cá nhân trong việc bảo đảm mức sống tối thiểu.

3 Tính hiệu quả, bình đẳng, phù hợp và khả thi của chính sách vừa là quan điểm, vừa là nguyên tắc Vì vậy, quá trình hoàn thiện chính sách phải lấy đây là những yêu cầu xuyên suốt, là thước đo chất lượng chính sách Đồng thời chính sách TGXH thường xuyên cộng đồng phải bảo đảm nguyên tắc phù hợp với điều kiện ngân sách để bảo đảm khả năng thực thi chính sách, nhưng cũng cần phải phù hợp với mặt bằng chung của các chính sách xã hội khác

4.4.3 Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về công tác trợ giúp xã hội thường xuyên trên địa bàn huyện Sơn Động

4.4.3.1 Đổi mới quy trình xác định đối tượng

Từ hạn chế tiêu chí xác định đối tượng quá chặt của Thông tư 37 dẫn đến một số đối tượng khuyết tật theo định nghĩa khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng tại Nghị định 28 thì đủ điều kiện hưởng, nhưng khi áp dụng vào bộ công cụ chấm điểm của Thông tư 37 lại không được hưởng trợ cấp dẫn đến một số đối tượng bị sỏ sót không được hưởng trợ giúp xã hội.

Cơ quan quản lý nhà nước cấp huyện cần có sự chỉ đạo và khảo sát xác định đối tượng một cách đúng đắn phù hợp với thực tế, bám sát vào định nghĩa Nghị định 28 để đổi mới quy trình xác định đối tượng và có đề xuất thay đối bổ sung bộ công cụ xác định mức độ khuyết tật tại Thông tư 37 Đề xuất với cấp trên áp dụng các tiêu chí mới phù hợp với yêu cầu quản lý và xu thế hội nhập như xác định đối tượng theo mức độ giảm thiểu chức năng, theo nhu cầu trợ giúp, theo độ tuổi, giới tính, làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách và các chương trình trợ giúp xã hội thường xuyên.

4.4.3.2 Tăng cường sự phối hợp giữa các cấp, các ngành trong việc xác định đối tượng hưởng TGXH

Công tác quản lý nhà nước về trợ giúp xã hội thường xuyên chưa được kết hợp chặt chẽ giữa các cấp các ngành từ huyện đến xã dẫn đến một số đối tượng tượng trợ cấp sai so với quy định, một lúc hưởng hai chế độ phải truy thu

Việc phối kết hợp giữa các cấp, các ngành đoàn thể của cơ sở sẽ hạn chế được việc chi sai đối tượng vì mỗi một đối tượng đều có sự quản lý riêng của ngành dọc như người cao tuổi thì Hội người cao tuổi sẽ quản lý được hội viên mình đang hưởng trợ cấp hưu hay không…

Từ đó cần phải có biện pháp tăng cường sự phối hợp giữa các cấp, các ngành liên quan trong việc kiểm tra, xác định đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh của nhiều loại chính sách do nhiều đơn vị tổ chức thực hiện chính sách để tránh việc quyết định hưởng trùng chế độ, đặc biệt là trong việc thực hiện chính sách đối với người từ đủ 80 tuổi trở lên, việc mua, cấp thẻ BHYT cho đối tượng người nghèo, người dân tộc thiểu số, trẻ em là con quân nhân Đề nghị cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp tăng cường trách nhiệm trong việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện chính sách BHYT.

Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BHYT đến cán bộ, người dân.

Tăng cường sự phối hợp giữa các cấp, các ngành liên quan trong việc kiểm tra, xác định đối tượng thuộc pham vi điều chỉnh của nhiều loại chính sách và do nhiều đơn vị tổ chức thực hiện chính sách để hạn chế việc cấp trùng thẻ BHYT, đặc biệt là đối tượng BTXH đồng thời là người dân tộc thiểu số, người nghèo, trẻ em là con quân nhân sĩ quan.

Xây dựng cơ sở dữ liệu, phần mềm quản lý đối tượng được ngân sách nhà nước mua thẻ BHYT để dùng chung liên thông giữa các cấp các ngành nhằm phát hiện giảm thiểu trường hợp trùng thẻ.

4.4.3.3 Nâng cao năng lực hệ thống tổ chức quản lý thực hiện chính sách TGXH trên địa bàn huyện

Cán bộ phụ trách công tác trợ giúp xã hội tại cấp xã hiện tại chưa được đào tạo cơ bản về công tác xã hội, người thì được đào tạo ngành y, người thì ngành giáo viên … dẫn đến hạn chế trong công tác quản lý đây là lý do cần phải nâng cao năng lực cho cán bộ cấp xã, kể cả cấp huyện và hệ thống thực hiện trợ giúp xã hội nói chung trên địa bàn huyện.

Với mục đích hoàn thiện bộ máy tổ chức thực hiện chính sách TGXH từ trung ương đến cơ sở Tăng cường phân cấp quản lý nhà nước về việc tổ chức thực hiện các chính sách TGXH.

Từ đó đưa ra các giải pháp: Đề xuất tăng cường số lượng cán bộ đsắp xếp đủ số lượng làm công tác TGXH.

Ngày đăng: 23/11/2023, 08:59

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1. TGXH với phát triển kinh tế - xã hội - (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về trợ giúp xã hội thường xuyên trên địa bàn huyện sơn động, tỉnh bắc giang
Hình 2.1. TGXH với phát triển kinh tế - xã hội (Trang 24)
Bảng 2.1 Mức chuẩn thu nhập thấp ở Trung Quốc năm 2004 Đơn vị tính: Nhân dân tệ/người/tháng - (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về trợ giúp xã hội thường xuyên trên địa bàn huyện sơn động, tỉnh bắc giang
Bảng 2.1 Mức chuẩn thu nhập thấp ở Trung Quốc năm 2004 Đơn vị tính: Nhân dân tệ/người/tháng (Trang 40)
Hình 3.1. Bản đồ địa giới hành chính huyện Sơn Động - (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về trợ giúp xã hội thường xuyên trên địa bàn huyện sơn động, tỉnh bắc giang
Hình 3.1. Bản đồ địa giới hành chính huyện Sơn Động (Trang 51)
Bảng 3.1. Dân số và lao động của các xã huyện Sơn Động năm 2016 - (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về trợ giúp xã hội thường xuyên trên địa bàn huyện sơn động, tỉnh bắc giang
Bảng 3.1. Dân số và lao động của các xã huyện Sơn Động năm 2016 (Trang 53)
Bảng 3.2. Diện tích đất đai của huyện Sơn Động - (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về trợ giúp xã hội thường xuyên trên địa bàn huyện sơn động, tỉnh bắc giang
Bảng 3.2. Diện tích đất đai của huyện Sơn Động (Trang 54)
Bảng 3.3. Tổng hợp một số chỉ tiêu về phát triển kinh tế (theo giá hiện hành) - (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về trợ giúp xã hội thường xuyên trên địa bàn huyện sơn động, tỉnh bắc giang
Bảng 3.3. Tổng hợp một số chỉ tiêu về phát triển kinh tế (theo giá hiện hành) (Trang 57)
Bảng 3.4. Số lượng người thuộc đối tượng đang hưởng trợ giúp xã hội chọn điều tra - (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về trợ giúp xã hội thường xuyên trên địa bàn huyện sơn động, tỉnh bắc giang
Bảng 3.4. Số lượng người thuộc đối tượng đang hưởng trợ giúp xã hội chọn điều tra (Trang 59)
Bảng 3.5. Số lượng cán bộ thực hiện chính sách trợ giúp xã hội được chọn phỏng vấn - (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về trợ giúp xã hội thường xuyên trên địa bàn huyện sơn động, tỉnh bắc giang
Bảng 3.5. Số lượng cán bộ thực hiện chính sách trợ giúp xã hội được chọn phỏng vấn (Trang 60)
Bảng 4.1. Số lượng cán bộ quản lý trợ giúp xã hội trên địa bàn huyện Sơn Động - (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về trợ giúp xã hội thường xuyên trên địa bàn huyện sơn động, tỉnh bắc giang
Bảng 4.1. Số lượng cán bộ quản lý trợ giúp xã hội trên địa bàn huyện Sơn Động (Trang 65)
Bảng 4.4. Số người được hưởng trợ giúp xã hội và số tiền chi cho trợ giúp xã hội trên địa bàn huyện Sơn - (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về trợ giúp xã hội thường xuyên trên địa bàn huyện sơn động, tỉnh bắc giang
Bảng 4.4. Số người được hưởng trợ giúp xã hội và số tiền chi cho trợ giúp xã hội trên địa bàn huyện Sơn (Trang 76)
Bảng 4.5. Số người cao tuổi được hưởng trợ giúp thường xuyên hàng tháng năm 2014 – 2016 - (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về trợ giúp xã hội thường xuyên trên địa bàn huyện sơn động, tỉnh bắc giang
Bảng 4.5. Số người cao tuổi được hưởng trợ giúp thường xuyên hàng tháng năm 2014 – 2016 (Trang 79)
Bảng 4.7. Tác động của chính sách trợ giúp xã hội đến người cao tuổi - (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về trợ giúp xã hội thường xuyên trên địa bàn huyện sơn động, tỉnh bắc giang
Bảng 4.7. Tác động của chính sách trợ giúp xã hội đến người cao tuổi (Trang 82)
Bảng 4.8. Tổng hợp ý kiến của người cao tuổi về các nguyện vọng được hưởng chính sách trợ giúp xã hội trên địa bàn huyện Sơn Động - (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về trợ giúp xã hội thường xuyên trên địa bàn huyện sơn động, tỉnh bắc giang
Bảng 4.8. Tổng hợp ý kiến của người cao tuổi về các nguyện vọng được hưởng chính sách trợ giúp xã hội trên địa bàn huyện Sơn Động (Trang 83)
Bảng 4.9. Số đối tượng khuyết tật được hưởng chính sách trợ giúp xã hội của huyện Sơn Động năm 2014 - 2016 - (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về trợ giúp xã hội thường xuyên trên địa bàn huyện sơn động, tỉnh bắc giang
Bảng 4.9. Số đối tượng khuyết tật được hưởng chính sách trợ giúp xã hội của huyện Sơn Động năm 2014 - 2016 (Trang 85)
Bảng 4.12. Tổng hợp ý kiến của người khuyết tật về tác động của chính sách trợ giúp xã hội đến đời sống người khuyết tật. - (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về trợ giúp xã hội thường xuyên trên địa bàn huyện sơn động, tỉnh bắc giang
Bảng 4.12. Tổng hợp ý kiến của người khuyết tật về tác động của chính sách trợ giúp xã hội đến đời sống người khuyết tật (Trang 88)
Bảng 4.13. Công việc đang làm của NKT trên địa bàn xã Dương Hưu, Long Sơn và Thị trấn An Châu - (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về trợ giúp xã hội thường xuyên trên địa bàn huyện sơn động, tỉnh bắc giang
Bảng 4.13. Công việc đang làm của NKT trên địa bàn xã Dương Hưu, Long Sơn và Thị trấn An Châu (Trang 89)
Bảng 4.14. Số người đơn thân trên địa bàn huyện Sơn Động năm 2016 chia theo vùng, nguyên nhân - (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về trợ giúp xã hội thường xuyên trên địa bàn huyện sơn động, tỉnh bắc giang
Bảng 4.14. Số người đơn thân trên địa bàn huyện Sơn Động năm 2016 chia theo vùng, nguyên nhân (Trang 91)
Bảng 4.15. Số người đơn thân đang hưởng trợ cấp từ năm 2014- 2016 - (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về trợ giúp xã hội thường xuyên trên địa bàn huyện sơn động, tỉnh bắc giang
Bảng 4.15. Số người đơn thân đang hưởng trợ cấp từ năm 2014- 2016 (Trang 92)
Bảng 4.17. Tổng hợp ý kiến đánh giá của người đơn thân về tác động của trợ giúp xã hội thường xuyên đến đời - (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về trợ giúp xã hội thường xuyên trên địa bàn huyện sơn động, tỉnh bắc giang
Bảng 4.17. Tổng hợp ý kiến đánh giá của người đơn thân về tác động của trợ giúp xã hội thường xuyên đến đời (Trang 96)
Bảng 4.19. Kinh phí thực hiện cho nhóm đối tượng  hưởng TGXH khác - (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về trợ giúp xã hội thường xuyên trên địa bàn huyện sơn động, tỉnh bắc giang
Bảng 4.19. Kinh phí thực hiện cho nhóm đối tượng hưởng TGXH khác (Trang 101)
Bảng 4.22. Kết quả kiểm tra và xử lý các vi phạm thực hiện trợ giúp xã hội - (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về trợ giúp xã hội thường xuyên trên địa bàn huyện sơn động, tỉnh bắc giang
Bảng 4.22. Kết quả kiểm tra và xử lý các vi phạm thực hiện trợ giúp xã hội (Trang 105)
Bảng 4.23. Đánh giá chung của các nhóm đối tượng được hưởng TGXH về tình hình thực hiện chính sách TGXH trên địa bàn huyện Sơn Động - (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về trợ giúp xã hội thường xuyên trên địa bàn huyện sơn động, tỉnh bắc giang
Bảng 4.23. Đánh giá chung của các nhóm đối tượng được hưởng TGXH về tình hình thực hiện chính sách TGXH trên địa bàn huyện Sơn Động (Trang 107)
Bảng 4.24. Kinh phí đảm bảo thực hiện chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội từ năm 2014-2016 ĐVT: triệu đồng Kinh phí đã bố trí Kinh phí đã sử dụng - (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về trợ giúp xã hội thường xuyên trên địa bàn huyện sơn động, tỉnh bắc giang
Bảng 4.24. Kinh phí đảm bảo thực hiện chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội từ năm 2014-2016 ĐVT: triệu đồng Kinh phí đã bố trí Kinh phí đã sử dụng (Trang 114)
11. Bảng tổng hợp số liệu báo cáo phục vụ công tác quản lý nhà  nước theo các mẫu số 11a, 11b, 11c và 11d Thông tư 29/2014. - (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về trợ giúp xã hội thường xuyên trên địa bàn huyện sơn động, tỉnh bắc giang
11. Bảng tổng hợp số liệu báo cáo phục vụ công tác quản lý nhà nước theo các mẫu số 11a, 11b, 11c và 11d Thông tư 29/2014 (Trang 137)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w